You are on page 1of 2

SỞ GD- ĐT QUẢNG NINH ÔN LUYỆN HỌC SINH GIỎI MÔN HÓA

TRƯỜNG THPT BẠCH ĐẰNG VÔ CƠ

BÀI TẬP SỰ ĐIỆN LY- pH

Câu 1: Hoà tan hoàn toàn m gam Na vào 1 lít dung dịch HCl a M, thu được dung dịch G
và a mol khí thoát ra. Cho biết thành phần của d d G? Cho biết trong số các chất sau có bao
nhiêu chất tác dụng được với d d G? Viết PTHH nếu có.
Al(OH)3, NH4NO3, Na2SO4, Zn(OH)2, Na2CO3, NaH2PO4, Al2O3, NaHSO4 Ca(HCO3)2,
NaCl, Cu(OH)2 CH3COONa, CuO, Al, Na. Fe.
Câu 2: Trộn 100ml dung dịch NaOH với 1000ml dung dịch HCl 0,5M được dung dịch A.
a. Tính [OH-] trong dung dịch A.
b. Tính thể tích dung dịch H2SO4 0,5M cần dùng để trung hoà dung dịch A
Câu 3: Nồng độ mol của CH3COOH và H  trong dung dịch CH3COOH 0,1 M là bao
nhiêu ? Biết độ điện li  của CH3COOH bằng 1,32%
Câu 4: Dung dịch X có chứa 5 ion: Mg2+, Ba2+, Ca2+, 0.1 mol Cl -. và 0.2 mol NO3-, thêm
dần V ml dung dịch Na2CO3 1 M vào X đến khi được lượng kết tủa lớn nhất.Tính giá trị V.

Câu 5: Trộn 100ml dung dịch NaOH 4 M vào 100ml dung dịch A chứa Ca(H2PO4)2 1 M
và KHSO4 1 M thu được dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được chất rắn khan có khối
lượng là m gam . Tính m.
Câu 6: Cho dung dịch axit axetic có nồng độ x % tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH
có nồng độ 20% thu được muối có nồng độ 10,25%. Tính giá trị của x?
Câu 7: Hòa tan 17 gam hỗn hợp X gồm K và Na vào nước được dung dịch Y và 6,72 lít
H2 (đktc). Để trung hòa một nửa dung dịch Y cần dùng dung dịch hỗn hợp H 2SO4 và HCl
(tỉ lệ mol 1:2).Tính tổng khối lượng muối được ?
Câu 8: Nêu hiện tượng, viết phương trình phản ứng và giải thích cho mỗi TN sau:
TN1: Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
TN2: Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
TN3: Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch ZnSO4.
TN4: Nhỏ từ từ dung dịch BaOH đến dư vào dung dịch ZnSO4.
Câu 9:Độ điện li của dung dịch X sẽ thay đổi như thế nào nếu :
- Thêm vào dung dịch vài giọt dung dịch HCl.
- Pha loãng dung dịch.
- Thêm NaOH vào dung dịch.
- Thêm Na2CO3 thì xảy ra phản ứng
Lí thuyết bổ sung cho làm bài tập 10
Một axit yếu, hay bazo yếu ( nói chung là chất điện li yếu) khi phân li PT thể
hiện dấu TN ()
VD : Ax yếu phân li một phần được thể hiện bằng độ điện li anpha 
Có kèm theo hằng số phân li hay hằng số điện li : Ka
HA  H+ + A-
Nồng độ ban đầu : C 0 0
Nồng độ phân li C C C
TTCB (C- C  ) C C
[H ].[A-]
Khi đó Ka = [HA] trong đó [ ] là nồng độ mol/ l ở TTCB ( bôi đỏ)

C 2 C 2 2 C 2
Hay Ka = =
C (1   ) (1   )

Ka là hằng số không phụ thuộc Vào nồng độ mà chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ
Ka càng lớn thì khả năng phân li càng nhiều.( tỉ lệ thuận với độ điện li  )
Câu 10: Tính độ điện ly α và nồng độ ion H+ trong dung dịch CH3COOH 0,3M.
**********************Hết ********************

You might also like