You are on page 1of 16

CHƯƠNG II: ĐA TRUY CẬP PHÂN CHIA GHÉP XEN................................

28
1. Sự ra đời của IDMA...........................................................................................28
2. Khái niệm Đa truy cập phân chia ghép xen IDMA.........................................28
3. Sơ đồ hệ thống truyền thông của IDMA..........................................................30
4. Nguyên lý hoạt động và sơ đồ khối của IDMA................................................32
4.1. Bộ phát IDMA............................................................................................32
4.2. Bộ thu IDMA..............................................................................................33
5. Bộ ước lượng ESE ở phía thu............................................................................36
5.1. Thuật toán phân tách đa người dùng.........................................................36
5.2. Quá trình ước lượng ở bộ ESE đơn đường:...............................................37
5.3. Quá trình giải mã ở bộ DEC đơn đường:..................................................38
5.4. Bộ ước lượng ESE với các kênh đa đường.................................................38

CHƯƠNG III: CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN IDMA.................................41


1. Sơ đồ báo hiệu trong các kênh fading đa đường.............................................41
2. Kỹ thuật phân tách lặp đi lặp lại ở đầu thu.....................................................41
3. Kỹ thuật mã hóa tối ưu......................................................................................42
4. Các loại bộ ghép xen:.........................................................................................42

CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT TRUYỀN THÔNG CỦA IDMA
THEO SNR.............................................................................................................44
CHƯƠNG V: MÔ PHỎNG, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ........................................48
1. Thiết lập mô phỏng.............................................................................................48
1.1. Quá trình thực hiện:...................................................................................48
1.2. Kết quả mô phỏng: với số user là 10, số lần lặp (giải mã lặp 100), số
packet là 100, số bit dữ liệu 32, số mức mã hóa lặp mà 8.................................................50

CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN và hướng phát triển...............................................54


1. Kết luận:..............................................................................................................54
2. Hướng phát triển:...............................................................................................54
1|Page
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

KÝ HIỆU
𝑑𝑘 Dữ liệu đầu vào
𝐸 Kỳ vọng
𝐸𝑏𝑁𝑜 Signal to noise ratio
𝑒𝐷𝐸𝐶 Đầu ra của DEC
𝑒𝐸𝑆𝐸 Đầu ra của ESE
𝑗 𝐷̃ 𝐸𝐶 Đầu vào của DEC
𝑗𝐸𝑆𝐸 Đầu vào của ESE
𝑉𝑎𝑟 Phương sai
𝜁 Độ méo dạng
𝜎 Độ lệch chuẩn
CHỮ VIẾT TẮT
Non-Orthogonal Multiple
NOMA Đa truy nhập phi trực giao
Access
Orthogonal Multiple Access
OMA Đa truy nhập trực giao
Interleave Division Đa truy nhập phân chia theo
IDMA
Multiple Access đan xen
MUD Multi-user Detection Phân tách đa người dùng
Multiple Access
MAI Nhiễu đa truy nhập
Interference
Elementary Signal Bộ ước lượng tín hiệu sơ
ESE
Estimator cấp
DEC Decoder Bộ giải mã
Time Division Multiple Đa truy nhập phân chia theo
TDMA
Access thời gian
Frequency Division Đa truy nhập phân chia theo tần
FDMA
Multiple Access số
Code Division Multiple Đa truy nhập phân chia theo
CDMA
Access mã
Orthogonal Frequency Đa truy nhập phân chia theo
OFDMA
Division Multiple Access tần số trực giao
Space Division Multiple Đa truy nhập phân chia
SDMA
Access theo không gian
Direct-Sequence Code Đa truy nhập phân chia
DS-CDMA
Division Multiple Access theo mã chuỗi trực tiếp
Multi-Carrier Code Đa truy nhập phân chia
MC-CDMA
Division Multiple Access theo mã đa sóng mang
Orthogonal frequency- Ghép kênh phân chia theo
OFDM
division multiplexing tần số trực giao
Frequency Division Ghép kênh phân chia theo
FDM
Multiplexing tần số
CEI Chip Extrinsic Information Thông tin ngoại lai chip
A Posteriori Probability Thông tin xác suất hậu
APPI
Information nghiệm
BEI Bit Extrinsic Information Thông tin ngoại lai bit

MRI Master Random Interleaver Bộ đan xen nguồn

ICI Interchannel Interference Nhiễu liên kênh

APP A Posteriori Probability Xác suất hậu nghiệm


Logarithm Likelihood
LLR Tỉ số hàm khả năng logarit
Ratio
BER Bit Error Rate Tỉ lệ lỗi bit

SNR Signal Noise Ratio Tỉ số tín hiệu trên nhiễu


Bộ kiểm soát lỗi chuyển tiếp
FEC Forward Error Control
Additive White Gaussian
AWGN Nhiễu Gaussian cộng
Noise
Dạng điều chế khóa pha
BPSK Binary Phase Shift Keying
nhị phân
The 5th generation mobile
5G Mạng di động thế hệ thứ 5
network
Global System for Mobile Hệ thống thông tin di động
GSM
Communication toàn cầu
Hệ thống thông tin di động
IS-136 Interim Standard-136 sử dụng công nghệ truy cập
TDMA
ISI Intersymbol interference Nhiễu liên ký hiệu
CHƯƠNG II: ĐA TRUY CẬP PHÂN CHIA GHÉP XEN
1. Sự ra đời của IDMA.
Đa truy cập NON-orthogonal (NOMA) là công nghệ then chốt cho thế hệ mạng không dây tiếp
theo vì nó có khả năng cung cấp hiệu suất phổ cao hơn và hỗ trợ số lượng lớn người dùng. Đa
truy nhập phân chia xen kẽ (IDMA) là một trong những kỹ thuật NOMA được coi là một công
nghệ đầy hứa hẹn cho các hệ thống thế hệ thứ năm (5G). IDMA là một dạng đặc biệt của Đa
truy cập phân chia theo mã (CDMA), trong đó người nhận phân biệt từng trạm (STA) bằng các
mẫu xen kẽ duy nhất của chúng thay vì các mã trải phổ duy nhất. Điều này dẫn đến bộ thu có
độ phức tạp thấp, phát triển tuyến tính theo số lượng trạm song song (STA). IDMA trước đây
đã được đề xuất cho các mạng di động như một bản nâng cấp cho hệ thống CDMA băng rộng
thế hệ thứ 3. Vào năm 2017, các tác giả đã đề xuất một hệ thống IDMA nhiều lớp sóng mang
duy nhất cho các hệ thống tiến hóa dài hạn (LTE) 3GPP. Hệ thống này có tính năng nâng cao
trực tiếp thông lượng và độ tin cậy từ hệ thống dựa trên CDMA trước đó.
Khái niệm Đa truy cập phân chia ghép xen IDMA.
Đa truy nhập phân chia theo đan xen (IDMA) là một kỹ thuật dựa trên các bộ đan xen
khác nhau để phân chia tín hiệu từ nhiều người dùng sử dụng khác nhau trong một hệ
thống truyền thông trải phổ đa người dùng. Đây là một kỹ thuật đa truy nhập còn rất mới
mẻ, vì vậy cũng có một số nhà nghiên cứu ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc và
Đức, quan tâm và nghiên cứu về kỹ thuật này. Do đó, cũng có một số khái niệm khác
nhau về IDMA.
Khái niệm

Theo Li Ping – một nhà nghiên cứu người Trung Quốc, IDMA là kỹ thuật dựa trên các
đan xen khác nhau để phân tách tín hiệu từ người dùng khác nhau trong một hệ thống
truyền thông trải phổ đa người dùng. Một hệ thống IDMA sử dụng các đan xen phát sinh
ngẫu nhiên và độc lập nhau. Ở phía thu triển khai một thuật toán tách hoặc dò mức chip
lặp đơn giản đa người dùng (MUD – Multi-user Detection) để giải mã tín hiệu người
dùng. Độ phức tạp tính toán của MUD là một hàm tuyến tính phụ thuộc số lượng người
dùng. Với những đan xen này, hệ thống IDMA thực thi tương tự và thậm chí tốt hơn, đơn
giản hơn hệ thống CDMA. Điều kiện để IDMA có thể thực hiện được là phía phát và
phía thu đồng nhất đan xen. Đối với các đan xen ngẫu nhiên, toàn bộ ma trận đan xen
phải được truyền tới phía thu, như vậy có thể rất tốn kém. Do đó để tiết kiệm chi phí và
tối ưu hóa khả năng thực hiện, ta cần xây dựng các đan xen không ngẫu nhiên (giả ngẫu
nhiên) cho IDMA mà vẫn hoạt động hiệu quả như là đan xen ngẫu nhiên, và thỏa mãn hai
tiêu chuẩn thiết kế: Các đan xen phải dễ xác định và tạo ra, cụ thể phía phát và phía thu
có thể trao đổi một lượng nhỏ các bit để xác lập đan xen. Các đan xen này không “xung
đột” (collide).
Khái niệm 2

Các nhà khoa học người Đức lại cho rằng đa truy nhập phân chia theo đan xen (IDMA) là
một trường hợp đặc biệt của DS-CDMA khi bộ đan xen và bộ trải phổ đảo vị trí cho nhau
(khi đó các luồng dữ liệu sẽ bị tách ra bởi các đan xen khác nhau). Khi đan xen và trải phổ
luân phiên nhau, IDMA có thể được hiểu như DS-CDMA không trải phổ.
2. Sơ đồ hệ thống truyền thông của IDMA.

Hệ thống IDMA (Interleave Division Multiple Access) sử dụng các interleaver riêng biệt
để phân tách các người dùng, trong đó các interleaver này trực giao với nhau. Hệ thống
IDMA gồm hai phần: phía phát và phía thu. Ở phía phát, dữ liệu thông tin của từng
người dùng được mã hóa kênh C và trải phổ. Mỗi người dùng được gán một chuỗi mã 𝑐𝑘
có độ dài J (frame length), trong đó mỗi thành
phần trong chuỗi 𝑐𝑘 được gọi là "chips" (giống với cấu trúc CDMA). Sau khi trải phổ,
băng thông được mở rộng để mỗi chip đơn lẻ mang thông tin một bit. Dữ liệu thông tin
từng người dùng được xáo trộn bằng bộ đan xen. Ở phía thu, tiến trình Turbo (giã mã
lặp) được thực hiện để phân tách tín hiệu từng người dùng. Nhiễu đa truy nhập MAI có
thể được giải quyết một phần bằng bộ ước lượng tín hiệu người dùng (ESE) mà không
cần mã hóa kênh và trải phổ. Tuy nhiên, để giải quyết hoàn toàn nhiễu đa truy nhập MAI,
cần sử dụng mã hóa kênh và trải phổ ở phía phát. Kết quả từ bộ ESE trở thành đầu vào
cho các bộ giải mã (DECs) và các kết quả đầu ra của bộ giải mã lại được đưa trở lại ESE
để thực hiện ước lượng dữ liệu trong lần lặp tiếp theo. Quá trình này được lặp lại với một
số lần nhất định. Sau lần lặp cuối cùng, các bộ giải mã đưa ra quyết định cứng để xác định
các bit thông tin của từng người dùng. Số lần lặp càng lớn thì tín hiệu giải mã càng chính
xác, nhưng với số lần lặp, xử lý tính toán như vậy có thể bị delay (trễ). Tiến trình Turbo
cho phép mỗi bộ giải mã xử lý dữ liệu thông tin của từng người dùng riêng biệt, loại bỏ
nhiễu từ các người dùng khác. Điều này giúp giảm độ phức tạp của bộ giải mã và bộ ước
lượng tín hiệu người dùng không phụ thuộc vào số lượng người dùng. Mặc dù, dựa trên
cơ sở CDMA nhưng IDMA không bị ảnh hưởng bởi bởi nhiễu đa truy cập (MAI) và can
nhiễu liên ký tự (ISI) và có độ phức tạp rất thất hơn nhiều so với CDMA. IDMA cũng
giống như CDMA là sự kết hợp mã hóa, trải phổ để hạn chế và các đan xen (Interleavers)
để hạn chế nhiễu và can nhiễu cũng như sử dụng các đan xen khác nhau để tách biệt
người dùng. Ý nghĩa chính của IDMA là sử dụng các interleaver (đan xen) để phân biệt
và tách biệt các người dùng khác nhau. Vì phía thu các người dùng không đồng bộ vì độ
trễ lan truyền kênh (có thể sử dụng bộ ước lượng để ước lượng) dẫn đến chỉ cần một bộ
đan xen duy nhất cho hệ thống.

3. Nguyên lý hoạt động và sơ đồ khối của IDMA.


Đầu tiên, thông tin dữ liệu của mỗi người dùng được ký hiệu là 𝒅𝒌 được mã hóa
bằng mã tốc độ thấp (Low-rate code C, tăng coding gain) để tăng khả năng chống nhiễu
và đảm bảo tính tin cậy của tín hiệu. Sau đó, tín hiệu của mỗi người dùng được trải phổ,
mở rộng băng thông và chuyển đổi từ một tần số chặt chẽ thành một dải tần số rộng hơn.
Ta có chuỗi mã hóa 𝒄𝒌 = [𝒄𝒌(𝟏), 𝒄𝒌(𝟐) … 𝒄𝒌(𝑱)] với J là chiều dài frame (frame length).
Tiếp theo, dữ liệu từng người dùng được xáo trộn với bộ đan xen 𝜋𝑘 (bộ này sẽ khác
nhau với từng người dùng) trong thời gian để loại bỏ nhiễu tạp và tạo ra sự phân tách giữa

các người dùng. Quá trình này sắp xếp lại thứ tự truyền trên thời gian và giúp tăng cường
khả năng chống nhiễu trong môi trường truyền thông đa đường. Sau khi qua bộ đan xen ta
thu được chuỗi 𝒙𝒌 (Chips như trong CDMA). Sau đó, dữ liệu đã được xáo trộn được
chuyển đổi thành chuỗi các chips (bit nhỏ) dựa trên các mã 𝑐𝑘 được gán cho từng người
dùng. Chuỗi chip này sẽ được sử dụng truyền tín hiệu. Băng thông của tín hiệu được mở
rộng để mỗi chip đơn lẻ có thể mang thông tin một bit, tăng cường khả năng truyền dữ liệu
trong khoảng tần số được sử dụng. Cuối cùng, tín hiệu đã qua các bước chuẩn bị trên
được truyền từ bộ phát đến kênh truyền thông. Qua quá trình này, nhiều người dùng có thể
sử dụng chung kênh truyền thông mà vẫn duy trì tính riêng tư và phân biệt giữa các tín
hiệu của mỗi người dùng. Kết luận, nguyên lý cơ bản nhất trong IDMA là các đan xen 𝜋𝑘
phải khác nhau với những người dùng còn lại. Giả sử ở đây rằng đan xen được tạo ra một
cách độc lập và ngẫu nhiên (tức là có hệ số tương quan rất thấp, hoặc bằng 0). Các đan xen
này phân tán các chuỗi mã hóa vì vậy những chip liền kề gần như không tương quan (trực
giao) với nhau, tạo điều kiện cho việc phân tách từng chip ở phía thu trở nên đơn giản hơn.

Bộ thu IDMA
Nguyên lý hoạt động của bộ thu IDMA:
Ở đây, giả sử xét trên kênh single path tỉnh (Quasi-static single-path channels), sau khi
tiến hành lấy mẫu ở tốc độ chip nhất định thì, tín hiệu 𝑅 thu được từ 𝐾 người dùng truyền
đồng thời là:
𝐾

𝑅(𝑗) = ∑ ℎ𝑘𝑥𝑘(𝑗) + 𝑛(𝑗) , 𝑗 = 1,2,3 … 𝐽


𝑘=1

ℎ𝑘 là hệ số kênh truyền của người dùng thứ 𝑘 (do xét trên kênh một đường nên là
hằng số), 𝑥𝑘 là chips thứ 𝑘 mang thông tin của người dùng, 𝑛(𝑗) nhiễu AWGN với
trung bình bằng 0 phương sai bằng 𝑁𝑜/2 (𝑁𝑜 là mật độ công suất nhiễu trung bình).
Phía thu sử dụng kỹ thuật phân tách từng chip ở mức thấp (Low-cost chip-by- chip
detection) để phân tách người dùng. Có nghĩa là nó sẽ phân tách user này và coi các user
khác là nhiễu để loại bỏ. Quá trình tách diễn ra đồng thời giúp tăng tốc độ giãi mã. Khối
thu sẽ bao gồm một bộ ước lượng tín hiệu sơ cấp (ESE – Elementary Signal Estimator)
hoặc EMUD và một chuỗi các bộ giải mã (DECs) xác suất hậu nghiệm (APP – A
Posteriori Probability). Bộ thu sử dụng các thuật toán ước lượng tín hiệu người dùng để
xác định và phân biệt các tín hiệu đến từ từng người dùng mà không cần có mã hóa kênh
và thông tin trải phổ ban đầu. Quá trình này giải quyết một phần nhiễu đa truy nhập MAI
(Multiple Access Interference) bằng cách tách riêng các tín hiệu người dùng, nhưng để
cần cải thiện chất lượng và độ tin cậy của tín hiệu thu, chúng ta cần phải có khỗi mã hóa
và trải phổ ở phía phát.

Sau khi ước lượng tín hiệu người dùng, bộ thu sử dụng các bộ giải mã Turbo để giải mã
các tín hiệu thu. Quá trình giải mã này giúp phục hồi dữ liệu thông tin của từng người
dùng bằng cách sử dụng các thuật toán phức tạp. Lặp lại quá trình giải mã một số lần nhất
định để cải thiện độ chính xác và độ tin cậy của quá trình giải mã. Kết quả từ quá trình
giải mã cuối cùng là các quyết định cứng về các bit thông tin của từng người dùng. Các
bộ giải mã xác định các bit thông tin dựa trên các phép đo và quyết định đã được thực
hiện trong quá trình giải mã.
Đầu vào của ESE và DECs là các tỉ số khả năng xảy ra hàm logarit xác suất (LLRs – Logarithm
Likelihood Ratios) tiền nghiệm về chip {𝑥𝑘(𝑗), ∀𝑘, 𝑗}

Trong đó, Pr(𝑥𝑘(𝑗) = +1) là xác suất của 𝑥𝑘(𝑗) mang giá trị +1 và Pr(𝑥𝑘(𝑗) = −1) là xác
suất của 𝑥𝑘(𝑗) mang giá trị -1 (ở đây chúng ta đang khảo sát dạng chòm sao BPSK).

Bộ ESE sử dụng tín hiệu tổng hợp từ 𝐾 người dùng đồng thời và chỉ số xác suất tiền
nghiệm 𝑙̃ (𝑗)). Với 𝒉 = {ℎ𝑘 , ∀𝑘}, các giá trị LLR xác suất hậu nghiệm của
(𝑥𝑘 𝐸𝑆𝐸
{𝑥𝑘(𝑗), ∀𝑘, 𝑗} được xác định bởi: 𝒍̃𝑬𝑺𝑬(𝒙𝒌(𝒋)).
{𝒆𝑬𝑺𝑬(𝒙𝒌(𝒋))}
Pr (𝑥𝑘(𝑗) = +1|𝑟(𝑗), 𝒉) 𝑝(𝑟(𝑗)|𝑥𝑘(𝑗) = +1, 𝒉) Pr(𝑥𝑘(𝑗) = +1)
log ( ) = log ( ) + log ( )
Pr (𝑥𝑘 (𝑗) = −1|𝑟(𝑗), 𝒉) 𝑝(𝑟(𝑗)|𝑥 (𝑗) �= −1, 𝒉) Pr( 𝑥 (�𝑗) = −1)
� �

Tương tự, (𝑳̃ 𝐷𝐸𝐶 )𝑘 ≡ {𝑙̃ (𝑥𝑘 𝐷𝐸𝐶(𝑗)), ∀𝑗} sẽ là đầu vào cho bộ giải mã DEC cho người
dùng thứ 𝑘, các giá trị LLR hậu nghiệm về {𝑥𝑘(𝑗), ∀𝑘, 𝑗} được tạo ra bởi ràng buộc mã hóa (𝐶) là:

𝑃𝑟(𝑥𝑘(𝑗) = +1|𝐶, (𝑳̃ 𝐷𝐸𝐶 )𝑘)


log ( ) {𝒆𝑫𝑬𝑪(𝒙𝒌(𝒋))}
𝑃𝑟(𝑥𝑘 (𝑗) = −1|𝐶, ( 𝑳̃ 𝐷𝐸 )𝑘)
𝐶

𝑃𝑟(𝑥𝑘(𝑗) = +1|𝐶, (𝑳̃ 𝐷𝐸𝐶 )𝑘\𝑙̃ (


= log 𝑘(𝑗)))
(𝑥𝐷𝐸𝐶 (𝑥 (𝑗))
𝑙̃
) + 𝐷𝐸𝐶
𝑃𝑟(𝑥𝑘 (𝑗) = −1|𝐶, ( 𝑳̃ ̃
) 𝐷𝐸𝐶\ (𝑥 (𝑗)) 𝑘
𝐷𝐸
𝐶 𝑘 𝑙 𝑘 )

Trong suốt quá trình giãi mã lặp Turbo, các thông tin đầu ra do ESE và DEC tạo ra được sử làm
thông tin đầu vào (tiền nghiệm) cho DEC và ESE (sau khi đan xen và giải đan xen thích hợp), hay
nói cách khác, {𝑒𝐸𝑆𝐸(𝑥𝑘(𝑗))} sẽ được dùng làm thông tin để cập nhật
̃ (𝑥{ (𝑗))} và {𝑒𝐷𝐸𝐶 (𝑥 (𝑗))} sẽ làm thông tin để cập nhật {𝑙̃ (𝑥 𝑘 (𝑗))}.
𝐷𝐸𝐶 𝐸𝑆𝐸
𝑘 𝑙 𝑘
4. Bộ ước lượng ESE ở phía thu:

Chức năng cơ bản của bộ ESE là tạo ra các ước lượng sơ cấp cho các chip {𝑥𝑘(𝑗), 𝑗 = 1,
… , 𝐽; 𝑘 = 1, … , 𝐾}.
Thuật toán phân tách đa người dùng.
Lưu đồ giải thuật minh họa tiến trình phân tách từng chip của một người dùng cụ thể với
số lần lặp nhất định được mô tả qua hình bên dưới. Ở đây, ta tập trung nói ở phía thu, bắt
đầu từ khối ESE với thông tin xác suất tiền

nghiệm {𝑙̃ (𝑗))} sẽ được khởi tạo bằng 0, và (𝑥𝑘 (𝑗))} cũng được khởi tạo bằng
𝐸𝑆𝐸 (𝑥
𝑘 {𝑙̃ 𝐷𝐸𝐶
0. Các chỉ số tiền nghiệm này sẽ được cập nhật sau khi qua những lần giãi mã. Chúng là
cơ sở để chúng ta tiến hành giãi mã, phân tách người dùng chính xác.
Quá trình ước lượng ở bộ ESE đơn đường:

Bước 1: Ước lượng kỳ vọng (trị trung bình) và phương sai của can nhiễu

Bước 2: Tính toán thông tin đầu ra LLR

Xét điều chế BPSK, do các đan xen được tạo ra ngẫu nhiên và độc lập nên bộ ESE có thể
thực hiện phân tách từng chip một, với duy nhất một mẫu 𝑟(𝑗) tại một thời điểm.

𝑟(𝑗) = ℎ𝑘𝑥𝑘(𝑗) + 𝜁𝑘(𝑗) (5)

Với

𝜁𝑘(𝑗) = 𝑟(𝑗) − ℎ𝑘𝑥𝑘(𝑗) = ∑𝐾 𝑘′≠𝑘 ℎ𝑘′𝑥𝑘′(𝑗) + 𝑛(𝑗) (6)

Áp dụng định lý giới hạn trung tâm, với số lượng user lớn

E(𝜁𝑘(𝑗)) = ∑𝐾 ℎ𝑘′E(𝑥𝑘′ (7)


𝑘′=1
𝑘′≠𝑘
(𝑗))

Var(𝜁𝑘(𝑗)) = ∑𝐾 |ℎ𝑘′|2Var(𝑥𝑘′(𝑗)) + 𝜎2 (8)


𝑘′=1
𝑘′≠𝑘

Và 𝑟(𝑗) được đặt trưng bơi một hàm mật độ xác suất điều kiện sau:
2
(9 )

Từ công thức trên, suy ra:

𝑒𝐸𝑆𝐸
(𝑥 (𝑗)) = 𝑟(𝑗)−E(𝑟(𝑗))+ℎ𝑘E(𝑥𝑘(𝑗))
.Var(𝑟(𝑗))−|ℎ𝑘|2Var(𝑥𝑘(𝑗)) , ∀𝑘, 𝑗. (10)
𝑘 2ℎ𝑘

4.1. Quá trình giải mã ở bộ DEC đơn đường:

Quá trình giải mã xác suất hậu nghiệm (giải mã dựa vào thông tin có được từ bộ
ESE là {𝑙̃ (𝑗))}) tạo ra thông tin (𝑥 (𝑗))}. Dùng nó để cập nhật thông tin đầu
𝐷𝐸𝐶 (𝑥
𝑘 {𝑒𝐷𝐸𝐶 𝑘
vào cho bộ ESE, {𝑒𝐷𝐸𝐶 (𝑥𝑘(𝑗))} ⇒ {𝑙̃𝐸𝑆𝐸 (𝑥𝑘(𝑗))}, sau đó quay trở lại (1) cho lần lặp tiếp
theo. Đối với thuật toán phân tách kiểu nối tiếp (từng người dùng được phân tách lần
lượt), kỳ vọng và phương sai trong công thức (3) và (4) sẽ được cập nhật một phần sau
khi hoàn tất quá trình giải mã một người dùng cụ thể.

Chi phí tính toán chuẩn hóa (cost) trong (1) − (5) (không bao gồm việc giải mã ở bộ
DEC) là khoảng 6 bộ cộng, 6 bộ nhân và một hàm tanh(.) trên mỗi chip cho mỗi người
dùng ở mỗi lần lặp. Điều này cho thấy độ phức tạp của thuật toán này rất thấp và độc lập
với số lượng K người dùng.

4.2. Bộ ước lượng ESE với các kênh đa đường

Cấu trúc tổng thể của bộ giải mã tương tự như ở kênh một đường. Tuy nhiên, sự khác
biệt chủ yếu là việc tính toán các thông tin đầu ra của bộ ước lượng ESE hay
{𝑒𝐸𝑆𝐸(𝑥𝑘(𝑗))}. Đầu tiên, ta xét tới tín hiệu thu được ở đầu thu trong hệ thống đa truy nhập 𝐾 người dùng
đồng thời trên các kênh đa đường tĩnh với 𝐿 các hệ số tap (Tap-coefficients). Cho
{ℎ𝑘,0, … , ℎ𝑘,𝐿−1} là các hệ số fading liên quan tới người dùng 𝑘. Sau khi lấy mẫu tại một
tốc độ chip cụ thể, tín hiệu tại đầu thu có thể được biểu diễn thành

𝑟(𝑗) = ∑𝐾
𝑘=1∑𝐿𝑙−1
=0 ℎ𝑘𝑥𝑘(𝑗 − 𝑙) + 𝑛(𝑗), 𝑗 = 1, … 𝐽 + 𝐿 − 1. (11)

Ta biểu diễn:

𝑟(𝑗 + 𝑙) = ℎ𝑘𝑥𝑘(𝑗) + 𝜁𝑘(𝑗) (12)

Một lần nữa, để đơn giản ta vẫn giả định dạng điều biến là BPSK và các hệ số kênh
truyền thực. Đối với một kênh đa đường với 𝐿 hệ số tap, một chip truyền 𝑥𝑘(𝑗) được thể
hiện trên 𝐿 mẫu liên tiếp {𝑟(𝑗), 𝑟(𝑗 + 1), … , 𝑟(𝑗 + 𝐿 − 1)} trong tín hiệu thu được. Một
thuật toán kiểu Rake, Rake Gaussian (RG) được áp dụng để kết hợp thông tin về 𝑥𝑘(𝑗)
(Bộ cân
bằng Rake cũng đã được dùng trong CDMA) từ các mẫu này. Thuật toán sẽ được tóm tắt
bên dưới tương tự như ở kênh một đường và quá trình giải mã DEC là giống nhau nên sẽ
không được liệt kê.

Bước 1: Ước lượng kỳ vọng và phương sai của can nhiễu


𝑙=0

Bước 2: Tính toán thông tin đầu ra LLR


Chú thích:

 E(𝑟(𝑗)) và Var(𝑟(𝑗)) trong (10), (11) liên quan tới tới các tín hiệu có nhiều độ trễ.

 𝑒𝐸𝑆𝐸(𝑥𝑘(𝑗))𝑙 ở phương trình (12) là một phần giá trị LLR (the partial extrinsic) của 𝑥𝑘(𝑗) được tính toán từ 𝑟(𝑗 +
𝑙) .

 Phương trình (13) giả định rằng một phần giá trị LLR 𝑒𝐸𝑆𝐸(𝑥𝑘(𝑗))𝑙 dựa trên việc ước lượng độc lập. Tuy
nhiên, các ước lượng liên quan {𝑟(𝑗 + 𝑙), 𝑙 = 0,1, … , 𝐿 − 1} cũng có sự tương quan. Do đó (13) chỉ là một phép tính gần
đúng.

 Độ phức tạp của thuật toán RG đối với kênh đa đường 𝐿 tap phức tạp gấp khoảng
𝐿 lần so với kênh một đường.
CHƯƠNG III: CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN IDMA

Có nhiều vấn đề cần quan tâm trong lĩnh vực nghiên cứu kỹ thuật đa truy nhập theo phương pháp đan xen bao gồm các sơ đồ
báo hiệu tối ưu, các kỹ thuật mã hóa, thiết kế đan xen và kỹ thuật phân tách người dùng,…

1. Sơ đồ báo hiệu trong các kênh fading đa đường

Trong nghiên cứu của Li Ping về sơ đồ báo hiệu của hệ thống IDMA sử dụng các dạng điều chế khác nhau như BPSK và QPSK
(tín hiệu truyền của người dùng sẽ phức tạp hơn có thể có cả phần thực lẫn phần ảo, đáp ứng kênh truyền cũng thay đổi theo
thời gian) đã chỉ ra rằng sự cải thiện BER là có đáng kể. Lợi ích khi sử dụng chúng, độ phức tạp giảm, hiệu suất sử dụng phổ
tần tốt, đô phực tập thuật toán thấp….

2. Kỹ thuật phân tách lặp đi lặp lại ở đầu thu

Ba kỹ thuật phân tách được thảo luận ở đây bao gồm:


 CEI (Chip Extrinsic Information - thông tin ngoại lai chip): cho kết quả tốt nhất (theo BER) nhưng cần nhiều
bộ nhớ nhất.

 APPI (A Posteriori Probability Information - thông tin xác suất hậu nghiệm): Phương pháp này loại bỏ việc
lưu trữ các giá trị ước lượng. Vì vậy cần ít bộ nhớ hơn với chi phí của BER.

 BEI (Bit Extrinsic Information - thông tin ngoại lai bit): Thông tin phản hồi trở lại được thực hiện ở mức bit.
Bộ nhớ cần thiết cho phương pháp này ít hơn so với CEI và APPI, nhưng chất lượng BER xấu hơn

3. Kỹ thuật mã hóa tối ưu

Hệ thống sử dụng mã hóa chập đơn giản có thể đạt được thông lượng tổng thể là 3 bits/chip với một anten thu và 6 bits/chip với
hai anten thu trong một môi trường chứa khoảng 100 người dùng. Các loại mã hóa tốc độ thấp phức tạp cũng có thể được sử
dụng để cải thiện hiệu suất. Mã hóa không gian - thời gian cho phép xử lý số lượng anten phát lớn mà không tăng đáng kể độ
phức tạp của quá trình phân tách.

4. Các loại bộ ghép xen:

Trong hệ thống IDMA, các bộ đan xen khác nhau được gán cho các người dùng khác nhau nhằm
mục đích giảm nhiễu liên kênh (ICI). Tuy nhiên, phương pháp tạo đan xen ngẫu nhiên truyền
thống có một số hạn chế như sau:

 BS cần sử dụng một lượng bộ nhớ đáng kể để lưu trữ các bộ đan xen.

 Khi thiết lập liên kết giữa BS và các trạm di động (MS) cần phải có các bản tin trao
đổi để đồng nhất đan xen giữa đầu phát và đầu thu.

Giải pháp: Phương pháp đan xen nguồn (Power-interleaver) đề xuất bởi Li Ping dựa trên nguyên
tắc sau:

 Có một bộ đan xen nguồn duy nhất, được gọi là Master Random Interleaver (MRI).

 Ta xem như có K bộ đan xen, vì vậy tổng số đan xen được tạo ra có thể được biểu thị
bằng 𝜋𝑘 = 𝜑𝑘. Trong đó 𝜑1(𝑐) = 𝑐
(𝑐), 𝜑2 (𝑐) =
𝜑(𝜑(𝑐)), 𝜑3 (𝑐) = 𝜑(𝜑(𝜑(𝑐))), ….

Mỗi bộ đan xen cho một người dùng được tạo ra bằng cách sử dụng MRI và một số ngẫu nhiên.

Với phương pháp này, BS chỉ cần lưu trữ duy nhất MRI (𝜑). Khi cần tạo đan xen cho một người dùng, BS chỉ cần
sử dụng MRI và số ngẫu nhiên tương ứng. Điều này làm giảm đáng kể lượng bộ nhớ cần lưu trữ ở BS.

Kết quả: Phương pháp đan xen nguồn đã được chứng minh là hiệu quả trong việc giảm nhiễu liên kênh và cải thiện hiệu suất hệ
thống IDMA.

Bảng 1: So sánh giữa hai mã Random Interleaver và Multi-stage algebraic interleaver.

Multi-stage algebraic
Tiêu chí so sánh Random interleaver interleaver
Sử dụng các phép biến đổi đại số để
Bằng cách đảo ngẫu nhiên các phần tạo ra sự phân tán dữ liệu. Điều này
tử trong chuỗi dữ liệu. Điều này có thường được thực hiện bằng cách
thể được thực hiện bằng cách sử áp dụng các phép nhân ma trận
dụng các thuật toán ngẫu nhiên như hoặc các phép biến đổi tuyến tính
việc phát sinh số ngẫu nhiên hoặc khác lên dữ liệu đầu vào. Kết quả là
Hoạt động
sử dụng bộ xáo trộn (shuffle) có các ký tự hoặc bit được xáo trộn
sẵn trong các ngôn ngữ lập trình. theo một cách phức tạp và
khó đoán.

Multi-stage algebraic interleaver


Random interleaver thường tạo ra thường tạo ra một mô hình xáo trộn
một mô hình xáo trộn độ tương mạnh mẽ hơn, độ tương quan
Độ ngẫu nhiên
quan cao hơn. thấp hơn.

Multi-stage algebraic interleaver


Random interleaver thường
Hiệu suất, độ phức tạp thường phực tạp hơn.
đơn giản hơn và dễ thực hiện.

Multi-stage algebraic interleaver có


Yêu cầu chống lại tương quan, thể cung cấp khả năng chống lại
Khả năng chống lại kém hơn
giảm hiệu ứng fading đa đường tương
quan tốt hơn.

CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Kết luận:

Đa truy cập phân chia theo ghép xen (IDMA) là một trong những kỹ thuật đa truy cập mạnh mẽ để đáp ứng với nhu cầu số
lượng người dùng hiện nay. Nó đơn giản, dễ triển khai và có nhiều ưu điểm như sau:
 LOW RECEIVER COST (CHI PHÍ ĐẦU THU THẤP)
 SIMPLE TREATMENT OF ISI
 CROSS-CELL INTERFERENCE MITIGATION
 DIVERSITY AGAINST FADING
 HIGH POWER EFFICIENCY (HIỆU SUẤT NĂNG LƯỢNG CAO)
 HIGH SPECTRAL EFFICIENCY (HIỆU SUẤT PHỔ CAO)
Một yếu tố quan trọng trong IDMA và các loại bộ đan xen và thuật toán phân tách người dùng. Sử dụng tiến trình giải mã lặp
Turbo, đạt được các ước lượng chính xác nhất thông qua số lần lặp lớn. Chúng ta cũng đa mô phỏng IDMA với từng bộ mã đan
xen khác nhau, vẽ BER, và tính toán độ phức tạp thuật toán bằng cách đo thời gian thực thi. Mặc dù cũng có nhược điểm về
đồng bộ giữa máy phát và thu về bộ đan xen, nhưng hầu như IDMA đã khắc phục được các nhược điểm của các kỹ thuật trước
đó. IDMA là một trong những kỹ thuật rất tiềm năng trong các thể hiện mạng di động tiếp theo.

2. Hướng phát triển:


Tiếp tục nghiên cứu để khắc phục về thời gian tiến hành chạy thuật toán. Do dùng tiến trình giải mã lặp nên độ delay sẽ rất
lớn. Chúng ta có thể ứng dựng một số kỹ thuật

giãi mã mới như LDPC, mã Polar để khắc phục. Tiến hành triển khai các bộ ghép xen mới như Durstenfeld (DRI –
Durstenfeld’s Random Interleaver) và đan xen theo sơ đồ cây nghịch đảo (ITI – Inverse-tree Interleaver). Kết hợp thêm các kỹ
thuật OFDMA, SC – CDMA,… để nâng cao chất lượng khi truyền trong kênh deep fading.

You might also like