You are on page 1of 11

2.4.

Kỹ thuật ném rổ
* Tầm quan trọng của kỹ thuật ném rổ.
Ném rổ là nội dung cơ bản trong thi đấu của đội tấn công, còn ném bóng vào
rổ là mục đích chủ yếu của nó. Để đạt được thành tích cao trong các giải, mỗi
người học bóng rổ không những phải nắm vững kỹ thuật chuyền bóng, bắt bóng,
dẫn bóng mà còn phải biết tấn công ném rổ chính xác, thực hiện ném rổ từ các vị
trí ban đầu khác nhau, từ bất kỳ khoảng cách nào trong lúc đối phương kèm chặt.
Song muốn ném rổ tốt cần phải có kỹ thuật di chuyển, dẫn bóng, chuyền bắt
bóng mới tạo điều kiện thuận lợi cho động tác ném rổ có hiệu quả. Nếu các kỹ
thuật trên không tốt sẽ không có điều kiện để ném rổ có hiệu.
* Những yếu tố ảnh hưởng tới việc ném rổ chính xác.
Độ chính các của ném rổ được xác định trước hết là nhờ có kỹ thuật hợp lý,
cớ sự ổn định của động tác, sự điều khiển và chi phối được động tác, có sự luân
phiên hợp lý giữa căng cơ và thả lỏng cơ, có sức mạnh và sự linh hoạt của bàn tay,
có sự ra lực cuối cùng của tay và nhờ có cả quỹ đạo bay hợp lý và độ xoáy bóng
cần thiết.
Khi chuẩn bị ném rổ vận động viên cần đánh giá tính huống trên sân ( có
đồng đội ở vị trí thuận lợi hay không, đồng đội có đảm bảo tranh cướp được bóng
bật lại hay không… ), đánh giá cường độ và phương pháp phòng thủ của đối
phương, điều kiện tranh cướp bóng bật lại và những yếu tố khác. Khi đã chọn
chương trình phối hợp và quyết định hành động, vận động viên cần ổn định tâm lý
ném rổ để tránh gây trở ngại với độ ổn định của các động tác. Vào thời điểm kết
thúc ném rổ cần phải thả lỏng cơ bắp. Thực tế đã chứng minh ưu thế nhất định của
các lần ném rổ bóng bật bảng.
Khi ném rổ, tốt nhất là tạo cho bóng có độ xoáy quanh trục nằm ngang theo
hướng ngược với hướng bay (xoáy ngược). Khi ném rổ từ dưới bảng từ nhiều vị trí
phức tạp, người ta áp dụng bóng xoáy quanh trục thẳng đứng, do đó tạo điều kiện
chọn điểm bóng bật tự do hơn, mà giới hạn chỉ ném vào phần bảng trên rổ, nhờ vậy
có thể sử dụng cả khoảng không sau rổ để di chuyển và đột phá ném rổ. Nếu ném
rổ từ những cự ly trung bình và xa thì tốt nhất là ném bằng tay khoẻ hơn. Nếu ném
rổ gần thì cần phải biết thực hiện cả bằng tay phải cũng như tay trái.
Việc lựa chọn quỹ đạo bay của bóng cần căn cứ vào khoảng cách, chiều cao
của vận động viên, chiều cao bật nhảy của vận động viên và sự tích cực cản phá
bóng của người phòng thủ có chiều cao.
Khi ném rổ ở cự ly trung bình (3 – 6,75m) và xa hơn thì quỹ đạo bay của
bóng tốt nhất cần chọn là đường parabon, theo đường này điểm cao nhất trên mức
rổ là 1,4 đến 2m, nếu quỹ đạo cầu vồng cao hơn thì sẽ kéo dài đường bay của bóng
một ít, do đó độ chính xác ném rổ giảm xuống. Khoảng cách càng xa, quỹ đạo bay
càng dài nhờ tạo đà lớn và ra lực kết thúc mạnh khi bóng dời tay. Chuyển động
tiếp theo sau khi ném rổ cần phải trở thành thói quen đối với bất kỳ vận động viên
nào.
* Phân loại kỹ thuật ném rổ.

Ném rổ

Bằng hai tay Bằng một tay


Dưới thấp

Tên vành rổ

Bù rổ

Dưới thấp

Tên vành rổ

Bù rổ
Trên cao

Trước ngực

Trên cao

Trước ngực

Tựa bảng Tựa bảng


Xoáy bóng Xoáy bóng
Không tựa bảng Không tựa bảng
Đặc điểm di động Cự ly đến Hướng tới rổ

Tại chỗ

Di động

Trung bình

Chính diện
Xa

Gần

Chéo góc

Song song
Nhảy ném
2.4.4. Di động 2 bước ném rổ 1 tay trên cao
* Đặc điểm sử dụng
Thường dùng ở khu gần rổ, một mình dãn bóng lên rổ, lợi dụng nhảy lên
bằng một chân và một tay để với gần rổ, kết thúc tấn công hiệu quả hơn, vì vậy độ
chuẩn xác rất cao.
* Phân tích kỹ thuật
Khi nhận bóng, hoặc khi đang dẫn bóng mà thực hiện kỹ thuật thì lần dẫn
cuối cuối mạnh hơn bình thường sau đó bật lên trên không hai tay bắt bóng và giữ
ngang thắt lưng bên phải sau đó rơi xuống bằng chân phải (đối với người ném bằng
tay phải còn tay trái thì ngược lại), bước chân bắt bóng dài và thấp. Chân phải
chạm đất do quán tính, trọng tân di chuyển từ sau ra trước, chân trái bước lên một
bước ngắn hơn, chân trái rơi xuống đất bằng gót sau đó là cả bàn chân.
Khi chân trái chạm đất còn đặt cả bàn chân và khi trọng tâm cơ thể còn ở
phía sau, chân trái đạp mạnh giậm nhảy (đạp chếch về trước). Khi chân trái giậm
nhảy đưa cơ thể lên không, dùng sức nâng đùi phải lên trên, khi đùi phải song song
với mặt phẳng đất thì đột nhiên dừng lại, đồng thời bóng được đưa từ thắt lưng lên
vai chuẩn bị ném rổ.
Khi người bật lên đến điểm cao nhất, và thân người đã giữ được thăng bằng,
thì nâng khuỷu tay lên cao, dùng sức của cổ tay và các ngón tay và thân người
vươn lên cao thì dùng lực cổ tay và các ngón đẩy bóng đi về phía rổ, đồng thời tay
trái rời khỏi bóng, hạ đùi phải.
Khi hạ đùi phải thì bóng ra tay, tay cuối cùng chạm bóng là ở 2 ngón trỏ và
giữa trước khi người ở điểm cao nhất rơi xuống. Kết thúc động tác hai chân rơi
xuống đất cùng 1 lúc, tiếp xúc đất bằng nửa bàn chân trên sau đó bằng cả bàn chân
để giảm chấn động và tránh chấn thương (Hình 21).
Những sai lầm thường mắc và phương pháp sửa chữa

Những sai lầm thường mắc Phương pháp sửa chữa


1. Bước chân không đúng, phạm luật 1. - Tại chỗ tập mô phỏng từng bước chân.
chạy bước. Nguyên nhân là do: - Bật nhảy lên không bắt bóng cố định và
- Không nắm được nguyên lý kỹ rơi xuống bằng chân cùng bên tay ném.
thuật. - Tập bước 2 giậm nhảy, co gối và đưa
- Do bắt bóng quá sớm. bóng lên cao.
- Do khi dẫn chỉ nhìn bóng mà không - Tập bắt bóng cố định rồi nhận bóng trong
quan sát phía trước. di chuyển và dẫn bóng ném rổ.
2. Khi di chuyển ném rổ vội vàng 2. - Tập bước 1 dài và thấp, bước 2 ngắn và
không chuẩn xác. Nguyên nhân do: chậm.
- Thực hiện động tác người bị lao về - Tập bước 2 giậm nhảy nâng đùi của chân
trước không có độ dừng trên không. lăng và đưa bóng lên.
- Chưa có cảm giác về thời gian và - Tại chỗ tập bật nhảy tới điểm cao nhất
không gian. mới đẩy bóng đi.
- Khi bật nhảy chưa đến điểm cao - Tập bắt bóng thu ngay về trước ngực và
nhất, cơ thể chưa thăng bằng đã đẩy đưa bóng lên vai.
bóng đi. Bóng rời tay muộn.
3. Bắt bóng ném rổ không chắc. 3. Cầm bóng bằng 2 tay, khi đưa bóng lên
vai, tay không ném rổ phải đỡ bên cạnh
bóng cho đến khi bóng ra tay.
4. Khả năng phối hợp động tác 5. Tập thuần thục các động tác bước bộ.
không nhịp nhàng toàn thân. - Tập theo các giai đoạn kỹ thuật.
- Tập di chuyển bắt bóng cố định và 2 bước
ném rổ từ chậm tới nhanh.
- Dẫn bóng hai bước ném rổ từ chậm tới
nhanh.

Hình 21: Di động 2 bước ném rổ 1 tay trên cao

2.4.5. Di động 2 bước ném rổ 1 tay dưới thấp


* Đặc điểm sử dụng
Kỹ thuật này thường được dùng khi đang di động với tốc độ cao và thực
hiện 2 bước bắt bóng ở xa rổ mà trước mặt không có người phòng thủ, vì vậy hiệu
quả và độ chuẩn xác rất cao.
* Phân tích kỹ thuật
Trong kỹ thuật này bước chân hoàn toàn giống kỹ thuật di động 2 bước ném
rổ 1 tay trên vai. Chỉ khác ở động tác tay ném rổ: khi thực hiện bước thứ 2, tay đưa
bóng từ ngang thắt lưng bên phải theo đường vòng cung nhỏ lên chếch phía trước
mặt, bàn tay ném rổ ngửa. Khi tay và thân người đã vươn lên đến điểm cao nhất thì
dùng lực cổ tay và các ngón tay đẩy bóng đi, bóng ra tay cuối cùng ở 2 ngón trỏ và
giữa. Khi ném rổ lòng bàn tay hướng rổ, bóng xoáy theo chiều lăn đi (hình 22).

Hình 22: Di động 2 bước ném rổ 1 tay dưới thấp

Những sai lầm thường mắc và phương pháp sửa chữa

Những sai lầm thường mắc Phương pháp sửa chữa


1. Bước chân sai, phạm luật chạy 1. Tại chỗ tập từng bước chân.
bước.
2. Khi cầm bóng ném rổ không chắc 2. - Tại chỗ cầm bóng tập động tác đưa
chắn. bóng lên vị trí ném rổ.
- Tập bước 2 giậm nhảy nâng đùi của chân
lăng và đưa bóng lên.
- Tập bắt bóng thu ngay về trước ngực và
đưa bóng lên chếch trước mặt.
3. Động tác cứng góc độ tay thấp, tay 3. Tập bật nhảy thân người và tay đưa bóng
không thẳng. vươn cao.
- tập dẫn bóng bật nhảy đưa bóng chếch
cao tay thẳng, gập cổ tay đẩy bóng đi.
4. Không dùng được lực của cổ tay 4. - Tập mô phỏng động tác đưa bóng ra tay
và ngón tay vẩy bóng đi. cuối cùng và gập mạnh cổ tay.
- Tập tại chỗ cầm bóng, đưa bóng lên cao
và tập ra tay cuối cùng gập mạnh cổ tay.

2.4.6. Di động 2 bước ném rổ 2 tay dưới thấp


* Đặc điểm sử dụng
Kỹ thuật này thường dễ giữ được thăng bằng, ném được ở mọi hướng và
nhiều góc độ khác nhau. Các đấu thủ nữ thường sử dụng nhiều động tác này.
* Phân tích kỹ thuật
Trong kỹ thuật này bước chân hoàn toàn giống kỹ thuật di động 2 bước ném
rổ 1 tay trên vai. Động tác tay, hai bàn tay ngửa đỡ dưới quả bóng, bước 2 đưa
bóng từ ngang thắt lưng theo đường vòng cung nhỏ về phía trước mặt. Khi thân
người và tay ở điểm cao nhất thì dùng sức của cổ tay và các ngón tay đẩy bóng đi.
Khi bóng dời tay, 2 lòng bàn tay xoay lên hướng rổ, bóng ra tay cuối cùng bằng 6
ngón (giữa, áp út, út) của 2 bàn tay (hình 23).

Hình 23: Di động 2 bước ném rổ 2 tay dưới thấp


Những sai lầm thường mắc và phương pháp sửa chữa

Những sai lầm thường mắc Phương pháp sửa chữa


1. Bước chân sai không đúng và 1. Tại chỗ tập từng bước chân.
thường bị phạm luật chạy bước.
2. Khi di chuyển ném rổ thường vội 2. Tập tại chỗ cầm bóng nhảy lên đến điểm
vàng không chuẩn xác. cao nhất thì dời bóng đi.
3. Cầm bóng ném rổ không chuẩn 3. - Tập cầm bóng đưa bóng theo đường
xác, 2 tay ra bóng không thẳng. vòng cung nhỏ lên trước mặt, cánh tay và
cẳng tay thẳng.
- Tập cầm bóng 2 tay thẳng và tập động tác
ra tay cuối cùng.

2.4.7. Di động 2 bước ném rổ 1 tay móc xuôi


* Đặc điểm sử dụng
Kỹ thuật này thường được sử dụng trong các lần đột phá tấn công hoặc trong
khi di chuyển ném rổ mà người di chuyển quá sâu so với rổ, nên phải sử dụng kỹ
thuật này để ném rổ.
* Phân tích kỹ thuật
Trong kỹ thuật này thì bước chân hoàn toàn giống như di động 2 bước ném
rổ 1 tay dưới thấp. Chỉ khác ở động tác tay ném rổ: Khi thực hiện bước thứ 2, tay
đưa bóng từ ngang thắt lưng theo đường vòng cung lên chếch trước mặt và áp sát
mang tai.
Khi chân trái chạm đất thì tiến hành giậm nhảy, khi tay và thân đã vươn lên
đến điểm cao nhất thì xoay cổ tay theo chiều kim đồng hồ, vẩy bóng chạm bảng để
bóng vào rổ, bóng ra tay cuối cùng là ngón trỏ và ngón giữa.
Những sai lầm thường mắc và phương pháp sửa chữa

Những sai lầm thường mắc Phương pháp sửa chữa


1. Khi di chuyển ném rổ thường vội 1. Tập di chuyển bước thứ nhất dài và lướt,
vàng không chuẩn xác. bước thứ 2 ngắn và chậm lại.
2. Không thực hiện được động tác 2. Tại chỗ tập xoáy cổ tay không bóng và
xoay cổ tay. có bóng.
- Tại chỗ xoáy cổ tay với bóng chạm tường,
xoáy cổ tay với bóng chạm bảng để vào rổ.
3. Phối hợp động tác không nhịp 3. Tập động tác từ không tới có bóng, tập
nhàng, ném rổ không chính xác. xoáy cổ tay thuần thục rồi mới phối hợp
với di chuyển 2 bước.
4. Thực hiện động tác di chuyển 4. Tập dẫn bóng di chuyển ở tay xa người
thường bị đối phương cản phá. phòng thủ.

2.4.8. Di động 2 bước ném rổ 1 tay móc ngược


* Đặc điểm sử dụng :
Giống như kỹ thuật di động 2 bước ném rổ 1 tay móc xuôi.
* Phân tích kỹ thuật
Trong kỹ thuật này thì bước chân hoàn toàn giống như di động 2 bước ném rổ 1
tay dưới thấp. Chỉ khác khi thực hiện bước thứ hai, do tốc độ ném rổ khi móc
ngược quá hẹp nên khi chân trái bước lên thì lúc này phải mở góc ném, tay đưa
bóng từ ngang thắt lưng theo đường vòng cung lên chếch trước mặt và áp sát mang
tai.
Khi chân trái chạm đất và mở góc ném thì tiến hành giậm nhảy, khi tay và thân
đã vươn lên đến điểm cao nhất thì xoay cổ tay ngược chiều kim đồng hồ, vẩy bóng
chạm bảng để vào rổ, bóng ra tay cuối cùng là hai ngón áp út và ngón út.

Những sai lầm thường mắc và phương pháp sửa chữa

Những sai lầm thường mắc Phương pháp sửa chữa


1. Khi di chuyển ném rổ thường vội 1. - Tập di chuyển bước thứ nhất dài và
vàng không chuẩn xác. lướt, bước thứ 2 ngắn và chậm lại.
- Tập di chuyển bước thứ 2 mở góc ném.
2. Không xoay được cổ tay. 2. - Tại chỗ tập xoáy cổ tay ngược chiều
kim đồng hồ có bóng và không bóng.
- Đứng trên ghế dưới rổ tập xoáy vẩy bóng
chạm bảng vào rổ.
3. Phối hợp động tác không nhịp 3. Tập động tác từ không tới có bóng, tập
nhàng, ném rổ không chính xác. xoáy cổ tay thuần thục rồi mới phối hợp
với di chuyển 2 bước.

2.4.9. Kỹ thuật ném rổ móc câu


* Đặc điểm sử dụng : Kỹ thuật này thường được sử dụng khi cầm bóng dưới
rổ bị phòng thủ kèm chặt, để hạn chế sự cản trở của đối phương có thể bước lên
cạnh người phòng thủ quay người ném rổ móc câu.
* Phân tích kỹ thuật
Người cầm bóng, chân khác bên với tay ném rổ bước lên một bước, quay thân
và vai về hướng rổ, mắt nhìn rổ. Khi ném rổ chân vừa bước lên đạp đất, chân cùng
tay cầm bóng co lên đồng thời tay cầm bóng đưa lên cao áp sát vào mang tai. Khi
thân người và tay vươn lên đến điểm cao nhất, dùng cổ tay cùng các ngón tay trỏ
và giữa đẩy bóng đi, lòng bàn tay hướng rổ (hình 24).

Hình 24
Những sai lầm thường mắc và phương pháp sửa chữa

Những sai lầm thường mắc Phương pháp sửa chữa


1. Sự phối hợp không nhịp nhàng 1. Tập động tác chân bên tay cầm bóng co
giữa tay và chân. lên đồng thời đưa bóng lên, khi tay ném rổ
chân hạ xuống.
2. Đối phương dễ cản phá, hiệu quả 2. - Ném rổ bằng tay xa người phòng thủ.
ném rổ không cao. - Tay cầm bóng đưa đường vòng cung áp
sát vào tai để cự ly ném rổ gần hơn.
- Bóng ra tay lòng bàn tay hướng rổ.

You might also like