You are on page 1of 2

NỘI DUNG GHI BÀI KHTN 6

Các em ghi vào vở theo trình tự dưới đây nha


PHẦN 1. GIỚI THIỆU VỀ KHTN VÀ CÁC PHÉP ĐO
CHỦ ĐỀ 1. GIỚI THIỆU VỀ KHTN, DỤNG CỤ ĐO VÀ AN TOÀN THỰC HÀNH
TIẾT 1-3. BÀI 1. GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
I. Thế nào là KHTN
Khoa học tự nhiên nghiên cứu các sự vật và hiện tượng của thế giới tự nhiên. Các nhà khoa
học tìm hiểu để khám phá những điều còn chưa biết về thế giới tự nhiên, nhằm phục vụ cuộc
sống của con người.
VD : tìm hiểu vi khuẩn bằng kính hiển vi
II. Vai trò của KHTN trong cuộc sống
KHTN có vai trò cung cấp thông tin mới và nâng cao sự hiểu biết. Đồng thời, góp phần mở
rộng sản xuất và phát triển kinh tế, bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người, bảo vệ môi
trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
III. Các lĩnh vực chủ yếu của KHTN
Các lĩnh vực chủ yếu của KHTN là: Vật lí, Hóa học, Sinh học , Thiên văn học, Khoa học
trái đất.
IV. Vật sống và vật không sống
1. Thế nào là vật sống và vật không sống ?
- Vật sống: gồm các dạng sống đơn giản ( virus) và sinh vật. Chúng mang những đặc điểm
của sự sống.
VD: cá, cây xanh, con vật
- Vật không sống: chúng không mang những đặc điểm của sự sống.
VD: quần áo, xe, bàn ghế...
2. Những đặc điểm để nhận biết vật sống :
- Trao đổi chất: sinh vật lấy từ môi trường thức ăn, nước chất dinh dưỡng và thải chất thải
trở lại môi trường.
- Vận động, lớn lên, sinh sản, cảm ứng, chết.
Bài tập về nhà: Các em trả lời các câu hỏi sau vào vở ( không ghi câu này nhe !)
Câu 1: Cho ví dụ về các vật sống và vật không sống ở gia đình em .
Câu 2: Chiếc xe máy nhận xăng, thải khói và chuyển động. Vậy xe máy có phải là vật sống
không ? Vì sao ?
TIẾT 4-7. BÀI 2. MỘT SỐ DỤNG CỤ ĐO VÀ QUY ĐỊNH AN TOÀN TRONG
PHÒNG THỰC HÀNH
I. Một số dụng cụ đo trong học tập môn KHTN
1. Một số dụng cụ đo
- Dụng cụ đo chiều dài: thước cuộn, thước kẻ thẳng, thước dây
- Dụng cụ đo khối lượng: Các loại cân ( cân đồng hồ, cân điện tử...)
- Dụng cụ đo thể tích chất lỏng: cốc đong, ống đong, bình tam giác....
- Dụng cụ đo thời gian: đồng hồ bấm giây, đồng hồ treo tường...
- Dụng cụ đo nhiệt độ: nhiệt kế y tế, nhiệt kế điện tử...
2. Cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích
- Ống nhỏ giọt: khi cần lấy 1 lượng nhỏ chất lỏng
- Bình chia độ: khi cần lấy 1 lượng chất lỏng nhiều
- Cách sử dụng: SGK
3. Quan sát mẫu vật bằng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học
- Kính lúp: quan sát các vật không quá nhỏ. VD : quan sát chữ viết trên cây bút bi
- Kính hiển vi: quan sát các vật nhỏ mà mắt thường không thể thấy được ( có độ phóng đại
100 đến 1000 lần ). VD : quan sát tế bào biểu bì ở lá
- Cách sử dụng: SGK
II. Quy định an toàn trong phòng thực hành
1. Quy định an toàn trong phòng thực hành
- Xem và ghi nhớ bảng “ QUY ĐỊNH AN TOÀN TRONG PHÒNG THỰC HÀNH “ trang
17 trong SGK.
2. Một số kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành
- Xem và ghi nhớ hình “ H2.11. Một số kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành” cuối trang
18 SGK.

You might also like