You are on page 1of 91

TRONG GIAO DỊCH

www.lcmfx.com
1. Tổng quan về
phân tích kỹ thuật
Phân tích kỹ thuật thường được nghiên cứu dựa
trên dữ liệu thu thập về thị trường trong quá khứ
và hiện tại để chỉ ra trạng thái của thị trường tại
thời điểm xác định. Thông thường là nhận định xu
hướng thị trường đang lên, đi xuống hay “dập
dềnh”; hoặc nhận định tương quan giữa sự tăng và
giảm của giá.

www.lcmfx.com
Việc phân tích sự biến động
của giá dựa vào biểu đồ, mô
hình giá và các biểu đồ chỉ dẫn
tại thời điểm xác định.

Nhà đầu tư thường dùng các


đường vẽ (line), điểm (dot), gậy
(bar), nến (candlesticks) nhằm
mục đích dự báo các xu hướng
giá trong tương lai (ngắn hạn,
trung hạn và dài hạn).

Phân tích kỹ thuật có thể áp dụng cho các loại: dầu,


vàng, cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số, tỷ giá các loại tiền tệ, …

www.lcmfx.com
2. Tổng quan về
phân tích cơ bản
Là cách giao dịch dựa vào việc phân tích nền kinh
tế, xã hội và chính trị nhằm nhận biết những tác
động đến cung cầu của các loại tiền tệ, hàng hóa
nào đó.

www.lcmfx.com
Ví dụ: Tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế
của một quốc gia. Từ đó, ta có th xác định tác động của nó
lên cung cầu đồng tiền của quốc gia này.

Về lý thuyết, nếu viễn


cảnh kinh tế hiện tại và
tương lai của một quốc
gia nào đó đang tốt thì
đồng thời đồng tiền của
quốc gia này cũng tăng
giá trị.

www.lcmfx.com
Bảng so sánh chi tiết về
phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật

Phân tích Phân tích


kỹ thuật cơ bản

Định nghĩa Dựa vào những Đánh giá dựa


biến động và mô trên giá trị của 1
hình về giá cả, công ty và sức
khối lượng giao khoẻ tài chính
dịch trên biểu đồ của nó như khả
để dự đoán biến năng phát triển;
động giá trong những rủi ro mà
tương lai công ty có thể
gặp phải; dòng
tiền mặt…
Phân tích Phân tích
kỹ thuật cơ bản

Dữ liệu dựa trên Phân tích • Báo cáo kinh tế


biểu đồ • Sự kiện tin tức
• Thống kê trong
ngành

Đối tượng nhà • Các nhà đầu tư Các nhà đầu tư


đầu tư ngắn hạn dài hạn
• Giao dịch tự do

Tín hiệu gia Thông tin giá và Mua/bán khi tài


nhập thị trường các dấu hiệu chỉ sản ở dưới/trên
số kỹ thuật giá trị
Phân tích Phân tích
kỹ thuật cơ bản

Thời gian nắm Có thể là dài hạn, Thường giữ


giữ cổ phiếu nhưng hầu hết cổ phiếu trong
chỉ giữ cổ phiếu nhiều ngày,
trong vài ngày, tuần, hoặc thậm
phút, thậm chí chí vài tháng
chỉ vài giây

Khái niệm được Xu hướng, hỗ trợ Báo cáo kỳ vọng


sử dụng và kháng cự so với kết quả
(cung và cầu), lý thực tế, các sự
thuyết cơ bản, kiện tin tức hiện
các mô hình giá tại so với các sự
kiện lịch sử
Phân tích Phân tích
kỹ thuật cơ bản
Phương pháp Phân tích dựa Về kinh tế vĩ mô:
phân tích trên các chỉ số Đánh giá môi
(RSI, MACD, MA trường kinh tế
hiện tại, các ảnh
Oscillator,…),
hưởng lên ngành
phân tích dựa và công ty.
trên các hành
động về giá. Về ngành: Đánh
giá triển vọng cho
ngành cụ thể.

Về công ty: đánh


giá điểm mạnh
của công ty và yếu
kém trong ngành.
3. Các dạng biểu đồ

Biểu đồ dạng đường


Biểu đồ dạng thanh
Biểu đồ nến

www.lcmfx.com
3.1. Biểu đồ dạng đường

Biểu đồ dạng đường là loại biểu đồ thể hiện mức dao động
giá và khối lượng giao dịch dưới dạng liền nét. Đây là biểu
đồ được dùng phổ biến nhất.
www.lcmfx.com
Biểu đồ đường giúp các nhà giao dịch hình dung rõ ràng về
nơi mà giá của chứng khoán đã đi trong một khoảng thời
gian nhất định.

Biểu đồ đường chỉ hiển thị giá đóng cửa. Chúng giảm
nhiễu từ những thời điểm ít quan trọng hơn trong ngày
giao dịch. Chẳng hạn như giá mở cửa, giá cao nhất và thấp
nhất. Vì giá đóng cửa thường được coi là quan trọng nhất,
nên đó là lý do biểu đồ đường phổ biến với các nhà đầu tư.

www.lcmfx.com
3.2. Biểu đồ dạng thanh

Biểu đồ thanh trong chứng khoán (Bar chart) là biểu đồ thể


hiện nhiều thanh giá theo thời gian. Mỗi thanh hiển thị
cách giá di chuyển trong một khoảng thời gian xác định.
www.lcmfx.com
Biểu đồ thanh cho biết các mức giá mỗi ngày. Mỗi thanh
biểu thị giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao, giá thấp trong
khoảng thời gian đó. Biểu đồ này cũng có thể được điều
chỉnh để chỉ hiển thị mức giá cao, giá thấp và giá đóng cửa.

Màu sắc mã hóa các thanh tùy thuộc vào việc giá tăng cao
hơn hay thấp hơn, giúp các nhà giao dịch nhìn xu hướng và
biến động giá rõ ràng hơn.

www.lcmfx.com
3.3. Biểu đồ nến

Biểu đồ nến Nhật (candlestick) hay biểu đồ nến, là loại biểu


đồ có nguồn gốc từ Nhật được các nhà đầu tư sử dụng
nhiều nhất. Đây là biểu đồ quan trọng nhất trong việc đánh
giá hướng đi của thị trường.
www.lcmfx.com
Thân nến là thành phần lớn nhất được tô màu biểu trưng
cho sự tăng giảm của giá. Trên một biểu đồ nến sẽ có rất
nhiều thanh nến khác nhau, mỗi cây nến được cấu tạo từ
các thành phần cơ bản. Dựa vào hình minh họa ở trang
trước, nến tăng có màu xanh lá, và nến giảm có màu đỏ.

Biểu đồ nến mang nhiều thông tin rất quan trọng.

Chẳng hạn, khi nhìn vào nến tăng có thân dài và bấc ngắn
trên đồ thị, bạn có thể hiểu rằng bên mua đã gần như áp
đảo hoàn toàn bên bán trong phiên đó. Đây là manh mối
quan trọng trong việc phân tích và đưa ra quyết định giao
dịch của các nhà đầu tư.
www.lcmfx.com
4. Các mức hỗ trợ
và kháng cự
Kháng cự
Kháng cự
Kháng cự

Hỗ trợ
Hỗ trợ

www.lcmfx.com
Giải thích mô hình bên trên

Khi giá đi lên và giảm điều chỉnh,


vùng đỉnh cao nhất đạt được trước
khi giá tiếp xúc xu hướng tăng được
gọi là vùng kháng cự.

Khi giá tiếp tục tăng trở lại sau điều


chỉnh, vùng đáy thấp nhất đạt được
trước khi giá điều chỉnh trở lại được
gọi là vùng hỗ trợ.

www.lcmfx.com
4.1. Hỗ trợ và kháng cự
Hỗ trợ và kháng cự là các vùng giá trong quá khứ mà tại đó
giá đảo chiều hoặc di chuyển chậm lại trước khi tiếp tục xu
hướng, và hành vi đó có khả năng lặp lại trong tương lai.

Ngưỡng hỗ trợ
Tại ngưỡng này, nhà đầu tư kỳ vọng giá có thể tăng cao hơn.
Tại đây áp lực mua chiếm ưu thế so với áp lực bán. Hầu hết
các nhà đầu tư sẽ mua khi giá vào ngưỡng hỗ trợ.
Ngưỡng kháng cự
Ngưỡng kháng cự là vùng giá mà các nhà đầu tư kỳ vọng
giá sẽ giảm thấp hơn. Tại đây áp lực bán chiếm lưu thế so
với áp lực mua. Hầu hết các nhà đầu tư sẽ bán khi giá đi vào
ngưỡng kháng cự.
www.lcmfx.com
4.2. Đường xu hướng – Trendline

Trendline

Đường xu hướng (trendline) có thể được sử dụng để xác


định và xác nhận xu hướng. Đường xu hướng kết nối ít nhất
2 điểm giá trên biểu đồ và thường được mở rộng về phía
trước để xác định các khu vực hỗ trợ và kháng cự dốc.
www.lcmfx.com
Các đường có độ dốc dương hỗ trợ
hành động giá cho thấy nhu cầu ròng
đang tăng. Miễn là hành động giá vẫn
ở trên đường này, chúng ta có xu
hướng tăng.

Các đường có độ dốc âm đóng vai trò


chống lại hành động giá cho thấy
nguồn cung ròng đang tăng. Miễn là
hành động giá vẫn nằm dưới đường
này, chúng ta có xu hướng giảm.

www.lcmfx.com
4.3. Kênh giá – Channel

Resistance Line

Support Line

Kênh giá (Price Channel) được hình thành khi giá cổ phiếu
dao động bởi tác động qua lại của cung và cầu. Kênh giá có
thể có chiều hướng đi lên, đi xuống hoặc đi ngang. Những
lực tác động này đối với giá cổ phiếu có thể tạo ra một kênh
giá kéo dài. Sự vượt trội hơn từ một bên sẽ xác lập xu hướng
của kênh giá.
www.lcmfx.com
5. Mô hình nến nhật

Nến Nhật biểu diễn giá tăng hay giảm trong


khung thời gian xác định, giúp bạn xác định được
những bước tiến hay lui của thị trường.

Một cây nến gồm có 2 bộ phận chính là thân nến


và bóng nến. Thân nến là đoạn hình chữ nhật, và
đường thẳng ở đầu trên hoặc dưới của thân nến là
là bấc nến (bóng nến).

www.lcmfx.com
Giá cao nhất

Giá mở cửa Giá đóng cửa

Nến giảm Nến tăng

Giá đóng cửa Giá mở cửa

Giá thấp nhất

Các cây nến Nhật sẽ được hình thành khác nhau tùy theo
diễn biến giá và khung thời gian. Ví dụ, trên biểu đồ 15 phút,
mỗi cây nến Nhật sẽ được hình thành dựa theo diễn biến
giá trong mỗi 15 phút. Tương tự, trên biểu đồ 1 giờ, mỗi cây
nến Nhật sẽ được hình thành dựa theo diễn biến giá trong
mỗi 1 giờ, v.v.
Nến Nhật được chia làm 2 loại: nến
tăng và nến giảm. Thông qua màu sắc,
bạn sẽ biết được một cây nến thuộc
loại nào.

Dựa vào hình trước:


• Nến tăng có màu xanh lá.
Đặc điểm của nến tăng là giá mở cửa
bao giờ cũng thấp hơn giá đóng cửa.

• Nến giảm có màu đỏ.


Đặc điểm của nến giảm là giá mở cửa
bao giờ cũng cao hơn giá đóng cửa.

www.lcmfx.com
Mô hình nến Nhật gồm có 4 mô hình cơ bản sau đây:

5.1. Mô hình nến Hammer (nến Búa)

Nến Hammer cho thấy ban đầu bên bán chiếm ưu thế khi
giảm mạnh so với điểm mở cửa, nhưng về sau bên mua
chiếm lại ưu thế khi đẩy giá lên, tạo bóng dưới nến dài. Nếu
nến Hammer xuất hiện trong một xu hướng giảm thì rất có
thể đó là dự báo cho một sự đảo chiều tăng.

Cách nhận dạng nến Hammer:


thân nến nhỏ, bóng nến trên
rất nhỏ hoặc không có, bóng
nến dưới dài.
Mô hình nến Hammer
www.lcmfx.com
5.2. Mô hình nến Inverted Hammer (nến Búa ngược)

Nến Inverted Hammer cho thấy ban đầu bên mua chiếm
ưu thế khi đẩy giá lên cao so với giá mở cửa, nhưng về sau
bên bán lấy lại ưu thế khi đẩy giá xuống tạo thành bóng
nến trên dài. Nếu nến Inverted Hammer xuất hiện trong
một xu hướng tăng thì rất có thể đó là dự báo cho một sự
đảo chiều giảm.
Mô hình nến Inverted
Hammer
Cách nhận dạng nến Inverted
Hammer: thân nến nhỏ, bóng
nên dưới rất nhỏ hoặc không
có, bóng nến trên dài.

www.lcmfx.com
5.3. Mô hình nến Doji

Nến Doji cho thấy sự cân bằng giữa bên mua và bên bán.
Cả hai bên mua và bán đều không thể giành quyền kiểm
soát và kết quả về cơ bản là một trận hòa.

Mô hình nến Doji Nhận dạng mô hình nến Doji:


mô hình nến có giá mở cửa
trùng hoặc rất gần với giá đóng
cửa. Tuy nhiên, Doji lại có thêm 2
biến thế với ý nghĩa khác nhau:
là Dragonfly Doji và Gravestone
Doji.

www.lcmfx.com
6. Fibonacci
6.1. Kết hợp Fibonacci với hỗ trợ và kháng cự

Kết hợp Fibonacci với các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ giúp


bạn giao dịch hiệu quả hơn với nhiều lý do.

Thứ nhất, các mức hỗ trợ hoặc kháng cự cũ là những vùng


tốt để đặt lệnh mua hoặc bán; bởi vì những người giao dịch
khác sẽ chú ý vào những vùng này.

Thứ hai, có khá nhiều người giao dịch cũng đang sử dụng
Fibonacci nên có thể họ cũng đang đợi mua bán tại các
vùng Fibonacci như chúng ta. Nếu kết hợp với cả Hỗ trợ và
kháng cự thì rõ ràng sẽ có nhiều lệnh hơn được đặt mua ở
các vùng đó và giá có thể sẽ đi như mong muốn.

www.lcmfx.com
6.2. Kết hợp Fibonacci với đường xu hướng (trendline)

Việc sử dụng Fibonacci là nhằm tìm các điểm hỗ trợ và


kháng cự trong một xu hướng tăng hoặc giảm. Đường xu
hướng cũng có tác dụng như vậy. Vậy nếu có thể kết hợp
được hai yếu tố này lại với nhau thì rõ ràng hiệu quả sẽ tăng
lên nhiều.

6.3. Kết hợp Fibonacci với mô hình nến

Khi kết hợp Fibonacci với mô hình nến, chúng ta cần tìm
các mô hình nến đảo chiều vì một khi giá muốn đảo chiều
tức là nó sẽ xoay chiều về hướng ngược lại, tức là hướng
thuận với xu hướng chủ đạo trước đó.

www.lcmfx.com
6.4. Cách dùng Fibonacci Extension để chốt lời

Đây là loại Fibonacci sẽ giúp bạn tìm được các mục tiêu mà
giá hướng đến, tức là sau khi giá chạm vào các vùng của
Fibonacci retracement, bạn sẽ băn khoăn rằng giá hướng
đến mục tiêu nào, các vùng Fib Extension sẽ là câu trả lời.
Để dùng loại Fib này, bạn cần tìm 3 điểm là Đáy, Đỉnh và
Điểm hồi lại.

6.5. Cách đặt dừng lỗ khi sử dụng Fibonacci

Cách đầu tiên là đặt dừng lỗ vượt khỏi mức Fibonacci tiếp
theo. Điều này có nghĩa là nếu bạn vào lệnh ở vùng Fib 38.2
thì dừng lỗ của bạn nên đặt trên vùng Fib 50, còn nếu bạn
vào ở Fib 50 thì dừng lỗ sẽ là trên Fib 61.8.
www.lcmfx.com
Nguyên nhân nằm sau phương pháp này là một khi bạn tin
tưởng giá sẽ đảo chiều ở Fib 50 có nghĩa bạn cho rằng Fib
50 sẽ rất mạnh và nếu giá vượt qua đây chứng tỏ ý tưởng
của bạn đã sai.

Nếu bạn cần một chút an toàn hơn, một cách đặt dừng lỗ
khác là bạn hãy đặt chúng trên một chút hoặc dưới một
chút so với đỉnh hoặc đáy trước đó (trên so với đỉnh, dưới so
với đáy)

Dạng đặt dừng lỗ này giúp bạn an toàn hơn và đưa cho bạn
nhiều cơ hội hơn khi thị trường đi đúng hướng mà bạn
mong muốn.
www.lcmfx.com
Tất nhiên, với một dừng lỗ lớn, bạn cần phải nhớ điều chỉnh
khối lượng lệnh của mình cho phù hợp (vì dừng lỗ lớn nếu
bị chạm vào sẽ bị thua lỗ nhiều). Nếu không, bạn sẽ có tỷ lệ
Lợi nhuận trên rủi ro (reward to risk ratio) không phù hợp.

Vậy phương pháp nào tốt?

Sự thật là, cũng giống như việc kết hợp giữa Fibonacci Re-
tracement với hỗ trợ – kháng cự, đường xu hướng và mô
hình nến để tìm điểm vào lệnh tốt, phương pháp này cũng
cần đến kiến thức của bạn về những công cụ bạn dùng để
phân tích thị trường hiện tại nhằm giúp bạn tìm ra điểm
dừng lỗ tốt.

www.lcmfx.com
Ngoài ra, bạn cũng không nên chỉ dựa vào các mức Fib như
là hỗ trợ hoặc kháng cự để đặt dừng lỗ. Cần nhớ rằng, việc
đặt dừng lỗ nếu biết kết hợp các công cụ lại với nhau thì nó
sẽ đem cho bạn một điểm chốt lệnh tốt hơn và một tỷ lệ lợi
nhuận trên rủi ro tốt.
7. Đường trung bình động
7.1. Đường trung bình động là gì?

Đường trung bình động (MA) là một chỉ báo kỹ thuật


được sử dụng phổ biến trong thị trường tài chính. Công
cụ này nhằm giúp lọc nhiễu khỏi những tín hiệu giá
ngắn hạn ngẫu nhiên từ thị trường. Đường trung bình
động (MA) là chỉ báo chậm theo xu hướng bởi vì nó dựa
trên giá cả trong quá khứ.

Hai loại đường trung bình động được sử dụng phổ biến
hiện nay là đường trung bình động đơn giản (Simple
Moving Average – SMA) với trọng số được chia đều cho
những mức giá gần đây và đường trung bình động theo
hàm mũ (Exponential Moving Average – EMA) với trọng
số thiên về những mức giá gần đây hơn.

www.lcmfx.com
7.2. Đường trung bình động giản đơn
(Simple Moving Average - SMA)

Đường trung bình đơn giản (SMA) được tính bằng cách
lấy tổng mức giá trung bình (A) rồi chia cho tổng số
phiên (n).

A + A +...+ A
SMA =
1 2 n

www.lcmfx.com
7.3. Đường trung bình động hàm mũ
(Exponential Moving Average - EMA)

Để tính toán EMA, trước tiên bạn phải tính


được đường trung bình đơn giản (SMA)
trong một khoảng thời gian cụ thể.

Tuy nhiên hầu hết các nền tảng giao dịch


đều cung cấp chỉ báo tính tự động, việc
bạn cần làm là chọn chu kỳ tính. Sau đó
chỉ báo sẽ tự động tính ra kết quả và thể
hiện nó trên biểu đồ.

www.lcmfx.com
7.4. So sánh SMA với EMA

SMA EMA

Hiển thị Phản ứng


biểu đồ mượt hơn nhanh và tốt khi
Ưu điểm giúp loại bỏ hầu hiển thị các thay
hết các tín hiệu đổi giá gần đây.
giả mạo.

Phản ứng với biến Dễ bị giả mạo


động của tỷ giá và cho tín hiệu
Nhược điểm chậm dễ bị lỡ các sai lệch.
tín hiệu vào lệnh
(Mua – Bán) tốt.
7.5. Sử dụng đường trung bình động để
xác định xu hướng
Một trong những điểm hay nhất của đường
trung bình động chính là giúp bạn xác định
xu hướng

Bạn chỉ cần vẽ đường trung bình động lên


biểu đồ, khi đường giá có xu hướng nằm
trên trung bình động, nó chính là dấu hiệu
của việc tăng giá (uptrend).

Nếu đường giá có xu hướng nằm dưới trung


bình động, nó chính là dấu hiệu của việc
giảm giá (downtrend).

www.lcmfx.com
8. Những chỉ báo kỹ thuật
đơn giản

www.lcmfx.com
8.1. Dải băng Bollinger – Bollinger Bands
Bollinger Bands là một chỉ báo phân tích kỹ thuật. Đây là
công cụ kết hợp giữa đường trung bình động (Moving
Average) và độ lệch chuẩn (Standard Deviation).

Thành phần của Bollinger Bands

• Dải trên (Upper Band): dải trên thường được tính bằng
cách lấy đường trung bình cộng 2 lần độ lệch chuẩn. Dải
này có vị trí nằm trên đường trung bình 20 ngày.

• Dải dưới (Lower Band): dải dưới thường được tính bằng
cách lấy đường trung bình trừ 2 lần độ lệch chuẩn. Dải
này có vị trí nằm dưới đường trung bình 20 ngày.

www.lcmfx.com
Các thông số của Bollinger Bands

• Middle Band (Dải giữa): Đường trung bình động SMA 20.
• Upper Band (Dải trên): Dải giữa cộng với 2 độ lệch chuẩn
(Standard Deviation)
• Lower Band (Dải dưới): Dải giữa trừ đi 2 độ lệch chuẩn
(Standard Deviation)

Chiến lược giao dịch với Bollinger

Phương pháp mua thấp bán cao


Nhà đầu tư sẽ bán ra khi giá chạm dải trên (Upper Band)
và mua vào khi giá chạm dải dưới (Lower Band). Nên giao
dịch bằng phương pháp này khi thị trường đi ngang và
hạn chế giao dịch lúc thị trường có xu hướng mạnh mẽ.

www.lcmfx.com
Phương pháp giao dịch Bollinger “Nút thắt
cổ chai"
Một vùng nút thắt cổ chai xuất hiện báo hiệu
rằng chuẩn bị có những biến động mạnh mẽ
và nhà đầu tư nên sẵn sàng cho một giao
dịch. Phương pháp này có tính ứng dụng cao
và đem lại hiệu quả cao cho người sử dụng.
Kết hợp Bollinger Bands với các mô hình
đảo chiều
Kết hợp Bollinger Bands với các mô hình đảo
chiều tạo nên những kết quả phân tích hiệu
quả hơn với các xu hướng và các mô hình đảo
chiều. Từ những điểm này, nhà đầu tư có thể
xác định một điểm vào lệnh tốt nhất.

www.lcmfx.com
8.2. Trung bình động hội tụ phân kỳ - MACD
Trung bình động hội tụ phân kỳ - MACD là viết tắt của
Moving Average Convergence Divergence. Công cụ này
dùng để xác định bằng đường trung bình động (MA)
liệu rằng có 1 xu hướng mới hay không và đó là xu hướng
tăng hay giảm.
Với biểu đồ MACD, bạn thường thấy 3 con số dùng để
tùy chỉnh. Con số đầu tiên là số kỳ dùng để tính toán
đường MA nhanh. Con số thứ 2 là số kỳ để dùng để tính
toán đường MA chậm. Số thứ 3 là số kỳ dùng để tính
toán trung bình động giữa hiệu số của đường MA nhanh
và MA chậm.
Phần cuối cùng là Histogram chính là hiệu số của 2
đường này. Bạn nhìn lên biểu đồ trên ví dụ sẽ thấy, nếu
2 đường này tách xa nhau ra, phần histogram sẽ lớn hơn.
Đó gọi là “phân kỳ” bởi vì đường MA nhanh đang “phân
kỳ” (dãn ra) so với đường MA chậm.
Ngược lại, nếu 2 đường MA tiến lại gần nhau thì phần
histogram sẽ nhỏ lại. Đây gọi là “hội tụ” bởi vì 2 đường
MA đang “tụ” lại gần nhau.
Đó là nguyên nhân xuất phát của tên gọi Trung bình
động hội tụ phân kỳ – Moving Average Convergence Di-
vergence (MACD).
8.3. Parabolic SAR – PSAR
Một chỉ báo kỹ thuật có thể giúp bạn xác định điểm mà
một xu hướng có thể kết thúc là Parabolic SAR (Stop
And Reversal). Parabolic SAR đặt những dấu chấm lên
biểu đồ nhằm chỉ ra khả năng đảo chiều của giá.

Từ hình bên trên, có thể thấy những dấu chấm thay đổi
từ phía nằm dưới cây nến trong xu hướng lên sang phía
nằm trên cây nến khi xu hướng đảo chiều thành xuống
Cách giao dịch với Parabolic SAR

Điều tốt nhất của Parabolic SAR là việc sử dụng chúng


rất dễ dàng, rất đơn giản. Cơ bản là khi dấu chấm nằm
dưới cây nến thì đó là tín hiệu mua, còn khi dấu chấm
nằm trên cây nến thì đó là tín hiệu bán.

Đây được coi là một trong những chỉ báo đơn giản nhất
vì nó thừa nhận rằng thị trường chỉ có 2 hướng là tăng
hoặc giảm. Vì vậy, nó hoạt động rất tốt trong giai đoạn
thị trường có xu hướng và xu hướng đi mạnh.

Lưu ý rằng tuyệt đối không dùng chỉ báo này khi thị
trường đi ngang vì nó sẽ cho tín hiệu sai rất nhiều.

www.lcmfx.com
8.4. Stochastic
Stochastic Oscillator là một
chỉ báo dao động so sánh
giá đóng cửa với range giá
của một sản phẩm nào đó
trong một giai đoạn nhất
định.

Chỉ báo Stochastic Oscillator


gồm 2 đường: đường chính
được gọi là %K; đường còn
lại %D là đường trung bình
động của %K. Thông thường
đường %K trên chart được
vẽ liền còn đường %D được
vẽ nét đứt.
Cách giao dịch theo Stochastic cơ bản

Dựa vào 2 mức quá mua và quá bán của Stochastic và


phân tích cho ra tín hiệu giao dịch tại 2 vùng quá bán
hoặc quá mua này.

Tức là khi RSI vượt xuống dưới 20 (vùng quá bán – over
sold), và nhìn thấy đường %K cắt đường %D hướng lên,
khi đó ta thực hiện lệnh Buy.

Và ngược lại khi Stochastic vượt trên mức 80 (vùng quá


mua – over bought), và nhìn thấy đường %K cắt đường
%D hướng xuống, khi đó ta thực hiện lệnh Sell.

www.lcmfx.com
Hình bên dưới là ví dụ minh họa: Khi 2 đường %K và %D
cắt nhau tại vùng quá mua và quá bán của Stochastic.
8.5. Relative Strength Index – RSI
Công cụ chỉ báo RSI – Relative Strength Index là một
công cụ dùng để đo độ mạnh hay yếu một cách
tương đối của một loại sản phẩm nào đó (có thể là
Gold, Oil hay ngoại tệ,..), nó sẽ tự so sánh với chính nó
trong một khoảng thời gian nhất định, tùy vào khung
thời gian mà chúng ta giao dịch.

Relative Strength Index – RSI còn là một công cụ đo


độ dao động có biên trên và biên dưới dao động
0-100, thường được gọi là vùng quá mua (over
bought) và vùng quá bán (over sold), đường trung
bình nằm giữa là 50.

www.lcmfx.com
Cách giao dịch theo RSI cơ bản

Dựa vào 2 mức quá mua, quá bán của RSI và phân tích
cho ra tín hiệu giao dịch tại 2 vùng quá bán hoặc quá
mua này.

Đó là khi RSI vượt xuống đường 30 (vùng quá bán – over


sold), và cắt lên trở lại thì vào lệnh buy ngay sau khi giá
vượt lên trên nến TĂNG trước đó.

Và ngược lại khi RSI vượt trên đường 70 (vùng quá mua
– over bought), và cắt xuống trở lại thì vào lệnh sell ngay
sau khi giá vượt xuống dưới nến giảm trước đó.

www.lcmfx.com
Hình bên dưới là ví dụ minh họa
Công cụ RSI chỉ có ý nghĩa dự báo kỹ thuật, chứ
chưa đảm bảo cho dự báo đảo chiều. Công cụ nào
cũng có xác suất, và RSI không phải là công cụ
hoàn hảo để dự báo chính xác 100%.

Để sử dụng công cụ chỉ báo RSI hiệu quả, các bạn


nên kết hợp cùng với các chỉ báo khác để giúp
chúng ta ra quyết định nhanh chóng và chính xác
hơn, và cũng tránh sự ngộ nhận về chỉ báo RSI này.

www.lcmfx.com
8.6. Average Directional Index – ADX

www.lcmfx.com
ADX – Average Directional Index là một chỉ báo kỹ thuật
nằm trong hệ thống chỉ báo xác định xu hướng và sức
mạnh xu hướng. Hệ thống này được phát triển bởi
Welles Wilder, dùng để đo lường sức mạnh xu hướng,
giúp chúng ta biết được khi nào giá của sản phẩm đang
có xu hướng để sử dụng các chỉ báo khác hiệu quả khi
vào lệnh; đồng thời giúp xác định khi nào thị trường
đang không có xu hướng.

Bên cạnh đó ADX còn giúp đo cường độ mạnh hay yếu


của xu hướng, vì thế nó được xem như là một chỉ báo
tương đối toàn diện, được tính toán dựa trên mức trung
bình giao động của giá trong khoản thời gian nhất định
(thiết lập mặc định thường là 14 ngày).

www.lcmfx.com
Không giống như Stochastic, ADX không xác định rằng
xu hướng hiện tại là tăng hay giảm. Nó chỉ đo sức mạnh
của xu hướng đó. Vì vậy, ADX thường được sử dụng
nhằm xác định thị trường đi ngang hoặc đã bắt đầu 1 xu
hướng mới.

Cách giao dịch với ADX

Một cách giao dịch sử dụng ADX là đợi cho việc phá đỉnh
hoặc đáy xảy ra trước rồi mới quyết định mua hoặc bán.
ADX có thể dùng để xác định liệu giá có đi tiếp theo
hướng đã chọn hay không.

www.lcmfx.com
Cách khác là kết hợp ADX với một công cụ
chỉ báo khác, thường là loại có thể xác định
liệu giá đi lên hay đi xuống. ADX cũng có
thể dùng để xác định khi nào có thể đóng
lệnh sớm.

Khi ADX bắt đầu giảm xuống dưới 50 thì đó


là dấu hiệu của xu hướng hiện tại đang yếu
đi, dẫn đến việc giá có thể đi ngang, vì vậy
bạn nên chốt lời hoặc khóa lợi nhuận.

www.lcmfx.com
9. Chỉ báo dao động và
chỉ báo động lượng
9.1. Chỉ báo nhanh (leading indicator)
Chỉ báo chậm (lagging indicator)
Chỉ báo nhanh cho ta biết những tín hiệu trước khi xu
hướng mới hoặc xu hướng đảo chiều xảy ra.
Ngược lại, chỉ báo chậm báo hiệu những tín hiệu sau
khi xu hướng đã được hình thành.
Hai chỉ báo này đều hỗ trợ cho nhau, nhưng đôi khi
chúng lại đối lập nhau.

9.2. Chỉ báo nhanh - Chỉ báo dao động


(leading indicator -oscillator)
Chỉ báo dao động (oscillator) công cụ phân tích dữ liệu
dao động lên xuống giữa 2 cực. Chỉ báo nhanh luôn đi
trước biến động giá, mô tả một dạng xung lượng giá
trên chu kỳ nhìn lại (look-back period) cố định, là số
lượng chu kỳ được dùng để tính toán chỉ báo.
Tuy nhiên, chỉ báo dao động (oscillator) luôn đưa ra
những tín hiệu giao dịch mua/bán cho nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chỉ báo này không thể đưa ra rõ điểm kết
thúc của chu kỳ mua hoặc chu kỳ bán.

Stochastics, Parabolic SAR và RSI đều là các chỉ báo


dao động (oscillator). Mỗi loại chỉ báo này được thiết
kế để đưa ra những tín hiệu đảo chiều, khi các xu
hướng trước đó kết thúc và giá bắt đầu chuyển đổi
xu thế.

www.lcmfx.com
9.3. Chỉ báo chậm - Chỉ báo động lượng
(momentum indicator)
Chỉ báo chậm thường bám theo hành động giá và
thường được liên tưởng đến những chỉ báo bám xu
hướng. Hiếm khi những chỉ báo này đi trước biến động
giá. Các chỉ báo bám xu hướng hoạt động tốt nhất khi
thị trường có xu hướng mạnh.
Các chỉ báo được thiết kế để kéo người chơi và giữ
chân họ chừng nào xu hướng chưa bị phá. Do đó,
những chỉ báo này không hiệu quả trong thị trường
sideways. Các chỉ báo bám xu hướng sẽ dẫn đến
nhiều tín hiệu giả và whipsaw. Một số chỉ báo trễ
phổ biến bao gồm các loại đường MA (đơn giản,
hàm mũ, tỷ trọng, biến số) và MACD.

Những chỉ báo này chỉ ra xu hướng khi xu hướng đã


hình thành và chỉ ra tín hiệu giao dịch chậm một
chút. Điểm tốt là tín hiệu chậm sẽ ít sai hơn.

www.lcmfx.com
9.4. So sánh
Chỉ báo nhanh cho biết những tín hiệu trước khi xu
hướng mới hoặc xu hướng đảo chiều xảy ra. Chỉ báo
chậm hoặc chỉ báo động lượng chỉ cung cấp tín
hiệu sau khi xu hướng hình thành.

Momentum giúp các nhà giao dịch phát hiện ra


những thay đổi tinh tế trong phe mua hoặc phe
bán. Nó có thể sử dụng để tạo tín hiệu giao dịch.
Tuy nhiên, chúng tôi khuyên bạn nên kết hợp chỉ
báo với các tín hiệu biến động giá.

Lưu ý rằng Momentum có thể mang lại lợi ích lớn


không ngờ nếu nó được sử dụng để xác nhận tín
hiệu cung cấp bởi các công cụ khác.
10. Những mô hình giá
quan trọng

www.lcmfx.com
10.1. Mô hình giá - Chart pattern
Hình mẫu kỹ thuật hay còn gọi là các mô hình giá hoặc
hình mẫu giá là các mô hình biến động nhất định của
giá xuất hiện trên biểu đồ giá thị trường. Có hai loại là
mô hình mang tính củng cố (hay duy trì xu thế hiện tại
của thị trường) và mô hình đảo chiều xu thế hiện tại.

10.2. Hai đỉnh - Hai đáy (Double Top)


Một trong những mô hình giá đảo chiều phổ biến đó là
mô hình hai đỉnh. Cùng với người anh em song sinh
của nó là mô hình hai đáy, các mô hình giá này thường
xuyên xuất hiện trên biểu đồ giá phân tích kỹ thuật.
Mô hình hai đỉnh có hình dạng giống như hai ngọn núi,
đơn giản hơn là giống như hình chữ M.
Tuy nhiên, phần quyết định việc xác nhận mô hình lại là
“cái đuôi” phía sau chữ M. Mô hình 2 đỉnh thường nằm ở
cuối của một xu hướng tăng. Nó là dấu hiệu cho sự đảo
chiều xu hướng từ tăng thành giảm.
10.3: Đỉnh đầu 2 vai - Head and Shoulders
Theo nghiên cứu của Bulkowski vào năm 2005, với mức
giá giảm trung bình tối đa là 22%, mô hình Head and
Shoulders được xem là mô hình giá tốt nhất trong giai
đoạn thị trường tăng.

Mô hình Head and Shoulders bao gồm 3 đỉnh chữ A, trong


đó đỉnh đầu tiên và đỉnh thứ 3 có độ cao gần như ngang
nhau, còn đỉnh ở giữa (đỉnh thứ 2) thì cao hơn đỉnh 1 và
đỉnh 3.

Mô hình Head and Shoulders có 2 armpit (nách) hoặc gọi


là đáy, là những mức giá thấp nhất, chúng nằm giữa đỉnh
vai đầu tiên với đỉnh đầu ở giữa, và giữa đỉnh đầu ở giữa
với đỉnh vai cuối cùng.
www.lcmfx.com
Mô hình Head and Shoulders đảo chiều

Một biến thể của mô hình Head and Shoulders là mô


hình Head and Shoulders phức tạp, được sử dụng để dự
đoán sự đảo chiều trong xu hướng giảm.

Mô hình này được xác định khi hành động giá của sản
phẩm tài chính đáp ứng các đặc điểm sau: đầu tiên, giá
rơi xuống, tạo thành một đáy rồi sau đó lại tăng lên. Lần
thứ 2, giá lại tiếp tục đi xuống sau đó tăng trở lại. Lần thứ
3, giá lại giảm nhưng không giảm sâu như lần thứ hai.

www.lcmfx.com
10.4: Chữ nhật – Rectangle
Mô hình giá chữ nhật (Rectangle) là mô hình tiếp diễn xu
hướng, mô hình này có thể nằm trong một xu hướng tăng
hoặc một xu hướng giảm.
Để được xác nhận là mô hình giá chữ nhật (rectangle) thì
nó phải có ít nhất hai đỉnh bằng nhau (hoặc xấp xỉ nhau) và
ít nhất hai đáy bằng nhau (hoặc xấp xỉ nhau).

Khi nối hai đỉnh bằng nhau sẽ tạo thành đường kháng cự
nằm ngang, cũng là cạnh trên của hình chữ nhật. Khi nối
hai đáy bằng nhau sẽ tạo thành cạnh đường hỗ trợ nằm
ngang, cũng là cạnh dưới của hình chữ nhật.

Về mặt diễn biến tâm lý thì mô hình này biểu hiện một xu
hướng dừng chân tạm nghỉ của giá.

www.lcmfx.com
10.5: Cờ đuôi nheo – Pennants
Pennant (Cờ đuôi nheo) dự báo giá sẽ tiếp tục đi theo
một xu hướng tăng hoặc giảm mạnh trong ngắn hạn
đã được hình thành trước đó. Nhà đầu tư biết đến
Pennant như là tín hiệu dự báo sự tiếp diễn của một
xu hướng mạnh mẽ ban đầu.
Sau một đợt chuyển động mạnh của giá, mô
hình Cờ đuôi nheo Pennant xuất hiện ở thời
kỳ giá bắt đầu chậm lại và dao động trong
phạm hẹp, tạo thành hình tam giác (nên
được gọi là Cờ đuôi nheo). Sau đó, giá bắt đầu
phá vỡ mô hình và tiếp tục di chuyển theo xu
hướng mạnh mẽ ban đầu. Phụ thuộc vào
hướng di chuyển của giá mà mô hình Cờ đuôi
nheo được chia thành 2 loại: Cờ đuôi nheo
tăng giá (Bullish Pennant) và Cờ đuôi nheo
giảm giá (Bearish Pennant).

www.lcmfx.com
Bullish Pennant

Mô hình Bullish Pennant báo hiệu một xu hướng tăng sẽ


tiếp tục sau một xu hướng tăng mạnh đã hình thành
trước đó.

Bearish Pennant (Cờ đuôi nheo giảm giá)

Mô hình giá Bearish Pennant báo hiệu một xu hướng


giảm sẽ tiếp tục sau một đợt giảm giá mạnh đã hình
thành trước đó.

www.lcmfx.com
10.6: Tam giác - Triangle
Mô hình tam giác (Triangle) xuất hiện sẽ tạo ra cơ hội
giao dịch, giúp nhà đầu tư sẵn sàng trước các phương
án đón đầu vì giá có thể đi theo bất cứ hướng nào. Mô
hình này có 3 loại, bao gồm: tam giác cân, tam giác
tăng và tam giác giảm.
10.7. Cách giao dịch với mô hình giá
Các quy tắc giao dịch với mô hình giá
Bước 1
Luôn xác định xem thị trường đang trong xu hướng
hay giai đoạn tích lũy. Đây là một bước vô cùng quan
trọng vì việc xác định điều kiện thị trường sẽ trực tiếp
ảnh hưởng đến kết quả sử dụng mô hình giá.

Bước 2
Quyết định mô hình muốn sử dụng và sau đó luyện tập
thật nhiều với nó. Vì đây là cách duy nhất để bạn có thể
thuần thục việc phát hiện cũng như nhận định được
thị trường.
Bước 3
Lúc này trader nên có khả năng nhìn nhận thị trường
một cách khách quan nhất chứ không chỉ tập trung
vào mô hình giá. Những yếu tố trong bức tranh tổng
thể đó phải ủng hộ mô hình giá của bạn.

Bước 4
Giao dịch mô hình tại vùng hợp lưu ở mức giá tốt.
Giao dịch với mô hình giá hiệu quả nhất khi kết hợp với
những vùng hợp lưu và một vị trí giá tốt. Đơn giản hơn,
vị trí giá tốt có nghĩa là nơi mà bạn sẽ kỳ vọng giá phản
ứng. Đó có thể là vùng kháng cự hỗ trợ, các đỉnh đáy,
hoặc một vài mức giá đáng chú ý.
Bước 5
Tự đặt ra quy tắc tránh chủ quan khi giao dịch.
Trong những điều kiện khác nhau, nhà đầu tư cần xây
dựng cho mình những quy tắc riêng nhằm tránh sự
chủ quan khi giao dịch. Điều này không dừng lại ở việc
nghĩ, mà bạn cần phải viết ra và thực hiện một cách
nghiêm túc, cụ thể.
11. Giao dịch với phân kỳ

www.lcmfx.com
Dạng Khả năng Giá Chỉ báo Mô tả

Phân kỳ Tăng Tạo đáy Tạo đáy Cho thấy


thường thấp hơn cao hơn nội lực đang
Regular mạnh lên.
divergence Xu hướng
xuống sắp
hết. Lưu ý
khả năng xu
hướng thay
đổi từ giảm
sang tăng
Dạng Khả năng Giá Chỉ báo Mô tả

Phân kỳ Giảm Tạo đỉnh Tạo đỉnh Cho thấy


thường cao hơn thấp hơn nội lực đang
Regular yếu đi. Xu
divergence hướng lên
sắp hết. Lưu
ý khả năng
xu hướng
thay đổi từ
tăng sang
giảm
Ví dụ minh họa

Phân kỳ thường Phân kỳ thường


Giá xuống Giá lên
Dạng Khả năng Giá Chỉ báo Mô tả

Phân kỳ kín Tăng Tạo đáy Tạo đáy Cho thấy


Hidden cao hơn thấp hơn nội lực đang
divergence mạnh lên.
Là điểm vào
hoặc điểm
vào lại tốt.
Xuất hiện
sau một đợt
điều chỉnh.
Ví dụ minh họa

Phân kỳ kín

You might also like