You are on page 1of 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


…………

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM

BỘ MÔN: NHẬP MÔN KINH DOANH

SVTH: Lê Thị Kim Hiếu


Chu Nguyễn Thanh Thùy
Bùi Ngọc Hạnh Tiên
Trần Thị Thu Huyền
LỚP: 46K02.2
GVHD: Ngô Minh Thư
Nguyễn Trường Sơn

Đà Nẵng, ngày 18 tháng 5 năm 2021


Câu 1: Trình bày các loại hình trong sản xuất? Nêu ví dụ cụ thể

a. Sản xuất liên tục (Continuous production)

Là một quá trình mà ở đó người ta xử lý, gia công, chế biến một hoặc một nhóm sản

phẩm với số lượng lớn và có tính chất liên tục.

Các hoạt động sản xuất hàng trên một dây chuyền với một tốc độ định trước.

Quá trình sản xuất được tiến hành liên tục trong suốt cả năm không gián đoạn.

Đây là quá trình có khối lượng sản phẩm sản xuất lớn, chủng loại ít mang tính chuyên

môn cao.

Ví dụ về sản xuất liên tục:

- SX chế tạo : giày , dép , bánh kẹo ,…

- SX dịch vụ : chế biến thực phẩm ,…

b. Sản xuất đơn chiếc (Job production)

Các hoạt động trong thời gian ngắn có khối lượng nhỏ , sản xuất sản phẩm dịch vụ cho

các khách hàng riêng biệt.

Quá trình sản xuất không lặp lại, thường được tiến hành một lần.

Thường mỗi loại sản phẩm người ta chỉ sản xuất một chiếc hoặc vài chiếc.

Ví dụ về sản xuất đơn chiếc: bóng đèn, tủ lạnh,..

c. Sản xuất khối lượng lớn (Batch production)

Là hình thức sản xuất diễn ra trong các doanh nghiệp có số chủng loại sản phẩm được

sản xuất ra ít với khối lượng hàng năm lớn. 

Quá trình sản xuất ổn định, ít khi có sự thay đổi về kết cấu sản phẩm và yêu cầu kĩ

thuật gia công sản phẩm.

Ví dụ về sản xuất hàng khối: Máy móc , thiết bị , chuyển phát nhanh,…

d. Sản xuất hàng loạt (Mass production)


Các hoạt động trong thời gian ngắn , khối lượng lớn chế biến sản phẩm hoặc dịch vụ

tiêu chuẩn

Sản xuất hàng loạt là loại hình trung gian giữa sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng khối

Ví dụ về sản xuất hàng loạt: chế biến hóa chất, sản xuất giấy, dầu mỏ,…

Câu 2: Sự khác biệt giữa hệ thống sản xuất dịch vụ và hệ thống sản xuất chế tạo? Ví dụ

cụ thể cho từng loại hình.

a. Khác nhau

-Khả năng sản xuất trong dịch vụ rất khó đo lường vì nó cung cấp các sản phẩm không

có hình dạng vật chất cụ thể .

-Tiêu chuẩn chất lượng khó thiết lập và kiển soát trong sản xuất dịch vụ.

-Trong sản xuất dịch vụ, có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người sản xuất với người tiêu

dùng, các khía cạnh quan hệ giữa sản xuất và maketing thường chồng lên nhau.

-Sản phẩm của dịch vụ không tồn kho được.

-Kết cấu chi phí và kết cấu tài sản.

-Trong các quan hệ sản xuất dịch vụ có tỉ trọng chi phí tiền lương cao và chi phí

nguyên vật liệu thấp hơn trong sản xuất chế tạo. 

-Đồng thời tỷ lệ đầu tư vào tồn kho và tài sản cố định cũng thấp hơn so với sản xuất chế

tạo.

b. Ví dụ

+Sản xuất chế tạo: chế biến thực phẩm, dệt may, sản xuất gỗ, in ấn, hóa chất và sản

phẩm hóa chất,…

+Sản xuất dịch vụ: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông,tín dụng,…

Câu 3: Phân tích mối quan hệ giữa chức năng quản trị sản xuất và chức năng quản trị

căn bản khác?


Sự thống nhất, phối hợp cùng phát triển dựa trên cơ sở chung là thực hiện mục tiêu tổng

quát của doanh nghiệp. Các phân hệ trong hệ thống doanh nghiệp được hình thành và tổ chức

các hoạt động sao cho đảm bảo thực hiện tốt nhất mục tiêu tổng quát của toàn hệ thống đã đề

ra. Marketing cung cấp thông tin về thị trường cho hoạch định sản xuất và tác nghiệp, tạo

điều kiện đáp ứng tốt nhất nhu cầu trên thị trường với chi phí thấp nhất

Ngược lại sản xuất là cơ sở duy nhất tạo ra hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho chức năng

Marketing. Sự phối hợp giữa quản trị sản xuất và marketing sẽ tạo ra hiệu quả cao trong quá

trình hoạt động, giảm lãng phí về nguồn lực và thời gian.

Chức năng tài chính đầu tư đảm bảo đầy đủ, kịp thời tài chính cần thiết cho hoạt động

sản xuất và tác nghiệp; phân tích đánh giá phương án đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, công

nghệ mới; cung cấp các số liệu về chi phí cho hoạt động tác nghiệp. Kết quả của quản trị sản

xuất tạo ra, làm tăng nguồn và đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp đề

ra

Tuy nhiên, giữa các phân hệ trên có những mâu thuẫn với nhau. Chẳng hạn, chức năng

sản xuất và marketing có những mục tiêu mâu thuẫn với nhau về thời gian, về chất lượng, về

giá cả.

You might also like