You are on page 1of 8

ĐẠI HỌC UEH – TRƯỜNG KINH DOANH UEH

KHOA: KINH DOANH QUỐC TẾ – MARKETING

SỰ THÀNH CÔNG TRONG CHÍNH SÁCH


NHÂN SỰ CỦA Google SINGAPORE

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN LÊ THẢO THI


MSSV: 31191026672
Lớp học phần: 21C1BUS50305701 – Quản trị nguồn nhân lực MNCs
Giảng viên hướng dẫn: THS. Hoàng Thị Mỹ Duyên
Nhận xét của giảng viên:..............................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

TP. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 10 năm 2021


MỤC LỤC
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ GOOGLE. ...................................................................... 3
PHẦN 2: SỰ THÀNH CÔNG TRONG CHÍNH SÁCH NHÂN SỰ CỦA GOOGLE
SINGAPORE. ................................................................................................................................ 3
I. Chính nhân sự tuyệt vời ở Google. ................................................................................... 3
II. Những chính sách này tác động đến nhân viên như thế nào. ..................................... 4
PHẦN 3: QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN VỀ CHÍNH SÁCH NHÂN SỰ Ở GOOGLE. ................ 5
I. Quan điểm cá nhân về chính sách nhân sự ở Google. .................................................... 5
II. Bài học kinh nghiệm....................................................................................................... 5
III. Chính sách nhân sự có thể ứng dụng ở Việt Nam. ...................................................... 5
PHẦN 4: THÀNH QUẢ CỦA VIỆC LÀM NHÓM – GROUP F (Group Fabulous). ............ 6
I. Sự thành công trong việc làm việc nhóm. ........................................................................ 6
1. Làm việc nhóm hiệu quả................................................................................................ 6
2. Kinh nghiệm làm việc nhóm trực tuyến. ...................................................................... 6
3. Điều muốn thay đổi trong cách làm việc nhóm. .......................................................... 6
II. Đóng góp của bản thân trong công việc nhóm............................................................. 7
PHẦN 5: TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 7

2
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ GOOGLE.

Google là công ty công nghệ đa quốc gia nổi tiếng hàng đầu thế với các sản phẩm của phổ biến có
thể kể đến như công cụ tiềm kiếm Google Engine, Google Ads, Gmail, Youtube, Google Meet...
Ngoài việc là một “ông trùm” trong lĩnh vực công nghệ, Google còn được biết đến với chính sách
nhân sự vô cùng tuyệt vời và là khuôn mẫu mà nhiều công ty trên thế giới nương theo. Hiện tại,
Google đã xây dựng trụ sở ở nhiều nước khác nhau nhưng cơ sở hạ tầng và chính sách nhân sự ở
nước ngoài của Google lúc nào cũng được đánh giá cao đặc biệt là Google Singapore.
Khác với đại đa số tên của các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới được sử dụng bởi một tông màu
chủ đạo, tên của Google được kết bởi những chữ cái với những màu sắc khác nhau. Điều này
không những tạo nên một sức hút cho cái tên Google mà còn có hàm ý về việc hướng tới một môi
trường làm việc đa dạng, đa văn hóa, nhiều màu sắc cá tính. Thật vậy, có thể dễ dàng thấy được
Google chính là một trong những công ty công nghệ đa quốc gia thành công nhất trên thế giới với
văn hóa công ty đa dạng, mới lạ.

PHẦN 2: SỰ THÀNH CÔNG TRONG CHÍNH SÁCH NHÂN SỰ CỦA GOOGLE


SINGAPORE.

I. Chính nhân sự tuyệt vời ở Google.


Google là đa quốc gia về công nghệ, tuy nhiên các chính sách về nhân sự thì lại đi theo xu hướng
toàn cầu. Nghĩa là các chính sách nhân sự của Google đều hướng đến chủ yếu là quyền và lợi ích
của nhân viên. Google đã quá nổi tiếng với chính sách tuyển dụng và phúc lợi cho nhân viên, điển
hình là tuyển chọn người tài khắp toàn quốc không phân biệt bằng cấp, tạo môi trường làm việc
năng động và bình đẳng, cung cấp các bữa ăn miễn phí chất lượng và các chương trình nghỉ dưỡng
cho nhân viên… Do đó, trong bài tiểu luận sẽ tập trung vào những chính sách nhân sự được cho
là khá mới mẻ và ít người biết đến của Google.

Đào tạo và phát triển:


80% Chương trình đào tạo và phát triển ở Google tập trung chủ yếu vào tương tác giữa nhân viên
với nhân viên (Googler-to-Googler). Nghĩa là khi làm việc, các nhân viên được khuyến khích hỗ
trợ nhau, trao đổi, chia sẽ kiến thức cùng với nhau để cùng nhau phát triển, mở rộng kiến thức
chuyên môn. Google là nơi hội tụ của chuyên gia công nghệ trên thế giới, do đó đây là một cách
đào tạo cực kỳ hiệu quả để các nhân viên học hỏi nhau và thông qua đó tạo ra những sản phẩm
tuyệt vời cho Google.

Bảo vệ nhân viên khỏi các hành vi quấy rối tình dục và kỳ thị về giới tính:
Một trong những vấn đề còn tồn đọng ở môi trường làm việc ở Google chính là sự quấy rối tình
dục, phân biệt giới tính thực và bắt nạt giữa các nhân viên. Điều này đã ảnh hưởng đến danh tiếng
của Google khá nhiều và gây mất niềm tin trong nhân viên của Google. Do đó, gần đây Google đã
có một số chính sách để cải thiện những vấn đề này như: cấm tiết lộ dữ liệu về nhân viên Google
để tránh bị kỳ thị, chế giễu về giới tính thực. Google cũng chi 318 triệu $ nhằm thiết lập chuẩn

3
mực về môi rường làm việc không bị quấy rối. Trong năm 2018, Google cũng có chế tài sa thải 48
nhân viên (có 13 nhân viên cấp cao) vì các hành vi quấy rối tình dục trong công ty và không có
khoản phí hỗ trợ nào. Google còn đồng ý đưa các vụ kiện, tố cáo bị quấy rối của nhân viên ra tòa
thay vì chỉ giải quyết nội bộ. Google cũng sử dụng nhiều công cụ tương tác với nhân viên, theo
dõi, điều tra nhân viên để ngăn chặn hành vi trả thù và giữ công bằng cho mọi người. Cụ thể, kiểm
tra nhân viên nghi ngờ quấy rối ít nhất là 6 tháng 1 lần trong suốt 2 năm liên tiếp.

Hỗ trợ nhân viên trong mùa dịch bệnh:


Theo ông Lee Murphy1, Google tạo điều kiện cho nhân viên kết nối với nhau một cách an toàn
bằng cách giảm thời gian làm việc bắt buộc ở văn phòng, khuyến khích nhân viên làm việc ở nhà.
Google cũng nhận thấy việc khó nhất khi làm việc từ xa là giữ liên lạc giữa các thành viên do đó
khuyến khích nhân viên đăng ký các lớp học làm bánh ảo, các buổi học chánh niệm, các trại huấn
luyện thể dục (và) các bài học làm đồ thủ công. Việc áp dụng văn hóa học tập, cả ngoại tuyến và
trực tuyến, đã tạo ra một môi trường khuyến khích nhân viên Google kết nối và cởi mở để chia sẻ
kiến thức với nhau. Google cũng đã khởi xướng chương trình 'Virtual Coffee Ninja' để nhân viên
thiết lập các cuộc trò chuyện cà phê qua Hangouts để xây dựng kết nối với một người mới trong
công ty.

Google Singapore đã bắt đầu một cổng thông tin nội bộ cung cấp các mẹo cho các tình huống xảy
ra khi làm việc từ xa. Chẳng hạn như cách phối hợp với nhóm, hiệu quả làm việc nhóm trực tuyến,
phúc lợi, viết mã code ở nhà và thực hiện các cuộc họp trực tuyến hiệu quả để giúp nhân viên của
mình quen với thói quen làm việc mới.
Theo CNBC, Google cho nhân viên nghỉ làm việc vào thứ sáu hàng tuần nhưng vấn được trả lương
để nhan viên tránh bị quá tải, kiệt sức trong đại dịch Covid-19 kéo dài. Ngoài ra, mở rộng thời gian
nghỉ phép có lương từ 4 tuần đến 14 tuần đối với những Googlers phải chăm sóc con nhỏ, người
lớn tuổi, người nhà bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Google thành lập một cộng đồng hỗ trợ Asian
Google Network để tập trung hóa tất cả các chương trình, tài nguyên và thông tin liên lạc COVID-
19 cụ thể cho những thách thức mà cộng đồng Châu Á phải đối mặt…

II. Những chính sách này tác động đến nhân viên như thế nào.
Việc Google thu hút và duy trì được những tài làm việc ở Google cũng đã tiết lộ được phần nào
về chính sách nhân sự tuyệt vời ở đây. Theo PayScale, 86% nhân viên Google cho biết họ cực kỳ
hài lòng hoặc khá hài lòng với công việc của mình. Ngoài ra nhân viên còn cảm thấy giảm mức độ
căng thẳng của công việc bởi những phúc lợi mà công ty mang lại như mát-xa tại chỗ, tập thể dục
miễn phí… Môi trường làm việc năng động của Google không ngại thay đổi, cải tiến để đáp ứng
tối đa nhu cầu của nhân viên trong công việc. Điều này giúp những nhân viên gắn bó lâu dài và
thoải mái sáng tạo, làm việc. Chính điều này cũng dẫn đến năng suất và kết quả công việc của
nhân viên đạt chất lượng cao.

1
Trưởng nhóm tư vấn nhân sự tại Google Châu Á Thái Bình Dương ở Singapore.
4
PHẦN 3: QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN VỀ CHÍNH SÁCH NHÂN SỰ Ở GOOGLE.

I. Quan điểm cá nhân về chính sách nhân sự ở Google.


Chính sách Google quả thực là quá tuyệt vời, từ cách vận hành nhân sự đến chính sách hỗ trợ nhân
viên trong thời kỳ Covid-19 không có gì để phàn nàn. Thay vì bảo thủ, Google luôn tiếp thu ý kiến
của nhân viên để hoàn thiện chính sách nhân sự của mình. Em có thể nhận thấy được Google rất
nổ lực trong việc giải quyết vấn đề quấy rối tình dục và phân biệt giới tính tại nơi làm việc khi sẵn
sàng chi 310 triệu $ để sửa đổi chính sách bảo vệ nhân viên của mình. Các nhân viên ở Google bất
kể là cấp trên hay cấp dưới, giới tính nào đều có quyền, và được tôn trọng như nhau. Em cực kỳ
ấn tượng Google đã thẳng tay sa thải 48 nhân viên trong đó có 13 nhân viên cấp cao có hành vi
quấy rối tình dục nhân viên nữ. Điều này khiến cho em cảm nhận được một sự quan tâm, coi trọng
nhân viên của Google. Hơn thế nữa, việc Google cò phản ứng rất kịp thời để hỗ trợ nhân viên trong
thời kỳ dịch bệnh Covid-19 là điều rất đáng trân trọng với những đề xuất về hỗ trợ nhân viên khó
khăn do Covid, kéo dài thời nghỉ phép cho nhân viên phải chăm sóc con nhỏ hoặc người nhà bị
nhiễm Covid trong quá trình làm việc ở nhà.
Nhìn chung, em rất hài lòng với chính sách nhân sự Google. Nhưng trong một số trường hợp, em
nghĩ Google cần có những phản ứng nhanh hơn, những hình phạt nặng tay hơn đối với việc nhân
viên bị quấy rối ở công ty. Em có thể hiểu được Google cũng cần có thời gian để phản ứng và cải
thiện chính sách đối với các vấn đề nhạy cảm này, tuy nhiên phản ứng chậm và mập mờ của Google
đã gây ra sự bất mãn đối với đại đa số nhân viên. Chẳng hạn như vụ việc Google thỏa thuận sa thải
người đồng sáng lập Android – Andy Ruby với một khoản tiền 90 triệu đô, hay chi 45 triệu đô cho
Amit Singhai khi có cáo buộc là hai nhân viên cấp cao này có hành quy quấy rối và buộc nhân
viên nữ phục tùng tình dục trong quá trình làm việc ở Google. Điều này gây ra một làn sóng bất
bình trong nhân viên, khiến hàng trăm nhân viên từ hơn 20 văn phòng trên khắp thế giới của
Google biểu tình để phản đối việc công ty xử lý các hành vi quấy rối tình dục.
II. Bài học kinh nghiệm.
Rõ ràng, từ chính sách nhân sự của Google, em có thể thấy được các công ty muốn duy trì nhân
viên, muốn gặt hái nhiều thành công thì phải luôn đặt quyền lợi của nhân viên lên hàng đầu, cung
cấp chính sách đãi ngộ, nghỉ dưỡng, chăm sóc tuyệt vời cho nhân viên. Nhân viên chính là những
người bạn đồng hành, những người trực tiếp tạo ra doanh thu cho công ty do đó việc tạo dựng
niềm tin trong nhân viên là chìa khóa dẫn đến sự thành công. Đặc biệt, các công ty cần có chính
sách bảo vệ nhân viên khỏi những vụ quấy rối và xử lý rõ ràng, minh bạch, mạnh tay với những
nhân viên quấy rối, thiếu tộn trọng bạn đồng nghiệp khác giới. Tránh trường hợp của Google, vì
không muốn ảnh hưởng đến danh tiếng, Google chọn quyết các vấn đề nhạy cảm một cách mập
mờ, thiếu công khai nhưng điều này đã tạo ra một tác dụng ngược. Nhiều nhân viên đánh mất lòng
tin với Google khiến các phản đối, cáo buộc, biểu tình của nhân viên ngày càng gay gắt hơn, nhiều
nhân viên tài năng quyết định rời bỏ Google.
III. Chính sách nhân sự có thể ứng dụng ở Việt Nam.
Chính sách nhân sự ở Google rất đáng để các công ty Việt Nam áp dụng. Hiện nay môi trường làm
việc của nhiều công ty ở Việt Nam vẫn còn phân cấp, không quá coi trọng quyền lợi của nhân
viên, cậy quyền lực để áp đặt nhân viên, và những vấn đề quấy rối vẫn chưa thật xử lý một cách

5
rõ ràng. Vấn đề này dường như khiến nhiều nhân viên bất ổn tâm lý, ảnh hưởng tiêu cực đến năng
suất công việc và cuộc sống hằng ngày của nhân viên. Do đó, các công ty Việt Nam nên “bắt
chước” trong việc tạo môi trường làm việc thoải mái, bình đẳng, linh hoạt chú trọng vào kết quả
công việc hơn là ép buộc nhân viên phải làm việc 8 tiếng một ngày. Các công ty cũng nên đề cao
quyền lợi của nhân viên, lắng nghe những nhu cầu, nguyện vọng của nhân viên để nhân viên cảm
nhận được sự quan tâm từ công ty. Tiếp theo đó, các công ty Việt Nam cũng nên rút kinh nghiệm
từ trường hợp của Google, cần phải có phản ứng nhanh và những biện pháp nghiêm khắc đối với
những hành động xàm sở, quấy rối tại nơi làm việc. Cuối cùng, các công ty cũng cần có những
chính sách hỗ trợ nhân viên trong những tình huống bất khả kháng xảy ra như dịch bệnh, thiên
tai… Quả thật, nếu làm tốt những điều này, công ty Việt Nam sẽ tạo thu hút được nhiều nhân tài
gắn bó và cống hiến. Từ đó giúp công ty tạo ra những sản phẩm tuyệt vời, vững bước cạnh tranh
với các đối thủ trong và ngoài nước.

PHẦN 4: THÀNH QUẢ CỦA VIỆC LÀM NHÓM – GROUP F (Group Fabulous).

I. Sự thành công trong việc làm việc nhóm.


1. Làm việc nhóm hiệu quả.
Thật sự trong quá trình hoạt động nhóm, em rất may mắn khi được làm việc với 6 bạn cực kỳ có
trách nhiệm, nhiệt tình và năng động. Các công việc đều được lên lịch, phân chia cụ thể. Mọi người
thoải mái đóng góp ý kiến và thuyết phục nhau không có sự phân biệt giữa ý kiến của nhóm trưởng
và thành viên. Nhóm trưởng trước khi quy định lịch họp nhóm, deadline hay phân công việc đều
tham khảo ý kiến của thành viên. Do đó, tiến độ công việc lúc nào cũng đúng như dự kiến và trong
các buổi họp nhóm các thành viên đều thoải mái đóng góp thông tin. Kết quả là, bài làm của nhóm
thành công ngoài sự mong đợi, các bạn trong lớp và co rất hứng thú về bài thuyết trình của nhóm.
May mắn hơn nữa, sau khi làm việc nhóm môn HRMs, nhóm chúng em (mặc dù chỉ còn 5/7 bạn
tham gia) vẫn tiếp tục duy trì hỗ trợ nhau trong những môn học khác, đặc biệt là các thành viên
trong nhóm còn cùng nhau luyện nói Tiếng Anh vào mỗi tối để cải thiện khả năng giao tiếp.
2. Kinh nghiệm làm việc nhóm trực tuyến.
Theo em, điều quan trọng nhất trong làm việc nhóm chính là tinh thần trách nhiệm đối với nhóm.
Vì làm việc online nên quá trình trao đổi thông tin giữa các thành viên có nhiều sự gián đoạn, mọi
người khó có thể hiểu ý nhau do đó thời gian thảo luận nhóm có thể diễn ra lâu hơn. Nếu tất cả
thành viên trong nhóm đều vô trách nhiệm, không quan tâm đến bài nhóm thì chắc hẳn kết quả bài
làm sẽ không hoàn thành một cách chỉnh chu nhất được. Bên cạnh đó, việc lắng nghe ý kiến của
mọi người cũng rất quan trọng. Cuối cùng, môi trường làm việc nhóm phải thoải mái, tự do, sáng
tạo không nên bị áp đặt bởi một số ý kiến. Tuy nhiên, mọi người cũng cần thống nhất về một cái
chuẩn chung để mọi người không bị “đi” quá xa.

3. Điều muốn thay đổi trong cách làm việc nhóm.


Như đã cập ở trên nhóm chúng em làm việc rất hợp ý nhau nên hầu như chúng em rất hài lòng với
những gì đã đạt được. Tuy nhiên, nếu được thay đổi một điều thì em một vài bạn trong nhóm tích
cực hơn trong các buổi thảo luận nhóm. Thật sự không phải là các bạn này không chịu hoàn thành

6
nhiệm vụ mà nhóm giao, cũng không phải chất lượng của các bạn tệ mà là trong buổi họp nhóm,
các bạn có vẻ rất trầm, các bạn chỉ nhẹ nhàng đồng ý chứ đóng góp thêm ý kiến. Nếu sau này còn
có cơ hội làm việc chung với nhau, em mong là các thành viên sẽ thoải mái thảo luận hoặc có thể
là tranh luận để bài làm nhóm có thể hay nhất, độc đáo nhất có thể.
II. Đóng góp của bản thân trong công việc nhóm.
Trong lần làm bài nhóm về Xiamen Airlines, em xung phong làm Powerpoint và cũng rất tự hào
về khả năng làm slide vì được các thành viên trong nhóm, và các bạn trên lớp khen ngợi. Trong
lần bài về Google, em có vai trò là người đi tiềm kiếm thông tin và hỗ trợ các bạn trong quá trình
thuyết trình. Mặc dù trong lần làm việc nhóm thứ hai em thật sự không có gì quá nổi bật, nhưng
em lại học được khả năng tìm kiếm thông tin, thuyết trình trực tuyến. Bên cạnh đó, trong tất cả
buổi họp, em sẵn sàng lắng nghe đóng góp ý kiến của mọi người, và tiến hành nghiên cứu, chỉnh
sửa thêm nếu cần. Thật sự, em không phải là kiểu người hài hước dễ tạo tiếng cười cho mọi người
nhưng em cũng rất nhiệt tình, vui vẻ thảo luận, trò chuyện cùng mọi người. Thật sự, em rất quý
trọng quá trình làm việc nhóm, khi có cơ hội học hỏi và rèn giũa nhiều kỹ năng của bản thân.

PHẦN 5: TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nitashu Tiku. (Ngày 27 tháng 6 năm 2018). Google Tries New Rules to Curtail
Harassment of Employees. WIRED.
2. Châu Anh (Ngày 06 tháng 11 năm 2018). Phong trào #MeToo và vết nhơ của Google. Báo
Công an Nhân dân.
3. Jillian D’Onfro & Michelle Castillo. (Ngày 1 tháng 11 năm 2018). Google employees walk
out in protest of sexual misconduct. CNBC.
4. Jennifer Elias. (Ngày 29 tháng 10 năm 2020). Google’s 310 million sexual misconduct
settlement aims to set new industry standards. CNBC.
5. Jennifer Elias. (Ngày 18 tháng 11 năm 2020). Alphabet CFO explains how Google fixed a
dip in productivity during the early days of the Covid-19 pandemic. CNBC.
6. Samatha Chan. (Ngày 5 tháng 5 năm 2020). Google on navigating COVID-19 and the
future of work. Human Resources online. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2021 tại:
https://www.humanresourcesonline.net/google-on-navigating-covid-19-and-digital-
transformation
7. Google. Google Event Community Guidelines and Anti-Harassment Policy. Truy cập ngày
21 tháng 10 năm 2021 tại: https://www.google.com/events/policy/anti-
harassmentpolicy.html
8. AP. (Ngày 6 tháng 5 năm 2021). Covid-19: Google says 20% of workers will be remote,
many more hybrid. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2021 tại: https://www.business-
standard.com/article/technology/covid-19-google-says-20-of-workers-will-be-remote-
many-more-hybrid-121050600168_1.html
9. Nurhuda Syed. (Ngày 04 tháng 06 năm 2018). Google's new HR policy to improve toxic
culture. Human Resources Director. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2021 tại:

7
https://www.hcamag.com/asia/news/general/googles-new-hr-policy-to-improve-toxic-
culture/152744
10. Google. (2021). 2021 Diversity Annual Report. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2021 tại:
https://static.googleusercontent.com/media/diversity.google/en//annual-
report/static/pdfs/google_2021_diversity_annual_report.pdf?cachebust=2e13d07
11. Ruhal Batt. (Ngày 25 tháng 4 năm 2019). Googler-to-Googler: How t mastered 2P2
learning. Linkedin. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2021 tại:
https://www.linkedin.com/pulse/googler-2-how-google-mastered-p2p-learning-rahul-
bhatt
12. Google Careers. Benefits at Google. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2021 tại:
https://careers.google.com/benefits/
13. Indeed. Google Employee Reviews. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2021 tại:
https://sg.indeed.com/cmp/Google/reviews

You might also like