You are on page 1of 9

See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.

net/publication/338004756

Công trình với chứng nhận xanh LEED và LOTUS - Hiện trạng và xu hướng phát
triển tại Việt Nam (LEED-Certified and LOTUS-Certified green buildings -
Current situation and developmen...

Conference Paper · November 2019

CITATIONS READS
0 1,702

1 author:

Huong Thi Van Nguyen


National University of Civil Engineering, Hanoi
4 PUBLICATIONS 0 CITATIONS

SEE PROFILE

Some of the authors of this publication are also working on these related projects:

Green industrial buildings View project

Smart City View project

All content following this page was uploaded by Huong Thi Van Nguyen on 18 December 2019.

The user has requested enhancement of the downloaded file.


HỘI THẢO CHUYÊN NGÀNH 2019
THIẾT KẾ KIẾN TRÚC, TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC TẾ TRONG ĐIỀU KIỆN CUỘC CÁCH MẠNG 4.0

CÔNG TRÌNH VỚI CHỨNG NHẬN XANH LEED VÀ LOTUS – HIỆN TRẠNG VÀ XU HƯỚNG
PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM

ThS. Nguyễn Thị Vân Hương


Bộ môn Kiến trúc Công nghệ - Khoa Kiến trúc và Quy hoạch – Trường Đại học Xây dựng (NUCE)
Số 55 – Đường Giải Phóng – Hà Nội; Email: huongntv@nuce.edu.vn

ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo một cuộc khảo sát mới được công bố tháng 10/2018 của Hội đồng Công trình Xanh Hoa
Kỳ (USGBC), các nhân viên làm việc trong các công trình chứng nhận Xanh LEED hạnh phúc hơn,
khỏe mạnh hơn và năng suất hơn so với nhân viên thông thường và tòa nhà không LEED [1]. Tại
Việt Nam, các công trình kiến trúc văn phòng, trường học, bệnh viện, nhà ở hay công trình công
nghiệp thiết kế kiến trúc đáp ứng các chứng nhận công trình xanh (LEED, LOTUS,..) ngày càng gia
tăng nhanh chóng với số lượng lớn kể từ năm 2010 đến nay báo hiệu sự bùng nổ trong những năm
tới đây trong thị trường thiết kế công trình xanh.

BỐI CẢNH RA ĐỜI CÔNG TRÌNH XANH TẠI VIỆT NAM

Đúng như mục tiêu ban đầu của Hội đồng công trình xanh thế giới, các công trình với chứng
chỉ xanh đưa ra cam kết bảo vệ môi trường nhằm thúc đẩy sự bền vững, đem lại sự cam kết về môi
trường và sức khỏe cho người lao động, là dấu ấn của các thương hiệu thúc đẩy đóng góp ý nghĩa
cho xã hội, cho cộng đồng.

Công trình xanh tại Việt Nam xuất phát muộn hơn các nước trong khu vực bắt đầu được chú
ý phát triển vào những năm 2010 – 2011 trong khi các nước Đông Nam Á khác như Thailand,
Singapore đã bắt đầu từ những năm 2007. Khởi đầu với 2 công trình đầu tiên là 2 công trình công
nghiệp gồm nhà máy Cogate Pamolive với chứng chỉ LEED Bạc 2010 và trung tâm kho vận của công
ty YCH Postrate Distripark LEED Bạc 2011.

Hình 1-1- Công trình đạt chứng nhận xanh đầu tiên tại Việt Nam

Nhà máy Cogate Pamolive – Nhà máy đầu tiên Trung tâm kho vận YCH –Protrade Distripark –
đạt chứng chỉ công trình xanh tại Việt Nam, LEED công trình công nghiệp thứ 2 đạt chứng chỉ
Bạc, 2010 công trình xanh tại Việt Nam, LEED Bạc, 2011
(Nguồn: Hội đồng công trình xanh Mỹ) (Nguồn: Hội đồng công trình xanh Mỹ)

1
HỘI THẢO CHUYÊN NGÀNH 2019
THIẾT KẾ KIẾN TRÚC, TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC TẾ TRONG ĐIỀU KIỆN CUỘC CÁCH MẠNG 4.0

Hai công trình này đánh dấu bước chuyển quan trọng cho việc nhìn nhận, thức tỉnh và đưa
ra tầm quan trọng của chứng chỉ công trình xanh cho các công trình công nghiệp Việt Nam và các
công trình dân dụng khác theo chuẩn xanh. Hai công trình công nghiệp xanh đầu tiên cũng là hai
công trình của các thương hiệu nổi tiếng thế giới đặt tại Việt Nam. Với chứng chỉ xanh này các
thương hiệu bày tỏ sự quan tâm đến việc phát triển bền vững tại đất nước mà thương hiệu đang
đầu tư. [2]

SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG TRÌNH XANH VỚI CÁC CHỨNG NHẬN LEED VÀ LOTUS TẠI VIỆT NAM

Hiện nay tại Việt Nam đang áp dụng chủ yếu 4 tiêu chuẩn công trình xanh bao gồm LEED (Hội
đồng công trình xanh Mỹ), LOTUS (Hội đồng công trình xanh Việt Nam), EDGE (IFC Tổng công ty tài
chính quốc tế - một thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới), BCA - GREEN MARK (Hội đồng công
trình xanh Singapore). Nghiên cứu tập trung vào việc sử dụng chứng chỉ công trình xanh LEED và
LOTUS do thị trường thiết kế công trình xanh tại Việt Nam ưa chuộng nhất 2 loại chứng nhận này.

BẢNG 1-1- CÁC CHỨNG CHỈ CÔNG TRÌNH XANH LEED VÀ LOTUS ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM

Hệ thống công trình LEED LOTUS


xanh
Đơn vị cấp chứng chỉ Hội đồng công trình xanh Mỹ Hội đồng công trình xanh Việt Nam

Đối tượng phù hợp Các dự án hướng tới thị trường Các dự án tại Việt Nam muốn xây
lớn trên thế giới dựng thương hiệu
Cách đánh giá - Thiết kế địa điểm bền vững - Năng lượng
- Sử dụng có hiệu quả tài - Nước
nguyên nước - Vật liệu
- Năng lượng với môi trường - Sinh thái
- Vật liệu và tài nguyên - Chất thài và Ô nhiễm
- Chất lượng môi trường trong - Sức khỏe và tiện nghi
phòng - Thích ứng và giảm nhẹ
- Thiết kế có tính đổi mới - Quản lý
- Sáng kiến
Các loại chứng chỉ Bạch kim (Platinum) Bạch kim (Platinum)
Vàng (Gold) Vàng (Gold)
Bạc (Silver) Bạc (Silver)
Chứng nhận (Certified) Chứng nhận
(Nguồn: Nguyễn Thị Vân Hương, tổng hợp từ các trang web Hội đồng công trình xanh Mỹ, Việt Nam)
Trong những năm từ 2012 -2018, các công trình xây dựng mới và mở rộng tại Việt Nam được
các chủ đầu tư và các đơn vị tư vấn thiết kế quan tâm và gia tăng số lượng đăng ký và xây dựng
theo các chứng nhận công trình xanh. Các công trình với chứng nhận xanh được đăng ký và đạt
chứng nhận ở giai đoạn này thì số lượng công trình công nghiệp luôn dẫn đầu, tiếp theo là các công
trình văn phòng, nhà ở và trường học. Với tổng cộng 162 công trình đạt chứng nhận LEED và 64
công trình đạt chứng nhận LOTUS tính đến cuối năm 2018, có thể nhận thấy rõ tiên phong là các
công ty đa quốc gia với thương hiệu nổi tiếng thế giới như Intel, Coca Cola, Bel Greenfield Asean,
Capital Land, … Các công ty này đã tạo nên một xu hướng, một trào lưu xây dựng công trình xanh

2
HỘI THẢO CHUYÊN NGÀNH 2019
THIẾT KẾ KIẾN TRÚC, TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC TẾ TRONG ĐIỀU KIỆN CUỘC CÁCH MẠNG 4.0

trong lĩnh vực công trình công nghiệp đến văn phòng và nhà ở, làm tiền đề cho các chủ doanh
nghiệp lớn tại Việt Nam học hỏi, xây dựng và nhanh chóng nhập cuộc vào những năm 2015 trở lại
đây. Nổi bật trong đó là công ty thép tiền chế ATAD, công ty may Đồng Phú Cường, công ty Canifa,
Tập đoàn bất động sản Capitol House, Ecopark … Có thể nhận thấy, các công ty Việt Nam đã ngày
càng nhận thức được tầm quan trọng khi quan tâm và sử dụng các chứng chỉ xanh cho các công
trình của chính mình.

Biểu đồ 1-1- Tỷ lệ công trình đăng ký chứng nhận xanh LEED và LOTUS giai đoạn 2015-2018

(Nguồn: Hội đồng công trình xanh Việt Nam) [3]

Mặc dù tỷ lệ công trình kiến trúc đăng ký thiết kế theo chứng nhận xanh tại Việt Nam đã và
đang gia tăng mạnh mẽ nhưng con số này chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với số lượng công trình được
đầu tư xây dựng hàng năm và vẫn tập trung phần lớn ở phân khúc công trình công nghiệp và văn
phòng. Phân khúc nhà ở, bệnh viện, trường học thiết kế công trình áp dụng chứng chỉ xanh chỉ
chiếm tỷ lệ nhỏ lần lượt 8%, 1% và 2% trong số lượng đăng ký mới tính đến cuối năm 2018. Theo báo
cáo của Hội đồng công trình xanh Việt nam, trong tổng số 177 dự án LEED đăng ký mới tại Việt Nam
tính đến cuối 2018, riêng nhóm công trình văn phòng và công nghiệp chiếm 75% số lương dự án và
80% tổng diện tích sàn. Chứng nhận LOTUS đăng ký mới tính đến cuối 2018 với 51 dự án đăng ký mới
có số lượng cân bằng hơn giữa các nhóm công trình giáo dục, văn phòng, công nghiệp, chung cư.
[3]

Công trình xanh được phân bố khác nhau ở các miền của Việt Nam với tỷ lệ lần lượt là 24% ở
miền Bắc, 3% ở miền Trung và vượt trội ở miền Nam với tỷ lệ 73%. Tỷ lệ cao nhất tập trung ở miền
Nam cũng tập trung ở phân khúc công trình công nghiệp được lựa chọn bởi các các tập đoàn nước
ngoài danh tiếng. [4]

DỰ BÁO VÀ CÁC RÀO CẢN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CÔNG TRÌNH XANH VIỆT NAM

Theo báo cáo của “World green building trends 2018” của công ty Dodge – Data and Analytics,
năm 2018 thị trường công trình xanh tại Việt Nam tăng trưởng 13% và dự kiến tăng gần gấp đôi năm
2021 là 24%, nhưng so với các nước khác trên thế giới được nghiên cứu vẫn là con số thấp nhất.
Quan trọng nhất tạo nên sự tăng trưởng này là nhu cầu của thị trường và giá trị xây dựng cao hơn
với sự tham gia của chủ sở hữu công trình xanh sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng công trình xanh tại Việt
Nam.

3
HỘI THẢO CHUYÊN NGÀNH 2019
THIẾT KẾ KIẾN TRÚC, TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC TẾ TRONG ĐIỀU KIỆN CUỘC CÁCH MẠNG 4.0

Biểu đồ 1-2 – Tỷ lệ trả lời ở các công ty đã làm được hơn 60% các dự án xanh [5]
(2018 và dự kiến cho 2021)

Ở một khía cạnh khác về sự tăng trưởng thị trường công trình xanh chưa nhanh tại Việt Nam
là các rào cản bao gồm thiếu các chuyên gia giáo dục công trình xanh, thiếu hỗ trợ chính trị/ưu đãi,
mối quan tâm về chi phí đầu tư cao hơn và thiếu nhận thức của công chúng về Xanh trong xây dựng
[5]. Theo biểu đồ 1-2 - Tỷ lệ phần trăm các rào cản đối với công trình xanh ở các quốc gia, thật đáng
ngạc nhiên khi Việt Nam đứng trong top 5 quốc gia thấp nhất đối với các rào cản về chi phí đầu tư
xây dựng cao, sự chấp nhận. Cũng theo biểu đồ này, Việt Nam đứng top 5 các quốc gia về rào cản
chính trị/ khuyến khích và thiếu sự nhận thức cộng đồng. Như vậy, có thể nhận thấy rằng, các chủ
đầu tư tại Việt Nam sẵn sàng đầu tư công trình xanh không phải vì chi phí cao nhưng do các yếu tố
chưa được giới thiệu để nhận thức tầm quan trọng, chưa được biết đến hoặc chưa nhìn thấy các
chính sách khuyến khích hỗ trợ đối với công trình xanh từ nhà nước nên chưa thúc đẩy phát triển
thị trường này.

Biểu đồ 1-3 –Tỷ lệ phần trăm các rào cản đối với công trình xanh ở các quốc gia [5]

4
HỘI THẢO CHUYÊN NGÀNH 2019
THIẾT KẾ KIẾN TRÚC, TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC TẾ TRONG ĐIỀU KIỆN CUỘC CÁCH MẠNG 4.0

LỢI ÍCH ĐẠT ĐƯỢC KHI ỨNG DỤNG CHỨNG NHẬN XANH LEED VÀ LOTUS

Các công trình tại Việt Nam áp dụng tiêu chuẩn công trình xanh LEED và LOTUS đã đạt được
hiệu quả nhất định khi vận hành công trình và đáp ứng được các tiêu chí phát triển bền vững như
giảm tiêu thụ năng lượng, sử dụng các vật liệu tái chế, giảm thiểu sử dụng tài nguyên thiên nhiên,
không gây tổn hại đến môi trường và giảm tác động gây biến đổi khí hậu. Để có cái nhìn rõ ràng
hơn, nhóm nghiên cứu lựa chọn ngẫu nhiên các công trình đã đạt chứng nhận LEED và LOTUS để
nghiên cứu sâu nhằm đưa ra các đánh giá khách quan thị trường thiết kế công trình xanh.

Đối với chứng chỉ LEED, nhóm nghiên cứu lựa chọn ngẫu nhiên các công trình nhà máy,
trường học và văn phòng để đánh giá hiệu quả của công trình đạt chứng nhận xanh. Theo Biểu đồ
1-3, hiệu quả nổi bật đầu tiên là năng lượng và không khí và rơi vào nhóm công trình nhà máy và
văn phòng (Văn phòng nhà máy ATAD, E.Tower và nhà máy in quần áo), tiếp theo sau yếu tố địa
điểm bền vững đạt hiệu quả ở tất cả các nhóm công trình, hiệu quả nổi bật thứ 3 là tiết kiệm nước
đạt được ở tất cả các nhóm công trình nghiên cứu, yếu tố chất lượng môi trường không khí trong
nhà đạt hiệu quả thứ 4 ở tất cả các nhóm công trình.

Biểu đồ 1- 4 - Đánh giá các công trình đạt chứng nhận LEED
35
30
25
20
15
10
5
0
Tòa nhà văn Văn Phòng nhà Tòa nhà văn Nhà máy Nokia Nhà máy in Nhà máy Concordia
phòng Intel máy ATAD phòng E.Town Bắc Ninh quần áo Pamper International
Products Central Bowker Vietnam School Hanoi
Vietnam

ĐỊA ĐIỂM BỀN VỮNG HIỆU QUẢ NƯỚC


NĂNG LƯỢNG & KHÔNG KHÍ VẬT LIỆU VÀ TÀI NGUYÊN
CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TRONG NHÀ ĐỔI MỚI
QUYỀN ƯU TIÊN

(Nguồn: Nguyễn Thị Vân Hương, tổng hợp từ trang web Hội đồng công trình xanh Mỹ)
Công trình Văn phòng nhà máy ATAD - Đồng Nai với chứng nhận Bạch Kim của LEED đã đạt
hiệu quả lớn trong sử dụng với 100% các khu vực làm việc được chiếu sáng mặt trời đầy đủ; 50.66%
lượng nước tiêu thụ được cắt giảm; Giảm được 45,6% năng lượng tiêu thụ; 100% diện tích mái có độ
phản xạ ánh sáng cao; 25% vật liệu xây dựng từ nguồn tái chế và 100% thảm trong tòa nhà đều được
nhận chứng nhận Green Label Plus. [6]

Công trình Tòa nhà văn phòng E.Town Central đạt chứng nhận LEED vàng đã tiết kiệm được
đến 20.85% năng lượng tiêu thụ, 88% ánh sáng tự nhiên và 98% tầm nhìn ra bên ngoài; giảm 49%
lượng nước tiêu thụ ; sử dụng vật liệu có thành phần tái chế (27.36%) và vật liệu có nguồn gốc địa
phương (80%); giảm lượng rác đổ ra bãi rác đến 85%. [7]

5
HỘI THẢO CHUYÊN NGÀNH 2019
THIẾT KẾ KIẾN TRÚC, TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC TẾ TRONG ĐIỀU KIỆN CUỘC CÁCH MẠNG 4.0

Đối với chứng nhận LOTUS, nhóm nghiên cứu lựa chọn ngẫu nhiên gồm các nhà máy,
trường học, văn phòng và thương mại với lựa chọn ngẫu nhiên để đánh giá khi thiết kế công trình
với chứng nhận xanh thì các chủ đầu tư và các nhà tư vấn thiết kế sẽ quan tâm nhiều nhất đến yếu
tố nào. Theo biểu đồ 1-3 – có thể nhận thấy tiết kiệm năng lượng được ưu tiên nhất trong thiết kế
ở tất cả các nhóm công trình, đặc biệt công trình trường học (Trường tiểu học quốc tế liên cấp Hà
Nội và trường Genesiss School) yếu tố năng lượng được đánh giá cao nhất. Ở nhóm công trình
công nghiệp, tiết kiệm năng lượng cũng là yếu tố được coi trọng khi thiết kế công trình đạt chứng
nhận xanh điển hình là công trình nhà máy DBW Long An. Yếu tố sức khỏe và tiện nghi đứng thứ 2
ở mức độ được ưu tiên trong thiết kế đặc biệt ở nhóm công trình thương mại và văn phòng (trung
tâm thương mại Big C và Văn phòng nhà máy Mainetti). Tiết kiệm nước là ưu tiên thứ 3 cho nhóm
các công trình được nghiên cứu sâu đặc biệt là nhà máy và trường học, 2 nhóm công trình tiêu thụ
số lượng nước lớn trong quá trình vận hành (Trường liên cấp quốc tế Hà Nội và nhà máy DBW Long
An). Ưu tiên thứ 4 chính là giảm chất thải và ô nhiễm môi trường trong đặc biệt được ưu tiên trong
nhóm công trình thương mại và nhà máy.

Biểu đồ 1- 5 - Đánh giá các công trình đạt chứng nhận LOTUS

30

25

20

15

10

0
Nhà máy NC Nhà máy Trung tâm Trung tâm Trường Học Worldkids Genesis Văn phòng &
Bel DBW Long thương mại thương mại Quốc Tế Liên International School Nhà máy
Greenfield An Big C Hạ Big C Ninh Cấp Hà Nội School Mainetti
Asean Long Bình

NĂNG LƯỢNG NƯỚC VẬT LIỆU


SINH THÁI CHẤT THẢI & Ô NHIỄM SỨC KHỎE & TIỆN NGHI
THÍCH ỨNG VÀ GIẢM NHẸ CỘNG ĐỒNG SỰ QUẢN LÝ
SỰ ĐỔI MỚI

(Nguồn: Nguyễn Thị Vân Hương, tổng hợp từ trang web Hội đồng công trình xanh Việt Nam)
Công trình nhà máy may Deutsche Bekleidungswerke tại Long An đạt hiệu quả sử dụng cao
với chứng chỉ LOTUS Bạch Kim đã sử dụng năng lượng tái tạo (xăng sinh học và pin quang điện
(165.1 kWp), tái chế 93% phát thải xây dựng với khu vực dành riêng để phân loại và tập kết sản phẩm
tái chế, sử dụng mái xanh hơn 1,000 m2 để trồng các loại rau cung cấp cho nhà ăn. [2]

Công trình Genesis School của Tập đoàn Capital House với chứng nhận LOTUS Vàng đã giảm
mức sử dụng năng lượng 60.9% nhờ hiệu quả của thiết kế lớp vỏ công trình, hệ thống điều hoà
không khí và pin năng lượng mặt trời; Giảm mức sử dụng nước 47.9%; Thu nước mưa phục vụ nhu

6
HỘI THẢO CHUYÊN NGÀNH 2019
THIẾT KẾ KIẾN TRÚC, TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC TẾ TRONG ĐIỀU KIỆN CUỘC CÁCH MẠNG 4.0

cầu nước tưới cảnh quan đáp ứng khoảng 11.45% tổng mức sử dụng nước của công trình; Lớp
phủ thực vật chiếm 39.2% diện tích khu đất, trong đó có 835 m2 mái xanh; Sơn, lớp phủ và sàn chứa
hàm lượng VOC thấp; 94% không gian sử dụng có tầm nhìn chất lượng tốt ra cảnh quan sân vườn
bên ngoài công trình [8]

Tất cả các công trình được thiêt kế theo chứng nhận xanh LEED và LOTUS đều đạt được mục
tiêu nổi bật về giảm tiêu thụ năng lượng, giảm tiêu thụ và tái sử dụng nước, tăng mức độ tiện nghi
bên trong công trình về môi trường không khí nhằm đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng công
trình. Đây là ba yếu tố quan trọng hàng đầu vừa đáp ứng gia tăng giá trị của công trình, vừa đáp
ứng nhu cầu người sử dụng, vừa đáp ứng mục tiêu bảo vệ môi trường, tài nguyên và giảm phát thải
CO2.

Hình 1-2- Công trình đạt chứng chỉ LEED và LOTUS

Tòa nhà văn phòng E.Tower Central – chứng chỉ Trường Genesis School – chứng chỉ LOTUS
LEED Vàng, 2018 [7] Vàng, 2019 [8]

KẾT LUẬN

Công trình xanh tại Việt Nam đang trong giai đoạn gia tăng mạnh mẽ với con số ấn tượng
theo từng năm, là yếu tố tác động lớn đến tiến trình phát triển theo hướng bền vững cũng như
thiết lập mạng lưới công trình xanh rộng khắp Việt Nam. Việc các chủ đầu tư, các nhà tư vấn thiết
kế đã và đang phát triển công trình xanh tại Việt Nam là tín hiệu tích cực thúc đẩy thị trường công
trình xanh Việt Nam nhanh chóng tạo đươc thương hiệu vươn ra thị trường toàn cầu mà vẫn đảm
bảo được phát triển bền vững.

Có thể nhận thấy sự phát triển ngày càng nhiều công trình xanh ở Việt Nam cũng như trên
thế giới cho thấy xu hướng này sự đáp ứng 4 tiêu chí: sự đòi hỏi của khách hàng, các nguyên tắc
đảm bảo môi trường, thị trường đòi hỏi và điều cần phải làm. Thiết kế và xây dựng công trình xanh
là xu hướng hội nhập thế giới về phát triển xanh và cần được nhân rộng hơn nữa không chỉ những
công trình sản xuất kinh doanh như công trình công nghiệp mà cả các công trình có vai trò lớn trong
xã hội như nhà ở, bệnh viện, đáp ứng được yêu cầu giảm phát thải khí nhà kính ra môi trường và
giảm chi phí cho chủ doanh nghiệp khi vận hành công trình, đóng góp vào việc bảo vệ môi trường
tự nhiên và môi trường xã hội và đảm bảo Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR).

7
HỘI THẢO CHUYÊN NGÀNH 2019
THIẾT KẾ KIẾN TRÚC, TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC TẾ TRONG ĐIỀU KIỆN CUỘC CÁCH MẠNG 4.0

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] “Design impacts lives - ASID HQ Office research”, ASID, 2017

[2] Nguyễn Thị Vân Hương, 2018, “Công trình công nghiệp xanh Việt Nam - Xu hướng phát triển để
hội nhập thế giới”, Số 276, tháng 4/2018, Tạp chí Kiến trúc

[3] “Tổng kết thị trường Công trình xanh Việt Nam 2018: Chứng nhận LEED và LOTUS”, Hội đồng
công trình xanh Việt Nam, 2018

[4] Vu Linh Quang, 2018, “Future of green buildings in Vietnam: marketing or performance?”

[5] Smart Market Repost - World green building trends 2018, Dodge – Data, 2018

[6] Trang web công ty cổ phần kết cấu thép ATAD

[7] Trang web Công ty Green Viet

[8] “Dự án Genesis School đạt Chứng nhận LOTUS Gold”, Hội đồng công trình xanh Việt Nam.

View publication stats

You might also like