You are on page 1of 2

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II – VẬT LÍ 11

NĂM HỌC 2020 - 2021


TRƯỜNG THPT CHUYÊN

HÌNH THỨC KIỂM TRA HỌC KÌ II: 100% trắc nghiệm 40 câu (50 phút)
I. CHƯƠNG IV: TỪ TRƯỜNG
1. Lý thuyết
+ Định nghĩa từ trường. Vectơ cảm ứng từ. Đơn vị của cảm ứng từ.
+ Khái niệm đường sức từ trường. Các tính chất của đường sức từ trường.
+ Các đối tượng tham gia vào tương tác từ (nam châm, dòng điện, điện tích chuyển động).
+ Định nghĩa từ trường đều. Đường sức của từ trường đều.
+ Từ trường của nam châm.
+ Từ trường của các dòng điện đặc biệt: dòng điện thẳng dài, dòng điện tròn, ống dây (công thức
tính cảm ứng từ, quy tắc nắm tay phải dùng để xác định chiều của cảm ứng từ 𝐵⃗).
+ Nguyên lý chồng chất từ trường.
+ Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn có dòng điện đặt trong từ trường (độ lớn, phương, chiều,
điểm đặt).
+ Lực từ (lực Lo-ren-xơ) tác dụng lên điện tích chuyển động trong từ trường (độ lớn, phương,
chiều).
+ Tương tác từ giữa hai dòng điện thẳng song song.
+ Quy tắc bàn tay trái.
+ Nguyên lý chồng chất từ trường.
2. Bài tập.
+ Dạng bài tập tính cảm ứng từ do các dòng điện đặc biệt gây ra. Bài tập về nguyên lý chồng chất
từ trường.
+ Dạng bài tập xác định chiều của lực từ.
+ Dạng bài đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua, được treo bởi hai sợi dây cách điện, nằm cân bằng
trong từ trường đều.
II. CHƯƠNG V: CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
1. Lý thuyết
+ Khái niệm và đơn vị của từ thông.
+ Hiện tượng cảm ứng điện từ. Định luật Len-xơ về chiều của dòng điện cảm ứng.
+ Suất điện động cảm ứng. Định luật Fa-ra-đây về giá trị của suất điện động cảm ứng.
+ Công thức tính từ thông riêng của một mạch kín. Đơn vị của độ tự cảm. Công thức tính độ tự cảm
của ống dây.
+ Hiện tượng tự cảm. Công thức tính suất điện động tự cảm.
+ Dòng điện Fu-cô: tính chất và ứng dụng.
2. Bài tập.
+ Dạng bài tập tính suất điện động cảm ứng. Học sinh biết cách phân tích đồ thị về sự phụ thuộc
của cảm ứng từ theo thời gian hoặc từ thông theo thời gian.
+ Dạng bài tính công suất toả nhiệt trên ống dây khi có hiện tượng tự cảm xảy ra. (Cần nhớ công
thức tính điện trở, công suất toả nhiệt).
+ Dạng bài xác định chiều của dòng điện tự cảm trong một ống dây khi dòng điện chính trong ống
dây đang tăng hoặc giảm.
III. CHƯƠNG VI: KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
1. Lý thuyết
+ Khái niệm hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Định luật khúc xạ ánh sáng. Cần hiểu rõ hiện tượng khúc
xạ ánh sáng luôn đi kèm hiện tượng phản xạ một phần.
+ Khái niệm chiết suất tuyệt đối, chiết suất tỉ đối. Giá trị nhỏ nhất của chiết suất tuyệt đối.
+ Tính thuận nghịch của sự truyền ánh sáng.
+ Điều kiện để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần. Công thức tính góc giới hạn. Ứng dụng của
hiện tượng phản xạ toàn phần.
2. Bài tập
+ Dạng bài tính góc khúc xạ, tính góc hợp bởi tia khúc xạ với phương của tia tới, tính góc giữa tia
khúc xạ với tia phản xạ.
+ Dạng bài tính góc giới hạn của phản xạ toàn phần.
IV. CHƯƠNG VII: MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ QUANG
1. Lý thuyết
+ Đường truyền của tia sáng khi đi qua lăng kính.
+ Khái niệm: quang tâm, trục chính, tiêu điểm vật chính, tiêu điểm ảnh chính, tiêu diện ảnh, tiêu
diện vật, trục phụ.
+ Đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ và phân kì: tia tới qua quang tâm, tia
tới song song với trục chính, tia tới (hoặc tia tới kéo dài) đi qua tiêu điểm vật chính. Chú ý phân biệt
khái niệm “kéo dài”.
+ Công thức liên hệ giữa tiêu cự và độ tụ của thấu kính. Đơn vị của độ tụ.
+ Khái niệm vật thật, vật ảo, ảnh thật, ảnh ảo.
+ Sự tạo ảnh qua thấu kính.
+ Các công thức về thấu kính: công thức xác định vị trí ảnh, công thức số phóng đại ảnh k.
+ Ý nghĩa về dấu và độ lớn của d’.
+ Ý nghĩa về dấu và độ lớn của k.
+ Sự điều tiết của mắt. Khái niệm điểm cực cận, điểm cực viễn của mắt. Năng suất phân li của mắt.
+ Mắt không tật. Mắt cận và cách khắc phục. Mắt viễn và cách khắc phục. Mắt lão và cách khắc
phục.
+ Kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn: công dụng và cấu tạo, số bội giác khi ngắm chừng ở vô
cùng của từng thiết bị.
2. Bài tập
+ Dạng bài liên quan đến thấu kính: xác định vị trí ảnh, số phóng đại, khoảng cách vật - ảnh, độ tụ.
+ Dạng bài tính độ tụ của kính cần đeo để sửa tật của mắt (kính sát mắt/ kính cách mắt một khoảng
ví dụ là 1 cm).
+ Dạng bài tính số bộ giác của kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn.

You might also like