You are on page 1of 2

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KÌ THI HỌC SINH GIỎI

TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU MÔN VẬT LÍ, LỚP 12


Áp dụng từ năm học 2018-2019
(Tham khảo)

 Chủ đề 1 (Thấu kính)


 Toán vẽ đối với thấu kính.
 Tính tiêu cự, độ tụ.
 Xác định tính chất của vật và ảnh. Mối quan hệ giữa vật và ảnh.
 Dời vật, dời thấu kính theo phương của trục chính.
 Thấu kính với màn chắn sáng.
 Chủ đề 2 (Mắt về phương diện quang hình học+ Các dụng cụ quang học)
 Xác định khoảng nhìn rõ của mắt.
 Các tật của mắt và cách sửa.
 Kính lúp.
 Kính hiển vi.
 Kính thiên văn. 
Chủ đề 3 (Dao động cơ học)
 Phương trình dao động và các đại lượng liên quan. Lập phương trình dao động điều hòa của
con lắc lò xo và con lắc đơn. Chu kỳ và biến thiên chu kỳ của con lắc đơn và con lắc lò xo.
 Bài toán liên quan đến năng lượng dao động của con lắc lò xo.
 Bài toán liên quan đến lực kéo về; lực đàn hồi; độ biến dạng của con lắc lò xo.
 Con lắc lò xo xảy ra biến cố (giữ cố định tại một điểm; va chạm mềm; thay đổi khối lượng; vật
rời giá đỡ; …).
 Bài toán về con lắc chịu tác dụng của ngoại lực (trọng lực, lực điện trường..)
 Tổng hợp dao động. Bài toán hai vật dao động điều hòa. Bài toán liên quan đến độ lệch pha của
hai dao động.
 Bài toán dao động tắt dần.
 Dao động cưỡng bức và cộng hưởng dao động.
 Bài toán các loại đồ thị dao động cơ.
 Chủ đề 4 (Sóng cơ)
 Bài toán liên quan đến sự truyền sóng (sự truyền pha, xác định trạng thái của điểm dao động,
xác định số điểm cùng pha, ngược pha....).
 Bài toán đồ thị sóng hình sin.
 Bài toán liên quan đến phương trình sóng (lập phương trình sóng, li độ và vận tốc tại các thời
điểm, khoảng cách cực đại và cực tiểu giữa hai điểm trên cùng phương truyền sóng).
 Thiết lập phương trình sóng tổng hợp tại một điểm, xác định các điểm dao động cùng pha,
ngược pha trong vùng giao thoa.
 Xác định số điểm có biên độ cực đại, cực tiểu trên đoạn thẳng trong vùng giao thoa, xác định
vị trí, số điểm (M) dao động với độ lệch pha nào đó với một điểm (A) cho trước.
 Tìm số điểm dao động biên độ cực đại, cực tiểu trên một đường có hình dạng đặc biệt (đường
tròn, ellip, hình vuông, chử nhật,..).
 Xác định khoảng cách ngắn nhất, dài nhất dao động cùng pha, ngược pha so với nguồn, so với
một điểm bất kì.
 Bài toán dịch chuyển nguồn trong giao thoa sóng.
 Bài toán sóng dừng cơ bản: điều kiện xảy ra sóng dừng, tìm số bụng và số nút, tần số biến
thiên.
 Bài toán liên quan đến biểu thức sóng dừng: tìm các đại lượng đặc trưng, biên độ tại các điểm,
khoảng thời gian, vận tốc dao động của một điểm trong sóng dừng.
 Bài toán sóng âm.
Chủ đề 5 (Điện xoay chiều)
 Bài toán liên quan đến tổng trở, độ lệch pha giữa u và i, viết biểu thức u và i.
 Bài toán cộng hưởng, độ lệch pha giữa u1 và u2.
 Tìm các đại lượng trong mạch điện, công suất tiêu thụ; khảo sát công suất cực đại.
 Bài toán liên quan đến thay đổi cấu trúc mạch, hộp kín X, giá trị tức thời.
 Bài toán liên quan đến cực trị U hiệu dụng khi một trong các thông số bị thay đổi.
 Bài toán các máy phát điện xoay chiều một pha, động cơ điện
 Bài toán máy biến áp - truyền tải điện năng.

II. Cấu trúc đề: Số câu: 5 câu – Thời gian: 180 phút.
Câu 1 (3 điểm): Thấu kính (mức độ khá giỏi 2 điểm; mức độ khó 1 điểm)
Câu 2 (3 điểm): Mắt + Các dụng cụ quang học (mức độ khá giỏi 2 điểm; mức độ khó 1 điểm)
Câu 3 (5 điểm): Dao động cơ (Mức độ khá giỏi: 3 điểm; mức độ khó 2 điểm)
Câu 4 (4 điểm): Sóng cơ (Mức độ khá giỏi: 2 điểm; mức độ khó 2 điểm)
Câu 5 (5 điểm): Điện xoay chiều (Mức độ khá giỏi: 3 điểm; mức độ khó 2 điểm)

You might also like