You are on page 1of 6

KIEMTRASO 1- LAPBAOCAOHN THEO IFRS- GV THUHIEN

1. X đầu tư vào công ty A 60% vốn cổ phần có quyền biểu quyết. A đầu tư vào công ty B 70% vốn
cổ phần có quyền biểu quyết. Tỉ lệ quyền biểu quyết và tỉ lệ lợi ích của X trong B lần lượt là:
A. 70% và 42%
B. 42% và 42%
C. 42% và 70%
D. Đáp án khác
ANSWER: A
2.Tại ngày 01/01/20X1, công ty S phát hành 15 triệu cổ phiếu phổ thông (mỗi cổ phiếu có 1 quyền
biểu quyết).Công ty P mua 60% số cổ phiếu
ll này. Ngày 01/01/20X2, công ty S phát hành thêm 5
triệu cổ phiếu ưu đãi quyền biểu quyết, trong đó mỗi cổ phiếu có 2 quyền biểu quyết. Giả sử không
có các thỏa thuận nào khác, trường hợp nào sau đây thì công ty P vẫn giữ được quyền kiểm soát
của công ty S:
A. Công ty P không mua thêm cổ phiếu ưu đãi uyy
B. Công ty P mua thêm 35% cổ phiếu ưu đãi
C. Công ty P mua thêm 40% cổ phiếu ưu đãi
D. Công ty P mua thêm 20% cổ phiếu phổ thông
ANSWER: C
3. Ngày 1/1/20X8, Công ty A mua 60% vốn cổ phần có quyền biểu quyết trong công ty B. Vào ngày mua,
giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ toàn bộ tài sản và nợ phải trả là như nhau, ngoại trừ một thiết bị sản xuất có
giá trị ghi sổ là 50 tỷ, giá trị hợp lý là 40 tỷ, thời gian sử dụng của tài sản này còn lại là 4 năm. Thuế suất
thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%. Trên bảng cân đối kế toán hợp nhất lập ngày 1/1/20X8, số dư thuế
hoãn lại liên quan là:
A. Nợ phải trả thuế thu nhập hoãn lại là 1,2 tỷ đồng
B. Nợ phải trả thuế thu nhập hoãn lại là 2 tỷ đồng
C. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại là 1,2 tỷ đồng
D. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại là 2 tỷ đồng
ANSWER: D
4.Ngày 01/01/20X0, công ty M mua 80% cổ phiếu phổ thông của công ty C với giá mua 900 tỷ đồng. Vào
ngày mua này, giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý tài sản thuần của công ty C cùng bằng 1.000 tỷ đồng và giá trị
hợp lý lợi ích của cổ đông không nắm quyền kiểm soát là 300 tỷ đồng. Phát biểu nào sau đây về dữ liệu
ngày mua là sai:
A. Theo phương pháp giá trị hợp lý, lợi thế thương mại là 200 tỷ và lợi ích của cổ đông không nắm quyền
kiểm soát là 300 tỷ
B. Theo phương pháp tỷ lệ, lợi thế thương mại là 100 tỷ và lợi ích của cổ đông không nắm quyền kiểm soát
là 200 tỷ
C. Theo phương pháp tỷ lệ, lợi thế thương mại là 200 tỷ và lợi ích của cổ đông không nắm quyền kiểm soát
là 200 tỷ
D. Theo phương pháp giá trị hợp lý, đối với cổ đông không nắm quyền kiểm soát, lợi thế thương mại và lợi
ích của họ lần lượt là 100 tỷ và 300 tỷ
ANSWER: C
5. Giá phí hợp nhất kinh doanh khi Cty M mua 60% cổ phần của C để đạt quyền kiểm soát công
ty này là 230 tỷ đ. Tài sản thuần của cty C theo GTGS và GTHL lần lượt là 300 tỷ đồng và 360 tỷ
đồng. LTTM & NCI ngày mua theo phương pháp tỷ lệ lần lượt là:
A. 14 tỷ đồng & 144 tỷ đồng
B. 144 tỷ đồng & 14 tỷ đồng
C. 70 tỷ đồng & 140 tỷ đồng
D. 140 tỷ đồng & 70 tỷ đồng
ANSWER: A

1/6
KIEMTRASO 1- LAPBAOCAOHN THEO IFRS- GV THUHIEN

6. Ngày 1/1/20X5 M mua 60% cổ phần C bằng tiền với giá 150 tỷ. Và ngày mua, GTHL của tài
sản và nợ phải trả của C xác định tương ứng là 200 tỷ và 70 tỷ. Qua tư vấn độc lập, GTHL của 20
% cổ phần của bên không nắm quyền kiểm soát là 45 tỷ. Lợi thế thương mại tính theo phương
pháp tỷ lệ là (bỏ qua ảnh hưởng của thuế):
A. 65 tỷ
B. 62 tỷ
C. 75 tỷ
D. Số khác
ANSWER: B
7. A mua 55% vốn cổ phần có quyền biểu quyết trong công ty B với giá 350 tỷ đồng. Thông tin
VCSH tại ngày mua như sau: Vốn ĐTCSH: 500 tỷ đồng. LNCPP: 10 tỷ đồng. Tại ngày mua
TSCĐHH có giá trị hợp lý cao hơn giá gốc 90 tỷ đồng. GTHL vào ngày mua 45% vốn cổ phần
các cổ đông không nắm quyền kiểm soát là 280 tỷ đồng. Bỏ qua ảnh hưởng của thuế. Lợi thế
thương mại theo phương pháp tỷ lệ và phương pháp GTHL tương ứng là:
A. 20 tỷ đồng & 30 tỷ đồng
B. 30 tỷ đồng & 20 tỷ đồng
C. 10 tỷ đồng & 20 tỷ đồng
D. Số khác
ANSWER: A
8 Tập đoàn X gồm công ty mẹ X sở hữu 90% công ty Y, công ty Y sở hữu 80% công ty Z. Phát biểu nào
sau đây là đúng.
A. Lợi ích cổ đông không nắm quyền kiểm soát trong Y và Z lần lượt là 20% và 10%
B. Lợi ích cổ đông không nắm quyền kiểm soát trong Y và Z lần lượt là 10% và 20%
C. Lợi ích cổ đông không nắm quyền kiểm soát trong Y và Z lần lượt là 0% và 9%
D. Lợi ích cổ đông không nắm quyền kiểm soát trong Y và Z lần lượt là 8% và 0%
ANSWER: B
9.Công ty A đầu tư vào công ty B 60% vốn góp cổ phần phổ thông. Công ty A và B lần lượt nắm giữ 35%
và 20% vốn góp cổ phần phổ thông của Công ty C. Công ty C nắm giữ 25% vốn góp cổ phần phổ thông
của công ty Y. Mối quan hệ của các công ty C và công ty Y đối với công ty A cùng tỷ lệ lợi ích của Công
ty A tại các công ty này lần lượt là:
A. C là công ty con với tỷ lệ lợi ích là 47%; Y là công ty liên kết với tỷ lệ lợi ích là 11,75%
B. C là công ty con với tỷ lệ lợi ích là 47%; Y là công ty liên kết với tỷ lệ lợi ích là 8,75%
C. C là công ty con với tỷ lệ lợi ích là 55%; Y là công ty liên kết với tỷ lệ lợi ích là 11,75%
D. C là công ty liên kết với tỷ lệ lợi ích là 47%; Y là công ty liên kết với tỷ lệ lợi ích là 11,75%
ANSWER: A
10.Công ty A đầu tư vào công ty B 60% vốn góp cổ phần phổ thông. Công ty A và B lần lượt nắm giữ 35%
và 20% vốn góp cổ phần phổ thông của Công ty C. Công ty C nắm giữ 25% vốn góp cổ phần phổ thông
của công ty Y. Tỷ lệ sở hữu và tỷ lệ biểu quyết của công ty A đới với các công ty B, C và Y lần lượt là:
A. Công ty B: 60% & 60%; Công ty C: 25% & 47%; Công ty Y: 25% & 8,75%
B. Công ty B: 60% & 60%; Công ty C: 55% & 47%; Công ty Y: 25% & 11,75%
C. Công ty B: 60% & 20%; Công ty C: 25% & 47%; Công ty Y: 25% & 8,75%
D. Công ty B: 60% & 60%; Công ty C: 25% & 35%; Công ty Y: 25% & 8,75%
ANSWER: B
11.Công ty A đầu tư vào công ty B và công ty C lần lượt 25% và 55% vốn góp cổ phần phổ thông. Công
ty B và C lần lượt nắm giữ 60 % và 20% vốn góp cổ phần phổ thông của Công ty D. Tỷ lệ biểu quyết và
tỷ lệ lợi ích của công ty A trong công ty D là:
A. 26% và 20%
B. 60% và 26%
C. 20% và 20%

2/6
KIEMTRASO 1- LAPBAOCAOHN THEO IFRS- GV THUHIEN

D. 20% và 26%
ANSWER: D
12.Ngày 01/02/20x0, công ty A mua lại toàn bộ cổ phần của công ty B với giá 100 tỷ
đồng. Thông tin tài chính trích ngang của công ty B tại ngày mua được trình bày trên
bảng cân đối kế toán như sau: (i) Vốn cổ phần: 80 tỷ đồng; (ii) Lợi nhuận chưa phân
phối: 20 tỷ đồng, (iii) Quỹ đầu tư phát triển: 10 tỷ đồng. (iv)Ngoài ra, công ty B còn 1 tài
sản vô hình chưa được ghi nhận có giá trị hợp lý 5 tỷ đồng. Thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp 20% Giá trị ghi sổ của tài sản thuần của công ty B tại ngày mua là?
A. 110 tỷ đồng
B. 115 tỷ đồng
C. 104tỷ đồng
D. 100 tỷ đồng
ANSWER: A
13.Ngày 01/02/20x0, công ty A mua lại toàn bộ cổ phần của công ty B với giá 100 tỷ
đồng. Thông tin tài chính trích ngang của công ty B tại ngày mua được trình bày trên
bảng cân đối kế toán như sau: (i) Vốn cổ phần: 80 tỷ đồng, (ii) Lợi nhuận chưa phân
phối: 20 tỷ đồng; (iii) Quỹ đầu tư phát triển: 10 tỷ đồng. Ngoài ra, công ty B còn 1 tài sản
vô hình chưa được ghi nhận có giá trị hợp lý 5 tỷ đồng. Thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp 20%. Giá trị hợp lý của tài sản thuần của công ty B tại ngày mua là?
A. 115 tỷ đồng
B. 114 tỷ đồng
C. 110 tỷ đồng
D. 100 tỷ đồng
ANSWER: B
14.Ngày 01/02/20x0, công ty A mua lại 90% cổ phần của công ty B với giá 100 tỷ đồng.
Thông tin tài chính trích ngang của công ty B tại ngày mua được trình bày trên bảng cân
đối kế toán như sau: (i) Vốn cổ phần: 80 tỷ đồng; (ii) Lợi nhuận chưa phân phối: 20 tỷ
đồng; (iii) Quỹ đầu tư phát triển: 10 tỷ đồng. Ngoài ra, công ty B còn 1 khoản nợ tiềm
tàng đang được thuyết minh trên báo cáo tài chính có giá trị hợp lý 5 tỷ đồng. Thuế suất
thuế thu nhập doanh nghiệp 20%. Giá trị hợp lý của tài sản thuần của công ty B tại ngày
mua là?
A. 110 tỷ đồng
B. 106 tỷ đồng
C. 114 tỷ đồng
D. 100 tỷ đồng
ANSWER: B
15. Công ty A mua lại toàn bộ công ty B với giá 100 tỷ đồng, thanh toán bằng tiền mặt. Tại
ngày mua, giá trị sổ sách và giá trị hợp lý tài sản thuần của công ty B là 80 và 90 tỷ đồng.
Giá trị khoản đầu tư vào công ty B, trên báo cáo tài chính riêng của công ty A là:
A. 110 tỷ đồng
B. 90 tỷ đồng
C. 80 tỷ đồng
D. 100 tỷ đồng

3/6
KIEMTRASO 1- LAPBAOCAOHN THEO IFRS- GV THUHIEN

ANSWER: D
16. Công ty A mua lại toàn bộ công ty B với giá 100 tỷ đồng, thanh toán bằng tiền mặt. Tại
ngày mua, giá trị sổ sách và giá trị hợp lý tài sản thuần của công ty B là 80 và 90 tỷ đồng.
Giá trị khoản đầu tư vào công ty B, trên báo cáo tài chính hợp nhất của công ty A là
A. 90 tỷ đồng
B. 80 tỷ đồng
C. 0 tỷ đồng
D. 100 tỷ đồng
ANSWER: C
17.Ngày 01/02/2020, Công ty A mua lại công ty B, thanh toán bằng tài sản cố định. Tài
sản này được ghi công ty A mua ngày 01/04/2019 với giá 200 tỷ đồng, kỳ vọng sử dụng
trong vòng 10 năm. Tại ngày 01/02/2020, tài sản này có giá trị hợp lý 150 tỷ đồng. Giá trị
khoản đầu tư vào công ty B trên báo cáo tài chính riêng của công ty A là:
A. 200 tỷ đồng
B. 150 tỷ đồng
C. 185 tỷ đồng
D. 180 tỷ đồng
ANSWER: B
18.Ngày 01/01/20x0, công ty A mua lại toàn bộ cổ phần của công ty B. Trong thỏa thuận
này, công ty A sẽ phải thanh toán cho cổ đông của công ty B 200 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu
kết quả kinh doanh của công ty B không như kỳ vọng, cổ đông của công ty B có trách
nhiệm thanh toán lại cho công ty A 20 tỷ đồng vào ngày 31/12/20x0. Giá gốc khoản đầu
tư vào công ty B của công ty A là?
A. Nhỏ hơn 200 tỷ đồng
B. Nhỏ hơn 180 tỷ đồng
C. Lớn hơn 200 tỷ đồng
D. Tất cả dều sai
ANSWER: A
19. Ngày 1/1/20X0, Cty P đã đạt được quyền kiểm soát công ty S sau khi thực hiện các
giao dịch sau:(1) Chi tiền trả cho cổ đông của S là 1.500.000$; (2) Vay ngân hàng để tài
trợ cho giao dịch mua cty S: 2.200.000$; (3) Giá trị hợp lý số cổ phiếu do Cty P phát hành
cho các chủ sở hữu của S: 2.500.000 $ và Mệnh giá số cổ phiếu này là: 2.000.000$; (4)
Cho phí phát hành cổ phiếu chi bằng tiền là: 30.000$; (5) Khoản thanh toán trả chậm (CSH
của B) vào cuối năm thứ ba là 6.000.000$, lãi suất 5%/năm. Giá trị khoản thanh toán
(cosideration) đầu tư vào S là:
A. 9.183.026 $
B. 10.030.000 $
C. 11.383.026$
D. 9.213.026 $
ANSWER: A
20. Vào ngày 1/1/20X0, P mua 70% cổ phiếu của S thông qua các giao dịch như sau: (1) P
phát hành 1.000.000 cổ phiếu cho chủ sở hữu của S, giá trị hợp lý mỗi cổ phiếu là 2,5$, (2)
Gánh chịu một khoản nợ phải trả sẽ thanh toán cho chủ sở hữu của S sau 2 năm là 500.000$,

4/6
KIEMTRASO 1- LAPBAOCAOHN THEO IFRS- GV THUHIEN

cho biết lãi suất thực là 5%/năm; 4. Chi tiền mặt trả cho tư vấn là 12.000$ ; (5) Chi tiền
mặt trả phí cho phát hành cổ phiếu là 7.000$; Chuyển cho CSH của S một thiết bị: giá trị
sổ sách là 25.000$; giá trị hợp lý là 35.000$. Giá trị khoản đầu tư vào S là:
A. 2.978.515 $
B. 3.000.515 $
C. 3.035.000 $
D. 2.988.515 $
ANSWER: D
21. Trong suốt tháng 1 năm 20X5, P đã tìm hiểu kỹ lưỡng về cty S. Vào ngày 1/2/20X5 P
đã hoàn tất mua 80% lợi ích của S từ chủ sở hữu của cty S. Trong tháng 1/20X5, tại cty P
có các giao dịch phát sinh sau đây: (1)Chi tiền mặt trả cho tư vấn để tìm hiểu về S:
150.000$; (2) Phát hành 10.000.000 cổ phiếu cho CSH của S, mệnh giá 2$/CP, giá trị hợp
lý là 3$/CP; (3)Chi trả lương cho quản lý phát triển kinh doanh trong tháng 1/20X5:
15.000$; (4) Chi phí đi lại/ lưu trú chi trả cho quản lý phát triển kinh doanh liên quan đến
mua cty S:25.000$; (5) Chi tiền mặt trả cho phí pháp lý của giao dịch là 20.000, (6) Gánh
chịu một khoản nợ phải trả ngắn hạn của chủ sở hữu của S là 150.000$; (7) Chi phí đăng
ký giao dịch: 2.000 $. Giá trị khoản đầu tư vào công ty S là:
A. 30.150.000 $
B. 30.152.000 $
C. 30.177.000 $
D. 20.197.000 $
ANSWER: A
22. Cty A đạt được quyền kiểm soát cty B. Các thông tin sau đây liên quan đến các giao
dịch xẩy ra vào/hay trước ngày mua (1/7/20X0): (1) Chi tiền trả cho cổ đông của B là
100.000$; (2) Giá trị hợp lý số cổ phiếu do Cty A phát hành cho các chủ sở hữu của B:
5.000.000 $, mênh giá số cổ phiếu này là: 4.500.000$, (3) Cho phí phát hành cổ phiếu chi
bằng tiền là: 20.000$; (4) Khoản thanh toán trả chậm cho CĐ của B sau hai năm là
1.000.000$, cho biết: Chi phí vốn của A và chủ sở hữu của B lần lượt là 5%/năm và
7%/năm, (5) A sẽ nhận được bồi thường từ CSH của B sau 2 năm nếu lợi nhuận của B
không đạt trên 2.000.000$, khả năng xác suất B đạt lợi nhuận không đạt 1.000.000$ là
70%. (6) Chi phí thẩm định giá là 150.000$. Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Giá phí hợp nhất kinh doanh: 6.398.996 $ và chi phí ghi nhận trong kỳ 20X0 là 150.000
$
B. Giá phí hợp nhất kinh doanh: 7.438.122 $ và chi phí ghi nhận trong kỳ 20X0 là 150.000
$
C. Giá phí hợp nhất kinh doanh: 6.398.996 $ và chi phí ghi nhận trong kỳ 20X0 là 170.000
$
D. Giá phí hợp nhất kinh doanh: 7.438.122 $ và chi phí ghi nhận trong kỳ 20X0 là 170.000
$
ANSWER: A
23. Ngày 1/1/X0, công ty P mua lại 80% cổ phiếu phổ thông của công ty S với giá 200 tỷ
đồng. Vào ngày này, vốn chủ sổ hữu của công ty S bao gồm: Vốn góp cổ phần: 150 tỷ
đồng, lợi nhuận giữ lại: 50 tỷ đồng, và Thặng dư đánh giá lại tài sản (OCI) là 5 tỷ đồng.

5/6
KIEMTRASO 1- LAPBAOCAOHN THEO IFRS- GV THUHIEN

Tất cả các tài sản và nợ phải trả của công ty S đều được ghi nhận theo giá trị hợp lý ngoại
dự án nghiên cứu có giá trị hợp lý là 10 tỷ chưa được ghi nhận. Giá trị hợp lý 25% cổ phiếu
của cổ đông không kiểm soát là 50 tỷ đồng. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%.
Lợi thế thương mại phương pháp tỷ lệ và giá trị hợp lý lần lượt:
A. 37,5 tỷ đồng và 30 tỷ đồng
B. 30 tỷ đồng và 37,5 tỷ đồng
C. 28 tỷ đồng và 35 tỷ đồng
D. 35 tỷ đồng và 28 tỷ đồng
ANSWER: B
25. Ngày 1/1/X0, công ty P mua lại 60% cổ phiếu phổ thông của công ty S với giá 90 tỷ
đồng. Vào ngày này, vốn chủ sổ hữu của công ty S bao gồm: Vốn góp cổ phần: 100 tỷ
đồng, lợi nhuận giữ lại: 50 tỷ đồng, và Qũy dự phòng tài chính là 10 tỷ đồng. Tất cả các tài
sản và nợ phải trả của công ty S đều được ghi nhận theo giá trị hợp lý ngoại dự tòa nhà
văn phòng có giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý lần lượt là 12 tỷ và 15 tỷ đồng. Thuế suất thuế
thu nhập doanh nghiệp là 20%. Phát biểu nào sau đây đúng:
A. Lợi thế thương mại của cổ đông tập đoàn vào ngày mua là 7,44 tỷ đồng
B. Thu nhập mua rẻ được ghi nhận vào thu nhập kỳ báo cáo là 4,44 tỷ đồng
C. Thu nhập mua rẻ được ghi giảm giá trị khoản đầu tư là 4,44 tỷ đồng
D. Lợi thế thương mại toàn bộ vào ngày mua là 7,44 tỷ đồng
ANSWER: A
25. Ngày 1/1/X0, công ty P đật quyền kiểm soát công ty S sau khi mua 60% cổ phiếu phổ
thông của công ty S. Vào ngày này, các chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ tài
sản thuần của công ty S bao gồm: Thiết bị sản xuất có giá trị hợp lý cao hơn 10 ĐVT; Hàng
tồn kho có giá trị hợp lý thấp hơn 4 ĐVT và dự phòng nợ phải trả có giá trị hợp lý 1 ĐVT
chưa được ghi số. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%. Phần lợi ích của cổ đông
tập đoàn trong chênh lệch giá trị hợp lý tài sản thuần của công ty S vào ngày mua là:
A. 3 ĐVT
B. 2,4 ĐVT
C. 4,2 ĐVT
D. 3,36 ĐVT
ANSWER: B

6/6

You might also like