You are on page 1of 6

HƯỚNG DẪN VẬN DỤNG CÁC HÀM EXCEL ĐỂ TÍNH KHẤU HAO TSCĐ TRONG NĂM (Yêu

cầu 8 bài tập 1.2.1 – giả sử Doanh nghiệp tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng)

Mức khấu hao trong năm= Mức khấu hao 1 ngày* số ngày khấu hao trong năm

Mức khấu Nguyên giá TSCĐ


=
hao 1 ngày Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ (năm) x365(ngày)

Nguyên tắc xác định số ngày khấu hao: Môt TSCĐ được tính khấu hao kể từ ngày bắt đầu sử dụng (hạch
toán tăng TSCĐ) đến ngày hết khấu hao hoặc ngày thanh lý hoặc ngày nhượng bán. Chỉ ngừng trích khấu
hao khi TSCĐ hết khấu hao hoặc thanh lý hoặc nhượng bán. TSCĐ đang tạm ngừnng hoạt động nhưng vẫn
chưa hết thời gian khấu hao thì vẫn phải tính khấu hao.
Xét trong 1 năm tài chính, khi nhìn chung tất cả các TSCĐ, ngày bắt đầu sử dụng có thể trước hoặc trong
năm tài chính, ngày hết khấu hao/thanh lý/nhượng bán có thể trước hoặc trong hoặc sau năm tài chính. Do
đó, cách xác định số ngày tính khấu hao sẽ khác nhau cho từng trường hợp cụ thể.
Giả sử :
a là Ngày bắt đầu tính khấu hao = Ngày bắt đầu sử dụng TSCĐ Excel:
(Ngày hạch toán tăng TSCĐ) Cách 1: a +Tổng số ngày khấu hao TSCĐ
C2: Dùng hàm EDATE (a,tổng số tháng khấu hao)
C3: Dùng hàm DATE theo 1 trong các cách sau:
DATE(year(a)+tổng số năm khấu hao,month(a),day(a))
DATE(year(a),month(a)+tổng số tháng khấu hao,day(a))
DATE(year(a),month(a),day(a)+tổng số ngày khấu hao)
(Xem phụ lục 1)

b là ngày hết khấu hao = Ngày bắt đầu khấu hao +Tổng số ngày khấu hao TSCĐ
c là ngày thanh lý/nhượng bán TSCĐ/cho thuê tài chính
a, b, c có thể thuộc 1 trong các trường hợp như Hình 1
a b 1/1/N a c b 31/12/N b

Hình 1
Trường hợp Số ngày KH trong năm N
1 a và b trước năm N 0
2 a trước năm N và b/c trong năm N Từ ngày 1/1/N đến b/c
3 a trước năm N và b sau năm N Từ ngày 1/1/N đến 31/12/N
4 a trong năm N và c trong năm Từ ngày a đến c
5 a trong năm N và c sau năm N Từ ngày a đến 31/12/N
Lưu ý: Không có trường hợp a trong năm N và b trong năm N vì:
Tổng thời gian tính khấu khao TSCĐ phải >1 năm
Khái quát cho các trường hợp 2,3,4,5:
Số ngày khấu hao trong năm N = Khoảng cách từ ngày 1/1/N hoặc a đến ngày 31/12/N hoặc b hoặc c (1)

Nếu a trong năm N thì lấy a, Nếu b/c trong năm N thì lấy b/c
a trước năm N thì lấy 01/1/N b sau năm N thì lấy 31/12/N

= giá trị nhỏ hơn giữa ngày b/c và 31/12/N – giá trị lớn hơn giữa ngày a và 1/1/N (2)
Bảng 1
 EXCEL:
Cách 1: Dùng hàm IF tương ứng với các trường hợp.
Cách 2: Dùng IF kết hợp MIN, MAX
Lưu ý: Xem hàm excel xác định khoảng cách giữa 2 ngày (Phụ lục 2),
công thức xác định ngày thuộc năm N (phụ lục 3)
một số cách tính tham khảo (phục lục 4)
Hướng dẫn sử dụng hàm If, min, max trong excel và các hàm khác trong excel (Phụ lục 5)
PHỤ LỤC 01- HÀM EXCEL TRẢ VỀ GIÁ TRỊ NGÀY TRƯỚC HOẶC SAU NGÀY ĐÃ BIẾT ĐÃ XÁC
ĐỊNH TRƯỚC
(Vận dụng tính ngày hết khấu hao)
Cách 1: a +Tổng số ngày khấu hao TSCĐ

Cách 2: Dùng hàm EDATE (a, tổng số tháng khấu hao)

C3: Dùng hàm DATE theo 1 trong các cách sau:


DATE(year(a)+tổng số năm khấu hao,month(a),day(a))

DATE(year(a),month(a)+tổng số tháng khấu hao,day(a))

DATE(year(a),month(a),day(a)+tổng số ngày khấu hao)


PHỤ LỤC 02 – CÔNG THỨC/HÀM EXCEL TÍNH KHOẢNG CÁCH GIỮA 2 NGÀY
Cách 1: ngày kết thúc – ngày bắt đầu +1

Cách 2: Hàm DAYS(end_date, start_date)

Cách 3: DAYS360(start_date,end_date,[method])

[method]: Tùy chọn. Giá trị lô-gic xác định sẽ dùng phương pháp của Hoa Kỳ hay của châu Âu trong
tính toán.
FALSE: Phương pháp Hoa Kỳ (NASD). Nếu ngày bắt đầu là ngày cuối cùng của tháng, nó sẽ bằng
ngày thứ 30 của tháng đó. Nếu ngày kết thúc là ngày cuối cùng của tháng và ngày bắt đầu sớm hơn ngày thứ
30 của tháng, thì ngày kết thúc sẽ bằng ngày đầu tiên của tháng tiếp theo; nếu không ngày kết thúc sẽ bằng
ngày thứ 30 của tháng đó.
TRUE: Phương pháp châu Âu. Ngày bắt đầu và ngày kết thúc diễn ra vào ngày 31 của tháng sẽ bằng
ngày 30 của tháng đó.
Cách 4: DATEDIF(start_date,end_date,unit)

Cách sử dụng hàm DATEDIF


Đối số Mô tả
start_date Ngày tháng đầu tiên hoặc ngày bắt đầu của một khoảng thời gian đã cho. Ngày tháng có thể
được nhập ở dạng chuỗi văn bản trong dấu ngoặc kép (ví dụ, "30/1/2001" ), dưới dạng số sê-ri
Bắt buộc (ví dụ, 36921, biểu thị cho ngày 30 tháng 1 năm 2001, nếu bạn đang sử dụng hệ thống ngày
tháng 1900), hoặc là kết quả của các công thức hoặc hàm khác (ví dụ, hàm
DATEVALUE("30/1/2001")).
end_date Ngày đại diện cho ngày cuối cùng hoặc ngày kết thúc khoảng thời gian.
Bắt buộc
Unit Loại thông tin mà bạn muốn trả về, trong đó:
Unit Trả về
"Y" Số năm hoàn tất trong khoảng thời gian.
"M" Số tháng hoàn tất trong khoảng thời gian.
"D" Số ngày trong khoảng thời gian.
"MD" Sự khác biệt giữa các ngày trong start_date và end_date. Đã bỏ qua tháng và năm của
ngày.
Quan trọng: Chúng tôi khuyên bạn không nên sử dụng tham đối "MD", vì có những
giới hạn đã biết đi kèm theo. Hãy xem mục các sự cố đã biết dưới đây.
"YM" Sự khác biệt giữa các tháng trong start_date và end_date. Đã bỏ qua ngày và năm của
ngày
"Yd" Sự khác biệt giữa các ngày trong start_date và end_date. Đã bỏ qua năm của ngày.
PHỤ LỤC 03: Công thức xác định ngày a thuộc năm N (phụ lục 3)

Cách 1: Year(ngày a) = 2015

Cách 2: And(ngày a>=01/01/2015, ngày a<=31/12/2015)

Có thể dùng Date(2015;1;1) và Date(2015;12;31) thay cho Ô 01/01/2015 và 31/12/2015


PHỤ LỤC 04: MỘT SỐ CÁCH TÍNH SỐ NGÀY KHẤU HAO
ÁP DỤNG CHO YÊU CẦU 8 BÀI TẬP 1.2.1 (trong năm không có thanh lý, nhượng bán TSCĐ)
Cách 1: Hàm if kết hợp min, max
Trường hợp TSCĐ đã hết khấu hao trước 2015  số ngày KH năm 2015=0
Các trường hợp khác: số ngày khấu hao năm 2015= giá trị nhỏ hơn giữa ngày b và 31/12/2015 – giá trị lớn
hơn giữa ngày a và 1/1/2015 (Xem giải thích ở hình 1 và bảng 1)

Có thể dùng Date(2015;1;1) và Date(2015;12;31) thay cho Ô 01/01/2015 và 31/12/2015

Cách 2: Dùng các hàm if tương ứng với các trường hợp trong bảng 1. Vì trong năm không thanh
lý/nhượng bán TSCĐ nên trường hợp 4 và 5 trong bảng 1 được rút gọn lại thành trường hợp 4như
bảng 2
Trường hợp Số ngày KH trong năm N
1 a và b trước năm N 0
2 a trước năm N và b trong năm N Từ ngày 1/1/N đến b
3 a trước năm N và b sau năm N Từ ngày 1/1/N đến 31/12/N
4 a trong năm N Từ ngày a đến 31/12/N
(Không có trường hợp a trong năm N và b trong năm N vì:
Tổng thời gian tính khấu khao TSCĐ phải >1 năm )
Bảng 2
Cách 2.1

Có thể thay DATEDIF bằng DAYS/DAYS360 hoặc cộng trừ trực tiếp (xem lại phụ lục 02)
Cách 2.2

Trường hợp 1 (*) +b sau năm 2015 (đã loại trừ trường hợp b
Trường hợp 2 (**) trước và trong 201 ở 2 điều kiện (IF) trước)

Trường hợp 3
Trường hợp 4
(*) Trường hợp này có thể dùng AND(a<01/01/215, b<01/01/2015). Tuy nhiên vì b trước 2015 thì chắc chắn
a trước 2015 nên không cần thêm điều điện a<01/01/2015.
(**) Trường hợp này có thể dùng AND(a<01/01/215, b>01/01/2015, b<31/12/2015) hoặc
AND (a<01/01/2015, year(b)=2015). Tuy nhiên, vì b trong năm 2015 thì chắc chắn a trước năm 2015 (do
Tổng thời gian trích khấu hao của TSCĐ >1 năm) nên không cần thêm điều kiện a<01/01/2015.
Còn rất nhiều cách khác. Đây chỉ là 1 số cách tham khảo.
PHỤ LỤC 05-
Xem hướng dẫn sử dụng hàm IF :
https://support.microsoft.com/vi-vn/office/if-ha%CC%80m-if-69aed7c9-4e8a-4755-a9bc-
aa8bbff73be2
Xem hướng dẫn sử dụng các công thức và hàm excel thông dụng khác:
https://support.microsoft.com/vi-vn/office/c%c3%b4ng-th%e1%bb%a9c-v%c3%a0-h%c3%a0m-
294d9486-b332-48ed-b489-abe7d0f9eda9?ui=vi-VN&rs=vi-VN&ad=VN

You might also like