You are on page 1of 81

MỤC LỤC

MỤC LỤC..............................................................................................................i
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................ii
DANH MỤC HÌNH VẼ.........................................................................................v
LỜI NÓI ĐẦU.......................................................................................................1
Chương 1................................................................................................................3
KÊNH THÔNG TIN VÔ TUYẾN........................................................................3
1.1 Mở đầu..........................................................................................................3
1.2 Kênh tạp âm AWGN....................................................................................3
1.2.1 Tập âm AWGN.......................................................................................3
1.2.2 Phổ công suất của tạp âm trắng có băng tần giới hạn.............................5
1.2.3 Mô hình truyền dẫn qua kênh AWGN....................................................6
1.3 Kênh truyền dẫn phân tập đa đường (kênh fading)......................................7
1.3.1 Mô hình truyền dẫn phân tập đa đường..................................................7
1.3.2 Kênh không phụ thuộc thời gian (Time-invariant channel)...................8
1.3.3 Kênh phụ thuộc thời gian.......................................................................9
1.3.4 Hậu quả của truyền dẫn phân tập đa đường.........................................11
1.4 Các mô hình kênh pha đinh cơ bản............................................................12
1.4.1 Kênh pha-đinh Rice (Kênh Rice).........................................................12
1.4.2 Kênh Gao-xơ........................................................................................12
1.4.3 Kênh pha-đinh Rayleigh.......................................................................12
1.5 Kết luận......................................................................................................13
Chương 2.............................................................................................................15
TỔNG QUAN VỀ MIMO VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TẬP..................15
2.1 Phân tập thu................................................................................................15
2.1.1 Mở đầu..................................................................................................15
2.1.2 Kết hợp chọn lọc (Selection Combining).............................................15
2.1.3 Kết hợp tỷ lệ tối đa (Maximal Ratio Combining).................................17
2.1.4 Kết hợp đồng độ lợi (Equal Gain Combining).....................................18
i
2.2 Phân tập phát..............................................................................................19
2.2.1 Mở đầu..................................................................................................19
2.2.2 Phân tập phát tỷ lệ tối đa (MRT: Maximal-Ratio Transmit) và phân tập
phát giữ chậm................................................................................................20
2.2.3 Phân tập phát không gian thời gian......................................................22
2.3. Tổng quan hệ thống MIMO.......................................................................27
2.3.1 Mô hình, dung lượng kênh MIMO.......................................................27
2.4. Các phương pháp truyền dẫn trên kênh truyền MIMO.............................35
2.4.1. Ghép kênh không gian (SDM : Spatial Division Multiplexing)..........36
2.4.2 Mã hóa không gian thời gian (STC- Space Time Code)......................37
Chương 3..............................................................................................................43
KỸ THUẬT MÃ KHỐI KHÔNG GIAN THỜI GIAN VI SAI.......................43
3.1 Mở đầu........................................................................................................43
3.2 Mã vi sai cho anten phát đơn......................................................................43
3.3 Mã hóa không gian thời gian vi sai............................................................47
3.3.1 Một trường hợp đặc biệt của mã hóa vi sai..........................................53
3.4 Giải mã vi sai..............................................................................................54
3.5 Kết quả mô phỏng......................................................................................61
3.6 Mã hóa không gian thời gian với nhiều hơn hai anten phát.......................63
3.6.1 Mã hóa vi sai cho bốn anten phát.........................................................64
3.6.2 Mở rộng cho trường hợp đặc biệt.........................................................68
3.6.3 Kết quả mô phỏng cho nhiều hơn hai anten phát.................................71
3.7 Kết luận......................................................................................................73

ii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

iii
AWGN Additive White Gaussian Noise Tạp âm Gauss cộng trắng
BER Bit Error Rate Tỉ lệ lỗi bít
BPSK Binary Phase Shift Keying Khóa dịch pha nhị phân
BS Base Station Trạm gốc
CCI Co-Channel Interference
CDMA Code Division Multiple Access Đa truy nhập phân chia theo

CF Cost Function Hàm chi phí
DEMUX Demultiplexing Bộ phân kênh
DPSK Differential DPSK Điều chế PSK vi sai
EGC Equal-Gain Combining Kết hợp đồng độ lợi
FDMA Frequency Division Multiple Đa truy nhập phân chia theo
Access tần số
ISC Information Status Channel Thông tin trạng thái kênh
LS Least Square Bình phương nhỏ nhất
MIMO Multiple Input Multiple Output Đa đầu vào đa đầu ra
MLD Maximum Likelihood Detector Tách sóng hợp lệ tối đa
MMSE Minimum Mean Square Error Sai số trung bình bình
phương tối thiểu
MRC Maximal-Ratio Combining Kết hợp tỉ lệ tối đa
MUX Multiplexing Bộ ghép kênh
MS Mobile Station Trạm di động
OSTBC Orthogonal Space time block Mã không gian thời gian
coding trực giao.
PDF Power Density Function Hàm mật độ xác suất
PIC Parallenl Interference Triệt nhiễu song song
PSK Phase shift key Khóa dịch pha
QPSK Quaternary phase shift keying Khóa dịch pha vuông góc.
RX Receiver Máy thu
SC Selection Combining Kết hợp chọn lọc
SDM Spatial Division Multiplexing Phân kênh theo không gian
SIMO Single Input Multiple Output Một đầu vào đa đầu ra
SINR Signal to Interference plus Noise Tỉ số tín hiệu trên tạp âm
Ratio cộng với nhiễu
SISO Single Input Single Output Một đầu vào một đầu ra
SNR Signal to Noise Ratio Tỉ số tín hiệu trên nhiễu
STBC Space time block coding Mã khối không gian thời
gian

STC Space-time Codes Mã không gian thời gian

iv
STD Space time decoder Bộ giải mã không gian thời
gian
STE Space time encoder Bộ mã hóa không gian thời
gian
SVD Singular Value Decomposition Phân tích đơn trị
TDMA Time Division Multiple Access Đa truy nhập phân chia theo
thời gian
TX Transmitter Máy phát
ZF Zero-Forcing Cưỡng bức bằng không

v
DANH MỤC HÌNH VẼ

vi
STT Tên hình Trang
Hình 1.1 Hàm mật độ xác suất của phân bố Gauss chuẩn. 4
Hình 1.2 Mật độ phổ công suất tạp âm trắng. 5
Hình 1.3 Hàm tự tương quan 6
Hình 1.4 Mô hình truyền dẫn tín hiệu BPSK trên kênh AWGN 6
Hình 1.5 Kết quả mô phỏng phẩm chất BPSK trên kênh 7
AWGN.
Hình 1.6 Mô hình truyền dẫn đa đường. 8
Hình 1.7 Mô tả sự di chuyển của MS so với BS 9
Hình 1.8 Mật độ phổ của tín hiệu thu 10
Hình 1.9 Đáp ứng xung của một bộ lọc FIR 11
Hình 1.10 2
Hàm phân bố Rayleigh với s = 1 13
Hình 2.1 Phương pháp kết hợp chọn lọc 16
Hình 2.2 Phân phối xác suất (PDF) của SNR cho phương pháp 16
kết hợp phân tập chọn lọc.
Hình 2.3 Phương pháp kết hợp tỷ lệ tối đa 17
Hình 2.4 Phân phối xác suất (PDF) của SNR cho phương pháp 18
kết hợp tỷ lệ tối đa
Hình 2.5 Độ lợi phân tập của các phương pháp kết hợp phân 19
tập.
Hình 2.6 Sơ đồ phân tập phát MRT có N nhánh phân tập với 21
các đường phản hồi
Hình 2.7 Sơ đồ phân tập phát giữ chậm với N nhánh phân tập 21
Hình 2.8 Sơ đồ máy phát mã khối STBC Alamouti với 2 anten 22
phát và 1 anten thu
Hình 2.9 Bảng mã hóa 23
Hình 2.10 Sơ đồ Alamouti STBC với 2 anten phát và 2 anten thu 24
Hình 2.11 Phẩm chất BER của các hệ thống Alamouti STBC so 27
với các hệ thống MRC
Hình 2.12 Mô hình kênh MIMO vô tuyến 28
Hình 2.13 Mô hình tương đương của kênh truyền SISO 30
Hình 2.14 Mô hình tương đương của kênh truyền MISO 30
Hình 2.15 Mô hình tương đương của kênh truyền SIMO 31
Hình 2.16 Dung lượng kênh truyền MIMO pha-đinh Rayleigh 35
Hình 2.17 Phương pháp phân kênh theo không gian. 36
Hình 2.18 Sơ đồ khối mã hóa không gian thời gian 37
Hình 3.1 Sơ đồ khối mã hóa DPSK 44
Hình 3.2 Hai vùng tách sóng của điều chế PSK và dạng tỉ lệ 45
của nó

vii
Hình 3.3 Sơ đồ khối mã hóa không gian thời gian vi sai 48
Hình 3.4 Sơ đồ khối mã thời gian không gian vi sai 54
Hình 3.5 Sơ đồ khối bộ giải mã không gian thời gian. 47
Hình 3.6 So sánh hiệu quả của mã STBC vi sai và kết hợp, với 62
điều chế BPSK và hai anten phát trên các kênh fading
chậm.
Hình 3.7 So sánh hiệu quả của mã STBC vi sai và kết hợp, với 62
điều chế QPSK và hai anten phát trên kênh pha đinh
chậm.
Hình 3.8 So sánh hiệu quả của mã STBC kết hợp và vi sai với 63
điều chế 8-PSK và hai anten phát trên kênh pha đinh
chậm.
Hình 3.9 So sánh hiệu quả của mã STBC vi sai và kết hợp cho 72
tín hiệu BPSK với ba anten phát và một anten thu trên
kênh fading Rayleigh.
Hình 3.10 So sánh hiệu quả của mã STBC vi sai và kết hợp cho 72
tín hiệu BPSK với bốn anten phát và một anten thu
trên kênh fading Rayleigh.

viii
LỜI NÓI ĐẦU

Thế kỷ hai mươi vừa qua đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc về công nghệ
thông tin vô tuyến, nó mở ra các hướng đi mới cho nghiên cứu và hoàn thiện
công nghệ trong lĩnh vực này.
Một trong các kết quả nghiên cứu nổi bật là việc ứng dụng đa anten trong
các máy thu phát nhằm nâng cao dung lượng kênh truyền và cải tiến chất lượng
truyền dẫn tín hiệu. Việc sử dụng đa anten ở các máy thu phát mở ra một
phương pháp truyền dẫn tín hiệu mới là phương pháp truyền dẫn không gian-
thời gian, tín hiệu truyền qua các anten được mã hoá trên cả hai miền thời gian
và không gian. Nhờ các phương pháp xử lý thích hợp ở máy thu cho phép thu
được độ lợi phân tập không gian tỉ lệ với số lượng anten sử dụng, và vì vậy,
giảm thiểu sai số truyền dẫn. Một ví dụ điển hình về truyền dẫn không gian-thời
gian là các hệ thống thông tin đa đầu vào-đa đầu ra (MIMO: Multiple-Input
Multiple-Output) và các hệ thống mã không gian-thời gian (STC: Space-Time
Codes).
Trong hệ thống mã không gian thời gian, một yêu cầu đặt ra là: máy thu phải
biết trước được thông tin trạng thái kênh, để từ đó có thể ước lượng, giải mã tín
hiệu phát. Trong một số trường hợp, như truyền dẫn dữ liệu tốc độ cao, rất khó
có thể ước lượng chính xác thông tin trạng thái kênh. Một kỹ thuật mới được
đưa ra là: Mã hóa không gian thời gian vi sai. Nhờ kỹ thuật này, máy thu vẫn có
thể giải mã được tín hiệu phát mà không cần biết thông tin trạng thái kênh.
Đề tài: “Nghiên cứu kỹ thuật mã khối không gian thời gian vi sai” em chọn
cho đồ án tốt nghiệp, với mục đích tìm hiểu, nghiên cứu một kỹ thuật mã hóa, áp
dụng cho các thiết bị vô tuyến số nhằm nâng cao chất lượng truyền dẫn.
Nội dung đồ án gồm 3 chương:
Chương 1: Kênh thông tin vô tuyến. Trong chương này tìm hiểu tổng quan về
các kênh thông tin vô tuyến. Đưa ra các mô hình kênh cơ bản để tiện nghiên cứu

1
sâu hơn ở các chương tiếp theo.
Chương 2. Tổng quan về MIMO và các phương pháp phân tập. Trong
chương này đi nghiên cứu về phương pháp phân tập không gian điển hình là
phân tập không gian thu và phát. Trong chương này ta cũng nghiên cứu tổng
quan về hệ thống MIMO, các phương pháp truyền dẫn sử dụng trong đó.
Chương 3. Kỹ thuật mã khối không gian thời gian vi sai. Ta nghiên cứu
phương pháp mã hóa, giải mã với một, hai hay nhiều hơn hai anten phát. Qua
mô phỏng, sẽ xem so sánh hiệu quả của kỹ thuật này với mã khối không gian
thời gian thông thường.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy giáo, thiếu
tá, tiến sỹ Trần Xuân Nam. Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy trong
Khoa Vô Tuyến Điện Tử đã tạo mọi điều kiện và có nhiều giúp đỡ để đồ án
được hoàn thành theo đúng tiến độ quy định.

Hà nội, ngày 25 tháng 04 năm 2008


Sinh viên

Lại Mạnh Tuấn

2
Chương 1
KÊNH THÔNG TIN VÔ TUYẾN

1.1 Mở đầu
Kênh truyền vô tuyến là môi trường truyền lan sóng giữa máy phát và máy thu.
Quá trình truyền sóng môi trường này là một hiện tượng phức tạp bị chi phối bởi
các hiệu ứng khác nhau, như là hiệu ứng đa đường và hiệu ứng che khuất. Ngoài
ra các tín hiệu luôn luôn phải chịu một tạp âm cộng và không thể loại bỏ được.
Mô tả toán học chính xác các hiện tượng này hiện chưa có hoặc là quá phức tạp
đối với các hệ thống thông tin. Vì thế, mọi cố gắng đều dành để mô hình thống
kê và mô tả đặc tính các hiệu ứng khác nhau này. Kết quả là ta có một loạt các
mô hình thống kê tương đối đơn giản và khá chính xác cho các kênh pha-đinh
mà chúng phụ thuộc vào môi trường truyền riêng biệt và các tình huống liên lạc
quan trọng.

1.2 Kênh tạp âm AWGN


1.2.1 Tập âm AWGN
Thuật ngữ tạp âm (noise) mô tả các tín hiệu điện không mong muốn xuất
hiện trong hệ thống. Sự xuất hiện tạp âm làm giảm khả năng tách chính xác các
tín hiệu phát và, vì vậy, làm giảm tốc độ truyền dẫn thông tin. Tập âm được tạo
ra từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng có thể phân loại thành hai nguồn chính là
nhân tạo và tự nhiên. Nguồn tạp âm nhân tạo xuất hiện từ các nguồn đánh lửa,
chuyển mạch hay các phát xạ điện từ. Tạp âm tự nhiên gồm tạp âm xuất hiện
trong các mạch hay linh kiện điện tử, xáo động khí quyển hay các nguồn từ vũ
trụ.
Thiết kế tốt các mạch điện, thiết bị hay hệ thống cho phép loại bỏ hoặc giảm nhỏ
đáng kể ảnh hưởng của các tạp ậm bằng cách nối đất, chọn vị trí đặt thiết bị hay
sử dụng các phương pháp lọc. Tuy nhiên, có một nguồn tạp âm tự nhiên không

3
thể loại bỏ là tạp âm nhiệt. Tạp âm nhiệt xuất hiện do chuyển động nhiệt của các
điện tử trong tất cả các linh kiện điện tử như điện trở, dây dẫn hay các phần tử
dẫn điện khác. Sự chuyển động ngẫu nhiên và độc lập của vô hạn các điện tử tạo
nên các đặc tính thống kê Gauss theo định lý giới hạn trung tâm (central limit
theorem). Vì vậy, tạp âm nhiệt có thể mô tả như một quá trình ngẫu nhiên Gauss
có giá trị trung bình bằng không (zero mean).
Hàm mật độ xác suất (PDF) của một quá trình ngẫu nhiên Gauss n (t ) được biểu
diễn như sau
1 æ n 2 ö÷
p(n ) = exp çç-
s 2p çè 2s 2 ø÷
÷ (1.1)

Hình 1.1 Hàm mật độ xác suất của phân bố Gauss chuẩn.

Hình vẽ 1.1 biểu diễn hàm PDF Gauss với giá trị trung bình bằng không và độ
lệch chuẩn (standard deviation) s = 1 .
Một đặc tính quan trọng của tạp âm Gauss có giá trị trung bình bằng không là

phương sai s 2 bằng trung bình bình phương của n , tức là, s 2 = E {n 2(t )} .

4
1.2.2 Phổ công suất của tạp âm trắng có băng tần giới hạn
Tạp âm trắng: về mặt lý thuyết thì tạp âm trắng có băng tần vô hạn và một đặc
tính quan trọng là mật độ phổ tần số của nó như nhau ở mọi tần số. Tức là nó là
nguồn tạp âm phát ra một lượng công suất như nhau trên một đơn vị băng tần tại
tất cả các tần số bằng
ìï N o
ï [ W/ Hz ] | f |< fg
G n ( f ) = ïí 2 (1.2)
ïï 0 | f |³ fg
ïî
Hệ số 2 trong công thức trên chỉ thị rằng G n ( f ) là một hàm mật độ phổ công
suất hai phía (two-sided power spectral density function), cò N o thì được gọi là
mật độ phổ công suất tạp âm. Tạp âm với công suất có mật độ phổ đều như vậy
được gọi là tạp âm trắng (white noise).
Gn ( f )

N0 2

Hình 1.2: Mật độ phổ công suất tạp âm trắng.

Hàm tự tương quan của tạp âm trắng là biến đổi Fourier ngược của hàm mật độ
phổ công suất tạp âm cho bởi:
¥
- 1 No
Rn (t ) = F { Gn(f )} = ò G n ( f )e j 2p . f t df = 2
d( t ) (1.3)
- ¥

Do tạp âm nhiệt được cộng với tín hiệu nên nó còn được gọi là tạp âm cộng
(additive noise). Tổng hợp các đặc tính của tạp âm nhiệt nói trên có thể tóm tắt
lại rằng tạp âm nhiệt trong các hệ thống thông tin là tạp âm Gauss trắng cộng
(AWGN: Additive White Gaussian Noise). Mật độ phổ công suất và hàm tự
tương quan của tạp âm trắng được thể hiện như trong Hình 1.2 và 1.3.

5
Rn ( )

N0 / 2


Hình 1.3: Hàm tự tương quan

1.2.3 Mô hình truyền dẫn qua kênh AWGN


Hình 1.4 biểu diễn một mô hình truyền dẫn tín hiệu BPSK trên kênh AWGN.
Chuỗi tín hiệu phát sk được tạo ra và phát trên kênh AWGN. Do ảnh hưởng của
tạp âm, tín hiệu thu được yk ở đầu thu là tổng của tín hiệu phát với tạp âm nk .

yk  sk  nk
Tx Data Detector
Sk
sˆk  sign(yk )
{+1,-1}

AWGN
nk

sˆk

Error Detector
&
BER Calculation

Hình 1.4: Mô hình truyền dẫn tín hiệu BPSK trên kênh AWGN

Mô phỏng quá trình truyền dẫn ở trên ta được kết quả như Hình 1.5.

6
Hình 1.5: Kết quả mô phỏng phẩm chất BPSK trên kênh AWGN.

Kết luận: sự can thiệp của tạp âm trắng đến kênh truyền, cụ thể là tỷ số công
suất tín hiệu trên tạp âm ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ số lỗi bít (BER) của kênh
truyền và chất lượng tín hiệu thu. Nó làm tỷ số BER tăng lên, dẫn đến chất
lượng tín hiệu thu giảm. Tuy nhiên, không chỉ có tạp âm nhiệt tác động đến quá
trình truyền. Việc truyền tin vô tuyến còn gặp một vấn đề khó khăn hơn đó là
các ảnh hưởng của pha đinh. Ta tiếp tục nghiên cứu các tác động của nó trong
phần tiếp sau đây.

1.3 Kênh truyền dẫn phân tập đa đường (kênh fading)


1.3.1 Mô hình truyền dẫn phân tập đa đường
Trong thông tin vô tuyến, tín hiệu từ máy phát tới máy thu không chỉ theo một
hướng nhất định. Các tia sóng đi theo nhiều hướng phản xạ hoặc tán xạ khác
nhau, mỗi đường chịu tác động của một hay nhiều phản xạ. Khi đó tín hiệu đến
máy thu là tín hiệu tổng hợp từ tất cả các đường này. Do các đường có biên độ,
pha và độ trễ khác nhau tín hiệu truyền qua các đường này có thể kết hợp với
nhau một cách có lợi hoặc không có lợi tạo nên một sóng đứng ngẫu nhiên. Hiện

7
tượng này gọi là hiện tượng pha-đinh đa đường. Kênh truyền sóng kiểu này
được gọi là kênh pha-đinh đa đường.

Hình 1.6: Mô hình truyền dẫn đa đường.

1.3.2 Kênh không phụ thuộc thời gian (Time-invariant channel)


Kênh không phụ thuộc thời gian là kênh truyền dẫn trong trường hợp không có
sự chuyển động tương đối giữa máy phát và máy thu. Bản chất của hiện tượng
này là đáp ứng xung và hàm truyền đạt của kênh không phụ thuộc vào thời gian
(không thay đổi theo thời gian).
Đáp ứng xung của kênh (Channel impulse channel): là một dãy xung thu được
ở máy thu khi máy phát phát đi một xung cực ngắn gọi là xung Dirac d(t )
N
h(t ) = å ak d( t - t k ) (1.4)
k= 1

với d(t ) là xung Dirac được định nghĩa như sau:


ìï 0 t ¹ 0
ïï
d(t ) = ïí
¥
(1.5)
ïï
ïïî -ò¥
d(t )dt = 1; t = 0

trong đó: k , h( t ), t , t k , ak , N lần lượt là: chỉ số tuyến truyền dẫn, đáp ứng
xung của kênh, biến trễ truyền, trễ truyền dẫn ứng với tuyến k, hệ số suy hao và
số tuyến truyền dẫn.

8
Hàm truyền đạt của kênh: được định nghĩa là phép biến đổi Fourier của đáp
ứng xung, do vậy ta có:
H ( j w) = F {h( t )}
¥ N
(1.6)
H ( j w) = ò h(t )e j wt
dt = å ake - j wt k

- ¥ k= 1

1.3.3 Kênh phụ thuộc thời gian


Sự dịch chuyển tương đối giữa máy phát và máy thu gây ra hiệu ứng Doppler và
hiện tượng phụ thuộc vào thời gian của kênh. Kênh phự thuộc thời gian (kênh
thay đổi theo thời gian) có hàm truyền thay đổi theo thời gian.
Đáp ứng xung của kênh phụ thuộc thời gian:
Sự phụ thuộc thời gian của đáp ứng xung kênh vô tuyến được biểu diễn như sau:
N
h(t , t ) = å ake j (2p fDt + f k ))d( t - t k (t ))
(1.7)
k= 1

Hàm truyền đạt của kênh phụ thuộc thời gian:


Thực hiện phép biến đổi Fourier của đáp ứng xung ta được hàm truyền đạt của
kênh như sau:
¥ N
H ( j w, t ) = ò h( t , t )e j wt
dt = å ake j (2p fDt + f k ) (1.8)
- ¥ k= 1

Hiệu ứng Doppler: Hiệu ứng Doppler gây ra do sự chuyển động tương đối giữa
máy phát và máy thu. Bản chất của hiện tượng này là phổ tín hiệu bị xê dịch đi
so với tần số trung tâm một khoảng gọi là tần số Doppler.

Tia tới thứ i

MS

Hình 1.7: Mô tả sự di chuyển của MS so với BS

9
Ta xét tia thứ k chiếu tới MS, giả sử góc tới của tia thứ k so với hướng chuyển
động của MS là f k khi đó tần số Doppler tương ứng là:
v
fD = fC .cos ( f k ) (1.9)
c
Trong đó fC , v, c lần lượt là: tần số sóng mang của hệ thống, vận tốc chuyển
động tương đối của máy thu so với máy phát và vận tốc ánh sáng.
Nếu f k = 0 thì tần số Doppler đạt cực đại:
v
fD ,max = f (1.10)
c C
Giả thiết tín hiệu đến máy thu bằng nhiều luồng khác nhau với cường độ ngang
nhau ở khắp mọi hướng, khi đó phổ tín hiệu tương ứng với tần số Doppler được
biểu diễn như sau:

 A
 2 Nếu fC  f D ,max  f  f C  f D ,max
  | f |  fc 
G ( j 2 f )   1    (1.11)
  f max 
 0
 Các trường hợp còn lại
G( f )

 f D ,max  f c fc f D ,max  f c

Hình 1.8: Mật độ phổ của tín hiệu thu

Ý nghĩa của phổ tín hiệu này được giải thích như sau: giả sử tín hiệu phát đi ở
tần số sóng mang fC khi đó tín hiệu thu được sẽ không nhận được ở chính xác
tần số sóng mang fC mà bị dịch đi cả về hai phía một lượng dich tần là fD ,m ax
như Hình 1.8. Sự dịch chuyển này ảnh hưởng đến sự đồng bộ của nhiều hệ
thống.

10
1.3.4 Hậu quả của truyền dẫn phân tập đa đường
 Pha-đinh chọn lọc theo thời gian (Time Selective fading) gắn với hiệu ứng
Doppler tạo ra do chuyển động của MS (Mobile Station) so với trạm gốc BS
(Base Station).
Nếu MS chuyển động qua các vùng ngẫu nhiên, nó chịu ảnh hưởng thay đổi về
cường độ và pha tín hiệu với tốc độ thay đổi tuỳ thuộc vào tốc độ chuyển động
của MS. Giả sử băng tần tín hiệu là rất nhỏ sao cho thời gian trễ t l không ảnh
hưởng đến tín hiệu. Do vậy, khi MS chuyển động làm cho độ lợi kênh truyền
biến đổi khi đó tín hiệu thu bị trải trên thang tần số. Hiện tượng này được còn
gọi là trải trễ.
 Trải trễ (Delay spead).
Xét trường hợp tần số Doppler rất nhỏ ứng với MS đứng yên, chúng ta có
thể coi pha của các vật thể tán xạ là không đổi. Lúc này kênh truyền đóng vai trò
như một bộ lọc có đáp ứng xung hữu hạn(FIR: Finite Impulse Response Filter).
r%( t ) = g ( t , t ) = å gl d ( t - t l ) (1.12)
l

Hình 1.9 mô tả đáp ứng xung của một bộ lọc tại thời điểm quan sát t 0 nào đó.
Dải t D gọi là trải trễ. Chúng ta có thể thấy độ dài của các đường truyền sóng
khác nhau là cho tín hiệu bị dịch chuyển trễ. Hiện tượng trải trễ (Delay Spread)
sẽ làm hạn chế tốc độ truyền tin nếu không có các biện pháp thích hợp cho từng
loại hình thông tin di động trong nhà (In Door) hoặc ngoài trời (Out Door).

g (t0 , )

. . .

D

Hình 1.9: Đáp ứng xung của một bộ lọc FIR

11
Thực hiện biến đổi Fourier ta có đáp ứng tần số G ( f ) . Ta có kênh chọn lọc
theo tần số (tại các tần số khác nhau thì biên độ G ( f ) có giá trị khác nhau).

1.4 Các mô hình kênh pha đinh cơ bản


Dựa theo đặc tính pha-đinh nhanh ta có thể chia ra các mô hình kênh vô tuyến
cơ bản như sau:
1.4.1 Kênh pha-đinh Rice (Kênh Rice)
Là kênh vô tuyến di động mà trong số các tia tới máy thu có một tia trội thường
là tia LOS (Light Of Sight: tia nhìn thẳng). Khi đó pha-đinh nhanh có phân bố
Rice. Trong trường hợp môi trường truyền dẫn có tia nhìn thẳng thì công suất tín
hiệu từ tia này vượt trội so với các tia khác. Xác suất của biên độ hàm truyền đạt
của kênh sẽ tuân theo phân bố Rice.
Ta có công thức của tham số Rice như sau:
Ptr
K R ice = (1.13)
å Ptx
trong đó Ptr là công suất tia trội.
Ptx là công suất tia tán xạ.
1.4.2 Kênh Gao-xơ
Trong công thức (1.13) mà K R ice = ¥ thì phân bố Rice lúc này sẽ thành phân
bố Gao-xơ. Khi này, tác động chủ yếu tới tín hiệu thu là tạp âm nhiệt có phân
bố Gauss. Trường hợp của kênh Gauss ta thường gặp trong các vi tế bào
(Microcell). Như vậy có thể thấy kênh Gao-xơ là kênh lý tưởng và là kênh tốt
nhất trong thực tế.
1.4.3 Kênh pha-đinh Rayleigh
Hàm truyền đạt của kênh thực chất là một quá trình xác suất phụ thuộc cả thời
gian và tần số. Biên độ hàm truyền đạt của kênh tại một tần số nhất định sẽ tuân
theo phân bố Rayleigh nếu các điều kiện dưới đây của môi trường truyền dẫn
thoả mãn các điều kiện dưới đây của môi trường truyền dẫn:

12
 Môi trường truyền sóng không có tia trong tầm nhìn thẳng hay tia LOS
(Light Of Sight) hoặc tia chiếu trực tiếp giữa BS và MS, có nghĩa là không có
tia có công suất tín hiệu vượt trội.
 Tín hiệu ở máy thu nhận được từ vô số các hướng phản xạ và nhiễu xạ khác
nhau.
Phân bố Rayleigh của biên độ hàm truyền đạt được biểu diễn bởi công
thức sau đây:
ìï 2
ïï p(r ) = r exp(- r ), if r ³ 0
ïí s2 2s g2 (1.15)
ïï
ïïî p(r ) = 0 if r < 0
2
Hình 1.10 mô tả hàm phân bố Rayleigh với s = 1 .

2
Hình 1.10: Hàm phân bố Rayleigh với s = 1

1.5 Kết luận


Trong chương này chúng ra đã tìm hiểu tổng quan về các kênh thông tin vô
tuyến. Trong đó có những hiểu biết cơ bản về tạp âm nhiệt, tạp âm Gauss trắng
cộng (AWGN: Additive White Gaussian Noise), một ví dụ truyền dẫn tín hiệu
BPSK qua kênh tạp âm trắng, kênh truyền dẫn phân tập đa đường, hậu quả của

13
truyền dẫn phân tập đa đường và đưa ra được các mô hình kênh cơ bản trong
thông tin như kênh Rice, Gao-xơ, Rayleigh.
Qua chương 1, ta thấy rõ hơn được những tác động xấu mà môi trường truyền
tác động đến kênh thông tin vô tuyến. Ở chương sau, ta sẽ tìm hiểu xem kĩ thuật
MIMO và các kỹ thuật phân tập mà ta sử dụng sẽ khắc phục những hậu quả mà
kênh truyền gây ra với hệ thống thông tin vô tuyến như thế nào.

14
Chương 2
TỔNG QUAN VỀ MIMO VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TẬP

2.1 Phân tập thu


2.1.1 Mở đầu
Trong các hệ thống thông tin di động, các kỹ thuật phân tập được sử dụng rất
rộng rãi để giảm ảnh hưởng của pha đinh đa đường và tăng cường độ tin cậy của
việc truyền dẫn mà không cần phải tăng công suất phát hay mở rộng băng thông.
Kỹ thuật phân tập thực chất là tạo ra cho máy thu các bản sao giống hệt nhau
của tín hiệu phát ở máy thu, tất cả chúng đều mang cùng một thông tin nhưng có
rất ít sự tương quan về mặt thống kê trong pha đinh. Trong chương 2, chúng ta
đề cập đến hai phương pháp phân tập: phân tập không gian phát và phân tập
không gian thu. Ta sẽ lần lượt nghiên cứu các phương pháp này, mà trước tiên là
phân tập thu.
Có ba phương pháp kết hợp phân tập không gian thu được sử dụng phổ biến ở
máy thu. Đó là phương pháp kết hợp chọn lọc (selection combining), kết hợp tỷ
lệ tối đa (maximal-ratio combining) và kết hợp đồng độ lợi (equal-gain
combining). Trong phần này ta sẽ nghiên cứu cả ba phương pháp trên để thấy
được ưu nhược điểm của từng phương pháp.
2.1.2 Kết hợp chọn lọc (Selection Combining)
Cấu hình của bộ kết hợp chọn lọc được mô tả ở Hình 2.1 dưới đây:

15
1 2 M
. . .

Mạch Mạch Mạch


cao tần cao tần cao tần

Mạch chọn lọc logic

Đầu ra

Hình 2.1: Phương pháp kết hợp chọn lọc

Các tín hiệu nhận được từ các anten thu được đưa tới một mạch chọn lọc logic.
Mạch chọn lọc logic thực hiện việc đo lường và tính toán tỷ số tín hiệu trên tạp
âm SNR (Signal to Noise Ratio) của từng nhánh phân tập và chọn ra tín hiệu ở
nhánh có tỷ số SNR lớn nhất. Nhưng trong thực tế, việc đo lường tỷ số SNR rất
khó thực hiện vì vậy nó sẽ chọn tín hiệu từ nhánh có công suất lớn nhất.

Hình 2.2: Phân phối xác suất (PDF) của SNR cho phương pháp kết hợp phân
tập chọn lọc.

16
Hình 2.2 Biểu diễn phân phối xác suất của SNR cho phương pháp kết hợp phân
tập lựa chọn với M nhánh phân tập sử dụng công thức:
x ùM
P r { g < x } = éê1 - exp -
ë (
G ú
û ) (2.1)

Qua hình vẽ thấy được hiệu quả của việc tăng số lượng nhánh phân tập M. Cụ
thể là việc tăng số lượng anten cho phép giảm nhỏ xác suất SNR thấp hơn một
giá trị cho trước, hay nói cách khác làm tăng xác suất SNR lớn hơn một giá trị
cho trước. Tăng số nhánh phân tập còn giúp tăng độ lợi phân tập một cách đáng
kể.
2.1.3 Kết hợp tỷ lệ tối đa (Maximal Ratio Combining)
Phương pháp kết hợp tỷ lệ tối đa được Kahn đề xuất năm 1954. Theo phương
pháp này tín hiệu của M nhánh phân tập được nhân trọng số (weighted) cân
xứng theo tỷ lệ SNR của các nhánh, sau đó được điều chỉnh đồng pha rồi kết
hợp (cộng) với nhau.
Sơ đồ cấu hình một bộ kết hợp tỷ lệ tối đa được biểu diễn như Hình 2.3
1 2 M
. . .

Mạch Mạch Mạch


cao tần cao tần cao tần

w1 w2 wM

Đầu ra

Hình 2.3: Phương pháp kết hợp tỷ lệ tối đa

17
Hình 2.4: Phân phối xác suất (PDF) của SNR cho phương pháp kết hợp tỷ lệ
tối đa

Hàm phân phối xác suất Pr{γ < x} của phương pháp kết hợp tỉ lệ tối đa được mô
tả ở Hình 2.4. So sánh với phương pháp kết hợp chọn lọc (Hình 2.2), phương
pháp kết hợp tỉ lệ tối đa có tỉ lệ quá tải (outage rate) tốt hơn. Thực tế, phương
pháp kết hợp tỉ lệ tối đa là phương pháp kết hợp cho độ lợi lớn nhất. Phương
pháp kết hợp này còn được gọi là phương pháp kết hợp tối ưu (optimum
combining).
Cũng phư phương pháp kết hợp lựa chọn, khi tăng số anten trong phương pháp
kết hợp tỉ lệ sẽ làm tăng độ lợi phân tập của hệ thống.
2.1.4 Kết hợp đồng độ lợi (Equal Gain Combining)
Kỹ thuật phân tập đồng độ lợi (EGC: Equal Gain Combining) là một trường
hợp đặc biệt của phương pháp MRC. Sử dụng phương pháp kết hợp EGC tín
hiệu tại các nhánh được đồng pha (co-phasing) giống như trường hợp MRC,
nhưng sau đó được nhân với các trọng số có cùng độ lớn rồi kết hợp với nhau.
Trường hợp đơn giản nhất là đặt độ lợi của các trọng số bằng hằng số đơn vị.
Do MRC yêu cầu phải chính xác các trọng số kết hợp, cho nên tương đối phức
tạp. Trong khi EGC không đòi hỏi tính toán chính xác các hệ số trọng số, thế

18
nên phương pháp này ít phức tạp hơn nhiều. Tuy nhiên nó cũng cho độ lợi phân
tập thấp hơn phương pháp MRC, như đã chỉ ra trong Hình 2.5.

Hình 2.5: Độ lợi phân tập của các phương pháp kết hợp phân tập.

Trong 3 phương pháp phân tập phát, độ lợi phân tập tăng dần theo các phương
pháp: kết hợp chọn lọc, kết hợp đồng độ lợi, kết hợp tỉ lệ tối đa. Nhưng độ phức
tạp cũng vì thế mà độ phức tạp cũng tăng theo lên. Tuy nhiên, độ lợi thu được
của MRC không lớn hơn nhiều so với phương pháp kết hợp chọn lọc. Điều này
có nghĩa là phần lớn độ lợi phân tập thu được từ nhánh phân tập có công suất
lớn nhất và nếu một phương pháp kết hợp có thể thu được độ lợi từ nhánh phân
tập đó thì tổng độ lợi thu được hầu như không thay đổi.

2.2 Phân tập phát


2.2.1 Mở đầu
Phân tập phát được tạo nên bởi việc sử dụng nhiều anten phát kết hợp với một
phương pháp xử lý tín hiệu thích hợp. Một số phương pháp phân tập phát điển
hình là:
1. Phân tập phát tỷ lệ tối đa (MRT: Maximal Ratio Transmit).
2. Phân tập phát giữ chậm.
3. Phân tập phát không gian thời gian.

19
Ta sẽ lần lượt nghiên cứu từng phương pháp trong các phần dưới đây.
2.2.2 Phân tập phát tỷ lệ tối đa (MRT: Maximal-Ratio Transmit) và phân
tập phát giữ chậm
2.2.2.1 Phân tập MRT
Phương pháp phân tập phát tỷ lệ tối đa MRT nhân các tín hiệu trên nhánh phân

tập sk với các trọng số phát tương ứng wn = C .hn* ; n Î { 1, 2,..., N } sau đó
truyền các tín hiệu được nhân trọng số này thông qua N anten phát. Hệ số chuẩn
hóa công suất C được chọn sao cho tổng công suất phát đi từ N anten phát bằng

1
một giá trị cho trước, thường thì đặt bằng C = cho đơn giản. Để tìm được
N
các hệ số trọng số wn ta cần phải biết các kênh truyền hn . Việc này có thể thực
hiện được bằng một trong các cách sau:
 Máy thu ước lượng hn và gửi thông tin về hn cho máy phát. Phương
pháp này đòi hỏi phải có kênh phản hồi từ máy thu về máy phát.
 Sử dụng tính chất nghịch đảo của các kênh truyền đường lên (up-link) và
kênh truyền đường xuống (down-link). Thực tế là ở các hệ thống phân chia theo
tần số (FDD: Frequency Division Duplex) có khoảng cách tần số thu và phát
nhỏ (nhở hơn độ rộng băng tần đồng bộ kênh truyền) thì các hệ số kênh truyền
đường lên và đường xuống rất tương quan với nhau. Do đó chúng ta có thể sử
dụng các hệ số kênh truyền hn ước lượng được ở kênh truyền đường lên như là
các hệ số trọng số phát wn .
Sơ đồ cấu hình của một bộ phân tập MRT có N nhánh phân tập với các đường
phản hồi được mô tả ở Hình 2.6 dưới đây:

20
1

h1
1 *
h1
N 2
1
h1 * h2
N
sk
sˆk
1 *
h2 . hN Detector
N
1 * . N zk
Channel
N
h2
. Estimation

1 *
hN
N
1
hN
*
N feedback

Hình 2.6: Sơ đồ phân tập phát MRT có N nhánh phân tập với
các đường phản hồi

2.2.2.2 Phân tập phát giữ chậm


Cấu hình phân tập phát giữ chậm được mô tả ở Hình 2.7.

h1

2
h2

sk sˆk
Ts hN Detector
.sk 1
zk
. N Channel
Estimation
.
( N  1)Ts s
k  N 1

Hình 2.7: Sơ đồ phân tập phát giữ chậm với N nhánh phân tập

Theo đó các bản sao của tín hiệu sk được truyền tới máy thu tại các thời điểm
khác nhau và thông qua các anten phát khác nhau. Các tín hiệu giữ chậm được
21
máy thu coi như các tín hiệu đa đường. Vì vậy để tách được các tín hiệu phát thì
máy thu phải sử dụng bộ san bằng ước lượng chuỗi tối ưu (MLSE: Maximum
Likelihood Sequence Estimator) hay một bộ san bằng sai số bình phương trung
bình tối thiểu (MMSE: Minimum Mean Square Error) để đạt được độ lợi phân
tập N. Ưu điểm của phương pháp phân tập phát giữ chậm là nó có thể cho độ lợi
phân tập ở cấp độ N mà không yêu cầu phải mở rộng băng tần, cũng như cần
phản hồi từ máy thu. Một ưu điểm khác của phương pháp này là nó có thể áp
dụng trực tiếp cho các kênh đa đường để thu được thêm độ lợi phân tập đường
(path diversity). Phương pháp phân tập phát giữ chậm được coi là trường hợp
đơn giản của mã xoắn không gian-thời gian.
2.2.3 Phân tập phát không gian thời gian
2.2.3.1 Trường hợp kênh MISO (2´ 1)
Sơ đồ phân tập phát không gian-thời gian do Alamouti đề xuất năm 1998 sử
dụng 2 anten phát và một anten thu được trình bày ở Hình 2.8.
1
h1
 sk*1 sk 1

sk sˆk
sk 1 sk h2
STE
Combiner sk 1
2
h1 h2 MLD
h1
zk 1 zk Channel sˆk 1
sk* sk 1
Estimation h2

Hình 2.8: Sơ đồ máy phát mã khối STBC Alamouti


với 2 anten phát và 1 anten thu

Phương pháp phân tập này còn được gọi là mã khối không gian-thời gian
(STBC: Space Time Block Code) Alamouti.
a. Phương pháp mã hóa
Tại một chu kì của tín hiệu (symbol period) cho trước hai dấu tín hiệu sk và sk+1
được mã hóa cả về không gian và thời gian theo như mô tả trong bảng dưới đây

22
Thời gian k Thời gian k+1
Anten # 1 sk  sk*1
Anten # 2 sk 1 sk*

Hình 2.9: Bảng mã hóa

Tại khe thời gian k anten phát thứ nhất phát đi sk trong khi anten phát thứ hai
phát đi sk+1. Tại khe thời gian tiếp theo là k+1, anten phát thứ nhất phát đi

- sk*+ 1 trong khi anten thứ 2 phát đi sk* . Như vậy việc mã hóa đã được thực hiện
theo cả hai chiều không gian và thời gian.
Ta giả sử kênh pha-đinh biến đổi chậm, tức là pha-đinh không thay đổi trong
khoảng thời gian giữa hai dấu tín hiệu. Nhờ đó chúng ta có thể bỏ qua chỉ số
thời gian ở trong biểu diễn kênh. Đặt các kênh truyền từ anten phát thứ nhất và

thứ hai tới anten máy thu tương ứng là h1 = a 1 j f 1 và h2 = a 2 j f 2 . Các tín hiệu
thu được tại các khe thời gian k và k+1 là:
rk = h1sk + h2sk + 1 + n k (2.2)
rk + 1 = h2sk* - h1sk*+ 1 + n k + 1 (2.3)
b. Phương pháp kết hợp
Sử dụng luật kết hợp sau đây:
s%k = h1*rk + h2rk*+ 1 (2.4)

s%k + 1 = h2*rk - h1rk*+ 1 (2.5)


Ta có

k = ( a 1 + a 2 ) sk + h1 z k + h2z k + 1
2 2 * *
s% (2.6)

s%k + 1 = ( a 12 + a 22 ) sk + 1 - h1z k*+ 1 + h2*z k (2.7)


c. Tách sóng tối ưu
Luật quyết định ML được định nghĩa đồng thời cho cả s%k và s%k + 1 như sau:

{ sk , sk + 1 } = arg min
sk ,s k+ 1
{rk - ( h1sk + h2sk + 1 ) 2
+ rk + 1 - ( h2sk* - h2sk*+ 1 )
2
}

23
(2.8)
Sau khi biến đổi thành phần đối số, ta có
2 2
AST BC = ( a 12 + a 22 ) sk + ( a 12 + a 22 ) sk + 1 (2.9)
* * * * *
- s%
k sk - s%
k s k - s%
k + 1sk + 1 - s%
k + 1s k + 1

2 2
= ( a 12 + a 22 ) sk + s%
k - sk - s%k 2 - sk 2

+ ( a 12 + a 22 ) sk + 1 2 + s% 2
k + 1 - sk + 1 - s%
2
k + 1 - sk + 1
2

Như vậy luật quyết định ML đồng thời cho cả sk và sk + 1 đã được chia thành
các luật quyết định độc lập cho sk và sk + 1 . Do các luật quyết định cho sk và
sk + 1 là như nhau nên sau khi bỏ đi thành phần chung s%
k
2
ta thu được luật
quyết định chung cho Alamouti STBC như sau:

k = arg min { sk - s%
k }.
2
s% (2.10)
sk Î c c

2.2.3.2 Trường hợp kênh MIMO (2´ 2)


Đây là trường hợp mở rộng của nguyên lý Alamouti STBC với trường hợp kênh
MISO 2´ 1 lên thành 2 anten phát và 2 anten thu tức là kênh MIMO 2´ 2. Sơ
đồ cấu hình của Alamouti STBC với trường hợp kênh MIMO 2 ´ 2 được mô tả
ở Hình 2.10
1 1
h1,1
h1,1
 sk*1 sk Channel
h1,2
Estimation h1,2
h1,1 h1,2 sˆk
z1,k 1 z1,k sk
sk 1 sk
STE h 2 ,1 Combiner sk 1
2 MLD sˆk 1
h2,1 h2,1
h2,1
h 2 ,2
sk* sk 1 Channel
h
Estimation 2,2
z2,k 1 z2,k

Hình 2.10: Sơ đồ Alamouti STBC với 2 anten phát và 2 anten thu


a. Phương pháp kết hợp
Tín hiệu thu được tại các anten thu thứ nhất và thứ hai là tại các thời điểm k và
k+1 là

24
r1,1 = h1,1sk + h1,2sk + 1 + z 1,1 (2.11)
r1,2 = - h1,1sk*+ 1 + h1,2sk* + z 1,2 (2.12)
r2,1 = h2,1sk + h2,2sk + 1 + z 2,1 (2.13)
r2,2 = - h2,1sk*+ 1 + h2,2sk* + z 2,2 (2.14)

Trong đó z m ,k là các mẫu tạp âm ở tại anten thu m mà khe thời gian k. Để ước

lượng tối ưu được các dấu tín hiệu phát đi sk và sk+1 ta cần phải tách được thông

tin của chúng chứa trong r1,1 , r1,2 , r2,1 và r2,2 . Việc này có thể thực hiện được

nhờ sử dụng phương pháp kết hợp sau đây:


* * * *
s%
k = h1,1r1,1 + h1,2r1,2 + h2,1r2,1 + h2,2r2,2 (2.15)
* * * *
s%k + 1 = h1,2r1,1 - h1,1r1,2 + h2,2r2,1 - h2,1r2,2 (2.16)
Sau khi thay vào ta có

k = ( a 1,1 + a 1,2 + a 2,1 + a 2,2 ) sk


2 2 2 2
s% (2.17)
* * * *
+ h1,1z 1,1 + h1,2z 1,2 + h2,1z 2,1 + h2,2z 2,2

s%k + 1 = ( a 1,1
2 2
+ a 1,2 2
+ a 2,1 2
+ a 2,2 ) sk + 1 (2.18)
* * * *
+ h1,2z 1,1 - h1,1z 1,2 + h2,2z 2,1 - h2,1z 2,2

Ta thấy các tín hiệu kết hợp s%k và s%k + 1 ở các công thức trên thực tế là tổng của
các tín hiệu kết hợp từ những anten thu ở các công thức (2.6) và (2.7). Như vậy
để có được tín hiệu tổng hợp cho trường hợp kênh MIMO 2 ´ M chúng ta cần
phải tìm được tín hiệu kết hợp cho từng anten thu sau đó chỉ cần cộng chúng lại
với nhau. Một quan sát khác cũng được nhận thấy là việc sử dụng 2 anten thu
cho phép tăng gấp đôi độ phân tập so với hệ thống sử dụng một anten thu. Một
cách tổng quát chúng ta có thể kết luận rằng độ phân tập của một hệ thống
MIMO STBC 2´ M gấp M lần độ phân tập của một hệ thống MISO STBC 2 ´
M. Điều này cũng có nghĩa rằng cấp độ phân tập của một hệ thống MIMO
STBC 2´ M bằng độ phân tập của một hệ thống SIMO MRC 1 ´ 2M. Tuy nhiên
cũng cần chú ý rằng nếu như tổng công suất phát được chuẩn hóa thành đơn vị

25
sao cho tổng công suất phát của cả hai hệ thống như nhau thì phẩm chất của các
hệ thống STBC bị suy giảm 3 dB so với hệ thống MRC.
b. Tách sóng tối ưu
Luật quyết định ML đồng thời cho sk và sk + 1 được định nghĩa như sau:
ìï r1,k - ( h1,1sk + h1,2sk + 1 ) 2 + ü ïï
ïï ïï
ïï 2 ïï
ïï r1,k + 1 - ( h1,1sk + h1,2sk + 1 )
* *
ïï
{ s%k , s%k + 1 } = arg min ïí ý (2.19)
s k ,sk + 1 Î c c ï
ïï - r2,k - ( h2,1sk + h2,2sk + 1 ) + ïïï
2

ïï ïï
ïï r 2 ïï
îï 2,k + 1 ( 2,1 k
- h s - h2,2sk + 1 )
* *
ï
þ
Sử dụng phương pháp tính toán tương tự như đã sử dụng cho MISO 2 ´ 1 trình
bày ở mục trước chúng ta có thể thu được luật quyết định ML tổng quát như
sau:

k = arg min { ( a 1,1 + a 1,2 + a 2,1 + a 2,2 - 1 ) sk + sk - s%k 2 } , (2.20)


2 2 2 2 2
s%
sk Î c c

Đơn giản hơn ta có:


s%k = arg min { sk - s%k 2 } , (2.21)
sk Î c c

cho tín hiệu PSK


*Phẩm chất BER của các hệ thống STBC
Phẩm chất BER của hệ thống MISO 2´ 1 và MIMO STBC 2´ 2 sử dụng điều
chế BPSK được so sánh với phẩm chất của các hệ thống SIMO MRC 1 ´ 2 và
SIMO MRC 1´ 4 như Hình 2.11 chỉ ra dưới đây:

26
Hình 2.11: Phẩm chất BER của các hệ thống Alamouti STBC
so với các hệ thống MRC

Do tổng công suất phát ở các hệ thống STBC được chuẩn hóa thành đơn vị (tức
là công suất phát từ từng anten là một nửa), ta thấy các đường cong BER của
các hệ thống STBC có cùng độ dốc với các đường cong BER của các hệ thống
MRC tương ứng nhưng dịch sang bên trái 3 dB. Điều này cho ta thấy rằng các
hệ thống STBC và MRC có cùng cấp độ phân tập.

2.3. Tổng quan hệ thống MIMO


2.3.1 Mô hình, dung lượng kênh MIMO
2.3.1.1 Mô hình kênh MIMO
Xét một hệ thống truyền dẫn vô tuyến sử dụng cả phận tập phát và thu với N
anten phát và M anten thu như ở Hình 2.12

27
Kênh M  N MIMO
Tx Rx
1 1
s1 h1,1 y1

2 h1,2 h2,1 2 z1
s2 y2
. h2,2 .
STE . z2 STD
.
. h2,N hM ,2 .
N M .
sN . hM , N yM
zM

STE: Space – Time Encode


STD: Space – Time Decode

Hình 2.12: Mô hình kênh MIMO vô tuyến

Kênh truyền giữa các anten máy phát (Tx) và anten máy phát (Rx) như mô tả ở
hình vẽ được gọi là một kênh đa đầu vào-đa đầu ra MIMO (MIMO: Multiple
Input-Multiple Output). Một hệ thống truyền dẫn trên kênh MIMO được gọi là
hệ thống truyền dẫn MIMO. Trong các trường hợp đặc biệt khi N = 1 hoặc M
=1, tương ứng chúng ta có các hệ thống phận tập thu SIMO và phân tập phát
MISO như đã trình bày ở chương trước.
Kênh truyền đơn giữa anten máy thu m và anten máy phát n được ký hiệu là hmn.
Để tránh ảnh hưởng giữa các anten phát hoặc anten thu với nhau khoảng cách

yêu cầu tối thiểu giữa các phần tử anten ở các mảng anten phát hoặc thu là l 2 .
Kênh MIMO trong trường hợp này được gọi là kênh MIMO không tương quan
(uncorrelated MIMO channel). Trong trường hợp pha-đinh Rayleigh phẳng (flat
fading) không có tương quan thì hmn được mô hình hóa bằng một biến số Gauss
phức có giá trị trung bình 0 và phương sai 1.
Một kênh MIMO gồm N anten phát và M anten thu thường được biểu diễn bởi
một ma trận số phức gồm M hàng và N cột như sau:

28
éh11 h12 L h1N ù
ê ú
êh21 h22 L h2N ú
H = ê ú (2.22)
êM M O ú
ê ú
êhM 1 hM 2 L hMN ú
ë û

Định nghĩa các vector phát, thu và tạp ân tương ứng là:
s = [ s1, s2,..., s 3 ]T
y = [ y 1, y 2,..., y N ]T (2.23)
z = [ z 1, z 2,..., z N ]T

Chúng ta có mối quan hệ giữa tín hiệu thu và phát biểu diễn qua phương trình hệ
thống sau:
PT
y= Hx + z (2.24)
N
trong đó PT = trace { R ss } là tổng công suất phát từ N anten phát và

R ss = E { ss H } là ma trận tương quan của s ; còn z là vector tạp âm với các


phần tử zm được mô phỏng bởi các biến số phức Gauss độc lập có phân bố như

nhau và có cùng công suất trung bình σ2 , tức là, E { zz }


H
= s 2I M , trong đó

I M biểu diễn một ma trận đơn vị với M dòng và M cột.


2.3.1.2 Dung lượng kênh MIMO
a. Dung lượng kênh truyền cố định
Dung lượng kênh truyền (channel capacity) được định nghĩa là tốc độ có thể
truyền dẫn tối đa với một xác suất lỗi tương đối nhỏ nào đó. Dung lượng của
một kênh truyền chịu ảnh hưởng của tạp âm nhiễu cộng trắng Gauss do Shannon
tìm ra vào năm 1948 được biểu diễn như sau:
C = W log2 ( 1 + r ) [bits / s ] (2.25)
trong đó W là băng tần của kênh truyền tính bằng đơn vị Hz, r là tỉ số công
suất tín hiệu trên tạp âm (SNR).

29
h
s y

Hình 2.13: Mô hình tương đương của kênh truyền SISO

Kênh SISO: Trong trường hợp truyền tín hiệu qua một kênh truyền cố định có
độ lợi h như ở Hình 2.13 chúng ta có tỉ số SNR tại đầu vào máy thu như sau:
2
PR P h
r SISO = = S 2 = r h 2
(2.26)
PN s
Dung lượng kênh truyền trong trường hợp này có thể tính được bằng cách thay
đổi tỉ số SNR ρSISO vào công thức Shannon:

CSISO = W log2 ( 1 + r h )
2
[bits / s ] (2.27)

Kênh MISO: tương tự kênh truyền SISO, đối với các trường hợp kênh truyền
phân tập phát (MISO) ta có Hình 2.14 miêu tả mô hình tương đương của kênh
truyền MISO.

1 h1
s1
N
1
s2 h2
N y
.
. z
.
1 hN
sN
N

Hình 2.14: Mô hình tương đương của kênh truyền MISO

Chúng ta có thể tính được tỉ số SNR ρMISO và dung lượng kênh truyền CMISO như
sau:

30
N
1
N å hn 2 Ps
r
N
(2.28)
r MISO = n=1
PN
=
N å hn 2

n=1

æ r
N ö
CMISO = W log2 ççç1 + å hn 2 ÷÷
÷ [bits / s ] (2.29)
çè N n=1 ø÷
1
Trong đó hệ số được sử dụng để chuẩn hóa công suất phát.
N
Kênh SIMO: đối với kênh truyền SIMO như ở Hình 2.15 dưới đây, tỉ số SNR
trên một nhánh phận tập là:
2
P h
rm = S 2m (2.30)
sm

h1

h2 z1
s y
.
. z2
.
hM

zM

Hình 2.15: Mô hình tương đương của kênh truyền SIMO

Giả sử rằng công suất tạp âm trên M nhánh phân tập thu đều như nhau, tức là

s m2 @ s 2 thì dung lượng kênh truyền CSIMO được tính như sau:
æ M ö

ç
CSIMO = W log2 çç1 + r å hm ÷ [bits / s ] (2.31)
çè ÷
÷
m=1 ø
Ta thấy rằng dung lượng của các kênh truyền phân tập thu ở công thức (2.29)
hoặc phát ở công thức (2.31) tăng theo quy luật logarithm theo số lượng anten
phân tập.

31
Kênh MIMO: đối với trường hợp kênh MIMO như mô tả ở Hình vẽ 2.12 chúng
ta có mối quan hệ thu phát được biểu diễn bằng phương trình hệ thống sau:
y = Hs + z (2.32)

sử dụng phương pháp SVD (Singular Value Decomposition) chúng ta có thể


phân tích ma trận H thành :
H (2.33)
H = UDV
trong đó U và V là các ma trận đơn nhất (unitary), tức là
ïìï U U H = U HU = I m
í (2.34)
ïï V V H = V HV = I n .D
ïî
D là ma trận đường chéo với các giá trị không âm (≥0) trong đó các phần tử
trên đường chéo là các giá trị căn bậc hai của các giá trị eigenvalue của ma trận
ïìï HH H ,M < N
Φ= í H (2.35)
ïï H H ,M ³ N
ïî
Thay H ở (2.33) vào (2.32) chúng ta có:
y = U D V Hs + z (2.36)
Nhân hai vế của phương trình trên với U H chúng ta thu được phương trình
tương đương:
y' = D s' + z' (2.37)
H
Trong đó y ' @U y , s ' @V H s , z ' @U H z . Để ý rằng do D là một ma

trận đường chéo với r = min(M,N) phần tử đầu tiên khác thông, nên thông qua
phép biến đổi SVD kênh MIMO đã được phân tích thành r kênh truyền song
song hữu ích. N – r kênh còn lại không đóng vai trò gì cả.
Ký hiệu các giá trị eigenvalue khác không của ma trận Φ là λi, ta có thể biểu
diễn công thức (2.36) ở dạng r kênh song song như sau:

yi' = l i si' + zi' , i = 1, 2, K , r (2.38)

Trong đó l i biểu diễn biên độ của độ lợi kênh truyền tương đương thứ i. Dung
lượng kênh truyền MIMO vì vậy là tổng dung lượng của r kênh song song.
32
Giả sử công suất phát trên các anten phát là như nhau và được chuẩn hóa thành

Ps H
PT = . Do si' = V H ( i, : ) s = V ( :, i ) s với V ( i, : ) và V ( :, i ) tương ứng
N
biểu diễn một vector xây dựng từ hàng i hay cột i của ma trận V . Do đó công
suất thu tại kênh thứ i, i ≤ r, có thể tính được như sau:

{ }=lV
2
PR i = E l i V ( :, i ) s i
H
{ sH s } V ( :, i )
( :, i ) E
14442 4443
PS
r
N

l i Ps r l Pr
= V ( :, i ) V ( :, i ) H = i s (2.39)
N N
Trong đó V ( :, i ) V ( :, i ) H = 1 dựa trên tính chất của ma trận unitary.
Tương tự, công suất tạp âm ở kênh i được tính như sau:

PN i = E { U H ( i, : ) z 2 } = U H ( :, i ) E { z H z } U ( :, i )
14442 4443 (2.40)
rN 0

= r s 2U ( i, : ) U H ( i, : ) = r s 2
Từ các công thức (2.39) và (2.40) chúng ta có thể tính được tỉ số SNR ở kênh i:
l i ps
ri = (2.41)
Ns2
Thay ρi vào công thức Shannon chúng ta có:
r
C MIMO = W å
i= 1
(
log2 1 +
l i Ps
Ns2
. ) (2.42)

Sử dụng ma trận Φ, công thức dung lượng kênh truyền MIMO có thể biểu diễn
một cách tổng quát như sau:
ìï æ ö
ïï W log2 det çç Ir + r HHH ÷ ÷ ébit s/ s ùû ; M < N
ï
ï çè N ø÷ ë
C MIMO = í (2.43)
ïï æ r H ö÷ é
ïï W log2 det ççç Ir + H H÷ ù
÷ ëbit s/ s û ; M ³ N
ïî è N ø
Dựa vào công thức (2.43) các công trình nghiên cứu của Foschini và Gan năm
1988 và Telatar năm 1999 đã chứng minh được rằng dung lượng kênh truyền
tăng tuyến tính theo r, tức là số anten tối thiểu sử dụng ở phía thu hay phát.

33
Chứng minh này sẽ được mô ta kỹ ở phần tính toán dung lượng kênh truyền cho
kênh Rayleigh ở phần sau đây.
b. Dung lượng kênh truyềnh fading rayleigh.
Trong phần trước, chúng ta đã tìm hiểu về dung lượng kênh truyền MIMO trong
trong trường hợp kênh truyền cố định. Nhưng trong thực tế do tác động của pha-
đinh, kênh truyền biến động theo thời gian và thường được mô hình hóa bằng
các biến số ngẫu nhiên theo luật phân bố Rayleigh.
Ma trận kênh truyền H trong trường hợp này là một ma trận chứa các biến số
ngẫu nhiên Gauss phức độc lập với giá trị trung bình 0 và phương sai 1, tức là
E{hmn} = 1.
Giả sử kênh truyền pha-đinh biến đổi chậm, tức là độ lợi kênh truyền không thay
đổi trong một khoảng thời gian bằng độ dài một khung liên tiếp các symbols.
Giả sử thêm rằng máy thu biết hay ước lượng chính xác được ma trận kênh
truyền H . Dung lượng kênh truyền trong trường hợp này thường được gọi là
dung lượng ergodic và được tính bằng cách lấy giá trị trung bình theo tất cả các
thực thể (realization) của H . Tức là, chúng ta có
ïìï ïìï æ r öüïï
ïï E H í Wlog2 det ççç Ir + HH H ÷÷ý ébit s/ s ù ; M < N
ë û
ïîï è N ø÷ïþï
C MIMO = ïí (2.44)
ïï ìïï æ r H öü ïïý
ïï E H í Wlog2 det ççç Ir + H H÷ ÷
÷
ébit s/ s ù ; M ³ N
ë û
îï ïîï è N øþïï
Để ý rằng do các phần tử của H là các biến số ngẫu nhiên, nên nếu áp dụng qui
luật số lớn chúng ta có:
N®¥
HH H ¾ ¾ ¾ ¾® N IM nên C MIMO = MW log2 ( 1 + r )
(2.45)
M®¥
HH H ¾ ¾ ¾ ¾® M IN nên C MIMO = NW log2 1 + r ( M
N )
Giả sử M = N ta có thể thấy rõ ngay rằng dung lượng kênh truyền MIMO tăng
tuyến tính theo số lượng anten tối thiểu sử sụng ở máy phát hay máy thu. Điều
này mô tả rõ thông qua kết quả mô phỏng ở Hình 2.16

34
Hình 2.16: Dung lượng kênh truyền MIMO pha-đinh Rayleigh.

Nếu so sánh (2.45) với (2.31) chúng ta có thể thấy rằng dung lượng kênh truyền
MIMO pha – đinh Rayleigh có thể đạt đến gấp r = min(M,N) lần dung lượng
một kênh truyền SISO cố định.
Hai nhận xét này cho chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của việc sử dụng kênh
truyền MIMO trong thông tin vô tuyến.
Cần chú ý rằng để đạt được dung lượng kênh MIMO nói trên, các phần tử hmn
của ma trận kênh H cần là các biến Gauss phức và độc lập lẫn nhau. Điều này
tương đương với môi trường truyền dẫn giữa máy phát và máy thu là một môi
trường fading Rayleigh giàu tán xạ (uncorrelated rich scattering environment).
Từ công thức (2.44) chúng ta dễ dàng tính được dung lượng của các kênh SIMO
và MISO cho trường hợp fading Rayleigh bằng cách đặt N = 1 hay M =1.

2.4. Các phương pháp truyền dẫn trên kênh truyền MIMO
Kết quả phân tích dung lượng của kênh truyền MIMO đã thúc đẩy một làn sóng
nghiên cứu các kỹ thuật truyền dẫn hiệu suất trên kênh truyền MIMO. Tiếp theo
công trình chung của Gan, Foschini đã đề xuất một hệ thống truyền dẫn theo
từng lớp kết hợp với mã hoá nhằm đạt được dung lượng kênh truyền mong

35
muốn. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của Foschini cho thấy dung lượng MIMO
ở công thức (2.43) thực tế là một đường giới hạn trên có thể đạt được nhờ các
phương pháp mã hoá và thuật toán có độ phức tạp hay giữ chậm không có giới
hạn. Vì vậy để có các hệ thống truyền dẫn MIMO hiệu suất có thể ứng dụng
trong thực tế, công trình nghiên cứu về MIMO đã tập trung vào việc đề xuất các
phương pháp truyền dẫn thoả mãn được sự cân bằng độ lợi thu được từ kênh
MIMO và độ phức tạp cần thiết. Các phương pháp truyền dẫn này có thể chia
làm hai nhóm sau:
1. Ghép kênh theo không gian ( SDM: Spatial Division Multiplexing):
Phương pháp này tập chung vào việc gia tăng tốc độ truyền dẫn bằng cách
truyền đồng thời một loạt các luồng tín hiệu độc lập qua các anten phát và sử
dụng các máy thu có độ phức tạp thấp để duy trì tỉ số lỗi bít cho phép. Phương
pháp này cho phép thu được độ lợi ghép kênh (multiplexinh gain) lớn.
2. Mã hóa không gian-thời gian (STC: Space-Time Codes):
Kết hợp việc mã hoá giữa các luồng tín hiệu để tối đa hoá độ lợi phân tập nhằm
giảm thiểu tỷ lệ lỗi bit.
• Mã khối không gian thời gian (STBC: Space time block code ).
• Mã lưới không gian thời gian (STTC: Space time trellis code)
2.4.1. Ghép kênh không gian (SDM : Spatial Division Multiplexing)
Tx Rx
1 1
s1 h1,1 y1

2 h1,2 h2,1 2 z1
s2 y2
. h2,2 . Tách sóng
DEMUX
DEMUX . z &
. 2
MUX
. h2,N hM ,2 .
N M .
sN . hM , N yM
zM

Hình 2.17: Phương pháp phân kênh theo không gian.

36
Nguyên lý: Ở máy phát luồng tín hiệu phát được chia nhỏ thành N luồng nhỏ
sn (t ) qua bộ phân kênh (DEMUX), xong được truyền qua N anten phát. Tại
máy thu các luồng tín hiệu được tách riêng ra và rồi ghép lại với nhau thông qua
bộ ghép kênh (MUX).
2.4.2 Mã hóa không gian thời gian (STC- Space Time Code)
Phương pháp mã hóa không gian thời gian (STC: Space Time Code) do Tarokh
và các đồng nghiệp của ông phát minh vào năm 1998 tại AT&T. Đây là một
phương pháp mang lại hiệu quả truyền tin trong môi trường có pha-đinh bằng
việc sử dụng phân tập phát với nhiều anten phát. Mà trước đó vấn đề nghiên cứu
loại bỏ ảnh hưởng của pha-đinh đa đường vẫn chỉ tập trung vào phân tập thời
gian, phân tập tần số và phân tập không gian thu.
Tx 1
x1
Space – time
Information Tx nT
Modulator Block Encode .
.
Source .
X x nT

Hình 2.18: Sơ đồ khối mã hóa không gian thời gian

Hình 2.18 chỉ ra cấu trúc bộ mã hóa không gian thời gian. Tổng quát, một mã
không gian thời gian được định nghĩa là một ma trận truyền dẫn X gồm nT
hàng và p cột, trong đó nT biểu diễn số anten phát, p biểu diễn số khe thời gian
để truyền dẫn một khối các symbol được mã.
Giả sử rằng chòm sao tín hiệu gồm 2m điểm. Tại mỗi một lần mã hóa, một khối
gồm km bit thông tin được ánh xạ vào chòm sao tín hiệu để lựa chọn k tín hiệu

điều chế s1, s1,..., sk , trong đó mỗi nhóm m bit chọn một tín hiệu trong chòm
sao. K tín hiệu này tiếp tục được mã hóa bởi bộ mã hóa không gian thời gian để
tạo ra nT chuỗi tín hiệu song song truyền đồng thời qua nT anten phát trong p
khe thời gian.

37
Trong mã không gian thời gian, số symbol đầu vào trong mỗi lần mã hóa là k .
Số lượng khe thời gian để phát hết số symbol đưa vào bộ mã hóa là p . Nói cách
khác có p từ mã không gian thời gian phát trên mỗi anten với mỗi khối k
symbol đầu vào. Tốc độ của bộ mã hóa không gian thời gian được định nghĩa
bằng tỷ số giữa số symbol đưa vào bộ mã hóa không gian thời gian với số khe
thời gian dùng để phát hết số symbol đó trên nT anten phát. Ta có:
R =k/ p (2.46)

Hiệu quả sử dụng phổ của bộ mã hóa không gian thời gian được tính bởi:
rb rs mR km
= = = (bit s/ s/ Hz) (2.47)
B rs p

Trong đó rb , rs lần lượt là tốc độ bit và tốc độ symbol của chuỗi tín hiệu, B là
độ rộng băng tín hiệu.
Thành phần của ma trận truyền dẫn X là tổ hợp tuyến tính của k symbol

điều chế s1, s1,..., sk và liên hợp phức của nó s1*, s 2*,..., sk* . Mặt khác để đạt được

độ lợi phân tập đầy đủ với nT anten phát, thì cấu trúc của ma trận truyền dẫn X
được thiết kế theo nguyên tắc trực giao như sau:

X ×X H = c(| s1 |2 + | s 2 |2 + ×××+ | sk |2 )I n (2.48)


T

Trong đó c là hằng số, X H là chuyển vị liên hợp phức của X và I nT là ma trận

đồng nhất với đường chéo chính bằng 1, các thành phần còn lại trong ma trận
bằng 0. Hàng thứ i của ma trận X biểu diễn các symbol được phát từ anten thứ
i liên tiếp trong p khe thời gian. Cột thứ j của ma trận X biểu diễn các
symbol được phát đồng thời qua nT ở thời điểm j . Các phần tử của X trong

hàng i và cột j , si . j , i Î {1,...,n R }, j Î {1,..., p} là symbol phát từ anten thứ

i trong khe thời gian thứ j .


Tốc độ của bộ mã hóa không gian thời gian với độ lợi phân tập đầy đủ luôn nhỏ
hơn hoặc bằng một, R £ 1 . Mã hóa với tốc độ tối đa R= 1 (full rate) sẽ không
làm mở rộng băng tín hiệu, trong trường hợp R £ 1 băng tín hiệu sẽ bị mở rộng
thêm 1/ R lần. Đối với mã hóa không gian thời gian, với số anten phát nT , ma
38
trận truyền được ký hiệu là X nT . Mã đó gọi là mã không gian thời gian kích

thước nT .
Ta chú ý rằng thiết kế trực giao được áp dụng cho việc xây dựng mã

không gian thời gian. Các hàng của ma trận truyền X nT trực giao lẫn nhau từng,

nghĩa là trong mỗi khối, các chuỗi tín hiệu trên 2 anten phát bất kỳ là trực giao
với nhau từng đôi. Ví dụ như nếu ta giả thiết chuỗi tín hiệu phát trên anten phát

thứ i là x i , ta thấy x i còn là các vectơ hàng của ma trận X và ta có

x i = (si ,1, si ,2,..., si , p ) , i  1,2,..., nT .

Các véc tơ hàng của ma trận X có tính chất:


p
x i ×x j = å si ,t ×s *j ,t = 0 , i ¹ j , i, j Î {1, 2,..., nT } (2.49)
t=1

Trong đó x i ×x j là tích vô hướng của x i và x j . Tính trực giao cho phép phân

tập phát đầy đủ với số anten được đưa ra. Thêm vào đó nó cho phép máy thu có
thể tách riêng tín hiệu phát từ các anten khác nhau nhờ thuật toán giải mã hợp lễ
tối ưu và luật kết hợp tuyến tính ở máy thu.
Dựa trên dạng của chòm sao tín hiệu, mã khối không gian thời gian có thể được
chia thành mã với chòm sao tín hiệu thực và mã với chòm sao tín hiệu phức.
Trong phần này ta tập chung nghiên cứu mã không gian thời gian cho chòm sao
tín hiệu thực.

Nhìn chung, nếu một ma trận truyền dẫn X nT thực, kích thước nT ´ p với các

biến s1, s2,..., sk thỏa mãn:


H
X n ×X n = c(| s1 |2 + | s 2 |2 + ×××+ | sk |2 )I n (2.50)
T T T

Mã hóa không gian thời gian có thể đem đến độ lợi phân tập đầy đủ với tốc độ
điều chế k / p .

Trường hợp đơn giản ta xét ma trận truyền là một ma trận vuông X nT . Với

chòm sao tín hiệu thực bất kì, như với kiểu điều chế M - A SK , mã hóa không

39
gian thời gian với ma trận truyền là một ma trận vuông nT  nT khi và chỉ khi số
anten phát là nT = 2, 4, 8 . Với những mô hình này thì mới cho độ lợi phân tập
đầy đủ và tốc độ mã hóa tối đa R = 1 . Ma trận truyền được cho bởi:
é s - s2 ù
X 2 = êê 1 ú
ú (2.51)
s
êë 2 s 1 ú
û
és1 -s2 -s3 -s 4 ù
ê ú
ês s1 s4 -s3 úú
X4 = êê 2 (2.52)
ês3 -s 4 s1 s2 úú
ês s3 -s2 s1 úú
ëê 4 û
és1 -s2 -s 3 -s 4 -s5 -s6 -s7 -s 8 ù
ê ú
ês s1 -s 4 s3 -s6 s5 s8 -s7 úú
ê2
ês s4 s1 -s2 -s7 -s 8 s5 s6 úú
ê3
ês -s3 s2 s1 -s8 s7 -s6 s5 úú
X8 = êê 4 (2.53)
ês5 s6 s7 s8 s1 -s2 -s3 -s 4 úú
ê ú
ês6 -s5 s8 -s7 s2 s1 s4 -s3 ú
ê ú
ês7 -s8 -s5 s6 s3 -s4 s1 s2 ú
ê ú
êës8 s7 -s6 -s5 s4 s3 -s2 s1 ú
û

Để ý rằng các bộ mã X 2, X 4, X 8 sử dụng N t khe thời gian để truyền đi

N s  Nt đấu phát nên có tốc độ truyền R  1 . Các bộ mã này cũng thỏa mãn tính
chất trực giao do:
Nt
2
x i ×x iH = å sk
(2.54)
k= 1
x i ×x iH = 0, i ¹ j

Giải mã STBC cho tập tín hiệu thực: Giả thiết kênh fading chậm, tức là

các hệ số kênh truyền hm,n không đổi trong khoảng N t khe thời gian phát, ta có:
hm,n (t )  hm,n , t  1,2,..., Nt (2.55)

40
Như vậy, tín hiệu thu tại thời điểm t và anten thu m có thể được biểu diễn như
sau:
N
ym,t   hm,n sn,t  zm,t (2.56)
n 1

Đối với loại STBC có ma trận truyền dẫn vuông như X 2, X 4, X 8 chúng ta để

ý rằng các cột từ thứ 2 đến thứ N là các hoán vị của cột đầu tiên  s1, s2 ,..., sN  .
T

Đặt t là phép hoán vị của các symbol phát từ cột thứ nhất đến cột thứ t. Vị trí

hàng của sn ở cột t được biểu diễn bởi t ( sn ) và dấu của si ở cột t được kí hiệu

là sgn t ( sn ) .

Với giả thiết là hệ số kênh truyền hm,n được biết trước thì máy thu sử dụng
phương pháp kết hợp tuyến tính tương tự phương pháp Alamouti để thiết lập
thống kê quyết định cho tín hiệu sn như sau:
N M
sn   sgn t ( sn ) ym,t hm* ,t ( sn ) (2.57)
t 1 m1

Do tính chất trực giao của các hàng trong ma trận truyền dẫn, tương tự như
phương pháp Alamouti, ta có luật tách sóng hợp lẽ tối ưu (ML)
 Nt M N 2

ˆsn  arg min   ym,t   hm,n sn,t  (2.58)
sn ,t X
 t 1 m1 n 1 

tương đương với


 N  2 
N M
2  2  
sˆn  arg min   sn  sn     hm,n  1 sn   (2.59)
snX
 n1   n1 m1   
Do sn chỉ phụ thuộc vào sn , metric quyết định kết hợp (joint deccision metric) ở
trên (2.59) được giản ước thành metric quyết định độc lập cho từng dấu phát như
sau:
 2 
N M
2  2 
sˆn  arg min  sn  sn    hm,n  1 sn  (2.60)
snX 
  n1 m1  

41
Điều này có nghĩa là: do tính chất trực giao, thống kê quyết định cho tín hiệu
phát mong muốn sn hoàn toàn độc lập với các tín hiệu phát

s j ,{j  1,2,..., N , j  n} khác.

2.5 Kết luận


Trong chương 2, ta đã nghiên cứu các phương pháp phân tập thu, phát, nghiên
cứu tổng quan về hệ thống MIMO, mã khối không gian thời gian. Các phương
pháp phân tập góp phần làm tăng dung lượng kênh truyền vô tuyến một cách
đáng kể. Nếu chuẩn hóa công suất phát, phương pháp phân tập thu sẽ cho hiệu
quả tốt hơn các phương pháp phân tập phát, nếu cùng bậc phân tập. Ví dụ như
hệ thống MIMO STBC 2´ M có cùng độ phân tập với một hệ thống SIMO
MRC 1´ 2M, nhưng MIMO STBC bị thiệt 3 dB hiệu suất so với MRC. Với
kênh MIMO, ta thấy được dung lượng kênh truyền tăng lên như thế nào theo số
lượng các anten thu phát. Ta cũng đã nghiên cứu mã không gian thời gian sử
dụng cho hệ thống MIMO. Trong chương 3, ta sẽ nghiên cứu một kỹ thuật mới,
đó là mã không gian thời gian vi sai, cụ thể nghiên cứu mã vi sai cho một, hai
và nhiều hơn hai anten phát. Trong chương này cũng sẽ một số so sánh mã
STBC vi sai với mã STBC thông thường.

Chương 3
KỸ THUẬT MÃ KHỐI KHÔNG GIAN THỜI GIAN VI SAI

42
3.1 Mở đầu
Trong những chương trước, chúng ta thấy rằng mã không gian thời gian với đa
anten phát không những giảm ảnh hưởng của fading đa đường mà còn làm tăng
hiệu quả và dung lượng truyền dẫn số qua các kênh vô tuyến. Trong kỹ thuật
này, người ta giả định rằng việc ước lượng kênh hoàn hảo: như thông tin trạng
thái kênh hoàn hảo, biết trước ở máy thu và sử dụng tách sóng kết hợp. Khi kênh
thay đổi chậm so với tốc độ symbol, máy phát gửi chuỗi tín hiệu dẫn đường, từ
đó máy thu có thể ước lượng chính xác kênh. Tuy nhiên, trong một số trường
hợp, như môi trường có tính di động cao hoặc kênh truyền là kênh fading biến
đổi nhanh, sẽ rất khó hoặc tốn chi phí đắt để ước lượng được chính xác kênh.
Trong trường hợp này, sẽ rất hữu ích để phát triển công nghệ mã không gian
thời gian không đòi hỏi ước lượng kênh ở máy phát cũng như máy thu.
Với một anten phát đơn, sơ đồ vi sai được biết đến như là khóa dịch pha vi sai (
DPSK ), có thể giải điều chế không cần sử dụng ước lượng kênh. Các sơ đồ vi
sai thực tế được sử dụng rộng rãi trong hệ thống thông tin di động tế tào, ví dụ


như trong các hệ thống tế bào số của Mỹ, IS-54 sử dụng  DPSK .
4
3.2 Mã vi sai cho anten phát đơn
Đầu tiên chúng ta xét sơ đồ DPSK cho một hệ thống anten đơn, ở đó kênh có
đáp ứng pha gần như không đổi từ một khoảng symbol này tới symbol kế tiếp.
Sơ đồ vi sai mã hóa thông tin bởi sai khác pha giữa hai symbol liên tiếp. Thông
tin nhất thiết phải được phát đầu tiên bằng việc cung cấp một symbol tham
chiếu, sau đó mới là các symbol dịch pha vi sai. Bên thu giải mã thông tin trong
symbol hiện tại bằng cách so sánh pha của nó với pha của symbol trước đó.

43
Delay

ct -1

b st Calculater ct
PSK Symbol
bits

Hình 3.1 Sơ đồ khối mã hóa DPSK

Xét một bộ diều chế M  PSK vi sai với M điểm tín hiệu và hiệu quả sử dụng
phổ   log 2 M  b bit/s/Hz . Chòm sao tín hiệu điều chế có thể được biểu diễn
như sau:
A  {e2 kj/M ; k  0,1,2,..., M  1} (3.1)

với j  1
Để dễ tính toán, ta xét với chòm sao tín hiệu đã được chuẩn hóa thành đơn vị,
nghĩa các tín hiệu đều có biên độ là một.
Chúng ta hãy giả thiết truyền một chuỗi dữ liệu:
c1, c2 , c3 ,..., ct ,... (3.2)
trong đó ct {0,1,2,...,M  1} . Ánh xạ chuỗi dữ liệu vào chòm sao tín hiệu A để
tạo ra chuỗi symbol được điều chế:
s1, s2 , s3 ,..., st ,... (3.3)

với st  e jt  e 2 ct j / M
Máy phát tạo chuỗi tín hiệu điều chế vi sai:
x0 , x1, x2 ,..., xt ,... (3.4)
với tín hiệu mã hóa vi sai xt :
xt  xt 1.st
(3.5)
= xt 1.e 2 ct j / M

44
Như thế, thông tin dữ liệu được gửi đi trong sự sai pha của hai symbol liên tiếp.
Symbol đầu tiên x0  1 không mang bất kì thông tin dữ liệu nào và có thể được
coi như là tham chiếu.
Giả sử, sử dụng một anten phát và một anten thu, và nếu tạp âm là nt thì chuỗi
tín hiệu thu được là:
r1, r2 , r3 ,..., rt ,... (3.6)
với rt   xt  nt ,
và  là tăng ích đường truyền.
Dữ liệu nhận được được xử lí bằng cách tính toán sự sai pha giữa hai symbol

liên tiếp. Trước tiên máy thu tính toán rt rt*1 :

Vì rt   xt  nt
và rt 1   xt 1  nt 1
* * * *

Nên:
2
rt rt*1   xt xt*1   xt nt*1  nt * xt*1  nt nt*1
2
  xt 1st xt*1   xt nt*1  nt * xt*1 (3.7)
2
=  st  N

Trong đó N   xt nt*1  nt * xt*1 là tạp âm Gaussian. Giả sử tăng ích đường

truyền  giống nhau ở các thời điểm t  1 và t , và nt nt*1 được bỏ qua.

Vì thế ước lượng tối ưu của st là:


2 2
sˆt  argmin rt rt*1   st (3.8)
st

45
I
A1 R

2
 A1 II

2
 A2 A2

Hình 3.2: hai vùng tách sóng của điều chế PSK và dạng tỉ lệ của nó.

2
Vì tất cả các điểm M-PSK nằm trên cùng một vòng tròn, hệ số tỉ lệ  không

thay đổi dạng của vùng tách sóng trong công thức (3.8) như đã chỉ ra trong Hình
3.2. Vì thế ước lượng tối ưu tương đương của st là:
2
sˆt  argmin rt rt*1  st (3.9)
st

Nhận xét:
Từ các phân tích trên cho ta thấy: ở máy thu, đầu ra không phụ thuộc vào các
quyết định giải điều chế trước đó và thông tin trạng thái kênh mà chỉ phụ thuộc
vào các symbol nhận được ở khoảng hai symbol liên tiếp.
2
Tách sóng không kết hợp cho symbol st bằng việc bỏ qua hệ số  như trên,

dẫn đến sự suy giảm chất lượng. Để xác định lượng suy giảm chất lượng này so
với tách sóng kết hợp, ta tính toán SNR của máy thu trong cùng điều kiện cho cả
hai trường hợp. Với sơ đồ tách sóng không kết hợp ở trên, công suất tín hiệu ở
4
máy thu là  , trong khi ở sơ đồ tách sóng kết hợp, công suất tín hiệu thu là

2
 . Như vậy công suất tín hiệu thu của sơ đồ tách sóng không kết hợp bằng
46
2
 lần công suất tín hiệu thu của sơ đồ tách sóng kết hợp. Công suất tạp âm ở

2
máy thu với sơ đồ tách sóng không kết hợp ở trên xấp xỉ gấp 2  lần công suất

tạp âm của tách sóng kết hợp. Vì vậy, SNR thu được của sơ đồ tách sóng vi sai
xấp xỉ bằng một nửa của sơ đồ tách sóng kết hợp với cùng công suất truyền dẫn.
Điều này tương đương với 3dB sai khác của hai sơ đồ trên kênh fading
Reyleigh.

3.3 Mã hóa không gian thời gian vi sai


Trong chương 3, ta sẽ tập chung nghiên cứu mã không gian thời gian vi sai sử
dụng hai anten phát, từ đó mở rộng ra trường hợp nhiều hơn hai anten. Trước
tiên, ta hãy bắt đầu với một hệ thống có hai anten phát. Giả sử bên phát sử dụng
một chòm sao tín hiệu với 2b phần tử. Với mỗi khối 2b bít đầu vào, bộ mã hóa
tạo ra hai symbol và truyền phát chúng sử dụng mã không gian thời gian
(STBC) trực giao. Từ mã 2  2 của mã STBC trực giao hay cặp symbol được
phát tương ứng phụ thuộc vào từ mã hay symbol được phát trong khối trước đó.
Điều này tương tự với trường hợp DPSK , ở đó symbol được phát ở mỗi thời
điểm phụ thuộc vào các bít đầu vào và các symbol được phát trước đó. Thách
thức chính là làm thế nào để tạo ra hai symbol hoặc từ mã trực giao sao cho máy
thu có thể giải mã chúng mà không cần biết hệ số đường truyền.
Có hai phương pháp chính để giải quyết vấn đề này. Một là thay thế điều chế
PSK trong sơ đồ khối Hình 3.1 bằng một thiết kế trực giao, ta sẽ xét ở phần sau.
Cách thứ hai là tạo ra một cặp symbol theo phương thức vi sai và sau đó gửi
chúng bằng một thiết kế trực giao. Sơ đồ khối của hệ thống đó được chỉ ra ở
Hình 3.3 và ta sẽ mô tả chúng trước.
Nhóm hai symbol cho khối thứ l trong một véc tơ S l như sau:

l
 s1l 
S   (3.10)
 sl 
 2

47
Delay

S l -1

2b Pl Calculater Sl ct
STBC C (S l )
PSK Symbol
bits

Hình 3.3: Sơ đồ khối mã hóa không gian thời gian vi sai

Véctơ symbol cho khối thứ l , S l , được tạo ra từ S l1 , véc tơ symbol cho khối
l  1 , và 2b bít đầu vào. Để mô tả làm thế nào có thể tạo ra S l , ta xem xét hai
véc tơ sau tạo nên một cơ sở trực giao:

l
 s1l 
l l
 ( s2l )* 
V1 ( S )  S    , V2 ( S )    (3.11)
 sl   ( s l )* 
 2  1 
Chú ý rằng véctơ S l có độ dài đơn vị, nên độ dài của V1 ( S l ) và V2 ( S l ) cũng là

một. Chọn một bộ V bao gồm 22b véctơ độ dài đơn vị P1, P2 , P3 ,..., P22b , trong

đó mỗi véc tơ Pv là một véc tơ 2  1 , Pv  ( Pv1, Pv 2 )T . Ta định nghĩa một toán tử

ánh xạ một một tùy ý     , ánh xạ 2b bít đầu vào vào V . Việc chọn bộ V và

toán tử ánh xạ     hoàn toàn tùy ý miễn là các véctơ P1, P2 , P3 ,..., P22b có độ

dài đơn vị và toán tử ánh xạ     là một một.

Quá trình mã hóa bắt đầu với việc truyền dẫn một véc tơ tùy ý S 0 . Với khối l ,

toán tử ánh xạ     ánh xạ 2b bít đầu vào thành véc tơ P l tương ứng trong V .

Chú ý rằng, P l là một véc tơ trong bộ P1, P2 , P3 ,..., P22b và khi cần tham chiếu

các chỉ số của nó vào bộ V , ta sử dụng kí hiệu Pv . Gọi S l1 là symbol được

phát cho khối thứ l  1 , véc tơ symbol S l được tính toán như sau:

S l  P1lV1 ( S l 1 )  P2lV2 ( S l 1 ) (3.12)

48
Trong đó P1l và P2l lần lượt là thành phần đầu tiên và thứ hai của véc tơ P l .

Chú ý rằng vì V1 ( S l ) và V2 ( S l1 ) tạo một chuẩn trực giao nên P1l và P2l có thể

được tính toán từ việc nhân S l với [V1 ( S l1 )]H và [V2 ( S l1 )]H tương ứng. Ta
có:
[V1 ( S l 1 )]H S l  [V1 ( S l 1 )]H P1lV1 ( S l 1)  [V1 ( S l 1)]H P2lV2 ( S l 1)
(3.13)
 P1l [V1 ( S l 1 )]HV1 ( S l 1 )  P2l [V1( S l 1)]HV2 ( S l 1 )

Vì V1 ( S l1 ) có độ dài đơn vị nên:

[V1 ( S l 1 )]HV1 ( S l 1 )  1 (3.14)


Ta lại có:
 ( s2l )* 
[V1 ( S l 1 H
)] V2 ( S l 1
)  ( s1l )* ( s2l )*   l *
 ( s ) 
 1  (3.15)
0

Vì thế cho ta có:


P1l =[V1 ( S l 1 )]H  S l  s1l ( s1l 1 )*  s2l ( s2l 1 )* (3.16)

Tính tương tự, nhân S l với [V2 ( S l1 )]H ta được:

P2l =[V2 ( S l 1 )]H  S l  s1l s2l 1  s2l s1l 1 (3.17)

Độ dài của véc tơ P l là hằng số, và với việc lựa chọn thích hợp véctơ ban đầu

S 0 , có thể đảm bảo điều kiện cho P l là véctơ có độ dài đơn vị. Sơ đồ khối bộ
mã hóa được chỉ ra trong Hình 3.3. Để thấy rõ hơn quá trình mã hóa, ta xét ví dụ
sau.
Ví dụ 3.3.1 Trong ví dụ này, chúng ta xét bộ mã hóa không gian thời gian vi sai
sử dụng hai anten phát và điều chế BPSK. Để có một véc tơ độ dài đơn vị, ta giả

1 1
sử rằng chòm sao tín hiệu bao gồm các điểm chuẩn hóa  và . Nói cách
2 2

1 1
khác, các phần tử của S l là  và . Chúng ta đưa ra một ví dụ về toán
2 2
49
tử ánh xạ một một    và bộ V. Ta định nghĩa bộ

V  {(1,0)T ,(0,1)T ,(0, 1)T ,( 1,0)T } , chú ý rằng tất cả các thành phần của V có

độ dài đơn vị. Toán tử ánh xạ     ánh xạ hai bít đầu vào vào trong V và được
đưa ra như sau:
1 0
 (00)    ,  (10)   
0 1
(3.18)
0  1 
 (01)    ,  (11)   
 1  0
Bộ mã hóa bắt đầu quá trình phát bằng việc gửi các symbol tùy ý s10 và s20 ở

thời điểm thứ nhất và các symbol ( s20 )* và ( s10 )* ở thời điểm thứ 2, chưa biết ở
phía thu. Hai sự truyền phát đó không mang bất cứ thông tin gì. Nếu các phần tử

1 1
của S 0 , là s10 và s20 được chọn là  và , sau đó sử dụng (3.12), các phần
2 2

1 1
tử của S l luôn là  và . Việc mã hóa vi sai được thực hiện theo sơ đồ
2 2
khối trong Hình 3.3 và công thức (3.12).
Giả sử ở khối l  1 , S l 1  (1 2 , 1 2)T là véc tơ symbol ở đầu ra khối STBC
trực giao dùng cho truyền phát. Nếu hai bít đầu vào tới bộ mã hóa ở khối l là

10, vì  (10)  (1,0)T nên ta có thể tính S l như sau:

 1   1   1 
 2   2  2
l
S  0.   1.   (3.19)
 1   1   1 
     
 2  2  2

Tương tự vậy, chúng ta có S l  (1 2 , 1 2)T cho các bít đầu vào 00,

S l  (1 2 ,1 2)T cho các bít đầu vào 01, S l  (1 2 ,1 2)T cho các bít đầu
vào 11.

50
Ví dụ 3.3.2 Trong ví dụ này, chúng ta xét việc điều chế không gian thời gian vi
sai, mã hóa với b  2 bits/(s Hz ) . Ta sử dụng chòm sao tín hiệu QPSK bao gồm

các điểm {1/ 2,j/ 2,  1/ 2,  j/ 2} . Xét toán tử ánh xạ một một     như
sau:
 (0000)  (1,0)T
 (0001)  (0,1)T
 (0010)  (0, 1)T
 (0011)  ( 1,0)T
 (0100)  ( j,0)T
 (0101)  (0, j )T
 (0110)  (0,  j )T
 (0111)  (  j,0)T
(3.20)
 (1000)  (0.5  0.5 j , 0.5  0.5 j )T
 (1001)  (0.5  0.5 j,0.5  0.5 j )T
 (1010)  (0.5  0.5 j,0.5  0.5 j )T
 (1011)  (0.5  0.5 j , 0.5  0.5 j )T
 (1100)  (0.5  0.5 j,0.5  0.5 j )T
 (1101)  (0.5  0.5 j, 0.5  0.5 j )T
 (1110)  (0.5  0.5 j, 0.5  0.5 j )T
 (1111)  (0.5  0.5 j ,0.5  0.5 j )T
Bộ V tương ứng bao gồm 16 véctơ ở về phải của (3.20). Chính xác hơn, ta có:
 1   0   0   1  j   0   0    j 
V    ,   ,   ,   ,   ,   ,   ,   ,
 0   1   1  0   0   j    j   0 
 0.5+0.5j   0.5  0.5 j   0.5  0.5 j   0.5  0.5 j 
 0.5+0.5j  ,  0.5  0.5 j  ,  0.5  0.5 j  ,  0.5  0.5 j  , (3.21)
    
 0.5  0.5j   0.5  0.5 j   0.5  0.5 j   0.5  0.5 j  
 0.5+0.5j  ,  0.5  0.5 j  ,  0.5  0.5 j  ,  0.5  0.5 j  
    

51
Chú ý rằng tất cả các véctơ trong V có một độ dài đơn vị. Toán tử ánh xạ  ánh
xạ bốn bít đầu vào vào V . Sau đó mã hóa vi sai được thực hiện theo sơ đồ khối
trong Hình 3.3 và công thức (3.12).

Ví dụ 3.3.3
Trong ví dụ này, ta xét một quá trình mã hoá không gian thời gian vi sai khác,
mã hoá với tốc độ bít b  2 bit /( sHz ) . Đây là một trường hợp đặc biệt được thảo
luận ở phần sau. Toán tử ánh xạ  () sử dụng 4 bít đầu vào để chọn hai điểm
trong chòm sao tín hiệu QPSK cho mọi khối l bất kì. Sau đó hai điểm đó tạo
nên véctơ P l . Sự mã hóa vi sai được thực hiện như sơ đồ khối trong Hình 3.3 và
công thức (3.12). Vì các điểm chòm sao tín hiệu QPSK có năng lượng bằng
nhau,nên véc tơ P l tương ứng sẽ có cùng độ dài cho cho tất cả các bít đầu vào.
Nếu chòm sao tín hiệu QPSK bao gồm các điểm:

 1/ 2  j / 2,1/ 2  j / 2, 1/ 2  j / 2, 1/ 2  j / 2 , thì véctơ P l là véc tơ độ dài

đơn vị. Bộ V tương ứng sẽ bao gồm 16 véctơ:


 1 / 2  j / 2  1 / 2  j / 2   1 / 2  j / 2   1 / 2  j / 2 
V   , , , ,
 1 / 2  j / 2   1 / 2  j / 2   1 / 2  j / 2   1 / 2  j / 2 
 1 / 2  j / 2  1 / 2  j / 2   1 / 2  j / 2   1 / 2  j / 2 
 1 / 2  j / 2  , 1 / 2  j / 2  ,  1 / 2  j / 2  ,  1 / 2  j / 2 
    
 1 / 2  j / 2   1 / 2  j / 2   1 / 2  j / 2   1 / 2  j / 2  (3.22)
 1 / 2  j / 2  ,  1 / 2  j / 2  ,  1 / 2  ,
j / 2   1 / 2  j / 2 
  
 1 / 2  j / 2   1 / 2  j / 2   1 / 2  j / 2   1 / 2  j / 2 
 1 / 2  j / 2  ,  1 / 2  j / 2  ,  1 / 2  ,
j / 2   1 / 2 

j / 2  
  

Chú ý rằng việc sử dụng toán tử ánh xạ ở trên, một số phần tử của S l sẽ không
là các điểm chòm sao tín hiệu QPSK. Ví dụ, nếu ta chọn véc tơ ban đầu

s10  s20  1 2 thì các symbol skl sẽ nằm trong chòm sao tín hiệu 9-QAM. Nói

cách khác, các phần tử của S l nằm trong bộ số:

52
1 j 1  j 1 j 1 j 1 j 1 j
0, , , , ,  ,  ,  ,  (3.23)
2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2

Ví dụ cuối cùng không chỉ là một ví dụ cá biệt. Việc chọn hai symbol từ một
chòm sao tín hiệu để xây dựng véc tơ P l có thể được sử dụng cho tốc độ bít bất
kì.
3.3.1 Một trường hợp đặc biệt của mã hóa vi sai
Sơ đồ mã hóa vi sai ở trên là trường hợp tổng quát và làm việc với mọi bộ V và
toán tử ánh xạ  () miễn là các véc tơ trong V có độ dài đơn vị và ánh xạ và
 () là ánh xạ một một. Một trường hợp đặc biệt là nếu chúng ta sử dụng các
bít đầu vào để lựa chọn các tín hiệu từ một chòm sao tín hiệu độ dài đơn vị, ví
dụ PSK, làm các bộ véc tơ hệ số V . Nói cách khác, ta giả sử rằng sử dụng 2b

bít đầu vào cho khối l lựa chọn z1l và z2l và đặt:

P1l  z1l
(3.24)
P2l   z2l
Sau đó sử dụng (3.12), Ta có:

l
 s1l 1  l  ( s2l 1 )*   z1l s1l 1  z2l ( s2l 1 )* 
S  z1l    z    (3.25)
 s l 1  2  ( sl 1 )*   z l sl 1  z l ( s l 1 )* 
 2   1   1 2 2 1 
Sau đó, sử dụng mã STBC như trong Hình 3.3 ta được từ mã truyền phát như
sau:

l
 z1l s1l 1  z2l ( s2l 1 )* z1l s2l 1  z2l ( s1l 1 )* 
C (S )    (3.26)
 ( z l )* ( sl 1)*  ( z l )* s l 1 ( z1l )* ( s1l 1 )*  ( z2l )* s2l 1 
 1 2 2 1

Từ công thức (3.26) ta thấy, nếu lựa chọn

l
 ( s2l )* 
V2 ( S )    (3.27)
 ( s l )* 
 1 

thay cho V2 ( S l ) trong (3.11) và P2l  z2l thay cho P2l trong (3.24) cũng dẫn đến
cùng từ mã.
Xét một sơ đồ mã hoá vi sai khác như trong Hình 3.4 dưới đây:
53
Delay

C l -1
2b STBC Zl l l -1 Cl
Z C
bits

Hình 3.4: Sơ đồ khối mã thời gian không gian vi sai

Từ mã Z l được tạo bằng cách sử dụng 2b bít đầu vào cho khối thứ l , và tương

ứng với các symbol đầu vào z1l và z2l :

 z1l
l z2l 
Z   (3.28)
 ( z l )* ( z l )* 
 2 1 

Sau đó, C l được tính toán dựa trên C l1 như sau:

l
 z1l s1l 1  z2l ( s2l 1 )* z1l s2l 1  z2l ( s1l 1 )* 
C(S )    (3.29)
 ( z l )* s l 1  ( z l )* ( s l 1 )* ( z2l )* s2l 1  ( z1l )* ( s1l 1)* 
 2 1 1 2

Các từ mã trong (3.26) và (3.29) là giống nhau và nó có nghĩa là bộ mã hóa vi


sai trong Hình 3.4 là một trường hợp đặc biệt của bộ mã hóa trong Hình 3.3.

3.4 Giải mã vi sai


Trong phần này, chúng ta xét việc giải mã của điều chế không gian thời gian với
hai anten phát. Để đơn giản, ta chỉ xét trường hợp một anten thu. Trường hợp
với M anten thu dễ dàng được thiết lập bằng phương pháp kết hợp tỉ lệ tối đa

(Maximum ratio combining). Kí hiệu hai tín hiệu thu được cho khối l là r1l và

r2l , cho khối l-1 là r1l 1 và r2l 1 .Ta có:

r1l  1s1l   2 s2l  n1l


 l l * l * l
(3.30)
r2  1 ( s2 )   2 ( s1 )  n2

54
r1l 1  1s1l 1   2 s2l 1  n1l 1
 l 1 l 1 * l 1 * l 1
(3.31)
r2  1 ( s2 )   2 ( s1 )  n2
Định nghĩa ma trận đường truyền:
  2* 
H  1  (3.32)
 1* 
 2
và các véc tơ tạp âm:

N1   n1l 1,(n2l 1 )* 

N 2   n2l 1, (n1l 1 )*  (3.33)

N 3   n1l ,(n2l )* 

Biểu điễn tín hiệu thu được dưới dạng các véc tơ như sau:
 r1l 1,(r2l 1)*   ( s1l 1, s2l 1 ) H + N1 (3.34)
 
 r1l ,(r2l )*   ( s1l , s2l ) H + N 3 (3.35)
 
 r2l 1,(r1l 1 )*   ( s2l 1 )* , ( s1l 1 )*  H + N 2 (3.36)
   
Đặt véc tơ thu R1 là tích trong của hai véc tơ (3.35) và (3.34). Ta có thể tính
toán như sau:

R1   r1l ,(r2l )*    r1l 1,(r2l 1 )* 


(3.37)
 r1l  (r1l 1 )  (r2l )*  r2l 1
Tích trong được tính toán như sau:
R1  ( s1l , s2l ) HH H ( s1l 1, s2l 1) H
(3.38)
 ( s1l , s2l ) HN1H  N 3 H H ( s1l 1, s2l 1) H  N 3 N1H
Ta lại có

HH H  1   2  2 2
 (3.39)

Vì thế R1 trở thành:


R1  1   2
2 2
 s (s
l
1
l 1 *
1 )  s2l ( s2l 1 )* 
(3.40)
 ( s1l , s2l ) HN1H  N3H H
( s1l 1, s2l 1) H  N 3 N1H

55
Ta định nghĩa tạp âm N 1 như sau:

N 1  ( s1l , s2l ) HN1H  N 3 H H ( s1l 1, s2l 1 ) H  N 3 N1H (3.41)


Thì công thức (3.40) trở thành:


R1  1   2
2 2
 P  N
1
l
1 (3.42)

Tiếp theo ta đặt véc tơ R2 như là tích trong của hai véc tơ tín hiệu thu (3.35) và
(3.36):

R2   r1l ,(r2l )*    r2l 1,(r1l 1 )* 


(3.43)
  r1l (r2l 1 )*  (r2l )* r1l 1

Tính toán tích trong cho R2 , ta có:


H
R2  ( s1l , s2l ) HH H ( s2l 1 )* , ( s1l 1)* 
H
(3.44)
 ( s1l , s2l ) HN 2H  N 3 H ( s2l 1 )* , ( s1l 1)*   N 3 N 2H
H

Đặt N 2 là véc tơ tạp âm với:


H
N 2  ( s1l , s2l ) HN 2H  N 3 H H ( s2l 1 )* , (s1l 1 )*   N 3 N 2H (3.45)

Ta có:


R2  1   2
2 2
 P  N
2
l
2 (3.46)

Ta đặt R = ( R1, R2 )T như một ma trận tín hiệu thu và N = ( N 1, N 2 )T , là ma trận

tạp âm. Lại có P l  ( P1l , P2l )T , kết hợp (3.42) với (3.47) ta có ma trận tín hiệu

thu R tỉ lệ với ma trận P l như sau:


 ( r1l 1 )* r1l  r2l 1 (r2l )*  2 2
R   ( 1   2 ) P l  N (3.47)
 (r l )* r l 1  r l (r l 1 )* 
 2 1 1 2 
2 2
Sau đó, tương tự như việc giải mã DPSK , hệ số tỉ lệ ( 1   2 ) không làm

thay đổi dạng hình học của các vùng tách sóng. Vì vậy, bộ giải mã tìm véc tơ
gần nhất P l trong V và quyết định nó như là ước lượng tốt nhất của véc tơ

56
được phát. Toán tử ánh xạ ngược  () 1 ánh xạ bộ véc tơ symbol P l thành các
bít được giải mã như được miêu tả trong Hình 3.5.
rl Pˆ l
Calculate R Closest vector  -1 2b
l -1
D r R of V to R bits

Hình 3.5: Sơ đồ khối bộ giải mã không gian thời gian.

Tương tự như trường hợp DPSK cho một anten phát, giải mã vi sai thiệt 3dB về
hiệu suất bởi chịu gấp đôi ảnh hưởng của tạp âm.
Để tìm véc tơ gần nhất từ V tới R trong (3.47), kí hiệu là Pˆ l , phương thức
phức tạp nhất là thực hiện thử tất cả các véctơ trong bộ V . Nhìn chung, cách
này có thể cần tới 22b phép so sánh. Tuy nhiên, phụ thuộc vào cấu trúc của các
véc tơ trong V mà có thể có phương thức đơn giản hơn. Ví dụ, các vùng giải mã
có thể có một đặc tính hình học sao cho việc giải mã dàn đơn giản (lattice
decoding). Trong trường hợp của DPSK , các vùng tách sóng được tách biệt bởi
các đường đi qua gốc tọa độ.
Vì thế, góc của biến quyết định trong một tọa độ cực là đủ tốt để tìm điểm trong
chòm sao tín hiệu gần nhất. Với nhiều mẫu của bộ V , một cách giải quyết đơn
giản tương tự trong một không gian nhiều chiều hơn là khả dĩ. Với trường hợp
đặc biệt, bộ mã hóa vi sai trong phần 3.3.1, có thể sử dụng quá trình giải mã ML
riêng biệt đơn giản hơn. Ta thảo luận việc giải mã riêng biệt của sơ đồ điều chế
không gian thời gian với hai anten phát trong phần sau. Sau đó bằng việc mở
rộng nhiều hơn hai anten, chúng ta chứng minh rằng tương tự với tách sóng kết
hợp của STBC, sự phức tạp của việc giải mã điều chế không gian thời gian vi sai
tăng tuyến tính với tốc độ và số lượng các anten.
3.4.1. Một quá trình giải mã đơn giản cho trường hợp đặc biệt
Trong phần này, ta xét quá trình giải mã vi sai cho sự mã hóa trong Hình 3.4.
Đây là trường hợp đặc biệt của bộ mã hóa trong Hình 3.3 mà ta đã thảo luận
trong phần 3.3.1.

57
Ma trận dữ liệu Z l trong (3.28) là một thiết kế trực giao với các đặc điểm như
sau:
2 2
( Z l ) H  Z l  ( z1l  z2l ) I 2 (3.48)

l
Nếu tất cả các symbol có năng lượng bằng nhau, ví dụ PSK, với zk  1/ 2 các

từ mã là đơn nhất, đó là:


( Z l )H  Z l  I2 (3.49)
Việc mã hóa cho quá trình điều chế không gian thời gian vi sai đơn nhất bắt đầu
với quá trình truyền một từ mã đơn nhất bất kì. Như Hình 3.4, từ mã Z l được

dùng để tính toán ma trận phát cho khối thứ l, C l như sau:

C l  Z l  C l1 (3.50)
Do bởi tính trực giao của các từ mã, ma trận phát C l cũng là đơn nhất.
Nói cách khác:
(C l ) H  C l  (C l 1 ) H  ( Z l ) H  Z l  C l 1  (C l 1) H  C l 1 (3.51)
hay:
(C l )l  C l  I 2 (3.52)

Từ mã C l được phát thông qua kênh fading với ma trận tăng ích đường truyền
H và ma trận tạp âm N . Giả sử rằng ma trận hệ số đường truyền không thay
đổi trong suốt hai khối liên tiếp l  1 và l . Véc tơ thu được cho khối l được tính
toán như sau:
r l  C l  H  N l  Z l  C l 1  H  N l  Z l  (r l 1  N l 1 )  N l
 Z l  r l 1  Z l  N l 1  N l (3.53)
 Z l  r l 1  N t'
trong đó
N t'   Z l  N l 1  N l , (3.54)

l
 r1l 
r   (3.55)
 rl 
 2
58
Vì C l là một ma trận đơn nhất, N t' là một ma trận tạp âm với các đầu vào mẫu

tạp âm phức độc lập . Phương sai của các mẫu tạp âm trong N t' là 2 2 .

Công thức (3.53) biểu diễn lại ma trận dữ liệu Z l theo véc tơ thu được và tạp
âm. Vì thế ước lượng tốt nhất của ma trận dữ liệu, kí hiệu là Zˆ l là ma trận nhỏ

l l l 1
nhất của r  Z  r F
.Trong đó . F là kí hiệu Frobenius norm của một ma

trận, nó được định nghĩa như sau:


m n 2
X F
 Tr ( X H X )    aij , (3.56)
i 1 j 1

với aij là các phần tử của ma trận X .


Vết của ma trận vuông A bậc n
n
Tr  A    bii (3.57)
i 1

bii là các phần tử trong ma trận.


Tất cả quá trình giải mã ML trở thành cực tiểu sau đây :
2
Zˆ l  arg min r l  Z l  r l 1 (3.58)
Zl F

Thay thế Frobenius norm bằng khái niệm vết ma trận ta có:

Zˆ l  arg min Tr (r l  Z l  r l 1 ) H .(r l  Z l  r l 1)  (3.59)


Zl

Mở rộng các thành phần trong (3.39) và bỏ qua thành phần hằng số ta được kết
quả :

Zˆ l  arg min Tr  (r l 1 ) H .( Z l ) H .r l  (r l ) H .Z l .r l 1 


Zl
(3.60)
Zl
 
 arg max Tr R ( r l ) H .Z l .r l 1 
 
Ma trận dữ liệu Z l trong (3.28) có thể được viết lại, như tổng hợp tuyến tính

l l
của phần thực và phần ảo của các symbol, R zk và J zk :    

59
1 0 l  0 1
 
Z l  R z1l  
0 1
 R z 2  
 1 0 
 
(3.61)
1 0  l 0 1
 jJ z1l 
 0 1
  j J z 
2  
1 0
 
Thay thế (3.61) vào (3.60), ta có thể giải mã riêng biệt các symbol dữ liệu khác

nhau z1l và z2l cho mọi khối l , sử dụng các véc tơ thu được ở khối l  1 và l :

   l H  1 0  l 1  
zˆ1l  arg max R Tr (r )  
0 1
r   R z1l  
z1l     
(3.62)
   1 0  l 1  
l 
 R Tr ( r l ) H
 
j 
 0 1 
r  J z1  ,

 

   l H  0 1  l 1  
zˆ2l  arg max  R Tr (r )  
 1 0 
r   R z2l  
z2l     
(3.63)
   0 1  l 1  
l 
 R Tr ( r l ) H
 
j
1 0
 r 

J z 2 

 
Giả sử chỉ có một anten thu, biến đổi tiếp ta được kết quả là:


zˆ1l  arg max R ( r1l )* r1l 1  ( r2l )* r2l 1 R z1l
zl
   
1
(3.64)
R  j ( r1l )* r1l 1 J 
 ( r2l )* r2l 1  z1l 


zˆ2l  arg max  R (r2l )* r1l 1  (r1l )* r2l 1 R z2l
zl
   
2
(3.65)
R  j  (r2l )* r1l 1  ( r1l )* r2l 1  J  
z2l 

Mà R  ja   J  a nên ta có:


zˆ1l  arg max  R ( r1l )* r1l 1  ( r2l )* r2l 1 R z1l
zl
   
1
(3.66)
J  (r1l )* r1l 1  (r2l )* r2l 1  J    ,
z1l

60

zˆ2l  arg max  R (r2l )* r1l 1  (r1l )* r2l 1 R z2l
zl
   
2
(3.67)
J  ( r2l )* r1l 1  ( r1l )* r2l 1J   z2l 

Ta có thể viết lại (3.66) và (3.67) như sau:


zˆ1l  arg max R ( r1l )* r1l 1  r2l ( r2l 1 )*  z1l
zl 1

(3.68)
zˆ2l  arg max R   (r l 1 * l
1 ) r2  r2l 1 (r1l )*  z2l 
z2l

Hiển nhiên (3.68) là một trường hợp đặc biệt của việc tìm véc tơ gần nhất R

 z1l l
trong (3.47) tới các véc tơ P   l  trong V .
  z2 

3.5 Kết quả mô phỏng


So sánh (3.47) với (2.6) và (2.7), ta có thể thấy rằng tín hiệu thống kê quyết định
cho bộ tách vi sai có một dạng rất giống với các tín hiệu đó cho tách sóng kết
hợp. Cho cả hai trường hợp, tín hiệu thống kê quyết định có hệ số nhân
2 2
h1  h2 giống nhau. Bằng trực giác chúng ta có thể nói rằng cả hai sơ đồ vi

sai và kết hợp đều đạt được độ lợi phân tập giống nhau. Tuy nhiên, vì các thành
phần tạp âm cho tín hiệu thống kê quyết định khác nhau nên sơ đồ vi sai và kết
hợp có độ lợi mã hóa khác nhau.
Hiệu quả của sơ đồ vi sai với hai anten phát và một an ten thu ở các kênh fading
Rayleigh chậm được ước lượng bằng mô phỏng. Kết quả cho các chòm sao tín
hiệu BPSK, QPSK, 8-PSK được biểu diễn ở Hình 3.6, 3.7 và 3.8 tương ứng.
Fading được giả sử là hằng số trên một khung 130 symbol và độc lập giữa các
khung. Hiệu quả của mã STBC tương ứng sử dụng tách sóng kết hợp cũng được
chỉ ra trong hình. Từ hình vẽ, chúng ta có thể thấy rằng các đường cong hiệu
suất của sơ đồ vi sai là song song với các đường cong hiệu suất cho các hệ thống
kết hợp, điều này chứng tỏ rằng sơ đồ vi sai cũng đạt được phân tập đầy đủ nhờ
thiết kế trực giao. Tuy nhiên, vì cả máy phát cũng như máy thu không đòi hỏi
61
thông tin trạng thái kênh nên sơ đồ vi sai tồi hơn 3dB so với mã không gian thời
gian tương ứng sử dụng tách sóng kết hợp. Nó giống như là trường hợp đơn
anten phát.

Hình 3.6: So sánh hiệu quả của mã STBC vi sai và kết hợp, với điều chế BPSK
và hai anten phát trên các kênh fading chậm.

62
Hình 3.7: So sánh hiệu quả của mã STBC vi sai và kết hợp, với điều chế QPSK
và hai anten phát trên kênh pha đinh chậm.

Hình 3.8: So sánh hiệu quả của mã STBC kết hợp và vi sai với điều chế 8-PSK
và hai anten phát trên kênh pha đinh chậm.

3.6 Mã hóa không gian thời gian với nhiều hơn hai anten phát
Trong phần này, chúng ta chỉ ra làm thế nào để thiết kế sơ đồ điều chế không
gian thời gian vi sai cho nhiều hơn hai anten phát. Chúng ta cũng xét sự mở rộng
cho cả trường hợp thông thường và đặc biệt.
Với trường hợp thông thường, ta tập trung vào các mã toàn tốc và phân tập đầy
đủ, như trường hợp sử dụng bốn anten phát, và cũng có thể tạo ra một mã tương
tự dùng cho tám anten phát.
Hơn nữa, sơ đồ điều chế không gian thời gian vi sai cho ba anten phát cũng có
thể thiết kế bằng việc bỏ các cột của sơ đồ cho bốn anten. Tương tự, các mã cho
năm, sáu, và bẩy anten phát có thể được thực hiện từ sơ đồ cho 8 anten. Các mã
bán tốc cho chòm sao tín hiệu phức cũng là có thể.
Với trường hợp đặc biệt, chúng ta xét một sự trình bày chung cho điều chế vi sai
của bất kì mã STBC trực giao nào.

63
3.6.1 Mã hóa vi sai cho bốn anten phát
Sơ đồ khối của quá trình mã hóa vi sai cho nhiều hơn hai anten phát tương tự
như sơ đồ khối Hình 3.3. Số các bít đầu vào là Kb , thay cho 2b , tức là phát
K  4 symbol trên một khối, sử dụng mã STBC toàn tốc với bốn anten phát.
Các véc tơ S l và P l là các véc tơ 4  1 :

 s1l 
 l
s 
Sl   2  (3.69)
l
 s3 
 sl 
 4
Và được tính bởi:
4
S   PklVk ( S l 1 )
l
(3.70)
k 1

Trong đó Pkl là thành phần thứ k của véc tơ P l và

 s1l   s2l 
 l  l
s   s 
V1 ( S l )   2  , V2 ( S l )   1  ,
l l
 s3   s4 
 sl    sl 
 4  3
(3.71)
 s3l   s4l 
 l  l 
 s   s 
V3 ( S l )   4  , V4 ( S l )   3 
l l
  s1    s2 
 sl    sl 
 2   1
Với mỗi véc tơ symbol trong chòm sao tín hiệu riêng biệt, các véc tơ
V1 ( S l ), V2 ( S l ), V3 ( S l ), và V4 ( S l ) là trực giao với nhau. Tương tự với trường

hợp hai anten phát, ta định nghĩa bộ V bao gồm 24b các véc tơ riêng biệt
P1, P2 , P3 ,..., P24b . Mỗi véc tơ Pv là một véc tơ 4  1 gồm các số thực

Pv  ( P1v , P2v , P3v , P4v )T .Một toán tử ánh xạ tùy ý    ánh xạ 4b bít đầu vào
64
vào trong V thực hiện quá trình điều chế như Hình 3.3. Chú ý rằng

V1 ( S l 1 ), V2 ( S l 1 ), V3 ( S l 1), và V4 ( S l1 ) cũng tạo nên một cơ sở trực giao, Pkl

có thể nhận được từ tích trong của S l và V4 ( S l1 ) . Để rõ hơn, ta xét ví dụ sau :
Ví dụ 3.6.1 Trong ví dụ này, ta xét việc mã hóa của điều chế không gian thời
gian vi sai cho bốn anten phát và b  1bit / ( sHz ) . Mã STBC trực giao thực được
đưa ra như sau:
 x1 x2 x3 x4 
 x x1  x4 x3 
 2 (3.72)
  x3 x4 x1  x2 
 
  x4  x3 x2 x1 

Xét toán tử ánh xạ một một    như sau:

1  0.5   0.5   0


0  0.5   0.5   0
 (0000)    ,  (0001)    ,  (0010)    ,  (0011)   
0  0.5   0.5   0
       
0  0.5   0.5  1
 0.5  0 0  0.5 
 0.5  1 0  0.5 
 (0100)    ,  (0101)    ,  (0110)    ,  (0111)   
 0.5  0 1  0.5 
       
 0.5  0 0  0.5 
 0.5  0 0  0.5 
 0.5  0  1  0.5 
 (1000)    ,  (1001)    ,  (1010)    ,  (1011)   
 0.5   1  0  0.5 
       
 0.5  0 0  0.5 
0  0.5   0.5   1
0  0.5   0.5  0
 (1100)    ,  (1101)    ,  (1110)    ,  (1111)   
0  0.5   0.5  0
       
 1   0.5   0.5  0
(3.73)
Bộ V tương ứng bao gồm 16 véc tơ ở vế phải của (3.73), tất cả các véc tơ có độ
dài đơn vị. Toán tử ánh xạ một một  () ánh xạ bốn bít đầu vào vào trong V .

65
Trong thực tế, toán tử ánh xạ  () trên cũng có thể được xác định bằng tính
toán.
Ví dụ, bốn bít đầu vào ở khối l chọn bốn symbol BPSK, đó là symbol zkl  1 / 2

nếu bít tương ứng là bít 0, zkl  1 / 2 nếu bít đó là 1. Sau đó các phần tử trong

Pl được xác định như là ảnh của ( z1l , z2l , z3l , z4l )T trong

 V1 ( S ), V2 ( S ), V3 ( S ), V4 ( S )  , trong đó S  (1 / 2, 1 / 2, 1 / 2, 1 / 2)T .

Thực tế, các phần tử của P l có thể được tính toán sử dụng công thức sau :
1
P1l  ( z1l  z2l  z3l  z4l )
2
1
P2l  ( z1l  z2l  z3l  z4l )
2
(3.74)
1
P3l  ( z1l  z2l  z3l  z4l )
2
1
P4l  ( z1l  z2l  z3l  z4l )
2
Kết quả này giống với toán tử ánh xạ một một trong (3.73).
Để đơn giản, ta xét quá trình giải mã cho sơ đồ có một anten thu. Tín hiệu thu

được cho khối thứ l được kí hiệu là r1l , r2l , r3l , và r4l , ta có:

(r1l , r2l , r3l , r4l )  ( s1l , s2l , s3l , s4l )  ( n1l , n2l , n3l , n4l ) (3.75)

Trong đó rkl là tín hiệu thu được từ anten máy thu, skl là tín hiệu đã phát, nkl  là
thành phần tạp âm tương ứng với các tín hiệu đầu vào máy thu.  là ma trận hệ
số đường truyền với:
 1  2 3  4 
 1  4  3 
  2 (3.76)
 3  4 1  2 
 
4  3  2 1 

Từ tính trực giao của mã STBC chúng ta có :


4
      n2 I
T
(3.77)
n 1

66
Từ (3.75) ta có thể viết các công thức tương tự
(r2l , r1l , r4l ,  r3l )  ( s2l ,  s1l , s4l ,  s3l )   ( n2l , n1l , n4l ,  n3l ),
(r3l ,  r4l , r1l , r2l )  ( s3l ,  s4l ,  s1l , s2l )   ( n3l ,  n4l , n1l , n2l ), (3.78)
(r4l , r3l ,  r2l , r1l )  ( s4l , s3l ,  s2l ,  s1l )   ( n4l , n3l ,  n2l , n1l ).

Để cho gọn, ta sử dụng các biểu thức Vk ( S l ) trong (3.71) và định nghĩa các véc
tơ sau :


R1l  r1l , r2l , r3l , r4l   V1 ( S l )T    ( n1l , n2l , n3l , n4l )

R2l  ( r2l , r1l , r4l ,  r3l )  V2 ( S l )T    (  n2l , n1l , n4l ,  n3l ),


(3.79)
R3l  ( r3l ,  r4l , r1l , r2l )  V3 ( S l )T    ( n3l ,  n4l , n1l , n2l ),
R4l  ( r4l , r3l ,  r2l , r1l )  V4 ( S l )T    (  n4l , n3l ,  n2l , n1l ).
Sau đó sử dụng (3.76) ta có
R1l  ( Rkl 1 )T  ( S1l )T    T  Vk ( S l 1 )  N k
 4 2 l T
    n  ( S1 )  Vk ( S l 1 )  N k
 n1  (3.80)
 4 2 l
    n  Pk  N k , k  1,2,3,4
 n1 
Trong đó N k là thành phần tạp âm. Chúng ta viết lại các công thức trên trong
một công thức véc tơ như sau:
 R1l .( R1l 1 )T 
 l l 1 T 
 R .( R )   4 2  l
l 1 T    n 
R 1 2   P N (3.81)
l
 R1 .( R3 )   n1 
 Rl .( Rl 1 )T 
 1 4 
Bởi vì các số hạng của V có độ dài bằng nhau, để tính toán P l , máy thu có thể

tính toán véc tơ gần nhất của V tới R . Sau đó, toán tử ánh xạ ngược  () 1
được áp dụng để khôi phục các bít được phát. Sơ đồ khối của bộ giải mã tương
tự với Hình 3.5 mặc dù đầu ra dùng Kb bít thay vì 2b bít trong trường hợp hai
anten phát. Hiển nhiên như (3.81), hệ số quyết định R là hệ số tỉ lệ của véc tơ
P l . Tương tự như giải mã DPSK , hệ số tỉ lệ không thay đổi dạng hình học của
67
vùng tách sóng, và giải mã vi sai bị thiệt 3 dB về hiệu suất bởi chịu gấp đôi ảnh
hưởng của tạp âm.
Có thể chứng minh rằng phương thức tách sóng ở trên cung cấp phân tập N
mức với N anten phát và một anten thu. Thay cho chứng minh toán học, ta hãy
diễn tả bằng quá trình vật lí. Hệ số của P l trong (3.81) là nhỏ chỉ khi tất cả các
tăng ích đường truyền là nhỏ. Nói cách khác, tất cả các kênh con từ N anten
phát tới anten thu phải chịu fading gây tổn hao tín hiệu. Điều này nghĩa là fading
gây ảnh hưởng xấu khi và chỉ khi tất cả N kênh phụ có tăng ích đường truyền
nhỏ. Điều này dẫn đến kết sự phân tập N mức.
Nếu có nhiều hơn một anten thu, ta có thể sử dụng phương pháp kết hợp tỉ lệ tối
đa (MRC). Trong trường hợp điều chế không gian thời gian vi sai, khi sử dụng
M anten thu, chúng ta tính toán Rm như sau :

 R1,l m .( R1,l m1 )T 


 l l 1 T

 1,m 2,m 
R .( R )
Rm   l l 1 T 
(3.82)
 R1,m .( R3,m ) 
 Rl .( Rl 1 )T 
 1,m 4,m 
l l
Chú ý rằng ta sẽ thay thế rnl bằng rn, m trong (3.79) để tính toán Rn,m thay cho

Rnl . Sau đó sau khi tính toán M véc tơ Rm , m  1,2,..., M , ta tính véc tơ gần

nhất của V tới  mM1 Rm . Sử dụng toán tử ánh xạ ngược cho véc tơ gần nhất đó
để tách các bít được phát. Dễ dàng chỉ ra rằng bằng việc sử dụng phương thức
này hệ thống đạt được mức phân tập NM .
3.6.2 Mở rộng cho trường hợp đặc biệt
Điều chế không gian thời gian vi sai trong Hình 3.3 và mở rộng của nó, đặt khối
STBC như là khâu cuối của bộ mã hóa. Thực tế, từ mã STBC ở bên ngoài vòng
lặp vi sai. Cách giải quyết khác cho điều chế không gian thời gian vi sai là đặt
khối STBC là khâu trước của bộ mã hóa. Sau đó từ mã STBC được đưa vào
vòng lặp vi sai như Hình 3.4. Đây là một trường hợp đặc biệt của bộ mã hóa
trong Hình 3.3 như chúng ta đã thảo luận trong phần 3.3.1. Với trường hợp đặc

68
biệt này, việc mở rộng nhiều hơn hai anten phát thì không có gì là phức tạp.
Thực tế, hầu hết các công thức giống như các công thức trong 3.3.1 và 3.4.1
Chúng ta hãy xét một STBC trực giao phát K symbol sk , k  1, 2,..., K từ N
anten phát. Ta xét một thiết kế trực giao vuông N  N như đã được đưa ra ở
chương 2, như các thiết kế tốc độ một, thực cho số anten N  2, 4,8 . Nhìn chung

ma trận dữ liệu Z l từ một thiết kế trực giao, với các phần tử zkl có thuộc tính
sau:
 K l 2
( Z )  Z  k   zk  I N
l H l
(3.83)
 k 1 
Nếu tất cả các symbol có năng lượng bằng nhau, ví dụ điều chế PSK, với một sự
chuẩn hóa thích hợp, các từ mã là đơn nhất, tức là:
( Z l )H  Z l  I N (3.84)
Giống như quá trình mã hóa cho hai anten phát, máy phát đầu tiên gửi một từ
mã đơn nhất bất kì C 0 . Với khối l , chúng ta sử dụng Kb bít đầu vào và STBC
trực giao để lựa chọn Z l . Như trong Hình 3.4, từ mã Z l được sử dụng để tính

toán C l như sau:

C l  Z l  C l1 (8.85)
Sau đó, từ mã C l được phát qua kênh truyền. Lập luận tương tự như với hai
anten phát, ta có:
(C l ) H C l  (C l 1 ) H C l 1  I N (3.86)
Giả sử rằng ma trận hệ số đường truyền H không thay đổi trong suốt hai khối
liên tiếp l  1 và l , véc tơ thu được cho khối l được tính toán như sau:
rl  Cl  H  N l
 Z l  C l 1  H  N l
(3.87)
 Z l  (r l 1  N l 1 )  N l
 Z l  r l 1  Z l  N l 1  N l .
Công thức (3.87) đã biểu diễn lại ma trận dữ liệu Z l theo các véc tơ thu được và
tạp âm. Việc giải mã ML dẫn đến vấn đề cực tiểu hóa như sau:

69
2
Zˆ l  arg min r l  Z l  r l 1
Zl F
(3.88)
l l l 1 H l l l 1
 arg min Tr (r  Z  r )  (r  Z  r )
Zl

Mở rộng các thành phần trong (3.88) và bỏ qua các hằng số thu được:

Zˆ l  arg min Tr (r l 1 ) H  ( Z l ) H  r l  (r l ) H  Z l  r l 1


Zl
(3.89)
 arg m ax Tr[R {(r l ) H  Z l  r l 1}].
Zl

Các mã STBC trực giao ta đang xét là các mã tuyến tính theo các thành phần
của phần thực và phần ảo của các symbol sk , k  1, 2,..., K . Vì thế ma trận dữ
liệu Z l có thể được viết lại như sau:
K K
Z 
l
R {zlk } X k  j J {z lk }Yk (3.90)
k 1 k 1

Trong đó X k và Yk là các ma trận thực N  N . Với N  K  2 , mã OSTBC , ta


có:
1 0  0 1 1 0  0 1
X1    , X2    , Y1    , Y2    (3.91)
0 1  1 0   0 1 1 0
Trong trường hợp này, (3.89) trở thành (3.60) và công thức giải mã ML trong

phần 3.4.1. Chú ý rằng thông thường một hệ số chuẩn hóa 1 K hoặc một sự
lựa chọn chuẩn hóa thích hợp cho chòm sao tín hiệu là cần thiết để thỏa mãn
điều kiện (3.84). Với việc thay thế (3.90) vào (3.89), chúng ta có thể giải mã
riêng rẽ các symbol dữ liệu khác nhau với mọi khối l sử dụng các véc tơ thu
được ở khối l  1 và l . Bộ ML giải mã được các symbol dữ liệu vi sai độc lập
theo công thức:

   
zˆkl  arg max R Tr[(r l ) H X k r l 1 ] R {zkl }  R Tr[( r l ) H jYk r l 1 ] J {zkl } (3.92)
zl
 
k

Tương đương với đó, với symbol thứ k trong khối thứ l , quá trình giải mã ML
chọn điểm trong chòm sao tín hiệu để biểu thức sau đạt giá trị cực đại :

  
R Tr[(r l 1 ) H X kH r l ] R {zkl }  R Tr[(r l 1) H jYkH r l ] J {zkl }  (3.93)

70
Hoặc tương đương :

   
zˆkl  R Tr[(r l 1) H X kH r l ] R {zkl }  J Tr[( r l 1) H YkH r l ] J {zkl } (3.94)

3.6.3 Kết quả mô phỏng cho nhiều hơn hai anten phát
Trong phần này, chúng ta xem xét các kết quả mô phỏng cho các sơ đồ mã hóa
không gian thời gian ở trên sử dụng một anten thu. Giả sử rằng kiểu kênh là
kênh pha đinh phẳng Rayleigh gần như tĩnh. Vì vậy, các hệ số đường truyền
không phụ thuộc vào biến ngẫu nhiên Gaussian phức. Kênh được cố định trong
suốt quá trình truyền của một khung. Với sơ đồ không kết hợp, máy thu không
biết hệ số đường truyền và sử dụng giải mã hợp lễ tối đa để ước lượng các bít và
các symbol được truyền. Với sơ đồ kết hợp, giả sử đã biết một cách hoàn hảo
các hệ số đường truyền ở máy thu.
Hình 3.9 và 3.10 cho thấy xác suất lỗi theo tỉ số BER thu được của mã STBC vi
sai cho BPSK tương ứng với ba hoặc bốn anten phát, trên các kênh pha đinh
Rayleigh chậm. Giả sử khung là 130 symbol và một anten thu được sử dụng
trong mô phỏng. Đường cong hiệu suất của STBC tương ứng với tách sóng kết
hợp cũng được vẽ trong hình để so sánh. Với cả hai trường hợp sơ đồ vi sai thiệt
hơn khoảng 3dB so với sơ đồ kết hợp.

71
Hình 3.9: So sánh hiệu quả của mã STBC vi sai và kết hợp cho tín hiệu BPSK
với ba anten phát và một anten thu trên kênh fading Rayleigh.

Hình 3.10: So sánh hiệu quả của mã STBC vi sai và kết hợp cho tín hiệu BPSK
với bốn anten phát và một anten thu trên kênh fading Rayleigh.

72
3.7 Kết luận
Qua việc nghiên cứu mã không gian thời gian vi sai, ta hiểu được các phương
pháp mã hóa, giải mã, nguyên lí truyền phát tín hiệu. Hệ thống sử dụng mã
không gian thời gian vi, việc mã hóa và giải mã không những đơn giản tương tự
như mã STBC trực giao kết hợp, mà còn không cần thiết phải ước lượng kênh
truyền. Nó rất thích hợp với các tuyến truyền dẫn vô tuyến tốc độ cao, hoặc kênh
fading biến đổi nhanh.
Như vậy, chỉ có khoảng 3 dB khác nhau giữa hiệu quả của các sơ đồ kết hợp và
không kết hợp. Chú ý rằng các sơ đồ vi sai trong các ví dụ 3.3.2 và 3.3.3 cho
một hiệu suất (performance) như nhau. Sử dụng phương pháp giải mã đặc biệt,
đơn giản chỉ giảm độ phức tạp giải mã mà không giảm hiệu quả.
Điều chế không gian thời gian vi sai cung cấp phân tập đầy đủ và không đòi hỏi
thông tin trạng thái kênh ở máy thu hoặc máy phát.

73

You might also like