You are on page 1of 6

Họ và tên: Lê Thị Hồng Vân

Ngày sinh: 18/05/1998

Nơi sinh: Bình Định

Bài làm môn NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC

Câu 1: (4.0 điểm) Tự học là gì? Thầy/ cô hãy phân tích những yếu tố tác động tới
việc tự học của sinh viên.

Câu 2: (6.0 điểm) Thày/ cô hãy nêu những thực trạng và đề xuất các giải pháp để
nâng cao chất lượng tự học của sinh viên hiện nay.

Trình bày:

Câu 1:

1.1 Khái niệm tự học:

- Tự học theo nghĩa rộng là quá trình người học tự quyết định việc lựa chọn
mục tiêu học tập, nội dung học tập, cách thức học tập, các hoạt động học tập và các
hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá thích hợp. Từ đó tổ chức, xây dựng,
kiểm tra, kiểm soát tiến trình học tập của cá nhân mình. Nhìn chung, tự học theo
nghĩa này được hiểu là quá trình học tập một cách tự giác, chủ động và độc lập.
- Tự học theo nghĩa hẹp là quá trình học sinh giải quyết các nhiệm vụ học
tập theo yêu cầu của giáo viên mà không giáp mặt thầy (hay, là quá trình học sinh
học tập một cách tự giác, độc lập nhằm giải quyết những nhiệm vụ học tập mà giáo
viên giao cho để về nhà làm.)
Tự học là một bộ phận của việc học tập, là sự nỗ lực của mỗi cá nhân nhằm
đạt đến một mục đích nào đó trên con đường chiếm lĩnh kho tàng tri thức của nhân
loại. Sự nỗ lực của người học bao gồm cả tư duy, trí tuệ, động cơ tâm lí, thái độ
tình cảm
          Tự học là cách học với sự tự giác, tính tích cực và độc lập cao của từng cá
nhân. Kết quả tự học cao hay thấp phụ thuộc vào năng lực của mỗi người.
1.2. Những yếu tố tác động tới việc tự học của sinh viên:

1.2.1 Yếu tố bên trong:

 Nhận thức về mục đích, động cơ học tập


 Vốn tri thức hiện có
 Năng lực trí tuệ và tư duy
 Phương pháp học tập
 Các phẩm chất tâm lí
1.2.2. Yếu tố bên ngoài:
 Nội dung chương trình và phương thức đào tạo
 Phương pháp dạy học của giảng viên
 Giáo trình, tài liệu học tập
 Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc học tập
 Các hoạt động, chính sách liên quan đến vấn đề tự học
 Môi trường gia đình, bạn bè

Câu 2:

2.1. Thực trạng tự học của sinh viên hiện nay: Tôi xin được tình bày theo quan
điểm và quan sát cá nhân.

Nhờ vào sư phát triển của khoa học kĩ thuạt và sự bùng nổ của công nghệ
thông tin, thời đại 4.0, giáo dục toàn câu cho phép tất cả sinh viên đều có thể tự
học một cách hiệu quả, hiệu quả hơn rất nhiều so với thế hệ cha chú 30- 40 năm về
trước. Việc tự học của sinh viên ngày nay có sự giúp sức rất lớn của mạng Internet,
sự ra đời của các trang giáo dục trực tuyến, các ứng dụng tự học ngay trên điện
thoại thông minh. Hầu hết các em đều được bố mẹ trang bị laptop, smartphone có
thể kết nối Internet để tự học mọi lúc mọi nơi một cách dễ dàng nhất. Các em hoàn
toàn có thể ngồi ở nhà và lắng nghe, học tập những chuyên gia hàng đầu thees giới
trong nhiều lĩnh vực. Có thể nói, chưa có thời đại nào trong lịch sử giáo dục mà
học sinh sinh viên lại có nhiều cơ hội tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật toàn
cầu một cách chủ động và hiệu quả như bây giờ.
Thế nhưng, vẫn có rất nhiều những sinh viên lại không biết cách sử dụng
những ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin đó vào việc tự học,
Thay vào đó, các em có thể trả qua hàng giờ hoặc thậm chí là cả ngày để ôm điện
thoại chát chit, xem phim, chơi game. Vì đa số trường ĐH, CĐ baany giờ các em
được học theo hình thức tín chỉ nên các em có rất nhiều thời gian rảnh. Thay vì tự
học theo sự hướng dẫn của giáo viên và sự hỗ trợ của các phương tiện hiện đại, các
em lại lãng phí thời gian của mình vào những việc vô bổ. Vậy nên, chúng ta cần
phải đưa ra những giải pháp cấp bách, hiệu quả, thiết thực để chấm dứt tình trạng
“lấy ổ cắm điện làm tâm, lấy dây sạc điện thoại làm bán kính và quay xung quanh,
lãng phí thời gian tự học vào những việc không đem lại kết quả gì”

2.2. Các giải pháp để nâng cao chất lượng tự học của sinh viên hiện nay.

2.2.1. Đối với giáo viên:

Giáo viên trước hết cần phải hướng dẫn sinh viên tự học. Để giúp sinh viên
có thể tự học khi dạy và học theo cách thức truyền thống thì bản thân giáo viên
phải chú trọng hướng dẫn tự học cho sinh viên. Cụ thể:

- Hướng dẫn cách lập kế hoạch học tập: Giảng viên hướng dẫn sinh viên cách
xác định mục tiêu học tập theo từng bài học, lập thời gian biểu và phương án tự
học theo đặc thù của học phần và quỹ thời gian tự học.

- Hướng dẫn cách nghe giảng và ghi chép theo tinh thần tự học: Giảng viên đổi
mới phương pháp giảng dạy, thiết kế bài giảng với nội dung thiết thực, cập nhật,
gắn với thực tiễn nghề nghiệp; tạo ra các tình huống giả định để sinh viên độc lập
suy nghĩ và đưa ra hướng giải quyết, trình bày và phản biện sắc sảo. Các câu hỏi,
vấn đề đặt ra trong giờ giảng phải có sự chọn lọc kĩ lưỡng, tập trung vào trọng tâm
bài học như một cách phát tín hiệu cho sinh viên xác định nội dung chính. Đối với
các tiết giảng lý thuyết, giảng viên cần thường xuyên đưa vào bài giảng những tình
huống lí thú, những mẩu chuyện sinh động lấy từ thực tế có liên quan trực tiếp đến
lĩnh vực chuyên ngành của từng đối tượng sinh viên để gây sự chú ý cũng như tạo
cảm giác hứng thú cho người học. Sau hoặc trong khi giảng bài có thể yêu cầu SV
tự đặt ra những câu hỏi, tình huống sát với nội dung bài học để thay đổi không khí,
tăng cường sự chú ý của cả lớp.
- Hướng dẫn cách học bài: Dạy sinh viên cách học bài là yếu tố then chốt giải
quyết vấn đề tự học của sinh viên. Giảng viên cần giới thiệu và hướng dẫn sinh
viên tự học theo mô hình các nấc thang nhận thức của Bloom. Tức là học cách
phân tích, tổng hợp, học vận dụng tri thức vào từng tình huống thực tiễn, học nhận
xét đánh giá, so sánh đối chiếu các kiến thức… Bên cạnh đó còn phải rèn luyện
năng lực tư duy logic, tư duy trừu tượng, tư duy sáng tạo để tìm ra những hướng
tiếp cận mới các vấn đề khoa học.

- Hướng dẫn cách nghiên cứu tài liệu: Đối với các nội dung giao cho sinh viên
tự nghiên cứu thì giảng viên phải thiết kế phiếu học tập sát với đề cương học phần,
chi tiết nội dung yêu cầu tự học, tự nghiên cứu và phải hướng dẫn chi tiết cách tra
cứu tài liệu, nguồn tham khảo và hình thức trình bày nội dung tự học. Đồng thời,
giảng viên thường xuyên liên hệ với sinh viên/nhóm sinh viên để theo dõi tự học
và kịp thời hướng dẫn sinh viên khi họ gặp các vướng mắc trong quá trình tự học.

Bước tiếp theo là kiểm soát sự tự học của sinh viên nên được giảng viên thực
hiện dưới nhiều hình thức, tùy thuộc vào thời lượng, nội dung tự học và đặc thù lớp
học. Có thể kể đến các hình thức sau:

Giao phiếu học tập khi kết thúc bài giảng trên lớp, hướng dẫn sinh viên cách
thực hiện tự học, tham khảo tài liệu và quy định hình thức thể hiện nội dung tự
học; Thu phiếu học tập: thu 100% phiếu, đánh giá và nhận xét tại lớp vào đầu giờ
học 3-5 sinh viên; hoặc thu 100% phiếu, đánh giá và nhận xét thực hiện nội dung
tự học vào buổi học sau; hoặc sinh viên gửi email nội dung tự học đến cho giảng
viên.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp, giảng viên cũng như
nhà trường triển khai giảng dạy và hướng dẫn tự học trực tuyến thì việc kiểm soát
tự học, tự nghiên cứu của sinh viên phải có những thay đổi hợp lý.

Ngoài ra, sinh viên còn thực hiện các nội dung tự học dưới dạng tạo ra sản
phẩm, quay video quá trình tự học và giới thiệu sản phẩm tự học nộp cho giảng
viên hoặc thiết kế nội dung tự học bằng Power point, nộp cho giảng viên chấm và
đánh giá.

Nhìn chung, các hình thức kiểm soát trên đã tạo cho sinh viên có ý thức phải
hoàn thành nội dung tự học, dành thời gian để tự học.
Liên hệ thực tiễn và kinh nghiệm bản thân

Theo mình, hướng dẫn sinh viên tự học không có nghĩa là để sinh viên muốn
học sao học và để mặc cho kết quả ra sao thì ra. Việc để cho sinh viên tự học là đề
cao sự tự nghiên cứu, tự mày mò và cố gắng của sinh viên nhưng dưới sự giám sát,
chỉ dẫn và đôi khi là khuôn phép của giáo viên. Lấy ví dụ bản thân, trong thời kì
dịch bệnh hoành hành, hầu như tất cả hoạt động dạy và học đều phải được tổ chức
trực tuyến, điều này rất khó để quản lý bài tập về nhà cũng như việc tự học của các
em. Bản thân là một giảng viên khá có tâm với nghề và không muốn chỉ vào dạy
cho hết giờ, tôi đã đề ra phương án nếu không muốn nói là quy định của cá nhân
tôi đối với những lớp học mà tôi đảm nhận. Vào mỗi tiết học, tôi sẽ liên tục gửi
cho các em những bài tập trình chiếu trên power point đã được chuẩn bị sẵn, tôi
cho thời gian là 15 phút, các em có nhiệm vụ phải hoàn thành bài tập ra giấy, đúng
15 phút sau phải chụp lại và gửi lên group zalo của lớp. Tôi thực hiện việc khóa tin
nhắn, chỉ mở cho phép gửi tin nhắn sau 13 phút. Như vậy các em chỉ có 2 phút để
chụp lại và gửi qua chứ không đủ thời gian để copy bài nhau. Tất nhiên sau 15 phút
thì kết quả cùa các em gửi chậm sẽ không được công nhận. Cuối buổi tổng kết, bạn
nào tham 80% số lượng bài tập thì mới đủ điều kiện để điểm danh buổi học đó. Vì
trường Cao đẳng tôi đang công tác đánh giá rát gắt gao về điểm chuyên cần (Vắng
20% số tiết sẽ bị cấm thi cuối HK) nên các em sinh viên tham gia rất sôi nổi và
nhiệt tình. Việc liên tục tham gia hoạt động để lấy điều kiện điểm danh này làm
các em không thể lơ là được (tình trạng chung của học online là các em để thiết bị
ở đó và đi làm việc khác), các em luôn phải tập trung vì không biết nhiệm vụ sẽ
được giao khi nào. Tôi thực hiện tầm 5- 7 nhiệm vụ mỗi buổi học, hoạt động này
đã mang lại hiệu quả tương tác rất cao, em nào cũng tích cực tham gia. Hơn nữa,
việc yêu cầu các em phải viết ra giấy vì nếu các em có tra mạng, tra sách thì 1 lần
viết ra, các em cũng nhớ 1 lần. 5-7 lần trong một buổi học sẽ giúp các em khắc sâu
kiến thức hơn. Vì có người đã từng nói “tôi nghe- tôi quên, tôi nhìn- tôi nhớ, tôi
làm- tôi hiểu”.

2.2.2. Đối với sinh viên:

- Cần nâng cao tính tự học, giải thích rõ môi trường học tập ở bậc đại học
khác xa với môi trường học tập ở bậc phổ thông trung học. Rèn luyện phương pháp
tự học phải trở thành một mục tiêu học tập của sinh viên. Vai trò quan trọng ở đây
là của Cố vấn học tập, của đoàn thể, của nhà trường và cũng cần nhấn mạnh việc
giáo dục của gia đình.

- Về khối lượng kiến thức học tập ở bậc đại học nhiều hơn so với ở bậc học
phổ thông (ở bậc phổ thông tính ra chỉ bằng nửa học kỳ ở bậc đại học). Chính vì
thế sinh viên không tập luyện tính tự học thì không thể giải quyết một khối lượng
lớn trong học kỳ. Ngoài ra khi sinh viên muốn học thêm ngành 2 cùng lúc thì phải
cân nhắc xem có đủ khả năng học lực, về thời gian học tập, tình hình tài chính,…
Liên quan đến công tác này không thể nhắc đến vai trò của Cố vấn học tập trong
việc phân tích có nên học ngành 2 cùng lúc hoặc tiến hành học ngành 2 ở năm nào
là hợp lý trong quá trình học tập ở bậc đại học.

- Về chất lượng kiến thức: ở bậc đại học không chỉ học sự kiện hay học hiện
tượng, không chỉ học biết, học hiểu và vận dụng mà còn học phân tích, học tổng
hợp, học đánh giá, học tư duy, và nhất là học phương pháp học tập để học biết
được nhiều và có năng lực tự học suốt đời. Việc trang bị phương pháp học tập cho
sinh viên khi mới vào năm thứ nhất ở bậc đại học thật là quan trọng, vai trò này
không ai khác hơn là của nhà trường và trực tiếp là của Khoa quản lý sinh viên.

- Sinh viên cần nắm vững kiến thức của hệ thống phương pháp học tập tích
cực: Trong quá trình học tập, việc xác định mục đích, xây dựng động cơ, lựa chọn
phương pháp, hình thức tự học hợp lý là cần thiết. Song điều quan trọng là sinh
viên phải có hệ thống kỹ năng tự học.

You might also like