You are on page 1of 92

SAPONIN


DƯỢC LIỆU CHỨA SAPONIN
MỤC TIÊU HỌC TẬP
• Định nghĩa saponin.
• Cấu trúc hóa học, phân loại saponin.
• Tính chất của saponin.
• Tác dụng – công dụng của saponin.
• Dược liệu chứa saponin.
NỘI DUNG
A. Đại cương về saponin
I. Định nghĩa
II. Cấu trúc hóa học
III. Phương pháp kiểm nghiệm dược liệu chứa
saponin.
IV. Chiết xuất saponin
V. Tác dụng – công dụng
VI. Sự phân bố trong thực vật.
B. Dược liệu chứa saponin
Saponin – định nghĩa

Saponin còn gọi là saponosid do chữ Latinh


sapo = xà phòng, là một nhóm glycosid lớn,
gặp rộng rãi trong thực vật, một số động
vật như Hải sâm, Sao biển.
Saponin – định nghĩa
Saponin có một số tính chất đặc biệt:
• Tạo bọt bền khi lắc với nước.
• Có tính phá huyết (làm vỡ hồng cầu).
• Độc với cá, diệt các loài thân mềm.
• Kích ứng niêm mạc gây hắt hơi, đỏ mắt.
• Có thể tạo phức với cholesterol hoặc các chất
3𝛽- hydroxysteroid khác.
Saponin – định nghĩa

Ngoại lệ:
• Sarsaparillosid: không có tính chất phá huyết
và tính tạo phức với cholesterol.
• Vị: đắng
Ngoại lệ:
• Glycyrrhizin / Cam thảo bắc
• Abrusosid A / Cam thảo dây Vị ngọt
• Oslandin trong cây Polypodium vulgare
Saponin – định nghĩa

• Độ tan:
Tan trong nước, alcol.
Rất ít tan trong aceton, ether, hexan.
Bị tủa bởi chì acetat, bari hydroxyd, amonisulfat
• Phân loại:
Saponin triterpenoid
cấu trúc hóa học
Saponin steroid
Saponin – Cấu trúc hóa học

AGLYCOL
(GENIN)
SAPONIN
ĐƯỜNG
Saponin – Cấu trúc hóa học
• Saponin triterpenoid: 30C

Saponin triterpenoid pentacyclic: 4 nhóm


Oleanan. Ursan. Lupan. Hopan

Saponin triterpenoid tetracyclic: 3 nhóm


Dammaran. Lanostan. Cucurbitan

• Saponin steroid: 5 nhóm ( 27C)


Spirostan. Furostan. Amino furostan. Spirosolan. Solanidan.
Cấu trúc hóa học – saponin
triterpenoid pentacylic
Oleanan Ursan

Lupan Hopan
Cấu trúc hóa học – saponin
triterpenoid pentacylic
Olean
• Phần lớn các saponin triterpenoid trong tự nhiên đều
thuộc nhóm này.
• Phần aglycon thường có 5 vòng và là dẫn chất của
𝛽 – amyrin.

Acid oleanolic:
R1 = R2 = R4 = R5 = CH3
R3 = COOH
Cấu trúc hóa học – saponin triterpenoid
pentacylic
Ursan
• Các saponin của nhóm ursan thường là dẫn chất
của 𝛼 – amyrin.

Asiaticosid
Cấu trúc hóa học – saponin
triterpenoid pentacylic

• Lupan:
saponin của ngũ
gia bì chân chim
• Hopan
Cấu trúc hóa học – saponin
triterpenoid tetracylic

Lanostan

Dammaran
Cấu trúc hóa học – saponin steroid
Spirostan Furostan

Amino Spirosolan Solanidan


furostan
Phương pháp kiểm nghiệm dược liệu chứa
Saponin

• Dựa trên tính chất tạo bọt


• Dựa trên tính chất phá huyết
• Dựa trên độ độc đối với cá
• Khả năng tạo phức với cholesterol
• Các phản ứng màu
• Sắc ký lớp mỏng
• Định lượng
• Xác định bằng quang phổ
Dựa trên tính chất tạo bọt

• Dựa trên hiện tượng tạo bọt ở môi trường


kiềm/ acid: phân biệt saponin steroid và
saponin triterpenoid.
• Đánh giá một nguyên liệu chứa saponin: dựa
trên chỉ số bọt
Chỉ số bọt là số ml nước để hòa tan saponin
trong 1g nguyên liệu cho 1 cột bọt cao 1cm sau
khi lắc và đọc.
Dựa trên tính chất phá huyết
• Đánh giá một nguyên liệu chứa saponin: dựa
trên chỉ số phá huyết

Chỉ số phá huyết là số ml dung dịch đệm cần


thiết để hòa tan saponin có trong 1g nguyên
liệu gây ra sự phá huyết đầu tiên và hoàn toàn
đối với một thứ máu đã chọn
• Dựa trên độ độc đối với cá
Dựa vào chỉ số cá.
• Khả năng tạo phức với cholesterol
Saponin triterpenoid kém hơn steroid.
• Các phản ứng màu.
Acid sulfuric đậm đặc tác dụng với saponin cho màu
thay đổi từ vàng, đỏ, lơ-xanh lá, lơ-tím ( phản ứng
Salkowski).
Hơ nóng
Saponin triterpenoid +vanillin 1%/HCl màu hoa
cà.
Phản ứng Liberman – Burchardt: phân biệt 2 loại
sapogenin.
• Sắc ký lớp mỏng
• Định lượng
Phương pháp cân
Phương pháp đo quang

• Xác định bằng quang phổ.


Saponin triterpenoid trong dd acid sulfuric đậm
đặc có đỉnh hấp thu cực đại trong vùng tử ngoại
ở 310 nm. Cực đại này không thể hiện với
saponin steroid.
Chiết xuất saponin
• Bột dược liệu được chiết với ether dầu hỏa để
loại chất béo.
• Chiết saponin bằng methanol – nước (4:1).
• Loại methanol dưới áp suất giảm.
• Hòa cặn trong nước rồi lắc với n-butanol.
• Tách lớp n-butanol, bốc hơi butanol dưới áp
suất giảm.
• Tinh chế ta được saponin tinh khiết.
Tác dụng – công dụng
• Long đờm, chữa ho: Viễn chí, Cát cánh,….
• Thông tiểu: Rau má, Tỳ giải, ….
• Thuốc bổ: Nhân sâm, Tam thất, ….
• Tăng tính thấm tế bào.
• Chống viêm, khánh khuẩn, kháng nấm, ức chế virus.
• Chống ung thư trên thực nghiệm.
• Diệt các loài thân mềm.
• Sapogenin steroid dùng làm nguyên liệu để bán tổng
hợp các thuốc steroid.
• Digitonin dùng để định lượng cholesterol.
• Dùng để pha nước gội đầu, giặt len dạ, tơ lụa.
Sự phân bố trong thực vật
• Saponin steroid thường gặp trong cây một lá
mầm.
Các họ hay gặp: Dioscoreaceae, Liliaceae,….
• Saponin triterpenoid thường gặp trong cây hai
lá mầm.
Các họ hay gặp: Fabaceae, Rubiaceae, ….
• Trong cây, saponin thường tích lũy ở các bộ
phận khác nhau: quả, rễ, lá, ….
DƯỢC LIỆU CHỨA
SAPONIN
1. CAM THẢO
Radix glycyrrhizae

• Chi glycyrrhiza có nhiều loài và thứ khác nhau.


• Dược điển Việt Nam quy định dùng 2 loài:
Glycyrrhiza glabra L.
Glycyrrhiza uralensis Fisher
• Họ đậu: Fabaceae
Đặc điểm thực vật
• Cây nhỏ mọc nhiều năm.
• Rễ và thân ngầm phát triển.
• Thân cây mọc đứng cao 0,5 –
1,5m; thân yếu.
• Lá kép lông chim lẻ.
• Hoa hình bướm màu tím nhạt.
• Quả loại đậu.
• Bộ phận dùng: rễ và thân
ngầm.
Phân bố: được trồng ở nhiều
nước như Trung Quốc, Mông
Cổ….nước ta đã trồng được và
cây mọc tốt ở điều kiện nước ta.
Trồng tỉa và chế biến
• Trồng bằng các đoạn thân ngầm
vào mùa xuân.
• Sau 3-4 năm thì thu hoạch vào
mùa thu.
Chế biến
• Rễ và thân ngầm đào lên, rửa sạch,
cắt bỏ rễ con, ủ đống làm cho màu
trở nên vàng.
• Cắt thành đoạn dài 16-30cm,
đường kính 5-20mm, bó thành
từng bó.
• Dược liệu ngoài có mặt màu nâu,
vết bẻ có xơ, màu vàng, dễ xé theo
chiều dọc. Vị rất ngọt.
Thành phần hóa học
• Saponin: quan trọng nhất là
Glycyrrhizin
 thuộc nhóm olean.
 hàm lượng 10-14% /dl khô.
 Vị rất ngọt
 Glycyrrhizin tinh khiết ở
dạng bột lết tinh trắng dễ
tan trong nước nóng, cồn
loãng, không tan trong Acid glycyrrhyzic
ether, cloroform.
 Glycyrrhizin ở trong cây Glycyrrhyzin trên thị trường là
dưới dạng muối Mg và Ca muối amoni glycyrrhizat
của acid glycyrrhizic
Thành phần hóa học
• Các flavonoid có hàm lượng 3-4%.
 Có 27 chất đã được biết đến
 Quan trọng nhất: liquiritin và isoliquiritin
• Những hoạt chất estrogen steroid.
• Những dẫn chất coumarin
• Trong rễ: tinh bột, đường.
• Phần trên mặt đất có các flavonoid
Kiểm nghiệm – định tính

Soi vi phẫu Sắc ký


Soi bột
rễ cam thảo
Kiểm nghiệm – định lượng

• Phương pháp cân


• Phương pháp acid – kiềm
• Phương pháp quang phổ
• Phương pháp so màu
Tác dụng
• Chống loét dạ dày
• Chống co thắt
• Long đờm
• Tác dụng tương tự cortison.
• Ức chế enzym monoaminoxydase.
• Giảm độc morphin, cocain, …., giải độc các
độc tố của bạch cầu, uốn ván.
• Nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.
Công dụng
• Thuốc chữa ho
• Thuốc chữa loét dạ dày – ruột.
• Acid glycyrrhizic dùng làm thuốc chống viêm
tại chỗ.
• Trong bào chế, cam thảo được dùng làm tá
dược điều vị.
• Cam thảo được phối hợp làm trà nhuận tràng.
• Dùng làm mứt, nước uống, làm thơm thuốc lá
Các dạng bào chế
2. VIỄN CHÍ
Radix Polygalae
• Viễn chí là vỏ rễ phơi khô của một số loài
thuộc chi polygala.
• Có các loài:
Viễn chí lá nhỏ Polygala tenuifolia Willd.
Viễn chí Sibêri – polygala sibirica L.
Polygala senega L.
• Họ viễn chí - polygalaceae
Đặc điểm thực vật

P. tenuifolia P. sibrica
Đặc điểm thực vật

P. senega
Đặc điểm thực vật
• Cây nhỏ, sống dai.
• Lá mọc sole, không có
cuống.
• Cụm hoa chùm, 3 cánh
hoa màu xanh dính lại
thành ống không đều, 8
nhị dính liền thành bó.
• Bầu trên, 2 ô.
• Quả nang.
• Hiện nay ta vẫn phải nhập
viễn chí từ Trung Quốc.
Bộ phận dùng – rễ
• Rễ hình trụ hơi cong
queo.
• Dài 10 – 15cm, đường
kính 0,3 – 0,8 cm.
• Mặt ngoài màu xám nâu
nhạt, có nếp nhăn ngang
và dọc.
• Lớp vỏ màu nâu nhạt
• Lớp gỗ màu ngà vàng.
• Vị đắng nồng
Thành phần hóa học
• Rễ của 3 loài trên đều có chứa saponin thuộc loại
saponin triterpenoid nhóm olean.
• Ngoài ra còn có thêm các chất kiềm hữu cơ, đường
Tác dụng – công dụng- dạng dùng
• Tác dụng
Chữa ho, long đờm.
Kích thích bài tiết nước bọt, thông tiểu.
Tiêu viêm ngoài da.
An thần, nâng cao trí lực.
• Công dụng – dạng dùng
Làm thuốc chữa ho
- Mỗi lần 2 g, ngày 6g dưới dạng thuốc sắc.
- Nếu cao lỏng thì dùng mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 0,5 – 2ml.
Có thể chế dưới dạng siro
Trong y học cổ truyền, viễn chí được chế dưới 2 dạng
là chích viễn chí và mật viễn chí.
Trong y học cổ truyền sử dụng với các vị thuốc khác
để điều trị suy nhược,hay quên, sợ hãi.
CÁT CÁNH
Radix platycodi
• Dược liệu là rễ của cây cát cánh
• Tên khoa học: Platycodon grandiflorum A. DC.
• Họ Hoa chuông - Campanulaceae
Cát cánh – Đặc điểm thực vật
Cát cánh – Đặc điểm thực vật
Đặc điểm thực vật
• Cây thảo sống dai. Cao 50 –
80cm.
• Lá không cuống, mọc đối hoặc
vòng 3-4 chiếc. Phiến lá hình
trứng.
• Hoa màu xanh hình chuông
rộng, mọc riêng lẻ hoặc thành
chùm.
• Quả hình trứng ngược.
Phân bố: mọc hoang và trồng ở
Trung Quốc, hiện nay nước ta đã
trông được nhưng vẫn phải nhập
Cát cánh – Bộ phận dùng
Cát cánh - Thành phần hóa học

• Hoạt chất chính là saponin triterpenoid


nhóm olean.

• Các flavonoid.

• Các acid thơm và inulin


Cát cánh – Tác dụng
• Hạ nhiệt, giảm đau, kháng viêm.
• Long đờm, tiêu đờm, trị ho.
• Kháng histamine, hạ lipid và cholesterol
máu.
• Hạ đường huyết, làm dịu thần kinh, giãn
mạch, hạ huyết áp.
• Phá huyết mạnh.
Cát cánh – Công dụng
• Điều trị ho có đờm, viêm họng, viêm phế quản, hen
suyễn.
• Điều trị cao huyết áp, cao lipid huyết, tiểu đường,
suy giảm miễn dịch.
• YHCT có đơn thuốc của trọng cảnh: cát cánh 4g, cam
thảo 8g, nước 600ml sắc còn 200ml chia làm 3 lần
uống trong ngày.
Chú ý:
• Có trường hợp bệnh nhân bị nôn sau khi uống thuốc.
• Thận trọng bệnh nhân bị loét dạ dày, ruột.
BỒ KẾT
Fructus gleditschiae
• Dược liệu là quả của cây bồ kết.
• Tên khoa học: Gleditschia australis Hemsl.,
• Phân họ vang: Caesalpinioidae
• Họ đậu: Fabaceae
Bồ kết – Đặc điểm thực vật
Bồ kết – Đặc điểm thực vật
Bồ kết
Thành phần hóa học
• Saponin: thuộc nhóm olean ( boketosid).
• Flavonoid.
Tác dụng
• Diệt amip đường ruột, trùng roi âm đạo.
• Giảm đau.
• Kháng virus.
Bồ kết – Công dụng, liều dùng
YHCT
• Làm thuốc chữa ho, tiêu đờm, ngày dùng 0,5-1 quả.
• Chữa sâu răng: quả tán nhỏ đắp vào chỗ sâu, chảy
nước bọt thì nhổ đi.
• Chữa chốc đầu: bồ kết đốt thành than tán nhỏ, rửa
sạch vết chốc, rắc than bồ kết lên.
• Chữa quai bị: quả bồ kết bỏ hạt tán nhỏ, hòa với
giấm, tẩm vào bông đắp vào chỗ đau.
• Chữa bí đại tiện, tắc ruột, không trung tiện được.
• Dùng gai bồ kết chữa mụn nhọt.
• Nhân dân dùng hạt chữa lỵ.
• Chiết saponin.
Chú ý: phụ nữ có thai và người bị viêm loét dạ dày ruột
không được dùng.
NGƯU TẤT
Radix achyranthes bidentatae

• Dược liệu là rễ đã chế biến của cây ngưu tất.

• Tên khoa học: Achyranthes bidentata Blume.

• Họ dền: Amaranthaceae
Ngưu tất
Ngưu tất
Đặc điểm thực vật
• Cây thảo cao khoảng 1m.
• Lá mọc đối, hình trứng,
đầu nhọn.
• Cụm hoa là bông ở đầu
cành hoặc kẽ lá.
• Quả nang.
Phân bố: cây hiện được
trồng thành công ở nước
ta.
Ngưu tất – Bộ phận dùng
Ngưu tất – Thành phần hóa học
• Saponin: thuộc nhóm olean.
• Hàm lượng saponin thay đổi theo chu kỳ sinh
dưỡng của cây.
• Inokosteron.
Ngưu tất – Tác dụng, công dụng
Tác dụng
• Hạ cholesterol máu, hạ huyết áp.
• Điều hòa miễn dịch.
Công dụng
• Dùng làm thuốc làm dịu, kháng viêm, chống thấp
khớp, giãn mạch, hạ huyết áp và lợi tiểu.
• Dùng làm thuốc hạ cholesterol máu trong điều trị
xơ vữa động mạch.
• Trông đông y: phối hợp với các vị thuốc khác để
chữa chứng mất kinh, đẻ khó.
Không dùng cho phụ nữ có thai.
RAU MÁ
Herba centallae asiatica

• Dược liệu là phần trên mặt đất của


cây rau má.
• Tên khoa học: Centella asiatica Urb.
• Họ hoa tán: Apiaceae
Rau má – Đặc điểm thực vật
Rau má – Đặc điểm thực vật
Rau má – Bộ phận dùng
Rau má – Bộ phận dùng
Rau má – Thành phần hóa học
• Saponin: thuộc nhóm ursan, một số ít thuộc nhóm
olean và lupan.
• Flavonoid.
• Carbohydrat, vitamin C, carotenoid.
Rau má – Tác dụng
• Tăng tổng hợp collagen I và fibrinectin
Tác dụng chóng lành vết thương của rau má.
• Làm lành các vết loét dạ dày gây ra bởi acid
acetic.
• Hạ huyết áp, chậm nhịp tim.
• Chống oxy hóa, làm tăng trí nhớ, tang cường
khả năng học hỏi.
• Chống co giật, chống trầm cảm.
• Kích thích miễn dịch.
Rau má – Công dụng
Y học hiện đại
• Điều trị bỏng độ 2 và 3, vết thương và các tổn thương
ngoài da và ngăn ngừa sự sừng hóa tạo sẹo lồi.
• Điều trị loét dạ dày-tá tràng do stress.
• Điều trị các vét loét do bệnh phong, eczema, các rối loạn
tĩnh mạch.
• Giảm viêm ứ ở bệnh nhân xơ gan.
Y học cổ truyền
• Giải nhiệt, giải độc, thông tiểu dùng để chữa sốt, rôm sẩy,
mẩn ngứa, các bệnh về gan,viêm họng, viem phế quản,….
Trong đời sống
• Rau ăn sống, nước giải khát.
NGŨ GIA BÌ CHÂN CHIM
Cortex schefflerae heptaphyllae
• Dược liệu là vỏ thân phơi hoặc sấy khô của
cây ngũ gia bì chân chim
• Tên khoa học: Schefflera heptaphyllae D.G.
Frodin.
• Họ nhân sâm: Araliaceae.
Ngũ gia bì chân chim – Đặc điểm thực vật
Ngũ gia bì chân chim – Đặc điểm thực vật
Ngũ gia bì chân chim – Đặc điểm thực vật
Đặc điểm thực vật
• Cây cao 2-8m.
• Lá mọc so le, lá kép hình
chân vịt.
• Cụm hoa chùm tán. Hoa
nhỏ màu trắng.
• Quả hình cầu khi chin có
màu tím sẫm đen.
Phân bố: cây mọc tự nhiên
ở các rừng cây bụi hoặc đồi
hoang.
Ngũ gia bì chân chim – Bộ phận dùng
Ngũ gia bì chân chim – Thành phần hóa học

Vỏ thân
• Saponin: nhóm ursan và olean.
• Tinh dầu.

• Saponin: lupan.
• Tinh dầu.
Ngũ gia bì chân chim – Công dụng
YHCT
• Thuốc thông tiểu, chữa phù thũng,
chữa phong thấp.
• Thuốc bổ, giúp tiêu hóa.
• Ngày dùng 12-20g.
NHÂN SÂM
Radix ginseng
• Dược liệu là rễ củ chế biến của cây
nhân sâm.
• Tên khoa học: Panax ginseng
• Họ nhân sâm: Araliaceae
Nhân sâm – Đặc điểm thực vật
Nhân sâm – Đặc điểm thực vật
Nhân sâm – Bộ phận dùng

Hồng sâm
Nhân sâm – Bộ phận dùng

Bạch sâm
Nhân sâm – Thành phần hóa học
• Saponin: là các saponin triterpenoid nhóm dammaran.
• Các thành phần khác: tinh dầu, vitamin B1,B2,….

protopanaxadiol protopanaxatriol
Nhân sâm – Tác dụng
• Kháng histamin: ngăn ngừa hiện tượng co thắt ruột.
• Kháng cholin: giảm co thắt ruột.
• Giảm cholesterol máu, chống stress.
• Tăng bài niệu kèm thải ure.
• Tăng tác dụng bảo vệ cơ thể đối với các bức xạ.
• Giảm sốt, giảm đau do thấp khớp.
• Tăng tính linh động của tinh trùng.
• Kích thích miễn dịch.
• Cải thiện tinh thần và thể lực.
• Nâng cao tuần hoàn máu trong tim và não, tang khả
năng làm việc, giảm sự mất trí nhớ.
• Giảm đường huyết và glycogen ở gan.
Nhân sâm – công dụng
• Phục hồi sức khỏe trong các trường hợp suy
nhược cơ thể sau khi ốm nặng, làm việc quá sức,
mệt mỏi, mất tập trung.
• Liệt dương, lãnh dục, ăn không ngon, suy yếu
đường tiêu hóa.
• Chống lão hóa, chống stress, chữa xơ vữa động
mạch, bệnh tiểu đường, lipid máu cao, gan nhiễm
mỡ.
• Nâng cao khả năng lao động bằng trí óc, khả năng
tập trung tư tưởng và tăng trí nhớ, tăng cường
miễn dịch.
• Giảm nguy cơ một số loại ung thư.
Nhân sâm – Cách dùng
• Dùng dưới dạng cồn thuốc, nước chưng cách
thủy, thuốc bột hoặc dưới dạng cao chiết
trong một số loại hiện tại.
• Ngày dùng 2-6g.

You might also like