You are on page 1of 6

1.

Vai trò của người lãnh đạo trong việc xây dựng và phát triển văn hóa tại
một doanh nghiệp?
-Người lãnh đạo có vai trò tạo dựng: đây là người tạo dựng lên công ty,
quyết đinh cơ cấu tổ chức của công ty và các công nghệ kỹ thuật của tổ chức
công ty là người định hướng cho công ty
VD : Phạm Nhật Vượng là người lãnh đạo tập đoàn vingroup ông định hướng
cho tập đoàn phát triển đa nghành ví dụ như trường học xe oto bất động sản,…
-Nuôi dưỡng môi trường, thổi nguồn cảm hứng cho văn hóa doanh nghiệp
tại công ty của họ, xây dựng các chuẩn mực văn hóa trong công ty của họ
VD: như sếp là người luôn luôn quan tâm chia sẻ với nhân viên chính vì thế
các nhân viên trong công ty cũng chia sẻ với nhau cùng nhau phát triển.
-Lãnh đạo là tấm gương điển hình cho nhân viên minh nôi theo là người có
trách nhiệm trong công ty và là người có tư cách mẫu mực nên thường sẽ được
nhân viên nôi theo
VD: sếp là người tận tâm trong công việc, làm việc giỏi, nhân viên từ đó nôi
theo sếp để hoàn thiện bản thân hơn
-Là người có thể thay đổi văn hóa doanh nghiệp nếu sếp có tác phong, tính
cách tốt, kỹ năng chuyên môn giỏi và được nhiều người tín nhiệm thì có thể
thay đổi được văn hóa công ty
VD: một công ty cũ có văn hóa chưa tốt sếp mới lên thay vị trí đó sau đó thay
đổi văn hóa công ty biến văn hóa công ty tốt hơn

2. Cách thức triển khai văn hóa doanh nghiệp?


1. Trao đổi, chia sẻ, lắng nghe nhân viên trong công ty để ghi nhận những
đóng góp tích cực từ họ sau đó xem xét để có thể dần dần chuyển khai văn hóa
tốt cho công ty đồng thời cũng mang lại nhiều sự đồng thuận từ nhân viên hoặc
là chia sẽ những vấn đề của nhân viên để nhân viên an tam làm việc hơn.
2. Đào tạo nhân viên trong công ty theo văn hóa của công ty để dẫn dắt họ
dần thích ứng và thực hiện tốt văn hóa công ty hơn từ đó góp phần vào văn hóa
chung công ty được cải thiện hơn.
3.Tổ chức cuộc họp, sinh hoạt ngoại khoá nhằm vừa quản bá được hình ảnh
tốt của văn hóa công ty vừa có thể triển khai được văn hóa công ty cho nhân
viên hiểu hơn và thực hiện tốt hơn. Thông qua cuộc họp các cán bộ công ty có
thể nhìn nhận lại các cách thực hiện văn hóa và có thể xem được văn hóa đang
thực hiện đã phù hợp hay chưa để có thể thay đổi cho phù hợp hơn hoặc tìm ra
hướng giải quyết thỏa đáng hơn.
4.Tổ chức nghi lễ, nghi thức và lễ hội đây cũng là cách chuyển khai văn
hóa tốt

3. Cách thức duy trì văn hóa doanh nghiệp?


-Tuyển chọn nhân viên: Công ty sẽ thu hút, lựa chọn và giữ lại những nguời có
thể đồng cảm và chia sẽ các giá trị cốt lỗi của tổ chức cho những người mới sau
dần dần duy trì văn hóa doanh nghiệp
-Đào tạo nhân viên ( xã hội hoá nhân viên) đây là một cách khác để các giá tị,
tiêu chuẩn và mẫu hành vi của tổ chức được truyền cho nhân viên mới thông
qua các trương trình thích nghi( xã hội hóa nhân viên) nhằm biến nhân viên
thành nhân lực hiệu quả và hiểu rỏ được nền văn hóa của doanh nghiệp.
-Người lãnh đạo: Có ảnh hưởng trực tiếp đến việc duy trì văn hóa nghiệp của
họ là nhân tố tạo ra và thay đổi văn hóa công ty. Phong cách người lãnh đạo và
văn hóa công ty có một sự tương đồng nhất định. Ngoài ra nhà lãnh đạo cũng
định hướng và duy trì văn hóa doanh nghiệp thông qua những phản ứng hàng
ngày của họ về thái độ và hành vi của nhan viên
-Hệ thống thưởng phạt: Cuối cùng, văn hóa doanh nghiệp được hình thành bởi
các lọại hệ thống thưởng phạt được sử dụng trong tổ chức

4.Mối quan hệ giữa đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp và trách
nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội ?
-Giải thích mối quan hệ của 3 yếu tố: khi chúng ta xây dựng một văn hóa
doanh nghiệp cho công ty thì đồng thời chúng ta cũng phải xây dựng chương
trình đạo đức kinh doanh cho công ty, ngoài ra chúng ta cũng phải thực hiện tốt
các trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhằm tạo ra các giá trị tốt cho xã hội.
Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt
nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong công ty vô cùng đề cao
văn hóa doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội chúng là một
trong những giá trị tạo nên sự tín nhiệm của khách hàng, tạo nguồn thu lớn nhất
đối cho công ty.Chúng có quan hệ mật thiết với nhau, khi công ty có văn hóa
doanh nghiệp thì sẽ có trách nhiệm xã hôi và có đạo đức kinh doanh và ngược
lại khi có đạo đức kinh doanh, có trách nhiệm xã hội thì công ty có văn hóa.
Nếu thiếu một trong ba không thể trở thành văn hóa công ty được.

Có 2 loại đạo đức kinh doanh:


- Đạo đức người đi làm ( đạo đức nghề nghiệp)
VD:
Người đi làm luôn đi làm đúng giờ, không đi muộn về sớm.
Mặc đúng trang phục quy định công ty.
Không bán thông tin của công ty.
Trung thành với công ty, tận tụy với công việc.
Hạnh diện với công việc, công ty mình đang làm, không nói xấu công ty.
Không hối lộ, không cố tình làm sai chỉ thị của cấp trên làm ảnh hưởng đến
lợi ích của người khác hoặc lợi ích công ty.
- Đạo đức của chủ doanh nghiệp ( đạo đức kinh doanh của công ty ):
trong văn hóa doanh nghiệp người ta rất đề cao đạo đức kinh doanh này,
trong thực tế với đối với một văn hóa doanh nghiệp tốt được nhiều
người đồng thuận nhất thì chứng tỏ giá trị đạo đức kinh doanh của công
ty đó rỏ nét nhất.
VD:
Công ty xây quỹ ủng hộ nhân viên lúc khó khăn, bệnh tật.
Trả lương đúng với năng lực và sự đóng góp của nhân viên.
Tạo các khoản thưởng động viên tinh thần nhân viên.
Tạo điều kiện tốt để nhân viên hoàn thành tốt công việc của minh.
Sản phẩm uy tín, có chất lượng tốt, giá thành hợp lý.
Không chơi xấu với đối thủ của mình, chỉ cạnh tranh lành mạnh.
Luôn công bằng, luôn chia sẽ với nhân viên.
Trách nhiệm xã hội: bao gồm nhiều khía cạnh khách nhau như: kinh tế,
pháp lý, đạo đức,nhân văn ( lòng nhân ái)
VD:
Sản xuất hàng hóa xã hội đang cần và với mức giá cả hợp lí
Giải quyết việc làm
Tham gia các hoạt động môi trường,..
Ủng hộ đồng bào lũ lụt miền trung, ủng hộ các vùng bị thiên tai,..
Tham gia đầy đủ các khoản thuế của doanh nghiệp.

*Một số dẫn chứng cụ thể:


-lãnh đạo công ty đề ra chương trình tương thân tương ái ủng hộ nhân viên
có hoàn cảnh khó khăn trong công ty và nhân viên bị bệnh không đủ tài chính
chi trả,..
-Hàng năm mở các cuộc tham khảo ý kiến nhân viên để lắng nghe ý kiến
giúp thấu hiểu và đáp ứng nguyện vọng hoặc khó khăn của nhân viên công ty.
-Vào cuối mỗi tháng tổ chức cho nhân viên các cuộc vui: như đi xem phim,
party nhỏ nhỏ giúp cho tình cảm nhan viên trong công ty gắng bó với nhau hơn
tạo một văn hóa công ty tốt hơn,..

Dẫn chứng tầm nhìn sư mạng, giá trị cốt lõi của công ty liên quan đến
đạo đức kinh doanh:
Tầm nhìn công ty vinamilk Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt
Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người“ thật
vậy lãnh đạo công ty xây dựng một hệ thống trang trại tốt nhất ở mỹ để cung
cấp nguồn nguyên liệu sạch trong quá trình sản xuất sửa đến tay người tiêu
dùng
Sứ mạng vinamilk:“Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh
dưỡng và chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và
trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội, dẫn chứng như là
vinamilk lấy nguồn sử sạch 100% để chế biến sửa ngoài ra vinamilk còn dùng
các công nghệ tiên tiến để tạo ra nguồn sửa sạch đến tay người tiêu dùng.
Giá trị cốt lỗi:
ĐẠO ĐỨC: vinamilk tổ chức các hoạt động thiện nguyện thông qua bán
hàng bằng cách mua 1 hộp sửa đóng góp 1 phần tiền cho trẻ em nghèo, thường
xuyên đến các đồng bào vùng cao tặng sách vở, cặp sách,…

Hành động về trách nhiệm xã hội:


Đóng đầy đủ các khoản thuế doanh nghiệp cho nhà nước, tham gia đầy đủ
các loại bảo hiểm, các khoản phúc lợi cho nhân viên,…
Tạo ra sản phẩm sạch, có giá trị tốt cung cấp cho thị trường Việt Nam và
quốc tế,..
Giải quyết công ăn, việc làm cho nhiều người, tạo nguồn thu nhập ổn định
cho họ đóng góp cho gia đình xã hôi,.
( quan trọng)5. Mô tả 3 cấp độ trong mô hình văn hóa của Edgar Schein
cho 1 doanh nghiệp cụ thể ?
Trả lời
Cấp độ một: đây là những quá trình hay cấu trức hữu hình của doanh
nghiệp hay còn gọi là biểu trưng trực quan, được cảm nhận bằng các giác quan.
-Nghi lễ, nghi thức: là một trong những biểu trưng của văn hóa doanh
nghiệp đó là những hoạt động dược lên kế hoạch lỹ lưỡng dưới các hình thức
như sự kiện văn hóa, các buổi lễ nhằm để nhấn mạnh những giá trị riêng của
doanh nghiệp ngoài ra cũng là cơ hội để nhân viên cảm nhận về các sự kiện lớn
của doanh nghiệp
VD: lễ thành lập 10 năm của vinamilk,…
-Biểu tượng, logo: đây là một trong những công cụ để biểu thị đặc trưng
của văn hóa doanh nghiệp và được doanh nghiệp rất chú trọng vì nó tạo nên sự
khác biệt của công ty, nó thẻ hiện được những giá trị chủ đạo mà tổ chức doanh
nghiệp muốn tạo ấn tượng. Đặc biệt hơn là nó giúp nhận diện thương hiệu cực
tốt.
-Ngôn ngữ, khẩu hiệu: đây là một dạng biểu trưng quan trọng được sử dụng
để ảnh hưởng đến văn hóa công ty, sử dụng những câu chữ đặc biệt, bí von để
truyền tải một ý nghĩa cụ thể đến nhân viên của mình, còn khẩu hiệu là cách
diễn đạt cô động lại triết lý hoạt động của một tổ chức.
VD: sinh viên hutech tôn trọng văn hóa xếp hàng

Cấp độ hai: Thường là những giá trị được tuyên bố như: Tầm nhìn sứ
mệnh, Triết lí kinh doanh,Giá trị cốt lỗi,Nhiệm vụ, Chiến lược của doanh
nghiệp.
Tất cả những giá trị trên là kim chỉ nam cho hoạt động của toàn bộ nhân viên
và thường được công bố rộng rãi để mọi thành viên trong công ty cùng thực
hiện
VD: như thế giới di động có chiến lược thu hút khách hàng bằng cách giao
tiếp, thì mọi nhân viên của tgdd điều chào khách hàng bằng thái độ tôn trọng
nhất

Cấp độ ba: cấp độ này là những quan niệm chung như là niềm tin, nhận
thức, suy nghĩ và tình cảm có tính vô thức mặc nhiên được công nhận trọng
doanh nghiệp
Giả định về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên:
Giả định về bản chất con người:
Giả định về mối quan hệ với con người:
Giả định về bản chất của thực tế và chân lý:
Giả định về thời gian: thường sẽ quy định về các chuẩn mực thời gian trong
tổ chức, đi làm lúc mấy giờ, như thế nào là trể, kết thúc có đúng giờ không ,…
VD: như sinh viên hutech học ca 3 là 12h30 đến sau đó là trể giờ học
Giả định về không gian: liên quan đến kiên trúc ngoại thất, trang trí nội thất
của tổ chức phản ánh được phong cách làm việc và địa vị trong công ty
Ví dụ xếp thường được ở 1 phòng riêng có bàn tiếp khách sang trọng,…
6. Đặc trưng cơ bản của VH dịch vụ trong một doanh nghiệp. Ví dụ minh
họa ?
Trả lời:
-Làm hài lòng khách hàng: khi bạn làm dịch vụ việc cơ bản bạn phải biết
đó là làm hài lòng khách hàng vì khách hàng làm nguồn thu chính của công ty,
khách hàng có hài lòng thì họ mới có thể quay lại mua hàng trong nhiều lần
tiêp theo.
VD: tài xế xe ôm công nghệ nói chuyện thân thiện với khách, chở khách an
toàn đúng nơi đến, khách thấy hài lòng thì lần sau sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ
của công ty.
-Công việc nào cũng quan trọng và ý nghĩa hết: xã hội đã phân cấp cho mỗi
người một công việc khác nhau và công việc nào cũng có ý nghĩa và quan trọng
như nhau.
VD: khi so công việc của tài xế gojek và nhân viên văn phòng của gojek
nghe thì có vẻ tài xế không quan trọng bằng nhưng thật sự nếu ko có tài xế thì
sẽ ko có người phục vụ khách hàng còn nếu ko có nhân viên văn phòng thì ko
ai điều tiết chuyến xe cho tài xế hết cho nên công việc của ai cũng ý nghĩa và
quan trong như nhau.
-Thường xuyên học tập, học hỏi kinh nghiệm để trao dồi kiến thức kỹ năng
chuyên môn với xã hội ngày càng hiện đại như hiện nay thì ngành dịch vụ ngày
càng có những bước tiến mới nếu chúng ta ko học tập ko học hỏi kinh nghiệm
sẽ dể bị thục lùi về sau
VD: như những năm trước dịch vụ xe ôm công nghệ còn chưa đến với việt
nam ta, chúng ta thường phải gọi tài xế truyền thống, nhiều khi ko tìm đc tài xế
còn bây giờ chúng ta có thể sử dụng dịch vụ xe ôm bất cứ đâu chỉ cần có điện
thoại kết nối internet.
-Tinh thần tự quản ở trong doanh nghiệp: mình có thể quản lý nhân viên
của mình, mình có kĩ năng làm việc nhóm, mình có khả năng phối hợp với bất
kì nhân viên nào, đối tác nào thật vậy trong môi trường dịch vụ chúng ta phải
thật sự ích ứng được những yếu tố trên bởi có thể có nhiều trường hợp ta ko thể
lường trước được.
VD: ở một nhà hàng tiệc cưới khi lượng khách vào quá đông nhưng lượng
nhan viên phục vụ không đủ chúng ta có thể hợp tác với nhà hàng kế bên để
thuê nhân viên bên họ

7. Đặc trưng cơ bản của văn hóa học tập trong một doanh nghiệp.Ví dụ
minh họa ?
Trả lời
-Học hỏi dựa trên các kinh nghiệm, thường xuyên trao dồi các kiến thức
chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, tham gia các khóa
học ngắn, dài hạn để nâng cao kiến thức hơn nhằm mang lại vốn tri thức cho
chính bản thân mình, giúp hoàn thiện bản thân hơn, thực hiên công việc cũng
dể dàng hơn
VD: học tập các anh chị đi trước cách làm báo cáo công việc, học tập xếp
vấn đề quản lý cấp dưới ,…
-Mạo hiểm, chấp nhận rủi ro để có những trải nghiệm, thử nghiệm, thách
thức bản thân để bản thân có áp lực từ đó có thể rút kinh nghiệm từ những sai
lầm dần dần trở nên tốt đẹp hơn.
VD: phạm nhật vượng mạo hiểm đầu tư vào ngành sản xuât ô tô ban đầu
gặp rất nhiều khó khắn sau đó ông rút kinh nghiệm dần dần và bây giờ công ty
ô tô của ông đang rất thành công.
-Trong công ty phải đầu tư cho các chương trình đào tạo từ cấp lãnh đạo
đến cấp nhân viên phát triển nhân sự cho công ty, để cho mỗi cá nhân trong
công ty điều giỏi và có thể làm việc độc lập được từ đó sản phẩm tạo ra trong
công ty cũng tốt hơn, mọi người làm việc với nhau cũng hiệu quả hơn.
VD: Vinamilk đào tạo nhân viên của họ cách vắt sứa làm sau cho ra sửa
nhiều nhất những ko ảnh hưởng đến sức khỏe bò.
-Tuyển chọn những nhân viên có năng lực về trình độ kỹ năng phẩm chất
phù hợp với công việc để cho họ có thể làm việc một cách tốt nhất giúp họ mau
chóng làm chủ được với công việc và dể dàng truyền đạt kinh nghiệm lại cho
nhân viên kém hơn.
VD: Vinfast thuê các nhân viên vận hành lấp ráp nhiều kinh nghiệm ở nước
ngoài để về làm cho công ty ngoài thực hiện tốt công việc thì cũng có thể cho
các nhân viên việt chúng ta học hỏi.

You might also like