You are on page 1of 41

CÂU HỎI MẪU THAM KHẢO MÔN TÂM LÝ HỌC

Câu 1: Những hiện tượng tâm lý diễn ra trong một thời gian ngắn, có mở đầu, diễn biến và
kết thúc rõ ràng, khái niệm trên biểu hiện cho?
A. Quá trình tâm lý
B. Thuộc tính tâm lý
C. Trạng thái tâm lý
D. Chức năng của hiện tượng tâm lý
Câu 2: Xác định hiện tượng tâm lý dựa trên tình huống sau: “đã hàng tháng nay cô luôn hồi
hộp mong chờ kết quả thi tốt nghiệp”
A. Quá trình tâm lý
B. Thuộc tính tâm lý
C. Trạng thái tâm lý
D. Chức năng của hiện tượng tâm lý
Câu 3: “Phương là một người luôn được mọi người yêu mến vì sự thật thà, nhiệt tình và hay
giúp đỡ mọi người” tình huống trên biểu hiện cho hiện tượng tâm lý nào?
A. Quá trình tâm lý
B. Thuộc tính tâm lý
C. Trạng thái tâm lý
D. Chức năng của hiện tượng tâm lý
Câu 4: Điều kiện cần và đủ để có hiện tượng tâm lý người là?
A. Có thế giới khách quan và não
B. Thế giới khách quan tác động vào não
C. Não hoạt động bình thường
D. Thế giới khách quan tác động vào não và não hoạt động bình thường
Câu 5: Luận điểm nào sau đây đúng và đầy đủ khi nói về tâm lý người:
A. Tâm lý là mọi mặt trong đời sống tình cảm của con người
B. Tâm lý là nhận thức của con người như cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng
C. Tâm lý là mọi mặt để hình thành nhân cách
D. Tâm lý là các hiện tượng tinh thần diễn ra trong đầu óc con người, điều hành mọi hành
Câu 6: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói đến bản chất tâm lý người theo quan điểm
chủ nghĩa duy vật biện chứng:
A. Là sản phẩm phản ánh hiện thực khách quan vào não
B. Mang tính bẩm sinh, di truyền
C. Mang tính xã hội
D. Mang tính lịch sử
Câu 7: “cùng trong một tiếng tơ đồng, người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm” (Truyện
Kiều- Nguyễn Du). Hiện tượng trên chứng tỏ:
A. Hình ảnh tâm lý mang tính sinh động, sáng tạo
B. Hình ảnh tâm lý mang tính chủ thể
C. Tâm lý người hoàn toàn có tính chủ quan
D. Cả A,B,C đều đúng
Câu 8. Tâm lý người là:
A. Sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người.
B. Do não sản sinh ra giống như gan tiết ra mật
C. Do một lực lượng siêu nhiên nào đó sinh ra.
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 9: Mỗi lần ngã là mỗi lần bớt dại/ Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần”, câu thơ trên mô tả
đặc điểm nào trong phản ánh tâm lý người:
A. Tính chủ thể B. Tính sinh động C. Tính tích cực D. Tính sáng tạo
Câu 10: Hiện tượng sinh lý và hiện tượng tâm lý thường:
A. Diễn ra song song trên não.
B. Đồng nhất với nhau.
C. Có quan hệ chặt chẽ với nhau
1
D. Có quan hệ chặt chẽ với nhau, tâm lý có cơ sở vật chất là não bộ.
Câu 11: Biểu hiện nào sau đây không mang bản chất xã hội trong phản ánh tâm lý ở người?
A. Nói dối người khác. B. Nói tục
C. Đứng xếp hàng chờ đến lượt lên xe buýt. D. Ngáp không che miệng
Câu 12: Phản ánh tâm lý là một loại phản ánh đặc biệt vì:
A. Là sự tác động của thế giới khách quan vào não người.
B. Tạo ra hình ảnh tâm lý mang tính sinh động và sáng tạo.
C. Tạo ra một hình ảnh mang đậm mầu sắc cá nhân
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 13: Tâm lý người có nguồn gốc từ
A. Não người B. Hoạt động của cá nhân
C. Thế giới khách quan D. Giao tiếp của cá nhân
Câu 14: Phản ánh tâm lý là:
A. Sự phản ánh có tính chất chủ quan của con người về các sự vật, hiện tượng trong hiện thực
khách quan
B. Phản ánh tất yếu, hợp quy luật của con người trước những tác động, kích thích của thế giới
khách quan
C. Quá trình tác động giữa con người với thế giới khách quan
D. Sự chuyển hóa trực tiếp thế giới khách quan và đầu óc con người để rạo thành các hiện
tượng tâm lý
Câu 15: Phản ánh là:
A.Sự tác động qua lại giữa hệ thống vật chất này với hệ thống vật chất khác và để lại dấu vết
ở cả hai hệ thống đó
B. Sự tác động qua lại của hệ thống vật chất này lên hệ thống vật chất khác
C. Sự sao chụp hệ thống vật chất này lên hệ thống vật chất khác
D. Dấu vết của hệ thống vật chất này để lại trên hệ thống vật chất khác
Câu 16: Hình ảnh tâm lý mang tính chủ thế được cắt nghĩa bỡi
A. Sự khác nhau về môi trường sống của cá nhân
B. Sự phong phú của mối quan hệ xã hội
C. Những đặc điểm riêng về hệ thần kinh, hoàn cảnh sống và tính tích cực hoạt động của cá
nhân
D. Tính tích cực hoạt động của cá nhân khác nhau
Câu 17: Tâm lý người khác xa tâm lý động vật ở chổ:
A. Có tính chủ thế
B. Có bản chất xã hội và mang tính lịch sử
C. Là kết quả của quá trình phản ánh hiện thực khách quan
D. Cả A,B,C đều đúng
Câu 18: Những đứa trẻ do động vật nuôi từ nhỏ không có được tâm lý người vì
A. Môi trường sống quy định bản chất tâm lý người
B. Các dạng hoạt động và giao tiếp quy định trực tiếp sự hình thành tâm lý người
C. Các mối quan hệ xã hội quy định bản chất tâm lý người
D. Cả A,B,C đều đúng
Câu 19: Nhân tố tâm lý giữ vai trò cơ bản, có tính quy định trong hoạt động của con người,
vì:
A. Tâm lý có chức năng định hướng cho hoạt động con người
B. Tâm lý điều khiển, kiểm tra và điều chỉnh hoạt động của con người
C. Tâm lý là động lực thúc đầy con người hoạt động
D.Cả A,B,C đều đúng
Câu 20: Phản ánh tâm lý là một loại phản ánh đặc biệt vì:
A. Là sự tác động của thế giới khách quan vào não người.
B. Tạo ra hình ảnh tâm lý mang tính sinh động và sáng tạo.
C. Tạo ra một hình ảnh mang đậm mầu sắc cá nhân
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 21: Tâm lý người mang bản chất
2
A. Xã hội B. Lịch sử
C. Cả A và B D. Địa phương – Vùng miền
Câu 22: Hình ảnh tâm lý mang tính
A. Chủ thể, đậm màu sắc cá nhân B. Sinh động, sáng tạo cao
C. Cả A và B đều sai D.Cả A và B đều đúng
Câu 23: Tâm lý người mang tính chủ thể là do
A. Sự khác nhau về đặc điểm cơ thể: hệ thần kinh, não bộ,…
B. Khác nhau do hoàn cảnh sống và điều kiện giáo dục
C. Khác nhau về tính tích cực hoạt động trong các mối quan hệ xã hội và giao tiếp
D. Cả ba ý trên đều đúng
Câu 24: “Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của con người trong các mối
quan hệ xã hội” thể hiện rằng
A. Tâm lý người mang tính cá nhân
B. Tâm lý người mang bản chất xã hội – lịch sử
C. Tâm lý người mang tính sáng tạo
D. Tâm lý người mang tính bất biến
Câu 25: Nguyên tắc “cá biệt hóa” quá trình giáo dục là một ứng dụng rút ra từ luận điểm:
A.Tâm lý người có nguồn gốc xã hội;
B.Tâm lý người có nguồn gốc từ thế giới khách quan;
C.Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động giao tiếp;
D.Tâm lý người mang tính chủ thể;

Câu 26: Khi nghiên cứu tâm lý phải nghiên cứu môi trường xã hội, nền vân hóa xã hội, các
quan hệ xã hội mà con người sống và hoạt động trong đó. Kết luận này rút ra rừ luận điểm?
A. Tâm lý có nguồn gốc từ thế giới khách quan;
B.Tâm lý người có nguồn gốc xã hội;
C.Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động giao tiếp;
D.Tâm lý người mang tính chủ thể.
.
Câu 27: Khẳng định nào dưới đây TRÁI với quan điểm duy vật về tâm lý?
A.Hoạt động tâm lý không phụ thuộc vào nguyên nhân bên ngoài;
B.Hoạt động tâm lý là thuộc tính của não bộ;
C.Tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan của não;
D.Tâm lý người có bản chất xã hội và mang tính lịch sử.
Câu 28: Để giải thích và hiểu được hành vi của ai đó, hãy đặt họ vào các quan hệ xã hội mà họ
là thành viên. Sở dĩ như vậy vì:
A. Tâm lý người có nội dung xã hội và nguồn gốc xã hội.
B. Tâm lý là sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng.
C. Tâm lý là sự thống nhất giữa nội dung và hình thức.
D. Tâm lý là sự thống nhất giữa khách quan và chủ quan.
Câu 29: Để đánh giá được năng lực, trình độ của một người nhân viên vị trưởng phòng chỉ
cần xem bản báo cáo, kế hoạch làm việc của nhân viên, biểu hiện cho phương pháp nghiên
cứu tâm lý nào?
A. Phương pháp nghiên cứu tiểu sử cá nhân
B. Phương pháp điều tra
C. Phương pháp quan sát
D. Cả A,B,C
Câu 30: Cơ chế chủ yếu của sự hình thành và phát triển tâm lý người là:
A. Di truyền
B. Sự chín muồi của những tiềm năng sinh vật dưới sự tác động của môi trường
C. Sự lĩnh hội nền văn hóa xã hội
D. Tự nhận thức, tự giáo dục

3
Câu 31: Phân tích các bài báo, bài kiểm tra, nhật kí, các sản phẩm lao động để biết đặc điểm
Tâm lý học sinh, biểu hiện cho phương pháp nghiên cứu tâm lý nào?
A. Phương pháp nghiên cứu tiểu sử cá nhân
B. Phương pháp điều tra
C. Phương pháp quan sát
D. Phương pháp trắc nghiệm
Câu 32: Tri giác có chủ định nhằm thu thập tư liệu về đặc điểm của đối tượng thông qua các
hành vi, ngôn ngữ, cử chỉ của đối tương, biểu hiện cho phương pháp nghiên cứu tâm lý nào?
A. Phương pháp nghiên cứu tiểu sử cá nhân
B. Phương pháp điều tra
C. Phương pháp quan sát
D. Phương pháp trắc nghiệm
Câu 33: Quá trình tác động vào đối tượng một cách chủ động, trong điều kiện khống chế, để
gây ra ở đối tượng một biến đổi nhất định có thể đo đạc và lượng hóa được, biểu hiện cho
phương pháp nghiên cứu tâm lý nào?
A. Phương pháp nghiên cứu tiểu sử cá nhân
B. Phương pháp điều tra
C. Phương pháp thực nghiệm
D. Phương pháp trắc nghiệm
Câu 34: Một phép thử dùng để đo lường các yếu tố tâm lý, mà trước đó đã được chuẩn hóa
trên số lượng người đủ tiêu biểu, biểu hiện cho phương pháp nghiên cứu tâm lý nào?
A. Phương pháp nghiên cứu tiểu sử cá nhân
B. Phương pháp điều tra
C. Phương pháp quan sát
D. Phương pháp trắc nghiệm

Câu 35: Hãy xác định chức năng tâm lý trong tình huống sau: “Mẹ Mai mất vì bệnh ung thư
khi em còn rất nhỏ, Mai lớn lên trong tình yêu thương của Ba. Chính vì vậy, Mai quyết định
em sẽ trở thành một bác sĩ để chữa bệnh cho người dân nghèo”
A. Chức năng định hướng hoạt động
B. Chức năng điều chỉnh hoạt động
C. Chức năng điều khiển hoạt động
D. Cả A,B,C
Câu 36: “Để đạt kết quả cao trong học tập, Vy không ngừng cố gắng tìm tòi, học hỏi và đổi
mới các phương pháp học tập phù hợp với từng môn học” tình huống trên biểu hiện cho chức
năng tâm lý nào?
A. Chức năng định hướng hoạt động
B. Chức năng điều chỉnh hoạt động
C. Chức năng điều khiển hoạt động
D. Là động lực thúc đẩy hoạt động của con người
Câu 37: Phải tổ chức hoạt động và các quan hệ giao tiếp để nghiên cứu, phát triển và cải tao
tâm lý con người, quan điểm trên đúng với luận điểm nào về bản chất tâm lý người?
A. Tâm lý người có nguồn gốc là thế giới khách quan
B. Tâm lý người mang tính chủ thể
C. Tâm lý người có bản chất xã hội
D. Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp

4
BÀI 2: HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO, CƠ SỞ SINH LÝ CỦA HIỆN TƯỢNG TÂM
LÝ (28 câu)
Câu 1: Phản xạ có điều kiện là?
a. Phản ứng tất yếu của cơ thể với tác nhân kích thích bên ngoài để thích ứng với môi trường
luôn thay đổi
b. Phản ứng tất yếu của cơ thể với tác nhân kích thích bên ngoài hoặc bên trong cơ thể để
thích ứng với môi trường luôn thay đổi
c. Phản xạ tự tạo trong đời sống cá thể, được hình thành do quá trình tập luyện để thích ứng
với môi trường luôn thay đổi
d. Phản ứng tất yếu của cơ thể với các tác nhân kích thích trong môi trường
Câu 2: Trong các ý dưới đây, ý nào không phải là đặc điểm của phản xạ có điều kiện?
a. Phản xạ tự tạo trong đời sống của từng cá thể nhằm thích ứng với sự thay đổi của điều kiện
sống
b. Phản ứng tất yếu của cơ thể đáp ứng lại những kích thích của môi trường
c. Quá trình diễn biến của phản xạ là quá trình hình thành đường dây liên hệ thần kinh tạm
thời giữa các điểm trên võ não
d. Phản xạ được hình hành với kích thích bất kỳ và báo hiệu gián tiếp sự tác động của một
kích thích khác
Câu 3: Tong các ý dưới đây, ý nào không phải là quy luật của hoạt động thần kinh cấp cao?
a. Hưng phấn hay ức chế sinh ra ở một điểm trong thần kinh, từ đó lan tỏa các điểm khác
b. Cường độ kích thích các mạnh thì hưng phấn hay ức chế tại một điểm nào đó trong hệ thần
kinh càng mạnh
c. Hưng phấn tại một điểm này sẽ gây ức chế tại một điểm khác và ngược lại
d. Độ lớn của phản ứng tị lệ thuận với cường độ kích thích tác động trong phạm vi con người
có thể phản ứng ngược lại
Câu 4: Hành vi nào sau đây là hành vi vô thức?
a. Lan mở vở trong giờ kiểm tra vì sợ điểm kém
b. Vì quá đau đớn, cô ấy bỏ chạy khỏi nhà và cứ đi mãi mà không biết mình đi đâu
c. Dung rất thương mẹ, em thường giúp mẹ làm việc sau khi học xong
d. Tâm nhìn thấy đèn đỏ nhưng vẫn cố vượt qua đường
Câu 5: Xác định hiện tượng tâm lý dựa trên tình huống sau đây “Vì sợ bị đánh đòn nên Thảo
nảy ra ý định không nói cho mẹ biết hôm nay mình bị điểm kém môn toán”
a. Hiện tượng tâm lý có ý thức
b. Hiện tượng tâm lý tiềm thức
c. Hiện tượng tâm lý vô thức
d. Hiện tượng tâm lý tiền ý thức

Câu 6: Đường liên hệ thần kinh tạm thời trên vỏ não liên quan đến loại phản xạ nào dưới
đây :
A. Phản xạ có điều kiện
B. Không liên quan đến phản xạ nào
C. Phản xạ không điều kiện
D. Phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.

Câu 7: Biểu hiện “não người cùng một lúc có thể phối hợp nhiều hành động khác nhau một
cách nhịp nhàng” là đặc điểm của Quy luật hoạt động thần kinh cấp cao nào dưới đây:
A. Cảm ứng qua lại giữa hưng phấn và ức chế B. Lan tỏa và tập trung của hưng phấn và ức chế
C. Chuyển từ hưng phấn sang ức chế D. Hoạt động theo hệ thống của não

Câu 8. Tính động hình là


A. Hệ thống phản xạ có điều kiện

5
B. Hệ thống phản xạ có điều kiện lặp đi lặp lại theo một trình tự nhất định vào một khoảng
thời gian nhất định trong thời gian dài
C. Cơ sở sinh lý trong việc hình thành thói quen, kỹ năng, kỹ xảo
D. Cả b và c
Câu 9: Đường liên hệ thần kinh tạm thời trên vỏ não liên quan đến loại phản xạ nào dưới
đây?
A. Phản xạ có điều kiện
B. Không liên quan đến phản xạ nào
C. Phản xạ không điều kiện
D. Phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.
Câu 10: Hiện tượng nào sau đây có cơ sở là hoạt động thần kinh cấp thấp?
A. Đang đi đường gặp trời mưa thì vào nơi tránh mưa.
B. Chanh chạm vào miệng là tiết nước bọt.
C. Nghe kể chuyện thương tâm mà chảy nước mắt.
D. Nghe nhắc đến chanh là tiết nước bọt.
Câu 11. “ Yêu nhau lắm, cắn nhau đau” là biểu hiện của quy luật hoạt động thần kinh cấp cao
nào?
a. Quy luật cảm ứng qua lại
b. Quy luật hoạt động theo hệ thống của não
c. Quy luật lan tỏa tập trung của hứng phân và ức chế
d. Quy luật tương quan giữa cường độ kích thích và cường độ phản xạ
Câu 12: Là loại phản xạ giúp cơ thể thích nghi với sự biến đổi của môi trường, biểu hiện của?
A.Phản xạ có điều kiện B. Phản xạ không điều kiện
C.Cả A,B đều đúng D. Cả A,B đều sai

Câu 13: Hiện tượng tâm lý nào dưới đây là hiện tượng có ý thức?
a.Một học sinh làm tính nhân một cách nhanh chóng, chính xác, không hề nhầm các quy tắc
của phép nhân;
b.Một học sinh cắm cúi chạy xô vào cô giáo;
c.Một em học sinh lỡ tay làm bể lọ mực;
d.Một học sinh quyết định thi vào trường sư phạm và giải thích rằng đó là do mình yêu trẻ.
Câu 14: Sự vụt sáng của Acsimete về quy luật sức đẩy của nước, Mendeleev về bảng hệ thống
tuần hoàn…biểu hiện của hiện tương tâm lý nào?
a. Ý thức b. vô thức c. Tiềm thức d. Tự ý thức
Câu 15: Những hiện tượng ban đầu có ý thức, nhưng sau đó trở thành thói quen, kỹ xảo là
biểu hiện của hiện tượng tâm lý nào?
a. Ý thức b. vô thức c. Tiềm thức d. Tự ý thức
Câu 16: Những hiện tượng mơ, mộng du, thôi miên…. là biểu hiện của hiện tượng tâm lý?
a. Ý thức b. vô thức c. Tiềm thức d. Tự ý thức
Câu 17: Hành vy vượt đèn đỏ, vứt rác bừa bãi… là biểu hiện cho hiện tượng tâm lý nào?
a. Ý thức b. vô ý thức c. Tiềm thức d. Tự ý thức
Câu 18: Nghe một bài hát hay, ta quay mặt về người đó, tai lắng nghe, mắt chăm chú
nhìn….biểu hiện của?
a. Quá trình hưng phấn
b. Quá trình ức chế
c. Phản xạ có điều kiện
d. Phản xạ không điều kiện
Câu 19: Hiện tượng “Ho, hắt hơi, tiết nước bọt…” là biểu hiện của?
a. Quá trình hưng phấn
b. Quá trình ức chế
c. Phản xạ có điều kiện
d. Phản xạ không điều kiện
Câu 20: “Khi vui người ta thường đi lại, nói cười vui vẻ, nhưng mọi niềm vui rồi cũng qua
đi…., ngược lại..” là biểu hiện của quy luật nào?
6
a. Quy luật hoạt động theo hệ thống của não
b. Quy luật cảm ứng qua lại
c. Quy luật tương quan giữa cường độ kích thích và cường độ phản xạ
d. Quy luật lan tỏa và tập trung của hứng phấn và ức chế
Câu 21: Phát biểu nào sau đây phù hợp với cách hiểu về phản xạ có điều kiện?
A. Là phản xạ mang tính bẩm sinh
B. Là phản xạ tồn tại mãi mãi cùng với sự tồn tại của loài
C. Là phản xạ giúp cơ thể thích nghi cùng với sự biến đổi của môi trường
D. Là phản xạ giúp cơ thể thích ứng với môi trường không thay đổi
Câu 22: Hiện tượng tâm lý nào dưới đây là vô thức:
a. Một em bé khóc vì không được coi phim hoạt hình;
b.Một em bé khoc đòi mẹ mua đồ chơi;
c.Một em học sinh quên làm bài tập trước khi đến lớp;
d.Một em sơ sinh khóc khi mới được sinh ra.
Câu 23: Đối với sự phát triển tâm lý, cơ chế di truyền đảm bảo?
a. Khả năng tái tạo lại ở thế hệ sau những đặc điểm của thế hệ trước
b. Tiền đề vật chất cho sự phát triển tâm lý của con người
c. Sự tái tạo lại những đặc điểm tâm lý dưới hình thức tiềm tàng trong cấu trúc sinh vật của cơ
thể
d. Cho cá nhân tồn tại được trong môi trường sống luôn thay đổi
Câu 24: Trong các ý dưới đây, ý nào không phải là cơ sở sinh lý thần kinh của hiện tượng tâm
lý cấp cao của người?
a. Các phản xạ có điều kiện
b. Các phản xạ không có điều kiện
c. Các quá trình hưng phần và ức chế
d. Hoạt động của các trung khu thần kinh
Câu 25: Hiện tượng nào dưới đây chứng tỏ tâm lý tác động đến sinh lí?
a. Thẹn làm đỏ mặt
b. Giận đến run người
c. Lo lắng đến mất ngủ
d. Cả a,b và c
Câu 26: Hiện tượng nào cho thấy sinh lí có ảnh hưởng rõ rêt đến tâm lý
a. Tuyến nội tiết làm thay đổi tâm trạng
b. Lạnh làm run người
c. Buồn rầu làm ngưng trệ tiêu hóa
d. Ăn uống đầy đủ giúp cơ thể khỏe mạnh

BÀI 3: QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC (82)


Câu 1. Khi hai cảm giác cùng loại ( nảy sinh ở cùng một cơ quan phân tích) tác động đồng
thời hoặc nối tiếp sẽ làm thay đổi độ nhạy cảm của nhau. Hiện tượng đó được gọi là:
a. sự tác động qua lại giữa các cảm giác.
b. sự tương phản giữa các cảm giác.
c. sự cảm ứng giữa các cảm giác.
d.độ nhạy cảm của các cảm giác.

Câu 2: Mỗi lần An hẹn gặp Minh chỉ cần nghe giọng nói (mặc dù chưa thấy mặt) An đã nhận
ra Minh…..tình huống trên biểu hiện quy luật nào của tri giác?
a. Quy luật tính lựa chọn
b. Quy luật tính có ý nghĩa của tri giác
c. Quy luật tính ổn định của tri giác
d. Quy luật tổng giác
7
Câu 3: Khi An ăn chè mặc dù mẹ An không thêm đường vào nhưng cốc chè An để nguội ăn sẽ
cảm thấy ngọt hơn cốc chè ăn lúc nóng……tình huống trên biểu hiện quy luật nào của cảm
giác?
a. Quy luật thích ứng
b. Quy luật ngưỡng cảm giác
c. Quy luật tác động qua lại đồng thời của các cảm giác
d. Quy luật tác động kế tiếp của cảm giác
Câu 4: Khi cô giáo cho bài tập về phân biệt các màu sắc, Nam chỉ phân biệt được 5 màu xanh
còn Hà phân biệt đến 10 màu xanh khác nhau…tình huống trên biểu hiện quy luật nào của
cảm giác?
a. Quy luật thích ứng
b. Quy luật ngưỡng cảm giác
c. Quy luật tác động qua lại đồng thời của các cảm giác
d. Quy luật tác động kế tiếp của cảm giác
Câu 5: Một nồi canh nấu cho ba người ăn, người thứ nhất cho rằng canh nhạt, người thứ hai
thấy canh mặn, người thấy ba thấy vừa phải…tình huống trên biểu hiện quy luật nào của cảm
giác?
a. Quy luật thích ứng
b. Quy luật ngưỡng cảm giác
c. Quy luật tác động qua lại đồng thời của các cảm giác
d. Quy luật tác động kế tiếp của cảm giác
Câu 6: Tay của người mẹ vừa giặt xong trong nước lạnh, sờ lên trán con tưởng con bị sốt,
nhưng khi cặp nhiệt độ thì không phải…biểu hiện quy luật nào của cảm giác?
a. Quy luật thích ứng
b. Quy luật ngưỡng cảm giác
c. Quy luật tác động qua lại đồng thời của các cảm giác
d. Quy luật tác động kế tiếp của cảm giác
Câu 7: Người học ở những vị trí khác nhau trong lớp, mặc dù hình ảnh cái bảng trong võng
mạc mặt của họ là khác nhau (hình bình hành, hình chữ nhật..) nhưng họ vẫn nhìn thấy được
cái bảng hình chữ nhật.. biểu hiện quy luật nào của tri giác?
a. Quy luật tính lựa chọn
b. Quy luật tính có ý nghĩa của tri giác
c. Quy luật tính ổn định của tri giác
d. Quy luật tổng giác
Câu 8: Khi tham quan trong hang động, cùng ngắm một hòn đá, Thanh bảo “giống cặp sừng
hươu”, còn Vân lại lại nói “giống chiếc bình hoa” tình huống nêu trên biểu hiện quy luật nào
của tri giác?
a. Quy luật tính lựa chọn
b. Quy luật tính có ý nghĩa của tri giác
c. Quy luật tính ổn định của tri giác
d. Quy luật tổng giác
Câu 9: “Trong lòng đang buồn bực, Thanh thấy mọi thứ đều trở nên rất khó chịu, kể cả bản
nhạc du dương mà cô vốn rất yêu thích phát ra từ radio”, tình huống nêu trên biểu hiện quy
luật nào của tri giác?
a. Quy luật tính lựa chọn
b. Quy luật tính có ý nghĩa của tri giác
c. Quy luật tính ổn định của tri giác
8
d. Quy luật tổng giác
Câu 10: Khi ngồi trên xe ô tô đang chạy, ta cảm thấy như các vật phía trước tiến nhanh lại
phía mình và phình to ra..tình huống trên biểu hiện quy luật nào của tri giác?
a. Quy luật tính lựa chọn
b. Quy luật tính có ý nghĩa của tri giác
c. Quy luật tính ổn định của tri giác
d. Quy luật tổng giác
Câu 11: Muốn có một cảm giác nào đó xảy ra cần:
a. có kích thích tác động trực tiếp vào giác quan.
b. kích thích tác động vào vùng phản ánh được.
c. loại kích thích đặc trưng của từng cơ quan phân tích.
d. Cả a,b và c.
Câu 12: Cách hiểu nào đúng với ngưỡng cảm giác?
a. Ngưỡng cảm giác là giới hạn mà ở đó kích thích gây ra được cảm giác
b. Ngưỡng cảm giác như nhau với tất cả mọi người
c. Ngưỡng cảm giác không thay đổi trong cuộc sống.
d. Cả a,b,c.
Câu 13: Sự thay đổi độ nhạy cảm của cơ quan phân tích nào đó là do:
a. Cường độ kích thích thay đổi ( do môi trường tự phát hay do giáo dục, rèn luyện)
b. Trạng thái tâm sinh lý của cơ thể.
c. Sự tác động của cơ quan phân tích khác.
d. Cả a,b và c.
Câu 14: Ý nào dưới đây không đúng với đặc điểm của tri giác?
a. Phản ánh những thuộc tính chung bên ngoài của một loạt sự vật, hiện tượng cùng loại.
b. Tri giác không có ở động vật
c. Là phương thức phản ánh thế giới trực tiếp.
d. Luôn phản ánh một cách trọn vẹn theo một cấu trúc nhất định của sự vật, hiện tượng.
Câu 15.Thuộc tính nào của sự vật không được phản ánh trong tri giác không gian?
a. Vị trí tương đối của sự vật.
b. Sự biến đổi vị trí của sự vật trong không gian.
c. Hình dáng, độ lớn của sự vật.
d. Chiều sâu, độ xa của sự vật.
Câu 16. Tri giác phản ánh sự vật một cách không thay đổi khi điều kiện tri giác thay đổi thể
hiện trong quy luật nào của tri giác?
a. Quy luật về tính đối tượng của tri giác.
b. Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác.
c. Quy luật về tính ổn định của tri giác.
d.Quy luật về tính lựa chọn của tri giác.
Câu 17.Điều nào không đúng với năng lực quan sát.
a. Hình thức tri giác cao nhất chỉ có ở con người.
b. Khả năng tri giác nhanh chóng, chính xác những điểm quan trọng chủ yếu của sự vật dù nó
khó nhận thấy
c. Thuộc tính tâm lý của nhân cách.
d. Phẩm chất trí tuệ cần giáo dục cho con người để hoạt động có kết quả cao.
Câu 18. Cách hiểu nào là không phù hợp với quy luật tính lựa chọn của tri giác?
a. Con người luôn chủ động lựa chọn đối tượng tri giác.
b. Sự lựa chọn đối tượng tri giác còn phụ thuộc vào yếu tố khách quan.
c. Thể hiện tính tích cực của con người trong tri giác.
d. Cả a,b và c.
Câu 19. Tính ổn định của tri giác là do:
a. Cấu trúc của sự vật ổn định tương đối trong một không gian, thời gian nhất định.
b. cơ chế tự điều chỉnh của hệ thần kinh dựa trên mối liên hệ ngược.
c. do kinh nghiệm tri giác nhiều lần của cá thể.
9
d.Cả a, b và c.
Câu 20. Nguyên nhân nào làm cho hình ảnh tri giác không phản ánh đúng đặc điểm thực tế
của đối tượng?
a. Ảnh hưởng của yếu tố tâm lý bên trong.
b. Ảnh hưởng của yếu tố sinh lý cơ thể.
c. Ảnh hưởng của yếu tố hoàn cảnh bên ngoài.
d. Cả a,b,c.
Câu 21. Có thể thay thế khái niệm “cảm giác” “tri giác”bằng khái niệm nào có nội hàm rộng
hơn?
a. Qúa trình nhận thức cảm tính.
b. Qúa trình nhận thức lý tính.
c. Hoạt động nhận thức
d. Qúa trình tâm lý.
Câu 22. Cảm giác và tri giác đều là nhận thức cảm tính. Vì chúng đều phản ánh các thuộc
tính…(?) của sự vật hiện tượng.
a. Cụ thể.
b. Bên ngoài
c. Trọn vẹn.
d.Chi tiết
Câu 23. “ Trước mặt ta là em bé, xa hơn là ông già. Trên võng mạc ta hình ảnh đứa bé lớn
hơn hình ảnh ông già, nhưng ta vẫn tri giác ông già lớn hơn đứa bé” Điều đó thể hiện quy luật
nào của tri giác?
a. Tính đối tượng của tri giác
b. Tính lựa chọn của tri giác
c. Tính ổn định của tri giác.
d. Tính có ý nghĩa của tri giác.
Câu 24. Trường hợp nào đã dùng từ “cảm giác”đúng với khái niệm cảm giác trong Tâm lý
học.?
a. Cảm giác day dứt cứ theo đuổi cô mãi khi cô để Lan ở lại một mình trong lúc tinh thần suy
sụp.
b. Cảm giác lạnh buốt khi ta chạm lưỡi vào que kem.
c. Tôi có cảm giác việc đó xảy ra lâu lắm rồi.
d. Khi “người ấy” xuất hiện, cảm giác vừa giận vừa thương lại trào lên trong lòng tôi.
Câu 25. Điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của cảm giác?
a. Cảm giác là một quá trình tâm lý, có mở đầu, diễn biến và kết thúc.
b. Cảm giác của con người phản ánh các thuộc tính bản chất của sự vật.
c. Cảm giác chỉ phản ánh từng thuộc tính cụ thể của sự vật thông qua hoạt động của từng giác
quan riêng lẻ.
d. Cảm giác phản ánh từng thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng.
Câu 26. Hãy điền thông tin phù hợp với khái niệm sau đây: “.. ….là một quá trình tâm lý,
phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động vào một giác
quan của ta”
a. Cảm giác.
b. Tri giác.
c. Tư duy
d. Tưởng tượng
Câu 27. Lớp học được đặt ở nơi yên tĩnh, bảng mầu thật sẫm và phấn được chọn là mầu thật
sáng. Quy luật nào của cảm giác đã được vận dụng
A. Quy luật tính thích ứng của cảm giác B. Quy luật ngưỡng cảm giác
10
C. Quy luật loạn cảm giác D. Quy luật tương phản của cảm giác
Câu 28. Trong phân loại cảm giác, hãy xác đinh cảm giác dưới đây, cảm giác nào thuộc cảm
giác bên ngoài?
A. Cảm giác vận động B. Cảm giác nén C. Cảm giác sờ mó D. Cảm giác rung
Câu 29: Sự phân chia cảm giác bên ngoài và cảm giác bên trong dựa trên cơ sở nào?
A. Nơi nãy sinh cảm giác
B. Tính chất và cường độ kích thích
C. Vị trí nguồn kích thích bên ngoài hay bên trong cơ thể
D. cả A,B
Câu 30: Hãy chỉ ra những yếu tố chi phối ít nhất đến tính ý nghĩa của tri giác?
A. Đặc điểm của giác quan
B. Tính trọn vẹn của trị giác
C. Kinh nghiệm, vốn hiểu biết của chủ thể
D. Khả năng tư duy
Câu 31: Tri giác và tưởng tượng giống nhau ở điểm nào sau đây?
A. Đều phản ánh thế giới bằng hình ảnh
B. Đều mang tính trực quan
C. Mang bản chất xã hội
D. Cả A,B,C
Câu 32: Hãy điền phù hợp với nội dung sau: “ …..Là hình thức đầu tiên mà qua đó mối liên
hệ tâm lý của cơ thể với môi trường được thiết lập”
A. Cảm giác B. Tri giác C. Trí nhớ D. Tưởng tượng
Câu 33. Hãy điền phù hợp với nội dung sau“…..Là những viên gạch đầu tiên từ đó dựng lên
lâu đài nhận thức” (Lenin)
A. Cảm giác B. Tri giác C. Trí nhớ D. Tưởng tượng
Câu 34: Những hình ảnh cụ thể, trực quan về thế giới là sản phầm của hiện tượng tâm lý nào?
A. Cảm giác B. Tình cảm C. Trí nhớ D. Tưởng tượng
Câu 35. Mức độ chênh lệch tôi thiểu về cường độ hay về tính chất của hai kích thích đủ để
phân biệt sự khác nhau giữa chúng biểu hiện của ngưỡng nào của cảm giác?
A. Ngưỡng phía dưới B. Ngưỡng phía trên
C. Độ nhạy cảm tuyệt đối D. Ngưỡng sai biệt
Câu 36. Đặt tờ giấy trắng trên nền đen sẽ thấy trắng hơn đặt trên nền xám là biểu hiện hiện
quy luật nào của cảm giác?
A. Quy luật tác động của các cảm giác B. Quy luật ngưỡng cảm giác
C. Quy luật ảo giác D. Quy luật loạn cảm giác
Câu 37. Trong dạy học, giáo viên luôn dùng màu đỏ để chấm bài thi nhưng học sinh, sinh viên
không được dùng bút màu đỏ để làm bài, điều này biểu hiện quy luật nào của tri giác?
A. Tính lựa chọn của tri giác B. Tính ý nghĩa của tri giác
C. Ảo ảnh của tri giác D. Tính ổn định của tri giác
Câu 38. Quỳnh là một nhân viên bán hàng xuất sắc, mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty vì
ngoài việc bán sán phẩm, Quỳnh còn quan tâm đến sở thích, lứa tuổi, nhu cầu của từng đối
tượng khách hàng…biểu hiện của quy luật nào của tri giác?
A. Tính lựa chọn của tri giác B. Tính ý nghĩa của tri giác
C. Quy luật ảo ảnh của tri giác D. Quy luật tổng giác
Câu 39. Là cường độ kích thích tối thiểu đủ để gây ra cảm giác, biểu hiện ngưỡng nào trong
quy luật ngưỡng cảm giác?
A.Ngưỡng phía dưới B. Ngưỡng phía trên
C. Độ nhạy cảm tuyệt đối D. Vùng cảm giác được
Câu 40. Là cường độ kích thích tối đa mà ở đó vẫn còn gây ra cảm giác, biểu hiện ngưỡng nào
trong quy luật ngưỡng cảm giác?
A. Ngưỡng phía dưới B. Ngưỡng phía trên
C. Độ nhạy cảm tuyệt đối D. Vùng cảm giác được
Câu 41. Hệ thống tín hiệu thứ nhất là cơ sở cho quá trình nhận thức nào đưới đây:

11
A.Nhận thức cảm tính B. Nhận thức lý tính C. Tư duy D. Tưởng tượng
Câu 42. Con người có thể nghe được âm thanh từ 16hz đến 20.000 hz. Ở 16hz được gọi là:
A.Ngưỡng tuyệt đối B. Vùng cảm giác được
C. Độ nhạy cảm tuyệt đối D. Vùng cảm giác được
Câu 43. Khi ta đang đi ngoài trời nắng bước vào nhà, thì lúc đầu mắt ta hoa lên không nhìn
thấy đồ vật gì, một lúc sau mắt trở lại bình thường, ta nhìn rõ từng đồ vật một. Hiện tượng
trên thể hiện quy luật nào của cảm giác dưới đây:
A.Quy luật thích ứng của cảm giác B. Quy luật ngưỡng cảm giác
C. Quy luật ảo giác D. Quy luật loạn cảm giác
Câu 44. Đáp án nào dưới đây phản ánh quy luật tác động qua lại giữa các cảm giác:
A. Dưới ảnh hưởng của một số mùi, người ta thấy độ nhậy cảm của thính giác tăng lên rõ rệt;
B. Một mùi tác động lâu sẽ không gây cảm giác nữa;
C. Sau khi đứng trên xe buýt một lúc thì cảm giác khó chịu về mùi mồ hôi nồng nặc mất đi,
còn người mới lên xe lại cảm thấy khó chịu về mùi đó.
D. Cả a,b,c
Câu 45. “ Là nguồn gốc của mọi sự hiểu biết về thế giới khách quan” đó là vai trò của quá trình
nhận thức nào dưới đây
A. Cảm giác B. Tri giác C. Trí nhớ D. Tưởng tượng

Câu 46. Luận điểm nào không đúng về hiện tượng ảo giác trong tri giác dưới đây:
A. Cho hình ảnh sai lệch về đối tượng.
B. Không cần thiết trong đời sống con người.
C. Phụ thuộc vào bối cảnh tri giác.
D. Ít xảy ra nhưng vẫn là quy luật.
Câu 47. Vừa mới lên xe bus cảm thấy mùi hôi khó chịu, xe chuyển bánh không còn ngửi thấy
mùi khó chịu là biểu hiện của quy luật nào
A. Quy luật tác động qua lại lẫn nhau của các cảm giác B. Quy luật về ngưỡng cảm giác
C. Quy luật về sự thích ứng của cảm giác D. Cả b,c đều đúng
Câu 48. Bài nhạc bật lên, với tần số 16hz tất cả sinh viên không nghe thấy, cô giáo tăng tần số
lên 20hz sinh viên vẫn chưa nghe rõ, khi cô giáo tăng lên 1000hz thì tất cả sinh viên trong lớp
đều nghe rõ bài nhạc là biểu hiện của?
A. Ngưỡng cảm giác B. Ngưỡng cảm giác phía trên
C. Ngưỡng cảm giác phía dưới D. Vùng phản ánh tốt nhất của cảm giác
Câu 49. Râu tôm nấu với ruột bầu/ Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon là biểu hiện của
quy luật nào?
A. Quy luật về tính tương phản của cảm giác B. Quy luật về ngưỡng cảm giác
C. Quy luật về sự thích ứng của cảm giác D.Quy luật về hiện tượng loạn cảm giác
Câu 50. Người ốm nên mặc màu sáng, áo kẻ sọc ngang, ngược lại người mập nên chọn màu
tối, áo kẻ sọc dọc là biểu hiện của Quy luật nào?
A. Quy luật tác động lẫn nhau của các cảm giác B. Quy luật về ngưỡng cảm giác
C. Quy luật về sự thích ứng của cảm giác D. Quy luật về hiện tượng loạn cảm giác
Câu 51. Đi trên đường mặc dù đường rất đông nhưng Nam vẫn nhìn thấy Hoa (người yêu của
Nam) biểu hiện quy luật nào của tri giác?
A. Quy luật về tính ý nghĩa của tri giác B. Quy luật về tính ổn định của tri giác
C. Quy luật về tính lựa chọn của tri giác D. Quy luật tổng giác
Câu 52. Khi đi trên đường, trời nắng to đoạn đường trước mặt như ai đổ nước hoặc dầu ra
đường, tình huống trên biểu hiện Quy luật nào của tri giác?
A. Quy luật về tính ý nghĩa của tri giác B. Quy luật về tính ổn định của tri giác
C. Quy luật ảo ảnh của tri giác D. Quy luật tổng giác
Câu 53. Cảm giác của mỗi người ngày càng phát triển là do?
A. Bẩm sinh di truyền B. Rèn luyện C. Kinh nghiệm D. Cả a,b và c
Câu 54. Mỗi lần ăn cơm Nam ăn 5 trái ớt những vẫn không thấy cay, trong khi đó Mai chỉ ăn
1 trái mặt Mai đã nóng bừng, tình hướng trên biểu hiện của Quy luật nào của cảm giác?
A. Quy luật tác động qua lại lẫn nhau của các cảm giác
12
B. Quy luật về tính tương phản của cảm giác
C. Quy luật về ngưỡng cảm giác
D. Quy luật về sự thích ứng của cảm giác
Câu 55. Cô bán hàng lựa trứng có đôi tay thon làm cho người mua hàng có cảm giác trứng to
hơn, thể hiện Quy luật nào của tri giác?
A. Tính lựa chọn của tri giác B. Tính ổn định của tri giác
C. Tính ý nghĩa của tri giác D. Ảo ảnh tri giác
Câu 56. Sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung đời sống tâm lý con người vào đặc điểm nhân
cách của họ được gọi theo quy luật nào của tri giác?
A. Quy luật ảo ảnh tri giác B. Quy luật tổng giác
C. Quy luật về tính ổn định của tri giác D. Quy luật tính ý nghĩa của tri giác
Câu 57: Khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với sự thay đổi của cường
độ kích thích là Quy luật nào của cảm giác?
A. Sự tác động qua lại giữa các cảm giác B. Quy luật loạn cảm giác.
C. Quy luật tính thích ứng cảm giác. D. Quy luật ngưỡng cảm giác.
Câu 58 : Đại lượng kích thích thêm vào để người ta có thể phân biệt được sự khác nhau giữa
hai kích thích, biểu hiện của?
A. Ngưỡng cảm giác
B. Ngưỡng phía trên
C. Ngưỡng phía dưới
D. Ngưỡng sai biệt
Câu 59: Đặc điểm thể hiện sự khác biệt căn bản của tri giác so với cảm giác là:
A. Phản ánh thuộc tính bên ngoài của sự vật hiện tượng.
B.Phản ánh sự vật hiện tượng một cách trọn vẹn.
C. Chỉ nảy sinh khi sự vật hiện tượng trực tiếp tác động vào giác quan.
D. Là một quá trình tâm lý.
Câu 60: Quy luật tổng giác thể hiện ở nội dung nào dưới đây ?
A. Sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung tâm lý của cá nhân.
B. Sự phụ thuộc của tri giác vào đặc điểm đối tượng tri giác.
C. Sự ổn định của hình ảnh tri giác.
D. Cả A, B, C
Câu 61: “Khi muốn làm cho đối tượng tri giác được phản ánh tốt nhất, người ta tìm cách làm
cho đối tượng nổi bật hẳn so với bối cảnh” - đây là ứng dụng dựa trên quy luật nào của tri
giác?
A. Quy luật về tính ý nghĩa B. Quy luật ảo ảnh
C. Quy luật về tính ổn định D. Quy luật về tính lựa chọn
Câu 62. Đi học về, vừa vào tới nhà Mai nghe mùi thơm từ bếp mẹ nấu nhưng Mai vẫn chưa
phân biệt được mùi thơm đó là món ăn gì? biểu hiện của hiện tượng tâm lý nào?
A. Cảm giác B. Tri giác
C. Tư duy D. Tưởng tượng
Câu 63. Trong câu chuyện “ Thầy bói xem voi”, thầy sờ vào vòi con voi thì bảo rằng con voi
giống con đĩa, thầy sờ vào chân voi thì bảo con voi giống như cây cột đình, thầy sờ vào đuôi
voi thì bảo con voi giống như cái chổi sề, thầy sờ vào tai voi thì phán con voi giống cái quạt.
Biểu hiện của hiện tượng tâm lý nào?
A. Cảm giác B. Tri giác
C. Tư duy D. Tưởng tượng
Câu 64.“ Hiện tượng tâm lý phản ánh cái riêng lẽ từng thuộc tính của sự vật hiện tượng khi
sự vật, hiện tượng đó trực tiếp tác động vào giác quan” là đặc điểm của hiện tượng tâm lý
nào?
A. Cảm giác B. Tri giác
C. Tư duy D. Tưởng tượng
Câu 65: “Khi tri giác bị quy định bởi vật kích thích bên ngoài và những nhân tố nằm trong
bản thân chủ thể tri giác” thì đó là sự thể hiện của quy luật?
A. Tính ổn định B. Tính có ý nghĩa
13
C.Tổng giác D. Tính lựa chọn
Câu 66: Nhận thức cảm tính bao gồm các hiện tượng tâm lý nào?
A. Tri giác – Tư duy B. Cảm giác – Tri giác
C. Tư duy – Tưởng tượng D. Cảm giác – Tưởng tượng
Câu 67: Cảm giác khi ăn ớt nhưng chưa thấy cay (ở một số người) là
A. Ngưỡng cảm giác được về vị cay
B. Ngưỡng cảm giác phía dưới về vị cay
C. Ngưỡng cảm giác phía trên về vị cay
D. Chưa tới ngưỡng cảm giác phía dưới về vị cay
Câu 68: Khi ăn quá nhiều ớt dẫn đến việc bị “mất vị giác”, không còn cảm nhận được vị khác

A. Ăn nhiều quá nên quen vị cay
B. Ngưỡng cảm giác phía trên về vị cay
C. Vượt qua ngưỡng cảm giác phía trên về vị cay
D. Tất cả đều đúng
Câu 69: Ngày đầu tiên Mai về Hà nội, cô chỉ ở trong nhà vì thời tiết quá lạnh, đến 2,3 ngày
sau Mai đã có thể đi chơi cùng ban bè và cô đã cảm thấy có thể chịu lạnh tốt hơn, tình huống
trên thể hiện quy luật nào của cảm giác?
A. Quy luật thích ứng của cảm giác B. Quy luật ngưỡng cảm giác
C. Quy luật tác động qua lại giữa các cảm giác D. Không có quy luật nào
Câu 70: Khi tri giác con người trên màn hình tivi, máy vi tính hay tranh ảnh… ta vẫn có được
đầy đủ các đặc điểm về chiều cao, cân nặng thể hiện quy luật
A. Tính ổn định của tri giác B. Tính có ý nghĩa của tri giác
C. Tính lựa chọn của tri giác D. Tính tổng giác
Câu 71: “…….. là con đường nhận thức hiện thực khách quan đặc biệt quan trọng của những
người khuyết tật”.
A. Cảm giác B. Tri giác
C. Tư duy D. Tưởng tượng
Câu 72: “Tri giác của người ta không thể đồng thời phản ánh tất cả các sự vật, hiện tượng đa
dạng đang tác động mà chỉ tách đối tượng ra khỏi bối cảnh” là nội dung của quy luật
A. Tính ổn định của tri giác B. Tính có ý nghĩa của tri giác
C. Tính lựa chọn của tri giác D. Tính tổng giác
Câu 73: Việc “gọi được tên của sự vật, hiện tượng; xếp chúng vào một lớp sự vật, hiện tượng
nhất định; khái quát bằng những từ xác định” là ý nghĩa của quy luật
A. Tính ổn định của tri giác B. Tính có ý nghĩa của tri giác
C. Tính lựa chọn của tri giác D. Tính tổng giác
Câu 74: Hiện tượng tâm lý nào phù hợp với nhận định sau: “…… là hình thức định hướng
đầu tiên của con người trong hiện thực khách quan”.
A. Tư duy B. Cảm giác
C. Tri giác D. Tưởng tượng
Câu 75: Ảo giác là quy luật thuộc về hiện tượng tâm lý nào sau đây?
A. Cảm giác B. Tri giác
C. Tư duy D. Tưởng tượng
Câu 76: Nội dung quy luật về ngưỡng của cảm giác được phát biểu:
A. Là giới hạn kích thích tác động vào gây được cảm giác;
B.Ngưỡng phía trên của cảm giác tỷ lệ thuận với độ nhậy cảm của cảm giác;
C.Gưỡng cảm giác tỷ lệ nghịch với độ nhậy cảm của cảm giác;
D.Ngưỡng sai biệt tỷ lệ thuận với độ nhậy cảm của cảm giác.
Câu 77: Hình thức đầu tiên của con người trong hiện thực khách quan là:
a.Cảm giác; b.Tư duy; c.Tri giác; d.Tưởng tượng.
Câu 78: Cách giải thích nào là phù hợp nhất cho trường hợp sau: Những người dạy vĩ cầm,
chỉ cần nghe tiếng đàn có thể biết được nguồn gốc của chiếc đàn: nó làm ở đâu, bao giờ và ai
làm ra, chất lượng có tốt hay không?
A. Sự tăng cảm;
14
B. Sự tác động qua lai giữa các cảm giác;
C. Sự rèn luyện độ nhậy cảm;
D. Sự chuyển cảm giác.
Câu 79: Hiện tượng tâm lý nào dưới đây đóng vai trò là thành phần chính của nhận thức cảm
tính?
a.Cảm giác; b.Tri giác; c.Trí nhớ; d.Xúc cảm
Câu 80: Khi làm đồ dùng trực quan, giáo viên thường sử dụng những mầu sắc tương phản để
giúp học sinh dễ tri giác đối tượng, đó là vận dụng của:
a.Tính ý nghiã của tri giác; b.Tính đối tượng của tri giác;
c. Tính lựa chọn của tri giác; d.Tính ổn định của tri giác.
Câu 81: Câu thơ của Nguyễn Du “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” biểu hiện quy luật
nào của Tri giác:
a.Tính ổn định của tri giác; b.Tính ý nghĩ của tri giác;
c.Tính đối tượng của tri giác; d.Tổng giác.
Câu 82: Trong giảng dạy và giáo dục ngoài truyền thụ kiến thức phải tính đến kinh nghiệm
và sự hiểu biết của học sinh, đến toàn bộ đời sống tâm lý của họ để việc tri giác được tinh tế
nhạy bén. Đó là sự vận dụng quy luật nào của tri giác?
a.Tính ổn định của tri giác; b.Tính lựa chọn của tri giác;
c.Tính đối tượng của tri giác; d.Tổng giác.
Câu 83: Trong giáo dục, giáo viên dùng biện pháp “lấy độc trị độc” để khắc phục tính nhút
nhát, e dè, tự ti của học sinh là xuất phát từ:
a.Quy luật “Thích ứng”; b.Quy luật “lây lan”;
c. Quy luật “cảm ứng”; d.Quy luật hình thành tình cảm.

BÀI 4: TRÍ NHỚ VÀ NHẬN THỨC LÝ TÍNH


TRÍ NHỚ (47)
Câu 1. Là quá trình tâm lý, phản ánh những…(?)....đã trải qua của con người dưới hình thức
biểu tượng.
a. Kinh nghiệm
b. Hình ảnh
c. Hình tượng
d. Rung cảm
Câu 2. Để học sinh nhanh nhớ bài học, giáo viên thường dùng những bức tranh, hình ảnh
minh họa biểu hiện cho loại trí nhớ nào?
a. Trí nhớ vận động
b. Trí nhớ cảm xúc
c. Trí nhớ hình ảnh
d. Trí nhớ thao tác
Câu 3. Tái hiện lại tài liệu đã ghi nhớ mà không cần tri giác lại tài liệu, biểu hiện quá trình
nào của trí nhớ?
a. Nhận lại
b. Nhớ lại
c. Quên cục bộ
d. Quên hoàn toàn
Câu 4. Tái hiện lại tài liệu đã ghi nhớ trong điều kiện tri giác lại, biểu hiện cho quá trình nào
của trí nhớ?
a. Nhận lại
b. Nhớ lại
c. Quên cục bộ
d. Quên hoàn toàn
Câu 5. Không nhớ lại lúc cần thiết nhưng một lúc nào đó đột nhiên nhớ lại, biểu hiện cho quá
trình nào của trí nhớ?
a. Nhận lại
15
b. Nhớ lại
c. Quên cục bộ
d. Quên hoàn toàn
Câu 6. Ghi nhớ dựa trên hiểu nội dung và mối liên hệ logic giữa các phần của tài liệu, biểu
hiện cho hình thức ghi nhớ nào?
a. Ghi nhớ không chủ định
b. Ghi nhớ có chủ định
c. Ghi nhớ máy móc
d. Ghi nhớ ý nghĩa
Câu 7. Ghi nhớ tự nhiên, không đặt ra mục đích ghi nhớ biểu hiện cho hình thức ghi nhớ
nào?
a. Ghi nhớ không chủ định
b. Ghi nhớ có chủ định
c. Ghi nhớ máy móc
d. Ghi nhớ ý nghĩa
Câu 8. Biểu hiện sau đây thuộc loại ghi nhớ nào “ Nhớ dựa trên hình thức liên hệ bên ngoài
mà không hiểu được nội dung”?
a. Ghi nhớ không chủ định
b. Ghi nhớ có chủ định
c. Ghi nhớ máy móc
d. Ghi nhớ ý nghĩa
Câu 9. Điều nào sau đây không đúng với quan điểm khi nói về khái niệm hồi tưởng?
a. Hồi tưởng còn gọi là hồi ức
b. Hồi tưởng là loại nhớ lại có chủ định
c. Hồi tưởng không cần đặt các sự kiện được nhớ lại theo đúng không gian
d. Hồi tưởng đòi hỏi sự nỗ lực của ý chí
Câu 10: Đâu là dấu hiệu đặc trưng để phân biệt giữ gìn tích cực và giữ gìn tiêu cực trong trí
nhớ?
a. Chỉ giữ gìn tài liệu quan trọng cần nhớ
b. Giữ gìn chủ yếu trên sự nhớ lại (tái hiện)
c. Chủ thể phải hoạt động tích cực để giữ gìn tài liệu cần nhớ
d. Quá trình cũng cố dấu vết tài liệu đã hình thành trên võ não
Câu 11. Đâu là dấu hiệu đặc trưng để phân biệt giữ gìn tiêu cực và giữ gìn tích cực trong trí
nhớ?
a. Chỉ giữ gìn tài liệu không cần thiết cho hoạt động
b. Giữ gìn dựa trên sư tri giác tài liệu nhiều lần một cách rập khuôn
c. Thực chất là quá trình ôn tập
d. Chủ thể không phải hoạt động tích cực để giữ gìn tài liệu cần nhớ
Câu 12. Điều nào sau đây không đúng với quan điểm học thuộc lòng?
a. Giống với “học vẹt”( lặp đi lặp lại tài liệu nhiều lần mà không cần hiểu ý nghĩa cuả tài
liệu đó)
b. Ghi nhớ máy móc dựa trên sự thông hiểu tài liệu
c.Ghi nhớ có chủ định.
d. Cả a,b và c

16
Câu 13. Trí nhớ là quá trình tâm lý phản ánh vốn kinh nghiệm của cá nhân dưới hình thức…
(?), bằng cách ghi nhớ, gìn giữ, nhận lại và nhớ lại những điều con người đã trải qua.
a. Tư duy
b. Biểu tượng
c. Tưởng tượng
d.Tri giác.
Câu 14. Hãy chỉ ra nguyên nhân của sự quên trong trí nhớ:
a. Khi gặp kích thích mới hay kích thích mạnh
b. Nội dung tài liệu không phù hợp với nhu cầu, sở thích, không gắn với xúc cảm.
c.Tài liệu ít được sử dụng.
d.Cả a,b,c
Câu 15. “Khi cô ấy nhắc lại chuyện xưa, tôi mới dần dần nhận ra cô ấy là ai” Sự kiện xảy ra
trong hiện tượng trên thuộc mức độ quên nào?
a. Quên hoàn toàn.
b. Quên tạm thời.
c. Quên cục bộ
d. Không có sự quên xảy ra.
Câu 16. Điều nào không đúng với sự quên của trí nhớ?
a. Quên diễn ra theo quy luật
b. Quên là xóa bỏ hoàn toàn”dấu vết” của tài liệu trên vỏ não.
c. Quên cũng là hiện tượng hữu ích với con người
d. Ở giai đoạn đầu (lúc mới học xong) tốc độ quên lớn, sau đó giảm dần.
Câu 17. Đặc trưng của ghi nhớ có chủ định là hiệu quả phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào sau
đây:
a. Động cơ, mục đích ghi nhớ.
b. Khả năng gây cảm xúc của tài liệu.
c. Hành động được lặp lại nhiều lần.
d. Tính mới mẻ của tài liệu.
Câu 18.Điều nào sau đây ghi nhớ không chủ định của hiện tượng trí nhớ ít phụ thuộc nhất?
a. Sự nỗ lực của chủ thể khi ghi nhớ.
b. Tài liệu có liên quan đến mục đich hành động.
c. Tài liệu tạo nên nội dung hoạt động.
d. Sự hấp dẫn của tài liệu với chủ thể.
Câu 19. Điều nào không đúng với trí nhớ có chủ định?
a. Có sử dụng biện pháp để ghi nhớ.
b. Có trước trí nhớ không chủ định trong đời sống cá thể.
c. Có mục đích định trước
d. Có sự nỗ lực ý chí trong ghi nhớ.
Câu 20. Trong các loại trí nhớ, trí nhớ thao tác rất gần với loại trí nhớ nào?
a. Trí nhớ vận động.
b. Trí nhớ hình ảnh
c. Trí nhớ ngắn hạn.
d. Trí nhớ dài hạn.
Câu 21. “ Nó đỏ mặt lên khi nhớ lại lần đầu tiên hai đứa gặp nhau” Hiện tượng trên xảy ra do
ảnh hưởng của loại trí nhớ nào?
a. Trí nhớ hình ảnh
b. Trí nhớ từ ngữ - logic.
c. Trí nhớ cảm xúc.

17
d. Trí nhớ vận động.
Câu 22. Cơ sở để phân loại trí nhớ thành trí nhớ cảm xúc, trí nhớ hình ảnh, trí nhớ từ ngữ -
logic là:
a. tính mục đích của trí nhớ
b. thời gian củng cố và giữ gìn tài liệu.
c. giác quan đóng vai trò chủ đạo trong trí nhớ
d. nội dung được phản ánh trong trí nhớ.
Câu 23. Đối tượng của trí nhớ được thể hiện đầy đủ nhất trong luận điểm nào sau đây?
a. Các thuộc tính bên ngoài, các mối liên hệ không gian, thời gian của thế giới mà con người
đã tri giác.
b. Các cảm xúc, tình cảm, thái độ mà con người đã trải qua,
c. Kinh nghiệm của con người.
d.Các kết quả mà con ngời tạo ra trong tư duy, tưởng tượng.
Câu 24. Hãy hình dung đầy đủ về lý do mà người học đã sử dụng phương thức ghi nhớ máy
móc trong học tập.
a. Không hiểu hoặc không chịu hiểu ý nghĩa tài liệu.
b. Tài liệu không khái quát, không có quan hệ giữa các phần của tài liệu.
c. Giáo viên thường xuyên yêu cầu trả lời đúng từng chữ trong sách giáo khoa.
d. Cả a,b,c.

Câu 25: Trong học tập, học sinh xây dựng đề cương để ghi nhớ tài liệu biểu hiện quá trình
nào của trí nhớ:
a. Ghi nhớ không chủ định; b. Ghi nhớ có chủ định;
c. Ghi nhớ máy móc; d. Ghi nhớ ý nghĩa.

Câu 26: Quá trình phản ánh vốn kinh nghiệm của con người được gọi là:
a.Tri giác; b.Trí nhớ; c.Ngôn ngữ; d.Tư duy.
Câu 27. Các quá trình cơ bản của trí nhớ được thể hiện qua các giai đoạn?
A. Ghi nhớ - tái hiện- giữ gìn- quên
B. Quên- ghi nhớ- tái hiện- giữ gìn
C. Ghi nhớ- giữ gìn - tái hiện- quên
D. Tái hiện- giữ gìn- quên- ghi nhớ
Câu 28. Quy luật quên trong Trí nhớ được diễn ra như thế nào?
A. Quên cái tiểu tiết, vụn vặt trước, quên cái đại thể, chính yếu sau
B. Quên cái chính yếu trước, cái đại thế, quên tiểu tiết, vụn vặt sau
C. Quên hết những nội dung đã ghi nhớ.
D. Cả A,B,C
Câu 29. Điều nào sau đây đúng với ghi nhớ không chủ định?
A. Có sử dụng biện pháp để ghi nhớ
B. Có mục đích định trước
C. Có sự nổ lực ý chí trong ghi nhớ
D. Không có nổ lực ý chí, không cần biện pháp ghi nhớ
Câu 30. Điều nào sau đây đúng với ghi nhớ có chủ định?
A. Không cần nổ lực của ý chí
B. Không cần có mục đích định trước
C. Cần mục đích, nổ lực và biện pháp để ghi nhớ
D. Không cần biện pháp để ghi nhớ
Câu 31. Là loại ghi nhớ dựa trên sự thông hiểu nội dung của tài liệu, nhận thức được mối liên
hệ logic giữa các bộ phận của tài liệu đó, biểu hiện của loại ghi nhớ nào?
A. Ghi nhớ có chủ định
B. Ghi nhớ ý nghĩa
C. Ghi nhớ máy móc
18
D. Ghi nhớ không chủ định
Câu 32. Để dễ dàng thuộc bài, học sinh định nghĩa“ Rắn là loại bò/ sát không chân” biểu hiện
của loại ghi nhớ nào?
A. Ghi nhớ có chủ định
B. Ghi nhớ ý nghĩa
C. Ghi nhớ máy móc
D. Ghi nhớ không chủ định
Câu 33: “Quá trình làm nảy sinh trong não hình ảnh của sự vật hiện tượng quen thuộc bằng
cách nhìn lại một lần nữa” là biểu hiện của quá trình nào?
A. Ghi nhớ B. Giữ gìn C. Nhận lại D. Nhớ lại
Câu 34: Khi đọc báo có người thường hay dùng bút khoanh tròn vào các mẩu tin nào đó mà
họ quan tâm, theo bạn cách làm này là biểu hiện của:
A. Ghi nhớ không chủ định B. Ghi nhớ có chủ định
C. Nhớ lại không chủ định D. Nhớ lại có chủ định.
Câu 35. Tình cờ nghe một câu chuyện mà nhớ mãi không quên, 15- 20 năm sau vẫn nhớ từng
chi tiết biểu hiện của quá trình nào?
A. Ghi nhớ không chủ định B. Ghi nhớ có chủ định
C. Nhớ lại D. Ghi nhớ ý nghĩa
Câu 36. Biểu tượng là kết quả của quá trình?
A. Cảm giác B. Trí nhớ C. Tri giác D. Cả a,b,c đều đúng
Câu 37: “Vào phòng thi phải tập trung làm bài thi” giai đoạn nào của trí nhớ được thể hiện ở
tình huống trên?
A. Giữ gìn B. Nhớ lại C. Ghi nhớ D. Nhận lại
Câu 38. Theo bạn cách hiểu nào sau đây đúng với trí nhớ?
A. Trí nhớ được xếp vào nhận thức cảm tính
B. Trí nhớ thuộc nhận thức lý tính
C. Trí nhớ là quá trình trung gian giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính
D. Trí nhớ là trạng thái tâm lý
Câu 39: Trong cuộc sống ta thấy có hiện tượng chợt nhớ hay sực nhớ ra một điều gì đó gắn
với một hoàn cảnh cụ thể. Đó là biểu hiện của quá trình:
a.Nhớ lại không chủ định; b.Nhận lại không chủ định;
c.Nhớ lại có chủ định; d.Nhận lại có chủ định.
Câu 40: Trường hợp nào dưới đây là ghi nhớ có chủ định?
a.Học sinh chú ý nghe giảng để hiểu bài;
b. Học sinh thuộc quy tắc trong quá trình giải bài tập;
c.Học sinh làm thính nghiệm, quan sát, tự rút ra kết luận nhờ vậy mà nhớ được bài.
d.Học sinh đọc chuyện rồi kể lại cho bạn nghe.
Câu 41: Mối quan hệ nào dưới đây giữa các quá trình cơ bản của trí nhớ (ghi lại, giữ gìn,
nhận lại, nhớ lại, quên) phản ánh đúng bản chất của quá trình trí nhớ?
a.Các quá trình trí nhớ diễn ra theo một trình tự xác định;
b.Các quá trình trí nhớ diễn ra đan xen nhau;
c.Các quá trình trí nhớ tác động theo một chiều;
d.Các quá trình trí nhớ thâm nhập vào nhau, tác động ảnh hưởng lẫn nhau.
Câu 42: Trong một buổi ôn tập, một học sinh rất lâu không nhớ được công thức toán học cần
thiết, giáo viên chỉ chỉ cần nhắc một phần của công thức học sinh này xác định được ngay “
Đó là hằng đẳng thức đáng nhớ” Hãy xác định xem học sinh này đã học bài theo cách nào?
a.Ghi nhớ máy móc; b.Ghi nhớ ý nghĩa;
c. Ghi nhớ liên tường; d.Cả A,B,C.

19
NHẬN THỨC LÝ TÍNH (80)
Câu 1: “Số nguyên tố là số chia hết cho một và chính nó”. Định nghĩa này thể hiện đặc điểm
nào của tư duy?
a.Tính gián tiếp; b.Tính trừu tượng;
c.Tính khái quát; d.Tính có vấn đề.
Câu 2. Trong truyện phim “Tây du kí” Ngưu Ma Vương có cái đầu trâu trên hình người
trong rất dữ tợn..hình ảnh trên biểu hiện cách sáng tạo nào của tưởng tượng?
a. thay đổi kích thước b. nhấn mạnh c. Chắp ghép d. liên hợp
Câu 3. “Hương suốt ngày vùi đầu vào tiểu thuyết, chẳng chịu học hành, ăn uống gì. Hương
mơ ước gặp được hoàng tử của đời mình: khỏe mạnh, khôi ngô, vừa hào hoa, phong nhã, chu
đáo nhưng cũng rất ga lăng, thành công trong hoạt động xã hội nhưng cũng rất chăm lo công
việc gia đình” Biểu hiện cho loại tưởng tượng nào?
A. Tường tượng sáng tạo B. Tưởng tượng tái tạo
C. Lý tưởng D. Tưởng tượng tiêu cực
Câu 4. “Hoa là sinh viên Mĩ thuật, cô đang thể hiện khung cảnh xây dựng trường trong bản
vẽ của mình” Biểu hiện cách sáng tạo nào trong tưởng tượng?
A. Tưởng tượng sáng tạo B. Tưởng tượng tái tạo
C. Lý tưởng D. Tưởng tượng tiêu cực
Câu 5. Đã gấp cuốn sách lại, nhưng câu chuyện trong đó vẫn ám ảnh Lan, Lan như nhìn thấy
một cô gái đẹp lạ lùng đang ngủ trong rừng, biểu hiện của loại tưởng tượng nào?
A. Tưởng tượng sáng tạo B. Tưởng tượng tái tạo
C. Lý tưởng D. Tưởng tượng tiêu cực

Câu 6.“Hình ảnh người Thầy mẫu mực hết lòng vì học sinh, đã giúp bao em qua khỏi thất
học, ươm mầm những ước mơ. Bao lớp người đã trưởng thành vẫn giữ nguyên trong lòng
kính trọng thầy….Hình ảnh đó luôn thôi thúc cô sinh viên Hải Yến phấn đấu hơn nữa trong
học tập và rèn luyện” Biểu hiện loại tưởng tượng nào?
A. Tưởng tượng sáng tạo B. Tưởng tượng tái tạo
C. Lý tưởng D. Tưởng tượng tiêu cực
Câu 7. Người học hình dung ra miền đất xa xôi vùng Nam Mỹ qua lời giảng của cô giáo trong
giờ học môn Địa lý, biểu hiện loại tưởng tượng nào?
A. Tưởng tượng sáng tạo B. Tưởng tượng tái tạo
C. Lý tưởng D. Tưởng tượng tiêu cực

Câu 8. Là hiện tượng tâm lý phản ánh hiện thực khách quan một cách gián tiếp, mang tính khái
quát qua lăng kính chủ quan của cá nhân là biểu hiện của hiện tượng tâm lý nào?
a. Tư duy- tưởng tượng b. cảm giác- tri giác c. Xúc cảm- tình cảm d. Trí nhớ
Câu 9. Bắt chước cơ chế chìm nổi của loại cá, các nhà khoa học đã sáng chế ra tàu ngầm, biều
hiện cách sáng tạo nào của tưởng tượng?
a. thay đổi kích thước b. nhấn mạnh c. Chắp ghép d. liên hợp

Câu 10. Có thể thay thế khái niệm “tư duy”, “ tưởng tượng” bằng khái niệm nào có nội hàm rộng
hơn?
a. quá trình nhận thức b. nhận thức lý tính c. các quá trình tâm lý d. quá trình nhận thức
Câu 11. Là hiện tượng tâm lý đều nãy sinh trong hoàn cảnh có vấn đề bao gồm?
a. Tư duy- tưởng tượng b. cảm giác- tri giác c. Xúc cảm- tình cảm d. Trí nhớ
Câu 12. Tư duy là quá trình tâm lý phản ánh…..của sự vật hiện tượng, phản ánh mối liên hệ,
quan hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tượng.
a. cái mới b. cái chung c. các dấu hiệu bản chất d. kinh nghiệm
Câu 13. Là quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân
bằng cách xây dựng hình ảnh mới dựa trên biểu tượng đã có..là hiện tượng tâm lý nào?
a. Tư duy b. Tưởng tượng c. Trí nhớ d. Tri giác
Câu 14. Các thao tác của tư duy bao gồm?
20
a. Phân tích- tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa
b. Tính có vấn đề, tính gián tiếp, tính trừu tượng, khái quát hóa
c. Nhấn mạnh, chắp ghép, liên hợp, điển hình hóa
d. Cả A,B,C
Câu 15. Là cách thức đặc biệt của con người chế tạo ra các công cụ lao động theo sự tương tự của
những thao tác của đôi bàn tay là biểu hiện cách sáng tạo mới nào của tưởng tượng?
a. thay đổi kích thước b. nhấn mạnh c. loại suy d. liên hợp
Câu 16. Là cách thức tạo ra hình ảnh mới bằng cách kết hợp các bộ phận nhiều sự vật với nhau và được
cải biến sắp xếp trong những hình ảnh tương quan mới là biểu hiện cách sáng tạo mới của tưởng
tượng?
a. thay đổi kích thước b. nhấn mạnh c. loại suy d. liên hợp
Câu 17. luận diểm nào là đúng đối với đời sống của mỗi cá thể về tư duy?
a. Con người ở mỗi lứa tuổi đều có đủ các loại tư duy
b. Mỗi loại tư duy luôn sử dụng độc lập khi giải quyết nhiệm vụ cụ thể
c. Các loại tư duy xuất hiện theo một trật tự nhất định
d. Cả a,b,c
Câu 18. Là loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh nhằm đáp ứng những nhu cầu, kích thích tính tích
cực thực tế của con người biểu hiện cho loại tưởng tượng nào?
a. Tưởng tượng tích cực b. tưởng tượng tiêu cực
c. ước mơ d. Lý tưởng
Câu 19. Là quá trình tạo ra những hình ảnh chỉ mới đối với cá nhân người tưởng tượng và dựa trên sự
mô tả của người khác là biểu hiện hiện của loại tưởng tượng nào?
a. Tưởng tượng tái tạo b. tưởng tượng tiêu cực
c. ước mơ d. Lý tưởng
Câu 20. Là quá trình xây dựng hình ảnh mới độc lập với cả cá nhân và xã hội, được thực hiện hóa trong
các sản phẩm vật chất độc đáo và có giá trị, biểu hiện của loại tưởng tượng nào?
a. Tưởng tượng sáng tạo b. tưởng tượng tiêu cực
c. ước mơ d. Lý tưởng

Câu 21. Là quá trình tạo ra những hình ảnh mới không được thể hiện trông cuộc sống, vạch ra hành vi
không được thực hiện là loại tưởng tượng nào sau đây?
a. Tưởng tượng tích cực b. tưởng tượng tiêu cực
c. ước mơ d. Lý tưởng
Câu 22. Phương pháp ghép các bộ phận của của nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau để tạo ra hình ảnh
mới là biểu hiện cách sáng tạo nào của tưởng tượng?
a. thay đổi kích thước b. nhấn mạnh c. kết dính d. liên hợp
Câu 23. Khi đọc tác phẩm “Sống như anh” chúng ta vẫn hình dung được một anh hùng Nguyễn Văn
Trỗi bất khuất, anh dũng..thông qua những tình tiết của câu chuyện..biểu hiện của hiện tượng tâm lý
nào?
a. cảm giác b. tri giác c. Tư duy d. Tưởng tượng
Câu 24. Trẻ em thường làm toán bằng cách dùng tay di chuyển các vật thật(cái bánh) hay các vật thay
thế (que tính) tương ứng với các dữ kiện bài toán..biểu hiện cho loại tư duy nào?
a.Tư duy trực quan- hành động; b.Tư duy trực quan – hình ảnh;
c.Tư duy trừu tượng; d. Cả A,B.
Câu 25. Trong quá trình dạy học, giáo viên cho học sinh làm toán bằng cách quan sát các sự vật, hiện
tượng thay thế cho các dữ kiện bài toán…biểu hiện cho loại tư duy nào?
a.Tư duy trực quan- hành động; b.Tư duy trực quan – hình ảnh;
c.Tư duy trừu tượng; d. tư duy hình tượng.

Câu 26. Là quá trình dùng trí óc để phân chia đối tượng nhận thức thành các “bộ phận”, các thành phần
khác nhau, biểu hiện của thao tác tư duy nào?
a.Tổng hợp; b.phân tích;
c.So sánh; d.Trừu tượng hóa.

21
Câu 27. Là quá trình hợp nhất nhiều yếu tố riêng lẽ thành một chỉnh thể thống nhất không tách rời, biểu
hiện của thao tác tư duy nào?
a.Tổng hợp; b.phân tích;
c.So sánh; d.Trừu tượng hóa.
Câu 28. Là quá trình dùng trí óc để gạt bỏ những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ, quan hệ thứ
yếu, không cần thiết và chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết để tư duy biểu hiện của thao tác tư duy
nào?
a.Tổng hợp; b.phân tích;
c.So sánh; d.Trừu tượng hóa.
Câu 29. Là quá trình dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành một nhóm, một loại theo
những thuộc tính, những liên hệ, quan hệ nhất định.
a.Tổng hợp; b.phân tích;
c.So sánh; d.Khái quát hóa.
Câu 30. Quan điểm nào chưa đúng khi thực hiện các thao tác tư duy
a. Các thao tác tư duy riêng lẽ, tách rời, không có mối quan hệ với nhau
b. Không nhất thiết thực hiện tất cả các thao tác tư duy
c. Các thao tác tư duy không theo trật tự nhất định
d. Cả A,B,C
Câu 31. Trong quá trình tư duy con người sử dụng những công cụ, phương tiện như đồng hồ, nhiệt kế,
máy móc…để nhận thức đối tượng mà không trực tiếp tri giác biểu hiện cho đặc điểm nào của tư
duy?
a.Tính gián tiếp; b.Tính trừu tượng;
c.Tính khái quát; d.Tính có vấn đề.

Câu 32. Trong số những đặc điểm của quá trình phản ánh được nêu ra dưới đây, đặc điểm nào đặc trưng
cho tư duy?
A.Phản ánh kinh nghiệm đã qua dưới dạng các ý nghĩ, cảm xúc, hình tượng về sự vật, hiện
tượng đã tri giác dưới đây
B.Phản ánh các sự vật, hiện tượng trong toàn bộ thuộc tính và bộ phận của chúng
C.Phản ánh những dấu hiệu bản chất, những mối liên hệ mang tính quy luật của sự vật, hiện
tượng
D.Cả a,b,c
Câu 33. Luận điểm nào đúng với tưởng tượng của con người?
A.Phản anh cái mới không liên quan gì đến thực tiễn
B.Kết quả của tưởng tượng không thể kiểm tra được trong thực tiễn
C.Hoạt động đặc thù của con người, xây dựng hoặc tái tạo những hình ảnh mà quá khứ chưa
từng tri giác
D.Không có ý nghĩa phục vụ hoạt động sống (vì có thể tạo nên hình ảnh không có thực trong
cuộc sống)
Câu 34. Điều nào không đúng với tưởng tượng?
a. Loại tư duy chủ yếu trên bình diện hình ảnh
b. Mang tính trực quan rõ rệt
c. Liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính
c. Mang bản chất xã hội
Câu 35. Tưởng tượng sáng tạo có những đặc điểm?
a. Luôn tạo ra cái mới cho cá nhân và xã hội
b. Luôn được thực hiện có ý thức
c. Luôn có giá trị với xã hội
c. Cả A,B,C

Câu 36. Luận điểm nào không đúng trong mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ?
a. Không có ngôn ngữ thì tư duy không thể tiến hành được
b. Ngôn ngữ có thể tham gia từ đầu đến kết thúc tư duy
c. Ngôn ngữ thống nhất với tư duy
22
d. Ngôn ngữ giúp tư duy có khả năng phản ánh sự vật ngay cả khi sự vật không trực tiếp tác
động
Câu 37. Điều nào sau đây không đúng với tưởng tượng?
a. Nãy sinh trước tình huống có vấn đề
b. Luôn phản ánh cái mới với cá nhân (hoặc xã hội)
c. Luôn giải quyết vấn đề một cách tường minh
d. Kết quả là hình ảnh mang tính khái quát
Câu 38. Luận điểm nào sau đây đúng với tình huống có vấn đề
a. Có tính chủ quan, không mang tính khách quan
b. Hoàn toàn do khách quan quy định
c. Vừa mang tính chủ quan, vừa mang tính khách quan
d. Làm nãy sinh tư duy và tư duy luôn giải quyết được vấn đề của tình huống
Câu 39. Đặc điểm nào của tư duy thể hiện rõ nhất trong các tình huống sau: “ một bác sĩ có kinh
nghiệm chỉ cần nhìn bệnh nhân có thể đoán biết được họ bị bệnh gì?”
a.Tính có vấn đề của tư duy
b. Tư duy có liên hệ chặt chẻ với ngôn ngữ
c. Tư duy liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính
d. Tính trừu tượng và khái quát của tư duy
Câu 40: Quá trình tâm lý cho phép con người hiểu rõ bản chất của sự vật, hiện tượng làm cho chúng có
ý nghĩa hơn đối với hoạt động nhận thức của con người là:
a.Trí nhớ; b.Tri giác; c.Tư duy; d. Tưởng tượng.
Câu 41: Nhờ ngôn ngữ mà con người có thể lĩnh hội nền văn hóa xã hội, nâng cao tầm hiểu biết của
mình. Đó là thể hiện vai trò của ngôn ngữ đối với:
a.Tri giác; b.Trí nhớ; c.Tư duy; d.Tưởng tượng.
Câu 42: Khi hướng dẫn học sinh giải bài tập toán, giáo viên thường yêu cầu học sinh tóm tắt đề toán.
Việc làm đó của giáo viên có tác dụng kích thích học sinh thực hiện thao tách nào dưới đây của tư
duy?
a.Phân tích; b.Tổng hợp; c.Trừu tượng hóa; d.Khái quát hóa.
Câu 43: Nắm được quy luật đàn hồi của kim loại dưới tác động của nhiệt, người kỹ sư đã thiết kế những
khoảng cách nhỏ giữa các đoạn đường ray để đảm bảo an tòan khi tàu chạy. Đặc điểm nào dưới đây
của tư duy được thể hiện trong trường hợp trên?
a.Tính “có vấn đề”; b.Tính gián tiếp;
c.Tính trừu tượng và khái quát; d.Tính chất lý tính của tư duy.
Câu 44: Phát triển tư duy cho học sinh phải gắn với việc trau dồi ngôn ngữ. Biện pháp này được rút ra
từ đặc điểm nào dưới đây của tư duy?
a.Tính gián tiếp;
b.Tính trừu tượng và khái quát;
c.Tư duy có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ.
d.Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính.
Câu 45: Quá trình tâm lý nẩy sinh khi xuất hiện hoàn cảnh có vấn đề, giúp con người nhận thức và cải
tạo hiện thực khách quan, đó là quá trình:
a.Cảm giác; b.Trí nhớ; c.Tri giác; d.Tư duy.
Câu 46: Khi đến bến xe buýt không phải “giờ cao điểm” thấy quá đông người đợi, ta nghĩ ngay rằng xe
đã bỏ chuyến. Đặc điểm nào dưới đây của tư duy được mô tả trong trường hợp trên?
a.Tính có vấn đề; b.Tính gián tiếp; c.Tính trừu tượng; d.Tính khái quát.
Câu 47: Quan điểm nào dưới đây chưa đúng khi nói tới quan hệ giữa tư duy với ngôn ngữ
A. Để diễn đạt chính xác, cụ thể kết quả tư duy không cách nào khác là phải nhờ tới ngôn
ngữ.
B. Ngôn ngữ tham gia suốt trong quá trình tư duy.
C. Không sử dụng ngôn ngữ thì không thể tiến hành tư duy trừu tượng.
D. Tư duy đồng nhất với ngôn ngữ.
Câu 48: “Nhiều học sinh trung học cơ sở đã xếp cá voi vào loài cá vì chúng sống ở dưới nước như là
cá và tên cũng có chữ cá ”. Sai lầm diễn ra trong tình huống trên chủ yếu do sự phát triển không đầy
đủ của thao tác tư duy nào ?
23
A. Tổng hợp. B. Khái quát hóa. C. So sánh. D. Phân tích.

Câu 49. Đặc điểm nào của tư duy dưới đây đã giúp cho con người có thể mở rộng khả năng nhận thức
của mình không chỉ trong hiện tại mà cả trong quá khứ và tương lai:
A.Tính gián tiếp của tư duy B. Tính có vấn đề của tư duy
C. Tính khái quát của tư duy D. Tư duy có quan hệ với ngôn ngữ
d: Cả A,B,C
Câu 50. Trong một hành động tư duy cụ thể, việc thực hiện các thao tác tư duy được thực hiện:
A.Theo một trình tự nhất định.
B. Không nhất thiết phải thực hiện đủ các thao tác tư duy;
C. Phải thực hiện đầy đủ các thao tác tư duy;
D. cả a,b,c
Câu 51. Trong hành động tư duy, quan điểm thực hiện các thao tác ( Phân tích – tổng hợp; So sánh;
Trừu tượng hóa và khái quát hóa) thường diễn ra như thế nào?
A. Các thao tác tư duy có mối quan hệ mật thiết với nhau.
B.Thực hiện thao tác đan chéo nhau chứ không theo trình tự máy móc.
C. Tùy theo nhiệm vụ, không nhất thiết phải thực hiện tất cả các thao tác.
D.Cả A,B,C.
Câu 52. Để đánh giá thành tích học tập của sinh viên, giảng viên chỉ lưu ý đến điểm số của sinh
viên trong năm học, không đánh giá hoạt động ngoại khóa và các mối quan hệ bạn bè của sinh viên,
biểu hiện thao nào của tư duy?
a. phân tích b. So sánh c. trừu tượng hóa d. Khái quát hoa
Câu 53. Trong hành động tư duy, việc thực hiện các thao tác ( Phân tích – tổng hợp; So sánh; Trừu
tượng hóa và khái quát hóa) thường diễn ra như thế nào?
A. Mỗi thao tác tiến hành độc lập, không phụ thuộc vào nhau.
B.Thực hiện thao tác theo đúng một trình tự xác định như trên.
C. Thực hiện đầy đủ các thao tác của tư duy.
D. Linh hoạt tùy theo nhiệm vụ của tư duy.
Câu 54. Tưởng tượng sáng tạo có đặc điểm:
A.Luôn tạo ra cái mới cho cá nhân và xã hội. B. Luôn thực hiện có ý thức
C. Luôn có giá trị đối với xã hội. D.cả a, b và C.
Câu 55. Qúa trình nhận thức của con người có hai mức độ: Mức độ thấp là nhận thức cảm tính. Mức
độ cao là nhận thức lý tính. Mức độ cao bao gồm hai quá trình nhận thức là:
A.Tư duy và tưởng tượng B. Tưởng tượng và trí nhớ
C. Tư duy và chú ý D. cảm giác và tri giáC.
Câu 56: Tưởng tượng thuộc loại hiện tượng tâm lý nào?
A. Trạng thái tâm lý B. Quá trình tâm lý
C.Thuộc tính tâm lý D. Quá trình trung gian
Câu 57: Quan điểm nào dưới đây chưa đúng khi nói tới quan hệ giữa tư duy với ngôn ngữ
A. Để diễn đạt chính xác, cụ thể kết quả tư duy không cách nào khác là phải nhờ tới ngôn
ngữ.
B. Ngôn ngữ tham gia suốt trong quá trình tư duy.
C. Không sử dụng ngôn ngữ thì không thể tiến hành tư duy trừu tượng.
D. Tư duy đồng nhất với ngôn ngữ.
Câu 58: Đặc điểm thể hiện sự khác biệt giữa tư duy và nhận thức cảm tính là:
A. Phản ánh bản thân sự vật, hiện tượng.
B. Mang bản chất xã hội, gắn với ngôn ngữ.
C. Là một quá trình tâm lý.
D.Phản ánh thuộc tính bản chất, những mối liên hệ mang tính Quy luật của sự vật hiện tượng .
Câu 59: Tư duy có cả ở người và động vật nhưng tư duy của con người khác với tư duy của động
vật, vì ở con người có:
A. Hình ảnh tâm lý trong kinh nghiệm cá nhân. B. Công cụ, phương tiện để tư duy.
C. Ngôn ngữ. D. Cả A, B, C
Câu 60: Tư duy khác tưởng tượng chủ yếu ở chỗ:
24
A. Làm cho hoạt động con người có ý thức. B. Liên quan đến nhận thức cảm tính.
C. Sự chặt chẽ trong giải quyết vấn đề. D. Cả A, B, C
Câu 61. Điều nào không đúng với tư duy?
A.Hiện thực khách quan tác động trực tiếp vào giác quan
B. Con người có nhu cầu nhận thức về nó
C. Khi tình huống có vấn đề
D. Cả a,b,c đều sai
Câu 62. Kim loại là những nguyên tố mang tính nóng chảy và dẫn điện là biểu hiện thao tác nào của
tư duy?
A. Phân tích B.Cụ thể hóa C. Khái quát hóa D. So sánh
Câu 63. Tư duy phản ánh gián tiếp nhờ
A. Trực tiếp tri giác B. Kinh nghiệm C. Nhờ ngôn ngữ D. Cả a,b,c đều đúng
Câu 64: Hình ảnh con rồng biểu hiện cách sáng tạo nào trong tưởng tượng?
A. Thay đổi B. Chắp ghép C. Nhấn mạnh D. Liên hợp
Câu 65: Sản phẩm điện thoại có rất nhiều chức năng (nghe, gọi, giải trí, báo thức...) biểu hiện cho
cách sáng tạo nào trong tưởng tượng?
A. Thay đổi B. Chắp ghép C. Nhấn mạnh D. Liên hợp
Câu 66: Điểm khác biệt cơ bản nào để có thể kết luận tưởng tưởng có mức độ phản ánh cao hơn
tưduy mặc dù cùng quá trình nhận thức lý tính.
A. Nãy sinh khi gặp tình huống có vấn đề
B. Tình huống có vấn đề đưa ra tính bât định không quá lớn
C. Tình huống có vần đề bất định quá lớn, không rõ ràng
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 67: Khi nói đến sự thống khổ của người dân dưới ách đô hộ của chế độ phong kiến, không thể
không nhắc đến 2 nhân vật Chí phèo và Chị Dâu...biểu hiện của thao tác nào trong tưởng tượng?
A. Thay đổi B. Chắp ghép C. Nhấn mạnh D. Điển hình hóa
Câu 68: Tìm dấu hiệu không phù hợp với quá trình tư duy của con người
A. Phản ánh những trải nghiệm của cuộc sống.
B. Phản ánh hiện thực bằng con đường gián tiếp.
C. Kết quả nhận thức mang tính khái quát.
D. Diễn ra theo một quá trình.
Câu 69: Giáo viên A là người có khả năng quan sát nhạy bén, chỉ qua những biến đổi rất tinh tế của
ánh mắt, nét mặt, cử chỉ v.v mà biết được học sinh có hiểu bài không để điều chỉnh việc dạy cho
phù hợp. Đặc điểm nào của tư duy được thể hiện rõ nhất qua tình huống trên:
A. Tính gián tiếp của tư duy B. Tính có vấn đề của tư duy
C. Tính khái quát của tư duy D. Tính trừu tượng của tư duy.
Câu 70: Trong những tình huống sau, tình huống nào chứng tỏ tư duy đã xuất hiện?
A. Cô ấy đang nghĩ về cảm giác sung sướng ngày hôm qua khi lên nhận phần thưởng.
B. Trống vào lớp đã 15 phút mà cô giáo chưa đến,Vân nghĩ: Chắc hôm nay cô giáo bị ốm, hay
là …
C. Cứ đặt mình nằm xuống, Vân lại nghĩ về Sơn: Những kỷ niệm từ thuở thiếu thời tràn đầy
ký ức.
D. Cả A, B, C
Câu 71: Điều nào không đúng với tưởng tượng?
A. Luôn phản ánh cái mới với cá nhân (hoặc xã hội).
B.Luôn giải quyết vấn đề một cách tường minh.
C. Nảy sinh trước tình huống có vấn đề.
D. Kết quả là hình ảnh mang tính khái quát.
Câu 72. Trong những đặc điểm của quá trình phản ánh được nêu ra dưới đây, đặc điểm nào là đặc
trưng của tư duy?
A. Phản ánh kinh nghiệm đã qua dưới dang các ý nghĩ, cảm xúc, hình tượng về sự vật, hiện
tượng đã tri giác trước đây
B. Phản ánh các sự vật, hiện tượng trong toàn bô thuộc tính và bộ phận của chúng
C. Phản ánh những dấu hiệu bản chất, những mối liên hệ mang tính quy luật của sự vật, hiện
25
tượng
D. Cả A,B,C
Câu 73.Tính có vấn đề của tư duy được hiểu?
A. Ở mọi hoàn cảnh đều xuất hiện tính có vấn đề của tư duy
B. Chỉ xuất hiện khi chủ thể có nhu cầu giải quyết nó
C. Xuất hiện khi gặp tình huống có vấn đề, vừa sức và chủ thể có nhu cầu giái quyết nó
D. Chủ thể muốn tư duy sẽ xuất hiện tính có vấn đề
Câu 74. Quan điểm nào đúng với tư duy?
A. Tư duy của con người có thể sai do nhận thức cảm tính sai
B. Tư duy của con người có thể sai do động cơ tư duy sai
C. Tư duy của con người có thể sai do sự vật hiện tượng luôn luôn vận động
D. Cả A,B,C
Câu 75. Quan điểm nào đúng khi nói đến mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ?
A. Tư duy và ngôn ngữ có mỗi quan hệ song hành
B. Tư duy quyết định ngôn ngữ
C. Tư duy và ngôn ngữ thống nhất nhưng không đồng nhất
D. Tư duy và ngôn ngữ đồng nhất với nhau
Câu 76: Là hiện tượng tâm lý có mối liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ nhưng không đồng nhất với
ngôn ngữ, là biểu hiện của hiện tượng tâm lý nào?
A. Tri giác B. Tư duy
C. Cảm giác D. Tình cảm
Câu 77: Tư duy được xếp vào?
A. Quá trình tâm lý B. Trạng thái tâm lý
C. Thuộc tính tâm lý D. Tâm trạng
Câu 78: Đặc điểm nào sau đây nói về Tư duy?
A. Phản ánh những thuộc tính bản chất
B. Phản ánh những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật hiện tượng
C. Phản ánh cái mới mà ta chưa biết
D. Cả ba ý trên
Câu 79: Muốn thúc đẩy tư duy phải đưa học sinh vào các tình huống có vấn đề để thúc đẩy học sinh suy
nghĩ, kích thích tính tích cực nhận thức của học sinh. Biện pháp này được rút ra từ đặc điểm nào
dưới đây của tư duy?
a.Tính có vấn đề; b.Tính gián tiếp; c.Tính trừu tượng và khái quát; d.Tính cụ thể.
Câu 80: Cách sáng tạo nào dưới đây của tưởng tượng được các nhà phê bình sử dụng để vẽ tranh biếm
họa?
a.Nhấn mạnh; b.Chắp ghép; c.Liên hợp; d.Diển hình hóa.
Câu 81: Quá trình tâm lý nẩy sinh khi xuất hiện hoàn cảnh có vấn đề, giúp con người nhận thức và cải
tạo hiện thực khách quan, đó là quá trình:
a.Cảm giác; b.Trí nhớ; c.Tri giác; d.Tư duy.
Câu 82. Hình ảnh người khổng lồ, người tí hon….là biểu hiện cho cách sáng tạo nào trong tưởng
tượng?
a.thay đổi kích thước; b.Chắp ghép; c.Liên hợp; d.Điển hình hóa.
Câu 83. sản phẩm Xe điện bánh hơi, thủy phi cơ… là biểu hiện chó cách sáng tạo nào trong tưởng
tượng?
a.thay đổi kích thước; b.Chắp ghép; c.Liên hợp; d.Điển hình hóa.

BÀI 5- ĐỜI SỐNG XÚC CẢM- TÌNH CẢM(84)

Câu 1. Đời sống tình cảm của cá nhân được biểu hiện qua nhiều mức độ, mức độ thấp nhất là….?
a. Màu sắc xúc cảm
b. Cảm xúc
c. Xúc động
c. Rung cảm
26
Câu 2. Cảm giác về màu xanh da trời gây cho chúng ta một cảm xúc khoan khoái, nhẹ nhỏm, dễ
chịu….biểu hiện của mức độ tình cảm nào?
A. Màu sắc xúc cảm
B. Cảm xúc
C. Xúc động
D. Rung cảm
Câu 3. Thể hiện thái độ của con người đối với sự khám phá thế giới: lòng ham hiểu biết, óc hoài nghi
khoa học..v.v biểu hiện của loại tình cảm nào?
A. Tình cảm đạo đức B. Tình cảm trí tuệ
C. Tình cảm thẩm mĩ D. Tình cảm mang tính chất thế giới quan
Câu 4. Phản ánh thái độ của con người đối với các chuẩn mực đạo đức xã hội (tình mẹ con, bầu
bạn… biểu hiện của loại tình cảm nào?
A. Tình cảm đạo đức B. Tình cảm trí tuệ
C. Tình cảm thẩm mĩ D. Tình cảm mang tính chất thế giới quan
Câu 5. Phản ánh thái độ của con người đối với các sự vật, hiện tượng liên quan tới sự thỏa mãn hay
không thỏa mãn nhu cầu nào đó, biểu hiện của hiện tượng tâm lý nào?
A. Xúc cảm B. Tình cảm C. Nhận thức D. Chú ý
Câu 6. Các biểu hiện: Yêu- ghét, buồn- vui, tích cực – tiêu cực, cao thượng – thấp hèn…. Là đặc
trưng nào của tình cảm?
a. Tính nhận thức
b. Tính xã hội
c. Tính đối cực
d. Tính chân thực
Câu 7. Trong quá trình phản ánh hiện thực khách quan, con người không chỉ nhận thức thế giới mà
còn tỏ thái độ của mình với thế giới là biểu hiện của hiện tượng tâm lý nào?
a. Tri giác b. cảm giác c. tình cảm d.Cả a,b,c
Câu 8. Là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với sự vật, hiện tượng có liên quan
đến nhu cầu và động cơ của con người là biểu hiện của hiện tượng tâm lý nào?
a. Tình cảm b. Xúc cảm c. Rung cảm d. Thái độ
Câu 9. Mức độ nào của tình cảm thể hiện qua đoạn văn sau?
“Mấy tháng nay Mai luôn trăn trở về câu chuyện của cô và Thảo, nó đi vào giấc ngủ hằng
đêm khiến cô chập chờn, lúc tỉnh lúc mơ”
a. Tâm trạng
b. Cảm xúc
c. Say mê
d. Xúc động
Câu 10. Biểu hiện của mức độ tình cảm nào thể hiện qua tình huống sau: “ Buổi chiều đi làm về,
qua cánh đồng nhìn áng mây trời, lòng chị buồn man mác”
a. Tâm trạng
b. Xúc động
c. Say mê
d. Tình cảm

Câu 11. Biểu hiện của mức độ tình cảm nào thể hiện qua tình huống sau: “ Sau bao nhiêu năm xa
cách, bà mẹ gặp lại đứa con. Mẹ con ôm nhau, nghẹn ngào sung sướng khồn nói lên lời”
a. Tâm trạng
b. Xúc động
c. Say mê
d. Tình cảm
Câu 12. Quy luật này cho thấy rõ tính phức tạp, đa dạng thậm chí mâu thuẫn của tình cảm con
người :
A. Quy luật lây lan B. Quy luật di chuyển
C. Quy luật pha trộn D. Quy luật thích ứng
Câu 13. Mặt thể hiện tập trung, đậm nét nhân cách của con người là:
27
A. Nhận thức B. Tình cảm
C.Ý chí D. Hành động
Câu 14. Biều hiện nào dưới đây không thuộc về tình cảm thẩm mĩ?
A. Vui nhộn
B.Sự mĩa mai
C. Ngạc nhiên
D. Yêu thích cái đẹp
Câu 15. Xúc cảm và tình cảm có mối quan hệ với nhau vì
A.Xúc cảm là cơ sở của tình cảm
B.Tình cảm được xây dựng từ những xúc cảm
C. Tình cảm thể hiện qua xúc cảm
D. Cả A,B,C.
Câu 16. Khả năng cùng một lúc chú ý đến nhiều đối tượng hay nhiều hoạt động khác nhau một cách
có chủ đích thì được gọi là?
A.Sự bền vững của chú ý
B.Sự phân phối chú ý
C. Sự di chuyển chú ý
D. Cả A,B,C
Câu 17. Những biểu hiện nào dưới đây thuộc về tình cảm đạo đức?
A.Tính khôi khài; B.Tình đồng chí;
C. Tình yêu nghệ thuật; D. Cả A,B,C
Câu 18. Quy luật này cho chúng ta thấy: muốn hình thành tình cảm phải đi từ xúc cảm. Không có rung
động, không có xúc cảm thì không thể hình thành tình cảm.
A.Quy luật hình thành tình cảm B. Quy luật lây lan
C. Quy luật pha trộn D. Quy luật thích ứng
Câu 19. “Gần nhau cảm thấy bình thường. Xa nhau mới thấy tình thương dạt dào”. Câu thơ trên thể
hiện rõ nhất trong quy luật nào của tình cảm dưới đây
A.Quy luật thích ứng B. Quy luật lây lan
C. Quy luật di chuyển D. Quy luật pha trộn
Câu 20. Chú ý là trạng thái tâm lý luôn đi kèm với:
A. Đi kèm với hoạt động tâm lý khác
B. các thuộc tính tâm lý
C. Quá trình tâm lý
D. Trạng thái tâm lý
Câu 21: Đặc điểm nào không đặc trưng cho tình cảm ?
A. Ở dạng tiềm tàng. B.Có tính nhất thời.
C. Là một thuộc tính tâm lý. D. Chỉ có ở con người
Câu 22. “ Yêu ai yêu cả đường đi/ Ghét ai ghét cả tông chi họ hàng” biểu hiện quy luật nào của tình
cảm?
A. Quy luật thích ứng B. Quy luật lây lan.
C. Quy luật tương phản. D. Quy luật di chuyển
Câu 23: Rung cảm là sản phẩm của hiện tượng tâm lý nào?
A. Trí nhớ B. Tưởng tượng C. Tư duy D. Xúc cảm- tình cảm
Câu 24. “Qua đình ngã nón trông đình /Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu” biểu hiện quy
luật nào của tình cảm?
A. Quy luật thích ứng B. Quy luật lây lan.
C. Quy luật tương phản. D.Quy luật di chuyển.
Câu 25: Khi nghe tin trúng số độc đắc, anh A đã quá vui mừng đến mức không kiểm soát được cảm
xúc của mình là hiện tượng nào?
A. Xúc động B. Tình cảm
C. Tâm trạng D. Trạng thái tâm lý
Câu 26: Tình cảm là thái độ thể hiện sự rung cảm của con người với sự vật, hiện tượng liên quan
đến
A. Nhu cầu B. Động cơ
28
C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai
Câu 27: “Trong cùng một lúc xuất hiện hai hay nhiều xúc cảm, tình cảm khác nhau, thậm chí trái
ngược nhau nhưng chúng không bài xích, loại trừ nhau mà bổ sung, hỗ trợ cho nhau” là quy luật
A. Thích ứng của tình cảm B. Lây lan của tình cảm
C. Pha trộn của tình cảm D. Di chuyển của tình cảm

Câu 28: “Không có những ……… thì sẽ không có tình cảm”


A. Xúc cảm, rung động B. Tư duy
C. Tri giác D. Tâm trạng
Câu 29: “Là nguồn động lực mạnh mẽ kích thích con người tìm tòi chân lý” thể hiện vai trò của tình
cảm trong
A. Tâm lý học B. Cuộc sống
C. Hành động D. Nhận thức
Câu 30. Câu tục ngữ nào dưới đây nói lên quy luật lây lan của tình cảm?
a.Giận cá chém thớt; b.Gần thương, xa nhớ;
c. giận thì giận mà thương thương thì thương; d.Một con ngựa đau, cả tầu bỏ cỏ.
Câu 31: Ơ vận động viên leo núi hay thám hiểm thường có tâm lý vừa lo âu vừa tự hào. Đó là sự thể
hiện của:
a.Quy luật “Cảm ứng”; b.Quy luật “Pha trộn”;
c.Quy luật ”Thích nghi”; d.Quy luật “Di chuyển”.
Câu 32: Biện pháp giáo dục “Ôn nghèo nhớ khổ” xuất phát từ quy luật:
a. “Di chuyển”; b. “Pha trộn”; c. “Tương phản”; d. “Thích ứng”
Câu 33: Hiện tượng tâm lý nào dưới đây là sự thể hiện của tình cảm?
a.Trầm uất; b.Lo lắng; c.Hoảng loạn; d.Ham hiểu biết.
Câu 34: Câu tục ngữ” Dao năng mài thì sắc, người năng chào năng quen” nói lên quy luật nào dưới đây
của tình cảm?
a.Quy luật “cảm ứng”; b. Quy luật “lây lan”;
c. Quy luật “thích ứng”; d.Quy luật hình thành tình cảm.
Câu 35: Trong giáo dục, giáo viên dùng biện pháp “lấy độc trị độc” để khắc phục tính nhút nhát, e dè,
tự ti của học sinh là xuất phát từ:
a.Quy luật “Thích ứng”; b.Quy luật “lây lan”;
c. Quy luật “cảm ứng”; d.Quy luật hình thành tình cảm.
Câu 36. Là một dạng xúc cảm có cường độ rất mạnh, xẩy ra trong thời gian ngăn thường con người
không làm chủ được bản thân, không ý thức được hành động của mình, biểu hiện của mức độ nào
của đời sống tình cảm?
a. Màu sắc xúc cảm
b. Cảm xúc
c. Xúc động
d. Rung cảm
Câu 37. Là một dạng cảm xúc vừa phải hoặc tương đối yếu, tồn tại trong một khoảng thời gian dài
nhưng con người không ý thức được nguyên nhân là biểu hiện của mực độ nào của đời sống tình
cảm?
a. Màu sắc xúc cảm
b. Tâm trạng
c. Xúc động
d. Rung cảm
Câu 38. Những tình cảm như: Lòng yêu nước, tinh thần tương thân tương ái, tinh thần giai cấp…
biểu hiện của tình cảm cấp cao nào?
a. Tình cảm thế giới quan, nhân sinh quan
b. Tình cảm thẩm mĩ
c. Tình cảm trí tuệ
d. Tình cảm đạo đức
Câu 39. Biểu hiện đặc điểm nào tình cảm thể hiện qua tình huống sau: “Tình cảm gia đình, tình yêu
quê hương đã khiến Lan cố gắng học tập để trở về xây dựng quê hương mình”

29
A. Tính nhận thức B. Tính chân thực C. Tính ổn định D. Tính xã hội
Câu 40. “Suốt ngày nó làm việc với mấy con côn trùng mà không biết chán, đến mức quên cả ăn” –
bà mẹ nói về nhà sinh vật học trẻ, biểu hiên của mức độ tình cảm nào?
a. Say mê
b. Cảm xúc
c. Xúc động
d. Rung cảm
Câu 41. Tìm nhận dịnh đúng khi nói về khái niệm của tình cảm?
a. Phản ánh thuộc tính và mối quan hệ của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan
b. Phản ánh quan hệ giữa con người với con người với các sự vật, hiện tượng trong thế giới
khách quan
c. Phản ánh thái độ của con người với sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan
d. Phản ánh thái độ của con người đối với các sự vật bằng các rung cảm
Câu 41. “ Tình như trong đã, mặt ngoài còn e….” biểu hiện của đặc điểm nào của tình cảm?
A. Tính nhận thức B. Tính chân thực C. Tính ổn định D. Tính xã hội
Câu 42. Biểu hiện của quy luật tình cảm nào thể hiện qua tình huống sau: “ Trung bình mỗi ngày
chịu 2 trận đòn, Nam đã trở nên chai dạn không sợ bố nữa…”
a. Quy luật thích ứng
b. Quy luật lây lan
c. Quy luật di chuyên
d. Quy luật hình thành tình cảm
Câu 43. Nhà Tâm lý học Nga A.G.Covaliov nhận xét “Tình cảm có thể giả tạo nhưng không thể lừa
dối…” Biểu hiện cho đặc điểm đặc trưng nào của tình cảm?
a. Tính nhận thức
b. Tính xã hội
c. Tính đối cực
d. Tính chân thực
Câu 44. Quan điểm nào đúng khi nói về điểm tương đồng giữa xúc cảm và tình cảm?
a. Xúc cảm và tình cảm đều có chung ở cả con người và động vật
b. Xúc cảm và tình cảm đều là thuộc tính tâm lý
c. Xúc cảm và tình cảm đều ở trạng thái tiềm tàng
d. Xúc cảm và tình cảm đều biểu thị thái độ rung cảm của con người trước hiện thực khách
quan
Câu 45. Trong các biểu hiện sau, biểu hiện nào thuộc tình cảm đạo đức
a. Sự công tâm b. Tính khôi hài c. Lòng trắc ẩn d. Tinh thần trách nhiệm
Câu 46. Sự khác nhau giữa phản ánh cảm xúc và phản ánh nhận thức thể hiện ở:
a. Nội dung phản ánh
b. Phạm vi phản ánh
c. Phương thức phản ánh
d. Cả A,B,C
Câu 47. Thể nghiệm cảm xúc nào dưới đấy không phải là tâm trạng?
a. Trống trải b. Đau khổ c. Buồn rầu d. Lo sợ
Câu 48. Căn cứ nào để phân chia mức độ của đời sống tình cảm?
a. Nội dung các thể nghiệm cảm xúc
b. Hình thức biểu hiện các thể nghiệm
c. Tính chất của cảm xúc
d. Cả a,b,c
Câu 48. Nội dung nào dưới đây thể hiện rõ vai trò chủ yếu của tình cảm?
a. Tình cảm là ánh đèn pha soi đường cho hành động cá nhân
b. Tình cảm là động lực thúc đẩy cá nhân hành động
c. Tình cảm là nội dung cơ bản của nhân cách
d. Tình cảm là cái gốc, cốt lõi của nhân cách
Câu 49. Khả năng chuyển chú ý từ đối tượng này sang đối tượng khác theo yêu cầu của hoạt động
là thuộc tính tâm lý nào của chú ý dưới đây:
30
A. Sự bền vững của chú ý
B.Sự phân phối chú ý
C.Sự di chuyển chú ý
D. Cả A,B,C.
Câu 50. Câu ca: “ yêu nhau mấy núi cũng trèo/ mấy sông cũng lội, mây đèo cũng qua” là sự thể
hiện vai trò của tình cảm với:
A. Năng lực
B.Hành động
C. Nhận thức
D. Cả A,B,C.
Câu 51. “con nhớ anh nhiều đêm không ngủ. Nó khóc làm em cũng khóc theo”. Câu thơ trên thể
hiện rõ nhất trong quy luật nào của tình cảm dưới đây
A. Quy luật lây lan B. Quy luật hình thành tình cảm
C. Quy luật pha trộn D. Quy luật tương phản

Câu 52. Nhận thức và tình cảm giống nhau ở chỗ


A. Đều là hiện tượng tâm lý phản ánh hiện thực khách quan
B. Đều là thuộc tính tâm lý
C. Đều là nhận thức lý tính
D. Đều là trạng thái tâm lý
Câu 53. “ Xa thì thương, gần thì thường” biểu hiện quy luật nào của tình cảm?
A. Quy luật thích ứng B. Quy luật lây lan.
C. Quy luật tương phản. D. Quy luật pha trộn.
Câu 54. Sự “chai dạn” biểu hiện trong quy luật nào của tình cảm?
A. Quy luật thích ứng B. Quy luật lây lan.
C. Quy luật tương phản. D. Quy luật pha trộn.
Câu 55. Sự ghen tuông trong tình yêu biểu hiện trong quy luật nào của tình cảm?
A. Quy luật thích ứng B. Quy luật lây lan.
C. Quy luật tương phản. D. Quy luật pha trộn.
Câu 56. “Giận cá chém thớt” biểu hiện trong quy luật nào của tình cảm?
A. Quy luật di chuyển B. Quy luật lây lan.
C. Quy luật tương phản. D. Quy luật pha trộn.
Câu 57. Các mức độ của đời sống tính cảm?
A. Màu sắc xúc cảm của cảm giác - xúc cảm- xúc động - tình cảm
B. Màu sắc xúc cảm của cảm giác - tâm trạng- xúc cảm - tình cảm
C. Màu sắc xúc cảm của cảm giác - xúc cảm- tình cảm - xúc động
D. Màu sắc xúc cảm của cảm giác - xúc động - tình cảm - xúc cảm
Câu 58: “Sự xuất hiện một xúc cảm, tình cảm có thể làm giảm hoặc tăng một xúc cảm, tình cảm xảy
ra đồng thời hoặc nối tiếp” là biểu hiện quy luật nào cuả tình cảm?
A.Tương phản của tình cảm B. Lây lan của tình cảm
C. Pha trộn của tình cảm D. Di chuyển của tình cảm
Câu 59: Trước ngày cưới, cô dâu vừa cảm thấy vui vừa cảm thấy lo lắng là biểu hiện của quy luật
nào trong tình cảm?
A. Thích ứng của tình cảm B. Lây lan của tình cảm
C. Pha trộn của tình cảm D. Di chuyển của tình cảm
Câu 60: Tính kiên cường là một trong các phẩm chất của
A. Tư duy B. Ý chí
C. Tình cảm D. Xúc cảm
Câu 61: Một người bật cười sau đó những người khác cũng cười theo là quy luật
A. Thích ứng của tình cảm B.Lây lan của tình cảm
C. Pha trộn của tình cảm D. Di chuyển của tình cảm
Câu 62. Mai đồng cảm, rơi nước mắt vì hoàn cảnh khó khăn mà Nam đang gặp phải, biểu hiện quy
luật nào của tình cảm?
A. Quy luật thích ứng B. Quy luật lây lan.
31
C. Quy luật tương phản. D. Quy luật di chuyển
Câu 63: Những thái độ xúc cảm ổn định của con người đối với sự vật hiện tượng của hiện thực khách
quan, phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối liên hệ với nhu cầu và động cơ của họ được gọi là:
a.Xúc cảm; b.Tình cảm; c.Ý chí; d.Nhận thức.
Câu 64. “Cô ấy rất thương em, vì vậy chắc chăn cô ấy sẽ buồn khi biết em gặp khó khăn” biểu hiện
đặc điểm nào của tình cảm?
A. Tính nhận thức B. Tính chân thực C. Tính ổn định D. Tính xã hội
Câu 65. Biểu hiện đặc điểm nào tình cảm nào thể hiện qua tình huống sau: “Yêu con, cô thích ngắm
nhìn con trong giấc ngủ. Lúc con đi hay bi bô nói cười, giọng nói nó mới dễ thương làm sao? Cô
xót xa khi thấy con khóc, con buồn….”
A. Tính nhận thức B. Tính chân thực C. Tính ổn định D. Tính xã hội
Câu 66. Biểu hiện của mức độ tình cảm nào thể hiện qua tình huống sau:” Đã bao đêm rồi Lan ngồi
tâm sự trước bức hình của anh cho khuây nỗi khổ, kể từ khi Tuấn- chồng chị lên đường vào Nam
chiến đấu”
a. Tâm trạng
b. Xúc động
c. Say mê
d. Tình cảm
Câu 67. “Nắng mưa thì giếng năng đầy/ anh năng đi lại mẹ thầy năng thương” biểu hiện của quy
luật nào của tình cảm?
a. Quy luật thích ứng
b. Quy luật lây lan
c. Quy luật di chuyên
d. Quy luật hình thành tình cảm
Câu 68. Đặc điểm đặc trưng nào của tình cảm thể hiện qua đoạn văn sau?
“Mai gặp Tuấn, người mà Mai yêu hết lòng, Tuấn đã bỏ rơi Mai, gặp lại Tuấn Mai vui vẻ nói
chuyện khiến Tuấn vô cùng bất ngờ. Tất cả mọi người đều nghĩ: Hình như Mai đang có một cuộc
sống vui vẻ và đã quên được Tuấn. Nhưng Mai còn đau khổ hay không chính Mai là người hiểu rõ
mình nhất”.
a. Tính nhận thức
b. Tính xã hội
c. Tính đối cực
d. Tính chân thực
Câu 69. Đặc điểm đặc trưng nào của tình cảm thể hiện qua đoạn văn sau?
“ Tôi không biết – một thiếu nữ viết- tôi yêu anh hay tôi căm giận anh. Có lẽ những tình cảm đó
trong tôi được hòa trộn một cách lạ thường. Tôi tự đặt câu hỏi, tại sao tôi lại yêu anh?
a. Tính nhận thức
b. Tính xã hội
c. Tính đối cực
d. Tính chân thực
Câu 70. Nguyên tắc sống “Mình vì mọi người/ mọi người vì mình” là biểu hiện của:
a. Tình cảm trí tuệ
b. Tình cảm thẩm mĩ
c. Tình cảm đạo đức
d. Tình cảm mang tính chất thế giới quan
Câu 71: “Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay/ Qua sông nhớ suối có ngày nhớ đêm”,câu ca dao sau thể hiện
quy luật nào trong đời sống tình cảm dưới đây :
A. Quy luật di chuyển. B. Quy luật pha trộn
C. Quy luật tương phản D. Quy luật lây lan.
Câu 72. Quy luật nào dưới đây có ý nhắc nhở ta phải chú ý kiểm soát tình cảm của mình tránh hiện
tượng: vơ đũa cả nắm, giận cá chém thớt hay tình cảm tràn lan, không biên giới :
A.Quy luật di chuyển B. Quy luật lây lan
C. Quy luật pha trộn D. Quy luật thích ứng

32
Câu 73: Thái độ “Chụp mũ”, “Thành kiến”, “Định kiến” trong khi phê phán, đánh giá người khác
chỉ mới thông qua một số đặc điểm không tốt nào đó – thể hiện Quy luật nào của tình cảm?
A. Quy luật di chuyển. B. Quy luật lây lan.
C. Quy luật tương phản. D. Quy luật pha trộn.
Câu 74. Khi xem 1 bộ phim yêu nhân vật chính diện bao nhiêu thì càng ghét nhân vật phản diện bấy
nhiêu, biểu hiện quy luật nào của tình cảm?
A. Quy luật thích ứng B. Quy luật lây lan.
C. Quy luật tương phản. D. Quy luật pha trộn.
Câu 75. “ giận thì giận mà thương thì thương” biểu hiện quy luật nào của tình cảm?
A. Quy luật thích ứng B. Quy luật lây lan.
C. Quy luật tương phản. D.Quy luật pha trộn.
Câu 76. “Các chiến sĩ cách mạng luôn thể hiện tinh thần yêu tổ quốc, yêu đồng bào, một lòng vì
nhân dân phục vụ...” biểu hiện của loại tình cảm nào?
A. Tình cảm trí tuệ B. Tình cảm thẩm mỹ
C. Tình cảm đạo đức D. Cả A,B,C
Câu 77. Xem một bức tranh thấy được vẽ đẹp của bức tranh, nghe bản nhạc cảm nhận được sự sâu
lắng trong bản nhạc ấy, biểu hiện của loại tình cảm nào?
A. Tình cảm trí tuệ B. Tình cảm thẩm mỹ
C. Tình cảm đạo đức D. Cả A,B,C
Câu 78. Tình cảm có được từ quá trình tổng hợp hóa, động hình hóa, khái quát hóa...là đặc điểm của
quy luật nào?
A. Quy luật thích ứng B. Quy luật lây lan.
C. Quy luật pha trộn D. Quy luật về sự hình thành tình cảm
Câu 79: “Nếu không có xúc cảm của con người thì xưa nay không có và không thể có sự tìm tòi chân
lý”. Nhận định trên của Lê Nin nói đến vai trò của tình cảm đối với:
a.Hoạt động; b.Nhận thức; c.Đời sống; d.Giáo dục.
Câu 80: Hiện tượng tâm lý nào dưới đây chi phối mọi biểu hiện của xu hướng, là mặt cốt lõi của tính
cách, là điều kiện để hình thành năng lực?
a.Xúc cảm; b.Tình cảm; c.Trí nhớ; d.Tư duy.
Câu 81: “Điều trăn trở lớn nhất trong lòng anh Nho Sắc: biết mất nước mà không lo việc cứu nước là
phạm điều bất trung. Nhưng khốn nỗi gia đình của anh qua nặng, mới 37 tuổi mà đã 3 con...” (“Búp
sen xanh” – Sơn Tùng). Đoạn văn trên phản ánh đặc điểm nào dưới đây của tình cảm?
a.Tình cảm âm tính; b.Tình cảm dương tính;
c.Tính tích cực; d.Tính tiêu cực.

BÀI 6: TRẠNG THÁI TÂM LÝ VÀ THUỘC TÍNH TÂM LÝ


A.CHÚ Ý
Câu 1: Khả năng cùng một lúc chú ý đến nhiều đối tượng hay nhiều hoạt động khác nhau một cách
có chủ đích được gọi là:
A.Sự phân phối chú ý B. Sự bền vững của chú ý
C. Sự di chuyển chú ý D.Tính ổn định của chú ý
Câu 2: Khả năng đang tập trung vào đối tượng này lại có thể nhanh chóng tập trung vào đối tượng
khác một cách có chủ định là thuộc tính tâm lý nào của chú ý dưới đây
A.Sự di chuyển chú ý B. Sự bền vững của chú ý
C. Sự phân phối chú ý D.Khối lượng của chú ý
Câu 3: “An mãi mê đọc truyện nên không nghe thấy mọi người đang gọi mình.”.biểu hiện của thuộc
tính chú ý nào?
A.Sức tập trung chú ý
B.Sự phân phối chú ý
C.Độ bền vững của chú ý
D.Sự di chuyển chú ý
Câu 4: Học sinh say sưa nghe giáo viên giảng bài đến mức không ai nhận ra đã gết giờ, biểu hiện
của loại chú ý nào?

33
A. Chú ý không chủ định
B. Chú ý có chủ định
C. Chú ý sau chủ định
D. Cả A,B,C
Câu 5: Đặc điểm chủ yếu để phân biệt chú ý sau chủ định và chú ý có chủ định là
a. Ít căng thẳng nhưng khó duy trì lâu dài
b. Có mục đích, có thể duy trì lâu dài
c. Diễn ra tự nhiên, không chủ định
d. Bắt đầu có mục đích nhưng diễn ra không căng thằng và có hiệu quả cao
Câu 6: Là hiện tượng tâm lý luôn đi kèm với các quá trình tâm lý, có tác dụng hướng các quá
trình này, tập trung vào một đối tượng nhất định nhằm phản ánh đối tượng một cách tốt nhất, biểu
hiện của hiện tượng tâm lý nào?
A. Chú ý B. Cảm giác
C. Tri giác D. Tình cảm
Câu 7: Minh có khả năng vừa vẽ tranh vừa hát mà vẫn nghe và đáp lại những câu pha trò của
bạn..biểu hiện của thuộc tính chú ý nào?
A.Sức tập trung chú ý
B.Sự phân phối chú ý
C.Độ bền vững của chú ý
D.Sự di chuyển chú ý
Câu 8: Vừa học thể dục xong một số học sinh vẫn chưa tập trung vào học toán được, biểu hiện của
thuộc tính chú ý nào?
A.Sức tập trung chú ý
B.Sự phân phối chú ý
C.Độ bền vững của chú ý
D.Sự di chuyển chú ý
Câu 9: Cứ vào phút cuối giờ học, Nhung lại mệt mỏi nhưng vẫn tập trung nghe cô giáo giảng được.
Biểu hiện thuộc tính chú ý nào?
A.Sức tập trung chú ý
B.Sự phân phối chú ý
C.Độ bền vững của chú ý
D.Sự di chuyển chú ý
Câu 10: Đặc điểm nào thuộc về sự phân phối chú ý?
a. Có khả năng di chuyển chú ý từ đối tượng này sang đối tượng khác
b. Cùng một lúc chú ý đầy đủ, rõ ràng đến nhiều đối tượng hoặc nhiều hoạt động
c. Chú ý lâu dài vào đối tượng
d. Chú ý sâu vào một đối tượng để phản ánh tốt hơn đối tượng đó

THUỘC TÍNH TÂM LÝ – NHÂN CÁCH (81)


Câu 1: Nam là người chín chắn, luôn bình tĩnh giải quyết những khó khăn trong cuộc sống và trật
tự, ngăn nắp nhưng lại ít cởi mở với mọi người…biểu hiện cho loại khí chất nào?
A. Hăng hái B. Nóng nảy C. Bình thản D. Ưu tư
Câu 2: Con người nhạy cảm, cảm xúc sâu sắc, nhưng phản ứng thường yếu đuối, biểu hiện của khí
chất nào?
A. Hăng hái B. Nóng nảy C. Bình thản D. Ưu tư
Câu 3: Con người chậm chạp, ôn hòa, ít bộc lộ tâm trạng ra bên ngoài, biểu hiện khí chất nào?
A. Hăng hái B. Nóng nảy C. Bình thản D. Ưu tư
Câu 4: Yếu tố có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự hình thành, phát triển nhân cách, đó là:
A. Giáo dục
B. Hoạt động của cá nhân
C. Tác động của môi trường sống
D. Sự gương mẫu của người lớn
Câu 5: Yếu tố giữ vai trò chủ đạo trong sự hình thành, phát triển nhân cách là:

34
A. Hoạt động cá nhân
B. Giao tiếp cá nhân
C. Giáo dục
D. Môi trường sống
Câu 6: Nhân cách là?
A. Tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội
của con người
B. Một cá nhân có ý thức đang thực hiện một vai trò xã hội nhất định
C. Một con người, với đầy đủ các thuộc tính tâm lí do các mối quan hệ xã hội quy định (gia
đình, họ hàng, làng xóm…)
D. Một con người với những thuộc tính tâm lí tạo nên hoạt động và hành vi có ý nghĩa xã hội
của cá nhân
Câu 7: Con người là?
A. Một thực thể tự nhiên
B. Một thực thể xã hội
C. Vừa là một thực thể tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội
D. “ Một thực thể sinh vật – xã hội và văn hóa”
Câu 8: Cấu trúc của nhân cách bao gồm?
A. Xu hướng và động cơ của nhân cách
B. Tính cách và khí chất
C. Khí chất và năng lực
D. Xu hướng, tình cách, khí chất, năng lực
Câu 9. Khí chất, tính cách, năng lực, tình cảm là những hiện tượng tâm lý nào dưới đây?
A. Thuộc tính tâm lý B. Quá trình tâm lý C. Trạng thái tâm lý D. Cả a,b,c
Câu 10: Những biểu hiện nào dưới đây thuộc về xu hướng:
A. Nhu cầu, hứng thú, lý tưởng, niềm tin, thế giới quan
B. Nhu cầu, thái độ, niềm tin, tình cảm
C. Hứng thú, tình cảm, thế giới quan, niềm tin
D. Nhu cầu, hứng thú, lý tưởng, ước mơ
Câu 11:. Khi cá nhân lựa chọn cho mình lối hoạt động có tích cực hay không, lựa chọn thái độ sống
tích cực hay tiêu cực là do thuộc tính tâm lý nào dưới đây Quy định:
A.Xu hướng B. Tính cách
C. Khí chất D. Năng lực
Câu 12: “Bề ngoài thơn thớt nói cười, mà trong nham hiểm giết người không dao”. Câu trên thể
hiện mối quan hệ nào giữa nội dung và hình thức của tính cách dưới đây:
A.Nội dung xấu - hình thức tốt B.Nội dung tốt - hình thức tốt
C. Nội dung xấu - hình thức xấu D. Nội dung tốt - hình thức có vẻ xấu
Câu 13:. Khẳng định nào dưới đây về tính cách con người là đúng nhất:
A. Tính cách khó hình thành, khi hình thành rồi thì khó thay đổi
B. Tính cách do bẩm sinh, không thể thay đổi
C.Tính cách khó hình thành, khi hình thành rồi thì không thay đổi
D.Tính cách phần lớn là do di truyền, phần còn lại do giáo dục
Câu 14:. “ Một con người hoạt bát, vui vẻ, yêu đời, sống động, ham hiểu biết, cảm xúc không sâu,
dễ hình thành và dễ thay đổi, nhận thức nhanh nhưng cũng hay quên, tâm hồn hướng ngoại, cởi
mở, dễ thích nghi với môi trường mới. Nhưng thiếu kiên trì, hay bỏ dở, bốc đồng” thuộc loại khí
chất nào dưới đây:
A.Khí chất hăng hái B. Khí chất nóng nảy
C. Khí bình thản D. Khí chất ưu tư
Câu 15:. “ Một con người chậm chạp, điềm tĩnh, chắc chắn, kiên trì, ưa sự ngăn nắp, trật tự, khả
năng kiềm chế tốt, nhận thức chậm nhưng chắc chắn, tình cảm khó hình thành nhưng sâu sắc, ít ưa
cãi cọ và không thích ba hoa, có tính ỳ khi khởi động, khó thích nghi với môi trường mới” thuộc
loại khí chất nào dưới đây:
A. Khí bình thản B. Khí chất hăng hái
C. Khí chất nóng nảy D. Khí chất ưu tư
35
Câu 16:. “ Một conngười hoạt động chậm chạp, chóng mệt mỏi, luôn hoài nghi, lo lắng, thiếu tự
tin, hay u sầu, buồn bã, xúc cảm khó hình thành nhưng rất sâu sắc, có đời sống nội tâm nhưng khó
thích nghi với môi trường mới” thuộc loại khí chất nào dưới đây:
A.Khí chất ưu tư B. Khí chất hăng hái
C. Khí chất nóng nảy D. Khí bình thản
Câu 17:. “Một conngười hành động nhanh, mạnh, hào hứng, nhiệt tình, hay có tính gay gắt, nóng
nảy, mệnh lệnh, quyết đoán, dễ bị kích động, thẳng thắn, chân tình, không úp mở quanh co”thuộc
loại khí chất nào dưới đây:
A. Khí chất nóng nảy B. Khí chất hăng hái
C. Khí bình thản D. Khí chất ưu tư
Câu 18:. Đáp án nào dưới đây đúng nhất khi nói về mức độ của năng lực:
A. Năng lực, tài năng, thiên tài B. Tài năng, thiên tài, thần đồng
C. Tư chất, tài năng, thiên tài D. Tư chất, năng lực, thiên tài
Câu 19:. Đặc điểm nào dưới đây thuộc về khí chất:
A.Khiêm tốn; B. Nóng nẩy. C. Siêng năng. D. Cả A,B,C.
Câu 20:. Đặc điểm nào dưới đây đặc trưng cho khiểu khí chất “Hăng hái”:
A.Tính tích cực cao.
B.Sức làm việc lâu bền.
C. Năng động hoạt bát.
C. Cả A,B,C.
Câu 21:. Những nét tính cách nào dưới đây đặc trưng cho thái độ đối với người khác?
A.Tinh thần trách nhiệm.
B. Lòng vị tha.
C.Tính khiêm tốn.
D. Cả A,B,C.
Câu 22:. Những nét tính cách nào dưới đây thể hiện thái độ đối với bản thân?
A.Tính kín đáo;
B. Lòng trung thực
C.Tính tự trọng.
D. Cả a,b,c
Câu 23: Đặc điểm nào dưới đây đặc trưng cho xu hướng của nhân cách?
A. Cẩn thận; B. Niềm tin; C. Khiêm tốn; D.Tính yêu cầu cao.
Câu 24. Người rất hoạt bát, dễ thính ứng với môi trường mới, vui vẻ, năng động nhưng không sâu sắc là
đặc điểm của thuộc tính tâm lý nào trong nhân cách
A. Khí chất B. Xu hướng
C. Tính cách D. Năng lực
Câu 25. Tuấn được đánh giá là người kiên trì, cẩn thận và ngăn nắp trong công việc nhưng lại tiếp nhận
môi trường mới chậm, biểu hiện của Tuấn thuộc loại khí chất nào?
A. Hăng hái B. Nóng nãy
C. Bình thản D. Năng lực
Câu 26. Kiểu thần kinh mạnh mẽ, cân bằng, linh hoạt là đặc điểm của khí chất nào?
A.Hăng hái B. Nóng nãy
C. Bình thản D. Năng lực
Câu 27. Kiểu thần kinh mạnh mẽ, cân bằng, không linh hoạt là đặc điểm của khí chất nào?
A. Hăng hái B. Nóng nãy
C.Bình thản D. Năng lực
Câu 28. Là thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân, biểu hiện cường độ, tiến độ và nhịp độ của hoạt
động tâm lý, thể hiện sắc thái của hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân là biểu hiện của
A. Khí chất B. Xu hướng
C. Tính cách D. Năng lực
Câu 29. Là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu cuả một hoạt động
nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả tốt là biểu hiện của?
A. Khí chất B. Xu hướng
C. Tính cách D. Năng lực
36
Câu 30. Nhu cầu, hứng thú, lý tưởng, thế giới quan và niềm tin là là biểu hiện của?
A. Khí chất B. Xu hướng
C. Tính cách D. Năng lực
Câu 31: Yếu tố tâm lý nào dưới đây không thuộc về xu hướng?
A. Thế giới quan, lý tưởng. B. Hiểu biết.
C. Hứng thú, niềm tin. D. Nhu cầu.
Câu 32: Biểu hiện “tính toán kỹ lưỡng, không tiêu phí sức lực vô ích, do dự hay bỏ lỡ cơ hội” là đặc
điểm của kiểu khí chất nào?
A. Ưu tư B. Nóng nảy C. Bình thản D. Linh hoạt
Câu 33: “Sống mỗi người một nết/ Chết mỗi người một tật” phù hợp với đặc điểm nào của tính
cách.?
A. Tính linh hoạt B. Tính cá biệt C. Tính điển hình D. Tính ổn định.
Câu 34: Đáp án nào sau đây thể hiện thứ tự tăng dần của các mức độ năng lực
A. Thiên tài – Năng lực – Tài năng. B. Năng lực – Tài năng – Thiên tài.
C. Năng lực – Thiên tài - Tài năng. D. Tài năng - Năng lực - Thiên tài.
Câu 35: Biểu hiện “dễ vui, dễ buồn, dễ xúc động...”, thuộc kiểu khí chất nào dưới đây:
A. Hăng hái B. Đa sầu C. Bình thản. D. Sôi nổi
Câu 36: Xu hướng thuộc hiện tượng tâm lý nào?
A.Thuộc tính tâm lý B. Quá trình tâm lý
C. Trạng thái tâm lý D. Phẩm chất tâm lý
Câu 37: Là người tích cực, sau mê làm việc, nhiệt tình, dám nghỉ, dám làm, ngay thẳng, dũng cảm
nhưng gay gắt, cục cằn…biểu hiện của loại khí chất nào?
B. Hăng hái B. Nóng nảy C. Bình thản D. Ưu tư
Câu 38: Qúa trình hưng phấn và ức chế mạnh như nhau, sự chuyển hóa giữa chúng diễn ra nhanh
chóng, đặc điểm trên biểu hiện cho loại khí chất nào?
C. Hăng hái B. Nóng nảy C. Bình thản D. Ưu tư
Câu 39: Sách đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với Mai. Nhất là sách về các danh
nhân, các nhà bác học, biểu hiện của thuộc tính tâm lý nào?
A. Tính cách B. Lý tưởng C. Năng lực D. Nhu cầu
Câu 40: Là hệ thống quan điểm vè tự nhiên, xã hội và bản thân, xác định phương châm hành động
của con người, là đặc diểm của?
A. Thế giới quan B. Niềm tin C. Nhu cầu D. Hứng thú
Câu 41: Mục tiêu cao đẹp, một hình ảnh mẫu mực, tương đối hoàn chỉnh, có sức lôi cuốn con người
vươn tới là đặc điểm của?
A. Thế giới quan B. Niềm tin C. Nhu cầu D. Hứng thú
Câu 42:Thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống,
vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động là biểu hiện của?
A. Thế giới quan B. Niềm tin C. Nhu cầu D. Hứng thú
Câu 43:Sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thõa mãn để tồn tại và phát triển biểu hiện
của?
A. Thế giới quan B. Niềm tin C. Nhu cầuD. Hứng thú
Câu 44:Con người bồng bột, sôi nỗi, say mê với công việc, tâm trạng thay đổi mạnh mẽ, đột ngột,
biểu hiện khí chất nào?
D. Hăng hái B. Nóng nảy C. Bình thản D. Ưu tư
Câu 45:Con người nhanh nhẹn, hoạt bát trong các công việc và quan hệ, biểu hiện cho khí chất nào?
A. Hăng hái B. Nóng nảy C. Bình thản D. Ưu tư
Câu 46:Một con người hoạt bát, muốn thay đổi các ấn tượng thường xuyên, dễ dàng thích ứng với
những điều kiện thay đổi của cuộc sống, biểu hiện khí chất nào?
B. Hăng hái B. Nóng nảy C. Bình thản D. Ưu tư
Câu 47:: Trong quá trình hình thành và phát triển nhan cách, giáo dục có vai trò:
a.Chủ đạo;b.Quyết định trực tiếp; c.Quan trọng; d.Nhân tố cơ bản
Câu 48:: Tổ hợp các thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu của một hoạt động nhất
định , đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả được gọi là:
a.Xu hướng; b.Tính cách; c.Khí chất; d.Năng lực.
37
Câu 49:: Năng lực và tri thức, kỹ năng, kỹ xảo có mối quan hệ:
a.Thống nhất với nhau;
b.Đồng nhhất với nhau;
c.Có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo về một lĩnh vực nào đó là có năng lực về lĩnh vực đó;
d.Tri thức, kỹ năng, kỹ xảo không có quan hệ gì với nhau.
Câu 50: Con người với các đặc điểm sinh lý, tâm lý và xã hội riêng biệt tồn tại trong một cộng đồng, là
thành viên của xã hội được gọi là:
a.Cá nhân; b.Cá tính; c.Cá thể; d.Nhân cách
Câu 51: Đặc điểm nổi bật của nhu cầu là:
a.Hiểu biết về đối tượng; b.Có tình cảm với đối tượng;
c.Luôn có đối tượng;d.Phụ thuộc vào đặc điểm của đối tượng.
Câu 52: Thành phần tạo nên động cơ của nhân cách là:
a.Xu hướng; b.Khí chất; c.Tính cách; d.Năng lực.
Câu 53: Khi giải bài tập, coa những học sinh sau lần thất bại thứ nhất đã cố gắng giải nó lần thứ 2, thứ
3...Đó là sự biểu hiện của:
a.Xu hướng; b.Khí chất; c.Tính cách; d.Năng lực.
Câu 54: Hãy chỉ ra luận điểm nào dưới đây là đúng đắn hơn cả trong việc cắt nghĩa khái niệm tính cách:
a.Những nét tính cách thể hiện cả thái độ và phương thức hành động bộc lộ hành vi tương ứng;
b. Những nét tính cách thể hiện trong bất kỳ hoàn cảnh và điều kiện nào;
c. Những nét tính cách thể hiện trong những hoàn cảnh điển hình với chúng mà thôi;
d. Những nét tính cách không phải là cái gì khác ngoài thái độ của con người đối với các mặt xác định
của hiện thực.
Câu 55: Những đặc điểm nào dưới đây của hành vi là do kiểu khí chất quy định?
a.Một học sinh cục cằn, hay cáu gắt, thiếu kiên nhẫn;
b.Một học sinh hoạt bát, vui nhộn, hăng hái trong công việc của tập thể.
Cả a;b;đều đúng;
Cả a;b;đều sai.
Câu 56: Tổ hợp các thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu của một hoạt động nhất định ,
đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả được gọi là:
a.Xu hướng; b.Tính cách; c.Khí chất; d.Năng lực.
Câu 57: Khái niệm nhân cách trong tâm lý học đựoc định nghĩa là:
a.Một cá nhân có ý thức, chiếm một vị chí nhất định trong xã hội và thực hiện một vai trò xã hội nhất
định;
b.Là môt con người với tư cách là kẻ mang toàn bộ thuộc tính và phẩm chất tâm lý quy định hình thức
hoạt động và hành vi có ý nghĩa xã hội.
c.Một tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của
con người.
d.Một phạm trù xã hội có bản chất xã hội – lịch sử.
Câu 58: Hãy xác định xem đặc điểm nào dưới đây là đặc trưng cho tính cách?
a.Tốc độ phản ứng vận động cao;
b.Nhịp độ hoạt động nhanh;
c.Khiêm tốn, thật thà, ngay thẳng;
d. Tốc độ hình thành kỹ xảo cao.
Câu 59: Hệ thống những quan điểm tự nhiên, xã hội mà bản thân xác định phương châm hoạt động của
con người được gọi là:
a.Hứng thú; b.Lý tưởng; c.Niềm tin; d.Thế giới quan.
Câu 60. Những đặc điểm nào dưới đây của hành vi là do kiểu khí chất quy định?
A. Một học sinh luôn tỏ thái độ phê phán vói những ai lảng tránh công việc của tập thể;
B. Một học sinh sôi nổi, bồng bột, muốn thay đổi ấn tượng thườngxuyên.
C. Cả a;b;đều đúng;
D. Cả a;b;đều sai.

Câu 61: “Có tài mà không có đức là vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” lời nhận
định trên của Hồ Chủ Tịch phản ánh đặc điểm nào dưới đây của nhân cách?
38
A. Thống nhất với nhau;
B. Đồng nhất với nhau;
C. Có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo về một lĩnh vực nào đó là có năng lực về lĩnh vực đó;
D. Tri thức, kỹ năng, kỹ xảo không có quan hệ gì với nhau.
Câu 62: Luôn sống lạc quan, vui vẻ, cởi mở, thiện chí và dí dỏm nhưng lại dễ hấp tấp, vội vàng, thiếu
kiên nhẫn…biểu hiện cho loại khí chất nào?
B.Hăng hái B. Nóng nảy C. Bình thản D. Ưu tư
Câu 63: Một số bạn trẻ hiện nay thường hay mơ mộng, say mê những hình ảnh không có thật, chìm
đắm trong thế giới nội tâm, không chú tâm học tập, lao động…biểu hiện đặc trưng của khí chất
nào?
C.Hăng hái B. Nóng nảy C. Bình thản D. Ưu tư
Câu 64: Những người có đặc điểm: nhận thức chậm nhưng sâu sắc, suy nghĩ chín chắn, biết nhìn xa
trông rộng, nhạy bén, tinh tế…là biểu hiện của khí chất nào?
D. Hăng hái B. Nóng nảy C. Bình thản D. Ưu tư
Câu 65: Những người thường hay ủy mị, yếu đuối, hay lo lắng, rụt rè, thiếu tự tin, sống khép kín…đặc
điểm nêu trên biểu hiện cho loại khí chất nào?
E.Hăng hái B. Nóng nảy C. Bình thản D. Ưu tư

Câu 66: Qúa trình hưng phấn và ức chế yếu như nhau, đặc điểm trên biểu hiện cho loại khí chất
nào?
A. Hăng hái B. Nóng nảy C. Bình thản D. Ưu tư
Câu 67: Qúa trình hưng phấn và ức chế mạnh như nhau, đặc điểm trên biểu hiện cho loại khí chất
nào?
A. Hăng hái B. Nóng nảy C. Bình thản D. Ưu tư
Câu 68: Các mức độ của năng lực là:
A. Năng lực B. Tài năng C. Thiên tài D. Cả a,b,c
Câu 69: Câu thơ “ hiền dữ phải đâu là tính sẵn/ phần nhiều do giáo dục mà nên” vai trò của yêu tố
nào trong sự hình thành, phát triển nhân cách?
a. Di truyền
b. Môi trường
c. Giáo dục
d. Hoạt động và giao tiếp
Câu 70:. yếu tố giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách
con người là:
a. bẩm sinh di truyền
b. môi trường
c. hoạt động và giao tiếp
d. cả a và b
Câu 71: Nguồn gốc tính tích cực của nhân cách là:
A. Hệ thống các động cơ và thái độ được hình thành trên cơ sở các mối quan hệ xã hội và điều
kiện giáo dục
B. Ý hướng vộ thức có sẵn đối với sự khoái cảm, quyết định mọi hoạt động sáng tạo của con
người
C. Những tác động văn hóa xã hội hình thành ở con người tự phát, giúp con người có khả năng
thích ứng trước những đòi hỏi của cuộc sống xã hội
D. Hoạt động của cá nhân trong điều kiện môi trường thay đổi
Câu 72: Yếu tố nào dưới đây không phải là đặc điểm của nhu cầu
A. Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng
B. Nội dung của nhu cầu do những điều kiện và phương tiện thõa mãn nó quy định
C. Nhu cầu bao giờ cũng gắn liền với sự tồn tại của cơ thể
D. Nhu cầu của con người mang bản chất xã hội
Câu 73: Yếu tố nào dưới đây không thuộc về lí tưởng?
39
A. Một hình ảnh tương đối mẫu mực, có tác dụng hấp dẫn, lôi cuốn con người vươn tới
B. Phản ánh đời sống hiện tại của cá nhân và xã hội
C. Hình ảnh tâm lí vừa có tính hiện thực vừa có tính lãng mạn
D. Có chức năng xác định mục tiêu, chiều hướng và động lực phát triển của nhân cách
Câu 74: Khi đọc bất cứ cuốn sách nào Mai đều ghi chép rất cẩn thận và đưa vào trong các hồ sơ
theo cách phân loại riêng của mình, biểu hiện của thuộc tính tâm lý nào?
A. Tính cách B. Lý tưởng C. Năng lực D. Nhu cầu
Câu 75: Nhiều tấm gương lao động say mê, quên mình của các nhà bác học đã cuốn hút, hấp dẫn
Hằng. Em thầm mong ước trở thành người như họ, biểu hiện của thuộc tình tâm lý nào?
A. Tính cách B. Lý tưởng C. Năng lực D. Nhu cầu
Câu 76: Mai rất hãnh diện về Nam- người luôn vui vẻ, hoạt bắt, năng nổ, tích cực hoạt động công
tác xã hội và luôn là tâm điểm của sự chú ý bằng sự sáng tạo của mình, Nam là người thuộc khí chất
nào?
A. Hăng hái B. Nóng nảy C. Bình thản D. Ưu tư
Câu 77: Luận điểm nào dưới đây không phản ánh đúng vai trì chủ đạo của giáo dục đối với sự hình
thành và phát triển của nhân cách?
A. giáo dục quyết định chiều hướng, con đường hình thành và phát triển nhân cách
B. Thông qua giáo dục, thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau các kinh nghiệm xã hội mà các
thế hệ trước đã tích lũy được
C. Giáo dục vạch ra phương hướng và con đường cho sự phát triển nhân cách
D. Giáo dục có thể phát huy tối đa các tiềm năng của cá nhân và các yếu tố khách quan trong
quá trình hình thành và phát triển nhân cách
Câu 78: Trong những đặc điểm sau đây của nhân cách, đặc điểm nào thể hiện thuộc tính của khí
chất?
A. Hồng là cô gái yêu đời, sôi nỗi, tốt bụng nhưng rất dễ quên lời hứa với người khác
B. Mai hứng thú với nhiều thứ nhưng hứng thú của Mai thường không ổn định, chóng nguội đi
C. Mơ ước của Lan sẽ trở thành cô giáo, nên mê rất chịu khó sưu tầm những câu chuyện về
nghề giáo
D. Nam hoạt động tích cực trong tập thể, nhất là những hoạt động công ích
Câu 79: Sự sai lệch hành vi trong sự phát triển nhân cách là do:
A. Cá nhân nhận thức sai hoặc không đầy đủ, hoặc do sự biến dạng của các chuẩn mực xã hội
B. Quan điểm riêng của cá nhân khác với chuẩn mực chung
C. Cá nhân cố tình vi phạm các chuẩn mực
D. Cả a,b,c
Câu 80: Tác động của tập thể đến nhân cách thông qua:
A. Hoạt động cùng nhau
B. Dư luận tập thể
C. Truyền thông tập thể và bầu không khí tập thể
D. Cả a,b,c
Câu 81: Tính cách là:
A. Sự phản ánh các quan hệ xã hội, mang tính độc đáo cá biệt của cá nhân
B. Một thuộc tính tâm lý phức hợp là hệ thống thái độ của cá nhân đối với hiện thực, biểu hiện
ở hành vi, cử chỉ và cách nói năng tương ứng
C. Một thuộc tính tâm lý mang tính ổn định và bền vững, tính thống nhất
D. Một thuộc tính tâm lý mang tính độc đáo, riêng biệt, điển hình của mỗi cá nhân
Câu 82: Những đặc điểm cơ bản của nhân cách là?
A. Tính thống nhất và tính ổn định của nhân cách
B. Tính ổn định của nhân cách
C. Tính tích cực và tính giao tiếp của nhân cách
D. Cả a,b,c
Câu 83: Hiện tượng tâm lý nào dưới đây là biểu hiện tập trung nhất của xu hướng nhân cách?
a.Nhu cầu; b.Hứng thú; c.Lý tưởng; d.Niềm tin.
Câu 84: Hãy xác định xem tính cách của con người được thể hiện trong trường hợp nào dưới đây?
a.Một người hay nổi nóng khi bị người khác phê bình;
40
b.Một người luôn sôi nổi, nhiệt tình trong công việc;
c.Một học sinh say mê lắp ráp đài bán dẫn, dành mọi thời gian rảnh rỗi cho công việc;
d.Một học sinh chỉ nghe giảng chăm chú khi giáo viên thông báo một điều gì lý thú.
Câu 85:: Cách dạy học nào dưới đây có tác dụng đối với sự phát triển năng lực tư duy ở học sinh?
a.Giáo viên đọc bài khóa hai lần, sau đó yêu cầu học sinh viết lại nội dung theo năng lực của mình;
b. Hình dung hệ động thực vật của các vùng khác nhau trên quả địa cầu;
c.Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau của khí hậu châu Âu và châu Á ở cùng những độ cao như nhau;
d.Căn cứ vào sự mô tả mà hình dung ra bức tranh của thiên nhiên.

41

You might also like