You are on page 1of 19

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ ĐỊA ỐC

THÀNH NHƠN

Dự án: Aqua Phoenix 4-40HA


Hạng mục: Kè bảo vê ̣ bờ khu 4
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI

Chương 2 , CÁC ĐIỀU KIỆN


SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

2.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ PHẠM VI DỰ ÁN

2.1.1 Giới Thiệu Chung về Đồng Nai

Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có diện tích tự nhiên là 5.907,2 km².
Đồng Nai có tọa độ từ 10o30’03B đến 11o34’57’’B và từ 106o45’30Đ đến 107o35’00"Đ, có vị trí địa
lý:
- Phía đông giáp tỉnh Bình Thuận
- Phía tây giáp tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh
- Phía nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng
- Phía Tây Bắc giáp Bình Phước

Tỉnh được xem là một tỉnh cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ - vùng kinh tế phát triển và
năng động nhất cả nước. Đồng thời, Đồng Nai là một trong bốn góc nhọn của Tứ giác phát
triển Thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Bà Rịa – Vũng Tàu - Đồng Nai. Dân cư tập trung
phần lớn ở Tp. Biên Hòa với hơn 1 triệu dân và ở 2 huyện Trảng Bom, Long Thành.
Tỉnh lỵ của Đồng Nai hiện nay là thành phố Biên Hòa, cách Thành phố Hồ Chí Minh 30 km,
cách Hà Nội 1.684 km theo đường Quốc lộ 1A. Đây là thành phố trực thuộc tỉnh có dân số đông
nhất cả nước, với quy mô dân số tương đương với hai thành phố trực thuộc trung ương là Đà
Nẵng và Cần Thơ.

2.1.2 Vị Trí Địa Lý và Phạm Vi Dự Án

Dự án Aqua Phoenix 4-40HA tọa lạc tại phường Tam Phước, thành phố biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Diện tích tự nhiên của dự án là 286ha, được bao bọc bởi đoạn cuối Sông Buông và một phụ lưu của
nó là Sông Giữa; khoảng cách theo dòng chảy giữa hợp lưu Sông Buông – Sông Giữa và sông Đồng
Nai khoảng 1.4km.

Diện tích lưu vực Sông Buông tính đến vị trí dự án là 474km2, đây là diện tích lưu vực sông nội tỉnh
lớn nhất tỉnh Đồng Nai. Thượng lưu Sông Buông tính từ QL51B có tên gọi là sông Lá Buông. Tổng
chiều dài sông đến vị trí công trình là 71km và đến sông Đồng Nai là 78km.

VMEC.0320.PN4.FS-HE-DDC-REP-002 Rev.00 Trang C2-1


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ ĐỊA ỐC
THÀNH NHƠN

Dự án: Aqua Phoenix 4-40HA


Hạng mục: Kè bảo vê ̣ bờ khu 4
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI

Hình 2- 1. Lưu vực Sông Buông và khu vực Dự án Aqua Phoenix 4-40HA

2.2 ĐẶC ĐIỂM VÙNG DỰ ÁN

2.2.1 Điều Kiện Địa Hình, Địa Mạo

2.2.1.1 Các tài liệu

Tài liệu cơ bản sử dụng để đánh giá đặc điểm địa hình địa mạo cho khu vực Đồng Nai, trong đó bao
trùm vùng dự án bao gồm:
(1) Bản đồ không ảnh cấy điểm cao độ tỉ lệ 1/50.000 và 1/25.000 hệ tọa độ VN2000 do Bộ Tài
Nguyên & Môi Trường lập năm 2004.
(2) Bản đồ tỉ lệ 1/5000 do Bộ Tài Nguyên Môi Trường thành lập năm 2004, dùng ảnh chụp hàng
không tháng 1/2003, đo vẽ địa vật từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2003, hệ tọa độ VN 2000 và hệ độ
cao quốc gia Hòn Dấu.
(3) Bản đồ tỉ lệ 1/2000 do Bộ Tài Nguyên Môi Trường thành lập năm 2004, dùng ảnh chụp hàng
không tháng 12/2003, đo vẽ địa vật từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2004, hệ tọa độ VN 2000 và độ cao
quốc gia Hòn Dấu.
(4) Biên hội Bản đồ địa mạo tỉ lệ 1/50.000 do Liên Đoàn Qui Hoạch và Điều Tra Tài Nguyên Nước
Miền Nam lập tháng 9 năm 2010 (LĐQH&ĐT, 2010).
(5) Hồ sơ khảo sát địa hình của Dự án Aqua Phoenix 4-40HA , hệ tọa độ VN2000 và hệ độ cao
quốc gia Hòn Dấu (2008), do Cty CP TVXD Vina Mê Kông lập

2.2.1.2 Đặc điểm địa hình địa mạo khu vực Đồng Nai

Tỉnh Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và trung du với những núi sót rải rác, có xu hướng thấp
dần theo hướng bắc nam, với địa hình tương đối bằng phẳng. Địa hình có thể chia làm các dạng là
địa hình đồng bằng, địa hình trũng trên trầm tích đầm lầy biển, địa đồi lượn sóng, dạng địa hình núi
VMEC.0320.PN4.FS-HE-DDC-REP-002 Rev.00 Trang C2-2
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ ĐỊA ỐC
THÀNH NHƠN

Dự án: Aqua Phoenix 4-40HA


Hạng mục: Kè bảo vê ̣ bờ khu 4
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI

thấp, đất phù sa, đất gley và đất cát có địa hình bằng phẳng, nhiều nơi trũng ngập nước quanh năm.
Đất đen, nâu, xám hầu hết có độ dốc nhỏ hơn 8o, đất đỏ hầu hết nhỏ hơn 15o. Riêng đất tầng mỏng
và đá bọt có độ dốc cao. Tỉnh Đồng Nai có quỹ đất phong phú và phì nhiêu. Có 10 nhóm đất chính,
tuy nhiên theo nguồn gốc và chất lượng đất có thể chia thành 3 nhóm chung gồm: các loại đất hình
thành trên đá bazan, các loại đất hình thành trên phù sa cổ và trên đá phiến sét, các loại đất hình
thành trên phù sa mới. Trong tổng diện tích tự nhiên, diện tích đất nông nghiệp chiếm 49,1%, diện
tích đất lâm nghiệp chiếm 30,4%, diện tích đất chuyên dùng chiếm 13%, diện tích đất khu dân cư
chiếm 2,1%, diện tích đất chưa sử dụng chiếm 5,4%

2.2.2 Đặc Điểm Địa Chất

Đặc điểm địa chất khu vực Đồng Nai được nghiên cứu đánh giá dựa trên các tài liệu cơ bản sau đây:
- Báo cáo tổng kết Dự án triển khai khoa học công nghệ “Biên hội bản đồ địa chất, bản đồ địa chất
thủy văn” do Liên Đoàn Quy Hoạch và Điều Tra Tài Nguyên Nước Miền Nam lập tháng 9 năm
2010, LĐQH&ĐT(2010).
- Hồ sơ khảo sát địa chất của các công trình đã xây dựng khu vực Đồng Nai do VMEC thu thập và
tổng hợp.

2.2.2.1 Đặc điểm cấu trúc địa chất khu vực Dự án

Các đá phân lớp của vỏ trái đất được phân chia và tập hợp từng nhóm lớp thành những phân vị (đơn
vị) địa tầng. Chúng là các dấu ấn phản ánh lịch sử phát triển và đời sống của vỏ trái đất trên những
khu vực nhất định

Hệ tầng sông Lá Buông phân bố hạn chế ở nơi đo vẽ mặt cắt và dưới các lỗ khoan LK622 ở khu vực
Long Thành, LK1-88 ở khu vực Biên Hòa. Thành phần đơn điệu, chủ yếu là bột kết, sét bột kết, đá
phiến sét silic màu tím đỏ, nâu gụ dạng khối, khi bị phong hóa dễ vỡ vụn.

Đá phiến sét silic có cấu tạo phân kiến, kiến trúc sắt bột. Thành phần: sét 48%, silic 40-42%, bột
thạch anh 10-12%. Sét bột kết có cấu tạo phân lớp, kiến trúc sét bột. Khoáng vật sét nhiễm oxyt sắt
68%, silic 20-22%, bột thạch anh 10-12%

 Bột kết cấu tạo khối, kiến trúc bột, thành phần gồm sét hydragilit, hydroxyt sắt, ít bột biến dư.
Trong bột kết ở ngã ba sông Lá Buông có chứa các bào tử phấn
hoa Triletes sp., Polypodiacidites sp., Lygodium sp., Retimomocolpolimites sp., Poceae sp., cho
khoảng tuổi Kreta -Paleogen. Các đá của hệ tầng phủ bất chỉnh hợp trên các đá của hệ tầng
Draylinh, bị phủ bởi trầm tích hệ tầng Bà Miêu hoặc bazan và các trầm tích Đệ tứ. Dày khoảng 100

2.2.2.2 Đặc điểm kiến tạo

Vùng Đồng Nai là một bộ phận của vỏ lục địa tiền Cambri. Trong Paleozoi và Mezoizoi sớm, vùng
cũng chịu tác động của sự sụt lún và hoạt hóa magma kiến tạo. Dấu vết của thời kỳ này là các thành
tạo lục nguyên phun trào axit tuổi Trias giữa hệ tầng Châu Thới.

Trong Jura sớm - giữa, lãnh thổ Đồng Nai là 1 bộ phận của bồn nội lục Đà Lạt bị sụt lún, lắng đọng
các trầm tích lục nguyên ven bờ. Từ giữa Jura, biển nông và khép dần.
Vào Jura muộn - Creta, vùng này cũng như đới Đà Lạt trải qua các pha tạo núi với các hoạt động
xâm nhập - núi lửa rầm rộ loạt kiềm vôi do quá trình chui mảng Thái Bình Dương cổ về phía Tây

VMEC.0320.PN4.FS-HE-DDC-REP-002 Rev.00 Trang C2-3


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ ĐỊA ỐC
THÀNH NHƠN

Dự án: Aqua Phoenix 4-40HA


Hạng mục: Kè bảo vê ̣ bờ khu 4
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI

dưới mảng lục địa châu Á. Trong vùng xuất hiện các đá phun trào hệ tầng Long Bình và các đá xâm
nhập phức hệ Định Quán, phức hệ Đèo Cả, phức hệ Cà Ná.

Trong Paleogen - Miocen, Đồng Nai chịu ảnh hưởng của sự nâng lên khối tảng, nâng vòm. Kèm
theo các quá trình xâm thực bóc mòn hình thành các bề mặt san bằng và địa hình đồi núi.

Trong Pliocen - Đệ Tứ: vùng được nâng hạ phân dị, kèm theo sự hoạt động mạnh mẽ của phun trào
bazan. Khu vực phía Bắc và Đông Bắc, địa hình có xu hướng nâng bóc mòn. Khu vực phía Nam,
Tây Nam, địa hình có xu hướng hạ lún tích tụ và nâng lên tương đối tạo thềm. Phun trào xảy ra
trong nhiều đợt thuộc 3 giai đoạn Pliocen - Đệ tứ, Pleistocen giữa và Pleistocen muộn. Các miệng
núi lửa trẻ xuất hiện dọc theo đứt gãy phương kinh tuyến, á kinh tuyến.

2.2.2.3 Các quá trình địa động lực công trình

Các quá trình địa chất động lực chính có ảnh hưởng đến xây dựng các công trình ở khu vực Đồng
Nai là quá trình xâm thực bờ sông và lún sụt mặt đất.

Quá trình xâm thực bờ

Quá trình xâm thực là một quá trình vận động bình thường của sông rạch mà kết quả đem lại là
những thay đổi hình dạng lòng dẫn trên mặt bằng, trên mặt cắt dọc và trên mặt cắt ngang theo thời
gian. Hậu quả của quá trình xâm thực là gây sạt lở bờ. Trong những năm gần đây, hiện tượng sạt lở
bờ sông, kênh rạch trên địa bàn Đồng Nai ngày càng tăng cả về diện và mức độ nguy hiểm. Các
điểm nóng về vấn đề này thường xảy ra trên sông Đồng Nai, Sông Xoài, sông Thị Vải, sông La Ngà
sông Buông và các kênh rạch lớn đã và đang lan rộng sang các khu vực phát triển cụm dân cư và đô
thị mới của tỉnh.

Trên vùng đồng bằng thấp, sông suối, kênh rạch phát triển với mật độ cao, hoạt động xâm thực
ngang và bồi tụ đáy là chủ đạo. Xâm thực kéo theo sạt lở dọc sông hình thành nên các khúc uốn.
Các khúc uốn có bề rộng từ vài chục mét đến hàng trăm, hàng nghìn mét, lớn nhất là các khúc uốn
dọc theo sông Đồng Nai với hệ số uốn khúc k=1,53,5. Điều đó chứng tỏ sông bị dịch dòng theo
chiều ngang mạnh.

Trong những năm gần đây, tình hình sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ngày càng tăng cả về
diện và mức độ nguy hiểm. Xâm thực bờ sông có thể thấy được qua quan sát sự phát triển, hình
thành các khúc uốn trong nhiều năm. Theo LĐ ĐT&QH (2010), tốc độ xâm thực bờ trung bình
trong khoảng 3000 năm tính từ khi biển rút để tạo nên các trầm tích của hệ tầng.

2.2.2.4 Nền đất yếu và quá trình lún sụt mặt đất

Tỉnh Đồng Nai có khoảng 19% diện tích nằm trên nền đất yếu, phân bố chủ yếu ven các sông như
Đồng Nai, La Ngà, với chiều dày của lớp đất bùn sét yếu phổ biến từ 15 m đến hơn 30 m ( Error:
Reference source not found). Lún sụt mă ̣t đất ở Đồng Nai đang xảy ra ngày càng nghiêm trọng.

i) Lún mặt đất do tải trọng công trình tác dụng trên nền đất yếu

Với quá trình đô thị hóa nhanh chóng của thành phố trong các thập niên vừa qua, nhiều công trình
hạ tầng kỹ thuật đã được xây dựng trên nền đất yếu như đường sá, kho bãi, san lấp mặt bằng các
khu dân cư v.v. Do nền đất yếu ở khu vực Đồng Nai là trầm tích trẻ, có hệ số rỗng lớn và có hệ số
VMEC.0320.PN4.FS-HE-DDC-REP-002 Rev.00 Trang C2-4
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ ĐỊA ỐC
THÀNH NHƠN

Dự án: Aqua Phoenix 4-40HA


Hạng mục: Kè bảo vê ̣ bờ khu 4
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI

thấm nhỏ nên dưới tác dụng của tải trọng tăng thêm, đất nền sẽ bị lún trong thời gian rất lâu sau khi
xây dựng công trình. Lún của nền đất yếu có thể bao gồm cả 3 độ lún là lún tức thời ngay trong quá
trình xây dựng, lún cố kết sơ cấp do ứng suất hữu hiệu trong cốt đất tăng lên, và lún từ biến do biến
dạng mỏi của kết cấu cốt đất.

j) Lún mặt đất do khai thác nước ngầm

Do bơm hút nước ngầm phục vụ cho nhu cầu dân sinh và phát triển kinh tế trong thời gian qua đã
vượt quá trữ lượng khai thác an toàn nên mực nước ngầm trong các tầng chứa nước đang bị suy
giảm nghiêm trọng. Khi mực nước ngầm bị hạ thấp thì ứng suất hữu hiệu tác dụng lên cốt đất tăng
lên tương ứng và dẫn đến lún mặt đất.

2.2.2.5 Đặc điểm cấu trúc địa chất khu vực dự án

Căn cứ vào tài liệu khảo sát địa chất khu vực dự án, kết quả khảo sát hiện trường và thí nghiệm
trong phòng do Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Vi Na Mê Kông thực hiện tháng 06/2020.

Cắt dọc địa chất công trình được thể hiện trong Hình 2-2 ÷ Hình 2-5
Các đă ̣c trưng cơ bản của đất nền dọc tuyến kè khu 4 từ hố khoan HK39 đến hố khoan HK51 và dọc
kênh từ HK77 đến HK79 được tóm tắt như sau:

Lớp 1: Sét độ dẻo cao (CH) và bụi độ dẻo cao (MH), màu xám xanh, trạng thái chảy đến dẻo chảy,
chứa vật chất hữu cơ, đôi chỗ xen kẹp các lớp cát mỏng. Lớp đất này bắt gặp trong hầu hết các hố
khoan. Thí nghiệm cắt cánh thực hiện trong lớp đất cho thấy sức kháng cắt không thoát nước của
đất ở trạng thái nguyên trạng từ 6.18kPa đến 31.93kPa và sức kháng cắt không thoát nước của đất ở
trạng thái đã bị phá hủy dao động từ 2.58kPa đến 18.54kPa. Dựa vào tỷ số sức kháng cắt của đất
nguyên trạng và sức kháng cắt của đất trong điều kiện phá hoại để xác định độ nhạy của đất (ST).
Giá trị ST của đất có trị số 1.21-3.67 và được phân loại là không nhạy đến nhạy vừa. Bề dày lớp từ
3m tới 17m

Lớp 1a: Sét độ dẻo cao (CH) lẫn vật chất hữu cơ, màu xám xanh, trạng thái chảy đến dẻo chảy, đôi
chỗ xen kẹp các lớp cát mỏng. Lớp đất này nằm dưới lớp đất 1 và phân bố tại một số khu. Thí
nghiệm cắt cánh thực hiện trong lớp đất cho thấy sức kháng cắt không thoát nước của đất ở trạng
thái nguyên trạng từ 19.57kPa đến 37.08kPa và sức kháng cắt không thoát nước của đất ở trạng thái
đã bị phá hủy dao động từ 10.30kPa đến 19.06kPa. Dựa vào tỷ số sức kháng cắt của đất nguyên
trạng và sức kháng cắt của đất trong điều kiện phá hoại để xác định độ nhạy của đất (ST). Giá trị ST
của đất có trị số 1.59-2.52 và được phân loại là không nhạy đến nhạy vừa. Bề dày lớp từ 2.2m tới
8.0m.

Lớp 1b: Sét độ dẻo cao (CH), màu xám xanh, trạng thái chảy đến dẻo chảy, chứa vật chất hữu cơ,
xen kẹp các lớp cát mỏng. Lớp đất này nằm dưới lớp đất 1 hoặc lớp đất 1a và bắt gặp trong hầu hết
các hố khoan. Thí nghiệm cắt cánh thực hiện trong lớp đất cho thấy sức kháng cắt không thoát nước
của đất ở trạng thái nguyên trạng từ 12.36kPa đến 38.63kPa và sức kháng cắt không thoát nước của
đất ở trạng thái đã bị phá hủy dao động từ 5.15kPa đến 23.18kPa. Dựa vào tỷ số sức kháng cắt của
đất nguyên trạng và sức kháng cắt của đất trong điều kiện phá hoại để xác định độ nhạy của đất
(ST). Giá trị ST của đất có trị số 1.27-4.00 và được phân loại là không nhạy đến nhạy vừa. Bề dày
lớp từ 2m tới 19.5m.

VMEC.0320.PN4.FS-HE-DDC-REP-002 Rev.00 Trang C2-5


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ ĐỊA ỐC
THÀNH NHƠN

Dự án: Aqua Phoenix 4-40HA


Hạng mục: Kè bảo vê ̣ bờ khu 4
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI

Thấu kính 1: Cát pha bụi (SM), cát pha sét (SC), màu xám đen, xám vàng, trạng thái rời rạc đến
chặt vừa. Thấu kính 1 xuất hiện trong lớp đất 1, 1a, 1b và chỉ phân bố tại một số khu. Giá trị N SPT
dao động trong khoảng 2 – 10 búa.

Lớp 2: Sét độ dẻo cao (CH), sét độ dẻo thấp (CL), sét độ dẻo thấp lẫn cát (CL), màu xám xanh xám
vàng, trạng thái dẻo mềm – dẻo cứng. Hầu hết giá trị NSPT nằm trong khoảng 4 – 15 búa.

Lớp 2a: Sét độ dẻo thấp (CL), sét độ dẻo thấp lẫn cát (CL), sét pha cát, màu xám xanh, nâu vàng,
nâu đỏ, xám xanh, trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng, xen kẹp cát pha sét, cát pha bụi, lẫn sạn
laterit. Hầu hết giá trị NSPT dao động từ 8 đến 20 búa. Bề dày lớp từ 1.8m tới 14.0m.

Thấu kính TK2: Cát pha bụi, pha sét (SC/SM), đôi chỗ có lẫn sỏi sạn, màu xám trắng, nâu vàng,
trạng thái chặt vừa. Hầu hết giá trị NSPT đạt 8 - 18 búa, đôi chỗ lẫn sỏi sạn đạt trên 30 búa. Thấu kính
TK2 có giá trị trung bình độ ẩm tự nhiên 21.8%.

Lớp 3a: Cát pha sét (SC), cát pha bụi (SM), màu xám trắng, xám vàng, trạng thái rất rời rạc tới rời
rạc. Hầu hết giá trị NSPT nằm trong khoảng 2 – 10 búa. Bề dày lớp từ 1.4m tới 9.0m.

Lớp 3b: Cát pha sét lẫn sạn sỏi (SC), màu xám trắng, trạng thái chặt vừa đến chặt. Hầu hết giá trị
NSPT nằm trong khoảng 18 đến 50 búa. Bề dày lớp từ 1.8m tới 3.6m.

Lớp 3: Cát pha sét (SC), cát pha bụi (SM), cát cấp phối tốt lẫn sét, lẫn bụi (SW-SC), màu xám
trắng, xám vàng, trạng thái rời rạc đến chặt vừa. Hầu hết giá trị N SPT nằm trong khoảng 8 – 30 búa.
Bề dày lớp từ 1.3m tới 17.0m.

Thấu kính TK3: Sét độ dẻo thấp (CL), màu xám xanh, nâu vàng, trạng thái dẻo mềm-dẻo cứng.
Giá trị NSPT dao động từ 2 đến 10 búa.

Lớp 4a: Sét độ dẻo thấp lẫn cát (CL), sét pha cát (CL), màu xám xanh, xám đen, trạng thái dẻo
mềm. Giá trị NSPT biến thiên trong khoảng 2 – 13 búa.

Lớp 4: Sét độ dẻo thấp (CL), sét độ dẻo thấp lẫn sạn (CL), màu nâu vàng, nâu đỏ, trạng thái nửa
cứng đến cứng. Hầu hết giá trị NSPT đạt trên 10 búa. Lớp này xuất hiện phổ biến trong khu vực khảo
sát và có bề dày chưa được xác định.

Thấu kính 4: Cát pha sét (SC), màu xám trắng, nâu vàng, trạng thái chặt. Giá trị NSPT đạt 31 búa.

Lớp 5: Cát pha bụi (SM), cát cấp phối tốt lẫn bụi (SW-SM), cát cấp phối tốt lẫn sét (SW-SC), đôi
chỗ có lẫn sỏi sạn, màu nâu vàng, nâu đỏ, xám xanh, trạng thái chặt đến rất chặt. Giá trị N SPT biến
thiên trong khoảng từ 20 đến trên 50 búa. Lớp đất này xuất hiện ngay trên bề mặt lớp đá phong
hóa. Bề dày lớp chưa xác định.

Lớp 6 (Lớp đá phong hóa): Đá phong hóa mạnh đến hoàn toàn, nứt nẻ nhiều, hầu hết đá biến đổi
thành đất có màu nâu vàng. Phần đá phong hóa hoàn toàn được phân tích các chỉ tiêu cơ lý và được
thống kê trong Đính kèm No.1 và Đính kèm No. 3

VMEC.0320.PN4.FS-HE-DDC-REP-002 Rev.00 Trang C2-6


Hình 2- 2. Mặt cắt địa chất công trình (HK39÷HK43)

VMEC.0320.PN4.FS-HE-DDC-REP-002 Rev.00 Trang C2-7


Hình 2- 3. Mặt cắt địa chất công trình (HK44÷HK47)

VMEC.0320.PN4.FS-HE-DDC-REP-002 Rev.00 Trang C2-8


Hình 2- 4. Mặt cắt địa chất công trình (HK48÷HK51)

VMEC.0320.PN4.FS-HE-DDC-REP-002 Rev.00 Trang C2-9


Hình 2- 5. Mặt cắt địa chất công trình (HK77÷HK79)

VMEC.0320.PN4.FS-HE-DDC-REP-002 Rev.00 Trang C2-10


2.2.3 Khí Tượng Thủy Văn

2.2.3.1 Đặc điểm khí tượng

Khu vực sông Buông và sông Giữa đoạn dự kiến xây dựng tuyến kè thuộc phường Tam Phước, thành
phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Có hai mùa rõ rệt
là mùa mưa và mùa khô. Theo số liệu của đài khí tượng thuỷ văn khu vực Nam Bộ quan trắc cho thấy
số liệu khí hậu của khu vực Đồng Nai những năm gần đây như sau:

Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 26 0C ở các vùng thấp. Chênh lệch nhiệt độ bình quân
tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất là 3 – 3,50C. Tháng giêng là tháng có nhiệt độ thấp nhất và nhiệt độ
trung bình khoảng 25 – 260C. Tháng tư là tháng nóng nhất có nhiệt độ trung bình lên đến 300C.

Chế độ bốc hơi: Lượng bốc hơi trên toán khu vực dự án nhìn chung lớn, đạt trên dưới 1.000mm/năm.

Chế đổ ẩm, mưa: Khu vực dự án nằm trong vùng chuyển tiếp của 3 hệ thống : Gió mùa Ấn Độ, gió mùa
Mã Lai và gió mùa Tây Thái Bình Dương. Lượng mưa trung bình vùng này là 1.950mm.

Độ ẩm: Khu vực dự án có độ ẩm trung bình từ 80 – 82%. Độ ẩm cao nhất có nơi đạt 90% và thấp nhất
là 66%.

Nắng: Nắng trung bình khu vực dự án khoảng 2.000 – 2.400 giờ nắng/năm, khoảng 6 – 7 giờ
nắng/ngày.

Gió: Khu vực dự án nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của hoàn lưu tín phong đặc trưng cho đới nội
chí tuyến, đồng thời chịu chi phối ưu thế của hoàn lưu gió mùa khu vực Đông Nam Bộ. Mùa Đông chịu
ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa Đông Bắc. Mùa hạ, khu vực lại chịu ảnh hưởng trực tiếp của 2 luồng
gió mùa Tây Nam từ vịnh Bengan vào đầu mùa từ Thái Bình Dương vào giữa ở cuối mùa. Tốc độ gió
bình quân biến đổi trong khoảng 1,5 – 3,0m/s.

2.2.3.2 Thủy văn, thủy lực

Dự án nằm ven bờ trái, đoạn gần cuối sông Đồng Nai, cách điểm khởi đầu sông Nhà Bè khoảng
18km theo dòng chảy về phía thượng lưu. Sông Đồng Nai nằm trong hệ thống sông Sài Gòn - Đồng
Nai, đây là khu vực có chế độ dòng chảy thuỷ văn phức tạp, chịu ảnh hưởng trực tiếp của cả triều
biển Đông và lũ ở thượng nguồn. Khu vực dự án chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ bán nhật triều
không đều. Mực nước cao nhất khu vực xây dựng tuyến kè thường vào các tháng 10 và 11, đây là
thời kỳ mực nước triều cường ở Biển Đông dâng cao gặp lũ hoặc các hồ chứa trên thượng nguồn
như Dầu Tiếng, Trị An … xả xuống, mực nước thấp nhất vào tháng 6 và 7, biên độ triều tại khu vực
xây dựng công trình lên đến 3.3m

2.2.3.2.1 Hệ thống sông ngòi

- Sông Đồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lang Biang (Đà Lạt) với độ cao 1.777m, diện tích lưu
vực đến Trị An và Nhà Bè tương ứng là 14.800 km 2 và 28.200 km2. Đoạn sông Đồng Nai qua
thành phố có chiều dài 87 km (từ cầu Đồng Nai đến cửa sông), chiều rộng biến đổi lớn, từ 500-800
m ở đoạn trên (cầu Đồng Nai đến Cát Lái), 800-1.500 m ở đoạn giữa (Cát Lái-Ngã ba sông Vàm
Cỏ) và 2.000-3.000 m ở đoạn dưới (ngã ba Vàm Cỏ ra cửa sông), với độ sâu từ 8-15 m. Từ mũi Nhà
Bè, sông Đồng Nai tỏa ra thành nhiều nhánh tạo nên vùng cửa sông rộng lớn, dày đặc sông rạch.
- Sông La Ngà: Đoạn sông La Ngà chảy trong tỉnh Đồng Nai dài 55 km, khúc khuỷu, nhiều ghềnh
thác (ví dụ: thác Trời cao trên 5m). Đoạn này sông La Ngà hẹp, có nhiều nhánh đổ vào, điển hình là
suối Gia Huynh và suối Tam Bung. Suối Gia Huynh có lưu vực 135 km 2, mô đun dòng chảy 91/s
km2 vào mùa khô và 47,41/s km2 vào mùa mưa, bắt nguồn từ vùng Quốc Lộ 1, ranh giới Đồng Nai -

VMEC.0320.PN4.FS-HE-DDC-REP-002 Rev.00 Trang C2-11


Bình Thuận. Suối Tam Bung có diện tích lưu vực 155 km 2, bắt nguồn từ phía bắc cao nguyên Xuân
Lộc, mô đun dòng chảy 101/s km2 vào mùa khô và 651/s km2 vào mùa mưa. Sông La Ngà đổ vào
hồ Trị An một lượng nước khoảng 4,5x109 m 3/năm, chiếm 1/3 tổng lượng nước hồ, mô đun dòng
chảy năm 351/s km2.
- Sông Lá Buông: Bắt nguồn từ phía tây cao nguyên Xuân Lộc, chảy theo hướng từ đông sang tây,
độ dốc lưu vực đạt 0.0035. Độ dài sông tính theo nhánh dài nhất khoảng 40 km, sông có lượng nước
dồi dào so với các sông nhỏ trong tỉnh với tổng lượng nước trung bình 0,23 x 109 m 3 /năm, mô đun
dòng chảy năm 27,61/s km2.
- Sông Ray: Lưu vực sông chiếm gần 1/3 diện tích phía Nam của tỉnh. Sông bắt nguồn từ phía
nam, đông nam cao nguyên Xuân Lộc, đổ thẳng ra biển, chảy theo hướng bắc nam, độ dốc lưu vực
khá lớn (0,004), do vậy nếu không có đập chặn giữ thì nước sông sẽ tập trung nhanh ra biển, trong
mùa khô thường cạn kiệt nước. Tổng lượng nước sông khá lớn 0,634 x 109 m 3 /năm trong đó mùa
mưa chiếm 79%. Sông Ray nếu được sử dụng hợp lý có thể giải quyết vấn đề khô cạn cho vùng
đông nam của tỉnh.
- Sông Xoài và sông Thị Vải: Đây là 2 sông thuộc vùng phía tây nam của tỉnh, bắt nguồn từ cao
nguyên Xuân Lộc và đổ thẳng ra biển.
- Sông Thị Vải ở phía thượng lưu gồm các suối nhỏ và dốc, phần hạ lưu (phía duới Quốc Lộ 51 đi
Vũng Tau) là sông nước mặn, lòng sông mở rộng.
- Sông Xoài có 2 nhánh chính là Châu Pha và Suối Dun, các suối ngắn và hẹp. Diện tích lưu vực
184 km2, tổng lượng nước trung bình 0,1015 x 109 m 3 /năm, mô đun dòng chảy năm 17,51/s km2,
sông Xoài có ý nghĩa to lớn đối với vùng sản xuất nông nghiệp Châu Thành và cấp nước ngọt cho
Vũng Tàu. Hạ lưu sông Xoài là vùng nước mặn, độ mặn có thể đạt tới độ mặn của nước biển..

2.2.3.2.2 Đặc điểm lũ thượng nguồn

Lũ ở lưu vực sông Đồng nai (LVĐN) thuộc loại trung bình và có độ biến động cao. Đỉnh lũ hàng
năm thường xuất hiện trùng vào thời gian cho lưu lượng tháng lớn nhất, nghĩa là từ tháng VIII-X.
Xu thế chung là vùng trung lưu Đồng Nai, La Ngà có đỉnh lũ xuất hiện sớm hơn cả, đa phần vào
tháng VIII, IX. Vùng sông Bé, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ thường cho đỉnh lũ vào tháng IX, X.
Thượng lưu Đồng Nai và các sông vùng ven biển cho đỉnh lũ muộn hơn cả, từ tháng X-XI, thậm chí
tháng XII. Tuy nhiên, ở một vài lưu vực nhỏ, khi vào năm dạng mưa địa hình chiếm ưu thế hơn
dạng mưa hệ thống, thì đôi khi lại cho đỉnh lũ rất sớm, vào tháng V, VI.

Số liệu quan trắc và điều tra cho thấy, các trận lũ tháng V-1932 ở vùng thượng Đồng Nai, tháng X-
1952 ở hầu hết các lưu vực sông trong toàn vùng, tháng XII-1964 ở các sông ven biển… là những
trận lũ lịch sử rất hiếm gặp. Module đỉnh lũ của những trận lũ như vậy có thể đạt từ 5-10 m 3/s.km2 ở
các lưu vực nhỏ và 0,5-2,0 m3/s.km2 ở các lưu vực lớn.
Nếu căn cứ vào khả năng gây lũ nói chung, có thể chia LVĐN thành các vùng gây lũ như sau:
- Vùng thượng và trung lưu sông Đồng Nai, thượng trung lưu sông La Ngà: Có khả năng cho lũ
lớn do mưa đồng đều và cường độ cao. Lũ lên xuống nhanh, từ vài ngày cho lưu vực nhỏ đến vài
tuần cho lưu vực lớn. Module đỉnh lũ trung bình từ 0,3-0,5 m 3/s.km2 và module đỉnh lũ lịch sử từ
1,0-5,0 m3/s.km2.
- Vùng sông Bé: Lũ vào loại trung bình do khả năng gây mưa với cường độ cao hiếm. Lũ lên
xuống vừa phải, từ vài ngày đến vài tuần, tùy diện tích lưu vực. Module đỉnh lũ trung bình khoảng
0,2-0,5m3/s.km2 và module đỉnh lũ lịch sử từ 0,5-3 m3/s.km2.
- Vùng sông Sài Gòn và Vàm Cỏ: Ít có khả năng gây lũ lớn, do mưa cường độ thấp và độ dốc lưu
vực nhỏ. Lũ lên xuống chậm, từ vài ngày đến vài tuần. Module đỉnh lũ trung bình từ 0,05-0,20
m3/s.km2 và module đỉnh lũ lịch sử từ 0,5-1,0 m3/s.km2.

2.2.3.2.3 Đặc điểm thủy triều biển Đông

VMEC.0320.PN4.FS-HE-DDC-REP-002 Rev.00 Trang C2-12


Thủy triều biển Đông có biên độ lớn (3,5-4,0 m), lên xuống ngày 2 lần (bán nhật triều), với hai đỉnh
xấp xỉ nhau và hai chân lệch nhau khá lớn. Thời gian giữa hai chân và hai đỉnh vào khoảng 12,0-
12,5 giờ và thời gian một chu kỳ triều ngày là 24,83 giờ.

Hàng tháng, triều xuất hiện 2 lần nước cao (triều cường) và 2 lần nước thấp (triều kém) theo chu kỳ
trăng. Dạng triều lúc cường và lúc kém cũng khác nhau, và trị số trung bình của các chu kỳ ngày
cũng tạo thành một sóng có chu kỳ 14,5 ngày với biên độ 0,30-0,40 m.

Trong năm, đỉnh triều có xu thế cao hơn trong thời gian từ tháng XII-I và chân triều có xu thế thấp
hơn trong khoảng từ tháng VII-VIII. Đường trung bình của các chu kỳ nửa tháng cũng là một sóng
có trị số thấp nhất vào tháng VII-VIII và cao nhất vào tháng XII-I.

Triều cũng có các dao động rất nhỏ theo chu kỳ nhiều năm (18 năm và 50-60 năm).Như vậy, thủy
triều Biển Đông có thể xem là tổng hợp của nhiều dao động theo các sóng với chu kỳ ngắn (chu kỳ
ngày), vừa (chu kỳ nửa tháng, năm), đến rất dài (chu kỳ nhiều năm). Theo hệ cao độ Hòn Dấu, triều
ven Biển Đông có mực nước đỉnh trung bình vào khoảng 1,1-1,2 m, các đỉnh cao có thể đạt đến 1,3-
1,4 m, và mực nước chân trung bình từ –2,8 đến –3,0 m, các chân thấp xuống dưới –3,2 m.

2.2.3.2.4 Sự truyền triều trong sông và nội đồng

Nhờ có biên độ cao tạo năng lượng lớn, lòng sông sâu và độ dốc thấp, thủy triều từ biển truyền vào
rất sâu trên sông. Trên sông Đồng Nai, thủy triều ảnh hưởng đến chân thác Trị An, cách biển 152
km. Cửa sông Bé nằm dưới thác Trị An 6 km cũng bị thủy triều ảnh hưởng vào chừng 10 km. Trên
sông Sài Gòn, thủy triều ảnh hưởng đến tận chân đập Dầu Tiếng, tức vào khoảng 206 km. Sông
Vàm Cỏ Đông bị triều ảnh hưởng lên cao hơn cả, chừng 250 km, nghĩa là trên cả thị xã Tây Ninh
của nhánh Bến Đá và biên giới Việt Nam Căm Pu Chia của nhánh Prek Taté.
Sóng triều truyền vào sông khá nhanh, với tốc độ trung bình 20-25 km/h. Song, để truyền hết chặng
đường 250 km, một sóng triều phải mất chừng 12 giờ, bằng khoảng thời gian giữa hai chân hay hai
đỉnh. Tốc độ truyền triều phụ thuộc chủ yếu vào độ lớn con triều (cường hay kém) và địa hình lòng
sông. Tốc độ tối đa ghi nhận được từ tài liệu mực nước quan trắc được là khoảng 40 km/h. Sóng
triều giảm dần biên độ khi truyền vào sông và tắt hẳn tại điểm ảnh hưởng cuối. Nếu không xét đến
ảnh hưởng do dòng chảy từ thượng lưu, thì càng vào sâu, đỉnh triều thấp dần và chân triều cũng cao
dần.

2.2.3.2.5 Nước biển dâng do bão

Nước dâng do bão Linda (bão số 5, cấp 11, đổ bộ vào mũi Cà Mâu ngày 2 tháng 11 năm 1997, gây
ra nước dâng lớn nhất tại trạm Gành Hào, đạt 110cm và mực nước dâng tại các cửa sông Soài Rạp,
Đông Hòa, Ngã Bảy và Cái Mép-Vũng Tàu đạt giá trị cực đại vào khoảng 50cm-57cm
(VKHTLMN, 2010).

2.2.3.2.6 Nước biển dâng do biến đổi khí hậu (BĐKH)

Theo tài liệu thực đo tại Vũng Tàu từ năm 1980 tới nay thì mực nước đỉnh triều có xu hướng tăng
cao trong những năm gần đây. Tương quan mực nước đỉnh triều cho thấy mực nước tăng lên
khoảng 5,34 mm trong 1 năm (Hình 2.13) . Như vậy, trong 50 năm tới mực nước đỉnh triều có thể
tăng lên 26,7 cm. Mực nước thực đo chân triều thấp nhất thể hiện ở Hình 2.14, cho thấy xu hướng
tăng không đáng kể.

VMEC.0320.PN4.FS-HE-DDC-REP-002 Rev.00 Trang C2-13


Bi ểu đồ dự báo mực nước đỉnh tri ều trạm Vũng Tàu

M ự c n ư ớ c tr i ề u (c m ) 160

150

140

130
y = 0.534x - 933.95
120

110

100
1980

1985

1990

1995

2000

2005

2010
Năm

Hình 2- 6. Mực nước đỉnh triều cao nhất năm trạm Vũng Tàu (VKHTLMN, 2010)

Biểu đồ dự báo mực nước chân triều thấp nhất trạm Vũng Tàu
-270
M ự c n ư ớ c tr i ề u (c m )

-280

-290

-300

y = 0.0296x - 362.76
-310

-320

-330

-340
1980 1985 1990 1995 2000 2005 2010

Năm

Hình 2- 7. Mực nước chân triều thấp nhất năm trạm Vũng Tàu (VKHTLLMN, 2010)

Theo Kịch Bản Biến Đổi Khí Hậu, Nước Biển Dâng (BộTN&MT, 2009), mực nước biển trung bình
có thể dâng cao thêm so với thời kỳ 1980-1999 được tóm tắt trong Error: Reference source not
found.

Bảng 2- 1. Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980-1999


Các mốc thời gian của thế kỷ 21
Kịch bản
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2100
Thấp (B1) 11 17 23 28 35 42 50 65
Trung bình (B2) 12 17 23 30 37 46 54 75
Cao (A 1F1) 12 17 23 33 44 57 71 100

2.2.3.3 Đặc điểm mực nước trên các sông chính

Khi truyền vào sông, do tác động của nguồn nước từ thượng lưu và hình thái chung của lòng sông
(độ dốc, độ uốn khúc, mặt cắt thủy lực...), thủy triều bị biến dạng dần cả về biên độ lẫn chu kỳ các
bước sóng, và điều này ảnh hưởng đến các đặc trưng của triều là mực nước Max, Min và bình quân.
VMEC.0320.PN4.FS-HE-DDC-REP-002 Rev.00 Trang C2-14
Càng vào sâu trong sông, biên độ giảm càng nhanh và thời gian giữa hai nhánh lên, xuống càng sai
biệt. Thời gian triều lên càng ngắn lại và thời gian triều xuống càng dài ra. Số liệu thực đo tại các
trạm dọc sông cho các kết luận sau (VKHTLMN, 2010):

- Vào mùa kiệt, do nguồn nước từ thượng lưu về nhỏ, nên thủy triều ảnh hưởng mạnh nhất, mực
nước trên sông phụ thuộc chủ yếu vào dao động triều. Do triết giảm năng lượng triều, mực nước
đỉnh triều giảm dần dọc sông. Tuy nhiên, khi vào sâu hơn, do độ dốc lòng sông tăng, đỉnh triều lại
có xu thế tăng dần về phiá thượng lưu nên luôn xuất hiện một đoạn sông có mực nước thấp nhất dọc
sông, được gọi là vùng điểm uốn độ dốc mặt nước.Vào mùa lũ, do lưu lượng thượng lưu tăng, xu
thế chung là mực nước đỉnh giảm dần từ thượng lưu về hạ lưu. Điểm uốn độ dốc mặt nước lùi dần
về phía hạ lưu.

- Mực nước đỉnh cao nhất hàng năm thường xuất hiện vào tháng XII, I ở vùng gần biển, ảnh
hưởng triều rất mạnh (từ cửa vào sâu 20-30 km), và vào tháng IX, X ở vùng xa biển, ảnh hưởng
triều yếu hơn (cách biển 150 km trở lên). Đoạn chuyển tiếp (50-100 km cách biển), mực nước đỉnh
nằm trong khoảng tháng X-XII.

- Khi truyền sâu lên thượng lưu, cả mùa kiệt lẫn mùa lũ, sự biến đổi mực nước đỉnh triều nhìn
chung là ít hơn so với biến đổi mực nước chân triều. Nếu lưu lượng thượng lưu về càng lớn thì chân
triều sẽ được nâng lên càng nhiều. Mực nước chân thấp nhất hàng năm xuất hiện vào khoảng tháng
VII, VIII ở vùng gần biển và khoảng tháng V, VI ở vùng xa biển.

- Khoảng từ tháng VI-VIII không những là thời gian thường xuất hiện mực nước chân thấp nhất
trong năm mà đây cũng là thời kỳ cho mực nước bình quân thấp nhất.

2.2.4 Tình Hình Dân Sinh – Kinh Tế

2.2.4.1 Tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 2 thành phố và 9 huyện, với 170 đơn vị
hành chính cấp xã, bao gồm 40 phường, 9 thị trấn và 121 xã

Bảng 2- 2. Các đơn vị hành chính, diện tích tự nhiên, mật độ DS tương ứng (NGTK,2015)
Thành Thành
Huyện Huyện Huyện Huyện Huyện Huyện Huyện Huyện Huyện
Ðơn vị hành phố phố
chính Long Định Long Nhơn Thống Trảng
Biên Hòa Cẩm Mỹ Tân Phú Vĩnh Cửu Xuân Lộc
Khánh Quán Thành Trạch Nhất Bom
Diện tích
263,62 192,98 468,58 972,88 430,62 376,78 774,92 248,53 327,24 1.089,14 724,32
(km²)
Dân số
1.062.410 152.280 140.910 187.310 247.370 261.990 153.010 164.540 351.150 164.880 227.860
(người)
Mật độ 4.030 789 305 193 574 695 197 662 1.073 151 315
29 11
Số đơn vị 1 thị trấn, 1 thị trấn, 1 thị trấn, 1 thị trấn, 1 thị trấn, 1 thị trấn, 9 1 thị trấn, 1 thị trấn, 1 thị trấn,
phường, 1 phường, 4
hành chính 12 xã 13 xã 13 xã 11 xã 17 xã xã 16 xã 11 xã 14 xã
xã xã
Năm thành
1976 2019 2003 1991 1994 1994 1991 2003 2003 1994 1991
lập

Bảng 2- 3. Diễn biến dân số của tỉnh Đồng Nai từ năm 1995 ÷ 2019

VMEC.0320.PN4.FS-HE-DDC-REP-002 Rev.00 Trang C2-15


Số dân Số dân Số dân Số dân
Năm Năm Năm Năm
(người) (người) (người) (người)
1995 1.884.800 2000 2.054.100 2005 2.263.800 2010 2.575.100
1996 1.882.200 2001 2.093.700 2006 2.314.900 2011 2.665.100
1997 1.920.000 2002 2.132.200 2007 2.372.600 2016 2.963.800
1998 1.959.300 2003 2.176.100 2008 2.432.700 2017 3.010.790
1999 1.999.500 2004 2.220.500 2009 2.499.700 2019 3.097.107

Tính đến năm 2019, dân số toàn tỉnh Đồng Nai đạt 3.097.107 người, mật độ dân số đạt 516,3
người/km², dân số thành thị chiếm 48.4%, dân số nông thôn chiếm 51.6%. Đây cũng là tỉnh đông
dân nhất vùng Đông Nam Bộ với hơn 3 triệu dân (nếu không tính Thành phố Hồ Chí Minh). Đây là
tỉnh có dân số đông thứ nhì ở miền Nam (sau Thành phố Hồ Chí Minh), đông thứ 5 cả nước
(sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An) và có dân số đô thị đứng thứ 4 cả
nước (sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Bình Dương). Tỉnh có diện tích lớn thứ nhì ở Đông
Nam Bộ (sau Bình Phước) và thứ ba ở miền Nam (sau Bình Phước và Kiên Giang). Theo thống kê
của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Đồng Nai có 51 dân
tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Trong đó người Kinh có 2.311.315 người, người Hoa có
95.162 người, người Nùng có 19.076 người, người Tày có 15.906 người, người Khmer có 7.059
người, còn lại là những dân tộc khác như Mường, Dao, Chăm, Thái... Ít nhất là người Si La và Ơ
Đu. Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2020 là hơn 37%

2.2.4.2 Tình Hình Phát Triển Kinh Tế

Năm 2020, Đồng Nai là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ năm về số dân, xếp thứ ba về Tổng
sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ sáu về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 19 về tốc độ
tăng trưởng GRDP. Với 3.097.107 người dân, GRDP đạt gần 400.000 tỉ Đồng (tương ứng 17.2 tỉ
USD), GRDP bình quân đầu người đạt 124 triệu đồng (tương ứng với 5.300 USD), tốc độ tăng
trưởng GRDP dự kiến đạt trên 9,0%.

Đồng Nai là một tỉnh cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ – vùng kinh tế phát triển và năng
động nhất cả nước. Trong đó, Đồng Nai là một trong ba góc nhọn của tam giác phát triển Thành phố
Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai. Đồng Nai có nhiều cụm công nghiệp nghề truyền thống và
hơn 32 khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đi vào hoạt động như Long
Thành, An Phước, Nhơn Trạch II, Biên Hòa II, Amata,...
Năm 2011, mặc dù kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn thách thức, tuy nhiên tổng sản phẩm nội địa
(GDP) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tăng vẫn 13,32% so với năm 2010, trong đó, dịch vụ tăng 14,9%,
nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,9% công nghiệp - xây dựng tăng 14,2%.

Quy mô GDP năm 2011 toàn tỉnh đạt 96.820 tỷ đồng, GDP thu nhập bình quân đầu người|bình quân
đầu người đạt 36,6 triệu đồng, các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh
hầu hết đều đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực,
công nghiệp - xây dựng chiếm 57,3%, nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 7,5%, dịch vụ chiếm
35,2%. Kim ngạch xuất khẩu đạt 9,8 tỷ USD, tăng 30,3% so với cùng kỳ, thu ngân sách trên địa bàn
đạt 22.641,2 tỷ đồng. đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 900 triệu USD, vốn đầu tư trong nước đạt 15.000
tỷ đồng... Cũng trong năm 2011, toàn tỉnh có 5.200 lượt hộ nghèo được vay vốn với số tiền 67 tỷ
đồng. Số hộ nghèo năm 2011 giảm 7.800 hộ, hạ tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 5%.

Trong 9 tháng đầu năm 2012, theo đánh giá, hầu hết các lĩnh vực đều tăng chậm hơn so với cùng kỳ
các năm trước do ảnh hưởng từ những khó khăn chung của nền kinh tế trong và ngoài nước, ngoại
trừ lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài vẫn tăng mạnh. Sản xuất công nghiệp trong 9 tháng tăng
hơn 7% với 12 ngành công nghiệp tăng và 4 ngành giảm. Tăng trưởng GDP của tỉnh đạt 11,87% so
với cùng kỳ năm 2012, đạt trên 70% kế hoạch, trong đó lĩnh vực dịch vụ tăng cao nhất với 14,51%
so với cùng kỳ. Ngoài ra, tổng mức bán lẻ tăng 20% so với 9 tháng đầu năm 2011, chỉ số giá tiêu
VMEC.0320.PN4.FS-HE-DDC-REP-002 Rev.00 Trang C2-16
dùng tăng 6.14% so với cuối năm 2011. Xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2012 đạt trên 7,9 tỷ USD, nhập
khẩu đạt hơn 7,5 tỷ USD. Đến 2019, GDP Đồng Nai là 3.720 USD/người tương đương khoảng 60,4
triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo năm 2019 còn 9.200, chiếm khoảng 1,8% trong tổng số hộ. Về nông
nghiệp, Đồng Nai là thủ phủ sản xuất chè, cà phê, ca cao, cam, bưởi, quýt, sầu riêng, chôm chôm,
măng cụt,... Đồng Nai là tỉnh có đàn lợn lớn nhất cả nước với gần 1 triệu con, và có đàn trâu bò lớn
thứ 2 với 185.000 con. Đồng Nai là tỉnh đầu tiên của cả nước mà 100% xã, huyện, thành phố đều
đạt chuẩn nông thôn mới. Vì vậy nông nghiệp Đồng Nai phát triển mạnh mẽ, là nguồn cung hàng
hoá cho các khu vực lân cận và xuất khẩu. Đây là tỉnh có sản lượng nông nghiệp lớn nhất Đông
Nam Bộ và là một trong những tỉnh sản xuất ra khối lượng nông sản lớn nhất Việt Nam.

Năm 2018, Giá trị sản xuất của thủy sản so với Tổng giá trị sản xuất của Nông nghiệp – Lâm nghiệp
– Thủy sản  là 8,8%. Năm 2019, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,7%, giá trị sản xuất nông lâm
thủy sản tăng 2,7%. Thu ngân sách đạt 54.431 tỉ đồng, đạt 100% so với dự toán được giao, chi ngân
sách đạt 22.509 tỉ đồng, đạt 109% so với dự toán. Tổng mức bán lẻ, doanh thu dịch vụ đạt 173,6
ngàn tỉ đồng, tăng 11,7% so với cùng kì và đạt kế hoạch năm. Kim ngạch xuất khẩu đạt 19,7 tỉ
USD, tăng 7,1% so với cùng kì; kim ngạch nhập khẩu đạt 16,5 tỉ USD, tăng 2,1% so với cùng kì.
Năm 2019, Đồng Nai xuất siêu khoảng 3,2 tỉ USD. Huy động vốn đầu tư phát triển đạt 91.335 tỉ
đồng. Thu hút đầu tư trong nước đạt 34 nghìn tỉ đồng, đạt 340% kế hoạch năm, tăng 23,6% so với
cùng kì. Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh có 917 dự án với tổng vốn khoảng 325.000 tỉ đồng. Tổng
vốn đầu tư nước ngoài dự ước đạt 1.450 triệu USD, đạt 145% so với kế hoạch, bằng 75,7% so với
cùng kì. Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh có 1.457 dự án còn hiệu lực với số vốn đăng kí khoảng 30
tỉ USD.
Công tác đăng kí doanh nghiệp: Năm 2019 ước đạt 3.850 doanh nghiệp đăng kí thành lập mới, tăng
9,4% so với cùng kì, tổng vốn đăng kí ước đạt 34.000 tỉ đồng. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng
38000 doanh nghiệp với tổng vốn đăng kí trên 264.000 tỉ đồng.

2.2.4.3 Môi trường sinh thái

Với tốc độ gia tăng dân số quá nhanh, cơ sở hạ tầng chưa kịp quy hoạch nâng cấp tổng thể, ý thức
một số người dân lại quá kém trong nhận thức và bảo vệ môi trường chung... Vì vậy, Đồng Nai hiện
nay đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường quá lớn. Hiện trạng nước thải không được xử
lý đổ thẳng vào hệ thống sông ngòi còn rất phổ biến. Nhiều cơ sở sản xuất, bệnh viện và cơ sở y tế
chưa có hệ thống xử lý nước thải là một thực trạng đáng báo động.
Lượng rác thải lớn, trong đó một phần lượng rác thải rắn không được thu gom hết. Các phương tiện
giao thông, hoạt động xây dựng, sản xuất... còn góp phần gây ô nhiễm không khí. Khu vực ngoại
thành, đất cũng bị ô nhiễm do tồn đọng thuốc bảo vệ thực vật từ sản xuất nông nghiệp gây nên.

2.3 SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ

2.3.1 Hiện Trạng Hạ Tầng Trong Vùng Dự Án

Dự án Aqua Phoenix 4-40HA là dự án mới đang được đầu tư nên hạ tầng bên trong chưa được xây
dựng.

2.3.2 Hiện Trạng Hệ Thống Đê Bao Vùng Dự Án

Dọc theo tuyến sông Buông và sông Giữa trong phạm vi nghiên cứu của Dự án với tổng chiều dài
tuyến kè toàn khu 9587 m, hầu hết đoạn này chưa được đầu tư xây dựng công trình kè bảo vệ kiên
cố

2.3.3 Tình Trạng Ngập Vùng Dự Án

Cao độ hiện trạng khu vực Dự án thấp nên khi triều lên một số khu bị ngập
VMEC.0320.PN4.FS-HE-DDC-REP-002 Rev.00 Trang C2-17
2.3.4 Tình Trạng Sạt Lở Bờ Sông Khu Vực Dự Án

Trong những năm gần đây, tình hình sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ngày càng tăng cả về
diện và mức độ nguy hiểm. Xâm thực bờ sông có thể thấy được qua quan sát sự phát triển, hình
thành các khúc uốn trong nhiều năm. Riêng khu vực Dự án nằm trong cung bờ lõm của khúc sông
sông cong do đó chế độ dòng chảy diễn biến phức tạp đặc biệt trong điều kiện biến đổi khí hậu và lũ
thượng nguồn thay đội dẫn đến diễn biến sạt lở bờ ngày càng nghiêm trọng, rất nhiểu khu vực xói lở
cả bờ lẫn lòng sông, nhiều khu vực đã được cảnh báo và duy dời nhà cửa gây hoang mang cho
những hộ dân sinh sống dọc ven sông và đặc biệt những hộ dân sinh sống ven sông hầu hết hoàn
cảnh rất khó khăn.

2.3.5 Các Thiệt Hại Do Ngập Lụt Và Sạt Lở

Ngập lụt gây ảnh hưởng đến mọi mặt dân sinh kinh tế xã hội của thành phố như: ùn tắc giao thông
nghiêm trọng hơn; các công trình hạ tầng bị xuống cấp, hư hỏng nhanh hơn do thường xuyên ngập
nước; các hoạt động sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ; môi trường bị ô nhiễm; đời sống vất chất và
tinh thần của dân cư nhất là phụ nữ và trẻ em bị suy giảm, gây mất niềm tin của nhân dân đối với
chính quyền các cấp.

Ngoài thiệt hại việc ngập úng gây ra thì thiệt hại của việc sạt lở bờ cũng rất lớn gây ra các tác hại
tiêu cực như, (i) quỹ đất vên sông bị giảm dần hằng năm, (ii) tình hình đời sông của dân cư ven
sông bị ảnh hưởng nghiêm trọng về cả tinh thần và vật chất, (iii) môi trường sinh thái ven sông bị
biến động thay đổi.

2.3.6 Kết Luận về Sự Cần Thiết Phải Đầu Tư

Từ những phân tích về sự cần thiết như trong mục 2.3.1 đến mục 2.3.4 và các thiệt hại như mục
2.3.5, có thể thấy trong tình hình sạt lở, xâm thực bờ sông trong điều kiện thời tiết, khí hậu diễn
biến theo chiều hướng bất lợi, vị trí và vùng sạt lở ngày càng tăng cả về số lượng, mức độ xâm thực
bờ và tình hình ngập úng ngày càng nghiêm trọng do các yếu tố như : (i) lượng mưa ngày càng có
thiên hướng tăng dần, trong những năm gần đây có trận mưa lên đến 150mm (điều này hầu như
hiếm khi xảy ra trong quá khứ), ảnh hưởng mực nước triều ngày càng tăng cao (hiệu ứng nóng dần
lên của trái đất ) và ảnh hưởng của lũ thượng nguồn, (ii) hệ thống tiêu thoát nước ngày càng lạc hậu
trong khi tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh làm giảm dần các mảng xanh tiêu thoát nước mặt, do
đó sự cần thiết phải đầu tư hạng mục kè bảo vệ bờ khu 4 là có cơ sở thực tiễn.

Vì tính cấp bách và tầm quan trọng trong vấn đề an sinh xã hội và cuộc sống người dân dọc theo
tuyến ven bờ sông Buông, sông Giữa đoạn bờ đang xói lở mất dần trạng thái tự nhiên, cụ thể đề
xuất đầu tư xây dựng hạng mục kè bảo vệ bờ khu 4 với chiều dài 1530m

2.4 CÁC ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

Như kết luận trong Mục 2.3.4, việc thực hiện hạng mục kè bảo vệ bờ khu 4 là rất cần thiết và cấp
bách, cần phải được đầu tư càng sớm càng tốt.

2.4.1 Những Điều Kiện Thuận Lợi

Do đặc điểm vùng dự án xây dựng vên trục đường sông Đồng Nai, là tuyến đường thủy quan trong
trong khu vực do đó điều kiện thi công rất thuận lợi, vị trí xây dựng thuộc thành phố Biên Hòa là
trung tâm kinh tế lớn của tỉnh do đó diều kiện cung cấp nguồn vật liệu, vật tư cho công trình rất dồi
dào và nhanh chóng.
VMEC.0320.PN4.FS-HE-DDC-REP-002 Rev.00 Trang C2-18
2.4.2 Những Khó Khăn Tồn Tại

Để Dự án được triển khai xây dựng nhanh thì việc đền bù và giải phóng mặt bằng phải thực hiện
trước khi phê duyệt các bước thiết kế tiếp theo, và đây cũng là một trong những vấn đề nóng trong
việc thực hiện dự án, do đó chính quyền các cấp cần thuyết phục, vận động các hộ dân có đất trong
phạm vi công trình giải tỏa cần thấy được lợi ích và ý nghĩa của việc xây dựng công trình.

VMEC.0320.PN4.FS-HE-DDC-REP-002 Rev.00 Trang C2-19

You might also like