You are on page 1of 121

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


-----------------------------------------------------

PHAN THỊ NGỌC

SỰ GẮN BÓ MẸ CON SỚM VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ ĐẾN


QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ 2-3 TUỔI

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Hà Nội-2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHAN THỊ NGỌC

SỰ GẮN BÓ MẸ CON SỚM VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ


ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ 2-3 TUỔI

Chuyên ngành Tâm lý học


Mã số: 60 31 04 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Trần Thu Hương

Hà Nội-2014
Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực.

Người cam đoan

Phan Thị Ngọc


Lời cảm ơn
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến
PGS.TS Trần Thu Hương - người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt
quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đang công tác, giảng
dạy tại khoa Tâm lí học – Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ, giảng dạy và cung cấp cho tôi rất nhiều kiến
thức trong hai năm học vừa qua.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các bạn bè cùng khoá đã giúp đỡ tôi
theo sát các ca và cung cấp các thông tin cần thiết cho đề tài, cảm ơn cha mẹ
hai trẻ tại Hà Nội đã ủng hộ và giúp đỡ tôi nhiệt tình trong quá trình quan sát.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn sự quan tâm của gia đình, bạn bè và người
thân đã ủng hộ, khuyến khích và động viên tôi để bản Luận văn được hoàn
thành.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2 4
Học viên

Phan Thị Ngọc


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU …………………………………………………………………..1
Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI .................................................6
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................6
. . . Những nghiên cứu về gắn bó mẹ con sớm trên thế giới .................6
. .2. Những nghiên cứu về gắn bó mẹ con sớm tại Việt Nam ............. 14
1.2. Các khái niệm cơ bản ........................................................................ 18
.2. . Khái niệm Gắn bó ......................................................................... 18
.2.2. Gắn bó mẹ con sớm ..................................................................... 22
1.3. Quá trình phát triển của trẻ từ 2 đến 3 tuổi.................................... 31
.3. . Sự phát triển về vận động ............................................................. 31
.3.2. Sự phát triển về ngôn ngữ............................................................. 32
1.3.3. Sự phát triển tâm lý ...................................................................... 32
.3.4. Phát triển quan hệ xã hội ............................................................. 34
.3.5. Ảnh hưởng của gắn bó mẹ con sớm tới sự phát triển tâm lý của trẻ
......................................................................................................................... 35
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự gắn bó mẹ - con ............................... 38
Chƣơng 2 : TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 41
2.1. Tổ chức nghiên cứu ........................................................................... 41
2.2. Mẫu nghiên cứu ................................................................................. 42
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................. 42
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN
3.1. Trƣờng hợp 1: .................................................................................... 48
3.1.1. Thông tin chung ............................................................................ 48
3. .2. Lý do và yêu cầu can thiệp đối với L ............................................ 48
3.1.3. Bức tranh ban đầu về vấn đề của trẻ thông qua hỏi chuyện lâm
sàng ................................................................................................................. 48
3.1.4 Các phân tích từ quan sát lâm sàng .............................................. 56
3.1.5 Luận bàn về trường hợp bé L ........................................................ 66
3.2. Trƣờng hợp 2 ..................................................................................... 70
3.2.1 Thông tin chung ......................................................................... 70
3.2.2 Lý do và yêu cầu can thiệp ........................................................ 69
3.2.3 Bức tranh ban đầu về vấn đề của trẻ thông qua hỏi chuyện lâm
sàng ................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.4 Các phân tích từ quan sát lâm sàng ......................................... 74
3.2.5 Luận bàn về trường hợp bé Song H.......................................... 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 94
PHỤ LỤC…………………………………………………………………...97
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, tỷ lệ trẻ rối
nhiễu tâm trí có xu hướng ngày càng gia tăng. Điều này được thể hiện rõ qua
các số liệu điều tra dịch tễ học trên thế giới. Cụ thể là, chỉ tính riêng ở trẻ em,
các báo cáo chính thức của tổ chức Y tế thế giới (WHO) đều cho thấy tỷ lệ
tăng từ 15% đến 22% ở các nước phát triển và từ 13% đến 20% ở các nước
đang phát triển (WHO, 2005). Tại Việt Nam, tác giả Trần Tuấn và cộng sự đã
tiến hành sử dụng bộ công cụ sàng lọc dịch tễ học SDQ25 của WHO dành cho
trẻ em trên 1000 trẻ 8 tuổi và phát hiện tỷ lệ nghi ngờ bị rối nhiễu tâm trí
khoảng 14% - 20% [18, tr.2]. Theo số liệu được đưa ra tại hội thảo “Can
thiệp và phòng ngừa các vấn đề sức khỏe tinh thần trẻ em Việt Nam” diễn ra
tại Hà Nội ngày 13/12/2007, điều tra của Bệnh viện Nhi Trung ương và một
số nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng, tỷ lệ có rối nhiễu tâm lý trong trẻ em ở tuổi
học đường ở các vùng miền nước ta dao động trong khoảng 15 - 30%. Trong
các nghiên cứu đã triển khai, phần lớn những rối nhiễu tâm lý ở trẻ đã được
xếp loại theo các tiêu chuẩn chẩn đoán quốc tế. Tuy nhiên, nhiều rối nhiễu
không có đủ các triệu chứng lâm sàng để được phân loại nhưng rất ảnh hưởng
tới sự phát triển tâm lý của trẻ, trong số đó có những rối loạn với các dấu hiệu
liên quan đến tiền sử bị chia tách với mẹ sớm, có vấn đề trong quan hệ gắn bó
mẹ con sớm.
Trên thực tế, các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam đã chỉ ra sự
quan trọng của gắn bó trong những năm đầu đời của trẻ; đồng thời cho thấy
sự thiếu gắn bó, gắn bó đứt gãy hoặc sự chia tách, chia ly có tác động lớn và
lâu dài đến sự phát triển tâm lý của trẻ. Các thực nghiệm tâm lý từ lâu tại các

1
nước phương Tây đã chỉ ra rằng: nếu trẻ bị cách ly, thiếu gắn bó, chia tách với
người chăm sóc sẽ dẫn tới những rối loạn trong ứng xử của trẻ, quá trình xã
hội hoá cá nhân bị ảnh hưởng gây khó khăn trong hoà nhập xã hội. Bowbly đã
có thể khẳng định có rất nhiều lý do để tin rằng sự cách ly kéo dài một đứa bé
với mẹ nó hoặc mối quan hệ mẹ con có vấn đề trong 5 năm đầu tiên là nhân tố
chính gây nên phạm pháp sau này.[20, tr.100]. Goldfarb tóm tắt nhân cách
của những trẻ em này là: “Cư xử hung bạo, thích các trò giải trí, thiếu kiềm
chế không thấy ở chúng những dạng bình thường về lo lắng và ức chế. Những
sự đồng nhất hóa bị hạn chế và những liên hệ tình cảm hời hợt và không bền
chặt.” [20, tr.99]. Hậu quả về mặt thể chất của việc thiếu vắng mẹ đã được
các nhà tâm lý, các chuyên gia trong lĩnh vực chăm chữa sức khoẻ bà mẹ và
trẻ em cảnh báo. Có thể tóm tắt sự cần thiết khẩn cấp về sự gắn bó mẹ con, sự
có mặt của mẹ bên con qua những câu sau đây của Bowlby vừa giản dị vừa
thuyết phục: “Ấu nhi và nhi đồng cần được nuôi dưỡng trong bầu không khí
ấm cúng và được gắn bó với mẹ bằng mối liên hệ tình cảm thân thiết liên tục,
nguồn thỏa mãn và vui thú cho cả mẹ lẫn con. Đứa trẻ cần được cảm thấy
mình là đối tượng thích thú và tự hào của mẹ và người mẹ có nhu cầu cảm
thấy mình được phong phú thêm về nhân cách thông qua nhân cách của con;
hai nhân cách đó đều có nhu cầu được đồng nhất hóa một cách mật thiết với
nhau…ở đó có những quan hệ sinh động giữa con người làm biến đổi tính
cách cả mẹ và con.[20, tr.87]
Mối quan hệ đầu tiên, thân mật nhất của trẻ bị đứt gãy, thay vào cảm
giác an toàn cần thiết cho sự phát triển của một đứa trẻ là sự hụt hẫng mất
mát. Cuộc sống của trẻ nhỏ hoàn toàn phụ thuộc vào người lớn, do vậy trẻ có
cảm giác an toàn hay không phụ thuộc vào việc trẻ có được sự gắn bó với
người chăm sóc thân thuộc đó hay không. Trẻ bị chia tách hay sự gắn bó bị

2
đứt gãy thường do bố mẹ, người chăm sóc không ý thức được tầm quan trọng
của sự gắn bó, chất lượng gắn bó, mức độ gắn bó cho đến khi cảm thấy sự bất
thường ở con.
Tại Việt Nam trên các phương tiện truyền thông, các chuyên gia, bác sĩ
nhi khoa đã lên tiếng báo động về sự nghiêm trọng của thiếu hụt tình yêu
thương, thiếu hụt quan tâm chăm sóc của bố mẹ đến trẻ nhỏ, gây nên những
“nguy cơ về tâm thần”, các căn bệnh như “trầm cảm vắng mẹ”, “thiếu sự gắn
bó”… [dẫn theo 1,8,18]. Thực tế cho thấy, nhiều cha mẹ và gia đình đã chủ
quan cho rằng trẻ nhỏ chưa nhận thức được điều gì nên sao nhãng trong việc
chăm sóc, gần gũi trẻ, giao việc chăm sóc, biểu đạt tình yêu thương lại cho
ông bà hay cho người giúp việc trong gia đình. Hoặc một số bà mẹ lại gắn bó,
bao bọc con quá mức mà không cho con cơ hội được trải nghiệm với không
gian và thời gian bên ngoài. Những quan điểm sai lầm đó đã ảnh hưởng mạnh
mẽ đến sự phát triển cảm xúc, cảm giác an toàn cũng như sự khoẻ mạnh về cả
thể chất lẫn tâm lý của trẻ.
Việc nghiên cứu những trẻ có vấn đề về gắn bó mẹ con sớm là hết sức cần
thiết, giúp các nhà chuyên môn, các bậc cha mẹ, những người trực tiếp chăm sóc
trẻ có một cách nhìn rõ ràng hơn, đầy đủ hơn về những khó khăn mà trẻ gặp phải,
về các cách thức làm giảm thiểu những khó khăn ấy và về phương thức nâng cao
chất lượng mối quan hệ gắn bó mẹ con sớm trong quá trình phát triển của trẻ trong
những năm tháng đầu đời. Với những lý do trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài
“Sự gắn bó mẹ con sớm và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển tâm lý của
trẻ 2-3 tuổi”.
2. Mục đích nghiên cứu
Phát hiện những biểu hiện của sự gắn bó mẹ con sớm; nghiên cứu ảnh
hưởng của sự gắn bó mẹ con sớm đến quá trình phát triển tâm lý của trẻ 2-3

3
tuổi. Trên cơ sở đó, đề xuất các kiến nghị, các giải pháp phù hợp cho các bậc
phụ huynh, những người chăm sóc trẻ cũng như những người làm công tác trợ
giúp tâm lý trong việc chăm sóc, can thiệp và làm giảm thiểu những khó khăn
tâm lý mà trẻ 2-3 tuổi có thể gặp phải trong gắn bó mẹ con sớm.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Những biểu hiện của sự gắn bó mẹ con sớm và ảnh hưởng của gắn bó
mẹ con sớm đến quá trình phát triển tâm lý trẻ 2-3 tuổi .
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận
Xây dựng cơ sở lý luận về sự gắn bó mẹ con sớm ảnh hưởng đến quá
trình phát triển tâm lý ở trẻ; Hệ thống hoá và làm rõ những khái niệm căn bản
của đề tài.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn
Phân tích hai ca lâm sàng điển hình, nhằm:
- Mô tả những biểu hiện lâm sàng quan sát thấy ở trẻ có khó khăn do sự
gắn bó mẹ con sớm.
- Phân tích các ảnh hưởng của sự gắn bó mẹ con sớm đến quá trình
phát triển tâm lý của 2 trẻ được nghiên cứu.
- Đề xuất các giải pháp phù hợp trong chăm sóc, can thiệp và làm giảm
thiểu khó khăn tâm lý của trẻ trong các trường hợp này.

5. Khách thể nghiên cứu


Hai trường hợp trẻ em có vấn đề liên quan đến sự gắn bó mẹ con sớm
6. Phạm vi nghiên cứu
Trong điều kiện và thời gian hạn hẹp, chúng tôi giới hạn nghiên
cứu của mình trong phạm vi sau:

4
- Về địa bàn nghiên cứu: Địa bàn Hà Nội
- Về nội dung: Nghiên cứu các biểu hiện của sự gắn bó mẹ con
sớm, chỉ ra các quá trình tâm lý và các cơ chế phòng vệ của trẻ có
vấn đề liên quan đến gắn bó mẹ con sớm, xem xét các ảnh hưởng của
gắn bó mẹ con sớm đến sự phát triển tâm lý của trẻ 2-3 tuổi.
7. Giả thuyết nghiên cứu
Các kiểu gắn bó kháng cự (bất an-chống đối) hay an toàn đến mức
bám dính phụ thuộc vào nhau sẽ để lại những ảnh hưởng nhất định đến quá
trình phát triển của trẻ, đặc biệt làm chậm sự phát triển ngôn ngữ và gây ra
những rối loạn tâm vận động ở trẻ nhỏ. Đối với những trẻ này, có thể tìm thấy
sự cắm chốt, thoái lui, hạn chế khả năng giao tiếp với xã hội.

8. Phƣơng pháp nghiên cứu


- Phương pháp phân tích tài liệu
- Phương pháp quan sát lâm sàng
- Phương pháp hỏi chuyện lâm sàng
- Phương pháp phân tích sản phẩm
- Nghiên cứu trường hợp
- Phân tích lịch sử cuộc đời

5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu về gắn bó mẹ con sớm trên thế giới
Khi xem xét các nghiên cứu về sự chia tách mẹ con, chúng ta thấy vấn
đề được phát triển, mở rộng với tư cách như một mặt đối lập, một hệ quả của
chất lượng mối quan hệ gắn bó mẹ con. Như vậy, sự gắn bó mẹ-con có thể
được xem như là tiền đề nghiên cứu quan trọng trước khi đánh giá các vấn đề
về chia ly, chia tách ở một đứa trẻ. Có thể nói, mối quan hệ gắn bó mẹ con có
một tầm quan trọng không thể bàn cãi; bởi vậy, các nhà tâm lý học trên thế
giới đã quan tâm chú ý nghiên cứu đề tài này từ lâu. Freud (1933) cho rằng
cảm xúc gắn bó của trẻ đối với mẹ sẽ là tiền đề cho tất cả mọi mối quan hệ
của trẻ về sau. Những nghiên cứu theo tiếp cận phân tâm học sau này đã củng
cố thêm lý thuyết của Freud. Các chuyên đề tiêu biểu về quan hệ đối tượng
(Anna Freud, 1936; Winnicott, 1971), về gắn bó (John Bowlby, 1991; Réné
Spitz, 1946; Margaret Mahler, 1960), về người mẹ đủ tốt (Winnicott, 1975)
đã lý giải rất nhiều vấn đề trong mối quan hệ gắn bó mẹ con và trong tiến
trình phát triển của trẻ.[dẫn theo 13]
Một trong số những luận điểm chính của Anna Freud (năm 1941) cho
thấy các tuyến đường chủ yếu của sự phát triển: từ lệ thuộc đến tự chủ về cảm
xúc và có những quan hệ với đối tượng kiểu người lớn. Các tuyến đường này
gồm nhiều giai đoạn, trong đó, hai giai đoạn đầu tiên là hai giai đoạn mà sự
chia tách diễn ra sẽ bộc lộ rõ nét nhất các rối loạn của trẻ:
+ Từ cộng sinh, ái kỉ, tự kỉ dần dần tách ra khỏi mẹ, giảm dần tình
trạng khép kín. Trong giai đoạn này, bất kì một sự chia tách nào trong quan hệ
mẹ - con (hoặc trẻ với người chăm sóc chính) cũng đều gây ra lo hãi cho trẻ.

6
+ Sự tách dần bản thân khỏi đối tượng: Trẻ dần tách biệt được cái Tôi
của nó với đối tượng, lúc đầu còn mờ nhạt, sau rõ dần, trong một khía cạnh
nào đó, đây cũng là sự tiếp nối sau cộng sinh. Nếu có tác động xấu ở giai
đoạn này có thể dẫn tới việc rối loạn sự hình thành cái Tôi [dẫn theo 13].
Có thể nói sự kiện chia tách mẹ con sớm, ứng với từng giai đoạn, sẽ
gây lo hãi, làm rối loạn sự hình thành cái Tôi. Các triệu chứng của nó được
giải thích là rối loạn tư duy, ngôn ngữ do cấu trúc của cái Tôi bị tan vỡ; duy
kỷ quá mức, tự cao, tự đại hoặc ngược lại là mặc cảm tự ti, giải thể nhân cách
nếu năng lượng tâm thần tập trung quá mức vào bản thân [dẫn theo 35].
Winnicott, bác sĩ nhi khoa, nhà tâm thần học, tâm lý học người Anh có
đóng góp rất lớn cho hệ thống lí thuyết của Phân tâm học, đặc biệt là lí thuyết
về “Mối quan hệ đối tượng” (1971). Ông cho rằng con đường tất yếu để làm
người, làm chủ thể phải phát xuất từ quan hệ Mẹ Con. Người Mẹ là bài học
đầu tiên và cơ bản nhất, cho phép đứa con kiến dựng một nhân cách vững
mạnh. Chính người Mẹ tạo điều kiện thuận lợi cho đứa con chuyển hóa từ từ,
trên con đường thành nhân, phát triển khoẻ mạnh cả về thể chất lẫn tâm lý
[dẫn theo 13].
Tư tưởng của D.W. Winnicott (1971/1975/2004) được tóm lược trong
những điểm sau đây [30, tr15]:
Thứ nhất, sự có mặt tích cực của người Mẹ - hay một người thay thế
Mẹ - bên cạnh đứa con là con đường tất yếu, phải có, trong ba năm đầu đời,
để đứa con có cơ năng trở thành một chủ thể tự tồn, độc lập vào tuổi trưởng
thành.
Thứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở lên, khi đứa
bé có khả năng "sống một mình, chơi một mình" trong một vài khoảnh khắc,

7
tách rời ra khỏi vòng tay ôm của mẹ, đó là dấu hiệu cụ thể, khách quan và rõ
ràng cho chúng ta thấy : đứa bé đang ở trên tiến trình học tập trưởng thành.
Thứ ba là điều kiện do bà mẹ tạo nên. Sở dĩ đứa con bắt đầu biết sống
một mình, làm chủ thể, là nhờ bà mẹ đã và đang có mặt tích cực với trẻ, từ
ngày trẻ mới sinh ra. Nhờ đó, trẻ học nhìn, học nghe, học tiếp xúc ... Nhờ mẹ
có mặt bên cạnh con, gắn bó với con, cho nên đứa con sẽ từ từ phát triển như
một chủ thể sinh động.
Thứ tư, giúp người mẹ hiểu được một cách rõ ràng cụ thể rằng mình
phải "làm" những gì, khi có mặt một cách tích cực bên cạnh đứa con, D.W.
Winnicott (1971) đã đề xuất ba chiều hướng tác động, ba hình thức quan hệ
với đứa con. Đó là Bế ẵm, Ôm ấp và Biểu tượng về đối tượng.
Winnicott cho rằng để trẻ em có thể phát triển tốt, khoẻ mạnh, người
mẹ phải “đủ tốt”' để gắn kết với trẻ bằng “tình mẫu tử nguyên phát”. Người
mẹ đủ tốt đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ trẻ khỏi những ý nghĩ lo lắng,
những đe doạ trong giai đoạn mà cái Tôi của trẻ chưa chín muồi. Và người
mẹ đủ tốt – không phải là người mẹ hoàn hảo - có những thất bại trong việc
đáp ứng hoàn toàn nhu cầu của trẻ. Trẻ hoặc phải học dần cách tha thứ, điều
chỉnh cái Tôi của bản thân hoặc ở nó gia tăng sự lo lắng về việc bị chia tách.
Winnicott thừa nhận rằng yếu tố quan trọng cho sự phát triển nhân cách của
trẻ chính là mối quan hệ gắn bó mẹ con trong những giai đoạn đầu [30, tr16].
Lý thuyết về gắn bó và những rối loạn gắn bó đã được John Bowlby
phát triển từ những năm 1950 (J. Bowlby, 1969/1973/1978). Dựa trên giả
thuyết cho rằng sự gắn bó sớm (từ 0 – 3 tuổi) là hành vi được lập trình sẵn đặc
biệt ở con người, Bowlby coi hệ thống hành vi gắn bó được phát triển nhằm
giúp trẻ sơ sinh tăng thêm cơ hội sống còn và được bảo vệ. Việc hình thành
nên sự bảo vệ này chủ yếu trên cơ sở sự gần gũi cơ thể và sự tiếp xúc giữa mẹ

8
và trẻ trong những năm đầu đời. Nếu sự bảo vệ này bị phá vỡ hoặc không
được tạo ra, thì một số triệu chứng đặc trưng sẽ xuất hiện ở cả bố/mẹ và trẻ;
theo đó, trẻ sẽ phát triển một loạt những phản ứng hoặc những hành vi xã hội
đặc thù, bất thường. Một cách cụ thể, những trẻ có rối loạn gắn bó với
mẹ/người chăm sóc thường có xu hướng giải quyết mọi xung đột nội tâm
bằng những hành vi gây hấn với người khác hoặc tự xâm hại làm tổn thương
đến mọi tổ chức tâm thần của bản thân. Trẻ đồng thời vừa kết dính với
mẹ/người chăm sóc, vừa bị bỏ rơi bởi mẹ/người chăm sóc [30, tr.5-6]. Đặc
điểm chủ yếu của những trẻ có rối loạn gắn bó chính là việc giảm thiểu
nghiêm trọng khả năng đáp ứng cảm xúc xã hội một cách thích đáng.
Margaret Mahler đã cung cấp một nền tảng về học thuyết quan hệ đối
tượng . Theo bà, ở 3 năm đầu đời, “sự ra đời tâm lý” (Psychological birth) của
một trẻ diễn ra qua một số giai đoạn được gọi là quá trình chia tách-cá thể hoá
(Separation-Individuation) (Mahler, M. 1975). Chất lượng của mối quan hệ
đối tượng truyền đạt một thông điệp quan trọng về giá trị của trẻ và tính đáng
tin cậy ở người khác. Qua kinh nghiệm với người chăm sóc, trẻ phát triển một
biểu tượng bên trong (Internal representation) về mối quan hệ này. Những trẻ
có trải nghiệm về sự chăm sóc ấm áp và nhạy cảm sẽ nội tâm hoá một hình
ảnh cha mẹ yêu thương – “đối tượng tốt” - và bản thân trẻ cũng được xem như
một đứa trẻ đáng yêu đối với cha mẹ. Ngược lại, những trẻ có trải nghiệm về
cha mẹ kém yêu thương sẽ nội tâm hoá một hình ảnh người chăm sóc trẻ đầy
giận dữ, chối bỏ trẻ - “đối tượng xấu” – và xem trẻ như là đối tượng không có
giá trị và không có khả năng tạo nguồn cảm hứng yêu thương (Mahler, 1975).
René Spitz cũng cố gắng làm rõ tính đúng đắn của Phân tâm học trong
nghiên cứu sự phát triển của trẻ nhỏ. Sự thiếu thốn tình yêu trong quan hệ mẹ
- con đối với trẻ là một tổn thương lớn trong quá trình phát triển tâm lí.

9
Những nghiên cứu của Spitz và Wolf (1935) tại nhà trẻ mồ côi và tại trại giam
cho thấy, cảm giác an toàn của trẻ nhờ đôi bàn tay mẹ có liên quan đến việc
tập đi. Và sự âu yếm tình cảm khi người mẹ gọi con đã làm cho con ham nói,
ham đi. Những nghiên cứu về trẻ em có hội chứng “vắng mẹ” (hospitalism)
hay trẻ bị cách li quá lâu với cha mẹ do chiến tranh cũng chỉ ra các rối loạn
tâm lí trẻ em, mà biểu hiện điển hình là chứng nhiễu tâm, kém thích nghi xã
hội [19, tr35]. Sự kém phát triển thể chất ở trẻ em và những rối loạn tâm lí của
chúng đều có nguyên nhân từ sự thiếu hụt giao tiếp ở những năm tháng đầu
đời, đặc biệt là những thiếu hụt giao tiếp với mẹ. Hậu quả của sự xa cách đã
được Spitz chia thành hai loại: thứ nhất, một số trẻ dần dần tách khỏi những
liên hệ xung quanh, chúng không nhận thấy sự khác nhau trong ứng xử giữa
người thân và người lạ. Thứ hai là, trẻ biểu lộ những nhu cầu khát khao về
tiếp xúc, chúng vồ vập với những người mà chúng không quen biết. Như vậy,
năng lực liên hệ của một cá nhân phụ thuộc vào chất lượng của những gắn bó
mà cá nhân đó có được trong tuổi thơ ấu [20, tr46].
Đến năm 1946, Spitz tiếp tục có thêm mô tả về một dạng khác của rối
loạn tâm thần ở trẻ nhỏ - rối loạn gắn bó, với tên gọi: trầm cảm vắng mẹ
(anaclitic depression). Dạng rối loạn này xảy ra chủ yếu ở trẻ nhỏ khi vắng
mẹ quá 3 tháng trong thời gian từ 6 đến 12 tháng tuổi. Sự vắng mẹ gây ra
những triệu chứng rối loạn về cả thể chất và tâm lý cho trẻ như tự cô lập,
tránh tiếp xúc xã hội, sụt cân, khó ngủ, từ chối ăn, chậm phát triển tâm vận
động, dễ bị nhiễm khuẩn, tự kích thích bằng những hành vi rập khuôn và có
ánh nhìn xa xăm [21, tr.101].
Sally Provence và Rose Lipton (1962), khi khảo sát sự liên hệ mẹ con ở
trẻ sơ sinh khỏe mạnh được nuôi tại những nhà trẻ mồ côi có mức chăm sóc
đúng đắn về y tế và thể chất, nhưng lại thiếu vắng người chăm sóc tinh thần,

10
thấy rằng: trẻ lớn lên trong điều kiện này không tỏ dấu hiệu bất thường ít nhất
ở 3 tháng đầu đời. Chúng khóc để được chú ý, mỉm cười và phát ra âm thanh
khi thấy cô bảo mẫu, nép vào người họ khi được bế, tỏ ra thờ ơ và không quan
tâm đến giao tiếp xã hội. Chúng gặp khó khăn trong việc tạo ra các mối quan
hệ cá nhân gần gũi và có xu hướng tách biệt khỏi xã hội.
Các kết quả nghiên cứu về quan hệ mẹ - con trên động vật bậc cao và ở
người đều đưa ra kết luận rằng: trẻ nhỏ từng bị thiếu hụt giao tiếp xã hội (chủ
yếu với người mẹ) nếu không được tham vấn, trị liệu thì sẽ bị tụt hậu về trí
tuệ, khó hòa nhập xã hội, thụ động, ngôn ngữ kém phát triển và hay có những
vấn đề về hành vi như hiếu động quá mức hoặc có tính hiếu chiến.
Lý thuyết “Tình huống lạ” của Mary Ainsworth – nhà tâm lí học người
M - là một đóng góp to lớn vào lý thuyết gắn bó nói riêng và tâm lí học phát
triển nói chung. Lý thuyết “Tình huống lạ” nghiên cứu sự tương tác mẹ con
trong năm đầu đời của trẻ. Tình huống lạ được xây dựng nhằm làm sáng tỏ
những sự khác biệt cá nhân trong đối phó với stress chia tách; từ đó,
Ainsworth đưa ra 4 dạng phản ứng xuất hiện ở trẻ [6, tr.66-69]:
- Gắn bó an toàn: Trẻ thường có rối loạn stress khi bị chia tách; vui
mừng, nhanh chóng an tâm và tiếp tục vui chơi khi tái hợp với mẹ.
- Bất an – né tránh: Trẻ chỉ thể hiện một vài dấu hiệu của rối loạn
stress chia tách, thường dỗi, không để ý đến mẹ trong lần thứ 2 tái hợp; khi
tác nhân stress mạnh hơn, trẻ chỉ nhìn mẹ, hoạt động chơi bị ức chế.
- Bất an – nước đôi (bất an – chống đối): Trẻ bị rối loạn stress mạnh
khi chia tách và vẫn tiếp tục phản ứng khi tái hợp, đòi mẹ nhưng lại hờn dỗi
khi mẹ trở lại.
- Dạng còn lại, trẻ thường bị đông cứng, không có những động tác
định hình.

11
Ngoài những nghiên cứu điển hình được trình bày ở trên, còn có rất
nhiều nghiên cứu khác về sự gắn bó mẹ - con sớm, về sự chia tách mẹ - con
được thực hiện bởi nhiều tác giả khác nhau. Chẳng hạn, trong thí nghiệm “Nét
mặt vô hồn” do bệnh viện Nhi đồng ở Boston (M ) thực hiện dưới sự điều
khiển của T.B Brazelton, khi đứa bé nhiều lần tìm cách gây chú ý và chờ đợi
phản ứng của mẹ mà không đạt kết quả như mong muốn, đứa trẻ sẽ trở nên
buồn chán, mệt mỏi, căng thẳng, thậm chí co rút toàn thân, khép kín giác quan
và không còn lưu tâm đến người mẹ. Thái độ thất vọng và bất lực trong việc
thu hút người mẹ cũng như cảm giác bị bỏ rơi của trẻ cho thấy: trẻ cần được
tiếp xúc và đùm bọc qua tất cả những phản ứng của người mẹ. Khi nhìn mẹ,
trẻ đợi chờ một cách tự nhiên và cần thiết, gần như một qui luật rằng mẹ sẽ
nhìn mình để đáp trả. Khi chờ đợi cơ bản của trẻ không được đáp ứng, chúng
sẽ có phản ứng tự vệ là tự khép mình, đóng kín mọi cánh cửa tiếp xúc, để
khước từ cái nhu cầu “nhìn mẹ và được mẹ nhìn”. Nếu nhu cầu ấy không bị
khước từ bằng cách tống xuất ra ngoài, đứa con sẽ quá khổ đau và không thể
sống còn [18, tr.155-158].
Trong công trình nghiên cứu của mình, Bruno Betteheim (1987) bàn về
cách sống thờ ơ, không yêu con, thiên về lí trí của người mẹ có học thức cao
dẫn tới những phản ứng tiêu cực ở trẻ như không muốn gần mẹ, không muốn
ôm, hôn mẹ, không muốn nhìn vào mắt mẹ và không nói. Đồng thời, trẻ cũng
ứng xử như vậy với người khác.
Tóm lại, qua các công trình nghiên cứu, thực nghiệm nói trên, các tác
giả trên thế giới đã chỉ ra một số nội dung nổi bật sau:
- Mẹ, người chăm sóc chính, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc
tạo ra môi trường an toàn đối với trẻ, là cầu nối để trẻ khám phá thế giới xung
quanh, tập thích nghi dần với điều kiện sống, xã hội hoá cá nhân, cũng như

12
hình thành cái Tôi và tự chủ hơn. Người mẹ tạo ra sự gắn bó xã hội, sự gắn bó
mang tính quyết định đối với sự phát triển bình thường của trẻ. Mặt khác, cảm
giác an toàn, vòng tay của mẹ, sự âu yếm tình cảm khi người mẹ vỗ về sẽ
nâng đỡ và giúp trẻ phát triển không những về thể chất mà còn về tinh thần.
- Trải qua các giai đoạn phát triển bình thường, trẻ dần dần tách được
khỏi mẹ, khỏi người chăm sóc; tách được cái Tôi của nó với đối tượng.
- Ở những trẻ vắng mẹ lâu ngày, thiếu hụt tình cảm của mẹ, chúng ta
có thể quan sát thấy các dấu hiệu về thể chất như sụt cân, khó ngủ, từ chối ăn,
chậm phát triển tâm vận động, dễ bị nhiễm khuẩn. Về tâm lý, trẻ tự cô lập,
tránh tiếp xúc với xã hội, tự kích thích bằng những hành vi rập khuôn và có
ánh nhìn xa xăm, thụ động. Trẻ có các vấn đề về hành vi như hiếu động quá
mức hoặc có tính hiếu chiến, ngôn ngữ kém phát triển. Trẻ thể hiện không
muốn ôm mẹ, hôn mẹ, không muốn nhìn vào mắt mẹ và không nói, với người
khác cũng ứng xử tương tự.
- Các rối nhiễu do mối quan hệ gắn bó mẹ con sớm gồm lo hãi, khủng
hoảng sự hình thành cái Tôi, rối loạn về tư duy, ngôn ngữ, duy kỉ quá, tự cao,
tự đại; ngược lại là mặc cảm tự ti, giải thể nhân cách. Trẻ tách khỏi những liên
hệ xung quanh, không nhận thấy sự khác nhau trong ứng xử giữa người thân
và người lạ. Cũng có những trẻ bộc lộ các nhu cầu khát khao tiếp xúc, vồ vập
những người không quen biết.
- Những trẻ chia tách mẹ sớm nhưng sau đó lại được quá đùm bọc
hoặc bị thờ ơ trong môi trường gia đình thường ít giao tiếp với bạn cùng trang
lứa, và khi đến tuổi đến trường, sẽ có những rối loạn học đường.
- Những rối loạn của trẻ có thể khắc phục dần dần theo thời gian nếu
được phát hiện sớm và có sự can thiệp kịp thời .

13
1.1.2. Những nghiên cứu về gắn bó mẹ con sớm tại Việt Nam
Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, trong cuốn “Tâm lý lâm sàng trẻ em Việt
Nam”, đã chỉ ra vai trò của quan hệ mẹ - con là không gì thay thế được:
“Chính những ngày đầu tiên sau khi sinh là thời gian hết sức quan trọng để
hai mẹ con thích ứng với nhau, qua sự bế bồng săn sóc làm quen, làm thân,
hoà mình với nhau...”. Bởi vậy, “vắng mẹ cũng như vắng con trong những
ngày quyết định ấy là cơ sở tạo ra những rối nhiễu tâm tư mà hậu quả khôn
lường” [21, tr.109-110].
Ở một tác phẩm khác “Phát triển tâm lý trong năm đầu” (2002), Bác sĩ
Nguyễn Khắc Viện đã bàn về mối quan hệ gắn bó mẹ con và vai trò của người
mẹ trong mối quan hệ này. Theo ông, từ lúc lọt lòng, trẻ em đã có những ứng
xử làm cho mẹ quan tâm và chăm sóc: mút, bám víu, khóc, mỉm cười, tìm
theo. Tuỳ theo mức độ em bé đòi hỏi và người mẹ đáp ứng, một mối gắn bó
tốt xấu, đậm nhạt khác nhau sẽ được tạo ra. Và từ 6 tháng trở đi, một hệ thống
được hình thành và dần dần chi phối toàn bộ quan hệ mẹ con, chi phối sự phát
triển của trẻ mạnh mẽ về nhiều mặt. Đây không chỉ là sự tác động của mẹ lên
con, mà còn là một sự tác động qua lại mẹ - con, ảnh hưởng đến cả tâm lý hai
bên [22, tr95].
Nghiên cứu khoa học tâm lý và Tâm bệnh lý ở giai đoạn thai nghén và
suốt trong năm đầu là một lĩnh vực có nhiều tranh luận trong những năm gần
đây ở Việt Nam. Vũ Thị Chín đã biên soạn thành công công trình trọng tâm
cho đề tài này, với sự ra đời của tác phẩm“Mẹ và con” (2002). Tác giả và
cộng sự cho rằng bà mẹ là cái nôi sinh lý của em bé mới sinh, đồng thời là cái
nôi tâm lý – xã hội – văn hoá của đứa con. Quan hệ mẹ con sớm được tác giả
trình bày rất sống động. Những giờ đầu sau đẻ là thời kỳ bà mẹ rất nhạy bén
trong việc bắt quan hệ với con, thiết lập cầu nối và sự gắn bó mẹ con. Sự gắn

14
bó mẹ con giúp mẹ và con tiếp xúc, làm quen dần với đặc tính của nhau, hoà
mình với nhau, đồng thời tác động lẫn nhau giúp cải thiện mối quan hệ mẹ
con cả về lượng và chất. Tác giả Vũ Thị Chín tổng kết lại mọi nhiễu loạn
trong tương tác mẹ con có nguồn gốc từ các nguyên do sau:
- Kích thích quá mức không tôn trọng tín hiệu của trẻ (tránh né, quay
mặt đi, nhắm mắt...)
- Kích thích yếu ớt nơi những bà mẹ trầm nhược ức chế, tâm thần
phân liệt.
- Trẻ bị đẻ non, có dị tật bẩm sinh (lo âu của bố mẹ dẫn tới kém điều
hoà kém trạng thái thức tỉnh của trẻ, giao tiếp và tương tác khó).
- Chậm sinh trưởng thai nhi dẫn tới thiếu thoả mãn ở bố mẹ so với đứa
con tưởng tượng và kém tương tác.
- Khó khăn trong thời thơ ấu của mẹ, bên cạnh những khó khăn về gia
đình, kinh tế, văn hoá, xã hội [1, tr.37].
Văn Thị Kim Cúc trong tác phẩm “Những tổn thương tâm lí do bố mẹ
ly hôn” phân tích: “Khi nói tới chia ly tâm lý không thể không nói tới sự gắn
bó. Bởi vì nếu không có gắn bó thì chia ly tâm lý không có ý nghĩa” [2, tr.81].
Theo nghiên cứu của tác giả này, đối với trẻ có sự xa cách mẹ từ 8-18 tháng,
sự trải nghiệm cuộc sống như bị bỏ rơi, sự mất mát đối tượng yêu thương
(người mẹ) là nguồn gốc cho cảm giác lo hãi và buồn bã. Nghiên cứu đã đúc
kết lại sự chia ly hay cách biệt có khả năng gây ra tổn thương tâm lý nếu nó
xảy ra vào các thời điểm: 6 tháng tuổi và thời điểm Oedipe (3-5 tuổi). Bố mẹ
ly hôn khi đứa con còn thơ bé (0-3 tuổi) có thể gây ra ở trẻ các rối nhiễu tâm
thể và các rối nhiễu này càng trầm trọng nếu đứa con không có sự chia sẻ và
cảm thông của người nuôi dưỡng nó [2, tr.84].

15
Nguyễn Văn Thành với cuốn sách “Quan hệ mẹ con: Bài học đầu tiên
của cuộc sống” (2003) đã nhấn mạnh “Vai trò trung gian của người mẹ là tạo
nên những cơ cấu chuyển tiếp để trẻ em có thể di chuyển từ cơ cấu quen thân
đến cơ cấu xa lạ một cách hài hoà êm đẹp” [18, tr.217]. Người mẹ nếu biết rõ
vai trò chủ động của trẻ em trong tiến trình phát triển, những khả năng và các
giai đoạn phát triển, có thể tạo mọi điều kiện để trẻ em đóng góp một cách
tích cực phần của mình vào tiến trình xây dựng bản thân, hình ảnh cái Tôi.
Mặt khác, trong trường hợp những đứa con có thiệt thòi, gặp một vài khó
khăn, trắc trở trong tiến trình phát triển của mình, những kiến thức tâm lý này
sẽ giúp người mẹ sáng tạo những giải pháp thích ứng để giúp trẻ khắc phục
những khó khăn và vượt qua một số chướng ngại.
Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết trong cuốn “Mẹ và con” (2005) cũng chỉ ra
rằng trong mối quan hệ gắn bó mẹ con, cả hai đều phải phát ra tín hiệu cho
nhau. Nhưng trong giai đoạn đầu đời, người mẹ đóng vai trò vô cùng quan
trọng cho sự phát triển bình thường của trẻ. Người mẹ chăm sóc nuôi dưỡng
trẻ hằng ngày bằng một tình yêu thương tự nhiên mang tính vô thức sẽ giúp
cho quá trình xã hội hoá của trẻ, là nhịp cầu cho trẻ bước vào khám phá thế
giới và xã hội loài người. “Chính từ trong cái nôi gia đình, ngay từ lúc lọt
lòng mẹ, đứa trẻ đã nhận được sự giáo dục xúc cảm đầu tiên thông qua cử chỉ
âu yếm hay dửng dưng; yêu thương, trìu mến hay độc ác, tàn nhẫn…của
những người trực tiếp chăm sóc, đặc biệt là người mẹ”[25, tr.11].
Kết luận của tác giả Lê Khanh trong bài viết “Ý thức và vô thức trong
lĩnh vực xúc cảm – tình cảm con người” đề cập đến giáo dục đời sống tình
cảm con cái từ tuổi ấu thơ trong cuộc sống gia đình. Cùng với nhiều công
trình nghiên cứu khác, tác giả cho rằng cách đối xử trực tiếp của cha mẹ đối
với con cái, cũng như cách bố mẹ thể hiện tình cảm với nhau trước mặt chúng

16
có những hậu quả sâu xa và lâu bền đối với đời sống xúc cảm – tình cảm của
trẻ [10, tr11].
Trong bài báo “Bệnh thiếu sự gắn bó” (2011), Phạm Ngọc Thanh đã
đề cập đến rối loạn gắn bó ở trẻ. Tác giả trình bày ngắn gọn một ca điển hình
của rối loạn gắn bó với những biểu hiện: nằm viện khoảng 6 tháng mỗi năm
với các triệu chứng nôn ói, chán ăn, thờ ơ, không thích giao tiếp, khó ăn, chỉ
ăn qua ống thông dạ dày, chỉ thích ở bệnh viện chứ không muốn về nhà. Theo
đó, các nguyên nhân dẫn đến rối loạn chủ yếu là do sự chia tách quá sớm hay
sự thiếu thốn tình cảm yêu thương từ trong mối quan hệ xã hội đầu tiên của
trẻ. Trẻ có nguy cơ rối loạn gắn bó từ trong lòng mẹ nếu bà mẹ gặp phải vấn
đề bất ổn và căng thẳng trong lúc mang thai, không quan tâm đến sự hiện diện
của bào thai. Hoặc, trẻ sống trong sự bất ổn (cha mẹ đi vắng, cha mẹ bận việc
không có thì giờ chăm sóc con; đổ vỡ gia đình do cha mẹ không hợp; trẻ phải
đi nhà trẻ sớm mà không có sự chuẩn bị; xem tivi quá sớm và suốt ngày)
cũng có những nguy cơ rối loạn. Có hai dạng phản ứng khi trẻ vắng cha mẹ
không được đáp ứng tình cảm của cha mẹ: Một là, trẻ thất vọng, tự thu mình
lại trong thế giới riêng, không tiếp xúc với ai, bỏ bú, khóc đêm, ăn kém,
không giao tiếp bằng lời hay không lời. Hai là, ngược lại, trẻ tỏ hành vi, tình
cảm với người lạ, có thể hôn bất kì ai và thích được bồng bế. Các hệ quả trong
quá trình phát triển sau này có thể gặp phải ở trẻ là rối loạn hành vi và tính
khí, hiếu động, kém tập trung, rối loạn giấc ngủ, tiểu dầm, béo phì, chậm phát
triển.
Có nhiều lý do khiến bà mẹ ruồng bỏ tâm lý với đứa con của mình và
hệ quả nhìn thấy được từ thái độ ứng xử ấy là những bệnh tâm thể ở trẻ nhỏ.
Tác giả Lê Khanh đã chỉ ra một số bệnh thường gặp ở trẻ có nguyên do tâm lý
trong mối quan hệ với mẹ: tự kỷ, hen suyễn, chứng nổi chàm (eczéma) – da

17
nổi rôm lên, chảy nước rồi bóc vảy, xuất hiện ở háng, nách, sau lỗ tai… vào
cuối năm thứ nhất, và qua đến năm thứ hai có khi là tự khỏi. Tác giả lý giải
các biểu hiện bất thường của trẻ được quan sát trong các nhà trẻ hay các trung
tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi là để bù đắp vào những thiếu hụt về cảm xúc; đây
là một tình trạng tâm lý thoái lùi về giai đoạn ấu thơ.
Tóm lại, các nghiên cứu ở Việt Nam về gắn bó mẹ con sớm đã chỉ ra
được tầm quan trọng của mối quan hệ này trong quá trình phát triển của trẻ.
Các tác giả đã bước đầu lý giải về những khía cạnh khiến mối quan hệ mẹ con
sớm gặp vấn đề, cũng như những biểu hiện trong mối quan hệ mẹ con sớm
ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ trong những năm đầu đời nghiêm
trọng đến mức nào. Theo những nghiên cứu này, cách ứng xử của cha mẹ, đặc
biệt là người mẹ, để lại một hậu quả to lớn trên đứa trẻ. Các tác giả đã dần chỉ
ra trong phạm vi nghiên cứu của mình những rối nhiễu mà trẻ có thể gặp phải
khi có vấn đề liên quan đến mối quan hệ mẹ con sớm. Trên các phương tiện
truyền thông báo chí hiện nay, các chuyên gia y học, tâm lý học cũng đã lên
tiếng cảnh báo về những hậu quả của lối sống công nghiệp, người mẹ phải
tách con sớm để để tham gia công việc xã hội khiến cho trẻ và chính những
người mẹ gặp khó khăn nhất định trong việc chăm sóc và gần gũi con. Đây
cũng là lời cảnh báo cho những rối nhiễu mà trẻ em trong độ tuổi đến trường
ngày càng gia tăng đến mức báo động.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niệm Gắn bó
Từ nguyên thủy của thuật ngữ gắn bó xuất hiện từ thế kỷ XIII, xuất
phát từ động từ “attacher” được dùng thay thế cho một từ cổ trong tiếng Pháp
estachier, có nghĩa là gắn bó, kết dính. Đến thế kỷ XVIII, mối liên kết kết nối
người mẹ với đứa con không gợi lên bất kỳ ý nghĩa nào; tình yêu của mẹ là tất

18
yếu, “mẹ yêu con giống như những con thú nuôi nấng những con thú con
vậy”. Quan điểm này thay đổi khi J. J. Rousseau, qua những tác phẩm của
mình, đã làm tăng thêm giá trị mối tiếp xúc giữa mẹ và con. Theo ông, mối
liên kết cảm xúc đó đã hợp nhất mẹ và con và tạo nên sự gần gũi thông qua
việc khuyến khích nuôi trẻ bằng sữa mẹ (Knibieler & Fouquet, 1980). Từ đây,
sự gắn bó mẹ con trở thành một khái niệm thu hút mối quan tâm của các nhà
khoa học trong những năm 50 của thế kỷ XX trong đó có các nhà nghiên cứu
về tập tính học, phân tâm học và về các phản ứng liên quan đến sự chia tách
mẹ (Bowlby, 1959; Ainsworth, 1962; Karen, 1994).
Nhiều tác giả đã làm rõ ảnh hưởng của sự gắn bó giữa bố mẹ và con cái
tới quá trình phát triển nói chung của trẻ và tới sự phát triển bản sắc mẹ
(Bowlby, 1969; Ainsworth, 1973; Klaus & Kennell, 1976; Cranley, 1981;
Rubin, 1984; Mercer & Ferketich, 1990). Tuy vậy, dường như chưa có một sự
nhất trí nào về định nghĩa “gắn bó”. Các định nghĩa hiện có đều khiến chúng
ta tin rằng gắn bó là một quá trình tuyến tính; các định nghĩa này đưa vào
những đặc trưng của bố mẹ và thường liên quan tới cá nhân hơn là mối quan
hệ. Trên thực tế, các tác giả có xu hướng trộn lẫn khái niệm gắn bó với các
khái nhiệm như tình yêu thương hay bản năng mẫu dưỡng, quan hệ qua lại
(accointance) hay quan hệ ràng buộc (bonding) (Bell, L., Goulet, C., St-Cyr
Tribble, D., Paul, D. & Polomeno, V., 1996).
Trong lý thuyết về sự gắn bó, Bowlby (1969) đã xác định “gắn bó như
một mối liên kết quyền năng hợp nhất hai người với nhau” . Theo Bowlby và
Ainsworth, quan hệ đầu tiên và chủ yếu của em bé khi mới sinh ra không phải
là với đồ vật chung quanh mà là với con người, với người chăm sóc trực tiếp,
có thể là mẹ đẻ hoặc là người mẹ thay thế, tức mẹ - nuôi (Caregiver). Ngay từ
trong những tháng đầu, em bé không thụ động mong đợi mẹ săn sóc, mà chủ

19
động đối với mẹ, có một loạt ứng xử: kêu khóc, mỉm cười, bám víu, nhìn
theo, tìm theo làm cho mẹ quan tâm; đây là những tín hiệu, cách diễn đạt của
trẻ. Điều này cho phép trẻ sử dụng sự gắn bó như một điểm tựa an toàn qua
thời gian và khoảng cách. Em bé có thể gợi hình ảnh mẹ trong lúc mẹ đi vắng.
Vì vậy, khi mẹ ra đi, biểu hiện quyến luyến của trẻ chỉ rõ nét ở những lúc trẻ
mỏi mệt hoặc bực bội. Ngoài mẹ, trẻ có thể gắn bó với một số người khác.
Dựa trên cách đáp ứng của mẹ, có thể phân biệt ra các kiểu gắn bó: mẹ bình
thường đáp ứng thoải mái hoặc chính mẹ bị rối loạn tâm lý đáp ứng khó khăn,
khi tránh né trẻ, khi quá nuông chiều trẻ, hoặc khi hắt hủi trẻ [20, tr.101].
Gắn bó là sự ràng buộc cảm xúc sâu sắc và lâu dài, kết nối người này
với người khác thông qua thời gian và không gian (Bowlby, 1969; Ainsworth,
1973). Như vậy, Bowlby định nghĩa gắn bó như “một sự kết nối tâm lý bền
vững giữa con người với nhau” (26, tr.194). Ông cho rằng, gắn bó có thể
được hiểu trong một hoàn cảnh tiến hóa mà ở đó người chăm sóc đem lại sự
an toàn và cảm giác an toàn cho trẻ. Sự gắn bó mang tính thích ứng khi nó
làm tăng cơ hội sống còn cho trẻ. Điều này được minh chứng trong công trình
nghiên cứu của Lorenz (1935) và Harlow (1958). Theo Bowlby, trẻ có một
nhu cầu phổ biến là tìm kiếm sự gần gũi mật thiết với người chăm sóc trẻ khi
trẻ ở vào tình huống căng thẳng hoặc bị đe dọa (Prior & Glaser, 2006).
Bourges định nghĩa: “Gắn bó được xem là mối quan hệ ưu tiên nối kết
giữa người này với người khác mà sự lựa chọn này được dựa trên một sự ham
muốn hay một nhu cầu. Gắn bó được quy định bởi các kinh nghiệm có được
qua các giai đoạn nhạy cảm” [2, tr.83].
Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, khái niệm “gắn bó” mô
tả một phương thức ứng xử trong quan hệ mẹ - con, đặc biệt ở năm đầu tiên,
bao gồm quan hệ về thể chất cũng như về tâm lý. Người mẹ ở đây không nhất

20
thiết là mẹ đẻ (mẹ sinh học), mà còn là người chăm sóc hàng ngày, tức là mẹ -
nuôi. Gắn bó là có quan hệ hoặc làm cho có quan hệ tinh thần, tình cảm khó
tách rời nhau [15, tr.320].
Tác giả Trương Thị Khánh Hà cho rằng: “Sự gắn bó, đó là cảm giác
ràng buộc chặt chẽ và trìu mến mà chúng ta cảm nhận từ phía những người
quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, có thể khiến cho chúng ta có được
cảm giác thích thú và vui vẻ khi chúng ta giao tiếp với họ và cảm giác thoải
mái khi ở cạnh họ những khi mệt mỏi” [6, tr.59]. Bắt đầu từ năm thứ nhất của
cuộc đời, trẻ đã có xu hướng gắn bó với người thường xuyên đáp ứng những
nhu cầu về mặt sinh lý của trẻ. Quan sát trẻ trong giai đoạn này và chú ý đến
cách mà trẻ lựa chọn những đáp ứng đặc biệt đối với bố mẹ, chúng ta sẽ nhận
thấy rằng có rất nhiều cách phản ứng của trẻ chỉ dành riêng cho bố mẹ mà
thôi.
Vũ Dũng định nghĩa: “Gắn bó là mối liên kết chặt chẽ giữa người này
với người khác. Gắn bó mô tả mối quan hệ về mặt thân thể, cũng như tâm lý
giữa những người có ý nghĩa đặc biệt với trẻ, đặc biệt là người mẹ hay người
nuôi dưỡng. Trẻ sơ sinh tìm kiếm sự chăm sóc, gắn bó như một bước để thiết
lập cảm giác được an toàn. Gắn bó được quan sát rõ nét ở những trẻ 6 đến 2
tháng tuổi khi những người quan trọng đối với chúng (như: bố, mẹ, những
người trong gia đình và những người trẻ quí mến) đang chơi với chúng rồi bỏ
đi. Trẻ thường khóc hoặc tìm cách để theo người đó. Khi người đó quay lại
trẻ cảm thấy mừng hoặc hài lòng” [3, tr.200].
Theo các nhà nghiên cứu, mức độ và hình thức gắn bó (đặc biệt là
trong những năm đầu của cuộc đời) có tác động sâu sắc đến sự phát triển tâm
lý của trẻ về sau. Nếu trẻ gặp trắc trở trong thiết lập quan hệ gắn bó thì điều
đó có thể gây ra ở trẻ những bệnh về tâm lý hoặc sinh lý.

21
Như vậy, trong nghiên cứu này, tôi đồng nhất quan điểm với Bowbly,
gắn bó là sự ràng buộc cảm xúc sâu sắc và lâu dài-một sự kết nối tâm lý bền
vững giữa trẻ và người chăm sóc. Sự gắn bó cho thấy sự an toàn và cảm giác
an toàn mà người chăm sóc mang lại cho trẻ.
1.2.2. Gắn bó mẹ con sớm
.2.2. . Định nghĩa về sự gắn bó mẹ con sớm
Có thể nói, nhu cầu gắn bó là một nhu cầu sơ cấp, bẩm sinh ở con
người. Các chức năng chính của gắn bó là bảo vệ, hỗ trợ và khuyến khích khi
cá nhân gặp phải những mối đe dọa bên trong hay bên ngoài. Nếu đáp ứng
của những người xung quanh là thích đáng với nhu cầu gắn bó của trẻ, thì sự
gắn bó sẽ phát triển ở trẻ một nền tảng an toàn và một hình ảnh tích cực về
bản thân. Trên nền tảng này, các năng lực mới xuất hiện: khả năng tự chia
tách để khám phá môi trường, khả năng chờ đợi một đáp ứng và sau đó là đáp
ứng nhu cầu gắn bó của một đứa trẻ nhỏ hơn hoặc yếu đuối hơn.
Mối quan hệ gắn bó mẹ con là một mối quan hệ thiêng liêng, cơ bản
mà hầu như giống loài nào cũng có. Đối với sự phát triển bình thường của
một đứa trẻ, tình cảm gắn bó giữa trẻ với bố mẹ, đặc biệt với người mẹ là nền
tảng nhất.
Như đã trình bày ở trên, sự gắn bó giữa mẹ (người chăm sóc) với trẻ,
đặc biệt là trẻ nhỏ, thường được thể hiện qua sự phản kháng của trẻ khi người
mẹ rời khỏi con và nụ cười bi bô mà trẻ có khi mẹ quay lại. Khi rơi vào trạng
thái căng thẳng, trẻ cũng tìm kiếm gương mặt gắn bó. Mối quan hệ khăng khít
này cung cấp cơ hội cho một ứng xử xã hội và đồng thời là một phần thưởng
đối với trẻ. Nó giúp trẻ có thể nhận dạng ra mẹ một cách có chọn lọc. Tuy
nhiên, trong quá trình trẻ ngày càng nhận dạng ra mẹ thuần thục bao nhiêu, nó
càng thể hiện nhiều sự lo hãi và lo âu hơn đối với những người lạ. Những

22
phản xạ tự nhiên như bám víu, ôm, chạm vào người quen khi sợ hãi là những
tín hiệu cho thấy trẻ sơ sinh cần được bảo vệ, cần được che chở trước những
cảm giác sợ hãi bị truy hại. Theo Bowlby (1973), đó là kết quả của một sự
thành thục kép: sự gia tăng các khả năng tri giác của trẻ, giúp nó dò tìm ra
tính chất mới mẻ hoặc xa lạ của một đồ vật hoặc một con người và sự gia tăng
nỗi sợ hãi người lạ theo thời gian [27, tr.110].
Gottlieb (1978), Gay (1981), Lobar & Philipps (1992) và Boulanger &
Goulet (1994) mô tả sự gắn bó mẹ con trong một quá trình tương tác bắt đầu
với giai đoạn quan hệ qua lại và tiến triển tới sự gắn bó. Quan hệ qua lại là
nền tảng của mọi mối quan hệ người và liên quan tới giai đoạn đầu tiên của
quá trình gắn bó. Giai đoạn quan hệ qua lại bắt đầu trong quá trình mang thai
(Sandelowski & Black, 1994), trở nên rõ nét hơn khi trẻ ra đời (Gottlieb,
1978) và có vai trò giúp trẻ và bố mẹ học cách hiểu biết lẫn nhau. Chính từ sự
hiểu biết lẫn nhau này mà giữa mẹ và con hình thành nên mối liên hệ đầy
quyền năng. Sự gắn bó mẹ con sớm là thành tố mang tính cảm xúc của mối
quan hệ bố mẹ-con cái. Ở đây, cần phải nhắc lại quan điểm cho rằng quá trình
gắn bó được đặc trưng bởi sự tìm kiếm và duy trì sự gần gũi, sự tương tác lẫn
nhau trong những trao đổi ngôn ngữ, phi ngôn ngữ cũng như qua sự hình
thành các cảm xúc tích cực.
Như vậy, mối quan hệ gắn bó mẹ con sớm là mối quan hệ cặp đôi được
hình thành do sự đáp ứng nhạy bén của mẹ đối với những tín hiệu của trẻ.
Tham khảo những nghiên cứu đã có, chúng tôi thấy rằng gắn bó mẹ
con sớm là mối quan hệ thân thiết về mặt thể chất và tâm lý; trên cơ sở tình
yêu thương bao dung của người mẹ, đứa trẻ cảm nhận được sự an toàn để
phát triển cân bằng về mặt tâm – sinh lý và xã hội. Quan hệ mẹ con xuất hiện
từ rất sớm đáp ứng nhu cầu an toàn cho trẻ và đảm bảo sự phát triển cân

23
bằng cả về thể chất và tâm lý. Đây là thứ tình cảm ruột thịt được thể hiện
bằng sự chăm sóc và sự chấp nhận từ phía người mẹ, gắn với nó là sự thoả
mãn các nhu cầu sinh lý thông qua sự tiếp xúc trực tiếp của mẹ, mẹ bế con,
con ôm lấy mẹ, mẹ và con ăn cùng nhau, chơi đùa cùng nhau. Gắn bó mẹ con
sớm có thể được hiểu là sự kết nối tâm lý bền vững, là sự ràng buộc cảm xúc
sâu sắc và lâu dài giữa mẹ và trẻ, giúp trẻ phát triển hình ảnh tích cực về bản
thân và hình thành các cảm giác an toàn trong quá trình phát triển tổng thể.

.2.2.2. Các thuộc tính của sự gắn bó mẹ con sớm


Sự gắn bó mẹ con sớm được xem xét theo các thuộc tính sau: sự gần
gũi về thể chất và cảm xúc, sự tương tác lẫn nhau và sự cam kết.
- Sự gần gũi về thể chất và cảm xúc: Gắn bó mẹ con được đặc trưng bởi
sự tìm kiếm và duy trì trạng thái gần gũi giữa trẻ và mẹ (Avant, 1979;
Marecki & cs., 1985; Lobar & Philipps, 1992). Theo Bowlby (1969), người
mẹ lên kế hoạch gắn bó với con từ trước sự ra đời của trẻ. Với kế hoạch này,
người mẹ đã dự kiến khoảng thời gian cùng sống với trẻ và hạn chế các tình
huống gây ra sự xa cách. Vì thế, sự gần gũi được xem như một điều kiện mà
trong đó bố mẹ giới hạn khoảng không gian giữa họ với trẻ bằng cách tạo
thuận lợi cho sự tương tác và sự phát triển của trẻ. Những tiếp xúc sớm và lặp
lại từ khi trẻ sinh ra cho phép bố mẹ vững tin về sự tồn tại thực của trẻ và tìm
hiểu về trẻ. Nuôi dưỡng, ôm ấp, đu đưa, duy trì tiếp xúc mắt kéo dài và tìm
kiếm một cách tích cực những cơ hội tương tác với con là những hành vi
thuận lợi cho sự phát triển mối quan hệ gắn bó.
Người mẹ thường dùng các cách thức giác – động khác nhau để tiếp
xúc với con, sự đụng chạm và tiếp xúc mắt là những cách thức hiệu quả nhất
trong giao tiếp với trẻ bé (Bourassa & c., 1986; Brazelton & Cramer, 1992).
Khi trẻ khóc, cười, bám víu hay nhìn theo, nó đã góp phần vào việc duy trì sự

24
gần gũi với bố mẹ. Việc duy trì và tìm kiếm sự gần gũi làm nảy sinh các cảm
giác yêu thương, an toàn và vui vẻ ở cả trẻ và mẹ (Karen, 1994).
- Sự tương tác: Khả năng giao tiếp của trẻ và của mẹ là một mắt xích
nhỏ nhưng hết sức cần thiết cho chất lượng mối quan hệ. Tương tác là một
kiểu thích ứng trong mối quan hệ dẫn đến hình thành một loạt hành vi thỏa
mãn lẫn nhau. Như thế, hành vi của mẹ được thích ứng với những dấu hiệu
mà trẻ tạo ra nhằm hình thành nên một phản ứng tích cực ở trẻ (Aderson,
1981).
- Sự cam kết: Việc hình thành nên mối liên kết gắn bó kéo theo một
mối quan hệ bền vững mà ở đó bố mẹ, đặc biệt là người mẹ, cảm thấy có
trách nhiệm cũng như luôn sẵn sàng về mặt thể chất và tâm lý đối với trẻ
(Bourassa, 1986). Là người mẹ được gắn bó có nghĩa là luôn cảm thấy được
ràng buộc với con, có trách nhiệm về sự an toàn, sự trưởng thành và sự phát
triển của con và đảm bảo cho con một vị trí nhất định trong gia đình và ngoài
xã hội. Bởi thế, bố mẹ, nhất là người mẹ cần thiết phải đặt trẻ vào trung tâm
cuộc sống của họ và của không gian gia đình. Khi trẻ xuất hiện, các hệ thống
gắn bó trong gia đình được tổ chức lại; theo đó, mỗi thành viên sẽ tiếp tục
cảm giác an toàn và tự do trong cuộc sống chung.
1.2.2.3. Các giai đoạn gắn bó mẹ con
Bowlby (1980) cho rằng, từ lúc lọt lòng, trẻ em đã có những ứng xử
làm cho mẹ quan tâm và chăm sóc như: mút, bám víu, khóc, mỉm cười, tìm
theo. Tùy theo mức độ đòi hỏi và người mẹ đáp ứng, sẽ tạo ra một mối gắn bó
tốt xấu, đậm nhạt khác nhau. Và từ sáu tháng trở đi, hình thành một hệ thống
dần dần chi phối toàn bộ quan hệ mẹ con, ảnh hưởng mạnh mẽ sự phát triển
của trẻ về nhiều mặt. Ở đây không chỉ có mẹ tác động lên con, mà là sự tác
động qua lại giữa mẹ và con, ảnh hưởng đến đời sống tâm lý của cả hai bên.

25
Thời kỳ đầu tiên là ngay sau khi sinh, em bé có một loạt ứng xử tìm
kiếm sự gần gũi với người chăm sóc, bất kể người đó là ai. Khoảng hai tuần
tuổi, trẻ ưa thích giọng nói của con người hơn những âm thanh khác, khoảng
4 tuần tuổi trẻ thích giọng nói của mẹ hơn giọng nói của người khác. Vào
tháng thứ 2, trẻ bắt đầu giao tiếp bằng mắt khi hướng về người chăm sóc, và
bắt đầu báo hiệu nhu cầu của trẻ một cách rõ ràng hơn. Đây là khởi đầu của
sự gắn bó.
Giai đoạn kế tiếp, từ 3 đến 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu biểu lộ sự vui thích
trong quá trình tương tác với con người thông qua “nụ cười xã hội”. Trong
thực tế, người lớn thường thực hiện nhiều trò khôi hài để gợi lên nụ cười như
thế ở trẻ. Điều này cho thấy nụ cười và ánh mắt nhìn của trẻ có giá trị tới mức
nào trong cuộc sống, nó không chỉ đảm bảo cho sự hình thành một sự gắn bó
khỏe mạnh mà còn kích thích sự tương tác qua lại giữa người lớn và trẻ em.
Thời gian này, trẻ bắt đầu có sự phân biệt lạ - quen.
Đến tháng thứ 6 -7 trở đi, trẻ tìm cách bám gần mẹ; bắt đầu có sự lựa
chọn và tập trung vào mẹ(hay người chăm sóc). ở giai đoạn trước, trẻ đã có sự
phân biệt lạ quen, nhưng vẫn đón nhận bất kì người nào, và lúc mẹ trong có
mặt trẻ cũng không có phản ứng gì rõ rệt. sau 6 -7 tháng, khi mẹ bỏ đi, trẻ có
phản ứng ngay, trẻ cố tìm mẹ, và lúc mẹ trở về thì tỏ ra vui mừng. Đến một
môi trường không quen thuộc trẻ càng tỏ ra bám lấy mẹ.
Có thể nói, trẻ bắt đầu có một biểu tượng thống nhất về mẹ. Chính vì
vậy, ở những trẻ mồ côi từ lúc mới sinh, nếu không thiết lập được một sự gắn
bó với một bà mẹ nào đó, là người chăm sóc trẻ thường xuyên trong khoảng
thời gian trên 6 tháng đầu tiên, sẽ xuất hiện rỗi nhiễu tâm lý gọi là hội chứng
vắng mẹ (hospitalism), trẻ sẽ chậm nói, chậm phát triển về tâm lý, vận động
mặc dù vẫn được nuôi ăn đầy đủ.

26
Giữa 6 – 9 tháng, trẻ ngày càng có khả năng phân biệt được người
chăm sóc trẻ và những người lớn khác và thường dành phần thưởng cho
người đặc biệt này bằng “nụ cười ưu ái”. Hai hiện tượng phổ biến “lo âu chia
cách” và “lo âu người lạ” là tín hiệu cho thấy trẻ có ý thức rằng người chăm
sóc trẻ có chức năng và giá trị độc nhất.
Sau sáu tháng, trẻ có tiến bộ ở nhiều mặt, đặc biệt là vận động, làm cho
mối quan hệ mẹ - con trở nên phong phú thêm, quan hệ xã hội của trẻ cũng đa
dạng hơn có thể tỏ ra găn bó với nhiều người.
Từ 12 – 24 tháng tuổi, việc biết bò và biết đi cho phép trẻ điều chỉnh và
được sự gần gũi hoặc khoảng cách đối với người chăm sóc. Việc tìm kiếm sự
gần gũi cũng được xem như là hành vi tìm kiếm sự an toàn. Trẻ quay về phía
người chăm sóc để được thoải mái, trợ giúp, hoặc đơn giản là để “nạp thêm
năng lượng cảm xúc”. Qua năm thứ 2, đặc biệt đến năm thứ 3, thì trẻ cũng
hình thành mối quan hệ gắn bó không chỉ với mẹ mà có thể gắn bó với một số
người khác, thường là bố hay là người gần gũi nhất với trẻ sau mẹ nó, nhất là
trong hoàn cảnh khó khăn.
Sau một thời gian thiết lập được sự gắn bó với mẹ, thì khi được khoảng
2 – 3 tuổi trẻ lại bước vào một giai đoạn muốn tách biệt với mẹ để bước
những bước chân chập chững trên con đường tự khẳng định, tự làm chủ bản
thân. Đó là một trạng thái phát triển tâm lý cần thiết. Nếu một người mẹ
không am hiểu, vì lòng thương con cứ tiếp tục quyến luyến, ôm ấp và làm
thay cho con quá nhiều thì trẻ có thể không phát triển về tâm lý. Đôi khi tình
trạng này kéo dài cho đến tận tuổi … trưởng thành. Lúc đó, bề ngoài trẻ là
một chàng thanh niên lưng dài vai rộng, hay một cô thiếu nữ yểu điệu dịu
dàng, nhưng tâm lý vẫn là một đứa trẻ, không giám tự mình quyết định một

27
việc gì, không dám đương đầu với những thách thức của cuộc sống và thường
bị cuốn hút bởi những trào lưu xã hội [7, tr.89-90].
Trong thế kỉ XX, Rudolph Schaffer và Peggy Emerson (1964) đã
nghiên cứu sự phát triển của một nhóm trẻ Scotland. Mỗi tháng một lần, họ
phỏng vấn các bà mẹ và rút ra kết luận: Ở trẻ, quá trình hình thành sự gắn bó
mẹ con thường diễn ra qua 4 giai đoạn [7, tr.91]:
Giai đoạn tiền xã hội ( – 6 tuần tuổi): Còn gọi là pha phi xã hội. Trẻ
mới đẻ phi xã hội theo nghĩa là các kích thích xã hội hoặc phi xã hội thường
tạo ra phản xạ thích thú, chỉ một số ít tạo phản xạ phản đối. Cuối pha này, trẻ
thể hiện sự ưa thích đối với những kích thích xã hội như khuôn mặt đang
cười.
Giai đoạn xã hội chưa phân tách (6 tuần tuổi- 6, 7 tháng tuổi): Trong
giai đoạn này trẻ thích bầu bạn cùng mọi người nhưng không phân tách. Trẻ
cười nhiều với mọi người và những vật thể giống người như búp bê và có vẻ
rối rít khi người lớn không đồng tình. Mặc dù trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi dành
nụ cười tươi nhất cho người mẹ, người chăm sóc, nín ngay khi được người ấy
dỗ nhưng chúng cũng thích thú khi được người khác chú ý, bất kể đó là người
quen hay lạ.
Giai đoạn gắn bó đặc biệt (7-9 tháng tuổi): Trong giai đoạn này trẻ
thường gắn bó với một người duy nhất (mẹ, người chăm nuôi). Trẻ bắt đầu
phản đối khi tách khỏi mẹ, thường bò theo mẹ, lại gần mẹ và vui mừng khi
thấy mẹ, đồng thời hay sợ người lạ. Sự gắn bó mạnh mẽ với mẹ giúp trẻ khảo
sát môi trường xung quanh nó.
Giai đoạn đa gắn bó (sau tháng tuổi): Trẻ có thể gắn bó với mọi
người, trước hết là những người thân trong gia đình như bố, mẹ, anh, chị, ông,
bà… Sau 18 tháng sẽ còn rất ít trẻ chỉ gắn bó với một người.

28
Nhìn chung sự gắn bó chặt chẽ giữa mẹ và con diễn ra mạnh mẽ ở trẻ
trong suốt 6 tháng đầu, đặc biệt là giai đoạn từ 6-9 tháng tuổi.
Theo Nguyễn Khắc Viện (2002), trong quá trình hình thành mối quan
hệ gắn bó mẹ con sớm, từ lúc lọt lòng, trẻ em đã có những ứng xử làm cho mẹ
quan tâm và chăm sóc:
- Kỳ đầu, ngay sau khi sinh, là xu hướng của trẻ bé tìm quan hệ với một
người khác, với một loạt ứng xử có tính chủ động. Lúc này trẻ có thể ở với
bất kỳ người nào cũng được.
- Sau 3 tháng, trẻ biết phân biệt lạ quen. Những phương tiện hiện đại
(quay phim) cho thấy sự phân biệt này xuất hiện có khi sớm hơn. Trước đó,
người ta cho rằng sau 6 tháng mới xuất hiện sự phân biệt này.
- Đến tháng thứ 6 – 7 trở đi, trẻ tìm cách bám gần mẹ, bắt đầu có sự lựa
chọn và tập trung vào một người. Trước đó, mặc dù trẻ đã có phân biệt lạ
quen, nhưng vẫn đón nhận bất kỳ người nào; và lúc mẹ có mặt hay không có
mặt, trẻ cũng không phản ứng. Sau 6 – 7 tháng, khi mẹ bỏ đi, trẻ có phản ứng,
cố tìm mẹ; và lúc mẹ trở về, trẻ tỏ ra vui mừng. Trẻ bắt đầu có một biểu tượng
thống nhất về mẹ. Đến một môi trường không quen thuộc, trẻ càng tỏ ra bám
lấy mẹ.
Qua sáu tháng, trẻ tiến bộ nhiều mặt, đặc biệt là vận động. Điều này
làm cho mối quan hệ mẹ - con phong phú lên, quan hệ xã hội của trẻ cũng đa
dạng hơn. Trẻ có thể tỏ ra gắn bó với nhiều người. Qua năm thứ hai, đặc biệt
đến năm thứ ba, hình ảnh người mẹ đã được nhập tâm, có thể gợi lên lúc vắng
mẹ; Vì vậy, những biểu hiện gắn bó của trẻ chỉ rõ nét vào những lúc mỏi mệt,
khóc lóc .
Từ 15-36 tháng, trẻ đã biết đi vững, chuyển sang giai đoạn thăm dò thế
giới xung quanh. Trẻ bắt đầu biết nói, xuất hiện khả năng suy nghĩ, và bước

29
đầu tách rời mẹ, tự lập, khẳng định con người riêng biệt của mình. Quan hệ
với mẹ và với người lớn trở nên căng thẳng vì trẻ phải ép mình vào tổ chức kỷ
luật của xã hội. Mâu thuẫn giữa con và mẹ bắt đầu xuất hiện. Lúc này mẹ
không còn đáp ứng tức thì tất cả các đòi hỏi của trẻ nữa mà bắt đầu áp dụng
kỷ luật với trẻ từ việc ăn tới ngồi bô. Mâu thuẫn giữa mẹ và con làm cho trẻ
phát hiện ra rằng mẹ và mình là hai con người khác nhau. Cũng trong giai
đoạn này, trẻ bắt đầu mở rộng quan hệ hơn với những người khác ngoài mẹ
[26, tr.45-48].
1.2.2.4. Các kiểu gắn bó
Quan sát phản ứng của trẻ trong suốt các giai đoạn trên, các nhà nghiên
cứu đã xác định một mô hình gắn bó an toàn và 3 mô hình gắn bó không an
toàn ở trẻ (Ainsworth & cs., 1978; Main & Solomon, 1990).
Phần lớn các cặp mẹ- con (khoảng 60- 65%) được mô tả với kiểu gắn
bó an toàn. Những trẻ trong trường hợp này xem mẹ/người chăm sóc giống
như một cơ sở vững chắc để nó khám phá đồ chơi hoặc các vật trong căn
phòng lạ. Trong quá trình chơi của mình, thi thoảng trẻ lại quay về với mẹ
như để củng cố mối liên hệ giữa mình và mẹ. Các trẻ này đều tỏ ra rất đau
khổ khi mẹ rời khỏi phòng và ngay lập tức bám lấy mẹ khi mẹ quay lại. Đây
là những cặp mà trước đó, bà mẹ được đánh giá là nhạy cảm và có cách đáp
ứng phù hợp đối với các kích thích từ phía con mình.
Nhóm thứ hai, khoảng 20% được xác định với kiểu gắn bó “lo hãi né
tránh”. Mỗi trẻ trong nhóm này khóc rất ít khi thấy mẹ rời nó và khi mẹ quay
lại, nó từ chối tất cả mọi nỗ lực tạo lập tương tác từ phía bà mẹ. Các bà mẹ
của các trẻ trong nhóm này, qua quan sát trong quá trình trước đó, tỏ ra là một
bà mẹ rất kém nhạy cảm đối với những nhu cầu của con mình và thường đáp
ứng một cách rất vụng về. Thay vì biểu lộ sự trìu mến, các bà mẹ này thường

30
hành động một cách nóng nảy và cáu kỉnh với con, khiến cho trẻ có cảm giác
bị chối từ mỗi khi nó tìm đến mẹ để được yêu thương.
Kiểu gắn bó “kháng cự”: Các trẻ trong nhóm này tỏ ra rất buồn bã khi
mẹ rời khỏi phòng, nhưng khi mẹ quay trở lại, chúng lại tỏ ra rất kém hứng
khởi và vui mừng, không tiến về phía mẹ và thậm chí còn quẫy đạp khi được
mẹ bế. Các bà mẹ trong trường hợp này được ghi nhận là hơi thờ ơ và thiếu
nhạy cảm trong quá trình tương tác với trẻ, tức là các dấu hiệu đáp ứng từ bà
mẹ diễn ra không đều, lúc có, lúc không, nhưng không đến mức chối từ như
những bà mẹ ở nhóm thứ 2. Trẻ không chắc là mình có được giúp đỡ hay
không nếu nó kêu gọi sự trợ giúp từ mẹ. Nó luôn sống trong lo hãi bị chia li
và do đó, cũng rất e dè khi khám phá thế giới (Ainsworth, 1973; Ainsworth,
Blehar, Waters & Wall, 1978, dẫn theo John G. Seamon & Douglas T
Kenrick, 1994).
Kiểu gắn bó“không định hướng” (chiếm khoảng 5-10%): Loại gắn bó này
phản ánh mức độ bất an cao nhất. Khi đoàn tụ với mẹ, các trẻ thuộc nhóm này
vẫn có rất nhiều biểu hiện lo hãi và mâu thuẫn. Ví dụ, trẻ vẫn nhìn đi chỗ khác
khi được mẹ bế hoặc là giao tiếp với mẹ một cách rất ức chế. Phần lớn các trẻ
trong nhóm này biểu hiện sự không định hướng của chúng bằng nét sửng sốt
trên mặt. Có một số trẻ bất ngờ khóc toáng lên sau khi đã được dỗ dành hoặc
là có những biểu hiện rất kỳ quặc [5, tr.48].
1.3. Quá trình phát triển của trẻ từ 2 đến 3 tuổi
1.3.1. Sự phát triển về vận động
Trong khoảng từ 2 đến 3 tuổi, trẻ tiến bộ rất nhanh trong lĩnh vực vận
động. Trẻ hay chạy nhảy, các k năng đi đứng và giữ thăng bằng thành thục
dần. Lứa tuổi này bắt đầu thích thú với các trò chơi với bóng, với các đồ chơi
có bánh xe và các trò chơi đòi hỏi khả năng nhảy cao, nhảy xa và leo trèo.

31
Vào 3 tuổi, trẻ nhanh nhẹn, đi và chạy được một cách tự tin, leo cầu thang tự
tin hơn, đứng trên một chân trong vài giây, có thể lái xe ba bánh.
Giai đoạn này đánh dấu một sự thay đổi từ tình trạng em bé lên trẻ em,
đặc biệt trong k năng sử dụng bàn tay. Trẻ tự lập hơn khi chúng biết tự mặc
quần áo hoặc lấy đồ một mình và thực hiện các động tác tay ngày càng tinh
xảo. Ở giai đoạn này, các k năng sáng tạo của trẻ cũng trở nên nổi trội qua
các trò chơi lắp rắp nhà, các hình vẽ của trẻ rõ nội dung hơn. Trẻ cũng có thể
dùng sức mạnh của cơ bắp và sự kéo léo của hai bàn tay để nắm 1 mảnh vải
nhỏ và kéo căng ra hai bên, có thể xếp tháp bằng bốn khối gỗ chồng lên nhau.
1.3.2. Sự phát triển về ngôn ngữ
Ngôn ngữ ở lứa tuổi này đang trên đà phát triển. Trẻ luôn học từ mới,
biết sử dụng từ có ý nghĩa, khởi sự tập ghép các từ ấy với nhau với từ khoảng
30 từ, nhưng cách phát âm chưa rõ ràng và còn ngọng. Sự phát triển ngôn ngữ
không đồng đều giữa các trẻ. Vốn từ có khoảng 200 – 300 từ. Thời gian chú ý
lâu hơn và trẻ lắng nghe khi người lớn giải thích một điều gì đó. Trong giai
đoạn này, trẻ thích nói chuyện với những trẻ cùng lứa hơn là với người lớn
Tác giả Trương Thị Khánh Hà cho rằng, trong giai đoạn này, trẻ em
thường nói về những gì diễn ra trong hoàn cảnh trực tiếp, về những hành động
mà trẻ đang tham gia trong đó. Một hiện tượng gây nhiều sự chú ý của các
nhà khoa học là ngôn ngữ tự kỷ của trẻ em trong giai đoạn này. Nếu quan sát
các đối thoại của trẻ với nhau, chúng ta thấy nhiều lúc trẻ tự hỏi rồi trẻ tự trả
lời, không quan tâm đến các bạn có trả lời mình không và trả lời ra sao. [6,
Tr.91]
1.3.3. Sự phát triển tâm lý
Sự nhận thức của trẻ được coi là yếu tố quan trọng nhất trong việc nắm
vững ngôn ngữ, hình thành khái niệm và các mối quan hệ. Bên cạnh đó,

32
khoảng 2 tuổi trẻ đã bắt đầu nhận biết mình trong gương. Nhận ra mình trong
gương là hình thức tự ý thức sơ đẳng đầu tiên. [6, Tr.93]
Trong giai đoạn này, trẻ tự chủ hơn, biết cách đòi cái mà mình muốn và
làm được một điều người lớn yêu cầu mà nó thích. Tính tò mò tăng lên đối
với môi trường xung quanh, đồng thời nó cũng đối phó với những ý tưởng
ngày càng phức tạp hơn. Trẻ háo hức ứng dụng với tất cả những gì mà mình
đã học được vào cuộc sống và những việc xung quanh trẻ. [26, Tr.73 -74]
Tư duy của lứa tuổi này là tư duy trực quan hành động; cụ thể là,
những biểu hiện tư duy của trẻ đang gắn chặt với hành động trong những tình
huống cụ thể. [6, Tr.88]
Khi hai tuổi, vốn từ về tên người và đồ vật tăng lên nhanh chóng, giúp
trẻ có thể mô tả và nhận xét một số đồ vật trong gia đình. Trẻ biết tuân theo
những mệnh lệnh phức tạp, kiểm tra được một món đồ chơi mà nó đã chơi
trước đó. Trẻ nói nhiều và thỉnh thoảng mới đặt câu hỏi. Dần dần trẻ biết
mình là ai và nói được tên của mình.
Từ 2 tuổi rưỡi đến 3 tuổi, nhận thức của trẻ phát triển hơn, nó đưa thêm
chi tiết vào các khái niệm khái quát. Chúng thường hỏi “tại sao?” và nói
“không”. Trẻ nhận thức được hình dạng của đồ vật, cũng có thể vẽ lại được
hình tròn nếu như người lớn vẽ cho xem nhưng chưa phải là vòng tròn hoàn
toàn. Trẻ nắm bắt được khái niệm về các con số. Trong lứa tuổi này, trẻ cũng
bắt đầu để ý đến bộ phận sinh dục của mình và trẻ khác giới. Nói cách khác,
trẻ bắt đầu biết có sự khác nhau giữa con trai và con gái.
Sự phát triển nhận thức không thể tách rời sự phát triển cảm xúc của
trẻ. Trong giai đoạn này, trẻ chỉ có những phản ứng xúc cảm (như là ngạc
nhiên, vui sướng, sợ hãi....) đối với những gì trẻ được trực tiếp tri giác. Trẻ có
thể vừa khóc vì bị lấy mất đồ chơi, xong lại nín ngay khi được cho xem cái gì

33
đó mới. Bắt đầu có sự biểu hiện đồng cảm với người khác. Các nhà nghiên
cứu nhận thấy rằng những biểu hiện “đồng cảm” ở những đứa trẻ 2 tuổi bắt
nguồn từ sự gắn bó an toàn (tin cậy) và từ cách đối xử của mọi người với
chúng khi chúng tức giận hoặc cần giúp đỡ (Azar, 1997) [6, Tr.92]. Bên cạnh
đó, Greenspan (1985) cho rằng, ở giai đoạn lứa tuổi này, trẻ đã có khả năng
tưởng tượng về mặt cảm xúc và tư duy cảm xúc, chúng là cơ sở cho việc hình
thành các cảm xúc xã hội và tự đánh giá sau này.
Khủng hoảng tuổi lên 3: Ở trong giai đoạn này, chúng ta không thể
không nhắc tới sự “khủng hoảng tuổi lên 3”. Trẻ thường bùng lên những phản
ứng cảm xúc mạnh đối với những khó khăn mà trẻ gặp phải khi làm một việc
gì đó một mình nhưng không đạt được kết quả mong muốn, hoặc có những
cơn hờn dỗi khóc lóc khi trẻ đòi hỏi gì đó mà không được người lớn đáp ứng.
Sự ngang ngạnh của trẻ biểu hiện ở việc trẻ không những phản đối yêu
cầu của người lớn, mà đôi khi còn cố tình làm ngược lại, biểu hiện của các
phản ứng là “kệ”, “kệ con”. Những điều trước đây trẻ làm theo nay bỗng
nhiên không muốn làm theo. Trẻ muốn tách mình khỏi người lớn, muốn làm
theo ý mình. Có thể coi đây là thời điểm bước sang giai đoạn mới của sự phát
triển nhận thức của trẻ.
1.3.4. Phát triển quan hệ xã hội
Bất cứ một đứa trẻ nào sinh ra, đều phải được trưởng thành từ một mái
ấm gia đình, không một tình cảm nào nuôi dưỡng được một trẻ sơ sinh tốt
bằng lòng mẹ, cũng không một sự chăm sóc nào tốt cho bằng sự ấp ủ của
người mẹ và sự quan tâm của người cha. Sự chăm sóc và giáo dục của gia
đình đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho một
con người. Tuy nhiên trong giai đoạn 2-3 tuổi, trẻ đã bắt đầu hướng ra bên
ngoài với các mối quan hệ mới. Trẻ không còn thích ngồi trong vòng tay mẹ

34
nữa mà chủ động khám phá thế giới, chơi đùa với những người xung quanh
như ông bà, cô, chú hoặc người lạ. Trẻ cũng bắt đầu hình thành mối quan hệ
bạn bè với các bé khác ở cùng lứa tuổi, trẻ sẽ học hỏi và bắt chước lẫn nhau.
1.3.5. Ảnh hưởng của gắn bó mẹ con sớm tới sự phát triển tâm lý của
trẻ
Cần khẳng định rằng sự gắn bó với mẹ có vai trò đặc biệt quan trọng
trong sự phát triển tâm lý của trẻ. Nếu thiếu sự gắn bó mẹ - con, quá trình
phát triển của trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn.
Tác giả Đặng Hoàng Minh đã chỉ ra rằng: quan hệ gắn bó mẹ con có
vai trò đặc biệt như lá chắn, phòng tránh những bất lợi, đồng thời, thúc đẩy,
điều chỉnh các kích thích cho phù hợp. Nó là cái nôi tâm lý cho phát triển cảm
xúc, cho hình thành cái tôi, hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Tùy
vào cách gắn bó, nuôi dưỡng của người mẹ mà đứa trẻ phát huy được tiềm
năng, nhận thức về thế giới bên ngoài hay là sự khép mình lại. Trẻ phân biệt
được cái gì nên và cái gì không nên... Thiếu sự gắn bó mẹ con, thiếu nuôi
dưỡng...tạo nên sự lo âu, sợ hãi, cản trở sự pháp triển của trẻ, đặc biệt trong
ba năm đầu đời [14, tr.23].
Sự gắn bó mẹ - con tạo ra cảm giác an toàn (thỏa mãn nhu cầu an toàn)
ở trẻ nhỏ, giúp trẻ yên tâm trong việc khám phá và giao tiếp với môi trường
xung quanh. An toàn là trạng thái tâm lý ở trẻ, được sinh ra khi người mẹ và
những người thân xung quanh thoả mãn được các nhu cầu như dinh dưỡng,
gắn bó cho trẻ, ôm ấp yêu thương trẻ, trò chuyện thân thiện với trẻ… mang lại
cho trẻ cảm giác bình yên, thoải mái. Đây là chỗ dựa vững chắc, giúp trẻ đi
vào thế giới đồ vật một cách tự tin, phát triển hài hoà các chức năng tâm lý
như: chú ý, tri giác, tưởng tượng, tư duy, trí nhớ… giúp trẻ thích nghi nhanh,
hợp lý với những thay đổi của môi trường tự nhiên và xã hội. Nếu không có

35
sự an toàn thì sự phát triển về tâm lý, nhân cách của trẻ sẽ gặp phải rất nhiều
bất ổn. Đứa trẻ sẽ bị cảm giác lo lắng, bất an chi phối, nó dễ cáu gắt và khóc
lóc rất nhiều. Nhiều trẻ em do không được thoả mãn nhu cầu an toàn này mà
giai đoạn sau rất dễ có những rối nhiễu tâm lý như trầm cảm, lo âu…
Sự gắn bó mẹ - con là tiền đề quan trọng cho nhu cầu giao tiếp với
những người xung quanh. Lúc đầu, người mẹ đóng vai trò chủ động, nhưng
dần dần em bé tiến lên năng động hơn. Ngay từ cuối tháng thứ nhất, trẻ đã
biết “hóng chuyện”, phản ứng khi được người lớn “hỏi chuyện” như cười,
khua chân khua tay… Sang tháng thứ hai, xuất hiện sự mỉm cười ở bé khi
thấy một ai đó đến bên. Bé tỏ ra vui mừng khi ai đến với nó và tỏ ra buồn bã
khi họ bỏ đi, rồi lại đưa mắt tìm chơi với người khác. Cứ như vậy quan hệ
giao tiếp của trẻ dần hình thành và phát triển. Đây cũng là tiền đề thuận lợi để
hình thành và phát triển ngôn ngữ cho trẻ sau này
Giao tiếp trực tiếp với người mẹ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát
triển xúc cảm, tình cảm của trẻ. Từ nhu cầu tiếp xúc da thịt với người mẹ đến
giao tiếp thực sự với những người xung quanh, khi mà trẻ đã có những
phương thức giao tiếp là một bước phát triển rõ rệt từ tuổi sơ sinh đến tuổi hài
nhi. Trong giao tiếp với mẹ, trẻ tiếp nhận được những sắc thái xúc cảm khác
nhau của người mẹ, rồi dần dần trẻ cũng thể hiện được những xúc cảm khác
nhau của mình.
Giao tiếp trực tiếp với người mẹ là một bước đệm quan trọng cho giai
đoạn sau đó. Cùng với giao tiếp trực tiếp với người mẹ, dần dần ở trẻ xuất
hiện nhu cầu sờ mó, cầm nắm các đồ vật. Từ đó nhu cầu giao tiếp trực tiếp sẽ
nhường chỗ cho giao tiếp với đồ vật, tức là giao tiếp với người mẹ để tiếp xúc
với đồ vật. Lúc này người mẹ trở thành khâu trung gian giữa trẻ và đồ vật. Sự
giao tiếp này dần dần trở thành hoạt động phối hợp giữa người mẹ và trẻ nhỏ.

36
Người mẹ lúc này có vai trò dẫn dắt đứa trẻ đến với thế giới đồ vật và hướng
dẫn nó biết hành động với các đồ vật đơn giản. Nhờ hoạt động phối hợp với
người lớn nói chung và người mẹ nói riêng, ở trẻ nảy sinh khả năng bắt chước
hành động của người lớn. Khả năng này là điều kiện quan trọng để tiếp thu
những điều dạy dỗ của người lớn, mở rộng vốn kinh nghiệm của trẻ. Khả
năng bắt chước những hành động của người lớn được phát triển mạnh trong
suốt thời kỳ hài nhi. Đến cuối tuổi này thì sự bắt chước tăng lên rõ rệt (chải
tóc giống mẹ, đọc sách giống bố…).
Sau khi tra cứu, tham khảo các tài liệu của các tác giả trong và ngoài
nước, tôi xin đưa ra những ảnh hưởng, khó khăn tâm lý mà trẻ gặp phải trong
quan hệ mẹ con sớm gặp phải như:
- Trẻ dần dần tách khỏi những liên hệ xung quanh; cụ thể là, trẻ tự cô
lập, tránh tiếp xúc xã hội, thụ động, thu mình lại, có ánh nhìn xa xăm, thờ ơ,
không quan tâm giao tiếp xã hội.
- Trẻ không nhận thấy sự khác nhau trong ứng xử giữa người thân và
người lạ: hoặc trẻ bộc lộ những nhu cầu khát khao về tiếp xúc, vồ vập những
người mà trẻ không quen biết hoặc thờ ơ với tất cả; đặc biệt là biểu hiện
không muốn gần mẹ, không muốn ôm, hôn mẹ, không muốn nhìn vào mắt mẹ
và không nói. Trẻ ứng xử tương tự như vậy với người khác.
- Hành vi của trẻ hiếu động quá mức hoặc có tính hiếu chiến. Trẻ dễ bị
kích thích bằng hành vi dập khuôn, chơi có nét định hình.
- Về thể chất, trẻ có những biểu hiện như khó ngủ, từ chối ăn, chậm
phát triển tâm vận động, dễ bị nhiễm khuẩn.
- Ngôn ngữ của trẻ kém phát triển và có những dấu hiệu chậm phát
triển trí tuệ so với những đứa trẻ cùng tuổi.

37
- Khi ở cùng bạn trang lứa, trẻ thường sẽ bị hoảng loạn và rối loạn ứng
xử, khó khăn trong tạo lập các mối quan hệ gần gũi và có xu hướng tách biệt
xã hội.
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự gắn bó mẹ - con
Rất nhiều yếu tố được giả định là có ảnh hưởng đối với sự gắn bó an
toàn. Đầu tiên, cơ hội được thiết lập mối quan hệ với một hoặc một vài người
chăm sóc là yếu tố quan trọng nhất.
Thứ hai, những ông bố, bà mẹ nhạy cảm sẽ có khả năng xây dựng mối
quan hệ an toàn lớn hơn vì nó đảm bảo cho đứa trẻ rằng người chăm sóc nó
sẽ đáp ứng đối với các dấu hiệu và nhu cầu của chúng.
Thứ ba, bởi vì chính trẻ chứ không ai khác là người sẽ có vai trò xây
dựng mối quan hệ ấy nên các đặc điểm tính cách của các trẻ khác nhau sẽ
quyết định xem quá trình đó có diễn ra một cách tốt đẹp hay không.
Cuối cùng, trẻ và cha mẹ chúng được gắn vào một bối cảnh sống nhất
định, do vậy mà hoàn cảnh gia đình chắc chắn phải có ảnh hưởng đối với
chất lượng của sự gắn bó.
Ảnh hưởng to lớn của sự gắn bó mẹ - con sẽ được biểu hiểu rõ rệt ở
những đứa trẻ mà mối quan hệ này hoàn toàn bị vắng bóng. Trong một loạt
các nghiên cứu của mình, Rene Spitz (1946) quan sát các trẻ được mẹ cho đi
khi chưa đầy một tuổi. Các trẻ này được đưa vào trại trẻ và phải chia sẻ sự
chăm sóc với ít nhất 7 trẻ khác bởi cùng một cô y tá. Trái ngược với trạng thái
hạnh phúc trước khi chia tách, trẻ trở nên ủ rũ, tách biệt khỏi môi trường xung
quanh, sút cân và có biểu hiện khó ngủ. Nếu như người chăm sóc trẻ không
nhận ra điều này để bù đắp và thay thế vai trò của người mẹ thì trạng thái trên
sẽ trở nên trầm trọng một cách nhanh chóng hơn [20, tr.100].

38
Theo Nguyễn Khắc Viện, trước kia, người ta cho rằng gắn bó mẹ - con
là thứ sinh, tức lúc sinh ra chưa có, mà được xây dựng trên cơ sở nhu cầu gốc
là nhu cầu ăn uống của con. Tuy nhiên, các tác giả đề xuất khái niệm gắn bó
cho rằng, trẻ em cần có mối quan hệ ấy ngay từ đầu, đấy là một nhu cầu gốc
chứ không phải thứ sinh. Trẻ em sinh ra có bản năng tìm cho được quan hệ
với người khác, cũng như tìm bú. Cho nên, không phải đợi đến 6 – 7 tháng,
thì sự “mất mẹ”, tức vắng mặt lâu dài của mẹ có ảnh hưởng nguy hại đến sự
phát triển, mà ngay từ trong những tuần đầu.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
- Nghiên cứu của các tác giả trên thế giới và trong nước đã cho thấy
tầm quan trọng của mối quan hệ mẹ con sớm đối với quá trình phát triển tâm
lý của trẻ từ 2-3 tuổi. Người mẹ có vai trò quyết định đối với sự hình thành
tính cách cũng như những rối nhiễu của trẻ trong những năm đầu đời. Nếu
thiếu đi sự gắn bó hoặc sự gắn bó mẹ con sớm bị đứt gãy rời rạc thì đứa trẻ sẽ
gặp phải những khó khăn tâm lý, những rối nhiễu nhất định không chỉ ở trong
độ tuổi ấy mà còn có thể kéo dài hậu quả về sau.
- Gắn bó mẹ con sớm có thể được hiểu là sự kết nối tâm lý bền vững
giữa mẹ và con, là sự ràng buộc cảm xúc sâu sắc và lâu dài, kết nối trẻ với
mẹ, giúp trẻ phát triển hình ảnh tích cực về bản thân và hình thành các cảm
giác an toàn trong quá trình phát triển tổng thể. Mỗi giai đoạn khác nhau gắn
bó mẹ con mang những đặc điểm khác nhau, những ảnh hưởng khác nhau tới
sự phát triển của đứa trẻ.
- Lứa tuổi 2-3 tuổi là giai đoạn trẻ bắt đầu bước ra thế giới, trẻ đang
phát triển cả về vận động, ngôn ngữ, tâm lý và các mối quan hệ xã hội. Việc
hiểu và nắm rõ sự phát triển cũng như nhu cầu của trẻ trong giai đoạn này là

39
cơ sở để cha mẹ, người chăm sóc điều chỉnh sự ứng xử phù hợp với trẻ, tạo
điều kiện thuận lợi cho trẻ phát triển.

40
Chƣơng 2
TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Tổ chức nghiên cứu


Đề tài nghiên cứu được tiến hành theo 3 giai đoạn với những tiến độ
sau:
- Giai đoạn 1 là giai đoạn chuẩn bị: Từ 3/2012 đến 12/2012
Trong giai đoạn đầu, chúng tôi tiến hành tìm hiểu, phân tích cũng như
cập nhật các tài liệu nghiên cứu lý luận cơ bản và thực tiễn về vấn đề gắn bó
mẹ con sớm của các tác giả trong và ngoài nước. Trên cơ sở phân tích tài liệu,
chúng tôi tiến hành lập đề cương nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận của đề
tài.
Sau khi hoàn thành đề cương nghiên cứu cũng như cơ sở lý luận của đề
tài, chúng tôi tiến hành tìm mẫu nghiên cứu cho đề tài. Việc tìm mẫu cho đề
tài là một vấn đề hết sức nhạy cảm vì vậy chúng tôi phải chọn lọc và đánh giá
tính phù hợp với đề tài nghiên cứu, cũng như làm các thủ tục để quan sát và
phỏng vấn sâu đối với những khách thể và những người liên quan.
- Giai đoạn 2 là giai đoạn nghiên cứu chính thức: từ 2/2013 đến
11/2013
Ở giai đoạn này, chúng tôi tiến hành thực hiện những phương pháp
nghiên cứu cụ thể trong nghiên cứu hai trường hợp điển hình. Chúng tôi tiến
hành quan sát khách thể, phỏng vấn lâm sàng, làm trắc nghiệm đối với khách
thể cũng như những người liên quan.
- Giai đoạn phân tích dữ liệu và viết báo cáo: từ 12/2013 đến cuối
tháng 3/ 2014.

41
Chúng tôi sử dụng những phương pháp như là phân tích kết quả trắc
nghiệm, phân tích lịch sử cuộc đời của hai khách thể được nghiên cứu. Trên
cơ sở những phân tích này, chúng tôi đưa ra những kết luận và kiến nghị
nhằm giúp các gia đình đang có con trong giai đoạn từ 2 đến 3 tuổi và những
người đang làm mẹ nhận biết đúng đắn mối quan hệ gắn bó mẹ - con và hiểu
được ảnh hưởng của mối quan hệ này đến sự phát triển nói chung, sự phát
triển tâm lý nói riêng của trẻ.
2.2. Mẫu nghiên cứu
Hai trường hợp trẻ em từ 2 đến 3 tuổi có vấn đề liên quan đến sự gắn
bó mẹ con sớm.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Chúng tôi tiến hành thu thập thông tin từ những tài liệu chuyên ngành,
các công trình khoa học có các lý thuyết nghiên cứu về sự gắn bó mẹ con, sự
ảnh hưởng của gắn bó, chia tách mẹ con ở lứa tuổi 2 – 3 tuổi đến thể chất
cũng như tâm lý của trẻ ; từ đó phân tích tổng hợp, xây dựng đề cương nghiên
cứu và cơ sở lý luận của đề tài.
2.3.2. Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát là phương pháp dựa trên việc tri giác các hành
vi, cử chỉ, lời nói của đứa trẻ trong các điều kiện tự nhiên. Quan sát những
biểu hiện bên ngoài, thông qua đó để đoán biết những đặc điểm tâm lý bên
trong. Có thể quan sát nét mặt, cử động chân, tay, di chuyển cơ bản...nội dung
của lời nói, thể hiện ở ngôn từ, ngữ điệu, âm điệu, cường độ của lời nói, sử
dụng định hướng, tần số của cử chỉ.
Có hai loại hình quan sát là quan sát “tự nhiên” tức là quan sát diễn ra
trong môi trường tự nhiên: như quan sát trẻ trong giờ học, giờ ra chơi. Cách

42
quan sát này đánh giá một cách trung thực ứng xử của người bị quan sát. Và
thứ hai là quan sát có hệ thống: tạo ra một cách nhân tạo tình huống, các
nhiệm vụ và quan sát chú thể đnag thực thi nhiệm vụ của mình
Trong đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp quan sát có tham gia,
nghĩa là khi quan sát đứa trẻ chúng tôi không ngụy trang, cá nhân khi chúng
tôi quan sát biết người quan sát.
Điều kiện quan sát:
- Không gian: quan sát diễn ra trong hay ngoài một không gian rộng
hay hẹp với điều kiện vật chất ít nhiều được xác định, cách thức bài trí chúng.
- Thời gian: thường phân ra theo đoạn thời gian và đoạn thời gian phải
đủ dài để quan sát được ứng xử, nhưng cũng cần tính đến thời gian nghỉ ngơi
để tránh sự mệt mỏi của người được quan sát hoặc từ chối sự hợp tác từ họ.
Việc lựa chọn các chỉ báo ứng xử để quan sát rất quan trọng, trong luận
văn này tôi lựa chọn 10-12 chỉ báo nhằm xác định những gì mình muốn quan
sát. Để từ đó lý giải các chỉ báo quan sát.
Quá trình làm việc với bé L diễn ra trong một thời gian dài và trong các
môi trường khác nhau như gia đình, nhà trường, qua các hoạt động vui chơi
của trẻ. Cụ thể là, tôi đã tiến hành thu thập những thông tin về L qua các quan
sát lâm sàng tại trường học (L thay đổi trường học 1 lần), tại gia đình cũng
như qua hỏi chuyện lâm sàng với những người trong gia đình của L, với các
cô giáo tại trường mầm non mà L học. Bên cạnh đó, tôi cũng tiến hành một số
hoạt động vui chơi để đánh giá quá trình phát triển thể chất cũng như tâm lý
của trẻ. Kết quả phân tích lâm sàng có được từ phương pháp trò chơi, tranh
vẽ, trắc nghiệm kiểm tra tâm vận động sau gần 5 tháng quan sát ở trường học
cũng như ở gia đình.

43
Qúa trình làm việc với bé Song H diễn ra chủ yếu tại nhà của trẻ, thông
qua quan sát những biểu hiện của trẻ trong gia đình, trẻ khi ở bên cạnh mẹ, và
tổ chức những trò chơi từ đó I nhận được những thông tin cần thiết để làm
sáng rõ vấn đề trẻ đang gặp phải.
2.3.3. Phương pháp hỏi chuyện lâm sàng
Hỏi chuyện lâm sàng là một khâu quan trọng nhất trong các k thuật
tâm lý lâm sàng, được sử dụng trong thực hành cũng như trong nghiên cứu
trường hợp. Hỏi chuyện lâm sàng là cuộc phỏng vấn được tiến hành giữa nhà
tâm lý và thân chủ của mình.
Mục đích của hỏi chuyện lâm sàng là nhằm thu thập các thông tin về
trẻ, bao gồm các dữ liệu về lịch sử cuộc đời, các thói quen, các khả năng, các
cách ứng xử, các hình thức tự vệ, các năng lực và những xu hướng nhân cách
góp phần vào việc tìm ra động thái tâm lý của cá nhân. Hỏi chuyện lâm sàng
cũng là phương tiện tốt nhất của nhà tâm lý nhằm thu thập các thông tin về
nỗi đau khổ, về những khó khăn, cản trở, về những điều sâu kín mà cá nhân
đang gặp phải.
Qua các câu chuyện, đánh giá của mọi người xung quanh trẻ, chúng tôi
thu thập được các thông tin quan trọng nhằm mô tả bức tranh tâm lí, tiểu sử
cuộc đời, bệnh sử của trẻ.
2.3.4. Phân tích sản phẩm
Trong phương pháp này, tác giả luận văn dùng các k thuật phân tích
cụ thể như: phân tích tranh vẽ của trẻ, phân tích các hoạt động chơi... Tranh
vẽ là một phương pháp phóng chiếu dựa trên hình thức biểu đạt tâm lý bằng
hình ảnh, biểu tượng. Trẻ không bao giờ quên vẽ những gì mà đối với trẻ là
rất quan trọng và có ý nghĩa, còn những gì ít ý nghĩa hơn và không quan trọng
thì ít được trẻ quan tâm chú ý đến. Trên cơ sở lý luận đó, chúng tôi tiến hành

44
phân tích tranh vẽ của trẻ với mục đích lý giải rõ hơn những dấu hiệu lâm
sàng quan sát được.
Các hoạt động chơi là một phương tiện để trẻ mô phỏng thế giới nội
tâm của mình. Những sự kiện quan trọng có nhiều dấu ấn trong cuộc sống,
những dồn nén, các mối quan hệ, thái độ của trẻ đối với những người xung
quanh và đối với chính bản thân trẻ, được trẻ diễn tả sinh động qua các hoạt
động này.
2.3.5. Nghiên cứu trường hợp
Nghiên cứu trường hợp là một trong những cách tiếp cận đặc trưng
nhất của nghiên cứu lâm sàng. Nhà nghiên cứu tìm hiểu, mô tả, phát hiện, xây
dựng chân dung tâm lý của một cá nhân hoặc một vài cá nhân. Tiến hành
nghiên cứu trường hợp giúp mô tả cụ thể, sáng rõ đối tượng nghiên cứu của
đề tài này.
Ở đề tài này, tiêu chí lựa chọn trường hợp nghiên cứu là trẻ em từ 2-3
tuổi có vấn đề liên quan đến gắn bó mẹ con sớm có những biểu hiện như giả
thuyết nghiên cứu đã đưa ra.
2.3.6. Phân tích lịch sử cuộc đời
Đây là phương pháp thu thập thông tin về các sự kiện quan trọng diễn
ra trong từng giai đoạn cuộc đời của thân chủ có liên quan đến sự xuất hiện,
biểu hiện và làm tăng thêm mức độ trầm trọng vấn đề/rối nhiễu của thân chủ.
Đối với đề tài này, chúng tôi nghiên cứu trên 2 ca trẻ em có rối nhiễu
liên quan tới sự gắn bó mẹ con sớm, vì thế cần thu thập và phân tích k các
thông tin về:
- Quá trình mang thai của mẹ và những sự kiện liên quan.
- Sự ra đời của đứa trẻ và những sự kiện liên quan.
- Quá trình phát triển của trẻ.

45
- Nhật ký y học của trẻ.
- Các k năng xã hội của trẻ.
- Nhật ký học đường của trẻ.
- Gia đình và các mối quan hệ gia đình.
- Những nỗ lực giải quyết/ứng phó với vấn đề/rối nhiễu của trẻ, gia
đình và những người liên quan khác.Những mong đợi của gia đình, thầy/cô,
bạn bè đối với trẻ

46
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN

3.1. Trƣờng hợp 1:


3.1.1. Thông tin chung
Họ và tên: V.X.L Giới tính: Nam
Sinh năm: 21/02/2011 Nơi sinh: Hà Nội
Họ và tên bố: V. X. H Tuổi: 37
Nghề nghiệp của bố: Kiến trúc sư
Họ và tên mẹ: N. T. L Tuổi: 38
Nghề nghiệp của mẹ: Nhà báo.
Địa đểm quan sát: Các quan sát lâm sàng được thực hiện tại gia đình và
tại các trường mầm non mà L theo học
Vào thời điểm nhà tâm lý bắt đầu tiến hành các quan sát và hỏi chuyện
lâm sàng tại gia đình và tại các trường mầm non, bé L được 28 tháng tuổi. L
là con trai đầu trong gia đình. L có em gái kém L 15 tháng. Gia đình hiện tại
của L có 6 người, bao gồm ông bà nội, bố mẹ, em gái và L. Cả gia đình hiện
đang sống ở một chung cư khá chật chội.
3.1.2. Lý do và yêu cầu can thiệp đối với L
Bố mẹ cảm thấy L chậm nói so với lứa tuổi, chậm phát triển trí tuệ so
với các bạn nên đưa bé đến trung tâm để được đánh giá.
Một số kết luận của các chuyên gia tại trung tâm (đầu năm 2013) về
phát triển tâm vận động của L như sau:
- Về mặt cá nhân xã hội, L mới ở độ phát triển của trẻ từ 15-18 tháng
tuổi.

47
- Về ngôn ngữ: 18-20 tháng, đã phát âm được một số từ đơn thi thoảng
nói được hai từ. Nhìn chung, sự phát triển ngôn ngữ của L tương ứng với trẻ ở
khoảng 18-20 tháng tuổi.
- Đối với lĩnh vực vận động thô: L đạt đến mức phát triển của trẻ 24-30
tháng tuổi. Trong khi đó, vận động tinh L mới dừng ở mức 18-20 tháng tuổi.
- Nhận thức của L có ít nhiều nhưng vẫn chậm so với lứa tuổi
Vì không có thời gian đưa L đến trung tâm can thiệp nên bố mẹ L đã
tìm một người có thể tới tận nhà can thiệp, cũng như có thể tới cùng L trong
các buổi học ở lớp. Yêu cầu của bố mẹ L là mong muốn người can thiệp phát
triển được ngôn ngữ và tăng nhận thức cho L.
- Qua những quan sát trong các buổi đầu tiếp xúc với L tôi nhận thấy,
về hình dáng bên ngoài, L nhỏ hơn các bạn cùng lứa tuổi, thân hình gầy gò,
ốm yếu, xương ngực nhô ra trước. Khi tôi tiến hành những đánh giá ban đầu
thông qua chơi trò chơi hay hỏi chuyện, L đều thể hiện không tập trung,
không có giao tiếp mắt với người đối diện,L mới biết nói được 2 đến 3 từ (bà,
mẹ). Khi có điều gì đó khiến L không hài lòng, L hay ngậm tay, mút tay và
khóc.
3.1.3. Bức tranh ban đầu về vấn đề của trẻ thông qua hỏi chuyện lâm
sàng
Thông qua hỏi chuyện lâm sàng với mẹ, ông bà nội của L và với các cô
giáo đã dạy và chăm sóc L tại trường mầm non cũ và mới, những vấn đề liên
quan tới sự gắn bó của L với mẹ bước đầu được bộc lộ.
Hỏi chuyện lâm sàng với mẹ: Theo chia sẻ thông tin của mẹ L được
sinh ra trong sự mong đợi và tình yêu thương của bố mẹ. Trong quá trình mẹ
mang thai L, mọi chuyện trong gia đình cũng như trong công việc của mẹ L
diễn ra bình thường. Khi chào đời, L nặng 3 kg, khỏe mạnh, ăn uống bình

48
thường. Sự phát triển thể chất cũng diễn ra bình thường cho đến tháng thứ 15.
Đây là thời điểm mẹ chuẩn bị sinh em bé.
Vào lúc mẹ sinh em, L ốm rất nặng, không ăn uống được và khóc suốt
10 ngày. Do đó, mẹ sinh em bé xong, không dám nằm viện lâu mà vội về nhà
nhanh để chăm sóc L. Cũng trong thời gian này, mẹ rất mệt mỏi, tinh thần
chán nản vì lúc nào cũng phải “gồng hết sức để vừa chăm sóc L, vừa chăm
sóc em bé”. Mẹ cho biết: “từ khi mẹ từ bệnh viện về, L nhất định không cho
mẹ bế. Mỗi khi mẹ bế thì L lại khóc thét lên, tím tái mặt mũi, nhất quyết đòi
theo bố và bà nội (chủ yếu là theo bố, dù trước đó L rất yêu quý mẹ, gắn bó
với mẹ nhất). Bố đi đâu L đi theo đó. Không có bố ở nhà thì L lại theo bà. Cứ
mỗi lần mẹ định bế, L lại khóc”. Tình trạng này kéo dài hơn 1 tháng, sau đó L
mới cho mẹ bế. Tuy nhiên, người mà L theo chủ yếu vẫn là bố.
Bên cạnh việc không cho mẹ bế, đêm đến, L cũng mất ngủ, thức dậy
nhiều lần và khóc lóc, những lúc đó chỉ có bố mới bế và làm cho L không
khóc nữa. Mất bốn đến năm hôm cả nhà mất ngủ vì L thức dậy lúc nửa đêm
và khóc
Cùng với việc không cho mẹ bế, mất ngủ, thức dậy nhiều lần lúc nửa
đêm và khóc lóc, L có những thay đổi trong việc ăn uống. L không ăn bất cứ
thức ăn nào, nếu cho bất cứ thứ gì vào miệng thì L nôn trớ và nhả ra. Sự thay
đổi này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như thể trạng của L. L
trở nên nhỏ và gầy đi. Khi được đưa đến bệnh viện khám, bác s chẩn đoán là
L bị suy dinh dưỡng nặng. Tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài cho đến tận bây
giờ. L chủ yếu uống sữa; thỉnh thoảng, may mắn lắm L mới ăn được vài hạt
cơm trắng.
Khi được hỏi về sự tiếp xúc của L với trẻ con hàng xóm, mẹ L chia sẻ:
“L không chơi với trẻ con hàng xóm, cùng lắm thì mỗi tuần có chị con nhà

49
bác đến chơi (chị hơn L 3 tuổi) nhưng L cũng không chơi với chị mà chỉ ôm
và giữ khư khư đồ chơi một mình không cho chị mượn”. Mẹ L lo lắng là L khó
thích ứng với môi trường giao tiếp xã hội.
Khi L 2 tuổi, mẹ cho L đi nhà trẻ. Trong khoảng thời gian L mới đến
trường, mẹ rất chán nản, bởi L không giống như những đứa trẻ khác. Mỗi lần
được đưa đến lớp hay được đón về, L đều khóc rất nhiều và rất lâu. Việc này
diễn ra từ khi L đi học cho đến khi nghỉ học ở trường cũ. Không những khóc
nhiều, mới đầu đi học, L còn bị ốm và phải nghỉ học mất 1 tháng.
Trong thời gian L học ở trường cũ, theo những trao đổi giữa mẹ và cô
giáo phụ trách lớp về sự giao tiếp của L với các bạn cùng lớp, “L không chơi
với bạn nào” và “lúc nào cũng bám dính lấy cô, cô đi một bước L theo một
bước”.
Hỏi chuyện lâm sàng với ông bà nội của L: Sau mẹ, bà nội là người
thường xuyên chăm sóc cho L. Bà nói rằng: “L sinh ra khỏe mạnh, nhưng từ
khi mẹ sinh em bé, nó thay đổi hoàn toàn về mọi mặt như ăn, ngủ, vệ sinh
cũng như sinh hoặt hàng ngày. Về ăn uống, cháu gần như không ăn gì cả, có
đút cơm thì cũng chỉ được một đến 2 miếng đầu. L gần như được nuôi sống
bằng sữa, nên mỗi lần cho L ăn, bà và ông rất khổ”. Ông bà là người thường
xuyên đưa L đi học và chiều đón về. “Thường là L 8h sáng đến lớp và chiều
4h ông bà đón về. Đón về sớm để ông bà cho ăn sớm vì sợ ở lớp các cô không
cho L ăn được gì và sợ nó đói. Sau đó thì ông bà cho L đi tập thể dục như đi
bộ hoặc chơi đá bóng cùng ông”.
Bà nội cũng chia sẻ thêm những thông tin như là: trong thời gian mẹ
sinh em bé, “L khóc suốt đêm, mất rất lâu để dỗ dành L đi vào giấc ngủ. Hai
là, L khó ngủ, giấc ngủ không sâu, thường quẫy đạp và trở mình nhiều lần
trong giấc ngủ”. Trong sinh hoặt hàng ngày, L hay quấy khóc. Điều đó làm

50
cho ông bà rất mệt mỏi. Suốt ngày, L bắt ông bà bế dù L đã biết đi và đi
nhanh, bắt ông bà dẫn đi chơi. Khi ông bà không thực hiện theo yêu cầu, L
lăn ra khóc, làm cho ông bà mệt mỏi và đành phải chiều theo ý để L ngoan
hơn và không khóc nữa.
Một vấn đề nữa là, trong việc vệ sinh hàng ngày, “L hay đi đái rắt, mỗi
lần đi tè chỉ tè một ít, không biết nói với ông bà là cho đi vệ sinh. Vì thế, cách
tốt nhất để L không làm bẩn ra nhà ông bà đã đóng bỉm hàng ngày cho L (cả
ngày)”.
Ông bà cũng đánh giá, “L là đứa trẻ không biết sợ ai, cũng như không
biết sợ bất kỳ một con vật nào (như là chuột, gián, chó, mèo... hay đồ vật như
dao, lửa, kéo, roi... như những đứa trẻ cùng tuổi). Khi bị người lớn đánh thì L
lăn ra ăn vạ”.
Bên cạnh đó, “L còn là đứa trẻ chưa có kỷ luật”. Mỗi lần thích đi chơi,
L đòi đi chơi bằng được, đòi cái gì cũng đòi bằng được. Khi ra ngoài chơi, L
không quan tâm xem có ai đi cùng không, cứ chạy hoặc chơi những gì mình
thích. L có thể sẵn sàng đẩy bạn khác ra để cướp đồ chơi của bạn.
Hỏi chuyện lâm sàng với cô giáo trường cũ: Trong thời gian làm việc
với L, tác giả luận văn có xin phép hiệu trưởng trường mần non nơi L học ban
đầu để gặp, hỏi chuyện cô giáo phụ trách lớp và quan sát L khi tham gia các
hoạt động trong lớp.
Theo cô giáo, L có nhiều vấn đề khó khăn như là: “Sáng nào mẹ và bà
đưa đến lớp thì L cũng khóc liên tục khoảng hơn tiếng, mặc dù các cô đã
làm hết các cách nhưng L cũng không thôi khóc. Sau khi hết khóc thì L chỉ
theo cô thôi. L thường xuyên bắt cô bế, nếu cô đi đâu thì L đi theo đấy, không
thấy cô thì L khóc ầm lên. Đến chiều về, cứ đến giờ bà đến đón thì L lại khóc
và gọi bà (lúc đó L chỉ nói được từ bà) và khi bà đến đón thì L lại càng khóc

51
to hơn. Đưa đồ chơi cho L thì L vất đi. L không biết đi vệ sinh dù đã hơn 2
tuổi, suốt ngày đóng bỉm, không biết nói. Khi không vừa lòng thì lại khóc”.
Các cô giáo ở trường rất khó khăn khi chăm sóc cho L. Trong giờ ăn, L không
ăn. Khi được cô giáo đút cho ăn, L lắc đầu, cô ép cho thức ăn vào miệng được
thì L lại phun hết ra, làm bẩn hết sàn. Những lúc như vậy, cô giáo không biết
phải làm gì với L.
Ở lớp, lúc nào trên tay L cũng cầm 1 cái ô tô đồ chơi. Nếu có bạn nào
lại cướp thì L khóc và đẩy bạn để đòi lại chiếc ô tô, luôn giữ khư khư cái ô tô
ở trong tay. Bên cạnh đó, L luôn tự ti, không dám tiếp xúc cũng như không
dám lại chơi với các bạn cùng lớp
L đi học được hơn 1 tuần thì ốm. L ốm gần 1 tháng nên bố mẹ cho nghỉ
ở nhà. Sau khi hết ốm, L đi học lại và lại tiếp tục khóc, không ăn, cũng như
không chơi với các bạn, tiếp tục đẩy các bạn như những tuần trước.
Tuy nhiên, trong thời gian này, ngôn ngữ của L đã có sự tiến bộ. L đã
nói được nhiều hơn, nhưng vẫn chưa nói được câu có 2 từ. Về nhận thức, cô
giáo chia sẻ: “L cũng có khả năng nhận thức tốt hơn mặc dù hơi chậm hơn so
với số bạn trong lớp. Nhưng cô giáo bảo gì, hỏi gì là L biết”.
Sau 4 tháng theo học ở trường, những khó khăn kể trên của bé L vẫn
không chấm dứt. Do đó, bố mẹ và ông bà nội quyết định chuyển L sang một
trường mầm non khác ở gần nhà.
Hỏi chuyện lâm sàng với cô giáo trường mới: Lớp học ở trường mới là
lớp học theo kiểu gia đình. Trường có khoảng 20 học sinh và 3 cô giáo, được
chia làm 2 lớp: Một lớp dành cho trẻ trên 3 tuổi và 1 lớp dành cho trẻ dưới 3
tuổi. Thời gian đầu, L học lớp dành cho trẻ dưới 3 tuổi. Nhưng sau đó, mẹ L
xin cho L lên lớp dành cho trẻ trên 3 tuổi để cho L có thể bắt chước ngôn ngữ
của trẻ lớp trên 3 tuổi, vì mẹ cho rằng, “dưới 3 tuổi, các bạn nói ít và một số

52
bạn chưa biết nói nên L không thể phát triển khả năng nói được”. Hiện tai, L
học ở trường này được hơn 3 tháng.
Khi hỏi chuyện, cô giáo phụ trách lớp mới của L cho biết, từ khi cô dạy
ở trường này tới giờ, L là trường hợp đặc biệt nhất và làm cho các cô giáo ở
trường cũng vất vả nhất. Trong thời gian đầu, mỗi sáng mẹ, bố hoặc bà đưa
đến lớp, L cũng gào thét dữ dội. Khi bố, mẹ hoặc bà đi về, L chạy theo. Khi
các cô giữ lại và bế lên thì L tát vào mặt các cô và cứ gọi mẹ hoặc bố. L khóc
liên tục khoảng hơn 20 phút mới ngừng, luôn làm cho cả lớp bị rối loạn, “làm
cho các bạn ở trong lớp khóc theo”.
Trong giờ chơi, L luôn giữ khư khư đồ chơi 1 mình, có bạn nào động
vào thì L lại lăn ra ăn vạ hoặc là đẩy các bạn ngã. Khi tham gia các trò chơi, L
không tuân theo trật tự hoặc quy luật của trò chơi mà luôn chơi theo ý mình
dù đã được các cô giáo hướng dẫn. Cũng như vậy, trong giờ học, dù đã được
cô giáo hướng dẫn ngồi vào chỗ, hoặc hướng dẫn những động tác cụ thể
(trong tập thể dục hay múa hát) nhưng L vẫn không làm theo, “thích gì thì
làm nấy”. Trong khi cả lớp đang học, L lại chạy vòng quanh lớp và chơi trò
chơi theo ý mình. Những lúc như thế cô giáo cảm thấy L thật là “bất trị”.
Cô giáo nói rằng, giờ ăn đối với L và đối với các cô như một cực hình.
“L không ăn gì … cháo không, thịt không, cá không, trứng không ... Thỉnh
thoảng mới đút cho L được một vài miếng cơm không”. Về vấn đề đi vệ sinh,
ban đầu, cô giáo không dám cởi bỉm cho L, chỉ sợ L tè ra lớp. Sau đó, khi cởi
bỉm cho L, các cô lại gặp phải vấn đề khác, đó là “L liên tục đi về sinh, 5 phút
một lần, mỗi lần đi được rất ít”. Tuy nhiên, L đã biết gọi cô giáo cho đi vệ
sinh khi có nhu cầu.
Trong trường, L cũng không sợ bất kỳ ai dù các cô đã dùng bất kỳ hình
thức nào như là dọa, phạt. Mỗi lần bị dọa, phạt, L lại lăn ra ăn vạ, không ai dỗ

53
và làm gì được, mọi người phải chịu thua. Bên cạnh đó, thỉnh thoảng, khi
không vừa lòng với cô giáo, L lại đánh các cô giáo ở trường. Theo cô giáo kể,
“một lần, trong giờ ăn, L không muốn ăn, đòi đứng dậy đi chơi chỗ khác. Cô
giáo giữ L lại để đút cơm cho L ăn tiếp nhưng L đã khóc, phì cơm trong
miệng ra. Không những khóc, L còn lấy tay hất hết những bát cơm của L cũng
như của các bạn đang ăn ở trên bàn”. Điều đó làm cho cô giáo hoảng hốt và
rất tức giận với thái độ của L.
Thời gian gần đây, mẹ L cũng cho em gái của L đến học tại trường.
Các cô giáo ở trường nghĩ và hi vọng, khi hai anh em học trong một trường
thì L sẽ yêu thương em mình. Nhưng trái ngược với suy nghĩ của các cô, L tỏ
thái độ không quen biết với em gái, dù em mới đi học vẫn còn lạ lẫm và hay
khóc. Không những thế, nếu để cho hai anh em ở gần nhau thì L luôn đánh
em hoặc đẩy em ngã. Bên cạnh việc hay đánh, đẩy em gái, L cũng đẩy các em
nhỏ hơn mình. Vì thế, các cô giáo ở trường học luôn phải để mắt đến L, chỉ sợ
L làm các bạn, các em bị thương.
Về sự phát triển ngôn ngữ của L, cô giáo cho biết: trong những tháng
học tai trường, ngôn ngữ của L cũng có nhiều tiến bộ. Thời gian đầu đến lớp,
L chỉ nói được 1 từ. Sau ba tháng học ở trường, L đã nói được 3 từ trở lên,
thỉnh thoảng còn nói được cả 1 câu dài có nghĩa. L đã bắt đầu có thể giao tiếp
thông thường như khi được hỏi các câu đơn giản, L có thể trả lời rất tốt.
Về khả năng nhận thức, cô giáo đánh giá nhận thức của L rất cao. L ghi
nhớ tốt những gì cô giáo dạy như là các con vật, màu sắc hình khối, số đếm và
cả mặt chữ. Điều này khiến cho các cô giáo ở trường rất ngạc nhiên.
Về mặt giao tiếp xã hội, thời gian đầu, L chỉ theo 1 cô giáo, nhưng về
sau L đã biết và gọi tên hết các cô giáo trong trường học. Khi gặp các cô ở bất
kỳ đâu, L cũng chào như là “con chào cô H ạ! ...”. Bên cạnh đó, dưới sự

54
hướng dẫn, chỉ bảo của cô giáo phụ trách lớp, L đã bắt đầu biết chơi cùng các
bạn, như là chơi xếp hình khối, hay chơi trò chơi nấu ăn cùng các anh chị lớn
tuổi hơn.
Như vậy, qua các cuộc hỏi chuyện lâm sàng với mẹ, ông bà nội và các
cô giáo tại các trường mầm non cũ và mới, tôi nhận thấy một vài điểm cần lưu
ý như sau:
- Trước khi mẹ sinh em bé, L luôn bám mẹ, luôn muốn theo mẹ, muốn
mẹ bế. Khi bố mẹ vắng nhà, L mới theo ông bà nội; hoặc khi bố mẹ bận việc
nhà, L chơi với ông bà. Lúc này, mẹ chính là đối tượng yêu thương của bé L –
một người mẹ “đủ tốt” (theo quan điểm của Winnicott), đáp ứng được mọi
nhu cầu của bé.
- Khi mẹ sinh em bé, L bị ốm, không chịu ăn, khóc liên tục, xa lánh mẹ,
không muốn gần mẹ và đặc biệt là không cho mẹ bế. Khi mẹ muốn bế, L lại
khóc thét lên. Điều đó khiến mẹ cảm thấy có lỗi với L và muốn bù đắp thêm
cho L. Đối với bố, sau khi có em bé, L chủ yếu theo bố, “bố đi làm thì không
sao, về đến nhà là L bắt bố bế, không cho bố làm bất cứ công việc gì”, nếu bố
không bế thì L lại khóc và ăn vạ. Bản thân bố, khi thấy mẹ sinh em bé và
giành hết thời gian chăm em bé, rất thương L, giành nhiều thời gian chăm sóc
cũng như yêu chiều L. Có lẽ, đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc L thường
xuyên ăn vạ bố khi không được bố đáp ứng kịp.
- Đối với em gái, khi em vừa mới sinh, L ít được gia đình cho tiếp xúc
với em nên chưa có biểu hiện hay hành động gì với em. Nhưng khi em bắt
đầu đi nhà trẻ, L có những biểu hiện như là hay đánh em khi hai anh em gần
nhau, đẩy em, không cho em chơi cùng dù em gái cũng rất muốn chơi với L.
Mỗi lần mẹ bế em gái thì L lại đẩy em ra để ngồi vào lòng mẹ dù trước đấy L
không muốn mẹ bế, và không gắn bó với mẹ.

55
Bowlby, trong lý thuyết của mình đã giải thích rằng sự gắn bó với mẹ ở
trẻ trong ba năm đầu đời đem lại một khoái cảm đi kèm với khoái cảm dinh
dưỡng (khoái cảm môi miệng). Bởi vậy, trong trường hợp này, có thể thấy sự
bị chia tách khỏi mẹ bởi em bé đã hình thành ở L một cảm giác mất mát đối
tượng yêu thương, cảm giác bị bỏ rơi, hụt hẫng gắn liền với cảm giác mất
khoái cảm môi miệng. Việc từ chối thức ăn, sự nôn trớ kéo dài của bé L thể
hiện giả thuyết này. Có thể rằng bé L cảm nhận thấy mẹ không còn yêu
thương mình nữa, mẹ chỉ yêu em bé thôi? Cảm nhận này đã tạo ra sự ganh tỵ
và những hành vi gây hấn của L đối với em gái. Sự nước đôi trong mối quan
hệ đối tượng của L (mối quan hệ với mẹ) được thể hiện ở việc vừa yêu mẹ lại
vừa tức giận mẹ, muốn mẹ ở gần nhưng lại đẩy mẹ ra xa khi mẹ ôm ấp, hoặc
chiếm lĩnh mẹ khi mẹ bế em mặc dù trước đó đẩy mẹ ra. Vậy, liệu việc L theo
bố và bà nội, không chịu theo mẹ, có phải là để trừng phạt mẹ hay để tìm một
chỗ dựa khác, tìm một đối tượng yêu thương thay thế? Sự chưa có kỷ luật ở
lớp hoặc ở nhà, sự cô lập với các bạn, không chia sẻ những thứ “thuộc quyền
sở hữu của mình” cho các bạn hay những hành vi gây hấn với mọi người của
L có thể có nguồn gốc từ sự chia tách trên.
3.1.4 Các phân tích từ quan sát lâm sàng
Quan sát lâm sàng tại gia đình: Tôi đã tiến hành hai lần quan sát các
hoạt động trẻ trong gia đình. Nhà L ở trên tầng 4, tại một khu chung cư cũ của
Hà Nội. Căn hộ rộng khoảng 60 m2. Phòng ngoài cùng là phòng khách, phòng
giữa là phòng của ông bà và phòng trong cùng là nơi gia đình L sinh hoạt.
Tại buổi quan sát đầu tiên, do không được thông báo trước nên L và
những người trong gia đình, ngoại trừ mẹ L, đều thấy bất ngờ trước sự hiện
diện của tôi. Phản xạ đầu tiên của L là chạy lại ôm bố, ngồi vào lòng bố và tỏ
ra ngơ ngác. Em gái của L không có phản ứng nào trước sự xuất hiện của

56
người lạ. Sau đó, mẹ L giới thiệu tôi với cả nhà, nhưng không nói mục đích
của buổi quan sát. Khi người mẹ giới thiệu xong, ông bà nội của L đi về
phòng ông bà. L vẫn ngồi trong lòng bố và nhất quyết không đứng dậy chào
dù đã được bố hướng dẫn. Sau đó, mẹ của L bế em gái đứng dậy, L vẫn không
có phản ứng gì, nét mặt tỉnh bơ. Tôi yên lặng quan sát L. Một lúc sau, mẹ gọi
L và đưa ra 1 chiếc ô tô mô hình rất đẹp (theo lời mẹ đây là cái ô tô mà L
thích nhất) để L lại lấy, nhưng L không thưa và hất tay bố ra để lấy hộ mình.
Tuy nhiên, mẹ L đã ra hiệu cho bố L là không lấy. Điều đó đã làm cho L thấy
bức xúc và khóc thét lên, lăn ra sàn nhà ăn vạ. Bố L thấy vậy liền đứng dậy bỏ
ra ngoài. L vừa khóc vừa chạy theo bố. Sau khi được bố bế, L hết khóc.
Tôi tiếp tục quan sát những phản ứng của L sau khi mẹ L đưa chiếc ô
tô ra chơi cùng em gái trong lúc bố đang bế L. Khi nhìn thấy mẹ và em bé
chơi chiếc ô tô mà L yêu thích, L đòi xuống, chạy lại, cướp chiếc ô tô trên tay
em gái và đánh, đẩy em. Sau đó, L ngồi xuống một góc để di chiếc ô tô xuống
sàn nhà tạo tiếng kêu. Lúc này, L không còn để ý đến sự có mặt của mọi
người trong gia đình cũng như sự có mặt của tôi.
Trong khi L đang chơi ô tô, mẹ L đưa ra một túi đồ chơi và đồ dùng
học tập của L (như là thẻ tranh các con vật, hoa quả, chữ số) để trên sàn nhà
cho L và em gái chơi. L quay lại lấy thẻ tranh để chơi (mẹ L nói, đây là những
thẻ tranh được cô em họ của mẹ cho để mẹ có thể dạy phát triển ngôn ngữ
cho L). Sau khi chơi và xem xong thẻ tranh, L quay ra nghịch những đồ chơi
như là bát, cốc, những hòn sỏi, đá và nhặt những hòn sỏi, đá đó cho vào cốc
để tạo ra tiếng kêu. Điều này có vẻ khiến trẻ thích thú. Tôi bắt đầu tiếp xúc,
làm quen với trẻ thông qua trò chơi đó. L đã cười rất nhiều khi tôi tạo ra
những tiếng kêu từ viên sỏi, đá. Em gái L, khi thấy L và tác giả luận văn chơi
vui vẻ, thích thú, đã bò lại chơi cùng. Nhưng mẹ L biết là nếu em gái lại thì L

57
sẽ đẩy em ra hoặc đánh em, không cho em chơi cùng nên đã không để cho em
gái của L bò vào chơi.
L thả sỏi vào cốc một lúc (khoảng 3 phút) thì chán và quay đi chỗ khác
tìm chiếc ô tô của mình để chơi một mình. Tôi tiến lại gần tỏ ý muốn chơi
cùng, L liền giấu ô tô đi và quay ngoắt sang chỗ khác chơi (mẹ L cũng cho
biết L gần như không bao giờ cho người khác chơi ô tô cùng). Điều đó cho
thấy L không muốn chia sẻ những đồ vật mà mình thực sự yêu thích cho
những người xung quanh. Khi tôi lại gần và nói “L, chúng ta chơi ô tô cùng
nhau nào” thì L đứng phắt dậy, cầm chiếc ô tô chạy lại chỗ bố và bắt bố bế.
Sau khi được bố vỗ về, L lại tiếp tục xuống chơi những đồ chơi còn lại.
L cầm chữ số bập bẹ đọc, bỏ xuống và nhìn tôi cười. L chơi thẻ tranh được
một lúc (khoảng 3 phút) rồi lại vất tung các thẻ tranh ra sàn nhà và ném các
viên sỏi ra xung quanh. Mẹ yêu cầu và hướng dẫn L nhặt thẻ tranh cho vào
chỗ cũ nhưng L nhất định không chịu nhặt và đòi lăn ra ăn vạ. Theo lời bố
mẹ, việc này diễn ra hàng ngày. Những lúc như vậy, vì không muốn L khóc
nên bố lại phải bế L đứng lên và đi ra ngoài. Điều này đã “tạo ra thói quen
cho L” – mẹ L nói.
Lần thứ 2, khi tôi đến, bố và ông nội của L đi vắng, bà nội L bị cao
huyết áp đang nằm trong phòng để nghỉ. Phòng khách lúc đó có tôi với L, em
gái L và mẹ L. Trong buổi làm việc thứ 2 này, L không còn ngơ ngác và lạ
lẫm như buổi đầu tiên nữa. Khi được mẹ yêu cầu chào, L đã làm theo đúng
yêu cầu của mẹ và nói “chào cô”. Và sau đó, L tiếp tục trò chơi của mình với
chiếc ô tô.
Tôi vừa trò chuyện với mẹ L và vừa quan sát các hành vi, thái độ của L
khi chơi ô tô. L liên tục di ô tô mạnh xuống sàn nhà hay cho ô tô chạy từ trên
ghế rơi xuống đất. Cứ mỗi lần ô tô rơi xuống tạo ra tiếng kêu thì L lại khoái

58
chí cười tươi. Có những lúc L quay sang chúng tôi, tay giơ chiếc ô tô lên và
nói “ô tô đấy”. Khi tôi xòe tay ra xin, L rụt lại ô tô rất nhanh. L coi đó như là
trò chơi của mình và cười rất to khi tôi không lấy được ô tô của L.
Sau khi chơi chán ô tô, L chạy lại tủ (nơi ông bà nội của L để bánh gạo
mà L rất thích ăn) và nói “bánh”. Mẹ L yêu cầu L nói “con ăn bánh”, L nhất
định không nói và lăn ra ăn vạ. Vì vậy, mẹ L bắt buộc phải mở tủ và lấy cho L
một cái bánh gạo và quay sang nói: “lần nào L yêu cầu cái gì mà không được
thì toàn lăn ra nhà ăn vạ đến khi nào mọi người đáp ứng mới thôi. Dù gia
đình đã làm đủ mọi cách nhưng không ăn thua gì cả”.
Sau khi đưa bánh cho L xong, mẹ L lấy sữa cho cả hai anh em uống.
Do em của L còn bé nên mẹ L bế em vào lòng để em có thể uống sữa dễ hơn
và nhanh hơn. L nhìn thấy mẹ bế em vào lòng, ngay lập tức, đứng dậy hất em
bé ra. Khi hất em bé không được, L lao vào đánh em bé và khóc, bắt mẹ bế
mình. Để tránh việc L đánh em, mẹ L liền đặt em bé ngồi sang bên cạnh, và
lập tức, L nằm gối đầu trên chân mẹ và uống sữa ngon lành. Em gái L khóc,
bò lại ôm lấy mẹ. Mỗi lần em bò lại, L đều đẩy, hoặc lấy chân đạp em bé ra
hay là khóc để mẹ không bế em. Mẹ L không biết xoay sở như thế nào với L
và em gái của L. Vì vậy, mẹ L nhờ tôi bế em gái L ra ngoài để L uống sữa
xong. Mẹ L nói, “mọi khi có ông bà L giúp cho L uống sữa nhưng hôm nay
ông đi vắng, bà ốm nên mẹ L rất là vất vả vì L”.
Sau khi uống sữa xong, L lại tiếp tục bầy đồ chơi ra khắp nhà để chơi.
Tuy nhiên, L lại không chơi đồ chơi nào lâu. Chơi một lúc thì L chán, sau đó
L chạy quanh nhà, lúc chạy vào giường bà, lúc chạy vào bếp để nghịch đồ
trong đó, đôi lúc chạy lại đẩy em gái ngã, hoặc đánh em. Điều đó làm cho mẹ
L chán nản và mệt mỏi. Khi L không chơi đồ chơi nữa, mẹ L yêu cầu cất đồ
chơi, L nhất định không làm và tiếp tục chạy khắp mọi nơi.

59
Qua hai buổi quan sát tại gia đình, tôi có một số nhận xét sau:
- Ban đầu, trẻ khó tiếp xúc, và mất một thời gian lâu mới có tương tác
với người lạ. Việc trẻ nhất định không chịu nghe theo yêu cầu, hướng dẫn của
bố mẹ, luôn ăn vạ, khóc lóc khi điều trẻ muốn không được đáp ứng, chơi theo
ý thích, tranh giành mẹ hay đồ chơi với em gái … cho thấy sự nuông chiều trẻ
trong gia đình. Trẻ luôn muốn mọi người trong gia đình chú ý đến mình. Đặc
biệt, trẻ luôn gây hấn với em gái và cạnh tranh gay gắt với em trong mối quan
hệ với mẹ.
- Khi tôi thiết lập được mối quan hệ thân thiện với trẻ, trẻ bộc lộ được
nhiều cảm xúc hơn, nhưng vẫn không chia sẻ đồ vật yêu thích của mình
(chiếc ô tô).
Quan sát tại trường học: Quá trình quan sát trẻ tại trường mầm non
được tiến hành trong hai buổi. Cả hai buổi này được thực hiện theo trật tự sau:
- Quan sát trẻ sau khi được mẹ đưa đến trường;
- Quan sát trẻ khi giao tiếp với các bạn thông qua trò chơi;
- Quan sát trẻ thông qua giao tiếp với cô giáo.
Tại buổi quan sát đầu tiên, tôi nhận thấy, khi đưa L đến trường, mẹ
không về ngay mà còn nán lại nói chuyện với cô giáo phụ trách lớp;trong lúc
L chạy tới khu vực dành cho các trò chơi trong sân trường và chơi các trò
chơi như là cầu trượt và chơi bóng trong nhà bóng một mình. Tuy nhiên, mắt
L không lúc nào rời mẹ, không thôi ngừng nhìn về phía mẹ để xem mẹ đang
đứng đâu, đang làm gì, còn ở trường hay đã về. Khi thấy mẹ quay người ra
về, L lập tức vứt hết đồ chơi mà mình đang chơi để chạy theo mẹ. Nhưng
ngay lúc đó, cô giáo ở trường bế L lên và cho vào lớp. L bắt đầu có những
hành động như là đánh cô giáo và đập chân, khóc và gào thét đòi mẹ liên tục.
Những hành vi đó của L khiến cô giáo đành phải để L ngồi xuống ghế và tỏ ra

60
nghiêm nghị với L. Tuy nhiên, L vẫn không sợ, tiếp tục khóc. Trong khi ấy,
các bạn cùng lớp đang được các cô giáo cho ăn bữa sáng. L khóc cho đến khi
các cô giáo đưa L lên lớp. Khi lên lớp, L có nhiệm vụ là phải lấy balô của
mình mang lên, vì vậy, L vừa khóc vừa mang balo bước vào thang máy để lên
lớp học.
Khi vào đến lớp học, L vẫn còn mếu tuy không khóc thành tiếng, cất
balo vào trong tủ. Rồi L chạy lại ngồi cùng cô giáo đứng lớp. Trong giờ thể
dục, L không làm theo những gì cô giáo hướng dẫn mà bắt cô giáo bế. Cô
không bế thì L lăn ra ăn vạ, làm một số bạn cùng lớp khóc theo. Điều đó bắt
buộc cô giáo phải bế L lên và cho các bạn cùng lớp tập thể dục (tập những
động tác đơn giản như chạy theo cô giáo và dơ tay theo cô...). Trong suốt thời
gian từ lúc mẹ đưa đến trường và đến lúc lên lớp, L luôn cầm trong tay một
chiếc ô tô. Khi không có mẹ ở đó L luôn bám dính lấy cô giáo đứng lớp.
Khi chơi cùng với các bạn, tôi quan sát thấy, nếu cô giáo không hướng
dẫn L cũng như không ngồi cạnh L trong các trò chơi cùng các bạn trong lớp
thì nhất định L không lại gần các bạn. Mặc dù được cô giáo hướng dẫn chơi
đồ chơi như xếp hình, hay chơi các con vật nhưng L chỉ ngồi nhặt các đồ chơi
và cầm ở tay chứ không xếp hình như các bạn trong lớp. Cũng có một hai lần,
L quay vào các bạn cùng chơi tuy nhiên lại đánh đổ các khối hình mà các bạn
vừa xếp xong. Điều đó đã làm cho cả lớp có những trận xung đột giữa L và
các bạn.
Như đã nêu ở trên, L luôn bám dính lấy cô giáo, cô đi bước nào L đi
bước đấy, cô vào nhà vệ sinh thì L chạy theo sau. Khi không thấy cô trong
lớp, L khóc và chạy đi tìm cô khắp mọi nơi.
Một giả thuyết được đặt ra ở đây là: Liệu cô giáo có phải là người thay
thế mẹ trong mối quan hệ gắn bó giữa L với mẹ? Sự tìm kiếm cô, sự bám dính

61
cô cho thấy mối lo hãi bị bỏ rơi ở L? Phải chăng cô giáo chính là “chỗ dựa”
cho L trong sự hụt hẫng, lo hãi mất mát mẹ của L? Chỗ dựa này tạo ra một
cảm giác an toàn cần có ở L. Sự xung đột cạnh tranh của L với các bạn ở lớp,
mối quan hệ của L với các cô giáo ở trường hoàn toàn “đồng dạng” với những
xung đột, cạnh tranh của L với em gái và mối quan hệ của L khi ở nhà. Chúng
ta sẽ thấy ở đây một một sự “chồng chập” các mối quan hệ của L với những
người những người xung quanh: mẹ, em gái, cô giáo, các bạn.
Buổi quan sát thứ hai : Đây là buổi thứ 3 tôi tiếp xúc trực tiếp với L kể
cả hai buổi tôi quan sát ở nhà L. Bởi vậy, tại buổi quan sát này L đã biết và
quen với tôi hơn.
Cũng như buổi quan sát trước, tôi tới quan sát L ngay từ trước khi L
đến lớp cùng với mẹ. Lần này, L tiếp tục khóc khi mẹ ra về. Nhưng khác với
mọi lần L vừa khóc vừa chạy lại bắt tôi bế chứ không theo cũng như không
muốn gặp cô giáo. Trong thời gian quan sát khi tôi có việc phải đi ra ngoài, L
lại khóc, giống như lúc người mẹ ra về. Có lẽ L coi tôi như mẹ, tôi thay thế
vào vị trí người mẹ khi mẹ không có ở đó. Điều này giống như một sự “lấp
đầy” những khoảng trống lo hãi và khiến L cảm thấy an toàn hơn, yên ổn hơn.
Cũng trong buổi quan sát này, tôi cho L chơi trò xếp hình khối (với
những khối gỗ mầu xanh, đỏ, vàng, da cam...) và tiến hành trắc nghiệm vẽ
tranh và trắc nghiệm Denver II.
Để bắt đầu trò chơi xếp hình, tôi đưa cho L bộ đồ chơi hình khối và yêu
cầu L xếp một ngôi nhà. L đồng ý tham gia trò chơi này bằng việc lựa chọn
hình tròn màu đỏ trước tiên. Bé đặt nằm khối gỗ hình tròn xuống sàn lớp học,
sau đó lựa chọn hình vuông màu xanh lá cây với hai hình khối này, bé không
thể xếp hình ngôi nhà; Vì vậy, bé đã thử lại từ đầu với một hình chữ nhật và
một hình tam giác. L tiếp tục nhặt khối hình vuông và đặt nó lên trên góc

62
nhọn của khối hình tam giác, xoay các hướng để hình vuông có thể ở bên trên
hình tam giác nhưng không được. Đến lúc này, tôi gợi ý giúp bé; tuy nhiên,
ngay lập tức, L hất tay tôi ra và tiếp tục xếp các hình khối theo ý mình. Với
lần thử tiếp theo, L đặt hình tam giác và hình tròn nằm xuống sàn. Và rồi cứ
thế, L xếp chồng các hình khối lên nhau. Khi bé hoàn thành việc xếp hình, tôi
hỏi L: “Đây là hình gì?”. Bé trẻ lời: “ngôi nhà”. “Đây là nhà của ai?”- Tôi tiếp
tục hỏi. Bé nói rằng đó là nhà “của L”; Sau đấy tự mình bé hất đổ hết ngôi
nhà và cười.
Việc xếp chồng các hình khối lên nhau cho thấy sự phát triển tư duy
của L tương đối phù hợp với khoảng 28 tháng tuổi ở trẻ. Tuy nhiên, trẻ vẫn
chưa có một định hình rõ ràng trong đầu về hình khối của các sự vật hiện
tượng có trong hiện thực khách quan. Điều này dẫn tới quá trình thử sai của
bé trong khi sắp xếp hình. Câu hỏi đặt ra ở đây là: Điều gì khiến trẻ có một
loạt hành vi như sắp xếp hình rồi loại bỏ chúng. Trò chơi làm xuất hiện một
hình (một sự vật) rồi lại làm mất đi hình ấy (sự vật ấy) cũng giống như trò
chơi fort-da vốn được mô tả rất rõ trong các lý thuyết của Freud và Winnicott.
Sự xuất hiện-mất đi các hình khối cũng giống như sự xuất hiện-đi khỏi của
mẹ/người chăm sóc thay thế/nhà tâm lý. Ở đây chúng ta sẽ thấy sự nước đôi
của trẻ trong bộc lộ trong cảm xúc với mẹ: trẻ vừa yêu lại vừa không yêu mẹ.
Ngôi nhà tượng trưng cho “sự bao chứa” của mẹ. Trẻ mong muốn duy trì “sự
bao chứa” này và lo hãi khi không có nó. Bởi vậy, trẻ biểu đạt lo hãi bị tách
rời, bị bỏ rơi khỏi nơi “bao chứa” của mẹ bằng cách gạt bỏ biều tượng về nơi
“bao chứa”-ngôi nhà. Trẻ cho thấy một mối quan hệ gắn bó với mẹ theo kiểu
bất an-chống đối (kháng cự).
Đối với các kết quả thu được từ trắc nghiệm tranh vẽ, tôi có những mô
tả và nhận xét sau:

63
L vẽ hình người với khuôn mặt hơi lạ lùng. Cái miệng được L vẽ rất to
và có cái lưỡi rất dài. L thích vẽ lưỡi. Đầu tiên, bé chọn màu xanh lá cây để
vẽ. Bé bắt đầu vẽ hình tròn, sau đó vẽ miệng, mắt, lưỡi và mũi trong hình tròn
đó. Nét vẽ ban đầu mờ nhạt và đậm dần lên. Hình vẽ nguệch ngoạc. Các nét
vẽ được lặp lại nhiều lần, di đi di lại. Màu sắc chủ đạo trong bức tranh mặt
người là màu xanh da trời. Màu sắc này cho thấy trẻ có nhu cầu tiếp xúc với
mẹ, có cảm giác bị bỏ rơi.
Trong lúc vẽ hình mặt người, L không ngồi yên được, luôn mất tập
trung, thấp thỏm, đứng lên ngồi xuống liên tục, miệng nói khi vẽ được một bộ
phận nào đó.
Sau khi L vẽ xong, tôi hỏi: “Con vẽ ai”, L nói: “vẽ L” rồi chạy đi chỗ
khác chơi.
Hình mặt người được vẽ lớn, chiếm gần hết trang giấy A4. Nét vẽ mờ
nhạt, lặp lại thể hiện sự rụt rè, ức chế các bản năng.
 Kết quả đánh giá phát triển tâm vận động của trẻ bằng test Denver
II:

64
Tôi đã sử dụng trắc nghiệm Denver II để đánh giá phát triển tâm vận
động của L. Các kết quả thu được từ Denver II như sau:
- Phát triển cá nhân xã hội tương ứng bằng trẻ 31 tháng tuổi.
- Phát triển vận động tinh tế - thích ứng bằng trẻ 31 tháng
tuổi.
- Phát triển ngôn ngữ bằng trẻ 28 tháng tuổi.
- Vận động thô phù hợp với sự phát triển của lứa tuổi là 31
tháng.
3.1.5 Luận bàn về trường hợp bé L
3. .6. Vấn đề đứa trẻ gặp phải
Trong trường hợp này có thể thấy rằng mối quan hệ gắn bó giữa L và
mẹ trong suốt quá trình phát triển từ khi sinh ra cho đến bây giờ đã trải qua
những kiểu gắn bó như là: gắn bó an toàn, gắn bó kháng cự gồm bất an
chống đối (theo lý thuyết của John Bowlby). Cụ thể là:
- Gắn bó an toàn: Diễn ra trong khoảng thời gian từ lúc L sinh ra cho
đến khi L được 15 tháng. Đặc điểm chính của giai đoạn này là trẻ phát triển
tốt về mọi mặt, thích thú khám phá xung quanh, không sợ tiếp xúc với người
lạ khi có mẹ ở bên, gắn bó tích cực với mẹ, vui vẻ khi mẹ đến bên. Bên cạnh
đó, trong gian đoạn này, mẹ L cũng có thời gian để giành cho L và chơi với L
thoải mái nhất.
- Gắn bó kháng cự (bất an-chống đối): Giai đoạn này được bộc lộ rõ
ràng trước trong và sau khi mẹ L sinh em bé cho đến thời điểm này. Các biểu
hiện có thể thấy là trong khoảng thời gian mẹ L sinh em bé. Trong thời gian
này, bản thân L luôn né tránh sự quan tâm chăm sóc của mẹ. Mỗi khi mẹ
muốn bế, hay muốn chơi cùng L lại khóc thét lên và chuyển sự quan tâm và

65
kết dính sang đối tượng khác (bố). Tuy nhiên, bản thân mẹ L trong giai đoạn
này cũng không thể giành cho L tất cả thời gian và sự quan tâm.
Sự thay đổi đột ngột kiểu gắn bó từ an toàn sang kháng cự đó làm cho
L cảm thấy hụt hẫng , bất an và dẫn đến chối bỏ quan tâm chăm sóc của người
mẹ. Nhưng không chỉ L mẹ của bé cũng gặp những khó khăn trong việc thay
đổi một cách đột ngột kiểu gắn bó giữa trẻ và mẹ. Người mẹ cảm thấy tội lỗi
đồng thời ra sức ganh đua với người bố khi đứa con không chấp nhận mình,
bám dính bố. Bởi thế đã cố gắng chiều chuộng L, đáp ứng mọi nhu cầu của L
vừa là để xóa đi mọi mặc cảm tội lỗi đối với con, vừa là để khẳng định vai trò
mẫu dưỡng trong mối quan hệ ganh đua với người bố. Nỗ lực này của người
mẹ tạo ra một áp lực liên tục lên đứa trẻ và càng khiến trẻ cảm giác thiếu an
toàn, thiếu sự tin tưởng ở mẹ
Như vậy, có thể nói mối quan hệ gắn bó mẹ - con là yếu tố vô cùng
quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ cũng như tâm lý, cách ứng xử
của người mẹ đối với trẻ.
Sự chia tách mẹ trong giai đoạn mẹ sinh em bé, kiểu gắn bó kháng cự
(bất an-chống đối) đã dẫn tới những khó khăn mà L gặp phải trong quá trình
phát triển như chậm ngôn ngữ, khó khăn giao tiếp, chậm nhận thức và vận
động.
3.1.6.2 Các dữ liệu thu được từ hỏi chuyện lâm sàng, quan sát lâm
sàng, trò chơi và trắc nghiệm tâm lý.
Các dữ liệu thu được cho thấy L gặp phải một số khó khăn như:
Sự thiếu hụt tình cảm của mẹ, được biểu đạt thông qua những dấu
hiệu về thể chất có thể quan sát thấy: khó ngủ, từ chối ăn, chậm phát triển tâm
vận động, ngôn ngữ không thích giao tiếp bằng lời, tiêu hoá không tốt, hay
đái dầm và đái rắt.

66
Mối quan hệ gắn bó của trẻ là thiếu an toàn (không tin tưởng). Nói
một cách cụ thể,bởi có quá khứ bị chia tách với mẹ, bé L đã không có được
một mối quan hệ gắn bó an toàn với mẹ. Dạng gắn bó của trẻ với người mẹ là
gắn bó bất an – chống đối. Cũng trong thời điểm đó, trẻ chuyển đối tượng gắn
bó sang bố. Vì vậy, trẻ luôn lo hãi sự chia tách, ít tin tưởng người khác. Trong
vô thức, trẻ bộc lộ một sự cô độc, khao khát thoát khỏi tình trạng đó, mong
muốn được hạnh phúc. Hình vẽ cho thấy trẻ nhút nhát, tự ti và có lo hãi,
phòng vệ với thế giới bên ngoài. Quan hệ gắn bó của trẻ với mẹ đứt gãy từ
sớm. Nét mặt của trẻ luôn trầm buồn cùng với những hành vi kém hứng thú,
tự cô lập mình, thu mình trong vỏ bọc lạnh lùng, không quan tâm để tránh sự
tiếp cận của người khác.
Trong các quan hệ xã hội, L có những dấu hiệu như lảng tránh, tự cô
lập, thụ động, thờ ơ, không quan tâm giao tiếp xã hội ở môi trường không
quen thuộc như trường học, xung quanh gia đình... Trẻ không có hoặc có ít
niềm tin vào bản thân và người khác. Đây là những điều bất lợi cho sự phát
triển và thích nghi của trẻ trong các môi trường khác nhau. Khi được yêu cầu
làm quen với các trẻ khác, trẻ luôn tảng lờ, né tránh các mỗi quan hệ với các
bạn cùng lớp cũng như người lạ, ăn vạ vì không muốn lờ hoặc chạy trốn và
tìm cho mình đồ chơi và chăm chú vào đó. Trẻ không muốn chia sẻ đồ chơi
với những người bạn trong lớp, thích chơi đồ chơi 1 mình và chơi theo ý
mình. Trẻ thích chơi trong gia đình, xem tivi, chơi trò chơi ô tô nhiều hơn là
chơi với người khác.
Ngôn ngữ của trẻ chậm hơn so với các bạn cùng lứa tuổi: Thời gian
đầu trẻ không biết nói; sau đó, thì trẻ nói ngọng, diễn đạt ngôn ngữ khó khăn,
vốn từ ít, hỏi – đáp kém. Nói ngọng và nhỏ - cảm giác yếu ớt mất sức khi phải
nói chuyện.

67
L có mức độ căng thẳng cao. L luôn có cảm giác căng thẳng khi ở
một mình trong môi trường lạ, với người lạ, và căng thẳng mỗi khi phải chia
tách với những người trẻ thân quen. Khi không thấy những người thân quen,
trẻ bức xúc và mất bình tĩnh, chạy tìm khắp nơi, không kiềm chế được và
khóc.
Hành vi của L có tính hiếu chiến, gây hấn L chống đối với mẹ hoặc
cô giáo bằng cách ném các đồ vật vào mặt, hay tát, đánh. Bên cạnh đó, L cũng
thường xuyên đẩy em gái cũng như những em nhỏ ở lớp học khi các em ở gần
L.
Trẻ có sự thoái lui trong tiến trình phát triển thể hiện ở chỗ trẻ không
tự xúc cơm, phụ thuộc vào người chăm sóc. Trẻ cắm chốt trong giai đoạn môi
miệng và hậu môn. Trẻ thích ngậm tay trong miệng mỗi lần trẻ khóc hay sợ
một điều gì đấy; trẻ trốn tránh đưa thức ăn vào cơ thể, từ chối mọi thức ăn;
thường xuyên đái rắt hoặc đái dầm khi được cởi bỉm.
Trẻ hạn chế giao tiếp mắt, tránh né nhìn vào mắt người khác. Khi
nói chuyện, kể chuyện, L thường cúi đầu, lảng sang nhìn chỗ khác hoặc có
ánh nhìn xa xăm, vô định.
Tiểu kết trƣờng hợp:
- Nói tóm lại, qua phân tích các kết quả định tính, chúng ta có thể thấy
sự phát triển tâm lý của L chịu ảnh hưởng rất nhiều từ sự gắn bó mẹ con sớm.
Kiểu gắn bó bất an-chống đối đã dẫn tới những khó khăn tâm lý của L được
trình bày ở trên.
- L chậm phát triển ngôn ngữ, có rối loạn tâm vận động, việc tương tác
với người lạ đặc biệt với các bạn bè cùng lứa tuổi còn rất hạn chế. Có thể tìm
thấy ở bé L sự cắm chốt, thoái lui, vừa thèm khát vừa trốn tránh tình cảm của
người mẹ.

68
Người mẹ và gia đình vì muốn bù đắp những thiệt thòi của L mà đã
đáp ứng không điều kiện những yêu cầu đòi hỏi của L. Chính điều đó lại gây
cho L những khó khăn, lo hãi bị chia tách trong khi vừa muốn tách ra khỏi
những mối quan hệ thân quen, mở rộng dần với các mối quan hệ mới đặc biệt
là với bạn bè cùng lớp vừa muốn nhận được tình yêu thương vỗ về che chở
bao bọc gắn kết như khi em gái L chưa ra đời.
3.2. Trƣờng hợp 2
3.2.1 Thông tin chung
Họ và tên: Song H Giới tính: Nữ
Ngày sinh: 24/12/2010 Nơi sinh: Hà Nội
Song H là con 1 trong gia đình
Họ và tên cha: Song C.
Quốc tịch : Hàn Quốc. Tuổi: 37
Nghề nghiệp của cha: Nhân viên văn phòng
Họ và tên mẹ: N. T. H
Quốc tịch: Việt Nam Tuổi: 33
Nghề nghiệp của mẹ: Nội trợ
Địa chỉ gia đình: Hà Nội.
Địa đểm quan sát: Tại gia đình Song H.
3.2.2 Lý do và yêu cầu can thiệp đối với Song H
Song H là một cô bé xinh xắn, vóc dáng phù hợp với tuổi, tác phong
nhanh nhẹn, hoạt bát, nhưng cháu khá nhút nhát khi tiếp xúc với người lạ.
Cháu cũng mới bắt đầu đi mẫu giáo được hơn 1 tháng.
Bé H là con đầu trong gia đình và là một đứa trẻ mong muốn theo
nguyện vọng của gia đình. Trong thời gian mẹ mang thai H hoàn toàn bình
thường. H được sinh đủ tháng, nặng 3,1kg. Theo lời mẹ, khoảng 6 tháng tuổi,

69
bé H đã biết bập bẹ “pa pa”, khoảng 16 tháng bé đã bắt đầu biết bập bẹ những
từ đơn giản như “ạ, chào, xin, bye…” Nhưng từ khoảng 18 tháng trở đi, gia
đình không thấy bé bập bẹ những từ này nữa mà thay vào đó, bé sử dụng
những từ vô nghĩa, không rõ ràng. Tuy nhiên, lúc đó gia đình vẫn cho đó là
điều bình thường vì khi chia sẻ với các gia đình có con lai, họ đều cho rằng
“con lai thường chậm nói”. Khoảng 12 tháng, H đã bắt đầu biết đứng và 13
tháng, bé có thể đi vững.
Về thể chất bé hoàn toàn bình thường. Hiện nay bé cao khoảng 95cm
và nặng 13,5 kg. Tuy nhiên H dễ bị cảm cúm, và sổ mũi khi thời tiết thay đổi.
Một lần, Song H bị sốt, mẹ đưa H đi khám tại bệnh viện Vinmec. Sau
khi bác sĩ nhi khám toàn diện về sức khỏe và dựa vào đánh giá phát triển lứa
tuổi, H được chẩn đoán có vấn đề về phát triển ngôn ngữ và có một số rối
nhiễu trong quá trình phát triển. Người mẹ đã rất lo lắng và muốn có một nhà
tâm lý đến can thiệp cho cháu, hỗ trợ cho gia đình.
3.2.3 Bức tranh ban đầu về vấn đề của trẻ thông qua hỏi chuyện lâm
sàng
Theo lời khuyên của bác sĩ Nhi khoa sau khi khám và đánh giá phát
triển của trẻ, mẹ của Song H đã cho bé tới lớp mẫu giáo. Tuy nhiên, mẹ Song
H chỉ cho con đến trường buổi sáng, trưa mẹ lại đón bé về để đảm bảo cho
Song H ăn uống và ngủ đầy đủ. Sau đó, buổi chiều mẹ lại đưa bé đi lớp “Song
H quen ngủ trưa với mẹ rồi, vì từ bé đến lớn bất cứ lúc nào khi ngủ thì tôi
thường ôm cháu ngủ, chính vì điều đó khiến cho cháu có thói quen là nếu
không có mẹ nhất định cháu sẽ không ngủ.” Từ khi Song H đi học thì bé
thường hay bị cảm cúm, sổ mũi nên phải nghỉ học cũng khá nhiều.
Ở trường Song H ít tương tác với các bạn, không biết khoe, không biết
chia sẻ đồ chơi. Bé cũng hay chạy ra khỏi chỗ và chơi một mình. Trong lớp bé

70
dường như không chú ý lắng nghe theo yêu cầu của cô giáo. Tuy nhiên bé rất
thích hát. Khi cô giáo dạy một số bài hát, cô bé có thể hát theo đúng điệu của
bài hát nhưng không rõ từ.
Kinh tế của gia đình H ở mức trung bình. Hiện nay gia đình bé ở cùng
với ông bà ngoại ở Cát Linh – Ba Đình – Hà Nội. Khoảng từ 6 – 9 tháng tuổi,
bé có theo bố mẹ sang sống với ông bà nội ở Hàn Quốc. Trong khoảng thời
gian đó, sự phát triển thể chất và ngôn ngữ của bé vẫn hoàn toàn bình thường.
Đôi lúc, mẹ nhận thấy bé có nói nhại theo bà nội khi bà trò chuyện với cháu
bằng tiếng Hàn Quốc. Sau đó, H lại quay trở về Việt Nam và sống với gia
đình ông bà ngoại.
Nhà ông bà ngoại có 4 tầng. Tầng đầu tiên là phòng khách và bếp, tầng
2 có 2 phòng, phòng của gia đình Song H và phòng của ông bà ngoại, tầng 3
cũng có 2 phòng, phòng gia đình của bác Song H và phòng của dì cháu.
Song H là con đầu và cũng là cháu ngoại đầu tiên trong gia đình nên
được cả đại gia đình bao bọc, quan tâm chăm sóc rất chu đáo. Mỗi khi bé
khóc, hay ho hắng cả gia đình xúm lại hỏi han và nựng cháu.
Ông bà ngoại bé hiện tại đã nghỉ hưu nên chủ yếu ở nhà nội trợ và cũng
dành thời gian để chăm sóc Song H.
Mẹ Song H trước đây là nhân viên phiên dịch cho một công ty của Hàn
Quốc. Cách đây 1 năm, mẹ bé đã nghỉ việc để dành toàn bộ thời gian chăm
sóc bé. Điều này khiến cho mối quan hệ gắn bó giữa mẹ và Song H ngày càng
chặt chẽ và mang tính lệ thuộc.
Mọi sinh hoạt của Song H ở nhà nằm trong khuôn khổ của một bà mẹ
luôn cẩn thận, sạch sẽ và chu đáo. Theo lời mẹ bé kể, mỗi khi mà bé ăn uống
gì mà bị rơi rớt, cho dù chỉ một giọt nhỏ ra quần áo, mẹ bé liền thay luôn cho
bé. Chính vì điều đó, bé cũng đã học tập được tính kỷ luật, tính sạch sẽ đến

71
mức: cứ mỗi lần bị nước rơi rớt ra áo là Song H cũng cảm thấy khó chịu đòi,
bé kêu ca và la hét để yêu cầu mẹ phải thay cái khác ngay lập tức. “Mỗi lần
mà cháu chơi đồ chơi, hay nhặt thức ăn rơi ở dưới đất là tôi phản ứng rất
mạnh, tôi chạy nhanh đến và nói ngay với cháu rằng cháu không được nghịch
bẩn”. Mẹ H rất ít cho bé tiếp xúc với các trẻ khác vì sợ bé chơi bẩn với các
bạn.
Mẹ bé là người rất hay lo lắng và luôn quan trọng hóa tất cả các vấn đề.
Trong lần đầu tiên tôi tiếp xúc với bé mẹ bé đã đề nghị với tôi là: “xin lỗi, ở
trong phòng tắm có chai nước rửa tay, cô vui lòng có thể rửa tay trước khi
tiếp xúc với cháu được không, vì bác sĩ bảo Song H rất dễ bị nhiễm bệnh nên
cô thông cảm”.
Mỗi lần đưa Song H đến trường, sau khi các cô đón bé vào lớp học rồi,
mẹ vẫn đứng ở ngoài theo dõi xem con chơi với cô và các bạn như thế nào
sau đó mới yên tâm để rời khỏi lớp học. Nhưng mẹ bé vẫn chưa về ngay mà
thường đi vòng quanh trường của con và luôn nghĩ là: “ Không biết giờ này
con đang làm gì? Con có chơi được với các bạn của con không? Các thầy cô
giáo đang dạy cho con những gì?...”
Mẹ của Song H thuộc hết tên các bạn trong lớp của con và biết mặt tất
cả các bố mẹ của các bé khác trong lớp và hiểu được hoàn cảnh cũng như tình
trạng của các bé.
Như vậy, chúng ta có thể thấy mẹ Song H luôn dành thời gian để quan
tâm con một cách quá mức. Và giả thuyết được đặt ra ở đây là: có thể sự quan
tâm quá mức này của mẹ đã ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của bé. Trên
thực tế, Song H đã có một vài dấu hiệu cho thấy cảm giác thiếu an toàn khi
không có mẹ: Sẽ không đi ngủ nếu không có mẹ ở cạnh, sẽ không ăn cơm nếu
người chăm sóc không phải là mẹ.

72
Bố của Song H làm quản lý cho một công ty của Hàn Quốc nên rất bận
rộn, ít có thời gian chơi và chăm sóc con. Nhiều hôm bố đi làm về thì Song H
đã đi ngủ. Có những hôm bố về sớm chơi với bé thì thường thích ôm ấp vỗ về
con, nhưng Song H lại cảm thấy khó chịu và muốn đẩy bố ra. Chính vì thế,
Song H và bố ít có tình cảm gắn bó với nhau. Bố của Song H rất yêu thương
con nhưng không hiểu con và không biết cách chơi với con. Song H cũng
không thể giao tiếp được với bố, vì cháu không hiểu tiếng Hàn Quốc.
Gia đình bác và dì của bé hiện tại chưa có con nên bé rất được mọi
người trong gia đình cưng chiều và luôn vỗ về.Tuy nhiên mỗi người đều có
công việc làm riêng, rất bận rộn nên cũng ít có thời gian để chơi với bé.
Như vậy, có thể thấy rằng, Song H là một cô bé dễ thương và luôn
được sự quan tâm, chăm sóc rất chu đáo từ gia đình đặc biệt là của mẹ. Tuy
nhiên bé lại rất nhút nhát khi tiếp xúc với người lạ, ngôn ngữ nói của bé chậm
hơn so với các bạn cùng tuổi. Bé nói nhiều âm vô nghĩa, hay nói và hát một
mình. Song H luôn sợ khi vào phòng của mình nếu không được bật đèn led
vàng. Theo lời mẹ kể: “có lần khi con đang chơi trong phòng một mình rồi
bày hết mọi đồ chơi trên giường, tôi bước vào phòng lúc đó thấy như vậy đã
rất tức giận và quát cháu. Lúc ấy cháu đang tập trung chơi rất say sưa nên
giật mình và khóc. Từ đấy, Song H sợ, không muốn vào phòng của mình nữa,
đêm cháu giật mình, ngủ không ngon giấc”. Mẹ bé và gia đình tìm đủ mọi
cách để đưa bé vào phòng nhưng bé đều không chịu vào. Sau đó mẹ bé phát
hiện ra rằng Nếu không bật đèn vàng nữa thì cháu sẽ bước vào phòng chơi
như bình thường.
Điều gì đã xảy ra với Song H? Vì sao, ban đầu bé sợ vào phòng riêng
do đèn led vàng không bật nhưng sau sự tức giận và quát mắng bất ngờ của
mẹ, bé lại sợ vào phòng khi đèn led vàng được bật lên? Có mối liên hệ nào

73
giữa sự hiện diện của mẹ như một kích thích với cường độ “quá mạnh” và ánh
đèn vàng? Bé Song H thực sự sợ hãi điều gì?
Đến đây, một giả thuyết thứ hai được hình thành tiếp sau giả thuyết thứ
nhất là: người mẹ trong trường hợp này là một người mẹ toàn năng, một
người mẹ bao bọc con mình đến mức đứa trẻ trở nên lo hãi, cảm giác bị đe
dọa và bị cô lập với những người khác. Người mẹ này lấp đầy vị trí của ông
bố và gạt người bố ra khỏi mối quan hệ trạc ba: Bố-Mẹ-Con. Sự kết dính đến
từ phía người mẹ tạo nên cảm giác thiếu an toàn ở đứa trẻ. Ở đây, hình ảnh
người mẹ trở thành một hình ảnh “tưởng tượng” về một người làm luật, toàn
quyền, toàn năng, gây hấn, mạnh mẽ, hay nói cách khác, đó là hình ảnh mà
đáng lẽ thuộc về người bố.
 Kết quả đánh giá phát triển tâm vận động của trẻ bằng test Denver
II:
Tôi đã sử dụng trắc nghiệm Denver II để đánh giá phát triển tâm vận
động của Song H. Các kết quả thu được từ Denver II như sau:
- Phát triển cá nhân xã hội tương ứng bằng trẻ 21 tháng tuổi.
- Phát triển vận động tinh tế - thích ứng bằng trẻ 27 tháng
tuổi.
- Phát triển ngôn ngữ bằng trẻ 22 tháng tuổi.
- Vận động thô phù hợp với sự phát triển của lứa tuổi là 33
tháng. Chỉ số phát triển DQ là : 78%
3.2.4 Các phân tích từ quan sát lâm sàng
Tiếp nhận lời yêu cầu can thiệp từ gia đình Song H, tôi đã tiến hành các
quan sát lâm sàng và hỏi chuyện các thành viên gia đình trong ba buổi làm
việc tại nhà bé. Trong phần này, tôi trình bày diễn biến và các kết quả thu
được về Song H từ ba buổi làm việc đó.

74
Buổi làm việc đầu tiên: Ban đầu việc tiếp xúc với Song H diễn ra khá
khó khăn. Song H chỉ đứng gần mẹ, và tỏ ra rụt rè, nhút nhát khi tiếp xúc với
tôi. Dường như bé tỏ ra không quan tâm đến sự có mặt của tôi ở đây mà chỉ
chăm chú nghịch điện thoại. Nếu mẹ không đưa điện thoại thì bé tỏ ra tức
giận và la hét. Theo lời mẹ của Song H, khi bé muốn cái gì thì bé thường hay
la hét hoặc ăn vạ để có bằng được.
Lúc đó, tôi sử dụng trò chơi thổi bong bóng để lôi kéo sự chú ý của
Song H. Khi nhìn thấy tôi thổi bong bóng, Song H tỏ ra thích thú, và chú ý
quan sát những quả bong bóng. Nếu những quả bong bóng này bị xẹp và biến
mất thì Song H lại nhìn về phía tôi và chờ đợi tôi thổi bong bóng tiếp.
Trước khi thổi quả bong bóng tiếp theo, tôi đếm “ 1 – 2 – 3: Thổi
bóng”, Song H đã rất thích thú và tỏ ra háo hức. Sau đó, tôi nói “thổi” và yêu
cầu Song H nói theo “thổi” bé không nói theo và nhìn về phía mẹ. Mẹ bé nói:
“thổi nào Song H”. Lúc ấy bé mới nói “thổi”. Mẹ bé rất ngạc nhiên vì điều
này. Tôi đề nghị Song H đập “je” (cách đập tay để ăn mừng) nhưng bé chưa
biết làm theo. Tôi đã đề nghị mẹ cầm tay bé để đập “je” với tôi. Điều đó càng
khiến Song H thích thú hơn.
Ở buổi đầu tiên tôi đã bước đầu làm quen và tương tác được với Song
H. Ngoài ra tôi cũng đã thu thập được những thông tin cơ bản về những vấn
đề hiện tại của bé.
Buổi làm việc thứ hai: Sau khi thiết lập được mối quan hệ ban đầu tôi
và Song H đã có sự thân thiện với nhau hơn. Ở buổi thứ hai này cô bé tỏ ra
hào hứng khi nhìn thấy tôi đến và chạy gần về phía tôi. Mẹ bé nhắc: “H chào
cô đi”. Tôi cũng giơ tay và nói “chào H” lúc đó bé liền bắt chước cử chỉ vẫy
tay chào và cười thích thú.

75
Sau màn chào hỏi đó mẹ Song H đề nghị lên phòng chơi. Lần này, mẹ
bé đưa tôi lên phòng của gia đình bé ở trên tầng 2. Mẹ bé bật đèn led cho sáng
phòng, tôi thấy bé đứng ôm nép vào chân mẹ. Người mẹ giải thích với tôi “H
sẽ không bước vào phòng của mình nếu mẹ không bật thêm một chiếc đèn led
treo tường”. Chỉ khi mẹ bật đèn led H mới chịu bước vào trong phòng của
mình. Ở trong phòng bé thích soi gương, và cười một mình trong gương, làm
điệu khi soi gương. Sau đó, bé nhảy lên những tấm đệm trải ở dưới sàn và cứ
thế nhảy bật người lên một cách thích thú. Bé không quan tâm đến tôi và mẹ
bé đang ngồi ở trong phòng. Khi tôi gọi tên bé Song H vẫn tỏ ra không chú ý,
cứ tiếp tục bật nhảy trên tấm đệm. Lúc đó, tôi đã lấy lọ thổi bong bóng ra để
lôi kéo sự chú ý của bé. Ngay lập tức, cô bé dừng nhảy và chạy về gần phía
tôi quan sát. Bé chăm chú quan sát khi tôi thổi bóng và đưa tay hứng những
quả bóng.
Khi đã bắt đầu quen với bé, tôi đề nghị mẹ bé chuẩn bị một chiếc bàn
và ghế cùng với giấy và bút màu. Tôi đưa giấy, hộp bút màu cho bé chọn, đề
nghị bé viết vào giấy. Bé cầm bút màu và bắt đầu viết nghệch ngoạch trên
giấy. Nhưng rối Song H đưa tay về phía mẹ bé thể hiện ý muốn mẹ cháu cầm
tay cháu vẽ. Tôi đã đề nghị mẹ bé nói “con tự vẽ đi”. Bé lại tiếp tục vẽ. Tôi
khuyến khích cháu bằng cách vỗ tay hoan hô và nói “con giỏi lắm”. Mẹ cháu
cũng nói theo và khuyến khích Song H. Cô bé rất vui và tỏ ra thích thú tiếp
tục vẽ.
H có trí nhớ rất tốt. Tôi cho bé xem những bức tranh; sau đó tôi nói tên
đồ vật trong tranh như “cái ghế, ti vi, lược, con mèo…”. Tôi yêu cầu bé chỉ
cho tôi các bức tranh khi tôi gọi tên. Bé H đã chỉ đúng được một số hình.

76
Bé tương tác nhanh với các đồ chơi như đồ xếp hình, xếp khối gỗ. Tuy
nhiên, trong khi chơi, cháu thường dễ bị xao nhãng như chạy ra ngoài nhảy
trên đệm hoặc chạy ra soi gương, cười và làm các cử chỉ điệu bộ trong gương.
Tại buổi thứ 3: tôi đã làm việc với mẹ, ông và ngoại, cùng với dì và bác
dâu của bé.
- Qua trao đổi với mẹ bé, chúng tôi nhận thấy Song H được cả gia đình
quan tâm chăm sóc, mẹ thường xuyên nói chuyện và chơi với H, “nhưng
không hiểu sao cháu không nói gì cả”. H có thể hiểu lời mẹ nói nhưng lại
không nói được và hay nói những từ vô nghĩa. Mẹ bé đã nghỉ việc để ở nhà
chăm bé hơn một năm nay. Theo lời mẹ H, H rất gắn bó với mẹ vì mẹ là
người chăm sóc chủ yếu, “bố cháu rất bận công việc, nhưng bố cháu vẫn rất
yêu cháu, nhưng lại không biết cách chăm sóc cho cháu. Mỗi lần đi làm về thì
bố cháu đều chạy đến ôm cháu, nhưng cháu thường đẩy bố cháu ra. Khi hai
bố con chơi với nhau thì cháu thường thích chơi theo cách của cháu, có nghĩa
là cháu chạy nhảy rất nhiều, mà bố cháu thì chỉ thích cháu ngồi một chỗ nên
được một lúc là bố cháu lại làm việc của bố cháu”.
- Với ông bà ngoại: Theo lời kể của họ rằng họ rất yêu cháu ngoại của
mình. Ông bà nói: “trước đây khi mẹ cháu còn đi làm “chúng tôi ở nhà chăm
sóc cho cháu, không cho cháu tiếp xúc với bên ngoài nhiều. Chúng tôi chỉ để
cháu chơi ở trong nhà và xem ti vi. Thường chúng tôi cho cháu ăn trước bữa
cơm mà gia đình ngồi ăn chung. Tôi nghĩ đó có thể là lý do mà cháu không
chịu nói”.
Như vậy, qua ba buổi quan sát, làm việc trực tiếp với trẻ và hỏi chuyện
những người trong gia đình trẻ, tôi nhận thấy rằng, phần lớn các lĩnh vực phát
triển của Song H đều bình thường, ngoại trừ lĩnh vực ngôn ngữ. Việc ngừng
trệ trong học ngôn ngữ (không nói, nói những từ vô nghĩa) có thể là hệ quả

77
của một rắc rối nào đó, mà nguồn gốc của nó xuất phát từ mối quan hệ của trẻ
với người chăm sóc (mẹ) và những người thân trong gia đình.
Song H đang ở trong giai đoạn ngôn ngữ của trẻ bé (Marcelli & Cohen
2009). Thông thường, trẻ phải đạt được vốn từ vựng khoảng 200 từ. Tuy
nhiên, ở Song H, chúng ta vẫn chưa xác định được lượng từ này. Một trong
những nguyên nhân khiến trẻ ở giai đoạn này có những bước lùi về phát triển
ngôn ngữ, đó là: thiếu vắng sự tác động ngôn ngữ của người lớn, của các
thành viên trong gia đình. Mặc dù, mẹ là người gắn bó nhiều nhất với Song H
nhưng có lẽ sự quan tâm quá mức của mẹ khiến Song H không cần nói gì mà
vẫn được đáp ứng đầy đủ? Có lẽ mối quan hệ lỏng lẻo với bố khiến Song H bị
tách biệt với thế giới ngắn ngủi của người lớn? nói cách khác, bé chỉ cần biểu
lộ nhu cầu và mong muốn của mình qua điệu bộ, cử chỉ hành vi hoặc khóc là
đủ. Bé không cần nói và vì thế sự phát triển của bé trở nên bất thường.
Đối với các kết quả thu được từ trắc nghiệm tranh vẽ, tôi có những
mô tả và nhận xét sau

78
Tranh vẽ của H

H là một đứa trẻ mới có 33 tháng tuổi. Các nét vẽ nguệch ngoạc của
một đứa trẻ còn chưa rõ hình thù. Ở đây, tôi đi sâu phân tích về bố cục, nét vẽ
và màu sắc vẽ mà bé sử dụng.
Các nét vẽ của Song H không đều, đậm nhạt có thể cho thấy bé có
những cảm giác bất an, lo lắng. Đồng thời trong các nét vẽ có thể quan sát
thấy có nhiều đường cong. Điều này có nghĩa H là một đứa trẻ nhạy cảm,
mềm mại, giàu hình ảnh và biểu tượng.
Tốc độ vẽ của bé chậm cho thấy bé là một đứa trẻ thụ động, hay do dự.
Bé có xu hướng dễ bị ức chế.
Màu sắc sử dụng chủ đạo là màu tím và màu xanh da trời có thể cho
thấy đây là một đứa trẻ biết vâng lời, có tính kỷ luật. Bé cũng có nhiều những
căng thẳng, xung đột nội tâm.
Bố cục hình vẽ tập trung ở chính giữa tờ giấy, cho thấy đây là một đứa
trẻ có tính nhạy cảm, nội tâm, thích được quan tâm, chú ý nhiều.

79
 Kết quả đánh giá phát triển tâm vận động của trẻ bằng test Denver
II:
Tôi đã sử dụng trắc nghiệm Denver II để đánh giá phát triển tâm vận
động của Song H. Các kết quả thu được từ Denver II như sau:
- Phát triển cá nhân xã hội tương ứng bằng trẻ 21 tháng tuổi.
- Phát triển vận động tinh tế - thích ứng bằng trẻ 27 tháng
tuổi.
- Phát triển ngôn ngữ bằng trẻ 22 tháng tuổi.
- Vận động thô phù hợp với sự phát triển của lứa tuổi là 33
tháng. Chỉ số phát triển DQ là : 78%
Tóm lại : Đối với H, mẹ bé có vai trò rất quan trọng. Quá trình phát
triển của Song H hoàn toàn bình thường không có vấn đề gì đặc biệt. Tuy
nhiên bé khá nhạy cảm với thời tiết, dễ bị cảm cúm và hay bị ốm vặt, cho nên
bé hay phải nghỉ học để được chăm sóc tại nhà. Trong gia đình, giữa Song H
và mẹ có mối quan hệ hết sức gắn bó, chặt chẽ, không thể tách rời. Mối quan
hệ giữa bé và bố lỏng lẻo hơn, do bố thường bận việc, ít chơi với con và cũng
không biết cách chơi với con. Hình ảnh của bố mờ nhạt trong gia đình. Điều
này được thể hiện ở chỗ : Khi mẹ đang cho bé ăn ở trong phòng của gia đình,
nếu ông bà ngoại hay một ai khác xúc ăn cho bé thì bé lập tức cầm tay ông bà
và tỏ ý muốn ông bà ngoại phải bỏ thìa xuống hoặc đưa cho mẹ bé xúc ăn.
Trong trường hợp mẹ bé đi vắng hoặc không có nhà thì bé mới chấp nhận cho
ông bà ngoại hoặc người khác chăm sóc cho mình.
Cụ thể hơn nếu Song H đang ăn ở trong phòng của gia đình mà có dì
hay bác vào chơi thì cô bé lập tức dắt tay người đó ra khỏi phòng. Bé chỉ
muốn trong phòng chỉ có mình và mẹ. Còn nếu có bố ở trong phòng thì cô bé
dường như không quan tâm đến bố. Đây là một sự “sở hữu” đối tượng yêu

80
thương thường thấy ở trẻ bé. Cách ứng xử của Song H hoàn toàn đồng nhất
với cách ứng xử của mẹ, đồng nhất mình với mẹ.
Có thể khẳng định mối quan hệ giữa Song H với các thành viên trong
gia đình hoàn toàn tốt. Gia đình không xảy ra mâu thuẫn. Tuy nhiên có một
vấn đề lớn liên quan đến việc học ngôn ngữ của bé, đó là : Bố thì muốn con
phải nói tiếng Hàn Quốc theo ngôn ngữ của bố. Còn mẹ lại mong muốn bé
học Tiếng Việt ; khi đã thành thục tiếng Việt sẽ cho con học tiếng Anh và
tiếng Hàn . Bố không tán thành quan điểm này của mẹ nhưng vẫn chấp nhận.
Hai bố con thường không thể giao tiếp được với nhau vì khi bố nói bé thường
không hiểu. Mọi người trong gia đình, khi giao tiếp với bố Song H thường nói
tiếng Anh. Ông bà ngoại của bé cũng ít giao tiếp với bố Song H vì không biết
ngoại ngữ.
Như vậy, trong gia đình Song H vấn đề mâu thuẫn chủ yếu vẫn là vấn
đề về ngôn ngữ.Và bởi sự gắn bó, tương tác mẹ con giữa Song H và mẹ rất
chặt chẽ nên Song H có những rối loạn về ngôn ngữ cũng như sự phát triển
tâm lý cá nhân.
3.2.5 Luận bàn về trường hợp bé Song H
3.2.5. Vấn đề đứa trẻ gặp phải
Đối với Song H, mối quan hệ gắn bó của bé với mẹ là kiểu gắn bó an
toàn, có nghĩa là sự gắn bó mẹ con sớm một cách an toàn giữa mẹ với Song H
không hề thay đổi theo quá trình phát triển của trẻ. Trong thời gian tôi tiếp
cận với trẻ, mặc dù đã trên 2 tuổi nhưng trẻ vẫn bám dính mẹ như ở giai đoạn
6-7 tháng tuổi mà Bowlby phân chia. Song H giống như một đứa trẻ 6-7 tháng
tuổi, luôn tìm cách bám gần mẹ; luôn lựa chọn và tập trung vào mẹ. Khi gặp
môi trường lạ, trẻ càng tỏ ra bám riết lấy mẹ. Ở trẻ luôn xuất hiện hiện tượng
“lo âu chia tách” và “lo âu người lạ” mà trẻ 6-9 tháng thường gặp phải (theo

81
Bowlby). Song H luôn ý thức mẹ đối với mình có một chức năng và giá trị
độc nhất. Đây là sự thoái lui có thể quan sát thấy ở trẻ. Chính điều đó tạo nên
những dấu hiệu chậm ngôn ngữ, và những khó khăn trong giao tiếp tương tác
với những người ngoài mẹ ở Song H.
3.2.5.2 Các dữ liệu thu được từ hỏi chuyện lâm sàng, quan sát lâm
sàng, trò chơi và trắc nghiệm tâm lý.
Kết quả nghiên cứu thực tiễn ở Song H cho thấy trẻ có vấn đề về gắn
bó mẹ con sớm (ở đây nói đến sự gắn bó quá chặt chẽ) được thể hiện thông
qua các dấu hiệu nổi bật sau:
Trẻ quá bám dính vào mẹ, lệ thuộc mọi hoạt động,hành vi, cử chỉ,
ngôn ngữ vào mẹ.Về thể chất, trẻ có những biểu hiện sau: sức khoẻ của trẻ
không tốt, ốm vặt nhiều, chậm nói cho đến hơn hai tuổi mà vẫn chưa biết nói,
không thích giao tiếp bằng lời, không thích giao tiếp với ai ngoài mẹ
 Mối quan hệ gắn bó của trẻ là an toàn (nhưng lệ thuộc). Trẻ bộc lộ
luôn muốn gần gũi với mẹ, không thể tách ra khỏi mẹ, quá bám dính vào mẹ:
Đối với Song H, trẻ chỉ duy nhất lựa chọn mẹ, trẻ không đồng ý khi bất cứ ai
thay mẹ chăm sóc trẻ, không sẵn sàng giao tiếp với bất cứ ai ngoài mẹ. Trẻ
không thấy tự tin và an toàn khi không có mẹ ở bên cạnh .Trẻ trốn tránh các
mối quan hệ bên ngoài mẹ. Trẻ phòng vệ với bất cứ ai, kể cả những người
cùng sống trong ngôi nhà với trẻ, trừ mẹ.
Về quan hệ xã hội, trẻ có những dấu hiệu như lảng tránh, tự cô lập,
thụ động, thờ ơ, không quan tâm giao tiếp xã hội ở môi trường không quen
thuộc: trường học, xung quanh gia đình... Trẻ không có hoặc có ít niềm tin
vào bản thân và người khác, trẻ luôn tảng lờ, né tránh các mỗi quan hệ với
mọi người ngoài mẹ, đặc biệt là người lạ. Trẻ thích chơi trong gia đình, xem
tivi, chơi trò chơi nô đùa cùng mẹ nhiều hơn là chơi với người khác.

82
Ngôn ngữ của trẻ kém phát triển: Trẻ hiểu vấn đề nhưng không nói
được và những lúc cần thiết, trẻ luôn cầu cứu mẹ giúp đỡ. Điều đấy tạo cho
trẻ nghĩ rằng mẹ chính là “người phát ngôn” thay cho trẻ. Trẻ không có động
lực thúc đẩy hoạt động nói.
Trẻ có mức độ căng thẳng cao. Trẻ luôn có cảm giác căng thẳng khi
ở một mình trong môi trường lạ, với người lạ, và căng thẳng mỗi khi phải chia
tách với những người trẻ thân quen. Khi không thấy những người thân quen,
trẻ bức xúc và mất bình tĩnh, trẻ thu mình lại không cởi mở với bên ngoài trừ
khi có mẹ bên cạnh. Trong lúc chơi vui vẻ với tôi, thi thoảng trẻ lại nhìn xem
mẹ có đang theo dõi mình không, nếu mẹ không ở trong tầm nhìn của trẻ, trẻ
sẽ la lên, lo lắng, khóc và đòi mẹ ngay lập tức.
Song H luôn có sự phản đối sự giao tiếp với người lạ. Và phụ thuộc vào
mẹ từ ăn uống, đi ngủ, đi vệ sinh. Trẻ có sự trốn tránh với chính cả những
người thân quen trong gia đình như ông bà. Mọi thứ với trẻ đều phải rập
khuôn sẵn (bật đúng màu đèn trẻ yêu thích trước khi vào phòng).
Trẻ có sự thoái lui trong tiến trình phát triển: trẻ không tự xúc cơm,
phụ thuộc vào người chăm sóc. Trẻ cắm chốt trong giai đoạn môi miệng và
hậu môn. Trẻ thích ngậm tay trong miệng mỗi lần trẻ khóc hay sợ một điều gì
đấy. Trẻ không nói được trong giai đoạn đầu tôi quan sát, và sau đó, trẻ nói
ngọng, khó diễn đạt.
Trẻ hạn chế giao tiếp mắt, tránh né nhìn vào mắt người khác khi nói
chuyện, kể chuyện thường cúi đầu, lảng sang nhìn chỗ khác. Trẻ không để ý
đến người lạ xung quanh mà chỉ chăm chăm vào mẹ.
Do mất ham muốn về xã hội, dính chặt vào người lớn nên Song H coi
mẹ như một bộ phận, công cụ kéo dài cơ thể - công cụ giao lưu, tiếp xúc với

83
thế giới bên ngoài, có nhiệm vụ thăm dò, thử thách trước, dọn đường để trẻ có
được không gian an toàn mà không phải là trẻ tự tin, tự mình khám phá.
Như thế, có thể nói rằng thời gian trẻ phải xa mẹ hay gắn bó quá chặt
chẽ với mẹ đã để lại những dấu hiệu trong chính sự phát triển của trẻ về thể
chất và tinh thần nhưng chính những vấn đề hiện tại trong các mối quan hệ
gia đình mới củng cố và duy trì những dấu hiệu này.
Mối quan hệ gắn bó mẹ con là nền tảng, tiền đề cho tất cả các mối quan
hệ của trẻ sau này. Khi không có nền tảng đó, việc thiết lập mối quan hệ của
trẻ rơi vào khủng hoảng. Nhưng mối quan hệ mẹ con mang tính chất bám
dính, phụ thuộc tuyệt đối vào mẹ cũng sẽ khiến trẻ gặp phải những rối nhiễu
nhất định.
Trong hai năm đầu đời, trẻ gắn bó mật thiết với mẹ, mẹ chăm sóc về
dinh dưỡng cũng như tinh thần mọi lúc mọi nơi, trẻ cần là mẹ đáp ứng ngay
lập tức khiến khi rơi vào hoàn cảnh không có mẹ ở bên trẻ luôn lo hãi, thiếu
cảm giác an toàn, căng thẳng ở mức độ cao, trẻ né tránh mọi giao tiếp với
người lạ. Sự bám dính vào mẹ quá chặt chẽ làm chậm các giai đoạn phát triển,
sự hình thành nhân cách và quá trình xã hội hoá cá nhân của trẻ gặp khó khăn.
Song H và mẹ gắn bó với nhau quá mức, trẻ hoàn toàn lệ thuộc vào mẹ, kể cả
khi trẻ đã bước qua 2 tuổi- khi mà màu sắc gắn bó mẹ con có nhiều thay đổi
so với giai đoạn đầu. Dẫn đến việc chính trẻ cũng không tránh khỏi sự lo hãi
trong môi trường không có mẹ, thiếu cảm giác an toàn, căng thẳng, từ đó ảnh
hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển tâm lý của trẻ, đặc biệt là vấn đề ngôn
ngữ.
Tình trạng hôn nhân, mối quan hệ, công việc làm của bố mẹ cũng ảnh
hưởng đến chất lượng gắn bó, đặc điểm và biểu hiện gắn bó đối với trẻ. Đối
với Song H, bố H là người Hàn Quốc, mẹ ở nhà nội trợ, dành toàn bộ thời

84
gian cho H, hai mẹ con suốt ngày quấn quýt nhau khiến Song H bị lệ thuộc
bám dính vào mẹ. Trong khi bố quá bận rộn với công việc, không dành nhiều
thời gian cho con cũng như không thu hút, hấp dẫn được Song H với những
trò chơi khiến Song H càng bị hạn chế các mối quan hệ ngoài mẹ.
Trẻ nhận được rất nhiều tình cảm, yêu thương chăm sóc từ mẹ nhưng
chưa đúng cách. Mẹ bao bọc quá mức khiến trẻ bám dính, không tự lập được,
không có nhu cầu độc lập hoặc mẹ chăm sóc thiên về vật chất – đáp ứng mọi
nhu cầu của trẻ khiến trẻ càng tự cô lập mình, chuyển di đối tượng yêu thương
sang vật thể khác. Sâu thẳm bên trong, trẻ nhút nhát, không có niềm tin. Việc
không có k năng càng khiến trẻ không dám thiết lập mối quan hệ với người
khác.
Môi trường sống khép kín trong gia đình làm hạn chế sự tiếp xúc với
của trẻ với trẻ con hàng xóm. Tính cộng đồng, tập thể không được phát huy.
Trẻ ăn riêng cũng bó hẹp lại không gian và thời gian tiếp xúc của trẻ với các
thành viên người lớn trong gia đình (vốn đã rất ít gặp). Như vậy, trẻ không thể
bắt chước, đồng nhất hoá bản thân với một hình mẫu nào, hạn chế sự trưởng
thành nhân cách. Trẻ không có môi trường chơi đúng nghĩa với những người
bạn trẻ thơ, có thể nói là đã bị đánh cắp tuổi thơ. Đồng thời, sự thay đổi trong
môi trường sống không có chuẩn bị như bé Song H đi sang nước ngoài cũng
khiến trẻ thêm khủng hoảng.
Đánh giá không đúng về trình độ nhận thức xã hội, sự phát triển tâm lý
độ tuổi của chính con em mình, khiến người lớn có những hành vi, cử chỉ
không đúng mực làm gia tăng sự rối loạn của trẻ. Trong trường hợp của Song
H, tuy trẻ đã bước qua 2 tuổi, nhưng người mẹ luôn gắn bó chặt chẽ hết mức
với trẻ, không tạo cơ hội cho trẻ tiếp thu, giao tiếp với môi trường bên ngoài,
trẻ chỉ có mẹ, tương tác với mẹ, khiên trẻ luôn mất tự tin khi đi ra ngoài, mẹ

85
đáp ứng quá mức khi trẻ chưa kịp phát ra tín hiệu yêu cầu. Chính điều này
cũng làm cho sự phát triển ngôn ngữ, và các mối quan hệ giao tiếp với người
lạ của Song H có phần hạn chế. Cách giáo dục nuông chiều, phó mặc cho sự
phát triển của trẻ khiến trẻ không có định hướng, không tự chủ được cho sự
phát triển của bản thân.
Tiểu kết trƣờng hợp 2:
Qua những phân tích trên, có thể thấy rằng sự gắn bó mẹ con sớm giữa
Song H và mẹ không những an toàn mà còn quá chặt chẽ, đến mức bám dính
lệ thuộc vào nhau.
Sự phát triển của Song H dưới sự bao bọc của mẹ đã bị hạn chế đi rất
nhiều so với sự phát triển của trẻ ở độ tuổi 2-3 tuổi trên một số lĩnh vực đặc
biệt là ngôn ngữ.
Ở đây chúng ta còn thấy xảy ra sự gắn bó ngược; chính người mẹ trong
trường hợp này cũng bị phụ thuộc vào những cảm xúc của trẻ. Người mẹ
không thể yên tâm khi không ở bên cạnh con mình, cảm thấy lo lắng bất an
khi mình không trực tiếp chăm sóc, vỗ về trẻ mặc dù trẻ đã hơn 2 tuổi. Mẹ
quá nhạy cảm với tình yêu thương giành cho con mà chưa để ý đến đặc trưng
phát triển tâm lý của con trong từng giai đoạn. Người mẹ luôn cảm giác con
mình còn bé bỏng, cần được đáp ứng, nâng đỡ, chở che dù yêu cầu phát triển
của trẻ đã bước sang giai đoạn mới. Chính điều này khiến trẻ luôn cảm thấy
mình không thể tách được mẹ, phụ thuộc hoàn toàn và tuyệt đối vào mẹ và
dẫn tới những rối nhiễu về ngôn ngữ và giao tiếp.
Tiểu kết chƣơng 3 :
Có thể thấy ở hai trường hợp trên với hai mức độ và kiểu gắn bó khác
nhau nhưng cả hai trẻ đều gặp phải những rối nhiễu khó khăn tâm lý như :

86
- Rối loạn giấc ngủ, từ chối ăn, chậm phát triển tâm vận động, chậm về
ngôn ngữ.
- Mất ham muốn xã hội, dính chặt vào người lớn, các mối quan hệ của
trẻ chưa phong phú đa dạng, trẻ không có nhu cầu, ham muốn chủ động giao
tiếp với những người khác.
- Ngôn ngữ kém phát triển
- Trẻ có mức độ căng thẳng cao
- Có sự thoái lui trong tiến trình phát triển : trẻ không tự xúc cơm,
không tự đi vệ sinh, phụ thuộc vào người lớn…Trẻ có dấu hiệu cắm chốt.
- Trẻ hạn chế giao tiếp mắt, tránh né nhìn vào mắt người khác khi nói
chuyện, kể chuyện thường cúi đầu, lảng tránh.
- Trong các quan hệ xã hội, trẻ có những dấu hiệu như lảng tránh, tự cô
lập, thụ động, thờ ơ, không quan tâm giao tiếp xã hội ở môi trường không
quen thuộc : trường học, xung quanh gia đình…
Bố mẹ và những người chăm sóc trẻ chưa nhận thức đúng đắn về tâm
lý lứa tuổi của trẻ, với tâm lý thiếu đâu bù đấy lại tạo nên cho trẻ những bất an
nhất định khiến trẻ không tự tin với các hoạt động diễn ra hằng ngày.

87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trong đề tài nghiên cứu của mình, tôi tiến hành quan sát hai ca và đã
thu được các kết quả nhất định. Sau đây là các kết luận của đề tài:
Gắn bó mẹ con là một mối quan hệ vô cùng cần thiết đối với sự phát
triển thể chất tâm lý cũng như xây dựng hình ảnh cái Tôi và sự trưởng thành
nhân cách của trẻ sau này.
Thực tế quan sát lâm sàng cho thấy, trẻ có vấn đề về gắn bó mẹ con
sớm có những dấu hiệu như đã được trình bày trong các thực nghiệm nghiên
cứu trên thế giới. Sau khi tiến hành quan sát trên hai ca lâm sàng có vấn đề về
sự gắn bó mẹ con sớm, tôi nhận thấy, về tâm lí, ở những trẻ này có sự thiếu
hụt cảm giác an toàn, ít tin tưởng vào bản thân và những người xung quanh.
Trẻ có những dấu hiệu chậm trong các giai đoạn phát triển tâm vận động, rối
loạn ứng xử, khó khăn trong hoà nhập xã hội, ngôn ngữ kém, thoái lùi, cắm
chốt và hướng nội. Tuy nhiên, hai trường hợp nghiên cứu không có dấu hiệu
của chậm phát triển trí tuệ.
Vấn đề can thiệp đối với những trẻ này cần tập trung chính vào sự thiếu
hụt mối quan hệ gắn bó. Nhất thiết phải xây dựng lại ở trẻ mối quan hệ gắn bó
an toàn để trẻ có đối tượng yêu thương, tin tưởng nhưng không phụ thuộc,
không bám dính. Mối quan hệ gắn bó này phải được xây dựng từ trong gia
đình và dần dần phát triển, mở rộng ra bên ngoài.
Mặt khác, quá khứ bị chia tách với mẹ chỉ là một sự khởi đầu của
những rối nhiễu ở trẻ. Chính những vấn đề hiện tại của người chăm sóc thay
thế/người mẹ và môi trường gia đình trẻ sinh sống mới làm củng cố và duy trì
tình trạng khó khăn của trẻ. Vì vậy, trị liệu gia đình là rất cần thiết. Gia đình

88
là môi trường chăm chữa, nâng đỡ cơ bản cho trẻ em có rối nhiễu. Việc khắc
phục những dấu hiệu lâm sàng, giúp trẻ cải thiện tình hình, hoà nhập với môi
trường xã hội là điều hoàn toàn có thể. Tiến trình can thiệp đòi hỏi sự hợp tác,
kiên trì, tiến hành đều đặn các kĩ năng kết hợp với tư vấn gia đình sẽ đem lại
hiệu quả tích cực.
Có bao nhiêu bà mẹ thì có bấy nhiêu kiểu tình thương, sự gắn bó mẹ-
con. Tất cả những biến động về số lượng và chất lượng đều có thể xảy ra.
Việc đánh giá tình cảm mẹ - con cũng như sự gắn bó mẹ con phụ thuộc vào
tình cảm đó với đứa con. Việc đứt gãy hay thiếu hụt sự gắn bó mẹ con là một
nguy cơ thực sự đối với đứa trẻ vì nó chính là nạn nhân của sự đứt gãy đó..
Nhưng tình yêu thương, sự gắn bó mẹ con thái quá tạo ra những bà mẹ lạm
dụng không kém tai hại, và ở những trường hợp này đứa trẻ cũng sẽ là nạn
nhân do chính tình cảm của người mẹ gây nên.
Kết luận này chỉ phù hợp trong phạm vi hai trường hợp nghiên cứu mà
không được áp dụng vào những trường hợp khác.
2. Kiến nghị
 Kiến nghị với gia đình:
- Mẹ, người chăm sóc trẻ cần tạo không gian, tình huống để trẻ có thể
tự lập, tách ra khỏi sự bám dính, phụ thuộc.
- Cho trẻ tham gia các lớp học ngôn ngữ, hướng dẫn giao tiếp để trẻ tự
tin hơn về bản thân.
- Tăng cường tiếp xúc, giao tiếp của trẻ với chính những thành viên
gia đình và những người xung quanh.
 Với mẹ:
- Cần được trang bị những kiến thức cơ bản về sự phát triển tâm lý của
trẻ em để tăng chất lượng trong gắn bó với con và chăm sóc con.

89
- Người mẹ cần phải nắm rõ đặc điểm phát triển từng độ tuổi của con,
từ đó có những ứng xử phù hợp. Bản năng của mẹ là yêu thương con, nhưng
tình yêu thương phải dựa trên cơ sở khoa học, tình yêu thương tạo cho trẻ cảm
giác an toàn nhưng không phụ thuộc bám dính; như thế trẻ mới có thể phát
triển khoẻ mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần.
- Nếu con gặp khó khăn trong quá trình phát triển, đặc biệt ba năm đầu
đời, người mẹ nên tìm đến những người tin tưởng, những người có chuyên
môn để được chia sẻ và giúp đỡ.
Với người bố: Trong thời gian gần đây, khoa học đã thừa nhận người
cha có vai trò quan trọng ngang hàng với người mẹ trong quan hệ với con.
Tuy nhiên những ảnh hưởng của người cha và người mẹ khác nhau về chất ,
tầm quan trọng biến đổi theo độ tuổi của con.
- Người bố cần hỗ trợ người mẹ trong mọi tình huống chăm sóc con,để
người mẹ đỡ vất vả hơn và kiểm soát cảm xúc tốt hơn với con. Chính điều đó
cũng tạo nên bầu không khí tâm lý gia đình luôn vui vẻ, hạnh phúc.
- Người bố cũng cần nắm rõ các kiến thức khoa học để ứng xử và hỗ
trợ người mẹ trong việc nuôi dạy con khoa học.
 Kiến nghị với nhà trường:
- Nhà trường cùng với gia đình phát hiện kịp thời những trẻ có những
khó khăn nhất định, tạo điều kiện, quan tâm chia sẻ, góp phần làm vơi đi
những khó khăn mà con trẻ gặp phải.
 Kiến nghị với các cơ quan ban ngành có liên quan (giáo dục, y
tế) Các tổ chức, cơ quan, ban ngành nên có một chế độ chăm lo tới phụ nữ
mang thai, sản phụ và trẻ em tốt hơn để họ có thời gian chăm sóc con phù hợp
hơn. Xã hội cùng nâng đỡ họ qua những giai đoạn khó khăn, tạo điều kiện cho
mẹ và trẻ có được mối quan hệ gắn bó sớm. Các tổ chức lao động cần linh

90
hoạt trong chế độ thai sản và ưu tiên linh động đối với người phụ nữ trong
thời kỳ nuôi con nhỏ.
 Kiến nghị với những người làm can thiệp tâm lý: Nhà tâm lý trong
quá trình can thiệp phải tinh tế quan sát, lý giải các cơ chế phòng vệ của trẻ,
từ đó giúp trẻ giải toả cảm xúc, khống chế và sử dụng xung năng có ích, giúp
trẻ dần dần xây dựng hình ảnh bản thân, tự đối phó được với những yếu tố
gây stress trong cuộc sống.
Các liệu pháp không những có tác dụng trị liệu mà đồng thời còn chẩn
đoán sự tiến triển của trẻ. Nhà tâm lí cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo và phù
hợp các liệu pháp để đem lại hiệu quả trong trị liệu.
Can thiệp cho trẻ em cần thiết với trị liệu gia đình bởi đôi khi vấn đề
xuất phát từ chính các bậc cha mẹ. Nhà tâm lí tập trung vào những mối quan
hệ giao tiếp (với ông bà, mẹ, bố của L; can thiệp mối quan hệ của Song H với
bố, mẹ và những người trong gia đình) để tìm cách điều chỉnh, cải thiện. Giúp
bế mẹ trẻ ý thức được những nguyên nhân, trạng thái của trẻ, cải thiện các
trạng thái tiêu cực của họ và xây dựng mối quan hệ đồng cảm, yêu thương
trong gia đình.
Theo dõi, đánh giá vấn đề của trẻ và tư vấn cho gia đình kịp thời.

91
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Thị Chín (2002), Mẹ và con: Bước đầu tìm hiểu tâm lý sản
phụ và quan hệ mẹ con sớm, Nhà xuất bản văn hoá thông tin, Hà Nội.
2. Văn Thị Kim Cúc(2003), Những tổn thương tâm lý của thiếu
niên do bố mẹ ly hôn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
3. Vũ Dũng (2008), Từ điển tâm lý học, Nxb Từ điển bách khoa, Hà
Nội.
4. Nguyễn Văn Đồng (2004), Tâm lý học phát triển, Nxb Chính trị -
Quốc gia.
5. Trần Thị Minh Đức (2008), Các thực nghiệm trong Tâm lý học
xã hội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,.
6. Trương Thị Khánh Hà (2013), Bài giảng Phát triển xúc cảm tình
cảm.
7. Trương Khánh Hà (2014), Giáo trình Tâm lý học phát triển, Nxb
Đại học quốc gia Hà Nội.
8. Nguyễn Thị Minh Hằng(2010), Bài giảng Tâm lý học lâm sàng
đại cương.
9. Lê Khanh(2007), Khám phá trẻ em qua nét vẽ, Nxb Phụ nữ, Hà
Nội.
10. Lê Khanh(2007), “Ý thức và vô thức trong lĩnh vực xúc cảm –
tình cảm con người”, Tạp chí Tâm lý học, (10), tr 11-16.
11. Nguyễn Công Khanh (2000), Tâm lý trị liệu, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội.

92
12. Odette Lescarret, Lê Khanh, H.Ricaud (2000), Trẻ em văn hoá
giáo dục, Kỷ yếu hội thảo Việt – Pháp về Tâm lý học, Nxb Thế giới.
13. Lê Minh Nguyệt (2012), Tương tác giữa cha mẹ và con với sự
phát triển tâm lí của trẻ em, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
14. Đặng Hoàng Minh (2006), Giáo trình phát triển tâm vận động
trẻ em, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.
15. Hoàng Phê (2010), Từ điển tiếng Việt, Nxb Từ điển bách khoa.
16. Nguyễn Sinh Phúc (2011), Bài giảng Các trường phái trong
tâm lý học lâm sàng.
17. Nguyễn Sinh Phúc (2012), Bài giảng Tâm bệnh học đại cương.
18. Nguyễn Văn Thành (10/2006), “Quan hệ mẹ con – bài học đầu
tiên của cuộc sống”, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
19. Trần Tuấn (2007), Dịch tễ rối nhiễu tâm trí và mô hình chăm
sóc sức khoẻ tâm thần dựa vào cộng đồng.Nxb Y học, Hà Nội.
20. Nguyễn Khắc Viện (1994), Tâm lý gia đình, Nxb Thế giới.
21. Nguyễn Khắc Viện (2001), Tâm lý lâm sàng trẻ em Việt Nam,
Nxb Y học, Hà Nội.
22. Nguyễn Khắc Viện (2002), Phát triển tâm lý trong năm đầu,
Nxb Thanh niên.
23. Nguyễn Khắc Viện (2008), Từ điển Tâm lý, Nxb Văn hóa thông
tin, Hà Nội.
24. Hoàng Cẩm Tú (2009), Giáo trình Phát triển tâm vận động trẻ
em, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.
25. Nguyễn Ánh Tuyết (2005), Mẹ và Con, Nxb Đại học Sư phạm
Hà Nội.

93
26. Nguyễn Ánh Tuyết (2012), Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mần
non, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
27. Grace J. Craig, Don Baucum, Matxcơva (2009), Tâm lý học
phát triển (người dịch TS Hoàng Mộc Lan và cs), Khoa Tâm lý học,
ĐHKHXH&NV (ĐHQG Hà Nội), Hà Nội.
28. Feldman, RS (2003), Những vấn đề trọng yếu trong tâm lý học,
NXB Thống kê, Hà Nội.
29. Rubinstein, S.I (2001) Giáo dục và sự phát triển xúc cảm, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
30. Niels Peter Rugaard (2007), L’enfant abandonné. Guide de
traitement dee troubles de l’attachement, Ed. De Boeck.
31. Roseline David (1971), “La decouvert de votre enfant par le
dessin”, Paris. Người dịch : Nguyễn Thị Nhất.
Tài liệu mạng
32. http://www.suckhoetamthan.net/detail.php?article_id=4822, ngày
23 tháng 3 năm 2013.
33. http://www.thuviengiadinh.com/tam-ly/tam-ly-tre/cac-van-de-ve-
benh-tam-the , ngày 23 tháng 3 năm 2013.
34. http://choicungbe.com/tre-thong-minh/tram-cam-vang-me-o-tre-
em.ccb,ngày 15 tháng 4 năm 2013.
35. http://kids.vuongquocnhi.vn/n/1/69/4162/tre-bi-tach-me-som-de-co-
nguy-co-ve-suc-khoe-tam-than- , ngày 15 tháng 4 năm 2013.
36. http://giadinh.net.vn/nuoi-day-con/vang-me-con-do-benh-
20111102081923224.htm , ngày 3 tháng 5 năm 2013.

94
PHỤ LỤC
Tranh vẽ và test Denver của L

Hình 1

95
Hình 2

96
Hình 3

97
Hình 4

98
99
Tranh vẽ và test Denver của Song H

Hình 1

100
Hình 2

101
Hình 3

102
103
Một số hình ảnh

Hình 1: L chơi tự do Hình 2: L thường chơi một mình


trong lớp

Hình 3: L vẽ tranh Hình 4: L xếp ngôi nhà

104
Nội dung hỏi chuyện lâm sàng với trƣờng hợp bé L
1. Hỏi chuyện lâm sàng với mẹ
- Xin chị cho biết quá trình mang thai, lúc mới sinh L diễn ra như thế
nào?
- Sau khi chị sinh em bé L có biểu hiện như thế nào với mẹ và mọi người
trong gia đình? Việc ăn ngủ sinh hoạt của L trong thời gian này thay
đổi như thế nào?
- Xin chị cho biết L có thường xuyên chơi với trẻ con hàng xóm và các
bạn cùng lứa tuổi không
- Xin chị cho biết qúa trình đi nhà trẻ của L diễn ra như thế nào? Chị có
gặp khó khăn gì trong quãng thời gian L chuyển sang đi nhà trẻ?
2. Hỏi chuyện lâm sàng với ông bà nội
- Xin ông bà cho biết về L trước và sau khi mẹ sinh em bé đã thay đổi
như thế nào? Việc ăn ngủ , sinh hoạt của L diễn ra như thế nào?
- Ông bà có có thể chia sẻ với cháu(tác giả luận văn) về bé L những điều
mà ông bà cảm nhận không ạ?
3. Hỏi chuyện lâm sàng với cô giáo
- Xin cô giáo cho biết những khó khăn của L mỗi khi đến trường là gì?
- Xin cô giáo chia sẻ về sự xuất hiện của em gái tại trường khiến L có
biểu hiện và thay đổi như thế nào?
- Cô giáo đánh giá chủ quan về mặt ngôn ngữ, nhân thức, giao tiếp xã hội
của L biểu hiện như thế nào trong quá trình L học ở trường?

105
Nội dung hỏi chuyện lâm sàng với trƣờng hợp bé Song H
1. Hỏi chuyện lâm sàng với mẹ
- Xin chị vui lòng chia sẻ về Song H thông qua những cảm nhận và quan
sát của chị.
- Xin chị vui lòng cho biết thời gian chị giành cho Song H trong ngày
như thế nào?
- Chị có thường lo lắng cho Song H? Điều chị lo lắng nhất khi Song H xa
chị hoặc không ở gần chị là gì?
- Xin chị cho biết bố và các thành viên trong gia đình có thường xuyên
chơi đùa cùng Song H không? Thời gian bố dành cho Song H trong một
ngày như thế nào? Tình cảm Song H dành cho bố như thế nào?
2. Đối với ông bà ngoại Song H
- Ông bà có thể chia sẻ về Song H trong thời gian chăm sóc Song H khi
mẹ bé đi làm?
- Xin ông bà cho biết thời gian sinh hoạt ăn uống của Song H diễn ra như
thế nào? Song H có thường chơi cùng các bạn hàng xóm không?

106
Biên bản quan sát lâm sàng trƣờng hợp 1
Họ và tên thân chủ: V.X.L
Tên người quan sát: Phan Thị Ngọc
THÔNG TIN CÁ NHÂN
Giới tính: Nam
Ngày tháng năm sinh: 21/02/2011
Địa chỉ: Hà Nội
Số điện thoại: ............................................................................................
LÍ DO, MỤC ĐÍCH QUAN SÁT
Nhằm làm rõ vấn đề thân chủ gặp phải và/hoặc biểu hiện của cơ thể
liên quan đến sự gắn bó mẹ con sớm: Trẻ khó ngủ, chậm nói, từ chối ăn, ngôn
ngữ kém, khó hoà nhập bạn cùng lứa.

QUAN SÁT CỦA NHÀ LÂM SÀNG


Thái độ chung của trẻ:
Buổi đầu đến trẻ tỏ ra sợ hãi, ngơ ngác, và bám chặt vào bố. Trẻ nhất
định đòi bằng được thứ trẻ yêu cầu, khóc và la hét dữ dội; không chịu cho mẹ
nói chuyện về mình với nhà tâm lý. Rất khó trấn an trẻ. Trẻ kích động mạnh;
biểu hiện tấn công em gái khi khi giành đồ chơi. Phải rất lâu sau tôi mới có
thể tiếp xúc được với trẻ.
Buổi thứ 2 quan sát tại trường khi mẹ đưa trẻ tới trường, L chơi nhưng
luôn theo dõi mẹ, mẹ về L gào thét đòi mẹ và đánh cả cô giáo.
Buổi thứ 3 khi đã quen với người quan sát, trẻ khóc khi mẹ ra về nhưng
không chạy theo cô giáo mà L chạy theo và bắt tôi bế.

107
Thái độ của thân chủ với chính bản thân mình: Phòng vệ cao, chống
đối. hành vi kích động mạnh, không đề phòng việc có thể tự làm đau mình.

Tiếp xúc với người lớn: thái độ đối với cha mẹ và người quan sát :
Ban đầu từ chối hợp tác, không nói gì với người quan sát; chỉ nói với mẹ, theo
bố, thái độ giận dữ với bố mẹ khi không vừa lòng.

Tiếp xúc với các trẻ khác và em gái: Từ chối các trẻ khác. Thu mình,
không thích có bạn cùng chơi. Sẵn sàng đánh và đẩy em gái khi em gái ở gần
mẹ và sợ vào đồ chơi của L

Trò chơi: Rất thích trò chơi với ôtô và không thích chia sẻ chiếc ôtô với
bất cứ ai.

Ngôn ngữ: Rất ít nói ; chỉ ra hiệu, ra lệnh bằng các âm gắt, từ đơn, điệu
bộ. Nói không rõ lời, và thường trông cậy vào bố mẹ ông bà khi trẻ có một
yêu cầu nào đó.

Sức trương: Căng thẳng, trương lực mạnh khi kích động, khó kiểm soát
khi rối loạn cảm xúc và hành vi. Xu hướng chống đối và tấn công có tính bạo
lực.
Tính tình: Gia đình có đánh giá là trẻ thích được chiều chuộng, ưa
nịnh. ; chống đối khi bị phạt đòn hoặc khi người lớn nghiêm khắc, ăn vạ. Thu
mình, sợ tiếp xúc với bạn cùng tuổi và người lạ. Không thích nói với người
ngoài gia đình, ngay cả với cô giáo và các bạn cùng lớp đã gắn bó.Nóng tình,

108
không hài lòng là phản ứng đòi bằng được ; hay bắt nạt em rất vô lý. Sẵn sàng
đánh lại bố, mẹ hay cô giáo kịch liệt.

SỨC KHỎE CỦA TRẺ


Trẻ hay ốm vặt, sức đề kháng kém, thân hính nhỏ hơn so với tuổi thực

Thói quen ăn uống: Kén ăn ; từ chối ăn, không tự xúc ăn, chỉ ăn mỗi
cơm trắng.

Giấc ngủ: Khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay quẫy đạp, trở mình liên
tục.

Vận động: Trẻ tỏ ra không thích vận động, không thích các bài tập thể
dục trên lớp với các bạn.
QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Trình độ và kết quả học tập: Đang học mẫu giáo.
Thái độ ở trường: Ngoan, ít có hành vi kích động. Chưa tuân thủ kỉ
luật, thường làm theo ý mình, chơi riêng một góc. Không thích chơi với bạn ;
nhút nhát ; cô hỏi cũng không chịu nói dù biết hết. Không chống đối trường
học.

Mối quan hệ và hoà nhập xã hội với các bạn: Thích chơi một mình. Khó
tiếp xúc với người lạ, khó làm quen, đề phòng, sợ hãi.

109
TÌNH TRẠNG GIA ĐÌNH
Trẻ sống cùng đại gia đình trong một nhà có: ông bà nội, bố mẹ, và
em gái.
Tình trạng hôn nhân hiện nay của bố mẹ: Bình thường, duy trì hôn
nhân.
Thái độ ở nhà: Thích gì đòi bằng được và phải được chiều ý. Hay yêu
cầu bố mẹ và ông bà những ý thích vô lý và mang tính « hành hạ ».
Nhận xét và quan sát về gia đình:
Nhận xét: Trẻ gắn bó với bố, ở trường gắn bó với cô giáo nhưng khi
làm quen được với người quan sát trẻ lại bám riết lấy người quan sát. Bố mẹ
bận việc nhiều. Gia đình đông nhưng khá hoà thuận, tổ chức cuộc sống tốt.
Điều kiện vật chất bình thường. Trẻ được chăm sóc tốt.

Sự kiện liên quan đến trẻ và em gái của trẻ: Trẻ chưa đầy 15 tháng thì
mẹ sinh em gái, trẻ không thích em gái, thường xuyên xa lánh, xô đẩy và
tranh giành bất cứ thứ gì với em gái.
Nhận xét và quan sát:
Trẻ tỏ ra ganh đua với em mình cả đồ chơi lẫn mẹ. Không bao giờ
nhường hoặc kiên quyết trong một số tranh chấp. Không sẵn sàng chia sẻ với
em gái bất cứ thứ gì mà trẻ có.

TỔNG HỢP CỦA NGƢỜI QUAN SÁT


Sự phát triển vận động, trí tuệ, tình cảm, ngôn ngữ.
Sự hoà nhập và các mối quan hệ xã hội, gia đình.
Vấn đề và kết luận:
Trong điều kiện hiện nay, L là một đứa trẻ bình thường, tương đối đầy
đủ điều kiện phát triển (về kinh tế, giáo dục, văn hoá). Tuy nhiên, bản thân trẻ

110
có những khó khăn trong thiết lập mối quan hệ. Gia đình hoà thuận, có trình
độ học thức, giáo dục trẻ tốt, điều kiện kinh tế khá giả. Tuy nhiên, sự chăm
sóc thái quá làm trẻ phụ thuộc, bám dính, có tiền sử chia tách làm trẻ có lo
hãi. Mối quan hệ với mẹ có sự bất ổn. Trẻ tự do trong gia đình, có “quyền
lực” là sự yêu thương của mọi người trong gia đình, không chơi với em bất cứ
lúc nào, đối tượng giao tiếp là mẹ nhưng chú yếu là ăn vạ, khóc lóc và đòi
hỏi, không bạn bè trên lớp ít nên k năng giao tiếp với bạn ít, khó thích ứng
trong môi trường mới, không có định hướng kỉ luật, giới hạn. Đi ra ngoài phải
có những người trẻ tin cậy, lo hãi bà, mẹ đi mất, ở trẻ có sự bám dính và
chuyển di đối tượng.

Kí tên:
Phan Thị Ngọc

111
Biên bản quan sát lâm sàng trƣờng hợp 2
Họ và tên thân chủ: V.X.L
Tên người quan sát: Phan Thị Ngọc
THÔNG TIN CÁ NHÂN
Giới tính: Nữ
Ngày tháng năm sinh: 24/12/2010
Địa chỉ: Hà Nội
Số điện thoại: .........................................................................................................
LÍ DO, MỤC ĐÍCH QUAN SÁT
Nhằm làm rõ vấn đề thân chủ gặp phải và/hoặc biểu hiện của cơ thể
liên quan đến sự gắn bó mẹ con sớm: Trẻ chậm nói , ngôn ngữ kém, khó hoà
nhập bạn cùng lứa, quá bám dính mẹ.

QUAN SÁT CỦA NHÀ LÂM SÀNG


Thái độ chung của trẻ: Buổi đầu đến trẻ tỏ ra rụt rè, nhút nhát, đứng sát
vào mẹ. Trẻ nhất định đòi bằng được thứ trẻ yêu cầu, khóc và la hét dữ dội
khi mẹ không đưa cho trẻ điện thoại. Rất khó trấn an trẻ. Buổi thứ 2 trẻ đã
thân thiện hơn với người quan sát, nhưng bé không chào tôi khi mẹ bảo mà
chỉ vẫy tay và mỉm cười.
Buổi thứ 3 khi đã quen với người quan sát, trẻ vui vẻ nhưng vẫn phải có
mẹ ở lại trong phòng, thường đưa mắt tìm kiếm mẹ. Các trò chơi với Song H
bé không tự tổ chức mà thường phải mẹ hoặc tôi tổ chức, pha trò và bé hùa
theo.

Thái độ của thân chủ với chính bản thân mình: Phòng vệ cao, chống
đối, hành vi kích động mạnh như lăn ra khóc lóc ăn vạ gay gắt.

112
Tiếp xúc với người lớn, thái độ đối với cha mẹ và người quan sát
Ban đầu từ chối hợp tác, không nói gì với người quan sát; chỉ ra cử chỉ điệu
bộ với mẹ, thái độ giận dữ với mẹ khi không vừa lòng. Không theo bất cứ ai
ngoài mẹ.

Tiếp xúc với các trẻ khác và em gái: Trẻ thờ ơ với các trẻ khác, không
chơi với trẻ con hàng xóm, chỉ thích quan quýt bên mẹ.

Trò chơi: Rất thích trò chơi với điện thoại của mẹ.

Ngôn ngữ: Rất ít nói; chỉ ra hiệu, ra lệnh bằng các âm gắt, từ đơn, điệu
bộ. Nói không rõ lời, và thường trông cậy vào mẹ khi trẻ có một yêu cầu nào
đó.

Sức trương : Nhút nhát, e ngại, khó kiểm soát khi rối loạn cảm xúc và
hành vi. Xu hướng ăn vạ khi không hài lòng.
Tính tình : Gia đình có đánh giá là trẻ thích được chiều chuộng, ưa
nịnh; Thu mình, sợ tiếp xúc với bạn cùng tuổi và người lạ. Không thích nói
với người ngoài mẹ, ngay cả với các thành viên khác trong gia đình. Khi
không hài lòng là phản ứng đòi bằng được, nếu không được trẻ quay ra khóc
và ăn vạ.

SỨC KHOẺ CỦA TRẺ


Trẻ hay ốm vặt, sức đề kháng kém.

113
Thói quen ăn uống: Kén ăn, không tự xúc ăn, chỉ mẹ xúc cơm mới ăn, nếu
không có mẹ thường ít ăn, trẻ không ăn chung bữa với gia đình àm thường ăn
trước.

Giấc ngủ: Khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay quẫy đạp, trở mình liên tục.

Vận động: Trẻ vận động bình thường.


QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Thái độ ở trường: Ngoan, ít có hành vi kích động. Chưa tuân thủ kỉ
luật, thường làm theo ý mình, chơi riêng một góc. Không thích chơi với bạn;
nhút nhát; cô hỏi cũng không chịu nói dù biết hết.
Mối quan hệ và hoà nhập xã hội với các bạn: Thích chơi một mình.
Khó tiếp xúc với người lạ, khó làm quen, đề phòng, sợ hãi.
TÌNH TRẠNG GIA ĐÌNH
Trẻ sống cùng đại gia đình trong một nhà có: ông bà nhoại, bố mẹ, và các
bác.
Tình trạng hôn nhân hiện nay của bố mẹ: Bình thường, duy trì hôn
nhân.
Thái độ ở nhà: Thích gì đòi bằng được và phải được chiều ý. Hay yêu
cầu mẹ theo ý thích của trẻ.
Nhận xét và quan sát về gia đình: Trẻ gắn bó với mẹ suốt cả ngày. Bố
bận việc nhiều và hầu như không có thời gian chơi với trẻ. Gia đình đông
nhưng khá hoà thuận, tổ chức cuộc sống tốt. Điều kiện vật chất bình thường.
Trẻ được chăm sóc tốt.

114
TỔNG HỢP CỦA NGƢỜI QUAN SÁT
Sự phát triển vận động, trí tuệ, tình cảm, ngôn ngữ.
Sự hoà nhập và các mối quan hệ xã hội, gia đình.
Vấn đề và kết luận:
Song H là một đứa trẻ bình thường, tương đối đầy đủ điều kiện phát
triển (về kinh tế, giáo dục, văn hoá). Tuy nhiên, bản thân trẻ có những khó
khăn trong thiết lập mối quan hệ. Gia đình hoà thuận, có trình độ học thức,
giáo dục trẻ tốt, điều kiện kinh tế khá giả. Tuy nhiên, sự chăm sóc thái quá
làm trẻ phụ thuộc, bám dính, Mối quan hệ với mẹ có sự bất ổn. Trẻ được yêu
thương cưng chiều trong gia đình, đối tượng giao tiếp là mẹ. Trẻ không giao
tiếp với ai ngoài mẹ nên khó thích ứng trong môi trường mới, không có định
hướng kỉ luật, giới hạn. Đi ra ngoài phải có những người trẻ tin cậy, lo hãi mẹ
đi mất.

Kí tên:
Phan Thị Ngọc

115

You might also like