You are on page 1of 6

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


KHOA Y Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MODULE

1. Tên môn học: Lý sinh (Biophysics)


Mã môn học: LS007
Thuộc khối kiến thức: Đại cương
2. Số tín chỉ: 3 Lý thuyết: 2 Thực hành: 1
3. Trình độ: Sinh viên năm thứ 1
4. Phân bổ thời gian:
- Lên lớp: 30 tiết
- Thực tập phòng thí nghiệm: 30 tiết
5. Điều kiện tiên quyết: Không
6. Bộ môn tham gia giảng dạy:
☐ Giải phẫu học - Phôi thai học
☐ Mô học- Giải phẫu bệnh
 Sinh lý- Sinh lý bệnh
☐ Miễn dịch học -Di truyền y học
☐ Sinh hóa sinh học phân tử
☐ Vi sinh học - Ký sinh học
☐ Nhiễm
☐ Dược lý học
☐ Kỹ năng y khoa
☐ Nội
☐ Ngoại
☐ Sản phụ khoa - Sức khỏe sinh sản
☐ Nhi
☐ Tai Mũi Họng
☐ Da liễu
☐ Mắt
☐ Dịch tễ học
☐ Y học cộng đồng
☐ Khác
7. Mục tiêu của môn học:
- Mục tiêu chung: Tìm hiểu các hiện tượng xảy ra trong các tổ chức và cơ thể sống
dựa trên quan điểm và các định luật vật lý, từ mức độ điện tử, nguyên tử đến toàn cơ thể;
đồng thời thực hiện một số thí nghiệm để bổ sung cho lý thuyết.
- Mục tiêu cụ thể/ chuẩn đầu ra môn học: Nhận thức được mối liện hệ giữa các
quy luật hoạt động của cơ thể sống và các định luật vật lý cũng như hiểu được nguyên tắc
ứng dụng chủ yếu của vật lý trong chẩn đoán, điều trị; biết cách thực hiện các thí nghiệm
để kiểm tra, minh họa các kết quả lý thuyết.
8. Mô tả vắn tắt nội dung môn học:
Các quá trình, hiện tượng vật lý cơ bản xảy ra trong cơ thể sống; một số tác nhân
vật lý đã ảnh hưởng như thế nào và bằng cách nào lên cơ thể sống; các nguyên tắc ứng
dụng của vật lý trong chẩn đoán, điều trị và bảo vệ môi trường.
9. Nhiệm vụ của Sinh viên:
- Dự lớp
- Bài tập
- Dụng cụ học tập
- Khác: Thảo luận
10. Tài liệu học tập:
- Sách, giáo trình chính: Lý sinh học (Nguyễn Văn Út, Trần Lê Bảo Hà, Nguyễn
Kim Trinh, NXB ĐHQG TP.HCM, 2008)
- Sách tham khảo: Lý sinh y học (Phan Sỹ An, NXB Y học, 2004)
- Khác: Biophysics- An Introduction (Rodney M. J. Cotterill, John Wiley & Sons,
Inc., 2002)
11. Tiêu chuẩn đánh giá Sinh viên:
- Dự lớp
- Thảo luận
- Bản thu hoạch
- Thi cuối học kỳ
- Sinh viên được yêu cầu tham gia học tập đầy đủ chương trình học tập lý thuyết.
- SV vắng mặt quá 30% tổng số tiết lý thuyết quy định của Module thì không được
dự thi.
12. Phương thức đánh giá và cho điểm:
12.1. Phương thức đánh giá
Điểm tổng Điểm thành
Hình thức Ghi chú
kết môn phần
(2) (3)
học (1)
(0) Điểm quá trình
Thực hành
(30%)
Điểm giữa kỳ
Bài tập nhóm
(20%)
Điểm cuối kỳ Trắc nghiệm
(50%)
Lưu ý:
- Các điểm thành phần được làm tròn đến 0,1
- Điểm tổng kết môn học được làm tròn đến 0,5 (điểm lẻ dưới 0,25 được làm tròn
thành 0,0; điểm lẻ từ 0,25 đến dưới 0,75 được làm tròn thành 0,5; điểm lẻ từ 0,75
đến dưới 1,0 được làm tròn thành 1,0).

12.2. Thang điểm đánh giá thành quả học tập:


Khoa Y đánh giá theo thang điểm 10, dưới đây là bảng quy đổi theo thang điểm 100
và hệ 4
Thang điểm hệ 4
Xếp loại Thang điểm hệ 10 Thang điểm hệ 100
Điểm số Điểm chữ
Xuất sắc Từ 9,0 đến 10,0 Từ 90 đến 100 4,0 A+
Giỏi Từ 8,0 đến cận 9,0 Từ 80 đến cận 90 3,5 A
Khá Từ 7,0 đến cận 8,0 Từ 70 đến cận 80 3,0 B+
Trung bình khá Từ 6,0 đến cận 7,0 Từ 60 đến cận 70 2,5 B
Trung bình Từ 5,0 đến cận 6,0 Từ 50 đến cận 60 2,0 C
Yếu Từ 4,0 đến cận 5,0 Từ 40 đến cận 50 1,5 D+
Từ 3,0 đến cận 4,0 Từ 30 đến cận 40 1,0 D
Kém
< 3,0 Dưới 30 0,0 F
13. Chính trực trong học thuật
Sinh viên không được gian lận dưới bất cứ hình thức nào, nhất là đạo văn. Sinh viên sẽ bị
xem là đạo văn nếu:
+ Sao chép nguyên văn một câu hay một đoạn văn mà không đưa vào ngoặc kép
và không có trích dẫn phù hợp.
+ Sử dụng toàn bộ hay một phần bài viết của người khác.
+ Tự đạo văn (self-plagiarize) bằng cách sử dụng toàn bộ hoặc phần nội dung chủ
yếu của một đề tài, báo cáo, bài kiểm tra do chính mình viết để nộp cho hai (hay
nhiều) lớp khác nhau.
Bất kỳ hành động không chính trực nào của sinh viên, dù bị phát hiện ở bất kỳ thời
điểm nào (kể cả sau khi điểm đã được công bố hoặc kết thúc môn học) đều sẽ bị điểm 0
đối với phần kiểm tra tương ứng, hoặc điểm 0 cho toàn bộ môn học tùy vào mức độ.
Ngoài ra, tùy vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành động không chính trực,
Khoa Y cũng sẽ xử lý học vụ theo quy chế hiện hành.
14. Nội dung chi tiết môn học:
STT Nội dung bài giảng Số tiết Ghi chú
Phần lý thuyết 31
Giới thiệu nội dung môn học/module:
- Mục tiêu môn học
- Phương pháp học tập 1
0
- Hình thức đánh giá (Tự luận/Trắc
nghiệm/Vấn đáp/Bài thu hoạch)
- Phương thức đánh giá
CHƯƠNG 1. HÓA LÝ HÓA KEO CỦA CƠ
THỂ SỐNG
I. Cơ thể sống là một hệ keo sinh học
1. Hệ keo
2. Phân tử và dung dịch trong cơ thể sinh
1 vật (các polymer sinh học) 6
II. Một số tính chất hóa lý của hệ keo sinh học
1. Độ nhớt cấu trúc
2. Áp suất thẩm thấu
3. Điện động học
4. Độ dẫn điện của cơ thể sống
CHƯƠNG 2. NHIỆT ĐỘNG HỌC CỦA CƠ
THỂ SỐNG
I. Một số khái niệm
1. Nhiệt động học
2. Hệ nhiệt động
II. Nguyên lý thứ nhất nhiệt động học
1. Phát biểu
2 6
2. Nguyên lý thứ nhất nhiệt động học áp dụng
cho hệ thống sống
II. Nguyên lý thứ hai nhiệt động học
1. Phát biểu
2. Nguyên lý thứ hai nhiệt động học áp dụng
cho hệ thống sống
III. Quá trình thuận nghịch và bất thuận nghịch
3 CHƯƠNG 3. SỰ VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT 6
TRONG CƠ THỂ SỐNG
I. Các hiện tượng vận chuyển vật chất cơ bản
trong cơ thể
1. Hiện tượng khuếch tán
2. Hiện tượng thẩm thấu
3. Hiện tượng lọc và siêu lọc
II. Sự vận chuyển vật chất qua màng tế bào
1. Màng tế bào
2. Các hình thức vận chuyển vật chất qua
màng
3. Sự thấm của acid và base qua màng tế bào
III. Chuyển động của máu trong hệ tuần hoàn
IV. Sự vận chuyển khí trong cơ thể
CHƯƠNG 4. CÁC HIỆN TƯỢNG ĐIỆN
TRÊN CƠ THỂ SỐNG
I. Các loại điện thế sinh vật
4 II. Cơ chế của hiện tượng điện sinh vật
6
III. Lý sinh hiện tượng co cơ. Kích thích thần
kinh - cơ
IV. Tác dụng của dòng điện lên cơ thể và ứng
dụng điều trị
CHƯƠNG 5. SINH HỌC PHÓNG XẠ
I. Đồng vị phóng xạ
1. Cấu tạo nguyên tử và hạt nhân nguyên
tử
2. Đồng vị bền và đồng vị phóng xạ
3. Quy luật phân rã hạt nhân phóng xạ
II. Tia ion hóa
1. Khái niệm
2. Các loại tia ion hóa
3. Sự truyền năng lượng của tia ion hóa
III. Tác động của tia ion hóa lên cơ thể sống
1. Tác động trực tiếp và tác động gián tiếp
5 2. Tổn thương do bức xạ ion hóa 6
3. Cơ chế tác dụng của tia ion hóa lên cơ thể
sống
4. Các tác nhân ảnh hưởng đến hiệu ứng sinh
học của bức xạ ion hóa
IV. Ứng dụng một số kỹ thuật vật lý nguyên tử
và hạt nhân vào y sinh học
1. Chẩn đoán bằng đồng vị phóng xạ
2. Chiếu xạ trong sinh-nông-y học
V. An toàn phóng xạ
1. Khái niệm chiếu xạ, nhiễm xạ
2. Những biện pháp kiểm soát và bảo vệ
chống bị chiếu xạ
Phần Thực hành 30
1 Lý thuyết thực tập 5
2 Độ nhớt cấu trúc 5
3 Điện sinh học, dẫn truyền xung thần kinh-cơ 5
4 Khảo sát độ bền màng hồng cầu 5
5 Mô phỏng về sự dẫn truyền dòng điện trong tế bào 5
6 Tính thấm của tế bào và mô 5
Tổng cộng 61

Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm ……


TRƯỞNG KHOA

You might also like