You are on page 1of 5

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA RĂNG HÀM MẶT


-----  -----

Lớp: RHM17
Tổ: 8

TP. Hồ Chí Minh, 11/2020.


VÔ MÚP – ÉP NHỰA
I. Vô múp:
1. Chuẩn bị múp:
– Múp bao gồm nửa múp trên, nửa múp dưới, đáy múp dưới và nắp
múp trên.
– Trước khi thực hiện các bước vào múp, cần phải kiểm tra các phần
của múp cho đúng bộ, tháo lắp dễ dàng.
– Bôi vaseline vào mặt trong của múp.
– Đặt múp đúng trình tự.
2. Chuẩn bị mẫu:

Sau khi đã chuẩn bị múp đầy đủ các vật liệu labo, chùng ta bắt đầu
chuẩn bị mẫu:

– Nhỏ sáp vào phần biên giới của hàm sáp sao cho khi vào múp, thạch
cao không chui được vào đáy hàm giả. Khi nhỏ sáp, hàm sáp phải sát
khít trên mẫu thạch vao và nằm đúng vị trí đó trong ổ đỡ.
– Ngâm/ rửa mẫu hàm dưới nước.
– Thử cho mẫu vào múp, thành múp cách mẫu 3 – 5mm. Không nên
để mẫu quá dày, nếu mẫu lớn hoặc dày phải mài bớt.
– Bôi vaseline vào thành và đáy mẫu.
3. Vào múp:
3.1. Vào múp dưới:

– Cho thạch cao trắng vào múp dưới.


– Đặt mẫu hàm vào thạch cao rồi ấn nhẹ sao cho mẫu hàm cách đều
các thành và bờ khuôn.
– Đổ thạch cao từ từ vào múp sao cho thạch cao phủ tất cả phần thạch
cao và móc, không phủ lên sáp hay răng giả.
– Để thạch cao đông trong khoảng 30 phút.
– Khi thạch cao cứng, đem qua nước để làm nhẵn bề mặt của múp.
Khi múp khô, ngâm nước xà phòng hoặc bôi nước cách ly lên bề mặt
mẫu.

3.2. Vào múp trên:

– Thoa một lớp vaselin lên lớp thạch cao thứ nhất.
– Đặt nửa múp trên vào nửa múp dưới cho sát khít.
– Đổ thạch cao trắng vào đầy múp trên, đậy nắp múp rồi đưa vào bàn
ép, ép và xiết lại bảo đảm có sự tiếp xúc toàn diện.
– Để thạch cao đông trong khoảng 30 phút.
– Khi thạch cao cứng, rửa sạch mặt ngoài múp để chuẩn bị dội sáp.
4. Dội sáp:
– Sau khi thạch cao đông cứng hoàn toàn, ngâm múp vào nước sôi
trong khoảng 5 – 10 phút.
– Lấy múp ra khỏi nước sôi, tách rời hai phần của múp bằng dao (tách
nhẹ nhàng).
– Lấy phần sáp chưa chảy ra, dùng nước sôi dội phần sáp còn dính lại
trong múp ở trên mẫu hàm và răng giả.

Chú ý: không tách múp khi múp quá nóng hoặc quá nguội.

5. Thoa chất cách ly Vernis


– Mục đích:
o Nền hàm không dính vào thạch cao.
o Ngăn không cho hơi nước lọt vào nền hàm.
o Ngăn không cho nước nhựa ngấm vào thạch cao.
o Gỡ hàm giả ra khỏi thạch cao dễ dàng.
o Mặt nhựa sau này sẽ láng và dễ đánh bóng.
– Khi đã loại bỏ hết sáp, dùng tăm bông nhỏ thấm nước cách ly rồi
thoa vào bề mặt múp trên, dưới, tránh răng giả và móc, chờ khô bôi
thêm 1 – 2 lần nữa. Nên bôi khi múp còn nóng.
II. Ép nhựa:
1. Trộn nhựa:
– Trộn theo đúng tỷ lệ bột và nước nhựa.
– Đậy phần nhựa vừa trộn, chờ khoảng 5 – 10 phút.
– Thử nhựa đến đúng giai đoạn để ép nhựa (cuối kỳ sợi và đầu kỳ
dẻo).
– Không ép sớm vì dễ bị bọt.
2. Ép nhựa
– Lấy nhựa dẻo ra và nhồi bằng tay.
– Cho một ít nhựa vào các khe hở của móc.
– Chia đôi phần nhựa dẻo:
o Phần một cho lên phần múp chứa răng nhựa, ấn đều nhựa quanh
răng.
o Phần hai cho lên phần múp còn lại.
– Đặt một tấm giấy bóng kính lên nhựa rồi đặt hai phần múp lại, đặt
vào càng ép và xiết chặt từ từ.
– Lấy ra dùng dao nhúng vào nước nhựa để cắt bỏ phần nhựa dư, rồi
tiếp tục ép và cắt nhựa khoảng 1 – 2 lần, cuối cùng xiết chặt.
– Lấy múp ra khỏi càng ép, lấy bỏ tấm giấy bóng kính.
– Thoa nước nhựa lên phần nhựa ở hai múp rồi đóng khuôn và ép chặt.
3. Nấu nhựa.
VÁ HÀM
– Trộn và đặt thạch cao lên hàm nhựa cần vá.
– Mài vát hai bờ phần bị gãy, hai mép phần gãy được mài hở khoảng 1
– 2mm.
– Dùng nhựa tự cứng đắp lên phần cần vá.

You might also like