You are on page 1of 15

1

MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................................. 1

TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ ......................................... 2

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH VÀ GIẢI THÍCH CÁC BƯỚC ......................................................... 3

MỘT SỐ CHỨNG TỪ CẦN THIẾT VÀ LƯU Ý CHO NGƯỜI XUẤT KHẤU............... 6

Một số loại chứng từ cần thiết ..................................................................................... 6

Một số lưu ý đối với người xuất khẩu khi thực hiện thanh toán bằng tín dụng chứng
từ ..................................................................................................................................... 7

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 14

Nhóm 4 – Lớp 43K01.3


2

TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN


1 DỤNG CHỨNG TỪ

 Thư tín dụng là một văn bản pháp lý được phát hành bởi một tổ chức tài chính (thông
thường là ngân hàng), nhằm cung cấp một sự bảo đảm trả tiền cho một người thụ
hưởng trên cơ sở người thụ hưởng phải đáp ứng các điều khoản trong tín dụng thư.

 Các bên tham gia phương thức tín dụng chứng từ:
 Người yêu cầu mở thư tín dụng (Applicant): người nhập khẩu, người gửi yêu cầu
mở L/C cho ngân hàng nước xuất khẩu, hay ngân hàng phát hành
 Người thụ hưởng (Beneficiary): người xuất khẩu, đồng thời là người yêu cầu
người nhập khẩu mở L/C
 Ngân hàng phát hành (Issuing bank): ngân hàng của bên người nhập khẩu, chịu
trách nhiệm phát hành L/C
 Ngân hàng thông báo (Advising bank): ngân hàng của bên người xuất khẩu, chịu
trách nhiệm thông báo cho người thụ hưởng theo yêu cầu của ngân hàng phát
hành, được người thụ hưởng chỉ định. Nếu cả người xuất khẩu và nhập khẩu
không chỉ định thì ngân hàng thông báo sẽ được chọn bởi ngân hàng phát hành.
 Ngân hàng xác nhận (Confirming bank): chịu trách nhiệm bổ sung sự xác nhận
của mình vào L/C, theo yêu cầu hoặc sự ủy quyền của ngân hàng phát hành và
theo yêu cầu của người xuất khẩu, trong trường hợp người xuất khẩu không tin
tưởng vào uy tín của ngân hàng phát hành
 Ngân hàng được chỉ định (Nominated bank): được ngân hàng phát hành chỉ định
làm một công việc cụ thể nào đó, thường là thương lượng chiết khấu hoặc thanh
toán bộ chứng từ.

Nhóm 4 – Lớp 43K01.3


3

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH VÀ GIẢI THÍCH CÁC BƯỚC


2

Nhóm 4 – Lớp 43K01.3


4

Bước 0. Đầu tiên, người xuất khẩu xử lý mong muốn đặt hàng của nhà nhập khẩu, dựa vào
đó gửi báo giá cho người nhập khẩu và hai bên thương lượng, đàm phán và trao đổi
thông tin thêm về giao dịch mua bán ngoại thương của mình.
Bước 1. Hai bên chính thức ký kết hợp đồng ngoại thương với nhau. Trong hợp đồng, người
xuất khẩu và người nhập khẩu phải chấp nhận phương thức thanh toán tín dụng chứng
từ. Ngoài ra hợp đồng cũng quy định rõ các yêu cầu trong L/C nhưng không nhất
thiết L/C phải giống hợp đồng ngoại thương về mọi quy định mà đây là 2 loại giấy
tờ riêng biệt và không ràng buộc nhau.
Bước 2. Sau khi nhận thông báo rằng L/C đã được mở ở ngân hàng phát hành,
 nếu người xuất khẩu đồng ý rằng nội dung L/C phù hợp với nội dung trong hợp
đồng, và đồng ý với các điều khoản: thời hạn hết hiệu lực L/C, thời hạn giao
hàng, điều khoản hàng hóa, giao nhận,… thì sẽ tiến hành sản xuất/lấy hàng.
 hoặc nếu không đồng ý sẽ yêu cầu người nhập khẩu chỉnh sửa đúng theo ý mình
rồi mới tiến hành sản xuất/tập hợp hàng hóa.
Người xuất khẩu cũng sẽ được nhận nguyên trạng L/C đúng với hình thức phát hành
của ngân hàng phát hành:
 Nếu ngân hàng phát hành bằng thư, người nhập khẩu sẽ được nhận bản gốc có
chữ ký xác nhận của người đề nghị mở L/C và ngân hàng
 Nếu ngân hàng phát hành bằng điện (Telex hoặc SWIFT), người nhập khẩu sẽ
nhận điện tín tương ứng đã được mã hóa
Bước 3. Nhà sản xuất tiến hành sản xuất/lấy hàng hóa dựa theo số lượng, mẫu mã, loại sản
phẩm,… mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng thương mại.
Bước 4. Nhà xuất khẩu xin các giấy tờ và chứng từ khác liên quan cần thiết có trong bộ chứng
từ: giấy chứng nhận xuất xứ Certificate of Origin, chứng nhận kiểm định chất
lượng,… dựa vào lô hàng vừa mới được sản xuất.
Bước 5. Tùy theo điều kiện Incoterms mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng mà nhà xuất
khẩu sẽ là bên mua và thanh toán phí bảo hiểm cho đơn hàng của mình hay không.
Bước 6. Nhà xuất khẩu chuyển giao hàng hóa cho đơn vị vận chuyển và nhận lại vận đơn giao
hàng được người vận chuyển ký phát như một bằng chứng của việc mình đã giao
hàng thành công. Tùy theo điều kiện Incoterms mà hai bên thỏa thuận mà nhà xuất
khẩu sẽ chịu trách nhiệm thuê phương tiện vận tải.

Nhóm 4 – Lớp 43K01.3


5

Bước 7. Sau khi chuyển giao hàng hoá, nhà xuất khẩu tiến hành lập bộ chứng từ thanh toán
theo quy định của UCP và ISBP bao gồm: chứng từ thương mại (hóa đơn, packing
list,…), chứng từ tài chính (hối phiếu), chứng từ bảo hiểm, chứng từ vận tải,… đã
nhận ở bước 4, 5 và 6; và gửi đến ngân hàng thông báo (hoặc ngân hàng chỉ định/ngân
hàng phát hành) ở nước người bán để thuận tiện cho việc làm thủ tục và cũng tiết
kiệm thời gian, chi phí.
 Nếu các ngân hàng nêu trên kiểm tra mà thấy chưa phù hợp thì người nhập khẩu
sẽ nhận lại thông báo kết quả kiểm tra, phải sửa đổi hoặc bổ sung chứng từ.
 Nhưng nếu sai sót được cả hai bên và ngân hàng chấp nhận thì người xuất khẩu
sẽ không phải chỉnh sửa.
Do đó, trong một số trường hợp, người xuất khẩu sẽ gửi một bản nháp/scan của bộ
chứng từ qua email cho người nhập khẩu trước. Nếu có sai sót, người xuất khẩu sẽ
chỉnh sửa ngay và tránh được khiếu nại phức tạp sau này.
Bước 8. Ngay khi bộ chứng từ được chấp nhận, người nhập khẩu sẽ được:
 thanh toán (đối với L/C trả ngay)
 hoặc cam kết thanh toán và nhận hối phiếu được ký chấp nhận (đối với L/C trả
sau)
bởi một trong các đơn vị sau:
 ngân hàng thông báo/ngân hàng chỉ định ở nước người bán
 nếu ngân hàng thông báo/ngân hàng chỉ định được chỉ định nhưng không đồng ý
thanh toán thì họ sẽ gửi chứng từ cho ngân hàng phát hành ở nước người mua/ngân
hàng xác nhận. Nếu các đơn vị này chấp nhận là chứng từ hợp lệ thì họ sẽ thực
hiện nghĩa vụ thanh toán.
Bước 9. Cuối cùng, người nhập khẩu chịu trách nhiệm trả các khoản phí cho ngân hàng bao
gồm: phí thông báo thư tín dụng, phí chỉnh sửa thư tín dụng, phí chiết khấu bộ chứng
từ, phí kiểm tra bộ chứng từ…
 Nếu ngân hàng thông báo xác nhận chứng từ hợp lệ, nhưng ngân hàng phát hành
lại không chấp nhận chứng từ, thì người nhập khẩu và ngân hàng thông báo phải
thỏa thuận với nhau về việc chia sẻ chi phí sửa đổi chứng từ.
 Nếu các ngân hàng không chấp nhận chứng từ và gửi trả lại cho người xuất khẩu,
người xuất khẩu vẫn phải chịu phí kiểm tra chứng từ.

Nhóm 4 – Lớp 43K01.3


6

3 MỘT SỐ CHỨNG TỪ CẦN THIẾT


VÀ LƯU Ý CHO NGƯỜI XUẤT KHẤU

Một số loại chứng từ cần thiết


a) Hoá đơn thương mại – Chứng từ vận tải theo phương thức thanh toán L/C quan trọng.
 Trong một bộ chứng từ vận tải theo phương thức thanh toán L/C, hóa đơn thương mại
là bắt buộc.
 Số bản gốc, copy xuất trình phải đúng số bản L/C yêu cầu. Nếu không có quy định cụ
thể, phải xuất trình tối thiểu một bản gốc.
b) Packing List
 Số bản gốc, bản sao xuất trình phải đúng số bản L/C yêu cầu. Nếu không có quy định
cụ thể, phải xuất trình tối thiểu một bản gốc.
c) Vận đơn
 Vận đơn là do hãng tàu phát hành theo nội dung mà người bán gửi cho họ, do vậy ngay
từ lúc gửi Chi tiết B/L (S/I), người bán đã phải lưu ý phần này để gửi cho đúng nội
dung, tránh mất thời gian chỉnh sửa B/L nháp qua lại; hoặc nếu không phù hợp với yêu
cầu của L/C, phải tốn phí tu chỉnh B/L.
 Số bản gốc, bản copy:
 Nếu L/C không quy định: tốt nhất là nộp đủ 3 bản gốc và 3 bản copy;
 Nếu L/C quy định “At least two B/L:” thì phải nộp 2 bản gốc, một bản copy. (bản
chính còn lại là gửi cho người nhập khẩu để minh chứng người bán đã giao hàng)
d) Hối phiếu
 Số bản: Thường là phải xuất trình 2 bản gốc và một bản copy.
e) Giấy chứng nhận bảo hiểm
 Số bản:
 Thường L/C yêu cầu xuất trình 3 bản gốc;
 Nếu L/C không quy định thì xuất trình 2 bản chính.
f) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – Certificate of Origin

Nhóm 4 – Lớp 43K01.3


7

 Phải đúng mẫu, đúng tổ chức cấp C/O, các thông tin khác trên C/O phải phù hợp với
các chứng từ khác.
g) Giấy chứng nhận số lượng, chất lượng, trọng lượng
 Ngày phát hành chứng từ này có thể trước, ngay hoặc sau ngày tàu chạy;
 Tuy nhiên, ngày tiến hành việc giám định chất lượng/số lượng phải trước ngày tàu chạy.
h) Giấy chứng nhận hun trùng
 Ngày phát hành chứng từ này có thể trước, ngay hoặc sau ngày tàu chạy;
 Tuy nhiên, ngày tiến hành việc hun trùng phải trước ngày tàu chạy.

Một số lưu ý đối với người xuất khẩu khi thực hiện thanh toán bằng tín dụng
chứng từ
a) Trước khi quyết định thanh toán bằng tín dụng chứng từ
 Tìm hiểu kỹ về quy định thanh toán L/C và quy định với bộ chứng từ;
 Lựa chọn đối tác thương mại một cách thận trọng:
Với tư cách là nhà xuất khẩu, khi đang tìm kiếm đối tác thương mại hoặc cơ hội giao
dịch, tốt hơn là họ nên làm điều đó một cách trực tiếp. Điều này có nghĩa là cả hai bên
nên biết nhau; ít nhất nên có một cuộc gặp gỡ tại địa điểm và thời gian cụ thể. Rủi ro
khởi đầu cho một giao dịch thư tín dụng là giao dịch với một người có nền tảng tín dụng
không rõ ràng hoặc xấu. Trước khi ký kết hợp đồng mua bán, các bên giao dịch nên tự
tìm hiểu đối tác hoặc thông qua công ty tư vấn.
 Cần đàm phán trong hợp đồng tất cả những chứng từ cần chuẩn bị trong bộ chứng từ,
hạn chế việc phát sinh thêm sau khi đã ký hợp đồng.

b) Kiểm tra sơ bộ ngay sau khi nhận được L/C


 Trước khi thực hiện các bước tiếp theo:
+ Kiểm tra xem thư tín dụng có chỉ rõ ra là phải tuân theo UCP 600 hay không;
+ Kiểm tra tính xác thực của tín dụng: Việc giả mạo tín dụng tuy hiếm xảy ra, nhưng
nó rất nguy hiểm. Những thư tín dụng thường được gửi thông qua ngân hàng thông
báo (advising bank) hoặc ngân hàng xác nhận (confirming bank). Bất kỳ việc gửi đi
trong quy trình đều cần được theo dõi sát sao. Nếu người xuất khẩu không nhận ra

Nhóm 4 – Lớp 43K01.3


8

ngân hàng thông báo/xác nhận là ngân hàng nào, thì phải kiểm tra tính xác thực với
ngân hàng của chính bên họ;
+ Nếu nhận được thư tín dụng bất ngờ của một người mua lạ, kể cả khi ngoài bì là
thông báo từ ngân hàng tại nước xuất khẩu, hãy kiểm tra với ngân hàng để đảm bảo
mọi thứ chính xác – đặc biệt là khi nó yêu cầu sản phẩm phải gửi trực tiếp đến cho
người mua.
 Kiểm tra để đảm bảo loại tín dụng đáp ứng được mức độ bảo mật thanh toán mà người
xuất khẩu mong muốn;
 Kiểm tra để đảm bảo người xuất khẩu có thể được thanh toán đúng thời hạn đã dự kiến:
+ Tín dụng có thể chỉ định thời hạn thanh toán là một khoảng thời gian sau khi giao
hàng, hoặc sau khi nhận được chứng từ và/hoặc ký xác nhận hối phiếu.
 Kiểm tra để đảm bảo thông tin của người nhập khẩu là chính xác và nhất quán đối với
tất cả các chứng từ;
 Kiểm tra đảm bảo phía xuất khẩu có thể sản xuất và gửi hàng hoá, chuẩn bị chứng từ
theo yêu cầu và chuyển đến ngân hàng trước ngày hết hạn và trong giới hạn thời gian
xuất trình chứng từ vận chuyển;
 Kiểm tra để đảm rằng chỉ những khoản phí ngân hàng mà bạn đồng ý trả mới được nêu
ra để thanh toán;
 Nếu muốn có bất kỳ thay đổi nào:
+ Liên hệ với người mua ngay lập tức và đảm bảo mọi sửa đổi cần thiết đều được thực
hiện kịp thời;
+ Liên hệ với ngân hàng thông báo: Theo UCP 600, ngân hàng thông báo đóng vai trò
thông báo tín dụng, và phải thông báo chính xác thì mới phản ánh được đầy đủ các
điều khoản và điều kiện của tín dụng.

Nhóm 4 – Lớp 43K01.3


9

c) Kiểm tra chi tiết


 Kiểm tra số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C (No. of L/C, place and date of issuing)
+ Mỗi L/C đều có số hiệu riêng dùng để trao đổi thư từ, điện tín có liên qua đến L/C
và để ghi vào các chứng từ có liên quan trong bộ chứng từ thanh toán;
+ Ðịa điểm mở L/C: có ý nghĩa trong việc chọn luật áp dụng khi xảy ra tranh chấp
(nếu có);
+ Ngày mở L/C: là căn cứ để nhà xuất khẩu kiểm tra xem nhà nhập khẩu có mở L/C
đúng hạn hay không.
 Kiểm tra thông tin các bên tham gia L/C:
+ Ngân hàng mở L/C (issuing bank): Ngân hàng thông báo sẽ kiểm tra xem tên và
địa chỉ ngân hàng mở L/C có thật không. Còn người xuất khẩu kiểm tra xem L/C có
được mở đúng tại ngân hàng như đã thoả thuận trong hợp đồng mua bán ngoại
thương hay không;
+ Ngân hàng thông báo (Advising bank), Ngân hàng thanh toán (Negotiating
bank/Paying bank), Ngân hàng xác nhận (Confirming bank);
+ Người thụ hưởng, người mở L/C.
 Loại tín dụng có lợi với người bán hay không?
+ Ðối với nhà xuất khẩu, ngân hàng khuyến cáo loại L/C có lợi nhất là L/C không huỷ
ngang miễn truy đòi (Irrevocable without recourse L/C);
+ Nếu lô hàng có giá trị lớn, ngân hàng phát hành không phải là ngân hàng có uy tín
thì nên lựa chọn L/C có xác nhận.
 Tín dụng có thể thanh toán khi người bán muốn không?
+ Thanh toán ngay (at sight);
+ Thanh toán tại một ngày trong tương lai (at ... days after ..., v.v.)
 Tín dụng có thể thanh toán tại nơi người bán muốn không?
+ Ở nước người bán: hầu như sẽ không có trì hoãn;
+ Ở nước người mua: dễ xảy ra trì hoãn và rủi ro.
 Giá trị thanh toán ghi trên tín dụng có chính xác hay không?
 Tín dụng có bao gồm:

Nhóm 4 – Lớp 43K01.3


10

+ Bất kỳ chi phí bổ sung đã được thoả thuận trước như phí vận chuyển, phí thanh tra,
v.v.
+ Mức dao động đã được hoạch định trước: “khoảng (about)” hoặc “xấp xỉ
(approximately)” trong tín dụng cho phép dao động lên đến ±10% trong khoản được
nêu ra trong khoản tín dụng, số lượng hoặc đơn giá (Điều 30(a), UCP 600);
+ Mức dao động không được hoạch định trước: Điều 30(b), UCP 600 cho phép sai số
±5% trong trường hợp không nêu rõ số lượng đơn vị đóng gói, hoặc các mặt hàng
riêng lẻ không được nêu ra, và tổng số lượng tiền rút ra không đạt vượt quá mức tín
dụng.
 Những điều khoản giao hàng có giống với bên người bán đã trích dẫn (ví dụ: FOB,
CIF, v.v.) và chúng có khớp với giá không?
+ Người xuất khẩu sẽ cần xác định xem liệu họ có muốn các điều khoản giao hàng trở
thành một phần của điều khoản tín dụng hay không;
Ví dụ: nếu người bán trích dẫn “$100,000 FOB Hongkong – Incoterms 2020”
nhưng tín dụng lại ghi “$100,000 CIF Hongkong – Incoterms 2020”, thì người bán
sẽ phải trả phí vận chuyển và bảo hiểm nếu không sửa đổi.
+ Ngân hàng chịu trách nhiệm trả tiền sẽ từ chối chứng từ của người xuất khẩu nếu số
tiền phải thanh toán vượt quá số tiền được nêu trong tín dụng, hoặc nếu có sự thay
đổi về đơn giá trong tín dụng;
+ Những điều khoản giao hàng không nhất quán sẽ khiến cho thư tín dụng bị từ chối
thanh toán.
 Tên công ty, địa chỉ và một số chi tiết khác
+ Tất cả chi tiết phải được đánh vần chính xác và nhất quán trong tất cả các chứng từ;
 Ngày và địa điểm hết hiệu lực LC - Liệu người bán có thể đáp ứng ngày hết hạn L/C và
xuất trình chứng từ kịp thời hạn của chứng từ vận chuyển không?
+ Các công việc của người bán:
o Sản xuất, đóng gói;
o Thanh tra nếu được yêu cầu, và lấy chứng nhận thanh tra hoặc báo cáo kết quả
sạch (clean);
o Lấy các chứng nhận khác (ví dụ: chứng nhận xuất xứ - C/O, v.v.);

Nhóm 4 – Lớp 43K01.3


11

o Chứng thực từ phòng Thương mại hoặc cơ quan lãnh sự;


o Chuẩn bị vận chuyển;
o Thu thập và kiểm tra lại chứng từ;
o Xuất trình chứng từ cho ngân hàng:
 Việc xuất trình chứng từ phải được hoàn thành trong vòng 21 ngày kể từ
ngày giao hàng, được chỉ ra trong chứng từ vận chuyển;
 Thời hạn được quy định trong tín dụng phải được tuân thủ - không được
kéo dài thêm bởi quy tắc 21 ngày (tức là nếu thời hạn L/C ngắn hơn 21 ngày
thì phải tuân thủ theo L/C).
 Giấy phép xuất – nhập khẩu được cấp trước đó còn hiệu lực không?
 Hàng hoá có được mô tả nhất quán không?
+ Mô tả trong L/C cần ngắn gọi và phù hợp với hoá đơn (Điều 18(c), UCP 600);
+ Chi tiết trong các chứng từ khác không cần phải giống y đúc, nhưng không được
mâu thuẫn với thông tin được nêu trong hoá đơn và tín dụng (Điều 14(d) và (e),
UCP 600).
 Người xuất khẩu có thể cung cấp chứng từ vận chuyển theo yêu cầu không?
+ Điều 27, UCP 600 chỉ ra rằng ngân hàng chỉ chấp nhận chứng từ vận tải sạch (clean)
– không có ghi chú hoặc ký hiệu chỉ ra tình trạng bị lỗi của hàng hoá hoặc bao bì;
+ Trường hợp vận đơn yêu cầu, địa điểm ký chấp nhận, giao hàng và cảng xếp, dỡ
hàng cần được kiểm tra – Điều 19 đến 24, UCP 600 quy định rõ về vấn đề này;
+ Kiểm tra xem những yêu cầu đối với phương thức vận tải có được thoả mãn hay
không;
+ Chuyển tải;
+ v.v.
 Bảo hiểm – Người xuất khẩu có thể nhận được bảo hiểm cho những rủi ro được xác
định không?

d) Khi soạn chứng từ để xuất trình cho ngân hàng


 Cần đảm bảo:
+ Chứng từ xuất trình cho tín dụng phải được xuất trình dưới dạng các chứng từ riêng
biệt;

Nhóm 4 – Lớp 43K01.3


12

(Ví dụ, nếu packing list và weight list được yêu cầu, và người xuất khẩu có một
chứng từ kết hợp của cả 2 loại trên, thì phải xuất trình hai bản gốc của loại chứng
từ đó)
+ Người xuất khẩu có đúng số lượng bản gốc và bản sao của từng loại chứng từ; chứng
từ có đủ thông tin cần thiết; tiêu đề chứng từ phải chính xác và được phát hành bởi
các bên được nêu rõ trong tín dụng;
+ Các chứng từ không được mâu thuẫn với nhau;
+ Mô tả hàng hoá phải chính xác;
+ Chứng từ phải được chứng thực nếu yêu cầu.
 Xuất trình chứng từ cho ngân hàng không trì hoãn và đảm bảo trong thời hạn L/C cũng
như giới hạn thời gian của chứng từ vận tải:
+ Tất cả chứng từ phải được hoàn tất và chuyển đến ngân hàng trước ngày hết hạn
L/C và trong thời hạn xuất trình chứng từ vận tải, tuỳ theo cái nào sớm hơn;
+ Kiểm tra thời hạn xuất trình chứng từ vận tải cẩn thận: Việc xuất trình phải được
hoàn tất trong vòng 21 ngày kể từ khi gửi hàng, nếu trong tín dụng không nêu ra
khoảng thời gian khác sớm hơn;
+ Thời hạn giấy phép nhập khẩu cũng rất quan trọng, và có nguy cơ không thể gia
hạn thêm nếu không xem trước;
+ Nếu có bất kỳ sự khác biệt nào có thể chỉnh sửa được, thì bộ chứng từ sau khi chỉnh
sửa vẫn phải được xuất trình trước khi hết hạn và trong thời gian cho phép kể từ
ngày gửi hàng, được ghi trên chứng từ vận tải;
+ Kiểm tra và gửi các chứng từ đã được chỉ định cho nhà nhập khẩu – người lập đơn
yêu cầu mở L/C nếu điều khoản tín dụng có quy định.

e) Khi xảy ra sai sót, khác biệt trong bộ chứng từ


 Chỉnh sửa chứng từ trước ngày hết hạn L/C và trong thời hạn cho phép sau khi chuyển
hàng, được ghi trong chứng từ vận tải;
 Ngân hàng phát hành có thể liên lạc với người yêu cầu mở L/C (applicant) – tức người
xuất khẩu, về việc bỏ qua sự sai khác trong chứng từ;
 Nhờ ngân hàng thanh toán liên lạc với ngân hàng phát hành để có quyền xem xét/chiết
khấu bộ chứng từ dù cho sự sai khác;

Nhóm 4 – Lớp 43K01.3


13

 Có thể chấp nhận một khoản bồi thường, hoặc cam kết của nhà xuất khẩu hoặc ngân
hàng bên xuất khẩu;
 Người xuất khẩu điện cho ngân hàng phát hành để xin phép thanh toán:
+ Nếu thư bồi thường của nhà xuất khẩu không được ngân hàng giao dịch chấp nhận
hoặc L/C cấm giao dịch bằng thư bồi thường, người xuất khẩu có thể yêu cầu ngân
hàng của mình điện cho ngân hàng phát hành L/C xin được phép thanh toán.
 Người xuất khẩu chuyển sang phương thức nhờ thu:
+ Nếu không thể sử dụng một trong những cách trên, người xuất khẩu có thể yêu cầu
ngân hàng thông báo gửi bộ chứng từ với trách nhiệm của mình về mọi rủi ro đến
ngân hàng phát hành để nhờ thu.

Nhóm 4 – Lớp 43K01.3


14

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Bhogal, T. S., & Trivedi, D. A. K. (2008). International Trade Finance - A Pragmatic
Approach. Palgrave Macmillan UK.
[2] Hà, V. H. (n.d.). Giáo trình Thanh toán Quốc tế.
[3] Hao, Y., & Xiao, L. (2013). Risk Analysis of Letter of Credit. International Journal of Business
and Social Science, 4(9), 199–209.
[4] Letters of Credit Checklist and Guide for Exporters. (2007). SITPRO Ltd.
[5] Một số rủi ro chủ yếu trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. (n.d.). Thư viện Học
liệu Mở Việt Nam.
[6] Uniform Customs and Practice for Documentary Credits (UCP 600). (2007). International
Chamber of Commerce.

Nhóm 4 – Lớp 43K01.3

You might also like