You are on page 1of 13

BÀI THÍ NGHIỆM SỐ 2

XÁC ĐỊNH LỰC KÉO ĐỨT BULÔNG


Người biên soạn: Phan Đình Huấn

I. Mục tiêu thí nghiệm


- Giúp cho sinh viên nắm rõ hơn về lực kéo đứt thực một số loại thép, mối quan hệ giữa Mk chính tâm với
ứng suất tập trung của vật liệu.
- Giúp cho sinh viên được tiếp cận với các phương pháp, dụng cụ đo và xác định lực kéo đứt.
II. Các quy tắc kỹ thuật an toàn
- Khi thực hiện quá trình kéo đứt phải có che chắn.
- Khi vận hành phải đóng cửa máy.
III. Cơ sở lý thuyết
1. Khái niệm về phá hủy và cơ tính của bulông
Thông thường, khi tiếp tục tăng ứng suất lên cao nữa vật liệu bị phá hủy do gãy, vỡ hoặc đứt.
Phá hủy là dạng hư hỏng trầm trọng nhất, không thể khôi phục sửa chữa được, gây tổn thất nghiêm trọng
về kinh tế. Hiện có hẳn một ngành chuyên nghiên cứu về phá hủy (fractography).
Trong mỗi trường hợp khác nhau sự phá hủy mang những đặc điểm riêng song có một cơ chế chung là :
trước hết bao giờ cũng xuất hiện vết nứt tế vi đầu tiên ở trên bề mặt hay ở sâu bên trong, tiếp theo vết nứt đó
phát triển lên rồi cuối cùng mới dẫn đến tách đứt, rời.
Cơ tính của bu lông (bulong) được đánh giá theo các cấp độ bền như sau: 4.6, 4.8, 5.6, 5.8, 6.6, 6.8, 8.8,
9.8*, 10.9, 12.9 và được quy định bởi tiêu chuẩn TCVN1916 - 1995, ISO 898-1 hoặc JIS B1051.
Cấp độ bền được ký hiệu bằng 2 chữ số. Chữ số đầu bằng 1/100 giới hạn bền đứt, N/mm2. Chữ số sau
bằng 1/10 của tỷ số giữa giới hạn chảy và giới hạn bền đứt, %. Tích của hai số bằng 1/10 giới hạn chảy, N/mm2

Ví dụ: bu lông (bulong) đạt cấp bền 8.8 có nghĩa là: Giới hạn bền đứt:  bmin  800 N / mm2 , Giới hạn
chảy:  cmin  640 N / mm2 .

Trong đó các tiêu chí cần thiết để đánh giá độ bền một bu lông (bulong) bao gồm các chỉ tiêu sau:

- Giới hạn bền đứt (Tensilestrength):  b (N/mm2 hoặc MPa)

- Giới hạn chảy (YieldStrength):  c (N/mm2 hoặc MPa)

- Giới hạn chảy quy ước (YieldStrength):  0,2 (N/mm2 hoặc MPa) - Khi không dùng chỉ tiêu giới
hạn chảy thì dùng chỉ tiêu giới hạn chảy quy ước.
Công thức tính ứng suất:
Fz
z  (1)
A
Trong đó:
1
- Fz: lực dọc
- A: diện tích mặt cắt ngang
- Dấu của ứng suất pháp cùng dấu với lực dọc Fz .
- Lực dọc Fz được coi là dương khi làm thanh chịu kéo: Fz>0 ; (z >0)
2. Phá hủy trong điều kiện tải trọng tĩnh
Tải trọng tĩnh là tải trọng tác dụng (đặt vào) một cách chậm chạp, êm, tức tăng lên từ từ. Người ta phân
biệt hai dạng phá hủy: giòn và dẻo.
Phá hủy giòn và phá hủy dẻo

a) b) c) d)
Hình 1. Các dạng mặt gãy khi phá hủy:
a) dạng co thắt mạnh thành điểm,
b) dạng co thắt côn về hai phía,
c) dạng co thắt vừa phải kiểu chén - đĩa,
d) dạng không thắt, bằng phẳng ngang.
Tùy theo vùng gãy có tiết diện biến đổi hay không mà phân biệt hai dạng này. Phá hủy kèm theo biến
dạng dẻo với mức độ rõ rệt tức là vùng gãy vỡ có tiết diện biến đổi được gọi là phá hủy dẻo; ngược lại khi kèm
theo biến dạng dẻo không rõ rệt tức vùng gãy vỡ có tiết diện hầu như không biến đổi được gọi là phá hủy giòn.
Có thể phân biệt dễ dàng hai dạng này khi thử kéo ở chỗ bị đứt (hình 1). Dạng đứt như ở hình 1a là phá hủy
dẻo ở các vật liệu có độ dẻo rất cao nên chỗ đứt bị co thắt rất mạnh chỉ còn là một điểm, khi dẻo cao trước khi
đứt bị biến dạng đáng kể thành hình côn về hai phía như hai đáy cốc ráp lại như ở hình 1b, ở một số loại còn
thấy có dạng chén - đĩa (chén đặt trên đĩa) như hình 1c là loại có độ dẻo thấp, trong khi đó loại vật liệu giòn
có mặt gãy bằng phẳng, ngang mà trên bề mặt hầu như không thấy có thay hình đổi dạng như hình 1d. Rõ ràng
là phá hủy giòn là loại không dự báo (không thể biết trước từ các biểu hiện bên ngoài) nên rất nguy hiểm, do
vậy nếu phải xảy ra thì bao giờ người ta cũng mong muốn phá hủy là dẻo, có thể biết trước để thay thế hay sửa
chữa.
3. Cơ chế phá hủy

2
Người ta cho rằng sự phá hủy cũng theo cơ chế tạo mầm nứt và mầm nứt phát triển dẫn đến tách rời,
tuần tự theo năm giai đoạn sau:
1) Hình thành vết nứt (tế vi).
2) Vết nứt tế vi phát triển đến kích thước dưới tới hạn.
3) Vết nứt tế vi phát triển đạt đến kích thước tới hạn.
4) Vết nứt tới hạn phát triển nhanh.
5) Nứt chấm dứt và gãy rời.
Trong đó các giai đoạn 1,2 và 4 được coi là quan trọng nhất, đáng để ý nhất.
IV. Mô tả thí nghiệm

XYLANH
KÉO

ĐỒ GÁ

Hình 2. Mô hình thí nghiệm xác định lực kéo đứt bulông
Sử dụng kiểu mối ghép bulong ghép lỏng chịu lực dọc trục. Trong trường hợp này đai ốc không được
xiết chặt, lực xiết ban đầu không có.
Với F là ngoại lực tác dụng dọc trục bu-lông, ta có:
4F
 ( MPa)
 d12 (2)
Với:
d1(mm): đường kính trong của bu-lông.
σ: ứng suất kéo của bu-lông.
Mô hình xác định lực kéo đứt bulông bao gồm các thành phần như Hình 2

3
- Một mối ghép đơn giản gồm có bulông, đai ốc, vòng đệm và hai tấm đế kẹp. Trong đó bulông
phải xác định được cơ tính của vật liệu làm bulông.
- Một hệ thống thủy lực sử dụng cảm biến áp suất ở đầu.
- Một bộ PLC để xử lí tính hiệu và xuất kết quả
Thí nghiệm được thực hiện bằng cách thông qua quá trình kéo của xylanh thủy lực và xác định lực kéo
thông qua cảm biến áp suất ở ngõ vào xylanh thủy lực. Thông qua tín hiệu cảm biến bộ PLC khuếch đại và
tính toán để xuất ra lực kéo trên màn hình hiển thị.

Xylanh kéo

Tín hiệu từ cảm biến


áp suất ở đầu xylanh

PLC xử lí

Xuất dữ liệu qua


màn hình hiển thị
Hình 3. Sơ đồ quy trình thí nghiệm
Mô tả thiết bị thí nghiệm:
Thiết bị thí nghiệm gồm có 3 phần chính như sau:
a. Thân máy và đồ gá kẹp:
- Khung máy: ( Hình 4)
Khung máy kích thước 800 x 800 x 1000. Được gắn các thiết bị đồ gá kẹp cũng như xylanh kéo.

4
1

2
7
3

4 5 6
Hình 4. Thiết bị thử kéo bu-lông.
- Bao che chắn an toàn: ( chi tiết sô 1, Hình 4)
Được lắp quanh cac đồ gá kẹp để đảm bảo an toàn khi bu long bị kéo đứt.
- Cửa và chốt cửa: ( vị trí số 2, Hình 4 )
Cửa được kéo lên xuống khi lắp bu long vào đồ gá. Trên cửa được gắn kính để quan sát quá trình kéo.
- Chân máy: ( vị trí sô 6, Hình 4)
Chân máy dược lắp 4 bánh xe để di chuyển máy. Khi tới vị trí cố định thì chân máy được hạ xuống cố
định máy.
- Đồ gá kẹp bu long: (Hình 5)
Đồ gá kẹp được thiết kế 2 phần:
 Phần động được gắn với xi lanh.
 Phần tĩnh được gắn cố định với than máy.

5
Cảm
biến
hành
trình
Xylanh

Hình 5. Đồ gá kẹp bulong


b. Hệ thống thủy lực :
- Thùng dầu: (Hình 6)
Chứa dầu thủy lực, trên nắp thùng dầu được gắn các thiết bị hệ thống thủy lực.
- Bơm thủy lực: (Hình 6)
Hút dầu và tạo áp suất cao 140 bar. Tạo chuyển động kéo đứt bu long.
- Động cơ điện kéo bơm: (Hình 6)
Động cơ điện công suất 1 Hp, 3 pha kết hợp hộp giảm tốc tạo moment kéo bơm thủy lực.
- Cụm valve điều khiển : (Hình 6)
 Valve tràng giữ một áp suất an toàn cho hệ thống.
 Valve 4/3 điều khiển hướng chuyển động đi , về của xilanh.
- Ống dẫn dầu: (Hình 6)
Di chuyển dầu áp suất cao từ bơm tới xilanh.
Hồi dầu từ xilanh về thùng dầu.
- Sensor áp suất: (Hình 6)
Nhận biết áp suất thực tại buồn kéo của xilanh và trả tín hiệu về PLC xử lý.
- Xilanh thủy lực ( Tác động kép ) ( Hình chụp )
Biến áp xuất dầu của bơm thành chuyển động tịnh tiến của ty ben.

6
Hình 6. Hệ thống thủy lực
c. Hệ thống điện điều khiển:
- Tủ điện ( PLC, khởi động từ, rơ-le, …)( Hình 7)
- Màn hình hiển thị.
Màn hình cảm ứng được kết nối với PLC để hiển thị các trang cài đặt.

Hình 7. Màn hình điều khiển


- Các sensor hành trình xilanh. ( Hình chụp )
Nhận biết điểm đầu và cuối của ty ben, trả tín hiệu về PLC xử lý.
- Các công tắc an toàn. (Hình 8)
Các công được gắn để đảm bảo cũa luôn luôn đóng khi kéo.

7
Hình 8. Công tắc an toàn đảm bảo cửa đóng mới thực hiện thử kéo
- Nút Start. (Hình 9)
Nút khởi động được thiết kế hai nút nhấn, đảm bảo hai tay nhấn tránh trường hợp kẹt tay mất an toàn.

Hình 9. Nút khởi động


V. Trình tự thực hiện
Bước 1: Lựa chọn bulông cần thí nghiệm, xác định được đường kính danh nghĩa và thông số vật liệu của
bulông.
Bước 2: Lắp đặt và hiệu chỉnh các thiết bị đo lực kéo.
Bước 3: Tiến hành kéo bulông bằng các thao tác nhấn nút và quan sát kết quả hiển thị. Ghi nhận các kết
quảvào bảng số liệu.
Bước 4: Thực hiện thí nghiệm tương tự trên bulông vật liêu khác nhau.
8
Bước 5: Rút ra nhận xét và kết luận.
* Cách gá đặt bulông vào máy:
 Mở cửa máy, chốt cửa.
 Xoay chốt gá đầu bulông, đặt bulông vào.
 Chuyển qua chế độ tay
 Nhấn nút cho xylanh di chuyển bulông đi xuống và cái vào chốt kẹp bên dưới
 Khi đến vị trí cho dừng bơm
 Gắn đai ốc đầu còn lại vào bulông
 Đóng cửa máy.
 Chuyển màn hình về phần hiển thị lực
Nhấn 2 nút Start, máy tự động kéo đứt và hiển thị kết quả cho một chu kì kéo.

9
MẪU BÁO CÁO THÍ NGHIỆM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA CƠ KHÍ
Bộ môn Thiết kế máy

BÀI THÍ NGHIỆM SỐ 2

XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN KÉO CỦA BU-LÔNG

Sinh viên thực hiện:

Nhóm:
Lớp:
Giáo viên hướng dẫn:

10
I. Mục tiêu thí nghiệm
- Giúp cho sinh viên nắm rõ hơn về lực kéo đứt thực một số loại thép, mối quan hệ giữa Mk chính tâm với
ứng suất tập trung của vật liệu.
- Giúp cho sinh viên được tiếp cận với các phương pháp, dụng cụ đo và xác định lực kéo đứt.
II. Các quy tắc kỹ thuật an toàn
- Khi thực hiện quá trình kéo đứt phải có che chắn.
- Khi vận hành phải đóng cửa máy.
III. Báo cáo thí nghiệm

Số Tiến hành thí nghiệm trên bulông có đường kính danh nghĩa d = … (mm)
lần
đo Bulông thép Bulông Inox Bulông thông thường Tính toán lý thuyết
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
IV. Vẽ biểu đồ dữ liệu

Lực kéo
(kN)

Bulông thép Số lần kéo

11
Lực kéo
(kN)

Bulông Inox Số lần kéo

Lực kéo
(kN)

Bulông thường Số lần kéo

V. Nhận xét kết quả và kết luận

VI. Câu hỏi ôn tập

12
13

You might also like