You are on page 1of 10

350

Mô hình chấp nhận sử dụng ví điện tử trong thanh toán


của khách hàng cá nhân – trường hợp tại TP. Đà Nẵng

Đào Thị Thu Hường1


1
Khoa HTTTKT, Trường CĐ CNTT, Đại học Đà Nẵng
dtthuong@cit.udn.vn

Tóm tắt. Ví điện tử là phương tiện trung gian thanh toán giúp người dùng
chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng vào tài khoản ví trên internet đang thu hút
rất nhiều người trẻ và giới văn phòng ở các thành phố sử dụng. Nghiên cứu này
tổng hợp các lý thuyết về ví điện tử, đề xuất mô hình nghiên cứu liên quan đến
hành vi chấp nhận sử dụng ví điện tử trong thanh toán của khách hàng dựa trên
mô hình lý thuyết gốc UTAUT. Dữ liệu của nghiên cứu được thu thập từ những
khách hàng cá nhân đã từng sử dụng hoặc có ý định sử dụng ví điện tử tại TP.
Đà Nẵng. Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) dựa trên mẫu khảo sát
272 khách hàng, kết quả chỉ ra rằng nhân tố ―Ảnh hưởng xã hội‖, ―Điều kiên
thuận lợi‖, ―Hiệu quả kỳ vọng‖ có ảnh hưởng tới Hành vi sử dụng ví điện tử
trong thanh toán thông qua nhân tố ―Hành vi dự định‖. Và cuối cùng, nhân tố
―Thói quen sử dụng‖ và ―Hành vi dự định‖ được xem là ảnh hưởng thuận đồng
thời giải thích được 52,3% sự biến thiên của hành vi sử dụng.

Từ khóa: Ví điện tử, UTAUT, khách hàng cá nhân, hành vi chấp nhận, Đà
Nẵng.

1 Mở đầu

Xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt đang ngày càng trở nên phổ biến tại
Việt Nam, bên cạnh các phương thức thanh toán như thẻ ngân hàng, Internet banking,
thanh toán di động,.. thì ví điện tử đang dần trở thành công cụ không thể thiếu đối với
người tiêu dùng. Trên cả nước ta hiện có 23 loại ví điện tử của 26 công ty trung gian
thanh toán (fintech) do NHNN cấp phép, mỗi loại ví điện tử đi theo phân khúc khách
hàng riêng biệt, nhưng có một điểm chung ví điện tử không thu phí giao dịch và đặc
biệt luôn khuyến mãi trực tiếp bằng tiền cho người dùng. Thị trường ví điện tử đang
ngày càng phát triển với sự tham gia của cả nhà cung cấp dịch vụ trong nước và nước
ngoài, số lượng các ví điện tử ngày càng trở nên đa dạng. Tuy nhiên, so với các hình
thức thanh toán khác thì lượng giao dịch thông qua ví điện tử ở Việt Nam vẫn chưa
nhiều. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố ngày 1.4, tính đến
thời điểm 31.12.2018, Việt Nam có khoảng 4,2 triệu ví điện tử (ĐT) kết nối tài khoản
ngân hàng [4]. Đây là con số không như mong đợi bởi theo thông tin từ các công ty
vận hành ví điện tử tại Việt Nam hiện nay, hiện số ví được mở đã lên đến hàng chục
triệu. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới số lượng ví ĐT nhiều lên nhưng chất lượng
351

hoạt động (thể hiện qua giá trị giao dịch) lại chưa tương xứng. Nội dung bài báo nhằm
xây dựng mô hình và các nhân tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng ví điện tử
trong thanh toán của khách hàng cá nhân, bài báo được điều tra thực nghiệm tại TP.
Đà Nẵng, một trong những thành phố đi đầu trong việc triển khai xây dựng thành phố
thông minh.

2 Cơ sở lý thuyết

2.1 Ví điện tử
Khái niệm Ví điện tử hay ví số là một tài khoản điện tử thường được tích hợp
trong các ứng dụng điện thoại hoặc sử dụng qua website có công dụng như một chiếc
ví giúp bạn đựng tiền từ các tài khoản ngân hàng, có chức năng thanh toán và giao
dịch trực tuyến với các trang web điện tử hoặc các loại phí trên internet mà có liên kết
và cho phép thanh toán bằng ví điện tử.
Hệ sinh thái cho dịch vụ ví điện tử về bản chất gồm 3 yếu tố chính: Mạng lưới
nhà cung cấp dịch vụ; Người dùng; Nền tảng công nghệ để kết nối. Trong đó, khách
hàng (người tiêu dùng) luôn được coi có vị trí trung tâm. Các nhà cung cấp dịch vụ ví
điện tử sẽ hợp tác với ngân hàng để quản lý tiền của khách hàng sử dụng và thông qua
kết nối này, ngân hàng sẽ giảm sự quản lý các giao dịch thanh toán từ thẻ khách hàng
bởi các giao dịch này sẽ do nhà cung cấp ví điện tử quản lý. Thanh toán bằng ví điện
tử sẽ làm giảm bớt lượng tiền mặt trong lưu thông, góp phần ổn định lạm phát.

2.2 Ứng dụng mô hình chấp nhận công nghệ trong nghiên cứu
Hành vi sử dụng là sự tương tác năng động của các yếu tố ảnh hưởng, nhận
thức, hành vi và môi trường mà qua sự thay đổi đó con người thay đổi cuộc sống của
họ (Bennett, 1988, dẫn theo Trần Lê Trung Huy, 2011, 7)[16]
Xem xét các mô hình hành vi chấp nhận công nghệ trong 30 năm qua, có thể
thấy các nhà khoa học nghiên cứu về hành vi chấp nhận công nghệ hầu như dựa trên
các mô hình lý thuyết có sẵn, trong đó một số các mô hình lý thuyết nền tảng như: Lý
thuyết hành động hợp lý (TRA) là mô hình nghiên cứu theo quan điểm tâm lý xã hội
nhằm xác định các yếu tố của xu hướng hành vi có ý thức. Lý thuyết hành vi dự định
(TPB) được Ajzen xây dựng từ mô hình lý thuyết gốc (TRA), bổ sung thêm yếu tố
nhận thức kiểm soát hành vi. Mô hình chấp nhận công nghệ TAM dựa trên nền tảng
của lý thuyết TRA cho việc thiết lập các mối quan hệ giữa các biến để giải thích hành
vi của con người về việc chấp nhận sử dụng hệ thống công nghệ thông tin. Lý thuyết
chấp nhận sự đổi mới (IDT) giải thích quá trình đổi mới trong công nghệ được chấp
nhận bởi người dùng. Lý thuyết thống nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ
(UTAUT) dựa trên cơ sở của các lý thuyết TRA, TBP, TAM, mô hình động lực thúc
đẩy (MM), mô hình tích hợp TBP và TAM, mô hình sử dụng máy tính cá nhân
(MPCU), lý thuyết phổ biến sự đổi mới (DOI), và lý thuyết nhận thức xã hội (SCT).
Đây là mô hình lý thuyết tổng hợp gần như đầy đủ các mô hình lý thuyết trước đó về
352

hành vi chấp nhận công nghệ của khách hàng, và đây là mô hình được tác giả sử dụng
là cơ sở chính của nghiên cứu trong bài báo này.

3 Mô hình và giả thuyết và phương pháp nghiên cứu

3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất


Trong nội dung nghiên cứu, tác giả sử dụng Lý thuyết thống nhất chấp nhận và sử
dụng công nghệ (UTAUT) của Venkatesh và cộng sự [18] được xem là mô hình tổng
hợp, giải thích ý định hành vi và hành vi sử dụng công nghệ đồng thời bổ sung thêm
nhân tố Thói quen sử dụng đã được chứng minh có ảnh hưởng đến hành vi sử dụng từ
các nghiên cứu có trước.

Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất

3.2 Giả thuyết nghiên cứu và thang đo

- PE (Performance Expectancy) là Hiệu quả kỳ vọng, được định nghĩa là ―mức độ mà


một cá nhân tin rằng việc sử dụng hệ thống sẽ giúp họ có thể đạt hiệu quả cao hơn‖
(Venkatesh và cộng sự, 2003)[18]. Nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra rằng hiệu
quả kỳ vọng là yếu tố quyết định mạnh mẽ đến ý định sử dụng công nghệ (Chin &
Todd, 1995; Venkatesh & Davis, 2000; Venkatesh et al., 2003). Do đó, giả thuyết
rằng:
H1: Hiệu quả kỳ vọng có ảnh hưởng đáng kể đến hành vi dự định sử dụng ví
điện tử
- EE (Effort Expectancy) nỗ lực kỳ vọng, được định nghĩa là "mức độ con người dễ
dàng tham gia vào hệ thống công nghệ và sử dụng hệ thống công nghệ" (Venkatesh
và cộng sự, 2003). Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng sự kỳ vọng nỗ lực có ảnh
hưởng đáng kể đến ý định hành vi của người dùng (Yang, 2005; Chang & Tung,
2008; Venkatesh & Davis, 2000; Shi và cộng sự, 2008). Do đó, giả thuyết rằng:
H2: Nỗ lực kỳ vọng có ảnh hưởng đáng kể đến hành vi dự định sử dụng ví
điện tử
353

- SI (Social Influence) là ảnh hưởng xã hội được định nghĩa là ―mức độ mà một cá
nhân cho rằng những người khác tin rằng họ nên sử dụng hệ thống mới‖ - trong
trường hợp này là ví điện tử (Venkatesh và cộng sự, 2003)[18]. Ảnh hưởng xã hội bao
gồm sự ảnh hưởng từ các thành viên trong gia đình đã được xác định như một yếu tố
quan trọng trong các nghiên cứu về hành vi (Bolton và cộng sự, 2013). Ảnh hưởng
của gia đình đóng một vai trò thúc đẩy người tiêu dùng chia sẻ quan điểm và sự thấu
hiểu về trải nghiệm dịch vụ của họ. Trong các nghiên cứu trước đây, ảnh hưởng xã
hội đã được chứng minh là có tác động tích cực trực tiếp đến ý định hành vi sử dụng
công nghệ (Ajzen, 1991; Venkatesh và Davis, 2000; Riemenschneider et al., 2003;
Celuch et al (2004); Lee et al. , 2003). Do đó, giả thuyết sau đây đã được đưa ra:
H3: Ảnh hưởng xã hội có ảnh hưởng đáng kể đến hành vi dự định sử dụng
ví điện tử
- FC (Facilitating Conditions) là các điều kiện thuận lợi, được định nghĩa là ―mức độ
mà một cá nhân tin rằng sự hỗ trợ của tổ chức và điều kiện cơ sở vật chất sẽ giúp họ
sử dụng hệ thống dễ dàng‖ (Venkatesh và cộng sự, 2003). Nghiên cứu được thực hiện
bởi Ajzen (1991) và Taylor và Todd (1995) cho thấy các điều kiện thuận lợi có ảnh
hưởng trực tiếp đến ý định hành vi. Khi có đủ điều kiện thuận lợi (ví dụ: điện thoại
thông minh hỗ trợ internet, kiến thức về cách sử dụng dịch vụ ví di động, chấp nhận
dịch vụ ví di động của nhà cung cấp, v.v.), người tiêu dùng sẽ có nhiều khả năng chấp
nhận dịch vụ ví di động. Do đó, giả thuyết sau đây được đề xuất:
H4: Điều kiện thuận lợi có ảnh hưởng đáng kể đến hành vi dự định sử dụng
ví điện tử
- HB (Habit) là Thói quen sử dụng, theo Limayem & ctg (2003, dẫn theo Schoneville,
2007)[12] đã định nghĩa, thói quen sử dụng là mức độ sử dụng hệ thống đã trở thành
mặc nhiên trong những tình huống nhất định của cá nhân. Nghiên cứu của Fika
Deningtyas, Maya Ariyanti (2017)[8] cho rằng, thói quen là nhân tố quan trọng ảnh
hưởng đồng thời lên ý định hành vi và hành vi sử dụng các phương thức thanh toán
điện tử. Khi hành vi lặp đi lặp lại sẽ trở thành thói quen và người dùng đôi khi đăng
nhập vào một ứng dụng chỉ đơn thuần là họ có điện thoại di động trong tay và muốn
làm điều gì đó với nó. (Ahuja & Khazanchi, 2016) [1].Do đó, giả thuyết sau đây được
đề xuất:
H5: Thói quen sử dụng có ảnh hưởng đáng kể đến hành vi dự định sử dụng
ví điện tử
H6: Thói quen sử dụng có ảnh hưởng đáng kể đến hành vi sử dụng ví điện tử
- BI (Behavioral Intention) là hành vi dự định được định nghĩa bởi Fishbein và Ajzen,
(1975)[9] là mức độ người sử dụng có ý định để thực hiện hay không thực hiện một
số hành vi cụ thể trong tương lai. Theo Davis (1985), ý định sử dụng là sự sẵn sàng
của một người chấp nhận sử dụng công nghệ. Venkatesh và cộng sự (2003) đã chứng
minh rằng hành vi dự định sẽ có một ý nghĩa tích cực ảnh hưởng đến việc sử dụng
công nghệ. Do đó, giả thuyết rằng:
H7: Hành vi dự định có ảnh hưởng đáng kể đến hành vi sử dụng ví điện tử
- UB (Use Behavior) là hành vi sử dụng. Dựa theo một số nghiên cứu trước cho thấy
hành vi dự định chính là tiền đề của hành vi sử dụng (Ajzen, 2002; Kim, Malhotra &
Narasimhan, 2005). Thông qua các phán đoán dựa theo thuyết TAM, Turner,
Kitchenham, Brereton, Charters, and Budgen (2010) thấy rằng các mối tương quan
354

giữa dự định hành vi và hành vi sử dụng rất mạnh. Trong nghiên cứu thực chứng khi
mua trực tuyến vé máy bay của người tiêu dùng dựa trên mô hình UTAUT2, Escobar
Tomás Escobar-Rodríguez and Elena Carvajal-Trujillo. (2013) nhận thấy rằng dự
định hành vi là sự ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong việc dự đoán hành vi mua vé máy
bay trực tuyến.

Bảng 1. Các thành phần của thang đo trong mô hình đề xuất

Thành phần thang đo Nguồn tác giả tham khảo


Hiệu quả kỳ vọng Huỳnh Thị Ngọc Anh (2015)
UTAUT (2003), Vipul V. Patel (2016)
Nỗ lực kỳ vọng UTAUT (2003), Đỗ Thị Ngọc Anh (2016) Vipul V. Patel (2016)
Ảnh hưởng xã hội Cabanillas et al; Francisco et al; Lu et al ; Taylor và Todd ; Venkatesh et
al ; Vipul V. Patel (2016)
Điều kiện thuận lợi Ramon Palau-Saumell, Santiago Forgas-Coll , Javier Sánchez-García
and Emilio Robres (2019)
Thói quen Ramon Palau-Saumell, Santiago Forgas-Coll , Javier Sánchez-García
and Emilio Robres (2019)
Dự định hành vi William Jen, Tim Lu, Po-Ting Liu (2009)
Hành vi sử dụng William Jen, Tim Lu, Po-Ting Liu (2009)

3.3 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm tổng hợp các khái niệm, nội dung nghiên
cứu, dựa trên cơ sở lý thuyết và những nghiên cứu có trước liên quan đến hành vi sử
dụng của khách hàng.
Phương pháp định lượng Việc phân tích dữ liệu được sử dụng cho nghiên cứu này
là phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định CFA và phân tích
mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM). Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua
bảng câu hỏi được thiết kế với 28 biến quan sát đo lường cho 7 nhóm nhân tố được đề
xuất. Thang đo nghiên cứu cho các nhóm nhân tố đề xuất kế thừa từ nghiên cứu của
Mohammad Reza Jalilvand và cộng sự (2012). Cỡ mẫu nghiên cứu n= 272

4 Phân tích dữ liệu và kết quả

4.1 Tổng quan về mẫu điều tra

Thống kê mô tả về mẫu nghiên cứu cho thấy có 63,5% khách hàng tham gia khảo sát
là nữ, 36.5% là nam. Có 34,8% khách hàng có thu nhập dưới 5 triệu đồng/ tháng;
46,9% có thu nhập từ 5 – 10 triệu/ tháng, 18,3% có thu nhập từ 10 triệu trở lên.86,7%
khách hàng tham gia khảo sát biết đến các hình thức ví điện tử, 13,3% khách hàng
không quan tâm.
355

4.2 Đánh giá sơ bộ độ tin cậy và phân tích nhân tố khám phá
Đánh giá sơ bộ độ tin cậy thang đo với hệ số Cronbach Alpha Kết quả kiểm tra độ
tin cậy của thang đo cho thấy hầu như tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương
quan biến tổng lớn hơn 0,3 nên được chấp nhận ngoại trừ PE1 của nhân tố Hiệu quả
kỳ vọng. Ngoài ra, các thành phần của thang đo đều có hệ số Crobach Alpha đều được
chấp nhận về mặt tin cậy (lớn hơn mức yêu cầu 0,6). Trong đó, hệ số alpha lần lượt
của 7 thành phần lần lượt là Hiệu quả kỳ vọng (0,812), Kỳ vọng nỗ lực (0.745), Ảnh
hưởng xã hội (0,791), Các điều kiện thuận lợi (0,857) , Thói quen sử dụng (0.749),
Hành vi dự định (0.815) và Hành vi sử dụng (0,863). Xét hệ số tương quan biến - tổng
(hiệu chỉnh) của các biến quan sát đều đạt yêu cầu > 0,30 (Hair & ctg 2006), do đó,
tác giả quyết định không có biến quan sát nào bị loại và thang đo phù hợp sử dụng
cho phân tích EFA tiếp theo.
Phân tích nhân tố khám phá Phép trích nhân tố được sử dụng là Principal Axis
Factoring (PAF) với phép quay không vuông góc Promax. Kết quả phân tích cho thấy,
không có sự thay đổi các mục hỏi qua lại giữa các khái niệm cần đo, không phát sinh
thêm các khái niệm hoặc nhân tố mới. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA trong
cho thấy có 7 nhóm nhân tố được rút trích với 27 biến quan sát. Phương sai trích của
7 nhóm này đạt 72,6184%, thể hiện rằng nhân tố được rút trích giải thích được
72,62% sự biến thiên của dữ liệu. Từ đây tác giả tiến hành kiểm định tiếp theo với
phân tích CFA.

4.3 Phân tích nhân tố khẳng định


Kết quả CFA sau khi loại PE1 cho thấy trọng số các biến quan sát đều đạt chuẩn cho
phép (>= 0,5) và có ý nghĩa thống kê các giá trị p đều bằng 0,000. Như vậy có thể kết
luận các biến quan sát dùng để đo lường 7 thành phần của thang đo trong mô hình
nghiên cứu đều đạt được giá trị hội tụ. Hệ số tương quan giữa các thành phần với sai
lệch chuẩn của các hệ số này nhỏ hơn 1 (có ý nghĩa thống kê). Vì vậy, các thành phần
Hiệu quả kỳ vọng, Kỳ vọng nỗ lực, Ảnh hưởng xã hội, Các điều kiện thuận lợi, Thói
quen sử dụng, Hành vi dự định và Hành vi sử dụng đều đạt giá trị phân biệt. Kết quả
CFA cho thấy mô hình có 303 bậc tự do, giá trị kiểm định chi-square=623,014 với p-
value = 0,000, giá trị chisquare/df = 1,812 đạt yêu cầu <2 và các chỉ số chỉ ra mô hình
phù hợp với dữ liệu thị trường (CFI = 0,948, TLI = 0,932, và RMSEA = 0,059). Do
đó, mô hình này phù hợp với dữ liệu đã thu thập.

4.4 Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu đề xuất


Kết quả đánh giá độ phù hợp của mô hình cho thấy mô hình này có giá trị
thống kê chi bình phương là 647,996 với 305 bậc tự do (p = 0,000). Chi bình phương
tương đối theo bậc tự do CMIN/df là 1.826 (< 3). Các chỉ tiêu khác như GFI = 0,932
(> 0,9), TLI = 0,911 (> 0,9), CFI = 0,923 (> 0,9) và RMSEA = 0,064 (< 0,08). Do đó,
mô hình này đạt độ tương thích với dữ liệu đã thu thập.
356

Bảng 2. Mối quan hệ giữa các biến số trong mô hình

Mối quan hệ Estimate S.E. C.R. P Kết luận


DUDINH <--- XAHOI ,494 ,104 4,735 *** Chấp nhận
DUDINH <--- NO LUC -,068 ,090 ,755 ,450 Bác bỏ
DUDINH <--- DIEUKIEN ,239 ,101 2,376 ,018 Chấp nhận
DUDINH <--- THOIQUEN ,278 ,063 -,657 ,511 Bác bỏ
DUDINH <--- HIEUQUA ,487 ,072 6,612 *** Chấp nhận
SUDUNG <--- DUDINH ,214 ,079 3,078 ,002 Chấp nhận
SUDUNG <--- THOIQUEN ,276 ,104 2,660 ,008 Chấp nhận
Nhìn vào kết quả bảng 2 và hình 1, ta thấy:
- Nhân tố ―Ảnh hưởng xã hội‖ , ―Điều kiên thuận lợi‖, ―Hiệu quả kỳ vọng‖ có ảnh
hưởng thuận tới nhân tố ―Hành vi dự định‖ với độ tin cậy 95% (do P-value <0.05) và
giải thích được 43,6% dự biến thiên của nhân tố này.
- Nhân tố ảnh hưởng thuận đến ―Hành vi sử dụng‖ bao gồm ―Thói quen sử dụng‖ và
―Hành vi dự định‖ với độ tin cậy 95% (do P-value <0.05). 2 nhân tố này giải thích
được 52,3% sự biến thiên của hành vi sử dụng.
- Các nhân tố ―Nỗ lực kỳ vọng‖ và ―Thói quen sử dụng‖ không ảnh hưởng đến
―Hành vi dự định‖ do có P-value >0.05.
Trọng số ước lượng chuẩn hóa trong mô hình cho thấy mức độ tác động của
các biến độc lập đến biến phụ thuộc. Cụ thể trọng số của nhân tố Ảnh hưởng xã hội và
Hiệu quả kỳ vọng tác động có trị số cao nhất là 0,494 và 0,487; kế đến là biến điều
kiện thuận lợi với 0,239. Điều này cho thấy yếu tố Ảnh hưởng xã hội và Hiệu quả kỳ
vọng có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến hành vi dự định liên quan đến việc sử dụng ví
điện tử. Bên cạnh đó, 2 nhân tố Dự định hành vi và Thói quen sử dụng có mức ảnh
hưởng khá lớn đến hành vi sử dụng ví điện tử, trong đó nhân tố thói quen ảnh hưởng
lớn hơn với trị số 2,76.
357

Hình 2. Kết quả mô hình cấu trúc SEM

4.5 Kiểm định độ tin cậy của ước lượng bằng Bootstrap
Phương pháp Boostrap được sử dụng để kiểm định các ước lượng mô hình trong
mô hình cuối cùng với số mẫu lặp lại là N = 500. Kết quả ước lượng từ 500 mẫu được
tính trung bình kèm theo độ chệch được trình bày trong Bảng 4. Trị tuyệt đối CR rất
nhỏ so với 2 nên có thể nói độ chệch là rất nhỏ; đồng thời không có ý nghĩa thống kê
ở độ tin cậy 95%. Như vậy, ta có thể kết luận là các ước lượng trong mô hình có thể
tin cậy được.

Bảng 3. Kết quả ước lượng bằng Bootstrap với N= 500

Mối quan hệ Ước lượng ML Ước lượng Bootstrap Bias SE-Bias CR


Est SE SE SE-SE Mean
BI <--- PE ,494 ,104 ,015 ,003 ,432 -,004 ,005 -,800
BI <--- SI ,239 ,101 ,124 ,004 ,236 ,007 ,007 1,167
BI <--- FC ,278 ,063 ,132 ,004 ,274 -,004 ,006 -,0667
UB <--- HB ,214 ,079 ,135 ,003 ,117 ,008 ,004 1,500
UB <--- BI ,276 ,104 ,097 ,003 ,212 ,006 ,004 -,200
358

5 Kết luận

Thanh toán không tiền mặt được coi là xu hướng tất yếu và là một trong những
chiến lược quan trọng của nước ta hiện nay, chính vì vậy việc thúc đẩy người tiêu
dùng thanh toán qua ví điện tử trở thành vấn đề quan trọng đối với các nhà cung ứng
dịch vụ Nghiên cứu đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ví
điện tử trong thanh toán của khách hàng cá nhân- trường hợp tại TP. Đà Nẵng. Kết
quả cho thấy ý định sử dụng ví điện tử của khách hàng bị ảnh hưởng bởi các nhân tố
―Ảnh hưởng xã hội‖ , ―Điều kiên thuận lợi‖, ―Hiệu quả kỳ vọng‖ thông qua hành vi
dự định, ngoài ra thói quen sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử cũng chính là
một nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy hành vi sử dụng ví điện tử trong thanh
toán của người tiêu dùng – trường hợp tại Đà Nẵng.
Để thúc đẩy hành vi sử dụng ví điện tử trong thanh toán, các nhà cung ứng dịch vụ
ví điện tử cần phải mở rộng các tính năng của ví nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường
(trên thực tế, nhiều tính năng thanh toán chỉ thực hiện được tại các thành phố như Hà
Nội, TP. HCM) nhằm tạo thói quen cho người sử dụng. Bên canh đó, cần có những
chính sách khuyến khích các doanh nghiệp chấp nhận sử dụng ví điện tử như một
hình thức thanh toán nhanh chóng nhằm tạo sự thuận lợi cho các khách hàng khi sử
dụng.
Mặc dù đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ví điện tử -
trường hợp tại TP Đà Nẵng, tuy nhiên nghiên cứu vẫn tồn tại một số hạn chế như quy
mô mẫu nghiên cứu không lớn và đối tượng quan sát chỉ tập trung trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng. Do đó, các nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng đối với quy mô mẫu và
không gian nghiên cứu để nâng cao tính suy rộng của mô hình nghiên cứu.

Tài liệu tham khảo


1. Ahuja & Khazanchi, Creation of a Conceptual Model for Adoption of Mobile Apps for
Shopping from E-Commerce Sites–An Indian Context, Procedia Computer Science
Volume 91, 2016, Pages 609-616 (2016).
2. Ajzen, I. The Theory of Planned Behavior. Organizational Behavior and Human Decision
Processes, 50, 179-211 (1991).
3. Bolton, R.N. ... et al, Understanding Generation Y and their use of social media: a review
and research agenda. Journal of Service Management, 24 (3), pp. 245-267 (2013).
4. Cả nước có 4,2 triệu ví điện tử có liên kết với tài khoản ngân hàng , https://tuoitre.vn/ca-
nuoc-co-42-trieu-vi-dien-tu-co-lien-ket-voi-tai-khoan-ngan-hang20190401101941976.htm
5. Chin, W.C. and Todd, P.A. On the Use, Usefulness and Ease of Use of Structural Equation
Modelling in MIS Research: A Note of Caution. MIS Quarterly, 19, 237-246 (1995).
6. Celuch et al, Understanding Insurance Salesperson Internet Information Management
Intentions: A Test of Competing Models, Journal of Insurance Issues, 1, pp. 22–40 (2004).
7. Escobar Tomás Escobar-Rodríguez and Elena Carvajal-Trujillo. Influence of trust and
perceived value on the intention to purchase travel online: Integrating the effects of
assurance on trust antecedents, vol. 47, issue C, 286-302 (2013).
8. Fika Deningtyas Maya Ariyanti," Factors Affecting the Adoption of E-Payment on
Transportation Service Application using Modified Unified Technology of Acceptance and
359

use of Technology 2 Model " International Journal of Management and Applied Science
(IJMAS), pp. 73-78, Volume-3,Issue-7 (2017).
9. Fishbein, M. & Ajzen, I.. Belief, attitude, intention, and behavior: An introduction to
theory and research. Reading, MA: Addison-Wesley (1975).
10. Lee, C.Y et al. Genome-wide analyses of steroid- and radiation-triggered programmed cell
death in Drosophila. Curr. Biol. 13(4): 350—357 (2003).
11. Riemenschneider et al., Understanding IT Adoption Decisions in Small Business:
Integrating Current Theories, Article in Information & Management 40(4):269-285
(2003).
12. Schoneville S., ―This just in: Analysis of factors influencing online newspaper reading
behaviour‖, University Twente (2007).
13. Shi, S., Larson, K., Guo, D., Lim, S.J., Dutta, P., Yan, S.J., Li, W.X. Drosophila STAT is
required for directly maintaining HP1 localization and heterochromatin stability. Nat. Cell
Biol. 10(4): 489—496 (2008).
14. Sung S. Kim, Naresh K. Malhotra, Sridhar Narasimhan, Research Note—Two Competing
Perspectives on Automatic Use: A Theoretical and Empirical Comparison (2005).
15. Taylor, S., & Todd, P. A. Understanding information technology usage: A test of
competing models. Information Systems Research, 6, 144-176. doi:10.1287/isre.6.2.144
(1995).
16. Trần Lê Trung Huy, Phân tích xu hướng lựa chọn giữa báo in và báo điện tử của độc giả
báo Tuổi Trẻ tại TPHCM, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh, Thành phố Hồ Chí Minh (2011).
17. Tung, Y.-T., Wu, J.-H., Kuo, Y.-H., & Chang,. Antioxidant activities of natural phenolic
compounds from Acacia confusa bark. Bioresource Technology, 98, 1120–1123. (2008)
18. Venkatesh, Viswanath., et al. User Acceptance of Information Technology: Toward a
Unified View. MIS Quarterly; 2003; 27(3), 425-478
19. Venkatesh, V. and Davis, F.D. ‗A theoretical extension of the technology acceptance
model: Four Longitudinal field studies‘, Management Science, Vol. 46, No. 2, pp. 186-204
(2000).
20. Yang et al (2005) Expression of an uncleavable n-terminal rasgap fragment in insulin
secreting cells increases their resistance towards apoptotic stimuli without affecting their
glucose-induced insulin secretion, JBC Papers in Press.

You might also like