You are on page 1of 24

Giới thiệu

Hệ trợ giúp quyết định

HK1, 2021 - 2022

Giới thiệu HK1, 2021 - 2022 1 / 25


Giới thiệu học phần
Tên học phần: Hệ trợ giúp quyết định (Decision
Support Systems)
Số tín chỉ: 2 tín chỉ (15 tiết lý thuyết ≈ 8 buổi + 30
tiết thức hành ≈ 6 buổi)
Giảng viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Email: nthhanh@ctuet.edu.vn
Tài liệu tham khảo:
- Charu C. Aggarwal. 2016. Recommender Systems.
Springer
- Vicki L. Sauter. 2010. Decision Support Systems for
Business Intelligence. John Wiley & Sons, Inc.
- Efraim Turban, Jay E. Aronson, Ting-Peng Liang. 2007.
Decision Support Systems and Intelligent Systems.
Prentice Hall o India.
Giới thiệu HK1, 2021 - 2022 2 / 25
Mục tiêu học phần
Giới thiệu tổng quan về hệ trợ giúp quyết định: kiến
trúc, các thành phần
Cung cấp những khái niệm và mô tả bài toán hệ
thống gợi ý
Giới thiệu một số phương pháp gợi ý cơ bản

Giới thiệu HK1, 2021 - 2022 3 / 25


Đánh giá
Chuyên cần (10%): điểm danh ngẫu nhiên
Bài tập + Thực hành (15%)
Kiểm tra giữa kỳ (15%)
Kiểm tra cuối kỳ (60%): trắc nghiệm

Giới thiệu HK1, 2021 - 2022 4 / 25


Thay đổi môi trường kinh doanh
Các doanh nghiệp đang tích cực chuyển sang việc
đưa máy tính vào hỗ trợ hoạt động của mình ⇒
Giải pháp trí tuệ doanh nghiệp (Business
Intelligence - BI)
Mô hình Áp lực kinh doanh - Phản ứng - Hỗ trợ
(Business Pressures - Responses - Support)
Áp lực kinh doanh: là kết quả của môi trường kinh
doanh cạnh tranh
Phản ứng: chống lại áp lực
Hỗ trợ: để quá trình diễn ra thuận lợi hơn

Giới thiệu HK1, 2021 - 2022 5 / 25


Mô hình Business Pressures - Responses -
Support

Giới thiệu HK1, 2021 - 2022 6 / 25


Ra quyết định quản lý
Quản lý (Management) là tiến trình (process) đạt
được các mục đích của tổ chức bằng cách sử dụng
các nguồn lực
Đầu vào: các nguồn lực (resources)
Đầu ra: đạt được mục tiêu
Thước đo thành công: đầu ra/đầu vào

Quản lý ∼
= Ra quyết định

Ra quyết định (Decision making): chọn giải pháp


tốt nhất từ hai hoặc nhiều lựa chọn.

Giới thiệu HK1, 2021 - 2022 7 / 25


10 Vai trò quản lý theo Mintzberg
Quan hệ con người (Interpersonal)
1 Đại diện (figurehead)
2 Lãnh đạo/Thủ lĩnh (leadership)
3 Liên kết (Liaison)
Truyền thông (Informational)
4 Giám sát (Monitor)
5 Phổ biến (Diseminator)
6 Người phát ngôn (Spokesperson)
Ra quyết định (Decisional)
7 Sáng nghiệp (Entrepreneur)
8 Giải quyết rắc rối (Disturbance handler)
9 Phân bổ nguồn lực (Resource allocator)
10 Đàm phán (Negotiator)

Giới thiệu HK1, 2021 - 2022 8 / 25


Tiến trình ra quyết định (Decision Making
Process)
Các nhà quản lý thường ra quyết định theo bốn bước
(hay còn gọi là phương pháp tiếp cận khoa học)
1 Xác định vấn đề (hoặc cơ hội)
2 Xây dựng mô hình mô tả vấn đề trong thế giới thực
3 Xác định các giải pháp khả thi cho vấn đề được mô
hình hóa và đánh giá các giải pháp
4 So sánh, lựa chọn và đề xuất một giải pháp tiềm
năng cho vấn đề

Giới thiệu HK1, 2021 - 2022 9 / 25


Ứng dụng CNTT trong quá trình ra quyết
định
Hệ thống máy tính hỗ trợ ra quyết định có thể hỗ trợ
thông qua
Tính toán nhanh chóng
Giao tiếp và cộng tác được cải thiện
Tăng năng suất của các thành viên trong nhóm
Cải thiện quản lý dữ liệu
Vượt quá giới hạn nhận thức
Hỗ trợ chất lượng; hỗ trợ sự linh hoạt
Sử dụng web; hỗ trợ mọi lúc, mọi nơi
Giới thiệu HK1, 2021 - 2022 10 / 25
Khung hỗ trợ quyết định

Giới thiệu HK1, 2021 - 2022 11 / 25


Khung hỗ trợ quyết định
Cấp cấu trúc (Simon, 1977)
Cấu trúc cao (highly structured)
Bán cấu trúc (semi-structured)
Phi cấu trúc (highly unstructured)
Loại kiểm soát (Anthony, 1965)
Lập kế hoạch chiến lược (Strategic Planning) (dài
hạn, cấp cao)
Kiểm soát quản lý (Managerial control) (kế hoạch
chiến thuật)
Kiếm soát hoạt động (Operational control)
Giới thiệu HK1, 2021 - 2022 12 / 25
Tiến trình ra quyết định theo Simon

Giới thiệu HK1, 2021 - 2022 13 / 25


Hỗ trợ dựa trên máy tính đối với quyết
định có cấu trúc

Các vấn đề có cấu trúc: gặp lại nhiều lần, mức cấu
trúc cao

Các vấn đề có thể được trừu tượng hóa, phân tích


và phân loại thành các hạng mục (categories) cụ thể

Với mỗi hạng mục, một cách tiếp cận giải pháp
được phát triển ⇒ Khoa học quản lý (Management
Science)

Giới thiệu HK1, 2021 - 2022 14 / 25


Khoa học quản lý
Còn được biết Nghiên cứu hoạt động (Operation
Research)

Khi giải quyết ván đề, các nhà quản lý tuân theo
phương pháp quản lý 05 bước
Xác định vấn đề
Phân loại vấn đề thành một danh mục tiêu chuẩn
Xây dựng mô hình mô tả vấn đề trong thế giới thực
Xác định các giải pháp khả thi cho vấn đề được mô hình
hóa và đánh giá các giải pháp
So sánh, lựa chọn và đề xuất một giải pháp tiềm năng
cho vấn đề

Giới thiệu HK1, 2021 - 2022 15 / 25


Ra quyết định tự động (Automated
Decision Making)
Áp dụng cho các quyết định có cấu trúc cao
Hệ thống quyết định tự động (Automated decision
systems - ADS)
là một hệ thống dựa trên quy tắc cung cấp giải pháp cho
một vấn đề quản lý lặp đi lặp lại trong một lĩnh vực cụ
thể
Ví dụ: hệ thống phê duyệt khoản vay đơn giản
ban đầu xuất hiện trong ngành hàng không được gọi là
hệ thống quản lý doanh thu/lợi nhuận (revenue/yield
management) hoặc tối ưu hóa doanh thu (revenue
optimization)
được thúc đẩy bởi các quy tắc kinh doanh

Giới thiệu HK1, 2021 - 2022 16 / 25


Khung hỗ trợ ra quyết định tự động

Giới thiệu HK1, 2021 - 2022 17 / 25


Hỗ trợ dựa trên máy tính đối với quyết
định phi cấu trúc
Các vấn đề phi cấu trúc chỉ có thể được hỗ trợ một
phần bằng các phương pháp định lượng máy tính
tiêu chuẩn
Chúng thường yêu cầu các giải pháp tùy chỉnh
Các vấn đề này được lợi từ dữ liệu và thông tin
Trực giác và khả năng phán đoán có thể đóng một
vai trò nào đó
Các công nghệ truyền thông và cộng tác trên máy
tính cùng với quản lý tri thức thường được sử dụng
Giới thiệu HK1, 2021 - 2022 18 / 25
Hỗ trợ dựa trên máy tính đối với quyết
định bán cấu trúc
Việc giải quyết các vấn đề bán cấu trúc có thể liên
quan đến sự kết hợp của các quy trình giải pháp
tiêu chuẩn và sự đánh giá của con người
Khoa học quản lý xử lý các phần có cấu trúc trong
khi hệ trợ giúp quyết định xử lý các phần không có
cấu trúc
Với dữ liệu và thông tin thích hợp, một loạt các giải
pháp thay thế, cùng với các tác động tiềm năng
được đưa ra

Giới thiệu HK1, 2021 - 2022 19 / 25


Các khái niệm hệ trợ giúp quyết định
Định nghĩa cổ điển
Gory và Scott-Morton (1971): Các hệ thống tương
tác dựa trên máy tính, giúp người ra quyết định sử
dụng dữ liệu và mô hình để giải quyết các vấn đề
phi cấu trúc.
Keen và Scott-Morton (1978): Hệ thống hỗ trợ
quyết định kết hợp tài nguyên trí tuệ của các cá
nhân với khả năng của máy tính để cải thiện chất
lượng của các quyết định. Nó là một hệ thống hỗ trợ
dựa trên máy tính dành cho những người ra quyết
định quản lý giải quyết các vấn đề phi cấu trúc

Giới thiệu HK1, 2021 - 2022 20 / 25


Các khái niệm hệ trợ giúp quyết định
DSS dùng như một thuật ngữ bao trùm mô tả bất
kỳ hệ thống máy tính nào hỗ trợ việc ra quyết định
trong một tổ chức
Theo nghĩa hẹp, DSS đề cập đến quy trình xây dựng
các ứng dụng tùy chỉnh cho các vấn đề không có
cấu trúc hoặc bán cấu trúc
Kiến trúc DSS bao gồm các thành phần: Dữ liệu
(Data), Mô hình (Model), Tri thức/Trí tuệ
(Knowledge/Intelligence), Giao diện người dùng
(User Interface)

Giới thiệu HK1, 2021 - 2022 21 / 25


Kiến trúc cấp cao của một DSS

Giới thiệu HK1, 2021 - 2022 22 / 25


Lịch sử DSS

Giới thiệu HK1, 2021 - 2022 23 / 25


Phân loại

Nếu dựa trên tiêu chí trợ giúp, DSS được phân thành 5
loại:
DSS hướng truyền thông (communication-driven)
DSS hướng dữ liệu (data-driven)
DSS hướng tài liệu (document-driven)
DSS hướng mô hình (model-driven)
DSS hướng tri thức (knowledge-driven)

Giới thiệu HK1, 2021 - 2022 24 / 25

You might also like