You are on page 1of 5

ÔN TẬP HÓA HỌC PHÂN TÍCH (1)

Câu 1
Cho dung dịch X gồm H3PO4 C (mol/l) và HA 0,01 M.
1. Tính nồng độ của H3PO4 và hằng số cân bằng của axit HA, biết rằng độ điện ly của H3PO4 và HA trong
dung dịch X lần lượt là 0,443 và 1,95.10-4
2. Thêm dần dung dịch NH3 vào dung dịch X đến nồng độ 0,16 M (coi thể tích không đổi khi thêm NH3)
được dung dịch B. Tính pHB.
3. Trộn 5 ml dung dịch B với 5 ml dung dịch Mg(NO3)2 0,03 M. Bằng các phép tính cụ thể, hãy cho biết
có kết tủa tách ra không? Tính pH của hệ thu được.
Cho pKa(H3PO4)= 2,15; 7,21; 12,32; pKa(NH4+)= 9,24; pKs(MgNH4PO4) = 12,6; pKs(Mg(OH)2 = 10,9.

Câu 2
Thí nghiệm sau được tiến hành ở 300C. Một pin điện hóa được tạo thành từ một pin bán phần (nửa pin)
hydro chứa điện cực Pt kim loại nhúng vào dung dịch đệm dưới khí quyển hydro, [Pt(s) | H2(g) | H+(aq)].
Pin bán phần hidro này được nối với một pin bán phần của thanh kim loại M nhúng vào dung dịch M2+(aq),
chưa biết nồng độ. Hai pin bán phần được nối với nhau qua một cầu muối như hình 3.

Hình 3
1. Khi tỉ số phản ứng (tỉ số nồng độ các chất lúc chưa cân bằng Q) của pin Galvanic bằng 2,18.10-4 ở
30,000C thì suất điện động bằng +0,450 V. Tính giá trị thế khử chuẩn (Eo) và xác định kim loại M. Viết
phương trình phản ứng các quá trình oxi hóa – khử trong pin Galvani.
Chú ý: ΔG = ΔGo + RTlnQ
Bảng 1: Thế khử chuẩn (trong khoảng 298 – 308 K)
2. Nồng độ chưa biết của dung dịch M2+ (aq) trong pin (hình 3) có thể được xác định bằng phương pháp
chuẩn độ iot. Lấy 25,00 mL mẫu dung dịch M2+(aq) cho vào bình định mức rồi thêm lượng dư KI vào.
Cần 25,05 ml dung dịch sodium thiosulfate 0,800 M để đạt tới điểm tương đương. Viết tất cả các
phương trình phản ứng oxid hóa-khử liên quan tới phép chuẩn độ này và tính nồng độ dung dịch
M2+(aq).
3. Khi pin bán phần hydro (hình 3) ở dưới khí quyển hydro 0,360 bar và điện cực platinum bị nhúng vào
500 mL dung dịch đệm chứa 0,050 mol lactic acid (HC3H5O3) và 0,025 mol sodium lactate (C3H5O3Na)
thì suất điện động đo được là +0,534 V. Tính pH của dung dịch đệm và hằng số phân li (Ka) của axit
lactic ở 30oC.
Câu 3
Cho dung dịch X chứa HCN 0,1M và KI 0,01M
1. Tính pH của dung dịch X
2. Cho AgNO3 vào dung dịch X cho đến khi nồng độ [NO3-] = 0,01M thu được dung dịch Y và kết tủa
Z (đều thuộc trong bình phản ứng).
Xác định thành phần của kết tủa Z và pH của dung dịch Y cùng nồng độ các ion trong dung dịch A.
3. Tính số mol NaOH cho vào bình phản ứng chứa 1 lít dung dịch Y để kết tủa Z tan vừa hết (thu được
dung dịch A). Tính pH của dung dịch A.(coi sự thay đổi thể tích là không đáng kể).
4. Nhúng điện cực Ag vào dung dịch A và nối với điện cực calomen bão hòa (E = 0,224V).
Xác định các điện cực trong pin trên và tính thế của pin (đo tại 250C ).
Cho HCN pKa = 9,3 Ag (CN ) 2 , lg = 21,1; AgCN , pKs = 16; AgI, pKs = 16
Câu 4
Điện phân 500 ml dung dịch Y gồm: AgNO3 0,1M, Ni(NO3)2 0,5M, HNO3 0,1M ở 250C với điện cực trơ.
1. Cho biết thứ tự điện phân ở catot.
2. Tính điện thế phù hợp cần đặt vào catot để quá trình điện phân bắt đầu xảy ra.
3. Tính điện thế phù hợp đặt vào catot để tách hoàn ion Ag+ ra khỏi dung dịch mà không gây ra phản ứng kế
tiếp. Coi một ion được tách hoàn toàn khi nồng độ ion đó trong dung dịch nhỏ hơn 10-6M.
4. Dùng dòng điện có hiệu thế đủ lớn, có I = 5A điện phân dung dịch Y trong thời gian 1,8228 giờ thu được
dung dịch X. Nhúng một thanh Ni vào dung dịch X tạo ra một điện cực mới, tính thế điện cực của điện cực
này, coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể và bỏ qua sự tạo phức hiđroxo của Ni2+.
Cho:
Eo(Cu2+/Cu) = 0,337 (V) Eo(Ag+/Ag) = 0,799 (V) Eo(Ni2+/Ni) = -0,233 (V)
o + 0
E (2H /H2) = 0,000 (V) 2,302 RT/F = 0,0592 (ở 25 C) F = 96500 C/mol
Câu 5
Cho dung dịch X gồm HA 3% (d = 1,005 g/ml); NH4+ 0,1M; HCN 0,2M. Biết pHX =1,97.
1. Tính số lần pha loãng dung dịch X để HA thay đổi 5 lần.
2. Thêm dần NaOH vào dung dịch X đến CNaOH = 0,15M (giả sử thể tích dung dịch X không thay đổi). Tính
độ phân li HA
3. Tính V dung dịch NaOH 0,5M cần để trung hòa 10ml dung dịch X đến pH=9,00.
Cho MHA= 46 g/mol; pKa(NH4+) = 9,24; pKa(HCN) = 9,35.
Câu 6
Cho một pin điện có sơ đồ sau: (-) Zn│Zn(NO3)2 0,05M║KCl 0,1M│AgCl,Ag (+)
1. Viết các phản ứng xảy ra ở mỗi điện cực và phản ứng tổng quát trong pin điện ở 25oC.
2. Ở 25oC sức điện động của pin bằng 1,082V. Tính ∆G, ∆H, ∆S và hằng số cân bằng K của phản ứng tổng
quát ?
3. Tính tích số tan của AgCl ?

= + 0,799V; 
dE  -1
Cho biết: EZn
o
2
/ Zn
= - 0,763V; E Ag
o

/ Ag  = - 0,490 mV.K .
 dT P
Câu 7
1. Cho một mẫu thử axit fomic HCOOH có nồng độ 0,1M; Ka = 1,77.10-4.
a. Tính pH của dung dịch HCOOH.
b. Cho vào mẫu thử trên 1 lượng axit H2SO4 có cùng thể tích, thấy độ pH giảm 0,344 so với pH khi chưa
cho axit H2SO4 vào. Tính nồng độ của dung dịch H2SO4 đã dùng. Cho Ka2 của H2SO4 = 1,2.10-2 và giả thiết
thể tích dung dịch sau khi trộn bằng tổng thể tích 2 dung dịch đã trộn.
2.a. Xác định nồng độ NH4Cl cần phải đưa vào để ngăn cản sự kết tủa của Mg(OH)2 trong 1 lít dung dịch
chứa 0,01 mol NH3 và 0,001 mol Mg2+. Biết hằng số hòa tan của NH3 trong nước là 1,75.10-5 và TMg(OH)2 =
7,1.10-12.
b. Một dung dịch A chứa đồng thời hai muối MgCl2 0,004M và FeCl3 0,001M. Cho KOH vào dung dịch A.
Kết tủa nào tạo ra trước? Tìm pH thích hợp để tách 1 trong 2 ion Mg2+ hoặc Fe3+ ra khỏi dung dịch?
Cho: TMg(OH)2 = 10-11. TFe(OH)3 = 10-39. Biết rằng nếu nồng độ 10-6M thì coi như đã hết.
Câu 8
Pin galvanic đầu tiên được A.Volta chế tạo vào năm 1800, dựa vào những thí nghiệm của L.Galvani. Sau
này, các pin galvanic đã được ứng dụng rộng rãi trong khoa học, công nghệ và cuộc sống thường ngày.
Nửa bên trái của pin chứa một điện cực sắt (dư) bị oxi hóa trong quá trình hoạt động và dung dịch sắt (III)
nitrat có nồng độ 0,01M. Nửa bên phải của pin chứa điện cực than chì và hỗn hợp sắt (II) và (III) nitrat với
nồng độ lần lượt là 0,05M và 0,30M. Thể tích của mỗi nửa pin là 1 L.
1. Xác định điện cực catot, anot. Chỉ rõ các điện cực này thuộc loại nào?
2. Viết sơ đồ pin theo dạng (-) …│…║…│… (+). Viết các bán phản ứng ở mỗi điện cực và phản ứng tổng.
Biết rằng entropi chuẩn của Fe(s), Fe2+(aq), Fe3+(aq) ở 250C lần lượt là 27,3; -137,7 và -316,0 kJ/mol. Tăng
nhiệt độ thêm 200C sẽ làm giảm hằng số cân bằng K 85 lần.
3. Tính (theo Volt, tới độ chính xác là 3 chữ số thập phân) suất điện động (EMF) ban đầu của pin và các thế
ban đầu của catot, anot ở 250C. Biết E0(Fe2+/Fe) = -0,447V.
4. Pin hoạt động trong 3 giờ 20 phút cho đến khi được sử dụng hoàn toàn. Tính cường độ trung bình của
dòng.
Câu 9
1. Tính pH của dung dịch A gồm NH3 0,180 M; KCN 0,150 M và KOH 6,00.10-3 M.
2. Tính thể tích dung dịch HCl 0,30 M cần cho vào 100,00 mL dung dịch A để pH của hỗn hợp thu được
bằng 8,5.
3. Thêm 1,00 mL dung dịch HClO4 0,0100 M vào 100,00 mL dung dịch KCN 0,0100 M. Sau đó thêm tiếp
100,00 mL dung dịch Hg(ClO4)2 0,300 M được dung dịch B. Tìm thành phần các chất trong dung dịch B.

Cho biết pKa của HCN là 9,35; của NH4+ là 9,24.


Hg2+ + CN– HgCN+ lg1 = 18,0
Hg2+ + 2CN– Hg(CN)2 lg2 = 34,70
Câu 10

1. Dung dịch A chứa NH3: 0,2M; Ag(NH3) 2 NO3- : 0,001M. Trộn 10ml dung dịch AgNO3 0,01M với 10ml dd

K2CrO4 0,01 M được hỗn hợp B. Ghép điện cực Ag nhúng trong dd A với điện cực Ag nhúng trong hỗn hợp
B thành pin 1. Pin 2 được ghép bởi điện cực hiđro nhúng trong dd NH4HSO4 0,02M và điện cực hiđro nhúng
trong dd (NH4)2S 0,08M.
a) Cho biết anot, catot của mỗi pin? Tính suất điện động và viết sơ đồ pin của 2 pin trên?
b) Mắc xung đối pin 1 và pin 2. Hãy viết quá trình xảy ra trong 2 pin sau khi mắc xung đối. Từ đó cho biết có
thể dùng NH3 làm thuốc thử để hòa tan Ag2CrO4 không? (không căn cứ vào hằng số cân bằng)
Cho lg  Ag ( NH   7, 24; pK s ( Ag2CrO4 )  11,89; pK a ( HSO )  2; pK a ( NH  )  9, 24; pK a ( H 2 S )  7, 02;12,90
3 )2 4 4

E0Ag+/Ag = 0,799 v
2. Thiết lập sơ đồ pin trong 4 trường hợp sau:
a) Pin xảy ra phản ứng Zn + Cu2+  Zn2+ + Cu
b) Pin xảy ra phản ứng CH3COOH + NaOH  CH3COONa + H2O
c) Pin xảy ra phản ứng: 5(COOH)2 + 2KMnO4 + 3H2SO4  10CO2 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O
d) Pin để xác định tích số tan của AgCl. Thiết lập biểu thức tính tích số tan theo Epin.

Câu 11
1. Tính nồng độ của axit propionic (HPr) phải có trong dung dịch axit axetic (HAx) 2.10-3M sao cho :
a. Độ điện li của axit axetic bằng 0,08
b. pH của dung dịch bằng 3,28
Cho : K HAx  1,8.105,K H Pr  1,3.105

2. Hòa tan 1,00 g NH4Cl và 1,00 g Ba(OH)2.8H2O vào 80 ml nước. Pha loãng dung dịch thu được bằng nước
đến 100 ml tại 25oC
a. Hãy tính pH của dung dịch (pKa (NH4+) = 9,24)
b. Hãy tính nồng độ của tất cả các ion trong dung dịch
c. Hãy tính pH sau khi thêm 10,0 ml dung dịch HCl 1,00 M vào dung dịch trên
d. Hãy tính [NH3] của dung dịch mới.
Câu 12
1. Cho pin điện
Ag| AgNO3 0,001M, Na2S2O3 0,1M || HCl 0,05M |AgCl,Ag
với Epin = 0,345V
a. Viết phương trình phản ứng xảy ra khi pin hoạt động.
b. Tính E 0[Ag(S2O3 )2 ]3 / Ag
c. Tính TAgCl
d. Thêm một ít KCN vào dung dịch ở nửa trái của pin. Epin sẽ thay đổi như thế nào?
Cho biết: 
Ag+ + 2S2O32-  [Ag(S2O3)2]3- lg  =13,46


Ag+ + 2CN-  [Ag(CN)2]- lg  =21

RT
E0Ag+/Ag = 0,8V; ln  0,059lg (250C)
F
2. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau (dạng ion ):
NO2- + Co2+ + CH3COOH + Cl-  Co(NO2)63- + NO + CH3COO- + K+
H2SiO3 + H+ + MoO42-  (NH4)4H4[Si(Mo2O7)6] + NO3- + ...
CuS + HNO3  S + NO + . . .
CrI3 + KOH + Cl2  K2CrO4 + KIO4 +…

You might also like