You are on page 1of 9

Trong cuốn BABOK ôn kĩ một số phần sau:

- Business Analyst Core Concept Model


- Elicit Requirements Methods (search cả keyword: Requirements thinhnotes)
- User Stories (search cả keyword: User Story thinhnotes)
- Acceptance Criteria
Tự research:
- Product Life Cycle
- Agile là gì? Scrum là gì? Khi nào dùng Agile?
- Vai trò BA trong Product Life Cycle
Diagrams:
- User Flow
- Activity Diagram

BUSINESS ANALYSIS KEY CONCEPTS


1. Business Analyst Core Concept Model (mô hình BACCM)
Có thể sử dụng để:
- Mô tả các chuyên môn, góc độ khác nhau khi phân tích nghiệp vụ.
- Giao tiếp về các khía cạnh, góc nhìn, vấn đề khác nhau khi phân tích nghiệp vụ
- Đánh giá mối quan hệ giữa các key concepts.
- Đưa ra những phân tích kĩ hơn thông qua đánh giá mối quan hệ giữa 6 key concepts.
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng, sự tác động qua lại và mối liên hệ của 6 key concepts trong
suốt quá trình làm việc.
Gồm 6 nhánh:
- Change: những thay đổi để đáp ứng nhu cầu
- Need: nhu cầu (xác định rõ vấn đề tạo ra nhu cầu)/vấn đề cần thay đổi
- Solution: giải pháp giải quyết đc nhu cầu
- Stakeholder: các bên liên quan: ng bị tác động, ng tác động
- Value: giá trị mang lại (vô hình/hữu hình) có thể giảm chi phí, tăng doanh thu, cải thiện
workspace, employment management, cải thiện danh tiếng cty, tinh thần làm việc cho nhân
viên,…
- Context: hoàn cảnh: tất cả những gì liên quan tới sự thay đổi (thái độ, hành vi, văn hóa, địa
lý, ngôn ngữ, cơ sở hạ tầng, sản phẩm,…)

2. Thuật ngữ:
- Business Analysis: the practice of enabling change in an enterprise by defining needs and
recommending solutions that deliver value to stakeholders. (phương pháp tạo điều kiện cho
sự thay đổi trong doanh nghiệp bằng cách xác định nhu cầu và đề xuất các giải pháp mang
lại giá trị cho các bên liên quan)
- Business Analysis Information: những thông tin liên quan đến phân tích, chuyển đổi, báo
cáo hoặc bất kì thông tin nào trong quá trình làm việc của BA.
- Design: bản mô tả giải pháp, tập trung vào giá trị mà giải pháp có thể đem lại.
- Enterprise: Doanh nghiệp là một hệ thống gồm một hoặc nhiều tổ chức và các giải pháp mà
họ sử dụng để theo đuổi một tập hợp các mục tiêu chung. Các giải pháp này (còn được gọi là
khả năng tổ chức) có thể là các quy trình, công cụ hoặc thông tin. Với mục đích phân tích
hoạt động kinh doanh, ranh giới doanh nghiệp có thể được xác định liên quan đến sự thay
đổi và không cần bị ràng buộc bởi ranh giới của một pháp nhân, tổ chức hoặc đơn vị tổ
chức. Một doanh nghiệp có thể bao gồm bất kỳ số lượng doanh nghiệp, chính phủ hoặc bất
kỳ loại hình tổ chức nào khác.
- Organization: 1 nhóm người tự quản dưới sự quản lý của một cá nhân hoặc hội đồng quản
trị, hoạt động hướng tới các mục tiêu và mục tiêu chung. Các tổ chức thường có ranh giới
xác định rõ ràng và hoạt động liên tục, trái ngược với nhóm sáng kiến hoặc dự án, nhóm này
có thể bị giải tán sau khi đạt được mục tiêu.
- Plan: kế hoạch là một đề xuất để thực hiện hoặc đạt được điều gì đó. Kế hoạch mô tả một
tập hợp các sự kiện, sự phụ thuộc giữa các sự kiện, trình tự dự kiến, lịch trình, kết quả, vật
liệu và nguồn lực cần thiết, và các bên liên quan.
- Requirement: bản mô tả những yêu cầu/nhu cầu của khách hàng để giải quyết vấn đề
- Risk: rủi ro (xác định, đánh giá rủi ro và đưa ra biện pháp đối phó rủi ro: tránh rủi ro hoàn
toàn bằng cách không sử dụng phương án ngay từ đầu, giảm thiểu rủi ro bằng cách chia sẻ
với các bên khác hoặc chấp nhận rủi ro để đạt đc mục đích lớn hơn…)

3. Phân loại requirements:


- Business requirements: yêu cầu về mặt nghiệp vụ
- Stakeholder requirements: yêu cầu của khách hàng
- Solution requirements: yêu cầu về mặt giải pháp (tính khả thi? giá trị mang lại? có đáp ứng
nhu cầu của khách hàng không?)
+ functional requirements (IT BA)
+ non-functional requirements
- Transition requirements: những yêu cầu mà giải pháp cần có để chuyển đổi từ trạng thái này
sang trạng thái khác (vd: chuyển đổi số, tái cơ cấu doanh nghiệp, sáp nhập,… BA tư vấn
chiến lược, thường dùng ở các cty product)
- Stakeholders: các bên liên quan (BA, customer, project manager, tester, regulator, sponsor,
…)
- Business Analyst
- Customer: khách hàng, những người sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp
- Domain subject matter expert: chuyên gia về một lĩnh vực nào đó, tư vấn chuyên môn về
nghiệp vụ.
- End user: người dùng cuối, tất cả các bên liên quan tương tác trực tiếp với giải pháp
- Implementation subject matter expert: chuyên gia về vấn đề triển khai là bất kỳ bên liên
quan nào có kiến thức chuyên môn về việc thực hiện một hoặc nhiều thành phần giải pháp.
(vd những người phân tích chuyên môn về UI/UX, thiết kế cơ sở dữ liệu,…)
- Operational support: hỗ trợ vận hành
- Project manager: người quản trị dự án, phân phối nguồn lực, thời gian, chi phí,..
- Regulator: các cơ quan quản lý chịu trách nhiệm về việc xác định và thực thi các tiêu chuẩn.
Các cơ quan quản lý có thể áp đặt các tiêu chuẩn về giải pháp thông qua pháp luật, tiêu
chuẩn quản trị công ty, tiêu chuẩn kiểm toán... (chính phủ, cơ quan kiểm toán,…)
- Sponsor: các nhà tài trợ xác định yêu cầu nghiệp vụ và phát triển một giải pháp đáp ứng yêu
cầu đó. Họ ủy quyền công việc thực hiện, kiểm soát ngân sách và phạm vi cho giải pháp, vai
trò khác là điều hành và tài trợ dự án.
- Supplier: nhà cung cấp vật liệu, nhân lực, thiết bị,…
- Tester: kiểm thử chất lượng của giải pháp

BUSINESS ANALYSIS PLANNING AND MONITORING


The BACCM in Planning and Monitoring
(mô hình BACCM áp dụng trong quá trình lập kế hoạch và giám sát)
- Change: xác định giải pháp sẽ đem lại hiệu quả như thế nào
- Need: chọn phương pháp tiếp cận tốt nhất để có thể tạo ra sự thay đổi hiệu quả
- Solution: đánh giá trong quá trình lên kế hoạch phải đảm bảo đưa ra giải pháp tốt nhất, giải
pháp được đưa ra dựa vào tiêu chí nào? Lên kế hoạch theo dõi, đánh giá giải pháp
- Stakeholder: phân tích yêu cầu của các bên liên quan, đảm bảo các hoạt động lập kế hoạch
và quản lý phản ánh đúng nhu cầu của các bên liên quan và kết hợp hài hòa, thỏa mãn các
yêu cầu khác nhau
- Value: xác định kết quả đầu ra, hiệu quả của giải pháp, sẽ đem lại giá trị gì cho khách hàng
- Context: chắc chắn xác định rõ đang làm gì, công việc như thế nào, hoàn cảnh làm việc,…
để đảm bảo không lạc đề, hiểu sai yêu cầu của khách hàng.

Trước khi bắt đầu làm gì cũng cần lập kế hoạch, lộ trình cụ thể, rõ ràng.
Khi làm IT BA, trước khi bắt đầu 1 dự án cần lên kế hoạch, lập team như nào, phương pháp tiếp
cận dự án, cần dùng công cụ gì, cần tài liệu gì,…
Đối với non-IT BA, trước khi bắt đầu làm việc với một đối tượng nào đó, vd là 1 cty thì cần xác
định cty đó làm về lĩnh vực gì, hoàn cảnh cty đó hiện tại ra sao, gặp những vấn đề gì, cty có
mong muốn nhu cầu gì?...

Business Analysis Planning and Monitoring Input/Output Diagram


(Sơ đồ đầu vào/đầu ra của quá trình lập kế hoạch và giám sát)
- Input: yêu cầu và hiệu suất đầu ra
- Tasks: xác định phương pháp tiếp cận vấn đề, sự tham gia của các bên liên quan, quản trị dự
án (yêu cầu, tiến độ, rủi ro, nhân lực, thời gian,…), quản trị về mặt thông tin, xác định và cải
thiện hiệu suất của giải pháp.
- Output: các phương pháp thực hiện để hoàn thành các tasks nêu trên.

1. Plan Business Analysis Approach: cách lên kế hoạch tiếp cận vấn đề
- Mục đích: xác định phương pháp tiếp cận thích hợp để tiến hành các hoạt động phân tích
nghiệp vụ.
- Nghĩa là lập 1 bảng kế hoạch, xác định 1 phương pháp tổng thể sẽ sử dụng trong suốt quá
trình thực hiện công việc, xác định cách thức và thời gian thực hiện cũng như hiệu suất đầu
ra. Đồng thời xác định các kĩ thuật sẽ sử dụng. Trong quá trình làm việc cần tuân thủ theo
những tiêu chuẩn nhất định (vd có những tiêu chuẩn về quản trị chất lượng, tiêu chuẩn về
bảo mật, về mặt quản lý) để đảm bảo chất lượng công việc.
Tuy nhiên trong trường hợp không có tiêu chuẩn nào cả, BA cần làm việc với các bên liên
quan để đưa ra những tiêu chuẩn nhất định để xác định cách thức hoàn thành công việc.
Phương pháp phân tích nghiệp vụ nên:
+ khớp với mục tiêu tổng thể của sự thay đổi (nghĩa là các kế hoạch, hoạt động phân tích,..
đi đúng hướng, khớp với các yêu cầu của sự thay đổi)
+ sắp xếp, định vị công việc, hiệu suất đầu ra 1 cách hoàn chỉnh, có thứ tự rõ ràng
+ bao quát được các đầu việc để có thể quản trị bất kì rủi ro nào gây giảm thiểu chất lượng
của hiệu suất đầu ra hoặc gây ảnh hưởng tới hiệu quả công việc
+ tận dụng, nâng cấp các phương pháp hoặc các kĩ thuật, công cụ đã sử dụng tốt trước đó
- Đầu vào: xác định vấn đề hoặc cơ hội mà khách hàng phải đối mặt.
- Các thành phần/yếu tố liên quan:
+ Phương pháp lập kế hoạch: phương pháp dự đoán và phương pháp thích ứng (predictive
approach and adaptive approach)
+ Hình thức và mức độ chi tiết của các phương pháp tiếp cận:

Phương thức tiếp cận


Dự đoán Thích nghi
Xác định trước khi thực Xác định trong các lần Xác định giải pháp
hiện để tối đa hóa khả vde lặp đi lặp lại để đi đến
năng kiểm soát và giảm giải pháp tốt nhất hoặc cải
thiểu rủi ro thiện giải pháp hiện có
Formal - thông tin được Informal - thông tin được Hình thức
tổng hợp trong văn bản thu thập thông qua sự
chuẩn hóa. tương tác và phản hồi.
Các đầu việc được xác Các công việc phát sinh Công việc
định trước và sau đó chiavà được xác định sau mỗi
thành các công việc nhỏ. lần vấn đề xuất hiện lặp đi
lặp lại
Các nhiệm vụ được thực Các nhiệm vụ được thực Thời gian
hiện theo từng giai đoạn hiện lặp đi lặp lại.
cụ thể
Những lưu ý: sự thay đổi mang tính phức tạp, nhiều rủi ro, các cty đa quốc gia yêu cầu quá
trình phê duyệt, đánh giá phức tạp, những nguồn lực thuê ngoài -> phụ thuộc nhiều, nhân
viên thiếu kinh nghiệm, thông tin phân tích nghiệp vụ phải được duy trì lâu dài hoặc được
bàn giao để sử dụng cho các sáng kiến trong tương lai…

2. Plan Stakeholder Engagement: lập kế hoạch về sự tham gia hợp tác cho các bên liên quan
- Mục đích: thành lập và duy trì mối quan hệ làm việc hiệu quả với các bên liên quan.
- Nghĩa là lập kế hoạch tham gia của các bên liên quan, phân tích kĩ lưỡng các đặc điểm của
các bên liên quan, từ đó xác định phương thức cộng tác với các bên liên quan, lập ra kế
hoạch làm việc phù hợp nhất: xem xét vấn đề 1 cách đa chiều, xử lí rủi ro ở nhiều khía cạnh
khác nhau. (dựa theo context)
Mỗi hoàn cảnh (context) khác nhau sẽ có những bên liên quan khác nhau (xét mô hình
BACCM kĩ lưỡng bởi các key concepts đều có mối tương quan)
- Đầu vào:
+ Needs: nhu cầu nghiệp vụ của các bộ phận của 1 tổ chức, mỗi bộ phận sẽ có nhu cầu
nghiệp vụ khác nhau
+ Phương thức tiếp cận: kết hợp phương pháp tiếp cận vào việc vào các phương pháp phân
tích, cộng tác và giao tiếp với các bên liên quan => đảm bảo tính nhất quán.
- Các yếu tố liên quan:
+ Phân tích các bên liên quan: xác định các bên liên quan bằng cách xem xét những người bị
tác động trực tiếp hay gián tiếp bởi sự thay đổi và thực hiện phân tích đặc điểm của họ. =>
hiểu đc nhu cầu, mong muốn của các bên liên quan.
Cách xác định các bên liên quan: xem sơ đồ tổ chức => xác định các khối phòng ban và
chức năng tương ứng; xác định các nhà tài trợ (khách hàng cũng là 1 dạng sponsor), các bên
liên quan ngoài tổ chức có thể xác định thông qua hợp đồng, nhà cung cấp dịch vụ, các đối
tượng có mối quan hệ với tổ chức, các cơ quan quản lí, cơ quan nhà nước có ảnh hưởng, cổ
đông, các nhà cung cấp cũng đc xem xét khi tìm kiếm các bên liên quan ngoài tổ chức.
+ Vai trò: để hiểu đc vị trí, cách thức mà các bên liên quan đóng góp vào các sáng kiến, vào
luồng công việc, hiểu rõ vai trò của các bên liên quan đối với từng vị trí, từng công việc
trong dự án.
+ Thái độ làm việc, mức độ hợp tác của các bên liên quan: cần lập kế hoạch giao tiếp, sử
dụng thời gian 1 cách có hiệu quả đối với các đối tượng khác nhau; khả năng teamwork của
các thành viên trong dự án. Đôi khi các bên liên quan cảm thấy họ không liên quan đến vấn
đề, BA có trách nhiệm giải thích rõ ràng giá trị của các bên liên quan trong 1 dự án, trau dồi
quan hệ giữa các bên để thúc đẩy trao đổi, hợp tác suôn sẻ.
+ Thẩm quyền đưa ra quyết định: xác định cấp độ quyền hạn của bên liên quan có đối với
từng hoạt động trong công việc phân tích => tránh trường hợp lấn sân, tránh tạo mâu thuẫn
trong quá trình làm việc, đảm bảo khi có bất kỳ sự cố nào xảy ra cũng sẽ có đc thẩm quyền
quyết định chính xác.
+ Cấp độ quyền lực và mức độ ảnh hưởng: hiểu rõ quyền lực và mức độ ảnh hưởng của các
bên liên quan (vd: quyền quyết định)
+ Xác định mức độ hợp tác của các bên liên quan: xác định mục tiêu cần hợp tác, phương
pháp làm việc, tần suất và thời gian hợp tác (hợp tác tức thời hoặc lâu dài), địa điểm hợp tác
(có thể khác thành phố => cần có kế hoạch hợp tác cụ thể)…
+ Nhu cầu giao tiếp của các bên liên quan: những gì cần truyền đạt, phương thức trao đổi
(văn bản, lời nói,…), vị trí của các bên liên quan (cần công cụ để giao tiếp hiệu quả), trong
trường hợp phải bảo mật thông tin,…
- Đầu ra: danh sách các bên liên quan và vai trò tương ứng, trách nhiệm của các bên liên quan
đối với công việc và đối với sự thay đổi, phương pháp cộng tác, phương pháp giao tiếp của
BA với các bên liên quan.

3. Plan Business Analysis Governance: quản trị dự án


- Mục đích: xác định cách thức đưa ra các quyết định về các yêu cầu và giải pháp
- Quy trình quản trị phải làm rõ mọi thông tin trong đó, xác định người đưa ra quyết định và
bao gồm những thông tin cần đưa ra quyết định, mô tả cách thức thực hiện các phê duyệt và
quyết định ưu tiên đối vói các yêu cầu và giải pháp.
Khi hoạch định kế hoạch quản trị, BA cần làm rõ những nội dung sau:
+ cách tiếp cận và đặt thứ tự ưu tiên
+ xác định quy trình khi muốn đề xuất ý kiến, thay đổi
+ xác định người có thẩm quyền và trách nhiệm khi đề xuất thay đổi và xác định những bên
liên quan khi thảo luận về sự thay đổi
+ ai có trách nhiệm phân tích những yêu cầu của sự thay đổi
+ ai có thẩm quyền phê duyệt
+ cách thức ghi chép sự thay đổi và cách truyền đạt
- Đầu vào:
+ Business Analysis Approach: phương thức tiếp cận
+ Stakeholder Engagement Approach: xác định các bên liên quan
- Các yếu tố liên quan:
+ Decision Making: việc đưa ra quyết định diễn ra trong suốt quá trình đưa ra sáng kiến.
Các bên liên quan sẽ đóng các vai trò khác nhau trong quá trình đưa ra quyết định (vd:
người tham gia thảo luận, các chuyên gia, người phê duyệt quyết định). => xác định người
đưa ra quyết định khi mọi người không đạt được sự đồng thuận.
+ Quy trình kiểm soát sự thay đổi:
Xác định quy trình đề xuất thay đổi
Xác định các yếu tố của yêu cầu thay đổi (dự trù kinh phí, thời gian, giá trị đem lại, rủi ro,
thứ tự ưu tiên,…)
Xác định thứ tự ưu tiên của sự thay đổi
Xác định cách thức ghi chép
Xác định cách thức truyền đạt
Xác định người chịu trách nhiệm phân tích sự thay đổi
Xác định người phê duyệt
+ Lập kế hoạch thứ tự ưu tiên
+ Lập kế hoạch phê duyệt (thời gian phê duyệt, tiến độ phê duyệt, các đầu mục cần phê
duyệt, xác định ai là người phê duyệt, nắm được lịch trình của các sự kiện liên quan diễn ra,
…)
- Đầu ra: xác định đc trách nhiệm và quyền hạn của các bên liên quan trong quá trình BA đưa
ra các phân tích và sáng kiến.
4. Plan Business Analysis Information Management: lập kế hoạch quản trị thông tin phân tích
nghiệp vụ
- Mục đích: phát triển phương thức tiếp cận với cách thông tin phân tích được lưu trữ và truy
cập.
- Các thông tin ở đây bao gồm các thông tin mà BA thu thập, phân tích, biên dịch, truyền đạt,
sử dụng trong quá trình làm việc; thông tin do các bên liên quan cung cấp;… rất nhiều
nguồn thông tin khác nhau. => phải có kế hoạch quản lý, có sự thống nhất giữa các bên liên
quan tránh trường hợp mỗi người hiểu 1 ý khác nhau…
- Đầu vào:
+ Business Analysis Approach: phương thức tiếp cận phân tích nghiệp vụ => đảm bảo tính
nhất quán giữa các phương pháp tiếp cận.
+ Stakeholder Engagement Approach: quản trị thông tin từ các bên liên quan
+ Governannce Approach: phương pháp quản trị chung
- Các yếu tố liên quan:
+ Organization of Business Analysis Information: Cách tổ chức thông tin liên quan đến BA:
về mặt truy cập, sử dụng thông tin, không để trùng lặp thông tin => thông tin được sắp xếp
rõ ràng, cụ thể, có mối liên quan chặt chẽ.
+ Level of Abstraction: mức độ trừu tượng: mô tả độ rộng và độ sâu của thông tin được
cung cấp; phải xem xét mức độ thông tin mà các bên liên quan yêu cầu.
+ Plan Traceability Approach: cách theo dõi tiến độ bao gồm các yếu tố: mức độ phức tạp
của các domain khác nhau; số lượng yêu cầu được đề ra, rủi ro liên quan đến yêu cầu; tiêu
chuẩn tổ chức thông tin; hiểu biết về giá cả và lợi ích của việc theo dõi tiến độ.
+ Plan for Requirements Reuse: lập kế hoạch sử dụng lại các yêu cầu: giúp tiết kiệm thời
gian, công sức và chi phí (miễn là các yêu cầu này đc sắp xếp và lưu trữ có hệ thống cho
việc tái sử dụng).
+ Storage and Access: Lưu trữ và truy cập thông tin
+ Requirements Attributes: thuộc tính yêu cầu
- Đầu ra: xác định được phương pháp tiếp cận quản lý thông tin: cách lưu trữ, truy cập, sử
dụng thông tin trong quá trình làm việc.

5. Identify Business Analysis Performance Improvements: xác định phương pháp cải thiện
hiệu suất.
- Mục đích: đánh giá hiệu suất công việc phân tích và lên kế hoạch cải thiện khi cần thiết.
- Đầu vào:
+ Performance Objectives (external): mục tiêu hoạt động (kết quả hoạt động mong muốn,
goals, KPI,…)
+ Business Analysis Approach: phương pháp tiếp cận
- Các yếu tố liên quan:
+ Performance Analysis: phân tích hiệu suất: đối với IT BA có các báo cáo hiệu suất, báo
cáo liên quan đến khối lượng công việc, thời gian hoàn thành công việc, khả năng hoạt động
của hệ thống, tần suất xảy ra lỗi,… Đối với non-IT BA thì có các báo cáo hoạt động kinh
doanh, sử dụng nguồn lực,…
+ Assessment Measures: các biện pháp đánh giá:
Accuracy and Completeness: sự chính xác trong quá trình làm việc.
Knowledge: đánh giá khả năng, kĩ năng và kinh nghiệm làm việc của BA.
Effectiveness: sản phẩm đầu ra có hiệu quả, dễ sử dụng không?
Organizatinal Support: có đủ nguồn lực sẵn có để phục vụ công việc không?
Significance: xem xét lợi ích thu được từ sản phẩm, xem xét về thời gian, chi phí, nguồn
lực có đáng để đầu tư cho sản phẩm không?
Strategy: xem xét các mục tiêu kinh doanh đã đc đáp ứng chưa? Các vấn đề đã đc giải
quyết chưa? Đạt được những cải thiện, tiến bộ nào không?
Timeliness: đánh giá các công việc BA có đáp ứng đúng thời hạn được giao không?
+ Analyze Results: phân tích kết quả: hiệu suất được đánh giá bởi các bên liên quan.
+ Recommend Actions for Improvement: đề xuất cải tiến:
Presentive: phòng ngừa
Corrective: khắc phục
Improvement: cải thiện

ELICITATION AND COLLABORATION


1. Prepare for Elicitation
2. Conduct Elicitation
3. Confirm Elicitation Results
4. Communicate Businees Analysis Information
5. Manage Stakeholder Collaboration

The Core Concept Model in Elicitation and Collaboration


- Change: sử dụng nhiều kĩ thuật khơi gợi khác nhau để xác định đặc điểm của sự thay đổi
mà các bên liên quan quan tâm/lo ngại.
- Need: khơi gợi, xác nhận, truyền đạt nhu cầu và hỗ trợ thông tin trong quá trình làm vc. Vì
việc khơi gợi thông tin là quá trình lặp đi lặp lại và gia tăng, quá trình thấu hiểu nhu cầu
cũng phát triển theo thời gian.
- Solution: khơi gợi, xác nhận, truyền đạt các tài liệu cần thiết hoặc mong muốn đối với các
giải pháp đc đề xuất.
- Stakeholder: quản lý sự phối hợp của các bên liên quan trong quá trình phân tích nghiệp
vụ. Các bên liên quan có thể đảm nhận vai trò khác nhau ở những thời điểm khác nhau trong
quá trình thay đổi.
- Value: phối hợp với các bên liên quan đánh giá giá trị của thông tin có được qua quá trình
khơi gợi, và áp dụng các kĩ thuật để xác nhận và truyền đạt những giá trị đó.
- Context: áp dụng các kĩ thuật để xác định thông tin phân tích nghiệp về hoàn cảnh/bối cảnh
có ảnh hưởng như thế nào đối với sự thay đổi.

1. Prepare for Elicitaion


- Mục đích: hiểu đc phạm vi của các hoạt động khơi gợi, lựa chọn các kĩ thuật/phương pháp
phù hợp, lên kế hoạch để thu đc vật liệu/nguồn lực hỗ trợ cần thiết.
- Đầu vào:
Needs (nhu cầu)
Stakeholder Engagement Approach (phương pháp tiếp cận các bên liên quan).
- Các yếu tố liên quan:
+ Understand the Scope of Elicitation: hiểu phạm vi của quá trình khơi gợi (lĩnh vực/ngành
nghề, văn hóa doanh nghiệp, vị trí của doanh nghiệp, đầu ra dự kiến, kĩ năng của BA, chiến
lược/giải pháp tiếp cận, nguồn thông tin khả dụng,…)
+ Select Elicitation Techniques: lựa chọn phương pháp/kĩ thuật khơi gợi:

You might also like