You are on page 1of 21

Câu 1. Thế nào là vấn đề đạo đức trong nghiên cứu kinh tế?

Cho ví dụ về vấn đề vi phạm


nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu kinh tế.

Câu 3. Hãy đặt các câu hỏi sử dụng các thang đo phù hợp để thu thập các số liệu theo yêu cầu
sau đây: a) Thu thập thông tin về việc sử dụng thời gian trong ngày của sinh viên của Khoa
Kinh tế & QTKD cho các công việc khác nhau trong ngày như: học trên lớp, tự học, hoạt động
giải trí, sinh hoạt cá nhân (ăn, ngủ,…), hoạt động khác.

b) Thu thập thông tin về ý kiến của người tiêu dùng đối với sản phẩm mì ăn liền theo các tiêu
chí sau: mẫu mã, hương vị, mức giá phù hợp (định tính), mức độ ưa thích.

c) Thu thập thông tin về chi phí sản xuất một vụ lúa của một hộ nông dân ở ĐBSCL.

Câu 1.

Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu là chuẩn mực của hành vi nghiên cứu.

Khi thiết kế nghiên cứu (thực hiện nghiên cứu kinh tế) cần đảm bảo các vấn đề sau:

- Bảo vệ quyền của người trả lời (đáp viên) thông qua việc bảo mật thông tin. Trong bảng

câu hỏi được thể hiện qua việc giới thiệu mục đích của bảng câu hỏi và cam kết thông tin

tiếp nhận từ đáp viên sẽ được bảo mật và chỉ sử dụng cho mục tiêu nghiên cứu chứ

không sử dụng cho bất kỳ mục đích gì khác.

- Bảo đảm nhà tài trợ (sponsor) nhận được kết quả báo cáo đã được thực hiện (conducted)

chứ không phải tự nghĩ ra hay lấy từ nghiên cứu nào khác.

- Thực hiện đúng các chuẩn mực (ethical standard) khi thiết kế nghiên cứu.

- Bảo vệ an toàn cho người nghiên cứu và nhóm nghiên cứu.

- Bảo đảm nhóm nghiên cứu thực hiện đúng các thiết kế nghiên cứu.

HOẶC TRẢ LỜI NHƯ SAU:

Các vấn đề vi phạm nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu:

- Vi phạm những giao kết không được trình bày.

- Vi phạm những bí mật đời tư của người trả lời.

- Kết quả nghiên cứu bị kết luận sai “biased”.

1
- Dối gạt những người quan tâm.

Ví dụ: Thông tin sai lệch kết quả nghiên cứu hay sử dụng kết quả nghiên cứu vượt quá giới
hạn

cam kết với người trả lời

2
3
4
5
.......................................................................................................................................................
.............................

“Thực trạng sử dụng hàng hóa ngoại nhâp̣ của sinh viên trường Đại học Kinh tế- Luâṭ
hiê ̣n nay

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

- Thu thập số liệu bằng bảng khảo sát và viết cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu dựa vào
những tài liệu thu thập được.

- Thông qua phân tích số liệu để từ đó phản ánh thực trạng sử dụng hàng hóa ngoại nhập
của sinh viên đại học Kinh Tế- Luật.

- Đề ra phương pháp giúp sinh viên nhâ ̣n thức được những ảnh hưởng của viê ̣c sử dụng
hàng ngoại nhâ ̣p góp phần nâng cao tiêu dùng hàng hóa nội địa của sinh viên Kinh Tế- Luật.

1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI


- Phương pháp khảo sát, thu thâ ̣p và tham khảo dữ liê ̣u:

Các dữ liệu sơ cấp sẽ được điều tra bằng bảng câu hỏi để lấy thông tin từ đối tượng
khảo sát. Dữ liệu thứ cấp sẽ được thu thập tại các website, sách, báo và các đề tài có
cùng nội dung liên quan đến đề tài của nhóm….nhằm làm rõ các khái niệm, thuật ngữ,
yếu tố cấu thành nên khái niệm.

- Phương pháp phân tích số liê ̣u:

Nhóm đề tài sử dụng công cụ xử lí số liệu phổ biến là Excel và SPSS để phân tích
số liệu thu được từ các phiếu khảo sát, vẽ biểu đồ cũng như chạy các ứng dụng khác để
thể hiện kết quả của cuộc nghiên cứu.

- Phương pháp thống kê:

Từ việc phân tích số liệu thu được nhóm đề tài bắt đầu thống kê lại các số liệu vừa
phân tích để làm cơ sở cho lý luận riêng của nhóm

- Phương pháp suy luâ ̣n, diễn giải:

6
Đây được xem là phương pháp luận của nhóm dựa trên các dẫn chứng là dữ liệu
được tham khảo từ website và kết quả thu được qua đợt khảo sát thưc tế.

//////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////
//////////

NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ GÂY RA SỰ TRÌ HOÃN TRONG HỌC TẬP

CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu


1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của nghiên cứu này nhằm nghiên cứu về các yếu tố gây nên tính trì hoãn
của sinh viên các trường Đại học trên địa bàn Hà Nội. Để làm rõ được mục tiêu lớn này, nhóm
nghiên cứu chia ra các mục tiêu cụ thể sau:

 Hệ thống hóa lý thuyết và tổng quan nghiên cứu về tính trì hoãn để tìm ra các yếu tố
gây nên sự trì hoãn trong học tập của sinh viên.

 Phân tích và đánh giá được thực trạng trì hoãn học tập đang diễn ra ở sinh viên trên địa
bàn thành phố Hà Nội để tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng này.

 Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng học tập của sinh viên liên quan đến
tính trì hoãn trong học tập.

1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu


Để đạt được những mục tiêu đã nêu ở trên, nghiên cứu tập trung trả lời 5 câu hỏi như sau:
Để đạt được những mục tiêu đã nêu ở trên, nghiên cứu tập trung trả lời 5 câu hỏi như sau:
- Có những yếu tố chính nào gây nên sự trì hoãn trong học tập ở sinh viên?
- Thực trạng về việc trì hoãn trong học tập của sinh viên trên địa bàn Hà Nội hiện nay đang
diễn ra như thế nào?
- Sự trì hoãn học tập gây ra những hậu quả gì cho sinh viên?
7
- Nhà trường nên có những giải pháp gì để cải thiện tình trạng trì hoãn học tập của sinh viên?
- Sinh viên cần phải làm gì để khắc phục tình trạng trì hoãn học tập của bản thân?
. Phương pháp nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu thực hiện hai phương pháp trong quá trình nghiên cứu:
Phương pháp định tính: Trước khi tiến hành phát bảng hỏi, nhóm nghiên cứu phỏng vấn
sơ bộ 10 đối tượng tại các trường Đại học trong phạm vi nghiên cứu nhằm tìm hiểu, đánh giá,
chỉnh sửa lại thang đo. Sau khi thực hiện nghiên cứu định lượng, thông qua phỏng vấn sâu 16
đối tượng (có trùng và khác so với phỏng vấn sơ bộ lúc trước) nhóm nghiên cứu có thể tìm
hiểu và giải thích nguyên nhân loại bỏ các biến và làm rõ thêm kết quả định lượng.
Phương pháp định lượng: Thông qua xây dựng phiếu điều tra khảo sát dựa trên thang đo
Likert 5 điểm. Phiếu khảo sát được gửi đến các sinh viên hiện đang theo học tại các trường đại
học nói trên.
Nội dung cụ thể hai phương pháp này sẽ được trình bày cụ thể ở chương 3.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Quy trình nghiên cứu
3.2. Quy trình xây dựng và xử lý bảng hỏi, các thang đo

3.2.1. Quy trình xây dựng và xử lý bảng hỏi


Bảng hỏi được nhóm nghiên cứu xây dựng và xử lý theo trình tự sau:
1. Tìm hiểu khái niệm, lý thuyết và cách đo lường các biến dựa vào mô hình trong tổng quan
nghiên cứu và cơ sở lý thuyết.
2. Xây dựng bảng hỏi dựa trên tổng hợp các thang đo bằng tiếng Anh được dịch sang bằng
tiếng Việt.
3. Điều chỉnh và đánh giá bảng hỏi.
4. Khảo sát sơ bộ 10 sinh viên để điều chỉnh tiếp các thang đo sao cho phù hợp.
5. Phát bảng hỏi chính thức thông qua 150 bản cứng tại các trường Đại học và chia sẻ online
bảng hỏi trên mạng xã hội Facebook.
6. Nhập kết quả, xử lý, phân tích số liệu thông qua phần mềm SPSS 20.0.
8
3.2.2. Các thang đo được sử dụng trong bài nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 điểm, từ điểm 1 – “Hoàn toàn không đồng ý” đến
điểm 5 – “Hoàn toàn đồng ý” cho cả biến phụ thuộc và biến độc lập. Các biến được lựa chọn
dựa trên khung lý thuyết được sử dụng trong các nghiên cứu ở phần tổng quan cũng như kết
quả của chúng; sau đó sắp xếp phù hợp với các giả thuyết đã được đặt ra của nhóm nghiên
cứu, cũng như thuận tiện cho việc gợi ý giải pháp. Bảng dưới đây sẽ trình bày tóm tắt danh
sách biến và nguồn gốc thang đo các biến được sử dụng:

Biến
Yếu tố Nội dung
quan sát
KH1 Tôi không có một kế hoạch rõ ràng cho việc học.
Kế hoạch học tập Tôi thường gặp khó khăn trong việc quản lý thời gian học
KH2
tập.
không tốt KH3 Tôi có thể học tốt hơn khi gần tới hạn chót.
KH4 Stress khi học không phải một vấn đề quá lớn với tôi.
Sợ thất bại trong TB1 Tôi hay thấy ngại khi gặp phải bài tập khó.
học tập TB2 Điểm kém luôn khiến tôi cảm thấy tệ.
Sự ít quan tâm tới QT1 Tôi không chú trọng lắm những môn học tôi không thích.
học tập QT2 Trì hoãn các việc khác khiến tôi trì hoãn học tập.
DK1 Không khí học tập ở trường tôi khá dễ chịu.
DK2 Tôi ít khi bị phạt nếu nộp bài không đúng hạn.
DK3 Cơ sở vật chất kém làm tôi không có hứng thú với học tập.
Điều kiện học tập Tôi không có đầy đủ trang thiết bị và dụng cụ học tập cho
DK4
không tốt việc học.
DK5 Trường tôi thường hay lùi hạn chót cho các bài tập.
Bạn bè xung quanh tôi thường để tới gần chót mới bắt đầu
DK6
học/làm việc nhóm và tôi cũng bị ảnh hưởng.
Đặc điểm học tập DD1 Tôi không cảm thấy hứng thú với ngành mà tôi đang học.
không tích cực Các môn học hiện tại khá dễ nên tôi thấy không cần phải
DD2
học ngay, để sau hãy học.
DD3 Tôi không có mục tiêu rõ ràng cho việc học.
9
Lịch học của tôi khá dày đặc khiến tôi không sắp xếp
DD4
được.
DD5 Thầy cô trường tôi hiếm khi kiểm tra bài tập giao về nhà.
BH1 Tôi hay bị sao nhãng khi học.
BH2 Tôi thường nộp bài trễ.
Biểu hiện sự trì BH3 Tôi hay phải "nhảy cóc" kế hoạch của mình để kịp hạn.
hoãn BH4 Tôi lãng phí thời gian vào nhiều việc không phải việc học.
Tôi thường cần có sự giúp đỡ của người khác để hoàn
BH5
thành bài tập.
Tự đánh giá DG Tự đánh giá về mức độ trì hoãn của bản thân
Bảng 3.2: Các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu [NNC]

Yếu tố thứ nhất: Kế hoạch học tập không tốt:


- Học tập theo kế hoạch và quản lý thời gian: Khả năng lập kế hoạch và quản lý thời gian có
liên quan trực tiếp đến tính tổ chức và mức độ tận tâm với công việc (Steel, 2007). Về tính trì
hoãn của sinh viên đối với việc học tập: khả năng học tập tổ chức càng cao thì càng khó bị sao
nhãng và ít trì hoãn; trái lại, những sinh viên học tập tùy hứng sẽ thường xuyên trì hoãn hơn.
- Khả năng làm việc dưới áp lực: Stress và các vấn đề liên quan có tác động tiêu cực đến khả
năng làm việc và học tập, cũng như gia tăng tính trì hoãn (Steel, 2007; Irshad, 2010). Tuy
nhiên, khả năng chịu đựng và làm việc/học tập dưới stress là khác nhau đối với mỗi cá nhân,
nên mức độ ảnh hưởng cũng không giống nhau.

Yếu tố thứ hai và ba: Sợ thất bại trong học tập và sự ít quan tâm tới việc học:
- Cảm xúc tiêu cực do kết quả kém: Kết quả học tập kém là hậu quả của tính trì hoãn, và ảnh
hưởng trực tiếp lên tâm lí của sinh viên. Tâm trạng không tốt (trầm cảm, sợ hãi, v.v) do kết
quả kém lại tác động tích cực vào tính trì hoãn, tạo thành một vòng tuần hoàn. (Steel, 2007)
- Ngại khó và thiếu hứng thú với việc học: Tính ngại khó, sợ thất bại, tính lười biếng và ác cảm
đối với việc học được cho là có liên quan trực tiếp và tác động tích cực lên mức độ trì hoãn
trong học tập (Solomon, Rothblum 1984). Tính lười biếng và ác cảm với việc học của một
sinh viên sẽ được thể hiện rõ nhất trong các môn học mà bản thân sinh viên đó không thích.

10
Yếu tố thứ tư: Điều kiện học tập không tốt:
- Kỷ luật nhà trường và sự phê bình từ bạn bè: Đây là một yếu tố có liên quan trực tiếp tới
thưởng và phạt trong công việc, cụ thể ở đây là học tập - hình phạt / phần thưởng càng gần kề
và rõ ràng, tính trì hoãn càng giảm (Steel, 2007). Mức độ kỷ luật đối với việc trễ bài tập hoặc
bài làm kém, cũng như tính cận kề của các hạn chót ảnh hưởng tiêu cực tới hành vi trì hoãn
học tập. Sự chỉ trích từ bạn bè cũng là một hình phạt răn đe tính trì hoãn; trái lại, văn hóa trì
hoãn chung ở sinh viên khi học tập tạo ra cảm giác an toàn hơn trước các hình phạt, khiến
chúng bớt rõ ràng và từ đó tác động tích cực lên sự trì hoãn ở cá nhân.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị: Cơ sở vật chất tốt sẽ tạo điều kiện giúp việc học tập trở nên dễ
dàng hơn và giảm trì hoãn ở sinh viên; ngược lại, nếu cơ sở vật chất kém sẽ gây khó khăn, và
tăng sự trì hoãn học tập ở sinh viên. Yếu tố này có liên quan tới tính ngại khó và ác cảm với
học tập đã nêu ở phần trước.

Yếu tố thứ năm: Đặc điểm của chương trình học:


- Tính hấp dẫn của chương trình học: Sự hứng thú của sinh viên với việc học, ngoài yếu tố
chủ quan, còn liên quan tới nội dung học - ngành học/môn học không phù hợp với sở thích và
mục tiêu cá nhân. Bài học quá khó hoặc quá dễ đều ảnh hưởng tới tính hấp dẫn của chương
trình, qua đó tác động vào tính trì hoãn học tập của sinh viên.
- Lịch học và lịch kiểm tra: Tác động tới tính cận kề của hình phạt/phần thưởng đã nêu trên.
Tuy nhiên qua phỏng vấn sơ bộ, có ý kiến cho rằng lịch học hoặc lịch kiểm tra quá dày có thể
gây khó khăn trong việc lập kế hoạch học tập và đảm bảo thực hiện học tập theo kế hoạch đó,
từ đó gia tăng sự trì hoãn.

Yếu tố thứ sáu: Biểu hiện sự trì hoãn:


- Không đảm bảo yêu cầu bài tập: Các nghiên cứu (Steel 2007, Irshad 2010, Solomon &
Rothblum 1984, v.v) đã hầu hết đều chỉ ra rằng tính trì hoãn có tác động tiêu cực tới kết quả
công việc, mà cụ thể ở đây là học tập. Dựa vào đó, nhóm nghiên cứu cho rằng, việc kết quả
học tập suy giảm được thể hiện ở hai khía cạnh, đó là không đảm bảo được yêu cầu bài tập về
mặt thời gian (trễ hạn bài tập) và nội dung (nhảy cóc, bỏ bước).

11
- Tính ỷ lại: Khi tự bản thân không còn đủ khả năng hoàn thành bài tập đúng yêu cầu (do hậu
quả của trì hoãn), sinh viên sẽ tìm đến các hình thức gian lận (Irshad 2010) mà trong số đó có
việc ỷ lại vào sự giúp đỡ của người khác.
- Dễ sao nhãng: Thiếu sự tận tâm với học tập, thiếu hứng thú, sinh viên sẽ có khả năng bị sao
nhãng cao hơn bởi các hoạt động khác hấp dẫn hơn đối với họ, ví dụ như các hình thức giải trí,
các hoạt động ngoại khóa và công việc bên ngoài, hay đơn giản là nghỉ ngơi, ngừng học tập.

Yếu tố thứ bảy: Tự đánh giá:


Biến cuối này được nhóm nghiên cứu sử dụng với mục đích đánh giá mức độ nhận thức
của mỗi sinh viên về tính trì hoãn trong chính bản thân họ. Từ đó, có thể đưa ra các kết luận
khác về thực trạng cũng như các kiến nghị, giải pháp cho tính trì hoãn học tập ở sinh viên trên
địa bàn Hà Nội.

3.3. Mẫu nghiên cứu:


Dựa trên các tiêu chí về vị trí địa lý và khối ngành đã được đề cập ở phạm vi nghiên cứu,
nhóm nghiên cứu hướng đến các đối tượng khảo sát là sinh viên đang theo học tại các trường
Đại học: Kinh tế Quốc dân, Bách Khoa Hà Nội, Ngoại Thương, Luật Hà Nội, Đại học Hà Nội,
Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Báo chí & Tuyên truyền và một số trường đại học khác để
tìm ra những yếu tố chính gây ra sự trì hoãn trong học tập của sinh viên.

Về kích thước mẫu trong nghiên cứu định lượng chính thức, theo Hair và cộng sự (1998),
đối với phân tích nhân tố khám phá EFA thì cỡ mẫu phải tối thiểu gấp 5 lần tổng số chỉ báo
trong các thang đo. Bảng hỏi của nghiên cứu này bao gồm 31 chỉ báo dùng trong phân tích
nhân tố. Do vậy, số mẫu tối thiểu cần đạt là 31*5 = 155 quan sát.

Thời gian hoàn thành việc thu thập phiếu khảo sát từ 15/3/2018 – 19/3/2018.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát bằng cách phát phiếu điều tra trên diện rộng tới
sinh viên các trường đại học nêu trên qua 2 hình thức: phát trực tiếp và thông qua mạng xã hội
Facebook. Sau quá trình tiến hành khảo sát thu thập phiếu hỏi, nhóm đã thu về được 310

12
phiếu.Nhóm nghiên cứu thực hiện lọc dữ liệu trên Microsoft Excel bằng cách đánh dấu và xóa
những phiếu không hợp lệ (những phiếu được xem là không hợp lệ
như là sinh viên không nằm trong địa bàn Hà Nội, người làm không
phải là sinh viên, điền thiếu thông tin hay thông tin không đáng tin
cậy). Tính đến 12h trưa ngày 19/3/2018, tổng số phiếu đạt đủ các
tiêu chí có thể dùng được là 290/310 phiếu (đạt 93,55%), trong đó
có 123 phiếu trực tiếp (chiếm 42,41%) và 167 phiếu điện tử (chiếm 57,59%).

Ngoài ra, các đối tượng được khảo sát còn được xem xét dựa trên các đặc điểm khác nhau
về giới tính, năm học, khối ngành và đi làm thêm để tìm ra sự khác biệt về các yếu tố gây ra
sự trì hoãn trong học tập của từng đối tượng.

Về cơ cấu giới tính: Trong 290 mẫu khảo sát, số sinh viên nữ
thực hiện khảo sát là 201 sinh viên (chiếm 69,3%) và số sinh viên
nam là 89 sinh viên (chiếm 30,7%).

Về cơ cấu theo năm học: Theo kết quả nghiên cứu, số sinh
viên đang theo học năm thứ hai là
đông nhất với 195 sinh viên (chiếm 67,2%); số sinh viên
năm nhất là 59 sinh viên (chiếm 20,3%); số sinh viên năm ba
là 23 sinh viên (chiếm 7,9%); số sinh viên năm bốn là 10
sinh viên (chiếm 3,4%) và số sinh viên năm khác (học nhiều
hơn 4 năm hoặc chưa đủ điều kiện ra trường) là 3 sinh viên
(chiếm 1,0%).

Về cơ cấu khối ngành: Đối tượng tham gia khảo sát có 142 sinh viên (chiếm 49,0%)
thuộc ngành Kinh tế, 43 sinh viên (chiếm 14,8%) thuộc ngành Kỹ
thuật, 24 sinh viên (chiếm 8,3%) thuộc ngành Luật, 39 sinh viên
(chiếm 13,4%) thuộc ngành Ngoại ngữ và 42 sinh viên (chiếm
14,5%) thuộc các ngành khác.
13
Về cơ cấu việc làm thêm: Số lượng sinh viên có việc làm thêm được khảo sát là 149 sinh
viên (chiếm 51,4%) và còn lại 141 sinh viên (chiếm 48,6%) chưa có việc làm thêm.

Mọi bảng số liệu đều nằm ở dưới phần phụ lục 03.

Như vậy, mẫu khảo sát của nhóm nghiên cứu đã đảm bảo về độ đa dạng và phong phú về
sinh viên ở nhiều khía cạnh khác nhau về: giới tính, năm học, khối ngành và việc làm thêm.
Điều này tạo nên sự khách quan và đại diện cho bài nghiên cứu.

3.4. Nghiên cứu định tính


3.4.1. Mục tiêu nghiên cứu định tính
Phỏng vấn sơ bộ trong giai đoạn đầu (trước khi nghiên cứu định lượng): Tìm hiểu và
chỉnh sửa các thang đo về các yếu tố gây ra sự trì hoãn trong học tập của sinh viên. Từ đó, sẽ
giúp nhóm nghiên cứu xác định được các yếu tố phù hợp hơn với bối cảnh của sinh viên hiện
nay và tìm hiểu sơ bộ được những nguyên nhân gây ra sự trì hoãn trong học tập của sinh viên.

Phỏng vấn sâu trong giai đoạn sau (sau khi nghiên cứu định lượng): Nhóm nghiên cứu
tiến hành nghiên cứu định tính bổ sung để tìm thêm các câu trả lời và các giải thích nhằm hiểu
rõ hơn các kết quả nghiên cứu định lượng.

3.4.2. Phương pháp nghiên cứu định tính


Trong giai đoạn đầu, nhóm nghiên cứu đã thực hiện nghiên cứu định tính bằng phương
pháp phỏng vấn sơ bộ với đối tượng là 10 sinh viên đến từ các trường đại học trên địa bàn Hà
Nội, danh sách sinh viên nằm ở phụ lục 10 phần danh sách sinh viên phỏng vấn sơ bộ.

Trong giai đoạn sau khi tiến hành nghiên cứu định lượng, nhóm tiến hành phỏng vấn sâu
16 sinh viên đến từ các trường Đại học (phỏng vấn trực tiếp, mặt đối mặt) trong phạm vi
nghiên cứu. Nội dung và các câu hỏi bài phỏng vấn có trong phần bộ câu hỏi phỏng vấn ở
phần phụ lục 01.

14
Nhóm nghiên cứu thực hiện các cuộc phỏng vấn với từng cá nhân cụ thể. Các cuộc phỏng
vấn diễn ra tại các trường Đại học nằm trong phạm vi khảo sát của nhóm nghiên cứu. Thời
lượng cho mỗi cuộc phỏng vấn là khoảng 10-15 phút.

Danh sách sinh viên được nhóm thực hiện phỏng vấn nằm ở phụ lục 11 phần danh sách
sinh viên phỏng vấn sâu.

Nội dung các cuộc phỏng vấn được ghi chép, lưu trữ và mã hóa ngay sau đó trên máy tính.
Sau đó, nhóm cho thực hiện phân tích để đưa ra các kết luận nhằm hoàn thiện mục tiêu nghiên
cứu. Kết luận được đưa ra dựa trên sự tổng hợp quan điểm chung của các đối tượng phỏng
vấn. Kết quả tìm được sẽ được so sánh với mô hình lý thuyết sau khi phân tích định lượng để
xác định mô hình chính thức cho nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn những yếu tố gây ra sự trì
hoãn trong học tập của sinh viên.

3.5. Nghiên cứu định lượng


3.5.1. Mục tiêu của nghiên cứu định lượng
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu định lượng để đánh giá độ tin cậy của thang đo
bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, loại bỏ những quan sát không phù hợp.

Kiểm định giá trị của thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA.

Phân tích hồi quy để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và đánh giá mức độ ảnh hưởng
của các biến độc lập đến biến phụ thuộc.

3.5.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng


3.5.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
- Dữ liệu thứ cấp: Các đề tài và công trình nghiên cứu liên quan đến sự trì hoãn.

- Dữ liệu sơ cấp: Nhóm nghiên cứu phát bảng câu hỏi và thu về trực tiếp cho sinh viên đang
học tập tại một số trường Đại học trên địa bàn Hà Nội và chia sẻ bảng câu hỏi online bằng
hình thức qua công cụ Google form.

15
3.5.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
- Dữ liệu thứ cấp: Nhóm phân tích theo phương pháp phân tích và tổng hợp dữ liệu.

- Dữ liệu sơ cấp: Nhóm phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 với cách tiến
hành như sau:
+ Thống kê mô tả các biến quan sát của thang đo
+ Đánh giá độ tin cậy của thang đo
+ Kiểm định giá trị của thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA
+ Phân tích tương quan và hồi quy
+ Phân tích ANOVA và T-Test
…………………………………………………………………………………………………

16
17
18
19
20
21

You might also like