You are on page 1of 11

I.

HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM


1. PHẦN ĐỌC HIỂU

CÂU HỎI NỘI DUNG ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG ĐỊNH HƯỚNG TRẢ LỜI
CÂU HỎI
1 - Xác đinh phương thức biểu đạt
(0,5 điểm) của văn bản hay đoạn trích.
- Xác định thể loại, thể thơ…
2 - Xác định và nêu nội dung cơ bản - Nêu nội dung bao gồm nghĩ đen (nghĩa trực
(0,5 điểm) của văn bản, đoạn trích, hay phần tiếp từ ngữ liệu) và cả thống điệp gửi gắm qua
trích nhỏ lấy ra từ ngữ liệu. nội dung cụ thể.
- Giải thích và nêu ý hiểu một số từ
ngữ hay thông tin đặc biệt, quan
trọng có trong đoạn trích.
3 - Xác định và nêu tác dụng của một- Xác định rõ biện pháp và từ ngữ có chứa biện
(1,0 điểm) biện pháp nghệ thuật tu từ trong pháp tu từ đã xác định.
ngữ liệu hay một câu trích cụ thể.- Nêu tác dụng:
+ Tác dụng về nội dung: nhấn mạnh, làm nổi
bật nội dung gì?
+ Tác dụng về biểu hiện thái độ: nổi bật thái
độ của người viết với vẫn đề hay đối tượng
được nhắc đến trong nội dung.
+ Tác dụng về diễn đạt lời văn, lời thơ, lời
hát…
4 - Nêu thông điệp ý nghĩa từ ngữ - Nêu rõ thông điệp mình đón nhận từ ngữ liệu
(1,0 điểm) liệu. đề bài đã cho.
- Giải thích lí do lựa chọn thông - Lý giải lựa chọn:
điệp đó + Giải thích thông điệp đó.
+ Vì sao em lựa chọn thông điệp (qua ý nghĩa
với bản thân, với xã hội…)

2. PHẦN VIẾT ĐOẠN NGHỊ LUẬN


2.2. Nội dung Đoạn văn nghị luận sử dung các thao tác nghị luận như giải thích (là gì), chứng minh, phân tích,
tổng hợp.
- Các bước gợi ý.

BƯỚC NỘI DUNG


1 Đặt vấn đề: Đoạn trích/ văn bản...[nêu tên văn bản và tên tác giả] đã cho chúng ta một bài
học sâu sắc về [nêu vấn đề]
2 Giải thích khái niệm: ... là một tình cảm cao đẹp, cần có trong mỗi người...[nêu định nghĩa A
là B]
3 Trình bày lý do, vì sao cần thiết, nêu biểu hiện, nêu ý nghĩa, chứng minh gắn gọn về những
tình cảm cao đẹp đó.
4 Phản đề: Nêu những biểu hiện trái ngược với vấn đề để nhắc nhở phê bình – Trong thực tế
đời sống, bên cạnh những biểu hiện đúng đắn... vẫn còn không ít những hành vi đi ngược lại
đạo lý...

1
5 Giải pháp – phương hướng giải quyết vấn đề: Chúng ta cần có những hành động phù hợp
như....
- Làm những hành động đúng là gì
- Làm gì trước những hành động sai trái.
6 Liên hệ bản thân: Mỗi học sinh chúng ta cần rèn luyện đạo đức, không ngừng hoàn thiện bản
thân từ những việc làm nhỏ nhất...
ĐỀ1
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên


Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi

Và chúng tôi một thứ quả trên đời


Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái
Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.
(Mẹ và Quả - Nguyễn Khoa Điềm, Thơ Việt Nam 1945 – 1985, NXB Văn học, Hà Nội, 1985)
Câu 1. ( 0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên, cho biết thể thơ?
Câu 2. ( 0,5 diểm) Nêu nội dung đoạn thơ đã cho?
Câu 3. (1,0 điểm) Chỉ rõ và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau:
Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.
Câu 4. (1,0 điểm) Từ đoạn trích đã cho, em đón nhận thông điệp sâu sắc là gì? Hãy lý giải vì sao em lựa chọn
thông điệp ấy.
Câu 5. (2,0 điểm) Qua đoạn thơ trên, viết một đoạn văn theo kiểu diễn dịch (khoảng 200 chữ - 2/3 trang giấy thi)
trình bày suy nghĩ của em về tình mẫu tử.
ĐỀ 2 Mẹ ta không có yếm đào
nón mê thay nón quai thao đội đầu
rối ren tay bí tay bầu
váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa

Cái cò... sung chát đào chua...


câu ca mẹ hát gió đưa về trời
ta đi trọn kiếp con người
cũng không đi hết mấy lời mẹ ru

Bao giờ cho tới mùa thu


trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
2
bao giờ cho tới tháng năm
mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao
(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Nguyễn Duy)
Câu 1. ( 0,5 điểm) Hãy cho biết phương thức biểu đạt của đoạn trích đã cho?
Câu 2. ( 0,5 diểm) Nêu nội dung đoạn thơ trên?
Câu 3. (1,0 điểm) Chỉ rõ và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau:
ta đi trọn kiếp con người
cũng không đi hết mấy lời mẹ ru
Câu 4. (1,0 điểm) Từ đoạn trích đã cho, em đón nhận thông điệp sâu sắc là gì? Hãy lý giải vì sao em lựa chọn
thông điệp ấy.
Câu 5. (2,0 điểm) Qua đoạn thơ trên, viết một đoạn văn theo kiểu diễn dịch (khoảng 200 chữ - 2/3 trang giấy
thi) trình bày suy nghĩ của em về tình cảm gia đình.
Đ Ề 3Mẹ là cơn gió mùa thu
Cho con mát mẻ lời ru năm nào
Mẹ là đêm sáng trăng sao
Soi đường chỉ lối con vào bến mơ
Mẹ luôn mong mỏi đợi chờ
Cho con thành tựu được nhờ tấm thân
Mẹ thường âu yếm ân cần
Bảo ban chỉ dạy những lần con sai
Mẹ là tia nắng ban mai
Sưởi con ấm lại đêm dài giá băng
Lòng con vui sướng nào bằng
Mẹ luôn bênh cạnh ...nhọc nhằn trôi đi
Mẹ ơi con chẳng ước gì
Chỉ mong có Mẹ chuyê ̣n gì cũng qua…
(Lăng Kim Thăng, Mẹ là tất cả - Quehuong.ogr)
Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2. (0,5 điểm) Em hiểu như thế nào về nội dung của câu thơ:
Mẹ ơi con chẳng ước gì
Chỉ mong có Mẹ chuyê ̣n gì cũng qua…
Câu 3. (1,0 điểm) Nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong những câu thơ sau:
Mẹ là cơn gió mùa thu
Cho con mát mẻ lời ru năm nào
Mẹ là đêm sáng trăng sao
Soi đường chỉ lối con vào bến mơ
Câu 4. (1,0 điểm) Qua đoạn trích trên, em đón nhận thông điệp sâu sắc nhất là gì. Vì sao?
Câu 5. (2,0 điểm) Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về tình mẫu tử.
Đ Ề 4 (Kính tặng thầy Lê Thường)
Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghiêng mặt sông xa
Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa
3
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời...

Đêm nay thầy ở đâu rồi


Nhớ thầy, em lại lặng ngồi em nghe...
(Nghe thầy đọc thơ, Trần Đăng Khoa – 1967)
Câu 1. (0,5 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính?
Câu 2. (0,5 điểm) Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của 2 dòng thơ đầu:
Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà
Câu 3. (1 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:
Mái chèo nghiêng mặt sông xa
Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa
Câu 4. (1 điểm) Thông điệp mà em tâm đắc nhất qua bài thơ trên là gì? Nêu lí do em chọn thông điệp đó?
Câu 5. (2 điểm) Từ bài thơ phần đọc hiểu, hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về
truyền thống tôn sư trọng đạo.
ĐỀ 5 Tết năm kia bố mẹ già tất bật nhặt lá mai, trang hoàng nhà đón chờ con cháu.
Chợt xe bưu phẩm dừng trước cửa, người ta ôm vào đủ loại quà kèm bưu thiếp ghi: “Bố mẹ ăn tết vui vẻ,
sang năm chúng con sẽ về”.
Tết năm sau lại hăm hở dọn nhà. Lại xe đỗ cửa. Lại quà ngổn ngang. Và lời chúc quen thuộc.
Tết năm này con cháu về, thấy nhà mình thiếu tết. Cây mai nguyên lá. Mái nhà xanh rêu. Quà năm cũ
còn nguyên, vương bụi.
Thế mà bố mẹ rưng rưng nói: “Năm nay có tết rồi!”.
(Trần Hoàng Trúc – Tết, nguồn https://tuoitre.vn).
Câu 1. (0,5 điểm) Cho biết phương thức biểu đạt của văn bản trên.
Câu 2. (0,5 điểm) Nêu ý hiểu của em về câu: “Năm nay có tết rồi!”.
Câu 3. (1,0 điểm) Xác định và nêu tác dụng một biện pháp tu từ có trong những câu văn sau: Tết năm sau lại
hăm hở dọn nhà. Lại xe đỗ cửa. Lại quà ngổn ngang. Và lời chúc quen thuộc.
Câu 4. (1,0 điểm) Thông điệp sâu sắc nhất em đón nhận qua văn bản và hãy cho biết vì sao em lại lựa chọn
thông điệp ấy.
Câu 5. (2,0 điểm) Từ văn bản đã cho, em có suy nghĩ gì về ý nghĩa của gia đình đối với mỗi người.
ĐỀ 6 Nhà thơ Đặng Hiển có một bài thơ viết về mẹ trong tình huống đặc biệt - mẹ vắng nhà ngày bão:
Mấy ngày mẹ về quê Nhưng chị vẫn hái lá
Là mấy ngày bão nổi Cho thỏ mẹ, thỏ con
Con đường mẹ đi về Em thì chăm đàn ngan
Cơn mưa dài chặn lối. Sớm lại chiều no bữa
Bố đội nón đi chợ
Hai chiếc giường ướt một Mua cá về nấu chua....
Ba bố con nằm chung
Vẫn thấy trống phía trong Thế rồi cơn bão qua
4
Nằm ấm mà thao thức. Bầu trời xanh trở lại
Mẹ về như nắng mới
Nghĩ giờ này ở quê Sáng ấm cả gian nhà.
Mẹ cũng không ngủ được
Thương bố con vụng về
Củi mùn thì lại ướt.
(Đặng Hiển, Mẹ vắng nhà ngày bão)
Câu 1. (0,5 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính của bài thơ đã cho?
Câu 2. (0,5 điểm) Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của những câu thơ sau:
Nhưng chị vẫn hái lá
Cho thỏ mẹ, thỏ con
Em thì chăm đàn ngan
Sớm lại chiều no bữa
Bố đội nón đi chợ
Mua cá về nấu chua....
Câu 3. (1 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:
Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà.
Câu 4. (1 điểm) Thông điệp mà em tâm đắc nhất qua bài thơ trên là gì? Nêu lí do em chọn thông điệp đó?
Câu 5. (2 điểm) Từ bài thơ phần đọc hiểu, hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về
tình cảm gia đình.
ĐỀ 7Giữa dòng đời xô bồ, ngày ngày đối mặt với những khó khăn và toan tính, người ta nhắc nhiều đến
sự cho đi luôn kèm nhận quyền lợi nào đó. Dường như nhiều người đã cho là sự hiển nhiên, rằng không ai cho
không ai cái gì mà không tính đến vụ lợi. Có lẽ bởi vậy mà khi cặp đôi học trò Minh Hiếu - Tất Minh (trường
THPT Triệu Sơn 5, tỉnh Thanh Hóa) suốt 10 năm liền cõng nhau đến trường bất kể nắng mưa, bất kể giông bão,
người ta bỗng thấy sao mà kỳ diệu quá.
Thương cậu bạn Tất Minh bị khuyết tật bẩm sinh từ lúc mới chào đời với hai chân bị liệt, một tay bên
phải không thể cử động, nam sinh cùng xóm Minh Hiếu đã ngày ngày tình nguyện cõng bạn đến trường từ năm
lớp 2. Hai cậu học trò cứ dần gắn bó một cách nhẹ nhàng như thế, dần trở thành điều quen thuộc như hơi thở.
Để rồi sau 12 năm, công đèn sách không phụ hai cậu học trò khi cả Minh và Hiếu đều đạt trên 28 điểm, không
môn nào dưới 9 trong kỳ thi tốt nghiệp vừa qua.
...
Thời gian tới khi biết điểm, dù phải xa nhau hay vẫn bên cạnh cõng nhau đến trường thì tình bạn ở cả
hai vẫn sẽ mãi vẹn nguyên như thế. Bởi như lời khẳng định chắc nịch của cả hai: "Vạn sự đều có khởi đầu và kết
thúc, chỉ có tình bạn là bên nhau mãi mãi".

(Theo Báo điện tử Kênh 14, ngày 07/9/2020)


Câu 1. (0,5 điểm) Hãy xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. 
Câu 2. (0,5 điểm) Vì sao có thể nói hành trình của Minh Hiếu (nhân vật nhắc tới trong đoạn trích) là hành trình
kì diệu? 
Câu 3. (1,0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu văn sau: Hai cậu học trò cứ
dần gắn bó một cách nhẹ nhàng như thế, dần trở thành điều quen thuộc như hơi thở.
Câu 4. (0,5 điểm) Nêu thái độ của tác giả và bài học của em sau khi đọc đoạn trích trên. 
Câu 6. (2,0 điểm) Từ tinh thần đoạn trích đã cho, em hãy viết đoạn văn tổng-phân-hợp (khoảng 200 chữ) nêu suy
nghĩ của em về tình bạn. 
ĐỀ 8

5
Lặng rồi cả tiếng con ve,
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.
Nhà em vẫn tiếng ạ ời,
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.
Lời ru có gió mùa thu,
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.
Những ngôi sao thức ngoài kia,
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn,
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
(Trần Quốc Minh, Mẹ, 1972)

Câu 1. (0,5 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính và thể thơ của bài thơ đã cho?
Câu 2. (0,5 điểm) Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của những câu thơ sau:
Lặng rồi cả tiếng con ve,
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.
Nhà em vẫn tiếng ạ ời,
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.
Câu 3. (1 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:
Đêm nay con ngủ giấc tròn,
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
Câu 4. (1 điểm) Thông điệp mà em tâm đắc nhất qua bài thơ trên là gì? Nêu lí do em chọn thông điệp đó?
Câu 5. (2 điểm) Từ bài thơ phần đọc hiểu, hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về
tình cảm gia đình.
ĐỀ 9Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn

Bom Mỹ dội, nhà bà tôi bay mất


đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền
thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết
bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn

Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại


dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi
khi tôi biết thương bà thì đã muộn
bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!
(Nguyễn Duy, Đò Lèn, 1982, Trích từ tập Ánh trăng)
Câu 1. (0,5 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính và thể thơ của bài thơ đã cho?
Câu 2. (0,5 điểm) Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của những câu thơ sau:
Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại
dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi
khi tôi biết thương bà thì đã muộn
6
bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!
Câu 3. (1 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:
Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn
Câu 4. (1 điểm) Thông điệp mà em tâm đắc nhất qua bài thơ trên là gì? Nêu lí do em chọn thông điệp đó?
Câu 5. (2 điểm) Từ bài thơ phần đọc hiểu, hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về
tình cảm gia đình.
ĐỀ 10 Con sẽ như giọt nắng
trước hiên bà mùa đông.
Giọt nắng tìm kim
giọt nắng quét nhà
giọt nắng sún răng lò cò quanh cửa
giọt nắng ỷ eo theo bà đi chợ
lễ mễ khiêng cả chiếc bánh đa tròn.

Dù con sinh bà đã không còn nữa
nhưng bà yêu con từ xửa từ xưa
bà gửi cho con hoa trái mùa thu
đàn ong tháng 3
ông trăng tháng 6
bà gửi cho con
mẹ
và câu hát..
mai con lớn rồi vẫn đủ yêu thương.
10.12.2001 (Tuyết Nga, Nói với con về bà ngoại)
Câu 1. (0,5 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính và thể thơ của bài thơ đã cho?
Câu 2. (0,5 điểm) Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của những câu thơ sau:
Dù con sinh bà đã không còn nữa
nhưng bà yêu con từ xửa từ xưa
bà gửi cho con hoa trái mùa thu
đàn ong tháng 3
ông trăng tháng 6
bà gửi cho con
mẹ
và câu hát..
mai con lớn rồi vẫn đủ yêu thương.
Câu 3. (1 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:
Con sẽ như giọt nắng
trước hiên bà mùa đông
Câu 4. (1 điểm) Thông điệp mà em tâm đắc nhất qua bài thơ trên là gì? Nêu lí do em chọn thông điệp đó?
Câu 5. (2 điểm) Từ bài thơ phần đọc hiểu, hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về
tình cảm gia đình.

7
ĐỀ 11Mỗi nghề có một lời ru
Dở hay thầy cũng chọn ru khúc này
Lời ru của gió màu mây
Con sông của mẹ đường cày của cha

Bắt đầu cái tuổi lên ba


Thầy ru điệp khúc quê nhà cho em
Yêu rồi cũng nhớ yêu thêm
Tình yêu chẳng có bậc thềm cuối đâu!

Từ trong vòm mát ngôi trường


Xin lời ru được dẫn đường em đi
(Con đường thầy ngỡ đôi khi
Tuổi thơ lăn một vòng bi tới rồi!)

Hẳn là thầy cũng già thôi


Hóa thân vào mỗi cuộc đời các em
Thì dù phấn trắng bảng đen
Hành trang ấy đủ thầy đem theo mình

(Đoàn Vị Thượng, Lời ru của thầy)

Câu 1. (0,5 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính và thể thơ của bài thơ đã cho?
Câu 2. (0,5 điểm) Hãy cho biết nội dung chính của bài thơ.
Câu 3. (1 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:
Hẳn là thầy cũng già thôi
Hóa thân vào mỗi cuộc đời các em
Câu 4. (1 điểm) Thông điệp mà em tâm đắc nhất qua bài thơ trên là gì? Nêu lí do em chọn thông điệp đó?
Câu 5. (2 điểm) Từ bài thơ phần đọc hiểu, hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về
tình thầy trò.
ĐỀ 12Mẹ tôi bảo:
“Con sống không nhất thiết phải làm vừa lòng tất cả bạn bè, và chắc chắn tất cả bạn bè không bao giờ
hài lòng hết về con, dù con có làm gì đi nữa. Nhưng con cũng đừng sống để bạn bè phải chọn cách xa lánh con,
bởi vì:
Bố mẹ vì tình thương dành cho con có thể đối xử thiên vị với con. Nhưng bạn bè mới là người dạy cho
con trưởng thành.
Bố mẹ là mái nhà của con, là nơi bình yên của con nhưng khi con ra ngoài, con không thể nào đơn độc
được, con là gì cũng phải cần có bạn bè.
Gia đình là tài sản sẵn có của con, con sinh ra đã có một gia đình, nhưng bạn bè là “tài sản” phải do
chính hai bàn tay con tạo dựng nên. Nếu con không tạo dựng được những “tài sản” mang tên bạn bè thì con
chính là người thất bại!
Và nếu suốt cả đời con không thể có bạn tốt, thì điều đó không phải là lỗi của bạn mà là lỗi của chính
con”.
(Mèo xù, Bơ đi mà sống, NXB Văn học 2029)

8
Câu 1. (0,5 điểm) Cho biết phương thức biểu đạt của đoạn trích trên.
Câu 2. (0,5 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn trích đã cho.
Câu 3. (1,0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của một phép tu từ sử dụng trong đoạn trích: Gia đình là tài sản
sẵn có của con, con sinh ra đã có một gia đình, nhưng bạn bè là “tài sản” phải do chính hai bàn tay con tạo
dựng nên. Nếu con không tạo dựng được những “tài sản” mang tên bạn bè thì con chính là người thất bại!
Câu 4. (1,0 điểm) Thông điệp sâu sắc nhất em đón nhận qua đoạn trích và hãy cho biết vì sao em lại lựa chọn
thông điệp ấy.
Câu 5. (2,0 điểm) Từ bài thơ phần đọc hiểu, hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về
ý nghĩa của tình bạn.
ĐỀ 13
Cho con gánh mẹ một lần, Mẹ ơi sóng biển dạt dào,
Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con. Con sao gánh hết công lao một đời.
Cho con gánh mẹ đầu non, Bông hồng cài áo đúng nơi,
Cả lòng mẹ đã gánh con biển trời… Đâu bằng bông hiếu giữa trời bao la.

Ngày xưa mẹ gánh à ơi! Cho con gánh lại mẹ già,


Con xin gánh lại những lời mẹ ru. Để sau người gánh chính là con con.
Đường đời sương gió mịt mù, (Trương Minh Nhật, Gánh mẹ)
Vì con hạnh phúc chẳng từ gian nan…

Câu 1. (0,5 điểm) Cho biết phương thức biểu đạt và thể thơ của đoạn trích thơ đã cho.
Câu 2. (0,5 điểm) Nội dung chính của hai câu thơ sau là gì?
Cho con gánh lại mẹ già,
Để sau người gánh chính là con con.
Câu 3. (1,0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của phép tu từ sử dụng trong câu thơ sau:
Mẹ ơi sóng biển dạt dào,
Con sao gánh hết công lao một đời.
Câu 4. (1,0 điểm) Thái độ tác giả thể hiện qua đoạn trích là gì? Bài học nhận thức và hành động em rút ra.
Câu 5. (2,0 điểm) Từ tinh thần đoạn trích đã cho, em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của
mình về lòng hiếu thảo.
ĐỀ 14
(1) Con bị thương, nằm lại một mùa mưa (3) Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đào
Nhớ dáng mẹ ân cần mà lặng lẽ Con nhạt miệng, có canh tôm nấu khế
Nhà yên ắng, tiếng chân đi rất nhẹ, Khoai nướng, ngô bung, ngọt lòng đến thế
Gió từng hồi trên mái lá ùa qua. Mỗi ban mai toả khói ấm trong nhà.

(2) Nhớ vườn cây che bóng kín sau nhà (4) Ba con đầu đi chiến đấu nơi xa
Trái chín rụng suốt mùa thu lộp độp Tình máu mủ mẹ dồn con hết cả,
Những dãy bưởi sai, những hàng khế ngọt, Con nói mớ những núi rừng xa lạ
Nhãn đầu mùa, chim đến bói lao xao… Tỉnh ra rồi, có mẹ, hoá thành quê!

9
(Bằng Việt, Mẹ)
Câu 1. ( 0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên, cho biết thể thơ?
Câu 2. ( 0,5 diểm) Nêu nội dung khổ thơ thứ nhất trong đoạn thơ đã cho?
Câu 3. (1,0 điểm) Chỉ rõ và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau:
Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đào
Con nhạt miệng, có canh tôm nấu khế
Câu 4. (1,0 điểm) Một bài học em rút ra cho bản thân là gì? Hãy lý giải lựa chọn của em.
Câu 5. (2,0 điểm) Qua đoạn thơ trên, viết một đoạn văn theo kiểu diễn dịch (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ
của em về tình mẫu tử.
ĐỀ 15 BỨC TRANH TUYỆT VỜI
Một họa sĩ suốt đời mơ ước vẽ một bức tranh đẹp nhất trần gian. Ông đến hỏi vị giáo sĩ để biết được điều
gì đẹp nhất. Vị giao sĩ trả lời: “Tôi nghĩ điều đẹp nhất trần gian là niềm tin vì niềm tin nâng cao giá trị con
người”.
Họa sĩ cũng đặt câu hỏi tương tự với một cô gái và được trả lời: “Tình yêu là điều đẹp nhất trần gian,
bởi tình yêu làm cho cay đắng trở nên ngọt ngào, mang đến nụ cười cho kẻ khóc than, làm cho điều bé nhỏ trở
nên cao trọng, cuộc sống sẽ nhàm chán biết bao nếu không có tình yêu”.
Cuối cùng họa sĩ gặp người lính mới từ trận mạc trở về. Được hỏi, người lính trả lời : “Hòa bình là thứ đẹp
nhất trần gian, ở đâu có hòa bình nơi đó có cái đẹp”.
Và họa sĩ đã tự hỏi mình : “ Làm sao tôi có thể vẽ được cùng lúc niềm tin, hòa bình và tình yêu ???”
Khi trở về nhà, ông thấy các con ùa ra chào đón mình và người vợ thì tựa cửa chờ chồng, nụ cười lấp
lánh trên môi. Giây phút đó, ông nhận ra niềm tin trong mắt các con, tình yêu trong cái hôn của người vợ. Chính
lúc ấy tâm hồn ông ngập tràn trong thanh thản, hạnh phúc và bình yên. Họa sĩ chợt hiểu thế nào là điều đẹp
nhất trần gian.
Sau khi hoàn thành tác phẩm, ông đặt tên cho nó là “Gia đình”.
(Theo Phép nhiệm màu của đời, NXB Trẻ, TP. Hồ CHí Minh)
Câu 1. ( 0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt.Vì sao người họa sĩ đặt tên cho tác phẩm của mình là “Gia
đình” ?Chỉ rõ và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu sau: Tình yêu là
điều đẹp nhất trần gian, bởi tình yêu làm cho cay đắng trở nên ngọt ngào, mang đến nụ cười cho kẻ khóc than,
làm cho điều bé nhỏ trở nên cao trọng, cuộc sống sẽ nhàm chán biết bao nếu không có tình yêu”.
Câu 4. (1,0 điểm) Một bài học em rút ra cho bản thân là gì? Hãy lý giải lựa chọn của em.
Câu 5. (2,0 điểm) Qua đoạn thơ trên, viết một đoạn văn theo kiểu diễn dịch (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ
của em về tình cảm gia đình.
ĐỀ 16 Gia đình là ngôi thánh đường đầu tiên cho tuổi thơ những điều hay lẽ phải, niềm tin và lý tưởng
sống. Đó là nơi chúng ta tìm về để được an ủi, nâng đỡ. Đó là những món ăn đơn sơ cũng là mĩ vị. Đó là nơi tiền
bạc không quý bằng tình yêu. Đó là nơi ngay cả nước sôi cũng reo lên niềm hạnh phúc.
(Trích Phép màu nhiệm của đời, Cửa sổ tâm hồn - Báo Tuổi trẻ, NXB Trẻ)

10
Câu 1. ( 0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt Nêu nội dung chính của đoạn trích đã cho. Chỉ rõ và phân
tích tác dụng của t biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu sau: Đó là nơi tiền bạc không quý bằng tình
yêu. Một bài học em rút ra cho bản thân là gì? Hãy lý giải lựa chọn của em. tình cảm gia đình.

11

You might also like