You are on page 1of 52

BÀI TẬP CHƯƠNG 1 (chapter 2 – Textbook)

C.Q 2.1. Quan hệ mẹ- con


Trong mỗi tình huống sau đây có phải là mối quan hệ mẹ-con (parent-subsidiary relationship)
không? Nếu tình huống mơ hồ, hãy xác định các yếu tố sẽ xác định tồn tại mối quan hệ mẹ-con.
a. Cty A ký 1 thỏa thuận với cty B để thành lập cty C tại Trung Quốc. Cả hai A & B cùng
có 50% quyền biểu quyết (voting rights) tại C.
b. Cty A mua 100% tài sản thuần (net assets) của cty B. Giá mua bao gồm lợi thế thương
mại (Goodwill). Cty B sau đó giải thể.
c. Cty A và B có thỏa thuận: B mua cổ phiếu của A bằng cách phát hành cổ phiếu mới của
mình để trả cho các CSH của A. Các CSH của A cũng là các giám đốc điều hành A. B dành 3/5
thành viên HĐQT của mình cho các giám đốc của A.
d. Cty B nợ cty A 20 triệu $. Do khó khăn về tài chính, nên Cty A chấp nhận để B thanh
toán khoản nợ bằng chính cổ phiếu của B. Sau khi phát hành CP cho A, A sở hữu 60% cty B.
Cấu trúc tập đoàn đa mức độ
C.Q 2-2. C.Q 2-3.

A A

100% 60% 50% 60%

B C B C
60% 40%
60% 40%

D
D
C.Q 2.5. Cty mẹ và cty con tiếp tục hoạt động với tư cách là các pháp nhân riêng biệt, mặc dù
vậy xét về kinh tế cả hai là một đơn vị kinh tế. Đúng hay sai?

C.Q 2.6. Cty A được Bà Gates (chủ sở hữu cty X) trao quyền (qua hợp đồng) để điều hành
hoạt động hàng ngày cũng như chính sách lâu dài của cty X với tư cách của Bà ấy. Cty X có phải
là cty con của Cty A không?

C.Q 2.7. Cty A sở hữu 40% cty Y. Ngoài ra Cty A có quyền lực (theo HĐ thỏa thuận với cổ
đông khác của Y) phê chuẩn hay bãi nhiệm phần lớn các thành viên HĐ của Y. Y có phải là cty
con của A không?
C.Q 2.8. Quyền biểu quyết tiềm tàng
Cty A sở hữu 40 triệu CP thường của cty B (40%). Tổng số CP thường của B là 100 triệu CP.
Cùng thời điểm, Cty A sở hữu 10.000.000 $ công cụ nợ (TPCĐ/CPUDCTCD) có thể chuyển đổi
do B phát hành. Mỗi $ CC nợ này được đổi thành 4 CP thường của B. Vào cuối năm, tổng CCN
có thể chuyển đổi chưa được thanh toán của B là 12.000.000$. Không còn thỏa thuận nào, cty A
có kiểm sóat cty B hay không trong từng tình huống dưới đây:
a. Cty A có quyền hiện hành chuyển đổi CCN, nhưng chọn nắm giữ CCN đến đáo hạn.
b. Cty A có quyền hiện hành chuyển đổi CCN, và cũng có quyền bán cho các cổ đông hiện
hành theo GTHL (lấy tiền)
c. Cty A có quyền hiện hành chuyển đổi CCN, và cùng lúc cũng có nghĩa vụ bán cho bên
thứ ba theo GTHL (lấy tiền).
BÀI TẬP CHƯƠNG 2 (chapter 3 – Textbook)
P3.1. Giá trị hợp lý khoản thanh toán (giá phí hợp nhất kinh doanh)

Ngày 1/7/20X3, Cty A mua đã đạt được quyền kiểm soát công ty B sau khi thực hiện các giao
dịch sau:

1. Chi tiền trả cho cổ đông của B là 4.000.000$


2. Vay ngân hàng để tài trợ cho giao dịch mua cty B: 3.200.000$
3. Giá trị hợp lý số cổ phiếu do Cty A phát hành cho các chủ sở hữu của B: 5.000.000 $
4. Giá trị sổ sách số cổ phiếu do cty A phát hành trả cho CSH của B là: 4.000.000$
5. Chi phí phát hành cổ phiếu chi bằng tiền là: 40.000$
6. Khoản thanh toán trả chậm vào cuối năm thứ năm là 8.000.000$
7. Giá trị hiện tại khoản nợ phải thanh toán vào cuối năm thứ 5 với lãi suất 5%/năm: 6.268.209
$
Yêu cầu: Hãy ghi nhận (các bút toán) trên sổ sách của Cty A các giao dịch trên

P 3.2. Xác định giá phí hợp nhất kinh doanh (consideration)

Vào ngày 1/1/20X6, P mua 80% cổ phiếu của S thông qua các giao dịch với chủ sở hữu của S
như sau:
1. P phát hành 1.200.000 cổ phiếu cho chủ sở hữu của S
2. Chi tiền mặt thanh toán cho CSH của S: 500.000 $
3. Gánh chịu một khoản nợ phải trả sẽ thanh toán sau 5 năm là 1.000.000$
4. Chi tiền mặt trả cho tư vấn là 20.000$
5. Chi tiền mặt trả phí cho phát hành cổ phiếu là 5.000$
6. Chuyển cho CSH của S một thiết bị: giá trị sổ sách là 40.000$; giá trị hợp lý là 50.000$.
7. Chủ sở hữu của S phải trả cho P 300.000$ nếu trong hai năm 20X6 & 20X7 lợi nhuận mỗi
năm của S đạt dưới 1.000.000$.
Thông tin bổ sung:

- Số lượng cổ phiếu của P trước khi phát hành mới là : 2.000.000 CP


- Số lượng cổ phiếu của S vào ngày mua là: 1.800.000CP
- Lợi nhuận bình quân của S trong năm năm gần đây lớn hơn 1.500.000$. Ngoài ra, chưa có
dấu hiệu nào cho thấy lợi nhuận của S sẽ giảm trong tương lai.
- Lãi suất thực của P là 5%/năm
- Vào ngày mua (giao dịch): Giá trị hợp lý vốn chủ sở hữu (toàn bộ VCSH-Cổ phiếu) của P và
S lần lượt là 4.000.000$ & 3.200.000$. Giá trị hợp lý VCSH của S bao gồm cả giá trị hợp lý
goodwill và tài sản thuần có thể xác định được của S. Giá trị hợp lý VCSH của P bao gồm
ảnh hưởng giao dịch mua S. Giá trị hợp lý lợi ích của cổ đông không nắm quyền kiểm soát
của S là 640.000.
- Giá trị ghi sổ & giá trị hợp lý tài sản thuần của S vào ngày 1/1/20X6 như sau:
Giá trị ghi sổ ($) Giá trị hợp lý($)
TSCĐ vô hình 0 700.000
Các tài sản khác 2.500.000 2.500.000
Nợ phải trả (500.000) (500.000)
Tài sản thuần 2.000.000 2.700.000

Thuế suất: 20% áp dụng cho điều chỉnh giá trị hợp lý

Yêu cầu: Xác định giá trị hợp lý khoản thanh toán (giá phí hợp nhất kinh doanh) trong hai tình
huống sau:

1. Giá trị hợp lý cổ phiếu của P đo lường đáng tin cậy hơn lợi ích của S.
2. Giá trị hợp lý lợi ích của S đo lường đáng tin cậy hơn cổ phiếu của P.
3. Tiếp tục tình huống 1: hãy xác định và định khoản giao dịch hợp nhất kinh doanh trên sổ kế
toán của P. Hãy trình bày bút toán giảm khoản đầu tư vào S trên sổ hợp nhất.
4. Tính GW và NCI theo 2 phương pháp (có chỉnh lại yêu cầu so với textbook)

P.3.3. Xác định giá phí hợp nhất kinh doanh


Trong suốt tháng 1 năm 20X5, P đã tìm hiểu kỹ lưỡng về cty S. Vào ngày 1/2/20X5 P đã hoàn tất
mua 80% lợi ích của S từ cty V (đang là chủ sỡ hữu của cty S). Trong tháng 1/20X5, tại cty P có
các giao dịch phát sinh sau đây:

1. Chi tiền mặt trả cho tư vấn để tìm hiểu về S: 200.000$


2. Số lượng cổ phiếu phát hành cho Cty V: 6.000.000 CP
3. Giá trị hợp lý cổ phiếu của P vào ngày phát hành mới được đo lường đáng tin cậy: 3$/CP
4. Chi trả lương cho quản lý phát triển kinh doanh trong tháng 1/20X5: 20.000$
5. Chi phí đi lại/ lưu trú chi trả cho quản lý phát triển kinh doanh liên quan đến mua cty S:
15.000 $.
6. Phải trả cho V một khoản tiền sau năm năm là 1.000.000 $. Lãi suất 6%/năm.
7. Chi tiền mặt trả cho phí pháp lý của giao dịch là 30.000.
8. Gánh chịu một khoản nợ phải trả ngắn hạn của V: 200.000$.
9. Chi phí đăng ký giao dịch: 10.000 $
Các thông tin chi tiết khác về Cty S tại ngày 1/2/20X5:

- Vốn cổ phần: 4.000.000 $


- Lợi nhuận giữ lại: 5.600.000$
- Các quỹ khác: 1.200.000 $
- Tất cả các tài sản & nợ phải trả của S có giá trị sổ sách bằng giá trị hợp lý trừ TSCĐ vô hình
là chi phí phát triển chưa ghi nhận có giá trị hợp lý là 2.000.000$.
Yêu cầu:

1. Xác định giá phí hợp nhất kinh doanh


2. Trình bày các bút toán trên sổ kế toán của P các giao dịch trên
3. Nêu các bút toán ngày mua trên sổ hợp nhất
4. Tính GW và NCI theo 2 phương pháp (có chỉnh lại yêu cầu so với textbook)

Cho biết:

- Thời gian hữu dụng ước tính của TSCĐ vô hình chưa ghi nhận là 5 năm kể từ 1/2/20X5
- GTHL của NCI ngày 1/2/20X5 là 4.700.000$
- Năm tài chính kết thúc ngày 31/12. Thuế suất 20%. Ghi nhận ảnh hưởng của thuế đến điều
chỉnh giá trị hợp lý.
P.3.4. Giá trị hợp lý khoản thanh toán (giá phí hợp nhất kinh doanh)

Cty A đạt được quyền kiểm soát cty B. Các thông tin sau đây liên quan đến các giao dịch xẩy ra
vào/hay trước ngày mua (1/7/20X0):

1. Chi tiền trả cho cổ đông của B là 4.000.000$


2. Vay ngân hàng để tài trợ cho giao dịch mua cty B: 5.000.000$
3. Giá trị hợp lý số cổ phiếu do Cty A phát hành cho các chủ sở hữu của B: 6.400.000 $
4. Giá trị sổ sách số cổ phiếu do cty A phát hành trả cho CSH của B là: 3.600.000$
5. Cho phí phát hành cổ phiếu chi bằng tiền là: 90.000$
6. Khoản thanh toán trả chậm vào cuối năm thứ năm là 8.000.000$
7. Giá trị hiện tại khoản nợ phải thanh toán vào cuối năm thứ 5 với lãi suất 5%/năm: 6.268.209$
8. A phải thanh toán bổ sung cho CSH của B vào ngày 31/12/X1 1.000.000 $ nếu lợi nhuận của
B trong năm X1 đạt trên 5.000.000$. Khả năng xác suất B đạt lợi nhuận trên 5.000.000$ là
60%.
9. Chi phí vốn của A và chủ sở hữu của B lần lượt là 5%/năm và 7%/năm
10. Lợi nhuận năm X1 B đạt được là 4.000.000 $.
11. Giá trị hợp lý và giá trị sổ sách tòa nhà mà A chuyển cho chủ sở hữu của B lần lượt là
6.000.000$ và 5.500.000 $
12. Chi phí thẩm định giá là 130.000$
Năm tài chính kết thúc ngày 31/12

Yêu cầu:

1. Trình bày các bút toán trên sổ kế toán của A các giao dịch phát sinh ngày 1/7/X0
2. Lập bảng phân bổ khoản thanh toán trả chậm (nợ phải trả dài hạn) từ ngày 1/7/X0 đến
30/6/X5
3. Nêu bút toán ghi nhận lãi của khoản nợ phải trả dài hạn cho năm tài chính kết thúc ngày
31/12/X1
4. Nêu bút toán ghi nhận khi kết thúc thời gian xem xét khoản thanh toán tiềm tàng là ngày
31/12/X1.

P3.5. Các hình thức hợp nhất kinh doanh

Ngày 1/1/X1, P mua cty S và thanh toán bằng cách phát hành cổ phiếu. Vào ngày mua, số lượng
cổ phiếu này có giá trị hợp lý là 700.000$. P có hai cách lựa chọn sau:

a) P mua 100% tài sản thuần của S (bao gồm cả tiền) thông qua thỏa thuận mua với cty S
b) P mua 100% lợi ích của S từ chủ sở hữu của cty này.
Tài sản thuần của P và S vào ngày 1/1/X1 (thuế suất 20%) như sau (ĐVT: $):

P( giá trị ghi sổ) S(Giá trị ghi sổ) S( giá trị hợp lý)

TSCĐ vô hình (từ hợp đồng) 30.000

Đầu tư vào cty S 700.000

TSCĐ hữu hình 420.000 300.000 350.000

Hàng tồn kho 130.000 40.000 60.000


Nợ phải thu 200.000 100.000 90.000

Tiền 100.000 20.000 20.000

Nợ phải trả (150.000) (80.000) (80.000)

Tài sản thuần 1.400.000 380.000 470.000

Vốn góp cổ phần 700.000 200.000

Lợi nhuận giữ lại 700.000 180.000

Vốn chủ sở hữu 1.400.000 380.000 470.000

Yêu cầu:

1. Trình bày bút toán ghi sổ (báo cáo tài chính riêng) của P giao dịch mua tài sản thuần của S
ngày 1/1/X1 (tình huống a)
2. Trình bày bút toán ghi sổ (báo cáo tài chính riêng) của P giao dịch mua lợi ích cty S ngày
1/1/X1 (tình huống b)
3. Với tình huống 2, hãy hoàn thành sổ hợp nhất sau đây để lập BCTCHN của tập đoàn ngày
1/1/X1
P( GTGS) S(GTGS) Nợ Có Tổng
Đầu tư vào cty S 700.000

TSCĐ hữu hình 420.000 300.000

Hàng tồn kho 130.000 40.000

Nợ phải thu 200.000 100.000

Tiền 100.000 20.000

Nợ phải trả (150.000) (80.000)

Tài sản thuần 1.400.000 380.000

Vốn góp cổ phần 700.000 200.000

Lợi nhuận giữ lại 700.000 180.000

Vốn chủ sở hữu 1.400.000 380.000


P3.6. Giá trị hợp lý các khoản thanh toán (giá phí hợp nhất kinh doanh)

Ngày 1/7/X1, theo hợp đồng, P mua tài sản thuần của Cty T với các giao dịch phát sinh như sau:

1. Chi tiền thanh toán cho T: 1.000.000$


2. Vay ngân hàng để tài trợ tiền mua cty T: 400.000$
3. Giá trị hợp lý & giá trị ghi sổ khu đất chuyển cho T lần lượt là 2.000.000$ và 800.000 $.
4. Chi tiền mặt cho phí làm hợp đồng là 40.000 $
5. P sẽ được bồi hoàn sau năm năm 1.200.000$ nếu T không đạt được mụa tiêu lợi nhuận. P
ước tính khả năng nhận được số tiền bồi hoàn này là 50%. Chi phí vốn của T và P lần lượt là
5% và 3%.
Thuế suất 20%
Giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý tài sản thuần của T vào ngày mua như sau ($):

GTGS GTHL

Hàng tồn kho 100.000 156.000

TSCĐ vô hình 0 25.000

Tài sản thuần khác 1.665.000 1.665.000

Tổng 1.765.000 1.846.000

Yêu cầu:

1. Ghi sổ kế toán của P các bút toán liên quan đến giao dịch mua cho năm tài chính kết thúc
ngày 31/12/X1.
2. Nêu các bút toán liên quan giao dịch mua cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/X2
3. Giả sử vào cuối năm thứ 5, T đạt lợi nhuận mục tiêu, hãy trình bày bút toán liên quan đến
khoản thanh toán tiềm tàng.
BÀI TẬP CHƯƠNG 3 (chapter 4 – Textbook)

P4.1. Điều chỉnh giá trị hợp lý của lợi thế thương mại
P Co phát hành 2.000.000 cổ phiếu (GTHL: $10/CP). Ngày 1/7/20X1, P Co chi $ 6.000.000
tiền mặt mua 90% cổ phiếu của S Co. Giá trị hợp lý lợi ích cổ đông không nắm quyền kiểm soát
(NCI) vào ngày này là $ 2.800.000. Giá trị ghi sổ (GTGS) & giá trị hợp lý tài sản, nợ phải trả của
S Co vào ngày 1/7/20X1 như sau:
GTGS($) GTHL($)

Tài sản cố định hữu hình 2.000.000 1.800.000

Bất động sản đầu tư 10.000.000 15.000.000

Chi phí nghiên cứu & phát triển(R&D) 0 6.000.000

Hàng tồn kho 500.000 750.000

Các khoản phải thu 200.000 200.000

Tiền 10.000 10.000

Tổng tài sản 12.710.000 23.760.000

Các khoản phải trả 1.510.000 1.510.000

Nợ tiềm tàng 90.000

Vốn góp 10.000.000

Lợi nhuận giữ lại 1.200.000

Tổng nguồn vốn 12.710.000

Thông tin bổ sung


(a) Thời gian sử dụng còn lại kể từ 1/7.20X1 của TSCĐ hữu hình là 10 năm
(b) Vào ngày 31/6/20X2, giá trị hợp lý của R&D được đánh giá lại một cách đáng tin cậy là
$ 5.500.000.
(c) Đến 30/3/20X2, 90% Hàng tồn kho đã bán. 10% số hàng còn lại được coi bị tổn thất vào
ngày 30/6/20X3.
(d) Trên BCTC hợp nhất, bất động sản đầu tư được hạch toán theo mô hình GTHL với thay
đổi GTHL được ghi nhận vào kết quả kinh doanh. Vào ngày 31/6/20X2, GTHL của bất động sản
đầu tư là $16.000. Cty S áp dụng mô hình giá gốc và không trích khấu hao cho bất động sản này
trên BCTC riêng.
(e) Vào ngày 30/6/20X2, khoản nợ tiềm tàng chưa được ghi nhận vào BCTC của S, nhưng
công bố trên thuyết minh. Vào ngày này, giá trị khoản nợ tiềm tàng đã báo cáo được đo lường
đáng tin cậy và thỏa mãn điều kiện ghi nhận theo IFRS 3 .
(f) Khoảng 10% toàn bộ LTTM bị tổn thất vào ngày 30/6/20X2
(g) Ghi nhận ảnh hưởng của thuế đối với chênh lệch GTHL với thuế suất 20%.
(h) Lợi nhuận sau thuế của S trong hai năm kết thúc ngày 30/6/20X2 & 30/6/20X3 là $
2.000.000. Trong hai năm này, S không chia cổ tức. Vào ngày 30/6/20X3 GTHL của bất động
sản đầu tư không thay đổi.
Yêu cầu:
1.Trình bày các bút toán trên sổ hợp nhất của P &S cho hai năm X2 & X3
2. Thực hiện kiểm tra số dư NCI trên BCĐKT ngày 30/6/X2 & 30/6/X3.

P4.2. Hợp nhất, LTTM và điều chỉnh GTHL


Prince Ltd mua 80% lợi ích (VCSH) của Silver Ltd vào ngày 1/1/20X1 với giá $ 230.000.
Vào ngày này, BCĐKT của Silver Ltd như sau:

GTGS ($) GTHL ($)

Vốn góp 190.000

Lợi nhuận giữ lại 5000

VCSH 195.000 215.000

TSCĐ (giá gốc) 100.000

Hao mòn TSCĐ (30.000)

GTCL của TSCĐ 70.000 90.000

Tài sản thuần còn lại 125000 125.000

Tổng tài sản thuần 195.000 215.000

Tài sản cố định có thời gian sử dụng còn lại là 5 năm kể từ ngày 1/1/20X1. Toàn bộ LTTM (bao
gồm của cả P & NCI) bị tổn thất như sau:
a) 20% giá trị ban đầu (ngày mua) của LTTM bị tổn thất trong năm 20X2
b) 10% giá trị ban đầu (ngày mua) của LTTM bị tổn thất trong năm 20X3.
GTHL của NCI ngày mua (1/1/20X1) là $ 55.000. Báo cáo thu nhập, Báo cáo thay đổi VCSH
năm 20X3
Báo cáo thu nhập & Báo cáo thay đổi VCSH năm 20X3

Prince Ltd Silver Ltd

Doanh thu 5.000.000 1.900.000

Giá vốn hàng bán (4.250.000) (1.520.000)

Lợi nhuận gộp 750.000 380.000

Chi phí khác (185.000) (155.000)

Lợi nhuận hoạt động 565.000 225.000

Thu nhập cổ tức từ Silver Ltd 28.000 0

Lợi nhuận trước thuế 593.000 225.000

Chi phí thuế (113.000) (45.000)

Lợi nhuận sau thuế 480.000 180.000

Cổ tức (chia) (100.000) (35.000)

Lợi nhuận giữ lại trong năm 380.000 145.000

Lợi nhuận giữ lại ngày 1/1 1.620.000 155.000

Lợi nhuận giữ lại ngày 31/12 2.000.000 300.000

Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/20X3


Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/X3 ($)

Prince Ltd Silver Ltd


TSCĐ hữu hình (GTCL) 2.200.000 326.000

Đầu tư vào cty con (Silver 230.000


Ltd)

Đầu tư khác 120.000

Hàng tồn kho 797.000 106.000

Nợ phải thu 453.000 50.000

Nợ phải thu từ Silver Ltd 60.000

Tiền 185.000 20.000

Tổng Tài sản 3.925.000 622.000

Vốn góp 1.150.000 190.000

Lợi nhuận giữ lại 2.000.000 300.000

Nợ phải trả 775.000 72.000

Nợ phải trả cho Prince LTd 60.000

Tổng nguồn vốn 3.925.000 622.000

Yêu cầu: Thuế suất 20%


1. Trình bày các bút toán trên sổ hợp nhất năm X3
2. Thực hiện kiểm tra số dư NCI trên BCĐKT ngày 31/12/X3.

Bài P 4.3. Hợp nhất & phân tích NCI


Báo cáo tình hình tài chính của công ty con (S) vào ngày 31/12/20X0 (ngày cty mẹ (P) mua
cty con) như sau:
Báo cáo tình hình tài chính của công ty con (S) vào ngày
31/12/20X0 (ngày cty mẹ (P) mua cty con) như sau:

GTGS ($) GTHL($)

TSCĐ (GTCL) 600.000 750.000


TS ngắn hạn 160.000 140.000

Hàng tồn kho 40.000 50.000

Nợ phải thu 100.000 70.000

Tiền 20.000 20.000

Nợ phải trả 80.000 80.000

Vay ngắn hạn 110.000 110.000

Tài sản thuần 570.000 700.000

Vốn góp 320.000

Lợi nhuận giữ lại 250.000

Vốn chủ sở hữu 570.000 700.000

Báo cáo thay đổi VCSH của Cty con (S) cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/20X1 như
sau:
Báo cáo thu nhập và một phần Báo cáo thay đổi VCSH của Cty con (S) cho năm tài
chính kết thúc ngày 31/12/20X1

P Ltd ($) S Ltd($)

Lợi nhuận trước thuế (bao gồm cổ tức được chia) 550.000 100.000

Chi phí thuế 110.000 20.000

Lợi nhuận sau thuế 440.000 80.000

Cổ tức công bố 100.000 24.000

Lợi nhuận giữ lại trong năm 340.000 56.000

Lợi nhuận giữ lại ngày 1/1 1.000.000 250.000


Lợi nhuận giữ lại ngày 31/12 1.340.000 306.000

Các thông tin bổ sung


a) Vào ngày 31/12/X0, Cty P chi $ 1.000.000 mua 80% cổ phiếu của cty S. GTHL của NCI
ngày này là $ 250.000.
b) Ngày 31/12/20x1, toàn bộ LTTM bị tổn thất $ 50.000
c) Không có giao dịch nội bộ giữa P & S.
d) Các thông tin liên quan đến các tài sản được xác định và đánh giá theo GTHL của cty S
vào ngày mua như sau:
- Thời gian sử dụng còn lại của TSCĐ kể từ 31/12/20X0 là 10 năm
- Hàng tồn kho đã được bán trong năm 20X1
- Giá trị Nợ phải thu bị tổn thất được S ghi nhận vào năm 20X1.
e) Thuế suất 20%.
Yêu cầu:
1. Trình bày các bút toán trên sổ hợp nhất năm X1
2. Thực hiện kiểm tra số dư NCI trên BCĐKT ngày 31/12/X1.
3. Nêu các bút toán trên sổ hợp nhất năm X2 để điều chỉnh cho năm X1
4. Lập Báo cáo thu nhập hợp nhất cho năm X1.

Bài P 4.4. Hợp nhất & NCI


Ngày 1/1/20X4. P Co mua 90% S Co. Vào ngày mua, giá trị ghi sổ VCSH của S gồm: vốn cổ
phần: $1.000.000 và LNGL: $ 150.000. Tất cả tài sản và nợ phải trả của S vào ngày mua xác
định được có giá trị ghi sổ bằng GTHL, trừ TSCĐ hữu hình có giá trị ghi sổ và GTHL lần lượt là
$800.000 & $900.000. Thời gian sử dụng còn lại của TSCĐ này kể từ ngày mua là 5 năm và giá
trị thu hồi khi thanh lý ước tính là 0. Vào ngày mua, GTHL của NCI là $ 345.000. Thuế suất
20%. Cho biết Báo cáo tài chính của P & S cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/20X5 như sau:
Báo cáo thu nhập, Báo cáo thay đổi VCSH năm 20X5
Báo cáo thu nhập & Báo cáo thay đổi VCSH năm 20X5

P Co S Co

Doanh thu 10.000.000 3.500.000

Giá vốn hàng bán (7.820.000) (1.200.000)

Lợi nhuận gộp 2.180.000 2.300.000

Chi phí hoạt động khác (800.000) (560.000)


Lợi nhuận hoạt động 1.380.000 1.740.000

Cổ tức nhận được từ S 54.000

Thu nhập lãi từ S & ngân hàng 100.000

Chi phí lãi trả cho P 90.000

Lợi nhuận trước thuế 1.534.000 1.650.000

Chi phí thuế (T/s 20%) (306.800) (330.000)

Lợi nhuận sau thuế 1.227.200 1.320.000

Cổ tức (công bố) (120.000) (60.000)

Lợi nhuận giữ lại trong năm 1.107.200 1.260.000

Lợi nhuận giữ lại ngày 1/1 1.300.000 400.000

Lợi nhuận giữ lại ngày 31/12 2.407.200 1.660.000

Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/20X5


Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/X5 ($)

P Co S Co

TSCĐ hữu hình (GTCL) 4.500.000 2.000.000

Đầu tư vào cty con (S Co) 3.200.000

Hàng tồn kho 1.250.000 670.000

Cho vay (S) 500.000

Nợ phải thu khách hàng 1.300.000 500.000


Nợ phải thu khác 200.000 120.000

Tiền 320.000

Tổng Tài sản 11.270.000 3.290.000

Vốn góp 3.000.000 1.000.000

Lợi nhuận giữ lại 2.407.000 1.660.000

Nợ phải trả người bán 5.742.800 80.000

Vay từ P 500.000

Phải trả khác 120.000 50.000

Tổng nguồn vốn 11.270.000 3.290.000

Yêu cầu:
1. Trình bày các bút toán trên sổ hợp nhất năm X5
2. Thực hiện kiểm tra số dư NCI trên BCĐKT ngày 31/12/X5.

Bài P4.5 : Phương pháp mua & NCI theo GTHL


P Co kiểm soát J Co thông qua mua 90% quyền biểu quyết tại cty này vào ngày 1/7/20X2. P
Co đã chuyển tiền mua cho chủ sở hữu của J Co là $ 2.000.000. P Co lựa chọn đo lường NCI
ngày mua theo GTHL là $ 200.000. Giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu của J Co vào ngày mua gồm:
- Vốn góp:………. $ 500.000
- Lợi nhuận giữ lại: $ 450.000
- Quỹ dự trữ:……..$ 100.000
Giá trị sổ sách và giá trị hợp lý tài sản và nợ phải trả của S Co vào ngày mua như sau:
GTGS ($) GTHL($) Ghi chú

Hàng tồn kho 200.000 250.000 60% đã bán trong năm 20X3

TSCĐ 450.000 500.000 Giá trị sử dụng còn lại: 5 năm

Tài sản thuần khác 400.000 400.000


Tổng tài sản thuần 1.050.000 1.150.000

Báo cáo tài chính của P Co & J Co cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/20X3 như sau:
Báo cáo thu nhập tổng hợp năm 20X3

P Co ($) J Co ($)

Lợi nhuận trước thuế 4.000.000 1.000.000

Chi phí thuế (800.000) (200.000)

Lợi nhuận sau thuế 3.200.000 800.000

Chênh lệch đánh giá lại tài sản (sau thuế) 100.000

Lợi nhuận tổng hợp 3.200.000 900.000

Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu ngày 31/12/20X3


Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/20X3 (một
phần)

P Co J Co J Co J Co

LNGL ($) LNGL($) OCI($) Tổng($)

Số dư ngày 1/1/X3 840.000 400.000 400.000 400.000

LN tổng hợp 3.200.000 800.000 100.000 900.000

Cổ tức công bố (180.000) (100.000) (100.000)

Số dư ngày 31/12/X3 3.860.000 1.100.000 500.000 1.600.000

Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/20X5


Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/X5 ($)

P Co J Co

TSCĐ hữu hình (GTCL) 2.400.000 2.200.000


Đầu tư vào cty con (S Co) 2.000.000

Hàng tồn kho 720.000 500.000

Phải thu nội bộ tập đoàn 300.000

Nợ phải thu khách hàng 800.000 550.000

Nợ phải thu cổ tức từ J Co 72.000

Tiền 60.000 20.000

Tổng Tài sản 6.052.000 3.570.000

Phải trả người bán 712.000 1.390.000

Phải trả nội bộ tập đoàn 300.000

Nợ phải trả cổ tức 180.000 80.000

Vốn góp 1.000.000 500.000

LNGL 3.860.000 1.100.000

Quỹ đánh giá lại (OCI) 500.000

Tổng nguồn vốn 6.052.000 3.570.000

Yêu cầu: Thuế suất: 20%


1. Trình bày các bút toán trên sổ hợp nhất năm X5
2. Thực hiện kiểm tra số dư NCI trên BCĐKT ngày 31/12/X5.

Bài P4.6 – Phương pháp mua & NCI theo phương pháp tỷ lệ
Dữ liệu và yêu cầu tương tự bài P4.5 ngoại trừ P Co lựa chọn phương pháp tỷ lệ tính NCI
ngày mua

Bài P4.7- Phương pháp mua & NCI theo phương pháp GTHL
Ngày 1/1/20X1, P Co đạt được quyền kiểm soát M Co thông qua giao dịch hợp nhất kinh
doanh như sau:
- Tỷ lệ lợi ích (sở hữu M) của P Co là 90%
- Tại ngày mua, VCSH của M (giá trị sở sách) như sau: Vốn góp: $ 1.200.000; LNGL: $
550.000; Quỹ đánh giá lại (OCI): $ 120.000 . Giá trị sổ sách & GTHL tài sản, nợ phải trả xác
định được của M Co vào ngày mua:
GTGS ($) GTHL($) Lưu ý

Hàng tồn kho 120.000 180.000 Đã bán trong năm 20X1

Tài sản vô hình 0 250.000 Thời gian sử dụng 5 năm

Tài sản thuần 1.750.000 1.750.000


khác

Tổng tài sản 1.870.000 1.870.000


thuần

P Co lựa chọn phương pháp tính NCI ngày mua là phương pháp GTHL, GTHL của NCI là
250.000$.
Báo cáo thu nhập tổng hợp năm 20X3

P Co ($) M Co ($)

Lợi nhuận trước thuế 2.000.000 500.000

Chi phí thuế (391.000) (100.000)

Lợi nhuận sau thuế 1.609.000 400.000

Thu nhập tổng hợp khác:

Chênh lệch đánh giá TS (sau 90.000


thuế)

Lợi nhuận tổng hợp 1.609.000 490.000

Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu ngày 31/12/20X3


Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/20X3 (một
phần)

P Co M Co M Co M Co

LNGL ($) LNGL($) OCI($) Tổng($)


Số dư ngày 1/1/X3 760.000 520.000 200.000 720.000

LN tổng hợp 1.609.000 400.000 90.000 490.000

Cổ tức công bố (100.000) (50.000) (50.000)

Số dư ngày 31/12/X3 1.269.000 870.000 290.000 1.160.000

Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/20X3


Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/X3 ($)

P Co M Co

TSCĐ hữu hình (GTCL) 2.500.000 1.800.000

Đầu tư vào cty con (M Co) 2.600.000

Hàng tồn kho 900.000 500.000

Phải thu nội bộ tập đoàn 120.000

Nợ phải thu khách hàng 1.000.000 500.000

Nợ phải thu cổ tức từ M Co 45.000

Tiền 80.000 150.000

Tổng Tài sản 7.125.000 3.070.000

Phải trả nhà cung cấp 2.706.000 660.000

Phải trả nội bộ tập đoàn 120.000

Nợ phải trả cổ tức 30.000 50.000

Vốn góp 2.000.000 1.200.000

LNGL 2.269.000 870.000


Quỹ đánh giá lại 290.000

Tổng nguồn vốn 7.125.000 3.070.000

Yêu cầu: Thuế 20%


1. Trình bày các bút toán trên sổ hợp nhất năm X3
2. Thực hiện kiểm tra số dư NCI trên BCĐKT ngày 31/12/X5.

Bài P4.8: Phương pháp mua & NCI theo phương pháp tỷ lệ
Dữ liệu và yêu cầu tương tự bài P 4-7, ngoại trừ P Co lựa chon phương pháp tỷ lệ tính NCI
ngày mua.

Bài P4.9: Quyền biểu quyết tiềm tàng NCI theo GTHL
Ngày 1/7/20X8, P Co có được quyền kiểm soát S Co thông qua giao dịch mua 80% cổ phiếu
thường và quyền chọn mua cổ phiếu của chủ sở hữu của cty này với giá $ 200.000.000. P Co lựa
chọn đo lường NCI theo GTHL. Thuế suất 20%. Các thông tin về tài sản & nợ phải trả có thể
xác định được của S Co vào ngày mua như sau:
GTHL($) GTGS($)

Tài sản cố định vô hình 20.000.000 0

Tài sản thuần khác 120.000.000 120.000.000

Tổng tài sản thuần 140.000.000 120.000.000

Các thông tin khác về S Co vào ngày mua như sau:


- Giá trị hợp lý mỗi cổ phiếu thường là $2
- Giá trị hợp lý mỗi quyền chọn mua cổ phiếu là $ 0,5
- NCI: 10.000.000 cổ phiếu thường & 1.000.000 quyền chọn
- Lợi ích của P Co: 90.000.000 Cổ phiếu thường và 9.000.000 quyền chọn mua cổ phiếu
Yêu cầu:
1. Xác định NCI ngày mua
2. Xác định LTTM vào ngày mua

Bài P4.10: Quyền biểu quyết tiềm tàng & tính NCI theo phương pháp tỷ lệ
Dữ liệu và yêu cầu tương tự bài P 4.9, ngoại trừ: P Co lựa chọn phương pháp tỷ lệ tính NCI
Bài P4.11: Hợp nhất & NCI

P Co mua 90% lợi ích X Co và đạt được quyền kiểm soát vào ngày 1/1/20X3. Vào ngày mua,
giá trị sổ sách VCSH của X Co: Vốn góp: $ 600.000; LNGL: $ 600.000.
Vào ngày mua, tất cả tài sản & nợ phải trả của X Co đều có GTGS bằng GTHL, ngoài trừ
TSCĐ hữu hình. TSCĐ hữu hình này có GTGS & GTHL vào ngày mua lần lượt là $ 1.000.000
& $ 1.400.000, thời gian sử dụng còn lại kể từ ngày mua là 10 năm. Vào ngày 1/1/20X6 X Co đã
bán TSCĐ hữu hình này cho bên thứ ba với giá bán là $ 300.000.
GTHL của NCI ngày mua là $ 180.000. Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày
31/12/20X6 như sau:
i) Báo cáo thu nhập và một phần báo cáo thay đổi VCSH

P Co X Co

Lợi nhuận trước thuế 4.200.000 2.400.000

Chi phí thuế (T/s 20%) (840.000) (480.000)

Lợi nhuận sau thuế 3.360.000 1.920.000

Cổ tức (công bố) (200.000) (100.000)

Lợi nhuận giữ lại trong năm 3.160.000 1.820.000

Lợi nhuận giữ lại ngày 1/1/X6 1.500.000 800.000

Lợi nhuận giữ lại ngày 4.660.000 2.620.000


31/12/X6

ii) Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/20X6


Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/X6 ($)

P Co X Co

TSCĐ hữu hình (GTCL) 5.200.000 2.600.000

Đầu tư vào cty con (x Co) 1.800.000


Hàng tồn kho 300.000 340.000

Nợ phải thu khách hàng 500.000 250.000

Tiền 100.000 70.000

Tổng Tài sản 7.900.000 3.260.000

Nợ phải trả người bán 2.240.000 40.000

Vốn góp 1.000.000 600.000

LNGL 4.660.000 2.620.000

Tổng nguồn vốn 7.900.000 3.260.000

Yêu cầu: Thuế 20%


1. Trình bày các bút toán trên sổ hợp nhất năm X6
2. Thực hiện kiểm tra số dư NCI trên BCĐKT ngày 31/12/X6.

Bài P4.12: Hợp nhất và NCI


Ngày 1/1/20X4 P Co mua 90% lợi ích (cổ phần) của cty Y và đạt được quyền kiểm soát cty
này. Vào ngày mua, giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu của Y bao gồm: Vốn góp: $ 900.000; LNGL:
$ 300.000. NCI ngày mua tính theo GTHL là $ 120.000. Cty Y đang đối mặt với một vụ kiện mà
lợi thế đang thuộc về bên nguyên đơn. Tuy nhiên Y chưa ghi nhận khoản dự phòng nợ phải trả.
Vào ngày mua, P xác định một khoản nợ tiềm tàng liên quan đến vụ kiện này thỏa mãn IFRS 3 là
$ 200.000. Tháng 7/20X5, theo phán quyết của tòa án, Y đã ghi nhận một khoản chi phí tổn thất
(thiệt hại) từ vụ kiện là $ 180.000. Báo cáo tài chính của p & Y cho năm tài chính kết thúc ngày
31/12/20X6 như sau:
(i) Báo cáo thu nhập và một phần Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu cho năm 20X6 ($)

P Co Y Co

Lợi nhuận trước thuế 5.000.000 2.000.000

Chi phí thuế (T/s 20%) (1.000.000) (400.000)

Lợi nhuận sau thuế 4.000.000 1.600.000


Cổ tức (công bố) (300.000) (120.000)

Lợi nhuận giữ lại trong năm 3.700.000 1.480.000

Lợi nhuận giữ lại ngày 1/1 1.200.000 800.000

Lợi nhuận giữ lại ngày 31/12 4.900.000 2.280.000

Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/20X6


Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/X6 ($)

P Co Y Co

TSCĐ hữu hình (GTCL) 4.160.000 2.500.000

Đầu tư vào cty con (Y Co) 1.800.000

Nợ phải thu từ P 90.000

Hàng tồn kho 800.000 600.000

Nợ phải thu khách hàng 520.000 200.000

Tiền 100.000 50.000

Tổng Tài sản 7.380.000 3.440.000

Nợ phải trả nhà cung cấp 390.000 260.000

Nợ phải trả Y 90.000

Vốn góp 2.000.000 900.000

Lợi nhuận giữ lại 4.900.000 2.280.000

Tổng nguồn vốn 7.380.000 3.440.000

Yêu cầu: Thuế suất 20%


1. Trình bày các bút toán trên sổ hợp nhất năm X6
2. Thực hiện kiểm tra số dư NCI trên BCĐKT ngày 31/12/X6.
Bài P4.13- Tổn thất LTTM
P Co mua 80% cổ phiếu của S Co. S Co có hai bộ phận là: Paints & Chemicals. Mỗi bộ phận
này là có dòng tiền độc lập, nên là 1 đơn vị tạo tiền (hoạt động kinh doanh) (theo IAS 36- Tổn
thất). LTTM và số dư vào ngày 31/12/20X5 của từng bộ phận như sau:
Paints ($) Chemicals ($)

Lợi thế thương mại (thuộc P Co) 6.000.000 7.000.000

Lợi thế thương mại (thuộc NCI) 1.500.000 1.750.000

Giá trị ghi sổ tài sản thuần (trên sổ 30.000.000 43.000.000


cty con)

Chênh lệch GTHL chưa phân bổ 3.000.000 5.000.000

GTHL của từng bộ phận 33.000.000 56.000.000

Giá trị sử dụng từng bộ phận 37.000.000 50.000.000

Yêu cầu: Tính tổn thất LTTM (nếu có) và ghi nhận bút toàn tổn thất LTTM trên sổ hợp nhất
năm 20X5.

Bài P 4-14: Tổn thất LTTM


Vào ngày 1/7/20X6, P Co kiểm soát S Co. S Co có hai bộ phận là: Trading & Manufacturing,
có dòng tiền độc lập nên thỏa mãn là đơn vị tạo tiền theo IAS 36. P Co lựa chọn đo lường NCI
ngày mua theo GTHL. Tổng LTTM vào ngày mua là $ 8.000.000. Vào ngày mua, P Co đã ghị
nhận một TSCĐ vô hình hình thành từ nội bộ (R & D) theo GTHL. P Co đánh giá tổn thất
LTTM vào ngày 31/12/X8. Cac1 thông tin liên quan vào ngày 31/12/x8 như sau:
Trading ($) Manufacturing ($)

Lợi thế thương mại 3.500.000 4.500.000

Giá trị ghi sổ tài sản thuần 12.000.000 20.000.000

số dư (GTHL) TSCĐ VH chưa phân bổ 6.000.000 4.500.000


GTHL của từng bộ phận 15.000.000 28.000.000

Giá trị sử dụng từng bộ phận 16.000.000 27.000.000

Yêu cầu:
1.Tính tổn thất LTTM (nếu có) cho từng bộ phận vào ngày 31/12/20X8
2. Xác định tổn thất cho TS thuần có thể xác định cho từng bộ phận ngày 31/12/20X8.

Bài P 4-15- Tổn thất LTTM


Vào ngày 1/7/20X6, P Co kiểm soát S Co. S Co có hai bộ phận là: Trading & Manufacturing,
có dòng tiền độc lập nên thỏa mãn là đơn vị tạo tiền theo IAS 36. P Co lựa chọn đo lường NCI
ngày mua theo phương tỷ lệ. Tổng LTTM vào ngày mua thuộc P Co là $ 7.000.000. Vào ngày
mua, P Co đã ghị nhận một TSCĐ vô hình hình thành từ nội bộ (R & D) theo GTHL. P Co đánh
giá tổn thất LTTM vào ngày 31/12/X8. Cac1 thông tin liên quan vào ngày 31/12/x8 như sau:

Trading ($) Manufacturing ($)

Lợi thế thương mại 3.000.000 4.000.000

Giá trị ghi sổ tài sản thuần 12.000.000 20.000.000

số dư (GTHL) TSCĐ VH chưa phân bổ 6.000.000 4.500.000

GTHL của từng bộ phận 15.000.000 28.000.000

Giá trị sử dụng từng bộ phận 16.000.000 27.000.000

Yêu cầu:
1.Tính tổn thất LTTM (nếu có) cho từng bộ phận vào ngày 31/12/20X8
2. Xác định tổn thất cho TS thuần có thể xác định cho từng bộ phận ngày 31/12/20X8.

Bài P 4-16 - Hạch toán thành phần khác của NCI


Ngày 1/1/20X5, cty A mua toàn bộ 800.000 Cổ phiếu thường của cty B với giá $ 900.000 và
trả bằng tiền mặt. Vào ngày này, giá trị ghi sổ & GTHL tài sản thuần của B lần lượt là $ 650.000
& $ 710.000.
Trong năm 20X5, B đã phát hành quyền chọn mua cổ phiếu cho nhân viên. Vào ngày mua,
trong VCSH của B có giá trị ghi sổ của thành phần - quyền chọn cổ phiếu (share option reserve)
là $ 70.000. Các quyền chọn này đảm bảo cho người lao động và cty A không thay đổi khi mua
B.
Ngoài ra, Cty B có 1.000 cổ phiếu ưu đãi chưa thanh toán vào ngày 1/1/20X5. Các cổ phiếu
này có mệnh giá $1/CP và ghi vào VCSH phù hợp với IAS 32. Cổ phiếu này không mang lại
quyền biểu quyết cho người nắm giữ cổ tức cao hơn cổ phiếu thường. Khi cty thanh lý các cổ
phiếu ưu đãi này không mang lại cho người nắm giữ lợi ích từ tài sản thuần. Vào ngày mua, giá
trị hợp lý của cổ phiếu ưu đãi này là $ 5.000.
Yêu cầu: tính LTTM vào ngày mua và nêu bút toán thích hợp trên sổ hợp nhất. Giả sử không
có ảnh hưởng của thuế.
BÀI TẬP CHƯƠNG 4 (chapter 5 – Textbook)
P5.1. Sổ kế toán hợp nhất
Số dư các tài khoản trên sổ kế toán (riêng) của Fire and Wall vào ngày 31/12/20X3 (trước khi
khóa sổ lập BCTC riêng) như sau:
Tài khoản FIRE (Cty mẹ) ($) WALL (Cty con) ($)
Dư Nợ Dư Có Dư Nợ Dư Có
Tiền
19,800 3,200
Nợ phải thu khách hàng
32,000 38,000
Hàng tồn kho
330,000 170,000
Đất
160,000 80,000
Nhà & thiết bị
680,000 520,000
Đầu tư vào Wall (giá gốc)
196,000
Giá vốn hàng bán
372,000 159,600
Chi phí khấu hao
40,000 30,000
Chi phí lãi
32,000 10,400
Các chi phí khác (cảthuế)
44,850 52,000
Cổ tức đã công bố
60,000 30,000
Hao mòn lũy kế
280,000 160,000
Nợ phải trả nhà cung cấp
184,800 70,000
Phát hành trái phiếu - MG
400,000 300,000
Phát hành trái phiếu- Phụ trội 3,200
Vốn góp cổ phần
240,000 160,000
Lợi nhuận giữ lại
241,600 100,000
Doanh thu
520,000 250,000
Thu nhập khác
79,250 50,000
Cổ tức nhận được từ cty con
21,000
Tổng
1,093,200 1,093,200
1,966,650 1,966,650
Thông tin bổ sung
(i) Vào ngày 1/1/20X2, FIRE mua 70% cổ phiếu của WALL. Vào ngày mua, giá trị ghi sổ
vốn chủ sở hữu của Wall gồm: Vốn cổ phần: $ 160.000 & LNGL: $ 40.000
(i) Giá mua (GPHNKD) cao hơn phần lợi ích của nhà đầu tư trong giá trị ghi sổ tài sản thuần
của WALL gồm:
- Tòa nhà: có giá trị hợp lý cao hơn GTGS là $ 40.000; có thời gian sử dụng còn lại kể từ
1/1/20X2 là 10 năm.
- Lợi thế thương mại. Trong năm 20X2, tổn thất lợi thế thương mại là 20% giá trị ban đầu.
(ii) Giá trị hợp lý 100% cổ phiếu của WALL vào ngày mua là $ 280.000. NCI vào ngày mua
tương ứng tỷ lệ trong GTHL của Wall.
(j) Trong suốt năm 20X2 có các giao dịch sau:
a. Wall đã mua hàng của FIRE với giá $ 96.000, và đã bán ra ngoài $ 54.000 vào năm
20X3. Lô hàng này giá gốc của FIRE là $64.000.
b. FIRE đã bán 1 tòa nhà cho WALL: giá gốc $ 40.000; giá bán $ 64.000, khấu hao lũy kế
vào ngày bán là $ 8.000. Thời gian sử dụng ban đầu là 10 năm, vào ngày bán thời gian sử dụng
còn lại là 8 năm. Wall đã ghi nhận toàn bộ khấu hao năm của toàn nhà cho năm 20X2
(k) Trong suốt năm 20X3: FIRE bán hàng tồn kho cho WALL: giá gốc: $120.000; Giá bán: $
180.000. Trong năm 20X3, Wall đã bán ra ngoài 40% lô hang.
(l) Thuế suất 20%
Yêu cầu:
1.Trình bày các bút toán trên sổ hợp nhất của FIRE & Wall cho năm X3
2. Hãy xác định và phân tích các chỉ tiêu sau trên BCTC hợp nhất của năm X3: Giá vốn hàng
bán; Chi phí khấu hao; Số dư hàng tồn kho hợp nhất; số dư tài sản nhà, thiết bị & lợi nhuận giữ
lại

P5.2. Các bút toán điều chỉnh và loại trừ trên sổ hợp nhất
Báo cáo tài chính của Jewel Ltd và công ty con Opal Ltd như sau:

Báo cáo thu nhập & Báo cáo thay đổi VCSH năm 20X2 ($)
Jewe Ltd Opal Ltd
Doanh thu 10,000,000 3,300,000
Lợi nhuận hoạt động 10,000,000 160,000
Thu nhập cổ tức từ Silver Ltd 23,400
Lợi nhuận trước thuế 10,023.000 160,000
Chi phí thuế (220,000) (35,200)
Lợi nhuận sau thuế 803,400 124,800
Lợi nhuận đầu năm (1/1/X2) 2,050,000 210,000
Cổ tức công bố (100,000) (29,250)
Lợi nhuận giữ lại ngày 31/12/X2 2,753,400 305,550
Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/20X2
Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/X2 ($)
Jewel Ltd Opal Ltd
Vốn góp 2,350,000 300,000
Lợi nhuận giữ lại 2,753,400 305,550
Tổng VCSH 5,103,400 605,550
Đầu tư vào Opal (giá gốc) 450,000
Tài sản thuần khác 4,653,400 605,550
Tổng tài sản thuần 5,103,400 605,550
Các thông tin bổ sung:
a. Vào ngày Jewl Ltd mua Opal (1/1/20X0), vốn chủ sở hữu của Opal Ltd như sau:
- Vốn góp cổ phần:……………$ 300,000
- Lợi nhuận giữ lại:…………….$ 120,000
- Tổng VCSH:………………….$ 420,000
- Giá mua (GPHNKD):………..$ 450,000
- Tỷ lệ sở hữu Opal Ltd của Jewl Ltd là 80%
- Giá trị hợp lý tài sản thuần bằng giá trị ghi sổ
b. Lợi thế thương mại & NCI như sau: NCI ngày mua tính theo GTHL là $ 112,500 &
LTTM: năm trước là $ 50,000; năm hiện hành là: $ 50,000
c. Giao dịch bán hàng nội bộ trong tập đoàn: Doanh thu nội bộ Jewel bán cho Opal trong
năm X2 là : $ 100,000 Lợi nhuận chưa thực hiện trong số hang tồn vào ngày 31/12/X2 tại Opal
là $ 30,000
Yêu cầu: (Thuế suất 20%)
3. Trình bày các bút toán trên sổ hợp nhất năm X2
4. Thực hiện kiểm tra số dư NCI & LNGL trên BCĐKT hợp nhất ngày 31/12/X2.

Bài P 5.3. Hợp nhất & phân tích NCI


Prism Co mua 80% cổ phần của Sapphire Co với giá mua là $ 300,000 vào ngày 1/1/X7. Vào
ngày mua, GTGS VCSH của Sapphire như sau: Vốn góp cổ phần: $ 200,000; LNGL: $ 150,000.
Giá mua (GPHNKD) cao hơn tỷ lệ lợi ích của Prism trong giá trị ghi sổ tài sản thuần của
Sapphire vào ngày mua chính là phần giá trị của Nhà xưởng & thiết bị trên sổ sách thấp hơn giá
trị hợp lý vào ngày mua này. Giá mua (GPHNKD) của Prism cũng là phần tỷ lệ tương ứng trong
GTHL toàn bộ cổ phần của Sapphire vào ngày mua. NCI ngày mua tính theo GTHL.
Vào ngày 1/1/X9, Prism Co đang dự trữ hàng tồn kho đã mua của Sapphire Co trong năm X8 với
giá $ 15,000, giá thành sản xuất tương ứng tại Sapphire là $10,000. Trong năm X9 Sapphire đã
bán tiếp cho Prism lô hàng có giá gốc là $ 40,000 với giá bán là $ 60,000. Trong năm X9, Prism
đã bán hết lô hàng tồn đầu kỳ và một phần lô hàng mua trong kỳ. Vào ngày 31/12/X9, Prism còn
dự trữ 40% lô hàng mua trong năm X9. Thuế suất 20%. Báo cáo tài chính cho năm kết thúc
ngày 31/12/20X9 của cả hai cty như sau:
Prism Co ($) Sapphire Co ($)
Doanh thu bán hàng
480,000
1,000,000
Giá vốn hàng bán
(320,000)
(640,000)
Thu nhập (cổ tức từ cty con)
-
16,000
Chi phí khấu hao
(10,000)
(100,000)
Chi phí lãi
(14,000)
(72,000)
Chi phí thuế và chi phí khác
(76,000)
(44,000)
Lợi nhuận sau thuế
60,000
160,000
LNGL ngày 1/1/
300,000
580,000
Cổ tức (công bố)
(20,000)
(40,000)
LNGL (31/12)
340,000
700,000
Tiền & nợ phải thu
420,000
620,000
Hàng tồn kho
270,000
640,000
Đất
150,000
260,000
Nhà xưởng & thiết bị (giá gốc)
200,000
1,500,000
Đầu tư vào Sapphire (giá gốc)
300,000
Tổng dư Nợ
1,040,000
3,320,000
Hao mòn lũy kế
80,000
1,000,000
Nợ phải trả
420,000
1,220,000
Vốn góp cổ phần
200,000
400,000
Lợi nhuận giữ lại
340,000
700,000
Tổng dư có
1,040,000
3,320,000
Yêu cầu:
3. Trình bày các bút toán trên sổ hợp nhất năm X9
4. Thực hiện kiểm tra số dư NCI trên BCĐKT ngày 31/12/X9. Xác định và phân tích số dư
nagỳ 31/12/X9 các chỉ tiêu sau trên BCĐKT hợp nhất: Hàng tồn kho, NHà cửa & thiết bị và
LNGL

Bài P5.4. Giao dịch nội bộ TSCĐ


Vào ngày 1/1/X1, Cty mẹ đã mua một thiết bị với giá $ 200.000. Thời gian sử dụng ước tính kể
từ ngày mua là 10 năm và giá trị thu hồi khi thanh lý ước tính là 0. Vào ngày 1/7.X5, cty mẹ bán
tài sản cố định này cho cty con với giá $ 120,000. Công ty mẹ sở hữu 90% lợi ích cty con. Ngày
1/7/X5, thời gian sử dụng còn lại của tài sản ước tính là 7 năm. Lợi nhuận sau thuế của Cty con
năm X5 là $ 500,000. Thuế suất 20%.
Yêu cầu: 1.Thực hiện các bút toán liên quan đến giao dịch trên trên sổ hợp nhất năm X5.
2. Cũng yêu câu như trên, giả sử cty con bán tài sản cho cty mẹ.
3. Hãy nêu các bút toán liên quan trên sổ hợp nhất năm X6

Bài P 5.5: Hợp nhất & NCI


P mua 90% lợi ích của S vào ngày 1/1/X3. Báo cáo tài chính của P & S cho năm tài chính kết
thúc ngày 31/12/X5 như sau: Báo cáo thu nhập và một phần báo cáo thay đổi VCSH cho năm tài
chính kết thúc ngày 31/12/X5
LICĐKKS (theo GTHL): 140.000
P Co ($) S Co($)
Lợi nhuận trước thuế (gồm cổ tức) 2,500,000 900,000
Chi phí thuế (T/s 20%) (500,000) (180,000)
Lợi nhuận sau thuế 2,000,000 720,000
Cổ tức (công bố) (300,000) (140,000)
Lợi nhuận giữ lại trong năm 1,700,000 580,000
Lợi nhuận giữ lại ngày 1/1/X5 900,000 800,000
Lợi nhuận giữ lại ngày 31/12/X5 2,600,000 1,380,000
Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/20X5
Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/X5 ($)
P Co ($) X Co($)
TSCĐ hữu hình (GTCL) 2,500,000 1,250,000
Đầu tư vào cty con (Y Co) 1,200,000
Đầu tư khác 300,000
Hàng tồn kho 750,000 500,000
Nợ phải thu khách hàng 420,000 150,000
Tiền 50,000 100,000
Tổng Tài sản 5,220,000 2,000,000
Nợ phải trả người bán 1,620,000 120,000
Vốn góp 1,000,000 500,000
LNGL 2,600,000 1,380,000
Tổng nguồn vốn 5,220,000 2,000,000
VCSH của X ngày mua
Vốn góp cổ phần 500,000
LNGL 600,000
1,100,000
Giá trị hợp lý & giá trị ghi sổ tài sản thuần có thể xác định được của Y Co vào ngày mua (ngoại
trừ thuế hoãn lại do chênh lệch):

YCo (ngàymua) GTGS GTHL($)


($)
Hàng tồn kho 200,000 250,000
Tài sản thuần khác 900,000 900,000
Tổng tài sản thuần= Tổng TS-NPTra 1,100,000 1,150,000 (trước ảnh hưởng thuế)
Nợ phải trả thuế TNHL (10,000)
Tổng TST (sau ảnh hưởng thuế) 1,100,000 1,140,000

Thông tin bổ sung:


a)Toàn bộ lô hàng (vào ngày mua) của Y đã bán cho bên thứ ba vào X4
b) Ngày 1/1/X5, Y chuyển 1 TSCĐ cho P như sau:
Giá trên hóa đơn Y bán cho P ($) 120,000
Giá gốc ($) 100,000
Hao mòn lũy kế ($) (60,000)
Giá trị còn lại ngày 1/1/X5 ($) 40,000
Lợi nhuận Y đã ghi nhận cho X4 ($) (trước thuế) 80,000
LNNB (sau thuế) 64.000
Thời gian sử dụng ban đầu (gốc) (năm) 5
Thời gian sử dụng còn lại từ 1/1/X4 với giá trị thanh lý = 0 2

Thời gian sử dụng còn lại từ 1/1/X5 với giá trị thanh lý = 0 2
Thuế 20%
Yêu cầu:
1. Trình bày các bút toán trên sổ hợp nhất năm X5
2. Thực hiện kiểm tra số dư NCI trên BCĐKT ngày 31/12/X5
BÀI TẬP CHƯƠNG 5 (chapter 6 – Textbook)
P6.4. phương pháp vốn chủ sở hữu
P Co. mua 30% lợi ích A Co. vào ngày 1/1/20X3. Báo cáo tài chính của A Ltd như sau:

Income statement 20X5 A Co ($)


Lợi nhuận trước thuế 200,000
Chi phí thuế (40,000)
Lợi nhuận sau thuế 160,000
Cổ tức công bố (20,000)
Lợi nhuận được giữ lại 140,000
LNGL đầu năm (1/1/x5) 100,000
Lợi nhuận giữ lại ngày 31/12/X5 240,000
Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/20X5
A Co($)
TSCĐ hữu hình (GTCL) 450,000
Hàng tồn kho 120,000
Nợ phải thu khách hàng 60,000
Tiền 25,000
Tổng Tài sản 655,000
Nợ phải trả người bán 315,000
Vốn góp 100,000
LNGL 240,000
Tổng nguồn vốn 655,000

Ngày mua 1/1/X3


Tỷ lệ lợi ích 30%
Giá mua (gốc) 200,000

VCSH của A Co ngày mua


Vốn góp cổ phần 100,000
LNGL 30,000
Tổng 130,000

GTHL & GTGS tài sản thuần của A Co ngày mua:


TSCĐ VH (chưa được ghi nhận) (GTHL) 40,000
Tài sản thuần có thể xác định khác (GTGS =GTHL) 130,000
Thông tin bổ sung:
a)TSCĐ vô hình mà chưa được ghi nhận vào ngày mua bị tổn thất một phần (50% giá trị hợp lý
ngày mua) trong năm X4.
b)Vào ngày 1/12/X4, A Co mua hàng từ P Co, chi tiết như sau: Giá bán: $ 20,000; Giá gốc: $
15,000. Lô hàng này được bán hết cho bên thứ ba vào năm X5. Giả sử thuế suất thuế TNDN là
20%.
Yêu cầu:
1. Trình bày các bút toán cho năm X5
2. Kiểm tra số dư khoản đầu tư vào A Co vào ngày 31/12/X5

P6.13
Công ty Prism kiểm soát công ty Silver và có quyền ảnh hưởng đáng kể công ty Amber. Báo cáo
tài chính năm 20x6 như sau:
Prism Silver Amber
Lãi trước thuế 1,600,000 1,260,000 1,700,000
Thuế thu nhập (320,000) (264,000) (357,000)
Lãi sau thuế 1,280,000 995,400 1,343,000
Cổ tức công bố (50,000) (100,000) (140,000)
Lợi nhuận giữ lại 1,230,000 895,400 1,203,000
Lợi nhuận giữ lại đầu kỳ 820,000 720,000 850,000
Lợi nhuận giữ lại cuối kỳ 2,050,000 1,615,400 2,053,000

Đầu tư vào Silver 1,820,000


Đầu tư vào Amber 860,000
Phải trả cho Silver (150,000)
Phải trả cho Prism (35,000)
Phải thu từ Prism 150,000
Phải thu từ Amber 35,000
Tài sản thuần khác 1,254,000 2,085,400 3,148,000
3,819,000 2,235,400 3,113,000

Vốn cổ phần 1,769,000 620,000 950,000


Lợi nhuận giữ lại 2,050,000 1,615,400 2,053,000
Quỹ đánh giá lại tài sản 110,000
3,819,000 2,235,400 3,113,000

Ngày mua 01/01/20x3 01/01/20x4


Tỷ lệ lợi ích của Prism 90% 30%
Vốn chủ sở hữu tại ngày mua
- Vốn cổ phần 620,000 950,000
- Lợi nhuận giữ lại 520,000 670,000
- Chênh lệch đánh giá lại tài sản 70,000
1,140,000 1,690,000

Chênh lệch đánh giá lại tài sản 120,000


01/01/x6
NCI tại ngày mua (GTHL) 180,000

Giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của tài sản và nợ phải trả của công ty Silver và Amber tại ngày
mua như sau
Silver Amber
Giá trị ghi Giá trị hợp Giá trị ghi sổ Giá trị hợp
sổ lý lý
Tài sản cố định 100,000 350,000
Dự phòng phải trả (250,000)
Tài sản thuần khác 1,040,000 1,040,000 1,690,000 1,690,000
Tổng tài sản thuần 1,140,000 1,390,000 1,690,000 1,440,000

Các thông tin bổ sung:


a. Tại ngày mua, tài sản cố định của công ty Silver có thời gian sử dụng hữu ích còn lại là
20 năm.
b. Trong năm 20x4, công ty Prism thuê công ty Silver phát triển một phần mềm chuyên
dụng. Dự án bắt đầu vào ngày 01/03/20x4 và công ty Silver ghi nhận doanh thu 350,000 và lợi
nhuận 70,000 trong năm 20x4. Dự án hoàn thành vào ngày 31/12/20x4. Thời gian sử dụng hữu
ích ước tính của phần mềm là 10 năm từ ngày 01/01/20x5. Giá trị thanh lý không đáng kể.
c. Trong năm 20x5, công ty Prism bán hàng tồn kho cho công ty Silver như sau:
Giá bán ..............................................................80,000
Giá vốn ..............................................................95,000
Tỷ lệ chưa bán ra ngoài vào ngày 31/12/20x5 ..... 90%

d. Dự phòng phải trả của công ty Amber được thanh toán và ghi nhận vào chi phí như sau
Năm 20x5 ........................................................180,000
Năm 20x6 ..........................................................20,000
Không còn phát sinh khoản thanh toán nào khác

e. Trong năm 20x5, công ty Amber bán hàng tồn kho cho công ty Prism như sau:
Giá bán ............................................................100,000
Giá vốn ..............................................................75,000
Tỷ lệ bán ra ngoài 20x5 ....................................... 40%
Tỷ lệ bán ra ngoài 20x6 ....................................... 50%

f. Prism ghi nhận lợi ích bên không nắm quyền kiểm soát theo giá trị hợp lý tại ngày mua.
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20%.
Yêu cầu:
Ghi nhận các bút toán điều chỉnh trên báo cáo tài chính hợp nhất của công ty Prism cho năm tài
chính kết thúc ngày 31/12/20x6.

P6.16 Công ty Prism kiểm soát công ty Sapphire và có quyền ảnh hưởng đáng kể công ty
Amber. Báo cáo tài chính năm 20x6 như sau:
P Sapphire Amber
Lãi trước thuế 3,200,000 1,000,000 820,000
Thuế thu nhập (640,000) (200,000) (172,200)
Lãi sau thuế 2,560,000 800,000 647,800
Cổ tức công bố (140,000) (86,000) (78,000)
Lợi nhuận giữ lại 2,420,000 714,000 569,800
Lợi nhuận giữ lại đầu kỳ 630,000 670,000 400,000
Lợi nhuận giữ lại cuối kỳ 3,050,000 1,384,000 969,800

Đầu tư vào Sappire 2,000,000


Đầu tư vào Amber 1,200,000
Tài sản thuần khác 1,050,000 2,104,000 1,619,800
4,250,000 2,104,000 1,619,800

Vốn cổ phần 1,200,000 720,000 450,000


Lợi nhuận giữ lại 3,050,000 1,384,000 969,800
Chênh lệch đánh giá lại tài sản 200,000
4,250,000 2,104,000 1,619,800

Ngày mua 01/01/20x3 01/01/20x5


Tỷ lệ lợi ích của Prism 90% 30%
Vốn chủ sở hữu tại ngày mua
- Vốn cổ phần 720,000 450,000
- Lợi nhuận giữ lại 400,000 180,000
- Chênh lệch đánh giá lại tài sản 50,000
1,120,000 680,000

Chênh lệch đánh giá lại tài sản 150,000


01/01/x6
NCI tại ngày mua (GTHL) 200,000

Giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của tài sản và nợ phải trả của công ty Sapphire và Amber tại ngày
mua như sau

Sapphire Amber
Giá trị ghi Giá trị hợp Giá trị ghi sổ Giá trị hợp
sổ lý lý
Hàng tồn kho 280,000 320,000
Dự phòng phải trả (150,000) (100,000)
Tài sản thuần khác 1,270,000 1,270,000 400,000 400,000
Tổng tài sản thuần 1,120,000 1,170,000 680,000 720,000

Các thông tin bổ sung liên quan đến công ty Sapphire


a. Dự phòng phải trả tại ngày mua của công ty Sapphire được thanh toán toàn bộ năm 20x5
với giá trị 120,000.
b. Vào ngày 01/07/20x6, Công ty Sapphire bán cho công ty P 1 lô hàng tồn kho có thông tin
như sau:
Giá bán ............................................................250,000
Giá vốn ............................................................300,000
Tỷ lệ chưa bán ra ngoài vào ngày 31/12/20x6 ..... 30%
Giá trị thuần có thể thực hiện được của 30% HTK81,000
c. Công ty P ký hợp đồng xây dựng cho công ty Sapphire 1 nhà xưởng. Công trình được
hoàn thành vào ngày 01/07/20x6. Thời gian sử dụng hữu ích của nhà xưởng 14 năm với giá trị
thanh lý không đáng kể. Hóa đơn cuối cùng của dự án được xuất vào tháng 06/20x7 trị giá
280,000 sau khi giai đoạn bảo hành kết thúc. Công ty P ghi nhận doanh thu theo thời gian, và
xuất hóa đơn và thu tiền theo quy định trong hợp đồng. Chi tiết như sau:
d.
31/12/2x05 31/12/20x6 01/06/20x7
(phát sinh trong kỳ) (phát sinh trong kỳ) (lũy kế)
Chi phí xây dựng 560,000 600,000 1,160,000
Lãi xây dựng 100,000 120,000 220,000
Tài sản XDCBDD 660,000 720,000 1,380,000
Xuất hóa đơn (500,000) (600,000) (1,100,000)

Doanh thu xây dựng 660,000 720,000 1,380,000


Chi phí xây dựng 560,000 600,000 1,160,000
Lãi xây dựng 100,000 120,000

e. Nợ phải thu từ công ty P trên báo cáo tài chính của Sapphire tại ngày 31/12/20x6 là
480,000.
Các thông tin bổ sung liên quan đến công ty Amber
f. Hàng tồn kho tại ngày mua của công ty Amber được bán ra bên ngoài theo tiến độ như
sau
20x5 ...................................................................... 35%
20x6 ...................................................................... 50%
Chưa bán .............................................................. 15%

g. Vào ngày 01/07/20x5, Công ty P bán một thiết bị cho công ty Amber với giá 380,000.
Giá gốc của thiết bị là 420,000 và giá trị ghi sổ là 350,000. Thời gian sử dụng hữu ích ước tính
ban đầu của tài sản là 6 năm. Tuy nhiên, vào ngày 01/07/20x5, thời gian sử dụng hữu ích còn lại
của tài sản được ước tính là 5 năm.

h. Trong năm 20x5, công ty Amber cung cấp dịch vụ kiến trúc cho công ty P liên quan đến
việc xây dựng nhà xưởng. Công ty Amber ghi nhận thu nhập như sau:
Phí kiến trúc ....................................................860,000
Chi phí dự án ................................................. (720,000)
Lãi từ dịch vụ kiến trúc ....................................140,000
Công trình được hoàn thành vào ngày 01/07/20x6. Công ty P khấu hao toàn nhà theo phương
pháp đường thẳng với thời gian sử dụng hữu ích ước tính 14 năm. Giá trị thanh lý không đáng
kể.

i. Trong năm 20x5, công ty Amber bán hàng tồn kho cho công ty P như sau:
Giá bán ............................................................150,000
Giá vốn ............................................................130,000
Tỷ lệ bán ra ngoài 20x5 ....................................... 50%
Tỷ lệ bán ra ngoài 20x6 ....................................... 30%

j. Vào ngày 31/12/20x5 công ty P nợ công ty Amber 50,000.


k. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20%.

Yêu cầu:
1. Ghi nhận các bút toán điều chỉnh trên báo cáo tài chính hợp nhất của công ty Prism cho
năm tài chính kết thúc ngày 31/12/20x6.
2. Tính độc lập lợi nhuận giữ lại và lợi ích bên không nắm quyền kiểm soát trên bảng cân
đối kế toán hợp nhất của công ty P tại ngày 31/12/20x6
BÀI TẬP CHƯƠNG 6 (chapter 7 – Textbook)
Bài P7.1
Thông tin liên quan đến cấu trúc tập đoàn A như sau:
Công ty B Ltd: A Ltd mua 70% cổ phiếu của B Ltd vào ngày 1/1/20X1
- Giá mua (GPHNKD): …………………………..1,250,000 $
- Vốn góp cổ phần của B vào ngày mua: 300,000 $
- Lợi nhuận giữ lại của B vào ngày mua: 700,000 $
- Vào ngày mua, tài sản thuần của B có giá trị ghi sổ bằng giá trị hợp lý
- Giá trị hợp lý NCI ngày mua: 500,000 $
Công ty C Ltd: B Ltd mua 60% cổ phiếu của C Ltd vào ngày 1/1/20X2
- Giá mua (GPHNKD): ………………………….. 650,000 $
- Vốn góp cổ phần của C vào ngày mua: 250,000 $
- Lợi nhuận giữ lại của C vào ngày mua: 500,000 $
- Vào ngày mua, tài sản thuần của C có giá trị ghi sổ bằng giá trị hợp lý
- Giá trị hợp lý NCI ngày mua: 400,000 $
Trích BCTC của các công ty cho năm 20X4 như sau (Đvt: $):
A B C

Lợi nhuận trước thuế 12,500,000 750,000 6,250,000

Chi phí thuế (2,500,000 (150,000) (1,250,000


) )

Lợi nhuận sau thuế 10,000,000 600,000 5,000,000

Cổ tức (công bố) (5,000,000 (300,000) (500,000)


)

Lợi nhuận giữ lại trong năm 5,000,000 300,000 4,500,000

Lợi nhuận giữ lại, 1/1/X4 12,500,000 1,500,000 1,000,000

Lợi nhuận giữ lại, 31/12/X4 17,500,000 1,800,000 5,500,000

Lợi nhuận trước thuế bao gồm thu nhập cổ tức từ các công ty con. Thuế suất 20%
Yêu cầu: Lập các bút toán điều chỉnh trên sổ hợp nhất tập đoàn A cho năm tài chính kết thúc
ngày 31/12/X4 (theo phương pháp hợp nhất đồng thời)
Bài P7.2
Trích ngang báo cáo tài chính của công ty P, X, Y và Z cho năm tài chính kết thúc ngày
31/12/20x5 như sau:
Báo cáo kết quả kinh doanh

Cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/20x5

P X Y X

Lãi trước thuế 500,000 250,000 160,000 300,000

Thuế thu nhập doanh nghiệp (100,000) (50,000) (32,000) (60,000)

Lãi sau thuế 400,000 200,000 128,000 240,000

Cổ tức đã công bố (56,000) (40,000) (65,000) (50,000)

Lợi nhuận giữ lại trong kỳ 344,000 160,000 63,000 190,000

Báo cáo tình hình tài chính

Tại ngày 31/12/20x5

P X Y X

Đầu tư vào công ty X 500,000

Đầu tư vào công ty Y 600,000

Đầu tư vào công ty Z 750,000

Tài sản khác 2,400,000 2,200,000 500,000 2,800,000

Tổng tài sản 3,500,000 2,200,000 1,250,000 2,800,000

Vốn cổ phần 600,000 500,000 350,000 550,000


Các quỹ 250,000 350,000

Lợi nhuận giữ lại 800,000 900,000 600,000 750,000

Vốn chủ sở hữu 1,650,000 1,750,000 950,000 1,300,000

Thông tin bổ sung:


a. Tất cả các khoản đầu tư được mua trước ngày 01/01/20x5. Trong đó, công ty Y được mua
truocs không ty Z. Không có sự thay đổi vốn chủ sở hữu từ ngày mua. Và các thông tin khác tại
ngày mua nhu sau:
Công ty nhận đầu tư X Y Z

Tỷ lệ sở hữu trực tiếp bởi nhà đầu tư 40% 60% 80%

Lợi nhuận giữ lại 400,000 355,000 230,000

Giá trị hợp lý của lợi ích bên KNQKS KXĐ 470,000 220,000

b. Giá trị ghi sổ tại ngày mua bằng giá trị hợp lý. Lợi thế thương mại của công ty Z bị tổn
thất 50% trong năm 20x4.
c. Thuế suất 20%. Thu nhập từ cổ tức không phải chịu thuế.
Yêu cầu:
Ghi nhận các bút toán điều chỉnh trên báo cáo tài chính hợp nhất của công ty Prism cho năm
tài chính kết thúc ngày 31/12/20x6.

Bài P7.3
Ngày 2/1/X1, P Ltd chi 316,000$ để mua 160,000 cổ phiếu thường (trong số 200,000 CP thường
với giá phát hành: 1$/CP) của A Ltd. Khi đó, lợi nhuận giữ lại của A Ltd là 100,000$. Ngày
2/1/X1, A Ltd, A Ltd mua 90% cổ phiếu thường của B Ltd với giá 204,800$. Vào ngày mua, vốn
góp cổ phần và lợi nhuận giữ lại của B Ltd lần lượt là 100,000 $ & 80,000 $. Giá trị ghi sổ và giá
trị hợp lý tài sản thuần của các cty vào ngày mua bằng nhau. Vào ngày 31/12/X1, lợi nhuận giữ
lại của A Ltd & B Ltd là 130,000 & và 100,000$. Thuế suất 20%. Kết quả kinh doanh của các
công ty cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/X2:

P A B

Lợi nhuận trước thuế 163,680 65,000 10,000


Chi phí thuế (36,400) (13,000) (2,000)

Lợi nhuận sau thuế 127,280 52,000 8,000

Cổ tức (đã công bố) 60,000 8,000 8,140

Yêu cầu: DN sử dụng phương pháp hợp nhất đồng thời:


1. Loại trừ khoản đầu tư vào A & B
2. Phân bổ lợi nhuận sau thuế cho NCI
3. Loại trừ cổ tức đã công bố

You might also like