You are on page 1of 83

Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư

TÓM TẮT
Tên đề tài: “Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất lốp Radial toàn thép tại tỉnh
Long An”.
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Thị Mẫn
Số thẻ sinh viên: 118150136 Lớp: 15QLCN
Ngành công nghiệp sản xuất săm lốp là một ngành có tính chu kỳ và chịu ảnh hưởng
trực tiếp bởi sự phát triển của nền kinh tế. Trong giai đoạn khủng hoảng, nhu cầu tiêu thụ
và sử dụng ô tô cá nhân giảm đã tác động tiêu cực đến ngành săm lốp. Sau đó khi nền kinh
tế phục hồi, nhu cầu tiêu thụ, sử dụng ô tô tăng kéo theo nhu cầu tiêu thụ săm lốp tăng trong
những năm gần đây. Những nước phát triển hầu như sử dụng lốp Radial và đã đi vào gia
đoạn ổn định, những nước đang phát triển tỷ lệ sử dụng lốp Radial còn chưa cao, nhưng với
sự phát triển công nghệ và tăng trưởng kinh tế, ý thức về sử dụng lốp Radial thì xu hướng
sử dụng lốp này sẽ tăng nhanh chóng.
Qua những đánh giá, tính toán ta thấy rằng dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất
lốp Radial tại tỉnh Long An với tổng mức đầu tư khoảng 2.5 nghìn tỷ trong vòng 20 năm là
một dự án mang ý nghĩa to lớn về kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và tỉnh Long An
nói riêng. Dự án này nếu được xây dựng thì nó sẽ mang lại nhiều giá trị kinh tế không hề
nhỏ cho xã hội và Nhà nước. Dự án được đề xuất phù hợp với quy định của Nhà nước, được
thực hiện dựa trên những căn cứ Pháp luật chính thống, khi dự án đưa vào hoạt động sẽ
mang lại lợi ích kinh tế cho khu vực. Bên cạnh đó, dự án sẽ nâng cao được đời sống của
nhiều lao động tại địa phương, tạo công việc làm cho người dân địa phương. Ngoài ra dự
án còn khắc phục được việc xuất khẩu thô nguyên liệu cao su và nhập khẩu sản phẩm lốp.

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 1 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư

LỜI MỞ ĐẦU
Nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa, là một quốc gia đang
phát triển, nền công nghiệp đang dẫn đầu về tỷ trọng cơ cấu ngành nên việc đầu tư xây
dựng các nhà máy công nghiệp là một yếu tố để phát triển được quốc gia được chú trọng.
Tuy nhiên để đầu tư xây dựng luôn có những rủi ro tiềm tàng. Việc lựa chọn ngành đầu tư
là một bước quan trọng giúp các doanh nghiệp có được hiệu quả kinh tế xã hội. Với sự phát
triển công nghệ kỹ thuật ngày nay thì việc đầu tư sẽ giảm bớt rủi ro cho doanh nghiệp. Đặc
biệt đối với ngành sản xuất săm lốp đang có xu hướng phát triển cả trong và ngoài nước do
quá trình phát triển công nghiệp của đất nước tăng cao. Hàng hóa được vận chuyển ngày
càng nhiều, nhu cầu đi lại ngày càng tăng. Giữa thực trạng môi trường như hiện nay và nhu
cầu sử dụng lốp không dừng lại thì việc sản xuất và sử dụng lốp Radial với công nghệ tiên
tiến là một giải pháp hiệu quả giúp giảm thiểu ô nhiễm trong quá trình sản xuất và nâng cao
chất lượng lốp sử dụng. Qua quá trình tìm hiểu nhu cầu thị trường, công nghệ sản xuất và
quá trình tính toán đánh giá hiệu quả tài chính của ngành sản xuất lốp Radial tôi quyết định
chọn đề tài: "Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất lốp Radial toàn thép tại tỉnh
Long An” với mục đích mở rộng và cung cấp sản phẩm lốp Radial đến thị trường mục tiêu.
Tôi chân thành gửi lời cảm ơn đến các giảng viên Khoa Quản Lý Dự Án – Trường
Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng và đặc biệt là cô Nguyễn Thị Thu Thủy đã giảng
dạy, hướng dẫn nhiệt tình để tôi hoàn thành đề tài. Trong thời gian hoàn thiện đề tài tôi đã
cố gắng vận dụng kiến thức đã học và áp dụng kinh nghiệm thực tế để hoàn thành tốt đồ án
nhưng vẫn còn những thiếu sót không tránh khỏi mong quý thầy cô thông cảm. Kính mong
quý thầy cô góp ý để đề tài dự án được hoàn thiện hơn.
Đà Nẵng, tháng 12 năm 2019
Người thực hiện
Ký tên

Huỳnh Thị Mẫn

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 2 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư

PREFACE
Our country is in the process of industrialization and modernization, as a developing
country, the industry is leading in the proportion of industry structure, so the investment in
building industrial plants is a factor to develop that national government is focusing on.
However, there are always potential risks for construction investment. The selection of
investment industry is an important step to help businesses achieve socio-economic
efficiency. With the development of technical technology today, the investment will reduce
risks for businesses. Especially for tire industry, there is a tendency to develop both at
domestic and international due to the country's industrial development process. Goods are
transported more and more, demand for travel is increasing. Between the current
environmental situation and non stop need of tires, the production and use of Radial tires
with advanced technology is an effective solution to reduce pollution in the production
process and improve tire's quality, performace. Through the process of understanding,
analyzing market demands, production technology and the process of calculating and
evaluating the financial efficiency of the Radial tire industry, I decided to choose the topic:
"Building an investment project to build a factory All-steel Radial tires in Long An province
”with the goal of expanding and supplying Radial tires to the target market.
I would like to express my sincere thanks to the lecturers of the Project Management
Department - University of Technology - Danang University and especially Ms. Nguyen
Thi Thu Thuy for teaching and guiding me enthusiastically to complete the project. During
the completion of the project, I tried to apply the knowledge I learned and applied practical
experience to successfully complete the project, but there are still inevitable shortcomings
that you would like to understand. We would like to ask your teachers for comments to
improve the project.
Da Nang, December 2019
Performer
Sign,

Huynh Thi Man

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 3 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư

CAM ĐOAN
Tôi tên là Huỳnh Thị Mẫn sinh viên lớp 15QLCN xin cam đoan:
✓ Đồ án tốt nghiệp là thành quả của quá trình nghiên cứu học hỏi dựa trên cơ sở lý thuyết,
số liệu thực tế tại Công ty thu thập được khi thực tập tốt nghiệp, thực hiện theo sự hướng
dẫn của giảng viên hướng dẫn.
✓ Đồ án được thực hiện hoàn toàn mới, là kết quả công sức của cá nhân tôi.
✓ Mọi sự tham khảo trong đồ án được trích nguồn và nằm trong danh mục tài liệu tham
khảo.
✓ Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế nhà trường, tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm.
Đà Nẵng, tháng 12 năm 2019
Người thực hiện
Ký tên

Huỳnh Thị Mẫn

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 4 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư

MỤC LỤC

1.1. GIỚI THIỆU DỰ ÁN..................................................................................... - 12 -


1.2. GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ ........................................................................ - 12 -
1.2.1. Tổng quan ...................................................................................................... - 12 -
1.2.2. Phân tích tình hình tài chính của chủ đầu tư ............................................... - 13 -
1.3. XUẤT XỨ VÀ CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ HÌNH THÀNH DỰ ÁN ............. - 16 -

2.1. PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN DỰ
ÁN…… ..................................................................................................................... - 18 -
2.2.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... - 18 -
2.2.2. Điều kiện kinh tế ........................................................................................... - 20 -
2.2.3. Văn hóa – xã hội ............................................................................................ - 21 -
2.2.4. Chính trị, pháp luật....................................................................................... - 21 -
2.2. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG VÀ DỰ BÁO.................................................. - 22 -
2.2.1. Tình hình săm lốp thế giới ............................................................................ - 22 -
2.2.2. Đánh giá nhu cầu trong nước ....................................................................... - 23 -
2.2.3. Phân tích tình hình hiện tại, dự báo ............................................................. - 24 -
2.2.4. Tiềm năng từ thị trường xuất khẩu .............................................................. - 27 -
2.3. PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH ...................................................... - 27 -
2.3.1. Đối thủ cạnh tranh trong nước ..................................................................... - 27 -
2.3.2. Đối thủ cạnh tranh nước ngoài ..................................................................... - 28 -
2.4. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN, SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ ................................ - 29 -
2.4.1. Mục tiêu của dự án ........................................................................................ - 29 -
2.4.2. Kết luận sự cần thiết của dự án .................................................................... - 30 -
3.1. HÌNH THỨC ĐẦU TƯ .................................................................................. - 31 -
3.2. MÔ TẢ SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN ............................................................... - 31 -
3.2.1. Đặc điểm chung ............................................................................................. - 31 -

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 5 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư
3.2.2. Ưu điểm của lốp Radial ................................................................................ - 33 -
3.2.3. Sản phẩm ....................................................................................................... - 33 -
3.3. NGUYÊN VẬT LIỆU .................................................................................... - 35 -
3.4. NGUỒN CUNG CẤP VẬT LIỆU ................................................................. - 36 -
3.5. CÔNG NGHỆ VÀ KỸ THUẬT .................................................................... - 37 -
3.5.1. Đặc điểm công nghệ ...................................................................................... - 37 -
3.5.2. Quy trình công nghệ...................................................................................... - 37 -
3.5.3. Lựa chọn thiết bị máy móc và thiết bị văn phòng (phụ lục 2) ..................... - 40 -
3.6. CÔNG SUẤT CỦA DỰ ÁN ........................................................................... - 40 -
3.6.1. Cơ sở lưa chọn công suất dự án .................................................................... - 40 -
3.6.2. Công suất hoạt động thực tế của dự án ........................................................ - 41 -
3.7. CƠ SỞ HẠ TẦNG.......................................................................................... - 42 -
3.7.1. Hệ thống cung cấp và xử lý nước.................................................................. - 42 -
3.7.2. Hệ thống phòng cháy chữa cháy ................................................................... - 42 -
3.7.3. Hệ thống cung cấp điện ................................................................................. - 42 -
3.7.4. Hệ thống thông tin liên lạc ............................................................................ - 42 -

4.1. NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM ..................................................... - 43 -


4.2. LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM ................................................................................ - 43 -
4.2.1. Các phương án lựa chọn địa điểm ................................................................ - 43 -
4.2.2. Mô tả địa điểm xây dựng dự án .................................................................... - 45 -

5.1. TÍNH TOÁN NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT .................................................... - 48 -


5.2. PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH CHÍNH ......................... - 50 -
5.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG .................................................... - 52 -
5.4. AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY ...................... - 53 -
5.5. LỊCH TRÌNH XÂY DỰNG DỰ ÁN ............................................................. - 54 -

6.1 LỰA CHỌN HÌNH THỨC TỔ CHỨC QUẢN LÝ XÂY DỰNG DỰ ÁN .. - 56 -


6.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ VẬN HÀNH DỰ ÁN ................................ - 57 -
6.3 DỰ KIẾN NHÂN SỰ VÀ CHI PHÍ NHÂN LỰC VẬN HÀNH DỰ ÁN ..... - 58 -

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 6 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư
6.4 TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO TẠO ..................................................................... - 61 -
6.4.1. Cách thức tuyển dụng nhân sự cho dự án .................................................... - 61 -
6.4.2. Chương trình đào tạo, phát triển nhân sự cho dự án .................................. - 61 -

7.1. CĂN CỨ PHÁP LÝ ....................................................................................... - 62 -


7.2. DỰ TÍNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ ................................................................. - 62 -
7.2.1. Tỷ giá tính toán ............................................................................................. - 62 -
7.2.2. Phương pháp lập tổng mức đầu tư ............................................................... - 63 -
7.3. NGUỒN VỐN VÀ KẾ HOẠCH HUY ĐỘNG VỐN CỦA DỰ ÁN ............. - 66 -
7.3.1. Xác định cơ cấu nguồn vốn ........................................................................... - 66 -
7.3.2. Kế hoạch huy động và phân bổ vốn của dự án ............................................ - 66 -
7.3.3. Chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng...................................................... - 67 -

8.1. XÁC ĐỊNH CÁC BẢNG TÍNH CỦA PHƯƠNG ÁN ĐẦU TƯ .................. - 68 -
8.1.1. Đời dự án ....................................................................................................... - 68 -
8.1.2. Số ngày vận hành trong năm ........................................................................ - 68 -
8.1.3. Giá bán sản phẩm ......................................................................................... - 68 -
8.1.4. Chi phí sản xuất ............................................................................................ - 68 -
8.1.5. Chính sách thuế và lợi nhuận hàng năm ...................................................... - 72 -
8.1.6. Báo cáo thu nhập - lãi lỗ ............................................................................... - 72 -
8.1.7. Xác định kế hoạch vay - trả nợ và khả năng trả nợ của dự án ................... - 73 -
8.2. XÂY DỰNG DÒNG NGÂN LƯU VÀ CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH......... - 74 -
8.2.1. Dòng ngân lưu ............................................................................................... - 74 -
8.2.2. Suất chiết khấu của dự án............................................................................. - 74 -
8.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính ...................................................... - 75 -
8.3. PHÂN TÍCH RỦI RO DỰ ÁN ĐẦU TƯ ...................................................... - 76 -
8.3.1. Phân tích độ nhạy một chiều ........................................................................ - 76 -
8.3.2. Phân tích độ nhạy 2 chiều ............................................................................. - 78 -
8.3.3. Doanh thu – công suất hòa vốn và thời gian hoàn vốn ................................ - 79 -

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 7 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư
9.1. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ..... - 81 -
9.1.1. Giá trị gia tăng thuần NVA .......................................................................... - 81 -
9.1.2. Đóng góp ngân sách nhà nước ...................................................................... - 81 -
9.2. MỘT SỐ TÁC ĐỘNG VỀ MẶT XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
ĐẦU TƯ. .................................................................................................................. - 81 -
9.2.1. Tác động đến xã hội ...................................................................................... - 81 -
9.2.2. Tác động đến mội trường.............................................................................. - 81 -
9.3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................ - 82 -
9.3.1. Kết luận ......................................................................................................... - 82 -
9.3.2. Kiến nghị ....................................................................................................... - 82 -

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 8 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1.1 Logo Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng .................................................. - 13 -
Hình 1.2 Top doanh nghiệp lốp ô tô đạt được sự hài lòng của khách hàng .......... - 16 -
Hình 2.1 Vị trí địa lí Long An (1) ............................................................................ - 19 -
Hình 2.2 Vị trí địa lí Long An (2) ............................................................................ - 19 -
Hình 2.3 Mức độ tăng trưởng GRDP năm 2018 của các địa phương thuộc vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam ........................................................................................... - 20 -
Hình 3.1. Mô hình lốp Radial .................................................................................. - 32 -
Hình 3.2 Mô hình lốp Bias ...................................................................................... - 32 -
Hình 3.3 Hình ảnh sản phẩm lốp của công ty DRC ............................................... - 34 -
Hình 3.4 Minh họa sản phẩm sản xuất ................................................................... - 34 -
Hình 3.5 Cơ cấu nguyên vật liệu ............................................................................. - 36 -
Hình 3.6 Minh họa dây chuyền sản xuất ................................................................ - 39 -
Hình 3.7 Mô tả quy trình công nghệ ....................................................................... - 40 -
Hình 4.1 Vị trí khu đất xây dựng nhà máy ............................................................. - 46 -
Hình 4.2 Ảnh vệ tinh vị trí lô đất xây dựng ............................................................ - 47 -
Hình 5.1 Mặt bằng tổng thể..................................................................................... - 52 -
Hình 5.2 Lịch trình xây dựng dự án ....................................................................... - 54 -
Hình 6.1 Hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư.................................................. - 56 -
Hình 6.2 Cơ cấu tổ chức quản lý nhà máy trong thời gian vận hành .................... - 58 -
Hình 7.1 Kế hoạch huy động và phân bổ nguồn vốn .............................................. - 67 -
Hình 8.1 Ảnh hưởng của giá NVL đến NPV và IRR .............................................. - 76 -
Hình 8.2 Ảnh hưởng của công suất đến NPV và IRR ............................................ - 77 -
Hình 8.3 Ảnh hưởng của giá bán đến NPV và IRR................................................ - 77 -
Hình 8.4 Ảnh hưởng của giá nguyên vật liệu và công suất đến NPV .................... - 78 -
Hình 8.5 Ảnh hưởng của giá nguyên vật liệu và công suất đến IRR ..................... - 78 -
Hình 8.6 Doanh thu hòa vốn.................................................................................... - 79 -
Hình 8.7 Công suất hòa vốn .................................................................................... - 79 -
Hình 8.8 Thời gian hoàn vốn ................................................................................... - 80 -

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 9 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh 2016 – 2018 ............................................ - 14 -
Bảng 1.2 Cân đối tài chính năm 2016 – 2018 .......................................................... - 14 -
Bảng 1.3 Chỉ số tài chính năm 2018 ........................................................................ - 15 -
Bảng 2.1 Số liệu thống kê năm 2012 – 2018 ............................................................ - 24 -
Bảng 2.2 Sản xuất lốp radial tiêu thụ thị trường nội địa từ năm 2012 – 2018 ...... - 24 -
Bảng 2.3 Số liệu thống kê năm 2012 – 2018 ............................................................ - 25 -
Bảng 2.4 Bảng tính số liệu cho dự báo nhu cầu sử dụng lốp Radial ...................... - 26 -
Bảng 2.5 Bảng tính số liệu cho dự báo cung ứng lốp Radial .................................. - 26 -
Bảng 2.6 Dự báo nhu cầu và cung ứng lốp năm 2019 – 2035 ................................. - 26 -
Bảng 3.1 Trọng lượng của các loại lốp cơ bản ........................................................ - 34 -
Bảng 3.2 Trọng lượng lốp xe sản xuất và tỷ lệ sản suất ......................................... - 35 -
Bảng 3.3 Thành phần nguyên liệu chính trong một sản phẩm .............................. - 35 -
Bảng 3.4 Nhà cung cấp nguyên liệu chính .............................................................. - 36 -
Bảng 4.1 Các phương án địa điểm .......................................................................... - 44 -
Bảng 5.1 Bảng tổng hợp nhu cầu sử dụng đất của dự án....................................... - 50 -
Bảng 5.2 Giải pháp xây dựng .................................................................................. - 51 -
Bảng 6.1 Lao động gián tiếp của Công ty ............................................................... - 59 -
Bảng 6.2 Lao động trực tiếp của Công ty ............................................................... - 60 -
Bảng 6.3 Thành phần tổng hợp chi phí lương ........................................................ - 61 -
Bảng 8.1 Sản lượng theo công suất tối đa ............................................................... - 68 -
Bảng 8.2 Giá bán năm đầu đi vào vận hành ........................................................... - 68 -
Bảng 8.3 Tổng hợp chi phí điện trước VAT ........................................................... - 69 -
Bảng 8.4 Tổng hợp chi phí nước ............................................................................. - 69 -
Bảng 8.5 Tổng hợp chi phí xử lý nước thải ............................................................. - 70 -
Bảng 8.6 Tổng hợp chi phí khác trong năm vận hành đầu tiên ............................. - 70 -
Bảng 8.7 Báo cáo thu nhập cho năm điển hình – Năm 2030 .................................. - 73 -
Bảng 8.8 Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án theo quan điểm tổng đầu tư . - 75 -

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 10 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


DRC Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng
BH và CCDV Bán hàng và cung cấp dịch vụ
HĐKD Hoạt động kinh doanh
ROA Thu nhập trên tổng tài sản
ROE Thu nhập trên vốn chủ
GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn
CSM Công ty Cổ phần Công nghiệp Cao su Miền Nam
SRC Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
BTP Bán thành phẩm
KCN Khu công nghiệp
PCCC Phòng cháy chữa cháy
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
BHXH Bảo hiểm xã hội
NĐ-CP Nghị định chính phủ
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
WACC Lãi suất vay bình quân trọng số
NVL Nguyên vật liệu
GTGT Giá trị gia tăng

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 11 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN DỰ ÁN VÀ CHỦ ĐẦU TƯ


1.1. GIỚI THIỆU DỰ ÁN
Tên dự án: “Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất lốp Radial toàn thép tại
tỉnh Long An”.
Mục tiêu:
Mục tiêu xã hội:
- Tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương.
- Tăng nguồn thu cho Nhà nước thông qua việc đóng góp ngân sách.
- Đa dạng hóa ngành nghề của địa phương.
- Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường đối với sản lốp Radial.
- Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp hóa hiện đại hóa.
- Góp phần xây dựng thêm cơ sở hạ tầng tại nơi xây dựng.
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phát triển mạnh mẽ.
Mục tiêu kinh tế:
- Tăng doanh thu đem lại lợi nhuận cho Công ty.
- Tăng thu nhập cho người dân trong vùng.
- Phục vụ cho tiêu dùng trong nước.
- Thay thế một phần lượng hàng nhập.
- Thúc đẩy các ngành khác phát triển: Ngành lắp ráp ô tô, ngành cao su.
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng – DRC.
Công suất dự án:.600,000 lốp/năm
Diện tích sử dụng đất: 65,550 m2
Địa chỉ xây dựng: Tỉnh Long An.
Hình thức đầu tư: Xây dựng mới nhà xưởng và mua dây chuyền máy móc trang
thiết bị công nghệ hiện đại.
Tổng mức đầu tư: 2,449,011.41 triệu đồng
Vốn vay: 1,250,000.00 triệu đồng
Vốn chủ sở hữu: 1,199,011.40 triệu đồng
Thời gian tính toán: 20 năm
1.2. GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ
1.2.1. Tổng quan
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng –DRC (Logo Công ty như hình 1.1).
Địa chỉ: Lô G, đường Tạ Quang Bửu, phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP.
Đà Nẵng.
SĐT: 0236 3771 405 / Fax: 0236 3771 400.
Email: hanhchinh@drc.com.vn

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 12 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư
Lĩnh vực kinh doanh:
- Sản xuất kinh doanh săm lốp cao su; đắp và tái chế lốp cao su;
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm cao su và vật tư; thiết bị cho ngành
công nghiệp cao su
- Kinh doanh thương mại, dịch vụ tổng hợp;
- Sản xuất sản phẩm khác từ cao su;
- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng
hoặc đi thuê;
- Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dung hữu hình khác;
- Lắp đặt máy móc thiết bị công nghiệp: chế tạo, lắp đặt thiết bị công nghiệp cao
su;
- Hoặt động của các bệnh viện trạm xá: khám chữa bệnh y tế ban đầu cho cán
bộ công nhân công ty.
Công ty cao su Đà Nẵng là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Hóa chất Việt Nam (nay
là Tập đoàn Hoá chất Việt Nam), tiền thân là một nhà máy đắp vỏ xe ô tô được Tổng cục
Hoá chất Việt Nam tiếp quản và chính thức được thành lập vào tháng 12/1975. Ngày
10/10/2005 theo Quyết định số 3241/QĐ-TBCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Công ty
cao su Đà Nẵng được chuyển thành Công ty Cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC). Với gần 40
năm hình thành và phát triển, Công ty đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường
trong nước và quốc tế.

Hình 1.1 Logo Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng

1.2.2. Phân tích tình hình tài chính của chủ đầu tư
Dựa vào các báo cáo thường niên và các báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Cao
su Đà Nẵng – DRC ta tổng hợp bảng kết quả kinh doanh, cân đối tài chính, và các chỉ số
tài chính của công ty trong ba năm gần nhất từ năm 2016 đến năm 2018 dưới đây:

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 13 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư
Bảng 1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh 2016 – 2018
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
1 Doanh thu thuần BH và CCDV 3,361,058 3,669,171 3,551,098
2 Giá vốn hàng hóa 2,660,143 3,211,663 3,120,380
3 Lợi nhuận gộp BH và CCDV 700,916 457,507 430,717
4 Lợi nhuận từ HĐKD 476,397 207,244 177,258
5 Lợi nhuận trước thuế 494,054 207,723 177,456
6 Lợi nhuận sau thuế 395,197 166,032 140,949
Nguồn: Vietstock, Báo cáo thường niên DRC

Nhận xét: Bảng 1.1 thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Cao
su Đà Nẵng trong ba năm gần đây có sự tăng giảm không đồng đều, từ năm 2016 – 2018
doanh thu tăng 190,040 triệu đồng. Doanh thu thuần tăng cho thấy Công ty hoạt động tốt
nhưng tổng giá vốn hàng hóa cũng tăng đều 460,237 triệu đồng năm 2016 – 2018 làm lợi
nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp giảm đi 254,248 triệu đồng năm 2016 – 2018.
Bảng 1.2 Cân đối tài chính năm 2016 – 2018
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
A Tổng tài sản 2,815,423 2,794,307 2,832,651
1 Tài sản ngắn hạn 1,247,267 1,090,444 1,245,695
2 Tài sản dài hạn 1,568,156 1,703,863 1,586,955
B Tổng nguồn vốn 2,815,423 2,794,307 2,832,651
Tổng nợ 1,233,323 1,267,518 1,307,498
1 Nợ ngắn hạn 841,723 858,514 1,062,362
Nợ dài hạn 391,599 409,004 245,136
2 Vốn chủ sở hữu 1,582,100 1,526,789 1,525,152
Nguồn: Vietstock, Báo cáo thường niên DRC
Nhận xét: Bảng 1.2 thể hiện tổng tài sản và nguồn vốn nhìn chung là tăng 17,219
triệu đồng trong năm 2016 – 2018 nên Công ty có tình hình hoạt động tốt và hiệu quả. Tài
sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều lớn hơn nợ ngắn hạn và nợ dài hạn cho thấy Công ty
giũ vững được quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, sử dụng đúng mục đích nợ ngắn
hạn và nợ dài hạn. Vốn chủ sở hữu luôn lớn hơn tổng nợ cho thấy Công ty hoàn toàn có
khả năng thanh toán nợ và không phải đối mặt với những rủi ro trong việc trả nợ hay biến
động lãi suất ngân hàng.

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 14 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư
Bảng 1.3 Chỉ số tài chính năm 2018

STT THÔNG SỐ TÀI CHÍNH TỈ SỐ


Khả năng Khả năng thanh toán ngắn hạn 1.17
1
thanh toán Khả năng thanh toán nhanh 0.38
Hệ số nợ trên vốn chủ 0.85
2 Thông số nợ
Hệ số nợ trên tổng tài sản 0.46
Lợi nhuận gộp biên 12.13%
Lợi nhuận ròng biên 8.46%
Thông số khả
3 Vòng quay tổng tài sản 1.26
năng sinh lời
Thu nhập trên tổng tài sản (ROA) 5.01%
Thu nhập trên vốn chủ (ROE) 9.24%
Nguồn: Vietstock, Báo cáo thường niên DRC, tính toán
Từ bảng 1.3 ta phân tích các chỉ số tài chính của chủ đầu tư như sau:
Chỉ tiêu về cơ cấu vốn: Trong năm qua, các hệ số về cơ cấu vốn của DRC có sự
gia tăng, tuy nhiên sự biến động là không quá lớn. Nguyên nhân chủ yếu đến sự gia tăng là
do tổng tài sản tăng chậm hơn tốc độ tăng của nợ. Trong những năm trước, do trong quá
trình hoàn thiện nhà máy Radial, DRC cần nguồn vốn lớn để đẩy mạnh hoạt động đầu tư.
Năm 2018 khi mà nhà máy Radial đã hoạt động ổn định và mang lại dòng tiền lớn, các hệ
số về đòn bẫy tài chính có xu hướng giảm, giảm bớt được áp lực tài chính lên DRC trong
thời gian tới.
Thông số thanh toán: Mặc dù các hệ số thanh toán của DRC liên tục giảm trong
những năm qua do Công ty tập trung nguồn lực đầu tư cho các dự án nhà máy sản xuất săm
lốp Radial và phát triển các sản phẩm mới. Tuy nhiên việc giữ được hệ số ổn định ở mức
khoảng 1,1 lần cho thấy Công ty vẫn có thể đảm bảo được các khoản nợ ngắn hạn của mình
ở mức an toàn. Đối với hệ số thanh toán nhanh, năm 2018 giảm còn 0,38 lần. Hàng tồn kho
vào thời điểm 31/12/2018 tăng mạnh so với cùng kì năm trước, cụ thể là nguyên vật liệu
dùng cho sản xuất tăng từ 220,814 tỷ năm 2017 lên khoảng 325,726 tỷ năm 2018. Chính
sách tồn trữ nguyên vật liệu đầu vào khi giá cao su thế giới giảm có ảnh hưởng lớn đến lưu
lượng hàng tồn kho của DRC, đòi hỏi Doanh nghiệp cần phải có những chiến lược quản trị
hàng tồn kho thích hợp.
Thông số khả năng sinh lời: : Năm 2018, tình hình hoạt động kinh doanh của
ngành săm lốp nói chung và DRC nói riêng gặp khá nhiều khó khăn. Doanh thu nội địa sụt
giảm, doanh thu xuất khẩu tăng, tuy nhiên do cạnh tranh với lốp Trung Quốc nên giá bán
xuất khẩu thấp, hiệu quả không cao. Nhìn chung các chỉ số về khả năng sinh lời của Công
ty trong năm có sự giảm nhẹ nhưng không đáng kể, công ty vẫn có vị thế cạnh tranh trong

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 15 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư
ngành. Các chỉ số vòng quay tài sản, ROA, ROE cho biết khả năng sinh lời trên vốn đầu
tư.
Kết luận: Qua những chỉ số phân tích tài chính trên, có thể nói rằng Công ty hoạt
động kinh doanh trong năm 2018 tốt và đứng thứ 5 trong top các doanh nghiệp lốp nhận
được sự hài lòng từ khách hàng (Hình 1.2).

Hình 1.2 Top doanh nghiệp lốp ô tô đạt được sự hài lòng của khách hàng1

1.3. XUẤT XỨ VÀ CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ HÌNH THÀNH DỰ ÁN

Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất lốp Radial toàn thép tại khu công nghiệp
Long Hậu – tỉnh Long An xây dựng dựa trên các văn bản pháp lý dưới đây:
- Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014.
- Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 01 tháng 07 năm 2015.
- Luật đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014.
- Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013.
- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ban hành ngày 23 tháng 06 năm 2014 và
các văn bản hướng dẫn bổ sung, thực hiện.
- Luật phòng cháy chữa cháy số 40/2013/QH13 ban hành ngày 22 tháng 11 năm 2013.
- Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế số
106/2016/QH13 ngày 06 tháng 04 năm 2016.
- Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 01 tháng 01 năm 2016.
- Nghị định 44/2015/NĐ – CP quy hoạch xây dựng ngày 30 tháng 06 năm 2015.
- Nghị định 59/2015/NĐ – CP quản lý dự án đầu tư xây dựng.

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 16 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư
- Nghị định 18/2015/NĐ – CP quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường
chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Nghị định 46/2015/NĐ – CP quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
- Nghị định 146/2017/NĐ – CP thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Nghị định 157/2018/NĐ-CP mức lương tối thiểu vùng với người lao động tại doanh
nghiệp
- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
- Thông tư 06/2016/TT – BXD hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng
do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.
- Thông tư 01/2017/TT – BXD hướng dẫn việc xác định và quản lý chi phí khảo sát
xây dựng phục vụ lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, khảo sát phục
vụ lập quy hoạch xây dựng và các công tác khảo sát khác có liên quan trong hoạt động đầu
tư xây dựng.
- Thông tư 17/2013/TT – BXD hướng dẫn xác định và quản lý chi phí khảo sát xây
dựng.
- Quyết định 79/QĐ – BXD công bố định mức chi phí về quản lý dự án và tư vấn xây
dựng công trình.
- Quyết định 1291/QĐ-BXD 2018 công bố suất vốn đầu tư xây dựng, giá xây dựng
tổng hợp bộ phận kết cấu công trình 2017.
- Quyết định 1354/ QĐ – BXD công bố định mức dự toán xây dựng công trình phần
khảo sát xây dựng.
- Quyết định 45/2013/QĐ – BTC ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao
tài sản cố định.
- Quyết định 4665/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc phê duyệt "Quy hoạch phát
triển sản xuất sản phẩm cao su Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035"
- Quyết định 356/2013/QĐ-TTg quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ
Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
- Quyết định 34/2007/QĐ-BCN phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành.
KẾT LUẬN: Dự án xây dựng nhà máy sản xuất lốp Radial với chủ đầu tư là Công ty Cổ
phần Cao su Đà Nẵng dựa vào các căn cứ pháp lý của nhà nước và địa phương sẽ góp phần
tạo nên nhiều mục tiêu cho xã hội và kinh tế nước ta.

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 17 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư

CHƯƠNG 2 SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ


2.1. PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN
Các yếu tố về điều kiện tự nhiên và xã hội liên quan đến dự án như điều kiện tự
nhiên, môi trường văn hóa-xã hội, điều kiện kinh tế, chính trị-pháp luật có ảnh hưởng đến
quá trình phát triển và hiệu quả kinh tế tài chính của dự án.
2.2.1. Điều kiện tự nhiên2
Tỉnh Long An thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, có tọa độ địa lý từ 105030'
30 đến 106047' 02 kinh độ Đông và 10023'40 đến 11002' 00 vĩ độ Bắc. Phía Đông giáp với
Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh, phía Bắc giáp với tỉnh Svay Rieng, Vương Quốc
Campuchia, phía Tây giáp với tỉnh Đồng Tháp và phía Nam giáp với tỉnh Tiền Giang. Sở
hữu vị trí địa lý khá đặc biệt bên cạnh đó còn thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,
Long An được xác định là vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến
lược phát triển kinh tế Việt Nam. Hình 2.1 và Hình 2.2 thể hiện vị trí địa lý của tỉnh Long
An.
Long An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng tháng
27,227,7 °C. Thường vào tháng 4 có nhiệt độ trung bình cao nhất 28,9 °C, tháng 1 có nhiệt
độ trung bình thấp nhất là 25,2 °C. Lượng mưa hàng năm biến động từ 966–1325 mm. Mùa
mưa chiếm trên 70-82% tổng lượng mưa cả năm. Mưa phân bổ không đều, giảm dần từ khu
vực giáp ranh Thành phố Hồ Chí Minh xuống phía tây và Tây Nam. Các huyện phía Đông
Nam gần biển có lượng mưa ít nhất. Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 80-82%. Thời
gian chiếu sáng bình quân ngày từ 6.8 – 7.5 giờ/ngày và bình quân năm từ 2,500-2,800 giờ.
Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm dao động từ 2-4 °C. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng
4 có gió Đông Bắc, tần suất 60-70%. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 có gió Tây Nam
với tần suất 70%. Tỉnh Long An nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa
cận xích đạo có nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ
cao, biên độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong năm thấp, ôn hòa.
Kết luận: Sản phẩm săm lốp cần khí hậu có nhiệt độ không quá cao và độ ẩm trung
bình, tỉnh Long An có điều kiện tự nhiên phù hợp. Bên cạnh đó Long An còn có vị trí địa
lý đặc biệt thuộc Vùng kinh tế trong điểm phía Nam. Dựa vào những nổi bật về điều kiện
tự nhiên và vị trí địa lý của tỉnh Long An mà nhà đầu tư quyết định chọn đây là địa điểm
xây dựng nhà máy sản xuất lốp.

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 18 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư

Hình 2.1 Vị trí địa lí Long An (1)

Hình 2.2 Vị trí địa lí Long An (2)

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 19 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư
2.2.2. Điều kiện kinh tế3
Long An nổi tiếng với nhiều sản phẩm nông nghiệp như gạo tài nguyên, gạo nàng
thơm Chợ Đào, Rượu Đế Gò Đen, dưa hấu Long Trì, dứa Bến Lức, đậu phộng Đức Hòa,
mía Thủ Thừa, Thanh long Châu Thành. Đặc biệt, lúa gạo là sản phẩm nông nghiệp chủ lực
chất lượng cao phục vụ xuất khẩu.
Công nghiệp đạt khoảng 40% giá trị trong nền kinh tế tỉnh, được biết đến với những
sản phẩm như dệt may, thực phẩm chế biến, xây dựng. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng
lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Việt Nam năm 2018, tỉnh Long An xếp ở vị trí thứ 2 trong
13 tỉnh miền Tây và thứ 3 cả nước.
Giá trị sản xuất công nghiêp cả năm 2019 ước đạt 315,200 tỷ đồng. Thu ngân sách
đạt 19,000 tỷ đồng. Tổng sản phẩm GRDP ước đạt 115,000 tỷ đồng. Mức độ tăng trưởng
GRDP năm 2018 của tỉnh Long An đứng đầu trong danh sách các địa phương thuộc vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam. Hình 2.3. thể hiện mức tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa
bàn (GRDP) của các địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với mức tăng
trung bình cả nước năm 2018.
%
12.0%
10.5%
10.0% 9.0%
8.3% 8.0% 8.0%
8.0% 7.6%
7.2% 7.2% 7.1%

6.0%

4.0%

2.0%
Tỉnh
0.0%
Long An Bình TP. Hồ Đồng Nai Tây Ninh Bình Bà Rịa- Tiền Mức tăng
Dương Chí Minh Phước Vũng Tàu Giang GDP
trung bình
cả nước

Hình 2.3 Mức độ tăng trưởng GRDP năm 2018 của các địa phương thuộc vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam4

Kết luận: Kinh tế Long An phát triển mạnh mẽ kéo theo sự phát triển của hệ thống
giao thông và phương tiện lưu thông vận chuyển, điều đó tạo cơ hội cho các ngành săm lốp
phát triển vì thế Long An càng phù hợp với dự án sản xuất săm lốp.

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 20 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư
2.2.3. Văn hóa – xã hội5
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Long An đạt 1.688.547 người,
mật độ dân số đạt 376 người/km² đứng thứ 5 trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Hình 2.4. thể hiện số dân tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tính đến tháng 1 năm 2019.

10,000,000 Người 8,640,000


8,000,000
6,000,000
4,000,000 3,097,107
1,688,547 2,051,906 1,169,165 994,679 1,148,313
1,764,185
2,000,000
Tỉnh
-
Long An Bình TP. Hồ Đồng Nai Tây Ninh Bình Bà Rịa- Tiền
Dương Chí Minh Phước Vũng Tàu Giang
Hình 2.4. Thống kê dân số tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tính đến tháng 1
năm 2019

Giáo dục và đào tạo tiếp tục được đổi mới, cải thiện chất lượng dạy và học. Các lĩnh
vực khác như: Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, tạo việc làm, tiếp tục đạt được những kết
quả đáng ghi nhận. Chính sách an sinh xã hội được chú trọng, thực hiện đầy đủ, kịp thời.
An ninh chính trị được giữ vững, trật tự, an toàn xã hội được duy trì ổn định góp phần nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần người dân trong tỉnh.
Tính đến thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh có hơn 500
trường học ở cấp phổ thông trong đó có Trung học phổ thông có 48 trường, Trung học cơ
sở có 122 trường, Tiểu học có 246 trường, bên cạnh đó còn có 183 trường mẫu giáo.Với hệ
thống trường học như thế, nền giáo dục trong địa bàn Tỉnh Long An cũng tương đối hoàn
chỉnh, góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn tỉnh. Ngoài ra, Long An nằm gần
trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thành phố Hồ Chí Minh nên rất thuận tiện trong việc
cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các dự án đầu tư.
Kết luận: Long An có nguồn lao động đảm bảo chất lượng với dân số gần 1.7 triệu
người. Người lao động Long An cần cù, ham học hỏi, ý thức kỹ luật lao động tốt. Văn hóa-
xã hội được chú trọng cao đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cho dự án.
2.2.4. Chính trị, pháp luật
Tình hình chính trị pháp luật tại Long An những năm gần đây ổn định.
Dưới đây là một số điều khoản chính sách áp dụng Long An có tác động đến hoạt
động trong thời gian vận hành của dự án:
- Theo quyết định 356/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ ngày 25/02/2013 quyết định
phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến
năm 2020 và định hướng đến năm 2030, mục tiêu phát triển của Ngành giao thông đến
SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 21 -
Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư
năm 2020 là: Đáp ứng được nhu cầu về vận tải hàng hóa và hành khách với chất lượng
tốt và giá cả hợp lý, bảo đảm an toàn, thuận lợi, kiềm chế tiến tới giảm tai nạn giao
thông và hạn chế ô nhiễm môi trường; phát huy lợi thế của vận tải đường bộ có tính cơ
động cao, hiệu quả trong phạm vi hoạt động đường ngắn, gom hàng, tạo chân hàng cho
các phương thức vận tải khác.
- Theo quyết định số 177/2004/QĐ-TTg ngày 05/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ, mục
tiêu của ngành trong những năm tới là: Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp ô tô
Việt Nam đến năm 2025 trở thành một ngành công nghiệp quan trọng của đất nước, có
khả năng đáp ứng ở mức cao nhất nhu cầu thị trường trong nước và tham gia vào thị
trường khu vực và thế giới.
- Chính sách về thuế và định hướng xuất nhập khẩu được nhà nước hỗ trợ.
Kết luận: Nhà nước luôn có những chính sách hỗ trợ phát triển cho cả nước nói
chung và Long An nói riêng. Đồng thời tỉnh Long An là tỉnh có sự ổn định về chính trị pháp
luật điều đó sẽ tạo cơ hội cho các nhà đầu tư.
KẾT LUẬN: Qua quá trình phân tích điều kiện tự nhiên – xã hội liên quan đến dự án cho
thấy Long An là địa điểm có nhiều thuận lợi về vị trí địa lý, điều kiện kinh tế – xã hội, chính
trị pháp luật để xây dựng nhà máy sản xuất săm lốp Radial.
2.2. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG VÀ DỰ BÁO
2.2.1. Tình hình săm lốp thế giới
Trên thế giới, xu hướng sử dụng lốp Radial đã có từ rất lâu, đặc biệt là tại khu vực
các quốc gia phát triển. Hiện tại, ở các khu vực Tây Âu, Nam Mỹ, Bắc Âu tỉ lệ tiêu thụ lốp
Radial đạt 95-100%. Ở các khu vực đang phát triển như Châu Á – Thái Bình Dương, Châu
Phi và Trung Đông tỷ lệ sử dụng lốp Radial vẫn còn thấp, vào khoảng 50 -70%, đây là cơ
hội phát triển cho ngành săm lốp, đặc biệt khi cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển
được cải thiện. Hình 2.5. thể hiện tỷ lệ sử dụng lốp Radial và lốp Bias một số khu vực trên
thế giới năm 2018.

100% 0% 4% 5%
20% 28%
80% 48%
60% 100% 96% 95%
40% 80% 72%
52%
20%
0%
Tây Âu Đông Âu Bắc Âu Nam Mỹ Châu Á- Châu Phi
TBD và Trung
Đông
Lốp Radial Lốp Bias

Hình 2.5. Tỷ lệ sử dụng lốp Radial trên thế giới6


SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 22 -
Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư
Kết luận: Nhu cầu lốp xe thế giới sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ bình quân
khoảng 3 – 4%/năm7. Khu vực Châu Á Thái Bình Dương là trung tâm sản xuất săm lốp thế
giới, chiếm hơn 60% sản lượng trong khi nhu cầu tiêu thụ từ các khu vực khác trên thế giới
cao hơn. Nhu cầu sử dụng lốp Radial vẫn liên tục tăng ở các nước đang phát triển và sẽ tiếp
tục tăng mạnh trong thời gian tới khi cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển được cải
thiện, mở ra cơ hội cho việc sản xuất và tiêu thụ lốp Radial ở các nước này.
2.2.2. Đánh giá nhu cầu trong nước
Đối với nội địa, thị trường săm lốp còn nhiều dư địa tăng trưởng, săm lốp ô tô sẽ là
động lực chính cho sự phát triển của toàn ngành trong dài hạn, đặc biệt là lốp ôtô Radial.
Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương (IPSI) dự báo tiêu thụ xe ôtô của Việt
Nam sẽ tăng trưởng 22.6%/năm trong giai đoạn 2019 -2025, khoảng 18.5% trong giai đoạn
2025-2035.
Một số chỉ tiêu liên quan đến ngành sản xuất săm lốp như khối lượng hàng hóa phân
theo ngành vận tải và số lượt hành khách phân theo ngành vận tải của nước ta tăng đều từ
năm 2009 đến năm 2018 cho thấy ngành vận tải cả nước luôn phát triển kéo theo đó ngành
săm lốp sẽ tăng theo. Hình 2.6. và hình 2.7. thống kê về khối lượng hàng hóa vận chuyển
và số lượt hành khách vận chuyển theo ngành vận tải8.
1,600,000 Nghìn tấn

1,400,000

1,200,000

1,000,000

800,000
Năm
600,000
2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Sơ bộ 2018
Tổng số 715,522.40 800,886.00 885,681.50 961,128.40 1,010,413. 1,078,580. 1,146,895. 1,255,458. 1,383,212. 1,526,917.

Hình 2.6. Khối lượng hàng hoá vận chuyển phân theo ngành vận tải
5,000.00 Triệu lượt người
4,500.00
4,000.00
3,500.00
3,000.00
2,500.00
2,000.00 Năm
1,500.00
2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Sơ bộ 2018
Tổng số 2,016.90 2,315.20 2,476.10 2,676.50 2,839.90 3,056.80 3,310.50 3,623.20 4,027.10 4,456.20

Hình 2. 7. Số lượt hành khách vận chuyển phân theo ngành vận tải

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 23 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư
Kết luận: Tình hình sử dụng ô tô nói chung và lốp Radial nói riêng ở Việt Nam đang
tăng và như vậy lượng nhu cầu sử dụng ô tô sẽ tăng theo, do đó khuyến khích đầu tư xây
dựng các nhà máy sản xuất lốp ô tô.
2.2.3. Phân tích tình hình hiện tại, dự báo
Nhu cầu sử dụng lốp ngày càng tăng cao và có xu hướng sử dụng lốp Radial thay
thế các loại lốp Bias. Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất lốp Radial trong nước có CSM,
DRC, Kumbo, Bridgestone, và một số doanh nghiệp khác với năng lực sản xuất lốp Radial
được thống kê từ năm 2012 đến 2018 như bảng 2.1.
Bảng 2.1 Số liệu thống kê năm 2012 – 2018
Đơn vị tính: Triệu chiếc
NĂM 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
CSM 0,200 0,200 0,250 0,350 0,350 0,350 0,350
DRC - 0,230 0,230 0,360 0,450 0,450 0,450
Kumbo 3,150 6,300 6,300 6,300 6,300 6,300 6,300
Bridgestone - - 6,500 6,500 6,500 6,500 6,500
Khác - 9,000 9,000 9,000 9,000 9,000 9,000
Tổng 3,350 9,730 22,280 22,510 22,600 22,650 22,650
Nguồn: Báo cáo thường niên DRC, CSM, các tạp chí thương mại
Tuy nhiên theo thông tin từ các doanh nghiệp thì phần lớn sản phẩm Radial sẽ được
xuất khẩu. Kumbo sẽ xuất khẩu 90% sản lượng lốp sản xuất, Bridgestone sẽ xuất khẩu toàn
bộ, DRC sẽ xuất khẩu 40% và CSM sẽ xuất khẩu khoảng 30% sản lượng lốp Radial sản
xuất từ năm 2016.
Bảng 2.2 Sản xuất lốp radial tiêu thụ thị trường nội địa từ năm 2012 – 2018
Đơn vị tính: Triệu chiếc
NĂM 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
CSM 0,200 0,200 0,250 0,250 0,245 0,245 0,245
DRC - 0,138 0,138 0,216 0,270 0,270 0,270
Kumbo 0,315 0,630 0,630 0,630 0,630 0,630 0,630
Bridgestone - - - - - - -
Khác - - - - - - -
Tổng 0,515 0,968 1,018 1,096 1,145 1,145 1,145
Nguồn: Báo cáo thường niên DRC, CSM, các tạp chí thương mại

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 24 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư
Bảng 2.3 Số liệu thống kê năm 2012 – 2018
Đơn vị tính: triệu chiếc
NĂM 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Tiêu thụ 1,264 1,339 1,416 1,449 1,587 1,684 1,769
Cung ứng 0,515 0,968 1,018 1,096 1,145 1,145 1,145
(Nguồn: Đăng kiểm Việt Nam, Tổng cục thống kê, cục Đăng kiểm Việt Nam)

2,000.0 Nghìn lốp


R² = 1.00
1,800.0
1,600.0
1,400.0
1,200.0
1,000.0
800.0
600.0
400.0
200.0 Năm
0.0
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Nhu cầu Cung ứng Linear (Nhu cầu)
Hình 2. 8. Lượng cung ứng và lượng tiêu thụ lốp Radial trong nước từ 2011 đến
2018

Dựa vào số liệu của những năm 2012 – 2018 ta thấy mức tiêu thụ lốp Radial có xu
hướng tăng theo đường thẳng, do đó ta áp dụng phương pháp dự báo theo khuynh hướng
đường thẳng để dự báo lượng lốp Radial tiêu thụ trong những năm tiếp theo. Lượng cung
ứng có xu hướng tăng chậm do các nhà máy chưa tiến hành cải tiến nâng cao năng suất, tuy
vậy để tăng tính khả thi và dễ tính toán cho dự án, dự đoán lượng cung ứng sẽ tăng đều và
được dự báo theo phương pháp khuynh hướng đường thẳng.
Phương trình chung có dạng: Y = a + b*X

Trong đó b =
n XY −  X  Y
;a =
 X  Y −  X  XY
2

n X 2 − ( X ) n X − ( X )
2 2 2

Quy ước n là tổng số năm trong dãy thống kê


Quy ước X biến thời gian: 1,2, …, N
Quy ước Y1: biến quan sát và nghiên cứu nhu cầu
Quy ước Y2: biến quan sát và nghiên cứu cung ứng
Căn cứ vào chuỗi số liệu quá khứ ta có bảng tính như sau:

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 25 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư
Bảng 2.4 Bảng tính số liệu cho dự báo nhu cầu sử dụng lốp Radial

Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018


X 1 2 3 4 5 6 7
Y 1,264 1,339 1,416 1,499 1,587 1,684 1,769
X2 1 4 9 16 25 36 49
XY 1,264 2,678 4,248 5,996 7,935 10,104 12,383
Suy ra hệ số a, b cho bảng dự báo nhu cầu sử dụng là 1,168.86; 84.86.
Vậy hàm dự báo nhu cầu sử dụng là Y1= 1,168.86+84.86*X.
Bảng 2.5 Bảng tính số liệu cho dự báo cung ứng lốp Radial

Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018


X 1 2 3 4 5 6 7
Y 515 968 1,018 1,196 1,145 1,145 1,145
X2 1 4 9 16 25 36 49
XY 515 1,972 3,054 4,384 5,725 6,870 8,015
Suy ra hệ số a, b cho bảng dự báo cung ứng là 673.57; 83.39.
Vậy hàm dự báo cung ứng là Y2= 673.57+83.39*X.
Từ đó là có bảng số liệu cho dự báo nhu cầu và cung ứng trong tương lai như sau:
Bảng 2.6 Dự báo nhu cầu và cung ứng lốp năm 2019 – 2035
Đơn vị tính: triệu chiếc
Năm Nhu cầu Cung ứng
2019 1,847.71 1,340.71
2020 1,932.57 1,424.11
2021 2,017.43 1,507.50
2022 2,102.29 1,590.89
2023 2,187.14 1,674.29
2024 2,272.00 1,757.68
2025 2,356.86 1,841.07
2026 2,441.71 1,924.46
2027 2,526.57 2,007.86
2028 2,611.43 2,091.25
2029 2,696.29 2,174.64
2030 2,781.14 2,258.04
2031 2,866.00 2,341.43
2032 2,950.86 2,424.82
2033 3,035.71 2,508.21
2034 3,120.57 2,591.61
2035 3,205.43 2,675.00

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 26 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư

3,500.00 Nghìn lốp


3,000.00
2,500.00
2,000.00
1,500.00
1,000.00
500.00
Năm
-
2015 2020 2025 2030 2035 2040
Nhu cầu Cung ứng Linear (Nhu cầu) Linear (Cung ứng)
Hình 2. 9. Dự báo lượng cung ứng và lượng tiêu thụ lốp Radial trong nước từ 2019
đến 2030

2.2.4. Tiềm năng từ thị trường xuất khẩu


Với quy mô thị trường săm lốp thế giới rộng lớn chưa được các doanh nghiệp trong
nước khai phá thì tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp đầu tư xây dựng mới nhà máy
sản xuất lốp Radial toàn thép trong tương lai nhờ đẩy mạnh xuất khẩu là rất lớn. Hiện nay
thị trường săm lốp Việt Nam chỉ chiểm chưa tới 1% so với quy mô thị trường săm lốp thế
giới. Việt Nam lại có nhiều điều kiện để sản xuất săm lốp như nguồn nguyên liệu cao su tự
nhiên dồi dào, nhân công rẻ và thuế xuất mặt hàng săm lốp là 0 thì tiềm năng tăng trưởng
từ xuất khẩu săm lốp là rất lớn, đặc biệt là sản phẩm lốp Radial được sử dụng phổ biến trên
thị trường thế giới.
Kết luận: Qua quá trình phân tích thị trường cho thấy nhu cầu sử dụng và cung ứng
của thị trường lốp Radial có lượng cầu lớn hơn lượng cung cấp, thị trường thế giới có tiềm
năng rất lớn để doanh nghiệp khai thác trong tương lai.
2.3. PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
2.3.1. Đối thủ cạnh tranh trong nước
Hiện nay, ngoài các doanh nghiệp săm lốp nội địa như DRC, CSM, SRC thì thị
trường săm lốp Việt Nam còn có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp FDI khác như
Bridgestone, Kumho, Sailun, và có sự phân hóa tương đối rõ ràng giữa các doanh nghiệp
FDI và các doanh nghiệp nội địa về phân khúc sản phẩm. Với các doanh nghiệp nội địa,
SRC có thế mạnh về các loại lốp xe đạp, xe máy; DRC có thế mạnh về lốp xe tải và lốp đặc
chủng nhưng là chủ đầu tư của dự án nên sẽ có chính sách giá chung; CSM có thế mạnh về
các loại lốp xe máy, xe ôtô du lịch và xe tải nhẹ. Trong khi đó, các doanh nghiệp FDI lại

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 27 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư
tập trung sản xuất các loại lốp radial dành cho xe ôtô con, xe du lịch. Vì vậy việc xây dựng
nhà máy sản xuất lốp Radial toàn thép cho phân khúc lốp xe tải là rất hợp lý. Hình 2.10. thể
hiện thị phần săm lốp của các doanh nghiệp Việt Nam9.
Những năm gần đây nhà nước đã có nhiều chính sách ưu đãi để giúp đẩy mạnh tốc
độ tăng trưởng kinh tế trong nước. Nhiều nhà đầu tư trong ngành săm lốp đã phần nào tránh
được sự cạnh tranh gây gắt về giá cả từ các sản phẩm lốp nhập khẩu. Tuy nhiên các nhà
máy sản xuất lốp Radial toàn thép trong nước còn hạn chế và công suất khá thấp, mỗi doanh
nghiệp chỉ đáp ứng được một khu vực riêng, điều này cho thấy ngành săm lốp nội địa còn
kém, nhường lại thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp FDI. Vì vậy việc đầu tư xây
dựng nhà máy lốp Radial toàn thép tại khu vực miền Nam để đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của thị trường trong và ngoài nước là cần thiết.

32% 33%

10%

25%

CSM DRC SRC Khác

Hình 2.10. Thị phần săm lốp của các doanh nghiệp Việt Nam
2.3.2. Đối thủ cạnh tranh nước ngoài
Đầu tư xây dựng mới nhà máy sản xuất lốp Radial với công nghệ mới tiên tiến nhất
nên sản phẩm của nhà máy mới này sẽ có chất lượng tương đương hoặc có thể sẽ cao hơn
so với các sản phẩm nhập khẩu có thương hiệu như Michelin, Bridgestone hoặc của các
doanh nghiệp FDI như Kumho, Yokohama, Inoue, Kenda. Một phần khác, vì là sản phẩm
được sản xuất trong nước nên sẽ có giá cạnh tranh hơn các sản phẩm nhập khẩu. Đối với
các sản phẩm nhập khẩu tiểu ngạch từ Trung Quốc, tuy giá rẻ nhưng chất lượng thấp, không
có thương hiệu thì sản phẩm trong nước vẫn có lợi thế hơn trong cạnh tranh. Hình 2.11. thể
hiện tỷ lệ sản xuất săm lốp của các doanh nghiệp lớn trên thế giới10.

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 28 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư

16.4%

34.9%

12.7%

10.3%
2.0%
2.3%
2.6%
3.5% 7.2%
3.8% 4.4%
Bridgestone -NB Michelin - Pháp Goodyear - Mỹ Continental - Đức
Pirelli - Ý Sumitomo - NB Hankook - HQ Yokohama- NB
Chang Shin - TQ Cooper - Mỹ Khác

Hình 2.11. Tình hình sản xuất lốp trên thế giới
Kết luận: Các đối thủ cạnh tranh trong ngành săm lốp có những lợi thế cạnh tranh
riêng giúp cho mỗi doanh nghiệp sẽ có mức tăng trưởng doanh thu khác nhau. Mặc dù các
doanh nghiệp FDI có quy mô sản xuất lớn nhưng chủ yếu sản phẩm được xuất khẩu nên áp
lực cạnh tranh sẽ không quá cao, đồng thời những chính sách của nhà nước mang lại lợi thế
nhất định cho các doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp trong nước CSM, DRC,
SRC có quy mô nhỏ, chỉ tập trung cung cấp cho những khu vực nhất định. CSM là doanh
nghiệp ở miền Nam, tuy nhiên sản phẩm lốp Radial chủ yếu thuộc phân khúc xe đạp và xe
máy nên việc canh tranh là rất thấp ở phân khúc lốp ô tô và xe tải nhẹ. Vì vậy, nhà máy sản
xuất lốp Radial toàn thép tại Long An hoàn toàn có thể cạnh tranh và kỳ vọng sẽ mang lại
nhiều tiến triển cho ngành săm lốp Việt Nam.
2.4. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN, SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
2.4.1. Mục tiêu của dự án
Dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất lốp Radial toàn thép” được thành lập
nhằm đáp ứng các mục tiêu sau:
Đáp ứng nhu cầu săm lốp trong nước theo chủ trương của Chính phủ.

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 29 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư
Đưa ra thị trường sản phẩm lốp Radial toàn thép có chất lượng cao, giá thành
hợp lý nhằm phục vụ nhu cầu trong nước, giảm nhập khẩu, tiết kiệm ngoại tệ cho
nhà nước.
2.4.2. Kết luận sự cần thiết của dự án
Sau khi nghiên cứu về thị trường săm lốp ô tô nói chung, thị trường lốp Radial nói
riêng, khả năng cung ứng nguyên vật liệu để sản xuất lốp tại Việt Nam, khả năng cạnh
tranh, năng lực sản xuất và mục tiêu phát triển của Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng có
thể thấy rằng việc “Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất lốp Radial toàn thép” là rất phù hợp
với thực tế sản xuất, kinh doanh tại Công ty vì những lý do sau:
Chủ đầu tư:
- Tăng doanh thu đem lại lợi nhuận cho công ty.
- Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường đối với sản lốp Radial.
Chính phủ
- Tăng nguồn thu cho Nhà nước thông qua việc đóng góp ngân sách.
- Tiết kiệm ngoại tệ cho Nhà nước.
Xã hội
- Tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương.
- Đa dạng hóa ngành nghề của địa phương.
- Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp hóa hiện đại hóa.
- Góp phần xây dựng thêm cơ sở hạ tầng tại nơi xây dựng.
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phát triển mạnh mẽ.
- Thúc đẩy các ngành khác phát triển như ngành cao su, lắp ráp ô tô.
Dự án được xây dựng với quy mô và công nghệ tiên tiến phù hợp với chính sách và
quy hoạch phát triển của Nhà nước, kế hoạch phát triển của Tập đoàn hoá chất Việt Nam
cho ngành lốp nói chung và lốp Radial toàn thép nói riêng.
Dự án sẽ đáp ứng nhu cầu thị trường của một bộ phận người tiêu dùng trong nước,
tiết kiệm chi phí đầu tư khi sử dụng lốp Radial nhập khẩu do giá thành lốp trong nước sẽ
không chịu thuế nhập khẩu từ nước ngoài.
Dự án sẽ góp phẩn khai thác triệt để giá trị tài nguyên cao su trong nước, tránh tình
trạng xuất khẩu thô.
KẾT LUẬN: Sau khi nghiên cứu và phân tích về các yếu tố của môi trường kinh tế – xã
hội và phân tích thị trường cũng như các vấn đề liên quan, việc đầu tư xây dựng nhà máy
lốp Radial toàn thép tại Long An là hết sức cần thiết – đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ lốp
Radial ngày càng cao trong nước hiện nay cũng như mang lại lợi nhuận kỳ vọng hấp dẫn
cho nhà đầu tư và những mục tiêu về xã hội.

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 30 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư

CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT VÀ LỰA CHỌN CÔNG SUẤT


CỦA DỰ ÁN
3.1. HÌNH THỨC ĐẦU TƯ
Đầu tư xây dựng mới nhà máy sản xuất lốp Radial toàn thép áp dụng hình thức đầu
tư được lựa chọn như sau:
- Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng và mua máy móc thiết bị mới.
- Theo đối tượng đầu tư: Cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng mới đồng bộ, hoàn
chỉnh.
- Theo chủ đầu tư: Dự án có chủ đầu tư là Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng.
- Hình thức quản lý: Chủ đầu tư thuê ban quản lý và thực hiện dự án.
- Nguồn vốn: Sử dụng nguồn vốn tự có của chủ đầu tư và vốn vay ngân hàng.
Hình thức đầu tư xây dựng mới sẽ áp dụng được công nghệ sản xuất dây chuyền mới
và hiện đại, chủ động trong công tác lựa chọn địa điểm xây dựng sao cho thuận lợi nhất.
Nâng cao chất lượng sản phẩm, không những đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn trong tương
lai. Giúp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, ngày càng đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao khả
năng cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường ngành. Tuy nhiên, điều kiện tài chính
ban đầu phải đảm bảo vì vốn đầu tư ban đầu khá cao, lợi nhuận ban đầu chưa cao do sự tiếp
xúc với công nghệ mới, khó đạt được công suất tối đa so với thiết kế. Đồng thời chi phí đào
tạo và thuê nhân công lớn.
3.2. MÔ TẢ SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN
3.2.1. Đặc điểm chung
Lốp là vật nối liền có tính đàn hồi, hình tròn ở giữa ô tô và đường, là kết cấu đi lại
của ô tô. Lốp có tác dụng:
- Chịu được trọng lượng của ô tô và các vật khác.
- Truyền lực chuyển động của ô tô như lực kéo, tăng tốc, chuyển hướng và phanh làm
cho ô tô có thể vận hành ổn định, dễ dàng trong mọi loại khí hậu, mặt đường và tốc độ.
- Hoãn xung chấn động, giảm thiểu tiếng ồn khiến cho người ngồi thoải mái.
Phân loại lốp theo kết cấu có lốp kết cấu Radial và lốp kết cấu Bias. Lốp kết cấu
Radial gồm lốp Radial toàn thép là lốp lắp cho xe tải và xe công trình, lốp Radial bán thép
là lốp lắp cho xe con, lốp Radial toàn sợi dệt là lốp lắp cho thiết bị có tốc độ thấp và lốp
máy kéo.
Lốp radial toàn thép là lốp dùng trên xe tải hoặc xe công trình có sợi mành thép giữa
hai gót lốp xếp thành 90 độ hoặc gần 90 độ so với đường tâm mặt lốp. Trong khi đó lốp
Bias là lốp bơm hơi có các tầng vải mành và tầng hoãn xung đều có các lớp vải đan chéo
nhau và tạo với đường tâm đỉnh lốp một góc nhỏ hơn 90 độ. Trên thân lốp Radial toàn thép
có một sợi mành thép có cường lực lớn với góc nhỏ liền kề giao với nhau. Lốp bơm hơi bị
quấn chặt bởi tầng hoãn xung hình vòng về cơ bản không được giãn căng.

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 31 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư
Lốp Radial toàn thép được cấu thành chủ yếu bởi 7 bộ phận: mũ lốp, hông lốp, tầng
hoãn xung, thân lốp, vòng tanh, tầng lót trong, lớp tăng cường gót lốp. Hình 3.1 và hình 3.2
mô phỏng lốp Radial và lốp Bias.

Hình 3.1. Mô hình lốp Radial

Hình 3.2 Mô hình lốp Bias

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 32 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư
3.2.2. Ưu điểm của lốp Radial
Điểm khác biệt cơ bản giữa lốp Radial và lốp Bias là hướng của sợi mành thân lốp.
Thân lốp mành chéo được cấu tạo từ các lớp sợi mành có hướng chéo nhau, tạo góc khoảng
50 độ với đường hướng tâm của lốp, dễ bị đâm thủng, điều khiển kém. Trong khi đó thân
lốp Radial bao gồm một hay nhiều lớp sợi mành song song nhau, chạy theo hướng hướng
tâm (tạo góc 90 độ so với hướng chu vi của lốp). Sự khác biệt này tạo ra những ưu điểm
cho lốp Radial trong quá trình sử dụng: bám đường cao, tăng tuổi thọ, an toàn hơn (không
bị xẹp hay nổ bất thình lình, gây tai nạn cho người lái). Lốp Bias có hông lốp dày nên khi
chuyển động sẽ sinh nhiều nhiệt lượng. Còn lốp Radial chỉ cấu tạo từ một hoặc hai lớp sợi
song song nhau nên hông lốp thường mỏng và có khả năng chịu uốn, gấp rất tốt. Do đó lốp
Radial chạy nguội hơn và việc điều khiển dễ dàng hơn, bám đường tốt hơn và lượng mài
mòn ít hơn so với lốp mành chéo. Tầng hoãn xung của lốp Radial là sợi thép (còn gọi là bố
thép) nằm gần như song song với hướng chu vi của lốp có tác dụng bảo đảm mặt lốp không
bị biến dạng trong quá trình lốp lăn trên mặt đường, do đó lốp bám đường tốt hơn, ít bị mòn
hơn và đáp ứng điều khiển của người lái tốt hơn. Bên ngoài tầng hoãn xung thép của lốp
Radial là lớp vải bọc bố thép, thường là sợi nylon, có tác dụng chống sự giãn nở của lốp do
lực ly tâm sinh ra trong quá trình lốp chạy ở tốc độ cao. Ngay cả khi không tải, mặt lốp
Radial cũng tiếp xúc tốt với mặt đường bằng một mặt phẳng. Khi chịu tải, diện tích này sẽ
kéo dài thêm nhưng bề rộng không bị giảm đi và các hoa lốp vẫn tiếp xúc tốt với mặt đường.
Mặt lốp là phần cao su tiếp xúc với mặt đường. Đây là nơi tạo ra sự tiếp xúc ma sát để
truyền các lực lái, thắng hoặc quẹo cua. Hoa lốp Radial được thiết kế sao cho có thể đuổi
được nước và các vật liệu khác ra khỏi rãnh khi lốp chạy nhằm bảo đảm độ bám đường
trong mọi điều kiện sử dụng. Hoa lốp cũng phải bảo đảm độ gây ra tiếng ồn không vượt
tiêu chuẩn cho phép.
Vì các ưu điểm vượt trội nêu trên, lốp Radial đã và đang thay thế dần cho lốp Bias
ở cả lĩnh vực các loại xe chở khách và xe tải, chạy ở tốc độ cao.
3.2.3. Sản phẩm
Lốp Radial toàn thép là loại lốp chuyên dùng cho xe tải và xe công trình, có hai loại
lốp: có săm và không săm. Lốp Radial toàn thép có săm ngoài lốp ra, còn cần có săm và
yếm. Lốp Radial toàn thép không săm thì không cần lắp săm và yếm mà trực tiếp lắp vào
vành lốp. Hai loại lốp này ngoài khu vực vành lốp và tầng lót trong có kết cấu không giống
nhau ra, thì các phần khác về cơ bản là giống nhau. Vì vậy các sản phẩm lốp được sản xuất
sẽ khác nhau cơ bản về kích thước và hoa văn. Kích thước lốp Radial toàn thép cho xe tải
và xe công trình đã được chuẩn hóa. Tùy vào từng dây chuyền sản xuất và cách phối nguyên
liệu mà lốp sản phẩm sẽ có khối lượng khác nhau để phù hợp với nhiều loại tải trọng của
xe. Về loại xe mà công ty sản xuất lốp để đáp ứng là xe tải nhẹ, xe tải cỡ trung và xe tải
SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 33 -
Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư
hạng nặng. Căn cứ vào kích cỡ và công dụng mà các loại lốp đều khác nhau về hình dạng,
cấu tạo và tổng trọng lượng. Bảng dưới đây đưa ra so sánh trọng lượng và độ tải khác nhau
của các loại lốp xe. Hoa văn sẽ theo yêu cầu của khách hàng và tiêu chuẩn quốc tế, hoa văn
sẽ được thay đổi linh hoạt trong quá trình lưu hóa lốp. Về cơ bản doanh nghiệp sẽ sản xuất
lốp có săm và không săm của loại xe tải nhẹ, xe tải cỡ trung và xe tải hạng nặng với kích
thước và hoa văn thay đổi linh hoạt trong quá trình sản xuất. Hình 3.3 thể hiện một số mẫu
lốp của công ty chủ đầu tư DRC, Hình 3.4 minh họa sản phẩm cơ bản công ty sẽ sản xuất.
Bảng 3.1 Trọng lượng của các loại lốp cơ bản
Loại xe Trọng lượng lốp (kg)
Xe con 6,5 - 9
Xe tải nhẹ 11
Xe tải cỡ trung 50
Xe tải hạng nặng 55-80
Xe phục vụ nông nghiệp 100

Hình 3.3 Hình ảnh sản phẩm lốp của công ty DRC

Hình 3.4 Minh họa sản phẩm sản xuất


SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 34 -
Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư
Bảng 3.2 Trọng lượng lốp xe sản xuất và tỷ lệ sản suất
Đơn vị tính: Kg
Loại xe Có săm (30%) Không săm (70%)
Tải nhẹ 11 13.2
Xe tải cỡ trung 50 60
Xe tải hạng nặng 67.5 81
Công ty quyết định sẽ sản xuất lốp không săm 70% tổng sản lượng sản xuất và lốp
có săm 30% tổng sản lượng sản xuất. Đối với từng loại xe công ty sẽ quyết định sản xuất
theo tỷ lệ bằng nhau cho lốp có săm và không săm tức 33.3%. Lượng sản phẩm và loại sản
phẩm còn phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng vì vậy ban đầu công ty sẽ chọn tỷ lệ như
trên nhưng thực tế tỷ lệ đó sẽ thay đổi.
3.3. NGUYÊN VẬT LIỆU
Nguyên vật liệu chính sản xuất lốp Radial bao gồm cao su thiên nhiên, cao su tổng
hợp, than đen, kim loại, và một số loại hóa chất. Trong đó cao su thiên nhiên và cao su tổng
hợp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu chi phí. Chất lượng nguyên vật liệu đầu vào được
kiểm tra nghiêm ngặt, phân tích đo lường thông qua số liệu phân tích, giám sát sử dụng và
bảo quản nguyên vật liệu. Bảng dưới đây thể hiện thành phần nguyên liệu cơ bản của lốp
Radial toàn thép. Bảng 3.3 và hình 3.5 thể hiện cơ cấu nguyên vật liệu chính sản xuất lốp
Radial.
Bảng 3.3 Thành phần nguyên liệu chính trong một sản phẩm
Tỷ
STT Vật liệu Mô tả

Là cốt liệu chính tạo nên tính cơ học, độ đàn hồi, tính
1 Cao su tự nhiên 39%
kháng xé cao, tính kháng thời tiết, chống lão hóa cao.
Là cốt liệu chính tạo nên tính cơ học, độ đàn hồi, tính
2 Cao su tổng hợp 14%
kháng xé cao, tính kháng thời tiết, chống lão hóa cao.
Được sử dụng với vai trò chất tạo màu và gia cường
3 Than đen 9%
cho lốp xe
Chủ yếu là thép gia cường cung cấp khả năng chịu
4 Vải mành 14%
lực cho lốp xe
Tạo nên lớp bố thép, là thành phần gia cường cung
5 Bố thép 4%
cấp khả năng chịu lực cho lốp xe
Phụ gia khác
6 (dầu, nhựa, silic, Là chất độn gia cường, giảm cháy, chống khói 20%
lưu huỳnh)

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 35 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư
Đối với từng loại quy cách và hoa văn lốp sẽ có một số thay đổi nhỏ trong thành phần
nguyên vật liệu về tỷ lệ. Quy cách và hoa văn lốp được thiết kế theo chuẩn khuôn quy ước
quốc tế cho từng loại đường, hoặc sẽ được thiết kế tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng.
3.4. NGUỒN CUNG CẤP VẬT LIỆU
Trước đây, nguyên vật liệu sản xuất lốp Radial hầu như được nhập khẩu ngoại trừ cao
su thiên nhiên. Hiện nay đã có một số công ty trong nước cung cấp nguồn nguyên vật liệu
uy tín, đảm bảo chất lượng kiểm định. Việc lựa chọn nguồn nguyên vật liệu được xem xét
kỹ lưỡng, nguyên vật liệu phải đảm bảo được số lượng, chất lượng, uy tín và khoảng cách
vận chuyển là ngắn nhất. Dưới đây là bảng cung cấp thông tin các nguồn nguyên vật liệu
mà nhà máy lựa chọn (Bảng 3.4).

20%
Cao su thiên nhiên
4%
39% Cao su tổng hợp
Than đen
14% Vải mành
Bố thép
9% 14% Phụ gia khác

Hình 3.5 Cơ cấu nguyên vật liệu


Bảng 3.4 Nhà cung cấp nguyên liệu chính
Tên nhà cung Vật liệu cung
STT Địa điểm
cấp cấp
Công ty TNHH
Cao su thiên 73/491F Phan Huy ích, P. 12, Q. Gò
1 quốc tế Việt
nhiên Vấp, Tp. Hồ Chí Minh
Trung
Công ty TNHH
73/491F Phan Huy ích, P. 12, Q. Gò
2 quốc tế Việt Cao su tổng hợp
Vấp, Tp. Hồ Chí Minh
Trung
Số 01 – TT29 – Khu đô thị mới Văn Phú
– P. Phú La – Hà Đông – Hà Nội, có chi
Công ty hóa chất
3 Than đen nhánh tại Lô MC 3+4, Khu công nghiệp
Hanimex
Đức Hòa 1-Hạnh Phúc – Xã Đức Hòa
Đông – Huyện Đức Hoà – Long An

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 36 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư

Tên nhà cung Vật liệu cung


STT Địa điểm
cấp cấp
Công ty cổ phần
dệt công nghiệp Số 93 đường Lĩnh Nam – Q. Hoàng Mai
4 Vải mành
Hà Nội – TP. Hà Nội
HAICATEX
Công ty cổ phần
dệt công nghiệp Số 93 đường Lĩnh Nam – Q. Hoàng Mai
5 Bố thép
Hà Nội – TP. Hà Nội
HAICATEX
Số 01 – TT29 – Khu đô thị mới Văn Phú
Phụ gia khác – P. Phú La – Hà Đông – Hà Nội, có chi
Công ty hóa chất
6 (dầu, nhựa, silic, nhánh tại Lô MC 3+4, Khu công nghiệp
Hanimex
lưu huỳnh) Đức Hòa 1-Hạnh Phúc – Xã Đức Hòa
Đông – Huyện Đức Hoà – Long An
3.5. CÔNG NGHỆ VÀ KỸ THUẬT
3.5.1. Đặc điểm công nghệ
Chất lượng của các loại cao su hỗn luyện phải đồng đều, đáp ứng các tính năng vật
lý và tính năng gia công công nghệ.
- Trọng lượng và kích thước của các bộ phận phải đảm bảo các tiêu chuẩn quy định
kỹ thuật.
- Cao su và vải mành phải đạt được mật độ đồng đều, độ dày phủ cao su của 2 mặt
phải đồng đều.
- Các loại BTP phải có sức dính tốt.
- Các loại BTP trong quá trình thành hình phải dán chính xác, đồng đều và đối xứng.
- Các loại BTP được sử dụng trong thời gian cho phép lưu kho.
- Các loại BTP không bị dính tạp chất, không bị biến hình.
- Phôi lốp lưu hoá luôn luôn được đặt trên vị trí chính xác, và thực hiện nghiêm ngặt
của ba yếu tố yêu cầu của lưu hóa.
- Đóng gói và lưu trữ sản phẩm luôn luôn đáp ứng các yêu cầu của lốp Radial.
3.5.2. Quy trình công nghệ
Quy trình sản xuất lốp xe bao gồm rất nhiều công đoạn, quy trình xử lý phức tạp
khác nhau, tuy nhiên có thể được chia thành 5 giai đoạn chính như sau:
- Điều chế, trộn và ép mỏng
- Chuẩn bị các cấu phần của lốp
- Định hình
- Xử lý nhiệt và lưu hoá

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 37 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư
- Hoàn thiện và kiểm tra
Hình 3.6 minh họa dây chuyền sản xuất lốp Radial và Hình 3.7 mô tả sơ đồ quy trình
công nghệ.
Quy trình chi tiết như sau:
Công đoạn 1: Điều chế, trộn và ép mỏng cao su
Hai thành phần chính trong hỗn hợp cao su được sử dụng trong sản xuất lốp xe là
cao su và các chất phụ gia được kết hợp theo các tỉ lệ khác nhau phục vụ cho mục đích
riêng của nhà sản xuất, để tạo ra các loại lốp xe với các đặc tính khác nhau.
Thông thường, có 4 loại cao su được sử dụng: cao su thiên nhiên, cùng với ba loại
cao su tổng hợp là styrene-butadiene (SBR), polybutadiene (BR) và butyl (hoặc butyl
halogen hóa - halobutyl). Ba loại đầu tiên thường được sử dụng để làm gai lốp và thành lốp,
riêng halobutyl thường được sử dụng để làm lớp lót trong – bộ phận có chức năng giữ hơi
được nén bên trong lốp xe.
Chất phụ gia chiếm tỉ trọng lớn nhất chính là than đen (muội than/carbon đen) và
silic, và cũng có nhiều loại khác nhau được lựa chọn dựa theo yêu cầu về khả năng vận
hành của các bộ phận khác nhau từ gai lốp, thành lốp tới tanh lốp. Các chất phụ gia được
sử dụng để hỗ trợ quá trình sản xuất lốp, hoặc đóng vai trò là các chất chống ôxi hóa, chống
ozone hóa hoặc chống hao mòn. Ngoài ra còn có nhóm các chất phụ gia quan trọng cho quá
trình lưu hóa, giúp định hình và mang lại tính đàn hồi cho lốp xe.
Công thức trộn (tỉ lệ trộn các nguyên liệu, trình tự thêm các chất phụ gia, kiểm soát
nhiệt độ và thời gian) là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của lốp xe thành phẩm.
Công đoạn 2: Chuẩn bị các bộ phân cấu thành của lốp
Trong công đoạn này, các bộ phận cấu thành của lốp xe như các lớp bố vải, bố thép,
lớp lót trong, tanh lốp, gai lốp và thành lốp được đùn, thành hình, ép và cán để chuận bị
cho bước tiếp theo là thành hình lốp.
Công đoạn 3: Thành hình lốp
Lốp xe được định hình bởi dây chuyền tự động hóa để đảm bảo chất lượng và hiệu
quả. Các bộ phận đã chuẩn bị từ các công đoạn trước: vòng tanh lốp, các lớp bố vải, bố
thép, lớp lót trong, gai lốp và thành lốp sẽ được ghép lại với nhau để tạo thành lốp xe chưa
lưu hóa (green tire).
Công đoạn 4: Lưu hóa
Đây là công đoạn cuối cùng để tạo nên lốp xe hoàn chỉnh. Trong quá trình lưu hóa,

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 38 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư
hàng loạt các phản ứng hóa học sẽ xảy ra. Bên cạnh đó, mặt gai lốp và thành lốp sẽ được
đúc khuôn. Cụ thể, lốp sẽ được đặt vào khuôn và khi khuôn được đóng lại, quá trình lưu
hóa sẽ diễn ra ở nhiệt độ cao và áp suất cao. Các phản ứng hóa học xảy ra, đồng thời gai
lốp, rãnh lốp và thành lốp được đúc thành hình. Khuôn đúc được đóng kín trong suốt quá
trình lưu hóa.
Công đoạn 5: Hoàn thành và kiểm tra
Chuyên viên hậu kiểm cùng với hệ thống hậu kiểm tự động sẽ phát hiện những khiếm
khuyết trên bề mặt cũng như cân bằng của lốp. Ngoài ra, một số lượng lốp nhất định sẽ
được lấy mẫu, chụp X quang để phát hiện những khuyết điểm bên trong lốp.

Hình 3.6 Minh họa dây chuyền sản xuất

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 39 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư

Cao su (thể đàn hồi)

Hóa chất Sơ luyện

Định lượng Hỗn luyện

Cán tráng

Cắt vải

Bán thành phẩm BTP không đạt

Máy thành hình lốp Kho phế phẩm

Lưu hóa

Kiểm tra BTP không đạt

Thành phẩm Kho phế phẩm

Nhập kho

Hình 3.7 Mô tả quy trình công nghệ

3.5.3. Lựa chọn thiết bị máy móc và thiết bị văn phòng (phụ lục 2)
3.6. CÔNG SUẤT CỦA DỰ ÁN
3.6.1. Cơ sở lưa chọn công suất dự án
Các yếu tố lụa chọn công suất khả thi như sau:
- Căn cứ vào nhu cầu hiện tại và tương lai của sản phẩm.
- Khả năng cung cấp nguồn nguyên liệu và nguồn lao động cho dự án.

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 40 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư
- Các thông số kỹ thuật và kinh tế của máy móc hiện có.
- Căn cứ vào khả năng cung cấp vốn của chủ đầu tư và khả năng quản lý của doanh
nghiệp
- Khả năng chiếm lĩnh thị trường của chủ đầu tư.
3.6.2. Công suất hoạt động thực tế của dự án
Căn cứ vào tình hình tài chính của chủ đầu tư và sự thiếu hụt lượng cung từ năm
2020 đến năm 2035 của ngành săm lốp nội địa. Theo dự báo chúng ta mới chỉ cung cấp
được khoảng 2/3 lượng tiêu thụ. Lượng cung dự báo thiếu hụt trong nước khoảng 400 đến
600 nghìn chiếc. Trong khi đó thị trường quốc tế luôn tăng trưởng, đặc biệt là Ấn Độ, Trung
Quốc, dự báo lượng thiếu hụt sẽ lên đến hàng triệu chiếc. Vì vậy sau khi xem xét tình hình
tài chính và dự báo chúng tôi quyết định sẽ sản xuất 100% lượng thiếu hụt trong nước (Công
suất thiết kế 600 nghìn lốp/năm tương đương 50 nghìn lốp/tháng), sẽ đáp ứng nhu cầu trong
nước 100%, trong tương lai mở rộng sản xuất sẽ xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Ngoài ra,
công suất này cũng phù hợp với công suất khả thi của thiết bị máy móc.
Trong quá trình sản xuất luôn có những yếu tố tác động làm cho công xuất hoạt động
những năm đầu không đạt mức công suất thiết kế. Qua quá trình bão dưỡng máy móc khắc
phục lỗi sản xuất thì quá trình hoạt động sản xuất sẽ đạt được công suất thiết kế tối đa.
Hơn thế nữa, nhà máy sản xuất mới lốp Radial tại Long An mới ra đời, cần có thời
gian để chiếm lĩnh thị trường, tạo dựng thương hiệu qua vài năm. Chính vì những lí do đó
mà chúng tôi xin đưa ra công suất thực hiện dự án như sau:
- Năm 1: 75% công suất hoạt động thiết kế
- Năm 2: 75% công suất hoạt động thiết kế
- Năm 3: 85% công suất hoạt động thiết kế
- Năm 4: 85% công suất hoạt động thiết kế
- Năm 5: 95% công suất hoạt động thiết kế
- Năm 6 trở đi: 95% công suất hoạt động thiết kế.
Tuy nhiên trong quá trình sản xuất không tránh khỏi những sai xót do tay nghề công
nhân chưa cao nhưng yếu tố này không lớn, rủi ro hư hỏng máy móc, sự cố thiên nhiên làm
cho công suất thự tế giảm. vì vậy chúng tôi tính toàn doanh thu dựa trên công suất thực tế
với tỷ lệ phần trăm dựa trên công suất hoạt động thực tế như sau: năm 1 sẽ là 75% công
suất thực hiện, những nhưng tiếp theo tăng 3% và tối đa 95% công suất thực hiện.

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 41 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư
3.7. CƠ SỞ HẠ TẦNG
3.7.1. Hệ thống cung cấp và xử lý nước
Nguồn cung cấp nước sạch được dẫn từ nhiều nguồn công suất hàng trăm m3/ngày
đêm và từ nhà máy nước thành phố Hồ Chí Minh với công suất 15.000m3/ngày đêm. Chất
lượng nước theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCXD 33:2006).
Tỉnh Long An đã hoàn chỉnh hệ thống xử lý chất thải KCN với công suất
5.000m3/ngày đêm. Nhà máy xử lý nước thải tập trung với diện tích 10.000 m² có nhiệm
vụ xử lý nước thải đã được làm sạch sơ bộ từ các cơ sở sản xuất hoạt động trong tỉnh Long
An.
Do đó hệ thống cung cấp và xử lý nước luôn được đảm bảo cho quá trình sản xuất
và sinh hoạt của nhà máy.
3.7.2. Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Hệ thống PCCC được trang bị đầy đủ thiết bị hỗ trợ và và đào tạo kỹ năng chuyên
môn cao. Hệ thống được lắp đặt tuân thủ chặt chẽ các quy định của quốc gia. Các điểm cấp
nước chữa cháy được lắp đặt tại các đầu mối giao thông trong Khu công nghiệp để có thể
chữa cháy kịp thời khi có bất kì sự cố cháy nổ xảy ra trong Khu công nghiệp.
3.7.3. Hệ thống cung cấp điện
Cụm công nghiệp Long An có rất nhiều điểm cung cấp điện từ mỗi khu công nghiệp
ngoài ra còn có Nhà máy điện Hiệp Phước, do đó hệ thống cung cấp điện ổn định và tin cậy
đảm bảo phục vụ hoạt đọng sản xuất của nhà máy không bị gián đoạn.
3.7.4. Hệ thống thông tin liên lạc
Xây dựng và cải thiện hệ thống thông tin của nhà máy thường xuyên để đảm bảo
mạng lưới kết nối với khách hàng tốt nhất. Xây dựng Web công ty nhằm quảng bá hình ảnh
và sản phẩm của công ty tới khách hàng, đăng tải những thông tin hữu ích về sản phẩm như
thông số kỹ thuật, công dụng, chính sách bảo hành.
KẾT LUẬN: Với giải pháp kỹ thuật được nêu ra trên, công ty quyết định chọn công suất
600 nghìn lốp/năm và sản xuất 2 loại lốp có săm và không săm. Công suất thực tế của dự
án được thể hiện dựa trên sự cân nhắc các yếu tố như thị trường và rủi ro kĩ thuật trong quá
trình sản xuất.

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 42 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư

CHƯƠNG 4 LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN


4.1. NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM
Dựa vào phân tích điều kiện kinh tế xã hội ở chương 2 Công ty sẽ xem xét đó là một
yếu tố có nên đặt nhà máy tại địa điểm đó không. Trước khi đặt nhà máy Công ty sẽ cân
nhắc nên đặt nhà máy ở địa điểm cụ thể nào dựa trên nguyên tắc sau:
- Gần nguồn cung cấp nguyên liệu hoặc thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án,
hoặc gần nguồn cung cấp lao động để có hiệu quả về chi phí nhất.
- Phù hợp với quy hoạch chung, bảo đảm an ninh, không gây ô nhiễm môi trường.
- Diện tích đủ rộng để dễ bố trí các cơ sở sản xuất, dịch vụ của dự án và dễ mở rộng
dự án sau này.
- Cơ sở hạ tầng thuận lợi nhất là về điện, nước, giao thông vận tải, thông tin liên
lạc.
- Vấn đề giao thông vận tải đặt ra không những vận chuyển được nhiều mà còn phải
vận chuyển nhanh chóng. Nhà máy cần phải xây dựng gần đường giao thông.
4.2. LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM
Những phân tích ở chương 2 đã cho thấy Long An có vị trí thuận lợi, điều kiện khí
hậu, lượng mưa thích hợp, nguồn lao động dồi dào và có trình độ thích hợp để xây dựng
nhà máy. Ngoài ra, hệ thống giao thông kết nối tỉnh với khu vực khá hoàn chỉnh, thông
suốt, bao gồm đường thủy lẫn đường bộ, có chung đường ranh giới với thành phố Hồ Chí
Minh bằng hệ thống các quốc lộ 1A, 50, 62, N1, N2. Dọc biên giới Long An còn có nhiều
cửa khẩu để trao đổi hàng hóa như Kênh 28, Vòm Đồn, Bình Hiệp, Hưng điều A, Mỹ Quý
Tây. Long An là tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khu vực có nền kinh
tế Công nghiệp phát triển mạnh với 50% sản sản công nghiệp cả nước, rất nhiều doanh
nghiệp trong và ngoài nước đã chọn đây là nơi để đầu tư xây dựng nhà máy. Hiện nay, tỉnh
Long An hiện có 35 KCN. Ban quản lý các KCN Long An cho biết tỉnh có 22 KCN đang
hoạt động, đang đầu tư xây dựng 7 KCN, và đang hoàn tất thủ tục 6 KCN. Xây dựng mới
nhà máy sản xuất lốp Radial toàn thép cần sử dụng diện tích đất khá lớn, đồng thời công ty
muốn hạn chế ảnh hưởng đến các khu dân cư nên KCN là địa điểm xây dựng nhà máy của
công ty.
4.2.1. Các phương án lựa chọn địa điểm
Long An là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tỷ trọng công nghiệp cao,
ở đây có rất nhiều khu công nghiệp vì thế các khu công nghiệp cạnh tranh gay gắt, nhiều
chính sách ưu đãi cũng như những tiện ích được tích hợp hầu như ở mỗi khu công nghiệp.
Chúng tôi khảo sát tất cả các khu công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Long An,
vì nhà máy mới sẽ cần diện tích lớn nên chúng tôi ưu tiên chọn những khu công nghiệp có
giá thuê không cao nhưng đảm bảo thuận lợi về sản xuất, dân sinh và pháp luật. Đồng thời
dự án có vốn đầu tư khá cao, những năm đầu hoạt động chưa đạt được công suất tối đa, lợi

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 43 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư
nhuận ít nên chúng tôi xem xét chọn những khu công nghiệp có những ưu đãi hấp dẫn đầu
tư như được miễn thuế 2 năm đầu, giảm 50% thuế vào 4 năm tiếp theo, những năm tiếp
theo có mức thuế là 17% hoặc 20%11. Bên cạnh đó, chúng tôi còn xem xét tới yếu tố khoảng
cách đến nguồn nguyên liệu chính là cao su, cụ thể là công ty TNHH quốc tế Việt Trung.
Với mục tiêu cơ sở này, chúng tôi xem xét các điều kiện khác và đưa ra cho dự án 3 giải
pháp địa điểm: Khu công nghiệp Xuyên Á, Khu công nghiệp Tân Đô, Khu công nghiệp
Thái Hòa. Sau đó chúng tôi xem xét các yếu tố thuận lợi về địa hình, cơ sở hạ tầng và các
dịch vụ hỗ trợ.
Bảng 4.1 Các phương án địa điểm
Tên Thông tin chung Mục tiêu chung
Khu công Đường tỉnh 824, xã Mỹ Hạnh Bắc, Khu công nghiệp Xuyên Á là khu
nghiệp huyện Đức Hoà, Long An. Cách trung công nghiệp đầy triển vọng nhất
Xuyên Á tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng trong các khu công nghiệp tại
30km, quốc lộ Xuyên Á 7km, sân bay Long An. Phù hợp cho các doanh
Tân Sơn Nhất khoảng 20 km, ga Bình nghiệp như: Công nghiệp chế
Triệu 22km, đến cảng Sài Gòn 28km. biến, công nghiệp nhẹ, công
Cách Công ty TNHH quốc tế Việt nghiệp kỹ thuật cao, công nghiệp
Trung 16.2km. lắp ráp, công nghiệp hóa chất.
Khu công Tọa lạc tại Đức Hoà Hạ, huyện Đức Ngành nghề tiếp nhận đầu tư phải
nghiệp Tân Hoà, tỉnh Long An. Phía Bắc giáp kênh có không gian sản xuất bền vững,
Đô An Hạ, phía Đông Nam giáp Bình Lợi, hiệu quả, thân thiện với môi
Bình Chánh, Tp. HCM, Phía Tây giáp trường như công nghiệp điện tử
Cụm công nghiệp Hải Sơn. Cách Công viễn thông, cơ khí luyện kim, chế
ty TNHH quốc tế Việt Trung 22.5km. biến thực phẩm giải khát, chế
biến gỗ, dệt may, hóa chất.
Khu công Tọa lạc tại xã Đức Lập Hạ, huyện Đức Tập trung đa ngành, đa quy mô
nghiệp Thái Hoà, tỉnh Long An. Là địa bàn lý tưởng như ngành công nghiệp điện-
Hòa (trung tâm vùng động lực phát triển điện tử, công nghiệp sản xuất các
phía Nam: Tp. HCM, Bình Dương, sản phẩm phục vụ nông lâm ngư
Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và các nghiệp, công nghiệp sản xuất
tỉnh miền Tây Nam Bộ, gần các cửa hàng tiêu dùng trong nước và
khẩu) cho các Doanh nghiệp đầu tư, xuất khẩu, công nghiệp cơ khí
sản xuất, phát triển công nghiệp và chế tạo máy, ngành công nghiệp
xuất khẩu hàng hóa sang thị trường nhẹ.
Campuchia, Thái Lan, Lào.
Tổng diện tích 100ha. Cách Công ty
TNHH quốc tế Việt Trung 25.8km

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 44 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư
Kết luận: Phương án địa điểm là yếu tố quan trọng để thành lập nhà máy mới, việc
cân nhắc các yếu tó liên quan để lựa chọn cần được xem xét kỹ lưỡng. Ba phương án trên
đều có khoảng gần gần nhất đến nhà cung cấp nguyên vật liệu chính. Sau khi xem xét các
yếu tố về vị trí, cơ sở hạ tầng, ưu đãi đầu tư, chi phí thuê mặt bằng, các dịch vụ hỗ trợ của
ba phương án trên chúng tôi quyết định chọn khu công nghiệp Xuyên Á .
4.2.2. Mô tả địa điểm xây dựng dự án
4.2.2.1 Lợi thế về vị trí
Khu công nghiệp Xuyên Á tọa lạc tại xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa, Long An
có những lợi thế về vị trí như sau: Phía Đông giáp kênh ranh TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Long
An, phía Tây tiếp giáp kênh thủy lợi, phía Bắc giáp kênh ranh TP Hồ Chí Minh và tỉnh
Long An, phía Nam giáp đường tỉnh 824. Các trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30km,
quốc lộ Xuyên Á 7km, sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 20km, ga Bình Triệu 22km, trung
tâm thành phố Tân An 20km, cảng Sài Gòn 28km, Tân Cảng 25km. Nhiệt độ bình quân
năm 27.5 độ. Kết nối giao thông trực tiếp với Đường tỉnh 824. Hệ thống giao thông trong
KCN đã được hoàn thiện. Giao thông nội bộ trong KCN lộ giới từ 10-40m, được thiết kế
với tải trọng trục là 10-30 tấn. Tất cả những yếu tố trên giúp việc vận chuyển nguyên liệu,
hàng hóa được dễ dàng và thuận lợi.
4.2.2.2 Lợi thế về cơ sở hạ tầng
Cấp điện: Hệ thống điện trung thế thuộc mạng lưới điện quốc gia từ nguồn điện trung
thế 22 KV nối từ trạm biến thế 110KV Bến Lức và Đức Hòa, được cung cấp đến hàng rào
các nhà máy, xí nghiệp. Giá điện: theo giá công bố của Điện lực Đức Hòa
Cấp nước: Nguồn nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt tại KCN do Nhà máy nước
Phú Mỹ Vinh cung cấp đảm bảo về chất lượng và số lượng đến các nhà đầu tư trong KCN.
Công suất: 5.000m3/ngày đêm.
Xử lý nước: Nước thải cục bộ trong từng nhà máy, xí nghiệp được xử lý đạt tiêu
chuẩn theo quy định trước khi thải ra mạng lưới cống trong KCN và được tiếp tục làm sạch
tại trạm xử lý nước thải của KCN có công suất 10.000 m³/ngày đêm. Nước thải sẽ được xử
lý đạt tiêu chuẩn TCVN trước khi cho thải ra rạch và sông Vàm Cỏ Đông.
Dịch vụ bưu chính viễn thông: Thiết lập mạng lưới bưu chính viễn thông hiện đại
đạt tiêu chuẩn quốc tế như dự kiến trang bị MDF, hệ thống điện thoại và đường truyền
internet tốc độ cao do ngành bưu chính viễn thông lắp đặt, có khả năng đáp ứng mọi yêu
cầu của nhà đầu tư.
Tiện ích công cộng: Hệ thống thoát nước mưa riêng với thoát nước thải được xây
dựng hoàn chỉnh. Hệ thống cây xanh được bố trí phân tán toàn khu vực có tác dụng tốt cho
việc xử lý vệ sinh môi trường chống ô nhiễm (tiếng ồn, bụi, khói) và tạo cho cảnh quan
toàn KCN được đẹp mắt, sạch sẽ và tạo môi trường làm việc thoải mái cho người lao động.
SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 45 -
Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư
4.2.2.3 Lợi thế về thuế và các chính sách12
Thuế suất ưu đãi 17% trong thời gian mười năm (10 năm) áp dụng đối với doanh
nghiệp thành lập mới.
Miễn thuế 2 năm 100% và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với
doanh nghiệp

Hình 4.1 Vị trí khu đất xây dựng nhà máy

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 46 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư

Lô đất chọn

Hình 4.2 Ảnh vệ tinh vị trí lô đất xây dựng

Kết luận: Qua những phân tích như trên, vị trí đặt nhà máy có diện tích quy hoạch
là 6.555 ha với những ưu đãi và hỗ trợ của địa phương cùng với những lợi thế về vị trí đắt
địa, hệ thống giao thông rất thuận lợi và gần nguồn nguyên liệu. Chính vì vậy nơi đây được
lựa chọn làm địa điểm xây dựng cho dự án.

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 47 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư

CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC
ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
5.1. TÍNH TOÁN NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT
Đất sử dụng cho dự án sẽ bao gồm hai hạn mục là: Hạng mục các công trình chính
và các hạng mục tổng thể.
Khu sản xuất chính:
- Khu sản xuất chính: Căn cứ vào hệ thống máy móc, không gian giao thông đi lại,
thiết bị vận chuyển, khu vực bão dưỡng thiết bị máy móc đảm bảo được thuận lợi, an toàn
với diện tích 220*40 = 8,800 m2
- Kho chứa nguyên liệu vật liệu: Nếu đạt công suất tối đa thì mỗi ngày công ty sẽ
sản xuất 2480 lốp các loại, số lượng cao su sử dụng khoảng 44.48 (tấn/ngày). Cao su nguyên
liệu được cắt thành từng mảng có khối lượng mỗi mảng là 20kg xếp chồng lên nhau thành
20 lớp trên 1 palet. Vì số lượng cao su ở có sẵn trong nước và nhà cung cấp không xa so
với nhà máy nên công ty quyết định dự trữ trong vòng 1 tuần. Số lượng dự trữ 1 tuần là
44.48*7=311.36 tấn. Vậy diện tích kho nguyên vật liệu là 311.36/0.020/20=778.4 m2. Cao
su chiếm tỷ lệ lớn nhất là 45% tỷ trọng trong số các nguyên vật liệu, vì vậy diện tích chứa
các nguyên vật liệu còn lại sẽ gần gấp đôi diện tích chứa cao su. Với những số liệu tính toán
trên và mặt bằng khu đất cho phép thì công ty quyết định chọn diện tích 45*35 = 1,575 m2
được bố trí để chứa nguyên vật liệu cho nhà máy.
- Nhà kho chứa vật tư: Được đặt cạnh bãi tập kết xe và đối diện khu sản xuất chính.
Nhà kho dung để chứa dụng cụ dung cho sản xuất và bão dưỡng các vật dụng khác hoặc là
các phụ tùng thay thế. Nhà kho có diện tích 25*45=1,125 m2
- Khu thí nghiệm và chạy thử: Những sản phẩm mới sẽ được thử nghiệm để kiểm
tra chất lượng tại đây. Diện tích bố trí 25*45 = 1,125 m2.
- Khu chứa phế phẩm: Những sản phẩm không đạt chất lượng sẽ được đưa đến khu
này và sau đó thanh lý cho những khách hàng tái chế thành những sản phẩm cao su khác
như dép. Với diện tích là 26*35=910 m2
- Khu vực tinh luyện cao su: Cao su nguyên liệu sẽ được phân loại, làm sạch sau quá
trình dự trữ, vận chuyển trước khi đưa vào sản xuất. Với diện tích là 26*40= 1,040 m2.
- Khu chứa lốp thành phẩm: Lốp thành phẩm sau khi xuất một phần sẽ được chuyển
đi cho các khách hàng, công ty chỉ dự trữ số lượng lốp ở các mùa cao điểm và khoảng 30%
số lượng sản phẩm sản xuất 1 năm tức 180,000 lốp/năm tương đương 500 lốp/ ngày. Sản
phẩm sẽ được đưa tới các đại lý trong vòng 2 ngày vì thế công ty cần diện tích dự trữ 1000
lốp. Diện tích khoảng 50*40=2,000 m2.
Khu điều hành:

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 48 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư
- Nhà văn phòng điều hành: bao gồm các phòng ban phòng giám đốc, phòng nhân
sự, phòng kỹ thuật, phòng tài chính, phòng sản xuất, phòng marketing có diện tích các
phòng như nhau 10*10 =100 m2. Ngoài ra khu này bố trí thêm khu nghỉ ngơi, sảnh chờ,
nhà vệ sinh, khu bếp. Thiết bị được bố trí phù hợp với từng phòng. Với tổng diện tích nhà
văn phòng điều hành 43.26*42.58 = 1,842.01 m2.
Khu phục vụ và phụ trợ:
- Nhà ăn và căn tin: Với diện tích 44*10=220 m2 được bố trí gần khu hành chính.
- Nhà bảo vệ: bao gồm 4 vị trí thuộc 4 cổng ra vào của nhà máy với diện tích mỗi nhà
4*4 = 16 m2
- Nhà xe: Nhà xe được thiết kế cho công nhân viên nhà máy và được đặt gần các cổng
ra vào, với vị trí này quá trình di chuyển của công nhân viên sẽ không ảnh hưởng tới các
phương tiện khác đang lưu thông. Diện tích công ty chọn cho nhà xe 25*6=150 m2 và được
bố trí gần 4 cổng với tổng diện tích nhà xe là 600 m2.
- Bãi tập kết xe: Bãi tập kết xe được thiết kế rộng rãi, phân làn hợp lý với diện tích
25*45=1,125 m2. Bãi tập kết xe sẽ tạo điều kiện cho xe nguyên liệu ra vào và xe thành
phẩm, giảm thiểu tình trạng ách tắc giao thông khi có nhiều xe cùng lưu thông. Ngoài ra,
quá trình nhập và xuất nguyên vật liệu cũng không làm gián đoạn các phương tiện khác.
- Trạm nước: Diện tích bể chứa nước 45*20=900 m2
- Trạm điện: Với diện tích 15*7=105 m2 được bố trí để cung cấp không khí và năng
lượng điện cho nhà máy.
- Khu xử lý nước thải: Diện tích khu xử lý nước thải là 25*10=250 m2
- Nhà vệ sinh: Với kích thước 8*8 =64 m2 được bố trí gồm 2 vị trí sao cho việc đi lại
dễ dàng và sẽ được đặt ở nơi cuối hướng gió hoặc có nhiều cây xanh. Nhà vệ sinh sẽ có
không gian tắm và vệ sinh, sẽ có công nhân vệ sinh thường xuyên đảm bảo môi trường luôn
sạch. Tổng diện tích nhà vệ sinh 128 m2
- Đất mở rộng: Vì công ty thuê phần đất có diện tích lớn nhưng không sử dụng hết
nên sẽ cho thuê lại và sử dụng khi cần mở rộng nhà máy. Diện tích đất mở rộng là 17,250
m2 .
- Giao thông tổng thể và cây xanh: Gồm hệ thống đường và vỉa hè lưu thông trong
toàn bộ nhà máy. Đường quy hoạch 10m đủ cho xe nâng và xe tải trọng lớn chạy hai chiều
dễ dàng bốc lốp, nguyên vật liệu và quay đầu xe. Cây xanh sẽ được phân bổ quanh khu sản
xuất để đảm bảo mỹ quang và hạn chế bụi. cây xanh được bố trí trước khu hành chính, gần
khu nhà ăn và dọc tuyến đường chính.

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 49 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư
Bảng 5.1 Bảng tổng hợp nhu cầu sử dụng đất của dự án
TỈ
SỐ KÍCH THƯỚC DIỆN TÍCH
STT HẠNG MỤC LỆ
LƯỢNG (m) (m2)
(%)
I KHU SẢN XUẤT CHÍNH 16,575.00 25.29
1 Phân xưởng sản xuất 1 220 * 40 8,800 13.42
2 Khu chứa nguyên vật
1 45 * 35 1,575 2.40
liệu
3 Nhà kho chứa vật tư 1 45 * 25 1,125 1.72
4 Khu thí nghiệm và chạy
1 45*25 1,125 1.72
thử
5 Khu chứa phế phẩm 1 26*35 910 1.39
6 Khu vực tinh luyện cao su 1 26*40 1,040 1.59
7 Khu chứa lốp thành phẩm 1 50*40 2,000 3.05
II KHU ĐIỀU HÀNH 1 43.26 *42.58 1,842.01 2.81
III KHU PHỤ TRỢ VÀ PHỤC VỤ 3,612 5.51
1 Nhà ăn và căn tin 1 44 * 10 440 0.67
2 Nhà bảo vệ 4 4*4 64 0.10
3 Nhà xe 4 25 * 6 600 0.92
4 Bãi tập kết xe 1 45 * 25 1,125 1.72
5 Trạm nước 1 45 * 20 900 1.37
6 Trạm điện 1 15 * 7 105 0.16
Khu vực xử lí nước
7 1 25 * 10 250 0.38
thải
8 Nhà vệ sinh 2 8*8 128 0.20
IV ĐẤT MỞ RỘNG 1 50*345 17,250 26.32
V GIAO THÔNG SÂN BÃI VÀ CÂY XANH 26,270.99 40.08
TỔNG CỘNG 65,550 100
5.2. PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH CHÍNH
Trong mục giải pháp công trình chính, chúng tôi sẽ xem xét các phương án xây khả
thi nhất để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và làm việc của công nhân viên, phương án xây dựng
các công trình được phân tích tại bảng như sau:

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 50 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư
Bảng 5.2 Giải pháp xây dựng
Số
STT Nội dung Phương án xây dựng
lượng
Công trình
I
chính
- Xây dựng thành 2 tầng, tầng 1 bao gồm khu
sảnh chờ, khu bếp, nhà vệ sinh, khu nghỉ
ngơi, được xây tường lát gạch, lát gạch men
1 Nhà văn phòng 1 - Tầng 2 gồm các phòng giám đốc, phòng
nhân sự, phòng kỹ thuật, phòng tài chính,
phòng marketing, phòng sản xuất, nhà được
xây tường gạch, lát gạch men, mái đúc.
2 Nhà bảo vệ 4 - Xây gạch, lát gạch men, mái tôn la phông
- Cột kèo thép, tường gạch, mái tôn lạnh, hệ
Khu sản xuất thống điều hòa khí tại xưởng cán tráng và
3 1
chính lưu hóa, hệ thống điều hòa nhiệt độ tại
xưởng thành hình.
Kho chứa nguyên
4 1 - Cột kèo bê tông, tường gạch, mái tôn lạnh.
liệu vật liệu
5 Bể nước 1 - Xây gạch, ốp gạch men.
Trạm khí và năng
6 1 - Trụ bê tông, hàng rào khung thép.
lượng
7 Nhà vệ sinh 2 - Xây gạch, lớp tôn la phông.
Nhà kho chứa vật
8 1 - Cột kèo bê tông, tường gạch, mái tôn lạnh.

Khu thí nghiệm
9 1 - Cột kèo bê tông, tường gạch, mái tôn lạnh.
và chạy thử
10 Nhà xe 4 - Trụ bê tông, mái tôn lạnh.
Khu chứa phế - Cột kèo thép liền nhịp, tường gạch, mái tôn
11 1
phẩm lạnh.
Khu vực tinh
12 1 - Cột kèo bê tông, tường gạch, mái tôn lạnh.
luyện cao su
Khu chứa thành
13 1 - Cột kèo bê tông, tường gạch, mái tôn lạnh.
phẩm
Kết luận: Với giải pháp mặt bằng tổng thể như trên cho tổng diện tích 6.5 ha, nhà
máy sản xuất mới sẽ có điều kiện thuận lợi trong việc nhập, xuất cũng như các hoạt động
sản xuất khác trong nhà máy. Không những vậy, nhà mới mới còn đảm bảo được môi trường

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 51 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư
làm việc sạch sẽ, hợp vệ sinh, thuận tiện di chuyển, tạo tinh thần cho người làm việc. Tất
cả các khu được giữ sạch sẽ, thoáng mát, đặc biệt là khu văn phòng, đây là nơi làm việc
kinh doanh cũng như gặp khách hàng. Thiết kê mặt bằng tổng thể của nhà máy được thể
hiện ở hình 5.1.

Hình 5.1 Mặt bằng tổng thể


5.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Các chất thải của nhà máy:
- Chất thải rắn sinh ra trong quá trình sản xuất chữa lốp
- Các bao bì chứa nguyên liệu
- Chất thải rắn sinh hoạt
- Khí thải có lẫn bụi cao su
- Nước thải sinh hoạt
- Tiếng ồn từ các thiết bị sản xuất
Giải pháp bảo vệ môi trường
- Chất thải rắn
Chất thải rắn của xưởng sản xuất chủ yếu là các mảnh kim loại trong lốp. lượng chất
thải rắn này ít độc tố sẽ được thu gom sau đó mang đi xử lý, không để ảnh hưởng
môi trường xung quanh.

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 52 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư
Các bao bì chứa nguyên liệu, sau khi sử dụng nguyên liệu được thu gom tận dụng
lại, hoặc tái chế để tận dụng lại, không thải bỏ ra ngoài.

Chất thải rắn sinh hoạt bao gồm các loại bao bì, giấy gói từ sinh hoạt của cán bộ
công nhân. Tuy nhiên lượng chất thải này không nhiều và được tập trung để đem đi
xử lý.

- Nước thải

Nước thải sinh hoạt sẽ được xử lý qua hệ thống xử lý nước thải của công ty trước
khi thải ra môi trường.

- Khí thải

Thực tế sản xuất đã chứng minh rằng, lượng khí thải tại xưởng sản xuất lốp rất ít,
lượng khí thải ô nhiễm dường như không có vì công nghệ sản xuất lốp hiện nay
không sinh ra khí thải.

- Tiếng ồn

Các thiết bị sử dụng trong dây chuyền sản xuất lốp là các thiết bị chỉ phát sinh tiếng
ồn nhỏ. Trong quá trình chế tạo, lựa chọn mua sắm thiết bị, sẽ lựa chọn các thiết bị
ít gây tiếng ồn nhất. Đảm bảo tiêu chuẩn về tiếng ồn của xưởng đạt được chỉ tiêu
trong giới hạn cho phép.

5.4. AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY


• An toàn lao động:
Vấn đề an toàn lao động được quan tâm và được đặt ra ngay từ khâu thiêt kế ban
đầu. Trong việc lựa chọn các thiết bị trong dây chuyền cũng như thiêt bị lắp đặt đường ống,
phối thao phải luôn tuân thủ các tiêu chuẩn, quy phạm. Các thiết bị mua mới và hệ thống
đường ống, phối thao trong dây chuyền sản xuất đều được thiết kế chế tạo theo tiêu chuẩn,
quy chuẩn hiện hành. Các bộ phận máy móc khi hoạt động ở trạng thái quay và chuyển
động qua lại đều phải có chụp an toàn. Cầu thang, sàn thao tác đều có tay vịn, lan can phòng
hộ và rào chắn.

Công ty sẽ trang bị đủ các thiêt bị bảo hộ lao động cho công nhân như quân áo,
giày, mũ, gang tay bảo hộ lao động. Cán bộ và công nhân tham gia sản xuất được huấn
luyện và kiểm tra kỹ các kiên thức về an toàn trong sản xuất.

Điều kiện chủ yếu để đảm bảo an toàn sản xuất là tuân thử đúng chế độ kỹ thuật,
các bản chỉ dẫn vận hành và chỉ dẫn an toàn lao động cho người vận hành.

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 53 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư

• Phòng cháy chữa cháy

Kết cấu xây dựng trong các hạng mục xây dựng đều bằng những vật liệu khó
cháy như sắt, thép, bê tông nên đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ tốt. giữa các nhà
xưởng, giữa các thiết bị đều có cự ly an toàn đạt yêu cầu của quy phạm phòng cháy.

Tất cả đường dây điện động lực và ánh sáng đi trong nhà phải lắp đúng quy
chuẩn. Tất cả các thiết bị công nghệ, thiết bị điện phải được tiếp đất tĩnh điện theo yêu cầu.
Nhà và công trình được nối với hệ thống nối đất đảm bảo tiêu chuẩn an toàn.

Hệ thống bình cứu hỏa, họng chờ cấp nước cứu hỏa được mau sắm và lắp đặt
đảm bảo.

5.5. LỊCH TRÌNH XÂY DỰNG DỰ ÁN

Hình 5.2 Lịch trình xây dựng dự án

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 54 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư
Tiến độ thực hiện dự án trong thời gian xây dựng được lập trên phần mềm Ms.Project
(Hình 5.2). Nhờ đó, việc giám sát xây dựng được chặt chẽ và cụ thể, các công việc và chi
phí được xác định rõ ràng sẽ đảm bảo được tiến độ làm việc. Ngoài ra, dựa vào tiến độ
Ms.Project theo dõi được phần trăm công việc hoàn thành và ngày hoàn thành công việc để
các kỹ thuật viên và nhà quản lý dự án có thể quản lý tiến độ thực hiện một cách dễ dàng
và nhanh chóng hơn.

KẾT LUẬN: Thiết kế mặt bằng tổng thể và bố trí các khu vực của nhà máy một cách hợp
lý với quy trình sản xuất và thuận tiện cho việc di chuyển cả trong lẫn ngoài nhà máy. Ngoài
ra, việc xem xét và đưa ra các giải pháp về bảo vệ môi trường khi đưa dự án vào khai thác
cũng được chú trọng cao.

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 55 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư

CHƯƠNG 6 TỔ CHỨC QUẢN LÝ NHÂN SỰ


6.1 LỰA CHỌN HÌNH THỨC TỔ CHỨC QUẢN LÝ XÂY DỰNG DỰ ÁN
Theo nghị định 59/2015/NĐ – CP về quản lý quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình, nghị định số 42/2017/NĐ – CP ngày 05 tháng 4 năm 2017 về sửa đổi bổ sung một số
điều nghị định số 59/2017/NĐ – CP ngày 18/06/2015 của chính phủ về quản lý dự án đầu
tư xây dựng, dựa theo quy mô của dự án, năng lực thực sự của chủ đầu tư, chúng tôi chọn
mô hình quản lý: Chủ đầu tư thuê Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng. Ban quản lý dự án
trực tiếp chọn ra các đơn vi tư vấn thiết kế và tư vấn giám sát cho dự án, các nhà thầu xây
dựng và thiết bị để hỗ trợ cho dự án.

Chủ đầu tư
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kể từ giai đoạn
chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi khi bàn
giao công trình vào khai thác sử dụng để đảm bảo
tính hiệu quả, tính khả thi của dự án và tuân thủ các
quy đinh của pháp luật

Ban quản lý dự án

Tư vấn Tư vấn Nhà thầu


Giám sát Thiết kế Xây dựng

Hình 6.1 Hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư

Tổ chức được phân chia thành nhiều đơn vị nhỏ để tăng tính hiệu quả, phân cấp
quyền lực và nghĩa vụ giữa các bộ phận. Dự án lựa chọn hình thức tổ chức quản lý theo
chức năng với hình thức thiết lập các đơn vị của tổ chức dựa trên các chức năng riêng biệt.
Điều này sẽ tạo tính chuyên môn hóa, tránh xung đột trùng lặp yêu cầu từ cấp trên trong dự
án. Với tính chất là một dự án đầu tư mới, mô hình tổ chức dạng doanh nghiệp độc lập
được xác lập.

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 56 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư
6.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ VẬN HÀNH DỰ ÁN
Nhà máy sản xuất mới lựa chọn hình thức quản lý vận hành dự án đầu tư là Công ty
cổ phần. Nhiệm vụ chủ yếu của các bộ phận trong cơ cấu tổ chức quản lý vận hành dự án:
(Hình 6.2)
Giám đốc: Đề ra toàn bộ phương hướng hoạt động sao cho phù hợp với yêu cầu của
hội đồng quản trị. Chỉ đạo toàn diện công tác đầu tư phát triển, công tác sản xuất kinh doanh
và hoạt động tài chính của nhà máy.
Phó giám đốc: Truyền đạt, thực hiện và theo dõi hoạt động quản lý, điều hành kinh
doanh và sản xuất của tất cả các bộ phận. Nhận báo cáo, thông tin từ các phòng ban trực
thuộc.
Phòng Nhân sự: Nhận chỉ thị trực tiếp từ Phó giám đốc và giám đốc, cụ thể hóa các
phương hướng, nhiệm vụ của ban giám đốc. Phân bổ, lập kế hoạch cung ứng nguồn nhân
lực cả về văn phòng lẫn sản xuất trực tiếp. Kiểm soát tuyển dụng, đào tạo và phân bổ cho
toàn nhà máy.
Phòng Kỹ thuật: Tương tự với nhiệm vụ phải thực hiện với ban giám đốc. Phụ trách
kĩ thuật, công nghệ, dây chuyền sản xuất sao cho đảm bảo việc sản xuất được vận hành
xuyên suốt, trôi chảy và hiệu quả. Lập kế hoạch bảo dưỡng, thay mới máy móc, đo lượng
hoạt động của máy nhằm mục đích kiểm tra.
Phòng Tài chính: Nhận chỉ thị trực tiếp từ Phó giám đốc và giám đốc, cụ thể hóa
các phương hướng, nhiệm vụ của ban giám đốc. Chịu trách nhiệm và quản lý thu chi của
toàn bộ nhà máy. Lập kế hoạch, theo dõi, đôn đốc việc tuần hoàn thu, chuyển vốn, sử dụng
vốn. Chấp hành các quy định đầu tư, thuế trong sản xuất, kinh doanh.
Phòng Sản xuất: Lập kế hoạch sản xuất từ mức độ tổng hợp đến chi tiết. Đôn đốc
quá trình sản xuất sao cho đạt tiến độ và tối thiểu hóa chi phí nhằm thu lợi cho công ty trong
quá trình sản xuất. Tham mưu cho ban giám đốc về tình hình cũng như hướng sản xuất
cùng với đó là thông tin liên quan cho các phòng khác.
Phòng marketing: Chịu trách nhiệm trước Giám Đốc và Phó Giám Đốc trong việc
tìm kiếm khánh hàng, thị trường và tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện các hoạt động Marketing
trực tiếp tới khách hàng, phân phối sản phẩm và các chính sách phân phối.

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 57 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư

Giám Đốc

Phó Giám Đốc

P. Nhân Sự P. Tiếp Thị P. Tài Chính P. Sản Xuất P. Kỹ Thuật

Tr. Phòng Tr. Phòng Tr. Phòng Tr. Phòng Tr. Phòng

P. Phòng P. Phòng P. Phòng Quản đốc P. Phòng

Nhân viên NV R&D Nhân viên Q.lý kho KS CNghệ

NV Mar Thủ quỹ KCS KS Điện

KS Cơ
Hình 6.2 Cơ cấu tổ chức quản lý nhà máy trong thời gian vận hành
6.3 DỰ KIẾN NHÂN SỰ VÀ CHI PHÍ NHÂN LỰC VẬN HÀNH DỰ ÁN

Với sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của nhà máy (Hình 6.2), chúng ta cần phải có số
lượng công nhân viên cụ thể tại các vị trí cụ thể của nhà máy. Chúng ta chia công nhân viên
tại nhà máy thành hai loại sau:
- Lao động gián tiếp: là lao động không trực tiếp sản xuất nhưng lại đóng góp vào
quá trình tạo ra sản phẩm và bán sản phẩm đó. Lực lượng này chính là các phòng ban với
yêu cầu về trình độ học vấn và kỹ năng văn phòng, quản lý, xử lí tình huống cao. Số lượng
công nhân lao động trực tiếp được phân bổ như Bảng 6.1
- Lao động trực tiếp: Là lực lượng trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất của nhà
máy. Dựa theo công suất máy và mức độ quan trọng của các bộ phận sản xuất, mức độ phức
tạp của các bộ phận mà yêu cầu về số lượng công nhân tại các bộ phận đó. Số lượng công
nhân lao động trực tiếp được phân bổ như Bảng 6.2

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 58 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư
Bảng 6.1 Lao động gián tiếp của Công ty
STT Chức vụ Số lượng
I Ban giám đốc 3
1 Giám đốc 1
2 Phó giám đốc 1
3 Thư ký 1
II Phòng Nhân sự 5
1 Trưởng phòng 1
2 Phó phòng 1
3 Nhân viên 3
III Phòng Kỹ thuật 17
1 Trưởng phòng 1
2 Phó phòng 1
3 Kỹ sư Công nghệ 5
4 Kỹ sư Điện 5
5 Kỹ sư Cơ 5
IV Phòng Tài chính 7
1 Trưởng phòng 1
2 Phó phòng 1
3 Nhân viên 4
4 Thủ quỹ 1
V Phòng sản xuất 17
1 Trưởng phòng 1
2 Quản đốc 3
3 Quản lý kho 3
4 KCS 10
VI Phòng marketing 11
Trưởng phòng 1
Phó phòng 1
Nhân viên R&D 3
Nhân viên Marketing 6
VII Ban bảo vệ 10
1 Nhân viên bảo vệ 10
TỔNG CỘNG 69

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 59 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư
Bảng 6.2 Lao động trực tiếp của Công ty
STT CHỨC VỤ SỐ LƯỢNG/CA SỐ CA
1 Công nhân cán tráng 4 2
2 Công nhân luyện nóng 3 2
3 Công nhân ép vải 1 2
4 Công nhân dây chuyền vải thép 1 2
5 Công nhân dây chuyền ép đùn nóng 2 2
6 Công nhân dây chuyền ép đùn nguội 2 2
7 Công nhân dây chuyền ép đùn kín khí 1 2
8 Công nhân đánh tanh 4 2
9 Công nhân vòng tanh 4 2
10 Công nhân cắt nhiều dao 1 2
11 Công nhân cắt vải 90 độ 2 2
12 Công nhân thành hình 10 3
13 Công nhân cắt vải thân 2 2
14 Công nhân lưu hóa 5 3
15 Công nhân kiểm tra ngoại quan 5 2
16 Công nhân kiểm tra X quang 1 2
17 Công nhân kiểm tra bọt khí 1 2
18 Công nhân kiểm tra cân bằng-đồng đều 1 2
19 Công nhân trạm nước 1 2
20 Công nhân trạm khí và năng lượng 2 2
21 Công nhân phục vụ vệ sinh 6 2
22 Công nhân vận chuyển 10 3
TỔNG CỘNG 69 163
❖ Với chế độ làm việc 1 ca – 8 tiếng trong ngày theo giờ hành chính với các ngày nghỉ
lễ: nghỉ tết nguyên đán: 5 ngày, 30 tháng 4 và 1 tháng 5: 2 ngày; 2 tháng 9: 1 ngày; 10 tháng
3 (âm lịch): 1 ngày; Tết dương lich: 1 ngày. Ngoài ra cho phép nghỉ 52 ngày chủ nhật, nghỉ
phép 12 ngày.
Vì vậy, số tháng làm việc thực tế trong năm là 12 – 2.5 = 9.5 (tháng).
Công ty sẽ tính lương với số tháng lương là 13 tháng. Theo toàn bộ chi tiết trên,
chúng ta thiết lập chi phí lương lao động và xác định được mức lượng tổng thể phải chi
trả trong vòng 1 năm là 14,770.60 triệu đồng.

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 60 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư
Bảng 6.3 Thành phần tổng hợp chi phí lương
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT Lao động Quỹ lương / năm
1 Lao động gián tiếp 8,027.50
2 Lao động trực tiếp 6,743.10
Tổng cộng 14,770.60
(Xem chi tiết ở Phụ lục 5)
6.4 TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO TẠO
6.4.1. Cách thức tuyển dụng nhân sự cho dự án
Tìm ra những người có đủ năng lực thực hiện thành công dự án, dựa trên nguyên tắc
tính minh bạch và cạnh tranh. Việc tuyển dụng được thực hiện qua các bước:
- Xác định nhu cầu về nhân lực cần tuyển dụng cũng như mức lao động
- Thông báo tuyển dụng qua các phương tiện truyền thông, internet, trung tâm giới
thiệu việc làm.
- Tiếp nhận và phân loại hồ sơ ứng viên.
- Tổ chức tuyển chọn trực tiếp.
- Thông báo kết quả tuyển dụng cho người được tuyển dụng.
6.4.2. Chương trình đào tạo, phát triển nhân sự cho dự án
- Theo cách thức đào tạo: Đào tạo trên lớp, đào tạo trên công việc, đào tạo tại chỗ.
- Theo hình thức tổ chức hoạt động đào tạo: Tổ chức đi tham quan trong và ngoài
nước, mở các lớp huấn luyện, thực hành.
Kết luận: Trong giai đoạn xây dựng chủ đầu tư thuê ban quản lý dự án để quản lý
công việc. Trong giai đoạn vận hành, Công ty phân bổ cơ cấu vận hành theo chức năng, tức
là các bộ phận sẽ thực hiện các nhiệm vụ một cách chuyên môn hóa. Với số lượng 60 nhân
viên lao động gián tiếp và 163 công nhân lao động trực tiếp sản xuất. Bên cạnh đó, việc đầu
tư nhân sự và tuyển dụng được đề cao nhằm nâng cao thêm năng lực kinh doanh và sản
xuất của công ty.

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 61 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư

CHƯƠNG 7 TỔNG MỨC ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN CHO DỰ ÁN


7.1. CĂN CỨ PHÁP LÝ
Theo nghị định số 32/2015/NĐ-CP thì tổng mức đầu tư xây dựng là toàn bộ chi phí
đầu tư xây dựng của dự án được xác định phù hợp với thiết kế cơ sở và các nội dung khác
của Báo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng. Tổng mức đầu tư xây dựng của dự án bao
gồm các chi phí sau: Chi phí thuê đất (Gtđ), chi phí xây dựng (Gxd), chi phí thiết bị (Gtb),
chi phí quản lý dự án (Gqlda), chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (Gtv), chi phí khác (Gk), chi
phí dự phòng (Gdp). Tổng mức đầu tư được tính theo công thức:
TMĐT = Gtđ + Gxd + Gtb + Gqlda + Gtv + Gk + Gdp
Tổng mức đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất lốp Radial toàn thép tại tỉnh Long An
dựa vào các căn cứ sau:
- Quyết định số 1291/QĐ-BXD, ngày 12/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng về
công bố suất đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công
trình năm 2017.
- Quyết định số 79/ QĐ-BXD, ngày 15/02/2017 của Bộ Xây Dựng về công bố Định
mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng.
- Thông tư số 06/2016/TT-BXD, ngày 10/03/2016 của Bộ Xây Dựng về hướng dẫn
xác định và quản lý chi phí tư vấn đầu tư xây dựng.
- Thông tư số 209/2016/TT-BTC, ngày 10/11/2016 của Bộ Tài Chính quy định mức
thu, chế độ thu, nộp, quản lý và xử dụng chi phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng, phí thẩm
định thiết kế cơ sở.
- Thông tư số 258/2016/TT-BTC, ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính về việc quy định
mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định phê duyệt thiết kế phòng cháy
và chữa cháy.
- Thông tư số 210/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài Chính về quy định mức
thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định thiết kế kỹ thuật, phí thẩm định dự
toán xây dựng.
- Thông tư số 09/2016/TT-BTC, ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính về việc quy định
quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.
- Thông tư 329/2016/TT-BTC, ngày 26/12/2016 của Bộ Tài Chính về hướng dẫn thực
hiện một số điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13/11/2015 của chính phủ quy
định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
- Luật số 13/2008/QH12 của Quốc Hội về luật thuế giá trị gia tăng ngày 03/06/2008.
7.2. DỰ TÍNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ
7.2.1. Tỷ giá tính toán
1USD = 23,150 VNĐ

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 62 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư
Tỷ giá USD được tính theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng áp dụng tháng 11/2019
công thêm biên độ giao động 1% và tỷ giá giao dịch của ngân hàng Sacombank bình quân
tháng 11/2019.
7.2.2. Phương pháp lập tổng mức đầu tư
Tổng mức dầu tư được lập dựa trên thiết kế cơ sở của dự án và phương pháp hỗn
hợp (Nghị định số 32/2015 NĐ/CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu
tư xây dựng công trình).
Tổng mức đầu tư bao gồm các chi phí: Chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi
thường giải phóng mặt bằng và tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây
dựng; chi phí khác; chi phí dự phòng.
Tính toán các chi phí này như sau:
7.2.2.1. Chi phí cố định
• Chi phí xây dựng (Gxd)
Tổng chi phí xây dựng của dự án bao gồm chi phí xây dựng các hạng mục: chi phí
xây dựng các công trình sản xuất chính, các công trình phục vụ, phụ trợ, hệ thống kỹ thuật
như đường giao thông nội bộ, cấp điện, cấp nước.
Chi phí xây dựng được tính dựa trên suất vốn đầu tư xây dựng công trình năm 2018
do Bộ xây dựng ban hành ngày 12/10/2018. Chi phí xây dựng được tính theo công thức như
sau:
Gxd = Diện tích (m2) x Đơn giá/m2.
Chi phí xây dựng trước thuế VAT là 114,412.19 triệu đồng.
Chi phí xây dựng sau thuế VAT là 125,853.41 triệu đồng.
(Xem chi tiết ở Phụ lục 1)
• Chi phí thiết bị công trình (Gtb)
▪ Chi phí thiết bị
- Đơn giá thiết bị: Căn cứ vào nhu cầu trang thiết bị trong dự án ta có hệ thống
máy móc thiết bị cần mua sắm, đơn giá của máy móc, thiết bị được lấy từ thông báo
giá của các doanh nghiệp tin cậy và giá cả trên thị trường tại thời điểm lập dự án.
- Các chi phí khác tính vào giá thiết bị bao gồm:
+ Chi phí vận chuyển, ủy thác thiết bị nhập khẩu, giám định thiết bị, mở L/C
(Letter of Credit), bảo hiểm tại Việt Nam, phí hải quan được tạm tính bằng 2% thiết
bị nhập.
+ Chi phí vận chuyển trong nước về công trường tạm tính 1% giá trị thiết bị.
+ Thuế VAT: 10%
SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 63 -
Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư
▪ Chi phí lắp đặt thiết bị: Tạm tính bằng 1% chi phí máy móc thiết bị cần
được lắp đặt.
▪ Chi phí chuyển giao công nghệ kỹ thuật và đào tạo: Tạm tính bằng 1% chi
phí máy móc, thiết bị.
Chi phí thiết bị trước thuế VAT là 1,642,355.13 triệu đồng.
Chi phí thiết bị sau thuế VAT là 1,806,590.64 triệu đồng.
(Xem chi tiết ở phụ lục 2)
7.2.2.2. Chi phí thuê đất (Gtđ)
Địa điểm xây dựng nhà máy là khu đất thuộc khu công nghiệp Xuyên Á tỉnh Long
An. Với tổng diện tích dự kiến thuê là 190*345 = 6,550 m2 thời gian thuê là 55USD/m2/50
năm tương đương với 1,277,000 VNĐ/ m2/50 năm. Thời gian hoạt động của khu công
nghiệp Xuyên Á đến năm 2056.
Chi phí thuê đất là 60,269.29 triệu đồng.
7.2.2.3. Chi phí quản lý dự án (Gqlda)
Chi phí quản lý dự án là chi phí cần thiết cho chủ đầu tư để tổ chức quản lý và thực
hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn
thành nhiệm vụ bàn giao công trình và khai thác sử dụng được xác định.
Theo Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây Dựng hướng dẫn
xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng, kết hợp với Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày
15/02/2017 của Bộ Xây Dựng về quyết định công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư
vấn đầu tư xây dựng thì chi phí quản lý dự án trong tổng mức đầu tư xác định theo định
mức tỷ lệ phần trăm (%) nhân với tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị. Chi phí quản lý
dự án được tính theo công thức: Gqlda = HS x (Gxd +Gtb)
Hệ số quản lý dự án được tính từ bảng nội suy và tính ra kết quả như trong phần phụ
lục 3. Sau khi tính toán, chi phí quản lý dự án trước thuế VAT là 19,592.28 triệu đồng và
chi phí quản lý dự án sau VAT là 21,551.51 triệu đồng.
7.2.2.4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (Gtv)
Chi phí tư vấn xây dựng được tính căn cứ theo quyết định số 79/QĐ-BXD về công
bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng. Chi phí tư vấn đầu tư xây
dựng công trình bao gồm phần chi phí phải trả cho các đơn vị tư vấn, những công việc mà
họ đã thực hiện theo yêu cầu của chủ đầu tư. Chi phí tư vấn và đầu tư xây dựng bao gồm
các hạng mục và cách tính cụ thể như sau:
- Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi: HS x (Gxd + Gtb).
- Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi: HS x (Gxd + Gtb).
- Chi phí thiết kế bản vẽ thi công: HS x Gxd.
- Chi phí thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công: HS x Gxd.

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 64 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư
- Chi phí thẩm tra dự toán: HS x Gxd.
- Chi phí lập HSMT, đánh giá HSDT thi công xây dựng: HS x Gxd.
- Chi phí lập HSMT, đánh giá HSDT mua sắm thiết bị: HS x Gtb.
- Chi phí giám sát thi công xây dựng: HS x Gxd.
- Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị: HS x Gtb.
Hệ số tư vấn đầu tư xây dựng được tính từ bảng nội suy và tính ra kết quả như trong
phần phụ lục 3. Sau khi tính toán ta được tổng chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (Gtv) như sau:
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng trước thuế VAT là 21,525.49 triệu đồng.
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng sau thuế VAT là 23,678.04 triệu đồng.
7.2.2.5. Chi phí khác chưa bao gồm lãi vay trong thời gian xây dựng và vốn lưu động
(Gk)
Chi phí khác bao gồm các chi phí không thuộc những chi phí trên, các khoản phí,
lệ phí theo quy định cần có để lập dự án đầu tư nhà máy sản xuất lốp. Với tổng mức đầu tư
tạm tính (TMĐTtt) là tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí thuê đất, chi phí quản
lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng. Những chi phí khác và cách tính cụ thể như sau:
- Chi phí bảo hiểm xây dựng: HS x TMĐTtt.
- Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán: HS x TMĐTtt
- Chi phí kiểm toán quyết toán dự án: HS x Gxd
- Chi phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng: HS x (Gxd + Gtb)
- Chi phí thẩm định dự toán xây dựng: HS x Gxd
- Chi phí thẩm định thiết kế bản vẽ thi công: HS x Gxd
- Phí thẩm duyệt thiết kế về PCCC: HS x TMĐTtt
- Chi phí nhà tạm hiện trường để ở và thi công: HS x Gxd
- Chi phí hạng mục chung không xác định từ thiết kế: HS x Gxd
- Chi phí chạy thử (Phụ lục 8)
Hệ số chi phí khác được tính từ bảng nội suy và tính ra kết quả như trong phần phụ
lục 3. Sau khi tính toán ta được tổng chi phí khác (Gk) như sau:
Tổng chi phí khác trước thuế VAT là 52,671.79 triệu đồng.
Tổng chi phí khác sau thuế VAT là 57,644.96 triệu đồng.
7.2.2.6. Vốn lưu động
Vốn lưu động: chi phí ứng trước để tạo ra doanh thu, là phần vốn chuẩn bị sẵn sàng
để đáp ứng cho quá trình sản xuất ngay khi kết thúc giai đoạn đầu tư. Với hệ số luân chuyển
là 12 tháng và do chủ sở hữu chi trả. Vốn lưu động bao gồm chi phí nguyên liệu, chi phí
điện nước sản xuất và sinh hoạt, chi phí lương và chi phí khác (quảng cáo-marketing, đào
tạo và quản lý, bảo hộ lao động, phụ cấp độc hại). Sau khi tính toán ta được vốn lưu động
cho 1 tháng như sau:
Vốn lưu động ước tính cho 1 tháng trước thuế VAT 91,442.88 là đồng.

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 65 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư
Vốn lưu động ước tính cho 1 tháng sau thuế VAT là 100,587.17 triệu đồng.
(Xem chi tiết ở Phụ lục 4)
7.2.2.7. Chi phí dự phòng
Theo thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 hướng dẫn xác định và quản
lý chi phí đầu tư xây dựng. Trong đó chi phí dự phòng (Gdp) được xác định bằng chi phí dự
phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh trong vòng 1 năm xây dựng theo công
thức: Gdp = 10% × (Gxd+Gtb+Gtđ+Gqlda+Gtv+Gk+VLĐ). Trong đó Gk+VLĐ là chi phí khác có
vốn lưu động chưa có lãi vay trong thời gian xây dựng. Sau khi tính toán ta được tổng chi
phí dự phòng cho dự án như sau:
Tổng chi phí dự phòng trước thuế VAT là 200,694.33 triệu đồng.
Tổng chi phí dự phòng sau thuế VAT là 220,131.67 triệu đồng.
7.2.2.8. Lãi vay trong thời gian xây dựng
Lãi vay trong thời gian xây dựng được tính chi tiết ở mục 7.3.3 và được ước tính
bằng 27,562.98 triệu đồng chiếm 1% trong tổng mức đầu tư theo quan điểm chủ đầu tư của
dự án.
7.3. NGUỒN VỐN VÀ KẾ HOẠCH HUY ĐỘNG VỐN CỦA DỰ ÁN
7.3.1. Xác định cơ cấu nguồn vốn
Tổng mức đầu tư của dự án bao gồm lãi vay và thuế VAT là
2,207,637.68 triệu đồng. Dựa vào khả năng chủ đầu tư, tổng mức đầu tư cần thiết cho dự
án và khả năng huy động vốn cho dự án, ta xác định cơ cấu nguồn vốn như sau:
Vốn chủ sở hữu: 1,199,011.40 triệu đồng, chiếm 49% tổng mức đầu tư.
Vốn vay: 1,250,000.00triệu đồng, chiếm 51% tổng mức đầu tư.
(Xem chi tiết ở Phụ lục 10)
7.3.2. Kế hoạch huy động và phân bổ vốn của dự án
Thời gian vay vốn dự kiến của dự án là 7 tháng. Công ty quyết định chọn ngân hàng
để vay vốn là ngân hàng Sacombank với mức lãi suất thấp nhất tại thời điểm lập dự án.
Công ty đủ điều kiện để vay vốn tại Ngân Sacombank. Lãi suất vay ngân hàng Sacombank
năm 2019 chỉ từ 7.8%/năm cố định.
Trên cơ sở kế hoạch huy động nguồn vốn của dự án, ta có tiến độ phân bổ vốn đầu
tư xây dựng dự án theo từng tháng. Trong thời gian dự án ở giai đoạn xây dựng, nhu cầu
vốn và kế hoạch huy động vốn dựa vào bảng tiến độ đã được xác định, qua đó có kế hoạch
rút vốn cho từng tháng. Cơ cấu nguồn vốn gồm hai phần chính là nguồn vốn chủ sỡ hữu và
nguồn vốn vay ngân hàng. Khi bắt đầu thực hiện dự án thì sử dụng vốn của chủ sỡ hữu, khi

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 66 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư
bắt đầu vào quá trình thi công, cần sử dụng vốn lớn thì dùng vốn vay của ngân hàng. Hình
7.1. thể hiện kế hoạch huy động và phân bổ vốn của dựu án.
800,000 Triệu đồng

700,000

600,000

500,000

400,000

300,000

200,000

100,000 Tháng

0
Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12
Vốn vay - - - - - 40,000.00 40,000.00 200,000.00 300,000.00 350,000.00 300,000.00 20,000.00
Vốn tự có 9,142.80 3,297.89 71,452.45 4,090.49 5,048.09 13,426.28 13,677.43 186,141.43 399,779.88 332,523.98 52,393.14 108,037.54

Hình 7.1 Kế hoạch huy động và phân bổ nguồn vốn

7.3.3. Chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng

Chiến lược huy động vốn cho dự án là vừa sử dụng vốn tự có vừa sử dụng vốn vay
nên khi kết thúc quá trình xây dựng thì tổng mức đầu tư ban đầu sẽ bao gồm cả lãi vay trong
quá trình xây dựng. Việc tính mức lãi suất vay dựa vào mức lãi suất cho vay của ngân hàng
đã vay và năm đầu tiên lãi suất vay là 7.8%, ghép lãi tháng theo công thức:
itháng = [(1+inăm)^(1/12)]-1
Trong đó itháng, inăm lần lượt là lãi suất ghép lãi theo tháng và lãi suất ghép lãi theo
năm. Ta tính được lãi suất cho vay mỗi tháng của ngân hàng là 0.63%.
Sau khi tính toán ta có tổng chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng là
27,562.98 triệu đồng.
(Xem chi tiết ở Phụ lục 10)
Kết luận: Với tổng mức đầu tư cho dự án là 2,449,011.41 triệu đồng, trong đó vốn
chủ sở hữu là 1,199,011.40 triệu đồng chiếm 49% tổng mức đầu tư và vốn vay ngân hàng
Sacombank là 1,250,000.00 triệu đồng chiếm 51% tổng mức đầu tư. Lãi vay trong thời gian
xây dựng là 27,562.98 triệu đồng.

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 67 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư

CHƯƠNG 8 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH


8.1. XÁC ĐỊNH CÁC BẢNG TÍNH CỦA PHƯƠNG ÁN ĐẦU TƯ
8.1.1. Đời dự án
Giai đoạn tính tổng vận hành là 20 năm.
Sản phẩm lốp radial toàn thép 600,000 lốp/ năm
Bảng 8.1 Sản lượng theo công suất tối đa
ĐVT: Lốp
STT Loại lốp Tỷ lệ Sản lượng
1 Có săm 30% 180,000
a Lốp xe tải nhẹ 33.3% 60,000
b Lốp xe tải cỡ trung 33.3% 60,000
c Lốp xe tải hạng nặng 33.3% 60,000
2 Không săm 70% 420,000
a Lốp xe tải nhẹ 33.3% 140,000
b Lốp xe tải cỡ trung 33.3% 140,000
c Lốp xe tải hạng nặng 33.3% 140,000
TỔNG 100% 600,000

8.1.2. Số ngày vận hành trong năm


Số ngày vận hành trong năm là 285 ngày
8.1.3. Giá bán sản phẩm
Bảng 8.2 Giá bán năm đầu đi vào vận hành
ĐVT: Triệu đồng
STT Loại lốp Giá bán
1 Có săm
a Lốp xe tải nhẹ 0.728763
b Lốp xe tải cỡ trung 3.312559
c Lốp xe tải hạng nặng 4.471955
2 Không săm
a Lốp xe tải nhẹ 0.874516
b Lốp xe tải cỡ trung 4.309054
c Lốp xe tải hạng nặng 5.366346
Doanh thu năm đầu tiên khi đi vào hoạt động là 1,118,128.99 triệu đồng.
Doanh thu năm cuối cùng của dự án là 2,277,567.67 triệu đồng.
8.1.4. Chi phí sản xuất

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 68 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư
Chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí liên quan đến quá trình sản xuất và bán hàng được
tính cho thời gian là 1 năm. Trong phân tích tài chính, chi phí sản xuất là những chi phí
được dự toán và dự báo mà có thể sinh ra trong quá trình vân hành nhà máy.
Tổng chi phí sản xuất = chi phí nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng + chi phí tiền
lương+ chi phí bão dưỡng, sữa chữa + chi phí khấu hao + chi phí tài chính + chi phí khác.
8.1.4.1. Chi phí nguyên vật liệu
Chi phí nguyên vật liệu đầu vào của việc sản xuất lốp radial toàn thép là: cao thiên
nhiên, cao su tổng hợp, than đen, vải mành, bố thép, các chất phụ gia như dầu, silic, nhựa,
lưu huỳnh. Chúng tôi tính toán dựa trên hàm lượng tích lũy của mỗi yếu tố của mỗi loại
lốp. Đơn giá nguyên vật liệu được tính toán theo giá thị trường tại thời điểm tháng 11 năm
2019.
Tổng chi phí nguyên vật liệu (năm đầu) trước thuế VAT là 798,663.56 triệu đồng.
Tổng chi phí nguyên vật liệu (năm đầu) sau thuế VAT là 878,529.92 triệu đồng.
(Xem chi tiết Phụ lục 7)
8.1.4.2. Chi phí điện, nước, xử lý nước thải.
Bảng 8.3 Tổng hợp chi phí điện trước VAT
ĐVT: Triệu đồng
Lượng điện tiêu Điện năng tiêu
STT Gía điện Tổng chi phí
thụ thụ
1 Điện sản xuất 0.001388 17,451,576 24,222.79
2 Điện sinh hoạt 0.001606 1,057,174,551 1,697.82
TỔNG CỘNG 25,920.61
Chí phí điện = Đơn giá * Điện năng tiêu thụ. Đối với từng loại điện năng tiêu thụ
(Xem chi tiết ở Phụ lục 6).
Tổng chi phí điện trước thuế VAT là 25,920.61 triệu đồng.
Tổng chi phí điện sau thuế VAT là 28,512.67 triệu đồng.
Bảng 8.4 Tổng hợp chi phí nước
Đơn vị tính: Triệu đồng
S
Số Đơn Chi Số ngày làm Chi phí
T Nước tiêu thụ
lít/ngày giá/lít phí/ngày việc /năm (Chưa VAT)
T
1 Nước sản xuất 25,000 7.00E-06 0.175 285 49.88
2 Nước tưới cây sân bãi 10,000 7.00E-06 0.070 285 19.95
3 Nước sinh hoạt 11,880 7.00E-06 0.083 285 23.70
TỔNG CỘNG 93.53

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 69 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư
Chí phí nước = Đơn giá * Số lít * Số ngày làm việc trong năm.
Tổng chi phí nước trước thuế VAT là 93.53 triệu đồng.
Tổng chi phí nước sau thuế VAT là 102.88 triệu đồng.
Bảng 8.5 Tổng hợp chi phí xử lý nước thải

Đơn vị tính: Triệu đồng


Chi Số ngày
LOẠI CHI KHỐI ĐƠN Chi phí
STT phí/ làm việc
PHÍ LƯỢNG/ ngày GIÁ (Chưa VAT)
ngày trong năm
Chi phí xử lý
1 nước thải 500 0.0082 4.09 285 1,166.15
(m3/ngày)
Chí phí xử lý nước thải = Đơn giá * Khối lượng/ngày * Số ngày làm việc trong năm.
Tổng chi phí xử lý nước thải trước thuế VAT là 1,166.15 triệu đồng.
Tổng chi phí xử lý nước thải sau thuế VAT là 1,282.77 triệu đồng.
8.1.4.3. Chi phí khác
Bảng 8.6 Tổng hợp chi phí khác trong năm vận hành đầu tiên

Đơn vị tính: Triệu đồng


Chi phí
Chi phí
ST năm
Khoản mục chi phí Công thức năm (có
T (không
VAT)
VAT)
Chi phí quảng cáo,
1 0.1% CP NVL năm chuẩn 1,042.07 1,146.28
marketing
2 Chi phí đào tạo, quản lý 5% CP lương năm chuẩn 775.46 853.00
3 Chi phí bảo hộ lao động 5% CP lương năm chuẩn 775.46 853.00
4 Chi phí phụ cấp độc hại 5% CP lương năm chuẩn 775.46 853.00
Tổng cộng 3,368.44 3,705.29
Chi phí quảng cáo – Marketing là toàn bộ các chi phí phát sinh ra khi bán hàng, các
dịch vụ lao động khi bán hàng và các chi phí cho các bộ phận bán hàng. Chi phí này phụ
thuộc vào lượng sản phẩm sản xuất ra do đó nó phụ thuộc vào chi phí nguyên vật liệu và
được Công ty chọn chiếm 0.1% nguyên vật liệu.
Chi phí quản lý đào tạo phụ thuộc vào lượng nhân viên và công nhân của Công ty
do đó Công ty chọn 5% chi phí lương để đảm bảo cho chi phí quản lý và đào tạo.

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 70 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư
Chi phí bảo hộ lao động phụ thuộc vào lượng nhân viên và công nhân của Công ty
do đó Công ty chọn 5% chi phí lương để đảm bảo cho chi phí bảo hộ lao động.
Chi phí phụ cấp độc hại phụ thuộc vào lượng nhân viên và công nhân của Công ty
do đó Công ty chọn 5% chi phí lương để đảm bảo cho chi phí phụ cấp độc hại.
8.1.4.4. Chi phí khấu hao và phân bổ
Áp dụng phương pháp khấu hao đều theo từng năm đối với nhà xưởng, thiết bị và
phân bổ chi phí. Cụ thể, đối với nhà xưởng khấu hao 20 năm; đối với thiết bị máy móc khấu
hao 10 năm, khấu hao tái đầu tư thiết bị máy móc cho 10 năm còn lại; khấu hao 5 năm lần
thứ nhất, 5 năm lần thứ hai, 5 năm lần thứ 3 đối với thiết bị văn phòng; phân bổ chi phí bao
gồm chi phí mua đất, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí dự
phòng và chi phí khác (có lãi vay trong thời gian xây dựng) trong vòng 5 năm.
(Xem chi tiết ở Phụ lục 11)
8.1.4.5. Chi phí sửa chữa lớn
Chi phí sửa chữa lớn là chi phí sửa chữa tài sản xố định sau khi đi vào vận hành, bao
gồm sửa chữa đại tu và được lặp lại cứ mỗi 5 năm 1 lần. Chi phí sửa chữa lớn được ước
tính bằng 2.5% giá trị máy móc thiết bị và nhà cửa kiến trúc và bằng 48,452.14 triệu đồng.
8.1.4.6. Chi phí bảo trì máy móc thiết bị và nhà xưởng
Chi phí bảo trì máy móc thiết bị và nhà xưởng là những chi phí sửa chữa và bảo
dưỡng tài sản cố định sau khi đi vào vận hành, bao gồm sửa chữa trùng tu và tiểu tu. Việc
tính toán theo nguyên tắc như sau:
- Chi phí bảo trì máy móc thiết bị và nhà xưởng hàng năm bằng giá trị gốc
của tài sản cố định là máy móc thiết bị và nhà cửa vật kiến trúc x tỷ lệ chi
phí bảo trì máy móc thiết bị và nhà xưởng
- Tỷ lệ chi phí bảo trì máy móc thiết bị và nhà xưởng cho nhà máy là 0.2%
của giá trị gốc của TSCĐ trong 5 năm đầu khi dự án đi vào hoạt động và
bằng 0.5% trong các năm tiếp theo đến hết đời dự án.
Sau khi tính toán, chi phí bảo trì máy móc thiết bị và nhà xưởng 5 năm đầu là
3,876.17 triệu đồng và những năm còn lại là 9,690.43 triệu đồng.
8.1.4.7. Chi phí tài chính
Chi phí tài chính là toàn bộ các chi phí phát sinh trong khi huy động vốn cho nhà
máy, bao gồm lãi vay trong thời gian vận hành nhà máy. Các chi phí tài chính này được
tính vào chi phí sản xuất.
Kết luận: Chi phí hằng năm của dự án bao gồm 2 hạng mục: chi phí biến đổi và chi
phí cố định. Trong đó chi phí cố định bao gồm các loại chi phí: bảo trì máy móc thiết bị và
nhà xưởng, lương và các khoản trích bảo hiểm, sửa chữa, thuế môn bài, khấu hao và phân
bổ hằng năm và lãi vay phải trả trong thời gian vận hành. Theo quy định của luật BHXH
58/2014/QH13, mức trích nộp theo lương được lấy bằng 23.5% chi phí lương. Bên cạnh

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 71 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư
đó, thuế môn bài được đóng theo quy định của nghị định 139/2016/ NĐ-CP: 3 triệu đồng.
Chi phí biến đổi bao gồm các hạng mục nguyên vật liệu, điện, nước, chi phí xử lý nước
thải, chi phí quảng cáo – marketing, chi phí đào tạo, quản lý, chi phí bảo hộ lao động, chi
phí phụ cấp độc hại.
(Xem chi tiết ở phụ lục18)
Chi phí cho năm đầu hoạt động là 1,192,303.00 triệu đồng.
Chi phí cho năm cuối cùng của dự án là 1,649,226.27 triệu đồng.
8.1.5. Chính sách thuế và lợi nhuận hàng năm
- Thuế giá trị gia tăng -VAT
Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ qui định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng
+ Thuế giá trị gia tăng của các sản phẩm đầu ra là 10%
+ Thuế giá trị gia tăng của các sản phẩm đầu vào nguyên nhiên vật liệu là 10%
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
Áp dụng nghị định số 218/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật
thuế thu nhập doanh nghiệp ngày 26/13/2013 và Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014
về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế. Áp dụng những chính sách ưu
đãi về thuế TNDN của khu vực xây dựng nhà máy tại khu công nghiệp Xuyên Á. Dự án có
thuế suất TNDN 2 năm đầu là 0%, 4 năm tiếp theo là 10%, 10 năm tiếp theo là 17% và
những năm còn lại là 20%.
8.1.6. Báo cáo thu nhập - lãi lỗ
Báo cáo lãi lỗ là chỉ tiêu quan trọng giúp phản ánh mức hiệu quả hoạt động hàng
năm của đời dự án. Nó chỉ ra sự cân bằng giữa thu nhập và chi phí trong từng kỳ kế toán
của doanh nghiệp. Sau khi tính toán được doanh thu (không VAT) và chi phí hàng năm
(không VAT) của dự án, ta tiến hành dự tính mức lãi lỗ của dự án. Thu nhập của dự án bằng
doanh thu từ hoạt động bán sản phẩm hàng năm. Chi phí dự án bao gồm chi phí trực tiếp,
khấu hao và phân bổ, lãi vay phải trả. Trường hợp lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp
bị âm thì khoản tiền âm đó sẽ được trừ vào năm tiếp theo của đời dự án và được gọi là
chuyển lỗ. Lợi nhuận trước thuế dương thì doanh nghiệp sẽ thực hiện nghĩa vụ nộp thuế
thu nhập doanh nghiệp (TNDN) theo qui định của nhà nước. Khu công nghiệp Xuyên Á có
những chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp nhờ vậy mà tính khả thi của dự án
cũng được tăng lên.
Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu – Chuyển lỗ - Chi phí sản xuất trực tiếp – Khấu
hao và phân bổ - Lãi vay
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - thuế TNDN
Thuế TNDN = Lợi nhuận trước thuế * Thuế suất
Các khoản mục trong báo cáo thu nhập năm điển hình 2030 được thể hiện ở Bảng 8.7.

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 72 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư
Bảng 8.7 Báo cáo thu nhập cho năm điển hình – Năm 2030
Năm
STT Diễn giải Tỷ lệ 2030
10
1 Doanh thu hàng năm 1,967,448.59
2 Chuyển lỗ -
3 Chi phí trực tiếp hàng năm 1,155,460.18
4 Khấu hao và phân bổ hàng năm 170,568.55
5 Lãi vay phải trả -
6 Lợi nhuận trước thuế (EBT) 641,419.86
7 Thuế TNDN 109,041.38
8 Lợi nhuận sau thuế (EAT) 532,378.49
Trích quỹ dự phòng tài chính 10% 53,237.85
Trích quỹ khen thưởng phúc lợi 5% 26,618.92
Trích quỹ bổ sung vốn điều lệ 5% 26,618.92
Trích quỹ trợ cấp mất việc 5% 26,618.92
Trích để chia cổ tức 5% 26,618.92
9 Qũy đầu tư phát triển 70% 372,664.94
(Xem chi tiêt ở phụ lục18)
8.1.7. Xác định kế hoạch vay - trả nợ và khả năng trả nợ của dự án
Nhu cầu vốn và kế hoạch vay vốn được thể hiện tại bảng tính tiến độ đầu tư.
Trong những 5 tháng đầu, việc chuẩn bị dự án sẽ được tiến hành cùng với đó là
những bước đầu của quá trình thực hiện dự án. Đặt vấn đề: nếu vay sớm, chúng ta phải trả
lãi từ sớm, điều này cực kì không tốt. Kế hoạch vay ngân hàng được tiến hành từ tháng 6
khi tổng chi đầu tư nhảy lên con số lớn hơn nhiều lần so với các tháng trước. Vốn vay từ
ngân hàng được chia hợp lý cho 7 tháng 6, 7, 8, 9, 10, 11,12 khi mà quá trình xây dựng nhà
xưởng và mua máy móc thiết bị làm cho nguồn chi tăng cao. Tháng 12 là tháng cuối cùng
cho toàn bộ công việc trước khi đi vào hoạt động chính thức sẽ cần một khoảng vốn lưu
động nên chúng tôi quyết định dùng vốn tự có để đầu tư cho khoản vốn lưu động trong quá
trình hoạt động của dự án nhằm tránh tình trạng phát sinh lãi khi quay vòng vốn lưu động
theo tháng trong những năm vận hành dự án. Dựa vào nghị định số 54/2013/NĐ-CP về tín
dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước, bổ sung cho nghị định 75/2011/NĐ-CP,
cho phép mức vốn vay đối với mỗi dự án tối đa bằng 70% tổng mức vốn đầu tư dự án.
Nhưng nếu vay quá nhiều cũng sẽ dẫn đến tình trạng lãi vay cao và giảm khả năng trả nợ
của doanh nghiệp vì vậy Công ty quyết định chọn tỷ lệ vốn tự có và vốn vay là 49/51. Với
tổng mức đầu tư là 2,449,011.41 triệu đồng, trong đó vốn chủ sở hữu là 1,199,011.40 triệu

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 73 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư
đồng chiếm 49% tổng mức đầu tư và 1,250,000.00 triệu đồng vốn vay ngân hàng chiếm
51% tổng mức đầu tư.
Trong dự án này, việc vay vốn bắt đầu từ năm xây dựng và được tiến hành trả lãi
ngay từ năm đầu vận hành dự án – 2021. Vì 2 năm đầu vận hành lợi nhuận của công ty âm
dẫn đến khả năng trả nợ nhỏ hơn 1 cho nên Công ty sẽ quyết định ân hạn trả nợ gốc 2 năm,
việc ân hạn này đã được xem xét về qui định thời gian ân hạn là 24 tháng kể từ khi vận
hành nhà máy từ phía ngân hành Sacombank. Từ năm thứ 3 Công ty sẽ trả đều nợ gốc và
lãi, thời gian trả nợ là 4 năm, thời gian vay là 7 năm phù hợp với khả năng của công ty và
đảm bảo hệ số trả nợ cho mỗi năm đều lớn hơn 1. Việc trả nợ và lãi thế này hoàn toàn an
toàn đối với dự án của chúng tôi. Lãi vay trong thời gian xây dựng sẽ được đưa vào mục
chi phí khác trong tổng mức đầu tư. Trong thời gian xây dựng phát sinh lãi vay, lãi vay này
sẽ được thu hồi bằng cách trích khấu hao theo thông tư 28/2017/TT-BTC cập nhật sửa đổi
thông tư 147/2016/TT-BTC về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
( Xem chi tiết ở Phụ lục13,14)
8.2. XÂY DỰNG DÒNG NGÂN LƯU VÀ CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH
8.2.1. Dòng ngân lưu
Trong phân tích tài chính, chúng ta sử dụng ngân lưu như là cơ sở để đánh giá dự án
chứ không dùng lợi nhuận. Quá trình đầu tư dự án sẽ kéo dài qua nhiều năm được gọi là
đời dự án. Dòng ngân lưu của dự án bao gồm ngân lưu vào – thực thu và ngân lưu ra – thực
chi của dự án trong đời dự án. Qui ước ghi nhận các dòng tiền thu vào và chi ra của dự án
sẽ nằm ở thời điểm cuối năm. Dòng tiền ròng của dự án là hiệu số của ngân lưu vào và ngân
lưu ra. Dòng tiền để tính các chỉ tiêu hiệu quả là dòng tiền sau thuế.
Ngân lưu ròng = ngân lưu vào – ngân lưu ra
Dòng ngân lưu theo quan điểm chủ đầu tư, ngân lưu vào bao gồm doanh thu hàng
năm, giải ngân, thu hồi vốn lưu động, thanh lí tài sản; ngân lưu ra bao gồm chi đầu tư, chi
phí sản xuất trực tiếp hàng năm, chi trả nợ gốc, chi trả lãi vay và thuế thu nhập doanh
nghiệp.
Dòng ngân lưu theo quan điểm tổng mức đầu tư, ngân lưu vào bao gồm doanh thu
hàng năm, thu hồi vốn lưu động, thanh lí tài sản; ngân lưu ra bao gồm chi đầu tư, chi phí
sản xuất trực tiếp hàng năm và thuế thu nhập doanh nghiệp.
(Xem chi tiết ở Phụ lục 19,20)
8.2.2. Suất chiết khấu của dự án
Suất chiết khấu là tỷ suất sinh lợi tối thiểu mà doanh nghiệp đòi hỏi khi thực hiện
một dự án đầu tư mới. Suất chiết khấu dùng để tính toán hệ số chiết khấu và từ đó so sánh
giá trị của một đồng tiền nhận được trong tương lai sẽ bằng bao nhiêu đồng tiền ở hiện tại.
Vì vậy mà suất chiết khấu có tầm quan trọng trong việc đánh giá dự án đầu tư. Suất chiết
khấu “r” theo quan điểm chủ đầu tư của dự án được xác định dựa vào chi phí sử dụng vốn

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 74 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư
“re”của dự án và bằng 16.10% và dự án đã cộng thêm 1% yếu tố rủi ro và suất chiếc khấu
để tăng tính khả thi cho dự án. Dự án xây dựng nhà máy lốp Radial toàn thép sử dụng hai
nguồn vốn chính là vốn chủ sở hữu có suất chiết khấu “re” và vốn vay có suất chiết khấu
“rd” nên suất chiết khấu của dự án theo quan điểm tổng mức đầu tư chính bằng mức lãi suất
vay bình quân trọng số WACC từ hai nguồn vốn trên.
WACC được tính theo công thức sau: WACC = E% x re + D% x rd. Trong đó rd
bằng mức lãi suất cho vay của ngân hàng Sacombank và bằng 7.8%. Sau khi tính toán, lãi
suất vay bình quân trọng số WACC của dự án bằng WACC= 49% x 16.10% + 51% x 7.8%
= 11.86%. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ chọn WACC tính toán là 15% để tăng tính khả thi cho
dự án.
8.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính
Để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đàu tư, chúng ta sẽ đánh giá các chỉ số tài
chính sau: hiện giá thu hồi ròng NPV, suất sinh lợi nội tại IRR, thời gian hoàn vốn (Thv) và
tỷ số lợi ích (B/C).
Bảng 8.8 Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án theo quan điểm tổng đầu tư
STT Chỉ số tài chính Giá trị
1 Hiện giá thu hồi ròng NPV (Triệu đồng) 867,612.34
2 Suất sinh lợi nội tại IRR (%) 20.85%
3 Thời gian hoàn vốn (Thv) 7 N 11 T
4 Tý số lợi ích (B/C) 1.093
Hiện giá thu hồi ròng NPV: Đây là chỉ tiêu cơ bản dùng để đánh giá hiệu quả của
một dự án đầu tư vì nó thể hiện giá trị tăng thêm mà nó đem lại cho công ty. NPV là tổng
hiện giá ngân lưu ròng của dự án với suất chiết khấu 15.00%. Sau khi tính toán NPV của
dự án theo quan điểm tổng đầu tư bằng 867,612.34 triệu đồng. NPV của dự án lớn hơn 0
cho thấy được dự án đáng giá đầu tư.
Suất sinh lợi nội tại IRR: Đây chính là suất sinh lợi thực tế của dự án đầu tư. Vì
vậy một dự án chấp nhận nếu suất sinh lợi thực tế của nó (IRR) bằng hoặc cao hơn suất
sinh lợi tối thiểu chấp nhận được là chi phí sử dụng vốn của chủ đầu tư 16.10%. Sau khi
tính toán, suất sinh lợi nội tại IRR của dự án bằng 20.85% cao hơn 16.10% nên dự án này
đáng giá.
Thời gian thu hồi vốn Thv: Đây là khoảng thời gian để ngân lưu tạo ra từ dự án đủ
bù đắp chi phí đầu tư ban đầu. Thời gian hoàn vốn của dự án xây dựng nhà máy sản xuất
lốp Radial toàn thép là 7 năm 11 tháng nhỏ hơn thời gian tính toán nên dự án chấp nhận.
Tỷ suất lợi nhuận/chi phí B/C: Đây là chỉ tiêu nhằm phản ánh nhà máy thu được
bao nhiêu lợi nhuận từ một đồng chi phí đã bỏ ra, nó cho thấy hiểu quả tổng hợp hoạt động

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 75 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư
kinh doanh của nhà máy. Tỷ suất này lớn hơn 1 chứng tỏ dự án đáng giá cao. Tỷ suất B/C
của nhà máy sản xuất lốp Radial ước tính bằng 1.093 chứng tỏ dự án đầu tư đáng giá.
Kết luận: Với các chỉ số tài chính đã được ước tính hiện giá thu hồi ròng NPV
bằng 867,612.34 triệu đồng lớn hơn 0, suất sinh lợi nội tại IRR bằng 20.85% lớn hơn chi
phí sử dụng vốn của chủ đầu tư, thời gian hoàn vốn Thv bằng 7 năm 11 tháng nhỏ hơn thời
gian tính toán dự án, tỷ số lợi ích B/C bằng 1.0930lớn hơn 1 cho thấy dự án xây dựng nhà
máy sản xuất lốp Radial toàn thép là dự án đầu tư đáng giá, mang lại lợi nhuận cho nhà đầu
tư.
8.3. PHÂN TÍCH RỦI RO DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Khi dự án đi vào hoạt động thì rủi ro là một vấn đề ta cần xem xét để biết được mức
độ ảnh hưởng của nó đến dự án. Khi dự án đi vào hoạt động thì có ba yếu tố chính ảnh
hưởng đến dự án là giá bán, giá nguyên liệu và công suất.
8.3.1. Phân tích độ nhạy một chiều
Ảnh hưởng của giá NVL đến NPV, IRR. Thực hiện sự thay đổi giá NVL như
sau: Giả định giá NVL biến động từ tăng từ -8% đến 20%. Hình 8.8 thể hiện sự thay đổi
của NPV và IRR theo giá NVL. Khi giá NVL tăng thì NPV, IRR giảm và ngược lại.
Triệu đồng
1,400,000 (Million dong) % 25%

1,200,000

1,000,000 20%

800,000
15%
600,000

400,000
10%
200,000

0 5%
(200,000)

(400,000) 0%
-8.00% -5.00% -3.00% 0.00% 5.00% 10.00% 16.18% 18.00% 20.00%
NPV 1,296,104.49 1,135,419.93 1,028,296.90 867,612.34 599,804.76 331,997.17 (0.00) (98,311.05) (206,552.15)
IRR 23.66% 22.61% 21.91% 20.85% 19.08% 17.28% 15.00% 14.31% 13.55%

Hình 8.1 Ảnh hưởng của giá NVL đến NPV và IRR

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 76 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư
Ảnh huởng của công suất đầu vào đến NPV, IRR. Thực hiện sự thay đổi công
suất như sau: Giả định công suất từ tăng từ -20% đến 15%. Hình 8.9 thể hiện sự thay đổi
của NPV và IRR theo công suất. Khi công suất tăng thì NPV, IRR tăng và ngược lại.
Triệu đồng
%
2,000,000 30%

25%
1,500,000

20%
1,000,000
15%
500,000
10%

0
5%

(500,000) 0%
-20.00% -17.00% -14.41% -10.00% -5.00% 0.00% 5.00% 12.00% 15.00%
NPV (312,080.71) (146,514.11) (0.00) 255,355.94 555,366.02 867,612.34 1,192,101.75 1,666,964.98 1,877,829.49
IRR 12.72% 13.95% 15.00% 16.79% 18.81% 20.85% 22.92% 25.85% 27.13%

Hình 8.2 Ảnh hưởng của công suất đến NPV và IRR

Ảnh hưởng của giá bán sản phẩm đến NPV, IRR. Thực hiện sự thay đổi giá
bán như sau: Giả định giá bán biến động từ tăng từ -20% đến 20%. Hình 8.10 thể hiện sự
thay đổi của NPV và IRR theo giá bán sản phẩm. Khi giá bán tăng thì NPV, IRR tăng và
ngược lại.
Triệu đồng
%
3,000,000 35%

2,500,000 30%

2,000,000
25%
1,500,000
20%
1,000,000
15%
500,000
10%
0

(500,000) 5%

(1,000,000) 0%
-20.00% -15.00% -10.72% -5.00% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00%
NPV (760,011.44) (350,009.92) (0.00) 463,054.94 867,612.34 1,272,169.74 1,676,727.14 2,081,284.54 2,485,841.94
IRR 9.23% 12.44% 15.00% 18.19% 20.85% 23.42% 25.92% 28.37% 30.78%

Hình 8.3 Ảnh hưởng của giá bán đến NPV và IRR

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 77 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư
Kết luận: Dựa vào việc phân tích độ nhạy một chiều của 3 yếu tố: Giá nguyên vật
liệu, giá bán, và công suất nhà đầu tư có thể thấy được với sự thay đổi như thế nào của 3
yếu tố trên thì ảnh hưởng đến sự khả thi của dự án.
8.3.2. Phân tích độ nhạy 2 chiều
Qua các hình 8.8 – 8.9 – 8.10 cho thấy giá nguyên vật liệu và công suất nhạy hơn do
đó sẽ chọn 2 yếu tố này để phân tích độ nhạy 2 chiều thể hiện qua hình 8.11 – 8.12.

3,000,000 Triệu đồng


2,500,000
2,000,000
1,500,000
1,000,000
500,000
0
(500,000) %
(1,000,000)
(1,500,000)
(2,000,000)
(2,500,000)
-8.0% -5.0% -3.0% 0.0% 5.0% 10.0% 16.2% 18.0% 20.0%
-20.00% -325668.44 -488030.10 -596271.20 -760011.44 -1033117.46 -1306223.48 -1645636.31 -1746829.44 -1858542.34
-17.00% -80494.68 -242856.33 -351097.44 -513459.10 -785634.00 -1058740.01 -1396489.15 -1495709.64 -1605824.55
-14.41% 130162.56 -31197.23 -139438.33 -301799.99 -572402.75 -845086.94 -1182836.08 -1282056.57 -1391298.98
-10.00% 486989.69 326305.13 219182.10 58497.54 -211989.74 -482592.51 -819027.74 -918248.23 -1027490.64
-5.00% 891547.09 730862.53 623739.50 463054.94 195247.36 -73969.57 -408622.94 -506933.99 -615175.09
0.00% 1296104.49 1135419.93 1028296.90 867612.34 599804.76 331997.17 0.00 -98311.05 -206552.15
5.00% 1700661.89 1539977.33 1432854.30 1272169.74 1004362.16 736554.57 405357.98 308062.43 200939.39
12.00% 2267042.24 2106357.69 1999234.66 1838550.10 1570742.52 1302934.93 971738.34 874442.79 767319.75
15.00% 2509776.68 2349092.13 2241969.10 2081284.54 1813476.96 1545669.37 1214472.78 1117177.23 1010054.19

Hình 8.4 Ảnh hưởng của giá nguyên vật liệu và công suất đến NPV
35% %

30%

25%

20%

15%

10%

5% %
0%

-5%
-8.00% -5.00% -3.00% 0.00% 5.00% 10.00% 16.18% 18.00% 20.00%
-20.00% 12.60% 11.36% 10.53% 9.23% 6.96% 4.53% 1.13% -0.03% -1.42%
-17.00% 14.42% 13.23% 12.42% 11.19% 9.06% 6.80% 3.75% 2.78% 1.65%
-14.41% 15.93% 14.78% 13.99% 12.80% 10.76% 8.62% 5.77% 4.88% 3.86%
-10.00% 18.39% 17.28% 16.54% 15.41% 13.48% 11.48% 8.88% 8.09% 7.19%
-5.00% 21.07% 20.00% 19.28% 18.19% 16.36% 14.48% 12.07% 11.34% 10.52%
0.00% 23.66% 22.61% 21.91% 20.85% 19.08% 17.28% 15.00% 14.31% 13.55%
5.00% 26.18% 25.15% 24.46% 23.42% 21.69% 19.94% 17.75% 17.09% 16.37%
12.00% 29.63% 28.61% 27.93% 26.91% 25.21% 23.50% 21.39% 20.76% 20.07%
15.00% 31.08% 30.06% 29.39% 28.37% 26.68% 24.99% 22.89% 22.28% 21.59%

Hình 8.5 Ảnh hưởng của giá nguyên vật liệu và công suất đến IRR

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 78 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư
8.3.3. Doanh thu – công suất hòa vốn và thời gian hoàn vốn

Để biết được độ rủi ro của dự án có thể dựa vào công suất hòa vốn của dự án theo
từng năm hoạt động của dự án ta xét doanh thu hòa vốn, công suất hòa vốn và thời gian
hoàn vốn.

Triệu đồng
1,600,000

1,400,000

1,200,000

1,000,000

800,000

600,000

400,000

200,000

Năm
0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
2021 2022 2023 2024 2025 2026 2027 2028 2029 2030 2031 2032 2033 2034 2035 2036 2037 2038 2039 2040
Doanh thu
1,405,187.9 1,367,003.1 1,017,219.3 864,454.12 791,116.16 477,512.42 415,309.72 429,680.62 445,560.83 542,539.84 453,142.97 471,514.23 459,185.48 478,264.24 622,818.57 487,303.63 509,665.38 534,950.01 517,966.93 544,388.23
hòa vốn

Hình 8.6 Doanh thu hòa vốn

Doanh thu hòa vốn trung bình của 20 năm hoạt động là 641,739.19 triệu đồng. Tại
điểm hòa vốn, doanh thu bù đắp chi phí biến đổi và chi phí cố định. Doanh nghiệp sẽ có lãi
khi doanh thu trên mức doanh thu tại điểm hòa vốn và ngược lại sẽ chịu lỗ khi doanh thu ở
dưới mức doanh thu hòa vốn.

%
140%

120%

100%

80%

60%

40% Năm

20%

0%
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
2021 2022 2023 2024 2025 2026 2027 2028 2029 2030 2031 2032 2033 2034 2035 2036 2037 2038 2039 2040
Công suất
125.67% 117.56% 74.33% 58.01% 45.86% 26.76% 22.16% 22.93% 23.78% 27.58% 23.03% 23.97% 22.23% 23.15% 30.15% 22.47% 23.50% 24.66% 22.74% 23.90%
hòa vốn

Hình 8.7 Công suất hòa vốn

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 79 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư
Công suất hòa vốn trung bình của 20 năm hoạt động là 39.22%. Công suất hòa vốn
càng gần đến 1 thì sự an toàn trong hoạt động của doanh nghiệp sẽ không cao vì khả năng
kinh doanh có lãi chỉ giới hạn trong chênh lệch giữa doanh thu hòa vốn và doanh thu công
suất. Hay nói cách khác, trong điều kiện giá bán, biến phí đơn vị và định phí không thay
đổi thì hoạt động của đơn vị sẽ tạo ra mức tích lũy cho người chủ sỡ hữu không cao. Những
nguy cơ về thua lỗ có thể xảy ra trong một thị trường có tính cạnh tranh cao. Chỉ tiêu này
đòi hỏi nhà quản trị có cách ứng xử linh họat về công tác định giá bán, tiết kiệm chi phí hay
kiểm soát các chi phí cố định để hoạt động của đơn vị có thể xảy ra theo những chiều hướng
tích cực.

Năm
16

14

12

10

2
Năm
0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
2021 2022 2023 2024 2025 2026 2027 2028 2029 2030 2031 2032 2033 2034 2035 2036 2037 2038 2039 2040
Thời gian hoàn vốn 15.08 14.11 8.39 7.83 6.54 3.81 3.16 3.27 3.39 3.93 3.28 3.42 3.17 3.30 4.30 3.20 3.35 3.51 3.24 3.41

Hình 8.8 Thời gian hoàn vốn

Doanh thu các tháng không đều đặn thì dùng doanh thu lũy kế để xác định thời gian
hòa vốn: Đó là thời điểm doanh thu lũy kế vượt doanh thu hòa vốn. Việc xác định thời gian
hòa vốn có ý nghĩa trong công tác họach định hàng năm, liên quan thời điểm thích hợp
trong năm để lập các chương trình khuyến mãi, hay điều chỉnh chính sách kinh doanh phù
hợp với từng thời kỳ nhằm tăng thêm doanh số và lợi nhuận.
KẾT LUẬN: Dự án đầu tư là khả thi vì xét theo quan điểm của chủ đầu tư và quan điểm
tổng đầu tư thì các chỉ số NPV(cđt) = 945,959.97 (triệu đồng) > 0, NPV(tđt) = 867,612.34
(triệu đồng); IRR(cđt) = 27.02%%> 16.10%, IRR(tđt) = 20.85% > 11.86%; tỉ số lợi nhuận
trên chi phí 1.093>1. Công ty sẽ trả nợ trong vòng 6 năm với lãi suất 7.8%/năm và thời gian
hoàn vốn là 7 năm 0 tháng đối với chủ sở hữu và 7 năm 11 tháng đối với tổng đầu tư.

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 80 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư

CHƯƠNG 9 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA DỰ ÁN VÀ KẾT


LUẬN KIẾN NGHỊ
9.1. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
9.1.1. Giá trị gia tăng thuần NVA
Giá trị gia tăng thuần NVA là tiêu chuẩn cơ bản biểu thị cho toàn bộ các ảnh hưởng
dự án đối với nền kinh tế. Chỉ tiêu này cho biết mức đóng góp trực tiếp của dự án cho tăng
trưởng kinh tế của một quốc gia. Giá trị gia tăng thuần chính là mức chênh lệch giữa giá trị
đầu ra và giá trị đầu vào.
Việc đánh giá dự án đầu tư dựa vào vài giá trị gia tăng gia thuần. Giá trị gia tăng
thuần NVA được xác định bằng công thức: NVAt= Ot – (MIt + It)
- Trong đó:

▪ NVAt : giá trị sản phẩm thuần túy gia tăng do dự án đem lại.
▪ Ot : giá trị đầu ra của dự án (doanh thu).
▪ MIt : giá trị đầu vào vật chất thường xuyên và các dịch vụ mua ngoài
theo yêu cầu để đạt được đầu ra trên đây (như năng lượng, nhiên liệu, giao
thông, bảo dưỡng….).
▪ It : vốn đầu tư bao gồm chi phí xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy
móc thiết bị.
Giá trị gia tăng thuần của dự án năm đầu của dự án là 285,040.52 triệu đồng và năm
cuối là 816,011.77 triệu đồng.
(Xem chi tiết phụ lục 22)
9.1.2. Đóng góp ngân sách nhà nước
Đóng góp ngân sách nhà nước là các khoản thuế phải nộp hàng năm của dự án, bao
gồm: thuế TNDN thuế GTGT và thuế môn bài.
Tổng đóng góp ngân sách cho nhà nước của dự án là 3,224,475.04 triệu đồng.
9.2. MỘT SỐ TÁC ĐỘNG VỀ MẶT XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
ĐẦU TƯ.
9.2.1. Tác động đến xã hội
Ngoài hiệu quả đầu tư, dự án còn có ảnh hưởng đến đời sống xã hội như sau:
- Qua quá trình vận hành, dự án góp phần tăng ngân sách quốc gia cũng như địa
phương thông qua các sắc thuế NVA và VAT.
- Tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho công nhân lao động. Cải thiện đời
sống cho các đối tượng có liên quan.
9.2.2. Tác động đến mội trường

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 81 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư
Bảo vệ môi trường là chỉ tiêu hàng đầu khi lập một dự án, mặt dù dự án sản xuất lốp
Radial có những tác động ảnh hưởng đến môi trường nhưng công ty đã có những biện pháp
khắc phục đạt tiêu chuẩn quốc gia trong việc bảo vệ môi trường.
Như vậy đứng về mặt hiệu quả đầu tư của dự án mà đánh giá thì dự án hoàn toàn
khả thi cho bản thân dự án cũng như về mặt kinh tế xã hội.
9.3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
9.3.1. Kết luận
Tổng mức đầu tư cho dựu án là 2,449,011.41 triệu đồng, trong đó: Tổng chi phí đầu
tư xây dựng là 2,421,448.42 triệu đồng, lãi vay trong thời gian xây dựng là 27,562.98 triệu
đồng và chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh là 200,694.33 triệu đồng.
Về nguồn tà chính để đầu tư cho dựu án dự kiến khoảng 49% tương đương
1,199,011.40 triệu đồng là vốn tự có của công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng còn lại sẽ là vốn
vay 51% tương đương 1,250,000.00 triệu đồng với lãi suất 7,8%/năm của ngân hàng
Sacombank. Như vậy theo các điều kiện hiện tại thì nguồn vốn cho dự án hoàn toàn được
đảm bảo.
Tỷ suất sinh lợi nội bộ của dự án IRR theo tổng mức đầu tư là 20.85%, hiện giá thu
hồi ròng NPV là 867,612.34 triệu đồng với thời gian hoàn vốn là 7 năm 11 tháng có tỷ số
lượi íc là 1.093. Hệ số trả nợ bình quân là 1.88. Với các giá trị về hiệu quả đầu tư và khả
năng trả nợ như trên đây, dự án hoàn toàn khả thi.
9.3.2. Kiến nghị
Để đảm bảo sự thành công của dự án, xin kiến nghị các cấp có thẩm quyền các nôi
dung sau:
- Kính mong chính quyền cho phép dự án được đâu tư trên cơ sở nhu cầu sản phẩm
để đáp ứng mức tiêu thụ của cả nước.
- Kính mong chính quyền địa phương xem xét phê duyệt dự án, hỗ trợ giải quyết
các thủ tục pháp lý và đề xuất các giải pháp tích cực để dự án có thể hoạt động
phù hợp với yêu cầu của địa phương.
- Các chính sách hành chính đơn giản, rõ ràng.
- Cơ sở vật chất hạ tầng đầy đủ, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và mạng
lưới giao thông trong trao đổi, vận chuyển.
- Kính mong các đơn vị tín dụng tạo điều kiện khi tiến hành các thủ tục thẩm tra,
thẩm duyệt, xem xét vay vốn, giải ngân đúng thời điểm, hỗ trợ dự án về lãi suất.
- Trong quá trình thực hiện dự án, đề nghị Nhà nước cho phép dự án đựợc hưởng
những ưu đãi đầu tư hiện hành về mua đất, thuế, cũng như dịch vụ xã hội khác.
- Về chính quyền địa phương, kính mong được địa phương tạo điều kiện cho thuê
và tuyển dụng lao động, đảm bảo an ninh trong quá trình xây dựng và vận hành
của dự án.

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 82 -


Đồ án tốt nghiệp Kinh tế đầu tư

1
[Vibiz Report] Thị trường Việt Nam với các Doanh nghiệp XNK lốp cao su uy tín đạt được sự hài lòng của khách
hàng
2
Cổng thông tin điện tử tỉnh Long An
3
Cổng thông tin điện tử tỉnh Long An
4
Cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Đồng Nai
5
Cổng thông tin điện tử tỉnh Long An
6
Chứng khoán online
7
Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam
8
Tổng cục thống kê
9
Chứng khoán online
10
Chứng khoán online
11
Cổng thông tin xúc tiến đầu tư khu công nghiệp tỉnh Long An
12
Khu công nghiệp Xuyên Á

SVTH: Huỳnh Thị Mẫn Trang - 83 -

You might also like