You are on page 1of 16

Tây Tiến (Quang Dũng)

1. Giới thiệu ngắn gọn về nhà thơ Quang Dũng. (vị trí, phong cách) (Viết một đoạn
văn)
2. Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ Tây Tiến. (vị trí, xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, nội dung
bao trùm…) (Viết một đoạn văn)
3. Tên ban đầu của bài thơ là Nhớ Tây Tiến, nhưng sau đó, khi in lại, tác giả đổi tên
bài thơ là Tây Tiến. Thử lí giải vì sao có sự thay đổi như vậy. (Trình bày ngắn gọn)
4. Theo văn bản, bài thơ có bốn đoạn. Nêu ý chính của mỗi đoạn và chỉ ra mạch liên
kết giữa các đoạn. (Trình bày ngắn gọn)
5. Phân tích đoạn thơ thứ nhất: (Trình bày thành nhiều đoạn, có đánh dấu ở đầu đoạn
*, - , + ... để phân biệt ý lớn, ý nhỏ; yêu cầu viết tối thiểu 3 trang)
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
6. Phân tích đoạn thơ thứ hai: (Trình bày thành nhiều đoạn, có đánh dấu ở đầu đoạn *,
- , + ... để phân biệt ý lớn, ý nhỏ; yêu cầu viết tối thiểu 2 trang)
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
7. Phân tích đoạn thơ thứ ba: (Trình bày thành nhiều đoạn, có đánh dấu ở đầu đoạn *,
- , + ... để phân biệt ý lớn, ý nhỏ; yêu cầu viết tối thiểu 3 trang)
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
8. Khái quát chung về nội dung và nêu những nét đặc sắc nổi bật về nghệ thuật của bài
thơ. (Trình bày hai phần nội dung và nghệ thuật rõ ràng, ngắn gọn, không quá 1 trang)
9. Phân tích cảm hứng lãng mạn trong bài thơ. (Lập dàn ý chi tiết)
10. Phân tích tinh thần bi tráng trong bài thơ. (Lập dàn ý chi tiết)
11. Phân tích bức tranh thiên nhiên Tây Bắc trong bài thơ. (Lập dàn ý sơ lược)
12. Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến. (Lập dàn ý chi tiết)
13. Phân tích vẻ đẹp của hình tượng người lính trong đoạn thơ sau:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc … Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
(Đề thi tốt nghiệp 2005) (Lập dàn ý sơ lược)
14. Cảm nhận của anh, chị về cảnh thiên nhiên Tây Bắc qua đoạn thơ sau trong bài
thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
“Sông Mã xa rồi … Pha Luông mưa xa khơi.”
(Đề thi tốt nghiệp 2007 lần 1 hệ phân ban) (Lập dàn ý sơ lược)
15. Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh người lính qua đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến
của Quang Dũng:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc … Sông Mã gầm lên khúc độc hành.”
(Đề thi tốt nghiệp 2008 lần 2 hệ phân ban) (Lập dàn ý sơ lược)
16. Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! … Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
(Đề thi tốt nghiệp 2011) (Lập dàn ý sơ lược)
17. Về hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, có ý kiến cho
rằng: người lính ở đây có dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước. Ý kiến khác thì nhấn
mạnh: hình tượng người lính mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời kháng chiến
chống Pháp.
Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.
(Đề thi tuyển sinh đại học 2013 khối C) (Lập dàn ý sơ lược)
Việt Bắc (Tố Hữu)
1. Giới thiệu ngắn gọn về nhà thơ Tố Hữu. (vị trí, phong cách) (Viết một đoạn văn)
2. Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ Việt Bắc. (vị trí, xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, nội dung
bao trùm…) (Viết một đoạn văn)
3. Hãy xác định trình tự thể hiện mạch cảm xúc của tác giả trong đoạn trích. (Trình
bày ngắn gọn)
4. Phân tích đoạn thơ thứ nhất: (Trình bày thành nhiều đoạn, có đánh dấu ở đầu đoạn
*, - , + ... để phân biệt ý lớn, ý nhỏ; yêu cầu viết tối thiểu 2 trang)
“Mình về mình có nhớ ta

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”
5. Phân tích đoạn thơ thứ hai: (Trình bày thành nhiều đoạn, có đánh dấu ở đầu đoạn *,
- , + ... để phân biệt ý lớn, ý nhỏ; yêu cầu viết tối thiểu 3 trang)
“Mình đi, có nhớ những ngày

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?”
6. Phân tích đoạn thơ thứ ba: (Trình bày thành nhiều đoạn, có đánh dấu ở đầu đoạn *,
- , + ... để phân biệt ý lớn, ý nhỏ; yêu cầu viết tối thiểu 3 trang)
“Ta với mình, mình với ta

Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”
7. Phân tích đoạn thơ thứ tư: (Trình bày thành nhiều đoạn, có đánh dấu ở đầu đoạn *, -
, + ... để phân biệt ý lớn, ý nhỏ; yêu cầu viết tối thiểu 3 trang)
Ta về, mình có nhớ ta

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.”
8. Phân tích đoạn thơ thứ năm: (Trình bày thành nhiều đoạn, có đánh dấu ở đầu đoạn
*, - , + ... để phân biệt ý lớn, ý nhỏ; yêu cầu viết tối thiểu 3 trang)
“Nhớ khi giặc đến giặc lùng

Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào.”
9. Hãy phân tích để làm sáng tỏ nhận định: Bài thơ Việt Bắc vừa là khúc tình ca vừa là
khúc hùng ca về cách mạng và kháng chiến. (Lập dàn ý chi tiết)
10. Khái quát chung về nội dung và nêu những nét đặc sắc nổi bật về nghệ thuật của
đoạn trích bài thơ Việt Bắc. (Trình bày hai phần nội dung và nghệ thuật rõ ràng, ngắn
gọn, không quá 1 trang)
11. Phân tích tính dân tộc trong nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. (Tính dân tộc
thể hiện ở bức tranh đời sống và nội dung tình cảm; ở các hình thức nghệ thuật nổi bật
như thể thơ, lối kết cấu, hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu …) (Lập dàn ý chi tiết)
12. Sự thể hiện của phong cách thơ Tố Hữu trong đoạn trích. (Lập dàn ý sơ lược)
13. Anh hoặc chị hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu:
“Những đường Việt Bắc của ta … Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.”
(Đề thi tốt nghiệp 2004) (Lập dàn ý sơ lược)
14. Anh hoặc chị hãy phát biểu cảm nhận của mình về cảnh sắc thiên nhiên và con
người Việt Bắc qua đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu:
“Ta về, mình có nhớ ta … Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung…”
(Đề thi tốt nghiệp 2006 hệ phân ban) (Lập dàn ý sơ lược)
15. Phân tích cái hay, cái đẹp trong đoạn thơ sau:
“Mình đi, có nhớ những ngày … đậm đà lòng son”
(Đề thi tốt nghiệp 2007 lần 1) (Lập dàn ý sơ lược)
16. Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:
“Ta đi ta nhớ những ngày … đều đều suối xa…”
(Đề thi tốt nghiệp 2007 lần 2 hệ phân ban) (Lập dàn ý sơ lược)
17. Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:
“Ta về, mình có nhớ ta … Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.”
(Đề thi tốt nghiệp 2008 lần 2) (Lập dàn ý sơ lược)
18. Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu:
“Ta đi ta nhớ những ngày … Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”
(Đề thi tốt nghiệp 2012) (Lập dàn ý sơ lược)
19. Phân tích khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong kháng chiến được nhà thơ Tố
Hữu thể hiện qua đoạn trích sau:
“Nhớ khi giặc đến giặc lùng … đèo De, núi Hồng.”
(Đề thi tốt nghiệp 2020 đợt 2) (Lập dàn ý sơ lược)
Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm)
1. Giới thiệu ngắn gọn về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. (vị trí, phong cách) (Viết một
đoạn văn)
2. Giới thiệu ngắn gọn về đoạn trích Đất Nước. (vị trí, xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, nội
dung bao trùm…) (Viết một đoạn văn)
3. Đặc điểm của thể loại trường ca và cách đọc hiểu văn bản thuộc thể loại trường ca?
(Trình bày ngắn gọn)
4. Đoạn trích thể hiện sự cảm nhận và lí giải của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước.
Hãy xác định trình tự triển khai mạch cảm xúc và suy nghĩ của tác giả. (Trình bày ngắn
gọn)
5. Phân tích tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” thể hiện trong đoạn trích Đất Nước.
(Lập dàn ý chi tiết)
6. Phân tích đoạn thơ thứ nhất: (Trình bày thành nhiều đoạn, có đánh dấu ở đầu đoạn
*, - , + ... để phân biệt ý lớn, ý nhỏ; yêu cầu viết tối thiểu 3 trang)
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có từ ngày đó…”
7. Phân tích đoạn thơ thứ hai: (Trình bày thành nhiều đoạn, có đánh dấu ở đầu đoạn *,
- , + ... để phân biệt ý lớn, ý nhỏ; yêu cầu viết tối thiểu 3 trang)
“Đất là nơi anh đến trường

Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.”
8. Phân tích đoạn thơ thứ ba: (Trình bày thành nhiều đoạn, có đánh dấu ở đầu đoạn *,
- , + ... để phân biệt ý lớn, ý nhỏ; yêu cầu viết tối thiểu 2 trang)
“Trong anh và em hôm nay

Làm nên Đất Nước muôn đời…”
9. Phân tích đoạn thơ thứ tư: (Trình bày thành nhiều đoạn, có đánh dấu ở đầu đoạn *, -
, + ... để phân biệt ý lớn, ý nhỏ; yêu cầu viết tối thiểu 3 trang)
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…”
10. Phân tích đoạn thơ thứ năm: (Trình bày thành nhiều đoạn, có đánh dấu ở đầu đoạn
*, - , + ... để phân biệt ý lớn, ý nhỏ; yêu cầu viết tối thiểu 3 trang)
“Em ơi em

Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi.”
11. Khái quát chung về nội dung và nêu những nét đặc sắc nổi bật về nghệ thuật của
đoạn trích Đất Nước. (Trình bày hai phần nội dung và nghệ thuật rõ ràng, ngắn gọn,
không quá 1 trang)
12. Anh, chị hãy phân tích đoạn thơ sau:
“Khi ta lớn lên … Đất Nước có từ ngày đó…”
(Đề thi tốt nghiệp 2007 lần 2) (Lập dàn ý sơ lược)
13. Trong Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng), Nguyễn Khoa Điềm viết:
“Đất là nơi anh đến trường … Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng”
Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ trên để làm rõ nét mới lạ, sâu sắc trong cách cảm nhận
của nhà thơ về đất nước.
(Đề thi tuyển sinh cao đẳng 2010) (Lập dàn ý sơ lược)
14. “Những người vợ nhớ chồng … đã hóa núi sông ta…”
Phân tích đoạn thơ trên để làm rõ những cảm nhận riêng, độc đáo về đất nước của
Nguyễn Khoa Điềm.
(Đề thi tuyển sinh đại học 2011 khối C) (Lập dàn ý sơ lược)
15. Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong Đất Nước (trích trường ca Mặt đường
khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm:
“Nhưng em biết không … Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân”
(Đề thi tuyển sinh cao đẳng 2012) (Lập dàn ý sơ lược)
16. Phân tích đoạn thơ sau trong Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của
Nguyễn Khoa Điềm:
“Đất là nơi anh đến trường … Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng”
(Đề thi tốt nghiệp 2013) (Lập dàn ý sơ lược)
17. “Đất là nơi anh đến trường … cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.”
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, bình luận quan niệm về đất nước của
Nguyễn Khoa Điềm.
(Đề thi THPTQG 2017) (Lập dàn ý sơ lược)
18. Phân tích tư tưởng Đất Nước của Nhân dân được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm thể
hiện trong đoạn trích sau:
“Em ơi em … Đất Nước của ca dao thần thoại”
(Đề thi tốt nghiệp 2020 đợt 1) (Lập dàn ý sơ lược)
Sóng (Xuân Quỳnh)
1. Giới thiệu ngắn gọn về nhà thơ Xuân Quỳnh. (vị trí, phong cách) (Viết một đoạn
văn)
2. Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ Sóng. (vị trí, xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, nội dung bao
trùm…) (Viết một đoạn văn)
3. Anh/Chị có nhận xét gì về âm điệu, nhịp điệu của bài thơ? Âm điệu, nhịp điệu đó
được tạo nên bởi những yếu tố nào? (Trình bày ngắn gọn)
4. Phân tích đoạn thơ thứ nhất: Khổ 1 + 2 (Trình bày thành nhiều đoạn, có đánh dấu ở
đầu đoạn *, - , + ... để phân biệt ý lớn, ý nhỏ; yêu cầu viết tối thiểu 3 trang)
“Dữ dội và dịu êm

Bồi hồi trong ngực trẻ”
5. Phân tích đoạn thơ thứ hai: Khổ 3 + 4 (Trình bày thành nhiều đoạn, có đánh dấu ở
đầu đoạn *, - , + ... để phân biệt ý lớn, ý nhỏ; yêu cầu viết tối thiểu 3 trang)
“Trước muôn trùng sóng bể

Khi nào ta yêu nhau”
6. Phân tích đoạn thơ thứ ba: Khổ 5 (Trình bày thành nhiều đoạn, có đánh dấu ở đầu
đoạn *, - , + ... để phân biệt ý lớn, ý nhỏ; yêu cầu viết tối thiểu 3 trang)
“Con sóng dưới lòng sâu

Cả trong mơ còn thức”
7. Phân tích đoạn thơ thứ tư: Khổ 6 + 7 (Trình bày thành nhiều đoạn, có đánh dấu ở
đầu đoạn *, - , + ... để phân biệt ý lớn, ý nhỏ; yêu cầu viết tối thiểu 3 trang)
“Dẫu xuôi về phương bắc

Dù muôn vời cách trở”
8. Phân tích đoạn thơ thứ năm: Khổ 8 + 9 (Trình bày thành nhiều đoạn, có đánh dấu ở
đầu đoạn *, - , + ... để phân biệt ý lớn, ý nhỏ; yêu cầu viết tối thiểu 3 trang)
“Cuộc đời tuy dài thế

Để ngàn năm còn vỗ.”
9. Khái quát chung về nội dung và nêu những nét đặc sắc nổi bật về nghệ thuật của bài
thơ. (Trình bày hai phần nội dung và nghệ thuật rõ ràng, ngắn gọn, không quá 1 trang)
10. Phân tích hình tượng sóng. (Lập dàn ý chi tiết)
11. Vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ thể hiện qua bài thơ Sóng. (Lập dàn ý chi tiết)
12. Bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài Sóng của Xuân Quỳnh:
“Con sóng dưới lòng sâu … Hướng về anh - một phương.”
(Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng 2002 khối C) (Lập dàn ý sơ lược)
13. Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. Anh (chị) cảm
nhận được gì về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng này?
(Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng 2006 khối D) (Lập dàn ý sơ lược)
14. Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài Sóng của Xuân Quỳnh:
“Con sóng dưới lòng sâu … Hướng về anh - một phương.”
(Đề thi tốt nghiệp 2008 lần 1 hệ phân ban) (Lập dàn ý sơ lược)
15. Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài Sóng của Xuân Quỳnh:
“Ở ngoài kia đại dương … Để ngàn năm còn vỗ.”
(Đề thi tốt nghiệp 2008 lần 2 hệ phân ban) (Lập dàn ý sơ lược)
16. Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong bài thơ Sóng của
Xuân Quỳnh.
(Đề thi tuyển sinh cao đẳng 2009) (Lập dàn ý sơ lược)
17. Phân tích đoạn thơ sau trong bài Sóng của Xuân Quỳnh:
“Dữ dội và dịu êm … Bồi hồi trong ngực trẻ”
(Đề thi tốt nghiệp 2010) (Lập dàn ý sơ lược)
18. Cảm nhận của anh/chị về tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.
(Đề thi tuyển sinh cao đẳng 2013) (Lập dàn ý sơ lược)
19. Trong bài thơ Sóng, nhà thơ Xuân Quỳnh viết:
“Trước muôn trùng sóng bể … Cả trong mơ còn thức”
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét vẻ đẹp nữ tính trong thơ
Xuân Quỳnh.
(Đề thi tốt nghiệp 2021 đợt 1) (Lập dàn ý sơ lược)
Người lái đò Sông Đà (Nguyễn Tuân)
1. Giới thiệu ngắn gọn về nhà văn Nguyễn Tuân. (vị trí, phong cách) (Viết một đoạn
văn)
2. Giới thiệu ngắn gọn về bài tùy bút Người lái đò Sông Đà. (vị trí, xuất xứ, hoàn cảnh
ra đời, nội dung bao trùm…) (Viết một đoạn văn)
3. Đặc điểm của thể loại tùy bút và cách đọc hiểu văn bản thuộc thể loại tùy bút?
(Trình bày ngắn gọn)
4. Phân tích hình tượng Sông Đà. (Trình bày thành nhiều đoạn, có đánh dấu ở đầu
đoạn *, - , + ... để phân biệt ý lớn, ý nhỏ; yêu cầu viết tối thiểu 5 trang)
5. Phân tích hình tượng người lái đò Sông Đà. (Trình bày thành nhiều đoạn, có đánh
dấu ở đầu đoạn *, - , + ... để phân biệt ý lớn, ý nhỏ; yêu cầu viết tối thiểu 3 trang)
6. Phân tích hình tượng cái tôi tác giả. (Trình bày thành nhiều đoạn, có đánh dấu ở đầu
đoạn *, - , + ... để phân biệt ý lớn, ý nhỏ; yêu cầu viết tối thiểu 3 trang)
7. Khái quát chung về nội dung và nêu những nét đặc sắc nổi bật về nghệ thuật của bài
tùy bút. (Trình bày hai phần nội dung và nghệ thuật rõ ràng, ngắn gọn, không quá 1
trang)
8. Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân thể hiện qua bài tùy bút? (Lập dàn ý chi tiết)
9. Phân tích hình tượng ông lái đò ở tác phẩm Người lái đò Sông Đà để làm rõ những
nét độc đáo trong cách miêu tả nhân vật của Nguyễn Tuân.
(Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng 2003 khối C) (Lập dàn ý sơ lược)
10. Phân tích vẻ đẹp người lái đò trong tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn
Tuân.
(Đề thi tốt nghiệp 2007 lần 1) (Lập dàn ý sơ lược)
11. Phân tích vẻ đẹp trữ tình của Sông Đà trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà của
Nguyễn Tuân.
(Đề thi tốt nghiệp 2008 lần 2 hệ phân ban) (Lập dàn ý sơ lược)
12. Phân tích hình tượng Sông Đà trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà của nhà văn
Nguyễn Tuân.
(Đề thi tốt nghiệp 2012) (Lập dàn ý sơ lược)
Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường)
1. Giới thiệu ngắn gọn về nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. (vị trí, phong cách) (Viết
một đoạn văn)
2. Giới thiệu ngắn gọn về bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? (vị trí, xuất xứ, hoàn
cảnh ra đời, nội dung bao trùm…) (Viết một đoạn văn)
3. Đặc điểm của thể loại bút kí và cách đọc hiểu văn bản thuộc thể loại bút kí? (Trình
bày ngắn gọn)
4. Phân tích hình tượng sông Hương. (Trình bày thành nhiều đoạn, có đánh dấu ở đầu
đoạn *, - , + ... để phân biệt ý lớn, ý nhỏ; yêu cầu viết tối thiểu 5 trang)
5. Phân tích hình tượng cái tôi tác giả. (Trình bày thành nhiều đoạn, có đánh dấu ở đầu
đoạn *, - , + ... để phân biệt ý lớn, ý nhỏ; yêu cầu viết tối thiểu 2 trang)
6. Khái quát chung về nội dung và nêu những nét đặc sắc nổi bật về nghệ thuật của bài
bút kí. (Trình bày hai phần nội dung và nghệ thuật rõ ràng, ngắn gọn, không quá 1 trang)
7. Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của dòng sông Hương (đoạn từ thượng nguồn đến
thành phố Huế) qua tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
(Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng 2007 khối C) (Lập dàn ý sơ lược)
8. Phân tích vẻ đẹp của hình tượng sông Hương trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng
sông? của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.
(Đề thi tốt nghiệp 2009) (Lập dàn ý sơ lược)
9. Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn văn sau:
“Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài … mỗi độ thu về” (Người lái đò Sông Đà - Nguyễn
Tuân)
“Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang … như người Huế thường miêu
tả” (Ai đã đặt tên cho dòng sông? - Hoàng Phủ Ngọc Tường)
(Đề thi tuyển sinh đại học 2010 khối C) (Lập dàn ý sơ lược)
10. Về hình tượng sông Hương trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng
Phủ Ngọc Tường, có ý kiến cho rằng: Vẻ đẹp nổi bật của sông Hương là cảnh sắc thiên
nhiên thơ mộng, tình tứ. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: Vẻ đẹp bề sâu của sông Hương là
những trầm tích văn hóa, lịch sử.
Bằng cảm nhận về hình tượng sông Hương, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên.
(Đề thi tuyển sinh đại học 2014 khối C) (Lập dàn ý sơ lược)
11. “Trong những dòng sông đẹp ở các nước … dưới chân núi Kim Phụng.”
Cảm nhận của anh/chị về hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận
xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.
(Đề thi THPTQG 2019) (Lập dàn ý sơ lược)
Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)
1. Giới thiệu ngắn gọn về nhà văn Tô Hoài. (vị trí, phong cách) (Viết một đoạn văn)
2. Giới thiệu ngắn gọn về truyện ngắn Vợ chồng A Phủ. (vị trí, xuất xứ, hoàn cảnh ra
đời, nội dung bao trùm…) (Viết một đoạn văn)
3. Tóm tắt tác phẩm. (Viết một đoạn văn, tối thiểu 1 trang)
4. Phân tích nhân vật Mị. (Trình bày thành nhiều đoạn, có đánh dấu ở đầu đoạn *, - , +
... để phân biệt ý lớn, ý nhỏ; yêu cầu viết tối thiểu 6 trang)
5. Phân tích nhân vật A Phủ (Trình bày thành nhiều đoạn, có đánh dấu ở đầu đoạn *, -
, + ... để phân biệt ý lớn, ý nhỏ; yêu cầu viết tối thiểu 2 trang)
6. Khái quát chung về nội dung và nêu những nét đặc sắc nổi bật về nghệ thuật của tác
phẩm. (Trình bày hai phần nội dung và nghệ thuật rõ ràng, ngắn gọn, không quá 1 trang)
7. Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm. (Lập dàn ý chi tiết)
8. Anh, chị hãy phân tích giá trị nhân đạo sâu sắc của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ.
(Đề thi tốt nghiệp 2005) (Lập dàn ý sơ lược)
9. Trong bài Cảm nghĩ về truyện “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài viết:
“Nhưng điều kỳ diệu là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của tội ác cũng không
giết được sức sống con người. Lay lắt đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm
tàng, mãnh liệt.”
Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (đoạn trích được học) của
Tô Hoài để làm sáng tỏ nhận xét trên.
(Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng 2006 khối C) (Lập dàn ý sơ lược)
10. Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm cứu A Phủ.
(Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng 2008 khối D) (Lập dàn ý sơ lược)
11. Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài.
(Đề thi tốt nghiệp 2009) (Lập dàn ý sơ lược)
12. Phân tích diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật Mị qua cảnh đêm mùa xuân
Mị muốn đi chơi và bị trói trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài.
(Đề thi tốt nghiệp 2013) (Lập dàn ý sơ lược)
Vợ nhặt (Kim Lân)
1. Giới thiệu ngắn gọn về nhà văn Kim Lân. (vị trí, phong cách) (Viết một đoạn văn)
2. Giới thiệu ngắn gọn về truyện ngắn Vợ nhặt (vị trí, xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, nội
dung bao trùm…) (Viết một đoạn văn)
3. Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm. (Trình bày ngắn gọn)
4. Tóm tắt tác phẩm. (Viết một đoạn văn, tối thiểu 1 trang)
5. Phân tích tình huống truyện. (Trình bày thành nhiều đoạn, có đánh dấu ở đầu đoạn
*, - , + ... để phân biệt ý lớn, ý nhỏ; yêu cầu viết tối thiểu 3 trang)
6. Phân tích nhân vật Tràng. (Trình bày thành nhiều đoạn, có đánh dấu ở đầu đoạn *, -
, + ... để phân biệt ý lớn, ý nhỏ; yêu cầu viết tối thiểu 3 trang)
7. Phân tích nhân vật người vợ nhặt. (Trình bày thành nhiều đoạn, có đánh dấu ở đầu
đoạn *, - , + ... để phân biệt ý lớn, ý nhỏ; yêu cầu viết tối thiểu 3 trang)
8. Phân tích nhân vật bà cụ Tứ. (Trình bày thành nhiều đoạn, có đánh dấu ở đầu đoạn
*, - , + ... để phân biệt ý lớn, ý nhỏ; yêu cầu viết tối thiểu 3 trang)
9. Khái quát chung về nội dung và nêu những nét đặc sắc nổi bật về nghệ thuật của tác
phẩm. (Trình bày hai phần nội dung và nghệ thuật rõ ràng, ngắn gọn, không quá 1 trang)
10. Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm. (Lập dàn ý chi tiết)
11. Anh, chị hãy phân tích giá trị nhân đạo sâu sắc của truyện ngắn Vợ nhặt (Kim
Lân).
(Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng 2002 khối C) (Lập dàn ý sơ lược)
12. Phân tích vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống ở các nhân vật:
Tràng, người vợ nhặt, bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân).
(Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng 2005 khối D) (Lập dàn ý sơ lược)
13. Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim
Lân.
(Đề thi tốt nghiệp 2008 lần 1) (Lập dàn ý sơ lược)
14. Anh/chị hãy phân tích tâm trạng nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của
Kim Lân.
(Đề thi tốt nghiệp 2008 lần 1 hệ phân ban) (Lập dàn ý sơ lược)
15. Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.
(Đề thi tốt nghiệp 2008 lần 2 hệ phân ban) (Lập dàn ý sơ lược)
16. Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.
(Đề thi tốt nghiệp 2011) (Lập dàn ý sơ lược)
17. Có ý kiến cho rằng: Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã xây dựng
được một tình huống bất thường để nói lên khát vọng bình thường mà chính đáng của
con người.
Từ việc phân tích tình huống truyện của tác phẩm Vợ nhặt, anh/chị hãy bình luận ý
kiến trên.
(Đề thi THPTQG 2016) (Lập dàn ý sơ lược)
Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
1. Giới thiệu ngắn gọn về nhà văn Nguyễn Minh Châu. (vị trí, phong cách) (Viết một
đoạn văn)
2. Giới thiệu ngắn gọn về truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa. (vị trí, xuất xứ, hoàn
cảnh ra đời, nội dung bao trùm…) (Viết một đoạn văn)
3. Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm. (Trình bày ngắn gọn)
4. Tóm tắt tác phẩm. (Viết một đoạn văn, tối thiểu 1 trang)
5. Đặc điểm của thể loại truyện ngắn luận đề và cách đọc hiểu văn bản thuộc thể loại
truyện ngắn luận đề? (Trình bày ngắn gọn)
6. Phân tích tình huống truyện. (Trình bày thành nhiều đoạn, có đánh dấu ở đầu đoạn
*, - , + ... để phân biệt ý lớn, ý nhỏ; yêu cầu viết tối thiểu 4 trang)
7. Phân tích nhân vật Phùng. (Trình bày thành nhiều đoạn, có đánh dấu ở đầu đoạn *, -
, + ... để phân biệt ý lớn, ý nhỏ; yêu cầu viết tối thiểu 3 trang)
8. Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài. (Trình bày thành nhiều đoạn, có đánh
dấu ở đầu đoạn *, - , + ... để phân biệt ý lớn, ý nhỏ; yêu cầu viết tối thiểu 3 trang)
9. Khái quát chung về nội dung và nêu những nét đặc sắc nổi bật về nghệ thuật của tác
phẩm. (Trình bày hai phần nội dung và nghệ thuật rõ ràng, ngắn gọn, không quá 1 trang)
10. Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã xây dựng được
một tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. Anh (chị) hãy làm
rõ điều đó.
(Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng 2006 khối C) (Lập dàn ý sơ lược)
11. Anh hoặc chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về nhân vật người đàn bà trong
truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
(Đề thi tốt nghiệp 2006 hệ phân ban) (Lập dàn ý sơ lược)
12. Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt (Vợ
nhặt - Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn
Minh Châu).
(Đề thi tuyển sinh đại học 2009 khối C) (Lập dàn ý sơ lược)
13. Phân tích tình huống truyện trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn
Minh Châu.
(Đề thi tuyển sinh đại học 2009 khối D) (Lập dàn ý sơ lược)
14. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” đã thể hiện cái nhìn thấu hiểu và trĩu nặng
tình thương của nhà văn Nguyễn Minh Châu đối với con người.
Anh/chị hãy phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc
thuyền ngoài xa để làm sáng tỏ nhận định trên.
(Đề thi tuyển sinh cao đẳng 2012) (Lập dàn ý sơ lược)
15. Về nhân vật Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh
Châu, có ý kiến cho rằng: nét nổi bật ở người nghệ sĩ này là một tâm hồn nhạy cảm và
say mê cái đẹp thơ mộng của cảnh vật. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: vẻ đẹp sâu xa của
nghệ sĩ Phùng chính là một tấm lòng đầy trăn trở, lo âu về thân phận con người.
Từ cảm nhận của mình về nhân vật Phùng, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.
(Đề thi tuyển sinh đại học 2013 khối D) (Lập dàn ý sơ lược)
16. “Người đàn bà bỗng chép miệng … nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no”
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích trên. Từ
đó, bình luận ngắn gọn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người của nhà văn Nguyễn
Minh Châu trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa.
(Đề thi THPTQG 2015) (Lập dàn ý sơ lược)
17. Phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo
lực ở gia đình hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu). Từ đó, anh/chị
hãy liên hệ với sự đối lập giữa cảnh phố huyện lúc đêm khuya và hình ảnh ðoàn tàu (Hai
đứa trẻ - Thạch Lam) để nhận xét về cách nhìn hiện thực của hai tác giả.
(Đề thi THPTQG 2018) (Lập dàn ý sơ lược)
Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ)
1. Giới thiệu ngắn gọn về nhà viết kịch Lưu Quang Vũ. (vị trí, phong cách) (Viết một
đoạn văn)
2. Giới thiệu ngắn gọn về vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt. (vị trí, xuất xứ, hoàn
cảnh ra đời, nội dung bao trùm…) (Viết một đoạn văn)
3. Tìm đọc và tóm tắt toàn bộ vở kịch. (Viết một đoạn văn, tối thiểu 1 trang)
4. Những điểm khác nhau trong cốt truyện giữa vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt
và truyện cổ tích dân gian cùng tên. (Trình bày ngắn gọn, tối thiểu 1 trang)
5. Đặc điểm của thể loại kịch và cách đọc hiểu văn bản thuộc thể loại kịch? (Trình bày
ngắn gọn)
6. Phân tích cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và xác hàng thịt. (Trình bày thành
nhiều đoạn, có đánh dấu ở đầu đoạn *, - , + ... để phân biệt ý lớn, ý nhỏ; yêu cầu viết tối
thiểu 3 trang)
7. Phân tích cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và những người thân trong gia đình.
(Trình bày thành nhiều đoạn, có đánh dấu ở đầu đoạn *, - , + ... để phân biệt ý lớn, ý nhỏ;
yêu cầu viết tối thiểu 3 trang)
8. Phân tích cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích. (Trình bày thành nhiều
đoạn, có đánh dấu ở đầu đoạn *, - , + ... để phân biệt ý lớn, ý nhỏ; yêu cầu viết tối thiểu 3
trang)
9. Khái quát chung về nội dung và nêu những nét đặc sắc nổi bật về nghệ thuật của
đoạn trích. (Trình bày hai phần nội dung và nghệ thuật rõ ràng, ngắn gọn, không quá 1
trang)
10. Phân tích bi kịch của nhân vật Trương Ba. (Lập dàn ý chi tiết)
11. Cảm nhận của anh/chị về cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và xác hàng thịt
trong cảnh VII vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ.
(Đề thi tốt nghiệp 2007 lần 2 hệ phân ban) (Lập dàn ý sơ lược)
12. Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ có đoạn:
“Hồn Trương Ba: Ông Đế Thích ạ, tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt ...

Hồn Trương Ba: Sống nhờ vào đồ đạc … nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần
biết!”
Phân tích khát vọng của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích trên. Từ đó, trình
bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề: con người cần được sống là chính mình.
(Đề thi tốt nghiệp 2014) (Lập dàn ý sơ lược)

You might also like