You are on page 1of 12

ĐỀ THI MẪU VÀ ĐÁP ÁN

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Hồ Chí Minh được sinh ra trong bối cảnh quốc tế có nét tiêu biểu gì
sau đây?
a. CNTB chuyển sang giai đoạn độc quyền ĐQCN
b. Các nước TBCN đang ở thời kỳ tự do cạnh tranh.
c. Cách mạng giải phóng phát triển mạnh mẽ trên thế giới.
d. Cách mạng xã hội chủ nghĩa thành công.

Câu 2: Trong quá trình hình thành hệ tư tưởng của mình, Hồ Chí Minh đã
tiếp thu: “... tinh thần bình đẳng, dân chủ, chống phân biệt đẳng cấp,
chống lười biếng “nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực...” là từ giá trị tích
cực của yếu tố nào sao đây?
a. Phật giáo
b. Thiên chúa giáo.
c. Nho giáo.
d. Tư tưởng Tam dân của Tôn Trung Sơn

Câu 3: Giai đoạn nào Hồ Chí Minh vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững
quan điểm, nêu cao con đường đã xác định cho cách mạng Việt Nam?
a. Từ 1930-1945
b. Từ 1921-1930
c. Từ 1911-1920
d. Từ 1945-1969

Câu 4: Giai đoạn nào hình thành cơ bản tư tưởng về con đường cách mạng
Việt Nam của Hồ Chí Minh?
a. Từ 1920-1930
b. Từ 1911-1920
c. Từ 1930-1945
d. Từ 1945-1969

Câu 5: Hồ Chí Minh quan niệm về Chủ nghĩa dân tộc như thế nào?
a. Là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc
b. Là sự cần cù sáng tạo trong chiến đấu, lao động
c. Là chủ nghĩa yêu nước và ý thức làm chủ
d. Là sự gắn bó giữa các thành viên trong dân tộc

Câu 6: Vì sao Hồ Chí Minh lại chủ trương đưa cách mạng giải phóng dân
tộc đi theo con đường cách mạng vô sản?
a. Cuộc cách mạng này nhằm giải phóng dân tộc một cách triệt để
b. Vì con đường này mới giải phóng được dân tộc, xóa bỏ được Phong kiến
c. Vì con đường này mới giải phóng các giai cấp lao động khỏi chế độ Phong
kiến
d. Vì con đường này mới giải phóng được giai cấp công nhân

Câu 7: Theo quan niệm của Hồ Chí Minh, nhân tố có vai trò quan trọng
nhất đảm bảo cho cách mạng giải phóng dân tộc thắng lợi là gì?
a. Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản
b. Sự hoạt động tích cực của các tổ chức, đoàn thể xã hội
c. Sự ủng hộ của cách mạng thế giới
d. Sự liên minh chặt chẽ giữa công nhân với nông dân

Câu 8: Phương châm chiến lược trong cách mạng giải phóng dân tộc theo
quan điểm của Hồ Chí Minh là gì?
a. Đánh lâu dài.
b. Đánh nhanh thắng lớn
c. Đánh nhanh và dồn dập
d. Đánh nhanh ở rừng núi và nông thôn

Câu 9: Cơ sở thực tiễn nào sau đây là nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh về
chủ nghĩa xã hội?
a. Kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước xã hội chủ
nghĩa.
b. Chủ nghĩa yêu nước, tinh thần cộng đồng cao của dân tộc Việt Nam.
c. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa sơ khai phương Đông.
d. Học thuyết Mác-Lênin về chủ nghĩa xã hội

Câu 10: Hồ Chí Minh nói: “Dân giàu nước mạnh, không ngừng cải thiện và
nâng cao đời sống của nhân dân” là chỉ cho ta biết điều gì sau đây?
a. Quan điểm của Hồ Chí Minh về mục tiêu tổng quát của chủ nghĩa xã hội
b. Quan điểm của Hồ Chí Minh về mục tiêu cụ thể của chủ nghĩa xã hội.
c. Quan điểm của Hồ Chí Minh về động lực phát triển của chủ nghĩa xã hội.
d. Cả a, b, c đều đúng.

Câu 11: Hồ Chí Minh xác định phương châm thực hiện bước đi trong xây
dựng chủ nghĩa xã hội:
a. Dần dần, thận trọng từng bước một, từ thấp đến cao, không chủ quan, nôn
nóng
b. Dần dần, thận trọng từng bước một
c. Không chủ quan, nôn nóng
d. Không duy ý chí

Câu 12: Khi bàn về nội dung xây dựng chủ nghĩa trên lĩnh vực kinh tế, nét
độc đáo của tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế là gì?
a. Coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu
b. Coi công nghiệp là mặt trận hàng đầu.
c. Coi thương nghiệp là mặt trận hàng đầu.
d. Coi tiểu thủ công nghiệp là mặt trận hàng đầu.

Câu 13: Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Đảng Cộng sản được
hình thành từ sự kết hợp giữa các yếu tố nào?
a. Chủ nghĩa Mác – Lênin + phong trào công nhân
b. Chủ nghĩa Mác + phong trào công nhân
c. Chủ nghĩa Mác – Lênin + phong trào yêu nước
d. Chủ nghĩa Mác – Lênin + phong trào công nhân + phong trào yêu nước.

Câu 14: Khi đề cập đến quy luật hình thành Đảng Cộng sản Việt nam, bên
cạnh hai yếu tố là Chủ nghĩa Mác-Lênin và phong trào công nhân, Hồ Chí
Minh còn nhắc tới yếu tố nào?
a. Phong trào yêu nước Việt Nam
b. Phong trào giải phóng các dân tộc thuộc địa
c. Phong trào vì hòa bình thế giới
d. Phong trào công nhân quốc tế

Câu 15: Trong điều kiện ngày nay, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây
dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, trước hết cần phải làm gì?
a. Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
b. Chỉnh đốn, đổi mới Đảng
c. Xây dựng Đảng kiểu mới
d. Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng

Câu 16: Theo quan niệm của Hồ Chí Minh, nguyên tắc lãnh đạo của Đảng
kiểu mới là gì?
a. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách
b. Tập trung dân chủ
c. Kỷ luật nghiêm minh và tự giác
d. Tự phê bình và phê bình

Câu 17: Theo Hồ Chí Minh, nguyên tắc nào khi thực hiện đòi hỏi sự thẳng
thắn, trung thực, không nể nang mới có hiệu quả trong việc xây dựng Đảng
kiểu mới?
a. Tự phê bình và phê bình
b. Tập trung dân chủ
c. Tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách
d. Kỷ luật nghiêm minh và tự giác
Câu 18: “Đoàn kết dân tộc vừa là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của đảng
của dân tộc” là quan điểm của Hồ Chí Minh chỉ rõ cho ta điều gì sau đây:
a. Vai trò của đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng.
b. Sức mạnh của đoàn kết dân tộc thông qua các tổ chức
c. Lực lượng đoàn kết dân tộc
d. Nguyên tắc đoàn kết dân tộc

Câu 21: “Mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng trên nền tảng
khối liên minh công-nông-trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng ” là quan
điểm của Hồ Chí Minh về điều gì sau đây:
a. Nguyên tắc cơ bản về việc xây dựng và hoạt động của mặt trận dân tộc thống
nhất
b. Vai trò của đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng.
c. Sức mạnh của đoàn kết dân tộc thông qua các tổ chức.
d. Lực lượng đoàn kết dân tộc.

Câu 22: Điểm đặc sắc nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp
quyền là gì?
a. Kết hợp nhuần nhuyễn cả pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội
b. Coi trọng luật pháp quản lý xã hội
c. Đề cao đạo đức trong quản lý xã hội
d. Đảm bảo tính nghiêm minh và hiệu lực của pháp luật

Câu 23: “Thói quen rất khó đổi. Cái tốt mà lạ, người ta có thể cho là xấu.
Cái xấu mà quen, người ta cho là thường. Vì vậy phải nâng cao nhận thức,
phải phấn đấu kiên trì mới có thể xây dựng được những thói quen, phong
tục tập quán mới”. Điều này thể hiện quan điểm gì của Hồ Chí Minh về
văn hóa đời sống?
a. Nếp sống mới.
b. Lối sống mới.
c. Đạo đức mới.
d. Thực hành tiết kiệm

Câu 24: Theo quan niệm của Hồ Chí Minh, nội dung nào phản ánh chức
năng của nền văn hóa mới?
a. Nền văn hóa đó góp phần hướng con người đến chân, thiện, mỹ
b. Nền văn hóa phải là tiên tiến
c. Nền văn hóa phải là hiện đại
d. Nền văn hóa phải thuận với trào lưu tiến hóa của thời đại

Câu 25: Hồ Chí Minh căn dặn: “việc dễ mấy không nhân dân cũng chịu,
việc khó mấy có dân liệu cũng xong”. Điều này thể hiện quan điểm gì trong
tư tưởng Hồ Chí Minh?
a. Quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người
b. Quan niệm của Hồ Chí Minh vị trí của con người
c. Quan niệm của Hồ Chí Minh vai trò của đạo đức
d. Quan niệm của Hồ Chí Minh vị trí của đạo đức

PHẦN II: TỰ LUẬN


Câu 1: Nêu những chuẩn mực đạo đức cơ bản của con người Việt Nam
trong thời đại mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh? Chuẩn mực đạo đức nào có
ý nghĩa hàng đầu trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước từ xưa đến nay.
Giải thích? (2,5 đ)
Thấm nhuần tư tưởng của Chủ nghĩa Mác-Lênin “Con người là tổng hoà
của các mối quan hệ xã hội” tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, trong những
tư tưởng triết học về con người. Hồ Chí Minh xem đạo đức là gốc của nhân cách,
Người viết “Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn
thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”, “Mọi việc thành hay là bại, chủ chốt
là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay không”.

Trong những chuẩn mực đạo đức, trước hết, Hồ Chí Minh nêu những chuẩn
mực chung, có ý nghĩa cơ bản và có tính phổ cập đối với mọi người, mọi tầng lớp
như: "Trung với Đảng"; "trung với nước, hiếu với dân"; "cần, kiệm, liêm, chính";
"biết chiến thắng chủ nghĩa cá nhân ích kỷ", "biết đặt lợi ích dân tộc, tập thể lên
trên lợi ích cá nhân"; "khiêm tốn, thật thà, dũng cảm"; "đoàn kết, nhân ái"…
Người còn đề ra những chuẩn mực cụ thể đối với từng lớp người phù hợp với yêu
cầu, nhiệm vụ, trách nhiệm của lớp người đó.
Trung với nước, hiếu với dân:
Về phẩm chất đạo đức thì trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất đạo đức cơ
bản nhất, quan trọng nhất, bao trùm nhất.
Trung, hiếu là những khái nhiệm đã có trong tư tuởng đạo đức truyền thống Việt
Nam và phương Đông đã được Hồ Chí Minh sử dụng và đưa vào nội dung mới.
Trước kia trung là trung quân, là trung thành với vua; trung thành với vua cũng
có nghĩa là trung thành với nước vì vua với nước là một, vua là nước, nước là
nước của vua. Còn hiếu thì chỉ thu hẹp trong phạm vi gia đình, là con cái phải
hiếu thảo với cha mẹ.
Tư tưởng trung với nước, hiếu với dân của Hồ Chí Minh không những kế thừa
giá trị của chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc mà còn vượt qua những
hạn chế của truyền thống đó.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nội dung chủ yếu của Trung với nước là trung thành
với sự nghiệp giữ nước và dựng nước. Nước ở đây là nước của dân, còn dân lại
là chủ nhân đất nước. Khi Hồ Chí Minh đặt vấn đề “bao nhiêu quyền hạn đều của
dân”, “bao nhiêu lợi ích đều vì dân”, “bao nhiêu quyền hành và lực lượng đều ở
nơi dân”, Đảng và Chính phủ là “đày tớ nhân dân” chứ không phải “quan nhân
dân để đè đầu cưỡi cổ nhân dân”; thì quan niệm về nước và dân đã hoàn toàn đảo
lộn so với trước.
=> Ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước từ xưa đến
nay: Tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà...
đạo đức ngày nay cao rộng hơn: không phải chỉ có hiếu với bố mẹ, mà trung với
nước, hiếu với dân"; "Người kiên quyết cách mạng nhất lại là người đa tình, chí
hiếu nhất. Vì sao? Nếu không làm cách mạng thì chẳng những bố mẹ mình mà
hàng chục triệu bố mẹ người khác cũng bị đế quốc phong kiến giày vò.
Mình không những cứu bố mẹ mình mà còn cứu bố mẹ người khác, bố mẹ của cả
nước nữa...
Chữ tình, chữ hiếu, cũng phải hiểu một cách rộng và hiểu như thế mới là đúng".
Dù mục tiêu, nhiệm vụ trong từng thời kỳ cách mạng khác nhau, nhưng
yêu cầu về trung, hiếu luôn nhất quán và là tiêu chí chung cho cán bộ, đảng viên
và các tầng lớp nhân dân học tập và rèn luyện. Ðó là, lòng yêu nước thương nòi,
tự hào với truyền thống vẻ vang của dân tộc; là bổn phận và trách nhiệm của mỗi
người dân với cộng đồng, với sự nghiệp của Ðảng và dân tộc, với sự hưng vong
của đất nước; là ý chí và nghị lực vươn lên vượt qua mọi khó khăn, thử thách, sẵn
sàng hy sinh vì mục tiêu chung của sự nghiệp cách mạng; là sự tin yêu, kính trọng
nhân dân.
Sau Ðại thắng Mùa Xuân 1975, nhân dân cả nước cùng chung sức xây dựng
đất nước. Hậu quả nặng nề sau chiến tranh và những biến động sâu sắc của tình
hình thế giới đã dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội kéo dài, đời sống
của nhân dân gặp nhiều khó khăn. Khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
nhiệm vụ của Ðảng là lãnh đạo quần chúng chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, xây
dựng đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, một lần nữa tinh thần "trung với
nước, hiếu với dân" của đội ngũ những người cách mạng được phát huy cao độ
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư:


Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh
là mối quan hệ “với tự mình”. Đây là nét đặc trưng của đạo đức cách mạng theo
quan điểm của Người, một phẩm chất đạo đức trung tâm, gắn liền với hoạt động
hàng ngày của mỗi người.
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư cũng là những khái niệm đạo đức truyền
thống được Hồ Chí Minh cải biến, đưa vào những nội dung và yêu cầu mới. Các
phạm trù đạo đức đó đã được Hồ Chí Minh giải thích rất rõ rất cụ thể và dễ hiểu
với mọi người.
Cần là lao động cần cù, siêng năng, có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao
động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa
dẫm. phải thấy rõ “lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh
phúc của mỗi chúng ta”
Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của dân, của nước,
của bản thân mình, từ cái to đến cái nhỏ; “không xa xỉ, không hoang phí, không
bừa bãi, không phô trương, hình thức…”
Liêm là “luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân”; “không xâm phạm
một đồng xu, một hạt thóc của Nhà nước của nhân dân”. Phải “trong sạch, không
tham lam”. “Không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng.
Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao
giờ hủ hóa. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ”. Người đã
chỉ ra những hành vi trái với chữ liêm như: cậy quyền thế, dìm người giỏi, sợ khó
nhọc, không dám đánh…
Chính nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn.
Chí công vô tư là đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc, phải lo
trước thiên hạ, vui sau thiên hạ, khi làm bất cứ việc gì cũng phải nghĩ đến mình
trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau. Đối lập với chí công vô tư là “dĩ công
vô tư”, đó là điều mà đạo đức mới đòi hỏi phải chống lại.

Yêu thương con người:


Đây là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất. Phẩm chất đó là sự kế
thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghiã nhân đạo cộng
sản, tinh thần nhân văn của nhân loại, cùng với sự thể nghiệm của Hồ Chí Minh
qua hoạt động cách mạng thực tiễn. Nói về tình yêu thương con người theo tư
tưởng Hồ Chí Minh, cần phân tích ở những luận điểm sau:
Tình yêu thương là một tình cảm rộng lớn, trước hết dành cho những người cùng
khổ, những người lao động bị áp bức bóc lột, không phân biệt màu da, dân
tộc,…Tình yêu thương đó đã được thể hiện ở Hồ Chí Minh bằng một ham muốn
tột bậc là làm cho nước được độc lập, dân được tự do, mọi người ai cũng có cơm
ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Nếu không có tình yêu thương con người như
vậy thì không thể nói đến cách mạng, càng không thể nói đến chủ nghĩa xã hội
và chủ nghĩa cộng sản.
Xuất phát điểm từ tình yêu thương con người ở Hồ Chí Minh vừa sâu xa, vừa rất
cụ thể và gần gũi. Tình yêu ấy còn được thể hiện trong các mối quan hệ bạn bè,
đồng chí với mọi người bình thường trong quan hệ hàng ngày. Nó đòi hỏi mọi
nguời phải luôn chặt chẽ nghiêm khắc với mình, rộng rãi, độ lượng với người
khác. Nó đòi hỏi thái độ tôn trọng con người, phải biết nâng người khác lên, chứ
không phải hạ thấp, càng không phải vùi dập con người.
Tình yêu thương con người theo Hồ Chí Minh còn thể hiện đối với những người
có sai lầm khuyết điểm nhưng đã nhận rõ và cố gắng sửa chữa, kể cả đối với
những người lầm đường lạc lối đã hối cải, kể cả đối với những kẻ thù đã bị thương,
bị bắt hoặc đã chịu quy hàng. Chính tình yêu đó đã đánh thức những gì tốt đẹp
mà Hồ Chí Minh tin rằng trong mỗi người đều có.
Nhưng điểm nổi bật nhất trong tình thương yêu con người của Hồ Chí Minh đó
là thương yêu nhân dân. Người quan tâm tới mọi đối tượng từ các cụ già, bộ đội,
phụ nữ, thanh niên, đến các cháu thiếu niên nhi đồng,..
Yêu thương con người là giúp cho mỗi người ngày càng tiến bộ, sống cao đẹp
hơn. Tuy nhiên, những tình yêu thương đó phải được dựa trên nguyên tắc tự phê
bình và phê bình một cách chân thành và nghiêm túc. Nó hoàn toàn xa lạ với thái
độ dĩ hòa vi quý, bao che sao lầm, khuyết điểm cho nhau, càng xa lạ với thái độ
“yêu nên tốt, ghét nên xấu”, bè cánh của bộ phận thoái hóa, biến chất có thể đưa
đến những tổn thất cho Đảng, cho cách mạng.

Có tinh thần quốc tế trong sáng:


Chủ nghĩa quốc tế là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của đạo đức
cộng sản chủ nghĩa. Nó bắt nguồn từ bản chất giai cấp công nhân, nhằm vào mối
quan hệ rộng lớn, vượt ra khỏi quốc gia, dân tộc.
Nội dung chủ nghĩa quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất rộng lớn và sâu sắc.
Đó là sự tôn trọng, hiểu biết, thương yêu và đoàn kết với giai cấp vô sản toàn thế
giới, với tất cả các dân tộc và nhân dân các nước, với những người tiến bộ trên
toàn cầu, chống lại mọi sự chia rẽ, hằn thù, bất bình đẳng và phân biệt chủng tộc;
chống lại chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, sôvanh, biệt lập và chủ nghĩa bành trướng
bá quyền...Hồ Chí Minh chủ trương giúp bạn là tự giúp mình.
Đoàn kết quốc tế là nhằm thực hiện những mục tiêu lớn của thời đại là hoà bình,
độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, là hợp tác và hữu nghị theo tinh thần:
bốn phương vô sản, bốn bể đều là anh em. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách
mạng, Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân
Việt Nam và nhân dân thế giới, đã tạo ra một kiểu quan hệ quốc tế mới: Đối thoại
thay cho đối đầu, nhằm kiến tạo một nền văn hoá hoà bình cho nhân loại.

Đối với công dân, Người dạy: "Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà
do nhân dân làm chủ. Nhân dân có quyền lợi làm chủ, thì phải có nghĩa vụ làm
tròn bổn phận công dân, giữ đúng đạo đức công dân, tức là:
- Tuân theo pháp luật Nhà nước.
- Tuân theo kỷ luật lao động.
- Giữ gìn trật tự chung.
- Đóng góp (nộp thuế) đúng kỳ, đúng số để xây dựng lợi ích chung.
- Hăng hái tham gia công việc chung.
- Bảo vệ tài sản công cộng.
- Bảo vệ Tổ quốc.
Đối với đảng viên: Tuỳ theo đối tượng, hoàn cảnh, có lúc Người nhấn chuẩn mực
này, có lúc chuẩn mực khác. Nhưng tóm lại, Người viết: "Đạo đức cách mạng là:
Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Đó là điều chủ chốt nhất.
Ra sức làm việc cho đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng thực hiện tốt đường lối,
chính sách của Đảng. Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên
trước lợi ích riêng của cá nhân mình. Hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng,
vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc.
Ra sức học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, luôn luôn dùng tự phê bình và phê bình
để nâng cao tư tưởng và cải tiến công tác".
Đối với lực lượng vũ trang, Người viết: "Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng
chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ
nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng".
Đối với lực lượng an ninh, Người nêu tư cách người an ninh cách mạng là:
"Đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính.
Đối với đồng sự, phải thân ái giúp đỡ.
Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành.
Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép.
Đối với công việc, phải tận tuỵ.
Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo".
Đối với cán bộ, chiến sỹ làm chức trách, nhiệm vụ khác nhau, Người lại có những
lời răn dạy, nêu những yêu cầu phấn đấu cụ thể: đối với chiến sỹ lái xe thì "yêu
xe như con, quý xăng như máu". Với chiến sỹ nuôi quân thì "cơm dẻo, canh ngọt".
Với quân y: "lương y như từ mẫu". Với cán bộ chỉ huy: "Trí, dũng, nhân, liêm,
trung"…
Với các cháu thiếu nhi, trong Thư gửi các học sinh (tháng 9 năm 1945), Người
viết: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có
bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay
không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em và Thư gửi các cháu
thiếu nhi, năm 1946, Người khuyên các cháu:
1 - Phải siêng học,
2 - Phải giữ sạch sẽ,
3 - Phải giữ kỷ luật,
4 - Phải theo đời sống mới,
5 - Phải thương yêu, giúp đỡ cha mẹ, anh em"
Trong Thư gửi thiếu niên, nhi đồng toàn quốc nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày
thành lập đội Thiếu niên tiền phong, Người lại dạy:
"Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
Học tập tốt, lao động tốt.
Giữ gìn vệ sinh thật tốt
Thật thà, dũng cảm".
Với thanh niên, Người nêu: "Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà…
Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên… mỗi
thanh niên, nhất là mỗi cán bộ phải kiên quyết làm bằng được những điều sau
này:
a) Các sự hy sinh khó nhọc thì mình làm trước người ta, còn sự sung sướng thanh
nhàn thì mình nhường người ta hưởng trước (tiên thiên hạ ưu, hậu thiên hạ lạc).
b) Các việc đáng làm, thì có khó mấy cũng cố chịu quyết làm cho kỳ được.
c) Ham làm những việc ích quốc lợi dân. Không ham địa vị và công danh phú
quý.
d) Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, đối với việc.
e) Quyết tâm làm gương về mọi mặt: siêng năng, tiết kiệm, trong sạch.
f) Chớ kiêu ngạo, tự mãn, tự túc. Nói ít làm nhiều, thân ái đoàn kết…"
Và Người khuyên thanh niên:
"Không có việc gì khó,
Chỉ sợ lòng không bền.
Đào núi và lấp biển.
Quyết chí ắt làm nên".
Đối với phụ nữ, Người chỉ rõ: "Nói phụ nữ là nói phần nửa xã hội. Nếu không
giải phóng phụ nữ thì không gải phóng một nửa loài người. Nếu không giải phóng
phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa".
Người yêu cầu phụ nữ: "Chị em phụ nữ cố gắng thi đua tăng gia sản xuất, thực
hành tiết kiệm… Phụ nữ công nhân cần tích cực tham gia quản lý thật tốt nhà
máy, công trường. Phụ nữ nông dân cần hăng hái tham gia phong trào đổi công,
hợp tác, gặt tốt vụ mùa, chuẩn bị tốt vụ chiêm năm tới. Các tầng lớp phụ nữ ở
thành phố cần chấp hành tốt các chính sách của Đảng và Chính phủ. Chị em làm
nghề buôn bán cần giữ đức tính thật thà, đúng đắn, bài trừ tệ "mua rẻ, bán đắt",
tệ "mặc cả, nói thách". Chị em phụ nữ phải hết sức chăm lo bảo vệ sức khoẻ của
con cái, vì thiếu nhi là tương lai của dân tộc".

Câu 2: Vì sao Hồ Chí Minh lại khẳng định: phải thường xuyên đổi mới,
chỉnh đốn Đảng Cộng sản Việt Nam? Làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh
về vấn đề Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn và đổi mới? (2,5đ)
Hồ Chí Minh khẳng định: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt,
trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có
chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”; “chủ
nghĩa” ấy là chủ nghĩa Mac – Lênin, Hồ Chí Minh đã ví chủ nghĩa Mac – Lênin
như trí không của con người, như bàn chỉ nam định hướng cho tàu đi, điều đó nói
lên vai trò cực kỳ quan trọng của lý luận ấy trong tất cả các thời kỳ cách mạng.
Với ý nghĩa ấy, theo Người, chủ nghĩa Mac – Lênin trở thành “cốt”, trở thành nền
tảng tư tường và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đảng là đạo đức, là văn minh tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự và lương tâm
của dân tộc. Đảng phải thường xuyên tự đổi mới trong điều kiện Đảng cầm quyền.
Chỉnh đốn chú ý những vấn đề sau:
- Đảng luôn vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức xứng đáng là người lãnh
đạo của nhân dân.
Nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới đòi hỏi Đảng ta phải khẩn trương tự
đổi mới, tự chỉnh đốn, thực hiện xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Cùng với sự vào cuộc quyết liệt, cụ thể hóa và phát triển các quan điểm và đường
lối của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Đảng ta từng bước xác định rõ
thêm con đường và giải pháp đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, xây dựng cho
cán bộ, đảng viên niềm tin và ý chí kiên định lý tưởng cách mạng, kiên định mục
tiêu và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; đồng thời, chấn chỉnh hệ thống tổ chức
bộ máy của Đảng ở các cấp, đặc biệt coi trọng củng cố các tổ chức cơ sở đảng ở
những địa bàn và lĩnh vực trọng yếu về kinh tế và chính trị.
Kết hợp chặt chẽ việc xây dựng đội ngũ cán bộ với sắp xếp bộ máy, tinh giản biên
chế bộ máy hệ thống chính trị, gắn với đấu tranh đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống, các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong
nội bộ. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế,
gắn với cải cách chế độ công vụ, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
và đổi mới chính sách tiền lương; xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp
chiến lược có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ theo tinh
thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6, Trung ương 7 khóa XII. Đổi mới và tăng
cường công tác cán bộ và quản lý cán bộ trong hệ thống chính trị, tập trung khắc
phục bằng được những yếu kém trong công tác cán bộ, xử lý nghiêm minh những
sai phạm của cán bộ mà dư luận đang bức xúc.
Sửa đổi, bổ sung quy định về bổ nhiệm, phân cấp quản lý cán bộ theo hướng tăng
quyền hạn cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức gắn với trách nhiệm cá nhân
trong việc lựa chọn, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cấp phó và cán bộ cấp dưới
trực tiếp trên cơ sở thảo luận dân chủ trong tập thể lãnh đạo. Thực hiện nghiêm
quy định về xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra tham
nhũng, lãng phí nghiêm trọng, cũng như miễn nhiệm, bãi nhiệm, cho từ chức, tạm
đình chỉ chức vụ người có dấu hiệu tham nhũng để thanh tra, kiểm tra, điều tra;
khuyến khích việc chủ động từ chức vì lý do trách nhiệm.
- Cán bộ đảng viên phải toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, có
đức, có tài.
Cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị các cấp cần phải thường
xuyên coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao đạo đức cách mạng
cho đội ngũ cán bộ, đảng viên; chú trọng nội dung xây dựng Đảng về đạo đức;
kết hợp đào tạo, rèn luyện trong thực tiễn với học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh; thực hiện nghiêm chế độ học tập, bồi dưỡng lý luận
chính trị và cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh
đạo, quản lý, theo hướng nâng cao chất lượng, chú trọng tính hiệu quả và phù hợp
với từng đối tượng; tập trung đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, rèn luyện,
bồi dưỡng đạo đức cách mạng và lối sống trong sạch, lành mạnh, toàn tâm, toàn
ý phục vụ nhân dân.
Tiếp tục hoàn thiện các quy định của Đảng nhằm tăng cường công tác xây dựng
Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và phòng, chống suy thoái, tiêu cực, tham
nhũng theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, Trung ương 6 và Trung ương 7
khóa XII. Sớm ban hành các quy định nhằm bảo đảm cơ chế giám sát về tư cách
đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, công chức.
- Chú ý khắc phục tiêu cực, luôn giữ gìn Đảng trong sạch, vững mạnh.
“Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị
trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào
chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa
địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc”. Với phương châm
nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, khách quan, không nể nang, né
tránh; thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, khả
thi, kết hợp “chống và xây”, “xây và chống”, nói đi đôi với làm, tập trung giải
quyết những vấn đề bức xúc, trì trệ nhất, Đảng ta đã lãnh đạo cuộc chỉnh đốn
Đảng với trách nhiệm và quyết tâm chính trị cao, tạo được những chuyển biến
tích cực trong hệ thống chính trị.
- Đảng phải vươn lên đáp ứng yêu cầu tình hình và nhiệm vụ mới.
Bước vào công cuộc đổi mới, Đảng ta cũng còn một số “lạc hậu” về nhận thức lý
luận dẫn đến sai lầm trong lãnh đạo, chỉ đạo ở lĩnh vực này hay lĩnh vực khác, là
một trong những nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ trong nhiều năm. Khách quan đòi
hỏi phải tăng cường công tác lý luận, đổi mới tư duy, nâng cao trình độ lý luận
trong Đảng và trong xã hội. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lý luận là đem thực tế
trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc đấu tranh, xem xét so sánh thật
kỹ lưỡng, rõ ràng, làm thành kết luận. Rồi lại đem nó chứng minh với thực tế. Đó
là lý luận chân chính.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, có nhiều vấn đề lý luận đang đặt ra, đòi hỏi
Đảng phải tổng kết. Đổi mới, chỉnh đốn Đảng dựa trên nguyên tắc, quán triệt vận
dụng là đổi mới nhận thức, vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng.
Trong quá trình đó, một mặt tiếp tục đấu tranh khắc phục bệnh bảo thủ, trì trệ,
giáo điều, mặt khác chống khuynh hướng xa rời, từ bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, từ bỏ định hướng XHCN và mọi diễn biến cơ hội, xét lại.
Đó là nhiệm vụ hàng đầu, được coi là tiêu chuẩn cơ bản nhất để tiến hành đổi
mới, chỉnh đốn Đảng.

You might also like