You are on page 1of 3

TÂM LÝ HỌC THAM VẤN

(Counseling Psychology)

1. Thông tin về giảng viên


Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Anh Thư
Bộ môn: Tâm lý học Tham vấn – Khoa Tâm lý học, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN
Các hướng nghiên cứu chính:
+ Tham vấn tâm lý

+ Tham vấn học đường

+ Tham vấn, Tham vấn cho trẻ em và thanh thiếu niên

+ Giáo dục gia đình và những khó khăn tâm lý liên quan đến trẻ em và thanh thiếu niên

Điện thoại: 0983831806 Email: anhthunt.psy@gmail.com

2. Thông tin chung về học phần


-Tên học phần: Tâm lý học tham vấn
-Mã học phần: PSY 2030
-Số tín chỉ: 03
-Học phần: Bắt buộc
-Các học phần tiên quyết: Tâm lý học xã hội PSY2023
-Các học phần kế tiếp (nếu có):
-Các yêu cầu đối với học phần (nếu có):
-Số giờ tín chỉ: Lý thuyết:30
Thực hành: 12
Tự học:3
-Địa chỉ Khoa/Bộ môn phụ trách học phần: Bộ môn Tâm lý học Tham vấn, Khoa Tâm lý
học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN.

3. Mục tiêu và chuẩn đầu ra của học phần.


3.1.Mục tiêu chung:Học phần Tâm lí học tham vấn trang bị cho người học những hiểu
biết cơ bản bản về tham vấn tâm lí, cũng như những kiến thức, kỹ năng cơ bản và quy trình thực
hành một ca tham vấn cá nhân.
3.2. Chuẩn đầu ra của học phần.
3.2.1. Kiến thức:
-Hiểu được những kiến thức cơ bản về tham vấn tâm lí, thuộc chuyên ngành tham
vấn[CĐR 1.2.2. của CTĐT].
3.2.2.Tư duy:
- Có khả năng phân tích, tổng hợp các thông tin do thân chủ cung cấp thuộc [CĐR 2.1.1
của CTĐT].
- Có khả năng nhận định, đánh giá, và đưa ra quan điểm cá nhân về các vấn đề của thân
chủ [CĐR 2.2.1 của CTĐT].
3.2.3. Kỹ năng:
- Nắm vữngmột số kỹ năng tham vấn cơ bản và quy trình tham vấn để đề xuất các
phương thức giải quyết vấn đề của thân chủ [CĐR3.1.2, 3.1.3 của CTĐT].
- Có kỹ năng hợp tác giải quyết vấn đề của thân chủ [CĐR 3.2.2 của CTĐT].
- Có kỹ năng thích ứng và làm việc với sự khác biệt trong môi trường đa văn hóa của
thân chủ [CĐR 3.1.4 của CTĐT].
3.2.4. Thái độ (phẩm chất đạo đức cá nhân):
Góp phần hình thành ở sinh viên tinh thần tích cực, chủ động khám phá bản thân, nhận
thức, chấp nhận các thân chủ với sự khác biệt đa dạng [CĐR 4.1.1 và 4.1.2. của CTĐT].

4. Tóm tắt nội dung học phần: Học phần tâm lý học tham vấn cung cấp cho người học những
kiến thức cơ bản về tham vấn nói chung,phân biệt được giới hạn của hoạt động tham vấn tâm lí
trong so sánh với hoạt động hướng dẫn, tư vấn hay trị liệu tâm lí, vấn đề đạo đức trong thực hành
nghề nghiệ,cũng như nắm vững một số kĩ năng tham vấn cơ bản (lắng nghe, hỏi, phản hồi, thấu
cảm, hóa giải im lặng), các bước của một tiến trình tham vấn và vận dụng được các kĩ năng và
quy trình tham vấn để thực hiện một ca tham vấn cá nhân.

5. Nội dung chi tiết học phần:


Chương 1: Những vấn đề chung của tâm lý học tham vấn
1.1. Khái niệm tham vấn và các khái niệm có liên quan
1.2. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ của tâm lý học tham vấn
1.3. Đạo đức nghề nghiệp
1.4. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển ngành tâm lý học tham vấn trên thế giới và ở Việt
Nam
1.5. Các loại hình tham vấn
Chương 2: Mối quan hệ tham vấn
2.1. Nan đề của thân chủ
2.2. Các phẩm chất của nhà tham vấn
2.3. Mối quan hệ giữa nhà tham vấn và thân chủ
Chương 3: Các kỹ năng tham vấn căn bản và thực hành các kĩ năng
3.1. Kỹ năng lắng nghe
3.2. Kỹ năng phản hồi
3.3. Kỹ năng đặt câu hỏi
3.4. Kỹ năng thấu hiểu
3.5. Kỹ năng xử lí im lặng
Chương 4: Quá trình tham vấn và thực hành các giai đoạn của quá trình tham vấn
4.1. Các giai đoạn của một quá trình tham vấn
4.2. Phân tích sự biến đổi tâm lý trong quá trình tham vấn
Chương 5: Thực hành ca tham vấn (2)
5.1. Hướng dẫn thực hiện ca tham vấn
5.2. Phân tích vấn đề của thân chủ trong thực hành ca tham vấn

6. Học liệu:
6.1. Học liệu bắt buộc :
1. Trần Thị Minh Đức (2009), Giáo trình tham vấn Tâm lý, NXBĐHQGHN.
2. Nguyễn Thơ Sinh (2006), Tư vấn tâm lý căn bản, NXBLĐ, phòng tư liệu khoa.
3. Trần Thị Minh Đức (2010), Kỹ năng tham vấn cho trẻ em vi phạm pháp luật, NXB Lucky
House, phòng tư liệu khoa.
6.2. Học liệu tham khảo:
4. Bùi thị Xuân Mai (2008) (chủ biên), Nguyễn Thị Thái Lan, Lim Shaw Hui, Giáo trình tham
vấn, NXB Lao động - xã hội.
5. Duane Brown, Walter B. Pryjwansky, Ann C. Shulte, Tư vấn tâm lí - Giới thiệu lí thuyết và
thực hành, Trường ĐHTH Bắc CArolina, Chapel Hill. Bản dịch do PGS. TS. Nguyễn Hữu Thụ
làm chủ biên, Tài liệu Phòng tư liệu khoa Tâm lý học
6. Neukrug E.D. (1999), The world of the Counselors, Books/ Cole Publishing Company.
GV. Nguyễn Thị Anh Thư

You might also like