You are on page 1of 3

TÌM HIỂU MĨ THUẬT THỜI NGUYỄN

I. Vài nét về bối cảnh lịch sử


Sau khi thống nhất đất nước chấm dứt nội chiến nhà Nguyễn chọn Huế làm kinh đô.
- Nhà Nguyễn đề cao Nho giáo tiến hành cải cách, lập đồn điền.
- Do chính sách “Bế quan, toả cảng” làm kinh tế chậm phát triển và dẫn đến mất nước.
II. Một số thành tựu về mĩ thuật

1. Kiến trúc kinh đô Huế

- Là quần thể kiến trúc gồm Hoàng Thành, cung điện và lăng tẩm với quy mô lớn gắn với tư tưởng
nho giáo.

Hoàng Thành Tử Cấm Thành

- Bao gồm 3 vòng thành (Hoàng Thành, Phòng Thành và Tử Cấm Thành)

- Xây dựng nhiều lăng tẩm trên địa bàn thị xã Hương Thủy như:  Lăng Khải Định, Lăng Thiệu
Trị, Lăng Cơ Thánh,…
Lăng Khải Định Lăng Thiệu Trị Lăng Cơ Thánh

- Coi trọng yếu tố thiên nhiên nên đã tạo ra nét đặc trưng riêng.

- Năm 1993 Cố đô Huế đã được công nhận là di sản văn hoá thế giới.

2. Điêu khắc, đồ họa , hội họa

a. Điêu khắc

- Điêu khắc cung đình mang tính tượng trưng cao và được diễn tả rất kĩ như hình con nghê, tượng
ngựa voi … bằng đá ở các lăng tẩm

Con nghê Tượng ngựa voi Tượng hộ pháp

- Tượng thờ còn nhiều cho đến nay như tượng hộ pháp, kim cương, la hán, thánh mẫu …
Tượng kim cương Tượng la hán Tượng thánh mẫu

b. Đồ họa, hội họa:

- Phát triển mạnh các dòng tranh dân gian như tranh Lành Sình, tranh Kim Hoàng nhằm phản ánh
cuộc sống của người dân.

- Đầu thế kỷ XX ra đời bộ tranh Bách khoa thư văn hoá vật chất của Việt Nam.

Tranh Làng Sình Tranh Kim Hoàng bộ tranh Bách khoa thư

văn hoá vật chất


III. Một vài đặc điểm của mĩ thuật thời Nguyễn

- Kiến trúc hài hòa với thiên nhiên, luôn kết hợp với nghệ thuật trang trí và có kết cấu tổng
thể chặt chẽ.

- Điêu khắc và hội họa phát triển đa dạng, kế thừa truyền thống văn hóa dân tộc bước đầu
tiếp thu nghệ thuật Châu Âu (Pháp)

You might also like