You are on page 1of 29

Tài liệu hướng dẫn

Quy trình Phục hồi và Tái thiết nhà ở


bị ảnh hưởng bởi thiên tai

Phạm Minh Bằng


Tháng 6 /2021
Mục lục
Trang

Lời nói đầu .......................................................................................................................... i


Từ viết tắt ........................................................................................................................... ii
Tài liệu tham khảo ............................................................................................................ iii
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU .............................................................................. 1
1. Bối cảnh ........................................................................................................................................ 1
2. Mục đích xây dựng tài liệu .......................................................................................................... 1
3. Đối tượng sử dụng tài liệu .......................................................................................................... 2
4. Sự cần thiết đánh giá nhu cầu PH&TT nhà ở sau thiên tai ....................................................... 2
5. Phạm vi áp dụng và Giới hạn của tài liệu................................................................................... 2
6. Các khái niệm ............................................................................................................................... 2
PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN ........................ 4
1. Phương pháp tiếp cận ................................................................................................................. 5
2. Nguyên tắc thực hiện .................................................................................................................. 5
3. Người thực hiện và cơ chế phối hợp ......................................................................................... 5
PHẦN 3: QUY TRÌNH PHỤC HỒI VÀ TÁI THIẾT NHÀ Ở DO ẢNH HƯỞNG CỦA
THIÊN TAI ........................................................................................................................ 6
1. Phân tích bối cảnh và thông tin cơ sở (B1) ............................................................................... 8
1.1. Thông tin cơ sở ...................................................................................................................... 8
1.2. Phân loại nhà ở ...................................................................................................................... 8
1.3. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................................................. 9
1.4. Ghi chép thông tin cơ sở ........................................................................................................ 9
2. Đánh giá Ảnh hưởng và Tác động của thiên tai (B2) .............................................................. 10
2.1. Đánh giá ảnh hưởng của thiên tai ........................................................................................ 10
2.2. Đánh giá Tác động của thiên tai ........................................................................................... 14
3. Xác định nhu cầu PH&TT nhà ở (B3) ........................................................................................ 15
3.1. Nhu cầu Tái thiết .................................................................................................................. 15
3.2. Nhu cầu Phục hồi ................................................................................................................. 17
4. Lập chiến lược PH&TT nhà ở (B4) ............................................................................................ 17
4.1. Nguyên tắc sắp xếp các ưu tiên ........................................................................................... 18
4.2. Chiến lược PH&TT ............................................................................................................... 19
5. Triển khai thực hiện (B5) ........................................................................................................... 19
PHẦN 4: KIẾN NGHỊ HƯỚNG PHÁT TRIỂN TIẾP THEO CỦA TÀI LIỆU .................. 20
PHẦN 5: PHỤ LỤC: CÁC BIỂU MẪU ........................................................................... 22

Trang i
Lời nói đầu
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai trên thế giới. Hàng năm, Việt
Nam phải đối mặt với nhiều loại hình thiên tai khác nhau, trong đó gây thiệt hại nặng nề nhất là bão, lũ
lụt, lũ quét, sạt lở đất và hạn hán. Thiên tai tại Việt Nam không chỉ gây thiệt hại về người chết và mất tích
mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế và đời sống của người dân.

Trong những năm qua, công tác phòng chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai đã đạt được nhiều tiến bộ. Các
hoạt động được triển khai từ cấp Trung ương đến cấp cơ sở thông qua Đề án 1002. Công tác thống kê
về ảnh hưởng của thiên tai cũng được Chính phủ quan tâm thực hiện thông qua Thông tư liên tịch số
43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT. Tổng cục Phòng, Chống thiên tai cũng đã xây dựng Bộ tài liệu Hướng
dẫn Phương pháp đánh giá nhu cầu phục hồi và tái thiết sau thiên tai (PDNA). Tuy nhiên tính đến thời
điểm này thì việc đánh giá nhu cầu sau thiên tai vẫn chưa được triển khai hiệu quả vì chưa lồng ghép
được vào Đề án 1002 cũng như việc thu thập thông tin theo Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-
BNNPTNT-BKHĐT vẫn còn nhiều trở ngại trong lĩnh vực nhà ở.

Trong khuôn khổ dự án “Shelter and Emergency Cash Relief for Vulnerable Storm Affected Households”
(SERVE) mà tổ chức CRS thực hiện, tác giả được mời tham gia xây dựng quy trình thu thập thông tin
thiệt hại và đánh giá nhu cầu nhà ở sau thiên tai. Sau khi phân tích bối cảnh và yêu cầu từ phía CRS, tác
giả đã tổng hợp những điểm bất cập trong việc thực hiện thu thập thông tin thiệt hại theo Thông tư liên
tịch 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT và việc áp dụng phương pháp đánh giá nhu cầu phục hồi và tái
thiết sau thiên tai của tài liệu PDNA cũng như lồng ghép kết quả hoạt động CBDRM của Đề án 1002 để
phát triển tài liệu này. Tài liệu này có thể xem là bản cập nhật của tài liệu PDNA Phần B với quy trình
khép kín trước và sau thiên tai và đồng thời tận dụng nguồn lực nhân sự và cơ chế, chính sách có sẵn
của Đề án 1002.

Tài liệu này có mục đích cao nhất là xây dựng một quy trình thống nhất cho việc xây dựng kế hoạch và
triển khai thực hiện phục hồi và tái thiết nhà ở sau thiên tai không chỉ cho các Tổ chức phi chính phủ mà
còn áp dụng cho cả các cơ quan nhà nước có liên quan. Tài liệu này được phát triển trong thời gian
ngắn và trước hết là đáp ứng yêu cầu của tổ chức CRS nên chưa thể hoàn chỉnh. Tổ chức CRS và tác
giả mong đợi nhận được phản hồi góp ý để hoàn thiện tài liệu này ở phiên bản tiếp theo.

Tác giả xin chân thành cảm ơn các thành viên của nhóm DRR&CCA tổ chức CRS Việt Nam, nhóm cố
vấn kỹ thuật của tổ chức CRS, cán bộ địa phương tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi đã đóng góp ý kiến
xây dựng tài liệu này. Ngoài ra, tác giả cũng cảm ơn chị Lê Thị Bích Thuận (Phó viện trưởng Viện Nghiên
cứu đô thị và phát triển hạ tầng – Tổng hội xây dựng Việt Nam) đã hỗ trợ trong việc rà soát nội dung để
hoàn chỉnh tài liệu này.

Trân trọng,

Trang i
Từ viết tắt
BKHĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư

BNNPTNT Bộ Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn

TCPCTT Tổng cục phòng chống thiên tai

BCH PCTT&TKCN Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

NGO Tổ chức phi chính phủ

GNRRTT Giảm nhẹ rủi ro thiên tai

PCTT Phòng chống thiên tai

PH&TT Phục hồi và Tái thiết

QTPH&TT Quy trình Tái thiết và Phục hồi nhà ở bị ảnh hưởng bởi thiên tai
Housing Recovery and Reconstruction Process Affected by Disaster

DaLA Thiệt hại, Tổn thất và Đánh giá nhu cầu


Damage, Loss and Need Assessment

PDNA Phương pháp đánh giá nhu cầu sau thiên tai
Post-disaster Need Assessment

Thông tư 43 Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT

CBDRM Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng


Community Based Disaster Risk Management

ĐA1002 Đề án 10021

Nhóm HTKT Nhóm hỗ trợ kỹ thuật

VLXD Vật liệu xây dựng

1
Đề án 1002: Đề án Nâng cao nhân thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng được phê duyệt
theo Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13/7/2009 đã hết hiệu lực vào cuối năm 2020, sau đó được tiếp nối với Đề án
1002 “mới” (Đề án Nâng cao nhân thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đến năm 2030)
được phê duyệt theo Quyết định số 533/QĐ-TTg ngày 06/04/2021.
Trang ii
Tài liệu tham khảo
1. Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT: Hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại
do thiên tai gây ra, phê duyệt ngày 23/11/2015.

2. Quyết định số 1002/QĐ-TTg: Phê duyệt Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro
thiên tai dựa vào cộng đồng, được phê duyệt ngày 13/7/2009

3. Quyết định số 533/QĐ-TTg: Phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro
thiên tai dựa vào cộng đồng,đến năm 2030, được phê duyệt ngày 06/04/2021

4. Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, BNNPTNT, 2015

5. PDNA Phần A: Phương pháp đánh giá nhu cầu phục hồi và tái thiết sau thiên tai, Ban chỉ đạo TW
về phòng chống thiên tai, 2019.

6. PDNA Phần B: Phương pháp đánh giá nhu cầu phục hồi và tái thiết sau thiên tai trong lĩnh vực
nhà ở, Ban chỉ đạo TW về phòng chống thiên tai, 2019.

7. PDNA Volume A: Post-disaster needs assessment guidelines, European Commission - United


Nations Development Group - World Bank, 2013.

8. DaLA Volume 1: Damage, Loss and Need Assessment Guidance Notes - Design and Execution
of a Damage, Loss and Needs Assessment: Guidance Note for Task Managers, World Bank, 2010.

9. DaLA Volume 2: Damage, Loss and Need Assessment Guidance Notes - Design and Execution
of a Damage, Loss and Needs Assessment: Guidance Note for Task Managers, World Bank, 2010.

10. Báo cáo thống kê thiệt hại do thiên tai ở các cấp.

Trang iii
Quy trình Phục hồi và Tái thiết nhà ở bị ảnh hưởng
bởi thiên tai

PHẦN 1

TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU


1. Bối cảnh
Trong những năm qua, công tác phòng chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai đã đạt được nhiều tiến bộ.
Các hoạt động được triển khai từ cấp Trung ương đến cấp cơ sở xã phường thông qua Quyết định số
533/QĐ-TTg ngày 06/04/2021 về “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào
cộng đồng,đến năm 2030”. Đây là phần tiếp nối của Đề án 1002 (Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày
17/03/2009) đã hết hiệu lực vào cuối năm 2020. Một trong những mục tiêu mà Đề án 1002 đã đạt
được là: (1) việc xây dựng bộ máy và cơ chế hoạt động xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương;
(2) nâng cao năng lực cho cán bộ chính quyền các cấp trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai
và (3) các làng, xã ở những vùng có nguy cơ cao xảy ra thiên tai xây dựng được kế hoạch phòng
tránh thiên tai. Đây là tiền đề quan trọng để Việt Nam đạt được những mục tiêu phòng chống thiên tai
tốt hơn.

Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai
gây ra (Thông tư 43), tập trung vào việc thu thập và tổng hợp thiệt về người, nhà ở, nông nghiệp, y tế,
giáo dục, cơ sở hạ tầng… Thông tư này chủ yếu thu thập thông tin về thiệt hại mà chưa đưa ra
hướng dẫn cách thức đánh giá về: (1) nhu cầu phục hồi và tái thiết nhà ở; (2) giải pháp kỹ thuật và
phương án tài chính tái thiết nhà ở; và (3) sắp xếp thứ tự ưu tiên các hoạt động phục hồi và tái thiết
nhà ở. Thông tin thu thập là đa ngành nghề nên chưa có công cụ chuyên biệt cho lĩnh vực nhà ở. Vì
vậy cơ quan nhà nước về quản lý thiên tai cũng như NGO sẽ không có đủ thông tin để định hướng
các hoạt động phục hồi, tái thiết sau các trận thiên tai lớn.

Trước năm 2018, Việt Nam chưa có tài liệu hướng dẫn chính thức về đánh giá nhu cầu PH&TT sau
thiên tai giúp cho Chính phủ và các cơ quan liên quan có thể thực hiện thống nhất việc xây dựng kế
hoạch và triển khai thực hiện. Các bộ tài Damage, Loss and Ned Assessment (DaLA) của World Bank
và Post-disaster Need Assessment (PDNA) của European Commission, UNDP và World Bank có đưa
ra phương pháp đánh giá và xác định nhu cầu sau thiên tai nhưng nó yêu cầu phải có đội ngũ chuyên
gia ở nhiều lĩnh vực khác nhau cùng thực thực hiện. Vì vậy việc áp dụng là điều bất khả thi ở Việt
Nam khi nhân lực cấp cơ sở của Đề án 1002 không đủ trình độ chuyên môn.

Năm 2018, UNDP đã hỗ trợ Tổng cục Phòng, Chống thiên tai xây dựng Bộ tài liệu Hướng dẫn
Phương pháp đánh giá nhu cầu phục hồi và tái thiết sau thiên tai (PDNA). Bộ tài liệu PDNA gồm có 3
phần, trong đó PDNA Phần B tập trung vào lĩnh vực nhà ở với nhiều công cụ chuyên dụng rất hữu
ích. PDNA Phần B đã tháo gỡ được phần nào trở ngại của Thông tư 43.Tuy nhiên PDNA Phần B còn
tồn tại một số hạn chế nên tính khả thi chưa cao vì: (1) chưa có giải pháp kỹ thuật và phương án tài
chính tái thiết nhà ở nên (2) phương pháp xác định nhu cầu tái thiết mang tính lý thuyết chưa thể áp
dụng được vào thực tế; và (3) chưa cụ thể hóa bước triển khai xây/sửa nhà, tập huấn kỹ thuật và
giám sát/đánh giá để đảm bảo chất lượng dự án.

Với những lý do trên, trong khuôn khổ dự án “Shelter and Emergency Cash Relief for Vulnerable
Storm Affected Households” (SERVE) mà tổ chức CRS thực hiện, chúng tôi nhận thấy cần phải cải
tiến tài liệu PDNA Phần B để tài liệu có tính thực tiễn và dễ sử dụng hơn.

2. Mục đích xây dựng tài liệu


Tài liệu này được phát triển để CRS thực hiện các dự án PH&TT nhà ở theo hướng tận dụng sẵn
nguồn lực nhân sự và cơ chế, chính sách của Đề án 1002 nhằm phát huy tối đa hiệu quả và tiết kiệm
thời gian triển khai. Ngoài ra chúng tôi cũng mong đợi các NGO khác cũng như Chính phủ và các cơ
quan liên quan sử dụng tài liệu nay như một quy trình thống nhất cho việc xây dựng kế hoạch và triển
khai thực hiện PH&TT nhà ở sau thiên tai.
Tài liệu này được hiệu chỉnh dựa trên tài liệu PDNA Phần B nên vẫn mang những mục tiêu chính của
tài liệu gốc như:
 Nhằm đưa ra khung đánh giá nhu cầu PH&TT sau thiên tai với quy trình thống nhất ở các cấp,
đảm bảo điều phối hiệu quả các nguồn lực trong nước và các chương trình, dự án được tài trợ
từ các cơ quan, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ.

Trang 1
 Hướng dẫn lập kế hoạch thực hiện đánh giá nhu cầu PH&TT và các bước xây dựng chương
trình, kế hoạch PH&TTt trung và dài hạn.
 Hướng dẫn các bước triển khai hoạt động PH&TT nhà ở như tập huấn kỹ thuật, tổ chức thực
hiện giám sát và đánh giá, …
 Góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết và cách tổ chức triển khai PH&TT sau thiên tai cho đội
ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống thiên tai trên phạm vi cả nước.
3. Đối tượng sử dụng tài liệu
Đối tượng sử dụng tài liệu này trước hết là CRS và các đối tác. Ngoài ra, chúng tôi cũng mong đợi
các NGO khác cũng như Chính phủ và các cơ quan liên quan sử dụng tài liệu nay như một quy trình
thống nhất cho việc xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện PH&TT nhà ở sau thiên tai như:

 Lãnh đạo, cán bộ của các Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp.
 Lãnh đạo UBND các cấp ở địa phương.
 Chuyên viên các Chi cục Thủy lợi / Phòng chống thiên tai các cấp.
 Cán bộ, nhân viên của các cơ quan, tổ chức quốc tế, các tổ chức Phi chính phủ trong nước và
quốc tế.
4. Sự cần thiết đánh giá nhu cầu PH&TT nhà ở sau thiên tai
Thông qua việc đánh giá nhu cầu PH&TT sau thiên tai, CRS nói riêng, các NGO và chính quyền các
cấp có một bức tranh tổng thể, rõ ràng, đầy đủ về mức độ ảnh hưởng của thiên tai tới các khu vực tại
địa phương; tổng hợp đầy đủ các nhu cầu và sắp xếp thứ tự ưu tiên, từ đó xây dựng Chiến lược và
Kế hoạch phục hồi và tái thiết sau thiên tai đảm bảo tính khả thi và bền vững.

Đánh giá nhu cầu PH&TT sau thiên tai giúp lập kế hoạch PH&TT đảm bảo sát với thực tế, góp phần
xây dựng, triển khai các chương trình, dự án tổng thể đem lại lợi ích cho các đối tượng bị ảnh hưởng
ở tất cả các khu vực.

5. Phạm vi áp dụng và Giới hạn của tài liệu


Tài liệu này áp dụng cho lĩnh vực PH&TT nhà ở sau thiên tai và chưa xem xét đến các vấn đề khác
như nước sạch, vệ sinh, sức khỏe, ... Nhà ở được đề cập đến trong tài liệu này là nhà thuộc sở hữu
của người dân. Hộ dân có nhà ở tạm bợ, nhà thiếu kiên cố hoặc bán kiên cố nằm trong nhóm hộ
nghèo và cận nghèo hoặc nhóm yếu thế khác (người khuyết tật, phụ nữ có con nhỏ, người lớn tuổi,
…) sẽ là đối tượng chính được ưu tiên trong bước triển khai thực hiện PH&TT. Hai loại hình thiên tai
ảnh hưởng đến nhà ở trong tài liệu này là bão và ngập lụt.

Tài liệu này được phát triển trong thời gian ngắn nên chưa thể đạt được hết các mục tiêu đã đề ra
nhưng sẽ được cập nhật và bổ sung ở những lần tiếp theo cho những nội dung dưới đây:

 Tổn thất và kế hoạch Phục hồi trong lĩnh vực nhà ở.


 Đánh giá Tác động của thiên tai.
 Lập kế hoạch PH&TT trong trung hạn và dài hạn.
 Chi tiết các hoạt động ở giai đạn triển khai PH&TT như tập huấn kỹ thuật xây/sửa nhà, giám sát,
đánh giá, …
 Giải pháp kỹ thuật và dự toán cho đầy đủ bốn loại nhà tương ứng với bốn mức độ thiệt hại bao
gồm cả xây mới.
 Đầy đủ các giải pháp và dự toán xây dựng cho các loại thiên tai đặc thù ở Việt Nam.

6. Các khái niệm


Thiệt hại (Damage)2: một phần hoặc toàn bộ tài sản vật chất bị phá hủy nằm trong khu vực bị ảnh
hưởng bởi thiên tai. Thiệt hại xảy ra trong và ngay sau thảm họa và được tính bằng đơn vị định lượng
(như mét vuông nhà ở, kilometers đường, …). Giá trị tiền tệ của nó được thể hiện bằng chi phí thay
thế cho những phần bị hư hỏng theo giá thị trường ngay trước sự kiện thiên tai xả ra.

2
Khái niệm về Thiệt hại được định nghĩa theo tài liệu DaLA-Vol.2, áp dụng chung cho nhiều lĩnh vực khác. Thiệt hại về nhà ở sẽ
được định nghĩa trong Phần 3 của tài liệu này.

Trang 2
Tổn thất (Loss)3: là những thay đổi về kinh tế phát sinh do thiên ai. Những thay đổi này diễn ra cho
đến khi đạt được sự phục hồi và tái thiết hoàn toàn kinh tế, trong một số trường hợp nó sẽ kéo dài
trong vài năm. Những thiệt hại điển hình bao gồm sự sụt giảm sản lượng trong các ngành sản xuất
(nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản, công nghiệp và thương mại) và doanh thu thấp hơn và chi phí hoạt
động cao hơn trong việc cung cấp dịch vụ (giáo dục, y tế, nước và vệ sinh, điện, giao thông và thông
tin liên lạc). Các khoản thiệt hại cũng được coi là các khoản chi đột xuất để đáp ứng nhu cầu nhân
đạo trong giai đoạn khẩn cấp sau thiên tai. Tổn thất được ước tính bằng giá trị tiền ở thời điểm hiện
tại.

Lưu ý: Giá trị về mặt tiền tệ của Thiệt hại được sử dụng làm cơ sở để ước tính nhu cầu Tái thiết. Giá
trị và loại Tổn thất cung cấp phương tiện để ước tính tác động kinh tế xã hội tổng thể của thảm họa và
các nhu cầu để Phục hồi kinh tế.4

Tái thiết nhà ở (Reconstruction): là hoạt động gia cố, sửa chữa hoặc xây mới nhà ở đáp ứng nguyên
tắc “Xây dựng lại tốt hơn” (Build Back Better). Hoạt động này thuần túy là công việc xây dựng nhưng
áp dụng các giải pháp kỹ và vật liệu tốt hơn nhưng phải đảm bảo giá thành hợp lý.

Phục hồi nhà ở (Recovery): là các hoạt động nhằm khôi phục điều kiện sống trong thời gian nhất
định (chỗ ở tạm bao gồm cả nước sạch và lương thực), khôi phục sản xuất & cung cấp vật liệu xây
dựng và dịch vụ liên quan đến nhà ở (quản lý xây dựng của chính quyền, tay nghề thợ xây, …).

Ứng phó khẩn cấp: là các hoạt động được triển khai trước, trong hoặc ngay sau thiên tai nhằm bảo
vệ tính mạng, sức khỏe con người và bảo đảm an sinh xã hội, đáp ứng các nhu cầu cơ bản của
những người bị ảnh hưởng.

Phục hồi và Tái thiết: là các giai đoạn hoạt động nhằm khôi phục hoặc cải thiện sức khoẻ, sinh kế,
cũng như tài sản, môi trường, văn hóa, cơ sở hạ tầng và các hoạt động kinh tế xã hội của cộng đồng
hay một địa phương chịu ảnh hưởng và tác động từ thiên tai với nguyên tắc phát triển bền vững trong
tương lai và “xây dựng lại tốt hơn” của Khung hành động Sendai về giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

3
Khái niệm Tổn thất được định nghĩa theo tài liệu DaLA-Vol.2, áp dụng chung cho nhiều lĩnh vực khác. Tổn thất về nhà ở sẽ được
định nghĩa trong Phần 3 của tài liệu này.
4
Theo tài liệu DaLA-Vol.2.

Trang 3
Quy trình Phục hồi và Tái thiết nhà ở bị ảnh hưởng
bởi thiên tai

PHẦN 2

PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ


NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN
1. Phương pháp tiếp cận
Phương pháp đánh giá nhu cầu PH&TT thu thập thông tin, phân tích thông tin và sau đó tổng hợp
thành một Báo cáo đánh giá nhu cầu và Chiến lược PH&TT. Tùy theo đối tượng sử dụng mà công
việc và người thực hiện sẽ khác nhau:
 Nếu thiên tai chỉ ảnh hưởng cục bộ ở một số tỉnh thì Lãnh đạo tỉnh, Ban chỉ huy phòng chống
thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh viết Báo cáo đánh giá nhu cầu và Chiến lược PH&TT.
Trong trường hợp thiên tai xảy ra ở diện rộng với mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng, Tổng cục
phòng chống thiên tai sẽ chủ trì thực hiện Báo cáo đánh giá nhu cầu và Chiến lược PH&TT.
 Đối với CRS và các tổ chức NGO: sử dụng Báo cáo đánh giá nhu cầu và Chiến lược PH&TT đã
có để viết đề xuất dự án và kế hoạch triển khai dự án sau khi có nguồn tài trợ. Trường hợp chưa
có Báo cáo đánh giá nhu cầu và Chiến lược PH&TT thì NGO sử dụng thông tin từ địa phương
đang thực hiện thu thập số liệu theo quy trình này để tự xây dựng cho mình Báo cáo đánh giá
nhu cầu và Chiến lược PH&TT, sau đó tìm nguồn tài trợ và xây dựng kế hoạch thực hiện.
Báo cáo đánh giá bao gồm: đánh giá về ảnh hưởng do thiên tai đối với nhà ở; các tác động kinh tế vĩ
mô và con người; nhu cầu trước mắt và nhu cầu dài hạn, trong đó có xác định thứ tự ưu tiên.

2. Nguyên tắc thực hiện


 Đảm bảo đánh giá tuân theo sự chỉ đạo, quản lý và theo quy định của Chính phủ Việt Nam, trong
đó có vai trò lãnh đạo và thực thi của các cơ quan Trung ương trong tất cả các khâu đánh giá,
lập kế hoạch và triển khai.
 Quá trình đánh giá có sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền địa phương và các tổ chức cộng
đồng, đặc biệt trong việc lập kế hoạch và triển khai hoạt động PH&TT và nâng cao năng lực.
 Đảm bảo có sự tham gia của các nhóm bị ảnh hưởng và tác động của thiên tai trong quá trình
đánh giá, xác định nhu cầu, xác định thứ tự ưu tiên cũng như trong quá trình triển khai phục hồi,
tái thiết; đồng thời khuyến khích những nỗ lực tự phục hồi của người dân.
 Lồng ghép biện pháp GNRRTT và nguyên tắc “Xây dựng lại tốt hơn” của Khung hành động
Sendai về GNRRTT vào quá trình phục hồi để tăng khả năng ứng phó, phục hồi và thích nghi
của người dân và địa phương trước thiên tai trong tương tai.

3. Người thực hiện và cơ chế phối hợp


BCH PCTT&TKCN cấp xã/phường điều phối nhóm Hỗ trợ kỹ thuật (HTKT) các thôn/ấp thu thập thông
tin. Số liệu này sẽ được báo cáo về BCH PCTT&TKCN cấp cao hơn tương ứng là huyện, tỉnh và
Trung ương là TCPCTT. Tùy theo mức độ của thiên tai hoặc do yêu cầu điều phối từ TCPCTT mà
BCH PCTT&TKCN ở 3 cấp là huyện, tỉnh và Trung ương sẽ lập báo cáo đánh giá thiệt hại sau thiên
tai và bản kế hoạch PH&TT nhà ở để đề xuất ngân sách hỗ trợ người dân.
CRS hoặc các tổ chức NGO sẽ sử dụng báo cáo đánh giá thiệt hại sau thiên tai và bản kế hoạch
PH&TT nhà ở để viết đề xuất dự án tìm nguồn tài trợ. Trường hợp chưa có báo cáo đánh giá hoặc kế
hoạch PH&TT từ cơ quan nhà nước, NGO có thể khai thác thông tin từ BCH PCTT&TKCN ở cấp
mình cần hỗ trợ để tự lập báo cáo đánh giá thiệt hại sau thiên tai và bản kế hoạch PH&TT. Hoặc trong
trường hợp BCH PCTT&TKCN chưa được phổ biến áp dụng quy trình này thì NGO có thể trực tiếp
tập huấn cho nhóm HTKT cấp xã/phường để triển khai thu thập thông tin.
Sau khi tìm được nguồn tiền hỗ trợ, NGO sẽ lập kế hoạch triển khai hoạt động PH&TT nhà ở. Kế
hoạch này của NGO là một bộ phận hoặc toàn bộ trong bản chiến lược PH&TT đã được lập trước đó.
NGO khi tiến hành triển khai thực hiện kế hoạch sẽ tuân theo các quy định của Chính phủ Việt Nam.
Việc thực hiện lập báo cáo đánh giá thiệt hại sau thiên tai và bản kế hoạch PH&TT cần phải thành lập
nhóm làm việc. Nhóm làm việc này có thể là:
 BCH PCTT&TKCN các cấp cùng với nhóm HTKT của họ; hoặc
 NGO thành lập nhóm làm việc trong đó sử dụng các nhóm HTKT; hoặc
 NGO phối hợp làm việc cùng BCH PCTT&TKCN
Trong tài liệu này sẽ mặc định BCH PCTT&TKCN sẽ làm việc cùng các nhóm HTKT cùng cấp
như là một nhóm đánh giá.
5
Quy trình Phục hồi và Tái thiết nhà ở bị ảnh hưởng
bởi thiên tai

PHẦN 3

QUY TRÌNH PHỤC HỒI VÀ TÁI


THIẾT NHÀ Ở DO ẢNH HƯỞNG
CỦA THIÊN TAI

Trang 6
Quy trình đánh giá nhu cầu PH&TT nhà ở sau thiên tai trong tài liệu PDNA Phần B gồm 5 bước. Quy
trình này là một chuỗi hoạt động thu thập, phân tích số liệu và lập báo cáo và chỉ được thực hiện khi có
thiên tai xảy ra.

Hình 1. Quy trình đánh giá nhu cầu PH&TT nhà ở sau thiên tai

Quy trình trong tài liệu này lồng ghép các hoạt động của Đề án 1002 và bổ sung thêm bước Triển khai
thực hiện và Giám sát đánh giá. Mục đính là tận tận dụng nguồn lực nhân sự và cơ chế, chính sách có
sẵn của Đề án 1002 nhằm phát huy tối đa hiệu quả và tiết kiệm thời gian triển khai và bổ sung thêm công
cụ quản lý chất lượng dự án cho các NGO. Quy trình đánh giá nhu cầu sẽ được mở rộng thành chu trình
khép kín bao gồm cả các hoạt động chuẩn bị ứng phó (Preparenes) trước thiên tai của chu trình CBDRM
nên sẽ được gọi là Quy trình PH&TT nhà ở sau thiên tai với những thay đổi chính so với PDNA Phần B
như sau:
Bước Đánh giá ảnh hưởng và Đánh giá tác động được gộp chung thành bước Đánh giá ảnh hưởng
và tác động của thiên tai.
Bổ sung thêm bước Triển khai thực hiện.

Hình 2. Quy trình PH&TT nhà ở sau thiên tai

Thiên tai

B1 B2
B5 B3
B4

Trang 7
1. Phân tích bối cảnh và thông tin cơ sở (B1)
Thông tin sẽ được thu thập trực tiếp từ hộ dân hoặc từ các đơn vị quản lý nhà nước ở từng cấp
tương ứng với BCH PCTT&TKCN ở cấp đó. Ngoài ra, cũng cần thu thập thông tin từ kết quả hoạt
động của Bước 3 (Đánh giá rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng) và Bước 4 (Xây dựng kế hoạch
phòng, chống thiên tai) trong quy trình CBDRM mà Đề án 1002 đã và đang triển khai.

 Mục đích: thông tin cơ sở trước khi thiên tai xảy ra được dùng kết hợp với thông tin thiệt hại sau
thiên tai để phân tích xác định nhu cầu và lập kế hoạch PH&TT có tính thực tế, đầy đủ và có xem
xét các ưu tiên thực hiện.
 Thời gian và địa điểm: thực hiện định kỳ hàng năm như Đề án 1002, những năm về sau khi có
đầy đủ số liệu thì việc thực hiện mang tính cập nhật thông tin nên sẽ dễ dàng hơn. BCH
PCTT&TKCN điều phối nhóm HTKT thuộc quyền quản lý của mình để triển khai hoạt động thu
thập thông tin trên địa bàn mà mình quản lý.

1.1. Thông tin cơ sở


Thông tin cơ sở trước thiên tai về dân số, xã hội, cơ sở hạ tầng và hoạt động CBDRM cần được thu
thập ở tất cả các cấp hành chính, đồng thời được cập nhật hàng năm trước mùa thiên tai, đặc biệt là
ở các địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai. Thông tin cơ sở về lĩnh vực nhà ở cần
thu thập bao gồm:
Bảng 1. Các loại thông tin cơ sở mà nhóm HTKT cấp xã/phường cần thu thập
Stt Loại thông tin Nguồn thông tin
1 Tổng dân số ???
2 Số lượng hộ nghèo và cận nghèo ???
3 Số lượng nhà ở phân theo từng loại ???
2
4 Diện tích nhà ở (m ) Thu thập thực tế
2
5 Đơn giá xây dựng từng loại nhà (VNĐ/m ) Cán bộ quản lý xây dựng các cấp
Số lượng đối tượng dễ bị tổn thương về nhà ở (người khuyết tật, phụ Cán bộ Lao động - Thương binh –
6
nữ có con nhỏ, người già neo đơn, …) Xã hội các cấp
Khu vực có nguy cơ rủi ro cao nơi tập trung các nhóm dễ bị tổn
7
thương sinh sống.
8 Bản đồ hiển thị trung tâm sơ tán.
Bản đồ nguy hiểm hiển thị nhà ở thường xuyên bị ảnh hưởng bởi Kết quả hoạt động của chương
9 trình CBDRM trong đề án 1002.
thiên tai.
Danh sách những cây cầu có thể bị hư hỏng, những con đường
10 đường bị ngập nước, sạt lở gây ra tình trạng cắt đứt việc tiếp cận
người dân bị ảnh hưởng.

Lưu ý: những thông tin chữ màu xanh là thông tin quan trọng và cần ưu tiên trong việc thu thập.

1.2. Phân loại nhà ở


Theo Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhà ở tại Việt Nam được chia làm 4 loại dựa trên
ba kết cấu chính là Cột, Tường và Mái. Tùy theo mức độ kiên cố của ba loại kết cấu này mà phân
thành 4 loại nhà như sau:
Nhà kiên cố: là nhà có cả 3 kết cấu chính làm bằng vật liệu bền chắc.
Nhà bán kiên cố: là nhà có 2 trong 3 kết cấu chính làm bằng vật liệu bền chắc.
Nhà thiếu kiên cố: là nhà có 1 trong 3 kết cấu chính làm bằng vật liệu bền chắc.
Nhà đơn sơ: là nhà có cả ba kết cấu chính được làm bằng vật liệu không bền chắc hoặc đơn sơ.

Trang 8
Bảng 2. Phân loại vật liệu bền chắc
Loại Cột Mái Tường
• Bê tông cốt thép • Bê tông cốt thép
• Bê tông cốt thép
Bền chắc • Gạch • Gạch/đá xây dựng
• Ngói (xi măng/ đất nung)
• Sắt/Thép/Gỗ cứng • Gỗ /kim loại
• Tấm lợp (fibro xi măng / • Bùn/Vôi/Rơm
• Gỗ/Tre
Đơn sơ kim loại) • Gỗ tấm/ ván tre/ván ép
• Loại khác
• Lá/ Rơm rạ/Giấy dầu • Loại khác

1.3. Phương pháp thu thập thông tin


 Thu thập thông tin trực tiếp: nhóm HTKT cấp xã/phường trực tiếp thu thập thông tin ở địa bàn
được phân công và huy động thông tin từ các bên liên quan;
 Rà soát thông tin từ các nguồn thứ cấp, cụ thể như: báo cáo, tài liệu, hoặc dữ liệu thứ cấp khác.
1.4. Ghi chép thông tin cơ sở
Nhóm HTKT cấp xã/phường sử dụng công cụ trong Bảng 3 để trực tiếp thu thập thông tin trước khi
thiên tai xảy ra.
Bảng 3. Công cụ thu thập thông tin cơ sở dành cho nhóm HTKT ở cấp xã/phường
Phụ nữ
Hộ có Hộ phụ nữ Nhà ở khu
Diện tích Hộ người mang
Hộ Hộ cận người nghèo đơn vực
Loại nhà nhà cao tuổi thai/Nuôi
nghèo nghèo khuyết thân làm có nguy cơ
(m2) neo đơn con dưới 24
tật chủ hộ rủi ro cao
tháng
(a) (b) (c) (d) (e) (f) (g) (h) (i)
Nhà kiên cố
01. Hộ A 50 1
02. Hộ B 60 1
03 ….
Tổng cộng 110 0 0 1 0 0 0 1
Nhà bán kiên cố
01. Hộ C
02. Hộ D
03 ….
Tổng cộng
Nhà thiếu kiên cố
01. Hộ E 28 1 1
02. Hộ F 32 1 1 1
03 ….
Tổng cộng 60 2 1 1 1
Nhà đơn sơ
01. Hộ G
02. Hộ H
03 ….
Tổng cộng

Các ô trong cột từ (c) đến (i) sẽ để trống (hàm ý mang giá trị 0) nếu hộ dân không có sổ hộ nghèo, hộ
cận nghèo hay không có thành viên trong gia đình là người khuyết tật, phụ nữ mang thai, … Ngược
lại sẽ điền giá trị là 1.
Sau đó, nhóm HTKT sẽ tổng hợp thông tin và đưa dữ liệu vào Bảng 4 và 5. Bảng 4 và 5 là sản kết
quả hoạt động của bước này. Kết quả này sẽ được BCH PCTT&TKCN cấp cơ sở ửi về các cấp cao
hơn theo cơ chế hoạt động hiện hành.
Trang 9
Bảng 4. Thông tin đầu vào 1: Loại nhà ở của hộ dân trước khi thiên tai xảy ra
Ghi rõ các thông tin theo cấp hành chính: Tỉnh, Huyện, hoặc xã và thuộc khu vực thành thị hay nông thôn
Tổng diện tích Diện tích trung Đơn giá xây dựng
Loại nhà Số lượng nhà
nhà (m2) bình/nhà (m2) (VNĐ/m2)
(a) (b) (c) (d) (e)

Nhà kiên cố 10 485 48.5 4.400.000


Nhà bán kiên cố
Nhà thiếu kiên cố
Nhà đơn sơ

Diện tích trung bình/nhà ở cột (d) được xác định bằng cách lấy lấy cột (c) chia cho cột (b).
Đơn giá xây dựng bình quân được lấy theo mặt bằng chung tại địa phương đang khảo sát. Thành
viên nhóm HTKT cần tham khảo cán bộ quản lý xây dựng ở địa phương và các đội thợ uy tín.

Bảng 5. Thông tin đầu vào 2: Số lượng nhà ở của hộ dân, là những người dễ bị tổn thương, ở khu
vực bị ảnh hưởng, trước khi thiên tai xảy ra
Ghi rõ các thông tin theo cấp hành chính: Tỉnh, Huyện, hoặc xã và thuộc khu vực thành thị hay nông thôn
Phụ nữ
Hộ có Hộ phụ nữ Nhà ở khu
Hộ người mang
Số lượng Hộ Hộ cận người nghèo đơn vực
Loại nhà cao tuổi thai/Nuôi
nhà nghèo nghèo khuyết thân làm có nguy cơ
neo đơn con dưới 24
tật chủ hộ rủi ro cao
tháng
(a) (b) (c) (d) (e) (f) (g) (h) (i)
Nhà kiên cố (bỏ trống) (bỏ trống)

Nhà bán kiên cố


Nhà thiếu kiên cố
Nhà đơn sơ
Tổng cộng

2. Đánh giá Ảnh hưởng và Tác động của thiên tai (B2)
 Mục đích: ảnh hưởng của thiên tai sẽ được tính toán ra thành tiền để thấy được mức độ mất
mát về nhà ở và các khoản thu nhập đã mất đi. Để có thể tính toán ra các khoản chi phí này,
nhóm làm đánh giá phải khảo sát thu tập thông tin từ các hộ dân. Thông tin thu thập được cũng
còn được dùng trong bước sau xác định số tiền cần thiết cho các hoạt động PH&TT.
 Thời gian và địa điểm: thực hiện ngay sau khi có thiên tai xảy ra. BCH PCTT&TKCN các cấp
điều phối nhóm HTKT thuộc quyền quản lý của mình để triển khai hoạt động thu thập thông tin
trên địa bàn được phân công.

2.1. Đánh giá ảnh hưởng của thiên tai


Ảnh hưởng của thiên tai đối đối với nhà ở sẽ được đánh giá theo bốn khía cạnh dưới đây:
 Nhà ở và tài sản bên trong
 Cung ứng hàng hóa, dịch vụ; và tiếp cận hàng hóa, dịch vụ
 Những vấn đề về quản lý nhà nước về nhà ở
 Những rủi ro và tình trạng dễ bị tổn thương có thể phát sinh ngay sau thiên tai
Chi phí liên quan đến Ảnh hưởng của thiên tai được tính toán cho hai yếu tố là Thiệt hại và Tổn thất
(vui lòng xem lại định nghĩa trong Phần 1 – Các khái niệm). Để tính toán được khoản chi phí này cần
đến kiểm tra trực tiếp các hộ dân để thu thập thông tin.
Theo Thông tư 43, cấu trúc và tài sản vật chất trong lĩnh vực nhà ở là những phần liên quan đến ngôi
nhà và tài sản trong đó. Mức độ hư hỏng về nhà ở được phân loại như dưới đây.

Trang 10
Bảng 6. Mức độ thiệt hại do thiên tai về nhà ở
Mức độ hư hỏng Mô tả Mức độ hư hỏng Tỷ lệ % hư hỏng Ước tính chi phí

Sập, đổ, cuốn trôi hoàn toàn, Tất cả các phần bị Chi phí xây lại ngôi
Trên 70% nhà đó như trước khi
Hoàn toàn không thể sửa chữa được sập, đổ nát hoàn toàn
thiên tai xảy ra

Thiệt hại nặng nề, hầu như phải


Rất nặng 50 – 70%
chữa lại toàn bộ Tường và mái bị sập
Chi phí sửa chữa
Hư hỏng nặng, phải sửa chữa ngôi nhà đó như
Nặng Tốc mái 30 – 50%
nhiều trước khi thiên tai
Hư hỏng một phần, phải sửa xảy ra
Một phần Ít hơn 30%
chữa nhỏ Hư hỏng nhẹ

2.1.1. Ước tính giá trị Thiệt hại


Thiệt hại chỉ liên quan đến khía cạnh phân tích đầu tiên trong 4 khía cạnh nêu ở phần trên (nghĩa là
Nhà ở và tài sản bên trong). Tuy nhiên theo thực tế ở Việt Nam thì Thiệt hại sẽ chỉ tính cho hần nhà ở
và không bao gồm tài sản bị thiệt hại bên trong nhà. Dựa trên mức độ hư hỏng của ngôi nhà, giá trị
hiệt hại được ước tính giá trị bằng tiền (VNĐ), cụ thể như sau:
 Chi phí xây mới: với những nhà bị hư hỏng hoàn toàn, cần xây lại về tình trạng giống trước khi
thiên tai xảy ra, không cải tiến hay thay đổi kết cấu nhà và chất lượng vật tư, tính theo giá thị
trường tại thời điểm trước khi thiên tai xảy ra;
 Chi phí sửa chữa: áp dụng cho những nhà bị hư hỏng ở các mức độ khác, cần sửa chữa trở lại
tình trạng trước khi thiên tai xảy ra. Chi phí này được ước tính theo phần tỷ lệ % cần thay thế
phần bị hư hỏng của loại nhà tương tự và ở cùng một vị trí.
Từ Bảng 4, Nhóm đánh giá đã có thông tin giá xây nhà bình quân (VNĐ/m2) cho các loại nhà trước
khi có thiên tai xảy ra. Thông tin này được dùng dể ước tính Chi phí xây mới và Chi phí sửa chữa như
sau:

Chi phí xây mới = Số lượng nhà bị hư hỏng toàn x Giá xây nhà bình quân

Chi phí sửa chữa = Số lượng nhà bị hư hỏng một toàn x Giá xây nhà bình quân x Tỷ lệ hư hỏng

Hai loại chi phí này sẽ được tính lần lượt cho 4 loại nhà (nhà kiên cố, nhà bán kiên cố, nhà thiếu kiên
cố và Nhà đơn sơ).

Bảng 7 là công cụ tổng hợp các thiệt hại về nhà ở và chi phí thiệt hại ước tính.

Trang 11
Bảng 7. Tổng hợp Tổn thất về thu nhập từ nhà ở do ảnh hưởng của thiên tai
5
Hạng mục Số lượng Đơn giá (VND) Thành tiền (VND)
a b c=axb
Hư hỏng hoàn toàn (>70%) (chi phí xây mới)
Nhà kiên cố
Nhà bán kiên cố
Nhà thiếu kiên cố
Nhà đơn sơ
Hư hỏng nghiêm trọng (50-70%) (chi phí sửa chữa)
Nhà kiên cố
Nhà bán kiên cố
Nhà thiếu kiên cố
Nhà đơn sơ
Hư hỏng nặng (30-50%) (chi phí sửa chữa)
Nhà kiên cố
Nhà bán kiên cố
Nhà thiếu kiên cố
Nhà đơn sơ
Hư hỏng một phần (<30%) (chi phí sửa chữa)
Nhà kiên cố
Nhà bán kiên cố
Nhà thiếu kiên cố
Nhà đơn sơ
Đồ dùng gia đình (đối
với các nhà bị hư
hỏng hoàn toàn hoặc
6
bị hư hỏng nặng)
TỔNG GIÁ TRỊ BẰNG TIỀN CỦA THIỆT HẠI (VND)

Lưu ý: công cụ này mang tính ước lượng số tiền mất mát do thiên tai trong lĩnh vực nhà ở. Nó không
đồng nghĩa với việc những căn nhà kiên cố (thường không phải là hộ nghèo hoặc cận nghèo) bị hư
hỏng hoàn toàn sẽ được hỗ trợ tiền để xây mới hoàn toàn. Hoặc những căn nhà đơn sơ và nhà thiếu
kiên cố (nhà hộ nghèo hoặc cận nghèo) được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa quay lại trình trạng thiếu
an toàn như ban đầu.

2.1.2. Ước tính giá trị Tổn thất


Tổn thất chỉ những thay đổi về mặt kinh tế sau khi thiên tai xảy ra, sẽ liên quan đến ba khía cạnh
phân tích còn lại, gồm: (i) Cung cấp hàng hóa và dịch vụ & Tiếp cận hàng hóa và dịch vụ, (ii) Những
vấn đề về quản lý nhà nước về nhà ở, và (iii) Rủi ro và tình trạng dễ bị tổn thương gia tăng ngay sau
thiên tai.
Những thông tin sau cần được thu thập để ước tính giá trị Tổn thất:

5
Đơn giá chính là Chi phí sửa chữa hoặc xây mới bình quân của từng loại nhà tương ứng với từng mức độ hư hỏng nhà.
Chi phí xây mới trung bình = Giá xây nhà bình quân
Chi phí sửa chữa = Giá xây nhà bình quân x Tỷ lệ hư hỏng
Tỷ lệ hư hỏng dùng để tính chi phí sửa chữa là % lớn nhất ở từng mức độ hư hỏng (30%, 50%, 70%).
6
Thực tế triển khai đánh giá có thể bỏ qua khoản chi phí này để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Trang 12
 Số lượng nhà ở dùng để cho thuê bị hư hỏng hoàn toàn hoặc một phần và gây ra những tổn
thất (thất thu) về thu nhập cho chủ nhà. Số tiền cho thuê nhà bình quân của 1 ngôi nhà và thời
gian cần thiết để khôi phục loại hoạt động kinh doanh ở vị trí cụ thể cũng sẽ cần được xác định
để tính ra giá trị của loại tổn thất này;
 Số lượng nhà ở dùng để kinh doanh (được sử dụng để tạo thu nhập, chẳng hạn như: cửa
hàng kinh doanh, nhà hàng ăn uống) bị hư hỏng hoàn toàn hoặc một phần, thường bao gồm
phần trăm của tất cả loại nhà khác nhau và thu nhập bình quân, tính theo mỗi loại hình kinh
doanh. Cũng cần ước tính khoảng thời gian mà hoạt động kinh doanh bị gián đoạn;
 Chi phí phát sinh để thiết lập lại hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ, ví dụ như kinh doanh
nhỏ;
 Cung cấp chỗ ở tạm thời cho những gia đình bị ảnh hưởng. Chi phí để cung cấp chỗ ở tạm
thời cho cần được ước tính, cùng với kinh phí duy trì hoạt động cũng như ước tính khoảng thời
gian mà các hộ gia đình cần phải ở trong những khu nhà tạm nhà;
 Chi phí phát sinh từ việc nhà cửa và tài sản bị hư hỏng, phá hủy, chẳng hạn như phải vận
chuyển và tiêu hủy vật liệu bị đổ nát, dọn dẹp vệ sinh;
 Chi phí của chính quyền để cấp lại các giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất, giấy tờ khác;
 Chi phí để ổn định hoặc bảo vệ đất đai khỏi các nguy cơ phát sinh do thiên tai, trong đó có các
vấn đề về an ninh con người trong các khu vực lân cận.

Bảng 8. Bảng tính Tổn thất về thu nhập từ nhà ở do ảnh hưởng của thiên tai

Thu nhập
Tổng chi phí Số lượng Tổng chi phí
Giá thuê Thời gian TB hàng Thời gian
Số lượng tổn thất từ nhà được tổn thất do
trung bình bị gián tháng từ bị gián
Loại nhà ở nhà cho cho thuê dùng hoạt động Tổng cộng
hàng háng đoạn HĐ kinh đoạn
thuê nhà để kinh kinh doanh
(VND) (tháng) doanh (tháng)
(VND) doanh bị gián đoạn
(VND)

a b c d=axbxc e f g h=exfxg i=d+h

Kiên cố A

Bán kiên cố B

Thiếu kiên cố C

Đơn sơ D

Tổng giá trị tổn thất từ hoạt động


Tổng giá trị tổn thất từ cho thuê nhà = X Y A+B+C+D
kinh doanh =

Trang 13
Bảng 9. Tổng hợp Tổn thất về thu nhập từ nhà ở do ảnh hưởng của thiên tai
Đơn giá Thời gian Tổng cộng
Nội dung Đơn vị tính
(VND) (tháng) (VND)

Tổn thất về thu nhập từ việc cho thuê nhà (bỏ trống) (bỏ trống) (bỏ trống) X từ Bảng 8

Tổn thất về thu thập từ việc kinh doanh (bỏ trống) (bỏ trống) (bỏ trống) Y từ Bảng 8
Cung cấp khu nhà tạm và các nội dung sau:
Lương thực

Nước

An ninh

Điện

Khác

Dọn dẹp vật liệu đổ nát

Ổn định đất đai

Thuê địa điểm làm việc tạm thời cho các cơ quan
thuộc lĩnh vực nhà ở (VD: 3 tháng)

Phát hành lại các loại giấy tờ quan trọng (chứng


thực quyền sử dụng đất, hồ sơ quản lý đất đai và
nhà ở, …)
Di dời dân cư bị ảnh hưởng

Tăng cường tuần tra an ninh (VD: 3 tháng)

Khác

TỔNG GIÁ TRỊ TỔN THẤT

Lưu ý:
- Các dòng bôi màu xanh chứa các thông tin liên quan tới nhà tạm.

2.2. Đánh giá Tác động của thiên tai


Tác động của thiên tai đề cập đến các hậu quả do ảnh hưởng của thiên tai gây ra trong ngắn, trung
và dài hạn. Nhóm đánh giá cần xem xét tác động của thiên tai tới 4 chỉ số kinh tế vĩ mô và quan trọng
hơn là tác động tới cuộc sống hàng ngày của hộ dân và cộng đồng.

2.2.1. Tác động đến kinh tế vĩ mô


Nhóm đánh giá cần thu thập và cung cấp cho các chuyên gia kinh tế vĩ mô những thông tin cần thiết
để có thể phân tích tác động của thiên tai tới các khía cạnh của kinh tế vĩ mô. Sau đây là một vài ví dụ
minh họa:
 Bất kỳ chi phí tái thiết nào để mua những vật liệu không sản xuất được trong nước và cần phải
nhập khẩu, ví dụ như sắt thép. Thông tin này sẽ được sử dụng để phân tích tác động tới cán cân
thanh toán;
 Dự kiến khoản tiền chi từ ngân sách trung ương dành cho tái định cư và xây nhà tạm cho các hộ
gia đình phải di dời tới nơi ở mới;
 Ước tính chi phí dành cho việc phá dỡ và vận chuyển vật liệu đổ nát. Thông tin này được sử
dụng để phân tích tác động đối tới ngân sách tài khóa;
Trang 14
 Ước tính tổn thất về doanh thu từ cho thuê nhà mà khu vực kinh tế tư nhân sẽ phải gánh chịu khi
nhà cho thuê vẫn đang được sửa chữa hoặc xây lại.

2.2.2. Tác động đến con người


Tác động tới con người là những gánh nặng về kinh tế-xã hội do ảnh hưởng của thiên tai gây ra.
Chẳng hạn như những gia đình bị mất chỗ ở, những người phải di dời đến địa điểm khác hoặc những
vấn đề về an ninh ảnh hưởng đến phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật và người già.
Những vấn đề sau cần được cung cấp cho nhóm đánh giá:
 Thay đổi về điều kiện sống: hộ dân bỏ thêm chi phí thuê chỗ ở tạm thời (đối với những gia đình
phải di dời nhà nếu nhà của họ bị hư hỏng và không thể sử dụng được cho đến khi xây mới);
 Chi phí vận chuyển: chi phí tăng thêm cho việc vận chuyển/đi lại mà hộ gia đình phải chi trả trong
quá trình di cư tạm thời hoặc sắp xếp chỗ ở tạm;
 Cơ hội về sinh kế và việc làm: bao gồm những tổn tất về tài sản, sinh kế hộ gia đình và chi phí
khắc phục tạm thời để có thể kiếm sống được từ các hoạt động sinh kế tạm thời đó;
 Cộng đồng dân cư bị di dời do không có chỗ ở: các hậu quả về mặt xã hội phát sinh từ một số
lượng lớn người di cư; chẳng hạn như vấn đề mất an toàn đối với phụ nữ, trẻ em, người già
hoặc vấn đề gia đình bị ly tán, những vấn đề khác phát sinh do việc di dân.
Những thông tin này được thu thập thông qua khảo sát, thảo luận nhóm, phỏng vấn với những người
dân trong khu vực bị ảnh hưởng. Cần tổng hợp thông tin từ các nhóm đánh giá chuyên ngành, các
nhóm đánh giá các lĩnh vực xuyên suốt, cụ thể như lĩnh vực Việc làm và Sinh kế.

3. Xác định nhu cầu PH&TT nhà ở (B3)


Khi đã xác đinh được Ảnh hưởng (Thiệt hại và Tổn thất) và tác động của thiên tai, nhóm đánh giá cần
tổng hợp tất cả các thông tin định lượng về thiệt hại và tổn thất vào các bảng biểu dành cho mỗi cấp
xã, huyện, tỉnh và trung ương.
Nhu cầu PH&TT về nhà ở được đưa ra dựa trên: số tiền ước tính để xây dựng lại và sửa chữa các
ngôi nhà bị thiệt hại, những khoản tổn thất cần được hỗ trợ, và những chi phí phát sinh cần chi trả, để
bảo vệ nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhất trong cộng đồng.
Giá trị về mặt tiền tệ của Thiệt hại được sử dụng làm cơ sở để ước tính nhu cầu Tái thiết. Giá trị và
loại Tổn thất cung cấp phương tiện để ước tính tác động kinh tế xã hội tổng thể của thiên tai và các
nhu cầu để Phục hồi các vấn đề liên quan đến nhà ở.
 Mục đích: ảnh hưởng của thiên tai sẽ được tính toán ra thành tiền để thấy được mức độ mất
mát về nhà ở và các khoản thu nhập đã mất đi. Để có thể tính toán ra các khoản chi phí này,
nhóm làm đánh giá phải khảo sát thu tập thông tin từ các hộ dân. Thông tin thu thập được cũng
còn được dùng trong bước sau xác định số tiền cần thiết cho các hoạt động PH&TT.
 Thời gian và địa điểm: thực hiện ngay sau khi có thiên tai xảy ra. BCH PCTT&TKCN các cấp
điều phối nhóm HTKT thuộc quyền quản lý của mình để triển khai hoạt động thu thập thông tin
trên địa bàn được phân công.
3.1. Nhu cầu Tái thiết
Tái thiết nhà ở (Reconstruction): là hoạt động gia cố, sửa chữa hoặc xây mới nhà ở đáp ứng nguyên
tắc “Xây dựng lại tốt hơn” (Build Back Better). Hoạt động này thuần túy là công việc xây dựng nhưng
áp dụng các giải pháp kỹ và vật liệu tốt hơn nhưng phải đảm bảo giá thành hợp lý.
Nhu cầu Tái thiết được tính bằng chi phí thiệt hại ước tính trước đó cộng với chi phí cải tiến chất
lượng nhà ở theo nguyên tắc “Xây dựng lại tốt hơn”, tức là: nâng cấp kết cấu để chống chịu với thiên
tai, thảm hoạ và tác động của biến đổi khí hậu, bao gồm:
• Giá trị thiệt hại về nhà ở + • Chi phí di dời (nếu cần) +
• Chi phí nâng cấp (xây dựng lại tốt hơn) + • Chi phí giảm nhẹ rủi ro thiên tai +
• Chi phí hiện đại hóa công nghệ + • Lạm phát trong nhiều năm ±

Trang 15
Bảng 10. Tổng hợp nhu cầu Tái thiết nhà ở (theo PDNA Phần B)

Tổng cộng % chi phí tăng thêm cho việc Tổng nhu cầu
Loại nhà Xây dựng lại tốt hơn, giảm
(VND) (VND)
nhẹ rủi ro thiên tai
A B C

Kiên cố (được tổng hợp từ Bảng 7) 0.10 (10%) C = (1+B)*A


Bán kiên cố (được tổng hợp từ Bảng 7) 0.12 (12%) C = (1+B)*A
Thiếu kiên cố (được tổng hợp từ Bảng 7) 0.13 (13%) C = (1+B)*A
Đơn sơ (được tổng hợp từ Bảng 7) 0.15 (15%) C = (1+B)*A

TỔNG CỘNG

Lưu ý:
- Trong bảng trên giả định rằng việc nâng cấp, cải thiện các loại nhà dễ bị tổn thương sẽ đắt đỏ hơn
nhà kiên cố.
- % chi phí tăng thêm cho việc xây dựng lại tốt hơn và giảm nhẹ rủi ro thiên tai được đưa ra là con
số ví dụ.
Bảng 10 trình bày phương pháp xác định nhu cầu dành cho Tái thiết nà ở trong tài liệu PDNA Phần B.
Phương pháp này có ưu điểm là tính toán dễ dàng và nhanh chóng. Tuy nhiên nhược điểm của nó là
không thể đưa ra con số chính xác (hoặc thậm chí tương đối chính xác) % chi phí tăng thêm cho việc
xây dựng lại tốt hơn và giảm nhẹ rủi ro thiên tai vì chưa đề cập đến giải pháp kỹ thuật xây dựng cần
cải tiến, vật liệu xây dựng thay thế tốt hơn, … là gì. Vì vậy phương pháp này mang tính lý thuyết và
rất khó áp dụng trong thực tế.
Để khắc phục vấn đề này, tài liệu này đề xuất cách tính nhu cầu Tái thiết bằng cách lấy số lượng nhà
bị phá hủy hoàn toàn hoặc hư hỏng một phần nhân với đơn giá trung bình thực tế. Bộ đơn giá này
được được gọi là Bộ đơn giá sửa chữa nhà (Catalog of Shelter Repair Options). Bộ đơn giá này sẽ
trình bày chi tiết các giải pháp kỹ thuật xây dựng cho từng loại nhà tương ứng với từng mức độ hư
hỏng. Trong phiên bản này, bộ đơn giá sẽ thiếu phần thiết kế và dự toán cho nhà xây mới cũng như
chưa đầy đủ hết các trường hợp sửa chữa.
Nhu cầu Tái thiết nhà ở được tính như bảng dưới đây:
Bảng 11. Tổng hợp nhu cầu Tái thiết nhà ở
7
Hạng mục Số lượng Đơn giá (VND) Thành tiền (VND)
a b c=axb
Hư hỏng hoàn toàn (>70%) (chi phí xây mới)

Nhà kiên cố
Nhà bán kiên cố
Nhà thiếu kiên cố
Nhà đơn sơ
Hư hỏng nghiêm trọng (50-70%) (chi phí sửa chữa)

Nhà kiên cố
Nhà bán kiên cố
Nhà thiếu kiên cố
Nhà đơn sơ
Hư hỏng nặng (30-50%) (chi phí sửa chữa)

Nhà kiên cố
Nhà bán kiên cố

7
Đơn giá là Chi phí sửa chữa hoặc xây mới của từng loại nhà tương ứng với từng mức độ hư hỏng nhà được tra cứu trong Bộ
đơn giá sửa chữa nhà (Catalog of Shelter Repair Options).
Trang 16
Nhà thiếu kiên cố
Nhà đơn sơ
Hư hỏng một phần (<30%) (chi phí sửa chữa)

Nhà kiên cố
Nhà bán kiên cố
Nhà thiếu kiên cố
Nhà đơn sơ
TỔNG NHU CẦU TÁI THIẾT NHÀ Ở (VND)

3.2. Nhu cầu Phục hồi


Phục hồi nhà ở (Recovery): là các hoạt động nhằm khôi phục điều kiện sống trong thời gian nhất
định (chỗ ở tạm bao gồm cả nước sạch và lương thực), khôi phục sản xuất & cung cấp vật liệu xây
dựng và dịch vụ liên quan đến nhà ở (quản lý xây dựng của chính quyền, tay nghề thợ xây, …).
Trong phiên bản này, tài liệu sẽ chưa chi tiết hóa phương thức xác định nhu cầu Phục hồi mà vẫn áp
dụng như trong tài liệu PDNA Phần B.
Bảng 11. Tổng hợp nhu cầu Phục hồi cho lĩnh vực nhà ở sau thiên tai

Nội dung Tổng cộng (VND)

Chỗ ở tạm thời và các nội dung sau:

Lương thực Lấy từ Bảng 9

Nước Lấy từ Bảng 9

An ninh Lấy từ Bảng 9

Điện Lấy từ Bảng 9

Khác Lấy từ Bảng 9

Dọn dẹp vật liệu đổ nát Lấy từ Bảng 9

Ổn định đất đai Lấy từ Bảng 9

Thuê địa điểm làm việc tạm thời cho các cơ quan thuộc lĩnh vực
Lấy từ Bảng 9
nhà ở (VD: 3 tháng)
Phát hành lại các loại giấy tờ quan trọng (chứng thực quyền sử
Lấy từ Bảng 9
dụng đất, hồ sơ quản lý đất đai và nhà ở, …)

Di dời dân cư bị ảnh hưởng Lấy từ Bảng 9

Tăng cường tuần tra an ninh (VD: 3 tháng) Lấy từ Bảng 9

Khác Lấy từ Bảng 9

TỔNG NHU CẦU PHỤC HỒI NHÀ Ở (VND)

Lưu ý: tổn thất về việc cho thuê hoặc thu nhập do nhà hoặc công việc kinh doanh bị phá hủy không
được chính phủ bồi thường. Các loại tổn thất này thường do chủ sở hữu tự chịu. Do vậy, những tổn
thất này thường xác định trong Bảng 9 và không được vào nhu cầu phụ hồi.

4. Lập chiến lược PH&TT nhà ở (B4)


Căn cứ vào thông tin cơ sở ở bước B1, mức độ thiệt hại và tổn thất ở B2 và nhu cầu PH&TT ở B3,
nhóm đánh giá sẽ xây dựng bản chiến lược PH&TT. Nội dung bản chiến lược mang tính đầy đủ và
thực tế vì các thông tin được thu thập và phân tích trực tiếp từ hiện trường trong thời gian chuẩn bị
trước thiên tai cũng như sau thiên tai. Trong bản kế hoạch này cũng sẽ trình bày các ưu tiên cần
được giải quyết.
Trang 17
 Mục đích: bản chiến lược PH&TT giúp cơ quan nhà nước và các NGO định hướng kế hoạch
tìm/hoạch định nguồn tài trợ và chương trình thực hiện công tác PH&TT nhà ở.
 Thời gian và địa điểm: khi đã có đầu đủ các thông tin ở B1, B2 và B3, BCH PCTT&TKCN cấp
huyện, tỉnh hoặc trung ương sẽ tiến hành thực hiện tùy theo mức độ thiệt hại của thiên tai hoặc
do yêu cầu điều phối từ TCPCTT.

4.1. Nguyên tắc sắp xếp các ưu tiên


Nhóm đánh giá cần sắp xếp nhu cầu theo thứ tự ưu tiên và xác định các hoạt động cần thực hiện,
đầu ra và kết quả dự kiến theo 2 tiêu chí ưu tiên là:
 Những địa phương/tỉnh bị thiệt hại nặng hơn;
 Những nhóm đối tượng yếu thế hơn.
4.1.1. Địa phương/tỉnh bị thiệt hại nặng
Việc xác định mức độ ưu tiên theo mức thiệt hại của các địa phương/tỉnh như Bảng 12. Điểm đánh
giá bình quân càng cao thì mức độ ưu tiên của địa phương/tỉnh đó càng cao.
Bảng 12. Mức độ ưu tiên cần hỗ trợ của địa phương/tỉnh
Điểm đánh giá
Tiêu chí ưu tiên Địa phương Địa phương Địa phương Địa phương
A B C D
Cấp độ của thiên tai 1 2 2
Tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo 1 1 2
Tỉ lệ nhà bị hư hỏng từ mức
1 2 3
trên 30%
Mức mong đợi hỗ trợ của
1 1 3
người dân
Khác ….
Điểm đánh giá bình quân 1.0 1.5 2.5

Mức độ ưu tiên Thấp Trung bình Cao

Bảng 13. Điểm đánh giá các tiêu chí ưu tiên 8


Tiêu chí ưu tiên Điểm đánh giá
Cấp độ của thiên tai do bão:
Bão cấp 9-10 1
Bão cấp 11-12 2
Bão cấp trên 12 3
Cấp độ của thiên tai ngập lụt >2m:
Diện tích bị ảnh hưởng <30% 1
Diện tích bị ảnh hưởng 30-50%% 2
Diện tích bị ảnh hưởng >50% 3
Tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo (tổng số):
<4% 1
4-8% 2
>8% 3
Tỉ lệ nhà bị hư hỏng từ mức trên 30% :
<10% 1
10-30% 2
>30% 3
Mức mong đợi hỗ trợ của người dân:
Trung bình 1
Cao 2
Rất cao 3

8
Trong phiên bản này tác giả đề xuất điểm đánh giá theo kinh nghiệm cá nhân và sẽ được cập nhật trong phiên bản tiếp theo.
Trang 18
4.1.2. Nhóm đối tượng yếu thế
Sau khi đã xác định được địa bàn cần ưu tiên thực hiện, nhóm đánh giá cũng cần xem lại thông tin cơ
sở ở để xác định nhóm yếu thế được ưu tiên. Nhóm đối tượng yếu thế là những hộ đã được thống kê
trong bước B1, gồm:
 Hộ nghèo và cận nghèo;
 Hộ người cao tuổi neo đơn;
 Hộ có người khuyết tật;
 Hộ có phụ nữ mang thai/nuôi con dưới 24 tháng;
 Hộ phụ nữ đơn thân làm chủ hộ;
 Hộ ở khu vực có nguy cơ rủi ro cao.
Đánh giá mức độ ưu tiên:
 Đối với cơ quan nhà nước: mức độ ưu tiên được xác định theo các quy định pháp luật hiện hành.
 Đối với NGO: mức độ ưu tiên được xác định theo mục tiêu hoạt động của tổ chức và quy định
pháp luật hiện hành.

4.2. Chiến lược PH&TT


Nội dung và phương pháp lập bản chiến lược PH&TT sẽ được phát triển ở phiên bản kế tiếp. Đọc giả
có thể tham khảo nội dung này trong tài liệu PDNA Phần B.

5. Triển khai thực hiện (B5)


Đây là phần bổ sung so với tài liệu PDNA Phần B. Trong phiên bản này sẽ chỉ trình bày khái quát nội
dung công tác triển khai, các nội dung chi tiết hơn sẽ được cập nhật trong phiên bản tiếp theo.
 Mục đích: nhằm xây dựng quy trình thống nhất thực hiện triển khai công tác PH&TT nhà ở
không chỉ riêng cho CRS mà các NGO cũng có thể sử dụng. Ngoài ra, các cơ quan nhà nước có
liên quan về PH&TT nhà ở sau thiên tai cũng có thể sử dụng quy trình để triển khai độc lập hoặc
phối hợp với các NGO.
 Thời gian và địa điểm: khi đã có đầu đủ các thông tin ở B1, B2 và B3, BCH PCTT&TKCN cấp
huyện, tỉnh hoặc trung ương sẽ tiến hành thực hiện tùy theo mức độ thiệt hại của thiên tai hoặc
do yêu cầu điều phối từ TCPCTT.
Kế hoạch thực hiện thật ra là kế hoạch dự án của NGO bao gồm các nội dung sau:
 Phân bổ ngân sách và nguồn lực như nhân sự;
 Thỏa thuận đối tác;
 Cơ cấu tổ chức và phương thức thực hiện;
 Các nội dung triển khai như: khảo sát chọn hộ, tập huấn kỹ thuật, xây dựng thí điểm, xây dựng
đại trà, giám sát thực hiện, đánh giá dự án, …
Quy trình thực hiện sẽ bám sát nội dung của tài liệu Hướng dẫn quy trình tổ chức, thực hiện
chằng chống nhà ở vùng thiên tai bão, lụt miền Trung do CRS biên soạn. Trong công tác tập
huấn sẽ sử dụng bộ tài liệu tập huấn kỹ thuật xây dựng và tài liệu Hướng dẫn gia cố nhà ở ứng phó
với bão lụt cũng do CRS biên soạn.

Trang 19
Quy trình Phục hồi và Tái thiết nhà ở bị ảnh hưởng
bởi thiên tai

PHẦN 4

KIẾN NGHỊ HƯỚNG PHÁT


TRIỂN TIẾP THEO CỦA TÀI LIỆU

20
Kiến nghị về cách triển khai áp dụng:
Tài liệu này trong phiên bản đầu tiên sẽ được CRS dùng trong công việc đánh giá nhu cầu Tái thiết
nhà ở sau thiên tai nên chỉ thực hiện hai đầu việc là:
 Thu thập dữ liệu Thiệt hại sau thiên tai;
 Đánh giá nhu cầu Tái thiết nhà ở sau thiên tai.
Xuyên suốt tài liệu này thì nhóm HTKT cấp cơ sở sẽ là người trực tiếp thu thập thông tin trước và sau
khi thiên tai xảy ra. Các nhóm HTKT được thành lập và hoạt động theo cơ chế của ĐA 1002 mà vốn
dĩ trước đây chưa được đào tạo thực hiện quy trình mới mẻ này. Để bước đầu vận hành dễ dàng và
có hiệu quả, tác giả kiến nghị:

 Giảm số đầu mục thông tin cơ sở cần được thu thập trong bước B1. Cụ thể xem phần chú ý bên
dưới Bảng 1;
 Bỏ đi thông tin nhóm hộ có nhà kiên cố và các trường thông tin có liên quan đến nhóm đối tượng
này để giảm khối lượng công việc trong giai đoạn đầu áp dụng. Lý do: thông thường chỉ có nhóm
yếu thế hơn mới nhận được hỗ trợ từ Chính phủ hoặc các tổ chức;
 Bỏ đi phần Thiệt hại về tài sản có trong nhà ở vì thông thường sẽ không nhận được hỗ trợ;
 Bỏ đi thông tin về Tổn thất cũng như việc đánh giá nhu cầu Phục hồi.

Kiến nghị về định hướng hoàn chỉnh tài liệu:


Tài liệu này được phát triển trong thời gian ngắn và trước hết là phục vụ công việc đánh giá nhu cầu
Tái thiết nhà ở sau thiên tai của tổ chức CRS nên chưa thể đạt được hết các mục tiêu đã đề ra.
Những nội dung dưới đây sẽ được cập nhật và bổ sung ở những phiên bản tiếp theo:

 Tổn thất và kế hoạch Phục hồi trong lĩnh vực nhà ở;


 Đánh giá Tác động của thiên tai;
 Lập chiến lược PH&TT trung hạn và dài hạn;
 Chi tiết các hoạt động ở giai đạn triển khai PH&TT như tập huấn kỹ thuật xây/sửa nhà, giám sát,
đánh giá, …
 Giải pháp kỹ thuật và dự toán cho đầy đủ bốn loại nhà tương ứng với bốn mức độ thiệt hại và
bao gồm cả xây mới;
 Đầy đủ các giải pháp và dự toán xây dựng cho các loại thiên tai đặc thù ở Việt Nam;
 Điểm đánh giá mức độ ưu tiên của các địa phương/tỉnh bị thiệt hại nặng hơn.
Tác giả mong đợi nhận được góp ý để có thể hoàn chỉnh tài liệu này tốt hơn. Ngoài ra, tác giả cũng
mong đợi các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan hoặc các tổ chức NGO có thể trực tiếp phát
triển tiếp những nội dung chưa đầy đủ đã được chỉ ra.

Trang 21
Quy trình Phục hồi và Tái thiết nhà ở bị ảnh hưởng
bởi thiên tai

PHẦN 5

PHỤ LỤC: CÁC BIỂU MẪU


Detail content

Trang 23

You might also like