You are on page 1of 8

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐÚC NHÔM TRONG KHUÔN KIM LOẠI

1. Khái niệm
1.1 khái niệm chung về đúc
- Đúc là phương pháp chế tạo phôi bằng phương pháp nấu chảy kim loại, rót kim
loại lỏng vào lòng khuôn đúc có hình dáng và kích thước của vật đúc, sau khi
kim loại đông đặc trong khuôn ta thu được vật đúc có hình dáng giống như lòng
khuôn đúc. Vật đúc có thể đem dùng ngay được gọi là chi tiết đúc. Nếu vật đúc
cần phải qua gia công cơ khí để nâng độ chính xác kích thước và độ bóng bề mặt
thì gọi là phôi đúc.

- Ưu điểm:
+ Đúc có thể đúc được các loại vật liệu khác nhau, thường là gang, thép, kim
loại màu và hợp kim của chúng với khối lượng từ vài gam đến hàng trăm tấn.
+ Chế tạo được những vật đúc có hình dạng, kết cấu rất phức tạp như thân
máy công cụ, vỏ động cơ mà các phương pháp chế tạo khác gặp khó khăn
hoặc không thể chế tạo được.
+ Độ chính xác về hình dạng, kích thước và độ bóng không cao. Tuy nhiên
với các phương pháp đúc đặc biệt thì độ chính có thể đạt khỏang 0,001mm và
độ nhẵn 1,25mm.
+ Có thể đúc nhiều kim loại khác nhau trong một vật đúc.
+ Có khả năng cơ khí hóa và tự động hóa.
+ Giá thành chế tạo vật đúc rẻ, tính chất sản xuất linh họat, năng suất cao.
- Nhược điểm:
+ Tốn kim loại cho hệ thống rót.
+ Có nhiều khuyết tật (thiếu hụt, rỗ khí) làm tỷ lệ phế phẩm khá cao.
+ Kiểm tra khuyết tật bên trong vật đúc đòi hỏi thiết bị hiện đại.
2. Các phương pháp đúc trong khuôn kim loại
- Có 2 phương pháp chính để đúc trong khuôn kim loại là:
a) Đúc trong khuôn kim loại (gravity die casting)
- Đúc trong khuôn kim loại là thuật ngữ chỉ một phương pháp sản xuất vật đúc bằng
cách rót kim loại lỏng vào khuôn kim loại. Vật đúc đông đặc dưới tác dụng của
trọng trường mà không chịu bất kỳ tác động nào khác.
- Ưu điểm:
+ Khuôn được sử dụng nhiều lần
+ Độ sạch và độ chính xác được nâng cao đáng kể. Điều này sẽ làm giảm khối lượng
gia công cơ khí
+ Nâng cao độ bền cơ học của vật đúc, đặc biệt là độ bền ở lớp bề mặt tiếp giáp với
khuôn kim loại
+ Nâng cao sản lượng hàng năm do giảm được kích thước đậu ngót và phế phẩm
đúc.
+ Nâng cao năng suất lao động.
+ Tiết kiệm diện tích nhà xưởng do không cần chế tạo hỗn hợp làm khuôn và quá
trình làm khuôn.
+ Giảm giá thành sản phẩm.
+ Dễ cơ khí và tự động hoá, điều kiện vệ sinh lao động tốt.
- Nhược điểm:
+ Chế tạo khuôn kim loại phức tạp và đắt tiền; độ bền khuôn hạn chế khi đúc thép,
khó đúc những vật thành mỏng và hình dáng phức tạp; vật đúc có ứng suất lớn do
khuôn kim loại cản co mạnh; vật đúc gang dễ bị biến trắng; quy trình đúc phải chặt
chẽ.
+ Tuy có những đặc điểm trên nhưng công nghệ đúc trong khuôn kim loại vẫn được
sử dụng rộng rãi để đúc gang, hợp kim và kim loại màu trong sản xuất hàng loạt và
loạt lớn bởi vì có những chi tiết không thể chế tạo được nếu không sử dụng khuôn
kim loại, ví dụ các tấm lớn thân máy bay, các chi tiết nhỏ nhưng đòi hỏi độ bền cao
trong động cơ.

Gravity die casting


b) Đúc dưới áp lực
- Đúc dưới áp lực là quá trình đúc kim loại và hợp kim lỏng kết tinh trong lòng
khuôn bằng kim loại. Kim loại hợp kim lỏng được rót vào khuôn dưới áp lực cao
(60- 100)atm. Vật đúc có mật độ kim loại cao cơ tính tốt
- Ưu điểm:
+ Tốc độ nguội nhanh, độ hạt nhỏ, cơ tính cao
+ Đọ bóng bề mặt vật đúc cao.
+ Đúc được những vật mỏng phức tạp
+ Tốc đọ dòng chảy cao, chất lượng đồng đều. it bị rỗ khí
+ Năng suất đúc cao
- Nhược điểm;
+ Thiết bị phức tạp
+ Dưới áp lực cao, vận tốc dòng chảy kim loại lớn làm cho lòng khuôn nhanh
mòn do đó vật liệu chế tạo khuôn phải có độ bền cao
+ Không sử dụng được lõi cát, chỉ sử dụng lõi kim loại do đó không thể đúc các
vật đúc có phần rỗng phức tạp
+ Ít dùng để đúc kim loại đen

Cold chamber die casting(đúc áp lực trong buồng lạnh)

Hot chamber die casting(đúc áp lực trong buồng lạnh)


3. Chọn phương pháp đúc
- Để thuận tiện không quá cồng kềnh và với giá thành thấp nên nhóm chúng em
sẽ sử dụng phương pháp đúc Gravity die casting để đúc kim loại.

Chương II: cấu tạo của cơ cấu đúc kim loại bằng phương pháp gravity
die casting

You might also like