You are on page 1of 242

Version updated on December 31, 2019

© Bản quyền thuộc về Hội đồng Công trình xanh Việt Nam. 2019.

Mặc dù quá trình biên soạn tài liệu này được thực hiện một cách kỹ lưỡng, VGBC không
chịu trách nhiệm về những sai sót hoặc hoặc hậu quả phát sinh do sai sót trong quá trình
sử dụng tài liệu. VGBC có quyền sửa chữa, bổ sung, thay đổi và cập nhật tài liệu này mà
không cần báo trước.

priorBIO
LOTUS notice.
V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019
© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 2
Lời nói đầu

Trong quá trình nghiên cứu và phát triển Hệ thống chứng nhận LOTUS, Hội đồng Công trình
xanh Việt Nam (VGBC) đã tham khảo các hệ thống chứng nhận công trình xanh phổ biến trên
thế giới. Một số hệ thống đã được VGBC lựa chọn làm cơ sở phát triển cho LOTUS như
Green Star (Úc), LEED (Hoa Kỳ) và GBI (Malaysia). Các hệ thống khác như BREEAM (Anh),
BEAM Plus (Hồng Kông), Greenship (Indonesia) và Green Mark (Singapore) cũng là những
nguồn tham khảo quan trọng của LOTUS.

VGBC chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của Hội đồng Công trình xanh Australia (GBCA), Hội
đồng Công trình xanh Hoa Kỳ (USGBC), Hội đồng Công trình xanh Thế giới (WorldGBC) và
Mạng lưới WorldGBC Châu Á - Thái Bình Dương.

VGBC xin cảm ơn sự giúp đỡ và ủng hộ nhiệt tình của nhóm tư vấn kỹ thuật. Sự cống hiến
của họ vì một môi trường xây dựng bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu cho Việt Nam
là nguồn động lực rất lớn thúc đẩy VGBC hoàn thành mục tiêu đã đặt ra.

VGBC cảm ơn tất cả nhân viên và tình nguyện viên đã tham gia phát triển LOTUS – những
con người đã góp phần đặt nền móng cho những thay đổi cơ bản, hướng tới một môi trường
xây dựng bền vững tại Việt Nam.

VGBC chân thành cảm ơn Viện Thành phố Toàn cầu - Viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne
(RMIT) – đơn vị tài trợ chính trong quá trình thành lập VGBC.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 3
LOTUS BIO Tác giả và cộng tác viên

Tác giả chính BIO V1.1


Xavier Leulliette

Tác giả hỗ trợ BIO V1.1


Nguyễn Hồng Nhung, Héloïse Pelen, Vũ Hồng Phong

Cộng tác viên BIO V1.1


Melissa Merryweather, Nguyễn Thị Hương Thu, Patrick Bivona

Tác giả chính BIO Pilot


Andrew Crouch, Do Ngoc Diep, Timothy Middleton, Tuan Anh Phan, Xavier Leulliette, Yannick
Millet.

Tác giả hỗ trợ BIO Pilot


Andrea Archanco Astorga, Clara James, Đoàn Quang Hưng, Lê Kiên, John Calloway, Manuel
Valcárcel Rodríguez, Maria Matamoros, Nguyễn Trung Kiên , Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn
Mạnh Hùng, Nguyễn Quang Hiếu, Nguyễn Văn Muôn, Nguyễn Việt Anh, Melissa
Merryweather, Phạm Đức Nguyên, Phạm Ngọc Đăng, Rory Martin, Tamsin McCabe, Trần
Ngọc Chấn, Vincent Mazens.

Biên dịch
Hoàng Anh Tú
Bùi Thanh Hương

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 4
Hội viên VGBC
VGBC cảm ơn sự đồng hành và góp sức của các hội viên (tính đến Tháng 12 năm 2019):

Hội viên Bạch Kim

Hội viên Vàng

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 5
Hội viên Bạc

Hội viên thường xuyên

Arcadis Vietnam Co., Ltd B+H Architects Vietnam


Bry-Air Malaysia BSBG Vietnam

CBRE Vietnam CC-1 Mekong


CTA Manufacturing Development Construction
Đăng Việt Electromechanical Corporation
Materials JSC
DBplus Dragon Capital
Gritone Co., Ltd HKCONS
Indochine Engineering Kirby South East Asia Co., Ltd.
Lap Nguyen Corporation Mapei Vietnam Ltd.

Nam Á JSC National Beton JSC


NEWTECONS Investment Construction and
New Era Block Tile JSC
Real Estate JSC
NN Service & Trading Co., Ltd Quoc Viet Technology JSC
SOL ASIA PROPERTY CO., LTD Sonacons Construction JSC
Tan Phat Long Engineering Corporation TPI Development Co., Ltd.
Tuan Le Construction Co. Ltd Unicons Investment Construction Co., Ltd.
Vietnam Investment Consulting and
Vuong Hai Corporation
Construction Designing JSC

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 6
Mục lục

Lời nói đầu ............................................................................................................................ 3


LOTUS BIO Tác giả và cộng tác viên ................................................................................ 4
Hội viên VGBC .................................................................................................................. 5
Mục lục ................................................................................................................................. 7
Mở đầu ............................................................................................................................... 10
Giới thiệu về VGBC ......................................................................................................... 10
Giới thiệu chung về LOTUS ............................................................................................. 11
Chứng nhận Chuyên gia Tư vấn LOTUS......................................................................... 11
Hệ thống Chứng nhận LOTUS BIO ..................................................................................... 12
Phạm vi LOTUS BIO ....................................................................................................... 12
LOTUS BIO Eligibility ...................................................................................................... 12
Hạng mục LOTUS BIO .................................................................................................... 13
Điều kiện tiên quyết LOTUS BIO ..................................................................................... 14
LOTUS BIO Credits ......................................................................................................... 15
Quy chuẩn và tiêu chuẩn viện dẫn trong LOTUS BIO ...................................................... 15
Cách tính điểm LOTUS BIO ............................................................................................ 17
Các mức chứng nhận LOTUS BIO .................................................................................. 17
LOTUS BIO cho Công trình hỗn hợp cho thuê ................................................................ 18
LOTUS BIO cho công trình chung cư .............................................................................. 19
Quy trình chứng nhận LOTUS BIO ..................................................................................... 20
Giới thiệu ......................................................................................................................... 20
Giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành .......................................................................... 21
Quy trình cấp chứng nhận LOTUS BIO ........................................................................... 22
Nộp đơn và đăng ký ........................................................................................................ 23
Giai đoạn chứng nhận Tạm thời ...................................................................................... 24
Giai đoạn Chứng nhận Chính thức .................................................................................. 27
Giai đoạn gia hạn chứng nhận ........................................................................................ 29

Hồ sơ trình nộp LOTUS BIO ............................................................................................... 30


Phân loại hồ sơ trình nộp ................................................................................................ 30
Quy trình trình nộp hồ sơ................................................................................................. 31

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 7
Danh sách các Khoản trong LOTUS BIO ............................................................................ 34
Năng lượng ......................................................................................................................... 36
E-PR-1 và E-1 Kiểm toán năng lượng ............................................................................. 39

E-2 Cường độ tiêu thụ năng lượng .................................................................................. 42


E-3 Thông gió tự nhiên & ĐHKK ...................................................................................... 47
E-4 Chiếu sáng nhân tạo ................................................................................................. 58
E-5 Giám sát và quản lý tiêu thụ năng lượng................................................................... 66
E-6 Giải pháp năng lượng bền vững ............................................................................... 69
Nước .................................................................................................................................. 77
W-1 Kiểm toán nước ....................................................................................................... 80
W-2 Thiết bị sử dụng nước hiệu quả ............................................................................... 82
W-3 Giám sát sử dụng và Chống thất thoát nước ........................................................... 89
W-4 Giải pháp sử dụng nước bền vững .......................................................................... 92
Mua sắm bền vững ........................................................................................................... 106
SP-1 Low-carbon purchasing ........................................................................................ 107
SP-2 Healthy purchasing ............................................................................................... 110
Sinh thái ............................................................................................................................ 113
Eco-PR-1 và Eco-1 Thảm thực vật ................................................................................ 114

Eco-2 Quản lý cảnh quan bền vững .............................................................................. 119


Eco-3 Quản lý côn trùng gây hại.................................................................................... 121
Chất thải & Ô nhiễm .......................................................................................................... 124
WP-1 Xử lý nước thải .................................................................................................... 126
WP-PR-1 và WP-2 Quản lý chất thải rắn ....................................................................... 128
WP-3 Môi chất lạnh ....................................................................................................... 134
WP-4 Giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng .............................................................................. 139
Sức khỏe & Tiện nghi........................................................................................................ 142
H-PR-1 và H-1 Tiện nghi người sử dụng ....................................................................... 144
H-PR-2 và H-2 Hút thuốc trong nhà ............................................................................... 148
H-3 Cấp khí tươi ............................................................................................................ 150
H-4 Giám sát CO2.......................................................................................................... 154
H-5 Kiểm thử IQA .......................................................................................................... 156
H-6 Chiếu sáng tự nhiên ............................................................................................... 160
H-7 Tầm nhìn ra ngoài................................................................................................... 165

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 8
H-8 Làm sạch xanh ....................................................................................................... 168
Thích ứng & Giảm nhẹ ...................................................................................................... 171
A-1 Chống chịu thiên tai ................................................................................................ 173
A-2 Nước mưa chảy tràn ............................................................................................... 178

A-3 Hiệu ứng đảo nhiệt ................................................................................................. 183


A-PR-1 và A-4 Giao thông xanh .................................................................................... 186
Cộng đồng ........................................................................................................................ 191
CY-1 Hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận sử dụng công trình ............................................ 193
CY-PR-1 và CY-2 Nhận thức xanh ................................................................................ 195
CY-3 Chiến dịch nâng cao nhận thức xanh ................................................................... 198
Quản lý ............................................................................................................................. 200
Man-PR-1 Kiểm soát cơ sở vật chất .............................................................................. 202
Man-1 Chứng nhận công trình xanh LOTUS ................................................................. 205
Man-2 LOTUS AP ......................................................................................................... 206
Man-3 Vận hành- Chạy thử ........................................................................................... 207
Man-PR-2 và Man-4 Bảo trì- Duy tu .............................................................................. 212
Man-5 Quản lý xanh ...................................................................................................... 215
Sáng kiến .......................................................................................................................... 219
Inn-1 Nâng cao hiệu năng vượt trội ............................................................................... 220
Inn-2 Sáng kiến/ Giải pháp tiên tiến ............................................................................... 222
Thuật ngữ ......................................................................................................................... 223
Thuật ngữ kỹ thuật LOTUS............................................................................................ 223
Thuật ngữ Hồ sơ trình nộp LOTUS ............................................................................... 226
Thuật ngữ Quy hoạch.................................................................................................... 227
Thuật ngữ Kỹ thuật ........................................................................................................ 228
Addenda: Danh sách đầy đủ những thay đổi từ Hướng dẫn kỹ thuật LOTUS BIO V1 ....... 236

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 9
Mở đầu

Giới thiệu về VGBC


Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC) là một dự án của Quỹ Thành phố Xanh (GCF),
một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế có trụ sở tại Oakland, California, Hoa Kỳ. Mục tiêu của
VGBC là đóng vai trò đầu mối giữa các cơ quan nhà nước, khối học thuật và khu vực tư nhân
nhằm kiến tạo một môi trường xây dựng bền vững và có khả năng thích ứng trong bối cảnh
biến đổi khí hậu.

VGBC được Bộ Xây dựng nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức công nhận
vào tháng 3/2009 và gia nhập Mạng lưới Hội đồng Công trình xanh Thế giới (WorldGBC) Châu
Á - Thái Bình Dương vào tháng 9/2009.

VGBC đặt ra các mục tiêu chính như sau:

• Nâng cao nhận thức và vận động chính sách về xây dựng công trình xanh:
- Nâng cao nhận thức về xây dựng công trình xanh thông qua các cuộc hội thảo và tài
nguyên trực tuyến
- Hỗ trợ cơ quan Nhà nước trong việc xây dựng các chính sách và quy chuẩn về phát
triển công trình xanh
- Tăng cường quan hệ với các đối tác học thuật, chính phủ và đơn vị tư nhân

• Xây dựng năng lực:


- Phát triển và thực hiện các chương trình đào tạo cho khối học thuật và Nhà nước
- Thực hiện chương trình đào tạo và chứng nhận Chuyên gia tư vấn Công trình xanh
LOTUS (LOTUS AP)
• Xây dựng hệ thống chứng nhận công trình xanh cho Việt Nam:
- Phát triển các bộ công cụ đánh giá công trình xanh (LOTUS)
- Xây dựng Cơ sở dữ liệu Xanh (bao gồm các sản phẩm và dịch vụ)
- Tiến hành nghiên cứu lâu dài về khả năng chống chịu biến đổi khí hậu cho công trình
xây dựng

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 10
Giới thiệu chung về LOTUS
LOTUS là hệ thống chứng nhận công trình xanh theo định hướng thị trường được Hội đồng
Công trình Xanh Việt Nam phát triển riêng cho môi trường xây dựng tại Việt Nam.

LOTUS có chung mục tiêu với các hệ thống chứng nhận công trình xanh phổ biến trên thế
giới (như LEED, Green Star, BREEAM, GBI, Green Mark, Greenship, v.v.), đồng thời xây
dựng các tiêu chuẩn và định mức nhằm thúc đẩy ngành xây dựng Việt Nam hướng tới mục
tiêu sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và thân thiện với môi trường.

Hệ thống Chứng nhận LOTUS được phát triển qua quá trình nghiên cứu lâu dài, với sự cố
vấn của các chuyên gia dựa trên bối cảnh kinh tế và tự nhiên của Việt Nam, đồng thời tuân
thủ các tiêu chuẩn và pháp luật Việt Nam hiện hành.

Hệ thống Chứng nhận LOTUS hiện tại bao gồm (tính đến 12. 2019):
• LOTUS Công trình xây mới V3 (LOTUS NC)
• LOTUS Công trình vận hành V1.1 (LOTUS BIO)
• LOTUS Công trình nhà ở V1
• LOTUS Công trình quy mô nhỏ V1 (LOTUS SB)
• LOTUS Công trình nội thất V1
• LOTUS Công trình nội thất quy mô nhỏ V1 (LOTUS SI)

Chứng nhận Chuyên gia Tư vấn LOTUS


Một trong những vai trò quan trọng nhất của VGBC là giảng dạy và nâng cao trình độ cho
người hành nghề xây dựng về các vấn đề thiết kế và xây dựng công trình xanh. Trọng tâm
chương trình đào tạo của VGBC là Khóa Đào tạo Chuyên gia Tư vấn LOTUS, khóa học cho
phép học viên có thể dự thi lấy Chứng nhận LOTUS Chuyên gia Tư vấn (LOTUS AP).

LOTUS AP là các chuyên viên trong ngành xây dựng, có hiểu biết toàn diện về quan điểm,
cấu trúc và ứng dụng thực tế của Hệ thống chứng nhận LOTUS trong toàn bộ vòng đời của
dự án xây dựng. Danh sách các Chuyên gia Tư vấn LOTUS được công bố trên trang web
của VGBC.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 11
Hệ thống Chứng nhận LOTUS BIO

Phạm vi LOTUS BIO


LOTUS Công trình đang vận hành (LOTUS BIO) được áp dụng để đánh giá các loại hình công
trình thuộc phạm vi áp dụng của LOTUS Phi nhà ở (LOTUS NR) và LOTUS Nhà ở Chung cư
(LOTUS MFR), bao gồm:
• Công trình văn hóa (thư viện, rạp chiếu phim, bảo tàng, nhà hát, câu lạc bộ, đài phát
thanh, đài truyền hình, trung tâm triển lãm, nhà văn hóa)
• Công trình giáo dục (nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trung học cơ sở và trung
học phổ thông, trường đại học, trường dạy nghề, trường cao đẳng)
• Công trình y tế (trạm y tế, bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa từ trung ương đến
địa phương, nhà điều dưỡng và trung tâm chăm sóc sức khỏe tạm thời)
• Công trình thương nghiệp (chợ, cửa hàng, trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, quầy
hàng)
• Công trình văn phòng
• Công trình khách sạn và nhà khách (không bao gồm các công trình nghỉ dưỡng nằm ngoài
phạm vi áp dụng của LOTUS NR)
• Công trình dịch vụ giao thông (nhà ga, bến xe buýt, trạm dừng xe buýt, trung tâm dịch vụ
thông tin, bưu điện)
• Đài, tháp viễn thông
• Sân vận động và trung tâm thể thao
• Công trình nhà ở
• Nhà máy và công trình công nghiệp

LOTUS BIO Eligibility


Để được đánh giá – cấp chứng nhận LOTUS BIO, dự án cần đáp ứng các tiêu chí sau:

1. Tính nguyên vẹn và riêng biệt

Chứng nhận LOTUS BIO chỉ áp dụng cho một công trình nguyên vẹn và riêng biệt hoặc một
nhóm các công trình riêng biệt.
Ngoại trừ: Công trình hỗn hợp bao gồm thành phần Phi nhà ở (NR), thương mại và nhà ở
(mixed-use Residential/NR building), nếu các thành phần nhà ở tách biệt rõ rang với các thành
phần khác, phần nhà ở và phần phi nhà ở có thể được đánh giá riêng biệt dựa trên hướng
dẫn của VGBC.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 12
2. Tuổi đời công trình

Các công trình mới hoàn thành chưa đủ điều kiện để áp dụng LOTUS BIO. Tuy nhiên, công
trình cần phải hoạt động với công suất ít nhất 50% trong vòng tối thiểu 1 năm tại thời điểm
chứng nhận Tạm thời và 2 năm tại thời điểm chứng nhận Chính thức.

3. Cải tạo và mở rộng

Hoạt động sửa chữa và mở rộng có tác động rất lớn đối với Chứng nhận LOTUS BIO bởi đây
là những hoạt động phổ biến trong vòng đời công trình, có khả năng ảnh hưởng đến quá trình
vận hành cũng như hiệu năng của công trình, thậm chí có thể tạo sự thay đổi rất lớn khiến
công trình không còn được coi là “công trình đang vận hành”.

Do đó, để được đánh giá với LOTUS BIO, dự án cần đáp ứng các yêu cầu sau:
• Hoạt động sửa chữa gây ảnh hưởng tới không quá 50% tổng diện tích sàn (GFA) công
trình tại bất cứ thời điểm nào trong giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành.
• Hoạt động sửa chữa làm gián đoạn hoạt động hoặc thay đổi vị trí của không quá 50%
tổng số người sử dụng công trình trong giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành.
• Phần mở rộng làm tăng thêm không quá 30% diện tích sàn công trình trong giai đoạn
đánh giá hiệu năng vận hành.
Trong trường hợp việc sửa chữa hoặc mở rộng vượt quá các định mức nêu trên, dự án có
thể đăng ký chứng nhận LOTUS NC.

Hạng mục LOTUS BIO


LOTUS BIO có 9 hạng mục (chưa bao gồm hạng mục “Sáng kiến”), mỗi hạng mục gồm các
khoản khác nhau. Trong phạm vi mỗi khoản, LOTUS đưa ra những tiêu chí cụ thể, tương ứng
với một số điểm chứng nhận nhất định.

Dự án cần lưu ý các Điều kiện tiên quyết (ĐKTQ) được đặt ra tại một số khoản. ĐKTQ là
những yêu cầu bắt buộc đối với các dự án đăng ký Chứng nhận LOTUS.

Năng lượng (E) - Giám sát và giảm mức tiêu thụ năng lượng của công trình thông qua các
giải pháp như lắp đặt thiết bị sử dụng năng lượng hiệu quả, thông gió tự nhiên, năng lượng
tái tạo và hệ thống quản lý năng lượng.

Nước (W) - Giảm mức tiêu thụ nước của công trình nhờ các thiết bị sử dụng nước hiệu quả,
thu nước mưa, tái chế - tái sử dụng nước và các giải pháp giám sát - quản lý sử dụng nước
hiệu quả.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 13
Mua sắm bền vững (SP) - Khuyến khích sử dụng những sản phẩm có đặc tính bền vững
và tốt cho sức khoẻ.

Sinh thái (Eco) - Bảo vệ hệ sinh thái tại khu đất xây dựng và khu vực xung quanh công
trình thông qua giải pháp quản lý cảnh quan và tối ưu đa dạng sinh học.

Chất thải & Ô nhiễm (WP) - Giảm thiểu phát thải trong giai đoạn vận hành công trình, đồng
thời khuyến khích hoạt động tái chế trên diện rộng.

Sức khỏe & Tiện nghi (H) - Đảm bảo môi trường bên trong công trình có chất lượng cao
thông qua việc tối ưu chiếu sáng tự nhiên, tầm nhìn ra bên ngoài, đồng thời theo dõi và đảm
bảo chất lượng không khí bên trong công trình cũng như sự hài lòng của người sử dụng.

Thích ứng & Giảm nhẹ (A) - Giảm thiểu tác động của công trình tới biến đổi khí hậu cũng
như đối với các công trình lân cận và môi trường khu vực, đồng thời sẵn sàng ứng phó với
các tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu.

Cộng đồng (CY) - Tạo sự hòa nhập của công trình với khu vực xung quanh thông qua các
chương trình nâng cao nhận thức cho cộng đồng và người sử dụng công trình, hỗ trợ người
khuyết tật tiếp cận sử dụng công trình.

Quản lý (Man) - Quản lý hiệu quả việc thực hiện những mục tiêu bền vững đã đề ra; tối ưu
hoá quy trình vận hành công trình và đảm bảo người sử dụng có thể vận hành các hệ thống
được lắp đặt trong công trình với hiệu quả cao nhất.

Sáng kiến (Inn) - Khuyến khích hiệu năng vượt trội hoặc giải pháp sáng kiến không được đề
cập đến trong LOTUS. Hạng mục này giúp công trình có thêm “điểm thưởng”.

Điều kiện tiên quyết LOTUS BIO


Bảng 1 liệt kê 9 điều kiện tiên quyết (ĐKTQ) của LOTUS BIO. Mỗi ĐKTQ, dù đứng riêng lẻ
hoặc thuộc phạm vi một khoản, đều được coi là yêu cầu tối thiểu phải thực hiện đối với các
dự án đăng ký chứng nhận LOTUS BIO.

Dự án xây dựng có thể gặp phải những hạn chế đặc thù hoặc có loại hình cá biệt, do đó không
thể đáp ứng được một số ĐKTQ của LOTUS. Nếu dự án có thể chứng minh việc không đáp
ứng được yêu cầu tại các ĐKTQ hoặc khoản nhất định sau khi đã thực hiện các giải pháp
hợp lý, hoặc một số ĐKTQ hoàn toàn không khả thi đối với dự án, VGBC có quyền quyết định
miễn các yêu cầu này.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 14
Bảng 1: Điều kiện tiên quyết LOTUS BIO
ĐKTQ Tiêu chí
E-PR-1 Kiểm toán năng
Thực hiện kiểm toán năng lượng sơ bộ cho công trình
lượng
Eco-PR-1 Môi trường Thực hiện khảo sát thảm thực vật tại khu vực công trình

WP-PR-1 Quản lý chất


Thực hiện kiểm toán dòng chất thải rắn
thải
H-PR-1 Tiện nghi của Thực hiện khảo sát đối với người sử dụng công trình và lập kế hoạch
người sử dụng hành động dựa trên kết quả thu được
H-PR-2 Hút thuốc trong
Cấm hút thuốc lá trong nhà theo Quyết định 1315/QĐ-TTg
nhà
Cung cấp cho người sử dụng công trình thông tin về các phương tiện
A-PR-1 Giao thông xanh
giao thông tập thể di chuyển qua lại khu vực công trình

CY-PR-1 Nhận thức xanh Cung cấp hướng dẫn sử dụng cho người sử dụng công trình

Man-PR-1 Kiểm soát cơ


Thực hiện kiểm toán cơ sở vật chất cho công trình
sở vật chất

Man-PR-2 Bảo trì- duy tu Cung cấp Hướng dẫn vận hành và bảo trì – duy tu công trình

LOTUS BIO Credits


LOTUS là một hệ thống tính điểm, đánh giá các dự án qua điểm số đạt được khi đáp ứng yêu
cầu tại các khoản (credit) của LOTUS. Các Khoản được xây dựng theo cấu trúc sau: Mục
đích, Yêu cầu, Tổng quan, Tiếp cận và Thực hiện, Tính toán và Hồ sơ trình nộp. Dự án hoàn
thành một khoản khi đã đạt được mục đích của khoản đó, thực hiện được các yêu cầu và
cung cấp đủ các hồ sơ trình nộp cần thiết.

Với một vài Khoản, yêu cầu có thể bao gồm nhiều tùy chọn hoặc giải pháp khác nhau. Một
dự án chỉ có thể chọn 1 tùy chọn đề xuất để đáp ứng yêu cầu của Khoản, nhưng có thể thực
hiện các giải pháp đề xuất khác nhau để tích lũy điểm (trong giới hạn số điểm tối đa tại Khoản).

Quy chuẩn và tiêu chuẩn viện dẫn trong LOTUS BIO


LOTUS BIO viện dẫn 13 quy chuẩn - tiêu chuẩn của Việt Nam và 5 quy chuẩn - tiêu chuẩn
quốc tế áp dụng cho công trình xanh. VGBC nhận thức rõ vai trò của mình trong việc đảm
bảo các dự án LOTUS tuân thủ chặt chẽ quy định của Nhà nước, đồng thời nâng cao nhận
thức về các quy chuẩn hiện hành. Theo đó, LOTUS hướng tới tích hợp tối đa yêu cầu tại các
quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam khi thiết lập cơ sở đánh giá chứng nhận.

Trên thực tế, ngành xây dựng Việt Nam tham khảo rất nhiều từ các tiêu chuẩn quốc tế. Do
vậy, VGBC dành sự ưu tiên cao hơn cho việc thực hiện và nâng cao nhận thức về các tiêu

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 15
chuẩn trong nước. Việc tích hợp các tiêu chuẩn quốc tế có tác dụng bổ sung và hoàn thiện
cho các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.

Danh sách dưới đây bao gồm một số quy chuẩn và tiêu chuẩn, là những điều kiện tối thiểu
mà LOTUS yêu cầu dự án thực hiện. Danh sách chỉ nhắc tới một phần trong số rất nhiều quy
chuẩn và tiêu chuẩn áp dụng cho các công trình tại Việt Nam. Do đó, dự án không sử dụng
danh sách này như một bảng kiểm tra các yêu cầu cần đáp ứng. Tại thời điểm phát hành,
LOTUS đã viện dẫn những quy chuẩn, tiêu chuẩn mới nhất. Tuy nhiên trong quá trình thực
hiện, dự án cần liên tục theo dõi, cập nhật những thay đổi và bổ sung của các quy định hiện
hành.

Bảng 2: Quy chuẩn và tiêu chuẩn viện dẫn trong LOTUS BIO

Hạng mục Việt Nam/ Quy chuẩn – tiêu chuẩn


Quốc tế
Quy định QCVN 02:2009/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về số liệu điều kiện
Việt Nam
chung tự nhiên dùng trong xây dựng
QCVN 09:2013/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình
Năng lượng Việt Nam
xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả (VBEEC)
TCVN 6773:2000 Chất lượng nước - Chất lượng nước dùng cho thủy
lợi
Việt Nam
QCVN 02:2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
Nước sinh hoạt
Tiêu chuẩn 350 NSF/ANSI: Hệ thống xử lý tái sử dụng nước tại chỗ
Quốc tế
cho công trình nhà ở và thương mại (Tổ chức Vệ sinh Quốc gia – Mỹ)
QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
sinh hoạt
QCVN 10:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước biển ven bờ
QCVN 09-MT:2005 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
ngầm
Chất thải
QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
& Việt Nam
công nghiệp
Ô nhiễm
QCVN 28:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế

TCVN 6980:2001 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công
nghiệp thải vào vực nước sông dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt
QCVN 13:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
công nghiệp dệt may
TCVN 5687:2010 - Thông gió - Điều hòa không khí - Tiêu chuẩn thiết
Việt Nam
kế
CIBSE Hướng dẫn B - Sưởi, Thông gió, Điều hòa Không khí và Chất
làm lạnh
Sức khỏe
& CIBSE Hướng dẫn về Chiếu sáng 7 - Chiếu sáng trong văn phòng
Tiện nghi Quốc tế
Tiêu chuẩn ASHRAE 62.1 (2007, 2010 và 2013) – Thông gió cho chất
lượng không khí trong nhà đạt ngưỡng cho phép
Tiêu chuẩn Úc, AS 1668.2

QCVN 10:2014/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng công
Cộng đồng Việt Nam
trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 16
Cách tính điểm LOTUS BIO
Mức điểm tại các hạng mục của LOTUS BIO được thiết lập và điều chỉnh trên cơ sở phân
tích các hệ thống chứng nhận công trình xanh khác và các vấn đề môi trường đặc trưng trong
thực tiễn quản lý công trình và biến đổi khí hậu tại Việt Nam. Tổng số điểm mỗi hạng mục
được liệt kê cụ thể trong Bảng 3.

Bảng 3: Tính điểm trong LOTUS BIO

Hạng mục Số điểm tối đa

Năng lượng 33

Nước 10

Mua sắm bền vững 4

Sinh thái 6

Chất thải & Ô nhiễm 8

Sức khỏe & Tiện nghi 12

Thích ứng & Giảm nhẹ 11

Cộng đồng 6

Quản lý 10

Tổng 100

Các mức chứng nhận LOTUS BIO


Số điểm tối đa của LOTUS BIO là 100, chưa bao gồm 8 điểm thưởng tại hạng mục Sáng kiến.
Mức chứng nhận đầu tiên của LOTUS BIO (Chứng nhận LOTUS) được ấn định tại 40% tổng
số điểm. Mức Chứng nhận LOTUS cho thấy công trình đã đáp ứng những yêu cầu tối thiểu
để được coi là một công trình xanh. Các mức chứng nhận tiếp theo tương ứng với các mức
55% (LOTUS Bạc), 65% (LOTUS Vàng) và 75% (LOTUS Bạch kim) của tổng số điểm như
trong Hình 1.

0-39 điểm 40-54 điểm 55-64 điểm 65-74 điểm 75-108 điểm
Không đạt
Chứng nhận Bạc Vàng Bạch Kim
chứng nhận

Hình 1: Các mức chứng nhận LOTUS BIO

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 17
LOTUS BIO cho Công trình hỗn hợp cho thuê
Như đã nêu trong phần 1 của điều kiện áp dụng, LOTUS BIO chỉ áp dụng cho toàn bộ công
trình. Do vậy để đạt Chứng nhận LOTUS BIO, các công trình có nhiều đơn vị thuê (công trình
có mặt sàn thuộc sở hữu hoặc đang trong thời gian thuê diện tích của nhiều hơn một đơn vị)
may có thể yêu cầu sự cam kết và hợp tác của các đơn vị thuê tòa nhà, như là đơn vị thuê
cung cấp thông tin thiết bị/ hệ thống họ lắp đặt, tuân thủ các kế hoạch quản lý,…

Tất cả các thông tin cần thiết cho dự án hỗn hợp cho thuê cần được cung cấp cho các khoản
và ĐKTQ. Nhìn chung, được mô tả như 4 trường hợp dưới đây:

1. Để tuân thủ ĐKTQ H-PR-2 Hút thuốc trong nhà, toàn bộ công trình (100% GFA) phải đáp
ứng yêu cầu ĐKTQ.

2. Để tuân thủ ĐKTQ và yêu cầu tại Khoản, không cần sự hợp tác với các đơn vị thuê:
• Tất cả các ĐKTQ, ngoại trừ H-PR-1 Tiện nghi người sử dụng và H-PR-2 Hút thuốc
trong nhà
• Tất cả các Khoản xem xét các đặc tính xanh vĩnh viễn của tòa nhà và khu vực xây
dựng. Như các Khoản sau: Eco-1 Thảm thực vật, A-2 Hiệu ứng đảo nhiệt, CY-1 Không
gian công cộng, Man-1 Chứng nhận LOTUS tòa nhà,…
• Tất cả các khoản xem xét hệ thống, dịch vụ, khu vực được kiểm soát bởi đội quản lý
cơ sở vật chất tòa nhà. Như là W-4 Giải pháp sử dụng nước bền vững, Eco-2 Quản
lý cảnh quan bền vững, WP-1 Xử lý nước thải,…
• Khoản E-2 Cường độ sử dụng năng lượng. Chỉ có tổng năng lượng sử dụng trong tòa
nhà được xem xét, vì vậy không cần thiết liên hệ với đơn vị thuê, có thể khuyến khích
và giúp đỡ các đơn vị thuê giảm mức năng lượng tiêu thụ của họ.

3. Để đáp ứng yêu cầu Khoản SP-1, SP-2, H-7 và Man-5, sự hợp tác từ các đơn vị thuê
chính (các đơn vị thuê trên 10% GFA của công trình) là cần thiết. Các đơn vị thuê khác
không cần tuần thủ các yêu cầu tại các khoản này. Tuy nhiên, đội quản lý cơ sở vật chất
tòa nhà cần cung cấp cho họ hướng dẫn thuê nhà và tài liệu tập huấn.

4. Để đáp ứng tất cả các Khoản khác (như là: E-1 Kiểm toán năng lượng, E-4 Chiếu sáng
nhân tạo, W-2 Thiết bị sử dụng nước hiệu quả,…) và H-PR-1 Tiện nghi người sử dụng,
sự tham gia và hợp tác của tất cả các đơn vị cho thuê là cần thiết. Nhìn chung, đơn vị
thuê sẽ chỉ cần cung cấp thông tin hệ thống họ đã lắp đặt, hoặc ít nhất là cho phép thực
hiện các cuộc kiểm tra/ khảo sát trong không gian thuê của họ.
Trong trường hợp không đạt được toàn bộ sự hợp tác từ các đơn vị thuê, dự án cần cung
cấp tối thiểu 90% GFA occupied để được xem xét yêu cầu trong các Khoản có yêu cầu
sự tham gia của các đơn vị thuê. Trong trường hợp này, dữ liệu và bằng chứng chỉ cần
cung cấp những đơn vị hợp tác trong việc cung cấp thông tin đánh giá LOTUS BIO.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 18
LOTUS BIO cho công trình chung cư
Công trình chung cư là công trình nhà ở với nhiều đơn vị ở riêng biệt thuộc sở hữu riêng của
các chủ sở hữu khác nhau. Vì yêu cầu sự cam kết và hợp tác của cư dân trong tòa nhà là
không hợp lý, phạm vi của Khoản và ĐKTQ cho dự án công trình Chung cư giới hạn trong
tất cả các phần thuộc sử hữu của chủ sở hữu tòa nhà và/ hoặc được quản lý bởi ban quản lý
cơ sở vật chất tòa nhà.

Tất cả các thông tin cần thiết cho dự án Chung cư được cung cấp trong các ĐKTQ và các
Khoản khác nhau.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 19
Quy trình chứng nhận LOTUS BIO

Giới thiệu
Chứng nhận LOTUS BIO là quy trình đánh giá chính thức và độc lập của bên thứ ba về hiệu
suất môi trường của dự án xây dựng theo tiêu chuẩn của Hệ thống Chứng nhận LOTUS BIO.
Để được đánh giá cấp chứng nhận, dự án cần trình nộp các hồ sơ được yêu cầu cho Đơn vị
đánh giá nhằm chứng minh sự đáp ứng các yêu cầu của LOTUS.

Quy trình chứng nhận LOTUS BIO bao gồm 3 giai đoạn:
• Chứng nhận LOTUS BIO Tạm thời (không bắt buộc)
• Chứng nhận LOTUS BIO Chính thức
• Gia hạn Chứng nhận LOTUS BIO (nhằm duy trì Chứng nhận LOTUS cho công trình)

Chứng nhận LOTUS BIO Tạm thời là giai đoạn không bắt buộc, dự án sẽ được cấp chứng
nhận khi hoàn thành các hồ sơ trình nộp cho giai đoạn chứng nhận tạm thời. Giai đoạn chứng
nhận tạm thời giúp cho Bên đăng ký có thể đảm bảo thực hiện những thay đổi cần thiết để
đáp ứng yêu cầu tại một số khoản. Trường hợp dự án đã thực hiện đầy đủ các quy trình cần
thiết, Bên đăng ký có thể chuyển ngay tới giai đoạn Chứng nhận chính thức. Chứng nhận
LOTUS BIO Tạm thời có giá trị trong vòng 18 tháng.

Chứng nhận LOTUS BIO Chính thức là Giai đoạn đánh giá hiệu năng của công trình đang
vận hành. Quá trình đánh giá được thực hiện tương tự như đối với giai đoạn Chứng nhận
tạm thời, tuy nhiên giai đoạn này yêu cầu dự án thực hiện tất cả các quy trình vận hành và
các giải pháp cần thiết trong toàn bộ Giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành. Đồng thời, giai
đoạn chứng nhận chính thức của LOTUS BIO cũng đánh giá mức độ cải thiện hiệu năng vận
hành của công trình. Chứng nhận LOTUS BIO (Chính thức) có giá trị trong vòng 05 năm.
Trong thời gian chứng nhận có hiệu lực, dự án cần trình nộp dữ liệu vận hành được yêu cầu.

Gia hạn chứng nhận LOTUS BIO là giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành của công trình
trong giai đoạn sau khi được cấp Chứng nhận LOTUS BIO Chính thức. Quá trình đánh giá
được thực hiện tương tự như giai đoạn Chứng nhận LOTUS BIO Chính thức, tuy nhiên dự
án chỉ cần chứng minh được sự duy trì về hiệu năng và các quy trình vận hành của công trình.
Trong giai đoạn Gia hạn chứng nhận, dự án có thể đạt mức chứng nhận cao hơn nhờ đạt
thêm điểm số bằng cách thực hiện thêm một số khoản hoặc cải thiện hiệu năng vận hành tốt
hơn. Tuy nhiên dự án cũng có thể bị trừ điểm và không đạt chứng nhận LOTUS BIO nếu hiệu
năng vận hành của công trình giảm sút. Chứng nhận LOTUS BIO được gia hạn mới có giá trị
trong vòng 5 năm. Số lần gia hạn mới cho chứng nhận không giới hạn.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 20
Giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành

Giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành ban đầu

Giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành ban đầu (sau đây sẽ được gọi là “giai đoạn đánh giá
hiệu năng vận hành” trong bản Hướng dẫn kỹ thuật) là quá trình kéo dài 12 tháng liên tục
nhằm đánh giá hiệu năng của công trình cho giai đoạn Chứng nhận chính thức theo LOTUS
BIO. Các tài liệu trình nộp trong giai đoạn Chứng nhận chính thức cần tương ứng với giai
đoạn đánh giá hiệu năng vận hành, trừ trường hợp cung cấp tài liệu phục vụ mục đích so
sánh, đối chiếu.

Bên đăng ký có thể tùy ý lựa chọn thời gian cho giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành và
trình nộp hồ sơ cho giai đoạn Chứng nhận chính thức với những số liệu có được từ giai đoạn
đánh giá hiệu năng vận hành đã lựa chọn.

Giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành nên được hoàn thành ngay trước khi bắt đầu trình
nộp hồ sơ cho giai đoạn Chứng nhận chính thức.

Với Khoản E-2 Cường độ sử dụng năng lượng, Giải pháp B: Nhu cầu sử dụng điện trong giờ
cao điểm của Khoản E-6 Giải pháp sử dụng năng lượng bền vững và Giải pháp A: Tái chế/
tái sử dụng nước/ thu nước mưa của Khoản W-4 Giải pháp sử dụng nước hiệu quả, thời gian
thực hiện ít nhất 12 tháng liên tục. Với các Khoản khác, có thể sử dụng số liệu của 3 tháng
liên tục. Do đó, trong trường hợp dự án không đặt mục tiêu Khoản và giải pháp nào phía trên,
dự án có thể trình nộp cho giai đoạn Chứng nhận chính thức sau chỉ sau 3 tháng thực hiện.

Giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành gia hạn chứng nhận

Giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành cho gia hạn chứng nhận là toàn bộ giai đoạn kể từ
thời điểm dự án được cấp Chứng nhận LOTUS trước đó (Chứng nhận chính thức hoặc lần
gia hạn chứng nhận trước) đến thời điểm trình nộp hồ sơ gia hạn chứng nhận tiếp theo.

Toàn bộ hồ sơ trình nộp trong giai đoạn gia hạn chứng nhận phải tương ứng với giai đoạn
đánh giá hiệu năng vận hành cho gia hạn chứng nhận. Hồ sơ trình nộp cần chứng minh được
hiệu năng của công trình vẫn được duy trì trong suốt giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành
cho gia hạn chứng nhận và các giải pháp áp dụng cho giai đoạn Chứng nhận LOTUS chính
thức vẫn được thực hiện hiệu quả.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 21
Quy trình cấp chứng nhận LOTUS BIO

Figure 2: LOTUS BIO Timeline

Nộp đơn và Đăng ký dự án là bước đầu tiên của Chứng nhận LOTUS BIO. Bước này nên
được thực hiện trước khi dự án lập kế hoạch và tiến hành áp dụng các giải pháp “xanh” nhằm
đáp ứng các yêu cầu của LOTUS BIO, bởi sau khi đăng ký, dự án sẽ nhận được các tài liệu
hỗ trợ cần thiết.

Trong quá trình lập kế hoạch và chuẩn bị, Bên đăng ký có thể chuẩn bị các hồ sơ trình nộp
cho Chứng nhận tạm thời (không bắt buộc). Dự án sẽ trình nộp các hồ sơ này sau khi đã lựa
chọn được các mục tiêu và giải pháp cần thực hiện để đạt được chứng nhận. Dựa trên kết
quả đánh giá hồ sơ trình nộp giai đoạn Chứng nhận tạm thời, dự án sẽ có thể được cấp
Chứng nhận LOTUS BIO Tạm thời. Chứng nhận tạm thời có giá trị trong vòng 18 tháng.

Vào cuối giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành (được thực hiện trong vòng 12 tháng), Bên
đăng ký cần tiến hành trình nộp các hồ sơ cho Chứng nhận chính thức, nhằm chứng minh
hiệu năng của công trình trong giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành đáp ứng các yêu cầu
của LOTUS. Dựa trên kết quả đánh giá Hồ sơ trình nộp giai đoạn Chứng nhận chính thức,
dự án sẽ được cấp Chứng nhận LOTUS BIO (Chính thức), có giá trị trong vòng 5 năm.

Sau 5 năm, dự án có nguyện vọng kéo dài thời hạn của chứng nhận cần thực hiện trình nộp
hồ sơ giai đoạn gia hạn chứng nhận, chứng minh hiệu năng vận hành của công trình vẫn
được duy trì. Dựa trên kết quả đánh giá Hồ sơ trình nộp giai đoạn Gia hạn chứng nhận, dự
án sẽ được cấp mới Chứng nhận LOTUS BIO, có giá trị trong vòng 5 năm.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 22
Nộp đơn và đăng ký
Đăng ký dự án với VGBC là bước đầu tiên của quy trình chứng nhận, cho thấy nguyện vọng
thực hiện các tiêu chuẩn của LOTUS BIO.

Để có thể hoàn thành quá trình chứng nhận, tất cả các dự án phải đáp ứng đầy đủ điều kiện
áp dụng của chứng nhận. Bên Đăng ký có trách nhiệm đảm bảo các dự án được đăng ký có
đủ các điều kiện đó. VGBC có quyền từ chối cấp chứng nhận cho những dự án không đáp
ứng đủ điều kiện áp dụng của chứng nhận. Mọi thắc mắc về các yêu cầu và tính khả thi của
dự án với chứng nhận LOTUS, xin vui lòng liên hệ với VGBC để được tư vấn.

Bên đăng ký cần hoàn thành Đơn đăng ký và gửi về VGBC. Khi nhận được đơn đăng ký,
Đơn vị đánh giá sẽ kiểm tra nhằm đảm bảo đơn đăng ký đã cung cấp đầy đủ những thông
tin cần thiết. Trong trường hợp tài liệu gửi đến chưa đầy đủ thông tin, Bên Đăng ký sẽ được
thông báo yêu cầu bổ sung thông tin.

Khi đơn đăng ký được xác nhận đã hợp lệ và đầy đủ, Bên đăng ký sẽ được yêu cầu nộp Phí
đăng ký. Bên đăng ký và Đơn vị đánh giá sẽ ký Thỏa thuận Đánh giá & Cấp Chứng nhận với
các điều khoản cần thiết. Bên đăng ký sẽ cử ra Đại diện Bên đăng ký làm đầu mối liên lạc
chính với Đơn vị đánh giá trong thời gian thực hiện dự án.

Việc đăng ký dự án hoàn thành khi VGBC nhận được đầy đủ Phí đăng ký và bản sao có chữ
ký của Thỏa thuận Đánh giá & Cấp Chứng nhận. Bên đăng ký sẽ được cấp một Mã Dự án
(PIN) và nhận được Thư mục hỗ trợ trình nộp hồ sơ. Một Đại diện Đơn vị đánh giá sẽ được
chỉ định làm đầu mối liên hệ trong suốt quá trình đánh giá và cấp chứng nhận.

Sau khi hoàn thành việc đăng ký dự án, đội dự án cần chuẩn bị toàn bộ các tài liệu, hồ sơ
cần thiết nhằm chứng minh sự đáp ứng yêu cầu của tất cả các điều kiện tiên quyết và các
khoản đã lựa chọn trong khuôn khổ chứng nhận LOTUS BIO. Hồ sơ trình nộp bao gồm tất cả
các tính toán và tài liệu được liệt kê trong phần Hồ sơ trình nộp tại mỗi điều kiện tiên quyết
và các khoản.

Dự án nên yêu cầu Đại diện Đơn vị đánh giá thông báo mức Phí đánh giá cần chi trả trước
khi trình nộp các hồ sơ cho Chứng nhận LOTUS Tạm thời hoặc Chính thức.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 23
Giai đoạn chứng nhận Tạm thời

Hình 3: Quy trình cấp Chứng nhận LOTUS BIO

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 24
Dự án có nguyện vọng thực hiện giai đoạn Chứng nhận LOTUS BIO Tạm thời cần trải qua
quy trình gồm 2 vòng sau đây. Dự án có thể tùy ý lựa chọn thời gian trình nộp hồ sơ cho giai
đoạn Chứng nhận Tạm thời. Tuy nhiên, VGBC khuyến khích dự án nên thực hiện trình nộp
hồ sơ Chứng nhận Tạm thời trước khi bắt đầu giai đoạn đánh giá hiệu năng công trình.

Vòng 1

Gửi thông báo

Khi Đội dự án đã chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ cần thiết cho Chứng nhận Tạm thời, Đại diện
Bên đăng ký cần thông báo cho Đại diện Đơn vị đánh giá về thời gian trình nộp hồ sơ. Thông
báo nộp hồ sơ cần được gửi trước ngày nộp hồ sơ ít nhất 2 tuần.

Trình nộp hồ sơ

Đại diện Bên đăng ký nộp toàn bộ các hồ sơ được yêu cầu phục vụ Đánh giá cấp Chứng
nhận Tạm thời.

Kiểm tra hồ sơ

Hồ sơ cung cấp cho Đại diện Đơn vị đánh giá sẽ được kiểm tra nhằm chắc chắn toàn bộ các
tài liệu cần thiết đã đầy đủ. Trong trường hợp có tài liệu còn thiếu, Đại diện Đơn vị đánh giá
cần yêu cầu Đại diện Bên đăng ký kịp thời cung cấp các tài liệu đó.

Đánh giá

Hồ sơ trình nộp gửi tới Đại diện Đơn vị đánh giá sẽ được đánh giá bởi Nhóm đánh giá dự án
(PAC). Kết quả đánh giá sẽ được gửi lại cho Đại diện Bên đăng ký trong vòng 8 tuần kể từ
ngày nộp hồ sơ.

Tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời, kết quả đánh giá sẽ bao gồm những đánh giá chi tiết cho
từng ĐKTQ và khoản được thực hiện trong các trường hợp sau:
• Dự án đã đáp ứng yêu cầu của ĐKTQ/khoản cho cả hai giai đoạn Chứng nhận
Tạm thời và Chính thức (như vậy, nếu không có sự thay đổi nào, dự án sẽ không
cần trình nộp các tài liệu bổ sung trong giai đoạn Chứng nhận Chính thức); hoặc
• Dự án đã đáp ứng yêu cầu của ĐKTQ/khoản cho giai đoạn Chứng nhận Tạm thời
(cần trình nộp các tài liệu bổ sung cho giai đoạn Chứng nhận Chính thức); hoặc
• Dự án chưa đáp ứng yêu cầu của ĐKTQ/khoản nhưng chắc chắn sẽ đáp ứng
được yêu cầu của ĐKTQ/khoản đó (dự án sẽ đáp ứng các yêu cầu của
ĐKTQ/khoản sau khi trình nộp các tài liệu bổ sung); hoặc
• Dự án không đáp ứng được yêu cầu của ĐKTQ/khoản.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 25
Vòng 2

Trong trường hợp Hồ sơ trình nộp Vòng 1 có bất cứ ĐKTQ nào chưa được đáp ứng, dự án
chưa đạt đủ số điểm để được cấp Chứng nhận LOTUS Tạm thời, hoặc Bên đăng ký mong
muốn đạt điểm cao hơn tại một số khoản, Bên đăng ký được phép nộp hồ sơ để được đánh
giá lại ở Vòng 2. Quy trình thực hiện Vòng 2 tương tự như đối với Vòng 1.

Vòng 2 là cơ hội để dự án cung cấp thêm thông tin cho Nhóm đánh giá, chứng minh các
khoản hoặc điều kiện tiên quyết chưa đạt được tại Vòng 1 đã đáp ứng yêu cầu. Số lượng
khoản được phép bổ sung hồ sơ trình nộp là không hạn chế. Bên đăng ký nên trình nộp lại
tất cả hồ sơ các khoản được yêu cầu nếu như các khoản đó có thông tin bổ sung cần thiết.

Kết quả đánh giá sẽ được gửi lại cho Đại diện Bên đăng ký trong vòng 8 tuần kể từ ngày nộp
hồ sơ. Với các trường hợp đặc biệt yêu cầu đánh giá lại hoặc bổ sung thông tin, dự án có
trách nhiệm thanh toán các chi phí phát sinh.

Thủ tục kháng cáo

Sau khi nhận được Kết quả đánh giá Vòng 2, nếu Bên Đăng ký chưa thoả mãn với kết quả
đạt được, dự án có quyền đề nghị thẩm định lại kết quả đánh giá với tối đa 5 ĐKTQ/khoản
(dự án có trách nhiệm thanh toán các chi phí phát sinh nếu yêu cầu đánh giá lại nhiều hơn 5
ĐKTQ/khoản). Dự án cần cung cấp cho Đơn vị đánh giá những bằng chứng bổ sung nhằm
chứng minh các yêu cầu của ĐKTQ/khoản đã được đáp ứng.

Quy trình đánh giá lại có một số yêu cầu và điều kiện như sau:
• Đề nghị đánh giá lại cần được gửi tới Đơn vị đánh giá trong vòng 30 ngày kể từ khi
nhận được Kết quả đánh giá Vòng 2.
• Nhóm đánh giá dự án (PAC) sẽ tiến hành đánh giá lại hồ sơ trình nộp. Kết quả đánh
giá sẽ được gửi cho Bên Đăng ký trong vòng 8 tuần kể từ ngày nhận được yêu cầu.

Chứng nhận tạm thời

Khi hoàn thành Vòng 1, Vòng 2 hoặc sau quá trình đánh giá lại, nếu dự án đáp ứng đầy đủ
yêu cầu của LOTUS tại các ĐKTQ và khoản nhất định, đạt tối thiểu 40 điểm, dự án sẽ được
cấp Chứng nhận LOTUS Tạm thời.

Dự án được quyền sử dụng Chứng nhận Tạm thời cho các chiến lược quảng bá tiếp thị trước
khi hoàn thành giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành của công trình. Chứng nhận Tạm thời
thể hiện mục tiêu đạt Chứng nhận Chính thức và khả năng đạt được mức chứng nhận mong
muốn của dự án. Tuy nhiên, các mức chứng nhận sẽ không được ghi nhận ở giai đoạn Chứng
nhận Tạm thời. Chứng nhận LOTUS Tạm thời có giá trị tối đa 18 tháng.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 26
Giai đoạn Chứng nhận Chính thức

Hình 4: Quy trình cấp Chứng nhận LOTUS BIO Chính thức

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 27
Đến cuối giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành, công trình sẽ được đánh giá cấp Chứng
nhận Chính thức dựa trên dữ liệu vận hành và hồ sơ hoàn công. Tương tự như đối với đánh
giá cấp Chứng nhận Tạm thời, Đại diện Bên đăng ký cần gửi thông báo cho Đơn vị đánh giá
ít nhất 2 tuần trước khi nộp hồ sơ chính thức. Quy trình đánh giá cấp Chứng nhận Chính thức
cũng tương tự như giai đoạn Chứng nhận Tạm thời, bao gồm hai vòng đánh giá và quy trình
đánh giá lại khi có yêu cầu của Bên Đăng ký. Tuy nhiên thay vì đánh giá hồ sơ trình nộp với
những thay đổi trong đề xuất lắp đặt thiết bị hoặc thực hiện các giải pháp/kế hoạch, việc đánh
giá giai đoạn Chứng nhận Chính thức sẽ dựa trên các số liệu thực tế về hiệu năng vận hành,
bằng chứng chứng minh việc lắp đặt thiết bị và thực hiện đúng các giải pháp/kế hoạch.

Chứng nhận LOTUS (Chính thức) sẽ được VGBC cấp cho dự án sau khi bước đánh giá cuối
cùng được thực hiện thành công. Chứng nhận có giá trị trong vòng 5 năm, với các mức bao
gồm Chứng nhận LOTUS, LOTUS Bạc, LOTUS Vàng và LOTUS Bạch kim, tùy thuộc vào số
điểm mà dự án đạt được. Trong thời gian Chứng nhận có hiệu lực, Bên đăng ký cần trình nộp
dữ liệu vận hành của công trình.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 28
Giai đoạn gia hạn chứng nhận
Giai đoạn Gia hạn Chứng nhận được thực hiện trong giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành
cho Gia hạn Chứng nhận, tương ứng với thời gian có hiệu lực của Chứng nhận Chính thức
(5 năm) hoặc hoặc trong thời gian có hiệu lực của lần Gia hạn Chứng nhận trước đó (5 năm).

Công trình sẽ được đánh giá dựa trên dữ liệu vận hành tính từ ngày cấp chứng nhận trước
đó đến ngày nộp hồ sơ Gia hạn Chứng nhận.

Đại diện Bên đăng ký cần gửi thông báo cho Đơn vị đánh giá ít nhất 2 tuần trước khi trình nộp
hồ sơ cho gia hạn chứng nhận, tương tự như đối với nộp hồ sơ giai đoạn Chứng nhận Tạm
thời và Chứng nhận Chính thức.

Quy trình đánh giá Gia hạn Chứng nhận cũng tương tự như giai đoạn Chứng nhận Chính
thức, bao gồm hai vòng đánh giá và một quy trình đánh giá lại (nếu cần). Giai đoạn Gia hạn
Chứng nhận sẽ đánh giá sự duy trì hiệu năng vận hành của công trình trong suốt thời gian
Chứng nhận được cấp trước đó có hiệu lực.

Trong giai đoạn Gia hạn Chứng nhận, dự án có thể thực hiện thêm một số khoản hoặc nâng
cao hiệu năng vận hành để đạt mức chứng nhận cao hơn so với mức chứng nhận giai đoạn
Chứng nhận Chính thức. Tuy nhiên dự án cũng có thể mất điểm hoặc mất mức chứng nhận
hiện có nếu hiệu năng của công trình giảm sút.

VGBC sẽ cấp mới Chứng nhận LOTUS cho dự án sau khi thực hiện quy trình đánh giá Gia
hạn Chứng nhận. Các mức chứng nhận bao gồm Chứng nhận LOTUS, LOTUS Bạc, LOTUS
Vàng và LOTUS Bạch kim, tùy thuộc vào số điểm mà dự án đạt được.

Chứng nhận LOTUS BIO được cấp mới trong giai đoạn Gia hạn Chứng nhận có giá trị trong
vòng 5 năm và không giới hạn số lần gia hạn chứng nhận.

Dự án sẽ nhận được bản hướng dẫn chi tiết cho giai đoạn Gia hạn Chứng nhận (bao gồm
danh sách các hồ sơ trình nộp cần thiết) ngay từ giai đoạn Chứng nhận Chính thức. Hồ sơ
trình nộp Giai đoạn Gia hạn Chứng nhận cũng tương tự như đối với Giai đoạn Chứng nhận
Chính thức nhưng sẽ bao gồm các tài liệu của giai đoạn Đánh giá hiệu năng vận hành cho
gia hạn chứng nhận thay vì tài liệu của giai đoạn Đánh giá hiệu năng vận hành lần đầu.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 29
Hồ sơ trình nộp LOTUS BIO

Phân loại hồ sơ trình nộp


Chứng nhận LOTUS BIO có 4 loại hồ sơ trình nộp khác nhau:
• Hồ sơ trình nộp giai đoạn Chứng nhận Tạm thời
• Hồ sơ trình nộp giai đoạn Chứng nhận Chính thức
• Hồ sơ trình nộp giai đoạn Vận hành công trình
• Hồ sơ trình nộp giai đoạn Gia hạn Chứng nhận
Hồ sơ trình nộp giai đoạn Chứng nhận tạm thời

Các tài liệu cần trình nộp cho giai đoạn Chứng nhận Tạm thời được liệt kê trong phần Hồ sơ
trình nộp ở cuối mỗi điều kiện tiên quyết và khoản. Cấu trúc hồ sơ trình nộp cần được thực
hiện theo hướng dẫn trong phần Quy trình nộp hồ sơ.

Ngoại trừ một số trường hợp được yêu cầu cụ thể, hồ sơ trình nộp giai đoạn Chứng nhận
Tạm thời cần cung cấp thông tin về các hệ thống, thiết bị và vật liệu đang sử dụng (đã được
lắp đặt tại thời điểm nộp hồ sơ) cũng như giải pháp được đề xuất (sẽ được thực hiện sau khi
nộp hồ sơ, trước hoặc trong Giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành).

Hồ sơ trình nộp giai đoạn Chứng nhận chính thức

Các tài liệu cần trình nộp cho giai đoạn Chứng nhận Chính thức được liệt kê trong phần Hồ
sơ trình nộp ở cuối mỗi điều kiện tiên quyết và khoản. Cấu trúc hồ sơ trình nộp cần được thực
hiện theo hướng dẫn trong phần Quy trình nộp hồ sơ.

Ngoại trừ một số trường hợp được yêu cầu cụ thể, hồ sơ trình nộp giai đoạn Chứng nhận
Chính thức cần cung cấp thông tin về các hệ thống, thiết bị và vật liệu đã được lắp đặt trong
toàn bộ giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành.

Trong trường hợp phần Hồ sơ trình nộp của các ĐKTQ và khoản xuất hiện ghi chú với nội
dung: “Nếu dự án chưa đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc
có bất cứ sửa đổi, bổ sung nào”, dự án không cần trình nộp các tài liệu được liệt kê bên dưới
phần ghi chú nếu như đáp ứng các điều kiện sau:
• Các tài liệu đó đã được trình nộp tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời
• Báo cáo đánh giá giai đoạn Chứng nhận Tạm thời cho thấy các tài liệu đó đã được
Đơn vị đánh giá chấp nhận
• Không có thay đổi nào gây ảnh hưởng đến sự đáp ứng các yêu cầu của khoản kể từ
ngày trình nộp hồ sơ

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 30
Theo đó, với các khoản được Đơn vị đánh giá chứng nhận dự án đã đáp ứng yêu cầu tại giai
đoạn Chứng nhận Tạm thời, dự án không cần thực hiện trình nộp hồ sơ bổ sung tại giai đoạn
Chứng nhận Chính thức.

Hồ sơ trình nộp Giai đoạn Vận hành công trình

Trong thời gian 5 năm Chứng nhận LOTUS có hiệu lực, Bên đăng ký có nhiệm vụ trình nộp
dữ liệu vận hành của công trình.

Dữ liệu vận hành là số liệu thực tế được ghi nhận trong quá trình vận hành công trình, bao
gồm các thông tin về mức tiêu thụ điện và nước (lấy từ hóa đơn hoặc số ghi đồng hồ) và sản
xuất năng lượng tái tạo.

Hồ sơ trình nộp giai đoạn Gia hạn Chứng nhận

Danh sách các hồ sơ trình nộp giai đoạn Gia hạn Chứng nhận sẽ được cung cấp cho dự án
ngay từ giai đoạn Chứng nhận Chính thức trong một bản hướng dẫn chi tiết.

Các loại hồ sơ trình nộp cũng tương tự như đối với giai đoạn Chứng nhận Chính thức. Tuy
nhiên, hồ sơ trình nộp giai đoạn Gia hạn Chứng nhận cần cung cấp thông tin về giai đoạn
Đánh giá hiệu năng vận hành cho gia hạn chứng nhận, kéo dài trong 5 năm, không giống như
cung cấp thông tin giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành lần đầu cho Chứng nhận Chính
thức chỉ kéo dài trong 12 tháng.

Với các công trình chưa thực hiện bất cứ sự cải tạo nào, trong giai đoạn Gia hạn Chứng nhận
dự án chỉ cần trình nộp lại hồ sơ tại các khoản có liên quan đến các quy trình vận hành. Trong
trường hợp các giải pháp vận hành vẫn được duy trì, dự án chỉ cần trình nộp các tài liệu như
các biên bản, báo cáo, ảnh chụp… cho thấy các giải pháp vận hành được thực hiện hiệu quả
trong suốt giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành cho gia hạn chứng nhận.

Cấu trúc hồ sơ trình nộp giai đoạn Gia hạn Chứng nhận cần được thực hiện theo hướng dẫn
trong phần Quy trình nộp hồ sơ.

Quy trình trình nộp hồ sơ


Tại mỗi vòng nộp hồ sơ, dự án nộp một bộ hồ sơ duy nhất, bao gồm các thông tin chứng minh
sự đáp ứng yêu cầu tại các ĐKTQ và khoản mà dự án thực hiện. Với những thay đổi, sai lệch
hoặc bổ sung giữa các giai đoạn trình nộp hồ sơ, dự án cần chỉ rõ sự thay đổi và cung cấp
đầy đủ cho Đơn vị đánh giá thông tin mới nhất về những thay đổi đó.

Sau khi nhận được Phí Đăng ký và ký kết Thoả thuận Đánh giá – Cấp Chứng nhận, Đại diện
Đơn vị đánh giá sẽ cung cấp cho Đại diện Bên Đăng ký bộ tài liệu hỗ trợ trình nộp hồ sơ hoàn
chỉnh với các thư mục đã được sắp xếp sẵn và các tài liệu hỗ trợ cần thiết.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 31
Thư mục hồ sơ trình nộp

Thư mục Hồ sơ trình nộp là thư mục chính cần được hoàn thiện và gửi lại cho Đại diện Đơn
vị đánh giá để thực hiện quy trình đánh giá. Thư mục Hồ sơ trình nộp bao gồm 10 thư mục
con tương ứng với các Hạng mục của LOTUS BIO và một thư mục Thông tin tổng quan.

Đại diện Bên đăng ký cần sử dụng cấu trúc thư mục như trong hình dưới đây.

Category/General Submission

Figure 5: Project Submission Folder

Thư mục thông tin tổng quan

Bên đăng ký cần cung cấp toàn bộ các thông tin về dự án trong thư mục Thông tin tổng quan
(General Information). Các thông tin này rất quan trọng và có ảnh hưởng đến quá trình đánh
giá các khoản. Thư mục Thông tin tổng quan cần có:
1. Bản thống kê đầy đủ các thông tin tổng quan về dự án LOTUS BIO. Tài liệu này giúp cho
Đơn vị đánh giá có được các thông tin quan trọng về dự án, bao gồm:
• Vị trí dự án
• Các thời điểm của giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành
• Danh sách các đơn vị tư vấn tham gia cải tạo và/hoặc chứng nhận của công trình
• Thông tin chung về công trình và khu đất, trong đó có thông tin về phân chia không gian
• Tổng hợp tất cả các khoản mà dự án sẽ thực hiện và tình trạng nộp hồ sơ.
2. Các trao đổi thư tín quan trọng giữa Đại diện Bên đăng ký và Đại diện Đơn vị đánh giá có
khả năng ảnh hưởng đến quy trình đánh giá dự án.

3. Số liệu về mức sử dụng năng lượng và nước (từ hoá đơn và/hoặc số ghi công tơ) tính từ
thời điểm bắt đầu giai đoạn Đánh giá hiệu năng vận hành.

Đại diện Bên đăng ký phải đảm bảo Thư mục Thông tin tổng quan luôn được cập nhật với
những thông tin mới nhất và luôn được gửi kèm trong mỗi lần gửi Hồ sơ trình nộp.
Thư mục Hạng mục

Tệp Hạng mục bao gồm 2 Mẫu trình nộp Hạng mục (cho Chứng chỉ tạm thời và Chứng chỉ
Chính thức) và 1 tệp Khoản cho mỗi Khoản riêng biệt hoặc ĐKTQ trong Hạng mục.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 32
Thư mục Khoản

Dự án trình nộp các thư mục khoản, bao gồm các thông tin chứng minh sự đáp ứng yêu cầu
đối với mỗi khoản mà dự án thực hiện.

Biểu mẫu hồ sơ trình nộp

Mẫu trình nộp Hạng mục nhằm mục đích cung cấp một khuôn mẫu cho Đơn vị trình nộp để
mô tả các chiến lược được thực hiện và tất cả các bằng chứng cần thiết.
Với mỗi ĐKTQ và Khoản đặt mục tiêu, các yêu cầu sau cần được hoàn thành:
• Điểm: Lựa chọn số điểm được yêu cầu cho tín dụng.
• Tiếp cận & Thực hiện: Đính kèm tài liệu tóm tắt giải thích yêu cầu của Khoản cần được
đáp ứng với: giải pháp đã thực hiện, phương pháp đã sử dụng, đặc tính và kết quả chính.
Nếu phù hợp, Đơn vị trình nộp có thể cung cấp thêm thông tin như mô tả về những khó
khăn trong việc hiện thực hóa các yêu cầu tại Khoản.
Trong trường hợp có bất cứ thay đổi nào so với vòng trình nộp trước (ví dụ giải pháp khác
được thực hiện, thiết bị/sản phẩm/ vật liệu khác được lựa chọn, mặt bằng bố trí thay
đổi,…), cung cấp mô tả tất cả các thay đổi đó.
• Tài liệu trình nộp: Hoàn thành bảng bằng cách:
- Điền tên chính xác của bản mềm tài liệu được trình nộp trong phần “Tên tài liệu”
- Điền thông tin trong mục “Tham khảo” nhằm tạo thuận lợi cho Đơn vị đánh giá khi
thực hiện đánh giá nhiều tài liệu trong phạm vi cùng 1 khoản (ví dụ: Trang 10 - 25,
Mục 3.4, Bảng 4.3)

Thư mục tài liệu hỗ trợ

Thư mục này chứa một số tài liệu sẽ được cung cấp cho Đại diện Bên Đăng ký, bao gồm:
• Công cụ Quản Lý LOTUS BIO V1: là một công cụ hữu ích phục vụ cho việc quản lý dự
án, lựa chọn các định hướng phù hợp, theo dõi tiến độ, đặt ra các mục tiêu.... Đại diện
Bên đăng ký có thể sử dụng công cụ này theo cách thức phù hợp nhất.
• Tính toán, các tệp excel hỗ trợ tính toán, như:
- Công cụ tính toán LOTUS- Tính toán nước: Công cụ hỗ trợ tất cả các tính toán cần
thiết trong Khoản Nước. VGBC khuyến khích dự án nên sử dụng công cụ tính toán
nước thuộc hạng mục Nước.
• Tài liệu hướng dẫn cung cấp thêm thông tin và hướng dẫn như:
- Hướng dẫn kỹ thuật LOTUS (LOTUS Technical Queries Guidelines)
- Hướng dẫn LOTUS- Mô phỏng CFD. Tài liệu này cung cấp yêu cầu cho dự án thực
hiện mô phỏng CFD cho Khoản E-4 Làm mát công trình.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 33
Danh sách các Khoản trong LOTUS BIO

Khoản Tên Khoản Điểm

NĂNG LƯỢNG 33 điểm


ĐKTQ E-
E-PR-1 Kiểm toán năng lượng
PR-1
E-1 Kiểm toán năng lượng 2
E-2 Cường độ tiêu thụ năng lượng 15
E-3 Thông gió tự nhiên & Điều hòa không khí 5
E-4 Chiếu sáng nhân tạo 4
E-5 Giám sát và quản lý tiêu thụ năng lượng 3
E-6 Giải pháp năng lượng bền vững 4

NƯỚC 10 điểm
W-1 Kiểm toán nước 1
W-2 Thiết bị sử dụng nước hiệu quả 3
W-3 Giám sát sử dụng và Chống thất thoát nước 2
W-4 Giải pháp sử dụng nước bền vững 4

MUA BÁN BỀN VỮNG 4 điểm


SP-1 Low-carbon purchasing 2
SP-2 Healthy purchasing 2

SINH THÁI 6 điểm


Eco-PR-1 Thảm thực vật ĐKTQ Eco-PR- 1
Eco-1 Thảm thực vật 3
Eco-2 Quản lý cảnh quan bền vững 2
Eco-3 Quản lý sinh vật gây hại 1

CHẤT THẢI VÀ Ô NHIỄM 8 điểm

WP-1 Xử lý nước thải 2

WP-PR-1 Quản lý chất thải rắn ĐKTQ- W&P- 1

WP-2 Quản lý chất thải rắn 3

WP-3 Môi chất lạnh 2

WP-4 Giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng 1

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 34
SỨC KHỎE & TIỆN NGHI 13 points
H-PR-1 Tiện nghi của người sử dụng H&C Prerequisite 1
H-1 Tiện nghi của người sử dụng 3
H-PR-2 Hút thuốc lá trong nhà H&C Prerequisite 2
H-2 Hút thuốc lá trong nhà 1
H-3 Cấp gió tươi 2
H-4 Giám sát nồng độ CO2 1
H-5 Kiếm thử IAQ 1
H-6 Chiếu sáng tự nhiên 2
H-7 Tầm nhìn ra bên ngoài 2
H-8 Làm sạch Xanh 1

THÍCH ỨNG & GIẢM NHẸ 10 điểm


A-1 Chống chịu thiên tai 2
A-2 Nước mưa chảy tràn 2
A-3 Hiệu ứng đảo nhiệt 2
A-PR-1 Giao thông xanh ĐKTQ-A-PR-1
A-4 Giao thông xanh 4

CỘNG ĐỒNG 6 điểm


CY-1 Hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận sử dụng 2
CY-PR-1 Nhận thức xanh ĐKTQ CY-PR-1
CY-2 Nhận thức xanh 2
CY-3 Chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng 2

QUẢN LÝ 10 điểm
Man-PR-1 Kiểm toán cơ sở vật chất ĐKTQ Man-PR-1
Man-1 Công trình đạt Chứng nhận LOTUS 1
Man-2 LOTUS AP 1
Man-3 Nghiệm thu - vận hành - chạy thử 4
Man-PR-2 Bảo trì – Duy tu ĐKTQ Man-PR-2
Man-4 Bảo trì – Duy tu 2
Man-5 Quản lý xanh 2

SÁNG KIẾN 8 điểm thưởng


Inn-1 Nâng cao hiệu năng vượt trội
8
Inn-2 Sáng kiến/ Công nghệ mới

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 35
Năng lượng

Trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa đang gia tăng trên toàn thế giới, các tòa nhà và công trình
xây dựng được mô tả như thủ phạm giấu mặt, chiếm 35% tổng mức năng lượng tiêu thụ toàn
cầu và gần 40% phát thải CO2 (Theo báo cáo hiện trạng toàn cầu 2017 Chương trình Môi
trường do Liên Hợp quốc điều phối).

Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ đô thị hóa cải thiện điều kiện sống ở Việt Nam,
nhu cầu năng lượng ngày càng tăng và biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng. Theo báo
cáo triển vọng Năng lượng Việt Nam 2017 do Bộ công thương (MOIT) phối hợp với Cơ quan
năng lượng Đan Mạch (DEA) xây dựng, dự kiến nhu cầu điện tăng 8% mỗi năm cho đên 2035
và gần một nửa công suất phát điện cần thiết sẽ từ nguồn đốt than.

Tuy nhiên, do nguồn tiêu thụ năng lượng chính của Việt Nam chủ yếu là các công trình xây
dựng tại các đô thị, chúng ta có thể làm giảm tác động của biến đổi khí hậu và cải thiện tình
hình an ninh năng lượng bằng cách tích hợp các giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả vào
công trình xây dựng. Với các giải pháp thiết kế và vận hành giúp sử dụng năng lượng hiệu
quả, các công trình xây dựng hoàn toàn có thể tiết kiệm tới 50% điện năng tiêu thụ so với mặt
bằng chung, nhờ đó có thể giảm thiểu đáng kể lượng phát thải khí nhà kính.

Với mục tiêu như trên, LOTUS BIO khuyến khích và chứng nhận nỗ lực giảm thiểu mức tiêu
thụ năng lượng thông qua các giải pháp nâng cao hiệu năng của các hệ thống đang sử dụng,
bổ sung các giải pháp bền vững mới và đảm bảo quản lý công trình hiệu quả.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 36
Năng lượng 33 điểm
Khoản Tiêu chí Điểm

E-1 Kiểm toán năng lượng 2 điểm

Thực hiện kiểm toán năng lượng sơ bộ cho công trình ĐKTQ E-PR-1

Thực hiện kiểm toán năng lượng sơ bộ cho công trình 1

Thực hiện kiểm toán năng lượng cấp đầu tư chi tiết cho công trình 2

E-2 Cường độ tiêu thụ năng lượng 15 điểm

Giải pháp A: Giảm cường độ tiêu thụ năng lượng so với mức tiêu chuẩn
1 điểm: Cường độ tiêu thụ năng lượng thấp hơn so với mức tiêu chuẩn
Cộng 1 điểm cho mỗi 1.5% cường độ tiêu thụ năng lượng giảm được so 15
với mức tiêu chuẩn
Giải pháp B: Giảm cường độ tiêu thụ năng lượng so với mức cơ sở trong quá khứ

Giảm cường độ tiêu thụ năng lượng so với mức cơ sở trong quá khứ
5
vận hành công trình (tối đa 5 điểm)

E-3 Thông gió tự nhiên & Điều hòa không khí 5 điểm
Giải pháp A: Thông gió tự nhiên

10% diện tích sử dụng được thông gió tự nhiên 1

Cộng 1 điểm cho mỗi 20% tăng thêm của diện tích sử dụng được thông
5
gió tự nhiên (tối đa 90%)
Giải pháp B: COP của hệ thống điều hòa không khí
Chỉ số COP của các hệ thống điều hòa không khí vượt các yêu cầu
1
của VBEEC
Cộng 1 điểm cho mỗi 10% cải thiện chỉ số COP của các hệ thống
ĐHKK làm lạnh trực tiếp hoạt động bằng điện năng VÀ 5% cải thiện chỉ
5
số số COP của các hệ thống làm lạnh nước (Chiller) so với yêu cầu
của VBEEC
Giải pháp C: Điều khiển biến tần

Sử dụng điều khiển biến tần cho tất cả các hệ thống điều hòa không khí 1

Giải pháp D: Tối ưu các hệ thống HVAC

Cộng 1 điểm cho mỗi 2 giải pháp được thực hiện hiệu quả giúp giảm
2
thiểu mức tiêu thụ năng lượng của các hệ thống HVAC

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 37
E-4 Chiếu sáng nhân tạo 4 điểm
Giải pháp A: Giảm mật độ công suất chiếu sáng

Mật độ công suất chiếu sáng giảm 15% so với yêu cầu của VBEEC 1

Cộng 1 điểm cho mỗi 15% mật độ công suất chiếu sáng giảm thêm được
3
so với yêu cầu của VBEEC (tối đa 45%)
Giải pháp B: Sử dụng hệ thống điều khiển chiếu sáng cho các không gian trong công trình
Lắp đặt hệ thống điều khiển chiếu sáng cho các không gian trong công
1
trình
Giải pháp C: Điều khiển chiếu sáng cho khu vực được chiếu sáng tự nhiên
Lắp đặt hệ thống điều khiển chiếu sáng cho các thiết bị chiếu sáng nằm
1
trong khu vực có thể được chiếu sáng tự nhiên

E-5 Giám sát và quản lý tiêu thụ năng lượng 3 điểm

Lắp đặt các công tơ phụ theo dõi các nguồn tiêu thụ năng lượng chính 1
Lắp đặt Hệ thống Giám sát Năng lượng (PMS) theo dõi các nguồn sử
2
dụng năng lượng chính
Lắp đặt Hệ thống Quản lý Tòa nhà (BMS) theo dõi và điều khiển các thiết
3
bị cơ điện trong công trình

E-6 Giải pháp năng lượng bền vững 4 điểm


Giải pháp A: Năng lượng tái tạo
1 điểm: 0.5% tổng mức năng lượng tiêu thụ có nguồn gốc là năng lượng
1
tái tạo được sản xuất tại khu vực công trình
Cộng 1 điểm cho mỗi 1% tăng thêm của tổng mức năng lượng tiêu thụ
có nguồn gốc là năng lượng tái tạo được sản xuất tại khu vực công trình 3
(tối đa 2.5%)
Giải pháp B: Nhu cầu sử dụng điện vào giờ cao điểm
Giảm 10% mức năng lượng tiêu thụ vào giờ cao điểm so với mô hình
cơ sở
1

Giảm 20% mức năng lượng tiêu thụ vào giờ cao điểm so với mô hình
2
cơ sở
Giải pháp C: Đun nước nóng
Cung cấp nước nóng cho tối thiểu 50% nhu cầu sử dụng bằng máy
1
ĐHKK có thu hồi nhiệt, bằng năng lượng mặt trời hoặc bằng bơm nhiệt
Cung cấp nước nóng cho 100% nhu cầu sử dụng bằng máy ĐHKK có
2
thu hồi nhiệt, bằng năng lượng mặt trời hoặc bằng bơm nhiệt

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 38
E-PR-1 và E-1 Kiểm toán năng lượng

Mục đích
Xác định và đánh giá khả năng tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng trong công trình.

Yêu cầu

Tiêu chí 2 điểm

Thực hiện kiểm toán năng lượng sơ bộ cho công trình E-PR- 1

Thực hiện kiểm toán năng lượng tổng thể cho công trình 1

Thực hiện kiểm toán năng lượng cấp đầu tư chi tiết cho công trình 2

Công trình Chung cư


Chỉ xem xét hệ thống năng lượng tòa nhà thuộc sở hữu của chủ dự án và/ hoặc quản lý bởi
ban quản lý cơ sở vật chất tòa nhà trong yêu cầu của ĐKTQ và Khoản này.

Tổng quan
Kiểm toán năng lượng là việc giám định, khảo sát và phân tích các nhu cầu sử dụng năng
lượng khác nhau trong một công trình. Mục đích của hoạt động này là để nắm bắt được hiện
trạng tiêu thụ năng lượng trong công trình, từ đó tìm ra những khả năng tiết kiệm năng lượng
chính và đánh giá lợi ích có thể có được từ việc điều chỉnh, nâng cấp hoặc lắp đặt thiết bị
mới. Kiểm toán năng lượng là xuất phát điểm tốt nhất để có thể đưa ra những quyết định thích
hợp trong việc quản lý năng lượng.

Tiếp cận & Thực hiện


ĐKTQ E-PR-1

Quy trình kiểm toán năng lượng sơ bộ bao gồm thực hiện các cuộc phỏng vấn ngắn với nhân
sự vận hành công trình, xem xét lại hóa đơn dịch vụ tiện ích cũng như các dữ liệu vận hành
khác của công trình, đồng thời thực hiện kiểm tra toàn bộ công trình.

Công trình hỗn hợp cho thuê


Đánh giá sơ bộ chỉ cần bao gồm các hệ thống năng lượng được quản lý bởi ban quản lý cơ
sở vật chất tòa nhà.

Kiểm toán năng lượng tổng thể

Phạm vi thực hiện kiểm toán năng lượng cần tối thiểu bao gồm các hệ thống, thiết bị sau:

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 39
• Hệ thống sưởi, thông gió và điều hòa không khí (HVAC)
• Hệ thống chiếu sáng
• Hệ thống nước nóng
• Hệ thống bơm
• Các hệ thống hoặc thiết bị sử dụng năng lượng chính khác (tiêu thụ trên 20kW)

Người thực hiện kiểm toán năng lượng cần có chứng nhận, chứng chỉ tương ứng hoặc có ít
nhất 2 năm kinh nghiệm thực hiện kiểm toán năng lượng.

Hoạt động kiểm toán năng lượng nên được tiến hành với một giai đoạn kiểm toán sơ bộ như
đã hướng dẫn ở trên nhằm giúp nhóm kiểm toán làm quen với các hoạt động của công trình,
xác định được các khu vực sử dụng năng lượng chính và đưa ra các quy trình cần thiết để
thực hiện kiểm toán tổng thể.

Sau đó, việc kiểm toán tổng thể cần đánh giá chi tiết các hệ thống sử dụng năng lượng trong
công trình để đưa ra một kết quả phân tích toàn diện về tình hình sử dụng năng lượng của
công trình và xác định khả năng thực hiện giải pháp tiết kiệm năng lượng.

Cuối cùng, nhóm kiểm toán năng lượng cần cung cấp cho chủ sở hữu và đội quản lý công
trình một bản báo cáo ngắn gọn bao gồm các thông tin sau:
• Tổng quan hiện trạng sử dụng năng lượng của công trình
• Mô tả các hệ thống sử dụng năng lượng khác nhau
• Kết quả kiểm tra, giám sát hiệu năng vận hành của các hệ thống nêu trên
• Danh sách các khả năng thực hiện giải pháp tiết kiệm năng lượng
• Dự kiến mức tiết kiệm năng lượng, chi phí và thời gian hoàn vốn của từng giải pháp
• Gợi ý thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng

Công trình hỗn hợp cho thuê


Đánh giá chung nên đánh giá các hệ thống năng lượng tòa nhà được lắp đặt và quản lý bởi
các đơn vị thuê.

Kiểm toán năng lượng cấp đầu tư chi tiết

Kiểm toán năng lượng cấp đầu tư chi tiết nhằm mở rộng phạm vi kiểm toán năng lượng sơ
bộ bằng cách phân tích kỹ lưỡng và chi tiết hơn về lợi ích, chi phí và yêu cầu về hiệu năng.
Hoạt động này nhằm mang đến những căn cứ đáng tin cậy cho chủ công trình trước khi thực
hiện các giải pháp nâng cấp hoặc cải tạo các hệ thống công trình đòi hỏi vốn đầu tư lớn.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 40
Kiểm toán năng lượng cấp đầu tư đòi hỏi sự nghiên cứu toàn diện về kỹ thuật, trong đó bao
gồm thực hiện mô phỏng năng lượng của cả công trình hiện tại và các giải pháp tiết kiệm
năng lượng có thể áp dụng.

Quy trình kiểm toán cần tổng hợp và phân tích dữ liệu chi tiết, bao gồm:
• số ghi công tơ của từng hệ thống tiêu thụ năng lượng bên trong toà nhà
• đánh giá đặc tính vận hành của các hệ thống tiêu thụ năng lượng
• phân tích các tình huống cụ thể có tác động thay đổi mức tiêu thụ năng lượng

Toàn bộ các dữ liệu như trên sẽ được sử dụng nhằm thiết lập một mô hình cơ sở của công
trình hiện tại, từ đó tính toán mức tiết kiệm năng lượng với các giải pháp được đề xuất.

Hồ sơ trình nộp

Giai đoạn Chứng nhận Tạm thời


Kiểm toán năng lượng (Điều kiện tiên quyết E-PR-1)
Nếu dự án không trình nộp báo cáo kiểm toán năng lượng tổng thể hoặc kiểm toán năng lượng
cấp đầu tư chi tiết:
• Báo cáo kiểm toán năng lượng sơ bộ
Kiểm toán năng lượng tổng thể

• Báo cáo kiểm toán năng lượng tổng thể

Kiểm toán năng lượng cấp đầu tư chi tiết


• Báo cáo kiểm toán năng lượng chi tiết, trong đó bao gồm toàn bộ các tài liệu của báo cáo
kiểm toán năng lượng tổng thể và báo cáo mô phỏng năng lượng cho thấy dữ liệu đầu vào,
các giả định và kết quả

Giai đoạn Chứng nhận Chính thức


Kiểm toán năng lượng (Điều kiện tiên quyết E-PR-1)
Nếu dự án không trình nộp báo cáo kiểm toán năng lượng cho Khoản E-1 và chưa đáp ứng yêu
cầu của ĐKTQ E-PR-1 tại Giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự thay đổi, bổ sung:
• Báo cáo kiểm toán năng lượng sơ bộ

Kiểm toán năng lượng tổng thể


Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu của khoản tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự thay
đổi, bổ sung:
• Báo cáo kiểm toán năng lượng tổng thể
Kiểm toán năng lượng (Khoản E-1)
Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu của khoản tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự thay
đổi, bổ sung:
• Báo cáo kiểm toán năng lượng chi tiết, trong đó bao gồm toàn bộ các tài liệu của báo cáo
kiểm toán năng lượng tổng thể và báo cáo mô phỏng năng lượng cho thấy dữ liệu đầu vào,
các giả định và kết quả

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 41
E-2 Cường độ tiêu thụ năng lượng

Mục đích
Khuyến khích công trình đang vận hành giảm thiểu mức tiêu thụ năng lượng.

Yêu cầu

Tiêu chí 15 Điểm

Giải pháp A: Giảm cường độ tiêu thụ năng lượng so với mức tiêu chuẩn
1 điểm: Cường độ tiêu thụ năng lượng thấp hơn so với mức tiêu chuẩn
Cộng 1 điểm cho mỗi 1.5% cường độ tiêu thụ năng lượng giảm được so với mức 15
tiêu chuẩn
Giải pháp B: Giảm cường độ tiêu thụ năng lượng so với mức cơ sở trong quá khứ

Giảm cường độ tiêu thụ năng lượng so với mức cơ sở trong quá khứ vận hành
5
công trình

Tổng quan
Năng lượng sử dụng trong công trình xây dựng chiếm phần lớn nhu cầu năng lượng ở Việt
Nam. Tiêu thụ năng lượng vượt quá khả năng cung ứng khiến tình trạng thiếu hụt năng lượng
diễn ra ngày càng thường xuyên hơn. Thêm vào đó, mức tiêu thụ năng lượng không ngừng
tăng sẽ góp phần làm biến đổi khí hậu trở nên nghiêm trọng hơn do điện năng tại Việt Nam
được sản xuất từ than và khí đốt chiếm một tỷ lệ rất lớn. Do vậy, giảm thiểu sử dụng năng
lượng trong các công trình đang vận hành sẽ là một giải pháp hữu hiệu nhằm giảm nhẹ áp
lực về cung cấp năng lượng tại Việt Nam.

Tiếp cận & Thực hiện


Dự án có thể áp dụng rất nhiều giải pháp giúp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng cho
công trình. Dự án sẽ đưa ra được những giải pháp tiết kiệm năng lượng phù hợp nhất nhờ
vào báo cáo kiểm toán năng lượng, được thực hiện tại khoản E-1. Các công trình sử dụng
năng lượng kém hiệu quả chắc chắn sẽ có nhiều khả năng thực hiện giải pháp giảm thiểu
cường độ tiêu thụ năng lượng và có thời gian hoàn vốn ngắn hơn. Các công trình đã sử dụng
năng lượng hiệu quả cũng có thể cải thiện và nâng cao chất lượng của các quy trình vận hành
và bảo trì – duy tu hiện tại.

Một số giải pháp tiết kiệm năng lượng tiêu biểu cho công trình đang vận hành:
• Thay thế các thiết bị hoạt động không hiệu quả (thiết bị chiếu sáng, máy điều hòa không
khí, bình nước nóng, v.v.)
• Cải tạo lại lớp vỏ công trình

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 42
• Lắp đặt dẫn động biến tốc cho máy bơm và quạt
• Nâng cao hiệu quả của việc quản lý và bảo trì các hệ thống sử dụng năng lượng
• Thay đổi thói quen của người sử dụng công trình

Tính toán
Cường độ tiêu thụ năng lượng (đơn vị: kWh/m2/năm), được tính bằng bằng tổng mức tiêu thụ
năng lượng của công trình trong một năm (kWh) chia cho tổng diện tích sàn của công trình
(m2). Cường độ tiêu thụ năng lượng còn có thể được tính toán dựa trên hoá đơn sử dụng
dịch vụ (hoá đơn tiền điện và hoá đơn sử dụng các nhiên liệu khác) hoặc dữ liệu từ đồng hồ
đo mức tiêu thụ năng lượng của công trình. Năng lượng được sản xuất tại chỗ từ các nguồn
tái tạo sẽ được khấu trừ vào tổng mức năng lượng tiêu thụ.

Để chuyển đổi từ đơn vị lượng nhiên liệu tiêu thụ (như ga, dầu, dầu điêzen - thường tính theo
đơn vị thể tích hoặc khối lượng nhiên liệu) sang đơn vị năng lượng tiêu thụ, tính bằng kWh,
dự án cần sử dụng giá trị năng suất toả nhiệt thực (hoặc nhiệt trị thấp) của nhiên liệu.

Giải pháp A: Giảm cường độsuât tiêu thụ năng lượng so với mức tiêu chuẩn

Với giải pháp này, cường độ tiêu thụ năng lượng trong giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành
của công trình sẽ được so sánh với một giá trị tiêu chuẩn phản ánh mức sử dụng năng lượng
thông thường của các công trình cùng loại.

Mức giảm cường độ tiêu thụ năng lượng của công trình so với mức tiêu chuẩn được tính toán
theo công thức sau:

Mức giảm cường độ tiêu thụ năng lượng [%]


Cường độ tiêu thụ năng lượng của công trình
= (1 − ) × 100
Cường độ tiêu thụ năng lượng tiêu chuẩn

Cường độ tiêu thụ năng lượng tiêu chuẩn có thể được xác định bằng 2 phương pháp sau:

Phương pháp 1: So sánh với cường độ tiêu thụ năng lượng thông thường

Các giá trị tiêu chuẩn cho trong Bảng E.1 có thể được áp dụng cho các công trình văn phòng,
khách sạn, nhà ở và cơ sở bán lẻ. Để có thể so sánh với giá trị các giá trị tiêu chuẩn, cường
độ tiêu thụ năng lượng của công trình cần được điều chỉnh cho phù hợp với thời gian vận
hành thông thường nhằm chuẩn hóa các kết quả thu được. Căn cứ vào Bảng E.1, thời gian
vận hành thông thường là 52 giờ/tuần đối với công trình văn phòng và 84 giờ/tuần đối với
công trình kinh doanh bán lẻ. Đối vớ loại hình công trình chưa có một số liệu tham khảo cụ
thể về thời gian vận hành, sử dụng cường độ tiêu thụ năng lượng thực tế trong các tính toán.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 43
Bảng E.1: Cường độ tiêu thụ năng lượng và thời gian vận hành tiêu chuẩn của các loại hình công trình
Cường độ tiêu thụ năng
Loại hình công Thời gian vận hành
lượng tiêu chuẩn
trình (giờ/tuần)
(kWh/m2/năm)
Văn phòng 150 52
Khách sạn 250 -
Nhà ở 60 -
Cơ sở bán lẻ 300 84
Phương pháp 2: So sánh với cường độ tiêu thụ năng lượng của công trình cùng loại

Do các giá trị tiêu chuẩn trong Bảng E.1 không áp dụng cho tất cả các loại hình công trình
(không áp dụng cho các loại công trình như: khách sạn, trường học, nhà máy; công trình cấp
cao như văn phòng cấp A, khách sạn 5 sao; công trình có mục đích sử dụng đặc biệt; v.v),
dự án có thể áp dụng phương pháp so sánh cường độ tiêu thụ năng lượng với một nhóm các
công trình cùng loại, có nhiều điểm tương đồng để có thể đưa ra được một mức tiêu chuẩn
phù hợp.

Dự án sẽ được cung cấp hướng dẫn lựa chọn nhóm công trình tương đồng để thực hiện so
sánh và điều chỉnh các giá trị cường độ tiêu thụ năng lượng của công trình.

Giải pháp B: Giảm cường độ tiêu thụ năng lượng so với mức cơ sở trong quá khứ

Với giải pháp này, cường độ tiêu thụ năng lượng của công trình trong giai đoạn đánh giá hiệu
năng vận hành sẽ được đối chiếu với mức tiêu thụ cơ sở của các giai đoạn trước đó.

Mức giảm cường độ tiêu thụ năng lượng của công trình trong giai đoạn đánh giá hiệu năng
vận hành được tính toán theo công thức sau:

Mức giảm cường độ tiêu thụ năng lượng [%]


Cường độ tiêu thụ năng lượng giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành
= (1 − ) × 100
Mức cơ sở cường độ tiêu thụ năng lượng trong quá khứ

Dự án thực hiện giải pháp B sẽ được cho điểm theo các mức trong Bảng E.2

Bảng E.2: Giảm cường độ tiêu thụ năng lượng so với mức cơ sở trong quá khứ
Cường độ tiêu thụ năng lượng
giai đoạn đánh giá hiệu năng vận Điểm số
hành
Cộng 1 điểm cho mỗi 3% cường độ tiêu thụ
Cường độ tiêu thụ năng lượng
năng lượng giảm được so với mức cơ sở
cao hơn mức tiêu chuẩn
trong quá khứ
Cường độ tiêu thụ năng lượng Cộng 1 điểm cho mỗi 2% cường độ tiêu thụ
thấp hơn mức tiêu chuẩn ở mức dưới năng lượng giảm được so với mức cơ sở
10% trong quá khứ
Cường độ tiêu thụ năng lượng Cộng 1 điểm cho mỗi 1% cường độ tiêu thụ
thấp hơn mức tiêu chuẩn ở mức trên năng lượng giảm được so với mức cơ sở
10% trong quá khứ

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 44
Ví dụ: Tính toán cường độ tiêu thụ năng lượng khi áp dụng cả hai giải pháp

Một công trình văn phòng có GFA là 3000 m2 với tổng mức tiêu thụ năng lượng là 510000
kWh/năm trong suốt thời gian xác định mức cơ sở trong quá khứ. Sau khi triển khai các giải
pháp tiết kiệm năng lượng, tổng mức tiêu thụ năng lượng sẽ giảm xuống còn 420000
kWh/năm trong giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành. Công trình có thời gian vận hành là
56 giờ/tuần.

• Cường độ tiêu thụ năng lượng của công trình giai đoạn xác định mức cơ sở trong quá
khứ và giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành:

455,000
Cường độ tiêu thụ năng lượng trong quá khứ = = 151.6 kWh/m2 /năm
3,000

420000
Cường độ tiêu thụ năng lượng giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành = = 140 kWh/m2 /năm
3000

• Mức giảm cường độ tiêu thụ năng lượng của công trình so với mức tiêu chuẩn:

Áp dụng phương pháp 1 để đặt giá trị tiêu chuẩn, theo Bảng E.1, cường độ tiêu thụ năng
lượng của công trình văn phòng là 150 kWh/m2/năm với thời gian vận hành là 52 giờ/tuần.

Đầu tiên, cường độ tiêu thụ năng lượng của công trình cần được điều chỉnh cho phù hợp với
thời gian vận hành:

52 giờ/tuần
Cường độ tiêu thụ năng lượng đã chuẩn hóa = 140.0 × = 130 kWh/m2 /năm
56 giờ/tuần

Sau đó thực hiện tính toán mức giảm cường độ tiêu thụ năng lượng so với mức tiêu chuẩn:
130
Mức giảm cường độ tiêu thụ năng lượng so với mức tiêu chuẩn = (1 − ) = 13.3%
150

• Mức giảm cường độ tiêu thụ năng lượng so với mức cơ sở trong quá khứ:

140
Mức giảm cường độ tiêu thụ năng lượng so với mức cơ sở trong quá khứ = (1 − ) = 7.7%
151.6

• Tính số điểm đạt được: Công trình đạt mức giảm cường độ tiêu thụ năng lượng so với
mức tiêu chuẩn là 13.3%, tương đương với hơn 8 lần mức giảm 1.5% theo yêu cầu của
LOTUS. Do đó dự án được cộng 9 điểm, trong đó có 1 điểm nhờ đạt cường độ tiêu thụ
năng lượng thấp hơn mức tiêu chuẩn và cộng 1 điểm cho mỗi 1.5% giảm thêm được.

Công trình đạt mức giảm cường độ tiêu thụ năng lượng so với mức cơ sở trong quá khứ là
17.6%, tương đương với hơn 8 lần mức giảm 2% theo yêu cầu của LOTUS. Tuy nhiên dự án
chỉ được cộng 5 điểm do đây là số điểm tối đa cho giải pháp này.

Như vậy tại khoản E-2, dự án nêu trên đạt tổng cộng 14 điểm với LOTUS BIO.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 45
Hồ sơ trình nộp

Giai đoạn Chứng nhận Tạm thời


• Hóa đơn dịch vụ tiện ích (hóa đơn sử dụng điện và các loại nhiên liệu khác)
-VÀ/HOẶC-
• Số ghi công tơ điện trong vòng tối thiểu 12 tháng trước đó
Nếu dự án dự định áp dụng các giải pháp mới giúp sử dụng năng lượng hiệu quả:
• Mức tiết kiệm năng lượng ước tính khi áp dụng các giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả
mới trong công trình

Giải pháp A: Giảm cường độ tiêu thụ năng lượng so với mức tiêu chuẩn

• Tính toán mức giảm cường độ tiêu thụ năng lượng dự kiến trong giai đoạn đánh giá hiệu năng
vận hành so với mức tiêu chuẩn được lựa chọn

Nếu áp dụng phương pháp so sánh với cường độ tiêu thụ năng lượng của công trình cùng loại:

• Tính toán mức tiêu chuẩn theo phương pháp so sánh với nhóm công trình cùng loại
• Các thông tin cần thiết để thực thực hiện tính toán mức tiêu chuẩn theo phương pháp so sánh
với nhóm công trình cùng loại
Giải pháp B: Giảm cường độ tiêu thụ năng lượng so với mức cơ sở trong quá khứ

• Tính toán mức giảm cường độ tiêu thụ năng lượng dự kiến trong giai đoạn đánh giá hiệu năng
vận hành so với mức cơ sở trong quá khứ
Nếu giai đoạn xác định mức cơ sở trong quá khứ không phải là 12 tháng trước đó:
• Hóa đơn dịch vụ tiện ích (hóa đơn sử dụng điện và các loại nhiên liệu khác)
-VÀ/HOẶC-
• Số ghi công tơ điện trong giai đoạn xác định mức cơ sở

Giai đoạn Chứng nhận Chính thức


• Hóa đơn dịch vụ tiện ích (hóa đơn sử dụng điện và các loại nhiên liệu khác)
• -VÀ/HOẶC- Số ghi công tơ điện trong toàn bộ giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành

Giải pháp A: Giảm cường độ tiêu thụ năng lượng so với mức tiêu chuẩn

• Tính toán mức giảm cường độ tiêu thụ năng lượng thực tế trong giai đoạn đánh giá hiệu năng
vận hành so với mức tiêu chuẩn được lựa chọn
Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu của giải pháp tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự
thay đổi, bổ sung:
Tính toán mức tiêu chuẩn theo phương pháp so sánh với nhóm công trình cùng loại
• Các thông tin cần thiết để thực thực hiện tính toán mức tiêu chuẩn theo phương pháp so sánh
với nhóm công trình cùng loại
• Giải pháp B: Giảm cường độ tiêu thụ năng lượng so với mức cơ sở trong quá khứ
• Hóa đơn dịch vụ tiện ích (hóa đơn sử dụng điện và các loại nhiên liệu khác)
-VÀ/HOẶC-
Số ghi công tơ điện trong toàn bộ giai đoạn xác định mức cơ sở trong quá khứ
• Tính toán mức giảm cường độ tiêu thụ năng lượng thực tế trong giai đoạn đánh giá hiệu năng
vận hành so với mức cơ sở trong quá khứ
• Hóa đơn dịch vụ tiện ích (hóa đơn sử dụng điện và các loại nhiên liệu khác)
• -VÀ/HOẶC- Số ghi công tơ điện trong toàn bộ giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 46
E-3 Thông gió tự nhiên & ĐHKK

Mục đích
Giảm thiểu nhu cầu sử dụng hệ thống HVAC, tận dụng tối đa lưu thông không khí tự nhiên và
khuyến khích lắp đặt hệ thống HVAC sử dụng năng lượng hiệu quả.

Yêu cầu

Tiêu chí 5 điểm

Giải pháp A: Thông gió tự nhiên

10% diện tích sử dụng được thông gió tự nhiên 1

Cộng 1 điểm cho mỗi 20% tăng thêm của diện tích sử dụng được thông gió tự nhiên
5
(tối đa 90%)
Giải pháp B: COP của hệ thống điều hòa không khí

Chỉ số COP của các hệ thống điều hòa không khí vượt các yêu cầu của VBEEC 1
Cộng 1 điểm cho mỗi 10% cải thiện chỉ số COP của các hệ thống ĐHKK làm lạnh
trực tiếp hoạt động bằng điện năng VÀ 5% cải thiện chỉ số COP của các hệ thống 5
làm lạnh nước (Chiller) so với yêu cầu của VBEEC (tối đa 5 điểm)
Giải pháp C: Điều khiển biến tần
Sử dụng điều khiển biến tần cho tất cả các hệ thống HVAC phù hợp 1
Giải pháp D: Tối ưu các hệ thống HVAC
Cộng 1 điểm cho mỗi 2 giải pháp được thực hiện hiệu quả giúp giảm thiểu mức tiêu
2
thụ năng lượng của các hệ thống HVAC

Công trình hỗn hợp cho thuê


Tối thiểu 90% GFA công trình được xem xét trong Giải pháp B, C và D. Nếu không thể đạt
được giới hạn này do sự thiếu hợp tác với các đơn vị thuê, các Giải pháp này không thể áp
dụng cho dự án và không có điểm cho những giải pháp này.
Phần tram GFA không được xét đến (nên thấp hơn 10% tổng GFA công trình) nên được tính
riêng biệt cho mỗi giải pháp đáp ứng 2 trường hợp sau:
1. Nếu không có thông tin về hệ thống ĐHKK đã được đơn vị thuê lắp đặt hoặc chưa
lắp đặt, cần tính toàn bộ GFA occupied của đơn vị thuê đó.
2. Nếu đơn vị thuê đã lắp đặt hệ thống ĐHKK không đáp ứng yêu cầu tại giải pháp, cần
tính toán diện tích được phục vụ bởi hệ thống ĐHKK đó.

Công trình Chung cư


Chỉ xem xét hệ thống HVAC thuộc quyền sở hữu bởi chủ dự án và/ hoặc quản lý bởi ban
quản lý tòa nhà trong Giải pháp B,C và D.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 47
Tổng quan
Phần lớn năng lượng tiêu thụ trong các công trình tại Việt Nam phục vụ cho việc làm mát
không gian. Cải thiện lớp vỏ công trình có thể giúp giảm tải làm mát ở một mức độ nhất định.
Tuy nhiên, giải pháp thông gió tự nhiên và điều hòa không khí cần được thực hiện để tạo nên
không gian sống thoải mái bên trong công trình.

Giải pháp A: Thông gió tự nhiên

Giải pháp thông gió tự nhiên tận dụng hướng gió chủ đạo tại địa phương và hướng công trình
để mang lại nguồn không khí trong lành cho người sử dụng. Giải pháp này giúp giảm năng
lượng tiêu thụ của các hệ thống HVAC, đồng thời nâng cao chất lượng không khí trong công
trình (IAQ). Tuy nhiên công trình không thể hoàn toàn phụ thuộc vào các phương thức thông
gió tự nhiên. Do đó dự án có thể áp dụng giải pháp thông gió tự nhiên có hỗ trợ cơ khí hoặc
giải pháp thông gió hỗn hợp trong trường hợp khả dụng nhằm giảm thiểu nhu cầu sử dụng
hệ thống HVAC.

Có hai phương thức giúp thông gió tự nhiên cho công trình:

Phương thức đầu tiên là thông gió theo hướng gió, trong đó việc sử dụng các dòng khí tự
nhiên là phương pháp chính giúp tạo nên không gian được thông gió và tiện nghi nhiệt.
Phương thức này yêu cầu định hướng công trình tốt, cũng như thiết kế đúng kích thước, số
lượng và vị trí của các khoảng mở trên tường và mái.

Phương thức thứ hai là áp dụng hiệu ứng thông gió ống khói, dựa trên sự chênh lệch của mật
độ không khí tại các nhiệt độ khác nhau. Khi không khí nóng lên do các phát sinh nhiệt bên
trong công trình hoặc bên trong ống thoát nhiệt, nó di chuyển lên trên do mật độ tương đối
thấp. Trong kết cấu được thiết kế để tận dụng được hiệu ứng ống khói, sức nổi làm cho không
khí nóng bay lên và thoát ra khỏi công trình thông qua các lỗ mở thông khí tại các vị trí cao
trên mặt đứng. Chênh lệch áp suất giữa bên trong và bên ngoài sẽ khiến cho khối không khí
mát và dày đặc hơn di chuyển vào bên trong công trình qua các lỗ mở ở vị trí thấp.

Sự kết hợp cả hai phương thức trên sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất nhờ sự tính toán hướng di
chuyển của các dòng không khí bên trong công trình.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 48
Hình E.1: 2 phương pháp thông gió tự nhiên: thông gió nhờ hướng gió và thông gió ống khói

Giải pháp B, C và D

Các hệ thống điều hòa không khi ứng dụng chu kì làm lạnh để thay đổi nhiệt độ và độ ẩm bên
trong một không gian của công trình để tạo nên một không gian thoải mái hơn.

Sử dụng các các hệ thống HVAC sử dụng năng lượng hiệu quả giúp tiết kiệm năng lượng và
chi phí trong suốt vòng đời công trình. Việc thay thế các hệ thống HVAC đã cũ, hoạt động
kém hiệu quả trong công trình bằng các hệ thống mới, có chỉ số hiệu quả máy lạnh (COP)
cao hơn, hoặc tối ưu các hệ thống HVAC cũ, sẽ giúp tiết kiệm năng lượng một cách đáng kể.

Tiếp cận & Thực hiện


Giải pháp A: Thông gió tự nhiên

Việc áp dụng thông gió tự nhiên làm phương thức thông gió và làm mát chính cần phải
được nghiên cứu sớm ngay từ giai đoạn thiết kế. Công trình đang vận hành có thể áp dụng
một số kỹ thuật hoặc giải pháp tạo điều kiện cho thông gió tự nhiên như:
• Các loại cửa sổ và lỗ thông gió được lựa chọn thích hợp để tối đa hóa luồng không khí
tự nhiên.
• Sử dụng giải pháp như khe thông gió (trickle vents), tường đón gió (wing walls) hoặc
ống nhiệt (thermal chimneys)
• Lắp vách ngăn nội thất nhằm cải thiện hiệu quả của các dòng không khí dịch chuyển
bên trong công trình.
• Sử dụng Mô phỏng Khí động học (CFD) hoặc kiểm tra ống thông gió nhằm xác định các
luồng không khí, từ đó điều chỉnh bố trí bên trong công trình, tạo điều kiện cho thông gió
tự nhiên

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 49
Giải pháp B: COP của hệ thống ĐHKK

Lựa chọn và lắp đặt các thiết bị HVAC có chỉ số COP đáp ứng các yêu cầu tối thiểu của
VBEEC ghi trong bảng E.3 và E.4. Tăng chỉ số COP giúp cải thiện hiệu quả của các hệ thống
HVAC.

Bảng E.3: Chỉ số hiệu quả máy điều hòa không khí làm lạnh trực tiếp hoạt động bằng điện năng (VBEEC
Bảng 2.6)
Chỉ số COP
Loại thiết bị Công suất lạnh Thủ tục kiểm tra
tối thiểu
Máy điều hòa không khí 1 cụm - 2.30
< 4.5 kW 2.60 TCVN 7830:2012

Máy điều hòa không khí 2 cụm  4.5 kW and < 7.0 kW 2.50 TCVN 6307:1997
 7.0 kW and < 14.0 kW 2.40
TCVN 6307:1997
 14.0 kW and < 19 kW 2.93
Hoặc ARI 210/240
 19 kW to < 40 kW 3.02
Máy điều hòa không khí giải
nhiệt bằng không khí  40 kW to < 70 kW 2.84
ARI 340/360
 70 kW to < 117 kW 2.78

 117 kW 2.70
< 19 kW 3.35 ARI 210/240
Máy điều hòa không khí giải  19 kW to < 40 kW 3.37
nhiệt bằng nước và bằng bay
hơi nước  40 kW to < 70 kW 3.32 ARI 340/360
 70 kW 2.70
Các cụm ngưng tụ giải nhiệt
 40 kW 2.96
bằng không khí
Các cụm ngưng tụ giải nhiệt ARI 365
bằng hơi nước hoặc bay hơi  40 kW 3.84
nước

Bảng E.4: Chỉ số COP tối thiểu cho máy sản suất nước lạnh - chiller (VBEEC bảng 2.7)
Chỉ số
Thủ tục
Loại thiết bị Công suất lạnh COP
kiểm tra
tối thiểu
Chiller giải nhiệt bằng không khí -
chạy điện
Tất cả các dải công suất 3.10 ARI 550/590
Bình ngưng gắn liền hoặc bình
ngưng tách rời
Chiller Piston giải nhiệt nước –
Tất cả các dải công suất 4.20
chạy điện
< 528 kW 4.45 ARI 550/590
Chiller xoắn ốc và trục vít giải nhiệt
nước – chạy điện >= 528 kW to <1055 kW 4.90

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 50
>= 1055 kW 5.50
< 528 kW 5.00
Chiller ly tâm giải nhiệt nước –
>= 528 kW to <1055 kW 5.55
chạy điện
>= 1055 kW 6.10
Chiller hấp thụ giải nhiệt bằng Tất cả các dải công suất
0.60
không khí – 1 cấp
Chiller hấp thụ giải nhiệt bằng Tất cả các dải công suất
0.70
nước – 2 cấp
ARI 560
Chiller hấp thụ - 2 cấp Tất cả các dải công suất
1.00
Đốt gián tiếp
Chiller hấp thụ - 2 cấp Tất cả các dải công suất
1.00
Đốt trực tiếp

Giải pháp C: Điều khiển biến tần

Tất cả các hệ thống HVAC trong công trình cần được thiết kế nhằm đảm bảo đạt hiệu năng
cao khi vận hành không đầy tải bằng cách sử dụng một số hệ thống điều khiển biến tần sau:
• Hệ thống VRV/VRF (Variable Refrigerant Volume / Variable Refrigerant Flow)
• Lắp đặt biến tần (VSD) cho thiết bị hệ thống giải nhiệt như bơm của hệ thống làm lạnh
nước bằng chiller (theo yêu cầu của VBEEC) và/hoặc quạt tháp giải nhiệt
• Lắp đặt máy nén biến tần (inverter) cho các chiller, thiết bị gắn mái và điều hòa không khí
hai cụm
• Hệ thống VAV (variable air volume) hiệu suất cao. Một hệ thống VAV hiệu suất cao cần
đảm bảo các yếu tố sau:
- Tối ưu khởi động/ngưng hoạt động hệ thống
- Tối ưu áp suất quạt
- Điều chỉnh nhiệt độ khí cấp tuỳ theo nhu cầu làm lạnh
- Tối ưu thông gió

Giải pháp D: Tối ưu các hệ thống HVAC

Thực hiện hiệu quả các giải pháp giúp giảm mức tiêu thụ năng lượng của hệ thống HVAC.
Dự án có thể thực hiện các giải pháp được gợi ý dưới đây và chứng minh mức độ hiệu quả
của các giải pháp được áp dụng theo hướng dẫn của Đơn vị đánh giá.

Đối với chiller:


• Nếu lắp đặt nhiều hơn một chiller, cần tối ưu sự phân bố tải làm lạnh giữa các chiller nhằm
giảm thiểu tổng mức tiêu thụ điện năng của hệ thống chiller. Khi phân bố tải làm lạnh giữa
các chiller cần tính đến hiệu năng của mỗi chiller, hiệu năng vận hành không đầy tải của
chiller và mức tiêu thụ năng lượng của các thiết bị phụ trợ (máy bơm, tháp giải nhiệt).
• Tối ưu nhiệt độ của nước khi vận hành các hệ thống làm lạnh nước và cụm ngưng tụ:

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 51
- Giữ cho nhiệt độ nước lạnh đầu vào ở mức cao sẽ giúp tiết kiệm điện năng cho các
chiller. Nhiệt độ nước lạnh đầu vào tối đa cần được thiết lập cho phù hợp với công
suất của quạt, công suất máy bơm và tải làm lạnh.
- Giữ cho nhiệt độ ngưng tụ ở mức thấp cũng có thể giúp tiết kiệm điện năng cho các
chiller. Việc tối ưu nhiệt độ ngưng tụ sẽ phức tạp hơn tối ưu nhiệt độ nước lạnh đầu
vào, đồng thời cũng đòi hỏi sự tính toán kỹ lưỡng để có được nhiệt độ ngưng tụ tối
ưu. Dự án cần cân nhắc các yếu tố sau: năng lượng sử dụng để tản nhiệt (sẽ tăng
lên), năng suất của chiller ở nhiệt độ ngưng tụ thấp (có thể giảm khi nhiệt độ quá thấp)
và yêu cầu về nhiệt độ ngưng tối thiểu của nước tại đầu vào của chiller.
• Tối ưu hiệu quả trao đổi nhiệt của thiết bị ngưng tụ và bay hơi
- Làm sạch các ống dẫn của thiết bị ngưng tụ và bay hơi
- Điều chỉnh lượng nước xả đáy để duy trì điều kiện tối ưu cho sự tuần hoàn của nước
bên trong thiết bị
• Tối ưu hiệu năng vận hành của thiết bị tản nhiệt:
- Làm sạch các thiết bị tản nhiệt vào thời điểm thích hợp
- Đảm bảo sự phân phối nước trong hệ thống tháp giải nhiệt đối lưu dòng ngang
- Việc điều chỉnh công suất đầu ra của quạt trong các hệ thống tản nhiệt cho phù hợp
với tải làm lạnh sẽ không được đánh giá cho điểm tại Giải pháp D do đã được yêu cầu
tại Giải pháp B

Đối với hệ thống xử lý không khí:


• Tắt các thiết bị xử lý không khí khi không sử dụng đến
• Điều chỉnh lưu lượng gió cấp
• Lắp đặt thiết bị thu hồi nhiệt cho hệ thống thải khí
• Lắp đặt và điều chỉnh các thiết bị điều khiển nhiệt tĩnh
• Thiết lập các mức nhiệt độ khác nhau tùy theo các thời điểm trong ngày và các ngày khác
nhau trong năm

Đối với điều hòa không khí:


• Giảm thiểu mức độ vận hành thiết bị
- Cung cấp các hướng dẫn sử dụng thiết bị đúng cách và hiệu quả
- Cử nhân sự phụ trách điều khiển hệ thống điều hòa không khí
• Thường xuyên làm sạch và sửa chữa các thiết bị điều hòa không khí
• Lắp đặt các thiết bị điều khiển nhiệt độ riêng biệt cho các khu vực có yêu cầu về nhiệt
khác nhau

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 52
Tính toán
Giải pháp A: Thông gió tự nhiên

Chỉ thực hiện tính toán đối với các diện tích sử dụng và cần áp dụng một cách thống nhất
trong toàn bộ các tính toán thuộc phạm vi khoản này

Đối với các khu vực có nhiệt độ tối đa trung bình trong tháng nóng nhất là dưới 30°C (Sapa,
Đà Lạt, Tam Đảo), không gian được coi là có thông gió tự nhiên khi tổng diện tích có thể mở
ra bên ngoài lớn hơn 5% diện tích sàn.

Đối với các khu vực có nhiệt độ tối đa trung bình trong tháng nóng nhất là trên 30°C, không
gian được coi là có thông gió tự nhiên khi đáp ứng ít nhất một trong hai yêu cầu sau đây:

Phương pháp cơ bản hoặc Phương pháp nâng cao.

Không gian thông gió hỗn hợp cũng cần tuân thủ ít nhất 1 trong 2 phương pháp nhưng để
được coi là không gian thông gió tự nhiên, dự án cần cung cấp thông tin loại hệ thống hỗn
hợp sử dụng và cách chúng hoạt động để giảm tiêu thụ năng lượng của HVAC.

Trong trường hợp một dự án triển khai hệ thống thông gió tự nhiên được thiết kế, dự án cần
cung cấp tất cả các thông tin cần thiết để chứng minh hiệu quả đạt được về tiết kiệm năng
lượng và tiện nghi nhiệt tương đương phương pháp cơ bản và/hoặc phương pháp nâng cao.
Việc tuân thủ cần được sự đồng thuận của VGBC.

Phương pháp 1: Phương pháp cơ bản


Không gian đáp ứng yêu cầu kỹ thuật sau (dựa trên yêu cầu QCVN 09:2013/BXD)
• Tổng diện tích của các cửa đón gió (khu vực cửa vào) không nhỏ hơn 5% diện tích sàn.
Những khe hở này phải dễ dàng tiếp cận cho người sử dụng. diện tích hiệu quả của
cửa sổ được định nghĩa là diện tích vật lý của cửa sổ mở ra ngoài trời (có thể tính toán
diện tích này bằng phương pháp hình học đơn giản).
• Cửa thoát gió: Các lỗ thoát gió được đặt ở phía có mái che của tòa nhà. Tổng diện tích
hiệu quả của cửa có thể mở ra ngoài thông qua trần hoặc tường đối diện từ cửa đón gió
(khu vực thoát gió) không được nhỏ hơn diện tích đón gió.
• Các lỗ mở cần được bố trí đồng đều trên toàn bộ khu vực để tăng cường thông gió
ngang
• Cần có một đường gió trực tiếp, không bị cản trở giữa cửa đón gió và của thoát gió
(đường dẫn trực tiếp ra ngoài)
• Tất cả các khu vực nằm trong không gian thông gió tự nhiên nào phải nằm trong vòng
8m kể từ (và mở vĩnh viễn) một bức tường hoặc mái nhà có thể mở ra được.
• Chiều sâu mặt bằng không gian occupied không lớn hơn 15m.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 53
• Cửa thoát gió nên được đặt thấp hơn cửa đón gió

Phương pháp 2: Phương pháp nâng cao

Sử dụng CFD hoặc thí nghiệm khí động nhằm chứng minh vận tốc không khí trung bình trong
không gian cao hơn các giá trị trong Bảng E.5. Mô phỏng CFD cần được thực hiện theo
phương pháp mô phỏng CFD do VGBC cung cấp theo yêu cầu từ phía dự án.

Bảng E.5: Yêu cầu vận tốc không khí tối thiểu trong không gian được thông gió tự nhiên
Nhiệt độ tối đa trung bình
Vận tốc không khí
hàng ngày
tối thiểu (m/s)
của tháng nóng nhất
30°C < T°C < 31°C 0.2
31°C < T°C < 32°C 0.5
32°C < T°C <33°C 0.8
33°C < T°C 1

Tỷ lệ diện tích sử được thông gió tự nhiên của công trình được tính bằng công thức sau:

∑ Tổng diện tích được thông gió tự nhiên


Diện tích sử dụng được thông gió tự nhiên [%] = × 100
Tổng diện tích sử dụng

Giải pháp B: COP của hệ thống ĐHKK

Tất cả các thiết bị điều hòa không khí và làm lạnh nước trong công trình cần được bao gồm
trong tính toán. Công suất lạnh và các giá trị COP cần được tính toán trong điều kiện đánh
giá phù hợp với các thủ tục kiểm tra được liệt kê trong bảng E.3 và E.4.

Tính toán mức độ cải thiện hiệu quả điều hoà không khí so với yêu cầu của VBEEC được
thực hiện theo công thức sau:

∑i(Pi × Yi )
Cải thiện COP ĐHKK trực tiếp hoạt động bằng điện [%] = ( − 1) × 100
∑i(Pi × YEi )

Pi = Công suất lạnh của điều hòa không khí trực tiếp hoạt động bằng điện i
Yi = COP điều hòa không khí trực tiếp hoạt động bằng điện i
YEi = COP tối thiểu của thiết bị có chủng loại và công suất tương đương thiết bị được đề xuất i theo
yêu cầu của VBEEC
∑c(Pc × Yc )
Cải thiện COP của chiller [%] = ( − 1) × 100
∑c(Pc × YEc )

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 54
Pc = Công suất lạnh của chiller c
Yc = COP của chiller c
YEc = COP tối thiểu của thiết bị có chủng loại và công suất tương đương thiết bị được đề xuất c theo
yêu cầu của VBEEC

Hồ sơ trình nộp

Giai đoạn Chứng nhận Tạm thời

Giải pháp A: Thông gió tự nhiên


• Bản vẽ mặt bằng và mặt đứng cho thấy tất cả các khoảng mở hiện có và/hoặc dự kiến trên
tường và mái có thể mở ra bên ngoài
• Thống kê cửa sổ cho thấy số lượng, vị trí và kích thước của tất cả các khoảng mở hiện có
và/hoặc dự kiến trên tường và mái có thể mở ra bên ngoài, hoặc bảng dữ liệu về các phòng
cho thấy diện tích và thông số cửa sổ (loại kính, kích thước và khả năng mở ra bên ngoài)
• Tính toán chứng minh các không gian sử dụng được thông gió tự nhiên hiện có và/hoặc được
đề xuất đã đáp ứng các yêu cầu
• Tính toán thể hiện tỷ lệ phần trăm của các khu vực sử dụng đang/sẽ được thông gió tự nhiên

Nếu dự án đã thực hiện mô phỏng CFD để xác định vận tốc không khí bên trong công trình:

• Trình nộp báo cáo theo yêu cầu của phương pháp mô phỏng CFD do VGBC đặt ra
Nếu công trình có các không gian được thông gió hỗn hợp:
• Trình nộp báo cáo giải thích nguyên tắc vận hành của hệ thống thông gió hỗn hợp và hiệu
quả của thông gió hỗn hợp trong việc giảm thiểu mức tiêu thụ năng lượng của hệ thống HVAC
Giải pháp B: COP của hệ thống điều hòa không khí
• Danh sách toàn bộ các thiết bị HVAC đang sử dụng và/hoặc được đề xuất trong công trình
cho thấy các số liệu về công suất lạnh và COP
• Bản vẽ thiết kế cơ sở của các hệ thống HVAC cho thấy vị trí lắp đặt các thiết bị HVAC

• Báo cáo kiểm kê từ kiểm toán cơ sở vật chất, bao gồm các thông tin về công suất lạnh, công
suất điện tiêu thụ và/hoặc COP của toàn bộ các thiết bị HVAC đang sử dụng.
• Tính toán cho thấy các mức cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng so với yêu cầu của VBEEC

Với thiết bị HVAC được đề xuất lắp đặt:


• Tài liệu do nhà sản xuất công bố - VÀ/HOẶC – Trích dẫn thông số kỹ thuật cho thấy công suất
lạnh, công suất điện tiêu thụ và/hoặc COP của toàn bộ các thiết bị HVAC được đề xuất
Riêng đối với công trình hỗn hợp cho thuê:

• Tính toán phần tram tổng GFA được xem xét tại Giải pháp.

Giải pháp C: Điều khiển biến tần


• Danh sách toàn bộ các hệ thống HVAC đang sử dụng và/hoặc được đề xuất cho thấy các hệ
thống có sử dụng điều khiển biến tần nhằm đảm bảo hiệu năng khi vận hành không đầy tải
• Bằng chứng cho thấy việc lắp đặt điều khiển biến tần như báo cáo kiểm kê từ kiểm toán cơ
sở vật chất, ảnh chụp, bản vẽ, báo cáo nghiệm thu, v.v.

Với các thiết bị điều khiển biến tần được đề xuất lắp đặt:

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 55
• Tài liệu do nhà sản xuất công bố - VÀ/HOẶC – Trích dẫn thông số kỹ thuật của các thiết bị
điều khiển biến tần được đề xuất lắp đặt
Riêng đối với Công trình hỗn hợp cho thuê:

• Tính toán phần trăm tổng GFA được xem xét tại Giải pháp.

Giải pháp D: Tối ưu hệ thống HVAC

Đối với mỗi giải pháp đã áp dụng hoặc được đề xuất:


• Mô tả phương pháp thực hiện, tiềm năng tiết kiệm năng lượng, các vấn đề cần lưu ý nhằm
duy trì hiệu năng
Riêng đối với Công trình hỗn hợp cho thuê:

• Tính toán phần trăm tổng GFA được xem xét tại Giải pháp

Giai đoạn Chứng nhận Chính thức

Giải pháp A: Thông gió tự nhiên


Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu của giải pháp tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự
thay đổi, bổ sung:
• Bản vẽ mặt bằng và mặt đứng cho thấy tất cả các khoảng mở trên tường và mái có thể mở
ra bên ngoài
• Thống kê cửa sổ cho thấy số lượng, vị trí và kích thước của tất cả các khoảng mở hiện có
và/hoặc dự kiến trên tường và mái có thể mở ra bên ngoài, hoặc bảng dữ liệu về các phòng
cho thấy diện tích và thông số cửa sổ (loại kính, kích thước và khả năng mở ra bên ngoài)
• Tính toán chứng minh các không gian sử dụng được thông gió tự nhiên đã đáp ứng các yêu
cầu
• Tính toán thể hiện tỷ lệ phần trăm của các khu vực sử dụng đang/sẽ được thông gió tự nhiên

Nếu dự án đã thực hiện mô phỏng CFD để xác định vận tốc không khí bên trong công trình:

• Trình nộp báo cáo theo yêu cầu của phương pháp mô phỏng CFD do VGBC đặt ra

Nếu công trình có các không gian được thông gió hỗn hợp:

• Trình nộp báo cáo giải thích nguyên tắc vận hành của hệ thống thông gió hỗn hợp và hiệu
quả của thông gió hỗn hợp trong việc giảm thiểu mức tiêu thụ năng lượng của hệ thống HVAC

Giải pháp B: COP của hệ thống điều hòa không khí

Nếu dự án lắp đặt thiết bị điều hoà không khí mới sau giai đoạn Chứng nhận Tạm thời:
• Tài liệu do nhà sản xuất công bố cho thấy công suất lạnh, công suất điện tiêu thụ và/hoặc COP
của toàn bộ các thiết bị HVAC được đề xuất
Bằng chứng cho thấy việc lắp đặt các thiết bị HVAC mới như ảnh chụp, hoá đơn, hồ sơ hoàn
công, báo cáo nghiệm thu, phê duyệt vật tư, v.v.

Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu của giải pháp tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự
thay đổi, bổ sung:
• Danh sách kiểm kê toàn bộ các thiết bị HVAC cho thấy các số liệu về tải làm lạnh và COP
• Bản vẽ thiết kế cơ sở của hệ thống HVAC cho thấy vị trí lắp đặt các thiết bị HVAC
• Báo cáo kiểm kê từ kiểm toán cơ sở vật chất cho thấy số liệu về công suất lạnh, công suất
điện tiêu thụ và/hoặc COP các thiết bị HVAC đang sử dụng

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 56
• Tính toán cho thấy các mức cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng so với yêu cầu của VBEEC

Riêng đối với Công trình hỗn hợp cho thuê:

• Tính toán cuối cùng phần trăm GFA được xem xét tại Giải pháp

Giải pháp C: Điều khiển biến tần

Nếu dự án lắp đặt thiết bị điều khiển biến tần được đề xuất sau giai đoạn Chứng nhận Tạm thời:
• Tài liệu do nhà sản xuất công bố thuật của các thiết bị điều khiển biến tần được đề xuất lắp
đặt
• Bằng chứng cho thấy việc lắp đặt các thiết bị điều khiển biến tần mới như ảnh chụp, hoá đơn,
hồ sơ hoàn công, báo cáo nghiệm thu, phê duyệt vật tư, v.v
Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu của giải pháp tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự
thay đổi, bổ sung:
• Danh sách toàn bộ các hệ thống HVAC cho thấy các hệ thống có sử dụng điều khiển biến tần
nhằm đảm bảo hiệu năng khi vận hành không đầy tải
• Bằng chứng cho thấy việc lắp đặt điều khiển biến tần như báo cáo kiểm kê từ kiểm toán cơ
sở vật chất, ảnh chụp, bản vẽ, báo cáo nghiệm thu, v.v.

Riêng đối với Công trình hỗn hợp cho thuê:

• Tính toán cuối cùng phần trăm GFA được xét đến tại Giải pháp

Giải pháp D: Tối ưu các hệ thống HVAC

• Bằng chứng cho thấy các giải pháp đã được thực hiện đúng yêu cầu trong giai đoạn đánh giá
hiệu năng vận hành như ảnh chụp, biên bản hoặc hợp đồng bảo trì, v.v.
• Bằng chứng thể hiện hiệu quả của phương pháp đã được thực hiện (nếu khả thi) như dữ liệu
đo đạc năng lượng,…
Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu của giải pháp tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự
thay đổi, bổ sung:
• Mô tả phương pháp thực hiện, tiềm năng tiết kiệm năng lượng, các vấn đề cần lưu ý nhằm
duy trì hiệu năng
Riêng đối với Công trình hỗn hợp cho thuê:

• Tính toán cuối cùng phần trăm của tổng GFA được xét đến tại Giải pháp.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 57
E-4 Chiếu sáng nhân tạo

Mục đích
Giảm mức tiêu thụ năng lượng của các hệ thống chiếu sáng nhân tạo.

Yêu cầu

Tiêu chí 4 Điểm

Giải pháp A: Giảm mật độ công suất chiếu sáng

Mật độ công suất chiếu sáng giảm 15% so với yêu cầu của VBEEC 1

Cộng 1 điểm cho mỗi 15% mật độ công suất chiếu sáng giảm thêm được so với
3
yêu cầu của VBEEC (tối đa 45%)

Giải pháp B: Điều khiển chiếu sáng không gian

Lắp đặt hệ thống điều khiển chiếu sáng cho các không gian trong công trình 1

Giải pháp C: Điều khiển chiếu sáng cho khu vực được chiếu sáng tự nhiên

Lắp đặt hệ thống điều khiển chiếu sáng cho các thiết bị chiếu sáng nằm trong khu
1
vực có thể được chiếu sáng tự nhiên

Công trình hỗn hợp cho thuê


Tối thiểu 90% tổng GFA công trình cần được xét đến trong Giải pháp A, B và C.
Nếu không thể đạt được giới hạn này do sự thiếu hợp tác với các đơn vị thuê, các Giải pháp
này không thể áp dụng cho dự án và không có điểm cho những giải pháp này.
Phần tram GFA không được xét đến (nên thấp hơn 10% tổng GFA công trình) nên được tính
riêng biệt cho mỗi giải pháp đáp ứng 2 trường hợp sau:
1. Nếu không có thông tin về hệ thống chiếu sáng nhân tạo được đơn vị thuê lắp đặt
hoặc chưa lắp đặt, cần xét đến toàn bộ GFA occupied của đơn vị thuê.
2. Nếu hệ thống chiếu sáng nhân tạo được lắp đặt bởi đơn vị thuê không đáp ứng yêu
cầu tại Giải pháp, cần xét đến diện tích sàn được phục vụ bởi hệ thống chiếu sáng
đó.

Công trình Chung cư


Chỉ xét đến hệ thống chiếu sáng thuộc sở hữu của chủ dự án và/ hoặc quản lý bởi ban quản
lý tòa nhà.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 58
Tổng quan
Chiếu sáng nhân tạo chiếm phần đáng kể trong tổng mức tiêu thụ năng lượng của công trình.
Việc sử dụng mức độ chiếu sáng phù hợp sẽ góp phần đảm bảo sức khỏe, hiệu suất lao động
của người sử dụng cũng như tính thẩm mỹ của công trình. Thực hiện nâng cấp hệ thống
chiếu sáng với đèn và chấn lưu sử dụng năng lượng hiệu quả là một phương pháp hữu hiệu
giúp giảm mức tiêu thụ năng lượng của toàn công trình, nhờ đó rút ngắn thời gian hoàn vốn
đầu tư.

Tiếp cận & Thực hiện


Giải pháp A: Giảm mật độ công suất chiếu sáng

VBEEC quy định mật độ công suất chiếu sáng (LPD) tối đa cho các loại công trình khác nhau
(Bảng E.6). Dự án có thể giảm công suất chiếu sáng của các hệ thống chiếu sáng nhân tạo
thông qua một số phương pháp sau đây:
• Sử dụng các thiết bị chiếu sáng (đèn huỳnh quang T5, đèn LED…) có hiệu suất cao
• Sử dụng chấn lưu hiệu suất cao, có tổn hao công suất ở mức thấp và các hệ số chấn lưu
phù hợp
• Tối ưu hóa chiếu sáng để đạt mức độ chiếu sáng phù hợp
• Lựa chọn loại tường và trần nội thất có tính chất phản xạ ánh sáng cao
• Sử dụng đèn phản xạ hoặc gắn bộ phận phản xạ ánh sáng vào trong các bộ đèn
Bảng E.6: Mật độ công suất chiếu sáng tối đa cho các loại công trình (VBEEC Bảng 2.12)

Loại công trình LPD tối đa (W/m2)

Văn phòng 11

Khách sạn 11

Bệnh viện 13

Trường học 13

Thương mại, dịch vụ 16

Chung cư 8

Khu đỗ xe kín, trong nhà, trong hầm 3


Khu đỗ xe ngoài nhà hoặc khu đỗ xe mở
1.6
(chỉ có mái)
Các loại công trình khác 13

Giải pháp B: Điều khiển chiếu sáng không gian

Dự án thực hiện các yêu cầu dưới đây (dựa theo VBEEC, Phần 2.3.3 - Điều khiển chiếu sáng,
Mục 1 – Điều khiển chiếu sáng cho các không gian trong công trình):

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 59
• Mỗi không gian riêng biệt (không gian được bao quanh bởi các tấm vách ngăn cao
đến trần) cần phải có ít nhất một thiết bị điều khiển chiếu sáng (được điều khiển bằng
tay hoặc cảm biến tự động).
• Mỗi thiết bị điều khiển chiếu sáng cần phải kiểm soát một diện tích sàn tối đa là 100
m2
• Các loại không gian sau cần phải lắp đặt cảm biến người để điểu khiển hệ thống chiếu
sáng:
- Phòng họp trong các tòa nhà văn phòng và khách sạn;
- Hành lang trong các tòa nhà văn phòng, khách sạn, trường học và chung cư;
- Khu đỗ xe trong nhà tại các trường học và chung cư.
• Cần lắp đặt một thiết bị đóng ngắt điện hệ thống chiếu sáng cho toàn bộ các không
gian. Đó có thể là một cầu dao tổng, lắp đặt cạnh cửa ra vào phòng dành cho nhân
viên để người cuối cùng rời khỏi công trình có thể ngắt điện toàn bộ hệ thống chiếu
sáng; hoặc có thể sử dụng một thiết bị điều khiển tự động (theo thời gian biểu hoặc
cảm biến người, v.v.)

Các cảm biến người và thiết bị ngắt điện cho toàn bộ hệ thống chiếu sáng tại các không
gian cần được lắp đặt tách biệt và không kết nối với hệ thống chiếu sáng thoát hiểm và
chiếu sáng bảo vệ.
Giải pháp C: Điều khiển chiếu sáng tự nhiên

Đối với mỗi khu vực có thể được chiếu sáng tự nhiên, dự án thực hiện ít nhất một trong ba
yêu cầu sau đây:
• Sử dụng cảm biến ánh sáng để tự động giảm độ sáng của đèn tùy theo mức ánh sáng
tự nhiên nhận được.
• Sử dụng cảm biến ánh sáng để tự động tắt đèn khi ánh sáng tự nhiên nhận được vượt
quá mức tiêu chuẩn áp dụng cho loại không gian tương ứng (ví dụ: 300 lux đối với văn
phòng).
• Sử dụng thiết bị điều khiển bằng tay để bật tắt đèn tại vùng có thể được chiếu sáng
tự nhiên một cách độc lập so với hệ thống chiếu sáng chung của công trình.

Khu vực có thể được chiếu sáng tự nhiên bao gồm khu vực được chiếu sáng tự nhiên qua
cửa sổ và khu vực được chiếu sáng tự nhiên qua giếng trời, được xác định theo phương pháp
sau:
• Khu vực được chiếu sáng tự nhiên qua cửa sổ là khu vực nằm song song với vách kính,
trong phạm vi có:
- Chiều sâu vào bên trong công trình bằng khoảng cách từ cửa sổ tới 2 lần chiều cao
từ sàn tới điểm cao nhất của phần kính trên cửa sổ hoặc vách kính

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 60
- Chiều rộng bằng tổng chiều rộng của cửa sổ với các phần khoảng cách về hai cạnh
bên của cửa sổ; các khoảng cách này có kích thước bằng một nửa chiều cao tính từ
sàn tới điểm cao nhất của phần kính trên cửa sổ hoặc vách kính
- Trừ đi phần diện tích bị che chắn bởi một vật cản không trong suốt có chiều cao tính
từ sàn lớn hơn hoặc bằng 1.5 mét

Hình E.2: Tính toán diện tích khu vực được chiếu sáng tự nhiên qua cửa sổ (nhìn từ phía trên)

• Khu vực được chiếu sáng tự nhiên qua giếng trời là khu vực bao gồm:
- Phần diện tích trên sàn công trình ngay bên dưới giếng trời có kích thước đúng bằng
diện tích lỗ mở lấy sáng của giếng trời (phần gạch chéo trong hình E.3)
- Phần diện tích về phía các cạnh của phần diện tích nêu trên, có kích thước chiều
rộng bằng 0.7 lần chiều cao trung bình tính từ sàn đến trần
- Trừ đi phần diện tích bị che chắn bởi một vật cản không trong suốt cố định có chiều
cao lớn hơn một nửa khoảng cách tính từ sàn đến điểm thấp nhất của giếng trời.
Điểm thấp nhất của giếng trời được tính từ điểm thấp nhất của kết cấu hình giếng
với giếng trời có cấu trúc hình giếng hoặc điểm thấp nhất của kết cấu lấy sáng đối
với giếng trời không có cấu trúc hình giếng.

Để thuận tiện cho việc tính toán diện tích khu vực được chiếu sáng tự nhiên qua giếng trời,
hình dạng của khu vực được chiếu sáng tự nhiên qua giếng trời cần tương đồng với hình
dạng hình chiếu bằng lỗ mở lấy sáng của giếng trời. Ví dụ, khu vực được chiếu sáng tự nhiên
qua giếng trời có hình chữ nhật khi giếng trời có hình chữ nhật, khu vực được chiếu sáng tự
nhiên qua giếng trời có hình tròn khi giếng trời có hình tròn.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 61
Hình E.3: Phương pháp tính diện tích khu vực được chiếu sáng tự nhiên qua giếng trời

Tính toán
Giải pháp A: Giảm mật độ công suất chiếu sáng

Dự án thực hiện tính toán chứng minh mức giảm mật độ công suất chiếu sáng tại khu vực
được chiếu sáng nhân tạo của công trình so với yêu cầu của VBEEC theo phương pháp
sau:
• Tính toán mật độ công suất chiếu sáng trung bình (tỷ lệ giữa công suất yêu cầu để chiếu
sáng nhân tạo trên tổng diện tích sàn của các không gian được chiếu sáng) của công
trình, bao gồm cả khu đỗ xe. Tính toán phải bao gồm công suất sử dụng của các đèn và
chấn lưu; không áp dụng cho các bộ ổn dòng và thiết bị điều khiển.
𝑃𝐿
LPDcông trình [W/m2] =
𝐺𝐹𝐴𝐿

LPDcông trình = Mật độ công suất chiếu sáng của công trình [W/m2]
GFAL= Tổng diện tích sàn của không gian được chiếu sáng trong tòa nhà [m2]
PL = Công suất cần thiết để chiếu sáng nhân tạo cho công trình (bao gồm các khu đỗ xe trong nhà và
ngoài nhà/ khu đỗ xe mở có mái che) [W]

𝑃𝐿 [W] = ∑(công suất điện cuả đèn × số lượng đèn × hệ số chấn lưu) + tổn thất chấn lưu

Hệ số chấn lưu (Ballast factor - BF) là đại lượng đánh giá khả năng của chấn lưu trong việc tạo ra ánh
sáng từ đèn. Hệ số chấn lưu không phải là đại lượng cho biết hiệu quả sử dụng năng lượng. Hệ số
chấn lưu càng thấp thì thông lượng ánh sáng phát ra của đèn càng nhỏ, đồng thời tiêu thụ năng lượng
đầu vào ở mức thấp hơn. Do đó, việc lựa chọn hệ thống đèn – chấn lưu với hệ số chấn lưu phù hợp
sẽ giúp giảm thiểu mức năng lượng tiêu thụ nhờ điều chỉnh mức độ chiếu sáng không gian một cách
hợp lý.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 62
Đối với công trình xây mới, tốt nhất nên lựa chọn hệ số chấn lưu lớn, do công trình có thể đạt được
mức độ chiếu sáng yêu cầu với công suất chiếu sáng thấp hơn. Với các khu vực được cải tạo hoặc
khu vực có yêu cầu về chiếu sáng không cao, ví dụ như các lối đi và hành lang, dự án nên lựa chọn
hệ số chấn lưu thấp hơn.
Tổn thất chấn lưu là giá trị cho biết mức tổn hao công suất hoặc điện năng trong chấn lưu do điện năng
bị chuyển đổi thành nhiệt năng thay vì thành năng suất phát sáng của đèn.
• Tính toán mức LPD trung bình cơ sở cho công trình, bao gồm cả khu đỗ xe theo công
thức sau:
∑𝑖(𝐿𝑃𝐷 𝑖 × 𝐺𝐹𝐴𝐿 𝑖 )
𝐿𝑃𝐷𝑐ơ 𝑠ở [W/m2] =
∑𝑖 𝐺𝐹𝐴𝐿 𝑖

LPDcơ sở = Mật độ công suất chiếu sáng tối đa của công trình [W/m2]

LPDi = Mật độ công suất chiếu sáng tối đa áp dụng cho loại công trình i theo yêu cầu của VBEEC
[W/m2]

GFAL i = Tổng diện tích sàn của không gian được chiếu sáng trong công trình, tương ứng với công
trình loại i [m2]

• Tính toán mức giảm trung bình của mật độ công suất chiếu sáng theo công thức sau:

𝐿𝑃𝐷𝑐ô𝑛𝑔 𝑡𝑟ì𝑛ℎ
𝑀ứ𝑐 𝑔𝑖ả𝑚 𝐿𝑃𝐷 [%] = (1 − ) × 100
𝐿𝑃𝐷𝑐ơ 𝑠ở

Ví dụ:

Một công trình thương mại có các khu vực và công suất chiếu sáng được lắp đặt như trong
Bảng E.7.

Bảng E.7: Ví dụ về tính toán giảm mật độ công suất chiếu sáng cho công trình đa chức năng
GFA của Tổng công suất Mật độ công suất chiếu
Loại công trình không gian được chiếu sáng nhân tạo sáng tối đa cho loại công
chiếu sáng [m2] được lắp đặt [W] trình (VBEEC) [W/m2]
Thương mại 5,000 45,000 16

Văn phòng 300 1,800 11

Đỗ xe ngoài trời 1,000 1,500 1.6

Đỗ xe kín 2,000 6,000 3

Tổng GFAL = 8,300 m2 PL = 54,300 W

𝑃𝐿 54,300
𝐿𝑃𝐷𝑐ô𝑛𝑔 𝑡𝑟ì𝑛ℎ [𝑊/𝑚2] = = = 6.5 𝑊/𝑚2
𝐺𝐹𝐴𝐿 8,300

𝑊 ∑𝑖 (𝐼𝐸 𝑖 × 𝐺𝐹𝐴𝐿 𝑖 ) 5,000 ∗ 16 + 300 ∗ 11 + 1,000 ∗ 1.6 + 2,000 ∗ 3


𝐿𝑃𝐷𝑏𝑎𝑠𝑒𝑙𝑖𝑛𝑒 [ ] = = = 11.0 𝑊/𝑚2
𝑚2 ∑𝑖 𝐺𝐹𝐴𝐿 𝑖 8,300

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 63
6.5
𝑀ứ𝑐 𝑔𝑖ả𝑚 𝐿𝑃𝐷 [%] = (1 − ) × 100 = 40.3%
11

Kết luận: Công trình có thể đạt 2 điểm do mức giảm LPD đạt trên 30%.

Hồ sơ trình nộp

Giai đoạn Chứng nhận Tạm thời


Giải pháp A: Giảm mật độ công suất chiếu sáng

• Danh sách toàn bộ các thiết bị chiếu sáng đang sử dụng và/hoặc được đề xuất lắp đặt trong
công trình, bao gồm cả chấn lưu
• Tính toán cho thấy mức giảm LPD đạt được
• Bằng chứng cho thấy các thiết bị chiếu sáng được lắp đặt như báo cáo kiểm kê từ kiểm toán
cơ sở vật chất, ảnh chụp, bản vẽ, báo cáo nghiệm thu, v.v.
Đối với các thiết bị chiếu sáng được đề xuất lắp đặt:
• Trích dẫn thông số kỹ thuật -VÀ/HOẶC- Tài liệu do nhà sản xuất công bố của toàn bộ các
thiết bị chiếu sáng được đề xuất, bao gồm cả chấn lưu
Riêng đối với công trình hỗn hợp cho thuê

• Tính toán phần trăm tổng GFA được xem xét tại Giải pháp

Giải pháp B: Điều khiển chiếu sáng không gian


• Danh sách các cảm biến/ điều khiển đã lắp đặt và/hoặc được đề xuất trong từng không gian

• Bằng chứng cho thấy sự lắp đặt và vị trí của toàn bộ các cảm biến và điều khiển như báo cáo
kiểm kê từ kiểm toán cơ sở vật chất, sơ đồ hệ thống điện, ảnh chụp, hoá đơn, v.v.

Đối với các cảm biến/ điều khiển chiếu sáng không gian được đề xuất lắp đặt:
• Trích dẫn thông số kỹ thuật -VÀ/HOẶC- Tài liệu do nhà sản xuất công bố của các cảm biến/
điều khiển chiếu sáng không gian được đề xuất lắp đặt
Riêng đối với công trình hỗn hợp cho thuê:

• Tính toán phần trăm tổng GFA được xét đến tại Giải pháp

Giải pháp C: Điều khiển chiếu sáng tự nhiên


• Danh sách các cảm biến/ điều khiển chiếu sáng tự nhiên đã lắp đặt và/hoặc được đề xuất

• Bằng chứng cho thấy sự lắp đặt và vị trí của toàn bộ các cảm biến và điều khiển chiếu sáng
tự nhiên như báo cáo kiểm kê từ kiểm toán cơ sở vật chất, sơ đồ hệ thống điện, ảnh chụp,
hoá đơn, v.v.
Đối với các cảm biến/ điều khiển được đề xuất lắp đặt cho khu vực được chiếu sáng tự nhiên:
• Trích dẫn thông số kỹ thuật -VÀ/HOẶC- Tài liệu do nhà sản xuất công bố của các cảm biến/
điều khiển chiếu sáng tự nhiên được đề xuất lắp đặt cho khu vực được chiếu sáng tự nhiên
Riêng đối với công trình hỗn hợp cho thuê:
• Tính toán phần trăm tổng GFA được xem xét tại Giải pháp

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 64
Giai đoạn Chứng nhận Chính thức
Giải pháp A: Giảm mật độ công suất chiếu sáng

Nếu dự án lắp đặt thiết bị chiếu sáng mới sau giai đoạn Chứng nhận Tạm thời:
• Tài liệu do nhà sản xuất công bố của toàn bộ các thiết bị chiếu sáng nhân tạo mới, bao gồm
cả chấn lưu
Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu của giải pháp tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự
thay đổi, bổ sung:
• Danh sách toàn bộ các thiết bị chiếu sáng được lắp đặt trong công trình, bao gồm cả chấn
lưu
• Tính toán cho thấy mức giảm LPD đạt được
• Bằng chứng cho thấy các thiết bị chiếu sáng được lắp đặt như báo cáo kiểm kê từ kiểm toán
cơ sở vật chất, ảnh chụp, bản vẽ, biên lai, v.v.
Riêng đối với Công trình hỗn hợp cho thuê:
• Tính toán cuối cùng phần trăm tổng GFA công trình được xét đến trong Giải pháp

Giải pháp B: Điều khiển chiếu sáng không gian


Nếu dự án lắp đặt các cảm biến/ điều khiển chiếu sáng không gian mới sau giai đoạn Chứng nhận
Tạm thời:
• Tài liệu do nhà sản xuất công bố của toàn bộ các cảm biến/ điều khiển chiếu sáng không gian
mới
Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu của giải pháp tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự
thay đổi, bổ sung:
• Danh sách các cảm biến/ điều khiển đã lắp đặt trong từng không gian
• Bằng chứng cho thấy sự lắp đặt và vị trí của toàn bộ các cảm biến/điều khiển chiếu sáng
không gian như báo cáo kiểm kê từ kiểm toán cơ sở vật chất, sơ đồ hệ thống điện, ảnh chụp,
biên lai, v.v.
Riêng đối với Công trình hỗn hợp cho thuê:
• Tính toán cuối cùng phần trăm tổng GFA công trình được xét đến trong Giải pháp

Giải pháp C: Điều khiển chiếu sáng tự nhiên


Nếu dự án lắp đặt các cảm biến/ điều khiển chiếu sáng tự nhiên mới sau giai đoạn Chứng nhận
Tạm thời:
• Tài liệu do nhà sản xuất công bố của toàn bộ các cảm biến/ điều khiển chiếu sáng tự nhiên
mới
Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu của giải pháp tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự
thay đổi, bổ sung:
• Danh sách các cảm biến/ điều khiển đã lắp đặt trong khu vực được chiếu sáng tự nhiên
• Bằng chứng cho thấy sự lắp đặt và vị trí của toàn bộ các cảm biến và điều khiển chiếu sáng
tự nhiên như báo cáo kiểm kê từ kiểm toán cơ sở vật chất, sơ đồ hệ thống điện, ảnh chụp,
biên lai, v.v.
Riêng đối với Công trình hỗn hợp cho thuê:
• Tính toán cuối cùng phần trăm tổng GFA công trình được xét đến trong Giải pháp

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 65
E-5 Giám sát và quản lý tiêu thụ năng lượng

Mục đích
Đảm bảo luôn kiểm soát và quản lý được tất cả các hệ thống tiêu thụ năng lượng của công
trình.

Yêu cầu

Tiêu chí 3 Điểm

Lắp đặt công tơ phụ theo dõi các nguồn tiêu thụ năng lượng chính 1
Lắp đặt Hệ thống Giám sát Năng lượng (PMS) giúp theo dõi các nguồn sử dụng
2
năng lượng chính
Lắp đặt Hệ thống Quản lý Tòa nhà (BMS) giúp theo dõi và điều khiển các thiết bị
3
cơ điện trong công trình

Tổng quan
Lắp đặt đồng hồ đo điện theo dõi mức tiêu thụ điện năng tại các nhánh phụ tải giúp giám sát
việc sử dụng năng lượng trong công trình, cho biết mức tiêu thụ năng lượng của các nguồn
sử dụng chính trong công trình và các thiết bị sử dụng cuối (ví dụ như các hệ thống trong
công trình hoặc các tầng). Dự án cần lắp đặt các công tơ riêng biệt để theo dõi các nguồn
tiêu thụ điện chính, cho từng tầng hoặc từng đối tượng thuê diện tích.

Hệ thống Giám sát Năng lượng (PMS) là một hệ thống bao gồm các đồng hồ đo giúp ghi nhận
dữ liệu và phần mềm giúp tổng hợp, quản lý và hiển thị dữ liệu, cùng một giao diện truyền tải
thông tin giữa phần mềm và các đồng hồ. Việc cung cấp liên tục các dữ liệu liên quan đến
năng lượng cho biết các thông tin về đặc điểm vận hành của các hệ thống công trình và giúp
thực hiện phân tích dữ liệu theo thời gian.

Hệ thống Quản lý Tòa nhà (BMS) sử dụng các công nghệ tin học cao cấp hơn, giúp giám sát
và quản lý sử dụng năng lượng trong công trình. Hệ thống BMS được lắp đặt và vận hành
đúng cách giúp tiết kiệm năng lượng đáng kể thông qua sự vận hành hiệu quả các hệ thống,
đặc biệt là HVAC và chiếu sáng.

Tiếp cận & Thực hiện


Lắp đặt công tơ phụ

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 66
Để đáp ứng yêu cầu về công tơ phụ, dự án cần lắp đặt các công tơ điện riêng biệt cho tất
cả các thành phần sau:
• Từng đơn vị thuê riêng lẻ
• Từng tầng riêng biệt (nếu khả dụng)
• Các thiết bị HVAC như chiller, thiết bị trao đổi nhiệt, điều hòa không khí và máy bơm
• Thiết bị chiếu sáng nhân tạo
• Thiết bị có công suất lớn hơn 20 kW (bao gồm cả thang máy và thang cuốn)

Multi-tenant buildings Công trình hỗn hợp cho thuê


Các đơn vị thuê riêng biệt nên được đo riêng. Ngoại trừ các đơn vị thuê chính, không cần lắp
đặt thêm các đồng hồ phụ trong không gian thuê.

Multi-family Residential buildings Công trình Chung cư


Các đơn vị ở riêng biệt nên được đo đạc riêng. Không cần lắp đặt thêm đồng hồ phụ trong
các đơn vị ở.

Hệ thống Giám sát năng lượng

Hệ thống giám sát năng lượng cần tập trung tất cả dữ liệu từ các đồng hồ đo. Các thông tin
đó sẽ được sử dụng để phân tích mức tiêu thụ của các khu vực sử dụng năng lượng khác
nhau và lập các tóm tắt hàng tháng và hàng năm.

Multi-family Residential buildings Công trình chung cư


Lắp đặt đồng hồ điện riêng biệt cho các đơn vị ở không cần kết nối với PMS

Hệ thống quản lý tòa nhà

BMS cần đáp ứng được các yêu cầu đối với hệ thống giám sát năng lượng, đồng thời theo
dõi và quản lý được các hệ thống sau:
• Thiết bị HVAC như các chiller, máy nén, thiết bị trao đổi nhiệt và máy bơm
• Thiết bị chiếu sáng nhân tạo

Hệ thống BMS có thể được sử dụng để tối ưu hóa hiệu quả của các hệ thống bằng cách điều
chỉnh thông số vận hành để tiết kiệm năng lượng. Quyền truy cập vào hệ thống BMS nên
được giới hạn cho các nhân viên đã qua đào tạo, có khả năng phân tích dữ liệu và thực hiện
những điều chỉnh phù hợp cho hệ thống, giúp cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng.

Hồ sơ trình nộp

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 67
Giai đoạn Chứng nhận Tạm thời

Đối với toàn bộ các giải pháp:

• Danh sách các công tơ đang sử dụng và/hoặc được đề xuất cho thấy vị trí, chủng loại và
nguồn tiêu thụ điện mà công tơ theo dõi
• Báo cáo cho thấy cách thức vận hành các công tơ, bao gồm: nhân sự phụ trách, chương trình
đào tạo và các loại dữ liệu đầu ra thu được
• Sơ đồ hệ thống điện đã lắp đặt và/hoặc được đề xuất cho thấy vị trí, chủng loại và số lượng
các công tơ và nguồn tiêu thụ điện mà công tơ theo dõi
• Báo cáo kiểm kê từ kiểm toán cơ sở vật chất cho thấy toàn bộ các công tơ và/hoặc điều khiển
của hệ thống BMS đã lắp đặt

Hệ thống Giám sát Năng lượng:

• Sơ đồ giao diện tương tác giữa phần mềm và các công tơ đã lắp đặt và/hoặc được đề xuất

Hệ thống Quản lý Tòa nhà:

• Báo cáo cho thấy cách thức vận hành hệ thống quản lý tòa nhà, bao gồm: nhân sự phụ trách,
chương trình đào tạo, các loại dữ liệu đầu ra thu được và những thay đổi thông số vận hành

• Sơ đồ hệ thống điều khiển BMS đã lắp đặt và/hoặc được đề xuất cho thấy các hệ thống được
điều khiển bởi BMS
• Sơ đồ hệ thống điện đã lắp đặt và/hoặc được đề xuất cho thấy vị trí, chủng loại, mục đích
sử dụng của cảm biến và điều khiển được lắp đặt
• Thông tin chi tiết về giao diện người dùng, thiết bị giám sát và điều khiển trung tâm đã lắp
đặt và/hoặc được đề xuất sử dụng

Giai đoạn Chứng nhận Chính thức

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 68
Đối với toàn bộ các giải pháp:

• Số liệu hàng tháng nhận được từ các công tơ trong giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành

Nếu dự án lắp đặt các công tơ mới sau giai đoạn Chứng nhận Tạm thời:

• Bằng chứng cho thấy việc lắp đặt các công tơ như ảnh chụp, hóa đơn, biên lai, v.v.

Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu của giải pháp tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự
thay đổi, bổ sung:
• Danh sách các công tơ cho thấy vị trí, chủng loại và nguồn tiêu thụ điện mà công tơ theo dõi
• Báo cáo cho thấy cách thức vận hành hệ thống theo dõi/ giám sát, bao gồm: nhân sự phụ
trách, chương trình đào tạo và các loại dữ liệu đầu ra thu được
• Sơ đồ hệ thống điện cho thấy vị trí, chủng loại, mục đích sử dụng của cảm biến và điều
khiển được lắp đặt

• Báo cáo kiểm kê từ kiểm toán cơ sở vật chất cho thấy toàn bộ các công tơ và/hoặc điều
khiển của hệ thống BMS đã lắp đặt

Hệ thống Giám sát Năng lượng:

Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu của giải pháp tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự
thay đổi, bổ sung:

• Sơ đồ giao diện tương tác giữa phần mềm và các công tơ

Hệ thống Quản lý Tòa nhà:

• Báo cáo cho thấy cách thức vận hành hệ thống quản lý tòa nhà, bao gồm: nhân sự phụ
trách, chương trình đào tạo, các loại dữ liệu đầu ra thu được và những thay đổi thông số
vận hành

Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu của giải pháp tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự
thay đổi, bổ sung:
• Sơ đồ hệ thống điều khiển BMS cho thấy các hệ thống được điều khiển bởi BMS

Sơ đồ hệ thống điện cho thấy vị trí, chủng loại, mục đích sử dụng của cảm biến và điều khiển
được lắp đặt
• Thông tin chi tiết về giao diện người dùng, thiết bị giám sát và điều khiển trung tâm

• Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu của giải pháp tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có
sự thay đổi, bổ sung:
• Sơ đồ hệ thống điều khiển BMS cho thấy các hệ thống được điều khiển bởi BMS

E-6 Giải pháp năng lượng bền vững

Mục đích

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 69
Thực hiện các giải pháp bền vững giúp sản xuất năng lượng từ các nguồn tái tạo, giảm mức
tiêu thụ năng lượng trong giờ cao điểm cũng như năng lượng sử dụng để đun nước nóng.

Yêu cầu

Tiêu chí 4 Điểm

Giải pháp A: Năng lượng tái tạo

1 điểm: 0.5% tổng mức năng lượng tiêu thụ có nguồn gốc là năng lượng tái tạo
1
được sản xuất tại khu vực công trình
Cộng 1 điểm cho mỗi 1% tăng thêm của tổng mức năng lượng tiêu thụ có nguồn
3
gốc là năng lượng tái tạo được sản xuất tại khu vực công trình (tối đa 2.5%)

Giải pháp B: Nhu cầu sử dụng điện vào giờ cao điểm

Giảm 10% mức tiêu thụ năng lượng vào giờ cao điểm so với mô hình cơ sở 1

Giảm 20% mức tiêu thụ năng lượng vào giờ cao điểm so với mô hình cơ sở 2

Giải pháp C: Đun nước nóng

Cung cấp nước nóng cho tối thiểu 50% nhu cầu sử dụng bằng máy ĐHKK có thu
1
hồi nhiệt, bằng năng lượng mặt trời hoặc bằng bơm nhiệt
Cung cấp nước nóng cho 100% nhu cầu sử dụng bằng máy ĐHKK có thu hồi nhiệt,
2
bằng năng lượng mặt trời hoặc bằng bơm nhiệt

Tổng quan
Giải pháp A: Năng lượng tái tạo

Việc sử dụng năng lượng tái tạo sẽ làm giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng truyền
thống, đồng thời giúp giảm tác động tới môi trường do phát thải khí nhà kính. Thuật ngữ năng
lượng tái tạo chủ yếu nhắc tới điện năng được sản xuất từ các nguồn cung cấp năng lượng
tái tạo, như năng lượng gió và mặt trời, địa nhiệt, thủy điện và một số dạng năng lượng sinh
học. Các nguồn năng lượng này được gọi là năng lượng tái tạo vì chúng là nguồn tài nguyên
liên tục được bổ sung. Việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo có thể giúp giảm mức tiêu
thụ năng lượng chung, giảm tác động tới môi trường và giảm phát thải khí CO2 của công trình.
Việc sử dụng các giải pháp tận dụng năng lượng tái tạo trong các công trình hiện nay chưa
phổ biến tại Việt Nam, chính vì vậy các giải pháp này cần được xúc tiến hơn nữa theo hướng
phát triển bền vững.
Công trình đang vận hành cũng có thể tích hợp các giải pháp sử dụng năng lượng tái tạo nhờ
các phương pháp như lắp đặt pin quang điện hoặc tua-bin gió trên mái
Giải pháp B: Nhu cầu sử dụng điện vào giờ cao điểm

Mức tiêu thụ năng lượng trong công trình có thể thay đổi theo chu kỳ hàng ngày, hàng tuần
hoặc hàng năm. Trong chu kỳ có những thời điểm tiêu thụ năng lượng đạt mức cao nhất,

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 70
được gọi là thời điểm cao điểm sử dụng điện. Tại Việt Nam, do có tỷ lệ nhu cầu sử dụng điện
giữa giờ cao điểm và giờ thấp điểm ở mức khá cao, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã
đề ra một bảng định mức tính giá điện theo giờ. Theo đó, giờ cao điểm là các khoảng thời
gian từ 9h30 đến 11h30 vào buổi sáng và từ 5h đến 8h tối trong các ngày từ thứ Hai đến thứ
Bảy; giờ thấp điểm là khoảng thời gian từ 10h đêm đến 4h sáng từ thứ Hai đến Chủ nhật. Các
khoảng thời gian còn lại là thời điểm sử dụng điện bình thường. Bảng tính giá điện từ thứ Hai
đến thứ Bảy được minh họa như trong Hình E.4.

off-peak partial peak peak

12pm 4am 9:30am 11:30am 5pm 8pm 10pm 12pm

Hình E.4: EVN – Bảng tính giá điện theo giờ từ thứ Hai đến thứ Bảy

Nhu cầu sử dụng điện cao vào giờ cao điểm đòi hỏi cung cấp bất thường một sản lượng điện
rất lớn. Để có thể cung ứng sản lượng điện như vậy, mạng lưới cấp điện cần phải được nâng
cấp với mức chi phí rất cao. Khi lưới điện phải vận hành hết công suất để đáp ứng nhu cầu
sử dụng, đặc biệt là trong các tháng mùa hè, hiện tượng cắt điện, mất điện trên diện rộng,
gây thiệt hại đáng kể về kinh tế do máy móc bị đình trệ hoạt động và hàng hóa bị hỏng. Để
tránh gặp phải những tổn thất như vậy, nhiều công trình trang bị thêm máy phát điện một pha
chạy bằng xăng hoặc dầu diesel để phát điện dự phòng. Cách làm đó không những gây tốn
kém tiền của mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường do đốt nhiên liệu hóa thạch, mang
lại hiệu quả không cao cũng như gây ô nhiễm tiếng ồn.

Giảm thiểu nhu cầu sử dụng điện vào giờ cao điểm sẽ giúp tiết kiệm chi phí đầu tư cho mạng
lưới sản xuất và phân phối điện, đồng thời hạn chế được tình trạng cắt điện, mất điện. Khi
đó, chúng ta sẽ không cần sử dụng đến các nhà máy nhiệt điện và máy phát điện dự phòng.
Bên cạnh đó, việc giảm nhu cầu sử dụng điện vào giờ cao điểm còn có thể giúp cho người
sử dụng tiết kiệm chi phí khi giá điện giờ cao điểm cao hơn nhiều so với giờ bình thường và
giờ thấp điểm.

Giải pháp C: Đun nước nóng

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 71
Đun nước nóng là việc cấp nước nóng cho các mục đích sử dụng không liên quan tới sưởi
ấm không gian. Dự án có thể áp dụng các giải pháp sau đây để giảm thiểu mức tiêu thụ năng
lượng phục vụ đun nước nóng:
• Hệ thống đun nước nóng năng lượng mặt trời, sử dụng các thiết bị thu nhiệt mặt trời để
chuyển đổi quang năng thành nhiệt năng.
• Hệ thống thu hồi nhiệt, sử dụng một đơn vị trao đổi nhiệt để thu hồi nhiệt lượng thoát ra
(từ các máy nén của hệ thống giải nhiệt/ làm lạnh, nồi hơi, v.v.) để đun nước nóng.
• Hệ thống bơm nhiệt, sử dụng điện năng để di chuyển nhiệt từ môi trường không khí xung
quanh vào nước thay vì trực tiếp sản sinh ra nhiệt.
Các hệ thống như trên cho hiệu quả sử dụng năng lượng cao hơn từ 2 đến 4 lần so với hệ
thống đun nước nóng bằng điện truyền thống.

Tiếp cận & Thực hiện


Giải pháp A: Năng lượng tái tạo

Dự án thực hiện lắp đặt và vận hành thiết bị sản xuất năng lượng tái tạo tại chỗ. Các dạng
năng lượng tái tạo phù hợp bao gồm:
• Quang điện (PV) & Nhiệt mặt trời
• Phong năng
• Thủy điện quy mô nhỏ
• Địa nhiệt năng
• Năng lượng sinh học (cần có sự đồng thuận của VGBC)
Dự án cần lắp đặt công tơ điện giúp theo dõi sản lượng điện thu được từ các nguồn năng
lượng tái tạo và tối ưu hiệu năng vận hành của hệ thống sản xuất điện.

Giải pháp B: Nhu cầu sử dụng điện vào giờ cao điểm

Dự án có thể áp dụng các phương pháp sau để giảm nhu cầu sử dụng điện vào giờ cao điểm:
• Hệ thống sản xuất điện liên tục tại chỗ (ví dụ: quang điện, thiết bị đồng phát, tua bin cỡ
nhỏ, pin nhiên liệu, v.v.)
• Hệ thống lưu trữ năng lượng và nhiệt năng (ví dụ: pin, bồn trữ lạnh, v.v.)
• Thay đổi thói quen sử dụng điện trong giờ cao điểm:
- Tắt các thiết bị điện không cần thiết trong giờ cao điểm (ví dụ: không sử dụng máy
giặt trong giờ cao điểm)
- Chỉ sử dụng thiết bị đun nước nóng trong giờ thấp điểm
- Lắp đặt bộ điều chỉnh nhiệt độ để giảm thiểu nhu cầu sưởi ấm và làm mát trong giờ
cao điểm
- Hiển thị mức tiêu thụ điện năng theo thời gian thực, giúp xử lý kịp thời khi tiêu thụ
điện năng tăng đột biến

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 72
Khoản E-6 không được áp dụng cho các máy phát diện dự phòng. Máy phát điện dự phòng
không được thiết kế cho mục đích giảm thiểu mức tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm mà
chủ yếu phục vụ mục đích hạn chế rủi ro trong trường hợp xảy ra sự cố mất điện/ cắt điện.

Giải pháp C: Đun nước nóng

Dự án có thể áp dụng các công nghệ và giải pháp đun nước nóng dưới đây để đáp ứng yêu
cầu của LOTUS:
• Đun nước nóng bằng nhiệt thải hoặc nhiệt được thu hồi
• Hệ thống đun nước nóng năng lượng mặt trời
• Hệ thống đun nước nóng bằng bơm nhiệt

Công trình hỗn hợp cho thuê


Chỉ cần xem xét nhu cầu nước nóng trong khu vực chung và các đơn vị thuê chính.

Công trình Chung cư


Chỉ cần xem xét nhu cầu nước nóng trong khu vực chung.

Tính toán
Giải pháp A: Năng lượng tái tạo

Dự án áp dụng công thức dưới đây để tính toán mức năng lượng tái tạo trong tổng mức năng
lượng mà công trình đã sử dụng trong thời gian 1 năm. Đối với giai đoạn Chứng nhận Chính
thức, dự án thực hiện tính toán với mức năng lượng sử dụng trong giai đoạn đánh giá hiệu
năng vận hành.

Mức năng lượng tái tạo thu được trong 1 năm


Mức năng lượng tái tạo [%] = × 100
Tổng mức năng lượng tiêu thụ trong 1 năm

Tổng mức năng lượng tiêu thụ là tổng mức điện năng đã sử dụng tại công trình, bất kể đến
từ lưới điện, nguồn nhiên liệu hay năng lượng tái tạo. Số liệu về mức năng lượng tái tạo thu
được và tổng mức năng lượng tiêu thụ phải được tổng hợp với cùng một khoảng thời gian.

Giải pháp B: Nhu cầu sử dụng điện vào giờ cao điểm

Căn cứ vào hoá đơn điện hoặc số ghi công tơ điện, tỷ lệ điện năng tiêu thụ vào giờ cao điểm
sẽ được tính bằng tỉ lệ của điện năng tiêu thụ vào giờ cao điểm trên tổng mức tiêu thụ điện
năng.

Tổng mức tiêu thụ điện năng sử dụng trong tính toán nên được tính bằng tổng mức tiêu thụ
điện năng trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 6 (bốn tháng xảy ra tình trạng thiếu
điện nghiêm trọng nhất tại Việt Nam).

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 73
Thiết lập hai mức cơ sở sau:
• Mức cơ sở trong quá khứ: sử dụng các giá trị từ giai đoạn vận hành trong quá khứ được
sử dụng để thiết lập mức cơ sở
• Mức cơ sở ước tính: trong trường hợp dự án đã áp dụng giải pháp hoặc công nghệ giúp
giảm thiểu nhu cầu năng lượng vào giờ cao điểm, thiết lập mức cơ sở với giả định rằng
các giải pháp đó không được vận hành
Tính tỷ lệ giảm mức tiêu thụ năng lượng vào giờ cao điểm so với mô hình cơ sở theo công
thức sau:

Tỷ lệ giảm mức tiêu thụ năng lượng vào giờ cao điểm (%)
Tỷ lệ vận hành của tiêu thụ điện năng vào giờ cao điểm
= (1 − ) × 100
Tỷ lệ cơ sở của tiêu thụ điện năng vào giờ cao điểm

Ví dụ:

Nhằm hạn chế mức tiêu thụ năng lượng vào giờ cao điểm, một công trình đã sử dụng hệ
thống bồn trữ lạnh. Số liệu về tiêu thụ điện năng của công trình trong các tháng 3, 4, 5 và 6
của giai đoạn vận hành trong quá khứ (trước khi lắp đặt hệ thống bồn trữ lạnh) và giai đoạn
đánh giá hiệu năng vận hành được liệt kê trong bảng sau:

Bảng E.7: Tiêu thụ điện năng giai đoạn vận hành trong quá khứ và giai đoạn đánh giá hiệu năng vận
hành của công trình
Tiêu thụ điện năng Tiêu thụ điện năng
Giai đoạn
giai đoạn vận hành giai đoạn đánh giá hiệu
đánh giá
trong quá khứ (kWh) năng vận hành (kWh)
Giờ cao điểm 36 295 30 647

Giờ bình thường 85 127 86 245

Giờ thấp điểm 16 474 24 631

Tổng 137 897 141 523


Tính tỷ lệ mức tiêu thụ điện năng vào giờ cao điểm:

Bảng E.8: Tỷ lệ giảm mức tiêu thụ năng lượng vào giờ cao điểm
Tiêu thụ điện năng Tiêu thụ điện năng Tỷ lệ giảm
Giai đoạn
giai đoạn vận hành giai đoạn đánh giá hiệu mức tiêu thụ năng lượng
đánh giá
trong quá khứ năng vận hành vào giờ cao điểm
36 295 / 137 897 = 30 647 / 141 523 =
Giờ cao điểm 1 - (21.6 / 26.3) = 18%
26.3% 21.6%

Dự án giảm được 18% mức tiêu thụ năng lượng so với mô hình cơ sở trong quá khứ, được
cộng 1 điểm khi đánh giá cấp chứng nhận.

Giải pháp C: Đun nước nóng

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 74
Dự án chỉ thực hiện tính toán khi đã lắp đặt hệ thống đun nước nóng thoả mãn các yêu cầu
của Giải pháp C (hệ thống thu hồi nhiệt, hệ thống đun nước nóng năng lượng mặt trời và hệ
thống đun nước nóng bằng bơm nhiệt) đáp ứng ít hơn 100% tổng nhu cầu sử dụng nước
nóng của công trình. Nếu chỉ sử dụng các hệ thống trên để đun nước nóng, dự án sẽ được
coi là đáp ứng yêu cầu của giải pháp mà không cần thực hiện thêm các tính toán.

Đơn vị thiết kế có nhiệm vụ cung cấp thông tin về tỷ lệ đáp ứng nhu cầu đun nước nóng nhờ
các hệ thống thoả mãn yêu cầu của giải pháp theo công thức sau:

Đun nước nóng bằng các hệ thống thoả mãn yêu cầu [%]
Nước nóng sinh hoạt do các hệ thống thoả mãn yêu cầu cung cấp hàng năm
= × 100
Tổng nhu cầu sử dụng nước nóng hàng năm

Tổng nhu cầu sử dụng nước nóng hàng năm có thể được xác định qua số ghi công tơ hoặc
tính toán theo phương pháp sau:
• Tính mức tiêu thụ nước qua các thiết bị sử dụng nước kết nối với hệ thống đun nước
nóng theo phương pháp tại Khoản W-3 hoặc theo số ghi công tơ.
• Xác định nhiệt độ cần thiết của nước tại các thiết bị sử dụng nước.
• Dựa vào nhiệt độ của nước lạnh và nước nóng, tính tỷ lệ nước nóng tại các thiết bị sử
dụng nước theo công thức sau:

Nhiệt độ nước cần thiết T℃ − Nhiệt độ nước lạnh T℃


Tỷ lệ nước nóng (%) = × 100
Nhiệt độ nước nóng T℃ − Nhiệt độ nước lạnh T℃

• Đối với mỗi thiết bị sử dụng nước, nhu cầu sử dụng nước nóng được tính bằng mức tiêu
thụ nước sinh hoạt nhân với tỷ lệ nước nóng.

Hồ sơ trình nộp

Giai đoạn Chứng nhận Tạm thời

Giải pháp A: Năng lượng tái tạo


• Báo cáo cho thấy việc lắp đặt và vận hành các hệ thống sản xuất năng lượng tái tạo hiện có
và/hoặc được đề xuất (quang điện, nhiệt mặt trời, gió, v.v.). Với hệ thống sử dụng năng lượng
mặt trời và năng lượng gió, trình bày tóm tắt những dữ liệu thời tiết đã sử dụng. Đối với hệ
thống sử dụng năng lượng sinh học, trình bày tóm tắt nguồn gốc năng lượng sinh học đã sử
dụng và ước tính khối lượng yêu cầu để vận hành hệ thống trong vòng 1 năm.
• Mô tả các tính toán hoặc mô phỏng đã thực hiện nhằm ước tính mức năng lượng sản xuất
được từ các nguồn tái tạo
• Danh sách toàn bộ các thiết bị sản xuất năng lượng tái tạo đang sử dụng và/hoặc được đề
xuất
• Báo cáo kiểm kê từ kiểm toán cơ sở vật chất -HOẶC- Tài liệu do nhà sản xuất công bố của
các thiết bị sản xuất năng lượng

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 75
• Tính toán cho thấy tỷ lệ ghi nhận được và/hoặc ước tính của năng lượng tái tạo trong tổng
mức tiêu thụ năng lượng ước tính hàng năm của công trình, kèm theo những giả định đã đưa
ra

Đối với các thiết bị sản xuất năng lượng được đề xuất lắp đặt:

• Trích dẫn thông số kỹ thuật của các thiết bị sản xuất năng lượng được đề xuất lắp đặt

Giải pháp B: Nhu cầu sử dụng điện vào giờ cao điểm

• Hoá đơn điện hoặc số ghi công tơ cho thấy mức tiêu thụ điện năng vào giờ cao điểm từ giai
đoạn vận hành trong quá khứ

• Bản mô tả các giải pháp đã thực hiện và/hoặc được đề xuất và tính toán tỷ lệ giảm mức tiêu
thụ điện năng vào giờ cao điểm đã đạt được hoặc dự kiến

Nếu dự án đã xác định mô hình cơ sở:

• Bản mô tả các tính toán, kèm theo những giả định đã đưa ra

Nếu dự án thực hiện giải pháp khuyến khích thay đổi hành vi sử dụng công trình:

• Báo cáo cho thấy nội dung và phương pháp thực hiện các giải pháp; định lượng tỷ lệ giảm
mức tiêu thụ năng lượng đạt được thông qua mỗi giải pháp

Giải pháp C: Đun nước nóng

• Danh sách toàn bộ các hệ thống đun nước nóng đang sử dụng và/hoặc được đề xuất
• Báo cáo kiểm kê từ kiểm toán cơ sở vật chất -HOẶC- Tài liệu do nhà sản xuất công bố của
các hệ thống đun nước nóng được liệt kê trong danh sách

• Tính toán cho thấy tỷ lệ đáp ứng nhu cầu đun nước nóng nhờ các hệ thống thoả mãn yêu cầu

Với các thiết bị đun nước nóng được đề xuất lắp đặt:

• Trích dẫn thông số kỹ thuật của các thiết bị đun nước nóng được đề xuất lắp đặt

Với các thiết bị đun nước nóng năng lượng mặt trời được đề xuất lắp đặt:

• Bản mô tả hệ thống năng lượng mặt trời, bao gồm các đặc điểm kỹ thuật, vị trí lắp đặt trong
công trình và tính toán lượng nước nóng sinh hoạt do hệ thống cung cấp

Giai đoạn Chứng nhận Chính thức

Giải pháp A: Năng lượng tái tạo

• Số ghi công tơ cho thấy mức năng lượng sản xuất được từ các nguồn tái tạo trong Giai đoạn
đánh giá hiệu năng vận hành
Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu của giải pháp tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự
thay đổi, bổ sung:
• Báo cáo cho thấy việc lắp đặt và vận hành các hệ thống sản xuất năng lượng tái tạo (quang
điện, nhiệt mặt trời, gió, v.v.). Với hệ thống sử dụng năng lượng mặt trời và năng lượng gió,
trình bày tóm tắt những dữ liệu thời tiết đã sử dụng. Đối với hệ thống sử dụng năng lượng sinh

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 76
học, trình bày tóm tắt nguồn gốc năng lượng sinh học đã sử dụng và ước tính khối lượng yêu
cầu để vận hành hệ thống trong vòng 1 năm.
• Danh sách toàn bộ các thiết bị sản xuất năng lượng
• Tài liệu do nhà sản xuất công bố của các thiết bị sản xuất năng lượng đã lắp đặt

• Tính toán cho thấy tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng mức tiêu thụ năng lượng ước tính hàng
năm của công trình trong Giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành. Số liệu về mức tiêu thụ
năng lượng có thể lấy từ hoá đơn điện hoặc số ghi công tơ.

• Bằng chứng cho thấy việc lắp đặt các thiết bị sản xuất năng lượng tái tạo như ảnh chụp, hoá
đơn, biên lai, v.v.

Giải pháp B: Nhu cầu sử dụng điện vào giờ cao điểm

• Hoá đơn điện hoặc số ghi công tơ cho thấy tổng mức tiêu thụ điện năng vào giờ cao điểm
trong vòng 1 năm tại giai đoạn vận hành trong quá khứ và giai đoạn đánh giá hiệu năng vận
hành
• Bản mô tả các giải pháp đã thực hiện và tính toán tỷ lệ giảm mức tiêu thụ điện năng vào giờ
cao điểm đã đạt được

• Với mỗi công nghệ đã áp dụng, trình nộp bằng chứng cho thấy việc lắp đặt các thiết bị như
bản vẽ hoàn công, ảnh chụp, hoá đơn, v.v.

Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu của giải pháp tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự
thay đổi, bổ sung:

• Nếu dự án đã xác định mô hình cơ sở, trình nộp các tính toán và giải thích các giả định

Giải pháp C: Đun nước nóng

• Danh sách toàn bộ các hệ thống đun nước nóng đã lắp đặt
• Báo cáo kiểm kê từ kiểm toán cơ sở vật chất -HOẶC- Tài liệu do nhà sản xuất công bố của
các hệ thống đun nước nóng của công trình

• Bằng chứng cho thấy toàn bộ các hệ thống đun nước nóng trong danh sách đã được lắp đặt
như ảnh chụp, hoá đơn, biên lai, báo cáo nghiệm thu, v.v.

Nếu dự án lắp đặt thiết bị đun nước nóng năng lượng mặt trời sau giai đoạn Chứng nhận Tạm thời:

• Bản mô tả hệ thống năng lượng mặt trời, bao gồm các đặc điểm kỹ thuật, vị trí lắp đặt trong
công trình và tính toán lượng nước nóng sinh hoạt do hệ thống cung cấp

Nước

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 77
Tình trạng khan hiếm nước, về cả trữ lượng và chất lượng, đang dần trở thành mối nguy cơ
lớn, đe dọa đến an ninh lương thực và năng lượng tại nhiều nước khu vực Đông Nam Á. Dự
báo đến năm 2025, nhiều vùng lưu vực sông sẽ rơi vào tình trạng hạn hán trầm trọng. Nguồn
nước ngầm cũng đang bị suy giảm nhanh chóng.

Dù Việt Nam vẫn được coi là quốc gia có nguồn tài nguyên nước dồi dào với hệ thống sông
ngòi dày đặc, mới đây Chính phủ cũng đã công bố tình trạng thiếu nước sạch. Nguồn nước
dự trữ chỉ đủ đáp ứng được 4000 m3/người/năm, trong khi mức trung bình trên thế giới là
7000 m3/người/năm. Hơn thế nữa, tình trạng thiếu nước theo mùa cũng đang ngày càng trầm
trọng hơn do nhu cầu sử dụng nước rất lớn cùng tình trạng ô nhiễm nguồn nước và ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu, đặc biệt tại các khu vực đông dân cư như đồng bằng sông Hồng
hay vùng trồng lúa lớn như đồng bằng sông Cửu Long. Do hai vùng đồng bằng này là nơi sản
xuất lúa gạo chính của Việt Nam, tình trạng thiếu nước sẽ trở thành mối đe dọa đến an ninh
lương thực.

Khi nguồn nước sạch trở nên khan hiếm hơn, chi phí sử dụng nước sinh hoạt sẽ tăng lên
trong tương lai không xa. Chính vì vậy, công trình xây dựng sử dụng nước hiệu quả không
những sẽ đảm bảo tính bền vững của công trình mà còn giúp giảm chi phí vận hành. Hơn
nữa, công trình sử dụng nước hiệu quả sẽ làm giảm lượng nước thải, giảm áp lực cho hệ
thống thoát nước đã cũ kĩ, lạc hậu tại nhiều khu vực đô thị.

Nhận định được tình hình hiện tại, LOTUS chú trọng vào vấn đề giảm thiểu tiêu thụ nước và
nhấn mạnh điều này trong các yêu cầu của hạng mục Nước. Các khoản trong hạng mục này
khuyến khích việc kiểm soát chặt chẽ lượng nước tiêu thụ, thiết bị sử dụng nước hiệu quả,
cũng như các giải pháp tái sử dụng/tái chế nước và thu nước mưa.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 78
Nước 10 Điểm
Khoản Tiêu chí Điểm

W-1 Kiểm toán nước 1 điểm

Perform a water audit of the building 1

W-2 Thiết bị sử dụng nước hiệu quả 3 điểm


Reduce water consumption through fixtures by 10% in comparison to a
1
baseline model
1 point for every additional 10% reduction of water consumption through
3
fixtures (up to 30%) in comparison to a baseline model

W-3 Giám sát sử dụng và Chống thất thoát nước 2 điểm

Giải pháp A: Giám sát sử dụng nước

Lắp đặt đồng hồ nước cố định cho các nguồn sử dụng chính 1

Giải pháp B: Chống thất thoát nước

Thiết kế và thực hiện giải pháp chống thất thoát nước 1

W-4 Giải pháp sử dụng nước bền vững 4 điểm

Giải pháp A: Tái chế, tái sử dụng nước, thu nước mưa

5% tổng lượng nước tiêu thụ của công trình là nước được tái chế, tái sử
1
dụng hoặc nước mưa
Cộng 1 điểm cho mỗi 5% tăng thêm của nước được tái chế, tái sử dụng
hoặc nước mưa trong tổng lượng nước tiêu thụ của công trình (Tối đa 3
15%)
Giải pháp B: Sân vườn sử dụng nước hiệu quả

Giảm 50% lượng nước sinh hoạt sử dụng vào việc tưới sân vườn so với
1
mức tiêu thụ cơ sở
Giảm 80% lượng nước sinh hoạt sử dụng vào việc tưới sân vườn so với
2
mức tiêu thụ cơ sở

Giải pháp C: Sử dụng nước trong tháp giải nhiệt

Hệ thống tháp giải nhiệt vận hành trong ít nhất 6 chu kỳ cô đặc (COC) 1

Hệ thống tháp giải nhiệt vận hành trong ít nhất 8 chu kỳ cô đặc (COC) 2

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 79
W-1 Kiểm toán nước

Mục đích
Xác định và đánh giá khả năng tối ưu hóa việc sử dụng nước trong công trình.

Yêu cầu

Tiêu chí 1 Điểm

Thực hiện kiểm toán nước cho công trình 1

Công trình Chung cư


Khoản này chỉ cần xem xét thiết bị nước sở hữu bởi chủ dự án và/ hoặc quản lý bởi ban quản
lý tòa nhà.

Tổng quan
Kiểm toán nước là một bước quan trọng, giúp tìm hiểu hiện trạng tiêu thụ nước của công trình
và khu đất, từ đó xác định khả năng tiết kiệm nước. Kiểm toán nước thường bao gồm việc
điều tra, khảo sát và phân tích những nhu cầu sử dụng nước khác nhau trong công trình và
khu đất với mục tiêu nắm bắt chính xác nhu cầu sử dụng nước, xác định những cơ hội tiết
kiệm nước chính và đánh giá lợi ích có thể đạt được từ những điều chỉnh, nâng cấp hoặc lắp
đặt thiết bị mới.

Kiểm toán nước toàn diện cần đánh giá các hoạt động sử dụng nước chính, bao gồm khu vệ
sinh, bảo trì – duy tu, hệ thống cơ khí, dịch vụ tiện ích và tưới sân vườn. Đối với mỗi nhu cầu
sử dụng nước, kiểm toán nước cần đưa ra được phân tích chi tiết về phương thức, thời gian
và vị trí sử dụng nước.

Tiếp cận & Thực hiện

Tiếp cận & Thực hiện


Thực hiện kiểm toán nước theo phương pháp sau:
• Thảo luận với đơn vị quản lý toà nhà về quy trình vận hành công trình và các hoạt động
phát sinh tiêu thụ nước; yêu cầu quản lý toà nhà cho phép khảo sát thực tế.
• Yêu cầu quản lý toà nhà cung cấp thông tin về hoá đơn nước và/hoặc số ghi công tơ trong
vòng ít nhất 3 năm trước đó.
• Thực hiện khảo sát thực tế nhằm xác định mức tiêu thụ nước của các bộ phận sau:
- Thiết bị sử dụng nước: nhà vệ sinh, vòi nước, vòi sen, bồn tiểu, thiết bị phòng bếp

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 80
- Hệ thống điều hoà không khí và tháp giải nhiệt
- Tẩy rửa
- Tưới sân vườn và chăm sóc cảnh quan
- Phòng cháy chữa cháy
- Các hệ thống và thiết bị sử dụng nước khác

• Xác định vị trí rò rỉ, thất thoát nước trong quá trình khảo sát thực tế
• Khảo sát các dịch vụ sử dụng nước, công tơ, máy bơm, bể chứa và các thiết bị sử dụng
nước trong công trình và khu đất
• Kiểm tra bản vẽ các dịch vụ sử dụng nước có liên quan
• Đánh giá toàn diện về cân bằng sử dụng nước, trong đó chỉ rõ các nhu cầu sử dụng nước
• Xác định các khả năng tiết kiệm nước và mức tiết kiệm nước dự kiến theo đơn vị khối
lượng/thể tích nước và đơn vị tiền tệ; ước tính thời gian hoàn vốn
• Tổng hợp thông tin thành một bản báo cáo ngắn gọn

Báo cáo kiểm toán nước cần có những điểm sau đây:
• Đánh giá việc sử dụng nước của công trình và khu đất tại giai đoạn vận hành trong quá
khứ; thực hiện đối chiếu với một tiêu chuẩn phù hợp
• Đánh giá các hệ thống và thiết bị sử dụng nước trong công trình và khu đất
• Dự kiến mức tiêu thụ nước của mỗi nhu cầu sử dụng trong công trình khu đất
• Những vị trí thất thoát nước đã phát hiện hoặc có khả năng phát sinh
• Liệt kê và thảo luận về các giải pháp tiết kiệm nước, ghi rõ giá trị ước tính về mức tiết
kiệm nước (theo đơn vị khối lượng/thể tích nước và đơn vị tiền tệ) và thời gian hoàn vốn
• Bản mô tả các hệ thống cấp nước đang sử dụng và chỉ rõ những điểm chưa hiệu quả của
hệ thống
• Đánh giá phương pháp quản lý sử dụng nước

Hồ sơ trình nộp

Giai đoạn Chứng nhận Tạm thời

• Báo cáo kiểm toán nước

Giai đoạn Chứng nhận Chính thức


Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu của khoản tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự thay
đổi, bổ sung:
• Báo cáo kiểm toán nước

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 81
W-2 Thiết bị sử dụng nước hiệu quả

Mục đích
Giảm mức tiêu thụ nước của công trình nhờ các thiết bị sử dụng nước hiệu quả.

Yêu cầu

Tiêu chí 3 Điểm


Giảm 10% mức tiêu thụ nước qua các thiết bị sử dụng nước của công trình so
1
với mô hình cơ sở
Cộng 1 điểm cho mỗi 10% giảm thêm được của mức tiêu thụ nước qua các thiết
3
bị sử dụng nước của công trình so với mô hình cơ sở (tối đa 30%)

Công trình hỗn hợp cho thuê


Tối thiểu 90% GFA công trình được xem xét trong Giải pháp B, C và D. Nếu không thể đạt
được giới hạn này do sự thiếu hợp tác với các đơn vị thuê, các Giải pháp này không thể áp
dụng cho dự án và không có điểm cho những giải pháp này.
Phần trăm GFA không được xét đến (nên thấp hơn 10% tổng GFA công trình) nên được tính
như yêu cầu. Với mỗi đơn vị thuê không có thông tin về thiết bị nước đã lắp đặt hoặc chưa
lắp đặt, cần tính toàn bộ GFA occupied của đơn vị thuê đó.

Công trình Chung cư


Chỉ xét đến các thiết bị nước thuộc sở hữu của chủ dự án và/hoặc quản lý bởi ban quản lý
tòa nhà.

Tổng quan
Một trong những phương pháp hiệu quả nhất giúp giảm mức tiêu thụ nước của công trình là
lắp đặt các thiết bị sử dụng nước hiệu quả như WC hai chế độ xả, bồn tiểu nam có lưu lượng
chảy thấp hoặc không dùng nước, vòi nước phòng bếp và phòng tắm có lưu lượng chảy thấp.
Dự án có thể lắp đặt các thiết bị như vậy khi công trình đã được đưa vào sử dụng, thường áp
dụng cho các vị trí như phòng bếp và phòng tắm.

Tiếp cận & Thực hiện


Dự án có thể áp dụng các giải pháp sau để giảm nhu cầu sử dụng nước trong công trình:
• WC hai chế độ xả có lưu lượng chảy thấp
• Bồn tiểu nam có lưu lượng chảy thấp hoặc không dùng nước
• Vòi sen có lưu lượng chảy thấp
• Vòi nước phòng bếp và phòng tắm có lưu lượng chảy thấp

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 82
Ngoài ra, một giải pháp khác giúp giảm mức tiêu thụ nước có thể áp dụng trực tiếp lên các
vòi nước đang sử dụng mà không cần thay mới là lắp đặt thiết bị ngậm khí hoặc thiết bị điều
chỉnh dòng chảy. Các thiết bị này có chức năng hạn chế lưu lượng chảy mà không làm giảm
áp lực nước, có thể lắp đặt rất dễ dàng và nhanh chóng.

Tính toán
Các tính toán nhằm so sánh mức tiêu thụ nước của công trình qua các thiết bị sử dụng nước
so với mô hình cơ sở. Mức cơ sở của tiêu thụ nước hàng năm cần được tính toán với các giá
trị trong bảng từ W.1 đến W.5. Công cụ “LOTUS Calculator- Water Calculations” bao gồm tất
cả các tính toán và giả định mô tả phía dưới được tích hợp trong công cụ tính toán thay vì
tính toán thủ công.

Bảng W.1: Mức cơ sở tần suất sử dụng thiết bị hàng ngày trong công trình văn phòng, bệnh viện và
nhà máy (Nguồn: Default Fixture Uses, LEED Reference Guide for Green Building and
Construction, 2009)
Số lần sử dụng thiết bị hàng ngày Thời gian sử dụng
Thiết bị Người sử dụng (áp dụng cho các
Khách thiết bị chảy)
toàn thời gian
WC – 1 chế độ xả (nữ) 3 0.5 -
0.1 lần xả toàn
1 lần xả toàn bộ/ bộ/
WC – 2 chế độ xả (nữ)
2 lần xả một nửa 0.4 lần xả một
nửa
WC - 1 chế độ xả (nam) 1 0.1 -
0.1 lần xả toàn
WC - 2 chế độ xả (nam) 1 lần xả toàn bộ
bộ
Bồn tiểu đứng (nam) 2 0.4 -
15 giây; 12 giây
Vòi chậu rửa mặt 3 0.5 với chế độ tự
động
Vòi sen 0.1 0 300 giây

Vòi nước phòng bếp 1 0 15 giây

Bảng W.2: Mức cơ sở tần suất sử dụng thiết bị hàng ngày trong công trình nhà ở và khách sạn
(Nguồn: Default Fixture Uses, LEED Reference Guide for Green Building and Construction, 2009)
Số lần sử dụng thiết bị hàng ngày
Thời gian sử dụng
Thiết bị Người sử (áp dụng cho các
Cư dân/
dụng toàn Khách thiết bị chảy)
Khách thuê
thời gian
WC – 1 chế độ xả (nữ) 4 3 0.5 -
1 lần xả toàn 1 lần xả 0.1 lần xả
bộ/ toàn bộ/ toàn bộ/
WC – 2 chế độ xả (nữ) -
3 lần xả một 2 lần xả một 0.4 lần xả một
nửa nửa nửa
WC - 1 chế độ xả (nam) 4 1 0.1 -

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 83
1 lần xả toàn
bộ/ 0.1 lần xả
WC - 2 chế độ xả (nam) 1 xả toàn bộ -
3 lần xả một toàn bộ
nửa
Bồn tiểu đứng (nam) 0 2 0.4 -
Cư dân: 60 giây
Đối tượng khác: 15
Vòi chậu rửa mặt 7 3 0.5
giây hoặc 12 giây
với chế độ tự động
Cư dân: 480 giây
Vòi sen 1 0.1 0 Đối tượng khác:
300 giây
Cư dân: 60 giây
Vòi nước phòng bếp 4 1 0 Đối tượng khác: 15
giây
Clothes washer 1 /căn hộ 0 0

Bảng W.3: Mức cơ sở tần suất sử dụng thiết bị hàng ngày trong công trình giáo dục (Nguồn: Default
Fixture Uses, LEED Reference Guide for Green Building and Construction, 2009)
Số lần sử dụng thiết bị hàng ngày
Thời gian sử
Người sử dụng (áp
Thiết bị Học sinh Học sinh
dụng dụng cho các
(Mẫu giáo và (Trung học và Khách
toàn thời thiết bị chảy)
Tiểu học) Đại học)
gian
WC - Single Flush
3 1.5 3 0.5 -
(female)
WC - Dual flush 1 full-flush / 0.5 full-flush / 1 full-flush / 0.1 full-flush /
-
(female) 2 half-flush 1 half-flush 2 half-flush 0.4 half-flush
WC - Single Flush
1 0.5 1 0.1 -
(male)
WC - Dual flush
1 full-flush 0.5 full-flush 1 full-flush 0.1 full-flush -
(male)
Urinal (male) 2 1 2 0.4 -

Lavatory Faucet 3 1.5 3 0.5 15 sec

Shower 0 0 0.1 0 300 sec

Kitchen Sink 0 0 1 0 15 sec

Bảng W.4: Mức cơ sở tần suất sử dụng thiết bị hàng ngày trong công trình thương mại (Nguồn:
Default Fixture Uses, LEED Reference Guide for Green Building and Construction, 2009)
Số lần sử dụng thiết bị hàng ngày Thời gian sử dụng
Thiết bị Nhân viên (áp dụng cho các
Khách mua lẻ Visitor thiết bị chảy)
toàn thời gian

WC – 1 chế độ xả (nữ) 0.2 3 0.5 -

0.1 lần xả toàn 1 lần xả toàn 0.1 lần xả


bộ/ bộ/ toàn bộ/
WC – 2 chế độ xả (nữ) -
0.1 lần xả một 2 lần xả một 0.4 lần xả một
nửa nửa nửa

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 84
WC - 1 chế độ xả (nam) 0.1 1 0.1 -

0.1 lần xả toàn 1 lần xả một 0.1 lần xả


WC - 2 chế độ xả (nam) -
bộ nửa toàn bộ
Bồn tiểu đứng (nam) 0.1 2 0.4 -
15 giây; 12 giây
Vòi chậu rửa mặt 0.2 3 0.5
với chế độ tự động
Vòi sen 0 0.1 0 300 giây

Vòi nước phòng bếp 0 1 0 15 giây

Bảng W.5: Mức cơ sở lượng nước tiêu thụ qua thiết bị (Nguồn: UPC and IPC Standards)
Lượng nước thiết bị
Thiết bị
sử dụng
WC (1 hoặc 2 chế độ xả) 6.0 lít một lần xả
(Lpf)
Bồn tiểu đứng (xả) 3.79 lít một lần xả
(Lpf)
Vòi nước (thông thường) 0.14 lít/giây (L/s)

Vòi sen 0.16 lít/giây (L/s)

Vòi nước phòng bếp 0.14 lít/giây (L/s)

Máy giặt 120 lít/ lần giặt

Khi thực hiện các tính toán tần suất sử dụng nước mức cơ sở và mức đề xuất, cần đưa ra
những giả định sau đây:
• Tỷ lệ giới tính của người sử dụng công trình; nếu không có được số liệu cụ thể, đặt tỷ
lệ này ở mức 1:1
• Tần suất sử dụng thiết bị và thời gian sử dụng thiết bị chảy hàng ngày (tại mô hình cơ
sở) nên tuân theo các giá trị trong bảng W.1 đến W.4 tùy từng loại công trình.
• Mức tiêu thụ nước của thiết bị (mô hình cơ sở) cần đáp ứng các giá trị trong bảng W.5
• Trong trường hợp không có bồn tiểu đứng trong công trình, các giá trị về sử dụng thiết
bị hàng ngày cho WC (nữ) sẽ được dùng để tính toán cho người sử dụng là nam giới.
• Số lượng người sử dụng toàn thời gian là cán bộ, nhân viên làm việc trong tòa nhà cần
được tính toán dựa trên mức thời gian sử dụng hàng ngày là 8 giờ. Số lượng người sử
dụng bán thời gian cũng cần được tính toán theo các giá trị tương đương, với số giờ sử
dụng bằng số giờ làm việc của họ chia cho 8.
• Đối với công trình có nhiều ca làm việc, tính tổng số người sử dụng trong tất cả các ca
làm việc.
• Bệnh nhân ngoại trú trong các cơ sở y tế và khách hàng trong các quán café và nhà
hàng được coi là khách ghé thăm (visitor).

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 85
• Bất cứ người nào sử dụng không gian tòa nhà để ngủ qua đên (phòng khách sạn, phòng
viện nội trú,…) được xem là cư dân của tòa nhà (resident).
• Trong trường hợp vòi nước điều khiển tự động được lắp đặt trong công trình, mức sử
dụng nước cơ sở được tính với thời gian 15s, mức sử dụng nước thiết kế được tính với
thời gian 12s.
• Không cần xét đến vòi bếp dành cho các hoạt động chiết rót
• Thiết bị nước không bao gồm hệ thống làm lạnh HVAC và hệ thống tưới. Do đó, không
xem xét lượng nước tiêu thụ của các hệ thống này trong tính toán.

Với mỗi loại hình cư trú trong dự án, cho cả trường hợp cơ sở và trường hợp thiết kế, tính
mức tiêu thụ nước hàng năm qua các thiết bị sử dụng nước:

Mức tiêu thụ nước hàng năm qua thiết bị sử dụng nước [L/năm]

= [∑(F × Qxả × n × P) + ∑ (F × Qchảy × tchảy × n × P)] × O

F = Tỷ lệ các thiết bị

Số lượng thiết bị với tốc độ xả/chảy xác định


F=
Tổng số thiết bị cùng loại

n = Số lần sử dụng một loại thiết bị hàng ngày của 1 người


P = Số lượng người sử dụng trong công trình
Qxả = Mức tiêu thụ nước trong một lần xả của mỗi loại thiết bị xả [L]
Qchảy = Tốc độ chảy của mỗi loại thiết bị chảy [L/s]
tchảy = Thời gian sử dụng của mỗi loại thiết bị chảy [s]
O= Số ngày vận hành trong năm

Sau đó, tổng lượng nước tiêu thụ hàng năm thông qua thiết bị được tính bằng tổng lượng
nước thông qua tất cả các thiết bị của tất cả các loại hình cư trú khác nhau.
Cuối cùng, mức giảm tiêu thụ nước thông qua thiết bị được tính như sau:

Mức giảm tiêu thụ nước qua các thiết bị sử dụng nước [%]

Mức tiêu thụ nước hàng năm qua các thiết bị sử dụng nước (Mức đề xuất)
= (1 − ) × 100
Mức tiêu thụ nước hàng năm qua các thiết bị sử dụng nước (Mô hình cơ sở)
Ví dụ:

Một công trình có 500 người sử dụng toàn thời gian (tỉ lệ giới tính là 1:1) được lắp đặt các
thiết bị sử dụng nước như trong Bảng W.6. Số ngày vận hành của công trình trong năm là
290 ngày.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 86
Bảng W.6: Số lượng thiết bị trong công trình trình và tốc độ chảy/ xả

Thiết bị lắp đặt Lượng nước thiết bị


Số lượng thiết bị
trong công trình sử dụng

Bồn tiểu đứng (xả) 3 3 Lpf


WC – 2 chế độ xả (nam) 15 3.0 - 4.5 Lpf

WC – 1 chế độ xả (nam) 5 5 Lpf

WC – 2 chế độ xả (nữ) 18 3.0 - 4.5 Lpf

WC – 1 chế độ xả (nữ) 6 5 Lpf


Vòi nước 20 0.12 L/s
Vòi nước có chế độ tự 5 0.12 L/s
động
Vòi sen 1 0.15 L/s

Bảng W.7: Tính lượng nước sử dụng hàng ngày qua các thiết bị mô hình cơ sở
Lượng nước
Số lần sử
Thiết bị lắp đặt Số người sử sử dụng
F QXả/Chảy dụng hàng
trong công trình dụng (P) hàng ngày
ngày (n)
qua thiết bị
(L)
Urinal (flush) 1 3.79 Lpf 2 250 1895

WC (male) 1 6 Lpf 1 250 1500

WC (female) 1 6 Lpf 3 250 4500

Faucets 1 0.14 L/s (15 sec) 3 500 3150

Showerheads 1 0.16 L/s (300 sec) 0.1 500 2400

Tổng lượng nước hàng ngày qua thiết bị 13,445

Mức cơ sở của lượng nước sử dụng hàng năm qua thiết bị 3,899,050

Bảng W.8: Tính lượng nước sử dụng hàng ngày qua các thiết bị theo mức đề xuất

Số lần Lượng nước


Thiết bị lắp đặt sử dụng Số người sử sử dụng
F QXả/Chảy hàng ngày
trong công trình hàng dụng (P)
ngày (n) qua thiết bị
(L)
Bồn tiểu đứng (xả) 1 2 Lpf 2 250 1000
WC – 2 chế độ xả
15/20 4.5 Lpf 1 250 844
(nam)
WC – 1 chế độ xả
5/20 5 Lpf 1 250 312.5
(nam)
WC – 2 chế độ xả 2 1
18/24 ( × 3 + × 4.5)Lpf 3 250 1969
(nữ) 3 3

WC – 1 chế độ xả
6/24 5 Lpf 3 250 937.5
(nữ)

Vòi nước 20/25 0.12 L/s (15 sec) 3 500 2160

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 87
Vòi nước có chế độ tự
5/25 0.12 L/s (12 sec) 3 500 432
động

Vòi sen 1 0.15 L/s (300 sec) 0.1 500 2250

Tổng lượng nước hàng ngày qua thiết bị 9,905

Tổng lượng nước đề xuất sử dụng hàng năm qua thiết bị 2,872,450

2,872,450
Mức giảm tiêu thụ nước qua các thiết bị sử dụng nước [%] = (1 − ) × 100 = 26.3%
3,899,050

Công trình đạt mức giảm 26.3% lượng nước sinh hoạt thông qua thiết bị so với mô hình cơ
sở và đạt 2 điểm.

Hồ sơ trình nộp

Giai đoạn Chứng nhận Tạm thời


• Danh sách thiết bị sử dụng nước đã lắp đặt và/hoặc được đề xuất (chỉ rõ các thiết bị sẽ được
thay thế), ghi rõ tốc độ xả/chảy của thiết bị
• LOTUS Calculator - Water Calculations đã hoàn thành đầy đủ thông tin
• Bản vẽ hoặc sơ đồ hệ thống nước cho thấy các loại thiết bị sử dụng nước đã lắp đặt và/hoặc
được đề xuất (chỉ rõ các thiết bị sẽ được thay thế)
• Bằng chứng cho thấy việc lắp đặt các thiết bị sử dụng nước như báo cáo kiểm kê từ kiểm
toán cơ sở vật chất, ảnh chụp, báo cáo nghiệm thu, v.v.
Với các thiết bị sử dụng nước được đề xuất lắp đặt:
• Trích dẫn thông số kỹ thuật của thiết bị mới -HOẶC- Tài liệu do nhà sản xuất công bố của tất
cả các thiết bị sử dụng nước được đề xuất, trong đó chỉ rõ tốc độ xả/chảy của thiết bị

Giai đoạn Chứng nhận Chính thức


Nếu dự án lắp đặt thiết bị sử dụng nước mới sau giai đoạn Chứng nhận Tạm thời:
• Tài liệu do nhà sản xuất công bố của tất cả các thiết bị sử dụng nước lắp đặt sau giai đoạn
Chứng nhận Tạm thời, trong đó chỉ rõ tốc độ xả/chảy của thiết bị
• Bằng chứng cho thấy việc lắp đặt các thiết bị sử dụng nước mới như ảnh chụp, hoá đơn, biên
lai, v.v.
Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu của giải pháp tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự
thay đổi, bổ sung:
• Danh sách thiết bị sử dụng nước, ghi rõ tốc độ xả/chảy của thiết bị

• Bản vẽ hoặc sơ đồ hệ thống nước cho thấy các loại thiết bị sử dụng nước

• LOTUS Calculator - Water Calculations đã hoàn thành đầy đủ thông tin


• Bằng chứng cho thấy việc lắp đặt các thiết bị sử dụng nước như báo cáo kiểm kê từ kiểm
toán cơ sở vật chất, ảnh chụp, báo cáo nghiệm thu, v.v.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 88
W-3 Giám sát sử dụng và Chống thất thoát nước

Mục đích
Giám sát việc sử dụng nước trong công trình nhằm điều chỉnh mức tiêu thụ nước và xác định
tình trạng thất thoát nước.

Yêu cầu

Tiêu chí 2 Điểm

Giải pháp A: Giám sát sử dụng nước

Lắp đặt đồng hồ nước cố định cho các nguồn sử dụng chính 1

Giải pháp B: Chống thất thoát nước

Thiết kế và thực hiện giải pháp chống thất thoát nước 1

Tổng quan
Giải pháp A: Giám sát sử dụng nước

Để giảm mức tiêu thụ nước của công trình, dự án cần có được thông tin chính xác và cập
nhật nhất về tình trạng sử dụng nước. Lắp đặt đồng hồ và công tơ phụ theo dõi các nguồn sử
dụng nước chính trong công trình và khu đất là một cách đơn giản và hiệu quả giúp đơn vị
quản lý toà nhà thu được thông tin hữu ích. Các công tơ phụ cung cấp thông tin về mức tiêu
thụ nước tại nhiều vị trí và nhu cầu sử dụng khác nhau, nhờ đó đơn vị quản lý có thể hiểu rõ
hơn về tình trạng sử dụng nước và xác định được khả năng tiết kiệm nước của công trình.

Giải pháp B: Chống thất thoát nước

Lượng nước rò rỉ từ các thiết bị và đường ống có thể chiếm tới 30% tổng mức tiêu thụ nước
sinh hoạt của công trình. Bằng cách theo dõi và kiểm tra thường xuyên thông qua các đồng
hồ đo, đơn vị quản lý có thể xác định được những vị trí rò rỉ bên trong toà nhà dựa vào sự
tăng bất thường của mức tiêu thụ nước. Khi nghi ngờ có rò rỉ, dự án cần nhanh chóng xác
định vị trí rò rỉ và thực hiện những sửa chữa cần thiết. Giải pháp này không những giúp tiết
kiệm nước mà còn ngăn chặn những tổn thất đối với công trình và đảm bảo vệ sinh chung.

Tiếp cận & Thực hiện


Giải pháp A: Giám sát sử dụng nước

Lắp đặt đồng hồ nước theo dõi các nhu cầu sử dụng nước chính của dự án.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 89
Nguồn sử dụng nước chính có thể khác nhau tuỳ theo loại công trình, tuy nhiên thường bao
gồm các hệ thống sau:
• Hệ thống cấp nước trong nhà, lắp đặt tại mỗi tầng hoặc hoặc đơn vị thuê diện tích lớn
• Tưới sân vườn
• Nước sản xuất (cấp nước cho các quy trình công nghiệp, bể bơi, tháp giải nhiệt, v.v.)

Những hệ thống giám sát sử dụng nước hiện đại có thể kết nối với một màn hình nhằm hiển
thị mức tiêu thụ nước theo thời gian thực. Đồng hồ nước cũng có thể được kết nối với các hệ
thống giám sát và điều khiển tự động trong toà nhà (như hệ thống BMS).

Công trình đang vận hành nên lắp đặt một hệ thống giúp hiển thị liên tục số liệu từ các đồng
hồ nước và tổng hợp số liệu hàng tháng. Báo cáo mức tiêu thụ nước cần được đánh giá bởi
đơn vị quản lý toà nhà và cung cấp cho các đơn vị thuê diện tích. Báo cáo mức tiêu thụ nước
bao gồm những thông tin sau:
• Mức tiêu thụ nước hàng tháng của công trình, trong đó ghi rõ mức tiêu thụ tại các nguồn
sử dụng khác nhau.
• So sánh mức tiêu thụ nước với giai đoạn trước đó và giai đoạn tương ứng.
• Xác định những trường hợp mức tiêu thụ nước tăng bất thường bởi các nguyên nhân như
rò rỉ, quản lý kém hiệu quả hoặc do hành vi của người sử dụng.

Công trình Chung cư


Đơn vị ở riêng biệt nên được đo đạc riêng. Không cần lắp đặt thêm công tơ phụ trong các
đơn vị ở.

Giải pháp B: Chống thất thoát nước

Công trình cần xây dựng và thực hiện một kế hoạch chống thất thoát nước với mục tiêu xác
định và sửa chữa những vị trí rò rỉ một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Kế hoạch chống thất thoát nước cần bao gồm:


• Thông tin về mức tiêu thụ nước của công trình (lấy từ hoá đơn nước hoặc số ghi công tơ)
trong vòng 12 tháng trước đó
• Mô tả giải pháp xác định rò rỉ:
- Kiểm tra trực tiếp hàng tuần đối với tất cả các thiết bị sử dụng nước trong công
trình do một nhân viên đã qua đào tạo thực hiện (những vị trí có nguy cơ phát sinh
rò rỉ như các van có dấu hiệu ẩm ướt, đóng cặn canxi, v.v.),
- Kiểm tra số ghi công tơ vào cuối buổi tối và khi bắt đầu buổi sáng ngày hôm sau
(nếu công trình không được sử dụng vào buổi tối mà số ghi công tơ vẫn tăng, khả
năng đã xảy ra rò rỉ là rất cao),
- Sử dụng các thiết bị cảm biến giúp phát hiện rò rỉ như cảm biến âm thanh, cảm
biến áp lực, cảm biến hồng ngoại, v,v.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 90
• Kế hoạch xử lý thất thoát nước khi nghi ngờ hoặc phát hiện tình trạng rò rỉ, bao gồm:
- Danh sách nhà thầu xử lý thất thoát nước và trục trặc hệ thống cấp thoát nước
- Yêu cầu về thời gian xử lý sau khi phát hiện vị trí rò rỉ

Hồ sơ trình nộp

Giai đoạn Chứng nhận Tạm thời

Giải pháp A: Giám sát sử dụng nước


• Danh sách toàn bộ đồng hồ nước đang sử dụng và/hoặc được đề xuất cho thấy vị trí, chủng
loại đồng hồ và nhu cầu sử dụng nước tương ứng
• Bản vẽ mặt bằng và/hoặc sơ đồ hệ thống nước đang sử dụng và/hoặc được đề xuất cho thấy
vị trí các đồng hồ nước
• Mô tả giải pháp giám sát và báo cáo về mức tiêu thụ nước
• Bằng chứng cho thấy việc lắp đặt các đồng hồ nước đang sử dụng như báo cáo kiểm kê từ
kiểm toán cơ sở vật chất, hoá đơn, ảnh chụp, báo cáo nghiệm thu, v.v.
Giải pháp B: Chống thất thoát nước

• Kế hoạch chống thất thoát nước

Giai đoạn Chứng nhận Chính thức

Giải pháp A: Giám sát sử dụng nước

• Báo cáo mức tiêu thụ nước hàng tháng trong giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành, trong
đó bao gồm toàn bộ số ghi công tơ nước hàng tháng
Nếu dự án lắp đặt đồng hồ nước mới sau giai đoạn Chứng nhận Tạm thời:

• Bằng chứng cho thấy việc lắp đặt đồng hồ nước mới như ảnh chụp, hoá đơn, biên lai, v.v.
Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu của giải pháp tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự
thay đổi, bổ sung:
• Danh sách kiểm kê toàn bộ đồng hồ nước cho thấy vị trí, chủng loại đồng hồ và nhu cầu sử
dụng nước tương ứng
• Bản vẽ mặt bằng và sơ đồ hệ thống nước cho thấy vị trí, chủng loại, số lượng đồng hồ và nhu
cầu sử dụng nước tương ứng
• Mô tả giải pháp giám sát và báo cáo về mức tiêu thụ nước
• Bằng chứng cho thấy việc lắp đặt các đồng hồ nước đang sử dụng như báo cáo kiểm kê từ
kiểm toán cơ sở vật chất, hoá đơn, ảnh chụp, báo cáo nghiệm thu, v.v.
Giải pháp B: Chống thất thoát nước

• Bằng chứng cho thấy việc thực hiện kế hoạch chống thất thoát nước trong giai đoạn đánh giá
hiệu năng vận hành như biên bản bảo trì, ảnh chụp, hoá đơn, biên lai, v.v.
Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu của giải pháp tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự
thay đổi, bổ sung:
• Kế hoạch chống thất thoát nước

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 91
W-4 Giải pháp sử dụng nước bền vững

Mục đích
Khuyến khích tái chế, tái sử dụng nước và thu nước mưa, hạn chế mức tiêu thụ nước cho
nhu cầu tưới sân vườn và giảm mức tiêu thụ nước của tháp giải nhiệt.

Yêu cầu

Tiêu chí 4 Điểm

Giải pháp A: Tái chế, tái sử dụng nước, thu nước mưa

5% tổng lượng nước tiêu thụ của công trình là nước được tái chế, tái sử dụng
1
hoặc nước mưa
Cộng 1 điểm cho mỗi 5% tăng thêm của nước được tái chế, tái sử dụng hoặc
3
nước mưa trong tổng lượng nước tiêu thụ của công trình (Tối đa 15%)
Giải pháp B: Sân vườn sử dụng nước hiệu quả
(chỉ áp dụng cho khu đất có diện tích sân vườn lớn hơn 100 m2)
Giảm 50% lượng nước sinh hoạt sử dụng vào việc tưới sân vườn so với mức tiêu
1
thụ cơ sở
Giảm 80% lượng nước sinh hoạt sử dụng vào việc tưới sân vườn so với mức tiêu
2
thụ cơ sở

Giải pháp C: Sử dụng nước trong tháp giải nhiệt

Hệ thống tháp giải nhiệt vận hành trong ít nhất 6 chu kỳ cô đặc (COC) 1

Hệ thống tháp giải nhiệt vận hành trong ít nhất 8 chu kỳ cô đặc (COC) 2

Tổng quan
Giải pháp A: Tái chế, tái sử dụng nước, thu nước mưa

Tái chế/ tái sử dụng nước, thu nước mưa có thể tiết kiệm một lượng nước sinh hoạt sử dụng
cho xả bồn cầu, tưới tiêu và/ hoặc nước đầu vào tháp giải nhiệt và giảm lượng nước thải sinh
hoạt đến các đơn vị xử lý nước.

Nước đen là nước thải chưa qua xử lý từ nhà vệ sinh, vòi nước phòng bếp hoặc nước thải
công nghiệp, trong khi nước xám bao gồm tất cả các nguồn nước thải khác. Nước xám bao
gồm nước đã qua sử dụng được thải ra từ bồn tắm, vòi sen, bồn rửa tay, bồn giặt rửa (Hình
W.1). Loại nước này có thể được tái sử dụng và tái chế ngay trong công trình và khu đất.

Thu nước mưa bao gồm việc thu và trữ nước mưa. Nước mưa thường được lấy từ mái và
dẫn đến bể chứa qua các đường ống (Hình W.2). Hệ thống thu nước mưa khá đa đạng, có
thể chỉ là thùng chứa đơn giản đặt cuối đường ống hay hệ thống các bể chứa được lắp đặt
máy bơm và điều khiển.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 92
Nước tích trữ có thể được sử dụng cho các mục đích không dùng để uống như tưới tiêu, giặt
giũ hoặc xả bồn cầu.

Nước ngưng điều hòa được tạo ra bởi hệ thống ĐHKK vì chúng loại bỏ hơi ẩm khỏi không
khí trong quá trình làm mát. Phần lớn nước này được thải bỏ, đưa vào cống rãnh. Tuy nhiên,
trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, một lượng lớn nước ngưng tụ có thể được tạo ra và nó
được coi là nước tốt (tinh khiết như nước cất, hàm lượng khoáng chất thấp), nó có thể được
thu hồi và sử dụng cho nhiều mục đích.

Giải pháp B: Sân vườn sử dụng nước hiệu quả

Tưới sân vườn có thể là một nguồn tiêu thụ nước rất lớn của khu vực công trình. Cắt giảm
nhu cầu tưới sân vườn sẽ làm giảm đáng kể tổng mức tiêu thụ nước. Dự án có thể áp dụng
một số phương pháp như sử dụng cảnh quan chịu hạn, trồng các loại cây bản địa đã thích
nghi tốt với khí hậu địa phương và ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật tưới hiệu quả cho các
khu vực cần được tưới tiêu. Ngoài ra dự án có thể sử dụng các nguồn nước không phải nước
sinh hoạt để phục vụ tưới sân vườn như nước tái chế hoặc nước mưa.

Cảnh quan chịu hạn là giải pháp được khuyến khích áp dụng và có những ưu điểm sau:
• Giảm mức tiêu thụ nước sinh hoạt và nước ngầm
• Nhu cầu bảo trì thấp (không cần tưới nước, không cần cắt tỉa)
• Các loại cây trồng chịu hạn tận dụng tối đa lượng nước mưa, nhờ đó giảm lượng nước
mưa chảy ra khỏi khu đất
• Nước mưa chảy ra từ khu đất có chất lượng cao hơn

Giải pháp C: Sử dụng nước trong tháp giải nhiệt

Tháp giải nhiệt là thiết bị được sử dụng để làm mát cho các hệ thống như chiller, điều hoà
không khí… bằng cách thải nhiệt của dòng nước ra khí quyển. Nhiệt lượng của nước trong
tháp giải nhiệt được thải ra môi trường thông qua quá trình bay hơi. Tháp giải nhiệt cần sử
dụng một lượng nước rất lớn bởi những yếu tố sau:
- Quá trình bay hơi của nước giúp thải nhiệt từ tháp giải nhiệt ra môi trường
- Luồng khí thải mang theo những hạt nước nhỏ thoát ra môi trường bên ngoài
- Tổn thất xả đáy: lượng nước được thải ra nhằm đảm bảo nồng độ chất rắn hoà tan ở
mức yêu cầu của hệ thống tuần hoàn nước
Lượng nước mất đi của tháp giải nhiệt sẽ được thay thế bằng một lượng nước bổ sung.

Tiếp cận và thực hiện


Giải pháp A: Tái chế, tái sử dụng nước, thu nước mưa

Tái chế và tái sử dụng nước xám:

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 93
Nước xám có thể được tái sử dụng sau khi xử lý hoặc không cần xử lý. Nếu thu nước xám
và không xử lý, dự án có thể thực hiện các giải pháp sau:
• Lắp đặt một hệ thống đường ống riêng biệt dẫn nước xám từ bồn tắm, phòng tắm và
phòng giặt tới vườn cây để tưới tiêu hoặc tới các bình chứa nước bồn cầu. Sử dụng
một hệ thống lọc đơn giản để loại bỏ các chất rắn nổi.
• Lắp đặt một hệ thống đường ống riêng biệt dẫn nước xám qua một hệ thống màng lọc
(để loại bỏ các chất rắn nổi và các chất ô nhiễm) tới một bồn chứa. Không nên lưu giữ
nước xám trong bồn chứa quá 24 tiếng để tránh làm hư hại các thiết bị, gây mùi khó
chịu và phát sinh các mầm bệnh.

Hình W.1: Hệ thống thu nước xám

Nếu xử lý nước xám để sử dụng trong các hệ thống nước sinh hoạt, dự án có thể thực hiện
các biện pháp sau:
• Xử lý cơ học: sử dụng biện pháp lọc qua cát, lọc qua than hoạt tính, tia cực tím hay
các kỹ thuật diệt khuẩn bằng ozone có thể được để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh
• Xử lý sinh học: các hệ thống thực vật (như các hồ xử lý, đất ngập nước, tường thực
vật) và các hệ thống nhỏ gọn (ví dụ như các hệ thống bùn hoạt tính, bể lọc sinh học
hiếu khí và kị khí, hệ thống lọc ngậm khí chìm trong nước)

Bất kỳ hệ thống nước xám cơ bản nào cũng phải đảm bảo kiểm soát chặt chẽ nước xám và
không được trộn lẫn với nước sạch/nước máy sinh hoạt và nước đen. Các biện pháp như sử

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 94
dụng bồn chứa, ống dẫn nước có ký hiệu màu, bộ lọc, máy bơm, van và điều khiển cần được
xác định rõ ràng.
Tái chế và tái sử dụng nước đen:

Nước đen khó xử lý hơn vì quá trình xử lý nước đen cần phối hợp các biện pháp vật lý, hóa
học, sinh học đồng thời cần khử trùng cẩn thận trước khi sử dụng.
Một hệ thống xử lý nước đen thường bao gồm 4 công đoạn:
• Loại bỏ các vật thể rắn có kích thước lớn, cát, sỏi và vật liệu nặng khỏi nước
• Phân tách chất rắn và dầu mỡ
• Loại bỏ các chất hữu cơ tan trong nước thải
• Khử trùng nhằm loại bỏ các loại sinh vật có hại

Thu nước mưa:

Nước mưa có thể thu được từ các bề mặt không thấm nước để giảm nước mưa chảy tràn và
quản lý các nhu cầu hạ tầng. Nước mưa có thể được lưu trữ trong các bể chứa không phục
vụ mục đích sinh hoạt. Ô nhiễm không khí có thể làm nước mưa bị ô nhiễm, chứa các chất
gây hỏng bể chứa và hệ thống bơm. Trong trường hợp này, nước mưa nên được lọc trước
khi đưa vào bể chứa. Thay vì chỉ sử dụng một hệ thống lọc, một cơ chế đẩy lượng nước đầu
tiên xuống hệ thống nước thải thông qua một thiết bị chuyển để giảm ô nhiễm nguồn trữ nước,
do lượng nước mưa đầu tiên thường rửa trôi và mang theo các chất ô nhiễm trong không khí
và bề mặt thu nước mưa. Hệ thống này chỉ cần kiểm tra, bảo dưỡng một cách đơn giản nhưng
cần được thực hiện thường xuyên.

• Dự án chỉ tái sử dụng nước mưa khi có đủ bể chứa nước. Đơn vị thiết kế cần đưa ra giải
pháp giúp cân bằng lượng nước dựa trên dữ liệu về lượng mưa hàng ngày hoặc hàng
tháng và nhu cầu sử dụng trong khoảng thời gian tối thiểu là một năm để lựa chọn kích
thước bể chứa nước mưa phù hợp.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 95
Hình W.2: Hệ thống thu nước mưa

Thu nước ngưng điều hòa:

Nước ngưng điều hòa có thể được thu và sử dụng cho các mục đích như nước đầu vào tháp
giải nhiệt, nước đầu vào quy trình công nghiệp hoặc tưới nhỏ giọt. Vì nước ngưng có thể
chứa vi khuẩn, nước ngưng chưa xử lý phải được xử lý theo cách để loại trừ mọi khả năng
tạo ra khí dung mà con người có thể hít phải. Do đó, nước ngưng có thể sử dụng để xả bồn
cầu hoặc tưới cỏ nếu đã được lọc và khử trùng.

Tái chế, tái sử dụng nước và thu nước mưa:

Nhằm đảm bảo đáp ứng đủ các nhu cầu sử dụng nước xám, nước đen và nước mưa (để liên
tục xả nước khỏi bể chứa), hệ thống cần được hỗ trợ bởi một nguồn cung cấp nước khác.

Cần kiểm tra, kiểm soát định kì đối với các vấn đề vệ sinh để tránh sự hình thành của các loại
vi sinh vật gây bệnh.

Nước tái chế, tái sử dụng và nước mưa cần đáp ứng yêu cầu tối thiểu của các quy chuẩn
hiện hành trong nước hoặc quốc tế như:
• TCVN 6773: 2000 Chất lượng nước – Chất lượng nước dùng cho thuỷ lợi
• QCVN 02:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt
• Tiêu chuẩn 350 NSF/ANSI: Hệ thống xử lý tái sử dụng nước tại chỗ cho công trình nhà ở
và thương mại (Tổ chức Vệ sinh Quốc gia – Mỹ)

Giải pháp B: Sân vườn sử dụng nước hiệu quả

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 96
Dự án có thể giảm lượng nước sinh hoạt sử dụng để tưới sân vườn bằng cách thực hiện một
số giải pháp khác nhau. Bên đăng ký có thể chứng minh việc cắt giảm mức tiêu thụ nước nhờ
kết hợp bất kì phương pháp nào được nêu sau đây.

1. Cảnh quan chịu hạn và cây trồng bản địa


Các giải pháp có thể áp dụng:
• Trồng các loại cây bản địa và/hoặc cây thích nghi với khí hậu để giảm yêu cầu tưới nước.
Loại cây chịu hạn tiêu biểu như:
- Cây mọng nước: xương rồng, lô hội, họ thầu dầu...
- Cây họ keo: keo lá tràm và keo tai tượng là hai loại cây họ keo được trồng phổ biến
nhất ở Việt Nam.
• Giảm diện tích bãi cỏ, do cỏ thường cần nhiều nước tưới
Phủ lớp phủ thường xuyên. Lớp phủ là một phần quan trọng của việc trồng cây vì nó giúp
giữ độ ẩm cho đất và ổn định nhiệt độ đất để bảo vệ rễ cây khỏi nhiệt độ quá cao. Che
phủ bề mặt xung quanh cây bằng lá ủ, phân trộn, vỏ cây, gỗ vụn,…
2. Hệ thống tưới sử dụng nước hiệu quả
Dự án nên lắp đặt hệ thống tưới sử dụng nước hiệu quả tại vị trí phù hợp, giúp tiết kiệm nước
đáng kể.

Một số giải pháp tiêu biểu như:


• Sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt hoặc có sục khí giúp đưa nước trực tiếp đến gốc cây. Giải
pháp này tiêu thụ nước ít hơn 30% đến 50% so với các hệ thống tưới phun thông thường.
• Hệ thống tưới được trang bị một trong những thiết bị sau:
- Đồng hồ bấm giờ điều chỉnh bằng tay với khoảng thời gian tối đa là 02 giờ; hoặc
- Đồng hồ bấm giờ tự động, sử dụng một cảm biến đo độ ẩm của đất hoặc cảm biến
mưa để ngăn việc hệ thống vận hành trong khi trời mưa hoặc tại nơi đất đã có đủ
độ ẩm để duy trì sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng

Dự án nên thực hiện theo các nguyên tắc quản lý hệ thống tưới sau đây:
• Tiến hành một khảo sát thảm thực vật đối với khu đất xây dựng công trình (Điều kiện tiên
quyết Eco-PR-1). Dựa trên kết quả khảo sát và kiến thức về đặc tính của các loại cây
trồng, lập kế hoạch tưới tiêu để giảm lượng nước sử dụng cho tưới sân vườn, từ đó giảm
lượng nước tiêu thụ.
• Tưới nước với lưu lượng phù hợp để không gây ngập úng và chảy tràn.
• Không tưới nước khi đất đã đủ độ ẩm (do mưa hoặc bất cứ hình thức tưới nước nào)
nhằm đảm bảo cây trồng phát triển tốt.
• Tưới đúng cách để nước không chảy lên công trình hoặc các bề mặt cảnh quan cứng.
• Không tưới nước trong các điều kiện có gió mạnh do diện tích phân bố nước của các hệ
thống tưới bị ảnh hưởng

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 97
• Chỉ tưới vườn có lớp phủ phù hợp để giảm sự bay hơi của nước
3. Sử dụng nước tái chế/ tái sử dụng hoặc nước mưa dự trữ
Các hệ thống trữ nước tái chế/tái sử dụng và/hoặc nước mưa có thể được tích hợp trong hệ
thống nước của công trình để phục vụ mục đích tưới sân vườn. Tuy nhiên, cần lọc bỏ các
chất độc hại trong nước trước khi tưới cho cây. Việc sử dụng xà phòng và chất tẩy rửa cần
được cân nhắc kỹ càng; nên sử dụng chất tẩy rửa thân thiện với môi trường, có thể phân hủy
sinh học và không gây tổn hại đến cây trồng.

Giải pháp C: Sử dụng nước trong tháp giải nhiệt

Chu kỳ cô đặc (COC) của tháp giải nhiệt là đại lượng cho biết nồng độ chất rắn hoà tan trong
dòng nước tuần hoàn. Việc xả đáy giúp kiểm soát tình trạng tích tụ các chất rắn hoà tan, gây
ra các vấn đề như cáu cặn và ăn mòn.

Số chu kỳ cô đặc được xác định bằng tỷ lệ giữa nồng độ chất rắn hoà tan trong nước tuần
hoàn và nồng độ chất tan tương tự trong nước cấp. Ngoài ra, vì các chất rắn hoà tan đi vào
hệ thống theo nước cấp và ra khỏi hệ thống khi xả đáy nên số chu kỳ cô đặc sẽ gần bằng tỷ
lệ giữa thể tích nước cấp và thể tích nước xả đáy.

Tối đa hoá số chu kỳ cô đặc sẽ giúp giảm thiểu lượng nước xả đáy và giảm nhu cầu bổ sung
nước cấp. Tuy nhiên, số chu kỳ cô đặc chỉ có thể tăng khi hạn chế được lượng khoáng chất
hoà tan trong nước cấp và nước tuần hoàn.

Để đạt được số chu kỳ cô đặc tối đa, trước hết cần xác định số chu kỳ cô đặc tối đa của hệ
thống tháp giải nhiệt theo thiết kế. Sau đó, dự án có thể áp dụng một số giải pháp cải thiện
hiệu năng vận hành, bảo trì - duy tu và nâng cấp hệ thống nhằm đạt được và duy trì số chu
kỳ cô đặc ở mức cao hơn, tiêu biểu như:
• Xử lý nước cấp: sử dụng các chất ức chế để chống cáu cặn và ăn mòn, xử lý bằng axit,
lắp đặt hệ thống làm mềm nước, v.v.
• Lọc nước tuần hoàn
• Lắp đặt đồng hồ theo dõi dòng nước cấp và dòng nước xả đáy
• Lắp đặt thiết bị điều khiển xả đáy tự động dựa vào độ dẫn điện của nước

Tính toán
Giải pháp A: Tái chế, tái sử dụng nước, thu nước mưa

Lượng nước mưa, nước tái chế và nước tái sử dụng có thể đo bằng đồng hồ đo hoặc ước
tính bằng các giả định thích hợp. Dự án có thể dùng Công cụ tính toán sử dụng nước LOTUS
với các tính toán cần thiết đã được tích hợp sẵn thay vì thực hiện tính toán thủ công.

Tái chế, tái sử dụng nước xám và nước đen:

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 98
Nếu lượng nước tái chế và tái sử dụng được ước tính, thực hiện tính toán tương tự như
phương pháp tính toán sử dụng nước sinh hoạt hàng năm tại Khoản W-3, tuy nhiên chỉ thực
hiện tính toán đối với các thiết bị thuộc hệ thống thu nước xám hoặc nước đen

Để có thể áp dụng các phương trình sau đây, dự án cần chứng minh các bể chứa có kích
thước phù hợp nhằm cân bằng cung và cầu nguồn nước.

Lượng nước thu được hàng năm [L/năm]


= [ ∑(F × Q xả × n × P) + ∑(F × Q chảy × t chảy × n × P)] × O

F = Tỷ lệ các thiết bị

Số lượng thiết bị với tốc độ xả/chảy xác định


F=
Tổng số thiết bị cùng chủng loại

Trong đó:

n = Số lần sử dụng hàng ngày theo đầu người của mỗi loại thiết bị nước

P = Số lượng người sử dụng thiết bị nước trong công trình

Qxả = Mức tiêu thụ nước trong một lần xả của mỗi loại thiết bị xả [L]

Qchảy = Tốc độ chảy của mỗi loại thiết bị chảy [L/s]

Tchảy = Thời gian sử dụng thiết bị chảy [s]

O = Số ngày hoạt động trong một năm

*Các thiết bị liên quan trong tính toán này phải được kết nối với hệ thống thu nước xám, nước đen.

Lượng nước được thu gom được sẽ phải đi qua các hệ thống xử lý khác nhau, từ lọc đơn
giản đến xử lý phức tạp, tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Trong suốt quá trình xử lý, một
lượng nước sẽ bị mất đi, vì thế lượng nước thu được trên thực tế cần được tính theo hệ số
hiệu quả nước của phương pháp xử lý.

Lượng nước thực tế thu được thực hàng năm cho một nhu cầu sử dụng [L/năm]
= Et x Lượng nước thu được hàng năm cho một nhu cầu sử dụng [L/năm]

Et = Hệ số hiệu quả nước của hệ thống xử lý (Lượng nước đầu ra/ Lượng nước đầu vào)

• Thu nước mưa:


Lượng nước mưa thu được chỉ có thể tái sử dụng được một phần do khả năng lưu trữ hạn
chế. Vì vậy, dự án cần xác định lượng nước mưa thực tế sử dụng bằng cách tính mức chênh
lệch giữa lượng nước thu gom và tiêu thụ của công trình cho tối thiểu 12 tháng dựa trên thể
tích bể chứa và số liệu về lượng mưa trung bình.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 99
Để ước tính lượng nước mưa thu được sẽ tái sử dụng, dự án có thể sử dụng Công cụ tính
toán sử dụng nước LOTUS hoặc phương thức riêng (có sự đồng thuận của Đơn vị đánh giá).

Thu nước ngưng điều hòa:

Nếu dự án không đo lường được, ước tính lượng nước ngưng điều hòa có thể thu được và
sử dụng trong dự án, Đơn vị trình nộp có thể sử dụng LOTUS Calculator- Water Calculations
hoặc phương pháp tính riêng của họ có sự đồng thuận của VGBC.

• Tổng lượng nước tái chế, tái sử dụng hoặc nước mưa:
Để tính tỷ lệ lượng nước tiêu thụ có nguồn gốc là nước tái chế, tái sử dụng hoặc nước mưa,
dự án cần đối chiếu với tổng lượng nước tiêu thụ của công trình dựa theo hoá đơn sử dụng
nước hoặc số ghi công tơ (như đã thực hiện tính toán tại Khoản W-2).

Nước tái chế, tái sử dụng hoặc nước mưa [%]


Lượng nước tái chế, tái sử dụng và nước mưa tiêu thụ hàng năm
= × 100
Tổng mức tiêu thụ nước hàng năm

Mức tiêu thụ nước hàng năm được tính như sau:

Tổng mức tiêu thụ nước hàng năm


= Lượng nước tiêu thụ theo hoá đơn hoặc số ghi công tơ
+ Lượng nước tái chế, tái sử dụng và nước mưa đã tiêu thụ

Giải pháp B: Sân vườn sử dụng nước hiệu quả

Nhu cầu sử dụng nước của khu vực sân vườn có thể được xác định qua số ghi công tơ nước
trong vòng 1 năm hoặc thực hiện tính toán.

Tổng nhu cầu nước tưới cho khu vực sân vườn có thể được tính bằng phương trình sau. Dự
án cần tính nhu cầu sử dụng nước của từng loại của thảm thực vật khác nhau trong sân vườn
(như bãi cỏ, bụi cây, cây gỗ...), sau đó tính tổng nhu cầu.

Dự án có thể dùng Công cụ tính toán sử dụng nước LOTUS với các tính toán cần thiết đã
được tích hợp sẵn thay vì thực hiện tính toán thủ công.

n
m3
Tổng nhu cầu nước tưới [ ] = ∑Nhu cầu nước tướii
năm
i=1

12
m3 ET0 m × Ksi × Kdi × Kmi Enước mưa m
Nhu cầu nước tướii i [ ] = Diện tích i × ∑ ( − )
năm 1000 × IEi 1000
m=1

(Nếu nhu cầu nước tưới của bất kỳ diện tích hoặc tháng nào trong năm ít hơn 0, nhu cầu đó
được coi là bằng 0 khi tính toán tổng nhu cầu nước tưới).

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 100
Trong đó:
Tổng diện tích sân vườn được phân chia thành n khu vực với những đặc tính khác nhau

Nhu cầu nước tướii = Nhu cầu nước tưới cho cảnh quan mềm i

Diện tích i = Diện tích cảnh quan mềm i (m2),

ET0 m = Độ bốc hơi nước trung bình hàng tháng (mm/tháng) của tháng m

Ksi = Hệ số loài khu vực i (trong phép tính này, Ks của tất cả các loài bản địa được coi là "thấp")

Kdi = Mật độ khu vực i

Kmi = Chỉ số vi khí hậu khu vực i (ví dụ, khu vực được chắn nắng hoặc có mái che Km – “thấp”, khu
vực biên cạnh vỉa hè hoặc mái nhà – “cao”)

IEi = Hệ số hiệu quả tưới khu vực i (ví dụ tưới nhỏ giọt IE = 0.9, tưới phun IE = 0.625, cảnh quan chịu
hạn không cần tưới tiêu IE = 1)

Enước mưa m = Lượng mưa hiệu quả tháng m (mm). Lượng mưa hiệu quả là tỷ lệ lượng mưa có giá trị
cho cây trồng và có thể tính toán theo công thức sau:

Lượng mưa hiệu quả tháng m (mm) = ∑𝑑(𝐿ượ𝑛𝑔 𝑚ư𝑎 𝑛𝑔à𝑦𝑑 − 5) × 0.75

Lượng mưa ngàyd là lượng mưa của ngày d. Nếu không có dữ liệu về lượng mưa theo ngày, xác định
lượng mưa trung bình hàng ngày bằng cách lấy lượng mưa hàng tháng chia cho số ngày mưa trong
tháng để sử dụng cho phương tình trên. Nếu sân vườn i được che chắn hoặc che chắn một phần, áp
dụng tỷ lệ phần trăm để giảm giá trị lượng mưa hiệu quả cho sân vườn i. Số liệu về lượng mưa hàng
tháng có thể lấy từ QCVN 02:2009/BXD.

Giá trị tiêu biểu cho các tham số được liệt kê trong Bảng W.9.

Bảng W.9: Giá trị tiêu chuẩn của hệ số loài, mật độ và vi khí hậu của các khu vực có thảm thực vật
(Nguồn: LEED Reference Guide for Green Building and Construction, 2009)

Loại thảm Hệ số loài (Ks) Hệ số mật độ (Kd) Chỉ số vi khí hậu (Km)
thực vật
Thấp Trung Cao Low Thấp Trung Cao Average Thấp
bình bình
Cây xanh 0.2 0.5 0.9 0.5 1.0 1.3 0.5 1.0 1.4

Cây bụi 0.2 0.5 0.7 0.5 1.0 1.1 0.5 1.0 1.3
Lớp phủ bề
0.2 0.5 0.7 0.5 1.0 1.1 0.5 1.0 1.2
mặt
Bãi cỏ 0.55 0.7 0.8 0.6 1.0 1.0 0.8 1.0 1.2

Nhu cầu nước tưới cần tính theo đơn vị mét vuông diện tích sân vườn bằng cách sử dụng
phương trình sau đây:

Nhu cầu nước tưới (m3 /năm)


Nhu cầu nước tưới/m2/năm =
Diện tích cảnh quan mềm (m2 )

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 101
Nhu cầu nước tưới cho cảnh quan mềm (không bao gồm diện tích các bề mặt cứng) tiêu
chuẩn tại Việt Nam là 1.1 m3/m2/năm.

Dự án có thể so sánh mức tiêu thụ nước của cảnh quan mềm với mức tiêu chuẩn theo các
bước sau:
1. Xác định diện tích cảnh quan mềm
2. Xác định nhu cầu nước tưới hàng năm cho mỗi mét vuông diện tích cảnh quan mềm, có
thể thực hiện bằng cách dùng thiết bị đo hoặc phương pháp tính toán nhu cầu nước tưới
3. Tính mức giảm nhu cầu nước tưới theo phương trình sau đây:

Nhu cầu nước tưới hàng năm/m2


Mức giảm nhu cầu nước tưới [%] = (1 − ) × 100
1.1 m3 /m2 /năm

Ví dụ

Một công trình ở TP. Hồ Chí Minh có sân vườn (với giá trị ET0 và Enước mưa theo Bảng W.10)
bao gồm 60 m2 diện tích cây xanh bản địa, 60 m2 diện tích cây bụi bản địa, 40 m2 diện tích lớp
phủ bản địa và 40 m2 cỏ bản địa với hệ số loài trung bình. Tất cả các khu vực thảm thực vật
được tưới nước bằng hệ thống tưới nhỏ giọt. Lượng mưa hiệu quả hàng năm của TP. Hồ Chí
Minh là 854 mm.

Bảng W.10: Giá trị ET0 và Enước mưa hàng tháng của thành phố Hồ Chí Minh

Ho Chi Mth Mth Mth


Mth 1 Mth 2 Mth 3 Mth 4 Mth 5 Mth 6 Mth 7 Mth 8 Mth 9
Minh City 10 11 12

ET0 (mm) 120 135 145 147 136 120 118 114 112 107 106 104
139.
Erain (mm) 0.0 0.0 2.6 18.0 88.5 137.3 144.4 126.8 141.0 55.9 0.0
9

Bảng W.11: Giá trị tiêu chuẩn của hệ số loài, mật độ và vi khí hậu cho các khu vực có thảm thực vật
Hệ số
Chỉ số vi khí Hiệu quả Nhu cầu
Diện tích Hệ số loài (Ks) mật độ
hậu tưới (IE) nước tưới
Loài thực vật cảnh quan (trung bình) (Kd) Nhỏ giọt
(Km) hàng năm
(m2) (thấp với cỏ) Trung Trung bình trên bãi cỏ (m3)
bình
Cây xanh 60 0.2 1.0 1.0 0.9 7.44

Cây bụi 60 0.2 1.0 1.0 0.9 7.44

Lớp phủ 40 0.2 1.0 1.0 0.9 4.96

Cỏ 40 0.7 1.0 1.0 0.9 21.18

Tổng 200 41.03


3
41.03 m /năm
Nhu cầu nước tưới/m2 /năm = = 0.205 m3 /m2 /năm
200 m2

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 102
0.205 m3 /m2 /năm
Mức giảm nhu cầu nước tưới [%] = (1 − ) × 100% = 81.4%
1.1 m3 /m2 /năm

Dự án đạt 2 điểm do giảm được 81.4% lượng nước sử dụng vào việc tưới sân vườn so với
mô hình cơ sở.

Giải pháp C: Sử dụng nước trong tháp giải nhiệt

Số chu kỳ cô đặc có thể được xác định bằng cách tính tỷ lệ dòng nước hoặc tỷ lệ nồng độ
chất tan trong hệ thống.
Nếu dự án lắp đặt đồng hồ đo theo dõi dòng nước cấp và dòng xả đáy, số chu kỳ cô đặc sẽ
được tính theo công thức sau:

Thể tích nước cấp


Chu kỳ cô đặc =
Thể tích xả đáy

Nếu xác định số chu kỳ cô đặc qua khả năng dẫn điện hoặc nồng độ clorua trong nước cấp
và trong nước tuần hoàn, dự án sử dụng công thức sau:

Độ dẫn điện (hoặc nồng độ Clorua) của nước tuần hoàn


Chu kỳ cô đặc =
Độ dẫn điện (hoặc nồng độ Clorua) của nước cấp

Hồ sơ trình nộp

Giai đoạn Chứng nhận Tạm thời

Giải pháp A: Tái chế, tái sử dụng nước, thu nước mưa

• Báo cáo mô tả chi tiết giải pháp tái chế/tái sử dụng nước xám/nước đen và/hoặc thu nước
mưa đang sử dụng và/hoặc được đề xuất, trong đó bao gồm thu gom, phân phối và lưu trữ
nước
• Bản vẽ, sơ đồ hệ thống nước xám và nước đen và/hoặc hệ thống thu nước mưa đang sử
dụng và/hoặc được đề xuất, trong đó bao gồm thu gom, phân phối và lưu trữ nước
• Số liệu theo tính toán, ước tính hoặc số ghi công tơ cho thấy lượng nước tái chế/tái sử dụng
và nước mưa đã sử dụng với hệ thống đang sử dụng và/hoặc được đề xuất
• Số liệu theo tính toán, ước tính về tỷ lệ nước tái chế/tái sử dụng và/hoặc nước mưa trong
tổng mức tiêu thụ nước hàng năm của công trình (VGBC khuyến khích dự án trình nộp kết
quả với Công cụ tính toán sử dụng nước LOTUS)

• Bằng chứng cho thấy các thiết bị và cấu kiện đã lắp đặt cho hệ thống tái chế/tái sử dụng nước
hoặc thu nước mưa như ảnh chụp, báo cáo nghiệm thu, v/v.

Giải pháp B: Sân vườn sử dụng nước hiệu quả

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 103
• Kế hoạch thiết kế cảnh quan cho thấy thiết kế đang sử dụng và/hoặc được đề xuất

• Danh sách tất cả các loại cây trồng (cùng ảnh chụp, tên gọi, nhu cầu tưới nước, thông tin xác
định cây trồng là cây địa phương, cây đã thích nghi hoặc đã loài mới ở địa phương, ước tính
số lượng cá thể của từng loài cây và/hoặc diện tích (cỏ - m2)
• Số ghi công tơ cho thấy lượng nước tưới sân vườn -HOẶC- Tính toán cho thấy nhu cầu tưới
sân vườn ước tính

• Tính toán cho thấy mức giảm nhu cầu nước tưới đã đạt được và/hoặc theo ước tính (VGBC
khuyến khích dự án trình nộp kết quả với Công cụ tính toán sử dụng nước LOTUS)

Nếu dự án lắp đặt thiết bị tưới sử dụng nước hiệu quả:


• Bản mô tả tất cả các thiết bị tưới sử dụng nước hiệu quả đã lắp đặt và/hoặc được đề xuất
• Bằng chứng cho thấy việc lắp đặt các thiết bị tưới sử dụng nước hiệu quả như ảnh chụp, bản
vẽ, báo cáo nghiệm thu, v.v.
• Nếu dự án áp dụng biện pháp tái chế, tái sử dụng nước hoặc thu nước mưa:

Các bản vẽ sơ đồ mạng lưới tưới tiêu nước đã áp dụng và/hoặc được đề xuất
• Số liệu mức tiêu thụ nước cho thấy tỷ lệ đáp ứng nhu cầu tưới sân vườn nhờ nước tái chế,
tái sử dụng hoặc nước mưa thu được

• Kế hoạch thiết kế cảnh quan cho thấy thiết kế đang sử dụng và/hoặc được đề xuất

Giải pháp C: Sử dụng nước trong tháp giải nhiệt

• Bản mô tả giải pháp đã sử dụng và/hoặc được đề xuất nhằm tối đa hoá chu kỳ cô đặc của
tháp giải nhiệt

Nếu dự án đã áp dụng giải pháp giúp tối đa hoá chu kỳ cô đặc:


• Số liệu về thể tích nước cấp và xả đáy -HOẶC- Tính toán nồng độ chất tan của nước tuần
hoàn và nước cấp, kèm theo các ghi chép về việc lấy mẫu nước

• Tính toán số chu kỳ cô đặc

Giai đoạn Chứng nhận Chính thức

Giải pháp A: Tái chế, tái sử dụng nước, thu nước mưa

• Tính toán cho thấy lượng nước tái chế, tái sử dụng, nước mưa đã sử dụng và tỷ lệ nước tái
chế, tái sử dụng, nước mưa trong tổng mức tiêu thụ nước hàng năm của công trình trong Giai
đoạn đánh giá hiệu năng vận hành
Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu của giải pháp tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự
thay đổi, bổ sung:
• Báo cáo mô tả chi tiết giải pháp tái chế/tái sử dụng nước xám/nước đen và/hoặc thu nước
mưa, trong đó bao gồm thu gom, phân phối và lưu trữ nước

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 104
• Bản vẽ, sơ đồ hệ thống nước xám và nước đen và/hoặc hệ thống thu nước mưa, trong đó
bao gồm thu gom, phân phối và lưu trữ nước
• Số liệu theo tính toán cho thấy lượng nước tái chế/tái sử dụng, nước mưa đã sử dụng và tỷ
lệ nước tái chế/tái sử dụng, nước mưa trong tổng mức tiêu thụ nước hàng năm của công
trình (VGBC khuyến khích dự án trình nộp kết quả với Công cụ tính toán sử dụng nước
LOTUS)

Giải pháp B: Sân vườn sử dụng nước hiệu quả

• Số ghi công tơ cho thấy lượng nước tưới sân vườn trong Giai đoạn đánh giá hiệu năng vận
hành -HOẶC- Tính toán cho thấy nhu cầu tưới sân vườn ước tính trong Giai đoạn đánh giá
hiệu năng vận hành
Nếu dự án áp dụng biện pháp tái chế, tái sử dụng nước hoặc thu nước mưa:
• Số liệu mức tiêu thụ nước cho thấy tỷ lệ đáp ứng nhu cầu tưới sân vườn nhờ nước tái chế,
tái sử dụng hoặc nước mưa thu được trong Giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành
Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu của giải pháp tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự
thay đổi, bổ sung:
• Kế hoạch thiết kế cảnh quan cho thấy thiết kế cảng quan đã sử dụng
• Danh sách tất cả các loại cây trồng (cùng ảnh chụp, tên gọi, nhu cầu tưới nước, thông tin xác
định cây trồng là cây địa phương, cây đã thích nghi hoặc đã loài mới ở địa phương, ước tính
số lượng cá thể của từng loài cây và/hoặc diện tích (cỏ - m2)
Nếu dự án lắp đặt thiết bị tưới sử dụng nước hiệu quả:
• Bản mô tả tất cả các thiết bị tưới sử dụng nước hiệu quả đã lắp đặt và/hoặc được đề xuất
• Bằng chứng cho thấy việc lắp đặt các thiết bị tưới sử dụng nước hiệu quả như ảnh chụp, bản
vẽ, báo cáo nghiệm thu, v.v.
Nếu dự án áp dụng biện pháp tái chế, tái sử dụng nước hoặc thu nước mưa:
• Các bản vẽ sơ đồ mạng lưới tưới tiêu nước đã áp dụng và/hoặc được đề xuất
Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu của giải pháp tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự
thay đổi, bổ sung:

• Kế hoạch thiết kế cảnh quan cho thấy thiết kế cảng quan đã sử dụng

Giải pháp C: Sử dụng nước trong tháp giải nhiệt

• Số liệu về thể tích nước cấp và xả đáy -HOẶC- Tính toán nồng độ chất tan của nước tuần
hoàn và nước cấp, kèm theo các ghi chép về việc lấy mẫu nước trong Giai đoạn đánh giá
hiệu năng vận hành

Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu của giải pháp tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự
thay đổi, bổ sung:
• Bản mô tả giải pháp tối đa hoá chu kỳ cô đặc của tháp giải nhiệt

• Tính toán số chu kỳ cô đặc

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 105
Mua sắm bền vững

Mua sắm bền vững là nỗ lực lựa chọn và mua sắm những sản phẩm xanh hơn, bền vững
hơn và thân thiện với sức khoẻ của người sử dụng. Mỗi sản phẩm đều có những tác động
nhất định về mặt sức khoẻ, môi trường và xã hội. Chúng ta hoàn toàn có thể giảm thiểu những
tác động tiêu cực đó bằng cách mua sắm và sử dụng sản phẩm tốt hơn.

Hạng mục Mua sắm bền vững của LOTUS BIO hướng tới 2 mục tiêu chính: khuyến khích sử
dụng vật liệu và sản phẩm ít phát thải cac-bon (sử dụng ít năng lượng, sử dụng ít nguyên liệu
thô, có khả năng tái chế, v.v.) và khuyến khích sử dụng vật liệu và sản phẩm thân thiện với
sức khoẻ của người sử dụng (hàm lượng VOC và fomanđêhyt thấp, không chứa clo, v.v.)

Mua sắm bền vững 4 điểm

Khoản Tiêu chí Điểm

SP-1 Low-carbon purchasing 2 điểm


Áp dụng Chính sách Mua sắm Xanh, trong đó bao gồm ít nhất 2 loại sản
1
phẩm ít phát thải cac-bon
Áp dụng Chính sách Mua sắm Xanh, trong đó bao gồm ít nhất 4 loại sản
2
phẩm ít phát thải cac-bon

SP-2 Healthy purchasing 2 điểm


Áp dụng Chính sách Mua sắm Xanh, trong đó bao gồm ít nhất 2 loại sản
1
phẩm thân thiện với sức khoẻ của người sử dụng
Áp dụng Chính sách Mua sắm Xanh, trong đó bao gồm ít nhất 4 loại sản
2
phẩm thân thiện với sức khoẻ của người sử dụng

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 106
SP-1 Low-carbon purchasing

Mục đich
Khuyến khích mua sắm sản phẩm ít phát thải cac-bon nhằm giảm thiểu tác động môi trường
trong giai đoạn vận hành công trình.

Yêu cầu

Tiêu chí 2 điểm


Áp dụng Chính sách Mua sắm Xanh, trong đó bao gồm ít nhất 2 loại sản phẩm ít
1
phát thải cac-bon
Áp dụng Chính sách Mua sắm Xanh, trong đó bao gồm ít nhất 4 loại sản phẩm ít
2
phát thải cac-bon

Công trình hỗn hợp cho thuê


Có thể đạt được điểm tại khoản này nếu:
• Ban quản lý tòa nhà thực hiện chính sách Low-carbon Purchasing trong không gian
chung và không gian occupied của chủ dự án (nếu có).
• Các đơn vị thuê chính thực hiện chính sách Low-carbon Purchasing trong không gian
riêng của họ, và
• Cung cấp tài liệu hướng dẫn cho thuê và tài liệu tập huấn cho các đơn vị thuê khác
nhằm hướng dẫn và khuyến khích họ thực hiện mua bán sản phẩm low-carbon.

Công trình Chung cư


Chỉ cần xét đến sản phẩm mua bán bởi chủ sở hữu tòa nhà và/ hoặc ban quản lý tòa nhà.

Overview
Mua sắm xanh là mua sắm sản phẩm có tác động tiêu cực tới môi trường tự nhiên và sức
khoẻ của con người ít hơn so với những sản phẩm cùng loại. Thông qua áp dụng Chính sách
Mua sắm xanh, LOTUS khuyến khích việc sử dụng sản phẩm xanh trong quá trình vận hành,
bảo trì – duy tu và cải tạo công trình.

Sản phẩm xanh, hay sản phẩm thân thiện với môi trường, có nhiều chủng loại khác nhau. Tuy
nhiên những sản phẩm này đều có sự cân nhắc trong việc sử dụng nguyên liệu thô, quy trình
sản xuất, đóng gói, thành phần các chất gây ô nhiễm, quy trình xử lý rác thải, v.v.

Tiếp cận & Thực hiện


Prepare and adopt a Low-carbon Purchasing Policy (LCPP).

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 107
Chính sách này nên bao gồm các kế hoạch và thủ tục low-carbon purchasing được ban lãnh
đạo cấp cao xác nhận và phải bao gồm các hoạt động mua hàng tiêu dùng và hàng hóa lâu
bền đang diễn ra. LCPP phải thể hiện cam kết chỉ sử dụng các sản phẩm carbon thấp được
xác định trong các mua sắm bất cứ khi nào có thể.
Các sản phẩm low-carbon được mô tả trong bảng SP.1 và SP.2 (không hạn chế) có thể được
đưa vào LCPP.
Chính sách Low-carbon Purchasing có thể bao gồm chính sách Healthy Purchasing cùng
trong chính sách Green Purchasing.
Để đạt điểm tại giai đoạn chứng nhận chính thức, dự án cần thể hiện bằng chứng rằng số
sản phẩm xanh được mua trong suốt thời gian thực hiện theo LCPP.

Bảng SP.1: Một số loại sản phẩm tiêu dùng thường xuyên ít phát thải cac-bon

Sản phẩm Đặc tính xanh

Pin Có thể sạc nhiều lần


- Đạt Chứng nhận FSC hoặc tương
Giấy vệ sinh đương
- Chứa thành phần tái chế
Túi nilon Có khả năng phân huỷ sinh học
- Đạt Chứng nhận FSC hoặc tương
đương
Giấy in
- Sản phẩm giấy từ Khan-na
- Chứa thành phần tái chế
Hộp mực in Có thể đổ thêm mực nhiều lần

Bảng SP.2: Một số loại sản phẩm tiêu dùng lâu bền ít phát thải cac-bon

Sản phẩm Đặc tính xanh

- sản phẩm nội thất được tái sử dụng


Sản phẩm nội thất
- sản phẩm làm từ vật liệu tái tạo nhanh
Nhãn năng lượng Energy Star hoặc
Thiết bị điện tử (thiết bị IT)
tương đương
Sản phẩm được dán nhãn năng lượng
Các loại thiết bị điện tử khác (đạt tối thiểu 4 sao theo Chương trình dán
nhãn năng lượng VNEEP)

Hồ sơ trình nộp

Giai đoạn Chứng nhận Tạm thời


• Chính sách Mua sắm xanh có chữ ký của ban Quản lý dự án cho thấy kế hoạch mua sắm sản
phẩm ít phát thải cac-bon

Giai đoạn Chứng nhận Chính thức


• Danh sách toàn bộ sản phẩm ít phát thải cac-bon đã mua sắm trong Giai đoạn đánh giá hiệu
năng vận hành

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 108
• Tài liệu do nhà sản xuất công bố chứng minh sản phẩm đã mua sắm ít phát thải cac-bon

• Hoá đơn, biên lai hoặc yêu cầu thanh toán của các sản phẩm ít phát thải cac-bon đã mua sắm

Riêng đối với Công trình hỗn hợp cho thuê:

• Bản sao của hướng dẫn cho thuê bao gồm hướng dẫn low-carbon purchasing.

• Phiếu tham dự chương trình tập huấn và tài liệu thể hiện hướng dẫn low-carbon purchasing.
Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu của giải pháp tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự
thay đổi, bổ sung:
• Chính sách Mua sắm xanh có chữ ký của ban Quản lý dự án cho thấy kế hoạch mua sắm sản
phẩm ít phát thải cac-bon

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 109
SP-2 Healthy purchasing

Mục đích
Khuyến khích mua sắm sản phẩm thân thiện với sức khoẻ nhằm giảm thiểu các tác động tiêu
cực tới người sử dụng trong giai đoạn vận hành công trình.

Yêu cầu

Tiêu chí 2 Điểm


Áp dụng Chính sách Mua sắm Xanh, trong đó bao gồm ít nhất 2 loại sản phẩm
1
thân thiện với sức khoẻ của người sử dụng
Áp dụng Chính sách Mua sắm Xanh, trong đó bao gồm ít nhất 4 loại sản phẩm
2
thân thiện với sức khoẻ của người sử dụng

Công trình hỗn hợp cho thuê


Có thể đạt điểm tại khoản này nêu:
• Ban quản lý dự án thực hiện chính sách Healthy Purchasing trong không gian chung và
không gian occupied của chủ sở hữu tòa nhà (nếu có)
• Đơn vị thuê chính thực hiện chính sách Healthy Purchasing trong không gian riêng của
họ, và
• Cung cấp hướng dẫn cho thuê, chương trình tập huấn cho các đơn vị thuê khác để
hướng dẫn và khuyến khích họ mua bán sản phẩm tốt cho sức khỏe.

Công trình nhà ở chung cư


Chỉ cần xét đền sản phẩm được mua bán bởi chủ sở hữu tòa nhà và/hoặc ban quản lý tòa
nhà.

Tổng quan
Mua sắm xanh là mua sắm sản phẩm có tác động tiêu cực tới môi trường tự nhiên và sức
khoẻ của con người ít hơn so với những sản phẩm cùng loại. Thông qua áp dụng Chính sách
Mua sắm xanh, LOTUS khuyến khích việc sử dụng sản phẩm xanh trong quá trình vận hành,
bảo trì – duy tu và cải tạo công trình.

Sản phẩm xanh, hay sản phẩm thân thiện với môi trường, có nhiều chủng loại khác nhau. Tuy
nhiên những sản phẩm này đều có sự cân nhắc trong việc sử dụng nguyên liệu thô, quy trình
sản xuất, đóng gói, thành phần các chất gây ô nhiễm, quy trình xử lý rác thải, v.v.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 110
Tiếp cận & Thực hiện
Chuẩn bị và áp dụng chính sách Healthy Purchasing (HPP)
Chính sách này nên bao gồm các kế hoạch và quy trình Healthy Purchasing được ban lãnh
đạo cấp cao xác nhận và phải bao gồm các hoạt động mua hàng tiêu dùng và hàng hóa lâu
bền đang diễn ra. HPP phải thể hiện cam kết chỉ sử dụng các sản phẩm xanh được xác định
trong các mua sắm bất cứ khi nào có thể
Các sản phẩm tốt cho sức khỏe được mô tả trong bảng SP.3 và SP.4 (danh sách không giới
hạn) có thể bao gồm trong HPP.
Chính sách Healthy Purchasing có thể được bao gồm trong Chính sách Low-carbon
Purchasing, cùng trong chính sách Green Purchasing.
Để đạt điểm tại giai đoạn chứng nhận Chính thức, dự án cần thể hiện bằng chứng một số sản
phẩm xanh được mua bán trong quá trình thực hiện theo HPP.

Bảng SP.3: Một số loại sản phẩm tiêu dùng thường xuyên thân thiện với sức khoẻ của
người sử dụng

Sản phẩm Đặc tính xanh

Giấy vệ sinh Không chứa Chlorine (PCF, TCF hoặc ECF)

Giấy in Không chứa Chlorine (PCF, TCF hoặc ECF)

Bảng SP.4: Một số loại sản phẩm tiêu dùng lâu bền thân thiện với sức khoẻ của người sử dụng

Sản phẩm Đặc tính xanh

Sơn và lớp phủ Hàm lượng VOC thấp


Chất kết dính và chất chống
Hàm lượng VOC thấp
thấm
Gỗ đặc hoặc hàm lượng
Sản phẩm nội thất
formaldehyde thấp
Thảm Hàm lượng VOC thấp

Sản phẩm nhựa Không BPA và phthalate

Hồ sơ trình nộp

Giai đoạn Chứng nhận Tạm thời


• Chính sách Mua sắm xanh có chữ ký của ban Quản lý dự án cho thấy kế hoạch mua sắm sản
phẩm ít phát thải cac-bon

Full Certification Stage

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 111
• Danh sách toàn bộ sản phẩm thân thiện với sức khoẻ đã mua sắm trong Giai đoạn đánh giá
hiệu năng vận hành
• Tài liệu do nhà sản xuất công bố chứng minh sản phẩm đã mua sắm thân thiện với sức khoẻ
• Hoá đơn, biên lai hoặc yêu cầu thanh toán của sản phẩm thân thiện với sức khoẻ đã mua
sắm

Riêng đối với tòa nhà hỗn hợp cho thuê:

• Bản sao hướng dẫn cho thuê cung cấp thông tin bao gồm hướng dẫn healthy purchasing.

• Chương trình tập huấn và tài liệu thể hiện hướng dẫn healthy purchasing.
Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu của giải pháp tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự
thay đổi, bổ sung:
• Chính sách Mua bán xanh có chữ ký của ban Quản lý dự án cho thấy kế hoạch mua sắm sản
phẩm ít phát thải cac-bon

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 112
Sinh thái

Bước sang thế kỷ XXI, bùng nổ đô thị hóa diễn ra trên khắp châu Á, với nhiều siêu đô thị có
dân số trên 10 triệu người. Không nằm ngoài xu thế đó, tốc độ đô thị hóa tại Việt Nam cũng
tăng nhanh cùng sự tăng trưởng GDP. Mặc dù giúp cải thiện đời sống người dân, đô thị hóa
quá nhanh lại gây khó khăn cho công tác quản lý và trở thành nguy cơ đe dọa sự tồn tại của
nhiều hệ sinh thái. Khi những mảnh đất chưa được khai phá bị biến thành công trường xây
dựng, nhiều loài sinh vật cũng biến mất do mất đi môi trường sống.

Công trình đang vận hành chiếm phần lớn diện tích của các đô thị, đồng nghĩa với việc lấy đi
không gian sinh sống của các loài động thực vật bản địa. Để có thể giảm thiểu những tác
động tiêu cực, các công trình đang vận hành có thể tạo thêm lớp phủ thực vật bằng cách
trồng các loài bản địa trong khu đất công trình. Nhờ đó, công trình sẽ góp phần nâng cao đa
dạng sinh học cho khu vực đô thị, mang đến môi trường sống tốt hơn cho con người và các
loài sinh vật đang cùng chung sống. Bên cạnh đó, công trình cũng cần quản lý hiệu quả khu
vực cảnh quan sân vườn nhằm ngăn ngừa những tác động tiêu cực tới môi trường có thể
xảy ra khi tưới nước quá mức hoặc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu.

Nhận thức được tầm quan trọng của lớp phủ thực vật đối với khu vực đô thị, hạng mục Sinh
thái của LOTUS BIO khuyến khích và chứng nhận nỗ lực của dự án trong việc nâng cao tỷ lệ
lớp phủ thực vật trong khu vực công trình. Đồng thời, LOTUS BIO cũng khuyến khích việc tìm
hiểu đặc tính của cảnh quan và áp dụng một quy trình quản lý bền vững ngay từ những giai
đoạn đầu của dự án.

6
Sinh thái Điểm
Khoản Tiêu chí Điểm
Eco-1 Thảm thực vật 3 điểm
ĐKTQ
Thực hiện khảo sát thảm thực vật tại khu vực công trình
Eco-PR-1
Giải pháp A: Lớp phủ thực vật
10% diện tích khu đất có lớp phủ thực vật 1
Cộng 1 điểm cho mỗi 10% tăng thêm của diện tích khu đất có lớp phủ
3
thực vật (tối đa 30%)
Giải pháp B: Chất lượng lớp phủ thực vật
Nâng cao chất lượng lớp phủ thực vật tại khu đất 1
Eco-2 Quản lý cảnh quan bền vững 2 điểm
Thực hiện kế hoạch quản lý cảnh quan 2

Eco-3 Quản lý côn trùng gây hại 1 điểm

Áp dụng hệ thống quản lý sinh vật gây hại tích hợp 1

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 113
Eco-PR-1 và Eco-1 Thảm thực vật

Mục đích
Tăng tối đa tỉ lệ thảm thực vật trong khu vực công trình và đảm bảo đơn vị quản lý công trình
hiểu rõ về đặc tính và nhu cầu của lớp phủ thực vật.

Yêu cầu
Khoản Eco-1 chỉ áp dụng cho khu đất có diện tích lớp phủ thực vật lớn hơn 100 m2.

Tiêu chí 3 Điểm


ĐKTQ
Thực hiện khảo sát thảm thực vật tại khu vực công trình
Eco-PR-1
Giải pháp A: Lớp phủ thực vật

10% diện tích khu đất có lớp phủ thực vật 1


Cộng 1 điểm cho mỗi 10% tăng thêm của diện tích khu đất có lớp phủ thực vật
3
(tối đa 30%)
Giải pháp B: Chất lượng lớp phủ thực vật

Nâng cao chất lượng lớp phủ thực vật tại khu đất 1

Tổng quan
Thảm thực vật có vai trò rất lớn trong việc cải thiện điều kiện vi khí hậu, thông gió và chất
lượng cảnh quan của khu vực công trình. Hơn thế nữa, thảm thực vật có khả năng giúp phục
hồi lớp đất mặt và chống xói mòn. Bảo vệ thảm thực vật tại khu đất cũng góp phần bảo tồn
tài nguyên thiên nhiên, từ đó giúp phát huy các quần thể thực vật bản địa cũng như môi trường
sống tự nhiên tại khu đất, đồng thời hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái.

Khu đất có tỷ lệ diện tích lớp phủ thực vật lớn không những duy trì được đa dạng sinh học
mà còn có được bồn chứa các-bon lớn, cải thiện khả năng hấp thụ CO2. Các loài thực vật
giúp giảm nhẹ tác động của khí thải phát sinh từ các hoạt động vận hành công trình. Do đó,
LOTUS khuyến khích các dự án tối đa hoá diện tích lớp phủ thực vật.

Tiếp cận & Thực hiện


ĐKTQ Eco-PR- 1

Dự án thực hiện khảo sát thảm thực vật, cho thấy số lượng và chất lượng của thảm thực vật
trên toàn bộ diện tích khu đất, bao gồm cả mái xanh.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 114
Khảo sát thảm thực vật cần bao gồm các thông tin sau:
• Danh sách các loài (tên Latin và tên tiếng Việt), số lượng các cá thể hoặc diện tích che
phủ (m2) của mỗi loài, ghi rõ các loài là thực vật bản địa
• Quy hoạch cảnh quan cho thấy vị trí các cây trong khu vực, trừ cỏ và cây nhỏ (đối với các
vùng xây dựng nhỏ hơn hoặc bằng 2 ha), hoặc từng cụm vị trí của cùng một loài (đối với
các vùng xây dựng lớn hơn 2 ha)
• Danh sách các cây trồng lớn hơn 50 tuổi
• Danh sách các cây trồng có giá trị đặc thù về sinh thái hoặc tâm linh
• Ảnh chụp cho thấy thảm thực vật hiện có trong khu đất xây dựng

Giải pháp A: Thảm thực vật

Dự án thực hiện giải pháp giúp tối đa hoá tỷ lệ diện tích lớp phủ thực vật. Trong trường hợp
cần bổ sung các loại cây trồng mới, dự án có thể lựa chọn các giải pháp trong mục Giải pháp
B nhằm nâng cao chất lượng lớp phủ thực vật.

Giải pháp B: Chất lượng lớp phủ thực vật

Nhằm nâng cao chất lượng lớp phủ thực vật của khu đất, dự án có thể thực hiện các giải
pháp sau:
• Thay thế các loại cây có giá trị sinh học thấp hoặc không đáng kể (như cỏ và cây có mạch
nhỏ mọc dại trong khu đất) bằng các loại cây bản địa hoặc cây thích nghi với khí hậu, có
giá trị sinh học cao hơn và khả năng thích nghi tốt hơn
• Cân nhắc các nhu cầu về ánh sáng và nước của loài khi lựa chọn nơi gieo trồng (đặc biệt
tại các khu vực được chắn nắng)
• Tăng số lượng loài thực vật trong khu đất nhằm cải thiện đa dạng sinh học
Dự án sẽ được cộng 01 điểm khi:
• Tối thiểu 100 m2 hoặc 50% diện tích lớp phủ thực vật có giá trị sinh học thấp được cải tạo
bằng cách thay thế các loài hiện có bằng các loài cây bản địa hoặc cây thích nghi với khí
hậu.
- HOẶC -
• Trồng thêm 03 loài thực vật mới trong phạm vi khu đất dự án

Tính toán
Giải pháp A: Thảm thực vật

Tính tỷ lệ diện tích lớp phủ thực vật của khu đất theo phương pháp sau:

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 115
• Xác định diện tích lớp phủ thực vật theo cách phân loại sau:
- Cỏ và cây có mạch nhỏ mọc dại trong khu đất, có giá trị sinh học thấp hoặc không
đáng kể, không được tính vào lớp phủ thực vật (cây trồng trong khu vực bãi cỏ vẫn
được tính vào lớp phủ)
- Các loại thực vật tầng thấp và cây bụi: tính diện tích che phủ khi nhìn từ trên xuống
- Cây: Lấy diện tích che phủ khi nhìn từ trên xuống theo mức trung bình hàng năm.
Nếu không xác định được diện tích che phủ của cây, lấy diện tích che phủ tiêu chuẩn
là 1m2.
- Nếu lắp đặt mái xanh: Tính cả diện tích mái xanh vào diện tích lớp phủ thực vật, bất
kể mái xanh sử dụng loài hoặc nhóm thực vật nào.

• Tính tỷ lệ diện tích lớp phủ thực vật theo công thức sau:

AV
Tỷ lệ diện tích lớp phủ thực vật [%] = ( ) × 100
AS
AV = Diện tích trồng cây [m2]
AS = Diện tích khu đất [m2]

Giải pháp B: Chất lượng lớp phủ thực vật

Tính tỷ lệ diện tích lớp phủ thực vật được cải tạo theo phương pháp sau:
• Tính diện tích lớp phủ thực vật có giá trị sinh học thấp hoặc không đáng kể theo tổng diện
tích che phủ khi nhìn từ trên xuống
• Tính tỷ lệ diện tích lớp phủ thực vật được cải tạo theo công thức sau:

AI
Tỷ lệ diện tích lớp phủ thực vật được cải tạo [%] = ( ) × 100
AL

AI = Diện tích lớp phủ thực vật được cải tạo [m2]
AL = Diện tích lớp phủ thực vật có giá trị sinh học thấp hoặc không đáng kể [m2]

Tính tổng số loài thực vật trong khu đất theo phương pháp sau:
• Xác định diện tích mỗi loại lớp phủ thực vật trong khu đất (như cỏ, cây bụi, cây gỗ, lớp
phủ nền, v.v.)
• Xác định số lượng loài thuộc mỗi loại lớp phủ thực vật
• Tính tổng số lượng loài thực vật trong khu đất

∑𝑖 𝐴𝑖 × 𝑆𝑖
Tổng số lượng loài thực vật =
AS

Ai = Diện tích lớp phủ thực vật loại i [m2]


Si = Số lượng loài thuộc lớp phủ thực vật loại i
AS = Diện tích khu đất [m2]

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 116
Ví dụ:

Dự án có một diện tích lớp phủ thực vật ban đầu với giá trị sinh học thấp và quyết định trồng
mới một số loài cây trong khu đất như liệt kê trong Bảng Eco.1

Bảng Eco.1: Thống kê loài thực vật trong khu đất dự án


Lớp phủ thực vật ban đầu Lớp phủ thực vật đã cải tạo
Loại lớp phủ
thực vật Số lượng loài Diện tích Number of Số lượng
thực vật [m2] different species loài thực
vật
Cây 3 25 5 40

Cây bụi 2 30 3 50
Lớp phủ nền
1 40 5 75
(không tính cỏ)
Cỏ 1 100 0 0
Cây hoa lưu niên
0 0 8 30
có thân thảo

3 × 25 + 2 × 30 + 1 × 40 + 1 × 100
Tổng số loài thực vật trong khu đất ban đầu = = 1.3
195

5 × 40 + 3 × 50 + 5 × 75 + 8 × 30
Số loài thực vật được trồng mới = = 4.95
195

Dự án đã thực hiện trồng mới hơn 3 loài thực vật trong khu đất, nhờ đó đạt 01 điểm tại Giải
pháp B.

Hồ sơ trình nộp

Giai đoạn Chứng nhận Tạm thời


Điều kiện tiên quyết Eco-PR-1
• Khảo sát thảm thực vật kèm theo bản quy hoạch cảnh quan và ảnh chụp cho thấy lớp phủ
thực vật hiện có của khu đất
Giải pháp A và B:

Nếu dự án trồng thêm loài mới sau khi thực hiện khảo sát thảm thực vật:

• Mô tả phương pháp bảo tồn hoặc khôi phục thảm thực vật trong khu đất

• Trích dẫn quy hoạch cảnh quan cho thấy các loại cây sẽ được trồng mới trong khu đất
Với khu đất có diện tích nhỏ hơn hoặc bằng 2 ha:
• Bản đề xuất quy hoạch cảnh quan cho thấy vị trí của cây trồng trong khu đất (không tính cỏ
và cây có mạch nhỏ)

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 117
Với khu đất có diện tích lớn hơn 2 ha:
• Bản đề xuất quy hoạch cảnh quan cho thấy vị trí các nhóm cây trồng cùng loại trong khu đất

Giải pháp A: Lớp phủ thực vật

• Tính toán tỷ lệ diện tích lớp phủ thực vật cho thấy sự đáp ứng các yêu cầu của giải pháp

Giải pháp B: Chất lượng lớp phủ thực vật


• Tính tỷ lệ diện tích lớp phủ thực vật được cải tạo
- VÀ/HOẶC -
• Tính toán số loài thực vật được trồng mới trong khu đất

Giai đoạn Chứng nhận Chính thức

Điều kiện tiên quyết Eco-PR-1

Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu của giải pháp tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời:
• Khảo sát thảm thực vật kèm theo bản quy hoạch cảnh quan và ảnh chụp cho thấy lớp phủ
thực vật hiện có của khu đất
Giải pháp A và B:

Nếu dự án trồng thêm loài mới sau khi thực hiện khảo sát thảm thực vật:

• Ảnh chụp cho thấy các loại cây trồng mới


Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu của giải pháp tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự
thay đổi, bổ sung:
• Mô tả phương pháp bảo tồn hoặc khôi phục thảm thực vật trong khu đất đã thực hiện

• Danh sách các loài thực vật được trồng mới trong khu đất
Với khu đất có diện tích nhỏ hơn hoặc bằng 2 ha:
• Bản quy hoạch cảnh quan cho thấy vị trí của cây trồng trong khu đất (không tính cỏ và cây có
mạch nhỏ)
Với khu đất có diện tích lớn hơn 2 ha:
• Bản quy hoạch cảnh quan cho thấy vị trí các nhóm cây trồng cùng loại trong khu đất

Giải pháp A: Lớp phủ thực vật


Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu của giải pháp tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự
thay đổi, bổ sung:
• Tính toán tỷ lệ diện tích lớp phủ thực vật cho thấy sự đáp ứng các yêu cầu của giải pháp
Giải pháp B: Chất lượng lớp phủ thực vật
Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu của giải pháp tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự
thay đổi, bổ sung:
• Tính tỷ lệ diện tích lớp phủ thực vật được cải tạo
- VÀ/HOẶC -
• Tính toán số loài thực vật được trồng mới trong khu đất

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 118
Eco-2 Quản lý cảnh quan bền vững

Mục đích
Bảo tồn sự toàn vẹn của hệ sinh thái, bảo vệ môi trường và khuyến khích áp dụng giải pháp
cảnh quan không phát thải chất độc hại.

Yêu cầu

Tiêu chí 2 Điểm

Thực hiện kế hoạch quản lý cảnh quan 2

Overview
Kế hoạch quản lý cảnh quan hiệu quả không những giúp đảm bảo cảnh quan sân vườn được
phủ xanh đúng cách mà còn giảm thiểu nhu cầu tưới nước và sử dụng phân bón cho sân
vườn. Quản lý hiệu quả thảm thực vật còn giúp hạn chế tình trạng xói mòn đất.

Tưới nước cho cảnh quan sân vườn là một nguồn tiêu thụ nước sinh hoạt khá lớn. Giải pháp
quản lý cảnh quan hiệu quả sẽ làm giảm đáng kể hoặc thậm chí loại bỏ nhu cầu tưới sân
vườn. Trồng mới và duy trì các loại cây bản địa trong khu đất giúp cải thiện khả năng tự
dưỡng của sân vườn, hạn chế nhu cầu bổ sung nước tưới, phân bón và thuốc trừ sâu. Lớp
phủ thực vật ngoài khả năng hạn chế xói mòn còn có thể thu hút các loài động vật bản địa,
tạo dựng sự kết nối giữa công trình và môi trường tự nhiên.

Việc sử dụng phân bón gây nhiều tác động tới môi trường. Nitrat ngấm qua đất có thể gây
ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người và làm cho đất hoá chua. Hơn thế nữa, nitrat ngấm
vào nguồn nước gây ra hiện tượng phú dưỡng (trong nước có quá nhiều chất dinh dưỡng),
kéo theo sự phát triển nhanh chóng của tảo và sản sinh ra các chất độc hại cho động vật và
con người.

Tiếp cận & Thực hiện


Kế hoạch quản lý cảnh quan cần có chương trình chăm sóc liên tục cho thảm thực vật, trong
đó có quản lý đất và lựa chọn loài thực vật phù hợp.

Kế hoạch quản lý cảnh quan hiệu quả cần áp dụng một số nguyên tắc như:
• Hiểu rõ các loài thực vật trong khu đất và tưới nước phù hợp với nhu cầu của mỗi loài;
khuyến khích áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt
• Thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình trạng của lớp phủ thực vật

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 119
• Lưu trữ thông tin bảo trì cảnh quan như tưới nước, tạo lớp phủ, ủ phân, bón phân, làm cỏ
và sử dụng thuốc trừ sâu
• Sử dụng phân mùn hữu cơ và phân xanh, tận dụng lá cây và rác hữu cơ trong khu đất.
Ưu tiên sử dụng phân hữu cơ thay cho phân bón tổng hợp.
• Lựa chọn các loài cây bản địa khi trồng mới hoặc trồng thay thế do các loài này không
cần chăm sóc nhiều (ít nhu cầu tưới nước, bón phân, kiểm soát sâu bệnh hại) do đã thích
nghi tốt với môi trường địa phương. Khi lựa chọn cây trồng cần cân nhắc tới mối quan hệ
với công trình để đảm bảo các yếu tố như chắn nắng, độ che phủ, v.v.
• Dựng hàng rào tạm thời nhằm bảo vệ khu vực cây trồng có khả năng bị ảnh hưởng bởi
các hoạt động xây dựng, cải tạo hay bảo trì – duy tu công trình. Hàng rào nên có chiều
cao tối thiểu 1.2m, làm bằng các cột kim loại hoặc chăng dây.
Kế hoạch quản lý cảnh quan cần có tối thiểu những điểm sau đây:
• Đánh giá cảnh quan sân vườn của khu đất: bao gồm thông tin sơ lược về các khu vực
sân vườn, thông tin chi tiết về các loài thực vật và đặc tính của đất.
• Chương trình và kết quả kiểm tra đánh giá cảnh quan: nội dung chương trình và cam kết
duy trì lưu trữ thông tin về các hoạt động bảo trì cảnh quan.
• Giải pháp bảo trì cảnh quan bền vững: thông tin chi tiết về nhu cầu bảo trì cảnh quan và
các giải pháp cảnh quan phù hợp. Cam kết và kế hoạch thực hiện các hoạt động như tạo
mùn, làm phân hữu cơ, cắt cỏ, cắt tỉa cây và loại bỏ các cây nhiễm sâu bệnh.
• Tiết kiệm nước: Thông tin chi tiết về nhu cầu và giải pháp tưới nước cho sân vườn, cam
kết chỉ tưới sân vườn khi thực sự cần thiết.
• Phân bón và thuốc trừ sâu hoá học: Thông tin chi tiết về nhu cầu sử dụng phân bón hoá
học cho sân vườn (nếu có), cam kết ưu tiên sử dụng phân bón hữu cơ và giảm thiểu sử
dụng các loại phân bón và thuốc trừ sâu hoá học.
• Lựa chọn các loài thực vật bản địa: Cam kết gieo trồng các loài cây bản địa trong khu đất.

Hồ sơ trình nộp

Giai đoạn Chứng nhận Tạm thời

• Kế hoạch quản lý cảnh quan

Giai đoạn Chứng nhận Chính thức


• Thông tin lưu trữ về hoạt động quản lý cảnh quan trong giai đoạn đánh giá hiệu năng vận
hành theo yêu cầu của kế hoạch quản lý cảnh quan, bao gồm: tưới sân vườn, tạo mùn, làm
phân hữu cơ, bón phân, cắt tỉa cây và loại bỏ các cây nhiễm sâu bệnh
Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu của giải pháp tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự
thay đổi, bổ sung:
• Kế hoạch quản lý cảnh quan đã thực hiện trong giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 120
Eco-3 Quản lý côn trùng gây hại

Mục đích
Quản lý sinh vật gây hại theo phương châm thân thiện với môi trường và giảm thiểu sử dụng
thuốc trừ sâu hoá học.

Yêu cầu

Tiêu chí 1 điểm

Áp dụng hệ thống quản lý sinh vật gây hại tích hợp 1

Tổng quan
Nhiều loại thuốc trừ sâu có khả năng tiêu diệt sâu bệnh hại cả trong nhà và ngoài trời, được
sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, tiêu biểu như:
• Thuốc diệt côn trùng
• Thuốc diệt cỏ
• Thuốc diệt nấm (phòng trừ nấm mốc và nấm)
• Thuốc phòng trừ các loài gặm nhấm
• Thuốc khử trùng xông hơi: thuốc diệt côn trùng tồn tại ở dạng khí hoặc hơi nước tại nhiệt
độ phòng. Chúng rất độc và có thể huỷ diệt mọi tế bào sống.

Khi phun thuốc trừ sâu trực tiếp lên đối tượng gây hại (thực vật hoặc động vật) sẽ gây ảnh
hưởng tới toàn bộ khu đất, trong đó có cây trồng và các sinh vật sống trong đất. Thuốc trừ
sâu là nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người và sinh vật sinh sống trong khu vực
lân cận, làm suy giảm đa dạng sinh học. Hơn thế nữa, thuốc trừ sâu khi phát tán trong không
khí hoặc tầng nước mặt do nước mưa chảy tràn sẽ có thể đi vào cơ thể người, động thực vật
hoặc thấm vào đất. Thuốc trừ sâu phát tán vào nước ngầm không chỉ gây ảnh hưởng tới con
người và sinh vật bên trong công trình mà còn tác động tới cả các khu vực xung quanh (theo
Tổ chức Y tế Thế giới)

Những biện pháp phòng ngừa và diệt trừ sâu bệnh phi hoá học có hiệu quả tương đối cao.
Dự án có thể áp dụng một hệ thống quản lý sinh vật gây hại tích hợp, tập trung vào khả năng
kiểm soát chứ không loại trừ hoàn toàn các sinh vật gây hại, nhờ đó giảm thiểu sử dụng thuốc
trừ sâu hoá học.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 121
Tiếp cận & Thực hiện
Quản lý sinh vật gây hại tích hợp là giải pháp quản lý sinh vật gây hại một cách có hệ thống,
trong đó bao gồm kiểm soát sinh vật gây hại bên trong và bên ngoài công trình.

Hệ thống quản lý sinh vật gây hại tích hợp có thể do đơn vị quản lý toà nhà hoặc chuyên gia
về xử lý sinh vật hại phát triển, thường bao gồm các thành phần cơ bản sau:
• Xác định mức độ sinh vật hại cho phép bên trong và bên ngoài công trình; khi sinh vật hại
vượt quá mức độ cho phép, đơn vị quản lý toà nhà và cảnh quan sẽ thực hiện biện pháp
xử lý. Biện pháp này tập trung vào kiểm soát chứ không loại trừ hoàn toàn các sinh vật
gây hại, chấp nhận các sinh vật gây hại luôn tồn tại trong khu vực công trình.
• Giải pháp phòng ngừa:
- Bên trong công trình: Trám kín các vị trí sinh vật hại có thể lợi dụng để đi vào công
trình, thường xuyên đổ rác và loại bỏ nước tù đọng (như rò rỉ từ vòi nước, không
cho nước ứ đọng trong công trình) và bảo quản thực phẩm đúng cách.
- Bên ngoài công trình: Trồng các loài cây bản địa, thích nghi tốt với điều kiện địa
phương; đảm bảo đường thoát nước mưa, không để xảy ra tình trạng ứ đọng nước
khiến côn trùng có điều kiện sinh sôi; chăm sóc cảnh quan sân vườn, loại bỏ hoặc
cắt tỉa các cây bị nhiễm sâu bệnh hại.
• Theo dõi: Thường xuyên kiểm tra công trình và cảnh quan sân vườn, ghi chép lại thông
tin về các loại côn trùng, chất thải của động vật, bẫy bào tử trên cây trồng, cỏ dại, v.v.
• Kiểm soát cơ học: Ưu tiên thực hiện giải pháp cơ học (cắt cỏ, dựng rào chắn, đặt bẫy…)
• Kiểm soát sinh học: Sử dụng côn trùng để tiêu diệt sâu bệnh hại hoặc dùng thuốc trừ sâu
sinh học
• Sử dụng thuốc trừ sâu: Chỉ sử dụng thuốc trừ sâu khi thực sự cần thiết, thường vào một
số thời điểm nhất định trong vòng đời của sâu bệnh.

Hệ thống quản lý sinh vật gây hại tích hợp cần được triển khai thành kế hoạch cụ thể, bao
gồm những thông tin sau:
• Mức độ sinh vật gây hại cho phép bên trong và bên ngoài công trình
• Các biện pháp phòng ngừa (bên trong và bên ngoài công trình), ghi rõ các biện pháp cần
được duy trì
• Giải pháp kiểm tra định kỳ, kèm theo phương pháp lưu trữ kết quả kiểm tra
• Giải pháp kiểm soát cơ học (bên trong và bên ngoài công trình) khi sinh vật gây hại vượt
quá mức độ cho phép
• Giải pháp kiểm soát sinh học (bên trong và bên ngoài công trình) cần thực hiện khi sinh
vật gây hại vượt quá mức độ cho phép và kiểm soát cơ học không có hiệu quả

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 122
• Kiểm soát sử dụng thuốc trừ sâu (bên trong và bên ngoài công trình) cần thực hiện khi
sinh vật gây hại vượt quá mức độ cho phép và kiểm soát cơ học và sinh học không có
hiệu quả. Xác định rõ thời điểm sử dụng thuốc trừ sâu trong vòng đời của sinh vật gây
hại, chủng loại và số lượng thuốc trừ sâu cần sử dụng.

Hồ sơ trình nộp

Giai đoạn Chứng nhận Tạm thời


• Kế hoạch triển khai hệ thống quản lý sinh vật gây hại tích hợp

Giai đoạn Chứng nhận Chính thức


• Thông tin lưu trữ về hoạt động quản lý sinh vật gây hại và sử dụng thuốc trừ sâu trong giai
đoạn đánh giá hiệu năng vận hành theo yêu cầu của hệ thống quản lý sinh vật gây hại tích
hợp
Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu của giải pháp tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự
thay đổi, bổ sung:
• Kế hoạch triển khai hệ thống quản lý sinh vật gây hại tích hợp

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 123
Chất thải & Ô nhiễm

Công trình xây dựng và người sử dụng công trình tạo ra nhiều loại chất thải và ô nhiễm, bao
gồm nước thải, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm ánh sáng, hóa chất gây suy giảm tầng ozone
và các khí nhà kính. Giảm thiểu phát thải là mục tiêu chính của các công trình xanh.

Tại Việt Nam, riêng lượng nước thải sinh hoạt của ba thành phố lớn nhất đã lên đến khoảng
1.9 triệu m3/ngày, trong khi khả năng xử lý chỉ đáp ứng được ở mức dưới 10%. Xảy ra tình
trạng này là do các nhà máy xử lý nước thải đô thị và hệ thống thoát nước đã lạc hậu và bị
quá tải. Nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt đổ trực tiếp vào môi trường tự nhiên,
trở thành một trong những mối lo ngại lớn khi các dòng chảy và nguồn nước ngầm tự nhiên
của Việt Nam đang ngày càng bị ô nhiễm. Do đó, nước thải từ các công trình cần đáp ứng
những yêu cầu tối thiểu về chất lượng nhằm hạn chế tác động tiêu cực tới hệ sinh thái khu
vực hạ lưu các dòng chảy.

Khu vực đô thị của Việt Nam thải ra hơn 8 triệu tấn chất thải rắn mỗi năm, trong khi chỉ thu
gom và xử lý được khoảng 70%. Điều đó đồng nghĩa với khoảng 2.5 triệu tấn chất thải rắn
chưa được xử lý đổ thẳng vào môi trường mỗi năm.

Phòng ngừa ô nhiễm là cực kỳ quan trọng, do việc khắc phục tình trạng ô nhiễm luôn tốn kém
và không thực sự hiệu quả. Những tiêu chí trong hạng mục Chất thải & Ô nhiễm của LOTUS
BIO khuyến khích các giải pháp và công nghệ giúp giảm thiểu phát thải, từ đó giảm ảnh hưởng
của rác thải và các chất gây ô nhiễm. Với thiết bị và thông số kỹ thuật phù hợp của các hệ
thống công trình, cùng quy trình quản lý hiệu quả suốt vòng đời công trình sẽ làm giảm mức
phát thải và gây ô nhiễm của công trình xây dựng. Thêm vào đó, các chương trình tái sử dụng
và tái chế có hệ thống cũng có hiệu quả đáng kể trong hạn chế phát thải và ô nhiễm từ khu
vực công trình.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 124
8
Chất thải & Ô nhiễm
Điểm
Khoản Tiêu chí Điểm

WP-1 Xử lý nước thải 2 điểm


Công trình tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định về nước thải có liên
2
quan

WP-2 Quản lý chất thải rắn 3 điểm


ĐKTQ
Thực hiện kiểm toán chất thải rắn
WP-PR-1
Giải pháp A: Hệ thống quản lý chất thải rắn thân thiện với môi trường

Áp dụng một hệ thống quản lý chất thải rắn thân thiện với môi trường 1

Giải pháp B: Khu tập kết - tái chế rác thải


Xây dựng khu tập kết - tái chế rác thải phục vụ toàn bộ người sử dụng
1
công trình
Giải pháp C: Hạn chế lượng chất thải rắn cần tiêu huỷ hoặc chôn lấp

Giảm 50% lượng chất thải rắn cần tiêu huỷ hoặc chôn lấp của công trình 1

WP-3 Môi chất lạnh 2 điểm


Giải pháp A:
Tác động của môi chất lạnh từ hệ thống điều hòa không khí lên bầu khí quyển
Hệ số tác động trung bình của môi chất lạnh tới bầu khí quyển từ tất cả
1
các hệ thống điều hòa không khí lắp đặt trong tòa nhà ở mức dưới 13
Hệ số tác động trung bình của môi chất lạnh tới bầu khí quyển từ tất cả
2
các hệ thống điều hòa không khí lắp đặt trong tòa nhà ở mức dưới 11
Giải pháp B: Quản lý môi chất lạnh

Thực hiện giải pháp giảm thiểu thất thoát hàng năm của môi chất lạnh 1

WP-4 Giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng 1 điểm

Tuỳ chọn A: Giải pháp tự động ngắt sáng


Thực hiện các giải pháp tự động ngắt sáng cho thiết bị chiếu sáng ngoại
thất và thiết bị chiếu sáng nội thất có quang thông ra bên ngoài qua cửa 1
sổ
Tuỳ chọn B: Che chắn thiết bị chiếu sáng ngoại thất
Che chắn tất cả các thiết bị chiếu sáng ngoại thất (full cutoff, cutoff hoặc
1
semi-cutoff)

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 125
WP-1 Xử lý nước thải

Mục đích
Khuyến khích thực hiện giải pháp xử lý nước thải phù hợp trước khi thải từ khu đất ra môi
trường bên ngoài.

Yêu cầu

Tiêu chí 2 Điểm

Công trình tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định về nước thải có liên quan 2

Tổng quan
Nước thải nếu không được xử lý hoặc xử lý không phù hợp khi thải ra môi trường có thể dẫn
tới nguy cơ lây lan bệnh dịch, cá chết hàng loạt hoặc huỷ diệt các loài thuỷ sinh. Tại Việt Nam,
xử lý nước thải tại chỗ đặc biệt quan trọng do chỉ có 10% lượng nước thải được xử lý tại các
nhà máy xử lý nước. Xử lý nước thải tại chỗ thường bao gồm một bể tự hoại hoặc sử dụng
các công nghệ tiên tiến hơn như lọc hay xử lý và khử trùng bằng công nghệ sinh học mang
lại hiệu quả cao hơn. Hệ thống xử lý nước thải cần được quản lý và duy tu định kỳ để có thể
đảm bảo hiệu năng vận hành tối ưu.

Tiếp cận & Thực hiện


Dự án có trách nhiệm xác định và tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn và quy định có liên quan về
nước thải do các quy định này thường xuyên được ban hành và cập nhật. Tham khảo một số
tiêu chuẩn và quy định sau:

• QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
• QCVN 10:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ
• QCVN 09-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm

Một số tiêu chuẩn và quy định đối với công trình công nghiệp:
• QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp
• TCVN 6980:2001 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào vực
nước sông dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt
• QCVN 13-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt
nhuộm

Tiêu chuẩn đối với công trình y tế:


• QCVN 28:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 126
Hồ sơ trình nộp

Giai đoạn Chứng nhận Tạm thời


• Báo cáo chứng minh hệ thống xử lý nước thải của công trình đã/sẽ tuân thủ yêu cầu của các
tiêu chuẩn và quy định phù hợp

• Sơ đồ hoặc bản vẽ hệ thống xử lý nước thải đang sử dụng và/hoặc được đề xuất

Nếu hệ thống xử lý nước thải đã đáp ứng yêu cầu của các tiêu chuẩn và quy định có liên quan:

• Kết quả kiểm tra nước thải đã xử lý theo yêu cầu của các tiêu chuẩn và quy định có liên quan

Giai đoạn Chứng nhận Chính thức


• Báo cáo chứng minh hệ thống xử lý nước thải của công trình đã tuân thủ yêu cầu của các tiêu
chuẩn và quy định phù hợp trong giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành
• Kết quả kiểm tra nước thải đã xử lý theo yêu cầu của các tiêu chuẩn và quy định có liên quan
trong giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành
Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu của giải pháp tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự
thay đổi, bổ sung::
• Sơ đồ hoặc bản vẽ hệ thống xử lý nước thải

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 127
WP-PR-1 và WP-2 Quản lý chất thải rắn

Mục đích
Nắm bắt khối lượng và phân loại rác thải của công trình, từ đó áp dụng hệ thống quản lý chất
thải rắn thân thiện với môi trường.

Yêu cầu

Tiêu chí 3 Điểm


ĐKTQ
Thực hiện kiểm toán chất thải rắn
WP-PR-1

Giải pháp A: Hệ thống quản lý chất thải rắn thân thiện với môi trường

Phát triển và áp dụng một hệ thống quản lý chất thải rắn thân thiện với môi trường 1

Giải pháp B: Khu tập kết - tái chế rác thải

Xây dựng khu tập kết - tái chế rác thải phục vụ toàn bộ người sử dụng công trình 1

Giải pháp C: Hạn chế lượng chất thải rắn cần tiêu huỷ hoặc chôn lấp

Giảm 50% lượng chất thải rắn cần tiêu huỷ hoặc chôn lấp của công trình 1

Tổng quan
Kiểm toán chất thải rắn là phương pháp xác định nguồn thải và khối lượng chất thải của công
trình, từ đó giúp quản lý hiệu quả hoạt động tái sử dụng hoặc tiêu huỷ chất thải rắn. Thông
qua kiểm toán chất thải rắn và áp dụng hệ thống quản lý chất thải rắn thân thiện với môi
trường, đơn vị sở hữu và vận hành công trình có thể cải thiện khả năng tái sử dụng và giảm
thiểu lượng rác thải cần chôn lấp hoặc thiêu huỷ.

Một khối lượng lớn chất thải rắn của công trình đang vận hành có thể được tái chế hoặc tái
sử dụng thay vì mang đi chôn lấp. Quản lý hiệu quả và phân loại nhằm tái chế rác thải là
những giải pháp đơn giản giúp giảm thiểu lượng rác thải phát sinh trong quá trình vận hành
công trình.

Tiếp cận & Thực hiện


ĐKTQ WP-PR-1

Thực hiện kiểm toán chất thải rắn của công trình, từ đó xác định giải pháp tái chế, tái sử dụng,
giảm thiểu lượng rác thải cần thiêu đốt hoặc chôn lấp.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 128
Dự án thực hiện kiểm toán chất thải rắn đối với toàn bộ vật liệu rắn có nguồn gốc từ các sản
phẩm tiêu dùng thường xuyên.
Quá trình kiểm toán có thể thực hiện trước hoặc trong giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành,
khi công trình đã hoàn toàn đi vào sử dụng. Hoạt động kiểm toán có thể do chính dự án hoặc
đơn vị kiểm toán độc lập thực hiện. Kiểm toán cần xác định được khả năng tái chế, tái sử
dụng vật liệu trong dòng chất thải rắn của công trình.

Kiểm toán chất thải rắn cần phân loại được chất thải rắn theo các nguồn thải như:
• Nhựa
• Kính
• Giấy in, giấy báo, giấy bìa
• Kim loại
• Thực phẩm và chất hữu cơ
• Chất thải điện tử

Strategy A: Environmentally friendly solid waste management system

Dựa trên kết quả thu được từ kiểm toán năng lượng, dự án phát triển một hệ thống quản lý
chất thải rắn thân thiện với môi trường. Hệ thống cần được trình bày dưới hình thức hướng
dẫn thực hiện, cho thấy cam kết của dự án trong việc liên tục duy trì cơ sở vật chất nhằm
đáp ứng yêu cầu xử lý chất thải. Hệ thống bao gồm những yêu cầu thực hiện các giải pháp
quản lý chất thải theo 4 khía cạnh sau:
• Giảm thiểu nguồn thải
- Giảm thiểu nguồn phát sinh chất thải (như đóng gói, in ấn, mua sắm, v.v.)
- Mua sắm sản phẩm với khối lượng, số lượng lớn
- Giảm thiểu hoặc không sử dụng các sản phẩm chứa chất độc hại
- Sử dụng khăn tắm, khăn trải bàn, khăn ăn, bát đĩa, cốc chén… có độ bền cao
• Tái sử dụng rác thải
- Tái sử dụng hộp các-tông, thiết bị nội thất, vật dụng văn phòng phẩm
- Quyên góp các vật dụng, sản phẩm đã cũ, không sử dụng đến
• Tái chế rác thải
- Lắp đặt thùng chứa rác tái chế
- Thu mua các vật liệu, sản phẩm có thể tái chế phù hợp trong khu vực lân cận
• Quản lý chất thải độc hại
- Chứng minh sự đáp ứng các quy định hiện hành về quản lý và tiêu huỷ chất thải
độc hại
- Thu gom và phân loại chất thải độc hại (như pin, thiết bị chiếu sáng, v.v.)

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 129
Nhằm đảm bảo giải pháp quản lý chất thải được thực hiện đúng theo yêu cầu, hệ thống quản
lý chất thải rắn cần kèm theo các thông tin hướng dẫn dành cho người sử dụng công trình.

Giải pháp B: Khu tập kết, tái chế rác thải

Công trình hoặc khu đất cần có một khu tập kết – tái chế rác thải với các thùng rác dùng để
tập hợp, phân loại và tích trữ rác thải có khả năng tái chế.

Khu tập kết cần phân bố vị trí cho tối thiểu các loại vật liệu có thể tái chế sau:
• Giấy (gồm cả giấy báo)
• Bìa các-tông
• Nhựa
• Kim loại
• Kính

Một số vật liệu có khả năng tái chế khác như:


• Đèn huỳnh quang
• Chất thải điện tử (pin, thiết bị điện tử, v.v.)
• Thực phẩm và chất thải hữu cơ (dùng làm phân xanh)

Khu tập kết tái chế rác thải cần được đặt tại tầng hầm, tầng trệt hoặc bên ngoài công trình,
gần các cổng ra vào công trình để người sử dụng và xe chuyên chở dễ dàng tiếp cận. Khu
tập kết tái chế và các thùng rác cần được đánh dấu rõ ràng.

Giải pháp C: Hạn chế lượng chất thải rắn cần tiêu hủy hoặc chôn lấp

Giảm lượng chất thải rắn cần tiêu huỷ hoặc chôn lấp của công trình bằng cách triển khai hệ
thống quản lý chất thải rắn thân thiện với môi trường (Giải pháp A) hoặc trực tiếp thực hiện
các giải pháp quản lý chất thải.

Tính toán
Giải pháp B: Khu tập kết, tái chế rác thải

Diện tích khu tập kết - tái chế rác thải tùy thuộc vào tổng diện tích sàn (GFA) của tòa nhà như
hướng dẫn trong Bảng WP.1.

Trường hợp diện tích sàn của tòa nhà nằm giữa các giá trị trong bảng, dùng phép nội suy
tuyến tính để xác định tỷ lệ diện tích thích hợp cho khu tập kết tái chế. Dự án có GFA nhỏ hơn
500 m2 cần có tối thiểu 7.5 m2 và dự án có GFA lớn hơn 20,000 m2 cần sử dụng 0.15% diện
tích làm khu tập kết tái chế rác thải.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 130
Đối với dự án có diện tích khu tập kết tái chế rác thải hơn 50 m2, dự án có thể lựa chọn một
tỷ lệ nhỏ hơn tùy thuộc vào loại công trình và tần suất thu gom tái chế cụ thể..

Bảng WP.1: Yêu cầu kích thước đối với khu tập kết - tái chế rác thải
(Nguồn: GREEN STAR Office version 3-2008, Materials, Mat-1 Recycling Waste Storage)

Diện tích khu tập kết tái chế rác thải


Tổng diện tích sàn (m2)
(% GFA)
500 1.5%
1,000 0.80%
5,000 0.35%
10,000 0.25%
20,000 0.15%

Ví dụ:

Diện tích tối thiểu của khu tập kết tái chế rác thải của một tòa nhà có GFA là 17.000 m2 được
tính như sau:
• 10.000 m2 áp dụng tỷ lệ 0.25%, tương đương 25 m2
• 20.000 m2 áp dụng tỷ lệ 0.15%, tương đương 30 m2
17,000 − 10,000
Diện tích tối thiểu [m2 ] = 25 + (30 − 25) × = 28.5
20,000 − 10,000

Giải pháp C: Hạn chế lượng chất thải rắn cần tiêu hủy hoặc chôn lấp

Thực hiện tính toán theo khối lượng hoặc thể tích chất thải.
Tỷ lệ chất thải rắn chất thải rắn không cần tiêu huỷ hoặc chôn lấp được tính theo phương
pháp sau:
• Tính tổng lượng chất thải rắn phát sinh trong công trình
• Tính lượng chất thải rắn không cần tiêu huỷ hoặc chôn lấp (lượng chất thải được tái chế,
tái sử dụng, vật dụng được quyên góp, lượng chất thải sử dụng làm phân xanh, v.v.)
• Tổng hợp số liệu theo mẫu trong Bảng WP.2
• Tính lượng chất thải rắn không cần tiêu huỷ hoặc chôn lấp theo công thức sau:

WD
Tỷ lệ chất thải rắn không cần tiêu huỷ hoặc chôn lấp [%] = × 100
WG

WD = Lượng chất thải rắn không cần tiêu huỷ hoặc chôn lấp [tấn, kg hoặc m3]

WG = Tổng lượng chất thải phát sinh trong công trình [tấn, kg hoặc m3]

Bảng WP.2: Tính lượng chất thải rắn không cần tiêu huỷ hoặc chôn lấp

Loại chất thải Khối lượng (kg) Giải pháp xử lý Nơi xử lý

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 131
Bìa các-tông 15 Tái sử dụng Tại chỗ
Bìa các-tông 60 Tái chế Cơ sở tái chế rác thải
Giấy 20 Tái chế Cơ sở tái chế rác thải
Máy tính 25 Quyên góp Trao cho nhân viên
Chất thải khác 100 Chôn lấp Bãi chôn lấp rác
Tổng lượng chất thải 220
Lượng chất thải rắn
không cần tiêu huỷ hoặc 120
chôn lấp

120
Tỷ lệ chất thải rắn không cần tiêu huỷ hoặc chôn lấp [%] = × 100 = 54.5 %
220

Lưu ý: Dự án nên chọn một loại đơn vị thống nhất (tấn, kg hoặc m3) xuyên suốt các tính toán
về lượng chất thải rắn không cần tiêu huỷ hoặc chôn lấp. Nếu lựa chọn 2 loại đơn vị khác
nhau (khối lượng và thể tích), dự án cần thực hiện 2 phép tính riêng biệt: tỷ lệ theo khối lượng
và tỷ lệ theo thể tích của lượng chất thải rắn không cần tiêu huỷ hoặc chôn lấp. Dự án đáp
ứng yêu cầu của Giải pháp C khi cả hai phép tính cho kết quả trên 50%.

Hồ sơ trình nộp

Giai đoạn Chứng nhận Tạm thời


Điều kiện tiên quyết WP-PR-1

• Báo cáo kiểm toán chất thải rắn của công trình

Giải pháp A: Hệ thống quản lý chất thải rắn thân thiện với môi trường

• Hướng dẫn triển khai hệ thống quản lý chất thải rắn thân thiện với môi trường

Giải pháp B: Khu tập kết - tái chế rác thải


• Bản vẽ mặt bằng khu đất cho thấy vị trí và kích thước của khu tập kết tái chế rác thải hiện có
hoặc được đề xuất
• Mô tả:
- phương pháp phân loại vật liệu có thể tái chế trong giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành
- các loại vật liệu sẽ được tái chế trong giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành
- đường đi để người sử dụng và đơn vị tái chế có thể tiếp cận khu tập kết - tái chế rác thải
• Tính toán chứng minh diện tích khu tập kết - tái chế rác thải đáp ứng các yêu cầu của giải
pháp
Giải pháp C: Hạn chế lượng chất thải rắn cần tiêu huỷ hoặc chôn lấp

• Ước tính tỷ lệ chế thải rắn không cần tiêu huỷ hoặc chôn lấp trong giai đoạn đánh giá hiệu
năng vận hành dựa trên kiểm toán chất thải rắn hoặc giải pháp quản lý chất thải sẽ thực hiện
Nếu dự án không trình nộp hướng dẫn triển khai hệ thống quản lý chất thải rắn thân thiện với môi
trường tại Giải pháp A:
• Mô tả các giải pháp quản lý chất thải sẽ thực hiện trong giai đoạn đánh giá hiệu năng vận
hành

Giai đoạn Chứng nhận Chính thức

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 132
Điều kiện tiên quyết WP-PR-1
Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu của ĐKTQ tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự
thay đổi, bổ sung:
• Báo cáo kiểm toán chất thải rắn của công trình

Giải pháp A: Hệ thống quản lý chất thải rắn thân thiện với môi trường
• Bằng chứng cho thấy việc liên tục triển khai hệ thống quản lý chất thải rắn thân thiện với môi
trường trong giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành như ảnh chụp, hoá đơn thu mua vật liệu,
v.v.
Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu của giải pháp tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có
sự thay đổi, bổ sung:
• Hướng dẫn triển khai hệ thống quản lý chất thải rắn thân thiện với môi trường

Giải pháp B: Khu tập kết - tái chế rác thải


• Ảnh chụp, hoá đơn hoặc biên bản trong giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành cho thấy:
- diện tích khu tập kết - tái chế rác thải
- phương pháp phân loại vật liệu có thể tái chế đã áp dụng
- các loại vật liệu đã được tái chế
Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu của giải pháp tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự
thay đổi, bổ sung:
• Bản vẽ mặt bằng khu đất cho thấy vị trí, kích thước khu tập kết - tái chế rác thải và đường đi
để người sử dụng và đơn vị tái chế có thể tiếp cận
• Mô tả:
- phương pháp phân loại vật liệu có thể tái chế đã áp dụng
- các loại vật liệu đã được tái chế
- đường đi để người sử dụng và đơn vị tái chế có thể tiếp cận khu tập kết - tái chế rác thải
• Tính toán chứng minh diện tích khu tập kết - tái chế rác thải đáp ứng các yêu cầu của giải
pháp
Giải pháp C: Hạn chế lượng chất thải rắn cần tiêu huỷ hoặc chôn lấp
• Tính toán tỷ lệ chế thải rắn không cần tiêu huỷ hoặc chôn lấp trong giai đoạn đánh giá hiệu
năng vận hành
Nếu dự án không trình nộp hồ sơ tại Giải pháp A:
•Bằng chứng cho thấy việc liên tục triển khai giải pháp quản lý chất thải rắn trong giai đoạn
đánh giá hiệu năng vận hành như ảnh chụp, hoá đơn thu mua vật liệu, v.v.
Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu của giải pháp tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời, có sự thay đổi,
bổ sung hoặc dự án không trình nộp hướng dẫn triển khai hệ thống quản lý chất thải rắn thân thiện
với môi trường tại Giải pháp A:
• Mô tả các giải pháp quản lý chất thải đã thực hiện trong giai đoạn đánh giá hiệu năng vận
hành

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 133
WP-3 Môi chất lạnh

Mục đích
Khuyến khích việc lựa chọn và sử dụng các loại môi chất lạnh không làm gia tăng sự nóng
lên toàn cầu hoặc phá hoại tầng ozon.

Yêu cầu

Tiêu chí 2 Điểm


Giải pháp A: Tác động của môi chất lạnh từ hệ thống điều hòa không khí lên
bầu khí quyển
Hệ số tác động trung bình của môi chất lạnh tới bầu khí quyển từ tất cả các hệ
1
thống điều hòa không khí lắp đặt trong tòa nhà ở mức dưới 13
Hệ số tác động trung bình của môi chất lạnh tới bầu khí quyển từ tất cả các hệ
2
thống điều hòa không khí lắp đặt trong tòa nhà ở mức dưới 11

Giải pháp B: Quản lý môi chất lạnh

Thực hiện giải pháp giảm thiểu thất thoát môi chất lạnh hàng năm 1

Công trình hỗn hợp cho thuê


Tối thiểu 90% GFA công trình được xem xét trong các Giải pháp. Nếu không thể đạt được
giới hạn này do sự thiếu hợp tác với các đơn vị thuê, các Giải pháp này không thể áp dụng
cho dự án và không có điểm cho những giải pháp này.
Phần tram GFA không được xét đến (nên thấp hơn 10% tổng GFA công trình) nên được tính
riêng biệt cho mỗi giải pháp đáp ứng 2 trường hợp sau:
1. Nếu không có thông tin về hệ thống ĐHKK đã được đơn vị thuê lắp đặt hoặc chưa
lắp đặt, cần tính toàn bộ GFA occupied của đơn vị thuê đó.
2. Nếu đơn vị thuê đã lắp đặt hệ thống ĐHKK không đáp ứng yêu cầu tại giải pháp, cần
tính toán diện tích được phục vụ bởi hệ thống ĐHKK đó.

Công trình nhà ở chung cư


Chỉ xét đến hệ thống HVAC thuộc sở hữu bởi chủ sở hữu tòa nhà và/hoặc quản lý bởi ban
quản lý tòa nhà.

Tổng quan
Môi chất lạnh thường được sử dụng trong công trình như CFC (chlorofluorocarbon) và HCFC
(Hydrochloroflourocarbons), đều là các chất gây suy giảm tầng ozon (ODS). Các môi chất
lạnh này có chỉ số tiềm năng gây suy giảm tầng ozon (ODP - Ozone Depleting Potential) và

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 134
chỉ số tiềm năng gây ấm toàn cầu (GWP - Global Warming Potential) khá cao, là một mối đe
dọa lớn khi được thải vào bầu khí quyển.

HCFC hiện đang được sử dụng làm môi chất lạnh thay thế CFC do HCFC có chỉ số ODP thấp
hơn. Đây chỉ là một giải pháp tạm thời, không lâu dài. Theo điều chỉnh năm 2007 của Nghị
định thư Motreal về Sản xuất và Tiêu thụ HCFC, Việt Nam (thuộc Điều 5 - các nước đang
phát triển) đã cam kết không sử dụng HCFCs (trong đó có R-22).

Chất làm lạnh như HFC có chỉ số ODP bằng không (vì không chứa Clo), hiện đang là một giải
pháp thay thế được ưa chuộng. Tuy nhiên, HFC có chỉ số GWP cao (lên đến 12240). Do đó,
việc sử dụng các loại môi chất lạnh mới, có chỉ số GWP thấp và chỉ số ODP bằng không như
HFO hoặc chất làm lạnh tự nhiên (CO2, hydrocarbon, v.v.) đang được khuyến khích, bởi đó
là sự lựa chọn tốt nhất giúp giảm thiểu tác động tới tầng ozon và tình trạng ấm lên toàn cầu.

Đối với các công trình đang thực hiện sửa chữa, thay thế hệ thống HVAC, cần xử lý các thiết
bị làm lạnh cũ đúng cách để chất làm lạnh không bị rò rỉ và phát tán vào bầu khí quyển.

Tiếp cận & Thực hiện


Dự án cần đáp ứng các yêu cầu sau:
• Kể từ 12 tháng trước giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành, dự án không lắp đặt các
thiết bị có sử dụng chất làm lạnh CFC hoặc chất làm lạnh có chỉ số ODP cao hơn 0.05
(trong đó có R-22).
• Dự án lập kế hoạch thay thế hoàn toàn các chất làm lạnh CFC và chất làm lạnh có chỉ số
OPD cao hơn 0.05 (trong đó có R-22) đang được sử dụng trong công trình.
• Thực hiện các giải pháp xử lý phù hợp khi thay thế các thiết bị có chứa chất làm lạnh.
Giải pháp A: Tác động của môi chất lạnh từ hệ thống ĐHKK lên bầu khí quyển

Dự án nên lựa chọn các loại môi chất lạnh ít tác động đến bầu khí quyển như trong Bảng
WP.3 – chất làm lạnh có giá trị GWP100 thấp (dưới 2000) và giá trị ODP bằng 0. Sử dụng các
thiết bị giúp đảm bảo tỷ lệ rò rỉ chất làm lạnh ở mức thấp (dưới 2% mỗi năm) cũng góp phần
hạn chế tác động của chất làm lạnh tới bầu khí quyển.

Bảng WP.3: Một số môi chất lạnh có ít tác động tới bầu khí quyển
(theo số liệu từ Báo cáo Đánh giá lần thứ 5, năm 2013 của IPCC - IPCC Fifth Assessment Report
2013)

Môi chất lạnh ODP GWP100

R134a 0 1,300

R407A 0 1,923

R407C 0 1,624

R410A 0 1,924

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 135
CO2 0 1
Giải pháp B: Quản lý môi chất lạnh

Thực hiện giải pháp vận hành và quản lý hiệu quả các hệ thống sử dụng chất làm lạnh nhằm
hạn chế rò rỉ và giảm thiểu tác động tới bầu khí quyển.

Dự án cần đáp ứng các yêu cầu sau:


• Lưu trữ thông tin về lượng chất làm lạnh được bổ sung, bảo trì hệ thống xử lý chất thải,
ghi rõ ngày thực hiện các hoạt động.
• Thực hiện giải pháp giảm thiểu khả năng rò rỉ chất làm lạnh.
Dự án có thể áp dụng các giải pháp sau:
- Lắp đặt các bộ phận có khả năng chống rò rỉ hoặc hạn chế rò rỉ chất làm lạnh.
- Đảm bảo các bộ phận ren xoáy hoặc khớp nối đã được vặn chặt.
- Lắp đầy đủ nắp đậy hoặc che kín các van nhằm đảm bảo độ kín khít.
• Thực hiện giải pháp giúp phát hiện thất thoát môi chất lạnh.
Dự án có thể áp dụng các giải pháp sau:
- Lắp đặt thiết bị tự động phát hiện thất thoát chất làm lạnh.
- Thường xuyên kiểm tra rò rỉ.
- Đối với chiller: lắp đặt bình chứa chất làm lạnh lỏng và ghi chép thông tin theo dõi
lượng chất làm lạnh trong bình chứa.

Ngoài các giải pháp đã liệt kê trên đây, dự án cũng có thể thực hiện các giải pháp khác và
chứng minh hiệu quả thực hiện (cần sự đồng thuận của VGBC).

Tính toán
Giải pháp A: Tác động của môi chất lạnh từ hệ thống ĐHKK lên bầu khí quyển

Sử dụng phương trình sau đây để tính toán tác động của môi chất lạnh từ hệ thống điều hòa
không khí lắp đặt trong công trình tới bầu khí quyển:

∑đơn vị [(LCGWP + LCODP × 105 ) × Q đơn vị ]


Tác động của môi chất lạnh lên bầu khí quyển =
Q tổng

Trong đó:

Qđơn vị = Công suất lạnh của một thiết bị điều hòa không khí (kW)

Qtổng = Tổng công suất lạnh của tất cả các thiết bị điều hòa không khí (kW)

LCGWP – Chỉ số tiềm năng gây ấm toàn cầu trong suốt vòng đời thiết bị (kg CO2/kW/năm) và LCODP
- Chỉ số tiềm năng gây suy giảm tầng ozon trong suốt vòng đời thiết bị (kg CFC-11/kW/năm) được tính
như sau:

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 136
[GWPr × (Lr × Life + Mr) × Rc]
LCGWP =
Life

[ODPr × (Lr × Life + Mr) × Rc]


LCODP =
Life

GWPr = Chỉ số tiềm năng gây ấm toàn cầu của môi chất lạnh (0 đến 12,000 kg CO2/kg môi chất
lạnh) theo Báo cáo đánh giá lần thứ 5 của IPCC (AR5) năm 1995.

ODPr = Chỉ số tiềm năng gây suy giảm tầng ozon (0 đến 0.2 kg CFC-11/kg môi chất lạnh) theo các
quy định bảo vệ ozone tầng bình lưu tại 40 CFR Phần 82

Lr = Tỷ lệ rò rỉ môi chất lạnh (0.5% đến 2.0%; mặc định là 2% nếu không có chứng minh khác)

Mr = Tỷ lệ thất thoát môi chất lạnh trong toàn vòng đời sản phẩm (2% đến 10%; mặc định là 10% nếu
không có chứng minh khác)

Rc = Lượng môi chất lạnh sử dụng (0.2 – 2.3 kg môi chất lạnh trên mỗi kW công suất lạnh)

Life = Vòng đời thiết bị (mặc định dựa trên Bảng WP.4, trừ trường hợp có chứng minh khác)

Bảng WP.4: Vòng đời của một số loại thiết bị (Nguồn: ASHRAE Applications Handbook, 2007)

Loại thiết bị Tuổi thọ (năm)

Điều hòa không khí dạng cửa sổ và bơm nhiệt 10


Điều hòa không khí dạng một cục, dạng 2 mảnh, dạng
15
ghép và bơm nhiệt

Máy nén piston, máy nén xoắn ốc và chiller piston 20

Chiller hấp thụ 23

Điều hòa không khí giải nhiệt bằng nước 24

Chiller ly tâm và trục vít 25

Hồ sơ trình nộp

Giai đoạn Chứng nhận Tạm thời

Giải pháp A: Tác động của môi chất lạnh từ hệ thống ĐHKK lên bầu khí quyển
• Danh sách các thiết bị HVAC đang sử dụng và/hoặc được đề xuất, trong đó ghi rõ chủng loại
và thể tích môi chất lạnh được sử dụng
• Tính toán tác động của môi chất lạnh tới bầu khí quyển của các thiết bị HVAC đang sử dụng
và/hoặc được đề xuất
Đối với các thiết bị HVAC đang sử dụng:
• Tài liệu do nhà sản xuất công bố của các thiết bị HVAC đang sử dụng, trong đó ghi rõ chủng
loại và thể tích các loại môi chất lạnh được sử dụng
• Bằng chứng cho thấy việc lắp đặt các thiết bị HVAC như báo cáo kiểm kê từ kiểm toán cơ sở
vật chất, ảnh chụp, hoá đơn, hồ sơ hoàn công, báo cáo nghiệm thu, v.v.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 137
Đối với các thiết vị HVAC sẽ được thay thế:

• Mô tả giải pháp và địa điểm xử lý chất làm lạnh

Đối với các thiết vị HVAC được đề xuất lắp đặt:


• Tài liệu do nhà sản xuất công bố -VÀ/HOẶC- Trích dẫn thông số kỹ thuật của thiết bị HVAC
được đề xuất, trong đó ghi rõ chủng loại và thể tích môi chất lạnh được sử dụng
Riêng đối với công trình hỗn hợp cho thuê:

• Tính toán phần trăm tổng GFA được xét đến trong Khoản.

Giải pháp B: Quản lý môi chất lạnh

• Mô tả các giải pháp đang thực hiện và/hoặc được đề xuất nhằm giảm thiểu tỷ lệ thất thoát
môi chất lạnh hàng năm, ghi rõ hiệu quả của giải pháp

Giai đoạn Chứng nhận Chính thức

Giải pháp A: Tác động của môi chất lạnh từ hệ thống ĐHKK lên bầu khí quyển

Nếu dự án đã thực hiện thay thế một số thiết bị HVAC trong giai đoạn Chứng nhận Tạm thời:
• Bằng chứng cho thấy các thiết bị và môi chất lạnh đã được xử lý một cách phù hợp như hoá
đơn, hợp đồng, ảnh chụp, v.v.

Nếu dự án lắp đặt các thiết bị HVAC mới sau giai đoạn Chứng nhận Tạm thời:

• Tài liệu do nhà sản xuất công bố của các thiết bị HVAC mới, trong đó ghi rõ chủng loại và thể
tích các loại môi chất lạnh được sử dụng
• Bằng chứng cho thấy việc lắp đặt các thiết bị HVAC như ảnh chụp, hoá đơn, hồ sơ hoàn
công, báo cáo nghiệm thu, phê duyệt vật tư, v.v.
Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu của giải pháp tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự
thay đổi, bổ sung:
• Danh sách các thiết bị HVAC, trong đó ghi rõ chủng loại và thể tích môi chất lạnh được sử
dụng
• Tính toán tác động của môi chất lạnh tới bầu khí quyển của các thiết bị HVAC trong công trình
• Báo cáo kiểm kê từ kiểm toán cơ sở vật chất -HOẶC- Tài liệu do nhà sản xuất công bố của
các thiết bị HVAC, trong đó ghi rõ chủng loại và thể tích các loại môi chất lạnh được sử dụng
• Bằng chứng cho thấy việc lắp đặt các thiết bị HVAC như báo cáo kiểm kê từ kiểm toán cơ sở
vật chất, ảnh chụp, hoá đơn, hồ sơ hoàn công, báo cáo nghiệm thu, v.v.
Riêng đối với công trình hỗn hợp cho thuê

• Tính toán cuối cùng phần trăm tổng GFA được xét đến trong Khoản.

Giải pháp B: Quản lý môi chất lạnh


• Bằng chứng cho thấy việc thực hiện các giải pháp giúp giảm thiểu tỷ lệ thất thoát môi chất
lạnh hàng năm trong giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành như hồ sơ bảo trì, ảnh chụp, hoá
đơn, v.v.
Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu của giải pháp tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự
thay đổi, bổ sung:
• Mô tả các giải pháp nhằm giảm thiểu tỷ lệ thất thoát môi chất lạnh hàng năm, ghi rõ hiệu quả
của giải pháp

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 138
WP-4 Giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Mục đích
Hạn chế gây ô nhiễm ánh sáng cho bầu trời đêm.

Yêu cầu

Tiêu chí 1 Điểm

Tuỳ chọn A: Giải pháp tự động ngắt sáng

Thực hiện các giải pháp tự động ngắt sáng cho thiết bị chiếu sáng ngoại thất và
1
thiết bị chiếu sáng nội thất có quang thông ra bên ngoài qua cửa sổ

Tuỳ chọn B: Che chắn thiết bị chiếu sáng ngoại thất

Che chắn các thiết bị chiếu sáng ngoại thất (full cutoff, cutoff hoặc semi-cutoff) 1

Tổng quan
Ô nhiễm ánh sáng là việc chiếu sáng nhân tạo quá mức hoặc gây khó chịu, gây ra các tác
động tiêu cực như làm sáng bầu trời, ánh sáng chói, xâm nhập ánh sáng, cụm ánh sáng, giảm
tầm nhìn vào ban đêm và lãng phí năng lượng. Giống như các hình thức ô nhiễm khác (như
ô nhiễm nguồn nước, không khí và tiếng ồn), ô nhiễm ánh sáng cũng làm hủy hoại môi trường.
Nó gây hại đến sức khỏe và tâm lý con người, phá vỡ các hệ sinh thái cũng như ảnh hưởng
tới hoạt động quan trắc thiên văn.

Tiếp cận & Thực hiện


Tùy chọn A: Giải pháp tự động ngắt sáng

Thực hiện giải pháp tự động ngắt sáng (dùng chương trình điều khiển, cảm biến ánh sáng
hoặc cảm biến hiện diện) để tắt thiết bị chiếu sáng ngoại thất và thiết bị chiếu sáng nội thất
có quang thông ra bên ngoài qua cửa sổ khi không sử dụng.

Tắt các thiết bị chiếu sáng nêu trên trong khoảng thời gian từ nửa đêm (hoặc giờ đóng cửa
dịch vụ) tới 6 giờ sáng (hoặc giờ mở cửa dịch vụ).

Trường hợp ngoại lệ: Không lắp đặt thiết bị điều khiển tự động trong các trường hợp sau:
• Cần chiếu sáng 24/24 giờ liên tục
• Chiếu sáng tại nơi chăm sóc bệnh nhân
• Ngắt sáng tự động có khả năng ảnh hưởng tới an ninh của tòa nhà hoặc sự an toàn
của người sử dụng

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 139
Tùy chọn B: Che chắn thiết bị chiếu sáng

Thực hiện che chắn một cách phù hợp cho tất cả các thiết bị chiếu sáng ngoại thất (full cutoff,
cutoff hoặc semi-cutoff) (Hình WP.1).

Hình WP.1: Các hình thức che chắn thiết bị chiếu sáng

Hồ sơ trình nộp

Giai đoạn Chứng nhận Tạm thời

Tuỳ chọn A: Giải pháp tự động ngắt sáng

• Danh sách và mô tả các giải pháp tự động ngắt sáng đang áp dụng hoặc được đề xuất
• Bằng chứng cho thấy việc áp dụng các giải pháp ngắt sáng tự động như báo cáo kiểm kê từ
kiểm toán cơ sở vật chất, ảnh chụp, bản vẽ, báo cáo nghiệm thu, v.v.
Tùy chọn B: Che chắn thiết bị chiếu sáng

• Danh sách các thiết bị chiếu sáng ngoại thất đang sử dụng và/hoặc được đề xuất, ghi rõ hình
thức che chắn thiết bị chiếu sáng
• Bằng chứng cho thấy việc lắp đặt các thiết bị chiếu sáng và hình thức che chắn thiết bị chiếu
sáng như báo cáo kiểm kê từ kiểm toán cơ sở vật chất, ảnh chụp, báo cáo nghiệm thu, v.v.
Đối với các thiết bị chiếu sáng ngoại thất được đề xuất lắp đặt:
• Tài liệu do nhà sản xuất công bố -VÀ/HOẶC- Trích dẫn thông số kỹ thuật của các thiết bị chiếu
sáng ngoại thất được đề xuất lắp đặt

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 140
Giai đoạn Chứng nhận Chính thức

Tuỳ chọn A: Giải pháp tự động ngắt sáng

Nếu dự án thực hiện các giải pháp tự động ngắt sáng mới sau giai đoạn Chứng nhận Tạm thời:
• Bằng chứng cho thấy việc áp dụng các giải pháp ngắt sáng tự động như báo cáo kiểm kê từ
kiểm toán cơ sở vật chất, ảnh chụp, bản vẽ, báo cáo nghiệm thu, v.v.
Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu của giải pháp tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự
thay đổi, bổ sung:
• Danh sách và mô tả các giải pháp tự động ngắt sáng
• Bằng chứng cho thấy việc áp dụng các giải pháp ngắt sáng tự động như báo cáo kiểm kê từ
kiểm toán cơ sở vật chất, ảnh chụp, bản vẽ, báo cáo nghiệm thu, v.v.
Tùy chọn B: Che chắn thiết bị chiếu sáng

Nếu dự lắp đặt các thiết bị chiếu sáng ngoại thất mới sau giai đoạn Chứng nhận Tạm thời:
• Bằng chứng cho thấy việc lắp đặt các thiết bị chiếu sáng và hình thức che chắn thiết bị chiếu
sáng như báo cáo kiểm kê từ kiểm toán cơ sở vật chất, ảnh chụp, báo cáo nghiệm thu, v.v.
Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu của giải pháp tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự
thay đổi, bổ sung:
• Danh sách các thiết bị chiếu sáng ngoại thất, ghi rõ hình thức che chắn thiết bị chiếu sáng
• Bằng chứng cho thấy việc lắp đặt các thiết bị chiếu sáng và hình thức che chắn thiết bị chiếu
sáng như báo cáo kiểm kê từ kiểm toán cơ sở vật chất, ảnh chụp, báo cáo nghiệm thu, v.v.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 141
Sức khỏe & Tiện nghi

Trong bản Hướng dẫn về Chất lượng không khí (Air Quality Guidelines – Xuất bản lần thứ 2),
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo rằng phần lớn chất gây ô nhiễm không khí mà con
người tiếp xúc xuất phát từ môi trường bên trong công trình. Ngoài chất lượng không khí, ô
nhiễm tiếng ồn và ánh sáng cũng gây ảnh hưởng đến người sử dụng công trình cũng như
cộng đồng xung quanh. Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng tại Việt Nam, Bộ Xây dựng
dự báo dân số đô thị sẽ tăng thêm 45% trong vòng 20 năm tới. Xu hướng này kéo theo tình
trạng một lượng lớn dân cư sẽ dành nhiều thời gian hơn bên trong các công trình. Như vậy,
chất lượng cuộc sống của người dân càng phụ thuộc nhiều hơn vào chất lượng môi trường
trong công trình (IEQ).

Cải thiện IEQ sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như hen suyễn, dị ứng, bệnh đường hô
hấp cũng như các bệnh gây ra do điều kiện môi trường làm việc không đảm bảo, được gọi
chung là SBS (Sick Building Syndrome – Hội chứng bệnh văn phòng). Giảm số ngày nghỉ và
tăng năng suất làm việc chính là giảm chi phí và tăng lợi nhuận cho chủ công trình và người
sử dụng. IEQ đạt tiêu chuẩn cũng giúp tăng giá trị của công trình khi bán lại hoặc sang
nhượng.

Các tiêu chí trong hạng mục Sức khỏe & Tiện nghi của LOTUS BIO hướng tới cải thiện môi
trường bên trong công trình xây dựng, tập trung vào bốn khía cạnh chính. Khía cạnh đầu tiên
và quan trọng nhất là chất lượng không khí trong công trình. Công trình phải đảm bảo không
khí sạch và trong lành, không có hóa chất độc hại và bụi bẩn. Ngoài ra, công trình cần đảm
bảo sự tiện nghi về thị giác, thính giác và nhiệt độ cho người sử dụng.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 142
Sức khỏe & Tiện nghi 13 Điểm

Khoản Tiêu chí Điểm

H-1 Tiện nghi người sử dụng 3 điểm


Tiến hành khảo sát ý kiến người sử dụng công trình và xây dựng kế hoạch ĐKTQ
hành động phù hợp H-PR-1
Chỉ số mức độ tiện nghi trung bình của người sử dụng công trình đạt 3.5/5
1
điểm
Cộng 1 điểm cho mỗi 0.5 điểm tăng thêm của chỉ số mức độ tiện nghi
3
trung bình (Tối đa 4.5 điểm)

H-2 Hút thuốc trong nhà 1 điểm


ĐKTQ
Cấm hút thuốc lá trong tòa nhà theo Quyết định 1315/QĐ-TTg
H-PR-2

Cung cấp khu vực hút thuốc lá bên ngoài công trình 1

H-3 Cấp khí tươi 2 điểm

Cấp khí tươi cho tối thiểu 90% diện tích sử dụng của tòa nhà 2

H-4 Giám sát nồng độ CO2 1 điểm


Áp dụng giải pháp giám sát nồng độ CO2 tại các khu vực có mật độ sử
1
dụng cao
H-5 Kiểm thử IQA 1 điểm

H-6 Chiếu sáng tự nhiên 2 điểm


40% tổng diện tích sử dụng có hệ số chiếu sáng tự nhiên trung bình đạt
từ 1.5% đến 3.5%
1

70% tổng diện tích sử dụng có hệ số chiếu sáng tự nhiên trung bình đạt
từ 1.5% đến 3.5%
2

H-7 Tầm nhìn ngoài nhà 2 điểm

50% tổng diện tích sử dụng có tầm nhìn thẳng ra môi trường bên ngoài 1

65% tổng diện tích sử dụng có tầm nhìn thẳng ra môi trường bên ngoài 2

H-8 Làm sạch xanh 1 điểm

Phát triển và áp dụng chương trình vệ sinh xanh 1

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 143
H-PR-1 và H-1 Tiện nghi người sử dụng

Mục đích
Nâng cao sự hài lòng của người sử dụng công trình, gia tăng năng suất lao động.

Yêu cầu

Tiêu chí 3 Điểm


Tiến hành khảo sát ý kiến người sử dụng công trình và xây dựng kế hoạch ĐKTQ
hành động phù hợp H-PR-1
Chỉ số mức độ tiện nghi trung bình của người sử dụng công trình đạt 3.5/5
1
điểm
Cộng 1 điểm cho mỗi 0.5 điểm tăng thêm của chỉ số mức độ tiện nghi trung
3
bình (Tối đa 4.5 điểm)

Tổng quan
Tiện nghi của người sử dụng công trình có thể hiểu là sự thoải mái của con người khi sống
hoặc làm việc bên trong công trình. Người sử dụng cảm thấy không thoải mái khi công trình
quá nóng, quá lạnh hoặc có mùi khó chịu trong không khí. Công trình đảm bảo tiện nghi khi
không có những yếu tố gây cảm giác khó chịu liên quan tới nhiệt độ, độ ẩm cũng như một số
đặc tính môi trường khác. Điều kiện lý tưởng của không gian được điều hoà không khí là khi
người sử dụng không còn cảm thấy tiếng ồn máy móc, nhiệt độ hoặc chuyển động của không
khí trong phòng.

Khảo sát ý kiến người sử dụng là phương pháp khai thác thông tin hiệu quả nhằm cải thiện
chất lượng vận hành công trình. Khảo sát giúp đơn vị quản lý toà nhà có những đánh giá
khách quan về các dịch vụ và tính năng của công trình, từ đó đưa ra giải pháp cải thiện sự
hài lòng và nâng cao năng suất lao động của người làm việc trong công trình.

Tiếp cận & Thực hiện


Health & Comfort Prerequisite 1

Dự án thực hiện khảo sát ẩn danh, thu thập ý kiến của người sử dụng về chất lượng không
khí, tiện nghi nhiệt, chất lượng tầm nhìn và tiện nghi âm học của công trình. Khảo sát cần có
phần đánh giá tổng quát về mức độ hài lòng và xác định vấn đề đang tồn tại. Dự án cần có
được ý kiến đánh giá của ít nhất 30% tổng số người sử dụng công trình.

Công trình hỗn hợp cho thuê


Khảo sát người dùng trong tòa nhà nên tập hợp tất cả các phản hồi từ người sử dụng tòa nhà
làm việc trong tất cả các đơn vị thuê.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 144
Khuyến nghị rằng cuộc khảo sát đầu tiên nên thực hiện trước thời gian hoạt động và cuộc
khảo sát tiếp theo nên được thực hiện trong thời gian hoạt động.

Sau thời gian thực hiện, đơn vị trình nộp được khuyến khích nên tiến hành khảo sát hàng
năm hoặc 2 năm một lần như một công cụ hữu ích để xác định vấn đề liên quan đến sự thoải
mái của người dùng.

Người được hỏi cho điểm mức độ hài lòng của họ từ 1 đến 5 (1 là rất tệ đến 5 là mức độ hài
lòng rất cao)

Dự án yêu cầu người tham gia khảo sát đánh giá mức độ hài lòng theo thang điểm từ 1 đến
5 theo mẫu trong Bảng H.1. Dự án có thể đưa ra thêm một số câu hỏi khác dựa trên tình hình
cụ thể của công trình, tuy nhiên chỉ số mức độ tiện nghi trung bình sẽ được tính theo kết quả
trả lời các câu hỏi trong Bảng H.1.

Bảng H.1: Mẫu khảo sát mức độ tiện nghi của người sử dụng
1 2 3 4 5
Tiêu chí
(Rất thấp) (Thấp) (Trung bình) (Cao) (Rất cao)
Tiện nghi nhiệt

Nhiệt độ không khí

Độ ẩm

Tốc độ gió

Chất lượng không khí

Mùi

Độ trong lành

Chất lượng tầm nhìn

Mức độ chiếu sáng

Độ chói

Chiếu sáng tự nhiên

Tiện nghi âm học


Tiếng ồn bên ngoài
công trình
Tiếng ồn bên trong
công trình
Tổng điểm

Sau khi có kết quả khảo sát, nếu mức độ tiện nghi trung bình thấp hơn 3 điểm tại bất kỳ tiêu
chí đánh giá nào, dự án cần đưa ra kế hoạch và triển khai giải pháp khắc phục vấn đề đang
tồn tại.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 145
Trước hết, mục tiêu của kế hoạch là xác định chính xác các vấn đề và nguyên nhân phát sinh
thông qua điều tra, khảo sát ý kiến người sử dụng chi tiết hơn hoặc đánh giá các thuộc tính
môi trường có liên quan, bao gồm:
• Tiện nghi nhiệt: nhiệt độ không khí, độ ẩm tương đối, tốc độ gió
• Chất lượng không khí: mùi khó chịu, nồng độ CO2, VOC và bụi
• Chất lượng tầm nhìn: mức độ chiếu sáng (lux), vấn đề về độ chói
• Tiện nghi âm học: mức ồn nền

Sau đó, dự án thực hiện các giải pháp phù hợp nhằm giải quyết vấn đề và ngăn tình trạng
phát sinh vấn đề trở lại.

Đơn vị quản lý toà nhà cần lưu trữ thông tin về các hoạt động giải quyết vấn đề nhằm chứng
minh các vấn đề đã được xác định, khắc phục và dự án đã thực hiện những biện pháp phù
hợp để vấn đề không tiếp tục phát sinh.

Health & Comfort Credit 1

Tính chỉ số mức độ tiện nghi trung bình dựa trên kết quả khảo sát ý kiến người sử dụng.

Tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời, điểm chứng nhận được xác định theo kết quả thực hiện
khảo sát ý kiến người sử dụng lần đầu. Điểm chứng nhận tại giai đoạn Chứng nhận Chính
thức được xác định dựa trên kết quả của khảo sát ý kiến người sử dụng được thực hiện trong
giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành.

Hồ sơ trình nộp

Giai đoạn Chứng nhận Tạm thời


Điều kiện tiên quyết H-PR-1

Nếu dự án không thực hiện khảo sát ý kiến người sử dụng:


• Bản cam kết có chữ ký của chủ công trình hoặc đơn vị quản lý toà nhà về việc thực hiện khảo
sát ý kiến người sử dụng trong giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành
Nếu dự án đã thực hiện khảo sát ý kiến người sử dụng lần đầu:

• Mẫu khảo sát ý kiến người sử dụng

• Kết quả khảo sát ý kiến người sử dụng lần đầu


• Kế hoạch thực hiện giải pháp khắc phục các vấn đề đang tồn tại

H-1 Tiện nghi của người sử dụng

• Tính toán chỉ số mức độ tiện nghi trung bình dựa trên kết quả khảo sát ý kiến người sử dụng

Giai đoạn Chứng nhận Chính thức


Điều kiện tiên quyết H-PR-1

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 146
• Mẫu khảo sát ý kiến người sử dụng trong giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành
• Kết quả khảo sát ý kiến người sử dụng trong giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành
Nếu mức độ tiện nghi trung bình thấp hơn 3 điểm tại bất kỳ tiêu chí đánh giá nào tại khảo sát ý kiến
người sử dụng trong giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành
• Kế hoạch thực hiện giải pháp khắc phục các vấn đề đang tồn tại
• Thông tin lưu trữ về các hoạt động giải quyết vấn đề

H-1 Tiện nghi của người sử dụng

• Tính toán chỉ số mức độ tiện nghi trung bình dựa trên kết quả khảo sát ý kiến người sử dụng

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 147
H-PR-2 và H-2 Hút thuốc trong nhà

Mục đích
Hạn chế tác hại của hút thuốc thụ động tới người sử dụng công trình.

Yêu cầu

Tiêu chí 1 Điểm

Cấm hút thuốc lá trong tòa nhà theo Quyết định 1315/QĐ-TTg ĐKTQ H-PR-2

Cung cấp khu vực hút thuốc lá bên ngoài công trình 1

Công trình chung cư


Cấm hút thuốc trong toàn bộ công trình ngoại trừ đơn vị ở.

Tổng quan
Hút thuốc thụ động là hít phải khói thuốc khi người khác sử dụng thuốc lá. Hút thuốc thụ động
xảy ra khi khói thuốc toả ra không gian xung quanh, khiến người không hút thuốc hít phải.
Các bằng chứng khoa học đã cho thấy hút thuốc thụ động là nguyên nhân gây ra một số bệnh
như ung thư phổi, ung thư xoang mũi, nhiễm trùng đường hô hấp và bệnh tim mạch.

Tiếp cận & Thực hiện


ĐKTQ H-PR-2

Quyết định 1315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nghiêm cấm hút thuốc lá ở lớp học, nhà
trẻ, các cơ sở y tế, thư viện, rạp chiếu phim, nhà hát, nhà văn hóa, các khu vực sản xuất và
nơi làm việc trong nhà, nơi có nguy cơ cháy nổ cao.

Đối với những nơi công cộng trong nhà (nhà thi đấu thể thao, sân vận động có mái che, trung
tâm triển lãm, phòng chờ của nhà ga, bến xe, sân bay, bến cảng), khu vui chơi, giải trí trong
nhà, các nhà hàng, quán bar, karaoke, khách sạn, vũ trường, chỉ được phép hút thuốc tại khu
vực dành riêng cho người hút thuốc lá; nơi dành riêng cho người hút thuốc lá cần có hệ thống
thông gió riêng biệt.

Nơi cấm hút thuốc lá phải treo biển có chữ hoặc biểu tượng “Cấm hút thuốc lá”, đặt tại những
khu vực người hút thuốc thường xuyên sử dụng.

Health and Comfort Credit 2

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 148
Cung cấp các khu vực hút thuốc ngoài trời được chỉ định:
• Đặt cách 8m từ lối vào công trình, cửa mở ra ngoài và cửa sổ mở ra được.
• Có biển báo chỉ dẫn
• Trang bị gạt tàn, thùng rác
• Trang bị bình chữa cháy, nếu đặt gần các vật liệu dễ cháy

Tổng quan

Giai đoạn Chứng nhận Tạm thời


Điều kiện tiên quyết H-PR-2
• Mô tả những đặc điểm hiện có hoặc được đề xuất của công trình đáp ứng yêu cầu của Quyết
định 1315/QĐ-TTg
• Ảnh chụp cho thấy các biển “Cấm hút thuốc” và khu vực hút thuốc trong công trình (nếu có)

H-2 Hút thuốc lá trong tòa nhà

• Bản vẽ mặt bằng cho thấy vị trí các khu vực hút thuốc bên ngoài toà nhà hiện có hoặc được
đề xuất và vị trí các cửa sổ, cửa thông gió gần khu vực hút thuốc

Giai đoạn Chứng nhận Chính thức

Điều kiện tiên quyết H-PR-2


Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu của ĐKTQ tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự thay
đổi, bổ sung:
• Mô tả những đặc điểm hiện có hoặc được đề xuất của công trình đáp ứng yêu cầu của Quyết
định 1315/QĐ-TTg
• Ảnh chụp cho thấy các biển “Cấm hút thuốc” và khu vực hút thuốc trong công trình (nếu có)

H-2 Hút thuốc lá trong tòa nhà

• Ảnh chụp cho thấy khu vực hút thuốc bên ngoài toà nhà và các biển thông báo có liên quan
Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự thay đổi, bổ
sung:
• Bản vẽ mặt bằng cho thấy vị trí các khu vực hút thuốc bên ngoài toà nhà hiện có hoặc được
đề xuất và vị trí các cửa sổ, cửa thông gió gần khu vực hút thuốc

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 149
H-3 Cấp khí tươi

Mục đích
Đảm bảo cung cấp đủ gió tươi để duy trì không khí trong nhà có chất lượng tốt trong suốt thời
gian sử dụng.

Yêu cầu

Tiêu chí 2 Điểm

Cấp gió tươi cho tối thiểu 90% diện tích sử dụng của tòa nhà 2

Tổng quan
Cấp gió tươi là đưa luồng không khí từ môi trường bên ngoài vào không gian bên trong toà
nhà. Gió tươi được coi là nguồn không khí không chứa chất ô nhiễm (cần tiến hành kiểm tra
chất lượng không khí, đặc biệt tại các khu vực đô thị đông đúc), do đó tăng cường nguồn cấp
gió tươi sẽ giúp giảm thiểu khả năng nhiễm các bệnh về đường hô hấp và hội chứng SBS,
đồng thời làm tăng năng suất lao động, giảm thời gian nghỉ bệnh.

Tiếp cận & Thực hiện


Yêu cầu của Khoản H-3 được áp dụng cho toàn bộ không gian sử dụng trong tòa nhà nhằm
cung cấp không khí chất lượng tốt cho người sử dụng. Tối thiểu 90% tổng diện tích sử dụng
cần đáp ứng các yêu cầu sau đây:

• Đối với không gian được thông gió cơ khí:


Các hệ thống HVAC và ống thông gió cho không gian được thông gió cơ khí phải đáp ứng
hoặc vượt yêu cầu của một trong các tiêu chuẩn sau đây:
- TCVN 5687:2010 - Thông gió - Điều hòa không khí, Tiêu chuẩn thiết kế
- Tiêu chuẩn ASHRAE 62.1 - Thông gió và chất lượng không khí trong nhà (phiên bản
2007, 2010 hoặc 2013)
- Hướng dẫn B CIBSE - Nhiệt, thông gió, điều hòa không khí và môi chất lạnh
- Tiêu chuẩn Úc, AS1668.2 - Sử dụng thông gió và điều hòa không khí trong công trình;
Thiết kế thông gió nhằm kiểm soát chất ô nhiễm trong không khí

Các tiêu chuẩn nêu trên đặt ra yêu cầu về lưu lượng không khí tối thiểu cần cung cấp cho
không gian theo chức năng của không gian và số lượng người sử dụng. Trường hợp không
gian không thể đáp ứng các yêu cầu trên do hạn chế của hệ thống thông gió, cần đảm bảo
cung cấp đủ khí tươi cho không gian với lưu lượng tối thiểu là 25 m3/h cho mỗi người sử

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 150
dụng trong các điều kiện vận hành tiêu chuẩn (bao gồm cả các trường hợp xấu nhất có thể
xảy ra).

• Không gian được thông gió tự nhiên (hoặc không gian thông gió tự nhiên có máy móc hỗ
trợ) cần đáp ứng các yêu cầu tại Khoản E-3 hoặc các yêu cầu sau (trích phần 5.1.1,
ASHRAE 62.1 - 2007):
- Tất cả các không gian thông gió tự nhiên phải nằm trong phạm vi 8 mét (và luôn kết
nối) tới một khoảng có thể mở ra bên ngoài trên mái hoặc tường
- Tổng diện tích các khoảng mở trên tường hoặc mái phải bằng ít nhất 4% diện tích
sàn của không gian thông gió tự nhiên
- Không gian nội thất không thể mở trực tiếp ra bên ngoài có thể được thông gió tự
nhiên thông qua phòng kế bên nếu các khoảng mở thông hai phòng bằng ít nhất 8%
diện tích sàn (tối thiểu 2.3 m2)

• Không gian được thông gió hỗn hợp (kết hợp của thông gió tự nhiên bằng cửa sổ có thể
mở được và các hệ thống cơ khí bao gồm các thiết bị phân phối không khí và HVAC) phải
đáp ứng cả hai yêu cầu trên cho hệ thống HVAC và thông gió tự nhiên.

Để chứng minh sự đáp ứng yêu cầu của một trong các tiêu chuẩn nêu trên, dự án thực hiện
xác định lưu lượng cấp gió tươi tại tất cả các không gian sử dụng được thông gió cơ khí và
thông gió hỗn hợp bên trong công trình.

Dự án có thể áp dụng một số phương pháp sau để xác định lưu lượng cấp gió tươi trong công
trình đang vận hành:

1. Phương pháp đo trực tiếp:


• Sử dụng các ống pitot tĩnh hoặc thiết bị đo tốc độ gió gắn trong các ống lấy gió tươi.
• Thiết bị đo lưu lượng gió gắn bên ngoài ống lấy gió tươi (máy đo tốc độ gió, ống venturi
hoặc tấm orifice, v.v.)

2. Phương pháp đo gián tiếp:


• Đo nhiệt độ không khí cục bộ (gồm nhiệt độ không khí sau khi hoà trộn, không khí hồi lưu
và khí tươi); kết hợp sử dụng các ống pitot tĩnh gắn trong đường ống cấp gió chính.
• Dùng ống pitot tĩnh đo lưu lượng gió trong đường ống cấp gió chính và ống gió hồi lưu;
xác định lưu lượng gió qua ống lấy gió tươi bằng cách tính hiệu số hai kết quả thu được.
• Xác định nồng độ CO2 trong đường ống cấp gió chính, ống khí hồi lưu và ống lấy gió tươi;
kết hợp sử dụng ống pitot tĩnh gắn trong đường ống cấp gió chính

Đường cấp gió và thoát khí thải của các không gian trong công trình cần được thiết kế tốt để
không gây cản trở nguồn cấp gió tươi, đảm bảo không khí được hoà trộn một cách phù hợp
trong không gian, đưa gió tươi tới các khu vực hít thở (breathing zone).

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 151
Tính toán

• Không gian sử dụng được thông gió cơ khí và thông gió hỗn hợp:
Tính tốc độ thông gió tối thiểu (cấp gió tươi) của mỗi không gian sử dụng theo một trong các
tiêu chuẩn đã được liệt kê trên đây và chứng minh sự đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn
đã lựa chọn.

• Không gian sử dụng được thông gió tự nhiên và thông gió hỗn hợp:
Thực hiện tính toán đối với mỗi không gian sử dụng, chứng minh sự đáp ứng các yêu cầu
của Giải pháp A – Khoản E-3 hoặc các tiêu chí đã liệt kê trong phần Tiếp cận & Thực hiện.

Hồ sơ trình nộp

Giai đoạn Chứng nhận Chính thức

• Bảng thống kê không gian sử dụng, phương pháp thông gió và diện tích của không gian

Không gian sử dụng được thông gió cơ khí và thông gió hỗn hợp:

• Tính toán cho thấy các không gian sử dụng đã hoặc sẽ đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn
được lựa chọn

• Trường hợp các không gian sử dụng không thể đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn được
lựa chọn: giải thích nguyên nhân khiến dự án không thể đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn

• Danh sách các thiết bị xử lý không khí HVAC đang sử dụng và/hoặc được đề xuất
• Bằng chứng cho thấy lưu lượng cấp gió tươi của các thiết bị HVAC đang sử dụng như bản
vẽ hoàn công, báo cáo nghiệm thu, báo cáo kiểm kê từ kiểm toán cơ sở vật chất, v.v.

Không gian sử dụng được thông gió tự nhiên và thông gió hỗn hợp:
• Bản vẽ mặt đứng và mặt bằng cho thấy tất cả các khoảng mở trên tường và mái có thể mở
ra bên ngoài
• Thống kê cửa sổ cho thấy số lượng, vị trí và kích thước của tất cả các khoảng mở hiện có
hoặc được đề xuất trên tường và mái có thể mở ra bên ngoài; hoặc bảng dữ liệu về các phòng
cho thấy diện tích và thông số cửa sổ (loại kính, kích thước và khả năng mở ra bên ngoài)
• Tính toán chứng minh các không gian sử dụng được thông gió tự nhiên đã hoặc sẽ đáp ứng
các yêu cầu

Giai đoạn Chứng nhận Chính thức


Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự thay đổi, bổ
sung:
• Bảng thống kê không gian sử dụng, phương pháp thông gió và diện tích của không gian

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 152
Không gian sử dụng được thông gió cơ khí và thông gió hỗn hợp:
Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự thay đổi, bổ
sung:
• Tính toán cho thấy các không gian sử dụng đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn được lựa
chọn

• Trường hợp các không gian sử dụng không thể đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn được
lựa chọn: giải thích nguyên nhân khiến dự án không thể đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn

• Danh sách các thiết bị xử lý không khí HVAC


• Bằng chứng cho thấy lưu lượng cấp gió tươi của các thiết bị HVAC đang sử dụng như bản
vẽ hoàn công, báo cáo nghiệm thu, báo cáo kiểm kê từ kiểm toán cơ sở vật chất, v.v.

Không gian sử dụng được thông gió tự nhiên và thông gió hỗn hợp:
Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự thay đổi, bổ
sung:
• Bản vẽ mặt đứng và mặt bằng cho thấy tất cả các khoảng mở trên tường và mái có thể mở
ra bên ngoài
• Thống kê cửa sổ cho thấy số lượng, vị trí và kích thước của tất cả các khoảng trên tường và
mái có thể mở ra bên ngoài; hoặc bảng dữ liệu về các phòng cho thấy diện tích và thông số
cửa sổ (loại kính, kích thước và khả năng mở ra bên ngoài)

• Tính toán chứng minh các không gian sử dụng được thông gió tự nhiên đáp ứng các yêu cầu

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 153
H-4 Giám sát CO2

Mục đích
Kiểm soát chất lượng không khí trong nhà thông qua giám sát nồng độ CO2.

Yêu cầu

Tiêu chí 1 Điểm

Xác định và lắp đặt hệ thống giám sát nồng độ CO2 1

Công trình chung cư


Chỉ xét đến các không gian occupied có mật độ cao trong không gian chung và không gian
occupied của chủ sở hữu tòa nhà.

Tổng quan
Trong công trình thường tồn tại một số chất gây ô nhiễm không khí như khói thuốc lá,
fomanđêhyt, hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, NO2, CO, CO2, các chất gây dị ứng, các tác nhân
gây bệnh, khí ra-đon, thuốc diệt côn trùng, chì và bụi bẩn. Trong đó, CO2 thường được chọn
để đánh giá chất lượng không khí và tốc độ thông gió. Nồng độ CO2 cao chứng tỏ chất lượng
không khí trong nhà thấp do các không gian khép kín chưa được thông gió phù hợp. Hệ thống
giám sát nồng độ CO2 tích hợp trong hệ thống thông gió có thể giúp tự động điều chỉnh tốc
độ thông gió nhằm duy trì IAQ ở mức an toàn cho người sử dụng.

Tiếp cận & Thực hiện


Dự án áp dụng một trong hai kỹ thuật sau đối với những khu vực có mật độ sử dụng cao của
tòa nhà (1 người/3 m2):
• Lắp đặt các cảm biến nồng độ CO2 cố định, tích hợp với Hệ thống quản lý tòa nhà (BMS)
nhằm đảm bảo nguồn cấp gió tươi được điều chỉnh liên tục.
• Giám sát nồng độ CO2 và điều chỉnh thủ công lịch trình vận hành các hệ thống thông gió
cho phù hợp. Thiết lập các hệ thống giám sát nhằm đưa ra cảnh báo khi nồng độ CO2
vượt quá mức cho phép (CO2max) đối với từng không gian sử dụng. Cảnh báo có thể được
gửi tới nhân sự quản lý tòa nhà nhờ hệ thống điều khiển tự động hoặc gửi trực tiếp đến
người sử dụng thông qua cảnh báo hình ảnh hoặc âm thanh. CO2max là mức tối đa cho
phép của nồng độ CO2 trong không gian, nên thiết lập ở mức 1000 ppm hoặc điều chỉnh
cho phù hợp với khu vực có mật độ sử dụng cao. Dự án có thể tham khảo Phụ lục A,
Hướng dẫn sử dụng ASHRAE 62.1-2007 để biết thêm chi tiết.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 154
Đối với cả hai kỹ thuật, cảm biến nồng độ CO2 cần được lắp đặt trong khoảng 1 đến 2 mét
bên trên bề mặt sàn (khu vực hít thở). Tại các không gian mở có diện tích lớn và nồng độ CO2
đồng nhất, có thể gắn cảm biến trong các ống khí hồi lưu.

Trường hợp phát hiện các khí độc hại (CO, H2S, NO2…) trong công trình, thiết kế hệ thống
giám sát liên tục nhằm cảnh báo tình trạng nguy hiểm. Giải pháp như vậy có thể đạt điểm tại
hạng mục Sáng kiến.

Hồ sơ trình nộp

Giai đoạn Chứng nhận Tạm thời


• Danh sách các không gian có mật độ sử dụng cao, ghi rõ diện tích, số người sử dụng, số cảm
biến đã lắp đặt hoặc được đề xuất và nồng độ CO2max
• Bản vẽ cho thấy vị trí các cảm biến CO2 đã lắp đặt hoặc được đề xuất
• Hướng dẫn sử dụng và bảo trì cho thấy quy trình vận hành, điều chỉnh và bảo trì hệ thống
giám sát nồng độ CO2
• Bằng chứng cho thấy việc lắp đặt các cảm biến nồng độ CO2 như báo cáo kiểm kê từ kiểm
toán cơ sở vật chất, ảnh chụp, bản vẽ, báo cáo nghiệm thu, v.v.

Giai đoạn Chứng nhận Chính thức


• Bằng chứng cho thấy hệ thống giám sát nồng độ CO2 đã được vận hành đúng như yêu cầu
trong giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành như biên bản, kết quả đo, ảnh chụp, v.v.
Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự thay đổi, bổ
sung:
• Danh sách các không gian có mật độ sử dụng cao, ghi rõ diện tích, số người sử dụng, số cảm
biến đã lắp đặt và nồng độ CO2max
• Bản vẽ cho thấy vị trí các cảm biến CO2 đã lắp đặt
• Hướng dẫn sử dụng và bảo trì cho thấy quy trình vận hành, điều chỉnh và bảo trì hệ thống
giám sát nồng độ CO2
• Bằng chứng cho thấy việc lắp đặt các cảm biến nồng độ CO2 như báo cáo kiểm kê từ kiểm
toán cơ sở vật chất, ảnh chụp, bản vẽ, báo cáo nghiệm thu, v.v.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 155
H-5 Kiểm thử IQA

Mục đích
Kiểm tra và xác định chất lượng không khí trong nhà (IAQ) của công trình.

Yêu cầu

Tiêu chí 1 điểm

Thực hiện các biện pháp đo IAQ trong không gian occupied của tòa nhà. 1

Tổng quan
Các chất gây ô nhiễm điển hình trong tòa nhà bao gồm khói thuốc lá trong môi trường,
formaldehydes, VOCs, bụi mịn, NO2, CO, CO2, chất gây dị ứng, mầm bệnh, thuốc trừ sâu,
chì, bụi,…Quan trọng là phải giữ nồng độ chất ô nhiễm trong mức độ cho phép để đảm bảo
chất lượng không khí trong nhà.

Tiếp cận & Thực hiện


Tất cả các dự án phải thực hiện phép đo nồng độ của các chất ô nhiễm sau:
• Carbon dioxide (CO2)
• Bụi mịn 2.5 (PM2.5)

Các dự án đã lắp đặt sản phẩm hoàn thiện nội thất (sơn, lớp phủ, keo và chất bịt kín) trong
thời gian thực hiện cũng nên thực hiện phép đo nồng độ của tổng hợp chất hữu cơ dễ bay
hơi (TVOC) trong không gian occupied đã lắp đặt các sản phẩm hoàn thiện nội thất.

Các dự án đã lắp đặt sản phẩm gỗ tổng hợp trong thời gian thực hiện cần thực hiện các phép
đo nồng độ forrmandehyde trong không gian occupied đã lắp đặt các thiết bị gỗ tổng hợp đó.

Các dự ẩn có nguồn CO tiềm ẩn, như không gian đỗ xe kín, thiết bị sử dụng khí đốt hoặc lò
sưởi, cần thực hiện phép đo nồng độ CO trong các không gian occupied có tiềm ẩn nguồn
CO đó.
Ngoài ra, khuyến khích đo nồng độ của các chất gây ô nhiễm sau:
• Vi khuẩn
• Nitrogen dioxide (NO2)
• Ozone
Để tuân thủ, nồng độ các chất ô nhiễm không được vượt quá giá trị tối đa cho phép của các
hướng dẫn và tiêu chuẩn sau:
• WHO Guidelines for indoor air quality: selected pollutants

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 156
• WHO Air quality guidelines
• NEA’s Guidelines for Good Indoor Air Quality in Office Premises
• Hong Kong EPD’s IAQ Certification Scheme (concentrations for Good Class)
• Singapore Standard SS 554:2009 Code of Practice for Indoor Air Quality for Air-
conditioned Buildings

Tất cả các phép đo phải được thực hiện như sau:

• Cùng vị trí: Đầu dò lấy mẫu cần đặt ở giữa 75 và 120cm từ sàn và ở giữa phòng hoặc
không gian occupied. Không đặt ở ngay trước bất cứ thứ gì có thể làm ảnh hưởng đến
kết quả, chẳng hạn như máy cấp khí, quạt, máy photocopy,…

• Number of sampling points: At least one sample should be taken from each floor or from
each area serviced by a separate air handling unit. For large floor spaces, the minimum
required number of sampling points should be determined based on Table H.2.Số lượng
điểm lấy mẫu: Ít nhất 1 mẫu từ mỗi tầng hoặc từ mỗi khu vực được phục vụ bởi một bộ
phận xử lý không khí riêng biệt. Đối với không gian sàn rộng, số lượng điểm lấy mẫu tối
thiểu yêu cầu phải xác định dựa trên bảng H.2

Bảng H.2: Số điểm lấy mẫu yêu cầu


(Nguồn: Hong Kong EPD’s IAQ Certification Scheme)

Diện tích (m2) Số điểm lấy mẫu tối thiểu

<3,000 1 cho mỗi 500 m2


3,000 - < 5,000 8
5,000 - < 10,000 12
10,000 - < 15,000 15
15,000 - < 20,000 18
20,000 < 30,000 21
30,000 or more 25

• Thời gian lấy mẫu: Các phép đo nên được thực hiện trong giờ sử dụng bình thường. Đối
với các phép đo nồng độ trung bình trong 8 giờ, nếu không thực hiện được, có thể thực
hiện các phép đo thay thế (ví dụ: phương pháp đo gián đoạn dựa trên giá trị trung bình
của các phép đo nửa giờ được thực hiện tại các khoảng thời gian 4 lần)

• Phương pháp đo: Có thể sử dụng hai loại phương pháp để kiểm thử IAQ: phương pháp
thời gian thực và lấy mẫu kết hợp phân tích phòng thí nghiệm.
- Máy theo dõi thời gian thực có thể được sử dụng để phát hiện các nguồn ô nhiễm
và cung cấp thông tin về sự thay đổi ô nhiễm trong ngày

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 157
- Các mẫu tích hợp (dừ là lấy mẫu chủ động hay bị động) có thể cung cấp thông tin
về tổng mức độ phơi nhiễm của một chất ô nhiễm cụ thể.
Các phương pháp khác nhau có thể được sử dụng để đo các loại chất ô nhiễm khác nhau
được trình bày trong bảng H.3

Bảng H.3: Các phương pháp đo lường đươc chấp nhận cho các chất ô nhiễm trong nhà khác nhau
(Source: Hong Kong EPD’s IAQ Certification Scheme)
Chất ô nhiễm
Phương pháp thời gian thực Phương pháp lấy mẫu tích hợp
trong nhà
Giám sát thời gian thực với máy
CO2 & CO phân tích hồng ngoại không tán sắc /
(NDIR) hoặc máy dò điện hóa
Lấy mẫu chủ động hoặc bị động với
Cảm biến khí Formaldehyde thời
Formaldehyde phân tích bằng sắc ký lỏng hiệu năng
gian thực
cao (HPLC)
Giám sát thời gian thực với máy Lấy mẫu chủ động hoặc bị động với
Bụi lơ lửng phân tích, chẳng hạn như màn hình phân tích bằng phương pháp phân tích
tán xạ quang học hoặc áp điện trọng lượng
Lấy mẫu toàn bộ không khí bằng ống
Tổng hợp chất Màn hình thời gian thực như máy dò
đựng thụ động hoặc chất hấp thụ rắn và
hữu cơ dễ bay ion hóa quang (PIDs) và máy dò ion
tiếp theo là phát hiện ion hóa ngọn lửa
hơi hóa ngọn lửa (FIDs)
trực tiếp.
Dụng cụ lấy mẫu bao gồm bộ tác động
đa lỗ Andersen , bộ lấy mẫu ly tâm
Vi khuẩn / Reuter (RCS), bộ lấy mẫu bioaerosol
cảu hệ thống không khí bề mặt (SAS) và
máy chà lốc xoáy
Lấy mẫu chủ động với túi Tedlar và
Máy phân tích cầm tay thời gian
phân tích bằng máy phân tích NO2 dựa
thực, chẳng hạn như máy dò phát
trên phát quang hóa học
NO2 quang hóa học, kiểu điện hóa hoặc
- Lấy mẫu thụ động và phân
phép đo trực tiếp của máy phân tích
tích bằng phương pháp đo
kiểu hấp thụ.
quang phổ.
Các dụng cụ thời gian thực như chất
bán dẫn oxit kim loại được nung
Ozone /
nóng, trắc quang UV hoặc phát
quang hóa học.

Nếu các phép đo cho thấy nồng độ của một số chất gây ô nhiễm trong nhà cao hơn nồng độ
tối đa cho phép, dự án cần thực hiện các biện pháp khắc phục, chẳng hạn như:
• Tăng tốc độ thông gió để pha loãng và loại bỏ các chất ô nhiễm
• Lắp đặt bộ lọc không khí (bộ lọc hạt, bộ lọc tĩnh điện và/hoặc bộ lọc khí) trên cửa hút
gió tươi (và không khí trong nhà tuần hoàn) để loại bỏ các chất ô nhiễm.
• Lắp đặt hệ thống thông gió cục bộ cho các khu vực có hoạt động phát thải ô nhiễm (nhà
bếp, bãi đỗ xe, phòng photocopy,…)
• Hạn chết sử dụng các sản phẩm phát thải bằng cách lắp đặt các sản phẩm hoàn thiện
và đóng gói sản phẩm có hàm lượng VOC và phát thải formandehyde thấp.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 158
Hồ sơ trình nộp

Giai đoạn chứng nhận Tạm thời


• Kế hoạch kiểm thử IAQ thể hiện phương pháp hoàn chỉnh để tuân thủ đo đạc hàm lượng chất
ô nhiễm trong nhà.

Giai đoạn chứng nhận Chính thức


• Báo cáo kiểm thử IAQ bao gồm phương pháp áp dụng, các phép đo đã thực hiện, so sánh
với nồng độ tối đa cho phép.

• Bằng chứng thể hiện các phép đo IAQ như báo cáo thí nghiệm, ảnh chụp, ghi phép đo,…

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 159
H-6 Chiếu sáng tự nhiên

Mục đích
Cung cấp đủ ánh sáng tự nhiên cho không gian bên trong công trình.

Yêu cầu

Tiêu chí 2 Points


40% tổng diện tích sử dụng có hệ số chiếu sáng tự nhiên trung bình đạt từ 1.5%
1
đến 3.5%
70% tổng diện tích sử dụng có hệ số chiếu sáng tự nhiên trung bình đạt từ 1.5%
2
đến 3.5%

Tổng quan
Chiếu sáng tự nhiên là sử dụng ánh sáng tự nhiên để chiếu sáng không gian thay vì ánh sáng
nhân tạo. Chiếu sáng tự nhiên giúp cho người sử dụng công trình cảm thấy thoải mái hơn,
đồng thời tiết kiệm năng lượng phục vụ chiếu sáng. Với thiết kế sử dụng ánh sáng tự nhiên,
kiến trúc sư phải cân đối nhiều yếu tố, như hấp thụ bức xạ mặt trời, độ chói, mức độ chiếu
sáng, tiện nghi thị giác và yêu cầu của người sử dụng.

Dự án cần cân nhắc vị trí của cửa sổ để thu được nhiều ánh sáng tự nhiên nhưng đồng thời
vẫn có thể hạn chế sự hấp thụ bức xạ mặt trời. Cửa kính sẽ làm giảm hiệu quả cách nhiệt và
tăng chi phí sử dụng năng lượng. Tuy nhiên, những chi phí phát sinh có thể được bù lại bằng
sự cải thiện năng suất làm việc và tiện nghi của người sử dụng khi sinh sống hoặc làm việc
trong không gian được chiếu sáng tự nhiên.

Tiếp cận & Thực hiện


Hệ số chiếu sáng tự nhiên trung bình là độ rọi trung bình của ánh sáng tự nhiên tại mặt làm
việc của không gian, được xác định bằng tỉ số giữa độ rọi của ánh sáng tự nhiên tại bề mặt
làm việc với độ rọi ánh sáng tự nhiên cùng lúc đó tại bề mặt nằm ngang ngoài nhà trong điều
kiện bầu trời không bị che khuất theo tiêu chuẩn CIE Standard Overcast Sky.

Một số giải pháp thiết kế tạo điều kiện cho chiếu sáng tự nhiên:
• Sử dụng các loại kính có độ xuyên sáng cao
• Tấm hắt sáng bên trong nhà
• Các mặt phẳng trong phòng (trần, tường và sàn) có hệ số phản xạ cao
• Đảm bảo hiệu quả chiếu sáng tự nhiên bằng cách vệ sinh mặt kính thường xuyên, ngăn
bụi bẩn bám trên bề mặt kính

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 160
• Thiết kế kết cấu chắn nắng nhằm điều chỉnh lượng ánh sáng đi tới các vị trí nhất định bên
trong công trình

Không gian không tương thích với việc cung cấp chiếu sáng tự nhiên (như khan phòng và
phòng hội nghị dành riêng cho hội nghị truyền hình) có thể bỏ qua Khoản này. Các không gian
khác không tương thích với việc sử dụng chiếu sáng tự nhiên cần được sự đồng thuận của
VGBC.

Tính toán
Xác định hệ số chiếu sáng tự nhiên (DF) của tất cả các không gian sử dụng (không gian nằm
trong phần diện tích sử dụng). Để đơn giản hóa các phép tính, những không gian trong công
trình có cùng hướng và cách bố trí cửa sổ có thể được gộp vào một nhóm (dự án cần đưa ra
giải thích cụ thể).

Trong phạm vi Khoản H-5, dự án có thể thực hiện xác định DF bằng một phần mềm mô phỏng
chiếu sáng tự nhiên hoặc sử dụng một bảng tính. Phương pháp bảng tính phù hợp với công
trình đơn giản hay các tòa nhà thẳng. Với những công trình có kiến trúc phức tạp, như các
tòa nhà cong hay có nhiều mặt, dự án cần sử dụng phần mềm mô phỏng chiếu sáng tự nhiên
để có kết quả tính toán chính xác hơn.

Lưu ý: Phương pháp xác định DF thông qua đo đạc thực tế sẽ không đáp ứng yêu cầu của
Khoản H-5 do kết quả đo luôn thay đổi theo điều kiện ánh sáng ngoài trời.

Phần mềm mô phỏng chiếu sáng tự nhiên

Sử dụng kết quả tính toán hệ số chiếu sáng tự nhiên với một phần mềm mô phỏng chiếu sáng
tự nhiên để tính hệ số chiếu sáng tự nhiên trung bình của không gian sử dụng. Thời điểm
mặc định được áp dụng trong tính toán hệ số chiếu sáng tự nhiên là 12 giờ, ngày 21 tháng 9.

Bảng tính

DF trung bình của mỗi diện tích sử dụng được xác định như sau (công thức được phát triển
bởi Tổ chức Nghiên cứu Công trình, Vương quốc Anh):

𝐀𝐠 × 𝛉 × 𝐌 × 𝐭 × 𝟏𝟎𝟎
𝐃𝐅 =
𝐀𝐭ổ𝐧𝐠 ∗ (𝟏 − 𝛒𝟐 )

DF = Hệ số chiếu sáng trung bình [%]

Ag = Diện tích cửa kính trong không gian (trừ các khung cửa và diện tích cản sáng [m2]

Atổng = Tổng diện tích các mặt trong không gian, bao gồm trần, sàn, tường và cửa sổ [m2]

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 161
θ = Góc nhìn thấy bầu trời từ tâm điểm của cửa sổ [Rad], được xác định như trong hình H.1

M = Hệ số bảo trì (Bảng H.2)

t = Độ xuyên sáng (sử dụng các giá trị trong bảng H.2 nếu không có số liệu của nhà sản xuất)

ρ = Hệ số phản xạ trung bình của các mặt phẳng trong phòng (có thể sử dụng các giá trị đề xuất trong
Bảng H.3)

Hình H.1: Góc nhìn thấy bầu trời từ tâm điểm của cửa sổ

Bảng H.2: Hệ số bảo trì (Nguồn: Introduction to Architectural Science, Steven V. Szokolay)

Độ nghiêng Điều kiện cửa sổ


Khu vực
của cửa sổ Sạch Sạch
Thẳng đứng 0.9 0.8
Ngoài khu công
Nằm nghiêng 0.8 0.7
nghiệp
Nằm ngang 0.7 0.6
Thẳng đứng 0.8 0.7
Khu công nghiệp Nằm nghiêng 0.7 0.6
Nằm ngang 0.6 0.5

Bảng H.3: Độ xuyên sáng (Nguồn: Efficient Windows Collaborative)

Loại kính Độ xuyên sáng

Trong suốt 0.90


Kính đơn Mờ/Màu 0.68
Phản quang 0.27
Trong suốt 0.81
Mờ/Màu 0.62
Phản quang 0.10
Kính kép
Kính Low-e có hệ số hấp
0.75
thụ bức xạ cao
Kính Low-e có hệ số hấp
0.64
thụ bức xạ thấp

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 162
Bảng H.4: Hệ số phản xạ đề xuất cho không gian trong nhà
(Nguồn: CIBSE Guide F Energy Efficiency in Buildings)
Màu sơn
Hệ số phản Hệ số phản
Loại vật liệu (theo bảng màu BS
xạ xạ
4800)
Giấy trắng 0.8 Trắng 00E55 0.85
Màu kem nhạt
Thép không gỉ 0.4 0.81
10C31
Lớp láng nền xi măng 0.4 Xám trắng 00A01 0.68

Thảm (màu kem) 0.35 Vàng đậm 10E53 0.64

Gỗ (tấm veneer mỏng) 0.4 Xám nhạt 00A05 0.45

Gỗ (màu trung tính) 0.2 Xanh lá đậm 14E53 0.22

Gỗ (màu gỗ sồi đậm) 0.1 Đỏ thẫm 04E53 0.18


Xanh da trời đậm
Gạch lát 0.1 0.15
18E53
Kính 0.1 Xám đậm 10A11 0.14

Thảm (màu đậm) 0.1 Nâu đậm 08C39 0.10

Đỏ tím đậm 02C39 0.10

Đen 00E53 0.05

Đối với cả hai phương pháp tính toán nêu trên, dự án thực hiện theo quy trình sau:
• Tính DF trung bình tại tất cả các phòng thuộc diện tích sử dụng
• Xác định tất cả các phòng có DF trong khoảng từ 1.5% đến 3.5%
• Các phòng như trên đáp ứng yêu cầu của khoản Chiếu sáng tự nhiên (phòng có DF
lớn hơn 3.5% cũng có thể đáp ứng yêu cầu nếu có biện pháp chắn nắng phù hợp)
• Tính tổng diện tích các phòng đạt yêu cầu về DF rồi so sánh với tổng diện tích sử
dụng của công trình theo công thức sau:

AC
Tỷ lệ diện tích đạt yêu cầu [%] = × 100
AO

AC = Diện tích sử dụng đạt yêu cầu về chiếu sáng tự nhiên (tổng diện tích các phòng đạt yêu cầu) [m2]

AO = Tổng diện tích sử dụng [m2]

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 163
Hồ sơ trình nộp

Giai đoạn Chứng nhận Tạm thời

• Bản vẽ mặt bằng và mặt đứng cho thấy các diện tích sử dụng và diện tích cửa kính

• Tính toán tỷ lệ diện tích sử dụng đáp ứng yêu cầu của khoản

Nếu dự án sử dụng phương pháp bảng tính:


• Bảng tính giá trị DF trung bình của các không gian sử dụng

Nếu dự án sử dụng phần mềm mô phỏng:


• Báo cáo cho thấy số liệu đầu vào và kết quả tính toán của phần mềm mô phỏng (giá trị DF
trung bình của các không gian sử dụng)

Giai đoạn Chứng nhận Chính thức


Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự thay đổi, bổ
sung:
• Bản vẽ mặt bằng và mặt đứng cho thấy các diện tích sử dụng và diện tích cửa kính

• Tính toán tỷ lệ diện tích sử dụng đáp ứng yêu cầu của khoản

Nếu dự án sử dụng phương pháp bảng tính:


• Bảng tính giá trị DF trung bình của các không gian sử dụng
If Nếu dự án sử dụng phần mềm mô phỏng:
• Báo cáo cho thấy số liệu đầu vào và kết quả tính toán của phần mềm mô phỏng (giá trị DF
trung bình của các không gian sử dụng)

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 164
H-7 Tầm nhìn ra ngoài

Mục đích
Tăng sự kết nối của người sử dụng với môi trường bên ngoài bằng cách đảm bảo tầm nhìn
thẳng trực tiếp ra bên ngoài công trình.

Yêu cầu

Tiêu chí 2 Điểm

50% tổng diện tích sử dụng có tầm nhìn thẳng ra môi trường bên ngoài 1

65% tổng diện tích sử dụng có tầm nhìn thẳng ra môi trường bên ngoài 2

Tổng quan
Cửa sổ và các khoảng mở trên vỏ công trình mang lại mối liên kết trực tiếp giữa môi trường
bên ngoài và người sử dụng bên trong công trình. Mối liên kết này giúp giảm tình trạng nhức
mỏi mắt cùng một số vấn đề về sức khoẻ có liên quan, đồng thời cải thiện năng suất lao động
của người sử dụng.

Tiếp cận & Thực hiện


Dự án có thể thực hiện các giải pháp sau để mang lại sự kết nối giữa người sử dụng công
trình và môi trường bên ngoài:
• Bố trí các không gian mở ở gần đường chu vi công trình
• Bố trí các không gian không sử dụng vào trong vùng lõi công trình
• Sử dụng kính cho các vách ngăn bên trong công trình

Trong phạm vi Khoản H-6, một cửa kính được coi là có tầm nhìn ra bên ngoài khi:
• Được lắp đặt ở độ cao từ 0.8 mét đến 2.2 mét so với mặt sàn hoàn thiện; và
• Mang lại hình ảnh rõ ràng của không gian bên ngoài, không bị cản trở bởi các chất
làm kính, sợi thủy tinh hoặc màu kính khiến cân bằng màu sắc bị sai lệch.

Không gian không tương thích với việc cung cấp tầm nhìn ra ngoài (như rạp hát, khan phòng,
phòng hội nghị truyền hình, phòng thể hình) có thể bỏ qua Khoản này. Các không gian khác
không tương thích với việc cung cấp tầm nhìn ra ngoài cần được sự chấp thuận của VGBC.

Tính toán
Chứng minh sự đáp ứng yêu cầu bằng các tính toán trên bảng tính (tham khảo Bảng H.5).

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 165
Tính diện tích sử dụng đáp ứng yêu cầu theo phương pháp sau:
• Xác định vị trí và diện tích các không gian sử dụng
• Xác định phần diện tích thuộc không gian sử dụng có tầm nhìn trực tiếp ra bên ngoài.
• Nếu phòng có ít nhất 75% diện tích sàn có tầm nhìn trực tiếp ra bên ngoài thì có thể coi
là toàn bộ diện tích sàn có tầm nhìn ra bên ngoài.
• Nếu phòng có ít hơn 75% diện tích sàn có tầm nhìn trực tiếp ra bên ngoài, xác định phần
diện tích đáp ứng yêu cầu về tầm nhìn trực tiếp ra bên ngoài.
• Tính tỷ lệ diện tích sử dụng đáp ứng yêu cầu theo công thức sau:

Tổng diện tích sàn đạt yêu cầu


Diện tích đạt yêu cầu [%] = × 100
Diện tích sử dụng

Phương pháp tính toán cho Khoản H-6 được minh họa như trong Hình H.2 và Bảng H.5.

Hình H.2: Xác định phần diện tích có tầm nhìn ra bên ngoài
Bảng H.5: Tính diện tích sử dụng có tầm nhìn ra bên ngoài
Tầm nhìn Diện tích có tầm nhìn ra bên
Phòng Tổng Diện tích
ra ngoài

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 166
diện tích sử bên ngoài Tỷ lệ so với đạt yêu cầu
dụng [m2] [Có/Không] [m2] diện tích [m2]
phòng [%]
Văn phòng 101 25 Y 20 80% 25

Văn phòng 102 25 N / / 0

Văn phòng 103 25 Y 15 60% 15


Khu vực văn
phòng có 145 Y 145 100% 145
không gian mở
Tổng cộng 220 - 175 - 185

Trong ví dụ trên đây, dự án có 90% diện tích sử dụng đáp ứng yêu cầu, đạt được 2 điểm tại
Khoản H-6.

Hồ sơ trình nộp

Giai đoạn Chứng nhận Tạm thời


• Bản vẽ mặt bằng cho thấy diện tích sử dụng và phần diện tích có tầm nhìn trực tiếp

• Bản vẽ mặt đứng cho thấy chiều cao của cửa sổ


• Tính toán cho thấy sự đáp ứng các yêu cầu
• Ảnh chụp cho thấy tầm nhìn ra bên ngoài

Giai đoạn Chứng nhận Chính thức


Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự thay đổi, bổ
sung:
• Bản vẽ mặt bằng cho thấy diện tích sử dụng và phần diện tích có tầm nhìn trực tiếp
• Bản vẽ mặt đứng cho thấy chiều cao của cửa sổ
• Tính toán cho thấy sự đáp ứng các yêu cầu

• Ảnh chụp cho thấy tầm nhìn ra bên ngoài

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 167
H-8 Làm sạch xanh

Mục đích
Khuyến khích sử dụng các sản phẩm tẩy rửa và giải pháp vệ sinh an toàn nhằm bảo vệ người
sử dụng công trình khỏi tác động của các loại hoá chất độc hại.

Yêu cầu

Tiêu chí 1 Điểm

Phát triển và áp dụng chương trình vệ sinh xanh 1

Công trình hỗn hợp cho thuê


Points in this credit can be awarded only if:Có thể đạt được điểm tại khoản này nếu:
• Ban quản lý tòa nhà thực hiện chương trình làm sạch xanh trong không gian chung và
không gian occupied của chủ sở hữu tòa nhà (nếu có)
• Đơn vị thuê chính thực hiện chương trình làm sạch xanh trong không gian riêng của họ,

• Cung cấp hướng dẫn, chương trình tập huấn đối với các đơn vị thuê khác để hướng
dẫn và khuyến khích họ áp dụng quy trình làm sạch xanh.

Công trình chung cư


Chương trình làm sạch xanh chỉ cần thiết thực hiện bởi ban quản lý tòa nhà tại không gian
chung và không gian occupied của chủ sở hữu (nếu có)

Tổng quan
Hoá chất trong các sản phẩm tẩy rửa có thể gây nguy hiểm cho cả nhân viên dọn vệ sinh và
người sử dụng công trình. Sản phẩm tẩy rửa truyền thống thường chứa các loại hoá chất có
khả năng gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với sức khoẻ con người như dị tật bẩm sinh, hen
suyễn, bệnh đường hô hấp, rối loạn thần kinh, v.v.

Giải pháp vệ sinh xanh bao gồm sử dụng các sản phẩm tẩy rửa và quy trình thực hiện an
toàn hơn. Sản phẩm tẩy rửa truyền thống cần được thay thế bằng các sản phẩm thân thiện
với môi trường và chứa ít chất độc hại. Quy trình vệ sinh cũng cần được điều chỉnh để đảm
bảo sức khoẻ cho mọi người.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 168
Tiếp cận & Thực hiện
Dự án phát triển và áp dụng một chương trình vệ sinh xanh, trong đó bao gồm các quy trình
vệ sinh cụ thể đối với từng khu vực bên trong công trình cũng như trong phạm vi quản lý của
dự án. Công tác vệ sinh có thể do nhân sự trong công trình thực hiện hoặc thuê đơn vị cung
cấp dịch vụ bên ngoài.

Dự án có thể thực hiện một số quy trình vệ sinh như sau:


• Lựa chọn sản phẩm vệ sinh thân thiện với môi trường hoặc các sản phẩm ít độc hại
hơn so với các sản phẩm đang sử dụng.
Sản phẩm vệ sinh thân thiện với môi trường là các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên
(như muối nở (baking soda), nước chanh, nước táo, v.v.) hoặc sản phẩm được cấp
các chứng nhận xanh như Green Seal, Singapore Green Labelling Scheme, Safer
Choice (US EPA), Green Specifications (EPD Hong Kong), v.v.
Một số sản phẩm tẩy rửa không có nguồn gốc tự nhiên và chưa được cấp chứng nhận
xanh vẫn có thể đáp ứng yêu cầu LOTUS nếu dự án chứng minh được các đặc tính
xanh, thân thiện với môi trường của sản phẩm đang sử dụng.
• Quản lý chặt chẽ việc sử dụng các chất tẩy uế và chất khử trùng có độc tính cao:
- Xác định rõ các vị trí cần sử dụng chất tẩy uế và chất khử trùng
- Xác định khu vực cần tẩy uế với mức độ cao (như phòng khám chữa bệnh…)
- Lau dọn trước khi tẩy uế (tuỳ theo yêu cầu của sản phẩm)
- Thực hiện đúng hướng dẫn sử dụng của sản phẩm
- Sử dụng chất diệt khuẩn ít độc hại để tẩy uế và khử trùng
• Quản lý tốt hoạt động bảo trì sàn công trình
• Đảm bảo thực hiện tốt việc vệ sinh thảm trải sàn

Hồ sơ trình nộp

Giai đoạn Chứng nhận Tạm thời

• Nội dung chương trình vệ sinh xanh của dự án

Giai đoạn Chứng nhận Chính thức


• Danh sách sản phẩm vệ sinh thân thiện với môi trường đã sử dụng trong giai đoạn đánh giá
hiệu năng vận hành
• Bằng chứng cho thấy việc thực hiện các quy trình vệ sinh xanh trong giai đoạn đánh giá hiệu
năng vận hành như sổ theo dõi, ảnh chụp, biên bản, v.v.

Đối với các sản phẩm vệ sinh xanh không có nguồn gốc tự nhiên đã sử dụng:
• Thông tin do nhà sản xuất công bố, chứng minh sản phẩm thân thiện với môi trường
• Hoá đơn, biên lai hoặc đơn đặt hàng

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 169
Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự thay đổi, bổ
sung:
• Nội dung chương trình vệ sinh xanh của dự án

Riêng đối với công trình hỗn hợp cho thuê:

• Bản sao hướng dẫn cho thuê bao gồm hướng dẫn làm sạch xanh
• Chương trình tập huấn và tài liệu thể hiện hướng dẫn làm sạch xanh.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 170
Thích ứng & Giảm nhẹ

Biến đổi khí hậu được coi là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ
XXI. Ngày nay, cụm từ “biến đổi khí hậu” thường được dùng để chỉ những thay đổi bất thường
của khí hậu toàn cầu do các hoạt động của con người gây nên. Kể từ cách mạng công nghiệp
đến nay, con người ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn năng lượng sản xuất từ nhiên
liệu hóa thạch. Quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch thải vào bầu khí quyển một lượng lớn khí
CO2. Nồng độ CO2 trong khí quyển tăng lên làm thay đổi sự cân bằng bức xạ của trái đất, gây
hiệu ứng nhà kính và dẫn đến hiện tượng ấm lên toàn cầu. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
có thể thấy rõ ràng nhất ở những cơn bão, lũ lụt và hạn hán ngày càng thường xuyên và có
cường độ mạnh hơn, nước biển dâng cùng với nhiều hiện tượng thời tiết khắc nghiệt khác.

Mặc dù các nước phát triển chiếm tới 40% lượng khí thải của toàn thế giới, các nước đang
phát triển mới là khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nhất. Trong giai đoạn
nửa đầu thế kỷ XXI, Việt Nam được dự đoán là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng
nề nhất của biến đổi khí hậu. Nghiêm trọng nhất là nguy cơ ảnh hưởng của ngập lụt đối với
khoảng một triệu người đang sống trong khu vực chỉ cao hơn mực nước biển 1m khi nước
biển đang dâng cao hơn. Mưa lớn và hạn hán đang gia tăng cả về cường độ và tần suất.

Do đó, chính phủ Việt Nam đã ban hành văn bản chỉ đạo các cơ quan hữu quan với những
hướng dẫn cụ thể nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu. Công trình xây dựng tại Việt Nam sử
dụng các kỹ thuật truyền thống khó có thể chống chịu được sức tàn phá của các hiện tượng
như lũ lụt, bão hay động đất. Vì vậy, thiết kế công trình rất cần được tích hợp với các giải
pháp và công nghệ để có thể thích nghi với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, bảo vệ người
sử dụng trước các tác động của thiên tai.

Các giải pháp trong phạm vi hạng mục Thích ứng & Giảm nhẹ của LOTUS BIO tập trung vào
khả năng chống chọi của công trình trước những thảm họa tự nhiên và giảm thiểu phát thải
khí nhà kính. Một công trình xanh cần phải tính đến tất cả các nguy cơ thiên tai như bão, lũ
lụt, ngập úng… và có các giải pháp toàn diện để đảm bảo an toàn cho người sử dụng công
trình. Đồng thời, công trình cần giảm thiểu tác động của chính nó tới biến đổi khí hậu bằng
cách tăng khả năng thẩm thấu của khu đất và giảm diện tích lát gạch, nhân tố gây hiệu ứng
đảo nhiệt. Công trình cũng cần giảm thiểu mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch phục vụ các hoạt
động giao thông của người sử dụng trong suốt vòng đời công trình.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 171
Thích ứng & Giảm nhẹ 10 Điểm
Khoản Tiêu chí Điểm

A-1 Chống chịu thiên tai 2 điểm

Giải pháp A: Báo cáo nguy cơ thiên tai

Lập báo cáo nguy cơ thiên tai 1

Giải pháp B: Kế hoạch ứng phó với thiên tai

Lập báo cáo nguy cơ thiên tai và chuẩn bị kế hoạch ứng phó 1

A-2 Nước mưa chảy tràn 2 điểm

Giải pháp A: Độ thấm nước trung bình cao

Diện tích trung bình có khả năng thấm nước của khu đất đạt tối thiểu 30% 1

Diện tích trung bình có khả năng thấm nước của khu đất đạt tối thiểu 50% 2

Giải pháp B: Cải thiện độ thấm nước trung bình


Diện tích trung bình có khả năng thấm nước của khu đất trong Giai đoạn
đánh giá hiệu năng vận hành cao hơn 30% so với mức cơ sở trong quá 1
khứ
A-3 Hiệu ứng đảo nhiệt 2 điểm

30% tổng diện tích lát và mái có khả năng hạn chế hiệu ứng đảo nhiệt 1

50% tổng diện tích lát và mái có khả năng hạn chế hiệu ứng đảo nhiệt 2

A-4 Giao thông xanh 4 điểm


Cung cấp và thông báo rộng rãi thông tin về các phương tiện giao thông ĐKTQ
tập thể sẵn có tới người sử dụng công trình A-PR-1

Giải pháp A: Chính sách giao thông xanh

Dự án thực hiện chính sách giao thông xanh 1

Giải pháp B: Hạ tầng giao thông xanh


Dự án cung cấp các giải pháp hạ tầng giao thông xanh cho người sử dụng
1
công trình
Giải pháp C: Giao thông xanh

Giao thông xanh phục vụ 10% số lượt di chuyển của người sử dụng 1

Giao thông xanh phục vụ 20% số lượt di chuyển của người sử dụng 2

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 172
A-1 Chống chịu thiên tai

Mục đich
Đảm bảo công trình sẵn sàng ứng phó với thiên tai.

Yêu cầu

Tiêu chí 2 Điểm

Giải pháp A: Kế hoạch ứng phó với thiên tai

Lập báo cáo nguy cơ thiên tai và chuẩn bị kế hoạch ứng phó 1

Giải pháp B: Chống chịu thiên tai

Lập báo cáo nguy cơ thiên tai và chứng minh rằng công trình và khu vực công
1
trình có khả năng chống chịu thiên tai

Tổng quan
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai nhất trên thế giới.
Các dạng thiên tai thường xảy ra gồm có bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, lốc xoáy, hạn hán, sạt
lở đất, cháy rừng, nhiễm mặn và động đất. Trong số đó, bão, ngập lụt và lốc xoáy thường để
lại hậu quả nghiêm trọng đối với công trình xây dựng tại Việt Nam. Dù không thường xuyên
xảy ra nhưng động đất cũng là một vấn đề đáng lo ngại đối với các khu vực đông dân cư. Do
đó, LOTUS BIO khuyến khích các công trình thực hiện giải pháp giảm thiểu tác động, bảo vệ
con người và tài sản khi xảy ra thiên tai.

Đơn vị quản lý công trình cần hiểu rõ các nguy cơ khi xảy ra thiên tai, từ đó có biện pháp
chuẩn bị phù hợp và có kế hoạch ứng phó chi tiết. Thiết kế công trình cần được tích hợp khả
năng chống chịu đối với các loại thiên tai thường xảy ra.

Tiếp cận & Thực hiện


Đơn vị sở hữu và quản lý công trình cần lập báo cáo nguy cơ thiên tai và kế hoạch ứng phó
đối với các loại thiên tai có nhiều khả năng ảnh hưởng tới công trình. Báo cáo cần đánh giá
được mức độ ảnh hưởng đối với công trình và đưa ra kế hoạch ứng phó chi tiết đối với mỗi
loại thiên tai có thể xảy ra.

Quy trình lập báo cáo nguy cơ ảnh hưởng và kế hoạch ứng phó với thiên tai cần có sự tham
gia của các bên sau đây:
• Chủ sở hữu và đơn vị quản lý công trình
• Đội tư vấn kỹ thuật, gồm có các kỹ sư và quản lý dự án

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 173
• Người sử dụng công trình
• Chuyên gia tại địa phương trong các lĩnh vực như địa chất, khí tượng, xây dựng… am
hiểu về đặc điểm điều kiện tự nhiên của khu vực.
• Cán bộ quản lý của địa phương

Với cả 2 Giải pháp: Báo cáo nguy cơ thiên tai

Nội dung báo cáo nguy cơ thiên tai cần bao gồm thông tin về các loại thiên tai có nhiều khả
năng xảy ra:
• Ngập lụt:
- Bản đồ ngập lụt (nếu có) giúp xác định vị trí của khu đất xây dựng có nằm trong
khu vực thường xảy ra lũ lụt hay không
- Dữ liệu liên quan do trung tâm khí tượng thủy văn địa phương hoặc các cơ quan
chuyên môn công bố, bao gồm::
o Biểu đồ và lịch sử lượng mưa
o Ghi chép về lịch sử các trận bão đã xảy ra trong khu vực
o Thông tin về áp thấp nhiệt đới và lũ lụt
o Dự báo tác động của biến đổi khí hậu như gia tăng tần suất các cơn bão
hay nước biển dâng
- Thực hiện khảo sát ngập lụt bằng cách thu thập kinh nghiệm, ý kiến của người
dân và chính quyền địa phương về tình trạng ngập lụt trong vòng 15 năm trước
đó. Phân tích kết quả thu được để đưa ra dự báo tình trạng ngập lụt trong tương
lai. Cần thu thập các dữ liệu sau:
o Các dạng ngập lụt ở địa phương
o Tần suất trung bình và tần suất cao nhất hàng năm
o Đỉnh lũ hàng năm
o Mức trung bình và mức cao nhất của cường độ lũ lụt hoặc mực nước lũ
o Thời gian ngập úng sau mưa lũ
o Các nguy cơ ngập lụt hiện có
o Các nguyên nhân gây ngập lụt chính
- Khả năng thiệt hại do ngập lụt của công trình
- Xu hướng ngập lụt trong 50 năm tiếp theo và dự báo trường hợp xấu nhất

• Động đất:
- Báo cáo thiết kế cho thấy các giải pháp chống chịu động đất đã được tích hợp
trong thiết kế theo yêu cầu của QCVN 02:2009/BXD - Số liệu điều kiện tự nhiên
dùng trong xây dựng và giải thích về tiêu chuẩn thiết kế đã lựa chọn

Nếu dự án không có Báo cáo thiết kế:

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 174
- Bản đồ địa chấn cho thấy các vị trị đứt gãy địa chất và nguy cơ động đất tại khu
vực công trình
- Lịch sử địa chấn của địa phương
- Nếu nguy cơ xảy ra động đất ở mức cao, dự án cần thực hiện đánh giá kỹ thuật
về khả năng chống chịu động đất của kết cấu công trình

• Bão:
- Báo cáo thiết kế cho thấy thiết kế công trình đã đáp ứng các yêu cầu về tốc độ gió
tối đa theo QCVN 02:2009/BXD

Nếu dự án không có Báo cáo thiết kế:


- Đánh giá nguy cơ xảy ra bão, trong đó bao gồm thông tin về các trận bão đã xảy
ra tại địa phương
- Dự đoán tốc độ gió tối đa khi xảy ra bão
- Đánh giá khả năng chống chịu gió bão của công trình; dự đoán các vị trí dễ hư hại
khi có gió lớn

• Hạn hán:
- Khả năng ảnh hưởng của hạn hạn đối với công trình (lún lệch nền móng, rạn nứt,
thiếu nước sinh hoạt, v.v.)
- Đánh giá khả năng chống chịu hạn hán của công trình

• Cháy rừng:
- Nguy cơ ảnh hưởng của cháy rừng đối với công trình
- Đánh giá khả năng chống cháy của công trình

• Sạt lở đất:
- Nguy cơ ảnh hưởng của sạt lở đất đối với công trình
- Đánh giá khả năng chống chịu sạt lở đất của công trình

Nếu có nguy cơ xảy ra các loại thiên tai khác, dự án cần xác định mức độ ảnh hưởng và cung
cấp thông tin trong báo cáo.

Dự án có thể liên hệ VGBC để được hỗ trợ trong quá trình tìm kiếm và tổng hợp thông tin.

Giái pháp A: Kế hoạch ứng phó với thiên tai

Dựa vào thông tin từ báo cáo nguy cơ thiên tai, đơn vị quản lý công trình xây dựng và thực
hiện kế hoạch ứng phó, giúp người sử dụng công trình có sự chuẩn bị phù hợp khi có thiên
tai xảy ra.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 175
Kế hoạch ứng phó với thiên tai cần được thông báo một cách chi tiết tới người sử dụng công
trình, bao gồm các thông tin sau:
• Kế hoạch ứng phó đối với mỗi loại thiên tai
• Đường di tản và vị trí tập kết
• Hệ thống cảnh báo thiên tai
• Thiết bị chữa cháy

Giải pháp B: Chống chịu thiên tai

Giải pháp chống chịu thiên tai cần được tích hợp trong thiết kế và vận hành công trình. Dự án
cần đưa ra các giải pháp phù hợp tuỳ thuộc vào vị trí và khả năng chịu tác động của công
trình. Khả năng chống chịu của công trình cần tương ứng với nguy cơ ảnh hưởng của các
loại thiên tai đã được xác định. Một số giải pháp tiêu biểu được liệt kê dưới đây:

• Ngập lụt:
- Nâng cốt nền công trình và thiết bị, hệ thống quan trọng lên cao trên mức ngập lụt
dự đoán.

• Động đất:
- Dựa vào các thông tin về địa chấn, thiết kế công trình đáp ứng yêu cầu về chống
chịu động đất theo QCVN 02:2009/BXD
- Đảm bảo các mặt đứng không bị hư hại khi có động đất xảy ra

• Bão:
- Thiết kế công trình có khả năng chống chịu với gió lớn trong cơn bão theo yêu cầu
của QCVN 02:2009/BXD
- Đảm bảo các mặt đứng không bị hư hại khi có bão xảy ra

• Hạn hán:
- Đảm bảo nguồn nước dự trữ cho công trình
- Cân nhắc khả năng lún lệch của móng công trình

• Cháy rừng:
- Đảm bảo khả năng chống cháy của công trình

• Sạt lở đất:
- Tích hợp giải pháp chống sạt lở đất cho công trình

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 176
Hồ sơ trình nộp

Giai đoạn Chứng nhận Tạm thời

Đối với giải pháp A và B

• Nội dung báo cáo nguy cơ thiên tai

Giái pháp A: Kế hoạch ứng phó với thiên tai

• Nội dung kế hoạch ứng phó với thiên tai

Giải pháp B: Disaster resilience


• Báo cáo chứng minh các giải pháp đã thực hiện và/hoặc được đề xuất nhằm đảm bảo khả
năng chống chịu thiên tai của công trình và khu đất

Giai đoạn Chứng nhận Chính thức

Đối với cả giải pháp A & B


Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự thay đổi, bổ
sung:
• Nội dung báo cáo nguy cơ thiên tai

Giải pháp A: Kế hoạch ứng phó với thiên tai

• Bằng chứng cho thấy người sử dụng công trình đã được cung cấp thông tin về kế hoạch ứng
phó với thiên tai như ảnh chụp, biên bản, v.v.
Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự thay đổi, bổ
sung:
• Nội dung kế hoạch ứng phó với thiên tai

Giải pháp B: Chống chịu thiên tai


Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự thay đổi, bổ
sung:
• Báo cáo chứng minh các giải pháp đảm bảo khả năng chống chịu thiên tai của công trình và
khu đất

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 177
A-2 Nước mưa chảy tràn

Mục đích
Cải thiện khả năng thấm nước của bề mặt khu đất, từ đó giảm tải tạm thời cho hệ thống thoát
nước đô thị và cải thiện nguồn bổ sung nước ngầm.

Yêu cầu
Khoản A-2 chỉ áp dụng cho dự án có diện tích phi công trình và/hoặc mái xanh chiếm trên
10% tổng diện tích khi đất hoặc trên 200 m2.

Tiêu chí 2 Điểm

Giải pháp A: Độ thấm nước trung bình cao

Diện tích trung bình có khả năng thấm nước của khu đất đạt tối thiểu 30% 1

Diện tích trung bình có khả năng thấm nước của khu đất đạt tối thiểu 50% 2

Giải pháp B: Cải thiện độ thấm nước trung bình


Diện tích trung bình có khả năng thấm nước của khu đất trong Giai đoạn đánh
1
giá hiệu năng vận hành cao hơn 30% so với mức cơ sở trong quá khứ

Tổng quan
Nước mưa chảy tràn là lượng nước mưa chảy từ bề mặt khu đất xây dựng vào hệ thống thoát
nước hoặc sông ngòi.

Giảm lượng nước mưa chảy tràn góp phần giảm thiểu tác động của công trình trong việc gây
ra lũ hạ nguồn. Điều này càng trở nên quan trọng hơn khi giáng thủy cường độ cao do biến
đổi khí hậu đang khiến cho cấp độ và tuần suất lũ lụt tăng cao. Giảm thiểu lưu lượng và cải
thiện chất lượng nước mưa chảy tràn sẽ góp phần giảm lượng chất gây ô nhiễm chảy vào
nguồn nước.

Phương pháp giúp tối ưu khả năng thấm nước của khu đất chính là hạn chế diện tích bề mặt
rắn và sử dụng các vật liệu lát bề mặt có khả năng thấm nước. Các giải pháp như vậy giúp
khu đất tận dụng được khả năng thấm nước của lớp đất bên dưới, nhờ đó giảm thiểu tác
động đối với chất lượng và trữ lượng nước ngầm cũng như hạn chế khả năng gây ngập úng
cục bộ và xói mòn đất.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 178
Tiếp cận & Thực hiện
Giải pháp hiệu quả nhất giúp kiểm soát lưu lượng và chất lượng nước mưa chảy tràn là tăng
khả năng thấm nước của các khu vực bên ngoài công trình và khôi phục các chức năng tự
nhiên của khu đất.

Dự án có thể thực hiện các giải pháp sau để tăng khả năng thấm nước của bề mặt khu đất:
• Giảm diện tích bề mặt vật liệu cứng
• Với các khu vực đường chạy xe, bãi đậu xe và đường đi bộ, sử dụng vật liệu cứng có khả
năng thấm nước như:
- Gạch lát tiêu thấm
- Bê tông nhựa rỗng
- Sỏi rời
- Gỗ
- Mùn
- Gạch, đá cuội, đá tự nhiên được sắp xếp để tối ưu khả năng thấm nước
• Thiết kế cảnh quan giúp chuyển hướng dòng nước từ khu vực không thấm nước sang
khu vực có khả năng thấm nước như vườn hoặc bãi cỏ trước khi nước chảy khỏi khu đất.
• Sử dụng các khu đất trũng có lớp phủ thực vật hoặc có khả năng lọc sinh học, các vùng
đất ngập nước, hố ga và vườn mưa, giúp cải thiện chất lượng nước và tính thấm
• Mái xanh
• Ao, hồ chứa nước

Ngoài ra, dự án còn có thể xây dựng bể lọc hoặc bể chứa nước để chứa nước mưa. Nếu sử
dụng bể chứa nước, dự án có thể thực hiện giải pháp tái sử dụng nước mưa. Khi tích hợp
các giải pháp trên trong tính toán độ thấm nước trung bình, dự án cần liên hệ với VGBC để
được hướng dẫn chi tiết.

Tính toán
Áp dụng tính toán với toàn bộ diện tích phi công trình của dự án, cộng với diện tích mái xanh.
Tính độ thấm nước của khu đất theo phương pháp sau:
• Tính diện tích phi công trình và diện tích mái xanh
• Tính diện tích các loại cảnh quan cứng và cảnh quan mềm đã sử dụng
• Xác định hệ số chảy tràn của các loại cảnh quan cứng và cảnh quan mềm đã sử dụng
• Tính tỷ lệ diện tích thấm nước trung bình của khu đất theo công thức sau:

∑ Ai × (1 − Ci )
Tỷ lệ diện tích thấm nước trung bình [%] = × 100
Asite

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 179
Ai = Diện tích không gian i [m2]
Ci = Hệ số chảy tràn của vật liệu lát bề mặt trong không gian i
Asite = Tổng diện tích khu đất, trừ đi phần diện tích công trình không có mái xanh [m2]

Hệ số chảy tràn trong bảng A.1 nên được sử dụng để tính toán độ thấm trung bình của vị trí
trừ khi có sẵn dữ liệu công bố của nhà sản xuất cho một vật liệu bề mặt cụ thể.

Bảng A.1: Hệ số chảy tràn của một số loại bề mặt


(Nguồn: TCVN 7957:2008, ASCE – Hiệp hội Kỹ sư xây dựng Hoa Kỳ)

Đặc tính bề mặt Hệ số chảy tràn

Mặt lát
Mái 0.92
Nhựa đường 0.90
Gạch lát 0.80
Bê tông 0.92
Sỏi rời 0.7
Gạch lát tiêu thấm 0.5
Thảm cỏ (đất cát)
Đất cát, độ dốc trung bình 0-2% 0.1
Đất cát, độ dốc trung bình 2-7% 0.15
Đất cát, độ dốc trung bình > 7% 0.2
Thảm cỏ (đất thịt)
Đất thịt, độ dốc trung bình 0-2% 0.15
Đất thịt, độ dốc trung bình 2-7% 0.2
Đất thịt, độ dốc trung bình > 7% 0.25
Bề mặt khác
Bồn đất/ Vườn mưa 0.15
Sân chơi 0.25

Đối với Giải pháp B, dự án cần tính độ thấm nước trung bình của khu đất trước và sau khi
thực hiện các giải pháp nâng cao độ thấm nước. Dự án sẽ đạt điểm chứng nhận khi tăng tối
thiểu 30% tỷ lệ diện tích thấm nước trung bình của khu đất.
Ví dụ:

Khu đất dự án có diện tích phi công trình là 850 m2, không có mái xanh; diện tích đổ bê tông
là 500 m2; diện tích cây trồng trên khu vực đất cát không dốc là 200 m2; và diện tích phủ nhựa
đường là 150 m2.
Để tăng độ thấm nước cho khu đất trong giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành, dự án đã
thay thế 200 m2 bê tông bằng 100 m2 cây trồng và 100 m2 gạch trồng cỏ.

• Tính toán độ thấm của khu đất ban đầu:

500 ∗ (1 − 0.92) + 200 ∗ (1 − 0.1) + 150 ∗ (1 − 0.9)


Độ thấm của khu đất ban đầu [%] = = 27.6%
850

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 180
• Tính toán độ thấm của khu đất tại thời gian thực hiện (Performance Period):

Độ thấm trung bình của khu đất trong thời gian thực hiện [%]
300 ∗ (1 − 0.92) + 300 ∗ (1 − 0.1) + 150 ∗ (1 − 0.9) + 100 ∗ (1 − 0.5)
= = 42.2%
850

• Tính toán sự gia tăng độ thấm trung bình của khu đất:

42.2%
Mức độ gia tăng độ thấm của khu đất trong thời gian thực hiện [%] = ( −1) ∗ 100 = 53%
27.6%

Dự án đạt 01 điểm tại Giải pháp A do tỷ lệ diện tích thấm nước trung bình cao hơn 30% và
01 điểm tại Giải pháp B do đã tăng hơn 30% tỷ lệ diện tích thấm nước trung bình của khu đất.

Hồ sơ trình nộp

Giai đoạn Chứng nhận Tạm thời

Đối với cả 2 giải pháp:

• Bản vẽ quy hoạch cảnh quan cho thấy các khu vực cảnh quan cứng, cảnh quan mềm và các
loại vật liệu đang sử dụng và/hoặc được đề xuất
• Tính toán tỷ lệ diện tích thấm nước trung bình của khu đất giai đoạn đánh giá hiệu năng vận
hành theo các giải pháp đã áp dụng và/hoặc được đề xuất
• Ảnh chụp cho thấy các giải pháp đã áp dụng để kiểm soát nước mưa chảy tràn trong khu đất

Nếu dự án sử dụng vật liệu có hệ số chảy tràn khác với số liệu trong Bảng A.1:

• Tài liệu do nhà sản xuất công bố hoặc giải thích phù hợp cho hệ số chảy tràn đã sử dụng

Giải pháp B: Cải thiện độ thấm nước trung bình

• Bản vẽ quy hoạch cảnh quan hoặc ảnh chụp cho thấy các khu vực cảnh quan cứng, cảnh
quan mềm và các loại vật liệu đã sử dụng trước khi thực hiện các giải pháp mới nhằm cải
thiện độ thấm nước của khu đất
• Tính toán tỷ lệ diện tích thấm nước trung bình ban đầu của khu đất

• Tính toán mức gia tăng dự kiến của tỷ lệ diện tích thấm nước trung bình của khu đất trong
giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 181
Giai đoạn Chứng nhận Chính thức

Đối với cả 2 giải pháp:


Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự thay đổi, bổ
sung:
• Bản vẽ quy hoạch cảnh quan cho thấy các khu vực cảnh quan cứng, cảnh quan mềm và các
loại vật liệu đã sử dụng
• Ảnh chụp cho thấy các giải pháp đã áp dụng để kiểm soát nước mưa chảy tràn trong khu đất
• Tính toán tỷ lệ diện tích thấm nước trung bình của khu đất
Nếu dự án sử dụng vật liệu có hệ số chảy tràn khác với số liệu trong Bảng A.1:
• Tài liệu do nhà sản xuất công bố hoặc giải thích phù hợp cho hệ số chảy tràn đã sử dụng

Giải pháp B: Cải thiện độ thấm nước trung bình


Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự thay đổi, bổ
sung:
• Bản vẽ quy hoạch cảnh quan hoặc ảnh chụp cho thấy các khu vực cảnh quan cứng, cảnh
quan mềm và các loại vật liệu đã sử dụng trước khi thực hiện các giải pháp mới nhằm cải
thiện độ thấm nước của khu đất
• Tính toán mức gia tăng dự kiến của tỷ lệ diện tích thấm nước trung bình của khu đất trong
giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành
• Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự thay đổi,
bổ sung:

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 182
A-3 Hiệu ứng đảo nhiệt

Mục đích
Giảm hiệu ứng đảo nhiệt và hạn chế tác động của môi trường xây dựng đối với vi khí hậu
cũng như con người và các quần thể tự nhiên.

Yêu cầu

Tiêu chí 2 Điểm

30% tổng diện tích lát và mái có khả năng hạn chế hiệu ứng đảo nhiệt 1

50% tổng diện tích lát và mái có khả năng hạn chế hiệu ứng đảo nhiệt 2

Tổng quan
Vi khí hậu là một vùng khí quyển địa phương có đặc điểm khí hậu khác biệt với các khu vực
xung quanh. Môi trường xây dựng có thể làm thay đổi vi khí hậu vốn có nếu vật liệu xây dựng
hấp thụ và tái bức xạ năng lượng mặt trời nhiều hơn so với môi trường vốn có. Sự thay đổi vi
khí hậu như vậy được gọi là hiệu ứng đảo nhiệt đô thị (Hình A.1).

Hình A.1: Hiệu ứng đảo nhiệt

Hiện tượng này xuất hiện khi nhiệt độ khu vực đô thị cao hơn khu vực nông thôn, gây ảnh
hưởng tiêu cực đến chất lượng không khí, nhu cầu sử dụng năng lượng và sức khỏe con
người. Hiệu ứng đảo nhiệt đô thị xảy ra do các bề mặt làm bằng gạch, bê tông và nhựa đường
(như đường phố, vỉa hè, khu đỗ xe và công trình xây dựng) hấp thụ bức xạ nhiệt của mặt trời
và tái bức xạ nhiệt vào khí quyển.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 183
Tiếp cận & Thực hiện
Áp dụng các giải pháp thiết kế dưới đây để giảm hiệu ứng đảo nhiệt:
• Sử dụng vật liệu lợp mái có chỉ số phản xạ bức xạ mặt trời (SRI) lớn hơn 78 cho các
mái có độ dốc nhỏ (tỷ lệ giữa độ cao với chiều dài nhỏ hơn 2:12)
• Sử dụng vật liệu lợp mái có giá trị SRI lớn hơn 29 cho các mái có độ dốc lớn
• Mái xanh
• Pin mặt trời
• Vật liệu lát có giá trị SRI lớn hơn 29
• Sử dụng hệ thống gạch lát mở (gạch trồng cỏ) để giảm diện tích mặt lát (với ít nhất 50%
diện tích có khả năng thấm nước)
• Sử dụng các kết cấu chắn nắng có chỉ số phản xạ bức xạ mặt trời (SRI) lớn hơn 29
hoặc Chắn nắng nhờ các tán cây sẵn có hoặc bố trí vào khu vực quy hoạch trồng cây
trong 10 năm (bóng cây phải che nắng được cho mái và mặt lát)
• Các vùng nước (ao, hồ bơi, đài phun nước,…)

Danh sách này tạo thành một danh sách đầy đủ các bề mặt được coi là hạn chế hiệu ứng
đảo nhiệt.

Ngoại trừ: Bề mặt bê tông, do thời tiết và sự tích tụ của bụi, sẫm màu dần theo thời
gian. Do đó, các bề mặt bê tông xám mới điển hình có SRI 35 và nhanh chóng trở
thành có SRI thấp hơn 29. Vì bê tông là một giải pháp thay thế tốt cho nhựa đường
để giảm hiệu ứng đảo nhiệt, bê tông xám vẫn có thể đủ tiêu chuẩn nhưng cần xem
xét hệ số 0.5 trong tính toán. Đối với bề mặt bê tông trắng, chúng vẫn được chấp
nhận là hoàn toàn tuân thủ vì chúng có thể duy trì SRI trên 29. Trong trường hợp
không xác định được độ trắng hoặc Sri của bê tông, tất cả các hỗn hợp bê tông sử
dụng xi măng xỉ hoặc xi măng trắng có thể được coi là bê tông trắng.

Tính toán
Thực hiện tính toán dựa trên diện tích lát và mái. Diện tích lát là toàn bộ phần diện tích của
khu đất được lát hoặc che phủ giúp mặt đất không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
Các giải pháp được liệt kê trong phần Tiếp cận & Thực hiện có tác dụng làm giảm hiệu ứng
đảo nhiệt. Các phần diện tích được che phủ bằng thiết bị cơ khí sẽ được khấu trừ vào diện
tích mái.

Tỷ lệ diện tích có khả năng hạn chế hiệu ứng đảo nhiệt được tính theo phương pháp sau:
• Tính tổng diện tích lát và mái
• Tính phần diện tích có khả năng hạn chế hiệu ứng đảo nhiệt:

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 184
- Với các kết cấu chắn nắng, diện tích cần tính là diện tích hình chiếu đứng của kết cấu.
- Với cây, trước hết cần xác định diện tích đổ bóng của cây vào ngày Hạ chí tại các thời
điểm 10 giờ sáng, 12 giờ trưa và 3 giờ chiều; sau đó lấy trung bình cộng các diện tích
đã tính để được diện tích chắn nắng hiệu quả. Để đơn giản hóa, dự án có thể mặc
định diện tích chắn nắng hiệu quả của mỗi cây là 1 m2.
- Với các bề mặt có khả năng hạn chế hiệu ứng đảo nhiệt khác, diện tích cần tính chính
là diện tích thực tế của bề mặt.
• Tính phần diện tích cần được khấu trừ vào tổng diện tích lát và mái
• Tính tỷ lệ diện tích có khả năng hạn chế hiệu ứng đảo nhiệt theo công thức sau:
Athấp
Tỷ lệ diện tích hạn chế hiệu ứng đảo nhiệt [%] = × 100
Alát+mái
Athấp = Phần diện tích có khả năng hạn chế hiệu ứng đảo nhiệt [m2]
Alát+mái = Tổng diện tích mặt lát và mái, trừ đi phần diện tích cần khấu trừ [m2]

Hồ sơ trình nộp

Giai đoạn Chứng nhận Tạm thời


• Bản vẽ mặt bằng cho thấy diện tích lát, mái, kết cấu chắn nắng (bao gồm cả cây xanh có chức
năng chắn nắng), mái xanh và vật liệu hoàn thiện bề mặt đang sử dụng và/hoặc được đề xuất
• Ảnh chụp cho thấy phần diện tích khu đất có khả năng hạn chế hiệu ứng đảo nhiệt

• Tính toán chứng minh sự đáp ứng các yêu cầu


Đối với các vật liệu hoàn thiện bề mặt có giá trị SRI cao:
• Tài liệu do nhà sản xuất công bố cho thấy giá trị SRI của các loại vật liệu được đề xuất và/hoặc
đang sử dụng -HOẶC- Số liệu về giá trị SRI của các loại vật liệu được đề xuất và/hoặc đang
sử dụng (nguồn dữ liệu cần được VGBC đồng thuận)

Giai đoạn Chứng nhận Chính thức


Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự thay đổi, bổ
sung:
• Bản vẽ mặt bằng cho thấy diện tích lát, mái, kết cấu chắn nắng (bao gồm cả cây xanh có chức
năng chắn nắng), mái xanh và vật liệu hoàn thiện bề mặt đang sử dụng
• Ảnh chụp cho thấy phần diện tích khu đất có khả năng hạn chế hiệu ứng đảo nhiệt
• Tính toán chứng minh sự đáp ứng các yêu cầu
Đối với các vật liệu hoàn thiện bề mặt có giá trị SRI cao:
• Tài liệu do nhà sản xuất công bố cho thấy giá trị SRI của vật liệu -HOẶC- Số liệu về giá trị SRI
của vật liệu (nguồn dữ liệu cần được VGBC đồng thuận)

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 185
A-PR-1 và A-4 Giao thông xanh

Mục đích
Nâng cao nhận thức của người sử dụng công trình về các phương tiện giao thông tập thể và
thực hiện các giải pháp để giao thông xanh phục vụ được một phần đáng kể nhu cầu đi lại
của người sử dụng.

Yêu cầu

Tiêu chí 4 Điểm


Cung cấp và thông báo rộng rãi thông tin về các phương tiện giao thông tập thể ĐKTQ
sẵn có tới người sử dụng công trình A-PR-1

Giải pháp A: Chính sách giao thông xanh

Dự án thực hiện chính sách giao thông xanh 1

Giải pháp B: Hạ tầng giao thông xanh


Dự án cung cấp các giải pháp hạ tầng giao thông xanh cho người sử
1
dụng công trình
Giải pháp C: Giao thông xanh

Giao thông xanh phục vụ 10% số lượt di chuyển của người sử dụng 1

Giao thông xanh phục vụ 20% số lượt di chuyển của người sử dụng 2

Tổng quan
Giao thông xanh là các phương thức giao thông vận tải ít gây ảnh hưởng đến môi trường.
Các hình thức phổ biến nhất của giao thông xanh hiện nay bao gồm đi bộ, đi xe đạp và sử
dụng phương tiện giao thông công cộng. Phương tiện giao thông cơ giới, đặc biệt là phương
tiện giao thông cá nhân (ô tô, xe máy), là tác nhân gây ra nhiều loại ô nhiễm. Các phương
tiện này đốt nhiên liệu và phát thải khí ra môi trường, làm ô nhiễm không khí và góp phần gây
nên hiện tượng ấm lên toàn cầu. Thêm vào đó, việc sản xuất các phương tiện giao thông
cùng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông tương ứng tiêu thụ nguồn năng lượng rất lớn. Do
vậy, các giải pháp giao thông xanh là rất cần thiết. Tuy nhiên với tình hình giao thông đô thị,
phát triển dân số và tốc độ đô thị hóa hiện nay tại Việt Nam, yêu cầu phát triển các hệ thống
giao thông vận tải đô thị hiệu quả và có mức phát thải các-bon thấp là một thử thách không
hề nhỏ. Điều kiện tiên quyết về giao thông xanh nhằm đảm bảo phát huy hiệu quả việc sử
dụng phương tiện giao thông vận tải tập thể trong phạm vi dự án. Các tiêu chí về giao thông
xanh giúp đánh giá giải pháp được dự án thực hiện nhằm khuyến khích người sử dụng công
trình lựa chọn giao thông xanh, từ đó hạn chế sử dụng các phương tiện cơ giới cá nhân, góp
phần giảm ùn tắc giao thông, ô nhiễm không khí và phát thải khí CO2.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 186
Tiếp cận & Thực hiện
ĐKTQ A-PR-1

Cung cấp thông tin về các phương án giao thông vận tải tập thể cho người sử dụng công
trình, bao gồm các tuyến đường và lịch trình di chuyển; hiển thị thông tin tại các khu vực dễ
quan sát và tiếp cận. Dự án cần cập nhật thông tin này một cách thường xuyên.
Giải pháp A: Chính sách giao thông xanh

Đơn vị quản lý công trình xây dựng chính sách giao thông xanh và thông báo tới toàn thể
người sử dụng công trình.

Quá trình xây dựng chính sách giao thông xanh nên được thực hiện theo các bước sau:
• Khảo sát: Lựa chọn một ngày bất kỳ trước khi bắt đầu Giai đoạn đánh giá hiệu năng vận
hành để thực hiện khảo sát người sử dụng công trình nhằm xác định các loại phương tiện
giao thông đang được sử dụng (dự án nên thực hiện khảo sát này cùng với Khảo sát về
tiện nghi của người sử dụng tại ĐKTQ H-PR-1).
• Xác định hạn chế về tiềm năng: Phân tích những hạn chế và ưu điểm về giao thông của
khu đất, bao gồm phương tiện giao thông công cộng và cơ sở hạ tầng giao thông vận tải
• Thiết lập mục tiêu: Dựa trên kết quả thu được từ khảo sát, dự án thiết lập những mục tiêu
cụ thể để thực hiện trong giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành.
• Giải pháp: Xác định các giải pháp cần thực hiện để hoàn thành những mục tiêu đã đặt ra.
Một số giải pháp tiêu biểu: cung cấp trang thiết bị, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải mới
trong khu vực công trình (như vòi sen, trạm sạc xe đạp điện), khu vực đỗ xe ưu tiên,
chương trình chia sẻ phương tiện giao thông, cung cấp dịch vụ vận tải tuyến đường ngắn,
phương tiện giao thông công cộng miễn phí hoặc giá rẻ, dịch vụ xe đạp miễn phí hoặc giá
rẻ, khuyến khích nhân viên thực hiện giao thông xanh, nâng cao nhận thức của người sử
dụng công trình, v.v.

Giải pháp B: Hạ tầng giao thông xanh

Dự án cần có hệ thống hạ tầng phù hợp nhằm khuyến khích sử dụng xe đạp và xe điện nhằm
phục vụ nhu cầu di chuyển qua lại khu vực công trình, trong đó bao gồm:
• Khu đỗ xe đạp có mái che và đảm bảo an ninh cho tối thiểu 5% người sử dụng
• Trang thiết bị phòng tắm cho 0.5% người sử dụng toàn thời gian của công trình (đối với
công trình phi nhà ở)
• Trạm sạc xe điện cho 3% tổng số xe đỗ trong khu vực đỗ xe của công trình

Giải pháp C: Giao thông xanh

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 187
Chứng minh rằng các giải pháp giao thông xanh đã đáp ứng nhu cầu di chuyển của một lượng
lớn người sử dụng công trình thông qua các tính toán trong phần Tính toán.
Giải pháp giao thông xanh bao gồm các hình thức, phương tiện giao thông sau: đi bộ, xe đạp,
xe đạp điện, phương tiện giao thông công cộng (xe buýt, tàu hoả, tàu điện ngầm, v.v.), dịch
vụ xe buýt tư nhân, đi chung ô tô, đi chung xe máy, và làm việc từ xa.
Các hình thức, phương tiện giao thông khác sẽ được coi là phương tiện giao thông cơ giới
cá nhân.

Tính toán
Giải pháp B: Hạ tầng giao thông xanh

Lưu ý: Làm tròn các kết quả có giá trị thập phân. Để đạt 1 điểm tại Giải pháp B, dự án cần có
ít nhất một khu đỗ xe, một phòng tắm và một trạm sạc xe điện.

• Tính số lượng chỗ để xe đạp dựa trên số lượng người sử dụng công trình vào thời gian
cao điểm nhất. Sức chứa của khu để xe đạp được tính như sau:
- Xác định số lượng người sử dụng công trình vào thời gian cao điểm nhất
- Tính sức chứa tối thiểu cần thiết của khu để xe theo công thức sau:

Số chỗ để xe = NP × 0.05

NP = Số lượng người sử dụng công trình trong thời gian cao điểm

• Tính số lượng phòng tắm cần thiết dựa trên số lượng người sử dụng công trình toàn thời
gian. Người sử dụng công trình toàn thời gian là những người lao động/nhân viên làm việc
trong tòa nhà với thời gian sử dụng công trình là 8 tiếng mỗi ngày. Người sử dụng công
trình bán thời gian cũng được tính như người sử dụng toàn thời gian với số lượng bằng
tổng thời gian sử dụng công trình của họ chia cho 8.
Tính số lượng phòng tắm cần thiết theo công thức:

Số lượng phòng tắm = NFT × 0.005

NFT = Số người người sử dụng công trình toàn thời gian

• Tính số lượng trạm sạc xe điện cần thiết dựa trên số lượng chỗ để xe:
- Xác định sức chứa khu để xe
- Tính số lượng trạm sạc xe điện cần thiết tính theo công thức sau:

Số lượng trạm sạc xe điện = T × 0.03

T = Tổng sức chứa khu để xe (tổng số chỗ để xe cho ô tô và xe máy)

Giải pháp C: Giao thông xanh

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 188
Thực hiện tính toán dựa trên kết quả khảo sát số lượt di chuyển bằng phương tiện giao thông
của người sử dụng công trình trong một ngày bất kỳ.

Tỷ lệ người sử dụng công trình dùng giải pháp giao thông xanh được tính như sau:
• Tính tổng số lượt di chuyển theo kết quả khảo sát
• Tính tỷ lệ di chuyển bằng giải pháp giao thông xanh
G𝑇
Tỷ lệ sử dụng giải pháp giao thông xanh [%] = ( ) × 100
T𝑇

GT = Số lượt di chuyển bằng các hình thức, phương tiện giao thông xanh
TT = Tổng số lượt di chuyển (bằng phương tiện giao thông cơ giới cá nhân và phương tiện giao thông
xanh) của người sử dụng công trình

Trong giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành, dự án thực hiện khảo sát lần cuối nhằm xác
định tỷ lệ các phương tiện giao thông được sử dụng cho Chứng nhận Chính thức.

Hồ sơ trình nộp

Giai đoạn Chứng nhận Tạm thời

Điều kiện tiên quyết A-PR-1

• Ảnh chụp cho các thấy hình thức cung cấp thông tin về phương tiện giao thông công cộng

Đối với Giải pháp A và C:

• Phiếu khảo sát và kết quả khảo sát về phương tiện giao thông của người sử dụng công trình
vào một ngày bất kỳ trước giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành

Giải pháp A: Chính sách giao thông xanh

• Nội dung Chính sách giao thông xanh

Giải pháp B: Hạ tầng giao thông xanh

• Bản vẽ mặt bằng cho thấy vị trí và số lượng hiện có và/hoặc được đề xuất của khu để xe đạp,
phòng tắm và trạm sạc xe điện
• Tính toán chứng minh sự đáp ứng các yêu cầu

• Ảnh chụp cho thấy khu để xe đạp, phòng tắm và trạm sạc xe điện

Giải pháp C: Giao thông xanh


• Tính toán tỷ lệ di chuyển bằng giải pháp giao thông xanh trước giai đoạn đánh giá hiệu năng
vận hành

Giai đoạn Chứng nhận Chính thức


Điều kiện tiên quyết A-PR-1
Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu của ĐKTQ tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự thay
đổi, bổ sung:
• Ảnh chụp cho các thấy hình thức cung cấp thông tin về phương tiện giao thông công cộng

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 189
Đối với Giải pháp A và C:

• Phiếu khảo sát và kết quả khảo sát cuối cùng về phương tiện giao thông của người sử dụng
công trình vào một ngày bất kỳ trong giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành

Giải pháp A: Chính sách giao thông xanh


Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu của giải pháp tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự
thay đổi, bổ sung:
• Nội dung Chính sách giao thông xanh
• Bản vẽ hoặc ảnh chụp chứng minh dự án đã cung cấp đủ chỗ để xe và phòng tắm trong công
trình hoặc trong phạm vi khu đất
Giải pháp B: Hạ tầng giao thông xanh
Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu của giải pháp tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự
thay đổi, bổ sung:

• Bản vẽ mặt bằng cho thấy vị trí và số lượng chỗ để xe đạp, phòng tắm và trạm sạc xe điện

• Tính toán chứng minh sự đáp ứng các yêu cầu

• Ảnh chụp cho thấy khu để xe đạp, phòng tắm và trạm sạc xe điện

Giải pháp C: Giao thông xanh


• Tính toán tỷ lệ di chuyển bằng giải pháp giao thông xanh trong giai đoạn đánh giá hiệu năng
vận hành

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 190
Cộng đồng

Quá trình vận hành công trình cần có sự tương tác tích cực với cộng đồng dân cư, bao gồm
cả người sử dụng công trình và người dân sống trong khu vực lân cận. Dự án có thể tăng
cường sự tương tác của công trình thông qua các giải pháp như hỗ trợ người khuyết tật tiếp
cận sử dụng, tổ chức chương trình nâng cao nhận thức về môi trường, v.v.

Các tiêu chí trong hạng mục Cộng đồng của LOTUS BIO hướng tới tối ưu lợi ích và hạn chế
những ảnh hưởng tiêu cực của dự án xây dựng đối với cộng đồng. Sự gắn kết của công trình
với cư dân địa phương là một yếu tố quan trọng, góp phần thực hiện những mục tiêu phát
triển bền vững.

Dù các quy định hiện hành của Việt Nam không yêu cầu công trình đang vận hành phải đảm
bảo người khuyết tật có thể tiếp cận và sử dụng một cách thuận lợi, LOTUS khuyến khích
các công trình đang vận hành cũng đáp ứng các yêu cầu này như đối với công trình xây mới.
Nguyên lý thiết kế “không rào cản” có thể được áp dụng để loại bỏ những trở ngại như tuổi
tác hay tình trạng thể chất của người sử dụng khi tiếp cận công trình.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 191
Cộng đồng 6 Điểm
Khoản Tiêu chí Điểm

CY-1 Hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận sử dụng 2 điểm

Công trình đáp ứng các yêu cầu của QCVN 10:2014/BXD 2

CY-2 Nhận thức xanh 2 điểm


ĐKTQ
Cung cấp hướng dẫn sử dụng cho người sử dụng công trình
CY-PR-1

Giải pháp A: Chiến dịch nâng cao nhận thức về môi trường

Thực hiện một chiến dịch liên tục nhằm nâng cao nhận thức về môi trường 1

Giải pháp B: Chương trình tập huấn cho người sử dụng


Thực hiện chương trình tập huấn thường xuyên cho người sử dụng công
1
trình
CY-3 Chiến dịch nâng cao nhận thức xanh 2 điểm

Thực hiện ít nhất 2 hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng 1

Thực hiện ít nhất 4 hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng 2

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 192
CY-1 Hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận sử dụng công trình

Mục đích
Tạo điều kiện cho người khuyết tật tiếp cận và sử dụng công trình.

Yêu cầu

Tiêu chí 2 Điểm

Công trình đáp ứng các yêu cầu của QCVN 10:2014/BXD 2

Tổng quan
Việc hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận công trình góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Theo
thống kê năm 2013 của Ủy ban Quốc gia về Người khuyết tật, Việt Nam có 15.3% dân số là
người khuyết tật. Đây là một con số không hề nhỏ, do đó các công trình xây dựng cần đảm
bảo được nhu cầu tiếp cận và sử dụng cơ bản nhất của người khuyết tật trong công trình một
cách an toàn và hiệu quả. Về vấn đề này, Bộ Xây dựng đã ban hành QCXDVN 10:2014/BXD
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử
dụng. Quy chuẩn áp dụng đối với một số loại công trình như công trình y tế, cơ quan hành
chính các cấp, công trình giáo dục, công trình thể thao, công trình văn hoá, công trình dịch vụ
công, nhà ở chung cư, đường, hè phố và các công trình hạ tầng kỹ thuật, tiện ích đô thị khác.
Các loại công trình không thuộc phạm vi áp dụng của quy chuẩn này bao gồm: tòa nhà văn
phòng, nhà máy, công ty tư nhân và công trình thương mại. LOTUS khuyến khích các công
trình không thuộc phạm vi áp dụng của quy chuẩn cũng đáp ứng được các yêu cầu đối với
việc đảm bảo sự tiếp cận sử dụng của người khuyết tật.

Tiếp cận & Thực hiện


Dự án cần tuân thủ các quy định của QCVN 10:2014/BXD, bao gồm các yêu cầu về lối vào
công trình, lối vào các không gian, cửa, thang máy và khu đỗ xe.

Hồ sơ trình nộp

Giai đoạn Chứng nhận Tạm thời


• Báo cáo cho thấy các giải pháp đã thực hiện và/hoặc được đề xuất nhằm đáp ứng yêu cầu của
QCVN 10:2014/BXD
- HOẶC-
Biểu mẫu LOTUS - Hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận sử dụng
• Bản vẽ mặt bằng và khu đất giai đoạn mời thầu cho thấy vị trí của các giải pháp đã thực hiện
và/hoặc được đề xuất
• Bằng chứng cho thấy các giải pháp đã thực hiện như ảnh chụp, báo cáo nghiệm thu, v.v.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 193
Giai đoạn Chứng nhận Chính thức
Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu của giải pháp tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự
thay đổi, bổ sung:
• Báo cáo cho thấy các giải pháp đã thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu của QCVN 10:2014/BXD
- HOẶC-
Biểu mẫu LOTUS - Hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận sử dụng
• Bản vẽ mặt bằng và khu đất giai đoạn mời thầu cho thấy vị trí của các giải pháp đã thực hiện

• Bằng chứng cho thấy các giải pháp đã thực hiện như ảnh chụp, báo cáo nghiệm thu, v.v.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 194
CY-PR-1 và CY-2 Nhận thức xanh

Mục đích
Nhằm đạt được hiệu suất tối ưu của công trình bằng cách cải thiện sự tương tác của người
sử dụng với các hệ thống công trình.

Yêu cầu

Tiêu chí 2 Điểm


ĐKTQ
Cung cấp hướng dẫn sử dụng cho người sử dụng công trình
CY-PR-1

Giải pháp A: Chiến dịch nâng cao nhận thức về môi trường

Thực hiện một chiến dịch liên tục nhằm nâng cao nhận thức về môi trường 1

Giải pháp B: Chương trình tập huấn cho người sử dụng

Thực hiện chương trình tập huấn thường xuyên cho người sử dụng công trình 1

Tổng quan
Thiết kế công trình tích hợp nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng và nước, tuy nhiên khi vận
hành thực tế thường không đạt được mục tiêu đã định. Nguyên nhân chủ yếu thường là do
người sử dụng không thể vận hành các tính năng bền vững của thiết kế công trình một cách
tốt nhất. Những thay đổi về hành vi sử dụng công trình có thể mang lại hiệu quả đáng kể về
tiết kiệm năng lượng và nước, nhưng trước hết, người sử dụng cần hiểu rõ ảnh hưởng của
bản thân đối với công trình. Do đó, công trình xanh cần cho phép người sử dụng tiếp cận các
thông tin hướng dẫn vận hành công trình hiệu quả. Qua các chương trình nâng cao nhận thức
và tập huấn thường xuyên, dự án có thể hướng dẫn và gắn kết người sử dụng để thực hiện
mục tiêu nâng cao hiệu năng vận hành của công trình.

Tiếp cận & Thực hiện


ĐKTQ CY-PR-1

Cung cấp Hướng dẫn sử dụng công trình cho người sử dụng, bao gồm các hướng dẫn không
mang đậm tính kỹ thuật, có nội dung rõ ràng, dễ hiểu về các khía cạnh sau:
• Các chi tiết thiết kế và vai trò của các chi tiết đó trong vận hành công trình
• Tiêu chuẩn hiệu năng vận hành của công trình
• Các tính năng sử dụng năng lượng hiệu quả
• Các tính năng tiết kiệm nước (bao gồm cả tưới tiêu)
• Phương thức hoạt động của hệ thống HVAC và chiếu sáng

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 195
• Hệ thống cửa ra vào, an ninh và an toàn
• Kế hoạch ứng phó hoặc sơ tán khi xảy ra thiên tai, thảm họa
• Cách hình thức phản hồi khi gặp vấn đề
• Thông tin về đỗ xe, giao thông công cộng hoặc chia sẻ phương tiện giao thông
• Quy trình tái chế rác thải

Giải pháp A: Chiến dịch nâng cao nhận thức về môi trường

Dự án thực hiện chiến dịch nâng cao nhận thức môi trường nhằm cung cấp thông tin và
khuyến khích người sử dụng cùng tham gia cải thiện hiệu quả vận hành công trình. Bằng cách
dán áp phích hoặc lắp đặt màn hình hiển thị tại các khu vực được sử dụng thường xuyên, dự
án cung cấp cho người sử dụng công trình các thông tin sau:
• Mức sử dụng năng lượng và nước của công trình
• Mức tiêu thụ điện của các nhu cầu sử dụng khác nhau
• Khối lượng rác thải
• Tác động môi trường của công trình
• Những tính năng xanh và cách thức vận hành
• Các giải pháp thay đổi hành vi sử dụng công trình nhằm giảm thiểu mức tiêu thụ năng
lượng (như tắt đèn và máy tính, không sử dụng chế độ chờ, v.v.), nâng cao hiệu quả quản
lý rác thải, v.v.

Other Ngoài ra, dự án có thể áp dụng các phương pháp như hiển thị thông tin thời gian thực
trên màn hình, thông báo mục tiêu cụ thể và mức hiệu năng cần đạt của công trình.

Chiến dịch nâng cao nhận thức môi trường cần được thực hiện liên tục và thường xuyên cập
nhật thông tin. Đồng thời, dự án cần theo dõi hiệu quả của chiến dịch nhằm đảm bảo sự tham
gia liên tục của người sử dụng công trình.

Giải pháp B: Chương trình tập huấn người sử dụng

Dự án thường xuyên triển khai các chương trình tập huấn nhằm giới thiệu cho người sử dụng
về các tính năng xanh, mục tiêu bền vững, ảnh hưởng của hành vi sử dụng đối với hiệu quả
vận hành công trình và các phương pháp cải thiện hành vi sử dụng. Chương trình tập huấn
cần bám sát nội dung của hướng dẫn sử dụng công trình nhằm cung cấp thông tin một cách
có hệ thống.

Công trình hỗn hợp cho thuê


Với dự án đặt mục tiêu đạt điểm tại Khoản SP-1 Low-carbon Purchasing, SP-2 Healthy
Purchasing, H-7 Làm sạch xanh, chương trình tập huấn thường xuyên bao gồm thông tin giải
thích và hướng dẫn người thuê tuân thủ các yêu cầu của Khoản.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 196
Công trình chung cư
Tập huấn thường xuyên có thể được tiến hành cho những cư dân sẵn sàng tham gia.

Hồ sơ trình nộp

Giai đoạn Chứng nhận Tạm thời


Điều kiện tiên quyết CY-PR-1
• Hướng dẫn sử dụng công trình
-HOẶC-
• Cam kết của chủ đầu tư hoặc đơn vị quản lý về việc cung cấp hướng dẫn sử dụng công trình
cho người sử dụng trong giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành
Giải pháp A: Chiến dịch nâng cao nhận thức về môi trường
• Nội dung kế hoạch thực hiện chiến dịch nâng cao nhận thức về môi trường, ghi rõ các giải
pháp nhằm cải thiện hành vi sử dụng công trình và bản vẽ cho thấy vị trí các áp phích và màn
hình hiển thị thông tin hiện có và/hoặc được đề xuất
Nếu dự án đã thực hiện chiến dịch nâng cao nhận thức về môi trường:
• Bằng chứng cho thấy dự án đã thực hiện chiến dịch như ảnh chụp áp phích hoặc ảnh chụp
màn hình hiển thị thông tin trong công trình
• Bản vẽ cho thấy vị trí các áp phích và màn hình hiển thị thông tin

Giải pháp B: Chương trình tập huấn cho người sử dụng

• Tài liệu tập huấn cho người sử dụng công trình

Nếu dự án đã thực hiện chương trình tập huấn cho người sử dụng
• Danh sách người tham dự tập huấn

Giai đoạn Chứng nhận Chính thức


Điều kiện tiên quyết CY-PR-1
Nếu dự án chưa cung cấp Hướng dẫn sử dụng công trình trong giai đoạn đánh giá hiệu năng vận
hành hoặc có sự thay đổi, bổ sung:
• Hướng dẫn sử dụng công trình

Giải pháp A: Chiến dịch nâng cao nhận thức về môi trường
Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu của giải pháp tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự
thay đổi, bổ sung:
• Nội dung kế hoạch thực hiện chiến dịch nâng cao nhận thức về môi trường, ghi rõ các giải
pháp nhằm cải thiện hành vi sử dụng công trình và bản vẽ cho thấy vị trí các áp phích và màn
hình hiển thị thông tin
• Bằng chứng cho thấy dự án đã thực hiện chiến dịch như ảnh chụp áp phích hoặc ảnh chụp
màn hình hiển thị thông tin trong công trình
• Bản vẽ cho thấy vị trí các áp phích và màn hình hiển thị thông tin

Giải pháp B: Chương trình tập huấn cho người sử dụng

• Danh sách người tham dự tập huấn


Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu của giải pháp tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự
thay đổi, bổ sung:
• Tài liệu tập huấn cho người sử dụng công trình

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 197
CY-3 Chiến dịch nâng cao nhận thức xanh

Mục đich
Nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển bền vững và công trình xanh.

Yêu cầu

Tiêu chí 2 Điểm

Thực hiện ít nhất 2 hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng 1

Thực hiện ít nhất 4 hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng 2

Tổng quan
Để hoàn thành những mục tiêu phát triển bền vững, mỗi cá nhân trong cộng đồng cần được
trang bị kiến thức phù hợp và tích cực tham gia hiện thực hoá mục tiêu. Số lượng công trình
xanh tại Việt Nam đang tăng nhanh trong những năm gần đây, tuy nhiên trên thực tế, xã hội
vẫn chưa có sự hiểu biết đầy đủ và thiết thực về công trình xanh nói riêng và phát triển bền
vững nói chung.

Tiếp cận & Thực hiện


Dự án góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về LOTUS BIO và công trình xanh bằng
cách thực các hoạt động dưới đây:
• Mở cửa đón khách tham quan, thực hiện các buổi tham quan có hướng dẫn nhằm giới
thiệu về các tính năng công trình xanh. Dự án cần thông báo rộng rãi chương trình tham
quan và tổ chức mở cửa đón khách trong vòng ít nhất 12 giờ (trong một hoặc nhiều ngày)
• Tổ chức hội thảo về công trình xanh với các chủ đề như:
- Các giải pháp dự án đã thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu của LOTUS BIO
- Vai trò của vận hành công trình một cách hiệu quả
• Công bố trang web với ít nhất 3 trang, cung cấp thông tin chi tiết về các nội dung sau:
- các tính năng xanh của dự án
- lợi ích của công trình xanh
- vai trò của hành vi sử dụng công trình trong việc thực hiện các mục tiêu bền vững
• Công bố thông tin về dự án trên báo, tạp chí và/hoặc tổ chức họp báo công bố Chứng
nhận LOTUS
• Thực hiện Chiến dịch nâng cao nhận thức về môi trường theo yêu cầu tại Giải pháp A -
Khoản CY-2
• Các hoạt động khác (cần có sự đồng thuận của VGBC)

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 198
Hồ sơ trình nộp

Giai đoạn Chứng nhận Tạm thời

• Báo cáo cho thấy các hoạt động sẽ thực hiện nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng
• Cam kết của chủ đầu tư hoặc đơn vị vận hành công trình về việc thực hiện các hoạt động đã
nêu trong báo cáo

Giai đoạn Chứng nhận Chính thức

• Báo cáo cho thấy các hoạt động sẽ thực hiện nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng
• Bằng chứng thể hiện các hoạt động được lên kế hoạch, thực hiện như ảnh chụp, quảng cáo,
banner/flyer, bản sao thông cáo báo chí,…

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 199
Quản lý

Quản lý công trình là một nhiệm vụ rất quan trọng khi chi phí vận hành có thể chiếm tới 80%
tổng chi phí của một công trình thương mại (bao gồm chi phí thiết kế, xây dựng và vận hành).
Hạng mục Quản lý của LOTUS BIO đưa ra những tiêu chí và yêu cầu nhằm vận hành công
trình hiệu quả, thống nhất. Để đáp ứng được các yêu cầu của LOTUS BIO, dự án cần đảm
bảo việc trao đổi thông tin và hợp tác giữa các bên đạt hiệu quả cao, trong đó bao gồm đơn
vị thiết kế, đơn vị nghiệm thu, nhà thầu, đơn vị quản lý và người sử dụng công trình.

Quản lý tốt công trình giúp quá trình vận hành đạt được những mục tiêu thiết kế ban đầu.
Trong đó, việc trang bị kiến thức cần thiết cho người sử dụng về các giải pháp công nghệ đã
áp dụng trong công trình là một yếu tố quan trọng, giúp thay đổi hành vi sử dụng công trình,
nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và nước.

Nghiệm thu - vận hành - chạy thử là một quy trình cần thực hiện nhằm đảm bảo hiệu năng
vận hành của công trình đạt mức yêu cầu của thiết kế. Dự án có thể tiến hành đánh giá chất
lượng toàn diện (retro-commissioning) và đánh giá định kỳ (recommissioning) đối với các
hạng mục và thiết bị trong công trình để tối ưu hiệu năng vận hành của thiết bị, đáp ứng các
yêu cầu đã đề ra.

Để có thể vận hành công trình hiệu quả, kế hoạch bảo trì phòng ngừa là một quy trình thiết
yếu cần thực hiện. Triển khai định kỳ công tác bảo trì phòng ngừa giúp đảm bảo hiệu năng
của thiết bị, hạn chế yêu cầu sửa chữa, thay mới và tiết kiệm chi phí vận hành.

Bên cạnh đó, việc tối ưu hiệu năng công trình cũng chịu ảnh hưởng lớn bởi hành vi sử dụng,
ngay từ những hành động nhỏ như tắt các thiết bị điện khi không sử dụng, giảm thời gian tắm
để tiết kiệm nước, thông báo kịp thời những yêu cầu sửa chữa hay vận hành thiết bị đúng
cách. Dự án có thể cải thiện hành vi sử dụng thông qua các chương trình tập huấn và chiến
dịch nâng cao nhận thức về môi trường cho người sử dụng công trình.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 200
10
Quản lý
Điểm
Khoản Tiêu chí Điểm
Man-
Kiểm soát cơ sở vật chất ĐKTQ
PR-1
ĐKTQ
Thực hiện kiểm toán cơ sở vật chất cho công trình
Man-PR-1

Man-1 Chứng nhận công trình xanh LOTUS 1 điểm

Công trình đạt LOTUS chứng nhận chính thức ở giai đoạn thi công 1

Man-2 LOTUS AP 1 điểm

Có một Chuyên gia Tư vấn LOTUS (LOTUS AP) trong đội dự án 1

Man-3 Vận hành- Chạy thử 4 points

Giải pháp A: Nghiệm thu - Vận hành - Chạy thử


Cộng 1 điểm khi thực hiện nghiệm thu - vận hành - chạy thử cho một trong
các hệ thống sau (Tối đa 4 điểm):
- Thiết bị làm lạnh và phân phối nước của máy làm lạnh nước (chiller)
trung tâm
4
- Thiết bị phân phối không khí của chiller trung tâm và/hoặc hệ thống
điều hoà không khí làm lạnh trực tiếp
- Các hệ thống dịch vụ sử dụng điện
- Hệ thống cấp và thoát nước
Giải pháp B: Kế hoạch vận hành - chạy thử liên tục

Chuẩn bị và thực hiện một kế hoạch vận hành - chạy thử liên tục 1

Man-4 Bảo trì- Duy tu 2 điểm


ĐKTQ
Cung cấp hướng dẫn vận hành và bảo trì tòa nhà
Man-PR-2
Thiết lập và thực hiện kế hoạch bảo trì phòng ngừa cho các dịch vụ và
2
thiết bị quan trọng trong công trình

Man-5 Quản lý xanh 2 điểm

Giải pháp A: Hệ thống quản lý xanh

Phát triển và áp dụng một hệ thống quản lý xanh cho công trình 1
Phát triển và áp dụng một hệ thống quản lý xanh cho công trình
-VÀ- 2
Chủ đầu tư sử dụng ít nhất 50% công trình
Giải pháp B: Hợp đồng cho thuê xanh

Ký hợp đồng cho thuê xanh với hơn 50% đơn vị thuê 1

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 201
Man-PR-1 Kiểm soát cơ sở vật chất

Mục đích
Đảm bảo dự án hiểu rõ về các hệ thống và thiết bị được lắp đặt trong công trình.

Yêu cầu

Tiêu chí ĐKTQ


ĐKTQ Man-
Thực hiện kiểm toán cơ sở vật chất cho công trình
PR-1

Tổng quan
Đánh giá cơ sở là đánh giá toàn diện về cơ sở vật chất cơ sở. Mục đích của việc đánh giá cơ
sở là cung cấp một cái nhìn tổng thể về cách các hệ thống và thành phần khác nhau của tòa
nhà đang hoạt động. Chúng rất quan trọng đối với các nhà quản lý và nhân viên để biết những
gì có trong tòa nhà, tình trạng hoạt động, nhu cầu bảo trì, vị trí và các thông tin khác.

Trong LOTUS BIO, đánh giá cơ sở, kiểm kê hệ thống, thiết bị, vật liệu,…đặc biệt hữu ích để
cung cấp tài liệu chứng minh sự tuân thủ Khoản và các ĐKTQ.

Tiếp cận & Thực hiện


Kiểm toán cơ sở vật chất của công trình có thể thực hiện đồng thời với kiểm toán năng lượng
sơ bộ, khảo sát thảm thực vật và kiểm toán chất thải rắn theo yêu cầu của các ĐKTQ khác.

Đơn vị hoặc nhân sự thực hiện kiểm toán có thể là nhân viên của dự án hoặc chuyên gia tư
vấn độc lập, có kiến thức chuyên môn về bảo trì và vận hành các hệ thống kỹ thuật của công
trình, được tạo điều kiện thuận lợi về thời gian để có thể tiến hành công tác kiểm toán đúng
yêu cầu. Báo cáo kiểm toán cần có chữ ký xác nhận của đơn vị kiểm toán nhằm chứng minh
nội dung kiểm toán đã thể hiện chính xác những đánh giá của kiểm toán viên về công trình.

Dự án thực hiện kiểm toán cơ sở vật chất, kèm theo danh sách kiểm kê đối với toàn bộ thiết
bị chiếu sáng, hệ thống HVAC (gồm máy điều hoà không khí, máy bơm và quạt), thiết bị sử
dụng nước, đồng hồ theo dõi mức tiêu thụ điện và tiêu thụ nước và thiết bị điều khiển tự động.

Công trình hỗn hợp cho thuê


Việc đánh giá cơ sở vật chất chỉ cần bao gồm hệ thống và thiết bị được quản lý bởi ban quản
lý tòa nhà và các đơn vị thuê chính.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 202
Tuy nhiên cũng cần đánh giá cơ sở vật chất cho các hệ thống và thiết bị được lắp đặt và quản
lý bởi các đơn vị thuê khác. Thông tin có thể cung cấp dữ liệu cơ sở cần thiết để đạt được
yêu cầu ở một số khoản (như E-3, E-4, W-2, WP-3,…)

Công trình chung cư


Việc đánh giá cơ sở vật chất chỉ cần bao gồm hệ thống và thiết bị quản lý bởi ban quản lý tòa
nhà.
Lập báo cáo kiểm kê, ghi rõ các thông tin dưới đây đối với từng loại thiết bị:
• loại thiết bị
• tên hãng sản xuất, số hiệu mẫu mã
• vị trí
• số lượng
• tuổi thọ và dự kiến thời lượng vận hành hiệu quả
• tình trạng vận hành
• thông tin khác:
- điện áp đầu vào của thiết bị điện
- tốc độ xả/chảy của thiết bị sử dụng nước
- công suất lạnh, COP, chủng loại và khối lượng môi chất lạnh của hệ thống ĐHKK
- lưu lượng thông gió của quạt

Đơn vị quản lý cơ sở vật chất sẽ tiến hành đánh giá độ chính xác và chất lượng của báo cáo
kiểm kê và báo cáo kiểm toán cơ sở vật chất.

Dự án có nhu cầu triển khai kiểm toán toàn diện hơn hoặc trình nộp kết quả kiểm toán cho
các hạng mục khác của LOTUS có thể mở rộng phạm vi kiểm toán với các mục sau:
• vật liệu hoàn thiện mái công trình (áp dụng cho mục hiệu ứng đảo nhiệt)
• vật liệu cảnh quan cứng (áp dụng cho mục nước mưa chảy tràn và hiệu ứng đảo nhiệt)
• hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận sử dụng
• hệ thống điênh
• vỏ công trình
• kiểm kê các phòng
• kết cấu công trình
• hệ thống cấp – thoát nước

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 203
Hồ sơ trình nộp

Giai đoạn Chứng nhận Tạm thời


• Báo cáo kiểm toán cơ sở vật chất
-HOẶC-
• Cam kết của chủ đầu tư hoặc đơn vị quản lý về việc cung cấp báo cáo kiểm toán cơ sở vật
chất trong giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành

Giai đoạn Chứng nhận Chính thức


Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự thay đổi, bổ
sung:
• Báo cáo kiểm toán cơ sở vật chất

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 204
Man-1 Chứng nhận công trình xanh LOTUS

Mục đích
Công nhận công trình đã đạt chứng chỉ LOTUS chính thức tại giai đoạn thi công.

Yêu cầu

Tiêu chí 1 Điểm

Công trình đạt chứng nhận LOTUS chính thức tại giai đoạn thi công 1

Tổng quan
Chứng nhận LOTUS NC công nhận hiệu suất đặc biệt trong giai đoạn thiết kế và thi công.
Chứng nhận LOTUS NC chính thức đánh giá hiệu năng hoàn công của công trình và chứng
minh tất cả các giải pháp xanh được xác định ở giai đoạn thiết kế đã được thực hiện ở giai
đoạn thi công.

Tiếp cận & Thực hiện


Khoản này thưởng điểm cho tất cả các công trình đạt Chứng nhận chính thức tại giai đoạn thi
công cho dù là LOTUS NC, LOTUS NR hay LOTUS MFR.

Hồ sơ trình nộp

Giai đoạn Chứng nhận Tạm thời

• Bản sao Chứng nhận LOTUS (Chính thức)

Giai đoạn Chứng nhận Chính thức


Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự thay đổi, bổ
sung:
• Bản sao Chứng nhận LOTUS (Chính thức)

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 205
Man-2 LOTUS AP

Mục đích
Khuyến khích dự án có sự tham gia của một chuyên gia tư vấn công trình xanh giúp hỗ trợ
quy trình chứng nhận LOTUS.

Yêu cầu

Tiêu chí 1 Điểm

Có một Chuyên gia Tư vấn LOTUS (LOTUS AP) trong đội dự án 1

Tổng quan
Vận hành công trình hiệu quả góp phần giảm thiểu các tác động môi trường của công trình.
Sự tham gia của chuyên gia tư vấn công trình xanh giúp dự án quản lý và thực hiện các yêu
cầu của quy trình chứng nhận một cách hiệu quả và thống nhất hơn.

Tiếp cận & Thực hiện


Dự án cần có một chuyên gia được chứng nhận, là thành viên của đội dự án hoặc chuyên gia
tư vấn độc lập, giúp đảm bảo việc hoàn thành các mục tiêu bền vững của công trình và đạt
được hiệu năng cao nhất trong suốt quá trình vận hành công trình. Người thực hiện nhiệm vụ
trên thường là “Chuyên gia tư vấn công trình xanh” hay Chuyên gia Tư vấn LOTUS (LOTUS
AP) - người đã được VGBC cấp chứng nhận. Nhiệm vụ của LOTUS AP là đảm bảo dự án sử
dụng các công cụ phân tích đáng tin cậy và đưa ra giải pháp tích hợp giúp cải thiện hiệu quả
vận hành của công trình.

Hồ sơ trình nộp

Giai đoạn Chứng nhận Tạm thời


• Bản sao Chứng nhận LOTUS AP
• Bằng chứng cho thấy sự tham gia của LOTUS AP như biên bản các cuộc họp, ảnh chụp, bản
sao hợp đồng thuê khoán, v.v.

Giai đoạn Chứng nhận Chính thức


Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự thay đổi, bổ
sung:
• Bản sao Chứng nhận LOTUS AP
• Bằng chứng cho thấy sự tham gia của LOTUS AP như biên bản các cuộc họp, ảnh chụp, bản
sao hợp đồng thuê khoán, v.v.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 206
Man-3 Vận hành- Chạy thử

Mục đích
Đảm bảo tất cả các trang thiết bị trong công trình đều được lắp đặt, hiệu chỉnh và hoạt động
theo đúng mục đích thiết kế.

Yêu cầu

Tiêu chí 4 Điểm

Giải pháp A: Nghiệm thu - Vận hành - Chạy thử


Cộng 1 điểm khi thực hiện nghiệm thu - vận hành - chạy thử cho một trong các
hệ thống sau:
- Thiết bị làm lạnh và phân phối nước của chiller trung tâm
- Thiết bị phân phối không khí của chiller trung tâm và/hoặc hệ ĐHKK làm lạnh 4
trực tiếp
- Các hệ thống dịch vụ sử dụng điện
- Hệ thống cấp và thoát nước
Giải pháp B: Kế hoạch vận hành - chạy thử liên tục

Chuẩn bị và thực hiện một kế hoạch vận hành - chạy thử liên tục 1

Tổng quan
Trên thực tế, rất nhiều công trình không hoạt động đúng như thông số kỹ thuật trên thiết kế
và yêu cầu của chủ đầu tư. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này phần lớn là do thực hiện không
tốt việc nghiệm thu, vận hành, chạy thử trước khi bàn giao cho người sử dụng, do đó không
cung cấp đủ thông tin cần thiết để người sử dụng vận hành công trình hiệu quả.

Nghiệm thu, vận hành, chạy thử đối với công trình đang vận hành nhằm tối ưu hiệu năng công
trình theo mục tiêu tiêu thiết kế dựa trên nhu cầu sử dụng hiện tại bằng cách:
• Nâng cao hiệu năng công trình nhờ tiết kiệm năng lượng và cắt giảm chi phí vận hành
• Xác định và giải quyết các vấn đề trong vận hành, điều khiển và bảo trì các hệ thống
• Giải quyết khiếu nại và nâng cao sự hài lòng của người sử dụng công trình
• Nâng cao chất lượng môi trường trong công trình

Nghiệm thu – vận hành – chạy thử là hình thức quản lý chất lượng có kế hoạch và có hệ
thống nhằm xác nhận và theo dõi sự đáp ứng của hiệu năng vận hành của công trình đối với
những yêu cầu của chủ đầu tư.

Đánh giá chất lượng toàn diện (retro-commissioning) là quy trình đánh giá đối với công trình
đang vận hành chưa từng được đánh giá chất lượng trước đó, nhằm tìm kiếm giải pháp tối
ưu hiệu năng của công trình. Đánh giá định kỳ (recommissioning) là quy trình đánh giá áp

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 207
dụng cho các công trình đã từng được đánh giá chất lượng, nhằm đảm bảo hiệu năng của
công trình luôn đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư.

Vận hành – chạy thử liên tục (ongoing commissioning) là thường xuyên thực hiện đánh giá
định kỳ với mục tiêu duy trì sự cải thiện hiệu năng công trình.

Nếu công trình chưa từng được đánh giá chất lượng, dự án cần thực hiện đánh giá chất
lượng toàn diện. Tuỳ thuộc vào tuổi đời của công trình, việc đánh giá chất lượng toàn diện
giúp giải quyết những vấn đề phát sinh trong giai đoạn thiết kế và xây dựng, đồng thời xác
định những vấn đề có thể phát sinh trong suốt vòng đời công trình. Đánh giá chất lượng toàn
diện giúp cải thiện các quy trình vận hành và bảo trì công trình (O&M), nhờ đó cải thiện hiệu
năng của toàn bộ công trình nói chung.

Nếu công trình có sự thay đổi về chủ sở hữu, xuất hiện các vấn đề về vận hành hoặc có
những yêu cầu mới, dự án cần thực hiện quy trình đánh giá định kỳ. Trong trường hợp này,
dự án nên lập kế hoạch đánh giá định kỳ ngay từ khi thực hiện quy trình nghiệm thu - vận
hành - chạy thử lần đầu (đối với công trình xây mới) hoặc quy trình đánh giá chất lượng toàn
diện (đối với công trình đang vận hành).

Tiếp cận & Thực hiện


Giải pháp A: Nghiệm thu- Vận hành- Chạy thử

Thực hiện đánh giá chất lượng toàn diện, đánh giá định kỳ hoặc nghiệm thu - vận hành – chạy
thử (áp dụng cho thiết bị mới lắp đặt) đối với các hệ thống sau:
• Thiết bị làm lạnh và phân phối nước của chiller trung tâm (tháp giải nhiệt, chiller, máy bơm,
v.v.)
• Thiết bị phân phối không khí của chiller trung tâm (AHU, FCU, VAV, các đường ống, v.v.)
và/hoặc hệ thống điều hoà không khí làm lạnh trực tiếp
• Các hệ thống dịch vụ sử dụng điện (bao gồm đun nước nóng, chiếu sáng, thiết bị có công
suất lớn hơn 20kW, thang máy, thang cuốn, thiết bị cảnh báo và an ninh, hệ thống giám
sát – điều khiển tự động)
• Hệ thống cấp và thoát nước (bao gồm các máy bơm và hệ thống xử lý nước)

Công trình chung cư


Việc chạy thử chỉ cần thực hiện với hệ thống và thiết bị quản lý bởi ban quản lý tòa nhà.

Để đạt hiệu quả cao nhất, dự án nên tiến hành nghiệm thu theo hướng dẫn tại Giải pháp đánh
giá chất lượng hiệu quả nhất đối với công trình đang vận hành (Best Practices in

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 208
Commissioning Existing Buildings) do Hiệp hội Đánh giá chất lượng công trình (Building
Commissioning Association) phát hành:
• Phạm vi nghiệm thu – vận hành – chạy thử (mục đích đánh giá, đơn vị đánh giá và hệ
thống đánh giá được áp dụng)
• Lập kế hoạch: xác định mục tiêu, yêu cầu về cơ sở vật chất và xây dựng kết hoạch nghiệm
thu – vận hành – chạy thử
• Khảo sát: tiến hành khảo sát thực tế, thu thập thông tin, kiểm tra và phân tích nhằm đưa
ra đánh giá chính xác nhất về hiệu năng vận hành của công trình và xác định khả năng cải
thiện hiệu năng vận hành
• Thực hiện: hoàn thành mục tiêu cải thiện hiệu năng, xác định các kết quả và hiệu năng đạt
được
• Bàn giao: chuyển giao kết quả thực hiện của đơn vị nghiệm thu – vận hành – chạy thử cho
đơn vị vận hành, quản lý và bảo trì công trình

Toàn bộ quy trình nghiệm thu – vận hành – chạy thử cần được tiến hành dựa trên yêu cầu về
cơ sở vật chất (CFR) và kế hoạch nghiệm thu – vận hành – chạy thử (Cx) đáp ứng các yêu
cầu dưới đây:

Theo Hướng dẫn ASHRAE 1.4P, yêu cầu về cơ sở vật chất là văn bản liệt kê những yêu cầu
về tính năng và các tiêu chí vận hành đối với hệ thống cơ sở vật chất hiện có của công trình.
Trong đó, dự án cần nêu rõ các mục tiêu, tiêu chí đánh giá hiệu năng có thể định lượng, ước
tính chi phí, tiêu chuẩn đánh giá cùng các thông tin liên quan nhằm đáp ứng yêu cầu của
người sử dụng và chủ đầu tư.

Kế hoạch nghiệm thu – vận hành – chạy thử cần bao gồm toàn bộ các hệ thống cần được
đánh giá chất lượng với các thông tin sau:
• Các mục tiêu nghiệm thu – vận hành – chạy thử
• Mô tả quy trình nghiệm thu – vận hành – chạy thử
- Danh sách các hệ thống, thiết bị cần kiểm tra, đánh giá
- Số lượng và thời lượng thực hiện kiểm tra, đánh giá
- Các tham số được sử dụng trong đánh giá hệ thống, thiết bị
- Mức hiệu năng cần đạt của các hệ thống, thiết bị
• Thông tin về đơn vị nghiệm thu – vận hành – chạy thử, vai trò và trách nhiệm của mỗi
thành viên
• Phương thức trao đổi thông tin
• Các mốc quan trọng của quá trình nghiệm thu – vận hành – chạy thử

Đội nghiệm thu – vận hành – chạy thử nên có sự tham gia của đại diện chủ đầu tư, quản lý
toà nhà, nhân sự thực hiện đánh giá chất lượng và đơn vị nghiệm thu – vận hành – chạy thử
(CxA). CxA là các chuyên gia độc lập hoặc công ty cung cấp dịch vụ nghiệm thu – vận hành

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 209
– chạy thử, tuy nhiên dự án có thể lựa chọn nhân sự của đơn vị vận hành nếu có năng lực
phù hợp.

Giải pháp B: Kế hoạch vận hành- Chạy thử liên tục

Quy trình vận hành – chạy thử liên tục thường có sự tham gia của người sử dụng công trình,
đơn vị vận hành và bảo trì công trình, với các hoạt động bao gồm đánh giá và phân tích dữ
liệu thu được từ các thiết bị đo nhằm xác định hiệu năng vận hành của công trình và mức độ
đáp ứng yêu cầu của đơn vị quản lý công trình.

Dự án cần xây dựng và triển khai Kế hoạch vận hành - chạy thử liên tục, áp dụng cho toàn
bộ các hệ thống đã được đánh giá theo yêu cầu tại Giải pháp A.

Kế hoạch vận hành - chạy thử liên tục bao gồm những nội dung sau:
• Tóm tắt các phương pháp vận hành – chạy thử đã áp dụng
• Kế hoạch vận hành và bảo trì nhằm duy trì hiệu năng tối ưu của các hệ thống công trình
• Giải pháp theo dõi sự liên tục duy trì hiệu năng tối ưu (giám sát, phân tích hiệu quả sử
dụng năng lượng, nước và khảo sát ý kiến người sử dụng, v.v.)
• Kế hoạch xác định và giải quyết sai sót
• Lập báo cáo về hiệu năng vận hành của các hệ thống công trình

Hồ sơ trình nộp

Giai đoạn Chứng nhận Tạm thời


Giải pháp A: Nghiệm thu - vận hành - chạy thử

• Kế hoạch nghiệm thu - vận hành - chạy thử


• Yêu cầu về cơ sở vật chất (CFR)
• Hồ sơ năng lực của đơn vị nghiệm thu – vận hành – chạy thử

Giải pháp B: Kế hoạch vận hành - chạy thử liên tục

• Kế hoạch vận hành - chạy thử liên tục

Giai đoạn Chứng nhận Chính thức

Giải pháp A: Nghiệm thu - vận hành - chạy thử


• Báo cáo nghiệm thu – vận hành – chạy thử với các thông tin sau:
- Các hệ thống đã được đánh giá
- Đánh giá kết quả kiểm tra hiệu năng vận hành
- Dữ liệu vận hành của các hệ thống công trình
- Liệt kê và mô tả những cải thiện hiệu năng đã đạt được
- Quy trình vận hành mới và/hoặc đã sửa đổi của các hệ thống được đánh giá

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 210
Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự thay đổi, bổ
sung:
• Kế hoạch nghiệm thu - vận hành - chạy thử
• Yêu cầu về cơ sở vật chất (CFR)
• Hồ sơ năng lực của đơn vị nghiệm thu – vận hành – chạy thử

Giải pháp B: Kế hoạch vận hành - chạy thử liên tục


• Thông tin lưu trữ về các hoạt động đã thực hiện thuộc phạm vi kế hoạch vận hành – chạy thử
liên tục
Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự thay đổi, bổ sung:
• Kế hoạch vận hành - chạy thử liên tục

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 211
Man-PR-2 và Man-4 Bảo trì- Duy tu

Mục đích
Khuyến khích xây dựng kế hoạch bảo trì phòng ngừa để đảm bảo các hệ thống và thiết bị của
công trình đạt hiệu quả vận hành tối ưu.

Yêu cầu

Tiêu chí 2 Điểm


ĐKTQ
Cung cấp hướng dẫn vận hành và bảo trì tòa nhà
Man-PR-2
Thiết lập và thực hiện kế hoạch bảo trì phòng ngừa cho các dịch vụ và thiết bị
2
quan trọng trong công trình

Tổng quan
Mục đích chính của bảo trì – duy tu là tránh các hỏng hóc có thể xảy ra, nhờ đó giảm thiểu
ảnh hưởng đến công trình và người sử dụng. Hoạt động bảo trì – duy tu bao gồm duy trì và
phục hồi sự ổn định của các thiết bị để kéo dài tuổi thọ của thiết bị và dịch vụ. Hơn nữa, khí
hậu nóng ẩm của Việt Nam khiến nấm mốc và các chất gây ô nhiễm (như phấn hoa, vi khuẩn,
vi rút, v.v.) dễ dàng phát sinh và lây lan. Các tác nhân ô nhiễm có thể phát sinh trên bề mặt
vật liệu có độ ẩm lớn hoặc tại những vị trí ứ đọng nước của hệ thống ĐHKK, cấp thoát nước,
mái công trình, sàn hoặc lớp cách nhiệt. Do đó, dự án cần thực hiện kiểm tra định kỳ toàn bộ
công trình, thường xuyên bảo trì – duy tu các hệ thống công trình nhằm duy trì môi trường
trong công trình với chất lượng tốt nhất.

Bảo trì phòng ngừa bao gồm cá hoạt động như kiểm tra hệ thống, tu sửa một phần hoặc toàn
bộ hệ thống vào một số thời điểm nhất định, thay dầu, bôi trơn, vệ sinh, v.v. Đơn vị thực hiện
bảo trì cần lưu trữ thông tin về hư hỏng của thiết bị để sửa chữa hoặc thay mới khi cần thiết.
Hoạt động này cần được thực hiện bởi nhân sự hoặc nhà thầu có chuyên môn và kinh nghiệm.

Tiếp cận & Thực hiện


ĐKTQ Man-PR-2

Hướng dẫn vận hành và bảo trì – duy tu công trình cung cấp những thông tin cần thiết giúp
sử dụng và bảo trì công trình hiệu quả.

Nội dung Hướng dẫn vận hành và bảo trì – duy tu công trình cần có những thông tin sau:
• Mô tả nguyên tắc vận hành của các hệ thống chính (HVAC, điện, v.v.)
• Bản vẽ hoàn công (nếu có)

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 212
• Hướng dẫn vận hành và bảo trì – duy tu công trình (bao gồm cả thông tin về sức khỏe và
an toàn, hướng dẫn chung về vận hành hiệu quả và bảo dưỡng định kỳ)
• Danh sách tất cả các thiết bị
• Các kết quả nghiệm thu và kiểm định (nếu có)
• Văn bản cam kết, ủy quyền và chứng nhận (nếu có)

Công trình hỗn hợp cho thuê


Hướng dẫn O&M chỉ cần thực hiện với hệ thống và thiết bị quản lý bởi ban quản lý tòa nhà
và các đơn vị thuê chính.

Công trình chung cư


Hướng dẫn O&M chỉ cần thực hiện với hệ thống và thiết bị quản lý bởi ban quản lý tòa nhà.

Man 4 Bảo trì- Duy tu

Xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo trì phòng ngừa cho các thiết bị và dịch vụ chính của
công trình. Kế hoạch bảo trì phòng ngừa cần được thực hiện bởi nhân sự có chuyên môn của
dự án hoặc nhà thầu bên ngoài.

Kế hoạch bảo trì phòng ngừa cần bao gồm tối thiểu các nội dung sau:
• Danh sách các trang thiết bị cần bảo trì, kèm theo tài liệu kỹ thuật và bản vẽ lắp đặt của
từng thiết bị (nếu có)
• Thời gian biểu thực hiện bảo trì các trang thiết bị đã liệt kê
• Bản kế hoạch chi tiết về thời điểm tiến hành bảo trì
• Kế hoạch khắc phục khi xảy ra sai sót

Khi thực hiện kế hoạch bảo trì phòng ngừa, dự án cần lập hồ sơ bảo trì bao gồm các thông
tin lưu trữ về mỗi hoạt động bảo trì đã tiến hành cho từng thiết bị.

Công trình chung cư


Kế hoạch bảo trì phòng ngừa chỉ cần thực hiện đối với hệ thống và thiết bị quản lý bởi ban
quản lý tòa nhà.

Hồ sơ trình nộp

Giai đoạn Chứng nhận Tạm thời

Điều kiện tiên quyết Man-PR-2


Nếu dự án đã có Hướng dẫn vận hành và bảo trì – duy tu công trình:

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 213
• Bằng chứng cho thấy Hướng dẫn vận hành và bảo trì – duy tu công trình như:
- ảnh chụp hoặc bản sao trang bìa, mục lục và ít nhất 3 trang chính; hoặc
- bản mềm Hướng dẫn vận hành và bảo trì – duy tu công trình (nếu có)
Nếu dự án chưa có Hướng dẫn vận hành và bảo trì – duy tu công trình:
• Cam kết của chủ đầu tư hoặc đơn vị quản lý về việc cung cấp Hướng dẫn vận hành và bảo
trì – duy tu công trình trong giai đoạn Chứng nhận chính thức

Man-4 Bảo trì – Duy tu

• Kế hoạch bảo trì phòng ngừa

Giai đoạn Chứng nhận Chính thức

Điều kiện tiên quyết Man-PR-2


Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu của ĐKTQ tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự thay
đổi, bổ sung:
• Bằng chứng cho thấy Hướng dẫn vận hành và bảo trì – duy tu công trình như:
- ảnh chụp hoặc bản sao trang bìa, mục lục và ít nhất 3 trang chính; hoặc
- bản mềm Hướng dẫn vận hành và bảo trì – duy tu công trình (nếu có)

Man-4 Bảo trì – duy tu

• Hồ sơ/biên bản bảo trì – duy tu và thông tin khắc phục sự cố trong giai đoạn đánh giá hiệu
năng vận hành
Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự thay đổi, bổ
sung:
• Kế hoạch bảo trì phòng ngừa

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 214
Man-5 Quản lý xanh

Mục đích
Khuyến khích dự án áp dụng hệ thống quản lý xanh và thực hiện hợp đồng cho thuê xanh.

Yêu cầu

Tiêu chí 2 Points

Giải pháp A: Hệ thống quản lý xanh

Phát triển và áp dụng một hệ thống quản lý xanh cho công trình 1

Phát triển và áp dụng một hệ thống quản lý xanh cho công trình -VÀ- Chủ đầu tư
2
sử dụng ít nhất 50% công trình

Giải pháp B: Hợp đồng cho thuê xanh

Ký hợp đồng cho thuê xanh với hơn 50% đơn vị thuê 1

Công trình hỗn hợp cho thuê


Đạt được điểm tại Giải pháp A nếu
• Ban quản lý tòa nhà thực hiện hệ thống quản lý xanh trong không gian chung và không
gian occupied của chủ sở hữu dự án (nếu có).
• Các đơn vị thuê chính thức hiện hệ thống quản lý xanh trong không gian của họ, và
• Hướng dẫn các đơn vị thuê và tổ chức chương trình tập huấn nhằm cung cấp thông tin
và khuyến khích họ thực hiện quản lý xanh.

Công trình Chung cư


Quản lý xanh chỉ cần thực hiện bởi ban quản lý tòa nhà trong không gian chung và không
gian occupied của chủ sở hữu tòa nhà (nếu có)/

Tổng quan
Giải pháp A: Hệ thống quản lý xanh

Hệ thống quản lý xanh là tập hợp các quy trình và tài liệu liên quan giúp cải thiện hiệu quả
vận hành của công trình và giảm thiểu tác động tới môi trường. Việc triển khai hệ thống quản
lý xanh mang lại một số lợi ích như:
• Tạo cơ sở cho các sáng kiến thân thiện với môi trường
• Nâng cao uy tín và cam kết trách nhiệm bảo vệ môi trường của các cơ quan, tổ chức
• Tăng sức hút đối với nhà đầu tư và khách thuê tiềm năng

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 215
• Nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường cho chủ đầu tư, đơn vị quản lý hoặc đơn vị
sử dụng công trình

Giải pháp B: Hợp đồng cho thuê xanh

Hợp đồng cho thuê xanh được chủ đầu tư và đơn vị thuê mặt bằng ký kết với mục tiêu hạn
chế tác động môi trường trong quá trình vận hành, sử dụng công trình.

Hợp đồng cho thuê xanh cần có những thông tin sau:
• Giải pháp môi trường cần thực hiện tại thời điểm cho thuê
• Nội dung công việc đơn vị thuê cần thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra
• Đơn vị giám sát hiệu quả thực hiện các giải pháp môi trường
• Nội dung công việc cần thực hiện trong trường hợp không hoàn thành các mục tiêu đã
đặt ra
Hợp đồng cho thuê xanh giúp chủ đầu tư và đơn vị thuê mặt bằng tối ưu lợi ích từ những tính
năng bền vững của công trình. Trong đó, đơn vị thuê có thể đạt được những lợi ích như:
• Giảm chi phí vận hành (giảm chi phí dịch vụ sử dụng điện, nước, xử lý rác thải, v.v.)
• Môi trường làm việc tốt hơn cho nhân viên
• Nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường

Chủ đầu tư có thể có được những lợi ích như:


• Tạo mối quan hệ bền vững hơn với đơn vị thuê mặt bằng (ký hợp đồng dài hạn, hạn chế
tranh chấp, v.v.)
• Lợi ích tài chính (giá cho thuê cao hơn, giảm chi phí bảo trì, kéo dài vòng đời thiết bị, v.v.)
• Quản lý công trình hiệu quả hơn
• Nâng cao lợi thế cạnh tranh của chủ đầu tư trên thị trường

Tiếp cận & Thực hiện


Giải pháp A: Hệ thống quản lý xanh

Hệ thống quản lý xanh tập trung vào các mục tiêu chính như giảm thiểu rác thải, giải pháp
mua sắm bền vững, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước, giao thông xanh, đảm bảo sức
khoẻ, tiện nghi và sự an toàn của người sử dụng công trình.

Dự án lựa chọn ít nhất 3 trong số các hạng mục sau để thực hiện mục tiêu giảm thiểu tác
động môi trường. Hệ thống quản lý xanh cần bao gồm các nội dung sau:
• Thông báo chính sách: Tuyên bố cam kết bảo vệ môi trường của tổ chức
• Xác định tác động môi trường: Thuộc tính môi trường của sản phẩm, các hoạt động, chức
năng và tác động của sản phẩm đối với môi trường
• Các mục tiêu: Các mục tiêu môi trường có thể đo lường mà tổ chức hướng tới

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 216
• Kế hoạch hành động: Các bước thực hiện mục tiêu đặt ra
• Đào tạo: Tập huấn cho nhân viên về năng lực và ý thức bảo vệ môi trường
• Đánh giá công tác quản lý

Dự án thực hiện quy trình Đánh giá công tác quản lý định kỳ nhằm đảm bảo các kế hoạch
hành động được thực hiện và mang lại hiệu quả. Trong trường không hoàn thành các mục
tiêu đặt ra, dự án cần điều chỉnh mục tiêu hoặc kế hoạch hành động cho phù hợp.

Giải pháp B: Hợp đồng cho thuê xanh

Chủ đầu tư ký hợp đồng cho thuê xanh với tổi thiểu 50% đơn vị thuê diện tích (tính theo GFA)
với một số nội dung chính như:
• Mục tiêu về hiệu quả môi trường cần đạt theo yêu cầu của các tiêu chuẩn như LOTUS
BIO, Energy Star, v.v.
• Yêu cầu về theo dõi và báo cáo thông tin vận hành (nhằm đảm bảo sự thống nhất về
thông tin vận hành và yêu cầu bảo trì công trình khi đơn vị thuê trực tiếp chi trả hoá đơn
điện, nước nhưng chủ công trình lại chịu trách nhiệm bảo trì, nâng cấp hệ thống)
• Kế hoạch quản lý môi trường (gắn kết đơn vị thuê trong việc thực hiện chương trình quản
lý môi trường do chủ đầu tư áp dụng)
• Thành viên Ban quản lý công trình (gồm có đại diện các đơn vị thuê diện tích và đại diện
chủ đầu tư nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ và hiệu quả những mục tiêu về hiệu năng vận
hành của công trình)
• Phương pháp khắc phục sự cố, giải quyết tranh chấp trong trường hợp các bên liên quan
không đáp ứng được những yêu cầu đã đưa ra

Hồ sơ trình nộp

Giai đoạn Chứng nhận Tạm thời

Giải pháp A: Hệ thống quản lý xanh

• Hướng dẫn áp dụng hệ thống quản lý xanh

Nếu chủ đầu tư sử dụng ít nhất 50% công trình:


• Bằng chứng cho thấy chủ đầu tư sử dụng ít nhất 50% công trình

Giải pháp B: Hợp đồng cho thuê xanh


• Danh sách các cá nhân, đơn vị thuê mặt bằng đã hoặc sẽ ký Hợp đồng cho thuê xanh, ghi rõ
GFA của từng đơn vị thuê
• Ước tính tỷ lệ GFA đã bàn giao cho các cá nhân, đơn vị đã hoặc sẽ ký Hợp đồng cho thuê
xanh

• Trích dẫn nội dung Hợp đồng cho thuê xanh cho thấy các yêu cầu và phương pháp thực hiện

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 217
Full Certification Stage

Giải pháp A: Hệ thống quản lý xanh

• Báo cáo đánh giá công tác quản lý (bao gồm biên bản các cuộc họp) cho thấy hệ thống quản
lý xanh đã được triển khai hiệu quả
Trường hợp dự án không hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra:
• Hướng dẫn áp dụng hệ thống quản lý xanh với các mục tiêu, kế hoạch mới

Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu của giải pháp tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự
thay đổi, bổ sung:
• Hướng dẫn áp dụng hệ thống quản lý xanh

Nếu chủ đầu tư sử dụng nhiều hơn 50% công trình:


• Bằng chứng cho thấy chủ đầu tư sử dụng nhiều hơn 50% công trình

Riêng đối với tòa nhà hỗn hợp cho thuê:

• Bản sao hướng dẫn cho thuê cung cấp thông tin hướng dẫn quản lý xanh.

• Chương trình tập huấn và tài liệu thể hiện hướng dẫn quản lý xanh.

Giải pháp B: Hợp đồng cho thuê xanh


Nếu dự án chưa đáp ứng yêu cầu của giải pháp tại giai đoạn Chứng nhận Tạm thời hoặc có sự
thay đổi, bổ sung:
• Danh sách các cá nhân, đơn vị thuê mặt bằng đã ký Hợp đồng cho thuê xanh, ghi rõ GFA của
từng đơn vị thuê
• Tỷ lệ GFA đã bàn giao cho các cá nhân, đơn vị đã ký Hợp đồng cho thuê xanh

• Trích dẫn nội dung Hợp đồng cho thuê xanh cho thấy các yêu cầu và phương pháp thực hiện

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 218
Sáng kiến

Hạng mục Sáng kiến nhằm khuyến khích và thưởng điểm cho các sáng kiến, công nghệ mới
cũng như cho các công trình có hiệu năng vượt trội so với mức yêu cầu của LOTUS BIO.

Hạng mục này gồm hai khoản với số điểm tối đa là 8 và không giới hạn số điểm tại mỗi khoản.

8 điểm
Sáng kiến
thưởng
Khoản Tiêu chí Điểm

Inn-1 Nâng cao hiệu năng vượt trội


Dự án có hiệu năng vượt trội đáng kể so với yêu cầu tại các khoản của
LOTUS
8
Inn-2 Sáng kiến/ Công nghệ mới
Triển khai các công nghệ hay giải pháp nằm ngoài phạm vi của
LOTUS

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 219
Inn-1 Nâng cao hiệu năng vượt trội

Mục đích
Khuyến khích công trình có hiệu quả thực hiện vượt trội và ghi nhận các dự án đạt được lợi
ích môi trường cao hơn so với mức yêu cầu của LOTUS.

Yêu cầu

Tiêu chí 8 Điểm

Dự án có hiệu năng vượt trội đáng kể so với yêu cầu tại các khoản của LOTUS 1-8

Tổng quan
Các mức tính điểm trong LOTUS được thiết lập để phản ánh đúng thực tiễn thị trường xây
dựng trong thời điểm hiện hành. Tuy nhiên, nếu đội thiết kế có thể áp dụng các ý tưởng mới
để đạt được hiệu quả vượt trội hơn hẳn so với các mức yêu cầu, dự án sẽ nhận được điểm
thưởng. Bên đăng ký cần mô tả cụ thể các giải pháp hoặc sáng kiến đã được dự án thực hiện
nhằm đáp ứng yêu cầu của khoản Nâng cao hiệu năng vượt trội. VGBC có quyền quyết định
không thưởng điểm nếu sự nâng cao hiệu năng không phải nhờ các sáng kiến hoặc dự án
không cung cấp đầy đủ bằng chứng thuyết phục.

Tiếp cận & Thực hiện


Tại các khoản thuộc hạng mục Sáng kiến, dự án sẽ được đánh giá cho điểm theo từng trường
hợp. Có 8 khoản sáng kiến nâng cao hiệu năng vượt trội tương ứng với 8 điểm của hạng mục
Sáng kiến, mỗi sáng kiến chiếm 1 điểm. Trong một số trường hợp, VGBC có thể cân nhắc
cho một sáng kiến nhiều hơn 1 điểm.

Việc cho điểm tại Khoản Inn-1 có thể xảy ra theo 3 trường hợp sau:

Trường hợp 1: Trong một khoản có hai hay nhiều mức yêu cầu hiệu năng, dự án đạt được
một mức hiệu năng cao hơn, vượt yêu cầu tối đa của khoản

Ví dụ: Khoản W-3 Tái chế, tái sử dụng nước, thu nước mưa
• Yêu cầu (Mức 1) – 5% tổng lượng nước tiêu thụ của công trình là nước được tái chế, tái
sử dụng hoặc nước mưa
• Yêu cầu (Mức 2) – 10% tổng lượng nước tiêu thụ của công trình là nước được tái chế, tái
sử dụng hoặc nước mưa

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 220
• Mức hiệu năng cao hơn – 15% tổng lượng nước tiêu thụ của công trình là nước được tái
chế, tái sử dụng hoặc nước mưa. Khi đó dự án sẽ được cộng 01 điểm thưởng tại hạng
mục Sáng kiến
Trường hợp 2: Trong một khoản chỉ có một mức yêu cầu hiệu năng, dự án đạt hiệu năng
vượt trội đáng kể so với mức yêu cầu của khoản.

Ví dụ: Khoản H-3 Cấp gió tươi

• Yêu cầu - Cấp gió tươi cho tối thiểu 90% diện tích sử dụng của tòa nhà
• Công trình thực hiện vượt 30% mức yêu cầu về cấp gió tươi theo các tiêu chuẩn trong
nước hoặc quốc tế sẽ được cộng 01 điểm thưởng tại hạng mục Sáng kiến

Trường hợp 3: Trong một khoản có nhiều giải pháp khác nhau, dự án đạt được mức điểm
cao hơn tổng số điểm tối đa của khoản

Ví dụ: Khoản WP-3 Môi chất lạnh (tối đa 2 điểm)


• Giải pháp A - Hệ số tác động trung bình của môi chất lạnh tới bầu khí quyển từ tất cả các
hệ thống điều hòa không khí lắp đặt trong tòa nhà ở mức dưới 11; dự án được cộng 02
điểm.
• Giải pháp B - Dự án thực hiện giải pháp giảm thiểu thất thoát môi chất lạnh hàng năm; dự
án được cộng 01 điểm.
• Khi đó, dự án sẽ được cộng 02 điểm tại Khoản WP-3 Môi chất lạnh và 01 điểm tại Khoản
Inn-1.

Tính toán
Dự án thực hiện tính toán chứng minh mức hiệu năng vượt trội theo yêu cầu cụ thể tại các
khoản tương ứng.

Hồ sơ trình nộp
Giai đoạn Chứng nhận Tạm thời
Đối với các khoản đã thực hiện và/hoặc được đề xuất có sự nâng cao hiệu năng vượt trội:
• Trình nộp hồ sơ theo yêu cầu ban đầu của khoản tương ứng cho thấy sự nâng cao hiệu năng
vượt trội
• Báo cáo cho thấy các biện pháp đã áp dụng và/hoặc được đề xuất để đạt hiệu năng vượt trội
so với yêu cầu ban đầu của khoản

Giai đoạn Chứng nhận Chính thức


Đối với các khoản có sự nâng cao hiệu năng vượt trội:
Nếu dự án chưa được thưởng điểm tại giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành hoặc có sự thay
đổi, bổ sung:
• Trình nộp hồ sơ theo yêu cầu ban đầu của khoản tương ứng cho thấy sự nâng cao hiệu năng
vượt trội
• Báo cáo cho thấy các biện pháp đã áp dụng giúp đạt hiệu năng vượt trội so với yêu cầu ban
đầu của khoản

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 221
Inn-2 Sáng kiến/ Giải pháp tiên tiến

Mục đích
Khuyến khích dự án áp dụng các sáng kiến hoặc công nghệ mới, nằm ngoài phạm vi đề cập
của phiên bản LOTUS BIO hiện hành.

Yêu cầu

Tiêu chí 8 Điểm


Thực hiện các kỹ thuật cải tiến/ sáng kiến nằm ngoài phạm vi đề cập của LOTUS 1-8

Tổng quan
LOTUS BIO bao gồm rất nhiều tiêu chí đánh giá hiệu suất môi trường của công trình đang
vận hành. Khoản Sáng kiến/ Công nghệ mới (Inn-2) sẽ ghi nhận những giải pháp không nằm
trong nội dung đề cập nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu của LOTUS BIO. Để nhận được điểm
thưởng, Bên đăng ký cần chứng minh các giải pháp đã thực hiện và hiệu quả đạt được.

Tiếp cận & Thực hiện


Khoản Inn-2 yêu cầu hồ sơ trình nộp ngắn gọn và rõ ràng về tính chất và mức độ của các lợi
ích môi trường khi thực hiện sáng kiến được đề xuất. Tại hạng mục Sáng kiến, dự án sẽ được
đánh giá cho điểm theo từng trường hợp. VGBC có quyền quyết định không thưởng điểm nếu
dự án không chứng minh được tính chất và lợi ích môi trường của giải pháp đã thực hiện. Do
đó, dự án nên tham khảo ý kiến của Chuyên gia Tư vấn LOTUS (LOTUS AP) trước khi trình
nộp hồ sơ.

Hồ sơ trình nộp

Giai đoạn Chứng nhận Tạm thời


Đối với mỗi sáng kiến, công nghệ mới được dự án thực hiện:
• Báo cáo mô tả giải pháp/ công nghệ đã thực hiện và/hoặc được đề xuất và hiệu suất dự kiến/
đã đạt được
• Bằng chứng cho thấy mức hiệu năng dự kiến/đã đạt được như tài liệu do nhà sản xuất công
bố, kết quả tính toán, v.v.

Giai đoạn Chứng nhận Chính thức


Đối với mỗi sáng kiến, công nghệ mới được dự án thực hiện:
Nếu dự án chưa được thưởng điểm tại giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành hoặc có sự thay
đổi, bổ sung:

• Báo cáo mô tả giải pháp/ công nghệ đã thực hiện và hiệu suất đạt được
• Bằng chứng cho thấy mức hiệu năng dự kiến/đã đạt được như tài liệu do nhà sản xuất công
bố, kết quả tính toán, v.v.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 222
Thuật ngữ

Thuật ngữ kỹ thuật LOTUS


Phần mở rộng - Cấu trúc xây dựng trên một công trình hiện hữu làm tăng diện tích sàn.

Cải tạo - Hoạt động sửa chữa không liên quan đến các cấu trúc chịu lực chính, lớp vỏ ngoài
hoặc mái công trình. Việc cải tạo cụ thể bao gồm các hoạt động có thể làm thay đổi lớp vỏ
công trình hoặc mặt bằng sàn như tháo dỡ/ xây dựng tường nội thất hoặc cửa sổ. Các thay
đổi, sửa chữa nhỏ như lắp đặt thiết bị nước mới, thay thế một số thiết bị điện hoặc cửa sổ,
v.v. sẽ không được tính là sửa chữa lại.

Bên đăng ký - Cá nhân/tổ chức nộp đơn đăng ký Chứng nhận LOTUS cho công trình.

Đại diện Bên đăng ký - Đại diện Bên đăng ký chịu trách nhiệm đối với toàn bộ quá trình nộp
hồ sơ đánh giá, cấp chứng nhận theo LOTUS. Đại diện Bên đăng ký thường là LOTUS AP,
người sẽ liên lạc trực tiếp với Đơn vị đánh giá trong suốt quá trình Đánh giá & Cấp chứng
nhận LOTUS.

Đơn đăng ký - Nộp Đơn đăng ký là bước đầu tiên để đăng ký một dự án với Hội đồng Công
trình Xanh Việt Nam (VGBC). Khi nhận được Đơn đăng ký, Đơn vị đánh giá sẽ tiến hành kiểm
tra để đảm bảo Đơn đăng ký đã cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin cần thiết, tiếp
nhận đăng ký, yêu cầu thanh toán Phí đăng ký/ Phí Đánh giá & Cấp chứng nhận và tiến hành
kí kế Thỏa thuận Đánh giá & Cấp Chứng nhận.

Phí Đánh giá & Cấp chứng nhận - Là loại phí đóng một lần duy nhất nhằm phục vụ toàn bộ
quy trình Đánh giá và Cấp chứng nhận theo Thỏa thuận Đánh giá & Cấp chứng nhận.

Đơn vị đánh giá – Đơn vị thực hiện đánh giá dự án LOTUS

Đại diện đơn vị đánh giá - Là người được chỉ định khi đăng ký dự án và sẽ là đại diện chính
của Đơn vị đánh giá trong việc thực hiện việc liên lạc với Đại diện Bên Đăng ký trong suốt tiến
trình thực hiện đánh giá – cấp chứng nhận cho dự án

Hạng mục - Hạng mục là một nhóm các tiêu chí có chung mục đích và tác động môi trường

Thỏa thuận Đánh giá & Cấp chứng nhận – Văn bản có giá trị pháp lý được ký kết giữa Bên
đăng ký và Đơn vị đánh giá sau khi đăng ký dự án

Khoản - Mỗi khoản bao gồm các tiêu chí cụ thể để dự án thực hiện nhằm tích luỹ điểm cho
Chứng nhận LOTUS

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 223
LOTUS AP - Chuyên gia Tư vấn LOTUS (LOTUS AP) là người hành nghề trong lĩnh vực xây
dựng đã hoàn thành chương trình đào tạo chuyên sâu về Hệ thống Đánh giá Công trình xanh
LOTUS. Sau khi được cấp chứng nhận, LOTUS AP có thể là chuyên gia tư vấn độc lập hoặc
trực tiếp tham gia trong đội dự án LOTUS

Mức chứng nhận LOTUS – Mức chứng nhận thể hiện kết quả mà dự án đạt được sau khi
Đơn vị đánh giá thực hiện đánh giá hồ sơ trình nộp của dự án. Chứng nhận LOTUS được
chia thành 4 mức: Chứng nhận, Bạc, Vàng và Bạch kim.

Hướng dẫn kỹ thuật LOTUS – Tài liệu hướng dẫn chi tiết về thực hiện Chứng nhận LOTUS.
Hướng dẫn kỹ thuật bao gồm các chỉ dẫn để dự án hiểu rõ mục đích, yêu cầu, phương pháp
thực hiện, tính toán và trình nộp hồ sơ.

Dữ liệu vận hành – Dữ liệu vận hành thực tế của công trình được lưu trữ trong quá trình vận
hành, bao gồm các thông tin về mức tiêu thụ điện, nước, sản xuất năng lượng tái tạo và trữ
lượng tái chế - tái sử dụng nước.

Điều kiện tiên quyết (ĐKTQ) – Những yêu cầu tối thiểu cần đáp ứng của Chứng nhận LOTUS.
Các ĐKTQ có thể đứng tách biệt hoặc được tích hợp trong nội dung yêu cầu của một khoản,
tuy nhiên đều là những yêu cầu bắt buộc đối với các dự án đăng ký Chứng nhận LOTUS. Nội
dung các ĐKTQ cũng được trình bày tương tự như nội dung các khoản. Danh sách các ĐKTQ
của LOTUS được ghi rõ trong phần mở đầu của bản Hướng dẫn kỹ thuật.

Ban đánh giá dự án (PAC) – Bao gồm các chuyên gia của Đơn vị đánh giá và các chuyên gia
độc lập, làm việc dưới sự hướng dẫn của Đơn vị đánh giá, có nhiệm vụ thực hiện đánh giá
hồ sơ trình nộp của dự án.

Đội Dự án – Nhóm chuyên gia tham gia quy trình thực hiện chứng nhận cho công trình đang
vận hành, có trách nhiệm tích hợp các nguyên tắc bền vững trong quá trình vận hành công
trình nhằm tích luỹ điểm cho Chứng nhận LOTUS.

Mã Dự án (PIN) - Mã số gồm một dãy 8 chữ số được cấp cho dự án khi thực hiện Đăng ký
dự án với LOTUS. Mã số này sẽ được sử dụng khi Đại diện Bên đăng ký trình nộp các hồ sơ
cho VGBC.

Thư mục Hồ sơ trình nộp – Thư mục hỗ trợ trình nộp hồ sơ đánh giá – cấp chứng nhận, do
Đơn vị đánh giá cung cấp cho Đại diện Bên đăng ký sau khi đăng ký dự án. Bên đăng ký cần
hoàn thành các nội dung yêu cầu trong thư mục này và trình nộp cho Đơn vị đánh giá.

Phí Đăng ký - Là loại phí đóng một lần duy nhất nhằm phục vụ công tác quản lý quy trình
đăng ký dự án LOTUS.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 224
Trình nộp hồ sơ - Bên đăng ký trình nộp toàn bộ các hồ sơ cần thiết cho Đơn vị đánh giá để
thực hiện quy trình đánh giá.

Các phần Hồ sơ trình nộp - Bao gồm thông tin về các loại hồ sơ trình nộp được yêu cầu cho
quá trình Đánh giá & Cấp chứng nhận LOTUS.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 225
Thuật ngữ Hồ sơ trình nộp LOTUS
Tính toán – Những phép tính có chức năng giải thích và định lượng. Một số tiêu chí của
LOTUS yêu cầu cung cấp các tính toán để chứng minh công trình đã đáp ứng tiêu chuẩn.

Hợp đồng – Văn bản pháp lý ràng buộc trách nhiệm của các bên có liên quan.

Biên bản nghiệm thu – Văn bản lưu trữ thông tin về các hoạt động và kết quả của quy trình
nghiệm thu – vận hành – chạy thử, trong đó bao gồm báo cáo kiểm tra, đánh giá thiết bị, v.v.

Bản vẽ - Bản vẽ kỹ thuật biểu diễn vật thể hoặc kết cấu trong không gian 2 chiều.

Bản vẽ mặt đứng - Bản vẽ mặt nhìn thấy của công trình từ một hướng, bản vẽ hai chiều biểu
diễn một mặt đứng của tòa nhà

Bản vẽ mặt bằng – Mặt bằng sàn là bản vẽ kiến trúc quan trọng nhất, cho thấy cách bố trí các
không gian trong công trình tại các tầng khác nhau. Mặt bằng là hình chiếu mặt cắt theo
phương nằm ngang qua công trình (thông thường ở độ cao 3 feet/ 1 mét tính từ sàn), cho
thấy các tường, cửa sổ, cửa ra vào cũng như các kết cấu khác của tầng được biểu diễn.

Danh sách – Văn bản liệt kê các thiết bị, hệ thống trong công trình.

Hoá đơn/Biên lai – Bằng chứng cho thấy việc mua bán giữa nhà cung cấp và người tiêu dùng.

Hồ sơ vận hành – Tài liệu lưu trữ thông tin về các hoạt động và vấn đề phát sinh.

Đơn đặt hàng – Tài liệu do bên mua cung cấp nhằm hợp thức hoá việc mua bán.

Biên bản – Tài liệu lưu trữ thông tin chứng minh về hoạt động đã thực hiện, vấn đề phát sinh,
kết quả đạt được và các đánh giá liên quan.

Báo cáo / Mô tả - Tài liệu mô tả các chi tiết chứng minh công trình đáp ứng yêu cầu tại các
khoản của LOTUS.

Sơ đồ - Bản vẽ biểu diễn các thành phần của một hệ thống bằng ký hiệu.

Bản vẽ mặt bằng tổng thể - Bản vẽ hoặc ảnh chụp biểu diễn chính xác khu đất xây dựng đã
quy hoạch hoặc đã hoàn thiện theo một tỷ lệ nhất định (nhằm xác định các kích thước và
khoảng cách). Bản vẽ mặt bằng khu đất thường cho thấy các chỉ giới khu đất, vị trí công trình,
cảnh quan, địa hình, thảm thực vật, thoát nước, vùng ngập lụt, phân vùng, đường giao thông,
đường đi bộ và một số đặc tính khác của khu đất.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 226
Thuật ngữ Quy hoạch
Diện tích công trình - Phần diện tích mặt bằng sàn tầng trệt của công trình, được bao bọc bởi
tường ngoài và các kết cấu liền kề có chung phần móng với công trình như các sàn lộ thiên,
hành lang và ga-ra để xe.

Dấu chân phát triển - Diện tích khu đất chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi hoạt động xây dựng, bao
gồm các cấu trúc công trình, bề mặt vật liệu cứng, đường giao thông, bãi đỗ xe và các kết
cấu phi công trình

Cảnh quan cứng - Loại cảnh quan bao gồm các diện tích mặt lát như đường phố, đường đi
bộ, nơi tầng đất mặt được che kín.

Diện tích phi công trình - Bằng diện tích khu đất trừ đi diện tích công trình; bao gồm không
gian mở, bề mặt vật liệu cứng, đường giao thông, bãi đỗ xe và các kết cấu phi công trình khác

Diện tích khu đất - Toàn bộ diện tích của khu đất xây dựng.

Khu vực thảm thực vật - Phần diện tích của dự án không được lát và có lớp phủ thực vật.

Figure G.1: Site area illustrations

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 227
Thuật ngữ Kỹ thuật
ASHRAE - Hội Kỹ sư Nhiệt, Lạnh và Điều hòa không khí Mỹ (American Society of Heating,
Refrigerating and Air Conditioning Engineers) là một cộng đồng kỹ thuật quốc tế dành cho
mọi cá nhân và tổ chức quan tâm đến kỹ thuật sưởi ấm, thông gió, điều hòa không khí và làm
lạnh. Các ấn phẩm của hội bao gồm sổ tay, tạp chí cũng như hàng loạt các tiêu chuẩn và
hướng dẫn liên quan đến HVAC. Đây là các tiêu chuẩn thường được lấy làm tài liệu tham
khảo cho các hướng dẫn kỹ thuật về đánh giá công trình xanh cũng như dành cho các kỹ sư
tư vấn, nhà thầu cơ khí, kiến trúc sư hoặc các tổ chức chính phủ.

Mô hình cơ sở - Mô hình cơ sở của tòa nhà mang toàn bộ đặc điểm thiết kế của tòa nhà
(hướng, tổng diện tích sàn, số người sử dụng, số ngày hoạt động, v.v.). Tuy nhiên, vật liệu
và thiết bị sử dụng trong mô hình cơ sở là các vật liệu và thiết bị thông thường, được ghi rõ
tại các khoản của LOTUS.

Mức hiệu năng tiêu chuẩn – Mức tiêu chuẩn nhằm đánh giá hiệu quả vận hành của thiết bị
hoặc hoạt động, nhằm so sánh một số đặc điểm của hai công trình cùng loại. Ví dụ trong
Khoản E-2, cường độ tiêu thụ năng lượng tiêu chuẩn áp dụng cho văn phòng là 150
kWh/m2/năm.

Đa dạng sinh học – Sự đa dạng về các sinh vật sống (thực vật, động vật, vi sinh vật, mẫu gen
của các loài) trong các hệ sinh thái mà chúng sinh sống. Đa dạng sinh học thay đổi liên tục
do tác động của các quá trình như tiến hóa, tuyệt chủng, suy giảm môi trường sống, v.v.

Nước đen – Nước thải có chứa chất thải của con người và động vật, cần xử lý trước khi tái
sử dụng.

Vỏ công trình - Kết cấu bao bọc các không gian được điều hòa của một công trình. Thông
qua lớp vỏ này, nhiệt năng được truyền qua lại giữa không gian được điều hòa với môi trường
bên ngoài hoặc các không gian không được điều hòa.

Hệ thống Quản lý Tòa nhà (BMS) – Hệ thống sử dụng các công nghệ tin học cao cấp, giúp
giám sát và quản lý các hệ thống sử dụng năng lượng trong công trình (như HVAC, chiếu
sáng, v.v.), hệ thống báo cháy - chữa cháy, an ninh.

Biến đổi khí hậu – Theo cách hiểu hiện đại, biến đổi khí hậu chỉ những biến đổi của khí hậu
trái đất chủ yếu xảy ra do sự gia tăng bất thường của nồng độ khí nhà kính trong bầu khí
quyển do hoạt động của con người gây ra.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 228
Chỉ số hiệu quả máy lạnh (COP) - Tỷ số giữa công suất lạnh thu được với công suất tiêu thụ
điện đầu vào với cùng đơn vị tính của toàn bộ hệ thống làm lạnh hoặc thiết bị làm lạnh công
nghiệp, được tính toán theo tiêu chuẩn trong nước được công nhận hoặc điều kiện vận hành
xác định. Chỉ số COP của máy điều hòa không khí giải nhiệt bằng không khí hoạt động bằng
điện năng bao gồm các máy nén khí, thiết bị bay hơi và dàn ngưng. COP của máy làm lạnh
nước không bao gồm nước lạnh hoặc máy bơm nước bình ngưng hay quạt chuyên dụng của
tháp giải nhiệt.

Nghiệm thu – vận hành – chạy thử - Hình thức kiểm tra, đánh giá chất lượng nhằm đảm bảo
các hệ thống, thiết bị của công trình đã được lắp đặt và vận hành đúng như yêu cầu của thiết
kế. Trong đó, việc phân tích sau khi bàn giao mặt bằng nhằm tinh chỉnh hệ thống nhằm đáp
ứng yêu cầu vận hành thông thường của công trình.

Không gian chung - Không gian trong tòa nhà không thuê bởi một đơn vị cụ thể mà sử dụng
chung cho tất cả mọi người trong tòa nhà. Không gian chung bao gồm sảnh, hành lang, cầu
thang, phòng tắm trong không gian đợi, không gian ngoài trời, chỗ đỗ xe, cơ sở vật chất chung
(như cơ sở vật chất thể hình, bếp, khu giải trí)

Mô phỏng khí động học (CFD) – Kỹ thuật mô phỏng giúp tính toán các yếu tố khí động học
như nhiệt độ, dòng nhiệt, tốc độ gió và luồng lưu thông khí trong công trình.

Vật tư tiêu hao - Hàng hóa và vật liệu có giá thành không đáng kể được sử dụng thường
xuyên trong hoạt động hàng ngày. Bao gồm giấy, mực và hộp mực, keo, bằng dính, pin và
phụ kiện văn phòng,…

Hệ số chiếu sáng tự nhiên - Tỷ lệ giữa độ rọi trong nhà so với độ rọi nằm ngang ngoài trời
theo tiêu chuẩn CIE Standard Overcast Sky.

Chiếu sáng tự nhiên - Công nghệ hoặc giải pháp thiết kế được sử dụng để chiếu sáng cho
công trình mà không cần tiêu thụ điện năng. Mặc dù tối đa hóa chiếu sáng tự nhiên sẽ giảm
tiêu thụ điện năng phục vụ chiếu sáng, nhưng việc hấp thụ quá nhiều bức xạ mặt trời sẽ làm
nóng công trình và tăng tải làm mát.

Mô hình đề xuất - Mô hình được đưa ra xem xét trong dự án. Mô hình này mang thông tin
ước tính về mức cải thiện có thể định lượng được của các tính năng xanh trong công trình so
với các tiêu chuẩn thông thường của mô hình cơ sở với công trình có cùng kích thước, vị trí
và mục đích sử dụng.

Nước sinh hoạt - Nước đã qua xử lý, được cung cấp đến tòa nhà qua hệ thống nước đô thị
nhằm phục vụ mục đích sinh hoạt và đáp ứng tiêu chuẩn được quy định trong TCVN
5502:2003 - Nước cấp sinh hoạt - Yêu cầu chất lượng. Với LOTUS, nước máy và nước ngầm
đều được coi là nước sinh hoạt.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 229
Đơn vị ở - Còn được gọi là đơn vị nhà ở. Nó là một không gian được sử dụng làm nơi ở. Đối
với một căn phòng hoặc căn hộ được xác định là một đơn vị ở, nó phải được ngăn cách rõ
ràng với các không gian sống khác trong tòa nhà.

Cường độ sử dụng năng lượng –Tính bằng kWh/m2/năm, cường độ sử dụng năng lượng của
tòa nhà là tổng mức tiêu thụ năng lượng của tòa nhà đó trong một năm (kWh) chia cho NFA
của tòa nhà (m2)

Ban quản lý tòa nhà (FM team): Một cá nhân hoặc một nhóm chịu trách nhiệm vận hành và
bảo trì tòa nhà cũng như các hệ thống của tòa nhà. Trong nhóm FM, các dịch vụ điều hành
có thể được cung cấp bởi các chuyên gia nội bộ hoặc được thầu phụ toàn bộ hoặc một phần
từ các nhà cung cấp bên ngoài.
Trong các tòa nhà hỗn hợp cho thuê, phạm vi dịch vụ bao gồm quản lý khu vực chung, hệ
thống cơ, điện và hệ thống dẫn nước dùng chugn (HVACm chiếu sáng ngoài nhà, thang máy,
nhà vệ sinh) và không gian owner-occupied (nếu có).

Chỉ số tiềm năng gây ấm toàn cầu (GWP100) - Giá trị gán cho môi chất lạnh dựa trên các tính
toán khoa học cho thấy mức độ ảnh hưởng của mỗi loại môi chất lạnh đối với sự ấm lên toàn
cầu khi môi chất lạnh đó được đưa vào khí quyển. Giá trị tham chiếu được dựa trên mức độ
ảnh hưởng của CO2 trong khí quyển, với chỉ số GWP là 1. Chỉ số GWP thường được tính
toán trong khoảng thời gian 100 năm và môi chất lạnh có chỉ số GWP càng thấp thì càng ít
gây hại đến môi trường.

Nước xám – Nước thải từ các công trình, chưa tiếp xúc với chất thải của con người và động
vật.

Hợp đồng cho thuê xanh – Thoả thuận được chủ đầu tư và đơn vị thuê mặt băng ký kết với
mục tiêu hạn chế tác động môi trường trong quá trình vận hành, sử dụng công trình. Hợp
đồng thường bao gồm một số thông tin như mục tiêu về hiệu năng vận hành, quy định đối với
đơn vị thuê và cho thuê, yêu cầu trang bị nội thất và phương thức giải quyết tranh chấp.

Hệ thống quản lý xanh – Chương trình giúp xác định, quản lý và giảm thiểu tác động môi
trường, lập báo cáo về quy trình cải thiện hiệu năng môi trường. ISO14001 là một trong những
hệ thống được áp dụng phổ biến nhất.

Khí nhà kính (GHG) - Khí nhà kính là các loại khí tự nhiên hoặc nhân tạo trong khí quyển, có
khả năng hấp thụ và phát xạ bức xạ tại các bước sóng nhất định trong vùng quang phổ của
bức xạ hồng ngoại phát ra từ bề mặt Trái đất, bầu khí quyển và mây. Đặc tính này gây ra hiệu
ứng nhà kính. Các khí nhà kính phổ biến trong khí quyển Trái đất bao gồm hơi nước (H2O),
cacbon điôxít (CO2), nitơ ôxít (N2O), mêtan (CH4) and ôzôn (O3). (Theo định nghĩa tại Phần
thuật ngữ trong AR4 SYR của IPCC)

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 230
Mái xanh – Giải pháp che phủ một phần hoặc che phủ hoàn toàn bằng thực vật và đất, hoặc
một loại chất trồng, lắp đặt bên trên một bề mặt không thấm nước cùng với một số lớp bổ trợ
như tấm chắn rễ cây, hệ thống tưới và thoát nước. Thuật ngữ máu xanh không áp dụng cho
mái có màu xanh đơn thuần bằng cách dùng tấm lợp xanh hoặc được trang trí bằng các chậu
cây xanh.

Tổng diện tích sàn (GFA) - Tổng toàn bộ diện tích các sàn được bao bọc, che kín toàn bộ
hoặc không che kín của một công trình tại tất cả các tầng. Một số cơ quan thương mại hoặc
công cộng có thể dùng cách định nghĩa khác. Diện tích bãi đỗ xe không được tính vào GFA..

Môi trường sống - Môi trường tự nhiên mà một sinh vật sinh sống.

Mức cơ sở trong quá khứ - Tiêu chuẩn được lấy làm căn cứ đánh giá sự cải thiện hiệu năng
vận hành của công trình, được xác định dựa trên dữ liệu vận hành của chính công trình đó.
Dữ liệu vận hành của công trình cần được xác định với thời gian vận hành và số người sử
dụng tương đương với Giai đoạn đánh giá hiệu năng vận hành. Sau khi được xác định, mức
cơ sở này sẽ được chọn làm cơ sở đánh giá trong những lần cấp mới chứng nhận về sau.

HVAC (Hệ thống sưởi, thông gió và điều hòa không khí) - Các thiết bị, mạng lưới phân phối,
và các thiết bị đầu ra thực hiện chức năng sưởi ấm, thông gió, hoặc điều hòa không khí cho
công trình một cách riêng biệt hoặc tập trung.

Độ rọi - Mật độ quang thông chiếu tới một đơn vị diện tích bề mặt; được tính bằng đơn vị lux
hay lm/m2 và là thương số của quang thông (lumen) chia cho diện tích bề mặt được chiếu
sáng (m2).

Cảnh quan – Kết cấu làm thay đổi đặc tính của khu vực phi công trình.

Chấn lưu – Thiết bị giúp cung cấp lượng điện áp chính xác để đèn khởi động và điều chỉnh
lượng dòng điện đi vào khi đèn đang hoạt động.

Mật độ công suất chiếu sáng (LPD) - Mật độ công suất chiếu sáng (W/m2) là tỷ số giữa công
suất điện chiếu sáng và diện tích được chiếu sáng.

Tầm nhìn thẳng - Chỉ một đường thẳng tưởng tượng từ mắt người sử dụng đến các vật thể
cần quan sát. Tầm nhìn thẳng trực tiếp chỉ một tầm nhìn không bị che khuất từ mắt người sử
dụng công trình ra cảnh quan bên ngoài.

Thông gió hỗn hợp – Giải pháp thông gió cho không gian bằng cách kết hợp thông gió tự
nhiên (nhờ cửa sổ có thể mở ra bên ngoài) và các hệ thống thông gió cơ khí (bao gồm các
thiết bị phân phối không khí và làm mát).

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 231
Công trình hỗn hợp - Công trình chứa 2 hoặc nhiều hơn mục đích sử dụng (nhà ở, văn phòng,
bán lẻ, khách sạn,…)

Công trình hỗn hợp nhà ở/Phi nhà ở - Công trình chứa cả không gian nhà ở, phi nhà ở thương
mại (văn phòng, bán lẻ, khách sạn,…). Công trình chung cư có các thành phần đặc tính như
văn phòng quản lý tòa nhà hay không gian tiện ích (gym, bể bơi,…) dành riêng cho cư dân
tòa nhà không phải công trình đa chức năng.

Công trình chung cư - Tòa nhà dân cư với các đơn vị ở riêng biệt thuộc sở hữu của các chủ
sở hữu khác nhau.

Công trình hỗn hợp cho thuê - Công trình bao gồm các sàn thuộc quyền sở hữu hoặc thuê
bởi nhiều tổ chức.

Loài bản địa - Loài đặc hữu của Đông Nam Á

Thông gió tự nhiên - Công nghệ hoặc giải pháp thiết kế được sử dụng để thông gió cho công
trình mà không cần tiêu thụ điện năng. Thông gió tự nhiên, không giống như thông gió cưỡng
bức, sử dụng các luồng gió tự nhiên và hiệu ứng ống khói để mang gió tươi vào bên trong
công trình.

Diện tích sử dụng (NFA) – Bằng tổng diện tích sàn công trình trừ đi phần diện tích chưa được
bàn giao cho người sử dụng.

Không gian sử dụng – Không gian được che kín, phục vụ các hoạt động sống của con người.
Không gian sử dụng bao gồm không gian làm việc (phòng làm việc, phòng họp, phòng thí
nghiệm, v.v.), không gian sự kiện (sảnh, khu vực bán hàng, thư viện, phòng tập thể dục, v.v.),
không gian sinh hoạt chung (khu vực lễ tân, phòng chờ, sảnh chờ, v.v.) và không gian học
tập (phòng học, lớp học). Không gian sử dụng không bao gồm các khu vực như hành lang,
cầu thang, nhà kho, nhà vệ sinh, phòng thay đồ, phòng công nghệ thông tin và phòng kỹ thuật.

Không gian occupied của chủ sở hữu tòa nhà - Không gian trong công trình hỗn hợp hoặc
hcung cư mà sử dụng, hoạt động bởi chủ sở hữu dự án

Chỉ số tiềm năng gây suy giảm tầng ozone (ODP) - Giá trị được gán cho môi chất lạnh dựa
trên các tính toán khoa học cho thấy mức độ ảnh hưởng của mỗi loại môi chất lạnh đối với
tầng ozone khi môi chất lạnh đó được đưa vào khí quyển. Giá trị tham chiếu được dựa trên
mức độ ảnh hưởng của môi chất lạnh R11, với chỉ số ODP là 1. Môi chất lạnh có chỉ số ODP
càng thấp thì càng ít gây hại đến môi trường.

Thời gian thực hiện- Performance Period - Khoảng thời gian liên tục, không gian đoạn mà
hiệu suất được đo lường và trong thời gian đó tạo ra thông tin bằng chứng cho tất cả các
khoản mà dự án đăng ký.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 232
Hệ thống Giám sát Năng lượng (PMS) - Hệ thống bao gồm các đồng hồ đo giúp ghi nhận dữ
liệu và phần mềm giúp tổng hợp, quản lý và hiển thị dữ liệu, cùng một giao diện truyền tải
thông tin giữa phần mềm và các đồng hồ.

Chủ sở hữu dự án - Cá nhân hoặc tổ chức sở hữu dự án (bao gồm công trình và khu đất tọa
lạc công trình). Người quản lý bất động sản (hoặc người quản lý tài sản) được chủ sở hữu
giao quyền điều hành dự án có thể được coi là đại diện chủ sở hữu dự án.

Không gian công cộng - Không gian công cộng là các khoảng không gian mở cho mọi người
tiếp cận chứ không giới hạn chỉ cho người sử dụng công trình. Không gian công cộng có thể
có một số quy tắc nhất định, tuy nhiên việc tiếp cận sử dụng là hoàn toàn miễn phí.

QCVN - Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (Vietnam Construction Regulation/Building Code) -
Toàn bộ các quy định bắt buộc đối với các hoạt động xây dựng công trình, do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền trong lĩnh vực xây dựng ban hành.

Đánh giá định kỳ (recommissioning) - Quy trình nghiệm thu – vận hành – chạy thử áp dụng
cho các công trình đã từng được đánh giá chất lượng, nhằm đảm bảo hiệu năng của công
trình luôn đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư. Quy trình đánh giá định kỳ có thể được thực hiện
theo kế hoạch riêng hoặc là một phần của quy trình vận hành – chạy thử liên tục.

Hệ số phản xạ - Tỷ lệ phản xạ ánh sáng của một bề mặt so với lượng ánh sáng chiếu đến bề
mặt đó.

Môi chất lạnh - Môi chất lạnh là hợp chất được sử dụng làm trung gian trong chu trình nhiệt,
biến đổi trạng thái từ thể khí sang thể lỏng trong quá trình trao đổi nhiệt giữa không gian cần
điều hòa và môi trường bên ngoài.

Tái chế - Quá trình thu gom, xử lý và đưa các loại vật liệu đã từng được chế tạo thành sản
phẩm trở lại thị trường dưới dạng nguyên liệu thô hoặc thành phẩm.

Năng lượng tái tạo - Năng lượng được sinh ra từ các nguồn tài nguyên có thể được bổ sung
một cách tự nhiên và liên tục như mặt trời, gió, thủy triều, nước mưa và địa nhiệt.

Đánh giá chất lượng toàn diện (retro-commissioning) - Quy trình nghiệm thu – vận hành –
chạy thử đối với công trình đang vận hành chưa từng được đánh giá chất lượng trước đó.
Quy trình này bao gồm các hoạt động cần được duy trì từ giai đoạn thiết kế đến khi bàn giao
công trình nhằm tối ưu lợi ích đạt được của phương pháp nghiệm thu – vận hành – chạt thử.

Tái sử dụng - Quá trình thu gom và đưa vật liệu đã qua sử dụng trở lại thị trường mà không
cần xử lý thay đổi các đặc tính lý hóa của vật liệu.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 233
Chỉ số phản xạ bức xạ mặt trời (SRI) - Giá trị biểu hiện khả năng phản xạ bức xạ mặt trời của
bề mặt. Bề mặt màu đen có SRI bằng 0 (phản xạ: 0.05, phát xạ: 0.90), bề mặt màu trắng có
SRI bằng 100 (phản xạ: 0.80, phát xạ: 0.90).

Kiểm toán chất thải rắn - Phương pháp xác định nguồn thải và khối lượng chất thải của công
trình, từ đó giúp quản lý hiệu quả hoạt động tái sử dụng hoặc tiêu huỷ chất thải rắn.

Nước mưa – Nước xuất hiện khi xảy ra giáng thuỷ.

TCVN (Tiêu chuẩn Việt Nam) - Toàn bộ các hồ sơ kỹ thuật mô tả nguyên lý, hướng dẫn hoặc
tính chất/ kết quả của các hoạt động, được cơ quan có thẩm quyền ban hành nhằm tối ưu
hiệu quả thực hiện trong các trường hợp cụ thể (Quyết định 25/2001 QĐ-BXD ban hành ngày
4/9/2001). Việc áp dụng các tiêu chuẩn là hoàn toàn tự nguyện, ngoại trừ các tiêu chuẩn về
đảm bảo an toàn sức khỏe, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường và ghi nhận các điều
kiện môi trường. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam là đơn vị chính chịu
trách nhiệm ban hành các tiêu chuẩn Việt Nam.

TCXD/TCXDVN (Tiêu chuẩn xây dựng Việt nam) – Toàn bộ các tiêu chuẩn của Việt Nam
trong lĩnh vực xây dựng và công trình nhưng không có tính chất bắt buộc như Quy chuẩn xây
dựng Việt Nam hay Luật Xây dựng (TCXDVN định nghĩa tại khoản 19 và 20, Điều 3, Luật Xây
dựng số 26/2003/L-CTN ban hành ngày 10/12/2003).

Đơn vị thuê - Thực thể chiếm dụng không gian và/hoặc sử dụng không gian trong dự án và
rang buộc hợp đồng với chủ dự án thông qua hợp đồng thuê. Đơn vị thuê chính là những đơn
vị thuê trên 10% GFA của tổng GFA công trình.

Tiện nghi nhiệt - Thuật ngữ mô tả các điều kiện mang lại cho người sử dụng công trình cảm
giác thoải mái với nhiệt độ của môi trường xung quanh; bao gồm nhiệt độ không khí, nhiệt độ
bức xạ, độ ẩm, thông gió, trang phục và mức độ vận động.

Thông gió - Quá trình cấp khí tươi và loại bỏ khí ô nhiễm ra khỏi một không gian bằng các
phương pháp tự nhiên hoặc cơ khí. Lượng không khí đó có thể trải qua quá trình điều hòa
không khí hoặc không.

VBEEC (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu
quả) - QCXDVN 09:2013/BXD do Bộ Xây dựng ban hành và là quy định bắt buộc tại Việt Nam
nhằm đạt được các mục tiêu tiết kiệm năng lượng.

Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) - Hợp chất hóa học hữu cơ có thể chuyển sang thể khí
ngay tại điều kiện nhiệt độ phòng do có áp suất bay hơi cao. Một số hợp chất hữu cơ dễ bay
hơi có khả năng tác động tiêu cực đến sức khỏe con người nếu xuất hiện với hàm lượng cao
trong các không gian điều hòa không khí kém hiệu quả.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 234
Hệ thống VAV (variable air volume) – Hệ thống HVAC có khả năng thay đổi lưu lượng gió cấp
(với nhiệt độ cố định) cho các không gian được điều hoà khác nhau nhằm đạt được nhiệt độ
mong muốn một cách chính xác.

Hệ thống VRV/VRF (variable refrigerant volume/flow) – Hệ thống ĐHKK làm lạnh trực tiếp (chỉ
sử dụng một loại chất làm lạnh) có sử dụng biến tần và nhiều thiết bị xử lý không khí trong
nhà trong cùng một chu kỳ làm lạnh.

Điều khiển biến tần VSD (variable-speed drive) – Thiết bị được sử dụng để điều chỉnh công
suất của máy bơm hoặc quạt theo nhu cầu.

Thiết bị sử dụng nước hiệu quả - Thiết bị sử dụng nước có mức tiêu thụ nước thấp hơn nhưng
vẫn đạt hiệu năng tương đương các thiết bị thông thường.

Cường độ sử dụng nước - Lượng nước tiêu thj mỗi hoạt động hoặc mỗi m2 của tòa nhà

Cảnh quan chịu hạn - Loại cảnh quan có nhu cầu tưới tiêu tối thiểu. Cảnh quan chịu hạn được
khuyến khích áp dụng tại các vùng có nguồn nước sạch hạn chế.

LOTUS BIO V1.1 – Hướng dẫn kỹ thuật – Tháng 12 năm 2019


© Bản quyền thuộc Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam 2019 235
Addenda: Danh sách đầy đủ những thay đổi từ Hướng dẫn kỹ thuật LOTUS BIO V1

Trang Khoản Phần Các sửa đổi

- Đổi tên điều kiện áp dụng 1 thành Đảm bảo tính riêng biệt toàn bộ tòa nhà
LOTUS BIO - Thêm yêu cầu ngoại lệ sau:
12 / Điều kiện áp Ngoại lệ: Trong công trình hỗn hợp gồm thành phần Phi nhà ở (NR) Thương mại và Nhà ở (hỗn hợp nhà ở/
dụng phi nhà ở), nếu thành phần ở tách biệt rõ rang với các thành phần khác, phần nhà ở và phi nhà ở có thể đủ
điều kiện đánh giá riêng biệt dưới hướng dẫn của VGBC.

Điều kiện áp dụng 2 Tuổi đời công trình:


LOTUS BIO
Công trình hoàn thiện mới chưa được chứng nhận LOTUS đủ điều kiện áp dụng LOTUS BIO. Tuy nhiên, công
13 / Điều kiện áp
trình phải được vận hành với ít nhất 50% số người sử dụng trong tối thiểu 1 năm với Chứng nhận tạm thời và 2
dụng
năm với Chứng nhận chính thức.
LOTUS BIO
18 / cho nhiều Đổi tên toàn bộ phần “LOTUS BIO cho công trình hỗn hợp cho thuê”.
đơn vị thuê

Không bắt buộc các dự án có thời gian hoạt động 12 tháng. Bổ sung đoạn sau:
Với Credit E-2 Cường độ sử dụng năng lượng, Giải pháp B: Nhu cầu điện cao điểm của Khoản E-6 Giải pháp năng
Thời gian lượng bền vững và Giải pháp A: Tái chế/ tái sử dụng/ thu nước mưa của Khoản W-4 Giải pháp sử dụng nước bền
21 /
hoạt động vững, thời gian hoạt động phải là 12 tháng liên tục. Với các Khoản khác, có thể sử dụng thời gian 3 tháng liên tục.
Trong trường hợp nếu dự án không đặt mục tiêu đến bất kỳ tín dụng nào ở trên, dự án có thể trình nộp cho Chứng
chỉ chính thức sau 3 tháng của thời gian hoạt động.

Bổ sung điều kiện cho phần Tiếp cận & Thực hiện trong Danh mục biểu mẫu đệ trình:
Quy trình
33 / Trong trường hợp có bất kỳ thay đổi nào với vòng trình nộp hồ sơ trước đó (ví dụ thực hiện giải pháp khác, thiết
trình nộp
bị/ sản phẩm/ hệ thống/ vật liệu lựa chọn khác, điều chỉnh mặt bằng bố trí,…),nên mô tả tất cả các thay đổi.

LOTUS BIO V1.1 - Technical Manual – December 2019


Not for resale or redistribution © Copyright Vietnam Green Building Council 2019 236
Bố sung lưu ý sau cho công trình hỗn hợp cho thuê:
E-PR-1 & E-1
Tiếp cận & - Đánh giá sơ bộ chỉ cần bao gồm hệ thống năng lượng được quản lý bởi đội ngũ quản lý cơ sở vật chất tòa
39 Kiểm toán năng
Thực hiện nhà.
lượng
- Đánh giá chung cũng chỉ cần đánh giá hệ thống năng lượng được lắp đặt và quản lý bởi đơn vị thuê.

Bổ sung các lưu ý cho công trình hỗn hợp cho thuê:
Tối thiểu 90% tổng GFA phải được đề cập tại Giải pháp B, C và D.
Nếu không đạt được các giới hạn này do sự không hợp tác từ người thuê, các giải pháp này không thể áp dụng
cho dự án và không kiếm được điểm.
E-3 Thông gió
47 tự nhiên và Yêu cầu Phần trăm của GFA không bao gồm (không nên cao hơn 10% tổng GFA công trình) nên được tính toán riêng biệt
ĐHKK cho mỗi giải pháp áp dụng trong 2 trường hợp:
1. Nếu không có thông tin về hệ thống ĐHKK mà người thuê đã lắp đặt hoặc chưa lắp đặt, sử dụng GFA occupied
của toàn bộ diện tích cho thuê.
2. Nếu một vài hệ thống ĐHKK được lắp đặt trong không gian cho thuê không đáp ứng yêu cầu của Giải pháp, sử
dụng diện tích được phục vụ bởi các hệ thống ĐHKK này.
E-3 Thông gió
52 - 53 tự nhiên & Tính toán Chỉnh sửa phương pháp tín toán cho không gian thông gió tự nhiên tại Giải pháp A.
ĐHKK
Bổ sung lưu ý sau cho công trình hỗn hợp cho thuê:
Tối thiểu 90% tổng GFA được bao gồm trong Giải pháp A, B và C.
Nếu không đạt được giới hạn này do sự không hợp tác từ người thuê, các giải pháp này không thể áp dụng cho
dự án và không đạt được điểm.
E-4 Chiếu sáng Phần trăm GFA không bao gồm (không nên cao hơn 10% tổng GFA công trình) nên được tính toán riêng biệt cho
57 Yêu cầu
nhân tạo mỗi giải pháp áp dụng trong 2 trường hợp:
1. Nếu không có thông tin về hệ thống ĐHKK mà người thuê đã lắp đặt hoặc chưa lắp đặt, sử dụng GFA occupied
của toàn bộ diện tích cho thuê.
2. Nếu một vài hệ thống ĐHKK được lắp đặt trong không gian cho thuê không đáp ứng yêu cầu của Giải pháp, sử
dụng diện tích được phục vụ bởi các hệ thống ĐHKK này.

LOTUS BIO V1.1 - Technical Manual – December 2019


Not for resale or redistribution © Copyright Vietnam Green Building Council 2019 237
Bổ sung các lưu ý sau cho công trình hỗn hợp cho thuê:
- Đối với giải pháp đồng hồ phụ:
E-5 Quản lý và
Tiếp cận & Các không gian cho thuê riêng biệt nên được đo lường riêng. Ngoại trừ các không gian cho thuê lớn, không
65 giám sát năng
Thực hiện cần lắp đặt thêm đồng hồ phụ cho từng không gian cho thuê.
lượng
- Đối với giải pháp hệ thống giám sát năng lượng:
Các đồng hồ đo điện cho các đơn vị ở riêng biệt không cần kết nối với PMS.
E-5 Quản lý &
Tiếp cận & Bổ sung các lưu ý đối với tòa nhà chung cư:
65 giám sát năng
Thực hiện Đơn vị ở riêng biệt được đo đạc riêng biệt. Không cần lắp thêm đồng hồ phụ trong các đơn vị ở.
lượng
Bổ sung các lưu ý đối với tòa nhà chung cư:
Tối thiểu 90% GFA được xem xét tại Khoản.
W-2 Thiết bị sử Nếu không đạt được giới hạn này do sự không hợp tác từ người thuê, các giải pháp này không thể áp dụng cho
79 dụng nước hiệu Yêu cầu dự án và không đạt được điểm.
quả Phần trăm GFA không bao gồm (không cao hơn 10% tổng GFA công trình) nên được tính toán như yêu cầu. Với
mỗi không gian cho thuê không có thông tin thiết bị tiêu thụ nước có thể đã được lắp đặt hoặc chưa lắp đặt sẵn,
cần sử dụng toàn bộ GFA occupied cho đơn vị thuê.
Bổ sung các giả định sau để thực hiện các phép tính:
• Bệnh nhân ngoại trú trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe và khách hàng trong quán café và nhà hàng được xem
như khách ghé thăm.
• Bất kỳ hoạt động sử dụng thường xuyên nào cho mục đích ngủ qua đêm (phòng khách khách sạn, bệnh nhân
W-2 Thiết bị sử
Tiếp cận & nội trú,..) được xem như người ở trong công trình.
82 dụng nước hiệu
Thực hiện • Trong trường hợp các vòi nước điều khiển tự động được lắp đặt trong tòa nhà, lượng nước sử dụng cơ sở được
quả
tính toán với thời gian sử dụng 15s và lượng nước sử dụng thiết kế được tính toán với thời gian sử dụng 12s.
• Vòi bếp được sử dụng riêng cho các hoạt động chiết rót không cần xem xét.
• Các thiết bị nước không bao gồm hệ thống làm lạnh bằng nước HVAC và hệ thống tưới. Do đó không cần xem
xét tính toán tiêu thụ nước của các hệ thống này.
W-4 Giải pháp
89 -
sử dụng nước Tất cả Thu nước ngưng ĐHKK được xem xét trong Giải pháp A như một giải pháp tái chế/ tái sử dụng/ thu nước.
101
bền vững

LOTUS BIO V1.1 - Technical Manual – December 2019


Not for resale or redistribution © Copyright Vietnam Green Building Council 2019 238
Bổ sung các lưu ý cho công trình hỗn hợp cho thuê:
Đạt được điểm tại khoản nếu:
SP-1 Mua bán • Nhóm FM thực hiện chính sách Low-carbon Purchasing trong không gian khu vực chung.
103 Yêu cầu
Low-carbon • Các đơn vị thuê chính thực hiện chính sách Low-carbon Purchasing trong không gian riêng của họ, và
• Cung cấp tài liệu hướng dẫn và tập huấn người thuê để hướng dẫn và khuyến khích họ thực hiện mua bán
sản phẩm low-carbon.

Bổ sung các lưu ý đối với công trình hỗn hợp cho thuê:
Có thể đạt được điểm chỉ khi:
SP-2 Healthy • Đội ngũ FM thực hiện chính sách Healthy Purchasing trong không gian chung.
106 Yêu cầu
purchasing • Đơn vị thuê chính thực hiện chính sách Healthy Purchasing trong không gian của họ
• Cung cấp tài liệu hướng dẫn và tập huấn đơn vị thuê để hướng dẫn và khuyến khích họ mua bán sản phẩm
tốt cho sức khỏe.
Bổ sung lưu ý sau cho công trình hỗn hợp cho thuê:
Tối thiểu 90% tổng GFA tòa nhà được tính đến trong tất cả các Giải pháp.
Nếu không đạt được giới hạn này do sự không hợp tác từ người thuê, các giải pháp này không thể áp dụng cho
dự án và không đạt được điểm.
WP-3 Môi chất Phẩn trăm của GFA không được tính đến (nên thấp hơn 10%) được tính toán riêng cho mỗi Giải pháp theo 2
130 Yêu cầu
lạnh trường hợp:
1. Nếu không có thông tin hệ thống ĐHKK đơn vị thuê lắp đặt hoặc chưa lắp đặt hệ thống ĐHKK, sử dụng tính
toàn toàn bộ GFA occupied của đơn vị thuê.
2. Nếu hệ thống ĐHKK được lắp đặt trong không gian cho thuê không đáp ứng yêu cầu của Giải pháp, tính toán
toàn bộ diện tích không gian được phục vụ bởi hệ thống ĐHKK đó.

H-PR-1 and H-1 Bổ sung các lưu ý sau cho Công trình hỗn hợp cho thuê:
Tiếp cận &
140 Tiện nghi sử Khảo sát người sử dụng tòa nhà nên thu thập phản hồi từ tất cả những người làm việc thường xuyên trong tòa
Thực hiện
dụng nhà tại tất cả các không gian cho thuê.
H-PR-2 and H-2
Bổ sung những lưu ý sau cho Công trình tòa nhà chung cư:
143 Hút thuốc trong Yêu cầu
Cấm hút thuốc trong toàn bộ tòa nhà, ngoại trừ đơn vị ở.
nhà

LOTUS BIO V1.1 - Technical Manual – December 2019


Not for resale or redistribution © Copyright Vietnam Green Building Council 2019 239
Sửa đổi các yêu cầu về khu vực hút thuốc ngoài trời.
Để tuân thủ, cần đáp ứng các điều kiện:
H-PR-2 and H-2
Tiếp cận & • Nằm cách 8m từ lối vào tòa nhà, cửa ra vào từ ngoài và cửa sổ có thể mở được.
144 Hút thuốc trong
Thực hiện • Có biển báo chỉ dẫn
nhà
• Trang bị gạt tàn và thùng rác
• Trang bị bình chữa cháy, nếu đặt gần các vật liệu dễ cháy

Bổ sung Khoản mới này trong LOTUS BIO V1.1


151 - H-5 Kiểm thử
Khoản Mục đích khuyến khích các dự án kiểm tra và xác định chất lượng không khí trong nhà (IAQ) của tòa nhà để đảm
155 IAQ
bảo không khí không bị ô nhiễm.

Bổ sung điều kiện sau:


H-6 Chiếu sáng Tiếp cận & Những không gian không tương thích với việc cung cấp ánh sáng ban ngày (như là: khán phòng và phòng hội
156
tự nhiên Thực hiện thảo dành riêng cho hội nghị truyền hình) có thể được miễn Khoản này. Các không gian khác không tương thích
với việc cung cấp chiếu sáng tự nhiên cần được sự đồng thuận của VGBC.

Bổ sung những điều kiện sau:


H-7 Tầm nhìn ra Tiếp cận & Những không gian không tương thích với việc cung cấp tầm nhìn ra ngoài (như là: khán phòng và phòng hội thảo
160
ngoài Thực hiện dành riêng cho hội nghị truyền hình) có thể được miễn Khoản này. Các không gian khác không tương thích với
việc cung cấp tầm nhìn ra ngoài cần được sự đồng thuận của VGBC.

Bổ sung những lưu ý sau cho Công trình hỗn hợp cho thuê:
Có thể đạt được điểm tại Khoản này chỉ khi:
H-8 Làm sạch • FM team thực hiện Chương trình làm sạch xanh trong không gian chung của tòa nhà
163 Yêu cầu
xanh • Các đơn vị thuê chính thực hiện Chương trình làm sạch xanh trong khu vực của họ, và
• Hướng dẫn cho thuê, chương trình tập huấn cung cấp cho các đơn vị cho thuê khác nhằm hướng dẫn và
khuyến khích họ thực hiện quy trình làm sạch xanh.

A-1 Khả năng Các yêu cầu của Giải pháp A trước đây về Báo cáo rủi ro thiên tai hiện được đưa vào các giải pháp về Kế hoạch
168 chống chịu thiên Yêu cầu ứng phó với thiên tai và Khả năng chống chịu với thiên tai.
tai Như vậy, số điểm trong Khoản đã giảm từ 3 điểm xuống còn 2 điểm.

LOTUS BIO V1.1 - Technical Manual – December 2019


Not for resale or redistribution © Copyright Vietnam Green Building Council 2019 240
Bổ sung ngoại lệ sau:
• Bề mặt bê tông, do thời tiết và sự tích tụ của bụi, sẫm màu dần theo thời gian. Do đó, các bề mặt bê tông xám
mới điển hình có SRI 35 và nhanh chóng trở thành có SRI thấp hơn 29. Vì bê tông là một giải pháp thay thế
A-3 Hiệu ứng Tiếp cận & tốt cho nhựa đường để giảm hiệu ứng đảo nhiệt, bê tông xám vẫn có thể đủ tiêu chuẩn nhưng cần xem xét hệ
178
đảo nhiệt Thực hiện số 0.5 trong tính toán. Đối với bề mặt bê tông trắng, chúng vẫn được chấp nhận là hoàn toàn tuân thủ vì chúng
có thể duy trì SRI trên 29. Trong trường hợp không xác định được độ trắng hoặc Sri của bê tông, tất cả các
hỗn hợp bê tông sử dụng xi măng xỉ hoặc xi măng trắng có thể được coi là bê tông trắng.
Và, mặt nước (ao hồ, bể bơi, đài phun nước) có thể được xem như nhân tố hạn chế hiệu ứng đảo nhiệt.
Chỉnh sửa công thức trong tính toán:
• Diện tích bề mặt bê tông xám được tính hệ số 0.5
A-3 Hiệu ứng
179 Tính toán Và, bổ sung đặc điểm sau:
đảo nhiệt
• Đối với bề mặt lát dạng lưới, nếu nhiều hơn 50% diện tích hở, xem xét toàn bộ diện tích. Nếu không, xem xét
toàn bộ diện tích hở.

CY-PR-1 and Bổ sung lưu ý sau cho tòa nhà hỗn hợp cho thuê:
CY-2 Hành vi Tiếp cận & Với các công trình đặt mục tiêu đạt điểm tại Khoản SP-1 Low-carbon Purchasing, SP-2 Healthy Purchasing, H-7
190
người sử dụng Thực hiện Làm sạch xanh, chương trình tập huấn thường xuyên bao gồm thông tin giải thích và hướng dẫn người thuê cách
tòa nhà đáp ứng các yêu cầu tại Khoản.
Bổ sung những lưu ý sau cho tòa nhà hỗn hợp cho thuê:
Việc đánh giá cơ sở vật chất chỉ cần bao gồm các hệ thống và thiết bị được quản lý bởi đội ngũ quản lý cơ sở vật
196 - Man-PR-1 Cơ Tiếp cận & chất tòa nhà và các đơn vị thuê chính.
197 sở vật chất Thực hiện Tuy nhiên, cũng nên thực hiện kiếm tra cơ sở vật chất với tất cả các hệ thống và thiết bị được lắp đặt và quản lý
bởi các đơn vị thuê. Thông tin cung cấp đánh giá cơ sở vật chất có thể cần thiết để đáp ứng các yêu cầu tại một
số khoản (như là E-4, W-2, WP-3,…)
Man-1 Chứng
Khoản thưởng cho tất cả các tòa trước đó đã đạt Chứng nhận chính thức tại giai đoạn thi công dưới bất cứ hệ
199 nhận công trình Tất cả
thống đánh giá LOTUS nào (LOTUS NC, LOTUS NR hay LOTUS MFR)
xanh LOTUS

Man-PR-2 Bảo Thay đổi những yêu cầu sau:


206 Yêu cầu
trì- Duy tu Cung cấp hướng dẫn vận hành và bảo trì tòa nhà.

LOTUS BIO V1.1 - Technical Manual – December 2019


Not for resale or redistribution © Copyright Vietnam Green Building Council 2019 241
Bổ sung yêu cầu lưu ý cho tòa nhà hỗn hợp cho thuê:
Man-PR-2 Bảo Tiếp cận &
207 Hướng dẫn O&M chỉ cần đề cập đến hệ thống và thiết bị được quản lý bởi đội ngũ quản lý cơ sở vật chất tòa nhà
trì- Duy tu Thực hiện
và những đơn vị thuê lớn.

Bổ sung lưu ý cho tòa nhà hỗn hợp cho thuê:


Đạt được điểm tại Giải pháp A nếu:
Man-5 Quản lý • Đội ngũ FM thực hiện hệ thống quản lý xanh trong không gian chung,
209 Yêu cầu
xanh • Đơn vị thuê thực hiện hệ thống quản lý xanh trong không gian riêng của họ
• Thực hiện hướng dẫn cho thuê và cung cấp đào tạo cho các đơn vị thuê khác để hướng dẫn và khuyến
khích thực hiện quản lý xanh.

Inn-2 Cải tiến kỹ Thay đổi tiêu chí cho Khoản:


217 Yêu cầu
thuật/ Sáng kiến Thực hiện các cải tiến kỹ thuật/ sáng kiến nằm ngoài phạm vi LOTUS

Bổ sung hoặc cập nhật những định nghĩa sau trong phần Thuật ngữ kỹ thuật:
- Khu vực chung
- Đơn vị ở
- Đội ngũ quản lý cơ sở vật chất tòa nhà
- Công trình hỗn hợp
219 - Phần kỹ
Thuật ngữ - Công trình hỗn hợp Nhà ở/ Phi nhà ở
231 thuật
- Tòa nhà chung cư
- Tòa nhà cho thuê
- Không gian owner-occupied
- Chủ sở hữu dự án
- Đơn vị thuê

LOTUS BIO V1.1 - Technical Manual – December 2019


Not for resale or redistribution © Copyright Vietnam Green Building Council 2019 242

You might also like