You are on page 1of 200

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

VIỆN CÔNG NGHỆ HÓA SINH – MÔI TRƯỜNG

TÓM TẮT BÀI GIẢNG


LÍ SINH HỌC

Họ và tên giảng viên: TS. HỒ ĐÌNH QUANG


Đơn vị: Viện Công nghệ Hóa Sinh – Môi trường.
Điện thoại: 0918.119583.
Email: hodinhquang@vinhuni.edu.vn.

NĂM 2020
Thông tin học phần

 Tên học phần: Lí sinh học


 Mã học phần: NUR30002
 Khối kiến thức: Kiến thức ngành (bắt buộc)
 Số tín chỉ: 03
 Lý thuyết: 30; Thảo luận: 15 ; Tự học: 90.
 Vị trí học phần:
 Học phần tiên quyết: Không.
 Học phần song hành: Không.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 2
Mô tả học phần
Học phần tập trung vào việc:
Lý sinh học là môn khoa học liên ngành, ứng dụng lý thuyết,
phương pháp của khoa học vật lý và các ngành khoa học khác
để giải quyết các vấn đề sinh học. Học phần Lí sinh học cung cấp
cho sinh viên những kiến thức cơ bản về vật lý và sinh học liên quan
đến các hệ thống sống, bao gồm sự biến đổi năng lượng, vận
chuyển vật chất trong cơ thể sống, các hiện tượng điện trên cơ thể
sống, sóng âm và siêu âm, quang sinh học và y học phóng xạ và hạt
nhân. Học phần giúp sinh viên điều dưỡng nắm vững nguyên lý hoạt
động của các thiết bị y học trong chẩn đoán hình ảnh và điều trị
bệnh cho bệnh nhân.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 3
Mục tiêu học phần
Mục tiêu Mô tả mục tiêu CĐR của TĐNL
CTĐT
Trình bày được sự biến đổi năng lượng
G1 2.0
trên cơ thể sống.
Giải thích được các cơ chế vận chuyển
G2 2.5
vật chất trong cơ thể sống.
Giải thích được các hiện tượng điện
G3 2.5
trên cơ thể sống.
Giải thích được các hiện tượng âm ở cơ
G4 2.5
thể sống.
Ứng dụng được các tính chất của ánh
G5 2.5
sáng vào chẩn đoán và điều trị bệnh.
Phân tích được lợi ích và tác hại của
G6 việc sử dụng bức xạ ion hóa trong chẩn 3.0
đoán và điều trị bệnh.
TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 4
Nội dung

 Chương 1. Sự biến đổi năng lượng trên cơ thể sống (6 tiết)

 Chương 2. Sự vận chuyển vật chất trong cơ thể sống (8 tiết)

 Chương 3. Các hiện tượng điện trên cơ thể sống (8 tiết)

 Chương 4. Các hiện tượng âm ở cơ thể sống (6 tiết)

 Chương 5. Ánh sáng và cơ thể sống (8 tiết)

 Chương 6. Bức xạ ion hóa và cơ thể sống (9 tiết)

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 5
Hình thức đánh giá
Thành phần đánh giá
Bài đánh giá CĐR môn học Tỷ lệ (%)
A1. Đánh giá quá trình 50%
A1.1. Ý thức học tập (chuyên cần, thái độ học tập) 10%
A1.1.1. Thường xuyên G1.1-G6.4 5%
A1.1.2. Thái độ học tập G1.1-G6.4 5%
20%
A1.2. Hồ sơ môn học (bài tập, bài thu hoạch nhiệm vụ nhóm, bài phần tự học…)
G1.1-G6.4
A1.2.1. Bài tập về nhà cá nhân 10%
G1.1-G6.4
A1.2.2. Bài tập về nhà theo nhóm 10%

A1.3. Đánh giá định kỳ (điểm kiểm tra định kỳ) 20%
A1.3.1. Bài kiểm tra giữa kỳ G1.1-G6.4 20%
A2. Đánh giá cuối kỳ (điểm thi kết thúc môn học) 50%
HP Lý thuyết A2.1. Lý thuyết (Tự luận) G1.1-G6.4 50%

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 6
Nguồn học liệu

 Giáo trình
[1]. Nguyễn Minh Tân, Giáo trình Vật lý lý sinh, Nxb ĐH Quốc
gia Hà Nội, 2009.
 Tài liệu tham khảo
[2]. Nguyễn Thị Kim Ngân, Lý sinh học, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội, 2001.
[3]. Phan Sỹ An và cộng sự, Lý sinh y học, Nxb Y học, 2019.
[4]. Roland Glaser, Biophysics An Introduction, 6th edition,
Springer-Verlag Berlin and Heidelberg GmbH & Co. KG,
2012.
[5]. Andrey. D. Rubin, Fundamentals of Biophysics, Scrivener
Publishing Willey, 2014.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 7
Quy định học phần

 Tham gia đầy đủ số giờ lên lớp theo quy định của Nhà
trường;
 Tham gia đủ số giờ thực hành quy định của Nhà trường;
 Làm đầy đủ các bài tập theo yêu cầu của giảng viên.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 8
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
VIỆN CÔNG NGHỆ HÓA SINH – MÔI TRƯỜNG

TÓM TẮT BÀI GIẢNG

LÍ SINH HỌC
CHƯƠNG 1. SỰ BIẾN ĐỔI NĂNG LƯƠNG TRÊN CƠ THỂ SỐNG

Họ và tên giảng viên: TS. HỒ ĐÌNH QUANG


Đơn vị: Viện Công nghệ Hóa Sinh – Môi trường.
Điện thoại: 0918.119583.
Email: hodinhquang@vinhuni.edu.vn.

NĂM 2020
CHƯƠNG 1. SỰ BIẾN ĐỔI NĂNG LƯƠNG TRÊN CƠ THỂ SỐNG
CHUẨN ĐẦU RA

Nắm được các khái niệm về hệ nhiệt động và


G1.1 trình bày được các dạng năng lượng trên cơ
thể sống.
Giải thích được nguyên lý thứ nhất và nguyên
G1.3
lý thứ hai nhiệt động học.
Áp dụng được nguyên lý thứ nhất và nguyên
G1.3
lý thứ hai vào hệ thống sống.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 10
CHƯƠNG 1. SỰ BIẾN ĐỔI NĂNG LƯƠNG TRÊN CƠ THỂ SỐNG

NỘI DUNG

1.1. Các khái niệm cơ bản


1.2. Các dạng năng lượng tồn tại trong cơ thể sống
1.3. Sự biến đổi năng lượng trong cơ thể sống
1.4. Nguyên lý thứ nhất của nhiệt động học
1.5. Nguyên lý thứ hai nhiệt động học

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 11
CHƯƠNG 1. SỰ BIẾN ĐỔI NĂNG LƯƠNG TRÊN CƠ THỂ SỐNG
1.1. Các khái niệm cơ bản
Hệ là một vật thể hay một nhóm vật thể được dùng làm đối tượng
nghiên cứu để tìm ra các quy luật hoạt động của nó. Ví dụ cá thể, quần thể
được xem là một hệ khi được chọn để nghiên cứu.
Hệ nhiệt động là tập hợp các phân tử, vật thể được giới hạn trong
một không gian nhất định. Ví dụ, một phân tử Axit nucleic (AND), tế bào sống,
cơ thể sinh vật, cốc nước, thể tích khí trong bình là một hệ nhiệt động.
Hệ cô lập là hệ không có sự trao đổi vật chất và năng lượng với môi
trường xung quanh. Ví dụ, bình Dewar chứa hóa chất được đậy kín và bao
phủ bằng một lớp cách nhiệt dày không trao đổi vật chất và nhiệt lượng với
môi trường ngoài.
Hệ kín là hệ không có trao đổi vật chất nhưng lại trao đổi năng lượng
với môi trường xung quanh. Hệ kín có thể sinh công do lấy năng lượng từ môi
trường xung quanh hoặc sử dụng năng lượng dự trữ của bản thân.
Hệ mở là hệ có sự trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường
xung quanh. Ví dụ, cơ thể sinh vật là một hệ mở, nó khác với các hệ mở khác
là cơ thể là một dạng tồn tại đặc biệt của protein với các chất khác, có khả
năng tự tái tạo và phát triển.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 12
CHƯƠNG 1. SỰ BIẾN ĐỔI NĂNG LƯƠNG TRÊN CƠ THỂ SỐNG

1.2. Các dạng năng lượng tồn tại trong cơ thể sống
1.2.1. Cơ năng
1.2.2. Điện năng
1.2.3. Hóa năng
1.2.4. Quang năng
1.2.5. Nhiệt năng
1.2.6. Năng lượng hạt nhân

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 13
CHƯƠNG 1. SỰ BIẾN ĐỔI NĂNG LƯƠNG TRÊN CƠ THỂ SỐNG

1.3. Sự biến đổi năng lượng trong cơ thể sống


1.3.1. Biến đổi năng lượng trong cơ thể sống
- Năng lượng vào cơ thể: Năng lượng này được dự trữ trong
thức ăn dưới dạng hóa năng ở protein, lipit và gluxit. Ngoài ra,
năng lượng nhiệt và năng lượng sóng điện từ, bức xạ cũng đi
vào cơ thể theo các con đường khác nhau.
- Năng lượng chuyển hóa trong cơ thể: Các chất được đưa vào
cơ thể, phân hủy và giải phóng năng lượng thông qua các chu
trình sinh hóa diễn ra liên tục trong tế bào. Từ đó, năng lượng
được sử dụng để duy trì các hoạt động sống của cơ thể, cũng
như dự trữ ở các mô và cơ quan khi chưa không sử dụng hết.
- Năng lượng ra khỏi cơ thể: Trong cơ thể sống, năng lượng
được sử dụng để duy trì sự sống, xây dựng cấu trúc cơ thể hoặc
thoát ra ngoài cơ thể dưới dạng nhiệt.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 14
CHƯƠNG 1. SỰ BIẾN ĐỔI NĂNG LƯƠNG TRÊN CƠ THỂ SỐNG

1.3. Sự biến đổi năng lượng trong cơ thể sống


1.3.2. Năng lượng trong quá trình co cơ
Trong cơ thể sống, công sinh ra
do quá trình co cơ làm chiều dài
cơ bị biến đổi và tạo nên lực co
cơ. Lực co cơ có độ lớn phụ
thuộc vào chiều dài cơ nên công
thực hiện được trong quá trình
co cơ tính theo công thức

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 15
CHƯƠNG 1. SỰ BIẾN ĐỔI NĂNG LƯƠNG TRÊN CƠ THỂ SỐNG

1.3. Sự biến đổi năng lượng trong cơ thể sống


1.3.3. Công của quá trình hô hấp
Công hô hấp được tính bằng tích số áp suất và giá trị thể tích phổi thay đổi tương ứng, theo
công thức

Phế dung kế cầm tay (1) và phế dung kế điện tử (2)

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 16
CHƯƠNG 1. SỰ BIẾN ĐỔI NĂNG LƯƠNG TRÊN CƠ THỂ SỐNG

1.3. Sự biến đổi năng lượng trong cơ thể sống


1.3.4. Năng lượng trong hệ tim mạch
Công của tim là tổng năng lượng tim sử dụng trong 1 phút. Tim sử dụng năng lượng
dưới hai dạng là công ngoài và công động học. Công ngoài chiếm phần lớn năng
lượng tiêu tốn, dùng để vận chuyển máu từ tĩnh mạch có áp suất thấp đến động
mạch có áp suất cao (công thể tích - áp suất). Công ngoài được tính theo công thức

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 17
CHƯƠNG 1. SỰ BIẾN ĐỔI NĂNG LƯƠNG TRÊN CƠ THỂ SỐNG

1.4. Nguyên lý thứ nhất của nhiệt động học


1.4.1. Nội năng
Nội năng của hệ là năng
lượng dự trữ toàn phần của tất
cả các dạng chuyển động và
tương tác của các phần tử
nằm trong hệ.

Giá trị biến thiên của nội năng


từ trạng thái 1 sang trạng thái
2 của một hệ được tính theo
công thức

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 18
CHƯƠNG 1. SỰ BIẾN ĐỔI NĂNG LƯƠNG TRÊN CƠ THỂ SỐNG

1.4. Nguyên lý thứ nhất của nhiệt động học


1.4.2. Công
Công là đại lượng đặc trưng cho cho tác dụng của vật này lên vật khác gây nên sự
chuyển động của vật. Công cơ học A đặc trưng cho sự tương tác về phương diện
năng lượng. Nếu tác dụng một lực lên vật làm vật dịch chuyển quãng đường dọc
theo phương của lực thì công thực hiện được tính theo công thức

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 19
CHƯƠNG 1. SỰ BIẾN ĐỔI NĂNG LƯƠNG TRÊN CƠ THỂ SỐNG

1.4. Nguyên lý thứ nhất của nhiệt động học


1.4.3. Nhiệt lượng
Năng lượng mà hai hệ trao đổi cho nhau được gọi là nhiệt lượng, kí hiệu là Q. Nhiệt lượng
là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt từ vật này
sang vật khác, được xác định theo công thức

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 20
CHƯƠNG 1. SỰ BIẾN ĐỔI NĂNG LƯƠNG TRÊN CƠ THỂ SỐNG

1.4. Nguyên lý thứ nhất của nhiệt động học


1.4.4. Nguyên lý thứ nhất nhiệt động học
1.4.4.1. Nội dung của nguyên lý
1.4.4.2. Biểu thức của nguyên lý
1.4.4.3. Hệ quả của nguyên lý thứ nhất
1.4.4.4. Ý nghĩa của nguyên lý thứ nhất

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 21
CHƯƠNG 1. SỰ BIẾN ĐỔI NĂNG LƯƠNG TRÊN CƠ THỂ SỐNG

1.4. Nguyên lý thứ nhất của nhiệt động học


1.4.5. Áp dụng nguyên lý thứ nhất cho hệ thống sống
- Thức ăn đưa vào cơ thể:
+ Protein: 56 g tạo ra 237 kcal;
+ Lipit: 140 g tạo ra 1307 kcal;
+ Glucid: 79,98 g tạo ra 335 kcal.
Tổng năng lượng tạo ra từ nguồn thức ăn là 1879 kcal.
- Năng lượng tỏa ra của cơ thể khi sử dụng nguồn thức ăn trên:
+ Năng lượng của tỏa ra môi trường xung quanh là 1374 kcal;
+ Nhiệt lượng tỏa ra do khí thải là 43 kcal;
+ Nhiệt lượng thải ra qua phân và nước tiểu là 23 kcal;
+ Nhiệt lượng bốc hơi qua quá trình hô hấp là 181 kcal;
+ Nhiệt lượng tỏa ra do bốc hơi qua da là 227 kcal.
+ Nhiệt lượng hiệu chỉnh do sai số là 31 kcal.
Tổng nhiệt lượng thải ra là 1879 kcal.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 22
CHƯƠNG 1. SỰ BIẾN ĐỔI NĂNG LƯƠNG TRÊN CƠ THỂ SỐNG

1.5. Nguyên lý thứ hai nhiệt động học


1.5.1. Quá trình thuận nghịch và không thuận nghịch
1.5.1.1. Quá trình thuận nghịch

1.5.1.2. Quá trình không thuận nghịch

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 23
CHƯƠNG 1. SỰ BIẾN ĐỔI NĂNG LƯƠNG TRÊN CƠ THỂ SỐNG

1.5. Nguyên lý thứ hai nhiệt động học


1.5.2. Thông số nhiệt động học
1.5.2.1. Gradient

1.5.2.2. Entropi (S)

S là entropi của hệ, k là hằng số Boltzmann, k = 1,381.10-23 J/K, W là xác suất nhiệt động của hệ.
1.5.2.3. Năng lượng tự do
Nội năng của hệ U = F + T.S, phần T.S gọi là năng lượng liên kết của hệ, không có
khả năng sinh công. Năng lượng tự do trong cơ thể sống được hình thành từ sự
phân hủy chất dinh dưỡng trong thức ăn, phá vỡ năng lượng liên kết.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 24
CHƯƠNG 1. SỰ BIẾN ĐỔI NĂNG LƯƠNG TRÊN CƠ THỂ SỐNG

1.5. Nguyên lý thứ hai nhiệt động học


1.5.3. Nguyên lý thứ hai nhiệt động học
- Nhiệt không thể tự động truyền từ vật lạnh sang vật nóng hơn.
- Tính trật tự của một hệ cô lập chỉ có thể giữ nguyên hoặc giảm dần .
- Không thể tồn tại trong tự nhiên một chu trình mà kết quả duy nhất là
biến nhiệt thành công và không để lại dấu vết gì ở môi trường xung
quanh.
- Không thể chế tạo được một loại máy hoạt động tuần hoàn biến đổi
liên tục nhiệt thành công nhờ làm lạnh một vật và xung quanh không
chịu một sự thay đổi đồng thời nào.
- Hiệu suất của một máy nhiệt không phụ thuộc vào bản chất các vật
tham gia vào hoạt động của máy mà phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn
nhiệt và vật thu nhiệt.
- Trong các hệ cô lập, chỉ có những quá trình làm tăng entropi mới có
thể tự diễn biến để đạt đến trạng thái cân bằng có giá trị entropi lớn
nhất.
TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 25
CHƯƠNG 1. SỰ BIẾN ĐỔI NĂNG LƯƠNG TRÊN CƠ THỂ SỐNG

1.5. Nguyên lý thứ hai nhiệt động học


1.5.4. Áp dụng nguyên lý thứ hai nhiệt động học cho hệ thống sống
1.5.4.1. Trạng thái dừng của hệ thống sống

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 26
CHƯƠNG 1. SỰ BIẾN ĐỔI NĂNG LƯƠNG TRÊN CƠ THỂ SỐNG

1.5. Nguyên lý thứ hai nhiệt động học


1.5.4. Áp dụng nguyên lý thứ hai nhiệt động học cho hệ thống sống
1.5.4.2. Biến đổi entropi ở hệ thống sống.
Cơ thể sống là một hệ mở có trao đổi vật chất và năng lượng với
môi trường xung quanh nên sự thay đổi entropi ở hệ chia ra làm 2
thành phần dSe và dSi. Thành phần dSe là sự thay đổi entropi gây bởi
sự tương tác với môi trường xung quay (thay đổi dòng vật chất và
năng lượng ra vào hệ), thành phần Ds1 là thay đổi entropi do thay
đổi bên trong hệ. Sự thay đổi entropi của hệ được biểu diễn bởi
công thức

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 27
CHƯƠNG 1. SỰ BIẾN ĐỔI NĂNG LƯƠNG TRÊN CƠ THỂ SỐNG

Bài tập/Thảo luận


 Bài tập 1: Hãy thiết kế một poster hoặc một bài trình
chiếu để thuyết trình về sự biến đổi năng lượng trong cơ
thể sống (Bài tập làm theo nhóm phân công khoảng 5 –
7 người).
 Bài tập 2. Phân tích mối liên hệ giữa nội năng, công và
nhiệt lượng.
 Bài tập 3. Nguyên lý thứ nhất nhiệt động học và áp dụng
nguyên lý thứ nhất vào hệ thống sống.
 Bài tập 4. Nguyên lý thứ hai nhiệt động học và áp dụng
nguyên lý thứ hai vào hệ thống sống.
 Bài tập 5. So sánh trạng cân bằng thái dừng và trạng thái
cân bằng nhiệt động.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 28
CHƯƠNG 1. SỰ BIẾN ĐỔI NĂNG LƯƠNG TRÊN CƠ THỂ SỐNG

Tài liệu tham khảo


 Giáo trình
[1]. Nguyễn Minh Tân, Giáo trình Vật lý lý sinh, Nxb ĐH Quốc
gia Hà Nội, 2009.
 Tài liệu tham khảo
[2]. Nguyễn Thị Kim Ngân, Lý sinh học, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội, 2001.
[3]. Phan Sỹ An và cộng sự, Lý sinh y học, Nxb Y học, 2019.
[4]. Roland Glaser, Biophysics An Introduction, 6th edition,
Springer-Verlag Berlin and Heidelberg GmbH & Co. KG,
2012.
[5]. Andrey. D. Rubin, Fundamentals of Biophysics, Scrivener
Publishing Willey, 2014.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 29
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
VIỆN CÔNG NGHỆ HÓA SINH – MÔI TRƯỜNG

TÓM TẮT BÀI GIẢNG

GIẢI PHẪU SINH LÍ NGƯỜI


CHƯƠNG 2. SỰ VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT TRONG CƠ THỂ SỐNG

Họ và tên giảng viên: TS. HỒ ĐÌNH QUANG


Đơn vị: Viện Công nghệ Hóa Sinh – Môi trường.
Điện thoại: 0918.119583.
Email: hodinhquang@vinhuni.edu.vn.

NĂM 2020
CHƯƠNG 2. SỰ VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT TRONG CƠ THỂ SỐNG

CHUẨN ĐẦU RA

Trình bày được đặc điểm của các quá trình vận
G2.1
chuyển vật chất trong cơ thể sống.
Giải thích được các nguyên lý vận chuyển chất lưu và
G2.2
áp dụng vào hệ thống sống.
Giải thích được sự vận chuyển của máu trong hệ tuần
G2.3 hoàn và phân tích được các yếu tố khách quan ảnh
hưởng đến hệ tuần hoàn.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 31
CHƯƠNG 2. SỰ VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT TRONG CƠ THỂ SỐNG

NỘI DUNG
2.1. Các hiện tượng vận chuyển chất trong cơ thể
2.2. Chuyển động của chất lỏng
2.3. Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
2.4. Sự vận chuyển máu trong hệ tuần hoàn
2.5. Sự vận chuyển khí trong hệ hô hấp

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 32
CHƯƠNG 2. SỰ VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT TRONG CƠ THỂ SỐNG

2.1. Các hiện tượng vận chuyển chất trong cơ thể


2.1.1. Hiện tượng khuếch tán
2.1.1.1. Khuếch tán không qua màng
- Khái niệm: Khuếch tán không qua màng là hiện tượng các nguyên
tử, phân tử hoặc ion ở thể rắn, lỏng hoặc khí của hai hay nhiều tập
hợp đặt gần nhau chuyển động hỗn loạn và đan xen vào nhau.
- Bản chất: Bản chất của hiện tượng khuếch tán là sự chuyển động
nhiệt hỗn loạn của các chất theo mọi phương, dẫn đến trạng thái
cân bằng nồng độ trên mọi thể tích hay là trạng thái có xác suất
nhiệt động lớn nhất (entropi cực đại).
- Động lực: Quá trình khuếch tán không qua màng không cần ngoại
lực tác động và không tiêu tốn năng lượng. Sự tồn tại gradient nồng
độ là động lực chuyển động có hướng của các chất theo chiều làm
cho gradient nồng độ giảm dần đến khi bằng 0 (triệu tiêu chênh
lệch nồng độ).
TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 33
CHƯƠNG 2. SỰ VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT TRONG CƠ THỂ SỐNG

2.1. Các hiện tượng vận chuyển chất trong cơ thể


2.1.1. Hiện tượng khuếch tán
2.1.1.2. Khuếch tán qua màng xốp thấm tự do
Theo định luật Fick, biến thiên số phân tử qua màng được tính theo công thức

trong đó, S/l được gọi là hằng số màng. Giá trị hằng số màng có thể xác định được
bằng thực nghiệm thông qua tổng diện tích S của lỗ màng và bề dày l của màng.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 34
CHƯƠNG 2. SỰ VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT TRONG CƠ THỂ SỐNG

2.1. Các hiện tượng vận chuyển chất trong cơ thể


2.1.2. Hiện tượng thẩm thấu
2.1.2.1. Màng bán thấm

2.1.2.2. Áp suất thẩm thấu


Áp suất thẩm thấu được tính bằng
phương trình Clapeyron-Medeleev.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 35
CHƯƠNG 2. SỰ VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT TRONG CƠ THỂ SỐNG

2.1. Các hiện tượng vận chuyển chất trong cơ thể


2.1.2. Hiện tượng thẩm thấu
2.1.2.3. Cân bằng Donnan

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 36
CHƯƠNG 2. SỰ VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT TRONG CƠ THỂ SỐNG

2.1. Các hiện tượng vận chuyển chất trong cơ thể


2.1.2. Hiện tượng thẩm thấu
2.1.2.4. Ý nghĩa của áp suất thẩm thấu
Hiện tượng thẩm thấu đóng vai trò rất quan trọng cơ thể sống.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 37
CHƯƠNG 2. SỰ VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT TRONG CƠ THỂ SỐNG

2.1. Các hiện tượng vận chuyển chất trong cơ thể


2.1.3. Hiện tượng lọc và siêu lọc
2.1.3.1. Hiện tượng lọc
Lọc là hiện tượng dung dịch chuyển thành dòng qua các
lỗ màng dưới tác dụng của lực đặt lên dung dịch như trọng
lực, lực thủy tĩnh hoặc lực ép thành mạch.
Giả sử có một màng với các lỗ màng có kích thước
giống nhau, các chất trong dung dịch có những hạt kích
thước lớn không đi qua được lỗ màng. Mật độ dòng thể tích
được tính theo công thức:

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 38
CHƯƠNG 2. SỰ VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT TRONG CƠ THỂ SỐNG

2.1. Các hiện tượng vận chuyển chất trong cơ thể


2.1.3. Hiện tượng lọc và siêu lọc
2.1.3.2. Hiện tượng siêu lọc
Hiện tượng siêu lọc xảy ra ở cầu thận, vật chất chuyển qua màng lọc vào xoang Bowman là
do sự chênh lệch áp suất, có 3 loại áp suất ở cầu thận.
- Áp suất máu trong mao mạch máu ph = 70 mmHg đóng vai trò lực đẩy dung dịch vào xoang
Bowman.
- Áp suất keo trong mao mạch pk = 32 mmHg ở cầu thận tạo ra do nồng độ protein hòa tan
trong huyết tương
- Áp suất thủy tĩnh trong xoang Bowman pb = 14 mmHg tạo ra do dịch lọc chứa trong xoang
Bowman.
Áp suất lọc là áp suất đẩy nước và các chất hòa tan từ lòng mao mạch trong cầu thận qua
màng lọc vào xoang Bowman pe là:
pe = ph - (pk + pb) = 70 - (32 + 14) = 24 mmHg
Bình thường, dịch lọc qua cầu thận không có hồng cầu và lượng protein rất thấp vì chúng
không qua được màng, còn đồng độ các chất có kích thước nhỏ như axit amin, các ion Na+,
Cl-,…cao và sẽ được tái hấp thu lại ở các ống thận

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 39
CHƯƠNG 2. SỰ VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT TRONG CƠ THỂ SỐNG

2.2. Chuyển động của chất lỏng


2.2.1. Chuyển động của chất lỏng lý tưởng
2.2.1.1. Phương trình liên tục

Đường dòng (a) và ống dòng (b)

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 40
CHƯƠNG 2. SỰ VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT TRONG CƠ THỂ SỐNG

2.2. Chuyển động của chất lỏng


2.2.1. Chuyển động của chất lỏng lý tưởng
2.2.1.2. Phương trình Bernoulli
Định luật Bernoulli: Trong ống chất lỏng lý tưởng nằm ngang, áp suất lỏng sẽ tăng tại nơi tốc
độ chảy chất lỏng giảm và ngược lại.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 41
Độ nhớt của một dung dịch có chứa những hạt nhỏ phụ thuộc vào độ nhớt
0
của chất lỏng và thể tích tổng cộng V của tất cả các hạt chứa trong một đơn vị thể tích dung dịch được tính theo công thức
CHƯƠNG 2. SỰ VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT TRONG CƠ THỂ SỐNG

2.2. Chuyển động của chất lỏng


2.2.2. Chuyển động của chất lỏng thực
2.2.2.1. Hệ số nhớt của dung dịch

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 42
CHƯƠNG 2. SỰ VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT TRONG CƠ THỂ SỐNG

2.2. Chuyển động của chất lỏng


2.2.2. Chuyển động của chất lỏng thực
2.2.2.2. Chuyển động của chất lỏng thực qua ống tròn nằm ngang
Lưu lượng chất lỏng, tức là thể tích chất lỏng được vận chuyển trong một đơn vị
thời gian được tính theo công thức Poa dơi

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 43
CHƯƠNG 2. SỰ VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT TRONG CƠ THỂ SỐNG

2.3. Vận chuyển vật chất qua màng tế bào


2.3.1. Vận chuyển thụ động
Vận chuyển thụ động là quá trình vận chuyển vật chất qua màng tế bào mà không cần năng
lượng với động lực là các loại gradient khác nhau tồn tại ở hai phía của màng. Năng lượng
chi phí cho các loại vận chuyển này được lấy ngay ở phần năng lượng dự trữ trong các
gradient, tế bào lấy năng lượng từ các phản ứng hóa sinh. Chiều vận chuyển vật chất do tổng
các vectơ gradient ở vùng màng quyết định.
Ở tế bào sống thường tồn tại các loại gradient như gradient nồng độ, gradient thẩm thấu,
gradient màng, graditent độ hòa tan, gradient điện hóa. Do đó, sự vận chuyển vật chất qua
màng phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Ví dụ, do có gradient màng mà nồng độ ion K+ ở trong tế
bào thường xuyên lớn gấp 30- 50 lần nồng độ trong huyết thanh hay dịch mô.
Chiều vận chuyển vật chất phụ thuộc vào các yếu tố: chiều và giá trị trương quan giữa các
gradient ở vùng màng, mức độ trao đổi chất và tương quan giữa quá trình tổng hợp và phân
hủy các đại phân tử trong thành phần nguyên sinh chất. Ví dụ ở tế bào già, các nucleotid bị
phân hủy, các gốc phosphat và K+ bị đào thải ra môi trường ngoài. Ở các tế bào non, gốc
phosphat và K+ lại được vận chuyển vào tế bào để tổng hợp các nucleotid và tích lũy trong tế
bào. Khi tế bào sắp chết, sự vận chuyển vật chất qua màng tăng lên không thuận nghịch và
mất khả năng vận chuyển chọn lọc.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 44
CHƯƠNG 2. SỰ VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT TRONG CƠ THỂ SỐNG

2.3. Vận chuyển vật chất qua màng tế bào


2.3.1. Vận chuyển thụ động
2.3.1.1. Khuếch tán đơn giản
Khuếch tán đơn giản là dạng khuếch tán mà vật chất chuyển động thành dòng trong dung
môi dưới tác dụng của gradient nồng độ. Các phân tử nước và các anion thường khuếch tán
theo cơ chế này.

2.3.1.2. Khuếch tán liên hợp


Khuếch tán liên hợp là quá trình các vật chất được vận chuyển qua màng theo gradient
nồng độ nhờ gắn với các phân tử chất mang. Các chất glucose, glycerin, axit amin và một số
chất hữu cơ khác được vận chuyển theo cơ chế này.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 45
CHƯƠNG 2. SỰ VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT TRONG CƠ THỂ SỐNG

2.3. Vận chuyển vật chất qua màng tế bào


2.3.1. Vận chuyển thụ động
2.3.1.3. Khuếch tán trao đổi
Khuếch tán trao đổi là quá trình vận chuyển vật chất qua màng có sự tham gia của chất
mang được xoay vòng. Chất mang đưa các phân tử cơ chất từ trong ra ngoài màng, giải
phóng cơ chất đó, rồi tiếp tục mang cơ chất khác cùng loại vào trong tế bào.
Dựa vào cơ chế khuếch tán này chúng ta có thể giải thích được sự vận chuyển của các ion
Na+ qua màng hồng cầu. Các ion Na+ của hồng cầu nhanh chóng trao đổi cho các ion Na+
trong huyết thanh nên nồng độ Na+ được giữ ổn định trong hồng cầu.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 46
CHƯƠNG 2. SỰ VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT TRONG CƠ THỂ SỐNG

2.3. Vận chuyển vật chất qua màng tế bào


2.3.2. Vận chuyển tích cực
Vận chuyển tích cực là hình thức vận chuyển vật chất tiêu tốn năng lượng ATP nhằm đưa các
chất đi ngược chiều gradient nồng độ nhờ các phân tử chất mang.
Hình thức vận chuyển này được thực hiện nhờ các protein xuyên màng đặc hiệu giống các
bơm hoạt động nhờ ATP để đẩy các ion như Na+, K+, H+, Ca2+, I-, Cl-, HCO3-… hoặc các phân tử
nhỏ như axit amin, các đường đơn đi ngược lại chiều gradient nồng độ của chúng. Năng
lượng của quá trình này được huy động từ sự phân ly glycogen, hô hấp tế bào hoặc thủy
ngân ATP dự trữ.

Hoạt động của bơm Na+-K+


TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 47
CHƯƠNG 2. SỰ VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT TRONG CƠ THỂ SỐNG

2.3. Vận chuyển vật chất qua màng tế bào


2.3.3. Thực bào, ẩm bào và xuất bào
Hiện tượng thực bào và ẩm bào là hiện tượng các chất hòa tan trong nước, các protein và
các chất có khối lượng phân tử lớn xâm nhập vào tế bào nhờ các biến đổi tích cực của
màng tế bào mà không cần khuếch tán qua lỗ màng.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 48
CHƯƠNG 2. SỰ VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT TRONG CƠ THỂ SỐNG

2.4. Sự vận chuyển máu trong hệ tuần hoàn


2.4.1. Sự thay đổi áp suất và tốc độ chảy của máu
2.4.1.1. Tốc độ chảy của máu.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 49
CHƯƠNG 2. SỰ VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT TRONG CƠ THỂ SỐNG

2.4. Sự vận chuyển máu trong hệ tuần hoàn


2.4.1. Sự thay đổi áp suất và tốc độ chảy của máu.
2.4.1.2. Áp suất của dòng máu
Áp suất của dòng máu ở động mạch chủ khoảng 130-150 mmHg, động
mạch nhỏ là 70-80 mmHg, mao mạch là 20-30 mmHg và tĩnh mạch là 8-15
mmHg. Áp suất máu phụ thuộc vào tổng thể tích máu trong hệ tim mạch.
Thể tích máu bình thường ở một người trưởng thành khoảng 5 lít, với 60%
được chứa trong hệ tĩnh mạch và tiểu tĩnh mạch. Khi thể tích máu giảm trên
10%, áp lực máu giảm và sự tăng thể tích máu như tình trạng ứ nước, làm
tăng áp lực máu.
Sự suy giảm áp suất trong cả hệ mạch chủ yếu do lực ma sát giữa dòng
máu và thành mạch, gọi là sức cản ngoại vi. Sức cản ngoại vi phụ thuộc vào
bán kính R của lòng mạch, chiều dài l mà máu đã chảy qua và độ nhớt của
máu. Độ chênh lệnh áp suất giữa hai đầu đoạn mạch được tính:

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 50
CHƯƠNG 2. SỰ VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT TRONG CƠ THỂ SỐNG

2.4. Sự vận chuyển máu trong hệ tuần hoàn


2.4.2. Áp suất thẩm thấu, áp suất keo và độ nhớt của máu trường
Áp suất thẩm thấu của máu đảm bảo cho sự ổn định của áp
suất thẩm thấu trong mô và giữ cho các thành phần tế bào
máu nguyên vẹn. Trong điều kiện bình thường, áp suất thẩm
thấu của máu khoảng 7,7-8,1 atm. Hàm lượng muối khoáng
trong huyết tương (NaCl) dao động 0,9-1,0%, đóng vai trò cân
bằng áp suất thẩm thấu. Áp suất thẩm thấu của máu được
xác định bằng công thức.

trong đó, p là áp suất thẩm thấu, R là hằng số, M là trọng lượng phân tử chất tan, C là
nồng độ chất tan, C= 0,3 mol/l ở người bình thường, T là thân nhiệt, độ K

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 51
CHƯƠNG 2. SỰ VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT TRONG CƠ THỂ SỐNG

2.4. Sự vận chuyển máu trong hệ tuần hoàn


2.4.3. Huyết áp

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 52
CHƯƠNG 2. SỰ VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT TRONG CƠ THỂ SỐNG

2.4. Sự vận chuyển máu trong hệ tuần hoàn


2.4.4. Những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến tuần hoàn máu
2.4.4.1. Hoạt động của cơ bắp
Trọng lượng của cơ vân chiếm đến 40% trọng lượng cơ thể. Khi cơ hoạt động mạnh (lao
động chân tay…) nhu cầu năng lượng của nó tăng lên, do đó hệ tuần hoàn phải tăng cường
hoạt động để đáp ứng nhu cầu vật chất và năng lượng. Người ta thấy lúc lao động nhu cầu
oxy tăng gấp 8-10 lần so với lúc nghỉ. Cơ thể đáp ứng bằng cách tăng tần số co bóp của tim.
Ngoài ra tuần hoàn của mao mạch cũng thay đổi thao nhu cầu của cơ thể. Trong cơ vân bình
thường có một mạng mao mạch dày đặc, các nghiên cứu chi tiết cho biết 1 mm3 cơ chứa đến
3000 mao mạch. Kích thước của mao mạch rất bé (chiều dài từ 0,2 - 0,4 mm và đường kính
khoảng 0,007 mm). Tốc độ máu của mao mạch cũng rất chậm 5mm/s. Ở cơ vân hoạt động
bình thường chỉ có một lượng nhỏ mao mạch hoạt động tuần hoàn tức là có máu vận
chuyển qua. Số lượng mao mạch hoạt động lúc này chỉ khoảng 200 - 300 mao mạch trong 1
mm3 tổ chức tức dưới 10%. Tùy theo nhu cầu năng lượng và oxy của cơ thể, lúc cơ hoạt động
mạch hơn (lao động) số lượng các mao mạch tham gia vận chuyển máu sẽ tăng lên. Cơ chế
này thực hiện được là nhờ hoạt động cơ trơn nằm ngay trước mao mạch đó. Thành mao
mạch cũng giãn ra hay co vào dưới ảnh hưởng của áp suất dòng máu và tác dụng của nội tiết
tố.
TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 53
CHƯƠNG 2. SỰ VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT TRONG CƠ THỂ SỐNG

2.4. Sự vận chuyển máu trong hệ tuần hoàn


2.4.4. Những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến tuần hoàn máu
2.4.4.2. Ảnh hưởng của trọng trường
Ở tư thế đứng, máu từ động mạch dễ dàng chảy xuống các phủ tạng ở
bụng và các chi dưới nhờ tác dụng phụ của trọng lực. Tuy vậy ở người
khỏe mạnh điều đó không làm thay đổi áp suất máu nhiều ở chi dưới.
Nếu từ tư thế nằm chuyển sang tư thế đứng, nhịp tim bao giờ cũng tăng
lên đôi chút để đảm bảo khối lượng máu được tim đẩy ra trong một đơn
vị thời gian là không thay đổi. Ở tư thế đứng lượng máu do tim đẩy ra
trong một lần co bóp ít hơn tư thế nằm. Cơ chế quá trình này được giải
thích theo định luật Starling là sức đẩy của quả tim tùy thược vào độ
giãn dài của sợi cơ tim. Độ giãn đó lại tùy thuộc vào lượng máu chảy từ
tĩnh mạch vào tim ở thời kỳ tâm trương. Lượng máu từ các tĩnh mạch
phía dưới tim đổ về tim đã bị giảm bớt phần nào vì tác dụng trọng lực.
Do đó áp suất máu do tim co bóp sẽ giảm đi.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 54
CHƯƠNG 2. SỰ VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT TRONG CƠ THỂ SỐNG

2.4. Sự vận chuyển máu trong hệ tuần hoàn


2.4.4. Những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến tuần hoàn máu
2.4.4.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ và môi trường
Nhiệt độ xung quanh tăng lên gây ảnh hưởng trực tiếp đến thân nhiệt. Một trong những cơ
chế tự điều chỉnh thân nhiệt của cơ thể làm tăng lưu lượng máu tới bề mặt da do các mao
mạch ở da được giãn rộng ra. Bản thân sự tăng nhiệt độ môi trường cũng làm giãn các mao
mạch ở da. Thực nghiệm trên Thỏ, ta thấy khi nhiệt độ xung quanh lên tới 45 oC lưu lượng
máu tối đa tăng lên đến 6 - 7 lần so với lúc ở nhiệt độ 20 oC. Để giữ vững áp suất trong máu,
cơ thể tự điều chỉnh bằng cách co mạch ở trong các phủ tạng. Một số phủ tạng chứa một
khối lượng máu rất lớn như gan, lách, phổi. Về phương diện tuần hoàn các phủ tạng đó đóng
một vai trò như những hồ chứa để điều chỉnh lưu lượng máu trong toàn thân thích hợp với
nhu cầu cơ thể. Do những tình trạng bệnh lý nào đó, cơ chế điều chỉnh đó rối loạn nên sự
tăng nhiệt độ môi trường đột ngột có thể gây nên hạ huyết áp tạm thời. Cũng theo một cơ
chế tương tự, khi cơ thể tăng cường hoạt động, nhu cầu máu tối đa tăng lên (cơ quan tiêu
hóa sau khi ăn, não khi lao động trí óc) sẽ ảnh hưởng đến lưu lượng máu ở vùng khác trong
cơ thể hoặc hoạt động của chính bản thân tim, mạch.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 55
CHƯƠNG 2. SỰ VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT TRONG CƠ THỂ SỐNG

2.5. Sự vận chuyển khí trong hệ hô hấp


2.5.1. Hoạt động hô hấp
2.5.1.1. Cơ chế hít vào
Trong lồng ngực, phổi ở trạng thái giãn căng do tính đàn hồi. Màng phổi ngăn cách phổi và
lồng ngực bởi lá thành và lá tạng, tạo nên khoang màng phổi nằm giữa 2 lá. Trong điều kiện
cân bằng, áp suất ở phế nang ppn cân bằng với tổng áp suất khoang màng phổi pkp và áp
suất co gây ra do tính đàn hồi của phổi pp.
ppn = pkp + pp hay pkp = ppn - pp
Áp suất khoang nhỏ hơn áp suất phế nang một giá trị bằng áp suất của phổi.
Áp suất khí quyển tác dụng lên lồng ngực pkq cân bằng với tổng áp suất khoang phổi pkp và
áp suất gây ra bởi tính đàn hồi của lồng ngực pln.
pkq = pkp + pln hay pkp = pkq – pln
Áp suất khoang phổi nhỏ hơn áp suất khí quyển một giá trị bằng sức căng của lồng ngực.
Do đó, áp suất khoang phổi nhận giá trị âm nếu áp suất khí quyển bằng 0. Áp suất âm của
khoang phổi làm cho lồng ngực có xu hướng co lại, ngược với sức căng của phổi.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 56
CHƯƠNG 2. SỰ VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT TRONG CƠ THỂ SỐNG

2.5. Sự vận chuyển khí trong hệ hô hấp


2.5.1. Hoạt động hô hấp
2.5.1.2. Cơ chế thở ra
Không khí từ phổi được đẩy ra ngoài là do thể tích lồng ngược bị giảm
xuống. Điều đó làm tăng áp lực khoang màng phổi. Lúc này do áp lực từ
khoang màng, các phế nang co lại làm cho áp suất không khí trong phế
nang tăng lên cao hơn áp suất khí quyển. Do vậy dòng khí di chuyển từ
phổi ra ngoài.
Cơ chế làm cho thể tích lồng ngực giảm xuống khi thở ra như sau: Khi
trương lực cơ hít vào giảm đi, do tác dụng của các lực đàn hồi của lồng
ngực, của các cơ quan trong lồng ngực, của trọng lượng lồng ngực, thể tích
lồng ngực bắt đầu giảm xuống. Đó là một quá trình tự nhiên không đòi hỏi
gắng sức. Ngoài ra còn một số cơ (cơ liên sườn trong, cơ bụng…) khi co
làm cho thể tích lồng ngực giảm xuống. Cơ hoành nâng lên cũng làm cho
thể tích lồng ngực hẹp lại rõ rệt.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 57
CHƯƠNG 2. SỰ VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT TRONG CƠ THỂ SỐNG

2.5. Sự vận chuyển khí trong hệ hô hấp


2.5.1. Hoạt động hô hấp
2.5.1.3. Công hô hấp
Thực nghiệm cho thấy, ở trạng
thái tĩnh (thông khí dưới 10
l/phút), công hô hấp khoảng
0,1 - 0,59 J/l hay 0,98 - 4,9
J/phút. Khi tăng thể tích thở
trong 1 phút công hô hấp sẽ
tăng không tỷ lệ do sự tăng
sức cản động học của dòng
không khí đi trong đường dẫn
khí. Việc kết hợp thở sâu và
tần số thở thích hợp, làm công
thực hiện cho 1 lít không khí
nhỏ nhất, được cải thiện nhờ
luyện tập.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 58
CHƯƠNG 2. SỰ VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT TRONG CƠ THỂ SỐNG

2.5. Sự vận chuyển khí trong hệ hô hấp


2.5.2. Sự vận chuyển khí trong cơ thể
2.5.2.1. Quy luật về khuếch tán khí
Định luật Henry: Lượng khí xâm nhập (khuếch tán) vào chất lỏng tỷ lệ với áp suất riêng phần
của chất khí đó trên bề mặt chất lỏng. Hệ số khuếch tán khí phụ thuộc vào bản chất các khí
thành phần có trong hỗn hợp khí (không khí chứa 78,1% khí nitơ theo thể tích, 20,9% khí
oxy, 0,035% khí cacbonic, hơi nước và các khí khác).
Máu là hỗn hợp gồm nhiều thành phần khác nhau, nên sự xâm nhập của khí vào máu
không chỉ phụ thuộc vào đặc điểm của chất khí mà còn phụ thuộc đặc điểm của máu.
Cécénov nghiên cứu sự thẩm thấu của khí CO2 vào dung dịch thấy rằng, lượng khí CO2 hòa
tan vào dung dịch tỷ lệ nghịch với nồng độ muối và nồng độ các chất hòa tan trong dung
dịch (protein, lipit, gluxit). Mối quan hệ giữa nồng độ C của chất tan trong dung dịch và
lượng khí hòa tan S, được tính theo công thức.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 59
CHƯƠNG 2. SỰ VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT TRONG CƠ THỂ SỐNG

2.5. Sự vận chuyển khí trong hệ hô hấp


2.5.2. Sự vận chuyển khí trong cơ thể
2.5.2.2. Sự phụ thuộc của áp suất riêng phần của các khí thành
phần trong phổi
Kết quả đo thực nghiệm cho thấy, áp suất trung bình ở phế nang khi hít vào tương đương
với áp suất khí quyển tức là 1 atm (atmosphere) hay 760 Torr. Khi nhiệt độ của cơ thể 37 oC
với điều kiện bão hòa hơi nước, hơi nước ở phế nang luôn luôn có một áp suất riêng phần
khoảng 47 Torr. Áp suất tổng cộng của các khí N2, O2 và CO2 trong phế nang đạt khoảng 760
– 47 = 713 Torr.
Trong phế nang, các khí N2, O2, CO2 chiếm tỷ lệ lần lượt là 80,7%, 13,8% và 5,5% cho nên
áp suất riêng phần P của các khí này là:

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 60
CHƯƠNG 2. SỰ VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT TRONG CƠ THỂ SỐNG

2.5. Sự vận chuyển khí trong hệ hô hấp


2.5.3. Máu và sự trao đổi khí của cơ thể
2.5.3.1. Vận chuyển khí O2.
Hồng cầu đóng vai trò quan trọng
trong sự vận chuyển khí O2.
Thành phần chính của hồng cầu
là hemoglobin (Hb). Một phân tử
hemoglobin có trọng lượng là
67.000 và chứa 4 gốc hem và
nguyên tử Fe ở giữa. Mỗi nguyên
tử Fe này có khả năng kết hợp
với một phân tử O2, nghĩa là một
phân tử Hb có khả năng kết hợp
với 4 phân tử O2 để tạo thành
phức hợp oxyhemoglobin (HbO2).

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 61
CHƯƠNG 2. SỰ VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT TRONG CƠ THỂ SỐNG

2.5. Sự vận chuyển khí trong hệ hô hấp


2.5.3. Máu và sự trao đổi khí của cơ thể
2.5.3.2. Vận chuyển khí CO2.
Một lượng nhỏ khí cacbonic
CO2 được vận chuyển dưới
dạng hoà tan, thực nghiệm
cho thấy 100 ml máu vận
chuyển được 0,3 ml
CO2 dưới dạng hoà tan,
chiếm khoảng 7% toàn lượng
CO2 lên phổi.


H 2O  CO2  H CO
 2 3

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 62
CHƯƠNG 2. SỰ VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT TRONG CƠ THỂ SỐNG

2.5. Sự vận chuyển khí trong hệ hô hấp


2.5.4. Những yếu tố ảnh hưởng tới sự trao đổi khí trong cơ thể người
2.5.4.1. Yếu tố bên trong
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thở, sự lưu thông khí, hoạt
động của các phế nang đều ảnh hưởng đến hô hấp.
- Tuần hoàn máu có vai trò to lớn đối với hoạt động hô hấp, các
thay đổi về số lượng và chất lượng máu (kể cả hồng cầu và huyết
tương) ảnh hưởng trực tiếp đến vận chuyển O2 và CO2.
- Hoạt động chuyển hóa ở tế bào, mô làm cho tốc độ sử dụng O2 và
sản sinh CO2 khác nhau ảnh hưởng trực tiếp đến hô hấp. Cảm
giác đau cũng có thể ảnh hưởng đến sự trao đổi khí của tế bào và
mô.
- Con người là một thể hoàn chỉnh cho nên mọi hoạt động chức
năng khác đều liên quan chặt chẽ với hô hấp. Cơ thể điều khiển
mọi hoạt động chức năng đó qua hệ thần kinh, hệ thống tuyến nội
tiết, các men.
TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 63
CHƯƠNG 2. SỰ VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT TRONG CƠ THỂ SỐNG

2.5. Sự vận chuyển khí trong hệ hô hấp


2.5.4. Những yếu tố ảnh hưởng tới sự trao đổi khí trong cơ thể người
2.5.4.2 Yếu tố bên ngoài
- Ảnh hưởng của trọng trường: Khi thở xảy ra sự thay đổi vị trí lồng ngực và các cơ quan
trong ổ bụng. Lúc đó lực cản có liên quan đến trường hấp dẫn của trái đất sẽ thay đổi tùy
theo giai đoạn của chu trình hô hấp và vị trí của cơ thể trong không gian và trong vũ trụ.
Ở điều kiện trên trái đất, khi hít vào, trọng lượng lồng ngực sẽ gây ra lực cản các cơ hít vào và
khi thở ra, chính nhân tố này sẽ làm giảm thể tích lồng ngực. Trọng lực của cơ quan trong ổ
bụng (đặc biệt ở tư thế đứng) sẽ tác động lên cơ hoành và có xu hướng kéo nó xuống dưới.
Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho động tác hít vào và cản trở động tác thở ra. Ảnh hưởng
của nhân tố trường hấp dẫn lên quá trình hô hấp có thể xác định được khi so sánh các chỉ số
cơ học và thông khí khi hô hấp ở các trạng thái nằm và đứng.
- Ảnh hưởng của tỷ lệ khí thành phần: Cơ thể bình thường đã thích nghi với môi trường
không khí chứa oxy có phân áp khoảng 100 Torr. Hàm lượng O2 và CO2 phải được giữ cân
bằng. Cơ thể còn chịu đựng được không khí có thể tích oxy lên tới 50% nhưng sẽ có rối loạn
nghiêm trọng nếu chỉ thở thuần khí O2.
- Ảnh hưởng của áp suất khí quyển: Càng lên cao áp suất khí quyển hạ thấp và phân áp các
khí thành phần cũng giảm, dẫn đến tình trạng thiếu oxy trong cơ thể. Để đáp ứng lại, hoạt
động hô hấp cơ thể tăng lên hoặc bị rối loạn tùy theo mức độ và thời gian thiếu khí O2.
TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 64
CHƯƠNG 2. SỰ VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT TRONG CƠ THỂ SỐNG

Bài tập/Thảo luận


 Bài tập 1: Hãy thiết kế một poster các hình thức vận
chuyển vật chất qua màng tế bào (Bài tập làm theo nhóm
phân công khoảng 5 – 7 người).
 Bài tập 2: Các hiện tượng vận chuyển vật chất trong cơ
thể sống.
 Bài tập 3. Giải thích sự vận chuyển máu trong hệ tuần
hoàn.
 Bài tập 4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình
vận chuyển máu trong hệ tuần hoàn.
 Bài tập 5. Các đặc trưng sự vận chuyển khí trong hệ hô
hấp và tế bào.
 Bài tập 6. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình
vận chuyển khí trong hệ hô hấp.
TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 65
CHƯƠNG 2. SỰ VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT TRONG CƠ THỂ SỐNG

Tài liệu tham khảo


 Giáo trình
[1]. Nguyễn Minh Tân, Giáo trình Vật lý lý sinh, Nxb ĐH Quốc
gia Hà Nội, 2009.
 Tài liệu tham khảo
[2]. Nguyễn Thị Kim Ngân, Lý sinh học, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội, 2001.
[3]. Phan Sỹ An và cộng sự, Lý sinh y học, Nxb Y học, 2019.
[4]. Roland Glaser, Biophysics An Introduction, 6th edition,
Springer-Verlag Berlin and Heidelberg GmbH & Co. KG,
2012.
[5]. Andrey. D. Rubin, Fundamentals of Biophysics, Scrivener
Publishing Willey, 2014.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 66
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
VIỆN CÔNG NGHỆ HÓA SINH – MÔI TRƯỜNG

TÓM TẮT BÀI GIẢNG

GIẢI PHẪU SINH LÍ NGƯỜI


CHƯƠNG 3. CÁC HIỆN TƯỢNG ĐIỆN TRÊN CƠ THỂ SỐNG

Họ và tên giảng viên: TS. HỒ ĐÌNH QUANG


Đơn vị: Viện Công nghệ Hóa Sinh – Môi trường.
Điện thoại: 0918.119583.
Email: hodinhquang@vinhuni.edu.vn.

NĂM 2020
CHƯƠNG 3. CÁC HIỆN TƯỢNG ĐIỆN TRÊN CƠ THỂ SỐNG

CHUẨN ĐẦU RA
Trình bày được các loại điện thế cơ bản xảy ra trên tế bào
G3.1 sống và so sánh được các hiện tượng điện di - điện thẩm,
điện thế lắng - điện thế chảy xảy ra trong tế bào sống.
Giải thích được các nguyên lý ghi điện sinh vật và các kỹ
G3.2
thuật ghi điện sinh vật.
Giải thích được các tác dụng của dòng điện lên cơ thể
G3.3
sống và ứng dụng của nó trong điều trị bệnh.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 68
CHƯƠNG 3. CÁC HIỆN TƯỢNG ĐIỆN TRÊN CƠ THỂ SỐNG

NỘI DUNG

3.1. Các loại điện thế sinh học cơ bản


3.2. Điện di và điện thẩm
3.3. Điện thế chảy và điện thế lắng
3.4. Ghi điện sinh vật
3.5. Tác dụng của dòng điện lên cơ thể sinh vật và
ứng dụng trong điều trị
3.6. Nguy hiểm do điện, đề phòng tai nạn điện

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 69
CHƯƠNG 3. CÁC HIỆN TƯỢNG ĐIỆN TRÊN CƠ THỂ SỐNG

3.1. Các loại điện thế sinh học cơ bản


3.1.1. Điện thế nghỉ
Điện thế nghỉ là điện thế đo được ở các tế bào đang nghỉ ngơi (hoặc không bị kích thích).
Điện thế nghỉ được hình thành do sự chênh lệch về điện thế giữa hai bên màng tế bào khi
tế bào, ở phía trong màng tế bào tích điện âm so với phía ngoài màng tích điện dương.
- Thí nghiệm 1: Đặt hai vi điện cực trên bề mặt của sợi thần kinh mực ống.
- Thí nghiệm 2: Chọc cả hai vi điện cực xuyên qua màng.
- Thí nghiệm 3: Chọc một vi điện cực qua màng sâu vào trong tế bào và một vi điện cực đặt
trên bề mặt sợi thần kinh.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 70
CHƯƠNG 3. CÁC HIỆN TƯỢNG ĐIỆN TRÊN CƠ THỂ SỐNG

3.1. Các loại điện thế sinh học cơ bản


3.1.2. Điện thế hoạt động
Điện thế hoạt động là điện thế xuất hiện khi tế bào bị kích thích. Điện thế hoạt động là sự
biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân
cực liên tiếp, đảm bảo cho qua trình dẫn truyền hưng phấn trên sợi thần kinh.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 71
CHƯƠNG 3. CÁC HIỆN TƯỢNG ĐIỆN TRÊN CƠ THỂ SỐNG

3.1. Các loại điện thế sinh học cơ bản


3.1.3. Điện thế khuếch tán
Điện thế khuếch tán là điện thế xuất hiện trên ranh giới phân cách hai môi trường chất lỏng
nhờ quá trình khuếch tán của các ion có độ linh động khác nhau. Giả sử có một bình đựng
dung dịch axit clohydric (HCl) ngăn bởi một thành có lỗ, nồng độ chất tan ở bên trái cao hơn
bên phải

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 72
CHƯƠNG 3. CÁC HIỆN TƯỢNG ĐIỆN TRÊN CƠ THỂ SỐNG

3.1. Các loại điện thế sinh học cơ bản


3.1.4. Điện thế màng
Điện thế màng là một trường hợp riêng của điện thế khuếch tán. Giả sử
thành phần ngăn đôi màng là một màng bán thấm chỉ cho phép các cation
đi qua (có thể là màng trao đổi cation - màng có nồng độ lớn các diện tích
âm cố định trên đó). Lúc này độ linh động của ion Cl- bằng không và chỉ
còn ion H+ khuếch tán sang nửa bên phải của bình. Tuy nhiên, sự khuếch
tán ion H+ có hạn, nó bị kéo lại bởi lực điện trường do các ion Cl- còn nằm
lại nửa bên trái bình sinh ra. Quá trình khuếch tán dừng lại khi lực khuếch
tán được bù trừ bởi lực điện trường và cân bằng được xác lập. Từ phương
trình Henderson sẽ thu được phương trình Nernst khi cho V = 0:

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 73
CHƯƠNG 3. CÁC HIỆN TƯỢNG ĐIỆN TRÊN CƠ THỂ SỐNG

3.1. Các loại điện thế sinh học cơ bản


3.1.5. Điện thế pha
Điện thế pha xuất hiện trên ranh giới của hai pha không trộn lẫn (dung dịch điện ly trong
nước và một loại dầu nào đó) nhờ độ hòa tan khác nhau của các anion và cation trong pha
không nước. Chẳng hạn, nếu cation tan tốt hơn anion thì chúng sẽ khuếch tán mạnh hơn
làm pha không nước tích điện dương so với pha nước.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 74
CHƯƠNG 3. CÁC HIỆN TƯỢNG ĐIỆN TRÊN CƠ THỂ SỐNG

3.2. Điện di và điện thẩm


Sự chuyển động các hạt của pha phân tán trong điện trường hướng tới điện cực trái dấu gọi
là điện di. Tốc độ chuyển động của các hạt pha phân tán (v) có thể được tính theo công
thức Smoluchowski:

Trái với điện di, điện thẩm là sự chuyển động của môi trường phân tán tới các điện cực
tương ứng. Để thuận tiện cho việc quan sát điện thẩm, pha phân tán phải được cố định
trong điện thẩm. Điện thẩm chính là dòng chuyển động của chất lỏng,còn điện di là dòng
chuyển động của các hạt, yếu tố ảnh hưởng đến cả hai trường hợp là điện trường ngoài.
Quá trình điện thẩm có thể xảy ra qua các tổ chức hình phiến như da ếch, thành mao
quản…Một ứng dụng quan trọng của các hiện tượng trên là phương pháp đưa thuốc vào
bên trong cơ thể qua da và niêm mạc nhờ dòng điện một chiều.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 75
CHƯƠNG 3. CÁC HIỆN TƯỢNG ĐIỆN TRÊN CƠ THỂ SỐNG

3.3. Điện thế chảy và điện thế lắng


Điện thế chảy xuất hiện khi chất lỏng chuyển động do tác dụng của áp suất thủy tĩnh qua các
mao mạch hoặc lỗ mà thành lỗ mang điện tích. Hiện tượng này trái ngược với hiện tượng
điện thẩm.
Điện thế lắng xuất hiện ở giữa lớp trên và lớp dưới của hệ dị thể trong quá trình lắng các hạt
của pha phân tán dưới tác dụng của trọng lực. Trong quá trình lắng máu các thành phần
hồng cầu, bạch cầu… của máu có trọng lượng riêng lớn hơn huyết thanh nên sẽ lắng xuống
đáy bình, lúc này hình thành điện thế lắng. Ion trái dấu của lớp khuếch tán là các anion tách
ra khỏi sự chuyển động của các phân tử, do vậy các lớp dưới có điện tích âm còn lớp trên có
điện tích dương.

Điện thế chảy (a) và điện thế lắng (b)

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 76
CHƯƠNG 3. CÁC HIỆN TƯỢNG ĐIỆN TRÊN CƠ THỂ SỐNG

3.4. Ghi điện sinh vật


3.4.1. Nguyên lý ghi điện sinh vật

3.4.1.1. Thiết bị thu nhận tín hiệu điện


Trong các tín hiệu cần xác định có hai trường hợp, nếu tín hiệu
có bản chất điện thì bộ phận nhận tín hiệu là các điện cực, khi
tín hiệu không có bản chất điện thì bộ phận nhận tín hiệu gọi là
bộ cảm biến, làm chức năng thu nhận rồi biến đổi thành tín
hiệu điện.
TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 77
CHƯƠNG 3. CÁC HIỆN TƯỢNG ĐIỆN TRÊN CƠ THỂ SỐNG

3.4. Ghi điện sinh vật


3.4.1. Nguyên lý ghi điện sinh vật
3.4.1.2. Cảm biến
Chúng đều giống nhau ở chức năng trực
tiếp thu nhận tín hiệu từ đối tượng
nghiên cứu rồi dẫn truyền đến đầu vào
của bộ khuếch đại.Thông thường điện cực
sẽ được làm bằng những kim loại hay
thép không gỉ, có độ dẫn điện cao, không
chịu tác dụng hóa học khi tiếp xúc với các
dung dịch trong cơ thể như: vàng, bạc,
bạch kim.
Cảm biến bao gồm, cảm biến quang điện
và cảm biến quang trở. Cảm biến quang
điện biến năng lượng ánh sáng thành
dòng điện. Cảm biến quang trở sử dụng
năng lượng ánh sáng để thanh đổi dòng
điện chạy qua cảm biến.
TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 78
CHƯƠNG 3. CÁC HIỆN TƯỢNG ĐIỆN TRÊN CƠ THỂ SỐNG

3.4. Ghi điện sinh vật


3.4.1. Nguyên lý ghi điện sinh vật
3.4.1.3. Khuếch đại tín hiệu điện
Tín hiệu điện ở đầu vào của khối khuếch đại thường là những hàm số của
thời gian, nghĩa là nếu biểu diễn chúng bằng đồ thị với trục hoành là trục
thời gian, còn trục tung là trục cường độ dòng điện hay điện áp thì sẽ
được một đường cong có độ cao không cố định. Bộ khuếch đại có nhiệm
vụ làm cho đường biểu diễn tín hiệu ở đầu ra đồng dạng với tín hiệu đầu
vào và có biên độ lớn hơn. Theo định luật bảo toàn năng lượng, không thể
làm cho tín hiệu lớn lên mà không cung cấp một năng lượng cần thiết.
Phần tử thực hiện chức năng điều khiển việc cung cấp năng lượng như
thế trong mạch khuếch đại là đèn điện tử, đèn bán dẫn hay các vi mạch
điện tử, chúng thường được gọi chung là những phần tử tích cực. Đây
chính là phần tử cơ bản của bộ khuếch đại mà không phải nguồn năng
lượng điện

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 79
CHƯƠNG 3. CÁC HIỆN TƯỢNG ĐIỆN TRÊN CƠ THỂ SỐNG

3.4. Ghi điện sinh vật


3.4.1. Nguyên lý ghi điện sinh vật
3.4.1.4. Ghi giữ tín hiệu điện
Bộ ghi giữ tín hiệu giúp cho việc xử lý được thuận tiện và chính
xác. Thời gian ghi giữ tín hiệu có thể lâu dài (ghi trên băng
giấy, băng từ, trên phim ảnh hay trên các thiết bị ghi nhớ khác)
hoặc chỉ trong giây lát (ghi trên màn hiện sóng của dao động
điện tử). Bộ ghi giữ tín hiệu giúp cho việc xử lý được thuận tiện
và chính xác. Sau khi nhận được kết quả đo lường dưới dạng
độ lớn của các tín hiệu, con người phải tiến hành xử lý các kết
quả đó để rút ra những thông tin về trạng thái, chức năng của
đối tượng cần nghiên cứu. Với sự tiến bộ của khoa học kỹ
thuật, việc xử lý thông tin trên máy vi tính đưa lại kết quả với
độ chính xác cao và khách quan.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 80
CHƯƠNG 3. CÁC HIỆN TƯỢNG ĐIỆN TRÊN CƠ THỂ SỐNG

3.4. Ghi điện sinh vật


3.4.2. Kỹ thuật ghi điện sinh vật
3.4.2.1. Ghi điện tim
Một điện tâm đồ bình thường với
các sóng P, Q, R, S, T. Ta nhận thấy
các sóng được đồng nhất về hình
dáng, khác nhau về thời khoảng và
biên độ.
Sóng P, T có thể hướng
lên trên hoặc xuống
dưới, nghĩa là có thể âm
hoặc dương. Phức bộ
QRS không phải lúc nào
cũng có, nếu có thì sóng
Q âm, xảy ra trước, tiếp
theo sau là sóng R
dương và tiếp đến là
sóng S âm.
TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 81
CHƯƠNG 3. CÁC HIỆN TƯỢNG ĐIỆN TRÊN CƠ THỂ SỐNG

3.4. Ghi điện sinh vật


3.4.2. Kỹ thuật ghi điện sinh vật
3.4.2.2. Ghi điện não

Hệ thống phân bố điện cực quốc tế (hệ thống điện cực Giatspe 10-20%) được nhìn
từ bên trái (A) và phía trên đầu (B), A là dái tai, C là trung tâm, Pg là mũi hầu, P là
đỉnh, F là trán, Fp là đỉnh trán, O là chẩm, T là thái dương

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 82
CHƯƠNG 3. CÁC HIỆN TƯỢNG ĐIỆN TRÊN CƠ THỂ SỐNG

3.4. Ghi điện sinh vật


3.4.2. Kỹ thuật ghi điện sinh vật
3.4.2.3. Ghi điện cơ
Đơn vị chức năng của bộ
máy thần kinh vận động là
đơn vị vận động, thành
phần chủ yếu là tế bào
thần kinh vận động và một
nhóm sợi cơ mà nó điều
khiển. Ở trạng thái nghỉ
ngơi, điện thế màng của
sợi cơ người trung bình
khoảng 80 µV

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 83
CHƯƠNG 3. CÁC HIỆN TƯỢNG ĐIỆN TRÊN CƠ THỂ SỐNG

3.4. Ghi điện sinh vật


3.4.2. Kỹ thuật ghi điện sinh vật
3.4.2.4. Ghi điện võng mạc
Theo Dubois Raymond bình thường giữa giác mạc và đấy mắt có một điện thế tĩnh khoảng
4- 10µV. Khi chiếu một luồng sáng mạnh và nhanh vào mắt thì làm phát sinh ra một chuỗi
xung điện đặc biệt có thể ghi lại được, cho biết hình ảnh điện võng mạc đồ bình thường và
bệnh lý.

Điện võng mạc đồ bình thường và bệnh lý


TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 84
CHƯƠNG 3. CÁC HIỆN TƯỢNG ĐIỆN TRÊN CƠ THỂ SỐNG

3.5. Tác dụng của dòng điện lên cơ thể sinh vật và ứng
dụng trong điều trị
3.5.1. Định luật tác dụng của dòng điện
Điện thế hoạt động chỉ xuất
hiện khi cường độ kích thích
lớn hơn hoặc bằng ngưỡng
kích thích. Biên độ của điện
thế hoạt động xuất hiện do
các kích thích với cường độ
khác nhau đều có cùng một
giá trị. Định luật tất cả hoặc
không chỉ áp dụng đúng đối
với từng sợi cơ hay sợi thần
kinh mà không đúng đối với
cả một dây thấn kinh hay cả
một bắp cơ.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 85
CHƯƠNG 3. CÁC HIỆN TƯỢNG ĐIỆN TRÊN CƠ THỂ SỐNG

3.5. Tác dụng của dòng điện lên cơ thể sinh vật và ứng
dụng trong điều trị
3.5.2. Hưng phấn và kích thích
Dùng máy phát xung có thể thay đổi được thời
gian kéo dài và cường độ của kích thích tác dụng
vào tơ thần kinh (hay sợi cơ), ghi lại giá trị của
cường độ xung kích thích đủ để gây nên trạng
thái hưng phấn cho tơ thần kinh (hay sợi cơ) đó
ứng với những thời gian kéo dài khác nhau của
xung, biểu diễn kết quả trên tọa độ vuông góc I =
I(t). Ngưỡng thời gian (C) là khoảng thời gian
ngắn nhất một xung điện phải kéo dài để gây nên Thời trị hay crosắcxi (Chromaxi) là
hưng phấn trên tế bào (động vật có xương sống khoảng thời gian ngắn nhất mà xung
ngưỡng thời gian của tế bào thần kinh khoảng vài điện có cường độ gấp hai lần ngưỡng
µs). Ta thấy, nếu thời gian kéo dài của xung điện kích thích (2b) phải kéo dài để gây nên
ngắn hơn C thì dù xung điện có cường độ lớn đến trạng thái hưng phấn trên cơ hay thần
đâu cũng có khả năng gây nên trạng thái hưng kinh. Crosắcxi càng ngắn hưng phấn
phấn của cơ hay thần kinh. trên đối tượng xuất hiện càng nhanh.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 86
CHƯƠNG 3. CÁC HIỆN TƯỢNG ĐIỆN TRÊN CƠ THỂ SỐNG

3.5. Tác dụng của dòng điện lên cơ thể sinh vật và ứng
dụng trong điều trị
3.5.3. Điện trở tế bào và mô
3.5.3.1. Điện trở tế bào và mô đối với dòng điện một chiều
Giá trị điện trở thuần trên cơ
thể người và động vật, có thể
đo bằng cách dùng các điện
cực đặt ở 2 vị trí khác nhau
trên đối tượng nghiên cứu.
Với các tế bào khác nhau, giá
trị điện trở ghi được khác
nhau. Khi cho dòng điện 1
chiều đi qua đối tượng nghiên
cứu thì cường độ đo được
không phải là hằng số. Giá trị
đo giảm liên tục theo thời Đo điện trở tại hai vị trí xác định của cơ thể (a) và sự phụ thuộc
gian, dù hiệu điện thế cung của cường đồ dòng điện qua cơ thể sống theo thời gian (b)
cấp cho hệ đo không đổi.
TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 87
CHƯƠNG 3. CÁC HIỆN TƯỢNG ĐIỆN TRÊN CƠ THỂ SỐNG

3.5. Tác dụng của dòng điện lên cơ thể sinh vật và ứng
dụng trong điều trị
3.5.3. Điện trở tế bào và mô
3.5.3.2. Điện trở tế bào và mô đối với dòng điện xoay chiều
Điện trở của tế bào và mô là tổng trở của điện trở thuần và dung kháng của chúng. Sự có mặt
của thành phần diện dung trong hệ thống sống còn được chứng minh qua sự lệch pha của
cường độ dòng điện và hiệu điện thế. Góc lệch pha của cường độ dòng điện và hiệu điện thế
nói lên tính chất sống của mô. Khi mô chết thì góc lệch pha bằng không. Giá trị của góc lệch
pha cũng như tổng trở của mô sống có giá trị cố định trong vùng tần số khá lớn.

Sơ đồ tổng trở của tế bào và mô


TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 88
CHƯƠNG 3. CÁC HIỆN TƯỢNG ĐIỆN TRÊN CƠ THỂ SỐNG

3.5. Tác dụng của dòng điện lên cơ thể sinh vật và ứng
dụng trong điều trị
3.5.4. Tác dụng của dòng điện và ứng dụng trong điều trị
3.5.4.1. Tác dụng và ứng dụng điều trị của dòng điện một chiều.
Thí nghiệm cổ điển của Leduc, cho thấy dược chất xâm nhập qua da mạnh hơn khi sử dụng
dòng điện một chiều. Hai thỏ T1 và T2 được cạo sạch lông hai bên sườn, đặt tiếp xúc giữa hai
Thỏ một khối bông C tẩm dung dịch dược chất khảo sát. Hai bên sườn còn lại đặt hai điện cực
rộng nối với nguồn điện một chiều cường độ I = 50 -100 mA. Nếu bông tẩm dung dịch sulphat
strychnin, sau thời gian vài phút, thỏ T1 không sao còn thỏ T2 co giật và chết với các biểu hiện
đặc trưng do nhiễm độc strychnin.
Gốc strychnin là ion dương
dịch chuyển về cực âm làm
thỏ T2 chết mà không làm thỏ
T1 chết. Nếu bông tẩm dung
dịch KCN thì thỏ T2 không sao
còn thỏ T1 chết do nhiễm độc
CN-, ion CN- di về cực dương
và qua người thỏ T1.
TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 89
CHƯƠNG 3. CÁC HIỆN TƯỢNG ĐIỆN TRÊN CƠ THỂ SỐNG

3.5. Tác dụng của dòng điện lên cơ thể sinh vật và ứng dụng trong điều trị
3.5.4. Tác dụng của dòng điện và ứng dụng trong điều trị
3.5.4.2. Tác dụng và ứng dụng của dòng điện xoay chiều hạ tần và trung tần
Dòng điện xoay chiều trung tần là dòng điện có tần số nhỏ hơn 1000 Hz, dòng trung tần có
tần số 1000-300.000 Hz.
Khác với dòng điện một chiều, cường độ dòng điện xoay chiều khi tăng khi giảm làm cho cơ
co và mệt nhanh do đó tạo nên sự luyện tập và cơ lực được tăng cường. Tác dụng này thể
hiện rõ nhất ở dòng điện xoay chiều có xung ngắn và tần số từ 40 -180 Hz. Trong các bệnh
thoái hoá thần kinh vận động, các cơ liên quan trở nên bất động. Sự hồi phục trong quá
trình điều trị thần kinh thoái hoá đòi hỏi thời gian khá dài vì các cơ dễ bị teo đi. Dòng điện
hạ tần được ứng dụng để kích thích các cơ trong trường hợp kế trên để chống teo cơ. Ngoài
ra khi các cơ bị co giật thì sự lưu thông máu được tăng cường, do đó dinh dưỡng cơ cũng
được hồi phục.
Dòng điện trung tần có khả năng kích thích vận động yếu hơn dòng điện hạ tần, do đó phải
dùng cường độ cao hơn. Điều thuận lợi là với những tần số vào khoảng 5000 Hz trở lên, tác
dụng kích thích vận động trở nên rõ rệt hơn tác dụng kích thích cảm giác làm cơ co mà
không có cảm giác đau.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 90
CHƯƠNG 3. CÁC HIỆN TƯỢNG ĐIỆN TRÊN CƠ THỂ SỐNG

3.5. Tác dụng của dòng điện lên cơ thể sinh vật và ứng dụng trong điều trị
3.5.4. Tác dụng của dòng điện và ứng dụng trong điều trị
3.5.4.3. Tác dụng và ứng dụng của dòng điện xoay chiều cao tần
Dòng điện xoay chiều cao tần là dòng điện xoay chiều có tần lớn hơn 300.000 Hz. Để tạo ra
dòng cao tần trong cơ thể người ta không phải dùng dây dẫn trực tiếp. Năng lượng điện cao
tần ở dạng sóng điện từ có thể truyền đi xa trong không gian mà ít bị mất mát. Vì vậy trong
vật lý trị liệu, các khái niệm dòng điện cao tần, sóng cao tần, điện từ trường cao tần có cùng
một ý nghĩa. Trên cơ sở đó dòng cao tần được phân loại thành: dòng cao tần sóng ngắn,
bước sóng 2-10 m (f ~ 30 MHz), dòng cao tần sóng siêu ngắn, bước sóng khoảng 70 cm (f ~
400 MHz) và dòng cao tần sóng cực ngắn, bước sóng khoảng 10 cm (f ~ 2500 MHz). Điện từ
trường cao tần được tạo ra bằng cách cho dòng điện cao tần chạy trong các điện cực kim
loại, các điện cực sẽ phát ra bức xạ điện từ có tần số bằng tần số dòng điện trong mạch.
Đốt cắt bằng điện nhiệt

Tác dụng nhiệt Tác dụng sinh học

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 91
CHƯƠNG 3. CÁC HIỆN TƯỢNG ĐIỆN TRÊN CƠ THỂ SỐNG

3.6. Nguy hiểm do điện, đề phòng tai nạn điện


3.6.1. Nguy hiểm do điện
Một trong những nguy hiểm chính của điện là tác dụng nhiệt của dòng điện. Ta biết rằng
toàn cơ thể và mỗi đoạn cơ thể đều có một tổng trở với dòng điện một chiều và dòng điện
xoay chiều. Vì vậy khi dòng điện chạy qua cơ thể, nhiệt lượng tỏa ra trong từng đọan cơ thể
phụ thuộc vào cường độ dòng điện và tổng trở của đoạn cơ thể đó. Chính vì vậy tình trạng
bỏng có thể xuất hiện trong đoạn cơ thể này mà không xuất hiện ở đoạn cơ thể khác.
Mối nguy hiểm chính thứ 2 của điện là tác dụng kích thích cơ và thần kinh. Đối với dòng
điện một chiều, tác dụng này chỉ xảy ra khi đóng, mở 1 mạch điện cường độ cao. Trong các
tai nạn do điện một chiều và cường độ dòng điện tới hàng chục ampe, người bị điện giật có
một cảm giác đau đớn đột ngột, có thể bị choáng thậm chí có thể ngất đi mặc dầu não chưa
trực tiếp bị kích thích, đối với dòng điện xoay chiều, tác dụng kích thích cơ và thần kinh xảy
ra 1 cách liên tục, kéo dài trong suốt thời gian dòng điện truyền qua nếu dòng điện xoay
chiều đó có tần số thấp. Vì vậy người bị nạn thường giữ chặt vào vật dẫn điện, tự ý mình
không thể rút tay ra được, mặc dù lúc đầu vẫn sáng suốt, biết mình đang bị nạn.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 92
CHƯƠNG 3. CÁC HIỆN TƯỢNG ĐIỆN TRÊN CƠ THỂ SỐNG

3.6. Nguy hiểm do điện, đề phòng tai nạn điện


3.6.2. Đề phòng tai nạn điện
- Giảm bớt điện áp: trong điều kiện thích hợp có thể chọn điện áp nhỏ nhất nếu chỗ làm
việc ẩm ướt hoặc chật chội, dễ chạm phải các dây dẫn điện.
- Tăng điện trở của mạch điện cực 1 - cơ thể - điện cực 2.
+ Tăng điện trở của đất: Nền đất ẩm dễ dẫn điện vì điện trở của nó nhỏ, nền xi măng cũng
dẫn điện không kém đất, sàn gỗ khô tương đối ít dẫn điện hơn. Vì vậy, cần đặt máy lên chân
bằng sứ, giữa máy chân sứ có đệm tấm cách điện bằng nhựa bakelite.
+ Tăng điện trở của giày, dép: Giày dép bằng da cũng dẫn điện, nhất là khi da ẩm ướt, hoặc
giày dép có đóng nhiều đinh kim loại. Vì vậy, để tăng điện trở của giày, dép cần giữ khô và
không đóng đinh kim loại vào đế giày. Giày hoặc dép cao su là tốt hơn về mặt an toàn điện.
+ Tăng điện trở của bàn tay: Tay ướt dẫn điện tốt, tay khô vẫn dẫn điện nhưng kém hơn.
Muốn tăng điện trở của bàn tay cần đi găng cao su nhưng không được dùng găng quá mỏng,
dễ rách. Găng cao su quá dày làm giảm chính xác khi thao tác. Vì vậy, tốt nhất là dùng dụng
cụ chuyên môn như kìm, cái vặn ốc… có cách điện tốt và thường xuyên kiểm tra kỹ chất
lượng cách điện.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 93
CHƯƠNG 3. CÁC HIỆN TƯỢNG ĐIỆN TRÊN CƠ THỂ SỐNG

Bài tập/Thảo luận


 Bài tập 1: Thiết kế poster trình bày dạng sơ đồ tư duy các loại
điện thế cơ bản trong cơ thể sinh vật (Bài tập làm theo nhóm
5-7 người).
 Bài tập 2. Trình bày các nguyên lý ghi điện sinh vật.
 Bài tập 3. Trình bày các kỹ thuật ghi điện sinh vật.
 Bài tập 4. Tác dụng của dòng điện lên cơ thể sinh vật
 Bài tập 5. Thiết kế poster tuyên truyền các biện pháp an toàn
điện sinh hoạt và trong bệnh viện.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 94
CHƯƠNG 3. CÁC HIỆN TƯỢNG ĐIỆN TRÊN CƠ THỂ SỐNG

Tài liệu tham khảo


 Giáo trình
[1]. Nguyễn Minh Tân, Giáo trình Vật lý lý sinh, Nxb ĐH Quốc
gia Hà Nội, 2009.
 Tài liệu tham khảo
[2]. Nguyễn Thị Kim Ngân, Lý sinh học, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội, 2001.
[3]. Phan Sỹ An và cộng sự, Lý sinh y học, Nxb Y học, 2019.
[4]. Roland Glaser, Biophysics An Introduction, 6th edition,
Springer-Verlag Berlin and Heidelberg GmbH & Co. KG,
2012.
[5]. Andrey. D. Rubin, Fundamentals of Biophysics, Scrivener
Publishing Willey, 2014.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 95
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
VIỆN CÔNG NGHỆ HÓA SINH – MÔI TRƯỜNG

TÓM TẮT BÀI GIẢNG

GIẢI PHẪU SINH LÍ NGƯỜI


CHƯƠNG 4. CÁC HIỆN TƯỢNG ÂM Ở CƠ THỂ SỐNG

Họ và tên giảng viên: TS. HỒ ĐÌNH QUANG


Đơn vị: Viện Công nghệ Hóa Sinh – Môi trường.
Điện thoại: 0918.119583.
Email: hodinhquang@vinhuni.edu.vn.

NĂM 2020
CHƯƠNG 4. CÁC HIỆN TƯỢNG ÂM Ở CƠ THỂ SỐNG

CHUẨN ĐẦU RA

G4.1 Trình bày được bản chất của sóng âm


G4.2 Giải thích được các đặc trưng vật lý và sinh lý của sóng âm
Giải thích được đặc điểm của nguồn phát siêu âm, các ứng dụng
G4.3
của âm và siêu âm trong điều trị.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 97
CHƯƠNG 4. CÁC HIỆN TƯỢNG ÂM Ở CƠ THỂ SỐNG

NỘI DUNG

4.1. Sóng âm
4.2. Nguồn phát âm và siêu âm
4.3. Ứng dụng của âm và siêu âm trong y học

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 98
CHƯƠNG 4. CÁC HIỆN TƯỢNG ÂM Ở CƠ THỂ SỐNG

4.1. Sóng âm
4.1.1. Sóng âm
Sóng âm là những sóng cơ lan truyền trong
các môi trường rắn, lỏng, khí (không truyền
được trong chân không). Sóng âm truyền
trong môi trường chất khí, chất lỏng là sóng
dọc, chất rắn thường là sóng ngang.
Vận tốc truyền âm: Vận tốc truyền âm là vận
tốc lan truyền dao động và năng lượng âm.
Vận tốc truyền âm được tính theo công thức

s
v
t
trong đó, v là vận tốc truyền âm (m/s), s là quãng đường âm truyền đi được (m), t là thời
gian truyền âm (s).

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 99
CHƯƠNG 4. CÁC HIỆN TƯỢNG ÂM Ở CƠ THỂ SỐNG

4.1. Sóng âm
4.1.1. Sóng âm
Sóng hạ âm là sóng âm có tần số
nhỏ hơn 16Hz và không gây ra cảm
giác thính giác ở người.
Sóng âm nghe được là sóng âm có
tần số trong khoảng từ 16Hz đến
20000Hz gây ra cảm giác thính
giác.
Sóng siêu âm là sóng âm có tần số
> 20000Hz không gây ra cảm giác
thính giác ở người.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 100
CHƯƠNG 4. CÁC HIỆN TƯỢNG ÂM Ở CƠ THỂ SỐNG

4.1. Sóng âm
4.1.2. Đặc trưng vật lý của sóng âm
4.1.2.1. Tần số âm (f)
Tần số âm là tần số dao động của nguồn âm. Âm có tần số càng lớn thì nghe càng cao, âm
có tần số càng nhỏ thì nghe càng trầm.
4.1.2.2. Cường độ âm (I)
Cường độ âm là năng lượng mà sóng âm truyền qua một một đơn vị diện tích đặt tại
điểm đó, vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian.
4.1.2.3. Mức cường độ âm (L)
Mức cường độ âm L là đại lượng đo bằng lôgarit thập phân của tỉ số giữa cường độ âm
đang xét và cường độ âm chuẩn Io. Cường độ âm chuẩn là cường độ âm nhỏ nhất mà con
người có thể nghe được có tần số f = 1000 Hz, và Io = 10 - 12 W/m2. Mức cường độ âm
được tính theo công thức

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 101
CHƯƠNG 4. CÁC HIỆN TƯỢNG ÂM Ở CƠ THỂ SỐNG

4.1. Sóng âm
4.1.2. Đặc trưng vật lý của sóng âm
4.1.2.4. Âm cơ bản và họa âm
Khi một sợi dây đàn ghi ta rung thì nó phát ra âm do trên dây có xảy ra hiện tượng sóng
dừng. Nếu dây rung với một bó sóng thì dây phát ra âm có tần số fo nhỏ nhất được gọi là
âm cơ bản hay họa âm thứ 1. Kết quả thực nghiệm cho thấy, dây này còn phát ra các âm có
tần số 2fo, 3fo, 4fo .... gọi là họa âm thứ 2, họa âm thứ 3, họa âm thứ 4, ... Các họa âm có
biên độ khác nhau khiến đồ thị dao động âm của các nhạc cụ khi phát ra cùng một nốt nhạc
cũng khác nhau. Sự khác nhau này phân biệt được bởi âm sắc của chúng.

4.1.2.5. Đồ thị dao động âm và phổ của âm


Đồ thị dao động âm của âm này là đường biểu diễn
của hàm li độ x theo thời gian t. Phổ của âm này là
đường biểu diễn của hàm li độ x theo tần số f .

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 102
CHƯƠNG 4. CÁC HIỆN TƯỢNG ÂM Ở CƠ THỂ SỐNG

4.1. Sóng âm
4.1.2. Đặc trưng vật lý của sóng âm
4.1.2.5. Đồ thị dao động âm và phổ của âm

Đồ thị dao động của âm "a" khi nói vào micrô

Phổ âm của âm "a" khi nói vào micrô


TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 103
CHƯƠNG 4. CÁC HIỆN TƯỢNG ÂM Ở CƠ THỂ SỐNG

4.1. Sóng âm
4.1.3. Đặc trưng sinh lý của sóng âm
4.1.3.1. Độ cao của âm
Độ cao của âm là đặc trưng sinh lý phụ thuộc vào tần số âm, không phụ thuộc
vào năng lượng âm. Những dao động âm có tần số cao cho ta cảm giác thanh
(trong). Những tần số có tần số thấp cho ta có cảm giác trầm (đục). Tai người
chỉ nghe được những âm thanh có tần số từ 16 - 20.000 Hz. Một số động vật có
khả năng nghe được những âm có tần số cao hơn hoặc thấp hơn phạm vi nghe
của con người. Người bình thường chỉ phân biệt được độ cao của các âm trong
phạm vi tần số 40 - 4000Hz, các âm tần số cao hơn gây cảm giác tiếng rít. Vì
vậy, các nhạc cụ thường được chế tạo ra để phát các âm thanh có tần số trong
khoảng đó. Để phân biệt được độ cao của âm, thời gian âm tác động lên cơ
quan thính giác ít nhất phải từ 1/100 đến 1/40 s. Ví dụ, âm có tần số 40 Hz tồn
tại trong khoảng thời gian 1/40 s, thực hiện 40x1/40 = 1 dao động toàn phần,
gây nên cảm giác ở tai ta. Nếu âm có tần số 6000 Hz thì trong thời gian ấy đã
thực hiện được 6000x1/40 = 150 dao động toàn phần. Như vậy, ngưỡng của
cảm giác độ cao là một dao động toàn phần của âm.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 104
trong đó,
p0
CHƯƠNG 4. CÁC HIỆN TƯỢNG ÂM Ở CƠ THỂ SỐNG

4.1. Sóng âm
4.1.3. Đặc trưng sinh lý của sóng âm
4.1.3.2. Âm sắc
Những âm phát ra từ âm thoa cho ta một cảm giác đơn giản, chúng ứng với những
dao động hình sin. Áp suất âm thoa gây ra tại màng nhĩ có thể tính theo công thức

p  p0 .sin(2 ft)
p0 là biên độ áp suất âm gây tại màn nhĩ, t là thời gian, f là tần số âm.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 105
CHƯƠNG 4. CÁC HIỆN TƯỢNG ÂM Ở CƠ THỂ SỐNG

4.1. Sóng âm
4.1.3. Đặc trưng sinh lý của sóng âm
4.1.3.3. Độ to
Độ to của âm gắn liền với mức cường độ âm. Độ to của âm là đặc trưng cảm giác về
sự mạnh hay yếu của dao động âm truyền tới tai người. Âm có cường độ lớn sẽ
gây nên “tiếng to’’, âm có cường độ bé “tiếng nhỏ’’. Sự thay đổi của cường độ âm
gây nên một cảm giác thuận chiều. Nếu âm có cường độ I khi thay đổi một lượng
ΔI thì để nhận biết được sự thay đổi độ to của âm, thì ngưỡng cảm giác âm
I
 0,1
I
- Ngưỡng nghe: Ngưỡng nghe là cường độ âm nhỏ nhất mà tai người có thể nghe được.
- Ngưỡng đau: Ngưỡng đau là cường độ âm lớn nhất mà tai người có thể nghe được
nhưng gây nên cảm gác đau tai.
- Miền nghe được: Là miền có cường độ nằm giữa ngưỡng nghe và ngưỡng đau.
Mỗi người có giá trị ngưỡng nghe và ngưỡng đau riêng. Ngưỡng nghe và ngưỡng đau
phụ thuộc vào tần số âm (hình 4.6). Miền nghe rộng nhất ứng với các tần số khoảng
1000 - 2500 Hz và tai nghe thính nhất.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 106
CHƯƠNG 4. CÁC HIỆN TƯỢNG ÂM Ở CƠ THỂ SỐNG

4.2. Nguồn phát âm và siêu âm


4.2.1. Nguồn phát âm

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 107
CHƯƠNG 4. CÁC HIỆN TƯỢNG ÂM Ở CƠ THỂ SỐNG

4.2. Nguồn phát âm và siêu âm


4.2.2. Nguồn phát sóng siêu âm

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 108
CHƯƠNG 4. CÁC HIỆN TƯỢNG ÂM Ở CƠ THỂ SỐNG

4.3. Ứng dụng của âm và siêu âm trong y học


4.3.1. Phương pháp âm trong chẩn đoán bệnh
4.3.1.1. Chẩn đoán gõ
Khi gõ vào các vị trí tượng ứng của các tạng (tim, phổi, gan…) trên lông ngực hay trên
thành bụng , các tạng này sẽ dao động và phát ra âm. Dựa vào âm phát ra chúng ta có thể
xác định được vị trí, kích thước của chúng. Bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng bình thường
hay bị bệnh của các cơ quan nội tạng nhờ vào sự thay đổi về âm sắc và độ cao.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 109
CHƯƠNG 4. CÁC HIỆN TƯỢNG ÂM Ở CƠ THỂ SỐNG

4.3. Ứng dụng của âm và siêu âm trong y học


4.3.1. Phương pháp âm trong chẩn đoán bệnh
4.3.1.2. Chẩn đoán nghe
Người ta thường sử dụng phương pháp chẩn
đoán nghe để phát hiện các bệnh lý liên quan
đến tim, phổi nhờ các âm phát ra từ các cơ
quan đó.
Âm ở phổi do không khí qua lại khí quản, cuống
phổi và mô phổi sinh ra. Cường độ của âm này
mạnh hay yếu là do hô hấp nông hay sâu, độ
cao của âm thì tỷ lệ nghịch với tiết diện khí
quản. Khi khí quản, cuống phổi hẹp, chứa dịch
thì âm phổi thay đổi, chúng ta có thể chẩn đoán
được bệnh.
Âm phát ra ở tim biến đổi do tình trạng van tim,
vận tốc máy, độ nhớt máu, đóng mở các van.
Dựa vào đó, chúng ta có thể tìm được các
nguyên nhân gây bệnh lý ở tim.
TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 110
CHƯƠNG 4. CÁC HIỆN TƯỢNG ÂM Ở CƠ THỂ SỐNG

4.3. Ứng dụng của âm và siêu âm trong y học


4.3.1. Phương pháp âm trong chẩn đoán bệnh
4.3.1.3. Phép thử Rinnơ
Phép thử Rinnơ dùng để xác định tổn thương ở vùng nào của cơ quan
thính giác ở tai ngoài, tai giữa, tai trong hoặc não.
Phép thử này dựa vào khả năng những dao động âm có thể truyền qua
xương sọ tới những tận cùng của thần kinh thính giác và cho chúng ta cảm
giác âm. Mặc dù, tai ngoài và tai giữa hỏng âm thì âm thanh vẫn truyền qua
xương và gây cảm giác âm.
Nếu ta đặt một âm thoa đang dao động gần tai bệnh nhân sau đó để
bệnh nhân cắn đuôi âm thoa đó (dao động của âm thoa lúc này cũng có
biên độ giống lúc trước). Nếu lúc đầu bệnh nhân còn nghe được âm, lúc
sau không được thì dấu hiệu Rinnơ là dương, nếu ngược lại ta có dấu hiệu
Rinnơ âm.
Một chứng điếc có dấu hiệu Rinnơ dương chứng tỏ một tổn thương ở
tai trong hoặc não. Nếu dấu hiệu Rinnơ âm thì tổn thương chỉ khu trú ở tai
ngoài hay tai giữa.
TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 111
CHƯƠNG 4. CÁC HIỆN TƯỢNG ÂM Ở CƠ THỂ SỐNG

4.3. Ứng dụng của âm và siêu âm trong y học


4.3.2. Ứng dụng của siêu âm trong ngành y
4.3.2.1. Ứng dụng siêu âm trong điều trị
Siêu âm là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh bằng cách sử dụng sóng siêu âm
(sóng âm tần số cao) để xây dựng và tái tạo hình ảnh về cấu trúc bên trong
của cơ thể.
Siêu âm là một phương pháp giúp chẩn đoán và điều trị bệnh được áp
dụng phổ biến để khảo sát nhiều bộ phận, cơ quan quan trọng trong cơ thể
như: ổ bụng, sản khoa, tim mạch, phụ khoa, tuyến vú, tuyến giáp.... và hỗ trợ
kỹ thuật cho các y học khác.
Siêu âm dùng điều trị tổn thương xương, khớp và cơ sau chấn thương:
bầm tím, bong gân, sai khớp, gãy xương, viêm khớp dạng thấp mãn, thoái
khớp, bạnh Bachterew, viêm bao hoạt dịch, viêm cơ.
Sóng siêu âm có hiệu quả với các chứng dau thần kinh ngoại vi, đau
lưng do thoát vị đĩa đệm, rối loạn tuần hoàn như bệnh Raynaud, Buerger,
Sudeck, phù nề, các vết thương, vết loét, sẹo xấu, sẹo lồi. Dùng các sóng
siêu âm có cường độ lớn lớn (1,4.107 W/m2) để điều trị sỏi thận, u tuyến.
TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 112
CHƯƠNG 4. CÁC HIỆN TƯỢNG ÂM Ở CƠ THỂ SỐNG

4.3. Ứng dụng của âm và siêu âm trong y học


4.3.2. Ứng dụng của siêu âm trong ngành y
4.3.2.2. Ứng dụng siêu âm vào chẩn đoán
Siêu âm có thể tạo được chùm song song hoặc hội tụ vào một điểm nhỏ, gặp mặt phân
cách giữa 2 môi trường sẽ phản xạ trở lại, cho biết âm trở giữa 2 môi trường. Chùm siêu
âm gặp vật di chuyển, có thể ứng dụng hiệu ứng Doppler để xác định vận tốc theo hiệu tần
số phát và thu.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 113
CHƯƠNG 4. CÁC HIỆN TƯỢNG ÂM Ở CƠ THỂ SỐNG

Bài tập/Thảo luận


 Bài tập 1: Sóng âm và các đặc trưng vật lý, sinh lý của sóng
âm.
 Bài tập 2. Giải thích các ứng dụng của sóng âm trong chẩn
đoán và điều trị bệnh.
 Bài tập 3. Thiết kế poster ứng dụng của siêu âm trong chẩn
đoán và điều trị bệnh.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 114
CHƯƠNG 4. CÁC HIỆN TƯỢNG ÂM Ở CƠ THỂ SỐNG

Tài liệu tham khảo


 Giáo trình
[1]. Nguyễn Minh Tân, Giáo trình Vật lý lý sinh, Nxb ĐH Quốc
gia Hà Nội, 2009.
 Tài liệu tham khảo
[2]. Nguyễn Thị Kim Ngân, Lý sinh học, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội, 2001.
[3]. Phan Sỹ An và cộng sự, Lý sinh y học, Nxb Y học, 2019.
[4]. Roland Glaser, Biophysics An Introduction, 6th edition,
Springer-Verlag Berlin and Heidelberg GmbH & Co. KG,
2012.
[5]. Andrey. D. Rubin, Fundamentals of Biophysics, Scrivener
Publishing Willey, 2014.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 115
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
VIỆN CÔNG NGHỆ HÓA SINH – MÔI TRƯỜNG

TÓM TẮT BÀI GIẢNG

GIẢI PHẪU SINH LÍ NGƯỜI


CHƯƠNG 5. ÁNH SÁNG VÀ CƠ THỂ SỐNG

Họ và tên giảng viên: TS. HỒ ĐÌNH QUANG


Đơn vị: Viện Công nghệ Hóa Sinh – Môi trường.
Điện thoại: 0918.119583.
Email: hodinhquang@vinhuni.edu.vn.

NĂM 2020
CHƯƠNG 5. ÁNH SÁNG VÀ CƠ THỂ SỐNG

CHUẨN ĐẦU RA
Trình bày và giải thích được các đặc điểm quang
hình học, cơ chế điều tiết và khả năng phân ly của
G5.1
mắt, cơ chế hình thành và nguyên lý chỉnh sửa các
tật của mắt người.
Trình bày được nguyên lý hoạt động và ứng dụng
G5.2
của kính hiển vi.
Giải thích được bản chất và các tác dụng của ánh
G5.3
sáng lên cơ thể sống.
Trình bày bản chất và ứng dụng của laser trong điều
G5.4
trị bệnh.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 117
CHƯƠNG 5. ÁNH SÁNG VÀ CƠ THỂ SỐNG

NỘI DUNG

5.1. Mắt và dụng cụ hỗ trợ


5.2. Kính hiển vi và ứng dụng
5.3. Bản chất của ánh sáng
5.4. Tác dụng của ánh sáng lên cơ thể sống
5.5. Laser và ứng dụng

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 118
CHƯƠNG 5. ÁNH SÁNG VÀ CƠ THỂ SỐNG
5.1. Mắt và dụng cụ hỗ trợ
5.1.1. Quang hình học của mắt

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 119
CHƯƠNG 5. ÁNH SÁNG VÀ CƠ THỂ SỐNG
5.1. Mắt và dụng cụ hỗ trợ
5.1.2. Khả năng điều tiết của mắt

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 120
CHƯƠNG 5. ÁNH SÁNG VÀ CƠ THỂ SỐNG
5.1. Mắt và dụng cụ hỗ trợ
5.1.3. Khả năng phân ly của mắt

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 121
CHƯƠNG 5. ÁNH SÁNG VÀ CƠ THỂ SỐNG
5.1. Mắt và dụng cụ hỗ trợ
5.1.4. Các tật của mắt và dụng cụ bổ trợ
5.1.4.1. Tật cận thị

5.1.4.2. Tật viễn thị

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 122
CHƯƠNG 5. ÁNH SÁNG VÀ CƠ THỂ SỐNG
5.1. Mắt và dụng cụ hỗ trợ
5.1.4. Các tật của mắt và dụng cụ bổ trợ
5.1.4.3. Tật loạn thị

5.1.4.3. Tật lão thị

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 123
CHƯƠNG 5. ÁNH SÁNG VÀ CƠ THỂ SỐNG
5.2. Kính hiển vi và ứng dụng
5.2.1. Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động của kính hiển vi là sử dụng các loại thấu kính có khả năng làm thay
đổi hướng truyền của tia sáng hoặc của chùm điện tử. Các thấu kính sử dụng với ánh sáng
nhìn thấy thường làm bằng thủy tinh Flin hoặc Crao, với ánh sáng tử ngoại là thạch anh,
với chùm điện tử là các thấu kính điện tử. Nhờ khả năng làm thay đổi hướng truyền tia
sáng, chùm điện tử thấu kính người ta chế tạo ra các kính hiển vi có khả năng phóng đại
lên tới 1500-2500 lần, kính hiển vi điện tử có thể phóng đại vật lên tới 600.000 lần.

5.2.2. Năng suất phân ly của kính hiển vi


Năng xuất phân ly của kính hiển vi là một đại lượng cho biết khả năng phân ly hai điểm có
khoảng cách nhỏ nhất. Năng xuất phân ly càng lớn thì độ phân giải của kính hiển vi càng
cao.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 124
CHƯƠNG 5. ÁNH SÁNG VÀ CƠ THỂ SỐNG
5.2. Kính hiển vi và ứng dụng
5.2.3. Các loại kính hiển vi và ứng dụng
5.2.3.1. Kính hiển vi quang học trường sáng

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 125
CHƯƠNG 5. ÁNH SÁNG VÀ CƠ THỂ SỐNG
5.2. Kính hiển vi và ứng dụng
5.2.3. Các loại kính hiển vi và ứng dụng
5.2.3.2. Kính hiển vi soi nổi

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 126
CHƯƠNG 5. ÁNH SÁNG VÀ CƠ THỂ SỐNG
5.2. Kính hiển vi và ứng dụng
5.2.3. Các loại kính hiển vi và ứng dụng
5.2.3.3. Kính hiển vi phân cực

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 127
CHƯƠNG 5. ÁNH SÁNG VÀ CƠ THỂ SỐNG
5.2. Kính hiển vi và ứng dụng
5.2.3. Các loại kính hiển vi và ứng dụng
5.2.3.4. Kính hiển vi huỳnh quang

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 128
CHƯƠNG 5. ÁNH SÁNG VÀ CƠ THỂ SỐNG
5.2. Kính hiển vi và ứng dụng
5.2.3. Các loại kính hiển vi và ứng dụng
5.2.3.5. Kính hiển vi trường tối

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 129
CHƯƠNG 5. ÁNH SÁNG VÀ CƠ THỂ SỐNG
5.2. Kính hiển vi và ứng dụng
5.2.3. Các loại kính hiển vi và ứng dụng
5.2.3.6. Kính hiển vi tử ngoại
Kính hiển vi tử ngoại dùng ánh sáng tử ngoại (đèn thủy ngân)
để soi vật. Các thấu kính làm bằng thạch anh không hấp thụ
tia tử ngoại. Kính có bộ lọc tia tử ngoại để tạo ra chùm tia
đơn sắc bao gồm lăng kính phân tích, khe lọc và lăng kính
phản xạ toàn phần. Hình ảnh của kính hiển vi tử ngoại được
chụp bằng phim ảnh hoặc kính ảnh. Ưu điểm chính của kính
hiển vi tử ngoại là tia tử ngoại có bước sóng ngắn làm tăng
năng suất phân ly của kính (có thể tăng gấp đôi so với kính
hiển vi trường sáng). Đồng thời, kính làm tăng độ tương phản
của ảnh vì các thành phần cấu trúc của tế bào như protein,
axit nucleoic hấp thụ mạnh tia tử ngoại.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 130
CHƯƠNG 5. ÁNH SÁNG VÀ CƠ THỂ SỐNG
5.2. Kính hiển vi và ứng dụng
5.2.3. Các loại kính hiển vi và ứng dụng
5.2.3.7. Kính hiển vi điện tử

Kính hiển vi điện tử quét phát


Kính hiển vi điện tử truyền qua JEM 1400 Plus xạ trường JSM- 7800F

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 131
CHƯƠNG 5. ÁNH SÁNG VÀ CƠ THỂ SỐNG
5.2. Kính hiển vi và ứng dụng
5.2.4. Đo kích thước nhỏ bằng kính hiển vi
5.2.4.1. Thước trắc vi

5.2.4.2. Phương pháp đo kích thước

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 132
CHƯƠNG 5. ÁNH SÁNG VÀ CƠ THỂ SỐNG
5.3. Bản chất của ánh sáng
5.3.1. Thuyết sóng điện từ về bản chất của ánh sáng

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 133
CHƯƠNG 5. ÁNH SÁNG VÀ CƠ THỂ SỐNG
5.3. Bản chất của ánh sáng
5.3.2. Thuyết lượng tử ánh sáng

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 134
CHƯƠNG 5. ÁNH SÁNG VÀ CƠ THỂ SỐNG
5.3. Bản chất của ánh sáng
5.3.3. Các mức năng lượng của điện tử trong nguyên tử

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 135
CHƯƠNG 5. ÁNH SÁNG VÀ CƠ THỂ SỐNG
5.3. Bản chất của ánh sáng
5.3.4. Hấp thụ ánh sáng và phát sáng
5.3.4.1. Hấp thụ ánh sáng

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 136
CHƯƠNG 5. ÁNH SÁNG VÀ CƠ THỂ SỐNG
5.3. Bản chất của ánh sáng
5.3.4. Hấp thụ ánh sáng và phát sáng
5.3.4.2. Cơ chế hấp thụ ánh sáng và phát sáng

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 137
CHƯƠNG 5. ÁNH SÁNG VÀ CƠ THỂ SỐNG
5.3. Bản chất của ánh sáng
5.3.5. Sự dịch chuyển năng lượng trong các hệ sinh vật
5.3.5.1. Thuyết cộng hưởng về sự di chuyển năng lượng
Năng lượng lượng tử được dịch chuyển từ phân tử bị kích thích đến phân tử khác nằm
cách xa so với khoảng cách giữa các nguyên tử. Dịch chuyển này không phát quang,
không tốn năng lượng vì nhiệt, không có va chạm phân tử giữa chất cho và chất nhận
năng lượng. Hiệu suất dịch chuyển năng lượng khoảng từ 100% đến nhỏ hơn 1% .

A + B + h.ɤ → A* + B → A + B*
Khi đó, xảy ra sự giảm thời gian ở trạng thái kích thích của phân tử A và sự yếu dần của
cường độ phát quang. Trong cơ chế di chuyển năng lượng bằng cộng hưởng không xảy ra
sự phân chia diện tích tức là điện tử không bị tách riêng ra. Thường thì cơ chế này xảy ra
trong các dung dịch và cần phải có các điều kiện sau đây:
- Phân tử nhường (cho) năng lượng phải phát quang được.
- Phổ phát quang của chất cho và phổ hấp thụ của chất nhận phải chồng lên nhau, vùng
giao nhau càng lớn thì hiệu suất càng lớn.
- Các phân tử phải đủ gần nhau. Hiệu suất di chuyển năng lượng tỷ lệ nghịch với khoảng
cách giữa chúng (ở khoảng cách 10 A0 đạt tới 50%).

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 138
CHƯƠNG 5. ÁNH SÁNG VÀ CƠ THỂ SỐNG
5.3. Bản chất của ánh sáng
5.3.5. Sự dịch chuyển năng lượng trong các hệ sinh vật
5.3.5.2. Thuyết exiton về sự di chuyển năng lượng
Trong một số chất có cấu trúc đặc biệt giống tinh thể, các điện tử dưới tác dụng của ánh sáng
chuyển lên mức năng lượng cao hơn rồi cúng có thể chuyển từ phân tử này sang phân tử
khác mà vẫn ở mức năng lượng ấy. Sự di chuyển điện tử tạo nên một lỗ trống. Trong quá
trình dịch chuyển của mình điện tử có thể tìm được cái “bẫy” mà ở đó điện tử sẽ có mức
năng lượng ổn định nếu điện tử chưa rơi vào “ bẫy “ thì trong quá trình dịch chuyển “lỗ
trống” sẽ luôn luôn theo sát điện tử. Các điện tử - lỗ trống dịch chuyển như vậy gọi là exiton,
còn sự di chuyển năng lượng kiểu này gọi là sự di chuyển năng lượng của exiton. Nếu như
điện tử rơi vào “ bẫy” có mức năng lượng ổn định thì một phần năng lượng sẽ biến thành
nhiệt còn cặp điện tử lỗ trống có thể bị phá vỡ với xác suất xác định vì điện tử có thê tồn tại
ở “bẫy” khá lâu. Như vậy, năng lượng do phân tử đầu tiên hấp thụ đã được exiton mang đến
phân tử có bẫy. Dạng di chuyển năng lượng bằng exiton có thể thực hiện trên những khoảng
cách lớn. Thuyêt exiton được áp dụng trong khảo sát di chuyển năng lượng ở những hệ
thống chứa các sắc tố sinh vật như rodopsin, diệp lục ...người ta giả định rằng trong cơ chế
quang hợp chất diệp lục có thể có chức năng như chất bán dẫn.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 139
CHƯƠNG 5. ÁNH SÁNG VÀ CƠ THỂ SỐNG
5.4. Tác dụng của ánh sáng lên cơ thể sống
5.4.1. Sự tác dụng của ánh sáng lên cơ thể sống
Khi ánh sáng đến cơ thể sinh vật, sự tương tác giữa ánh sáng và cơ thể sinh vật được thể
hiện qua các hệ quả sau:
- Về phía chùm tia sáng có sự thay đổi về cường độ, bước sóng và hướng truyền.
- Về phía cơ thể sinh vật xảy ra các quá trình quang sinh gồm các giai đoạn kế tiếp nhau:
+ Hấp thụ ánh sáng bởi các yếu tố hoặc các chất khác tạo nên trạng thái kích thích, nghĩa là
suất hiện sự tích lũy năng lượng bên trong phân tử .
+ Khử trạng thái kích thích của phân tử. Ở giai đoạn này giải phóng năng lượng kích thích
bằng các quá trình quang lý hoặc bằng các quá trình quang hóa dẫn tới các sản phẩm quang
hóa không bền vững đầu tiên.
+ Những phản ứng tối, trung gian với sự tham gia của các sản phẩm quang hóa không bền
nói trên để tạo nên sản phẩm quang hóa bền vững (gọi là các phản ứng tối do không có sự
tham gia của lượng tử ánh sáng).
+ Các phản ứng quang sinh gồm các phản ứng phá hủy biến tính và các phản ứng sinh lý
chức năng. Các phản ứng phá hủy biến tính có thể gây bệnh lý, gây đột biến di truyền và gây
tử vong.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 140
CHƯƠNG 5. ÁNH SÁNG VÀ CƠ THỂ SỐNG
5.4. Tác dụng của ánh sáng lên cơ thể sống
5.4.2. Các quá trình quang sinh
5.4.2.1. Quang hơp

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 141
CHƯƠNG 5. ÁNH SÁNG VÀ CƠ THỂ SỐNG
5.4. Tác dụng của ánh sáng lên cơ thể sống
5.4.2. Các quá trình quang sinh
5.4.2.2. Sinh tổng hợp sắc tố và vitamin

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 142
CHƯƠNG 5. ÁNH SÁNG VÀ CƠ THỂ SỐNG
5.4. Tác dụng của ánh sáng lên cơ thể sống
5.4.2. Các quá trình quang sinh
5.4.2.3. Thông tin thụ cảm ánh sáng

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 143
CHƯƠNG 5. ÁNH SÁNG VÀ CƠ THỂ SỐNG
5.4. Tác dụng của ánh sáng lên cơ thể sống
5.4.2. Các quá trình quang sinh
5.4.2.4. Tác dụng của quang động lực

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 144
CHƯƠNG 5. ÁNH SÁNG VÀ CƠ THỂ SỐNG
5.4. Tác dụng của ánh sáng lên cơ thể sống
5.4.2. Các quá trình quang sinh
5.4.2.5. Tác dụng của tia tử ngoại lên các hệ thống sống
Tia tử ngoại của mặt trời ảnh hưởng lên hầu hết tất cả các quá trình trao
đổi chất và sinh lý chức năng mỗi sinh vật. Phổ tử ngoại chia làm 3 vùng:
- Vùng bước sóng từ 100 đến 275 nm gọi là vùng sóng ngắn làm thay đổi
cấu trúc của protein, lipit và có tác dụng tiệt trùng.
- Vùng có bước sóng từ 275 đến 320 nm gọi là vùng sóng trung, có tác
dụng chống còi xương, tạo sắc tố, thúc đẩy sự tạo thành biểu mô, làm tốt
hơn các quá trình tái sinh.
- Vùng có bước sóng từ 320 đến 400 nm gọi là cùng tử ngoại sóng dài, có
tác dụng sinh vật yếu, gây phát quang ở một số chất hữu cơ.
Tia tử ngoại có thể gây nên những phản ứng quang sinh dẫn đến phá hủy
axit nucleic và protein. Những phản ứng quang sinh này gây nên do những
phản ứng thứ cấp không liên quan gì đến tác dụng trực tiếp của tia tử
ngoại.
TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 145
CHƯƠNG 5. ÁNH SÁNG VÀ CƠ THỂ SỐNG
5.5. Laser và ứng dụng
5.5.1. Tính chất của chùm laser
Bản chất của tia laser là ánh sáng, cho nên tia laser có đầy đủ các tính chất của chùm sáng:
Giao thoa, nhiễu xạ, phần xạ, khúc xạ...
Bước sóng của chùm laser do Rubi phát ra là λ = 0,694 μm, với các môi trường laser khác
nhau sẽ có λ khác nhau, từ miền tử ngoại, nhìn thấy, hồng ngoại đến vi sóng. Chùm tia laser
có các đặc tính:
- Sự phát xạ của tất cả các nguyên tử xảy ra hầu như đồng thời, nên các sóng phát ra từ các
nguyên tử có cùng pha.
- Do các nguyên tử của môi trường laser cùng loại nên tia laser phát ra có cùng một bước
sóng, thể hiện tính đơn sắc rất cao, không có hiệu ứng tán sắc.
- Có thể tập trung chùm laser thành một chùm song song với góc phân kỳ cực nhỏ (chỉ vài
phút).
- Có thể hội tụ chùm laser vào một điểm (một khoảng không gian rất nhỏ) vì tính đơn sắc
cao, nên không có hiện tượng sắc sai và dẫn tới tại tụ điểm, mật độ dòng năng lượng cực
cao (tới 50 W/cm2) trên một điện tích dưới mức tế bào.
- Các xung laser mang những thông tin cần thiết, dễ dàng dẫn truyền trong cấp quang, đễ
dàng khuếch đại và phân tích.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 146
CHƯƠNG 5. ÁNH SÁNG VÀ CƠ THỂ SỐNG
5.5. Laser và ứng dụng
5.5.1. Tính chất của chùm laser

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 147
CHƯƠNG 5. ÁNH SÁNG VÀ CƠ THỂ SỐNG
5.5. Laser và ứng dụng
5.5.2. Ứng dụng của tia laser
- Điều trị nhãn khoa: Laser thường được sử dụng trong kỹ thuật hàn bong võng mạc và
chữa bệnh glaucoma đã giúp cho hàng triệu người khỏi mù loà. Laser Ecimer với bước
sóng vùng cực tím giúp điều chỉnh độ cong của giác mạc, chữa các bệnh loạn thị, viễn thị
và cận thị. Laser He-Ne giúp làm giảm viêm nhiễm, điều trị bỏng nhiệt, bỏng hoá chất.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 148
CHƯƠNG 5. ÁNH SÁNG VÀ CƠ THỂ SỐNG
5.5. Laser và ứng dụng
5.5.2. Ứng dụng của tia laser
Điều trị các bệnh Da liễu-Hoa liễu

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 149
CHƯƠNG 5. ÁNH SÁNG VÀ CƠ THỂ SỐNG
5.5. Laser và ứng dụng
5.5.2. Ứng dụng của tia laser
Điều trị bệnh tim mạch

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 150
CHƯƠNG 5. ÁNH SÁNG VÀ CƠ THỂ SỐNG
5.5. Laser và ứng dụng
5.5.2. Ứng dụng của tia laser
Điều trị ung thư

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 151
CHƯƠNG 5. ÁNH SÁNG VÀ CƠ THỂ SỐNG

Bài tập/Thảo luận


 Bài tập 1: Trình bày các đặc điểm quang hình học của mắt
người.
 Bài tập 2. Giải thích cơ chế và nguyên lý chỉnh sửa các tật
của mắt người (cận thị, viễn thị, loạn thị và lão thị).
 Bài tập 3. Trình bày nguyên lý hoạt động và ứng dụng của
các loại kính hiển vi.
 Bài tập 4. Phân tích các tác dụng của ánh sáng lên cơ thể
sống.
 Bài tập 5. Trình bày bản chất của tia laser và các ứng dụng
của laser trong đời sống và điều trị bệnh.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 152
CHƯƠNG 5. ÁNH SÁNG VÀ CƠ THỂ SỐNG
Tài liệu tham khảo
 Giáo trình
[1]. Nguyễn Minh Tân, Giáo trình Vật lý lý sinh, Nxb ĐH Quốc
gia Hà Nội, 2009.
 Tài liệu tham khảo
[2]. Nguyễn Thị Kim Ngân, Lý sinh học, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội, 2001.
[3]. Phan Sỹ An và cộng sự, Lý sinh y học, Nxb Y học, 2019.
[4]. Roland Glaser, Biophysics An Introduction, 6th edition,
Springer-Verlag Berlin and Heidelberg GmbH & Co. KG,
2012.
[5]. Andrey. D. Rubin, Fundamentals of Biophysics, Scrivener
Publishing Willey, 2014.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 153
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
VIỆN CÔNG NGHỆ HÓA SINH – MÔI TRƯỜNG

TÓM TẮT BÀI GIẢNG

GIẢI PHẪU SINH LÍ NGƯỜI


CHƯƠNG 6. BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG

Họ và tên giảng viên: TS. HỒ ĐÌNH QUANG


Đơn vị: Viện Công nghệ Hóa Sinh – Môi trường.
Điện thoại: 0918.119583.
Email: hodinhquang@vinhuni.edu.vn.

NĂM 2020
CHƯƠNG 6. BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG

CHUẨN ĐẦU RA
Trình bày được cấu tạo của nguyên tử, hạt nhân nguyên tử, hiện
G6.1
tượng phóng xạ và các định luật phóng xạ.
Giải thích được bản chất và tính chất của tia X, các tương tác vật chất
G6.2
với bức xạ ion hóa.
Phân tích được các cơ chế và các yếu tố ảnh hưởng đến tác động
G6.3
của bức xạ ion lên cơ thể sống.
Phân tích được ưu và nhược điểm của các kỹ thuật vật lý nguyên tử
G6.4
và hạt nhân ứng dụng trong y sinh học.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 155
CHƯƠNG 6. BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG

NỘI DUNG
6.1. Nguyên tử và hạt nhân nguyên tử
6.2. Tia X (tia rơnghen)
6.3. Phóng xạ
6.4. Tương tác của bức xạ ion hóa và vật chất
6.5. Tác dụng sinh vật của bức xạ ion hóa.
6.6. Ứng dụng một số kỹ thuật vật lý nguyên tử và hạt
nhân vào y sinh học

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 156
CHƯƠNG 6. BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG

6.1. Nguyên tử và hạt nhân nguyên tử


6.1.1. Nguyên tử
6.1.1.1. Cấu tạo nguyên tử

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 157
CHƯƠNG 6. BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG

6.1. Nguyên tử và hạt nhân nguyên tử


6.1.1. Nguyên tử
6.1.1.2. Đơn vị khối lượng nguyên tử

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 158
CHƯƠNG 6. BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG

6.1. Nguyên tử và hạt nhân nguyên tử


6.1.2. Hạt nhân nguyên tử
6.1.2.1. Cấu tạo hạt nhân nguyên tử
- Proton (p): Proton là hạt mang điện dương, có giá
trị bằng giá trị điện tích cơ bản qp = 1,6.10-19 C, có
khối lượng bằng khối lượng hạt nhân hydro nhẹ,
mp = 1,6726.10-27 kg.
- Nơtron (n): Nowtron là hạt trung hòa về điện qn =
0, có khối lượng lớn hơn khối lượng của proton,
mn = 1,6748.10-27 kg.
Số proton trong hạt nhân đúng bằng số thứ tự Z
trong bảng tuần hoàn Menđêlêep của nguyên tố
tương ứng. Z cũng chính là điện tích hạt nhân.
Tổng các nucleon có trong hạt nhân gọi là số
khối A. Tổng số nơtron trong hạt nhân sẽ là N =
A - Z.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 159
CHƯƠNG 6. BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG

6.1. Nguyên tử và hạt nhân nguyên tử


6.1.2. Hạt nhân nguyên tử
6.1.2.2. Năng lượng hạt nhân

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 160
CHƯƠNG 6. BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG

6.1. Nguyên tử và hạt nhân nguyên tử


6.1.2. Hạt nhân nguyên tử
6.1.2.2. Năng lượng hạt nhân

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 161
CHƯƠNG 6. BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG

6.1. Nguyên tử và hạt nhân nguyên tử


6.1.2. Hạt nhân nguyên tử
6.1.2.3. Phản ứng hạt nhân
Phản ứng hạt nhân là mọi quá trình dẫn đến sự biến đổi
hạt nhân thành các dạng hạt nhân nguyên tử khác nhau, làm
phát ra các hạt hoặc sóng điện từ.
Sơ đồ tổng quát của phản ứng hạt nhân là

A B C  D
trong đó, A và B là hai hạt nhân tương tác với nhau, C và D
là hạt nhân được tạo thành.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 162
CHƯƠNG 6. BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG

6.1. Nguyên tử và hạt nhân nguyên tử


6.1.2. Hạt nhân nguyên tử
6.1.2.3. Phản ứng hạt nhân

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 163
CHƯƠNG 6. BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG

6.2. Tia X (tia rơnghen)


6.2.1. Nguồn phát tia X
Nguồn phát tia X bao gồm ống Rơnghen
là một bóng thủy tinh kín, rút khí tới
chân không cao độ (áp suất khí khoảng
10-7 mmHg). Ống có catot K là một sợi
dây Vonphram sẽ được đốt nóng bằng
dòng điện hạ thế cường độ 3 - 5A, dùng
làm nguồn phát điện tử ở FF’ khi ở nhiệt
độ khoảng 2000oC. Anot A thường làm
bằng kim loại nặng Tungsten, có nhiệt
độ nóng chảy khoảng 33500C, được làm
nguội bằng nước. Dây FF’ được nung
nóng bằng nguồn điện với hiệu điện thế
vài chục kilovon. Các electron bay ra từ
dây FF’ sẽ chuyển động trong điện
trường mạnh giữa A và K, đập vào A
phát ra tia X.
TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 164
CHƯƠNG 6. BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG

6.2. Tia X (tia rơnghen)


6.2.2. Bản chất và tính chất của tia X
Tia X là sóng điện từ có bước sóng từ 10-11 m đến 10-8 m. Tia X có tính chất nổi bật và
quan trọng nhất là khả năng đâm xuyên mạnh. Các vật cản là các tấm kim loại nặng như
chì (Pb) làm giảm khả năng đâm xuyên của tia X. Tia X có bước sóng càng ngắn thì khả
năng đâm xuyên càng lớn. Tia X làm đen kính ảnh nên trong y tế nên thường dùng để
chụp điện thay cho quan sát trực tiếp bằng mắt. Tia X làm phát quang một số chất, các
chất bị tia X làm phát quang mạnh được dùng làm màn quan sát khi chiếu điện. Tia X cũng
làm ion hóa không khí nên có thể suy được liều lượng tia X thông qua đo mức độ ion hóa
của không khí. Tia X cũng có thể làm bật các electron ra khỏi kim loại. Ngoài ra, tia X có tác
dụng sinh lý, làm hủy hoại tế bào. nên dùng để chữa ung thư nông.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 165
CHƯƠNG 6. BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG

6.2. Tia X (tia rơnghen)


6.2.3. Phổ phát xạ tia X

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 166
CHƯƠNG 6. BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG

6.2. Tia X (tia rơnghen)


6.2.4. Định luật hấp phụ tia X

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 167
CHƯƠNG 6. BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG

6.3. Phóng xạ
6.3.1. Hiện tượng phóng xạ
Phóng xạ là hiện tượng hạt nhân nguyên tử không bền vững tự phân rã và biến đổi
thành hạt nhân nguyên tử của nguyên tố khác. Quá trình phóng xạ kèm theo sự phát
ra những tia không nhìn thấy được có năng lượng cao hơn gọi là tia phóng xạ hay bức
xạ hạt nhân. Nguyên tố hóa học mà hạt nhân của nó mang tính phóng xạ được gọi là
đồng vị phóng xạ, những đồng vị phóng xạ do con người chế tạo ra bằng những
phương pháp kỹ thuật khác nhau gọi là đồng vị phóng xạ nhân tạo.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 168
CHƯƠNG 6. BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG

6.3. Phóng xạ
6.3.2. Các dạng phân rã phóng xạ
6.3.2.1. Phóng xạ alpha (α)

6.3.2.2. Phóng xạ beta âm (β-)

6.3.2.3. Phóng xạ beta dương (β+)

6.3.2.4. Phóng xạ gamma (γ)

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 169
CHƯƠNG 6. BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG

6.3. Phóng xạ
6.3.3. Định luật phân rã phóng xạ
6.3.3.1. Định luật phóng xạ

6.3.3.2. Chu kỳ bán rã (T)

6.3.3.3. Tốc độ phân rã phóng xạ (q)

6.3.3.4. Mật độ bức xạ

6.3.3.5. Cường độ bức xạ (I)

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 170
CHƯƠNG 6. BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG

6.4. Tương tác của bức xạ ion hóa và vật chất


6.4.1. Bức xạ ion hóa
Mọi bức xạ ion hóa đều mang một giá trị năng lượng nhất định nên khi gặp vật chất,
năng lượng sẽ được truyền cho nguyên tử hoặc phân tử của vật chất. Cơ chế tương tác này
rất quan trọng bởi vì nó quyết định kỹ thuật thích hợp để ghi đo và ảnh hưởng trực tiếp đến
lớp vật chất được bức xạ chiếu tới. Sự tương tác này gây nên các hệ quả về vật lý, hóa học,
sinh học.
Có 2 cơ chế chuyển giao năng lượng từ tia qua vật chất là kích thích và ion hóa vật chất.
Kích thích là quá trình nguyên tử hoặc phân tử hấp thu năng lượng từ tia, chuyển lên trạng
thái mới, không bền vững. Nguyên tử hoặc phân tử sẽ bức xạ năng lượng đã hấp thụ dưới
dạng photon, bức xạ nhiệt hoặc hóa học để trở về trạng thái ban đầu. Ion hóa là quá trình
năng lượng từ tia tới làm bật điện tử khỏi quỹ đạo của nguyên tử hoặc phân tử thành phần
của vật chất, để tạo ra ion âm (hoặc điện tử) và ion dương (phần còn lại của nguyên tử hoặc
phân tử).
Các bức xạ ion hoá bao gồm photon có năng lượng cao là các bức xạ có bản chất sóng
điện từ, không có khối lượng, không mang điện như tia gamma, tia X; và các hạt vi mô có
khối lượng tính, tích điện hoặc không tích điện như chùm điện tử, proton, neutron, đơteri,
hạt alpha.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 171
CHƯƠNG 6. BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG

6.4. Tương tác của bức xạ ion hóa và vật chất


6.4.2. Tương tác của hạt vi mô tích điện và vật chất
6.4.2.1. Hạt vi mô tích điện tương tác với các điện tử quỹ đạo.
Khi tương tác với vật chất, hạt vi mô truyền một phần năng lượng cho
điện tử đang chuyển động trên quỹ đạo của nguyên tử vật chất. Năng
lượng đó sẽ làm dịch chuyển điện tử từ quỹ đạo thấp lên quỹ đạo có năng
lượng lớn hơn mà không bứt điện tử ra khỏi nguyên tử. Như vậy, hạt vi
mô đã đưa nguyên tử về trạng thái kích thích. Trạng thái này không bền,
nguyên tử nhanh chóng trở về trạng thái ổn định ban đầu và phát ra các
bức xạ photon.
Năng lượng từ hạt tới có thể làm một điện tử quỹ đạo bứt ra khỏi nguyên
tử để tạo thành ion âm (-) và ion dương (+) hay nguyên tử (phân tử) đã bị
ion hoá. Điện tử bật ra cũng có một động năng nhất định nên có thể gây
ra hiện tượng ion hoá tiếp theo đối với các nguyên tử và phân tử khác
xung quanh.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 172
CHƯƠNG 6. BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG

6.4. Tương tác của bức xạ ion hóa và vật chất


6.4.2. Tương tác của hạt vi mô tích điện và vật chất
6.4.2.2. Hạt vi mô tương tác với hạt nhân nguyên tử
Khi một hạt vi mô tích điện tới gần hạt nhân
nguyên tử vật chất (cũng mang điện) thì
chúng sẽ tương tác với nhau. Sự tương tác
đó sẽ tạo ra lực hút hoặc đẩy tùy theo dấu
điện tích của hạt tới. Độ lớn của lực tĩnh
điện này cũng phụ thuộc vào mật độ, kích
thước và điện tích của hạt tới. Khối lượng
của hạt tới nhỏ hơn nhiều so với hạt nhân
nguyên tử nên quỹ đạo và vận tốc của nó
bị thay đổi nhiều, tạo ra chuyển động cong
và có gia tốc.
TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 173
CHƯƠNG 6. BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG

6.4. Tương tác của bức xạ ion hóa và vật chất


6.4.2. Tương tác của hạt vi mô tích điện và vật chất
6.4.2.3. Tương tác của photon năng lượng cao (tia γ và tia X) và
vật chất
- Các photon năng lượng cao (tia γ và tia X) có bản chất là sóng điện từ với bước sóng cực
ngắn, khi xuyên qua vật chất nó truyền hết năng lượng cho vật chất sau một lần tương tác.
Sản phẩm của quá trình tương tác là các những hạt vi mô tích điện (điện tử, pozitron) có
năng lượng lớn. Các hạt vi mô này sẽ ion hoá vật chất, còn các photon năng lượng lớn đã ion
hoá gián tiếp vật chất thông qua 3 hiệu ứng sau:
- Hiệu ứng quang điện là hiện tượng các điện tử bị bứt ra khỏi lớp vỏ điện tử của nguyên tử,
do tác dụng của tia γ (tia X). Khi điện tử nằm trên quỹ đạo dừng, nó có một năng lượng liên
kết ω xác định (bằng công ion hoá). Muốn bứt điện tử ra khỏi quỹ đạo, tia γ (tia X) phải có
năng lượng lớn hơn ω. Trong hiệu ứng này, tia γ tương tác với điện tử quỹ đạo và trao toàn
bộ năng lượng của nó (E = h.f) cho điện tử. Năng lượng này một phần dùng làm công ion
hoá, phần còn lại dùng làm động năng Ed cho điện tử:

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 174
CHƯƠNG 6. BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG

6.4. Tương tác của bức xạ ion hóa và vật chất


6.4.3. Sự hấp thụ năng lượng bức xạ
6.4.3.1. Sự hấp thụ năng lượng bức xạ của tia α
Chùm tia α là chùm có năng lượng
đồng đều, quỹ đạo hạt α trong vật
chất là đường thẳng, do tương
tác năng lượng của từng hạt α sẽ
giảm dần dọc theo quỹ đạo của
nó cho đến khi dừng lại

trong đó, R là quảng chạy của chùm tia α ở trong vật chất mà nó đi qua, Jo là một độ chùm
tia α song song, có cùng năng lượng xuyên vuông góc với bề mặt của lớp vật chất, x là chiều
dày lớp vật chất chùm tia xuyên qua, J là mật độ chùm tia ló sau khi đi qua lớp vật chất.
TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 175
CHƯƠNG 6. BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG

6.4. Tương tác của bức xạ ion hóa và vật chất


6.4.3. Sự hấp thụ năng lượng bức xạ
6.4.3.2. Sự hấp thụ năng lượng bức xạ của tia  , tia , tia X

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 176
CHƯƠNG 6. BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG

6.5. Tác dụng sinh học của bức xạ ion hóa


6.5.1. Cơ chế tác dụng trực tiếp.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 177
CHƯƠNG 6. BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG

6.5. Tác dụng sinh học của bức xạ ion hóa


6.5.2. Cơ chế tác dụng gián tiếp.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 178
CHƯƠNG 6. BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG

6.5. Tác dụng sinh học của bức xạ ion hóa


6.5.3. Tổn thương do bức xạ ion hóa.
6.5.3.1. Tổn thương ở mức độ phân tử.
Trong các tổ chức sinh học có các phân tử vô cơ và hữu cơ nhưng
quan trọng nhất là các đại phân tử hữu cơ. Các tổn thương ở phân tử
hữu cơ là cơ quan đầu tiên gây nên tổn thương ở mức độ tế bào, mô
và toàn cơ thể. Năng lượng của chùm tia được truyền trực tiếp hay
gián tiếp cho các phân tử hữu cơ tại chỗ chiếu hay lan ra xung quanh.
Như trên đã nói, bức xạ ion hóa có thể kích thích hoặc ion hóa các
nguyên tử cấu tạo nên phân tử. Từ đó phá vỡ các mối liên kết, phân ly
các phân tử, tạo ra các sản phẩm hóa học mới gây nên tổn thương lớn
hơn và lan rộng hơn.
Như vậy sau khi chiếu xạ, xuất hiện trong tổ chức sinh học các phân tử
có trọng lượng phân tử nhỏ hơn, có cấu trúc khác bởi vì đã xảy ra sự
phân ly, đứt đoạn các phân tử hữu cơ bị phá vỡ ở cấu trúc cấp 3, cấp
2 và thậm chí ở các mạch chính.
TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 179
CHƯƠNG 6. BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG

6.5. Tác dụng sinh học của bức xạ ion hóa


6.5.3. Tổn thương do bức xạ ion hóa.
6.5.3.2. Tổn thương ở mức độ tế bào.
- Tổn thương chức năng: Bức xạ gây tổn thương các phân tử cấu tạo nên tế bào nên ảnh
hưởng đến chức năng và đời sống tế bào bị ảnh hưởng. Quá trình oxy-phosphoryl hóa
trong ty lạp thể của tế bào bị giảm xuống 1 giờ sau khi chiếu xạ. Khi bị chiếu xạ tế bào giảm
hoặc mất khả năng sản sinh các protein đặc hiệu phục vụ cho hoạt động của tế bào. Khả
năng hô hấp, chuyển hóa, trao đổi chất và năng lượng, miễn dịch của tế bào đều bị giảm.
- Tổn thương cấu trúc tế bào: Bức xạ ảnh hưởng lớn đến màng tế bào, tế bào chất và nhân
tế bào.
+ Màng tế bào: Tổn thương màng tế bào xảy ra sớm và rất tinh vi khi bị chiếu xạ.
+ Tế bào chất: Khi bị chiếu xạ các thuộc tính của tế bào chất bị thay đổi. Dưới kính hiển vi
quan sát thấy tế bào chất bị quánh lại như khi bị đun nóng. Liều lớn hơn sẽ phá hủy các
tiểu thể trong bào quan như ty lạp thể, riboxom,..
+ Nhân tế bào: Dễ bị tổn thương do nhạy cảm với tia phóng xạ. Dưới kính hiển vi thấy nhân
bị trương lên, nứt nẻ, biến dạng. Với liều lớn hơn nó có thể bị tách ra thành nhiều
mảnh,các mảnh đó nằm rải rác trong bào tương rồi bị phá hủy, dẫn đến sự hủy diệt tế bào.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 180
CHƯƠNG 6. BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG

6.5. Tác dụng sinh học của bức xạ ion hóa


6.5.3. Tổn thương do bức xạ ion hóa.
6.5.3.3. Tổn thương ở các mô.
- Máu và cơ quan tạo máu: Biểu hiện sớm nhất tác dụng của tia phóng xạ là sự thay đổi hình
ảnh về các tế bào tạo máu của tủy xương và số lượng các tế bào trong máu ngoại vi. Trong
máu ngoại vi, số lượng tế bào máu giảm trước hết là dòng bạch cầu, nhất là tế bào dòng
lympho và cuối cùng là dòng hồng cầu. Ở tủy xương, sự suy giảm xảy ra ở hồng cầu rồi mới
đến dòng bạch cầu. Sự suy giảm tế bào máu gây ra bệnh cảnh suy tủy, giảm tế bào máu
(xanh, yếu), giảm sức đề kháng của cơ thể, dễ xuất huyết,…
- Bào thai: Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức tổn thương ở các mô bào thai là tuổi
của nó. Tùy giai đoạn phát triển của bào thai khi bị chiếu xạ mà các loại thương tổn xảy ra
khác nhua: bào thai chết, quái thai, dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng sự phát triển của thai. Tất
nhiên liều lượng cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lại tổn thương kể trên.
- Các mô sinh dục: Bức xạ ion hóa có thể tiêu diệt các tế bào sản sinh ra tinh trùng ở mô
nam. Người ta thấy với liều 5-6 Gy đã có thể gây nên chứng vô sinh ở nam giới. Liều LD50
đối với các nang ở buồng trứng là 0,1 Gy.
- Da và niên mạc: Tổn thương da và niêm mạc thường xuất hiện sau một thời kì tiềm tang
độ 2-3 tuần. Hay gặp nhất là viêm da đỏ và niêm mạc.
TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 181
CHƯƠNG 6. BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG

6.5. Tác dụng sinh học của bức xạ ion hóa


6.5.3. Tổn thương do bức xạ ion hóa.
6.5.3.4. Tổn thương toàn thân.
Biểu hiện của tổn thương toàn thân do bức xạ được gọi là bệnh nhiễm xạ. Bệnh nhiễm xạ
có thể có nhiều hình thái khác nhau phụ thuộc vào liều lượng phóng xạ. Bệnh phóng xạ
sinh ra do bị chiếu ngoài hoặc nhiễm chất phóng xạ vào trong cơ thể hoặc do cả hai. Bệnh
phóng xạ chia làm hai loại:
- Bệnh phóng xạ cấp tính do cơ thể bị chiếu toàn thân một liều lượng lớn hoặc những liều
không lớn lắm nhưng chiếu liên tiếp trong thời gian ngắn. Với tiến bộ của công tác an toàn
phóng xạ thì bệnh phóng xạ cấp tính thường hiếm xảy ra.
- Bệnh phóng xạ mạn tính: Xuất hiện khi cơ thể chiếu một liều nhỏ nhưng trong một thời
gian dài, có thể gặp ở những người do nghề nghiệp phải thường xuyên tiếp xúc với phóng
xạ.
- Một biểu hiện khác, tác dụng của tia phóng xạ lên toàn cơ thể là bệnh ung thư. Ung thư
có thể xuất hiện do chiếu liều lớn hoặc liều nhỏ trong một thời gian dài. Ví dụ, ung thư da
thường gặp ở bác sĩ chuyên khoa X-quang, ung thư phổi ở những người làm việc trong
hầm mỏ, ung thư xương ở những người dùng bột vẽ có chứa phospho, bệnh máu trắng do
các vụ tai biến hạt nhân, các vụ nổ bom nguyên tử ở Nhật Bản trong đại chiến thế giới 2

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 182
CHƯƠNG 6. BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG

6.5. Tác dụng sinh học của bức xạ ion hóa


6.5.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng sinh học
6.5.4.1 Ảnh hưởng của bản chất và năng lượng tia

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 183
CHƯƠNG 6. BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG

6.5. Tác dụng sinh học của bức xạ ion hóa


6.5.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng sinh học
6.5.4.2. Tác dụng của liều lượng, suất liều và yếu tố thời gian
Liều Hiệu ứng

Không có dấu hiệu tổn thương trên lâm sang. Tăng sai lạc nhiễm sắc thể có thể phát hiện được.
0,1 Gy

1 Gy Xuất hiện bệnh nhiễm xạ trong số 5-7% ca thể sau chiếu xạ.

Rụng lông tóc, đục thủy tinh thể, giảm bạch cầu, xuất hiện ban đỏ trên da. Bệnh nhiễm xạ gặp ở hầu hết
các đối tượng bị chiếu. tử vong 10-30 % số ca thể sau chiếu xa.
2-3 Gy

Giảm bạch cầu nghiêm trọng, ban xuất huyết, nhiễm khuẩn, rụng lông tóc. Tử vong 50% số cá thể sau
3-5 Gy
chiếu xạ.

Vô sinh lâu dài ở cả nam và nữ. tử vong 50% số cá thể bị chiếu thậm chí cả những trường hợp được
6 Gy
điều trị tốt nhất.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 184
CHƯƠNG 6. BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG

6.5. Tác dụng sinh học của bức xạ ion hóa


6.5.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng sinh học
6.5.4.3. Ảnh hưởng của môi trường chiếu
- Diện tích chiếu: Mức độ tổn thương khi chiếu xạ phụ thuộc vào diện tích chiếu xạ. Liều tử
vong khi chiếu xạ toàn thân thấp hơn chiếu xạ cục bộ. Ví dụ, liều 6 Gy chỉ làm đỏ da nếu
chiếu cục bộ, nhưng là liều LD 50/30 (liều gây tử vong 50% số cá thể bị chiếu trong vòng 30
ngày đầu sau chiếu xạ). Điều này có thể do khi chiếu xạ toàn thân các tổn thương nhẹ ở các
cơ quan khác nhau trong cơ thể hợp nhất lại và tạo ra các hội chứng của chiếu xa cấp.
- Hiệu ứng nhiệt độ: Giảm nhiệt độ sẽ làm giảm tác dụng của bức xạ ion hóa. Hiện tượng này
được giải thích là khi nhiệt độ xuống thấp, tốc độ vận chuyển các gốc tự do (được tạo nên do
xạ phân các phân tử nước) tới các phân tử sinh học giảm xuống, dẫn đến giảm số phân tử
sinh học bị tổn thương do chiếu xạ. Hiện tượng này rất có ý nghĩa trong thực tế. Người ta đã
áp dụng kỹ thuật xạ trị trong điều kiện tăng nhiệt độ và để bảo quản các chế phẩm sinh học
có gắn phóng xạ người ta đã hạ nhiệt độ đến mức đóng băng để giảm cơ chế tác dụng gián
tiếp của bức xạ.
- Hiệu ứng oxy: Độ nhạy cảm phóng xạ của sinh vật tăng theo nồng độ oxy, giảm khi oxy
giảm. Khi tăng nồng độ oxy, lượng HO2, H2O2 tạo ra càng nhiều đã làm tăng số các phân tử
sinh học bị tổn thương do chiếu xạ.
TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 185
CHƯƠNG 6. BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG

6.6. Ứng dụng một số kỹ thuật vật lý nguyên tử và hạt


nhân vào y sinh học
6.6.1. Kỹ thuật chụp X-quang

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 186
CHƯƠNG 6. BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG

6.6. Ứng dụng một số kỹ thuật vật lý nguyên tử và hạt


nhân vào y sinh học
6.6.1. Kỹ thuật chụp X-quang

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 187
CHƯƠNG 6. BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG

6.6. Ứng dụng một số kỹ thuật vật lý nguyên tử và hạt


nhân vào y sinh học
6.6.1. Kỹ thuật chụp X-quang

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 188
CHƯƠNG 6. BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG

6.6. Ứng dụng một số kỹ thuật vật lý nguyên tử và hạt


nhân vào y sinh học
6.6.2. Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính (CT)

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 189
CHƯƠNG 6. BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG

6.6. Ứng dụng một số kỹ thuật vật lý nguyên tử và hạt


nhân vào y sinh học
6.6.3. Kỹ thuật chụp PET/CT

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 190
CHƯƠNG 6. BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG

6.6. Ứng dụng một số kỹ thuật vật lý nguyên tử và hạt


nhân vào y sinh học
6.6.3. Kỹ thuật chụp PET/CT

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 191
CHƯƠNG 6. BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG

6.6. Ứng dụng một số kỹ thuật vật lý nguyên tử và hạt


nhân vào y sinh học
6.6.4. Kỹ thuật chụp SPET

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 192
CHƯƠNG 6. BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG

6.6. Ứng dụng một số kỹ thuật vật lý nguyên tử và hạt


nhân vào y sinh học
6.6.5. Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ hạt nhân (MRI)

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 193
CHƯƠNG 6. BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG

6.7. An toàn phóng xạ


6.7.1. Liều chiếu xạ an toàn
- Chiếu xạ nghề nghiệp: Liều giới hạn là 20 mSv/năm (cho cả chiếu xạ
ngoài và chiếu xạ trong). Tuy nhiên có thể chấp nhận liều tối đa là 50
mSv/năm trong một năm bất kỳ nào đó trong 5 năm liên tiếp nhưng liều
chiếu trung bình vẫn phải đảm bảo là 20 mSv/năm. Đối với những công
việc cứu chữa khẩn cấp để hạn chế tai nạn, liều chiểu có thể cho phép là
500 mSv cho một lần duy nhất trong suốt quá trình hoạt động nghề
nghiệp. Giới hạn liều không khác nhau cho cả nam và nữ. Phụ nữ có thai
hoặc đang cho con bú không tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở. Liều giới hạn
trong suốt thời gian có thai là 2mSv.
- Chiếu xạ với dân cư: Liều giới hạn là 1mSv/năm. Trường hợp đặc biệt có
thể chấp nhận tăng liều lên 5mSv trong một năm duy nhất trong vòng 5
năm nhưmg vẫn phải đảm bảo liều trung bình là 1 mSv/năm.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 194
CHƯƠNG 6. BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG

6.7. An toàn phóng xạ


6.7.2. Biện pháp an toàn phóng xạ
6.7.2.1. Các biện pháp bảo vệ khi làm việc với nguồn bức xạ kín
- Bảo vệ bằng rút ngắn thời gian tiếp xúc: Rút ngắn thời gian tiếp xúc với
phóng xạ là biện pháp đơn giản nhưng rất có hiệu quả để giảm liều chiếu.
Muốn vậy nhân viên phải luyện tập các thao tác thành thạo và chuẩn bị kỹ
lưỡng trước khi bắt đầu công việc tiếp xúc với nguồn phóng xạ. Trong chụp
chiếu Xquang, có thể giảm liều chiếu cho cả nhân viên và bệnh nhân nếu
phòng Xquang thực sự tối và thầy thuốc trước đó đã ngồi trong phòng đủ lâu
để mắt thích nghi với bóng tối.
- Bảo vệ bằng tăng khoảng cách với nguồn phóng xạ: Tăng khoảng cách từ
nguon tới người làm việc cũng là một biện pháp đơn giản và đáng tin cậy. Để
tăng khoảng cách người ta thường dùng các biện pháp sau: sử dụng cặp dài,
thao tác từ xa. Trong những cơ sở đặc biệt dùng nguồn phóng xạ có hoạt tính
cao người ta thường dùng người máy hoặc các thiết bị điều khiển tự động.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 195
CHƯƠNG 6. BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG

6.7. An toàn phóng xạ


6.7.2. Biện pháp an toàn phóng xạ
6.7.2.1. Các biện pháp bảo vệ khi làm việc với nguồn bức xạ kín
- Bảo vệ bằng che chắn: Khi không thể kéo dài khoảng cách hơn nữa người ta dùng tấm che
chắn để hấp thụ một phần năng lượng của bức xạ. Tấm chắn có nhiều dang, có thể là bình
chứa để bảo quản và vận chuyển chất phóng xạ, tấm chắn di động để bảo vệ chỗ làm việc
của nhân viên hoặc tấm chắn bảo hiểm cá nhân như áo giáp, kính chì, quần áo, găng tay, ủng
pha chì dùng để bảo vệ cho nhân viên và bệnh nhân trong quá trình chẩn đoán và điều trị
bằng phóng xạ. Đối với tia X và gamma thì tấm chắn làm bằng chì là tốt nhất. Nhưng để giảm
giá thành người ta có thể dùng những vật liệu rẻ hơn như gang, bê tông, bê tông trộn barit,
bê tông cốt sắt,... Đối với tia beta tấm chắn thường làm bằng các vật liệu có số Z nhỏ để hạn
chế các bức xạ hãm sản sinh trong quá trình tia beta tương tác với vật chất. Thường dùng
thủy tinh thường, thủy tinh hữu cơ pha chì, chất dẻo, nhôm.
- Đối với tia beta tấm chắn thường làm bằng các vật liệu có số Z nhỏ để hạn chế các bức xạ
hãm sản sinh trong quá trình tia beta tương tác với vật chất. Thường dùng thủy tinh thường,
thủy tinh hữu cơ pha chì, chất dẻo, nhôm. Đối với nguồn neutron mạnh cần các vật liệu có
chứa một số lượng lớn nguyên tử hydro (bê tông, nước) hoặc Bor, cadmi, chì và bê tông.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 196
CHƯƠNG 6. BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG

6.7. An toàn phóng xạ


6.7.2. Biện pháp an toàn phóng xạ
6.7.2.2. Các nguyên tắc bảo vệ khi làm việc với nguồn phóng xạ hở
- Thông khí: Nhằm giữ cho nơi làm việc có hoạt tính phóng xạ thấp. Gió thổi từ nơi có hoạt
tính phóng xạ cao đến nơi có hoạt tính thấp. Có thể kết hợp thông khí với lọc khí để giữ bui
và lọc các khí có hoạt tính phóng xạ. Thông thường dùng các tủ hốt trong các Labo.
- Thường xuyên kiểm tra ô nhiễm phóng xạ:
+ Đo ô nhiễm bề mặt làm việc: Để kiểm tra nhiễm xạ người ta dùng các detector G.M, nhấp
nháy, buồng ion hoá,... rà trên bề mặt làm việc với các chất phóng xạ. Với bức xạ alpha, máy
rà không được cao quá 5mm và di chuyển không nhanh hơn 15cm/s, với bức xạ beta khoảng
cách đó là 2,5 5cm với tốc độ 10 + 15cm/s.
+ Đo nhiễm xạ cơ thể gồm đo nhiễm xạ ngoài (dùng máy phát hiện phóng xạ rà trên quần,
áo và ngoài da) và đo nhiễm xạ trong bằng phương pháp trực tiếp (dùng máy đếm toàn
thân) hay gián tiếp (bằng việc đo hoạt tính các vật phẩm sinh học như máu, nước tiểu, mồ
hôi, nước mũi, đờm, khí thở ra,...).
- Xử lý các chất thải phóng xạ, đặc biệt trong y tế và trong công nghiệp. * Đối với các nhân
viên bức xạ Nhân viên bức xạ là những người phải thường xuyên tiếp xúc với nguồn bức xạ
nên cần áp dụng các biện pháp sau đây để hạn chế liều nhiễm

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 197
CHƯƠNG 6. BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG

6.7. An toàn phóng xạ


6.7.2. Biện pháp an toàn phóng xạ
6.7.2.2. Các nguyên tắc bảo vệ khi làm việc với nguồn phóng xạ hở
- Theo dõi chiếu xạ cá nhân: Việc theo dõi liều chiếu cá nhân thường xuyên là việc làm cần
thiết và rất quan trọng giúp việc theo dõi liều chiếu của từng người cũng như tạo một cảm
giác yên tâm, an toàn khi làm việc với nguồn phóng xạ.
- Kiểm tra sức khoẻ định kỳ: Mục đích của việc kiểm tra là tránh đưa những người không
phù hợp về sức khỏe vào làm công việc có tiếp xúc với nguồn phóng xạ và ngăn chặn các tai
nạn phóng xạ do thiếu sức khoẻ.
- An toàn cho bệnh nhân: Bảo vệ bệnh nhân trong chẩn đoán và điều trị bằng bức xạ rất cần
được quan tâm. Mục đích là tránh cho bệnh nhân bị chiếu xạ không cần thiết và hạn chế ở
liều thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu chẩn đoán và điều trị. Để đạt được mục
tiêu này cần tuân thủ các nguyên tắc"sau:
- Chỉ định đúng: Mọi phương pháp chẩn đoán và điều trị bằng bức xạ phải được
chỉ định bởi thầy thuốc và phải cân nhắc kỹ xem có thưc sự cần thiết không dựa trên việc so
sánh với các phương pháp khác về lợi ích và thiệt hai. Khi có hai phương pháp chẩn đoán và
điều trị cùng đưa đến một kết quả như nhau thì không dùng phương pháp phóng xạ.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 198
CHƯƠNG 6. BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG

Bài tập/Thảo luận


 Bài tập 1: Trình bày cấu tạo của nguyên tử và hạt nhân
nguyên tử.
 Bài tập 2. Giải thích các hiện tượng tương tác của vật chất
với bức xạ ion hóa.
 Bài tập 3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tác động của
bức xạ ion lên cơ thể sống.
 Bài tập 4. Trình bày các kỹ thuật X-Quang, CT, PET,
SPET/CT, MRI.
 Bài tập 5. Thiết kế poster các biện pháp an toàn phóng xạ.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 199
CHƯƠNG 6. BỨC XẠ ION HÓA VÀ CƠ THỂ SỐNG
Tài liệu tham khảo
 Giáo trình
[1]. Nguyễn Minh Tân, Giáo trình Vật lý lý sinh, Nxb ĐH Quốc
gia Hà Nội, 2009.
 Tài liệu tham khảo
[2]. Nguyễn Thị Kim Ngân, Lý sinh học, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội, 2001.
[3]. Phan Sỹ An và cộng sự, Lý sinh y học, Nxb Y học, 2019.
[4]. Roland Glaser, Biophysics An Introduction, 6th edition,
Springer-Verlag Berlin and Heidelberg GmbH & Co. KG,
2012.
[5]. Andrey. D. Rubin, Fundamentals of Biophysics, Scrivener
Publishing Willey, 2014.

TÊN HỌC PHẦN: LÍ SINH HỌC GIẢNG VIÊN: HỒ ĐÌNH QUANG Trang 200

You might also like