You are on page 1of 124

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU

BỘ MÔN VẬT LIỆU NĂNG LƯỢNG & ỨNG DỤNG

BÁO CÁO ĐỒ ÁN 1

Tên đề tài:

THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BẢNG PHÁT


QUANG TRÊN NỀN NHỰA EPOXY

SVTH: MSSV

Trần Tô Giang 1810126

Đinh Trần Kim Nguyên 1813263

Nghiêm Thị Thắm 1713212

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Trần Hà

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07/2021


Trang 2 / 128
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU

BỘ MÔN VẬT LIỆU NĂNG LƯỢNG & ỨNG DỤNG

BÁO CÁO ĐỒ ÁN 1

Tên đề tài:

THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BẢNG PHÁT


QUANG TRÊN NỀN NHỰA EPOXY

SVTH: MSSV:

Trần Tô Giang 1810126

Đinh Trần Kim Nguyên 1813263

Nghiêm Thị Thắm 1713212

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Trần Hà

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07/2021

i
LỜI CẢM ƠN
Kính gửi quý Thầy Cô!

Báo cáo Đồ án 1: “Thiết kế nhà máy” chuyên ngành Vật liệu Năng lượng và Ứng dụng
với đề tài “Thiết kế nhà máy sản xuất bảng phát quang trên nền nhựa Epoxy” là kết quả của
quá trình cố gắng, tìm tòi nghiên cứu của chúng em và sự hướng dẫn của Thầy Cô, giúp đỡ
từ bạn bè.

Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn trân trong nhất đến Thầy Nguyễn Trần Hà,
người đã tận tình chỉ bảo, giải đáp thắc mắc và đưa ra những lời khuyên, định hướng tốt
nhất giúp chúng em hoàn thành đồ án này.

Chúng em xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy Cô Trường Đại học Bách Khoa Thành phố
Hồ Chí Minh nói chung và Thầy Cô khoa Công nghệ Vật Liệu - Bộ môn Vật liệu Năng
lượng và Ứng dụng nói riêng đã dạy dỗ cho chúng em kiến thức về các môn đại cương cũng
như các môn chuyên ngành, giúp em có được cơ sở lý thuyết vững vàng và tạo điều kiện
giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập.

Cuối cùng chúng em xin chân thành cảm các anh chi c̣ ác khóa trước đã giúp đỡ
chúng em trong quá trình học tập và thực hiện Đồ án. Cảm ơn những người bạn đã tận tình
trao đổi, chia sẻ tài liệu nghiên cứu và có những góp ý hết sức quý báu. Tất cả những sự
chia sẻ, giúp đỡ hết sức tận tình đó đã góp sức rất nhiều về kiến thức cũng như tinh thần cho
quá trình hoàn thành đồ án này của chúng em. Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm
ơn.

ii
TÓM TẮT
Đồ án: “Thiết kế nhà máy sản xuất bảng phát quang trên nền nhựa Epoxy” ra đời với
mục đích nhằm đáp ứng được nhu cầu của các công ty và thị trường về các tấm bảng chỉ dẫn
trong các công trình công cộng với chất lượng tốt và giá thành hợp lý.

Đồ án gồm tất cả là 07 chương:

Chương 1: TỔNG QUAN

Chương 2: THIẾT KẾ SẢN PHẨM VÀ NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT

Chương 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

Chương 4: LỰA CHỌN THIẾT BỊ

Chương 5: THIẾT KẾ NHÀ MÁY

Chương 6: AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP

Chương 7: TÍNH TOÁN KINH TẾ

iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................ii

TÓM TẮT...................................................................................................................iii

MỤC LỤC................................................................................................................... iv

TỪ VIẾT TẮT VÀ Ý NGHĨA...................................................................................xi

DANH MỤC HÌNH ẢNH.........................................................................................xii

DANH MỤC BẢNG BIỂU.......................................................................................xiv

Chương 1...................................................................................................................... 1

TỔNG QUAN............................................................................................................... 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1

1.2 GIỚI THIỆU SẢN PHẨM..............................................................................1

1.2.1 Lịch sử hình thành và vai trò của các bảng chỉ dẫn.......................1

1.2.2 Biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy.......................................3

1.3 TÍNH KHẢ THI CỦA DỰ ÁN.......................................................................4

1.3.1 Nhu cầu thị trường............................................................................4

1.3.2 Vị trí địa lý xây dựng nhà máy.........................................................4

1.3.3 Nguồn cung ứng nguyên vật liệu......................................................5

1.3.4 Nguồn nhân lực.................................................................................5

1.3.5 Công nghệ sản xuất...........................................................................5

1.3.6 Ảnh hưởng đến môi trường sinh thái..............................................6

Chương 2...................................................................................................................... 7

THIẾT KẾ SẢN PHẨM VÀ NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT.....................................7

2.1 THIẾT KẾ SẢN PHẨM..................................................................................7

2.1.1 Yêu cầu về thiết kế............................................................................7

iv
2.1.2 Thông số kỹ thuật..............................................................................7

2.2 NGUYÊN LIỆU...............................................................................................9

2.2.1 Chất lân quang..................................................................................9

a) Giới thiệu về chất lân quang........................................................................9


b) Ứng dụng....................................................................................................10
c) Nguồn cung cấp.........................................................................................11
2.2.2 Nhựa epoxy......................................................................................12

a) Giới thiệu....................................................................................................12
b) Tính chất....................................................................................................14
c) Ứng dụng....................................................................................................14
d) Nguồn cung cấp.........................................................................................15
2.2.3 Chất đóng rắn..................................................................................16

a) Nguồn cung cấp.........................................................................................16


b) Nguồn cung cấp.........................................................................................17
2.2.4 Mực in UV.......................................................................................18

a) Giới thiệu....................................................................................................18
b) Tính chất....................................................................................................19
c) Ứng dụng....................................................................................................20
d) Lựa chọn mực in........................................................................................21
2.2.5 Keo dán............................................................................................22

a) Giới thiệu....................................................................................................22
b) Lựa chọn keo..............................................................................................22
2.3 TÍNH TOÁN VẬT LIỆU...............................................................................23

2.3.1 Đơn pha chế.....................................................................................23

2.3.2 Tính toán..........................................................................................23

a) Tính toán khối lượng sản phẩm................................................................23


b) Tính toán số ngày làm việc........................................................................25
c) Khối lượng nguyên liệu sử dụng...............................................................25
Chương 3.................................................................................................................... 28

v
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ.....................................................................................28

3.1 SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ...........................................................28

3.2 THUYẾT MINH CHI TIẾT QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT.............................29

3.2.1 Chuẩn bị nguyên liệu......................................................................29

3.2.2 Pha trộn nhựa..................................................................................29

3.2.3 Đổ nhựa vào khuôn.........................................................................29

3.2.4 Sấy....................................................................................................29

3.2.5 Xử lý bề mặt....................................................................................29

3.2.6 In UV................................................................................................30

3.2.7 Cắt....................................................................................................30

3.2.8 Khoang lỗ.........................................................................................30

3.2.9 Xử lý góc cạnh.................................................................................30

3.2.10 Cắt cạnh...........................................................................................30

3.2.11 Dán keo............................................................................................30

3.2.12 Kiểm tra thông số............................................................................30

3.2.13 Đóng gói và nhập kho.....................................................................31

Chương 4.................................................................................................................... 32

LỰA CHỌN THIẾT BỊ.............................................................................................32

4.1 NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN THIẾT BỊ......................................................32

4.2 THIẾT BỊ SẢN XUẤT..................................................................................32

4.2.1 Máy trộn..........................................................................................32

4.2.2 Máy chiếc rót...................................................................................34

4.2.3 Lò sấy...............................................................................................34

4.2.4 Máy in UV........................................................................................35

4.2.5 Máy cắt.............................................................................................37


vi
4.2.6 Hệ thống máy đánh bóng................................................................38

4.2.7 Máy khoang.....................................................................................39

4.2.8 Máy xử lý góc cạnh.........................................................................40

4.2.9 Máy cắt cạnh...................................................................................41

4.3 CÁC THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ HỖ TRỢ KHÁC......................................42

4.3.1 Cân đồ hồ lò xo................................................................................42

4.3.2 Cân điện tử......................................................................................43

4.3.3 Cọ quét keo......................................................................................43

4.3.4 Ê tô...................................................................................................44

4.3.5 Xe khay............................................................................................45

4.3.6 Khuôn...............................................................................................46

4.3.7 Xe nâng............................................................................................47

4.3.8 Xe đẩy..............................................................................................48

4.3.9 Bàn thao tác.....................................................................................49

4.3.10 Đồ bảo hộ lao động..........................................................................49

4.3.11 Găng tay...........................................................................................50

4.3.12 Bình chữa cháy................................................................................50

4.4 THIẾT BỊ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG......................................................51

4.4.1 Máy đo độ cứng...............................................................................51

4.4.2 Máy kiểm tra độ sáng.....................................................................52

4.4.3 Đồ hồ bấm giờ..................................................................................53

Chương 5.................................................................................................................... 56

THIẾT KẾ NHÀ MÁY..............................................................................................56

5.1 LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM................................................................................56

5.1.1 Thông tin địa điểm..........................................................................57


vii
5.1.2 Ưu thế của KCN Sóng Thần III.....................................................59

5.2 CÁC YẾU CẦU TRONG THIẾT KẾ..........................................................60

5.3 LỰA CHỌN NHÀ THẦU XÂY DỰNG.......................................................62

5.3.1 Mở cuộc đấu thầu............................................................................62

a) Hồ sơ pháp lý dự thầu................................................................................62
b) Bảng giá dự thầu........................................................................................63
c) Biện pháp thi công.....................................................................................63
d) Bản tiến độ thi công...................................................................................65
5.3.2 Chọn nhà thầu xây dựng nhà máy.................................................65

a) Đối với hạ tầng và hệ thống cơ điện MEP.................................................65


b) Đối với nội thất kiến trúc...........................................................................65
5.4 XÂY DỰNG NHÀ MÁY...............................................................................66

5.4.1 Khu vực nhà xưởng sản xuất chính...............................................66

a) Khu chuẩn bị nguyên liệu..........................................................................66


b) Khu sấy.......................................................................................................66
c) Khu xử lý và đóng gói................................................................................67
5.4.2 Khu hành chính...............................................................................67

5.4.3 Khu phụ trợ sản xuất......................................................................68

a) Kho nhập nguyên liệu................................................................................68


b) Kho lưu.......................................................................................................68
c) Phòng kỹ thuật...........................................................................................68
d) Phòng bảo vệ..............................................................................................68
5.4.4 Khu phục vụ....................................................................................68

a) Khu canteen...............................................................................................69
b) Trạm y tế.....................................................................................................69
c) Phòng để đồ................................................................................................69
d) Khu nghỉ trưa.............................................................................................69
5.4.5 Các khu vực còn lại.........................................................................69

5.5 BẢN VẼ MẶT BẰNG NHÀ MÁY...............................................................71

viii
CHƯƠNG 6................................................................................................................ 72

AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH CÔNG NGIỆP..........................................72

6.1 AN TOÀN LAO ĐỘNG.................................................................................72

6.1.1 Khái niệm.........................................................................................72

6.1.2 Mục đích..........................................................................................73

6.1.3 Quy định về an lao động.................................................................73

a) Trách nhiệm của cá nhân tập thể..............................................................73


b) Trách nhiệm của cá nhân tập thể..............................................................74
c) Quy định về bảo hộ lao động.....................................................................77
d) An toàn về điện...........................................................................................77
e) An toàn về phòng cháy và chữa cháy........................................................80
f) Quy định về ánh sáng, nhiệt độ trong nhà máy........................................82
g) Quy định về sử dụng hóa chất, nguyên liệu..............................................83
6.2 VỆ SINH CÔNG NGHIỆP...........................................................................83

6.2.1 Quy định với công nhân, kỹ thuật viên..........................................83

6.2.2 Quy định về vệ sinh máy móc, thiết bị...........................................84

6.2.3 Quy định về vệ sinh nhà máy.........................................................84

6.2.4 Xử lý phát thải ra môi trường........................................................85

Chương 7.................................................................................................................... 87

TÍNH TOÁN KINH TẾ.............................................................................................87

7.1 TÍNH TOÁN CHI PHÍ..................................................................................87

7.1.1 Chi phí nguyên liệu trong một năm...............................................87

7.1.2 Chi phí xây dựng.............................................................................87

7.1.3 Bố trí ca làm việc và giờ làm việc...................................................88

a) Đối với công nhân và nhân viên hành chính............................................88


b) Đối với nhân viên bảo vệ............................................................................88
7.1.4 Bố trí lực lượng lao động................................................................89

ix
7.1.5 Chi phí nhân công...........................................................................93

7.1.6 Chi phí thiết bị.................................................................................96

7.1.7 Chi phí điện năng............................................................................98

7.1.8 Chi phí sử dụng nước....................................................................100

7.1.9 Tổng chi phí đầu tư.......................................................................100

7.2 ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM..............................................................................101

7.2.1 Định giá cho sản phảm bản EXIT................................................102

7.2.2 Định giá cho sản phẩm bản PCCC..............................................102

7.3 TÍNH DOANH THU VÀ DÒNG TIỀN SAU THUẾ.................................102

7.3.1 Tính doanh thu hằng năm của nhà máy......................................102

7.3.2 Tính dòng tiền sau thuế................................................................103

7.3.3 Tính thời gian hoàn vốn................................................................105

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................xvii

x
TỪ VIẾT TẮT VÀ Ý NGHĨA
Từ viết tắt Các viết đầy đủ - giải nghĩa

PCCC Phòng cháy chữa cháy

KCN Khu công nghiệp

CĐR Chất đóng rắn

BHLĐ Bảo hiểm lao động

BHCN Bảo hiểm cháy nổ

HSMT Hồ sơ mời thầu

xi
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2. 1: Thiết kế của bảng EXIT....................................................................8

Hình 2. 2: Biển báo thiết bị PCCC.....................................................................8

Hình 2. 3: Bột dạ quang ...................................................................................11

Hình 2. 4: Đồng hồ Rolex Sea-Dewller sử dụng chất phát quang Luminova11

Hình 2. 5:Sản phẩm thủ công từ nhựa epoxy của Lê Hoàng Minh ..............16

Hình 2. 6: Mực led UV epson desktop 1 L ......................................................22

Hình 2. 7: Keo dán SeaGlue SG-45...............................................................24Y

Hình 4. 1: Máy khuấy 2 trục AD-15 ................................................................33

Hình 4. 2: Máy chiếc dung dịch lỏng , sệt 2 vòi MCD2V ...............................34

Hình 4. 3: Nhà xây công nghiệp Khôi Minh. ..................................................35

Hình 4. 4: Máy in UV phẳng khổ lớn – PLAMAC 2513UV ..........................36

Hình 4. 5: Máy cắt khắc Laser phi kim Elip-light-1610-130W .....................37

Hình 4. 6: Máy khoan bàn Tiến Đạt KT1M2 1HP/220V 14............................40

Hình 4. 7:Máy đánh bóng - khoan - mài đa năng cầm tay GIANYA ...........41

Hình 4. 8: Máy cắt góc đa năng INGCO BM2S18004 ...................................42

Hình 4. 9: Cân đồng hồ lò xo Nhơn Hòa 100kg...............................................43

Hình 4. 10: Cân điện tử 2 màn hình CAS SW-1D ..........................................44

Hình 4. 11: Cọ quét keo....................................................................................45

Hình 4. 12: Ê tô bàn khoan 4 INCH 100 mm .................................................45

Hình 4. 13: Hình xe đẩy nhiều tầng.................................................................47

Hình 4. 14: Khuôn silicon ................................................................................48

Hình 4. 15: Xe nâng điện CPD15 ....................................................................48

Hình 4. 16: Xe đẩy hàng ...................................................................................49

xii
Hình 4. 17: Bàn thao tác...................................................................................50

Hình 4. 18: Quần áo bảo hộ công nhân ...........................................................51

Hình 4. 19: Găng tay bảo hộ lao động..............................................................51

Hình 4. 20: Bình chữa cháy MFZ8 ..................................................................52

Hình 4. 21: Máy đo độ cứng Shore HT-6600A/C/D .......................................53

Hình 4. 22: Máy đo cường độ ánh sáng LUTRON LM-81LX ......................54

Hình 4. 23: Đồng hồ bấm giây PC894 ...............................................................5

Hình 5. 1: Bản đồ quy hoạch tổng thể KCN Sóng Thần III...........................56

xiii
DANH MỤC BẢNG BIỂ

Bảng 2. 1: Thông số kỹ thuật bột lân quang....................................................12

Bảng 2. 2: Thông số kỹ thuật nhựa epoxy.......................................................16

Bảng 2. 3: Thông số kỹ thuật chất đóng rắn...................................................18

Bảng 2. 4: Đơn pha chế.....................................................................................24

Bảng 2. 5: Bảng tính toán số ngày làm việc. 2

Bảng 4. 1: Thông số kỹ thuật của máy khuấy 2 trục AD-15..........................33

Bảng 4. 2: Thông số kỹ thuật của máy chiếc dung dịch lỏng, sệt 2 vòi MCD2V 34

Bảng 4. 3: Thông số kỹ thuật của nhà sấy.......................................................35

Bảng 4. 4: Thông số kỹ thuật của máy in UV phẳng khổ lớn – PLAMAC 2513UV
............................................................................................................................ 36

Bảng 4. 5: Khối lượng công việc của máy in UV.............................................36

Bảng 4. 6: Thông số kỹ thuật của máy cắt khắc Laser phi kim Elip-light-1610-
130W..................................................................................................................37

Bảng 4. 7: Khối lượng công việc của máy cắt..................................................38

Bảng 4. 8: Thông số kỹ thuật của máy đánh bóng..........................................38

Bảng 4. 9: Khối lượng công việc của máy đánh bóng.....................................39

Bảng 4. 10: Thông số kỹ thuật của máy khoan bàn Tiến Đạt KT1M2 1HP/220V 40

Bảng 4. 11: Thông số kỹ thuật của máy đánh bóng - khoan – mài đa năng cầm tay
GIANYA............................................................................................................41

Bảng 4. 12: Thông số kỹ thuật của máy cắt góc đa năng INGCO BM2S18004 42

Bảng 4. 13: Thông số kỹ thuật của cân đồng hồ lò xo Nhơn Hòa 100kg.......43

xiv
Bảng 4. 14: Thông số kỹ thuật của cân điện tử 2 màn hình CAS SW-1D.....44

Bảng 4. 15: Thông số kỹ thuật của ê tô bàn khoan 4 INCH 100 mm............46

Bảng 4. 16: Thông số của xe khây inox............................................................46

Bảng 4. 17: Thông số của khuôn......................................................................47

Bảng 4. 18: Thông số của xe nâng điện CPD15...............................................49

Bảng 4. 19: Thông số của xe đẩy hàng.............................................................49

Bảng 4. 20: Thông số của bàn thao tác............................................................50

Bảng 4. 21: Thông số của bình chữa cháy MFZ8............................................52

Bảng 4. 22: Thông số kỹ thuật của máy đo độ cứng Shore HT-6600A/C/D..53

Bảng 4. 23. Thông số kỹ thuật của máy đo cường độ ánh sáng LUTRON LM-
81LX................................................................................................................... 54

Bảng 4. 24: Thông số kỹ thuật đồng hồ bấm giây PC894 5

Bảng 5. 1: Cơ cấu sử dụng đất .........................................................................58

Bảng 5. 2: Các loại chi phí trong khu công nghiệp ........................................58

Bảng 5. 3: Diện tích các khu vực. 7

Bảng 7. 1: Chi phí nguyên liệu trong 1 năm....................................................87

Bảng 7. 2: Chi phí xây dựng nhà máy..............................................................87

Bảng 7. 3: Bố trí chức vụ trong nhà máy.........................................................90

Bảng 7. 4: Chi phí lương trong một năm ( đơn vị: triệu VND)......................94

Bảng 7. 5: Chi phí công nhân...........................................................................96

Bảng 7. 6: Chi phí thiết bị.................................................................................96

Bảng 7. 7: Chi phí điện năng của các loại thiết bị...........................................98

Bảng 7. 8: Chi phí sử dụng nước......................................................................99

xv
Bảng 7. 9: Tổng cho phí đầu tư......................................................................100

Bảng 7. 10: Dự đoán chi phí sản suất mỗi năm.............................................101

Bảng 7. 11: Tổng kết dòng tiền sau thuế........................................................103

Bảng 7. 12: Bảng tính dòng tiền tích lũy hằng năm......................................104

xvi
Chương 1

TỔNG QUAN

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong thời kỳ đổi mới và phát triển, sự xuất hiện nhanh chóng các công trình công
cộng, ở khắp mọi nơi trên cả nước. Và các vấn đề như an toàn phòng cháy chữa cháy, chỉ
dẫn an toàn khi xảy ra sự cố ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Trên thị trường hiện nay,
có nhiều loại biển báo khác nhau, vô cùng đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, giá cả,
chất lượng cho khách hàng lựa chọn.

Các loại biển báo đời đầu chủ yếu là dùng nguồn điện dự trữ (pin) kết hợp với điện hệ
thống hoặc không có hệ thống điện kèm theo. Tuy nhiên, các loại biển báo đó sẽ không còn
phát huy được tác dụng khi hệ thống điện gặp trục trặc hay nguồn điện dự phòng hết. Vậy
nên biển báo phát quang trên nền nhựa epoxy xuất hiện, là một trong những hướng đi để
giải quyết các vấn đề về sự phụ thuộc vào nguồn điện và kết cấu đơn giản, gọn nhẹ hơn.

Với công nghê ̣sản xuất hiện đại kết hợp với nhựa epoxy có độ bền cao và bột lân
quang chất lượng, thì các sản phẩm ra thời gian sáng lâu hơn, bền hơn, ổn định hơn. Công
nghê ̣in UV cho chất lượng hình ảnh rõ nét, bền đẹp trên từng sản phẩm. Ngoài sản phẩm
chính, tuỳ theo yêu cầu khách hàng mà nhà máy có thể thiết kế và sản xuất ra nhiều mặt
hàng đa dạng, từ biển báo hiệu, biển cảnh cáo,…với giá cả hợp lý phù hợp với yêu cầu của
khách hàng. Từ đó có thể đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng thị trường, tiếp cận với nhiều
khách hàng hơn, quy mô nhà máy có thể phát triển rộng hơn.

1.2 GIỚI THIỆU SẢN PHẨM

1.2.1 Lịch sử hình thành và vai trò của các bảng chỉ dẫn.

Biển báo, bảng chỉ dẫn là thiết kế hoặc sử dụng các biển hiệu và biểu tượng để truyền
đạt một thông điệp đến một nhóm người cụ thể cho mục đích tiếp thị, quảng cáo, cảnh báo,
chỉ dẫn. Thông thường chúng ta có thể tìm thấy các biển báo, bảng chỉ dẫn ở khắp mọi nơi

Trang 1 / 105
như đường phố, các tòa nhà, quán ăn, … Các biển báo thường có hình dạng, kích thước
khác nhau tùy theo vào mục đích sử dụng.

Các biển báo thực hiện các vai trò hoặc chức năng sau:

 Cung cấp thông tin: các biển báo truyền tải thông tin về các dịch vụ và phương
tiện, như bảng đồ, thư mục, biển chỉ dẫn hoặc biển báo diễn giải được sử dụng
trong bảo tàng, phòng trưng bày, vườn thú, công viên và khu triển lãm, điểm du
lịch và văn hóa giúp nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
 Thuyết phục: bảng hiệu quảng cáo được thiết kế để thuyết phục người dùng về
giá trị tương đối của một công ty, sản phẩm hoặc thương hiệu.
 Hướng / Điều hướng: các biển hiệu cho thấy vị trí của các dịch vụ, cơ sở, không
gian chức năng và các khu vực chính, chẳng hạn như cột đăng hoặc mũi tên chỉ
đường.
 Nhận dạng: các biển hiệu cho biết các dịch vụ và phương tiện, chẳng hạn như tên
và số phòng, biển hiệu phòng vệ sinh hoặc chỉ định sàn.
 An toàn và quy định: các biển báo đưa ra hướng dẫn cảnh báo hoặc an toàn, như
biển cảnh báo, biển báo giao thông, biển báo lối thoát, biển báo cho biết phải làm
gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc thiên tai hoặc các biển báo truyền đạt các quy
tắc và quy định.
 Điều hướng - có thể là ngoại thất hoặc nội thất (ví dụ: với màn hình tương tác
trên sàn như với "bước chân thông tin" được tìm thấy ở một số điểm tham quan
du lịch, bảo tàng, … hoặc với các phương tiện khác của "cách đi năng động”.

Biển báo hiện nay được làm từ nhiều chất liệu phong phú như đèn neol, gỗ, kim loại,
… nhưng các chất liệu này không phù hợp với trường hợp thiên tai, tai nạn, sự cố bất ngờ.
Nên những năm gần đây các biển báo dạ quang đang được rất ưa chuộng tại các nước trên
thế giới, bởi đặc điểm có thể tự phát sáng trong bóng tối với thời gian phát sáng khoảng từ
6-12h, giúp chỉ dẫn người dùng khi có sự cố để tìm được nơi an toàn một cách nhanh chóng.

1.2.2 Biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy

Trang 2 / 105
Biển báo EXIT sử dụng chất phát quang là công cụ chỉ dẫn đường cần thiết trong mọi
công trình như dân dụng, công nghiệp, trung tâm thương mại, chung cư, tòa nhà cao ốc hay
các khu vực công cộng. Đảm bảo an toàn tính mạng là vấn đề luôn được đặt trên hàng đầu
trong các sự cố thiên tai, hỏa hoạn,… cũng như trong các công trình xây dựng, các tòa nhà
đông dân cư… Phòng ngừa những tai nạn có rất nhiều cách khác nhau như cung cấp thiết bị
và môi trường làm việc an toàn, tổ chức các đợt tập huấn thường niên cho công nhân trong
các tình huống sự cố cụ thể, …Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận tất các rủi ro tiềm
tàng có thể là ngòi nổ cho các sự cố xảy ra. Vì thế, khi xảy ra các sự cố bất ngờ, biển báo
EXIT không chỉ đơn giản là việc chỉ lối ra mà còn là việc chỉ hướng sơ tán và thoát nạn một
cách nhanh chóng nhất. Điều này làm giảm những thiệt hại đáng tiếc về người do bị mắc kẹt
bên trong khi không thông thạo địa hình trong khu vực mình có mặt hay chen lấn hoảng
loạn tìm lối ra. Chính vì thế, nếu như không có biển báo EXIT, chắc chắn những thiệt hại sẽ
không dừng lại ở tài sản mà còn ở tính mạng người, hậu quả của các sự cố sẽ rất nặng nề và
khó khắc phục.

Biển báo thiết bị PCCC là công cụ được hình thành dựa trên nhu cầu thị trường.
Khuyến cáo của các nhà sản xuất là không nên để bình chữa cháy tiếp xúc trực tiếp với ánh
sáng mặt trời hay những nơi có nhiệt độ trên 50°C trong thời gian dài tránh những hỏng móc
và hao mòn cho bình chữa cháy. Điều này dẫn đến việc để bình chữa cháy trong các giá treo
hoặc trong hộp đặt những chỗ thuận tiện cho việc hoạt động, di chuyển, … Nhưng khi có sự
cố cháy nổ - hỏa hoạn xảy ra, màu sơn đỏ chống gỉ của bình chữa cháy là màu dễ nhận biết
từ mắt người tạo sự chú ý và là màu ít bị khúc xạ ánh sáng nhất nhưng tâm lý hoảng loạn
hay lượng khói dày đặc có thể làm vị trí đặt bình chữa cháy rơi vào điểm mù khó nhận biết.
Chính vì thế biển báo dạ quang ra đời để giúp người trong đám cháy nhận biết vị trí bình
chữa cháy nhanh nhất gần nhất và chính xác nhất để có thể sử dụng kịp thời kịp lúc tránh
làm những đám cháy nhỏ lan rộng thành cháy lớn, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.

1.3 TÍNH KHẢ THI CỦA DỰ ÁN

Trang 3 / 105
1.3.1 Nhu cầu thị trường

Việc hiện đại hóa xã hội phát triển đã làm thúc đẩy gia tăng số lượng các tòa cao ốc,
chung cư, các khu công nghiệp, các nhà máy, công xưởng sản xuất, các địa điểm vui chơi,
giải trí. Những nơi này thu hút một lượng lớn người đến làm việc và sinh sống. Nếu có
những sự cố về an toàn cháy nổ, kết cấu hạ tầng, … thì việc đảm bảo an toàn tính mạng cho
tất cả mọi người có mặt lúc đó là một điều rất khó khăn. Chính vì thế, mọi người ít nhất phải
tự giải cứu mình trong tình huống đó, việc dễ dàng nhất là di chuyển khỏi vùng nguy hiểm,
vùng sự cố xảy ra hay tìm kiếm dụng các dụng cụ đập hỏa hoạn như nguồn nước, bình chữa
cháy. Việc tìm kiếm bình chữa cháy sẽ thuận lợi hay di chuyển khỏi khu vực cháy nổ sẽ dễ
dàng, nhanh chóng và có trật tự hơn rất nhiều khi có biển báo bình chữa cháy và bảng báo
EXIT. Tiêu chuẩn Anh BS ISO 16069 đề cập tới việc khuyến khích sử dụng các chất phát
quang làm các biển báo khẩn cấp. Hiệp hội Sở hữu và Quản lý các tòa nhà của Mỹ đã đề
nghị các chủ tòa nhà chuyển sang sử dụng các bảng chỉ dẫn khẩn cấp sử dụng chất phát
quang thay cho các bảng chỉ dẫn khẩn cấp dùng điện. Vì thế, thị trường tiêu thụ của các
bảng chỉ dẫn phát quang đặc biệt là biển báo EXIT và biển báo bình chữa cháy hiện nay và
tương lai là rất lớn trong và ngoài nước.

1.3.2 Vị trí địa lý xây dựng nhà máy

Tính tới tháng 2 năm 2021, cả nước hiện tại cáo 370 khu công nghiệp (KCN) được xây
dựng trên 61 tỉnh thành. 1 Trong đó, các khu công nghiệp lớn ở Bình Dương, Đồng Nai,
Thành phố Hồ Chí Minh, …có diện tích đất xây dựng rộng lớn và mở rộng trong thời gian
trước mắt và lâu dài. Vị trí có địa hình bằng phẳng, có điều kiện thiên nhiên thuận lợi (khí
hậu, thủy văn, …) và là nơi có địa chất ổn định, bền vững (không có mỏ khoáng sản hoặc
mạch nước ngầm; có khả năng chịu lực, chống lún; không xảy ra động đất hay thường
xuyên xảy ra thiên tai). Vị trí các khu công nghiệp có cơ sở vật chất hạ tầng hiện đại và đầy
đủ các tiện ích như hệ thống điện lưới, hệ thống trung thế, hệ thống phát sáng, hệ thống cấp
thoát nước, an ninh trật tự; giao thông thuận tiện gần các đầu mối giao thông hay các bến
cảng, xây bay, nhà ga. Cực kỳ phù hợp để chọn làm nơi xây dựng nhà máy.

1.3.3 Nguồn cung ứng nguyên vật liệu

Việc sản xuất sản phẩm với số lượng lớn thì cần phải lượng lớn nguyên vật liệu để đáp
ứng như cầu đó. Việc lựa chọn, đánh giá các nguồn cung khác nhau cho từng loại nguyên

Trang 4 / 105
liệu khác nhau cũng phải đảm bảo một số tiêu chí cơ bảng như nguồn cung ứng có vị trí gần
với vị trí xây dựng nhà máy để giảm thiểu kinh chí cho việc vận tải nguyên vật liệu, đảm
bảo nguyên vật liệu không bị biến tính trong lúc vận chuyển, …Nguồn cung cấp nguyên vật
liệu lâu dài đảm bảo về chất lượng cũng như số lượng nguyên vật liệu để nhà máy có thể sản
xuất theo đúng công suất và không bị gián đoạn, …Giá thành của nguyên vật liệu có tính
cạnh tranh để sản phẩm khi được sản xuất có khả năng cạnh tranh về giá với các sản phẩm
đã có mặt trên thị trường, giá dễ tiếp cận với phân khúc khách hàng mà sản phẩm hướng tới.

1.3.4 Nguồn nhân lực

Hiện nay, Việt Nam đang có ưu thế lớn trong vấn đề nguồn lực nhân công.
Theo số liệu năm học 2018-2019 của của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có 311.599 sinh viên tốt
nghiệp đại học. 2 Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động quý IV năm 2020 ước tính là
48,8 triệu người. 3 Số lượng nhân công trong độ tuổi vàng dồi dào, nhân công được đào đạo
có chất lượng ngày càng tăng cao phù hợp với các công việc yêu cầu kỹ thuật. Ngoài các kỹ
năng chuyên môn, sinh viên đại học - những nhân lực tương lai hiện nay rất chú trọng đến
các kỹ năng mềm, ngoại ngữ phù hợp với nhiều vị trí việc làm, chức vụ làm việc.

Để thu hút và giữ chân các nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao bằng việc
đảm bảo thuận lợi trong việc di chuyển từ khu vực đến nhà máy, đảm bảo môi trường làm
việc an toàn, chính sách lương - thưởng - phúc lợi phù hợp với từng vị trí.

1.3.5 Công nghệ sản xuất

Chất lượng của sản phẩm phần lớn phụ thuộc vào công nghệ sản xuất sản phẩm đó. Vì
chiều hướng đi lên của xã hội nên việc chọn máy móc, xây dựng dây chuyền sản xuất phải
mang tính hiện đại, không nên chọn các công nghệ sắp bị đào thải để tránh tổn thất kinh tế
khi phải chuyển đổi dây chuyền sản xuất nửa chừng. Việc lựa chọn công nghệ phù hợp với
đối tượng sử dụng sản phẩm để không phải sản xuất sản phẩm bằng những công nghệ đắt đỏ
với những ưu thế vượt trội mà người tiêu dùng không cần hoặc có hay không có cũng không
sao, tránh việc sản phẩm gặp khó trong việc cung ứng đầu ra của sản phẩm, khó cạnh tranh
với các sản phẩm rẻ hơn. Việc lựa chọn máy móc cho công nghệ sản xuất phải được xem
xét các yếu tố khi thiết kế nhà máy như phòng chống cháy nổ, nhiệt độ môi trường vận hành
máy, vị trí đặt máy móc, khoảng cách di chuyển giữa các khâu, … các loại máy móc dễ lắp
đặt, sử dụng, bảo trì bảo dưỡng, không tốn nhiên liệu, năng lượng để duy trì hoạt động.

Trang 5 / 105
1.3.6 Ảnh hưởng đến môi trường sinh thái

Lựa chọn các nguyên liệu an toàn khi sử dụng, có khả năng tái sử dụng hay các công
nghệ an toàn không sản sinh các chất độc hại ra môi trường tránh những thiệt hại, ảnh
hưởng đến môi trường sinh thái. Được biết nguyên liệu khó tái chế nhất trong bảng phát
quang trên nền nhựa epoxy là nhựa epoxy sau khi đóng rắn. Bản chất của nhựa epoxy là loại
nhựa cứng, không thể tạo hình hoặc hòa tan sau khi đóng rắn. Chính vì thế việc nhựa epoxy
khi kết hợp với chất làm cứng dạng amin có bán sẵn trên thị trường cho ra chất dẻo epoxy
kiểu mới có khả năng định hình hoặc sửa chữa bằng tác động của nhiệt hoặc áp suất. Loại
nhựa epoxy này không bị mất đi những tính chất cơ học ban đầu của mình mà thậm chí còn
có thể được nghiền ra thành bột và ép nóng thành một màng mỏng tái chế. 4

Trang 6 / 105
Chương 2

THIẾT KẾ SẢN PHẨM VÀ NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT

2.1 THIẾT KẾ SẢN PHẨM

2.1.1 Yêu cầu về thiết kế

Việc thiết kế sản phẩm mang tính đột phá như tinh gọn nhưng vẫn đáp ứng đủ các yêu
cầu sau:

 Đảm bảo việc hấp thụ ánh sáng và thời gian phát sáng theo yêu cầu.

 Độ bền cơ nhiệt cao.

 An toàn của sản phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn đánh giá và hạn chế gây hại
cho môi trường.

 Giá thành cạnh tranh với các sản phẩm cùng phân khúc trên thị trường.

Ngoài ra, tại Việt Nam biển báo phải đáp ứng được các yếu tố an toàn được các tiêu
chuẩn quốc gia TCVN 8092:2009 về Ký hiệu đồ họa - Màu sắc an toàn và biển báo an toàn
- Biển báo an toàn sử dụng ở nơi làm việc và nơi công cộng. Ngoài ra còn được tham khảo
thêm bằng tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4879:1989 về phòng cháy - dấu hiệu an toàn.

2.1.2 Thông số kỹ thuật

Bảng EXIT :

Trang 7 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

Hình 2. 1: Thiết kế của bảng EXIT


 Kích thước: 350×150×5 mm
 Chất liệu: nhựa epoxy, bột dạ quang
 Màu sắc: màu trong, xanh
Biển báo thiết bị PCCC

Hình 2. 2: Biển báo thiết bị PCCC


 Kích thước: 150×150×350 mm
 Chất liệu: nhựa epoxy, bột dạ quang.
 Màu sắc: trắng, màu đỏ, trong.

Trang 8 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

2.2 NGUYÊN LIỆU

2.2.1 Chất lân quang

a) Giới thiệu về chất lân quang

Lân quang hay gọi dạ quang là một dạng phát quang, trong đó các phân tử của chất lân
quang hấp thụ ánh sáng, chuyển hóa năng lượng của các photon thành năng lượng của các
electron ở một số trạng thái lượng tử có mức năng lượng cao nhưng bền trong phân tử để
sau đó electron chậm chạp rơi về trạng thái lượng tử ở mức năng lượng thấp hơn và giải
phóng một phần năng lượng trở lại ở dạng các photon. Lân quang khác với huỳnh quang ở
chỗ việc electron trở về trạng thái cũ, kèm theo nhả ra photon là rất chậm chạp. Trong
huỳnh quang, sự rơi về trạng thái cũ của electron gần như tức thì, khiến photon được giải
phóng ngay. Các chất lân quang hoạt động như những bộ dự trữ ánh sáng: thu nhận ánh
sáng và chậm chạp nhả ra ánh sáng sau đó.

Trong phân tử, các electron thường nằm ở trạng thái lượng tử cân bằng bền có mức
năng lượng và spin xác định. Khi có photon bay vào phân tử, hay có các kích thích khác như
các hạt (như electron, hạt alpha, ...) có năng lượng thích hợp bay vào, electron trong phân tử
sẽ có thể hấp thụ năng lượng của hạt bay vào và nhảy lên trạng thái có năng lượng cao hơn.

Việc di chuyển lên trạng thái mới, gọi là trạng thái kích thích, có thể diễn ra dễ dàng
khi không có sự thay đổi spin, chỉ có sự thay đổi về năng lượng. Lúc đó trạng thái mới tồn
tại không lâu và electron dễ dàng rơi trở về trạng thái cơ bản; giải phóng ra photon (hiện
tượng huỳnh quang) hay nhả năng lượng ra ở dạng dao động nhiệt (sinh ra các phonon; đây
là hiện tượng diễn ra trên đa số các vật màu tối: chúng hấp thụ ánh sáng và nóng lên).

Tuy nhiên, ở các chất lân quang, một phần nhỏ electron ở trạng thái kích thích có thể
thay đổi spin chuyển sang trạng thái có spin khác nhưng năng lượng vẫn như vậy. Trạng
thái này, có cả spin và năng lượng khác với spin và năng lượng của trạng thái cơ bản, không
dễ dàng trở về được trạng thái cơ bản do bị cấm bởi quy tắc cơ học lượng tử.

Để trở về trạng thái cơ bản, các va chạm nhiệt giữa các phân tử sẽ khiến electron giải
phóng bớt hay hấp thụ thêm năng lượng ở dạng nhiệt (năng lượng của các phonon) và
chuyển sang trạng thái dễ dàng rơi về mức cơ bản. Khi rơi về mức cơ bản; năng lượng của
electron có thể được nhả ra ở dạng các phonon (nhiệt năng) hoặc các photon (quang năng).

Trang 9 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

b) Ứng dụng

Các chất lân quang được ứng dụng để tạo ra nguồn sáng cho các tình huống tạm thời
thiếu ánh sáng nhưng không cần tiêu thụ năng lượng để nuôi. Năng lượng phát sáng đã được
tích trữ từ lúc chất này được chiếu sáng tự nhiên. Ví dụ như chúng được gắn trên mặt đồng
hồ đeo tay, giúp đọc thời giờ trong bóng tối; gắn trên kim chỉ la bàn, để xác định phương
hướng trong bóng đêm; hoặc gắn trên công tắc đèn điện, cho biết vị trí công tắc đèn khi
chưa bật đèn.

Chúng cũng được dùng để làm đồ trang trí, chế tạo mực phát sáng (tuy rằng các loại
mực phát sáng hay dùng chất huỳnh quang hơn).

Hình 2.3: Bột lân quang 5

Trang 10 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

Hình 2. 3: Đồng hồ Rolex Sea-Dewller sử dụng chất phát quang Luminova 6


Các vật liệu lân quang thường là hợp chất hóa học của kim loại chuyển tiếp hoặc đất
hiếm. Chúng thường được pha trộn thêm các hoạt chất từ một chất nền. Chất nền có thể là
ôxít, sunfua, selenua, silicat của kẽm, cadimi, mangan, nhôm, silic, hay các kim loại đất
hiếm. Các hoạt chất, giúp gia tăng thời gian phát sáng có thể là các kim loại như đồng, bạc.
Nếu pha thêm niken có thể làm giảm thời gian phát sáng.

Sulfua kẽm ( ZnS) với 5 ppm đồng thường được dùng làm đồ chơi lân quang. Hỗn hợp
sulfua kẽm và sulfua cadmi (CdS ) có thể tạo ra màu sắc tùy theo nồng độ trộn; và có thể
phát sáng từ 1 đến 10 giờ. SrAlO 3 pha với Eu là lân quang xanh sáng lâu. Hỗn hợp CaS và
SrS pha thêm Bi có thể sáng 12 tiếng đồng hồ. Các chất này có thể được trộn cùng vật liệu
chế tạo đồ vật hay pha vào mực hoặc sơn in.

Loại chất phát quang do hai chất tạo thành: kẽm sunfua, hoặcCaS và chất phóng xạ. Để
ánh sáng có thể phát ra liên tục người ra thêm vào đó một ít chất phóng xạ nhưC a 14 , S 35,
Sr 90 , Tl 204 , Ra hoặc đồng vị Po.

Đa số các vật liệu lân quang cho ra màu xanh. Vật liệu màu đỏ thường có thời gian
phát sáng ngắn hơn.

c) Nguồn cung cấp

Shenzhen Yu Mingjie Pigments Co., Ltd là một doanh nghiệp có 10 năm kinh nghiệm
trong việc nghiên cứu và sản xuất chất dạ quang chất lượng cao. Đạt được chứng nhận về
tiêu chuẩn về an toàn và sức khỏe SGS. Năng lực sản xuất 50 tấn mỗi tháng. Có dịch vụ vận

Trang 11 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

chuyển đường biển và đường hàng không về Việt Nam. Sắc tố Photoluminescent mã 12004-
37-4 là một sản phẩm phù hợp trong các ứng dụng của epoxy, không độc hại, không phóng
xạ, thân thiện với môi trường.

Bảng 2. 1: Thông số kỹ thuật bột lân quang

Tên sản phẩm Sắc tố Photoluminescent 12004-37-4

MF SrAl2O4.B2O3:Eu

Xuất xứ Guangdong, China

Nhãn hiệu YMJ

Kích thước 5-90 µm

Chất liệu Dựa trên Strontium Aluminate

Loại Vô cơ Pigment

Màu sắc Xanh lá cây

Thời gian phát sáng Hơn 10 h

Nhiệt độ sử dụng -40-1100°C

Thời gian sử dụng 15 năm

Giá 507 000 VND.kg-1

2.2.2 Nhựa epoxy

a) Giới thiệu

Cấu trúc của một nhóm epoxide, một nhóm chức phản ứng có trong tất cả các loại
nhựa epoxy.

Epoxy là một polymer nhiệt rắn, còn được gọi là polyepoxides tên gọi chung cho tất cả
các loại nhựa tổng hợp có chứa ít nhất hai nhóm epoxide trong cấu trúc phân tử, chúng được
xem như là monomer không có liên kết ngang hay oligomer có chứa nhóm epoxy. Về

Trang 12 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

phương diện hoá học, nhựa epoxy có thể chứa một hoặc nhiều nhóm epoxide ở vị trí cuối
mạch hay lặp đi lặp lại trong cấu trúc phân tử.

Ta thấy nhựa epoxy ở trạng thái không đóng rắn là những mạch polyete dài, trong đó
nhóm hydroxyl tự do nằm cách nhau một khoảng cách tương đối xa. Hai đầu mạch là nhóm
epoxide. Nhóm epoxide và hydroxyl có khả năng phản ứng với nhiều chất và phụ thuộc vào
độ định nhóm chức của các nhóm đó mà có thể thu được nhựa nhiệt dẻo biến tính hoặc nhựa
đóng rắn không nóng chảy và không hòa tan. Sản phẩm tạo ra trong suốt, không màu, bền
kiềm, dễ xử lí.

 Epoxy hiện nay có hai loại chính và epoxy một thành phần và epoxy hai thành phần.
Epoxy một thành phần được bảo quản ở nhiệt độ từ 120 đến 140°C. Chúng được pha chế
mà không cần sự hỗ trợ của chất xúc tác và đóng rắn nhanh hơn epoxy hai thành phần. Hệ
thống một thành phần có đặc tính kết dính tuyệt vời và chịu được môi trường bên ngoài
khắc nghiệt. Epoxy hai thành phần được bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn so với hệ thống một
thành phần. Quá trình đóng rắn được thực hiện với sự trợ giúp của chất xúc tác và quá trình
này có thể được tăng tốc bằng nhiệt. Liên kết ngang trong polyme tăng lên trong quá trình
gia tốc nhiệt này để tạo ra các đặc tính ưu việt. Epoxy hai thành phần có tính ổn định cao.
Chúng cũng có nhiều ứng dụng khác nhau, chẳng hạn như liên kết, niêm phong và phủ.
Chúng có thể được xử lý để chống lại nhiệt độ cao và có thời gian đóng rắn nhanh.

Nhựa epoxy sau khi đóng rắn có một số tính chất sau:

 Mật độ liên kết ngang tương đối thưa

 Trong mạch vẫn còn tồn tại nhóm -OH

 Trong nhựa đóng rắn có liên kết ête

 Trong phân tử nhựa có vòng thơm

b) Tính chất.

Ưu điểm:

Trang 13 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

 Epoxy khi khô không bị co lại nên đây là một loại chất kết dính cực tốt. Với độ
kết dính lớn giúp vật liệu bám dính cực tốt lên các loại bề mặt không đồng nhất
như kim loại, nhựa, bê tông, kính, đồ gỗ…

 Có tính chất trong suốt và kháng tia UV.

 Có khả năng đóng rắn ở trong môi trường nước.

 Khả năng cách điện, kháng hóa chất và bền nhiệt cực kỳ tốt.

 Chống ăn mòn, cứng và độ bám dính cao.

 Tuổi thọ dài (khoảng 50 năm) và không phát thải VOC.

 Nhựa epoxy còn có một số ưu điểm khác như: có kết cấu cho hút chân không,
gắn liên kết các vật liệu khác nhau.

Khuyết điểm:

 Thời gian đóng rắn dài khoảng từ 10-12 h trong điều kiện bình thường.

 Giòn, kém đàn hồi nên chịu dẫn nở nhiệt kém.

 Khi gia công không đúng cách thì dễ tạo bọt khí.

 Khả năng chịu nước kém, điều kiện ẩm ướt lặp đi lặp lại có thể gây hư hỏng theo
thời gian.

 Dễ bị lão hóa khi tiếp xúc với tia UV

c) Ứng dụng

Vì trạng thái vật lý có thể thay đổi từ chất lỏng có độ nhớt thấp sang chất rắn kết tinh,
điểm nóng chảy cao, bền hóa, bền nhiệt, … nên epoxy có thể chế tạo nhiều loại vật liệu với
đặc tính độc đáo.

Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của epoxy là làm keo kết dính các kết cấu
không đồng nhất, các loại sơn chất phủ: sơn lót chống ăn mòn, sơn chống cháy, lớp phủ
chống mài mòn, lớp lót bể hóa chất, …trong các nhà máy, công nghiệp đóng tàu, máy bay,
hàng không vũ trụ. Hay các loại sơn tĩnh điện trong đồ gia dụng, đường ống, …

Trang 14 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

Ván sàn là một trong những ứng dụng quan trọng nhất đối với epoxit, chiếm 30% tổng
số epoxit được bán ở Châu Âu trong lĩnh vực xây dựng và sơn phủ. Các lớp phủ epoxy có
thể sử dụng các chất tẩy rửa mạnh nên đáp ứng được những môi trường khắt khe như bệnh
viện, nhà máy chế biến thực phẩm, nhà hàng, … Ngoài ra nó còn làm giảm đáng kể chi phí
thay thế, sửa chữa và bảo dưỡng. Tuy nhiên chi phí lắp đặt ban đầu khá cao.

Trong ngành công nghiệp điện tử, nhờ khả năng cách điện tốt epoxy được sử dụng
trong việc sản xuất chất cách điện, động cơ, máy biến áp, máy phát điện, bảo vệ các mạch
điện khỏi bụi, độ ẩm tránh gây đoản mạch.

Epoxy được sử dụng để sản xuất sơn, chất phủ, sơn lót, chất trám khe, sàn nhà, … Sơn
epoxy thường được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp và ô tô vì chúng có khả năng
chịu nhiệt tốt hơn sơn gốc latex và alkyd.

Hình 2. 4: Sản phẩm thủ công từ nhựa epoxy của Lê Hoàng Minh 7
d) Nguồn cung cấp.

Bảng 2. 2: Thông số kỹ thuật nhựa epoxy

Tên sản phẩm KER 815

Xuất xứ Công ty Kumho, Hàn Quốc

Bảng 2. 3: Thông số kỹ thuật nhựa epoxy (tiếp theo)

Thành phần Bisphenol A và epichlorohydrin

Trang 15 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

Khối lượng riêng tại 25°C 1.14 kg.L-1

Độ nhớt tại 25°C 0.7-11 Pa.s

Độ màu 100 Pt/Co

Nhiệt bốc hơi Trên 75°C

Thời gian bảo quản Trên 1 năm trong điều kiện bảo quản phù
hợp
Điều kiện bảo quản Độ ẩm thấp, tốt nhất là trong các thung
chứa ban đầu, nhiệt độ bình bình.
Giá 160.000 VND.kg-1

2.2.3 Chất đóng rắn

a) Nguồn cung cấp.

Chất đóng rắn (CĐR) là chất dùng để chuyển các oligome hoặc các monome lỏng có
khả năng phản ứng thành các polime rắn không nóng chảy và không hoà tan. Các hợp chất
đa chức (các glicol, các anhiđrit của axit hữu cơ) thường được dùng làm CĐR; chúng phản
ứng với các nhóm chức của oligome và tham gia vào cấu trúc tạo thành mạng lưới polime.

Epoxy nguyên sinh có cấu trúc phân tử dạng mạch ngắn nên không có được những
tính chất quý giá của hợp chất cao phân tử. Chất đóng rắn có tác dụng nối mạch các phân tử
epoxy nguyên sinh thành các mạch dài dạng lưới khiến nhựa epoxy thành phẩm có các tính
chất mà epoxy nguyên sinh không thể có.

Nhựa epoxy và tác nhân đóng rắn được kết hợp với nhau theo một tỷ lệ nhất định, đây
là yếu tố quan trọng vì nó đảm bảo cho phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nếu tỷ lệ không đúng thì
nhựa chưa phản ứng hết hoặc chất đóng rắn còn dư. Để đảm bảo tỷ lệ phối trộn chính xác,
nhà sản xuất thường công thức hoá các thành phần và đưa ra một tỷ lệ trộn đơn giản bằng
cách đo khối lượng hay thể tích của của chúng.

Các chất đóng rắn cho nhựa epoxy thường có chứa hai hoặc nhiều nhóm chức có
nguyên tử H+ linh động, ví dụ như các amin bậc 1, 2, 3, nhựa UF, PF, các axit, các anhydric,
… Nhiệt độ của phản ứng đóng rắn phụ thuộc vào tác nhân đóng rắn.

Trang 16 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

Chất đóng rắn nhựa epoxy có thể chia làm 3 nhóm chính:

 Chất đóng rắn gốc amin: đóng rắn ở nhiệt độ thường


 Chất đóng rắn loại acid: đóng rắn ở nhiệt độ cao
 Chất đóng rắn loại khác: các hợp chất chưa hai hay nhiều thành phần định chức
như phenol formandehyt, ….

Với tác nhân đóng rắn là anhydric acid thì epoxy không bền trong kiềm và acid vô cơ.
Còn đóng rắn bằng amin thì ổn định trong kiềm và acid vô cơ, không bền trong acid hữu cơ.

 Trong quá trình đóng rắn, ta có thể sử dụng cả nhóm epoxy cuối mạch hay các
hydroxyl bậc 2 trên mạch chính để tạo liên kết ngang, sự đóng rắn nhựa có thể trải qua 3
phản ứng chủ yếu sau:

 Các nhóm epoxy sắp xếp lại và định hướng các liên kết giữa chúng với nhau.
 Các hydroxyl của aromatic/aliphatic liên kết với các nhóm epoxy.
 Tác nhân đóng rắn hình thành liên kết ngang với các gốc trong mạch đại phân tử.

b) Nguồn cung cấp.

Bảng 2. 4: Thông số kỹ thuật chất đóng rắn

Tên sản phẩm KCA 4324

Xuất xứ Công ty Kumho, Hàn Quốc

Tên sản phẩm KCA 4324

Độ nhớt 0,1-0,5 Pa.s

Bảng 2. 5: Thông số kỹ thuật chất đóng rắn (tiếp theo)

Màu sắc Trong suốt

Khối lượng riêng 1,02 kg.L-1

Thời gian bảo quản Ít nhất 12 tháng

Điều kiện bảo quản Trong bao bì kín ban đầu, tránh nhiệt độ
và độ ẩm quá cao

Trang 17 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

Giá 150000 VND.kg-1

2.2.4 Mực in UV

a) Giới thiệu

Mực in UV (Violet Ultra) là loại mực khi in chúng được làm khô bằng cách chiếu tia
UV. Nó vẫn là mực in trên các loại vật liệu nhưng thay vì các dung môi trong mực bay hơi
vào không khí và hấp thụ vào giấy, mực UV khô (curing) qua một quá trình quang hóa. Khi
mực được tiếp xúc với tia cực tím (UV), chúng từ một chất lỏng, hoặc sệt, thành rắn lại. In
UV là công nghệ cho hình ảnh đẹp, sắc nét, lớp mực in bám chắc trên bề mặt chất liệu và
cho hiệu ứng 3D đẹp mắt, thường được ứng dụng trên các bề mặt không thấm hút, khó bám
màu.

Thành phần cấu tạo của mực UV tương đối khác với loại mực thông thường, mực này
được sấy khô/xử lý bằng tia UV nên đòi hỏi mực này phải có chứa hai thành phần đặc biệt:

 Chất kết dính (Oligomers), nó là chất liên kết và có thể là hợp chất acrylate (R-O-
CO-CH=CH2) như: acrylatedurethane, epoxy acrylated và monome acrylat).

 Chất khơi mào/ khởi xướng (Photoinitiators) chúng có thể là xeton thơm hoặc
este, acetophenones, các dẫn xuất benzoic hoặc ketals benzyl. Chức năng của nó
như là một chất bắt tia UV, hấp thụ năng lượng của các photon ánh sáng UV và
kết quả là tự phát phân hủy của các chất khởi xướng thành các mảnh có hoạt tính
cao được gọi là gốc tự do. Những mảnh vỡ bắt đầu một chuỗi trùng hợp với tốc
độ lớn, dẫn đến một quá trình polyme hóa làm rắn màng mực. Tùy theo các
phương thức in được sử dụng, loại mực UV sẽ có các chất cụ thể khác nhau, tuy
nhiên, chúng đều được hình thành từ các thành phần sau:

Loại mực UV gồm một hỗn hợp của hợp chất phản ứng monome, oligomer, pigment
và chất đặc biệt cần thiết trong mực UV là chất nhậy sáng photoinitiator. Ánh sáng cực tím
được hấp thụ bởi các photoinitiator, chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa
học. Năng lượng hóa học này sau đó gây ra sự trùng hợp của hỗn hợp monome/ oligomer
thành một màng mực khô. Các monome và oligome có vai trò khác nhau. Các monome
được sử dụng để kiểm soát độ nhớt và tốc độ xử lý (khô). Các Oligomer cho tính chất tạo

Trang 18 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

màng cơ sở của mực. Cấu trúc hóa học cốt lõi của các oligomer tạo ra các đặc tính như độ
cứng, tính linh hoạt, dẻo dai, bám dính, thấm ướt chất màu, khả năng tương thích mực/
nước, tốc độ xử lý, vv. Ngoài ra, chúng có các chất điều chỉnh khác nhau để kiểm soát năng
lượng bề mặt màng mực in, tạo bọt, phun sương, độ nhớt hoặc thấm ướt chất màu.

b) Tính chất

Ưu điểm:

 Mực UV cung cấp cho hình ảnh sắc nét, in chất lượng tốt, bền màu sắc.

 Mực UV có thể được sử dụng trên nhiều loại vật liệu in.

 Mực UV là một quá trình phát ít thải chất hữu cơ bay hơi (VOC).

 Màng mực có khả năng kháng hóa chất và cơ học rất tốt.

 Mực UV cho phép máy in thay đổi công việc nhanh chóng và có nhiều hiệu

quả hơn cho công việc ngắn.

 Lớp mực khô hoàn toàn và sẵn sàng để gia công tờ in ngay lập tức.

 Tốc độ sản xuất nhanh hơn và năng suất cao hơn và giảm phế liệu.

 Mực có hạt sắc tố nhỏ hơn 1 micron, dung môi hữu cơ dễ bay hơi, độ nhớt thấp.

 Không mùi khó chịu, không gây tắc nghẽn trong quá trình in ấn. Mực có độ bóng
cao, cứng, bám dính tốt, chống bụi, kháng dung môi.

Khuyết điểm:

 Chi phí mực in cao hơn so với các mực thông thường.

 Chi phí hoạt động cao hơn (đèn UV, đèn thay thế) so với thông thường.

 Một số chi phí vốn bổ sung cho một máy in mới với cấu trúc có khả năng dùng
UV.

 Một số máy in không cung cấp một vị trí tốt cho lắp đèn UV, có thể dẫn đến rò rỉ
ánh sáng vào ống cao su (in offset), lô mực hoặc bản in.

 Mực trong trạng thái ướt chưa khô gây kích thích da và mắt.

Trang 19 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

 Mực UV thường có khả năng sử dụng (tuổi thọ) ngắn hơn, thời hạn sử dụng
(khoảng 6 tháng) và yêu cầu sử dụng và bảo quản nghiêm ngặt hơn (như nhiệt
độ, tiếp xúc với ánh sáng tia cực tím) so với mực thông thường.

 Phụ thuộc vào công nghệ in vì mực UV không thể tự khô nếu không chiếu tia
UV.

c) Ứng dụng

Tùy nhu cầu, chất liệu in mà in UV được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau
của đời sống:

 In UV trên kính: Để làm vách kính văn phòng, vách kính phòng tắm, bảng hiệu
kính, vách kính tủ trang trí… trang trí nội thất văn phòng, nhà ở, khách sạn, nhà
hàng, cửa hàng…

 In UV trên Backlit Film: Dùng để làm hộp đèn quảng cáo, hộp đèn xuyên sáng.

 In UV trên vải: Làm tranh, in áo phông, cặp sách, balo, decal vải.

 In UV trên giấy: In tem nhãn giấy (in tem bảo hành, in decal vỡ, in tem QC, in
tem kiểm kê tài sản, in tem lỗi, in tem 7 màu), bìa sách, thiệp cưới, tranh dán
tường…

 In UV trên bạt: Làm phông bạt quảng cáo, băng rôn, khẩu hiệu…

 In UV trên mica: Làm bảng hiệu, bảng tên nhân viên, bảng công ty, bảng số
nhà…

 In UV trên nhựa: In tem nhãn nhựa (nhựa trong, nhựa sữa…)

d) Lựa chọn mực in

Trang 20 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

Hình 2. 5: Mực led UV epson desktop 1 L 8


Mực có hạt sắc tố nhỏ hơn 1 micron, dung môi hữu cơ dễ bay hơi, độ nhớt thấp
không mùi khó chịu, không gây tắc nghẽn trong quá trình in ấn. Mực có độ bóng cao, cứng,
bám dính tốt, chống bụi, kháng dung môi. Ứng dụng phù hợp cho kim loại, thủy tinh, gốm
sứ, PC, PVC, ABS, PE và các vật liệu khác. Mực Led UV là loại mực phải sấy ngay sau khi
in bằng ánh sáng UV cường độ mạnh, mực khô tức thì, được ứng dụng cho các vật liệu
không phủ, cho hình ảnh đẹp.

Giá thành: 800.000 VND.L-1

2.2.5 Keo dán

a) Giới thiệu

Chất kết dính, hay còn gọi là keo dán, xi măng, hồ,…là bất kỳ loại vật chất không
chứa kim loại được bôi vào một bề mặt, hoặc cả hai bề mặt của hai vật khác nhau để kết
khối chúng với nhau và khác lại sự đứt gãy lại của hai vậy đó.

Chất kết dính mang lại nhiều thuận lợi cho nhiều kỹ thuật kết khối như là làm khâu vá,
cơ khí, kết khối nhiệt,… Đó là nhờ khả năng kết dính nhiều loại vật liệu khác nhau qua đó
phân bố áp lực hợp lý hơn trên các khớp, và tăng tính linh hoạt cho thiết kế.

Trang 21 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

Khuyết điểm của chất kết dính bao gồm sự suy giảm mức độ ổn định ở nhiệt độ thấp,
khả năng kết dính kém hơn do sự chênh lệch giữa kích thước của hai vật kết dính và diện
tích tiếp xúc của hai vật đó.

Chất kết dính được phân thành hai loại, dựa trên phương thức kết dính. Ví dụ như chất
kết dính dùng phản ứng hóa học và chất kết dính không dùng phản ứng hóa học. Có thể thay
thế cách phân loại này bằng nguồn gốc (tự nhiên hay nhân tạo) hoặc là trạng thái của chất
kết dính trước khi sử dụng (rắn, lỏng). Ở trong xưởng sản xuất bảng phát quang, sử dụng
chất kết dính để gắn các phần của bảng chỉ dẫn thiết bị PCCC lại với nhau.

b) Lựa chọn keo

Một số yêu cầu khi lựa chọn keo dán:

 Bám dính tốt


 Chịu được trong môi trường sử dụng
 Trong suốt, tạo sự thẩm mỹ cho sản phẩm
 Nhanh khô

Hình 2. 6: Keo dán SeaGlue SG-45


Keo dán SeaGlue SG-45 là dòng keo bám dính tốt trên nhiều chất liệu như nhựa, mút
xốp, mica, cao su, vải, bạc nhựa…. có màu trong, nhẹ mùi và có độ đàn hồi sau khi khô
mang lại độ thẩm mỹ tuyệt đối cho mối dán. Hầu hết trên mọi chất liệu, Keo Dán Đa Dụng
SeaGlue SG-45 đều có thể bám dính tốt.

Giá: 62.000 VND/lọ 300 mL.

2.3 TÍNH TOÁN VẬT LIỆU

Trang 22 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

2.3.1 Đơn pha chế

Bảng 2. 6: Đơn pha chế

2.3.2 Tính toán

a) Tính toán khối lượng sản phẩm


 Bảng nhựa EXIT:

Ta có : depoxy = 1,14 g.cm-3, dcđr = 1,02 g.cm-3, dlân quang = 3,6 g.cm-3

Sản phẩm là một bảng dài chữ nhật kích thước 150×350×2 mm suy ra thể tích 1 sản
phẩm là : V= 15 × 35 × 0,2 = 105 cm3.

Với tỉ lệ giữa bột dạ quang, epoxy và chất đóng rắn theo đơn pha chế đã biết ta lập
được hệ phương trình sau:

mepoxy exit m cđr exit mlânquang

{ 1,14
+
1,02
+
3,6
=105 cm3
mepoxy exit −2 mcđr exit =0
0,005 m epoxy exit −mdạ quang exit =0

Nguyên liệu Tỷ lệ

Bột dạ quang 5%

Epoxy 63,33 %

Chất đóng rắn 31,67 %

m epoxy exit =76,71 g

{m cđr exit =38,36 g


m dạ quang exit =0,38 g

Khối lượng tấm exit Mexit = 115,45 g

 Bảng báo thiết bị PCCC

Trang 23 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

Thể tích biển PCCC: VPCCC = 3×15×35×0,2 = 315 cm3

Với tỉ lệ giữa bột dạ quang, epoxy và chất đóng rắn theo đơn pha chế đã biết ta lập
được hệ phương trình sau:

mepoxy pccc mcđr pccc mlân quang pccc

{ 1,14
+
1,02
+
3,6
mepoxy pccc −2 mcđr pccc =0
=315 cm3

0,05 mepoxy pccc −mlânquang pccc =0

mepoxy pccc =228,05 g

{mcđr pccc=114,02 g
mlânquang pccc=11,40 g

Khối lượng bảng chỉ báo thiết bị PCCC:

MPCCC = mepoxy + mcđr + mlân quang = 228,05+ 114,02 + 11,4 = 353,47 g

b) Tính toán số ngày làm việc

Bảng 2. 7: Bảng tính toán số ngày làm việc.

Số ngày Đơn vị Giá trị

Số ngày trong năm Ngày 365

Số ngày nghỉ hằng tuần trong năm Ngày 52

Số ngày nghỉ lễ trong năm Ngày 8

Số ngày có các sự kiện của công ty Ngày 5

Số ngày làm việc trong năm Ngày 300

Trang 24 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

Số giờ làm việc trong ngày Giờ 8

Số giờ làm việc trong năm Giờ 2400

c) Khối lượng nguyên liệu sử dụng

Với sản lượng 1000 bảng EXIT và 1000 sản phẩm biển báo thiết bị PCCC một ngày
và tỷ lệ hao hụt tổng cho cả quy trình là 1,5% với thông tin cụ thể như sau:

 Quá trình cân hóa chất gây hao hụt khoảng 0,3% lượng hóa chất.
 Quá trình sấy khô gây hao hụt khoảng 0,5% lượng hóa chất.
 Quá trình cắt bavia hao gây hao hụt khoảng 0,7% lượng hóa chất.

thì khối lượng nguyên liệu cần sửa dụng là:

mepoxy = mepoxy exit + mepoxy pccc =(76,71+228,05)×1000×101.5% = 309331,4 g =


309,33 kg

mcđr = mcđr exit + mcđr pccc = (38,36+114,02)×1000×101.5% = 154665,7 g = 154,67


kg

mlân quang = mlân quang exit + mlân quang pccc = (0,38+11,4)×1000×101.5% = 11956,7g =
11,96 kg

Suy ra: Lượng nguyên liệu cần dùng một năm là:

mepoxy = 309,33×300 = 92799 kg

mcđr = 154,67×300 = 46401 kg

mlân quang = 11,96×300 = 3588 kg

Trang 25 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

Trang 26 / 105
Chương 3

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

3.1 SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

Trang 28 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

3.2 THUYẾT MINH CHI TIẾT QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT


3.2.1 Chuẩn bị nguyên liệu

Nhập nguyên liệu: bao gồm quá trình nhập nguyên liệu từ các nhà phân phối, kiểm tra
về số lượng và chất lượng sản phẩm. Nếu nguyên liệu đạt tiêu chuẩn sẽ tiến hành cân đong
nguyên liệu, nếu nguyên liệu không đạt yêu cầu sẽ xử lý hoặc đổi trả.

Cân đong nguyên liệu: công nhân sẽ cân các nguyên liệu như nhựa epoxy, chất đóng
rắn, lân quang theo đúng tỉ lệ thích hợp và sẽ được lưu trữ theo dạng từng mẽ nguyên liệu.

Lưu kho: Các nguyên liệu sẽ được sắp xếp và đánh dấu mã số theo thứ tự ca sản xuất.

3.2.2 Pha trộn nhựa

Các mẽ nguyên liệu sẽ được công nhân vận chuyển ra từ kho theo đúng mã số đã quy
định trước đó.

Nhựa epoxy, chất đóng rắn và bột lân quang được cho vào máy trộn rồi trộn đều.

3.2.3 Đổ nhựa vào khuôn

Hỗn hợp sau khi trộn đều sẽ được dẫn qua máy chiếc tách để cho nhựa vào khuôn theo
khối lượng quy định. Các khuôn nhựa được công nhân đưa lên khây dựng và tiếp tục được
đưa vào lò sấy.

3.2.4 Sấy

Các khuôn nhựa sẽ được sấy trong thời gian 6h để được đóng rắn hoàn toàn.

Tấm nhựa sau khi đóng rắn được công nhân lấy ra khỏi khuôn và kiểm tra bằng mắt
thường, nếu đã đạt tiêu chuẩn thì chuyển qua bước tiếp theo, nếu tấm nhựa bị nứt hoặc lỗi
bề mặt thì sẽ được đưa đi xử lý.

3.2.5 Xử lý bề mặt

Tiếp theo tấm nhựa được xử lý bề mặt và các góc cạnh: loại bỏ phần thừa trong quá
trình ép phun, làm sạch sản phẩm, đánh bóng sản phẩm bằng thiết bị.

Trang 29 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

3.2.6 In UV

Các tấm nhựa được lần lượt đưa vào máy in UV với mực in và các thông số in được
thiết lập trước đó bởi công nhân quản lý máy in. Có 2 loại hình được in là bảng EXIT và
bảng phòng cháy chữa cháy.

Sau khi in UV, tấm nhựa được công nhân kiểm tra chất lượng in bằng mắt thường, nếu
đã đạt tiêu chuẩn thì thông qua, nếu tấm nhựa bị in lỗi thì sẽ được xử lý.

3.2.7 Cắt

Sau khi in UV, các tấm nhựa được cắt ra bằng máy cắt chuyên dụng thành các tấm
nhỏ, phù hợp với kích thước sản phẩm. Mỗi tấm nhựa được cắt thành 8 tấm nhỏ hơn.

Các bảng EXIT và phòng cháy chữa cháy sẽ được phân ra để thực hiện các bước gia
công khác nhau . Đối với bảng EXIT sẽ được thực hiện quá trình khoang lỗ và xử lý góc
cạnh. Bảng phòng cháy chữa cháy sẽ được cắt cạnh và dán keo .

3.2.8 Khoang lỗ

Sử dụng máy khoang để tạo các lỗ khoang trên bảng EXIT giúp cho việc treo bảng dễ
dàng.

3.2.9 Xử lý góc cạnh

Các bảng EXIT sẽ được xử lý góc cạnh bằng thiết bị chuyên dụng.

3.2.10 Cắt cạnh

Các bảng phòng cháy chữa cháy được cắt 1 góc 60° ở 2 cạnh dài để dễ dàng trong
bước dán keo.

3.2.11 Dán keo

Các bảng phòng cháy chữa cháy đã được cắt cạnh, sẽ được dán keo dính các cạnh lại
với nhau tạo thành hình lăng trụ.

3.2.12 Kiểm tra thông số

Trong một ca làm việc bộ phận kỹ thuật sẽ lấy ngẫu nhiên 10 sản phẩm để đem đi
kiểm tra các tiêu chuẩn về: độ bền, độ phát quang, thời gian phát quang theo các tiêu chuẩn
quy định.

Trang 30 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

 Độ bền: Dùng máy do lực để kiểm tra độ chịu tải trọng động và tĩnh của bảng.
 Độ phát quang: dùng đồng hồ đo độ phát sáng để kiểm tra cường độ phát quang
của sản phẩm.
 Thời gian phát quang: dùng đồng hồ đo thời gian để kiểm tra thời gian phát
quang của sản phẩm.

Nếu các yếu tố trên không đạt yêu cầu thì phải loại bỏ sản phẩm và kiểm tra lại từ
công đoạn pha chế nhựa.

3.2.13 Đóng gói và nhập kho

Sản phẩm sau khi thông qua kiểm tra được xếp cẩn thận vào thùng. Xe nâng chuyên
dụng sẽ bốc dỡ từng thùng và mang tới kho và báo cáo số liệu với quản kho. Sản phẩm được
xếp vào những khu vực thích hợp trong kho để dễ dàng cho công tác lấy hàng.

Trang 31 / 105
Chương 4

LỰA CHỌN THIẾT BỊ

4.1 NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN THIẾT BỊ

Chọn lựa phù hợp với quy trình nhà máy:

 Dễ vận hành, phù hợp với công nghệ của nhà máy và khả năng tiếp nhân công
nghệ của công nhân và kiểm soát của kỹ thuật viên.
 Thời gian làm việc, bảo toàn và bảo quản hợp lý.

Số giờ lao động tối đa trong một ngày là 8 giờ. Số lượng máy phải phù hợp với thời
gian làm việc một ngày và được tính bằng công thức sau:

n=T /t (4-1) trong đó:

n: số lượng máy (cái)

T: Số giờ làm việc của máy (giờ)

t: số giờ làm việc trong một ngày (giờ)

Việc tính toán thiết bị còn dựa vào thời gian làm việc của công nhân, mỗi ngày công
nhân chia làm 2 ca.

4.2 THIẾT BỊ SẢN XUẤT


4.2.1 Máy trộn

Trang 32 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

Hình 4. 1: Máy khuấy 2 trục AD-15 9


Bảng 4. 1: Thông số kỹ thuật của máy khuấy 2 trục AD-15

Kích thước 1600 x 1000 x 2200 mm

Công suất 20-60 kW

Tốc độ khuấy 0-3000 vòng/phút

Mức giá 150.000.000 VND

Khi đổ nhựa vào khuôn ta đổ thành từng tấm lớn với kích thước mỗi tấm lớn bằng 8
tấm nhỏ. Hiệu suất của nhà máy một ngày là 1000 bảng EXIT và 1000 bảng phòng cháy
chữa cháy tương đương với 4000 tấm nhựa nhỏ (mỗi bảng phòng cháy tương đương 3 tấm
nhựa nhỏ, mỗi bảng EXIT tương đương 1 tấm nhựa nhỏ). Ta có thể tích mỗi bảng EXIT là:
105 cm3 suy ra 1 ngày ta cần trộn một lượng nhựa là:
V =105 × 4000=420000 cm 3=420 L

Máy khuấy 2 trục thích hợp cho khuấy trộn các loại sơn, keo, nhựa, ... những dung
dịch có độ nhớt cao. Máy khuấy tích hợp hệ thống nâng hạ tự động bằng thủy lực, tiện lợi
trong quá trình khuấy trộn. Máy khuấy được điều chỉnh tốc độ vô cấp bằng tủ điều khiển lắp

Trang 33 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

biến tần giúp đều chỉnh tốc độ nhanh chậm theo ý muốn. Máy có thể tích khuấy là 300L,
suy ra ta chọn 2 mấy khuấy mỗi mấy khuấy 1 lần khuấy 210L.

4.2.2 Máy chiếc rót

Hình 4. 2: Máy chiếc dung dịch lỏng , sệt 2 vòi MCD2V 10


Bảng 4. 2: Thông số kỹ thuật của máy chiếc dung dịch lỏng, sệt 2 vòi MCD2V

Kích thước 1100 x 500 x 400 mm

Dung tích phiễu 60L

Khối lượng 90kg

Giá 24.000.000 VND

Máy chiếc 2 vòi có 2 chế độ vận hành là tay và tự động. Chỉ cần chuyển đổi công tắc
trên thân máy là có thể cho máy tự động chiết hay sử dụng cóc đạp để chiết theo ý muốn của
mình vô cùng tiện lợi.

Thể tích phiễu của máy là 60L nên ta cần chọn 8 máy chiết rót để đáp ứng đủ số lượng
420L một ngày.

4.2.3 Lò sấy
Dùng để cung cấp môi trường nhiệt độ cao cho các khuôn nhựa sau khi đổ, giúp quá
trình đóng rắn diễn ra nhanh và hoàn toàn hơn. Nhà sấy công nghiệp ECO KM300 sử dụng

Trang 34 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

công nghệ bơm nhiệt tuần hoàn, không khí nóng được tuần hoàn bên trong buồng sấy, kết
hợp quá trình tách ẩm liên tục. Chính vì vậy, nó tiết kiệm đến 80% điện năng tiêu thụ so với
phương pháp sấy truyền thống.

Hình 4. 3: Nhà xây công nghiệp Khôi Minh. 11


Nhà sấy được thiết kế theo yêu cầu.

Bảng 4. 3: Thông số kỹ thuật của nhà sấy.

Kích thước 2400×14000×2400 mm


Số lượng máy sấy 4 cái
Nhiệt độ sấy 30-90°C
Giá 800.000.000 VND

4.2.4 Máy in UV

Trang 35 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

Hình 4. 4: Máy in UV phẳng khổ lớn – PLAMAC 2513UV 12


Bảng 4. 4: Thông số kỹ thuật của máy in UV phẳng khổ lớn – PLAMAC 2513UV

Chiều dài 3200×3200×1530 mm

Kích thước làm việc 1300×2500 mm

Tốc độ in 18 m2.h-1

Mức giá 750.000.000 VND

Mỗi tấm nhựa lớn có kích thước 600×700 mm, máy có diện tích in là 1300×2500 mm
có thể xếp vừa lên 6 tấm nhựa lớn trong 1 lần in. Tốc độ in là 18 m2.h-1

Bảng 4. 5: Khối lượng công việc của máy in UV

Công việc Thời gian in 6 tấm nhựa (phút) Thời gian in 500 tấm (phút)

Xếp lên bàn in 5 420

In 10 840

Lấy bán thành phẩm 5 420

Tổng 250 1680 (28 giờ)

Số lượng mấy cần chọn là:

T 28
n= = =3,5 máy
t 3

Trang 36 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

Vậy số lượng máy cần chọn là 4 máy.

4.2.5 Máy cắt

Hình 4. 5: Máy cắt khắc Laser phi kim Elip-light-1610-130W 13


Bảng 4. 6: Thông số kỹ thuật của máy cắt khắc Laser phi kim Elip-light-1610-130W 

Chiều dài 1800×1600×1320 mm

Phạm vi làm việc 1000×1600 mm

Tốc độ cắt 50 mm.s-1

Mức giá 249.700.000 VND

Mỗi tấm nhựa lớn có kích thước 600×700 mm, máy có phạm vi làm việc là
1000×1400 mm có thể xếp vừa lên 2 tấm nhựa lớn trong 1 lần cắt. Tốc độ cắt là 50 mm.s-1

Bảng 4. 7: Khối lượng công việc của máy cắt

Công việc Thời gian cắt 2 tấm nhựa (phút) Thời gian cắt 500 tấm (phút)

Trang 37 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

Xếp lên máy cắt 1 250

Cắt 0,5 125

Lấy bán thành phẩm 2 500

Tổng 3,5 875 (14,6 giờ)

Số lượng mấy cần chọn là:

T 14,6
n= = =1,82 máy
t 8

Vậy số lượng máy cần chọn là 2 máy.

4.2.6 Hệ thống máy đánh bóng

Hệ thống mái được thiết kế theo yêu cầu có dạng là 1 hệ thống băng thải kết hợp với
máy đánh bóng.

Bảng 4. 8: Thông số kỹ thuật của máy đánh bóng

Kích thước 5000×750×1200mm

Chiều rộng là việc tối đa 750 mm

Tốc độ băng tải 3 m/phút

Mức giá 50.000.000 VND

Máy có chiều rộng là việc là 750 mm nên chiều rộng chỉ bố trí được 1 tấm nhựa lớn
kích thước 700-600 mm. Các tấm nhựa được đánh bóng mỗi mặt một lần sau khi đánh bóng
1 mặt công nhân phải di chuyển tấm nhựa về đầu máy để đánh bóng mặt còn lại. Với tốc độ
băng tải là 3m/phút. Mỗi tấm nhựa khi đánh bóng xong 1 mặt sẽ mất 3 phút.

Bảng 4. 9: Khối lượng công việc của máy đánh bóng

Công việc Thời gian đánh bóng 1 tấm Thời gian cắt 500 tấm (phút)
nhựa (phút)

Trang 38 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

Đánh bóng 6 3000

Di chuyển tấm nhựa 1 500

Tổng 8 3500 (58,33 giờ)

Số lượng mấy cần chọn là :

T 58,33
n= = =7,29máy
t 8

Vậy số lượng máy cần chọn là 8 máy.

4.2.7 Máy khoang

Hình 4. 6: Máy khoan bàn Tiến Đạt KT1M2 1HP/220V 14


Bảng 4. 10: Thông số kỹ thuật của máy khoan bàn Tiến Đạt KT1M2 1HP/220V

Kích thước 740×340×1205 mm

Đường kính khoang Ø2

Mức giá 6.880.000 VND

Mỗi tấm EXIT sẽ được khoang 2 lỗ, mỗi ngày cần khoang 1000 bảng EXIT tương
đương 2000 lỗ. Thời gian khoảng mỗi lỗ là 5s, thời gian thao tác của công nhân là 20s. Tổng
thời gian để khoang hết 2000 lỗ là: (5+20)×2000 = 5000 s = 13,89 h

Trang 39 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

Số lượng máy cần chọn là:

T 13,59
n= = =1,74 máy
t 8

Vậy số lượng máy cần chọn là 2 máy.

4.2.8 Máy xử lý góc cạnh

Hình 4. 7:Máy đánh bóng - khoan - mài đa năng cầm tay GIANYA 15
Bảng 4. 11: Thông số kỹ thuật của máy đánh bóng - khoan – mài đa năng cầm tay
GIANYA

Khối lượng (kg) 2

Đường kính đầu mài (mm) 3,2

Mức giá 680.000 VND

Số lượng bảng EXIT cần mài một ngày là 1000 bảng. Thời gian mài mỗi bảng là 4
phút , thời gian thao tác của công nhân là 1,5 phút . Tổng thời gian để mài hết 1000 lỗ là :
(4+1,5)×1000 = 5500 phút = 91,67 h

Số lượng máy cần chọn là:

T 91,67
n= = =11,46 máy
t 8

Vậy số lượng máy cần chọn là 12 máy.

4.2.9 Máy cắt cạnh

Trang 40 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

Hình 4. 8: Máy cắt góc đa năng INGCO BM2S18004 16


Bảng 4. 12: Thông số kỹ thuật của máy cắt góc đa năng INGCO BM2S18004

Khối lượng 14,1 kg

Đường kính 255 mm

Mức giá 6.864.000 VND

Số lượng bảng phòng cháy chữa cháy cần cắt một ngày là 3000 bảng. Mỗi bảng được
cắt 2 cạnh dài, kích thước cạnh cắt là 350 mm. Thời gian mài mỗi bảng là 1,5 phút, thời gian
thao tác của công nhân là 1 phút. Tổng thời gian để mài hết 1000 lỗ là:

(1,5+1)×1000 = 2500 phút = 41,67 h

Số lượng máy cần chọn là:

T 41,67
n= = =5,21 máy
t 8

Vậy số lượng máy cần chọn là 6 máy.

4.3 CÁC THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ HỖ TRỢ KHÁC


4.3.1 Cân đồ hồ lò xo

Trang 41 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

Hình 4. 9: Cân đồng hồ lò xo Nhơn Hòa 100kg 17


Bảng 4. 13: Thông số kỹ thuật của cân đồng hồ lò xo Nhơn Hòa 100kg.

Kích thước 385×330×360 mm

Khối lượng 9,2 kg

Kích thước đĩa cân 330×330×2 mm

Phạm vi đo 2-100 kg

Độ chia nhỏ nhất 200 g

Mức giá 1.095.000 VND

Cân dùng để cân khối lượng epoxy và chất đóng rắn theo thông số quy định, số lượng
1 cái.

4.3.2 Cân điện tử

Trang 42 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

Hình 4. 10: Cân điện tử 2 màn hình CAS SW-1D 18

Bảng 4. 14: Thông số kỹ thuật của cân điện tử 2 màn hình CAS SW-1D 

Kích thước 260×287×137 mm

Khối lượng 2,8 kg

Kích thước đĩa cân 230×190 mm

Phạm vi đo tới đa 10 kg

Độ chia nhỏ nhất 5g

Mức giá 2.429.900 VND

Cân dùng để cân khối lượng chất lân quang theo thông số quy định, số lượng 1 cái.

4.3.3 Cọ quét keo

Dùng để quét keo dáng vào các tấm bảng phòng cháy chữa cháy.

Trang 43 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

Hình 4. 11: Cọ quét keo19


Số sản phẩm cần dán 1 ngày là 1000 bảng phòng cháy chữa cháy, tương dương 3000
lần dán. Thời gian thao tác của công nhân mỗi là dán là 2,5 phút, thời gian cần để dán hết
1000 sản phẩm trong 1 ngày là: 2,5×3000 = 7500 phút = 125 giờ.

Số chổi cần dùng trong 1 ngày là:

T 125
n= = =15,63 máy
t 8

Vậy số lượng chổi cần dùng là 16 cái.

4.3.4 Ê tô

Hình 4. 12: Ê tô bàn khoan 4 INCH 100 mm 20

Bảng 4. 15: Thông số kỹ thuật của ê tô bàn khoan 4 INCH 100 mm

Trang 44 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

Kích thước bàn kệ 100 mm

Mức giá 865.000 VND

Dùng để kẹp bảng EXIT trong quá trình xử lý góc cạnh bằng thiết bị mài. Số lượng ê
tô cần dùng là 12 cái.

4.3.5 Xe khay

Xe được sửa dụng để chứa các khuôn nhựa sau khi đổ và di chuyển vào khu vực sấy.

Bảng 4. 16: Thông số của xe khây inox.

Số khay 10

Kích thước 800×800×1600 mm

Số bánh xe 4

Mức giá 2.000.000 VND

Mỗi ngày cần đổ mới 500 tấm nhựa. Suy ra tổng cộng xe cần là 100 xe, trong đó 50 xe
trong lò sấy, 50 xe để đổ tấm nhựa mới.

Trang 45 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

Hình 4. 13: Hình xe đẩy nhiều tầng. 21


4.3.6 Khuôn

Dùng để đổ nhựa sau khi trộn vào, giúp định hình tấm nhựa.

Bảng 4. 17: Thông số của khuôn

Kích thước sử dụng 700×600×10 mm

Kích thước sản phẩm 720×620×20 mm

Số lượng 100 cái

Trang 46 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

Bảng 4. 18: Thông số của khuôn (tiếp theo)

Mức giá 40.000 VND

Hình 4. 14: Khuôn silicon 22


4.3.7 Xe nâng

Xe nâng điện được sử dụng để vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm trong các kho.

Hình 4. 15: Xe nâng điện CPD15 23

Bảng 4. 19: Thông số của xe nâng điện CPD15

Trang 47 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

Kích thước 2098×1120×3018 mm

Chiều cao nâng 3000 mm

Tải trọng 1500 kg

Số lượng 2 cái

Mức giá 312.000.000 VND

4.3.8 Xe đẩy

Xe đẩy được dùng để vận chuyển các tấm nhựa giữa các công đoạn.

Hình 4. 16: Xe đẩy hàng 24


Bảng 4. 20: Thông số của xe đẩy hàng.

Kích thước 750×480×750 mm

Tải trọng 150 kg

Bảng 4. 21: Thông số của xe đẩy hàng (tiếp theo)

Trang 48 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

Số lượng 16 xe

Mức giá 620.000 VND

4.3.9 Bàn thao tác

Được sử dụng thực hiện thao tác kiểm tra sản phẩm và đóng thùng thành phẩm.

Hình 4. 17: Bàn thao tác. 25


Bảng 4. 22: Thông số của bàn thao tác.

Số lượng 2

Mức giá 2.500.000 VND

4.3.10 Đồ bảo hộ lao động.

Trang 49 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

Hình 4. 18: Quần áo bảo hộ công nhân 26

Số lượng: 108 bộ

Mức giá: 200.000 VND/bộ

4.3.11 Găng tay

Hình 4. 19: Găng tay bảo hộ lao động. 27


Số lượng: 108 bộ

Mức giá: 12.000 VND/bộ

4.3.12 Bình chữa cháy

Dùng để đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy trong các khu vực. Theo TCVN
3890:2009 quy định mỗi 75 m2 được bố trí 1 bình chữa cháy.

Trang 50 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

Hình 4. 20: Bình chữa cháy MFZ8 28

Bảng 4. 23: Thông số của bình chữa cháy MFZ8

Chiều cao 550 mm

Đường kính 130 mm

Chất chữa cháy bột BC

Số lượng 74 bình

Mức giá 310.000 VND

4.4 THIẾT BỊ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG


4.4.1 Máy đo độ cứng

Sử dụng phương pháp đo Shore, phương pháp này sử dụng nguyên tắc đo độ cứng
bằng cách xác định mức độ đâm thủng vật liệu của một cây ghim với một lực đã biết trước.
Đối với trường hợp hỗn hợp epoxy sẽ chọn thang đo loại D với lực 35,6 N. 29

Trang 51 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

Hình 4. 21: Máy đo độ cứng Shore HT-6600A/C/D 30


Bảng 4. 24: Thông số kỹ thuật của máy đo độ cứng Shore HT-6600A/C/D

Kích thước 90×55×25 mm

Khoảng đo 0 - 100

Đầu cảm biến (mm) 0 - 2,5

Độ lệch đo < 1% H

Số lượng 2 cái

Mức giá 4.230.000 VND

4.4.2 Máy kiểm tra độ sáng

Theo TCVN 3890:2009, đèn chiếu sáng sự cố có cường độ chiếu sáng ban đầu trung
bình là 10 lux và cường độ chiếu sáng nhỏ nhất tại bất kỳ điểm nào dọc theo đường thoát
nạn được không nhỏ hơn 1 lux. Đèn chỉ dẫn thoát nạn phải được nhìn thấy rõ ràng các chữ
“EXIT” hoặc “LỐI RA” hay chữ khác thích hợp từ khoảng cách tối thiểu 30 m trong điều
kiện chiếu sáng bình thường (300 lux) hoặc khi có sự cố (10 lux). 31

Trang 52 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

Hình 4. 22: Máy đo cường độ ánh sáng LUTRON LM-81LX 32

Bảng 4. 25. Thông số kỹ thuật của máy đo cường độ ánh sáng LUTRON LM-81LX

Kích thước 156×60×33 mm

Thang đo 0 – 2.200 Lux với độ phân giải là 1Lux

1.800 – 20.000 Lux với độ phân giải là 10Lux


Khối lượng 160g

Số lượng 2 cái

Mức giá 1.848.000 VND

4.4.3 Đồ hồ bấm giờ

Đồng hồ bấm giờ được dùng để xác định thời gian khi đo thời gian phát quang của
sản phẩm.

Trang 53 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

Hình 4. 23: Đồng hồ bấm giây PC894 33


Bảng 4. 26: Thông số kỹ thuật đồng hồ bấm giây PC894

Kích thước 82,2×62,3×23 mm

Khối lượng 66,5 g

Số lượng 2 cái

Mức giá 150.000 VND

Trang 54 / 105
Chương 5

THIẾT KẾ NHÀ MÁY

5.1 LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM

Địa điểm xây dựng nhà máy phải đảm bảo các tiêu chí:

 Vị trí địa lý thuận lợi, cơ sở vật chất đảm bảo, hệ thống giao thông thuận tiện gần
đường quốc lộ, cao tốc, sân bay, cảng biển và đường sắt giúp việc vận chuyển
hàng hóa và nhập nguyên vật liệu được thuận tiện và nhanh chóng.
 Chi phí mặt bằng nằm trong khả năng chi trả của doanh nghiệp.
 Vị trí nhà máy phải là nơi có nhân công dồi dào, tay nghề cao.

Và Khu công nghiệp Sóng Thần III phù hợp với những tiêu chí trên.

Hình 5. 1: Bản đồ quy hoạch tổng thể KCN Sóng Thần III

Trang 56 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

5.1.1 Thông tin địa điểm

KCN Sóng Thần 3 được thành lập theo quyết định số 912/QĐ-TTg ngày

01/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ và quy hoạch theo Quyết định phê duyệt quy hoạch chi
tiết khu công nghiệp: số 2940/QĐ-CT ngày 22/6/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình
Dương về việc phê duyệt quy hoạch.

 Tên: Khu công nghiệp Sóng Thần III - Bình Dương

 Tên chủ đầu tư: Công ty cổ phần Đại Nam

 Địa chỉ: Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương, phường Phú
Tân, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

 Mã số: SONGTHANIII-IP-BD

 Thời gian vận hành: 2008

 Thời gian sử dụng: 50 năm

 Tổng diện tích: 533.846 ha

 Tỉ lệ lấp đầy: 85%

 Hệ thống điện lưới quốc gia, tổng công suất máy biến áp 120MVA.

 Hệ thống dẫn nước sạch có công suất 20.000 m3/ngày đêm

 Hệ thống xử lý nước thải tập trung 4000 m3/ngày đêm

 Hệ thống giao thông: khổ đường chính 24 m

Các lĩnh vực ưu tiên: Chế biên các sản phẩm từ lương thực, trái cây, thức ăn gia súc,
bánh kẹo, bột mì; Công nghiệp sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm; Công nghiệp sản xuất hàng
tiêu dùng, hàng gia dụng, bao bì, chế biến gỗ, in ấn, mực in, chiết nạp chất tăng trưởng thực
vật, chiết nạp gas; sản xuất hoặc lắp ráp các thiết bị điện – điện tử, sản xuất lắp ráp xe đạp,
phụ tùng xe đạp; cơ khí phục vụ cơ giới nông nghiệp; sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện
bê tông; thủ công mỹ nghệ, dịch vụ.

Trang 57 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

Bảng 5. 1: Cơ cấu sử dụng đất 34

STT Loại đất Diện tích (nghìn ha) Tỷ lệ(%)


1 Đất xây dựng nhà máy, 319,792 59,90
xí nghiệp
2 Đất xây kho tàng 7,616 1,43
3 Đất hành chính - dịch 2,282 0,43
vụ
4 Đất cây xanh 54,789 10,26

5 Đất công trình đầu mối 7,242 1,36


hạ tầng kỹ thuật
6 Đất giao thông 80,634 15,10

7 Khu nhà ở trong KCN 61,490 11,52

8 Tổng cộng 533,846 100,00

Bảng 5. 2: Các loại chi phí trong khu công nghiệp 35

STT Hạng mục Phí thu Ghi chú

1 Giá thuê đất đã có hạ tầng 60-80 Thuê ít nhất 1 ha,

USD/ m2 /50 thời hạn thuê

năm 11/2055. Thanh


toán 1 lần

2 Giá thuê xưởng 5-8 Diện tích xưởng

USD/ m2 / 1000 m2

tháng

Bảng 5. 3: Các loại chi phí trong khu công nghiệp 35 (tiếp theo)

Trang 58 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

SST Hạng mục Phí thu Ghi chú

3 Phí quản lý 0,3

USD/ m2 /năm

4 Giờ cao điểm 2702 VND/ Giá điện này áp


kwh dụng cho tổng công
Giờ bình thường 1480 VND/ suất lắp đặt các
Giá điện
kwh MBA của trạm biến
áp lớn hơn 100
Giờ bình thường 945 VND/
MVA
kwh
5 Giá nước 12500 VND/
m3

6 Phí sử lý nước thải 0,24 USD/m3 Tính bằng 80% lưu


lượng cấp nước

5.1.2 Ưu thế của KCN Sóng Thần III

Tỉnh Bình Dương cũng như khí hậu của khu vực Đông Nam Bộ có thời tiết ổn định,
nền nhiệt độ trong năm dao động từ 26-27°C vào một số thời điểm có thể lên đến 39,3°C,
nhiệt độ thấp nhất khoảng 16-17°C (ban đêm). Số giờ nắng trung bình 2400 giờ, và có thể
lên đến 2700 giờ. Số ngày mưa khoảng 120 ngày. Địa hình đa số bằng phẳng và không lo
ngập lụt. Tỉnh Bình Dương tiếp giáp các tỉnh Bình Phước, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng
Nai và Tây Ninh. Nằm gần trục chính Quốc lộ 13 với hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, kết
nối với các tuyến đường huyết mạch Quốc gia và các trung tâm kinh tế thương mại cả nước.
35

KCN Sóng Thần III có vị trí thuận lợi, nằm gần trung tâm thành phố Hồ Chí Minh,
nằm trên tam giác phát triển công nghiệp số 1 phía Nam Việt Nam là Thành phố Hồ Chí
Minh, Bình Dương, Đồng Nai. Với giao thông thuận lợi để đi lại và xuất nhập khẩu, vận
chuyển hàng hóa.

Trang 59 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

 Cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 33 km

 Cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất - Thành phố Hồ Chí Minh 22 km

 Cách ga Sóng Thần - Bình Dương 16 km

 Cách Tân Cảng - Đồng Nai 39 km

Tại đây có nguồn lao động phổ thông dồi dào từ các vùng miền Tây, miền Đông và
Tây Nguyên. Nguồn nhân lực chất lượng cao từ các tỉnh thành khác, đặc biệt là Thành phố
Hồ Chí Minh sẵn sàng đến làm việc.

Trục đường giao thông trong KCN Sóng Thần III được thiết kế với 4 làn xe, khổ
đường rộng 24 m các xe có tải trọng lớn dễ dàng lưu thông. Hệ thống cấp nước, điện, thông
tin liên lạc, internet do các doanh nghiệp khác trong tỉnh cung cấp.

Việc lựa chọn KCN Sóng Thần III làm nơi xây dựng nhà máy sản xuất bảng phát
quang từ nhựa epoxy có thể tận dụng được các lợi thế như:

 Nguồn nguyên liệu từ các công ty trong KCN hoặc có thể dễ dàng vận chuyển
nguyên liệu từ các nơi khác đến nhờ hệ thống giao thông thuận tiện

 Công ty Đại Nam miễn thuế 02 năm, giảm 50% cho 4 năm tiếp theo cho các
doanh nghiệp thuê đất tại đây.

 Nguồn lao động chất lượng cao và dồi dào

 Môi trường làm việc năng động

5.2 CÁC YẾU CẦU TRONG THIẾT KẾ

 Bố trí dây chuyền theo một tầng hoặc hai tầng.

 Giảm thiểu các loại thiết bị vận chuyển: gày tàu, vít tải, băng tải, bơm. Giảm
khoảng cách giữa các thiết bị nhằm rút ngắn thời gian, chu trình sản xuất.

 Đảm bảo khoảng cách giữa các thiết bị với thiết bị, giữa thiết bị với tường, để dễ
thao tác, dễ sửa chữa và thay thế thiết bị.

 Các thiết bị có cùng chức năng thường được đặt thành một cụm.

Trang 60 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

 Tất cả các thiết bị phải có hệ thống nối đất để tránh tình trạng tích điện trên thiết
bị.

 Các cầu thang phải có tay vịn, các nhà nhiều tầng ở phía ngoài phải có cầu thang
thoát hiểm.

 Các bộ phận chuyển động của các máy, thiết bị phải có tấm che.

 Những máy, thiết bị có trọng lượng lớn, rung động mạnh ở tầng dưới, máy nhẹ
đặt ở tầng trên, máy cao cần đặt ở giữa, thấp đặt gần cửa. Vì vậy cần lợi dụng
thông gió và ánh sáng tự nhiên.

 Những thiết bị nóng, thoát nhiều bụi, chất độc hại phải có tường ngăn cách hoặc
thông thoáng tốt.

 Những thiết bị áp lực phải có áp kế và van an toàn.

 Các thiết bị có cửa quan sát hoặc kính quan sát (thiết bị cô đặc, nấu) thì phải xếp
kính quan sát quay ra ngoài.

 Hệ thống điều khiển, cần gạt, tay gạt phải bố trí ngang tầm tay công nhân (0,8-
0,2 m).

 Phải chừa khoảng cách hợp lý giữa các thiết bị, lối đi dọc, đi ngang, lối đi gần
tường để công nhân hoạt động thuận lợi, tránh tai nạn, dễ thay thế thiết bị.

 Các dây chuyền thiết bị thường được bố trí song song với nhau để đảm bảo an
toàn và có đủ chỗ cho công nhân di chuyển.

 Khoảng tố cách tối thiểu giữa hai thiết bị lớn nhất là 1,8m, an toàn nhất là 3 đến 4
m. Khoảng cách trống giữa hai dãy máy phải trên 1,8 m; trường hợp cần xe qua
lại thì khoảng cách này phải trên 3 m. Ở những vị trí cần thiết có thể chừa lối đi
lại khoảng 0,8 m đến 1 m.

 Những thiết bị đặt sâu xuống ñất như thùng chứa, nồi thanh trùng … phải có nắp
đậy kín hoặc có thành cao so với nền nhà là 0,8 m.

 Các dây chuyền phải đặt cách tường tối thiểu 1,6m

 Thiết bị đầu vào phải cách tường 2-3m

Trang 61 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

 Các thiết bị lớn nên đặt bên trong phân xưởng, không nên che chắn cửa ra vào

 Tường che các thiết bị nhiệt phải cao hơn 1,8 m

 Các đường ra tời điện phải cao trên 4 m

 Các đường ống dẫn phải sơn đúng màu theo quy định

5.3 LỰA CHỌN NHÀ THẦU XÂY DỰNG

5.3.1 Mở cuộc đấu thầu

Hồ sơ cần phải nộp 36

a) Hồ sơ pháp lý dự thầu

Nội dung cơ bản bao gồm:

 Đơn dự thầu: lập theo mẫu của hồ sơ mời thầu (HSMT) bao gồm đơn dự thầu tài
chính và đơn dự thầu kỹ thuật theo yêu của của HSMT

 Bảo lãnh dự thầu: bao gồm giá trị bão lãnh, thời gian, mẫu biểu ngân hàng hay
mẫu biểu của HSMT

 Các cam kết của nhà thầu: cam kết cung ứng vật tư, cam kết nguồn vốn ,…

 Thỏa thuận liên doanh nếu hồ sơ dự thầu có 2 liên doanh trở lên

 Giấy ủy quyền nếu có

 Hồ sơ năng lực của công ty: quyết định thành lập công ty, giấy tờ đăng ký kinh
doanh, hồ sơ năng lực, báo cáo tài chính, báo cáo thuế, …

 Hồ sơ kinh nghiệm: Các hợp đồng tương tự đã thực hiện.

 Năng lực tài chính để thi công gói thầu thông qua báo cáo tài chính hoặc hơp
đồng cung cấp tín dụng cảu công ty vói ngân hàng.

 Vật tư thiết bị thực hiện gói thầu: các hợp đồng nguyên tắc mua vật tư, thiết bị
kèm theo catalog.

 Nhân lực thực hiện gói thầu: bằng cấp, chứng chỉ cảu chủ đầu tư để chứng minh
năng lực kinh nghiệm và hợp động lao động, xác nhận của bảo hiểm.

Trang 62 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

 Máy móc thiết bị thực hiện gói thầu: Hóa đơn, đăng ký, đăng kiểm của máy móc
thiết bị hoặc các hợp đồng nguyên tắc cho thuê máy móc thiết bị.

b) Bảng giá dự thầu

Bảng giá dự thầu được nhà thầu đưa ra sau khi tính các chi phí khác nhau như đơn giá
nhân công, chi phí thiết bị máy móc, chi phí vật liệu, đơn giá ca máy, chi phí dự phòng, ….
Tùy vào năng lực hồ sơ của nhà thầu sẽ điều chỉnh giá dự thầu có thể đưa giá cao hơn hay
thấp hơn nhưng phải đảm bảo tính cạnh tranh và không thua lỗ khi thực hiện thầu.

c) Biện pháp thi công

Bao gồm bản vẽ biện pháp thi công và thuyết minh biện pháp thi công đi kèm

 Bản vẽ tổ chức mặt bằng thi công: thể hiện đầy đủ các hạng muc như công trinh
tạm, thiết bị thi công, kho bãi vật liệu, chất thải; cổng ra vào, rào chắn, biển báo,
giao thông, liên lạc, cẩu rửa xe; cẩu tháp, …

 Bản vẽ mặt bằng cấp điện: vị trí đầu nối điện vào công trường, đường đi dây
điện, tủ điện tổng, nhánh …

 Bản vẽ cấp thoát nước: thể hiện vị trí đấu nối cấp nước (nếu có) hoặc vị trí giếng
khoan, đường đi cấp nước (nếu có), bể chứa nước sinh hoạt và thi công, vị trí đấu
nối thoát nước, các đường cống hay rãnh thoát nước, các hố ga thu nước, …

 Bản vẽ biện pháp trắc địa

 Bản vẽ biện pháp cọc, cừ

 Bản vẽ biện pháp đào đất móng: vẽ mặt bằng và mặt cắt đào đất, trình tự thi
công, hướng thi công, số mũi thi công, hướng thu gom đất, hướng vận chuyển
đất, máy đào sử dụng loại gì (dung tích gầu), thể hiện công nhân đào đất

 Bản vẽ biện pháp phá đầu cọc: vẽ cho cọc điển hình, sử dụng máy gì, công nhân.

 Bản vẽ biện pháp thi công kết cấu móng: mặt bằng và bản vẽ điển hình cốp pha,
cốt thép, bê tông móng, hướng thi công, phương pháp đổ bê tông (thủ công, bơm
tự hành, bơm tĩnh).

Trang 63 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

 Bản vẽ biện pháp thi công cốp pha cột, vách: vẽ điển hình cột trung tâm, cột
biên, thể hiện cốp pha loại gì (thép hay phủ phim), tăng đơ, cây chống, ti, giáo
hoàn thiện …
Bản vẽ biện pháp thi công cốt thép cột, vách: vẽ điển hình cột trung tâm, cột
biên, giáo hoàn thiện, sàn thao tác …

 Bản vẽ biện pháp thi công đổ bê tông cột, vách: vẽ điển hình cột trung tâm, cột
biên, giáo hoàn thiện, sàn thao tác, phương pháp đổ bê tông (thủ công, bơm tự
hành) …

 Bản vẽ biện pháp thi công sàn: bản vẽ điển hình cốp pha, cốt thép, đổ bê tông,
bản vẽ mặt bằng thi công sàn bê tông thể hiện hướng thi công, phương pháp đổ
bê tông.

 Bản vẽ biện pháp các công tác hoàn thiện: xây, trát, ốp, lát, sơn, trần thạch cao,
lắp đặt điện nước, phòng cháy chữa cháy, … tùy theo yêu cầu của HSMT.

 Bản vẽ biện pháp an toàn lao động và vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ.

d) Bản tiến độ thi công

Tiến độ dự thầu được lập theo 3 biểu gồm:

 Tổng tiến độ thi công

 Tiến độ huy động thiết bị thi công

 Tiến độ huy động nhân lực thi công

5.3.2 Chọn nhà thầu xây dựng nhà máy

Dự án xây dựng nhà máy sản xuất bảng phát quang trên nền nhựa epoxy TNG được
chỉ định xây dựng cho từng nhà thầu trúng thầu theo hạng mục đấu thầu sau khi có sự kiểm
định hồ sơ của chủ đầu tư theo.

Một dự án xây dựng nhà máy thường bao gồm 3 phần chính:

 Hạ tầng

 Nội thất kiến trúc

Trang 64 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

 Hệ thống cơ điện (Hệ thống ME hay MEP).

a) Đối với hạ tầng và hệ thống cơ điện MEP

 Nhà thầu xây dựng được lựa chọn: COTECCONS

 Loại hình thi công: Nhà máy công nghiệp và hệ thống MEP bao gồm các hệ
thống điện, nước, điều hòa không khí, thông gió cho nhà máy, điện nhẹ.

 Gói thầu: Thi công phần thô và hoàn thiện, cơ điện.

 Diện tích thi công: 18000 m2

 Giá trị hợp đồng: 56 tỷ đồng

b) Đối với nội thất kiến trúc

Việc bố trí nội thất kiến trúc được coi là một trong những mặt quan trọng trong xây
dựng nhà máy, đảm bảo một không gian làm việc thoải mái cho người lao động và thuận lợi
cho việc sản xuất.

Giá trị hợp đồng:

 Nhà thầu xây dựng lựa chọn: ANGCOVAT.

 Loại hình thi công: nhà máy.

 Gói thầu: tổng thầu thi công.

 Diện tích thi công: 406 m2 cho khu vực hành chính; 935,6 m2 khu phục vụ.

 Giá trị hợp đồng: 2 tỷ VNĐ

5.4 XÂY DỰNG NHÀ MÁY

5.4.1 Khu vực nhà xưởng sản xuất chính

Khu vực sản xuất chính chịu trách nhiệm thực hiện các quy trình sản xuất ra bảng Exit
và bảng PCCC, gồm các khu vực chính như sau:

 Khu chuẩn bị nguyên liệu

 Khu sấy

 Khu xử lý và đóng gói

Trang 65 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

a) Khu chuẩn bị nguyên liệu

Nhiệm vụ: Khu chuẩn bị nguyên liệu đảm nhận nhiệm vụ phối trộn hỗn hợp nhựa
epoxy và chiết rót ra khuôn.

Máy móc: Máy khuấy 2 trục, máy chiết rót.

Bố trí nhân viên: 16 nhân viên chiết rót và 2 nhân viên khuấy

b) Khu sấy

Nhiệm vụ: Sau khi hỗn hợp nhựa được chiết rót vào khuôn sẵn sẽ được sắp xếp lên xe
khay đẩy 10 tầng để chuyển sang khu sấy để làm khô hỗn hợp nhựa.

Máy móc: Lò sấy

Bố trí nhân viên: 2 kỹ thuật viên lò sấy

c) Khu xử lý và đóng gói

Nhiệm vụ: khu xử lý và đóng gói đảm nhiệm vài trò còn lại trong quá trình sản xuất.

Máy móc phục vụ:

 Dây chuyền đánh bóng bề mặt

 Máy in UV

 Máy cắt lazer

 Máy khoan cố định

 Máy cưa đa năng

 Xe đẩy khay 10 tầng

Bố trí nhân viên:

 24 nhân viên và 1 tổ trưởng bộ phận đánh bóng

 4 nhân viên in UV

 2 nhân viên cắt laze

 2 nhân viên khoan

Trang 66 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

 12 nhân viên xử lý góc cạnh

 16 nhân viên dán keo

 1 tổ trưởng quản lý bộ phận cắt laze, khoan và in UV

 1 tổ trưởng quản lý bộ phận dán keo và xử lý góc cạnh

 2 nhân viên QC

 1 quản đốc

5.4.2 Khu hành chính

Khu vực hành chính là khu vực gọi chung cho các bộ phận, phòng ban phụ trách các
công việc hành chính, đảm bảo duy trì hoạt động nhà máy thông qua việc xử lí thông tin,
quản lí nhân sự cũng như xuất nhập khẩu và giao thương.

5.4.3 Khu phụ trợ sản xuất.

a) Kho nhập nguyên liệu

Nhiệm vụ: lưu trữ nguyên liệu nhập, thiết lập lượng nguyên liệu cần thiết hằng ngày
cho khu sản xuất chính.

Máy móc phục vụ: Xe nâng

Bố trí nhân viên: 1 tổ trưởng, 5 nhân viên, 1 lái xe.

b) Kho lưu

Nhiệm vụ: lưu trữ sản phẩm đã được đóng gói theo quy cách. Đồng thời là nơi vận
chuyển sản phẩm đến đối tác.

Máy móc phục vụ: xe nâng

Bố trí nhân viên: 1 tổ trưởng, 2 nhân viên, 1 lái xe.

c) Phòng kỹ thuật
Nhiệm vụ: đảm nhiệm việc kiểm tra độ bền, cường độ và thời gian phát quang của sản
phẩm xuất khi nhập kho, xử lý tái chế các sản phẩm không đạt diêu chuẩn kiểm định, đảm
bảo việc máy móc trong khu sản xuất được vận hành hiệu quả nhất…

Bố trí nhân viên: 1 kỹ sư trưởng, 1 kỹ sư cơ điện, 2 kỹ sư vật liệu, 1 kỹ sư môi trường

Trang 67 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

d) Phòng bảo vệ

Nhiệm vụ: là khu vực kiểm tra giấy tờ lưu thông của các xe ra vô nhà máy. Đảm
nhiệm vai trò giữ trật tự an ninh, tài sản của nhà máy.

Máy móc phục vụ: hệ thống camera giám sát.

Bố trí nhân viên: 12 nhân viên chia làm 2 ca 12 tiếng.

5.4.4 Khu phục vụ

a) Khu canteen

Được công ty cho đấu thầu bếp ăn cung cấp suất ăn giữa các ca cho khoảng 200 công
nhân viên trông nhà máy. Ngoài ra còn bố trí các quán giải khát, khu vực giải trí có bố trí
bàn bi-da để giải tỏa căng thẳng sau giờ làm việc.

b) Trạm y tế

Nhiệm vụ: là bộ phận sơ cứu nhân viên khi có sự cố sảy ra liên quan đến vấn đề sức
khỏe, trung chuyển bệnh nhân đến bệnh viện, kiểm tra sức khỏe thường xuyên hoặc kiểm tra
trạng thái hoàn toàn thoải mái khỏe mạnh về thể chất tinh thần.

Bố trí nhân viên: 1 bác sĩ, 2 y tá.

c) Phòng để đồ

Nhiệm vụ: phòng để các tủ kín khóa an toàn cung cấp cho công nhân chỗ lưu trữ đồ
đạc để yên tâm lao động sản.

d) Khu nghỉ trưa

Nhiệm vụ: là nơi cung cấp chỗ nghỉ trưa cho nhân viên.

5.4.5 Các khu vực còn lại

Bao gồm khu vệ sinh, 2 khu vực nhà xe, đường nhựa, lề đường, mảng xanh, sân bóng
đá, hồ nước và tiểu cảnh trang trí cũng được bố trí hợp lý trong nhà máy, đảm bảo đáp ứng
được nhu cầu của sản xuất và cũng như năng suất lao động.

Trang 68 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

Khu vực cảnh quan của công ty xây dựng một hồ nước giúp trữ nước, tạo cảnh quan
và điều hòa không khí. Cây phượng Đài Loan được lựa chọn cho các mảng xanh do những
ưu điểm như: tán lá rộng, lá nhỏ không làm tắc đường thoát nước, không có hoa hay quả to
nên dễ dành dọn dẹp. Khu vực cây xanh được bố trí ở hướng Tây- Nam giúp tránh ánh nắng
vào buổi chiều.

Bố trí nhân viên: 10 nhân viên lao công, 1 nhân viên xử lý nước thải.

Bảng 5. 4: Diện tích các khu vực.

SST Khu vực Diện tích


(m2)
1 Khu hành Phòng giám đốc 30
chính Phòng phó giám đốc 1 25

Phòng phó giám đốc 2 25


Phòng tài chính và marketing 25

Phòng tài chính - kế toán và nhân sự 30

Sảnh chính 60

Bảng 5. 5: Diện tích các khu vực (tiếp theo)

SST Khu vực Diện tích


(m2)
1 Khu hành Phòng chưng bày 50
chính Phòng họp 48
Nhà vệ sinh 12

Khu sản Khu trộn nguyên liệu 238


xuất Khu sấy 336

Trang 69 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

2 Khu xử lý và hoàn thiện sản phẩm 1360

Nhà vệ sinh 67,5


Khu vực lấy nước uống 5

3 Khu vực Khu nguyên liệu 450


phụ trợ Khu thành phẩm 300
Phòng kỹ thuật 100
Nhà vệ sinh 41

4 Khu phụ vụ Khu ăn uống- căn tin 649,2


Phòng nghỉ trưa 205,86
Nhà vệ sinh 83,9
5 Khu vực cây xanh và giao thông 11862,35

6 Trạm y tế 30

7 Phòng bảo vệ 27

8 Nhà để Nhà xe 1A 303,5


xe Nhà xe 1B 380,25

Bảng 5. 6: Diện tích các khu vực (tiếp theo)

SST Khu vực Diện tích


(m2)
9 Khu vực xử lý nước thải 300

5.5 BẢN VẼ MẶT BẰNG NHÀ MÁY

Bản vẽ được đính kèm. Tất cả các khu vực, bộ phận trong nhà máy đều được được bố
trí trong bản vẽ này.

Trang 70 / 105
CHƯƠNG 6

AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH CÔNG NGIỆP

6.1 AN TOÀN LAO ĐỘNG

Trong lao động sản xuất, vì lý do chủ quan hay khách quan hay chủ quan như người
lao động không tuân thủ những nguyên tắc an toàn, không sử dụng các thiết bị bảo hộ, do
môi trường làm việc không đảm bảo, máy móc hoạt động kém đã gây nên những những vụ
tai nạn lao động thương tâm.

Theo báo cáo của 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, năm 2020 trên toàn
quốc đã xảy ra 7.473 vụ tai nạn lao động làm 7.649 người bị nạn trong đó có 661 người chết
và 1.617 người bị thương nặng. Thiệt hại về vật chất: chi phí tiền thuốc, mai táng, tiền bồi
thường cho gia đình người chết và những người bị thương,…là trên 6.003 tỷ đồng; thiệt hại
về tài sản trên 3.883 tỷ đồng; tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động là trên 150.324 ngày.

Do đó, để giảm thiểu đến mức tối đa những thiệt hại do tai nạn lao động và bệnh nghề
nghiệp gây ra, mỗi cơ sở sản xuất cần phải thiết lập các biện pháp đảm bảo “An toàn, vệ
sinh lao động”. Tùy theo đặc thù sản xuất, lĩnh vực sản xuất mà sẽ có những quy định riêng
của pháp luật về an toàn lao động cho các ngành nghề đó, và phạm trù của bảo hộ lao động
không chỉ bao gồm các biện pháp bảo vệ trực tiếp cho người lao động mà còn chính là là
tiền lương, phụ cấp độc hại, bảo hiểm lao động, thời gian nghỉ ngơi, thời gian làm việc của
người lao động…

6.1.1 Khái niệm

An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm
bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.

Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật,
làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.

Trang 72 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

Nói cách khác an toàn lao động chính là giải pháp để không xảy ra tai nạn trong quá
trình lao động. Còn vệ sinh lao động là giải pháp để giúp người lao động không bị các bệnh
liên quan đến nghành nghề đang làm.

An toàn vệ sinh lao động là giải pháp hạn chế người lao động bị các thương tổn, sức
khỏe gây ra bởi các yếu tố nguy hiểm khi làm việc.

6.1.2 Mục đích

Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao
động.

Tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; ưu
tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong
quá trình lao động.

Tham vấn ý kiến tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, hội
đồng về an toàn, vệ sinh lao động các cấp trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật,
chương trình, kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động

6.1.3 Quy định về an lao động

a) Trách nhiệm của cá nhân tập thể

Đối với người sử dụng lao động:

 Lập kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện
lao động.

 Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và thực hiện các chế độ khác về an
toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người lao động, theo quy định của Nhà
nước.

 Phân công người giám sát việc thực hiện các quy định, nội quy, biện pháp an
toàn lao động, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp; phối hợp với công đoàn cơ
sở xây dựng và duy trì sự hoạt động của mạng lưới an toàn và vệ sinh viên.

 Xây dựng nội quy, quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với từng
loại máy, thiết bị, vật tư kể cả khi đổi mới công nghệ, máy, thiết bị, vật tư và nơi
làm việc theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước.

Trang 73 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

 Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp an toàn lao
động, vệ sinh lao động đối với người lao động. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ
cho người lao động, theo tiêu chuẩn, chế độ quy định.

 Chấp hành nghiêm chỉnh quy định khai báo, điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp và định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả tình hình thực hiện an toàn
lao động, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động với Sở Lao động-Thương
binh và Xã hội nơi doanh nghiệp hoạt động

Đối với người lao động:

 Chấp hành các quy định, nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao động có liên
quan đến công việc, nhiệm vụ được giao. Phải sử dụng và bảo quản các phương
tiện bảo vệ cá nhân đã được trang bị và cung cấp, các thiết bị an toàn, vệ sinh nơi
làm việc, nếu làm mất hoặc hư hỏng thì phải bồi thường.

 Phải cáo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu
và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động.

b) Trách nhiệm của cá nhân tập thể

Đối với người di chuyển trong khu vực máy móc:

 Người đi lại trong khu vực đặt máy móc nhưng không có nhiệm vụ tiếp xúc với
máy móc phải đi vào phần đường có vạch đã được kẽ sẵn, và phải đảm bảo
khoảng cách tối thiểu với máy móc là 2 m.

 Không tự ý đụng chạm, sửa chữa, khởi động máy móc. Ngoài người phụ trách ra
không ai được khỏi động điều khiển máy. Tuyệt đối không được bước qua động
cơ, các thiết bị truyền động đang vận hành. Sử dụng các phương tiện bảo hộ lao
động theo quy định cấp phát, sử dụng, bảo quản trang bị bảo hộ lao động,
phương tiện dụng cụ làm việc an toàn. Không được phép rời khỏi cương vị khi
máy móc đang vận hành.

Đối với người vận hành máy:

 Ngoài người phụ trách ra không ai được khỏi động điều khiển máy

Trang 74 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

 Tuyệt đối không được bước qua động cơ, các thiết bị truyền động đang vận hành.

 Sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động theo quy định cấp phát, sử dụng, bảo
quản trang bị bảo hộ lao động, phương tiện dụng cụ làm việc an toàn.

 Không được phép rời khỏi cương vị khi máy móc đang vận hành.

 Trong quá trình theo dõi thông số vận hành, nếu thấy hiện tượng bất thường (như
kim đồng hồ áp, đồng hồ nhiệt v.v…) vượt qua mức vạch qui định (vạch đỏ) phải
xử lý ngay theo hướng dẫn công việc. Trường hợp không xử lý được thì thông
báo ngay cho trưởng ca.

 Thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình trạng làm việc của thiết bị tại nơi làm việc,
phát hiện kịp thời những hư hỏng như: mùi khét, cháy, các dây nối đất của động
cơ bị lỏng, đứt, động cơ có tiếng kêu lạ v.v… Ngay lập tức báo cho trưởng ca và
ngưng vận hành các thiết bị đó.

 Chỉ khởi động thiết bị khi các thiết bị đó có đầy đủ các bộ phận che chắn theo
thiết kế.

 Không được dùng vòi nước xịt rửa các vật mang điện như động cơ, nút bấm, tủ
điện, hệ thống tự động.

 Phải báo cáo để xử lý kịp thời các hiện tượng rò rỉ điện (cảm giác bị điện giật khi
chạm vào các thiết bị có vỏ kim loại).

 Vệ sinh máy móc thiết bị, mặt bằng xưởng sản xuất trước khi giao ca.

Đối với người sử dụng máy cắt máy khoan:

 Thực hiện các quy định an toàn lao động khi sử dụng máy công cụ.

 Trước khi làm việc phải kiểm tra đầu cặp, áo khoan phải kẹp chặt mũi khoan,
không được sử dụng áo khoan, đầu cặp có hiện tượng hư hỏng, mũi khoan chưa
được kẹp chặt, tình trạng an toàn của máy, cho máy chạy thử không tải.

 Đầu cặp, áo khoan phải kẹp chặt mũi khoan, không được sử dụng áo khoan, đầu
cặp có hiện tượng hư hỏng.

Trang 75 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

 Các chi tiết khoan phải kẹp chặt trực tiếp hay bằng bộ gá xuống máy. Cấm dùng
tay giũ chi tiết cần khoan.

 Khi khoan phải cho mũi khoan ăn từ từ, muốn thay đổi tốc độ phải dừng hẳn
máy.

 Khi máy đang chạy không được dùng miệng để thổi hoặc dùng tay gỡ phoi.
Không dùng tay hãm trục chính.

 Cấm sử dụng các mũi khoan cùn, có hiện tượng rạn nứt. Khi thay mũi khoan phải
cho máy dừng hẳn.

 Cấm đeo găng tay khi làm việc. Cấm dùng tay để giữ chi tiết khoan.

 Khi muốn khoan lỗ to, nên khoan lỗ nhỏ trước sau đó khoan rộng thêm.

 Khi khoan tấm mỏng phải lót ván gỗ bên dưới.

 Nếu là công nhân nữ sử dụng máy khoan thì phải bện tóc chặt chẽ, đội mũ bao
che lại.

Đối với người bảo trì và sửa chữa:

 Tuân theo qui định an toàn điện.

 Sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân theo qui định ở Quy định cấp phát, sử dụng,
bảo quản trang bị BHLĐ, phương tiện dụng cụ làm việc an toàn.

 Thực hiện công việc theo đúng hướng dẫn công việc sửa chữa máy móc thiết bị,
quy trình thao tác của từng máy móc thiết bị.

 Chọn nơi làm việc phù hợp.

 Ngắt điện trước khi tiến hành sửa chữa hoặc thay thế.nhấn nút nguồn để loại bỏ
hoàn toàn điện năng dư thừa.

 Tháo lắp thiết bị phải nhẹ nhàng, cẩn thận. Tránh các trường hợp đánh rơi, gắn
nhầm… có thể làm hư hỏng thiết bị.

 Khi máy đang hoạt động thì không dùng tay, hay vật kim loại chạm vào các
miếng bảng.

Trang 76 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

 Kiểm tra thật cẩn thận trước khi cấp nguồn cho máy.

c) Quy định về bảo hộ lao động

Thực hiện theo thông tư số 04/2014/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động-Thương binh và


Xã hội, quy định về việc hướng dẫn thực hiện chế độ phương tiện trang bị cá nhân, danh
mục phương tiện bảo vệ cá nhân trang bị cho người lao động làm nghề, công việc có yếu tố
nguy hiểm, độc hại. Đối với nhà máy, để đảm bảo an toàn cho người lao động, việc bảo hộ
cho người lao động là một việc hết sức cần thiết và bắt buộc đối với người lao động trong
nhà máy, giúp giảm thiểu các rủi ro về tai nạn lao động. Vì vậy, nhà máy đưa ra các quy
định như sau:

 Luôn đảm bảo các trang bị cho thân thể như áo, quần, mũ bảo hộ,... khi bước vào
làm việc, thực hiện tươm tất vệ sinh cá nhân.

 Luôn giữ gìn sạch sẽ nơi làm việc, không xả rác, phóng uế bừa bãi trong lúc và
tại nơi làm việc.

 Tuân thủ các quy định an toàn khi làm việc, tiếp xúc trực tiếp với máy móc.

d) An toàn về điện

Điện là nguồn năng lượng cơ bản trong các công xưởng, xí nghiệp, từ nông thôn đến
thành thị, số người tiếp xúc với điện ngày càng nhiều, do vậy an toàn điện là một trong
những vấn đề quan trọng của công tác bảo hộ lao động. Để đảm bảo về an toàn điện tất cả
cán bộ , công nhân viên của công ty cẩn tuân thủ đúng theo quy định sau: đối với các thiết bị
điện được lắp đặt cố định và thiết bị điện cầm tay sử dụng trong Nhà máy, các trưởng bộ
phận phải đảm bảo :

 Nhân viên của mình phải tuân theo mọi qui định về an toàn điện.

 Chỉ có các thiết bị đảm bảo an toàn mới được sử dụng.

 Mọi thiết bị được lắp đặt an toàn và được kiểm tra sau khi lắp đặt hoàn tất.

 Tất cả thiết bị điện di động và dây dẫn được kiểm tra và bảo dưỡng

 Qui định rõ ràng trách nhiệm của trưởng bộ phận, phải bảo đảm có sự tuân thủ
các qui định an toàn này trong phạm vi quản lý của mình.

Trang 77 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

 Hướng dẫn về an toàn đối với người sử dụng thiết bị điện

 Yêu cầu chung về an toàn khi sử dụng một hệ thống điện

 Ngắt điện mọi thiết bị sau khi ngừng sử dụng, không sử dụng quá tải.

 Không để dây điện (lồi ra) trên lối đi.

 Các thiết bị được tiếp đất đúng quy cách.

 Các tủ điện phải được đóng kín, tuyệt đối không để bất cứ vật lạ nào bên trong và
sau tủ.

Khi thao tác sử dụng thiết bị điện phải tuân thủ :

 Khi khởi động động cơ hoặc làm việc với các thiết bị điện cầm tay phải đứng nơi
khô ráo.

 Không được dùng vòi nước xịt rửa các vật mang điện như động cơ, nút bấm, tủ
điện, hộp điện nút bấm, hệ thống tự động.

 Chỉ được thao tác cắt CB tổng, CB nhánh của tủ điện hoặc nhấn nút dừng khẩn
cấp trên tủ (nếu có) khi xảy ra các tai nạn về điện hoặc cháy nổ.

 Không được tự ý đóng điện các khí cụ điện có treo biển báo như:”Đang bảo
tri”,” đang sửa chữa”, “Cấm đóng điện” v.v…

 Không tiến hành nghiệm thu các thiết bị điện chưa đảm bảo an toàn điện

 Che chắn cẩn thận, lắp đầy đủ các thiết bị truyền động. Tuyệt đối không được
bước qua động cơ, các thiết bị truyền động đang vận hành.

 Phải báo đơn vị sửa chữa điện các hiện tượng rò rỉ điện, dây tiếp đất bị hỏng.

 Khi phát hiện những hiện tượng như mùi khét, cháy v.v.. phải cắt nguồn thiết bị
đó và báo ngay cho trưởng bộ phận để xử lý.

 Mọi thiết bị, dây dẫn, phích cắm hoặc dây nối thêm nếu có phát hiện hư hỏng
phải lập tức được thay thế, bảo trì và việc này phải được báo cáo cho trưởng
trưởng bộ phận.

Trang 78 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

 Nhà máy bảo đảm các thiết bị điện được cung ứng có chất lượng tốt, không sử
dụng các thiết bị điện không đạt yêu cầu kỹ thuật. Người phát hiện thiết bị điện
không đảm bảo chất lượng phải thông báo ngay cho trưởng bộ phận hoặc người
có thẩm quyền.

 Khi có yêu cầu thay đổi hệ thống điện (gồm cả việc lắp thêm ổ cắm điện mới);
chỉ những người đã được đào tạo mới được phép thực hiện và mọi công việc này
phải có sự chấp thuận của tổ trưởng tổ cơ điện.

 Làm việc với mạng điện 3 pha hoặc thiết bị có điện chỉ được phép thực hiện với
những người có chuyên môn về điện (nhân viên của tổ cơ điện). Yêu cầu an toàn
chung đối với thiết bị điện:

 Tất cả các thiết bị điện đều phải được tiếp đất đúng kỹ thuật. Điểm tiếp đất có thể
nối đất trực tiềp tại nơi đặt thiết bị (có đường kính dây nối đất không nhỏ hơn 0,5
lần đường kính dây pha và 4 mm2 ) hoặc nối trung tính từ thiết bị về tủ phân phối
(có đường kính dây trung tính không nhỏ hơn 0,7 lần dây pha). Việc kiểm tra
điện trở tiếp đất thiết bị được thực hiện hàng năm cho tất cả các thiết bị điện và
kiểm tra tức thời đối với các thiết bị điện lắp đặt mới và có trị số điện trở đất.

 Phải bảo đảm rằng các thiết bị bảo vệ được lắp đặt như: ÁPTOMÁT, CB, khởi
động từ... phù hợp, hiệu quả và giới hạn bảo vệ phù hợp.

 Tất cả thiết bị điện được lắp phải phù hợp với ý nghĩa chúng có thể được cách ly
khỏi nguồn điện khi cần thiết.

 Cầu dao cắt điện, cầu chì bảo vệ phải nhận diện được thông số kỹ thuật, hộp phân
phối phải được đóng kín trừ khi công nhân thực hiện thao tác.

 Không gian làm việc phù hợp là lối đi và ánh sáng phải thông thoáng thích hợp ở
các nơi có thiết bị điện gần bên mà quá trình thực hiện công việc có thể gặp nguy
hiểm.

 Xác lập điều kiện an toàn tốt nhất khi thực hiện cách ly hệ thống. Ví dụ thiết bị
kiểm soát cách ly được khoá cơ học ở vị trí “OFF”. Nơi nào sự cách ly không

Trang 79 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

thực hiện được thì phải bảo đảm cầu chì được tháo bỏ ra và kiểm soát bởi người
thực hiện công việc.

 Mọi công việc được thực hiện trên hệ thống thiết bị điện phải được kiểm soát bởi
một hệ thống an toàn hoặc qui trình cho phép thực hiện.

 Chỉ những chuyên viên và công nhân điện được đào tạo và có kinh nghiệm được
phép làm các công việc trên hệ thống hoặc thiết bị điện.

 Làm việc trên thiết bị điện, công việc phải được công nhân điện thực hiện với
phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp. Ví dụ như kính, bao tay, thảm cách điện
dụng cụ cách điện và thiết bị kiểm tra phù hợp ( ví dụ đồng hồ VOM, ampe
kềm...

e) An toàn về phòng cháy và chữa cháy

Nhà máy thực hiện an toàn PCCC căn cứ vào nghị định số 79/2014/NĐ-CP của Chính
Phủ. Nghị định nêu rõ các quy định về phòng cháy và chữa cháy, đó là những yêu cầu bắt
buộc đối với doanh nghiệp khi hoạt động, nhằm đảm bảo tuân thủ luật phòng cháy chữa
cháy cũng như sự an toàn cho cơ sở hoạt động, nhà xưởng hoặc nhà kho chứa hàng. Đối với
một nhà máy sản xuất lắp ráp nói chung và sản xuất lắp ráp hệ thống pin năng lượng mặt
trời nói riêng, công ty luôn tuân theo những quy định về an toàn PCCC, đảm bảo nhà máy,
cơ sở vật chất và công nhân viên chức hoạt động trong môi trường an toàn như:

 Mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tại các doanh nghiệp kinh doanh nghiệp vụ
BHCN.

 Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy
và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.

 Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong
cơ sở.

 Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện
nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy
đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.

Trang 80 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

 Cung cấp, lắp đặt hệ thống báo cháy cũng như các trang thiết bị PCCC cho hầu
hết các khu vực trong nhà máy.

 Luôn kiểm tra, theo dõi hệ thống PCCC, đảm bảo luôn hoạt động.

Đáp ứng yêu cầu nhà khung thép mái tôn có diện tích vượt quá diện tích khoang ngăn
cháy theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy như:

 Có giải pháp chống cháy lan bằng kết cấu xây dựng hoặc hệ thống phòng cháy và
chữa cháy.

 Có giải pháp tăng giới hạn chịu lửa của cấu kiện xây dựng chủ yếu theo quy định
của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy nhằm hạn chế
nguy cơ sụp đổ khi xảy ra cháy

 Địa điểm xây dựng công trình phải bảo đảm khoảng cách an toàn về phòng cháy
và chữa cháy đối với các công trình xung quanh.

 Bậc chịu lửa của công trình phải phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của
công trình; có giải pháp bảo đảm ngăn cháy và chống cháy lan giữa các hạng
mục của công trình và giữa công trình này với công trình khác

 Công nghệ sản xuất, hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, chống nổ của
công trình và việc bố trí hệ thống kỹ thuật, thiết bị, vật tư phải bảo đảm các yêu
cầu an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

 Lối thoát nạn (cửa, lối đi, hành lang, cầu thang thoát nạn), thiết bị chiếu sáng,
thông gió hút khói, chỉ dẫn lối thoát nạn, báo tín hiệu; phương tiện cứu người
phải bảo đảm cho việc thoát nạn nhanh chóng, an toàn.

 Hệ thống giao thông, bãi đỗ phục vụ cho phương tiện chữa cháy cơ giới hoạt
động phải bảo đảm kích thước và tải trọng; hệ thống cấp nước chữa cháy phải
bảo đảm yêu cầu phục vụ chữa cháy.

 Hệ thống báo cháy, chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác phải bảo đảm số
lượng; vị trí lắp đặt và các thông số kỹ thuật phù hợp với đặc điểm và tính chất
hoạt động của công trình theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về
phòng cháy và chữa cháy.

Trang 81 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

 Trong dự án và thiết kế phải có dự toán kinh phí cho các hạng mục phòng cháy
và chữa cháy

f) Quy định về ánh sáng, nhiệt độ trong nhà máy

 Yêu cầu về chỉ số hoàn màu của ánh sáng ( Ra ) phải đạt tiêu chuẩn từ 60 – 100
cho từng khu vực làm việc. 

 Ánh sáng cần luôn đảm bảo an toàn cho người lao động, không gây chói mắt, lóa
mắt, mang lại hiệu quả làm việc cao. 

 Trong đó, hệ thống chiếu sáng cần có công suất chiếu sáng tối đa để sử dụng
trong không gian nhà xưởng.

 Hướng ánh sáng đạt chuẩn đạt tiêu chuẩn chiếu xuống toàn bộ diện tích nhà
xưởng. Cần đảm bảo không xuất hiện bóng tại khu vực sản xuất, làm việc. Đây là
yếu tố để thao tác của công nhân chính xác, không làm ảnh hưởng đến chất lượng
công việc. 

 Hệ thống ánh sáng của nhà xưởng có độ rọi hợp lý sẽ đảm bảo được hiệu suất
làm việc tăng cao nhờ ánh sáng tập trung tại bề mặt làm việc. Theo tiêu chuẩn
chiếu sáng TCVN-7114-2008; tại những khu vực sản xuất cần có độ rọi lên tới
hơn 300 lux để đảm bảo hiệu quả lao động, chất lượng cho từng sản phẩm làm
ra. 

 Nhà máy nên sử dụng những thiết bị chiếu sáng có nhiệt độ màu rộng. Khi nhiệt
độ màu phù hợp, người lao động sẽ cảm thấy dễ chịu khi ở trong nhà xưởng. Dải
nhiệt độ màu phù hợp cho nhà xưởng công nghiệp theo tiêu chuẩn ánh sáng trong
sản xuất là từ 4000K-6000K.

 Khi có hiện tượng ánh sáng nhấp nháy cần khắc phục nhanh chóng tránh để đèn
có thể bị hỏng cũng như làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và sức khỏe nhân
viên.

  Có kế hoạch giảm số lần bảo dưỡng đèn chiếu sáng để tiết kiệm điện năng và chi
phí sửa chữa.

g) Quy định về sử dụng hóa chất, nguyên liệu

Trang 82 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

 Tổ chức huấn luyện định đình cho công nhân sử dụng hóa chất, chỉ những người
tham gia huấn luyện định kỳ mới được phép vận hành.

 Người thao tác hóa chất phải được kiểm tra sức khỏe trước khi tuyển dụng, khám
sức khỏe tổng quát định kỳ 6 tháng/lần. Những người có các bệnh liên quan về
tim, hô hấp, phụ nữ có thai và cho con bú không được tham gia thao tác hóa chất.

 Người thao tác hóa chất phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định mà công ty đề
ra. Phải sử dụng trang thiết bị bảo hộ được cấp phát như: mặt nạ phòng độc, bao
tay, quần áo bảo hộ, ủng, kính … trong lúc thao tác hóa chất.

 Người thao tác hóa có trách nhiệm đảm bảo khu làm việc sạch sẽ, không có mối
nguy cơ trượt ngã, vận chuyển rác thải và rác thải nguy hại sau mỗi ca làm việc.
Không được cho, đưa người không phận sự vào nơi làm việc.

 Ngoài các quy định này, người thao tác phải tuân thủ các quy định khác của công
ty đề ra.

6.2 VỆ SINH CÔNG NGHIỆP

6.2.1 Quy định với công nhân, kỹ thuật viên

Trong thời gian làm việc, nhân viên phải sử dụng đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động
mà công ty đã cung cấp.

 Nhân viên phải làm vệ sinh công nghiệp đúng theo quy trình và trình tự đã được
đào tạo, không được làm ngược lại hay làm lộn xộn các quy trình.

  Không tự ý vệ sinh những loại máy móc mà mình không am hiểu

 Không tự ý vận hành những thiết bị chuyên dụng để vệ sinh công nghiệp khi
chưa được trang bị kiến thức an toàn hay vận hành, sửa chữa cũng như quy trình
hoạt động của máy.

 Nhân viên bắt buộc phải tham gia các buổi tập huấn đào tạo về quy trình vệ sinh
công nghiệp và tham gia phổ cập kiến thức về các loại máy móc thiết bị vệ sinh
cũng như máy móc có trong các nhà xưởng.

Trang 83 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

 Tất cả các nhân viên phải tuân thủ các quy định đã được đặt ra của công ty trong
suốt quá trình làm việc, nếu vi phạm sẽ có hình thức kỷ luật nghiêm khắc.

6.2.2 Quy định về vệ sinh máy móc, thiết bị

 Tất cả các thiết bị, máy móc và dụng cụ lao động phải được kiểm tra kỹ lưỡng
các vấn đề như hoen rỉ, bụi bẩn, dầu mỡ,... Nếu phát hiện hư hỏng hoặc không sử
dụng được thì phải báo gấp để đổi mới.

 Máy móc thiết bị trước khi bàn giao cho ca sau phải được vệ sinh sạch sẽ, nếu có
vấn đề phải báo cáo rõ ràng.

 Không để các thiết bị, khuôn sản phẩm bị đóng nhựa.

6.2.3 Quy định về vệ sinh nhà máy

 Làm sạch sàn nhà sau mỗi ca làm việc. Dọn dẹp các mảnh vỡ, và các vết tràn
hoặc rò rỉ có thể tạo thành các vũng nước đọng gây nguy hiểm. Vệ sinh cửa sổ,
cửa ra vào định kỳ tránh để bụi bẩn, dầu mỡ bám vào.

 Dọn dẹp nhà viên sinh sau và trước khi bắt đầu ca làm việc mới. Đảm bảo nhà vệ
sinh thông thoáng, không có mùi khó chịu, không để nước đọng trên sàn nhà vệ
sinh. Luôn chuẩn bị đủ giấy vệ sinh, nước rửa tay.

 Thường xuyên kiểm tra và đổ rác khi các thùng rác và thùng rác tái chế đã đầy.

 Vệ sinh sạch sẽ khu vực nhà bếp, văn phòng. Mặc dù những khu vực này có thể
nằm ngoài phạm vi của các tầng trong nhà xưởng, nhưng vẫn cần thiết phải làm
sạch khu vực chuẩn bị thực phẩm và phòng vệ sinh hàng ngày. Nhà bếp của nhân
viên và khu vực lưu trữ thực phẩm có thể dễ dàng trở thành nơi sinh sản của vi
khuẩn, nhưng việc lau sạch khu vực chuẩn bị thực phẩm bằng chất tẩy rửa gia
dụng cơ bản giúp nhà bếp luôn sạch sẽ và hấp dẫn.

6.2.4 Xử lý phát thải ra môi trường

 Với rác thải sinh hoạt và dầu thải từ các động cơ, động cơ thủy lực phải được thu
hồi lại, sau đó đưa đến các cơ sở xử lý đạt chuẩn được Tổng cục Môi trường cấp
phép. Các bước thu gom, lưu trữ, xử lý phải thực hiện theo Luật Môi trường năm

Trang 84 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

2014. Khi lưu trữ quá 6 tháng mà chưa tìm được cơ sở xử lý thì cần báo cáo lên
Sở Tài nguyên và Môi trường của địa phương.

 Với rác thải rắn như sản phẩm lỗi, các vụn sản phẩm sau các quá trình gia công
thu gom lại và bán phế liệu.

 Với nước thải công nghiệp thu gom và xử lý bằng hệ thống xử lý nước thải của
KCN Mỹ Phước.

Trang 85 / 105
Chương 7

TÍNH TOÁN KINH TẾ

7.1 TÍNH TOÁN CHI PHÍ

7.1.1 Chi phí nguyên liệu trong một năm

Bảng 7. 1: Chi phí nguyên liệu trong 1 năm

7.1.2 Chi phí xây dựng


Nguyên liệu Giá Khối lượng nguyên liệu Chi phí nguyên liệu trong
Bảng
(VND/kg) trong một năm (kg) một năm
7. 2:
(VND)
Chi
Epoxy 160000 92799 14.847.840.000
phí
xây Chất đóng rắn 150000 46401 6.960.150.000
dựng
Dạ quang 507000 3588 1.819.116.000
nhà
máy. Mực in UV 800000/L 600 lọ 480.000.000

STT Keo 62000/lọ


Loại hình 1500 lọ Chi phí ( tỷ VNĐ)
93.000.000

1 Hạ tầng và hệ thống cơ điện


Tổng 56 24.200.106.000
2 Nội thất 2
3 Thuê đất trong 50 năm 24,838

Bảng 7. 3: Chi phí xây dựng nhà máy (tiếp theo)

STT Loại hình Chi phí ( tỷ VNĐ)


4 Chi phí quản lý của khu công 0,1206
nghiệp
Tổng 82,9586

7.1.3 Bố trí ca làm việc và giờ làm việc

Trang 87 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

a) Đối với công nhân và nhân viên hành chính

 Số giờ làm việc 1 ngày: 8h

 Số ca làm việc 1 ngày: 1 ca

 Số ngày nghỉ trong năm: 11 ngày 37

 Số ngày làm việc trong năm: 300 ngày

 Số ngày nghỉ cuối tuần trong năm: 52

 Số giờ làm việc trong năm: 2400

b) Đối với nhân viên bảo vệ

 Số giờ làm việc trong ngày: 12h

 Số ca làm việc trong ngày: 2 ca

 Số ngày làm việc trong năm: 365 ngày

 Số giờ làm việc trong năm: 8760 h

7.1.4 Bố trí lực lượng lao động

Trang 88 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

Giám đốc

Phó giám đốc tài chính


Phó giám đốc sản xuất
- hành chính

 Phòng kế toán  Tổ kỹ thuật


 Phòng nhân sự  Phòng quản lý chất
 Phòng kinh doanh lượng
 Phòng maketing  Quản đốc

Sơ đồ 7.1: Tổ chức bộ máy nhà máy

Tổ chức nhân sự là một điều cần thiết khi xây dựng một xí nghiệp hay một công ty,
giúp phân bổ công việc và phạm vi điều hành của từng chức danh cấp bậc, góp phần vào
việc quản lí công việc một cách dễ dàng và thuận lợi. Hiện nay, có nhiều kiểu cơ cấu tổ
chức nhân sự, căn cứ vào đặc thù công việc và các bộ phận trong nhà máy, ta có thể chọn
được kiểu cơ cấu tổ chức nhân sự một các phù hợp. Đối với nhà máy sản xuất bảng phát
quang trên nền nhựa Epoxy, kiểu cơ cấu tổ chức theo “trực tuyến” được lựa chọn cho sơ đồ
tổ chức nhân sự trong nhà máy. Đặc điểm của cơ cấu tổ chức này: người thừa hành nhận
lệnh từ người phụ trách trực tiếp là một mắt xích trong dây chuyền quản trị của doanh
nghiệp, ra quyết định cho cấp dưới trực tiếp và nhận báo cáo công việc của các phòng ban.

Phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, tuổi tác, giới tính, nguyện vọng mà
có sự phân bố vị trí công việc cho phù hợp.

Bảng 7. 4: Bố trí chức vụ trong nhà máy

STT Vị trí công Yêu cầu Mô tả công việc


việc
1 Giám đốc Trình độ Đại học trở lên Tiếp khách, xử lý các công văn

Trang 89 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

IELTS 6.5 trở lên khách hàng, tìm kiếm hợp đồng

Kinh nghiệm 10 năm trở


lên
2 Phó giám Trình độ Đại học trở lên Tìm kiếm hợp đồng ,tiếp khách ,
đốc IELTS 6.5 trở thay mặt giám đốc xử lí công việc

lên khi giám đốc không có mặt ở văn


phòng.
Kinh nghiệm 7 năm trở lên
Lên kế hoạch về các kế hoạch tài
chính, sản xuất.

3 Thư ký Trình độ Đại học trở lên Hỗ trợ việc quản lý, điều hành

TOEIC 750 trở lên trong văn phòng, thực hiện các
công việc liên quan đến giấy tờ,
Kinh nghiệm 3 năm trở lên
các công việc tạp vụ hành chính,
sắp xếp hồ sơ, soạn thảo văn bản,
tiếp khách, lên lịch trình, tổ chức
cuộc họp, hội nghị, lên kế hoạch
cho giám đốc và phó giám đốc.
4 Trưởng Trình độ Đại học trở lên Điều hành, tổ chức, kiểm tra, …
phòng bộ Kinh nghiệm 5 năm trở lên chính bộ phận mà mình quản lý.
phận
Chứng chỉ ứng dụng, công
nghệ thông tin cơ bản

Bảng 7. 5: Bố trí chức vụ trong nhà máy (tiếp theo)

STT Vị trí công Yêu cầu Mô tả công việc


việc
5 Nhân viên Trình độ Đại học trở lên Ghi chép, phân tích, tổng hợp các
kế toán Kinh nghiệm 1 năm trở lên hoạt động kinh tế, tài chính của

Trang 90 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

Chứng chỉ ứng dụng, công doanh nghiệp; lập các hồ sơ vay
nghệ thông tin cơ bản vốn
6 Nhân viên Trình độ Đại học trở lên Tìm kiếm nguồn khách hàng,
kinh doanh Kinh nghiệm 1 năm trở lên chăm sóc, tư vấn, duy trì mối
quan hệ với khách hàng; lập kế
Chứng chỉ ứng dụng, công
hoạch, xây dựng chiến lược kinh
nghệ thông tin cơ bản
doanh
7 Nhân viên Trình độ Đại học trở lên Thu thập thông tin, phân tích thị
maketing Kinh nghiệm 1 năm trở lên trường; tổ chức và quản lí các
chiến dịch quảng cáo; khảo sát và
Chứng chỉ ứng dụng, công
tìm hiểu nhu cầu khách hàng
nghệ thông tin cơ bản

8 Nhân viên Trình độ Đại học trở lên Tổ chức hội thảo, hội nghị của
hành chính/ Kinh nghiệm 1 năm trở lên công ty, soạn thảo văn bản,
nhân sự điều động nhân sự
Chứng chỉ ứng dụng, công
nghệ thông tin cơ bản
9 Nhân viên Trình độ Đại học trở lên Xử lý khi gặp sự cố về chất
QA và QC Kinh nghiệm 1 năm trở lên lượng; kiểm soát chất lượng sản
phẩm; ghi chép, lưu trữ, tập hợp
Chứng chỉ ứng dụng, công
lỗi tại công đoạn; Kiểm tra quy
nghệ thông tin cơ bản
trình quản lý chất lượng trong quá
trình sản xuất.

Bảng 7. 6: Bố trí chức vụ trong nhà máy (tiếp theo)

STT Vị trí công Yêu cầu Mô tả công việc


việc
10 Lễ tân Trình độ Cao đẳng Nghe điện thoại, chuyển cuộc gọi,

TOIEC 600 đón khách, thông báo cho giám


đốc hoặc phó giám đốc khi khách
Có ngoại hình
tới

Trang 91 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

Yêu cầu nữ
11 Khu Trình độ: 12/12 Trông coi, kiểm tra số liệu xuất
nguyên liệu Chứng chỉ ứng dụng, công nhập, nhập liệu, sắp xếp nguyên

nghệ thông tin cơ bản liệu.

Ưu tiên nam giới

12 Khu lưu Trình độ 12/12 Trông coi, kiểm tra số lượng xuất
kho Chứng chỉ ứng dụng, công nhập hang, nhập liệu, sắp xếp

nghệ thông tin cơ bản hàng hóa.

Ưu tiên nam giới


13 Vận hàng Trình độ 12/12 Vận chuyển hàng hóa đến khách
xe tải, xe Bằng lái xe B1 hàng và vân chuyển sản phẩm
nâng hàng giữa các khu vực.
Ưu tiên nam giới
14 Công nhân Trình độ 12/12 Gia công sản xuất hàng hóa

15 Xử lý rác Trình độ 12/12 Thu gom và quản lý chất thải


thải
16 Khu kiểm Trình độ: Cao đẳng, đại Kiểm tra sản phẩm theo quy định
tra chất học của công ty
lượng Kinh nghiệm: 1 năm
Bảng 7. 7: Bố trí chức vụ trong nhà máy (tiếp theo)

STT Vị trí công Yêu cầu Mô tả công việc


việc
17 Tổ kỹ Trình độ: Đại học Sửa chữa, bảo dưỡng và vận hành
thuật/ bảo Kinh nghiệm: 2 năm chữa máy móc.
dưỡng
Ưu tiên nam
18 Tổ trưởng Trình độ: Cao đẳng Giám sát, quản lí, nhắc nhở, đôn

Khả năng giao tiếp tốt thúc công việc


19 Quản đốc Trình độ: Đại học Giám sát quy trình sản suất

Trang 92 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

Khả năng giao tiếp tốt


20 Phòng y tế Trình độ Đại học Chịu trách nhiệm về sức khỏe của

Kinh nghiệm 1 năm trở lên tất cả lao động trong nhà máy( sơ
cấp cứu, cho thuốc, đưa lao động
đi cấp cứu,…)
21 Bảo vệ Trình độ 9/12 Đảm bảo an ninh, tuần tra, giữ

Sức khỏe tốt, cao trên 1 chốt, giữ


xe
Yêu cầu Nam tuổi từ 18-35

22 Vệ sinh Yêu cầu nữ Đảm bảo vệ sinh của nhà máy

7.1.5 Chi phí nhân công

a) Lương công nhân

Từ ngày 1-1-2020, Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng áp
dụng cho người lao động làm việc ở doanh nghiệp tại Bình Dương - vùng 1 theo chế độ hợp
đồng lao động là 4.420.000 đồng/ tháng. 38 Đối với lao động đã qua học nghề thì mức lương
cao hơn sao với lương cơ bản 7%. Mức lương tính theo giá trung bình của thị trường và phụ
cấp sẽ thỏa thuận giữa công ty và nhân sự.

Công thức tính lương:


Lương =Lương cơ bản +trợ cấp chức vụ( nếu có)+trợ cấp độc hại ( nếu có )

Bảng 7. 8: Chi phí lương trong một năm ( đơn vị: triệu VND)

Chức vụ Lương cơ Lương thực tế Số lượng Chi phí lương


bản trong 1 năm
Giám đốc 4.42 30 1 360

Phó giám đốc 4.42 25 2 600

Trưởng phòng 4.42 17 6 1224

Thư ký 4.42 11 3 396

Nhân viên QA và 4.42 10 4 480

Trang 93 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

QC
Nhân viên kế toán 4.42 10 3 360

Nhân viên nhân sự 4.42 10 4 480

Nhân viên kinh 4.42 8 4 384


doanh
Nhân viên 4.42 8 4 384
maketing
Nhân viên kỹ thuật( 4.42 15 3 540
kỹ sư)
Tổ trưởng 4.42 7 5 420

Quản đốc 4.42 8 1 96

Lế tân 4.42 7 2 168


Bác sĩ 4.42 7 1 84

Y tế Y tá 5 2 120

Lao công 4.42 5.5 10 660


Bảng 7. 9: Chi phí lương trong một năm ( đơn vị: triệu VND) (tiếp theo)

Chức vụ Lương cơ Lương thực tế Số lượng Chi phí lương


bản trong 1 năm
Bảo vệ Ban ngày 4.42 8 6 576
Ban đêm 4.42 10 6 720
Tài xế xe tải 4.42 8 1 96
Tài xế xe nâng 4.42 7 2 168
Công nhân sản xuất 4.42 6.5 90 7020
Tổng cộng 157 15336
b) Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

Căn cứ theo quy định Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và được quy định cụ thể, chi
tiết tại Điều 5 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Về phía
người sử dụng lao động phải đóng 17,5% vào quỹ Bảo hiểm xã hội. Trong đó, 3% vào quỹ

Trang 94 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

ốm đau và thai sản 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất 0,5% vào quỹ tai nạn lao động và bệnh
nghề nghiệp

Căn cứ Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 và được
hướng dẫn chi tiết tại Điều 2 Nghị định 105/2014/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế người sử dụng lao động phải đóng 3% tiền lương
tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Căn cứ theo Điều 57 Luật Việc làm năm 2013 người sử dụng lao động và người lao
động mỗi bên đều phải đóng 1% tiền lương hằng tháng theo hợp đồng lao động.

Tổng cộng mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là 32%
trong đó, đối với người sử dụng lao động là 21,5 % tiền lương theo hợp đồng lao động.

Chi phí bảo hiểm hàng năm=15.336 .000 .000× 21,5 %=3.297 .240.000 VND

c) Tiền ăn cho công nhân

Tiền ăn cho công nhân được khoán cho nhà thầu với mức giá 25k/nhân viên.

Số tiền ăn trong 1 năm (300 ngày làm việc) = 25000×175×300 = 1.312.500.000

Bảng 7. 10: Chi phí công nhân

Nguồn gốc Số tiền

Tiền lương công nhân 15.336.000.000

Chi phí bảo hiểm hằng năm 3.297.240.000

Tiền ăn cho công nhân 1.312.500.000

Tổng 19.945.740.000

7.1.6 Chi phí thiết bị

a) Tính toán chi phí thiết bị

Bảng 7. 11: Chi phí thiết bị

Trang 95 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

SST Tên thiết bị - Số lượng Đơn giá (VND/cái) Giá (VND)


dụng cụ (cái)
1 Máy trộn 2 150.000.000 300.000.000

2 Máy chiết rót 8 24.000.000 192.000.000

3 Lò sấy 1 800.000.000 800.000.000

4 Máy in UV 4 750.000.000 3.000.000.000

5 Máy cắt 2 249.700.000 499.400.000

6 Máy đánh bóng 8 50.000.000 400.000.000

7 Máy khoang 2 6.880.000 13.760.000

Bảng 7. 12: Chi phí thiết bị (tiếp theo)

SST Tên thiết bị - Số lượng Đơn giá (VND/cái) Giá (VND)


dụng cụ (cái)
8 Máy mài 12 680.000 8.160.000

9 Máy cắt cạnh 6 6.864.000 41.184.000

10 Cân đồ hồ lò xo 1 1.095.000 1.095.000

11 Cân điện tử 1 2.429.900 2.429.900

12 Chỗi quét keo 16 6000 96.000

13 Ê tô 12 865.000 10.380.000

14 Xe đẩy 100 2.000.000 200.000.000

15 Khuôn 100 40.000 4.000.000

16 Xe nâng 2 312.000.000 624.000.000

17 Xe đẩy 16 620.000 9.920.000

Trang 96 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

18 Bàn thao tác 2 2.500.000 5.000.000

19 Đồ bảo hộ lao 108 200.000 21.600.000


động
20 Găng tay 108 12.000 1.296.000

21 Bình chữa cháy 74 310.000 22.940.000

22 Máy đo độ cứng 2 4.230.000 8.460.000

23 Máy kiểm tra độ 2 1.848.000 3.696.000


sáng
24 Đồ hồ bấm giờ 2 150.000 300.000

Tổng 6.169.716.900

b) Khấu hóa thiết bị

Theo Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07/05/2018 của Bộ Tài chính về quy định và
thời gian khấu hao tài sản cố định, thiết bị được khấu hao là : Máy trộn, máy chiết rót, lò
sấy, máy in UV, máy cắt, máy đánh bóng, xe nâng.

Giả sử ướt tính các thiết bị dùng được là 10 năm. Các thiết bị được khấu hao đều hằng
năm, chi phí khấu hao được tính:

P−SV
D=
N

trong đó:

D: chi phí khấu hao hằng năm.

P: giá trị đầu tư ban đầu của tài sản.

SV: giá trị còn lại của tài sản.

N: số năm tính khấu hao.

Tính khấu hao cho các thiết bị, giả sử giá trị còn lại bằng 0:

Trang 97 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

300+192+ 3000+800+ 400+ 499,4+ 642−0


D máy = =583,4 triệu VND
15

7.1.7 Chi phí điện năng

Năng lượng tiêu tốn chủ yếu là do vận hành các thiết bị sản xuất.

Bảng 7. 13: Chi phí điện năng của các loại thiết bị

STT Tên thiết bị Số Công suất Số giờ làm Số giờ làm việc Điện năng
lượng (kW) việc trong trong năm (300 (kWh)
ngày ngày)
1 Máy trộn 2 40 0,5 150 12000

Bảng 7. 14: Chi phí điện năng của các loại thiết bị

STT Tên thiết bị Số Công suất Số giờ làm Số giờ làm việc Điện năng
lượng (kW) việc trong trong năm (300 (kWh)
ngày ngày)
2 Máy chiết rót 8 0,05 1 300 120

3 Lò sấy 1 56 6 1800 100800

4 Máy in UV 4 5,5 8 2400 52800

5 Máy cắt 2 0,13 8 2400 38400

6 Máy đánh 8 1,2 8 2400 23040


bóng
7 Máy khoang 2 0,75 8 2400 3600

8 Máy mài 12 0,125 8 2400 3600

9 Máy cắt cạnh 6 1,8 8 2400 25920

Trang 98 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

10 Bóng đèn 560 0,05 8 2400 67200

Tổng 327.480

Giá điện ở khu công nghiệp Sóng thần III là 1480 (VND.kWh-1) ta có tổng chi phí cho
năng lượng vận hành thiết bị là:

327480 ×1480=484.670 .400VND

7.1.8 Chi phí sử dụng nước

Giá nước sinh hoạt ở khu công nghiệp Sóng thần III là 12500 VNĐ.m-3

Bảng 7. 15: Chi phí sử dụng nước

Nguồn sử dụng Thể tích (m3/ngày) Chi phí nước Chi phí nước
(VNĐ/ngày) (VNĐ/năm)
Máy móc 8 100000 30.000.000

Sinh hoạt 16 200000 60.000.000

Tưới cây 8 100000 30.000.000

Tổng 32 40.000.000 120.000.000

7.1.9 Tổng chi phí đầu tư

Bảng 7. 16: Tổng cho phí đầu tư

Nguồn Chi phí (VNĐ)

Chi phí cố định Thuê đất và xây dựng 82.958.600.000

Thiết bị 6.169.716.900

Trang 99 / 105
SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

Chi phí sản xuất Nhân công 19.945.740.000

Năng lượng (điện) 484.670.400

Nguyên liệu 24.200.106.000

Nước 120.000.000

Tổng 133.878.833.300

7.2 ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM

Với số vốn là 133.878.833.300 nếu không đầu tư vào nhà máy, có thể gửi ngân hàng
với lãi suất hiện nay là 8.2% cho một năm (theo như lãi suất gửi ngân hàng tháng 6/2021
của ngân hàng Phương Đông OCB). Vậy chi phí cơ hội cho dự án thiết kế nhà máy đó là:

133.878.833.300 × 8.2% = 10.978.064.330 (VND) .

Vì vậy nhà máy đề ra lợi nhuận kỳ vọng đó là 40.000.000.000 (VND/năm/tổng sản


phẩm).

Do số lượng sản phẩm sản xuất của bảng EXIT và PCCC đều là 1000 sản phẩm trong
ngày và vật liệu dùng để sản xuất bảng PCCC cao gấp 3 lần bảng EXIT . Vì vậy lợi nhuận
kỳ vọng cho từng loại sản phẩm là:

1
 Bảng EXIT : 4 × 40.000.000 .000=10.000.000 .000 (VND)

3
 Bảng PCCC: 4 × 40.000.000 .000=30.000.000 .000 (VND)

Bảng 7. 17: Dự đoán chi phí sản suất mỗi năm.

STT Nguồn Chi phí (VND)

1 Thuê đất và xây dựng (50 năm) 1.659.172.000

3 Thiết bị (10 năm) 619,671,690

4 Nhân công 19.945.740.000

Trang 100 / 105


SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

5 Năng lượng 484.670.400

6 Nguyên liệu 24.200.106.000

7 Nước 120.000.000

Tổng 47.029.360.090

7.2.1 Định giá cho sản phảm bản EXIT

Chi phí sản xuất cho bảng EXIT là:

1
× 47.029.360 .090=11.757 .340 .023VND
4

Giá bán của bảng EXIT là:

Chi phí sản xuất + Lợi nhuận kỳ vọng 10.000 .000 .000+ 11.757 .340 .023
Giá bán= = =72524,5VND
Số lượng 1000 ×300

Vậy ta chọn giá bán cho bảng EXIT là 75.000 (VND/sản phẩm)

7.2.2 Định giá cho sản phẩm bản PCCC

Chi phí sản xuất cho bảng PCCC là:

3
× 47.029.360 .090=35.272.020 .070 VND
4

Giá bán của bảng EXIT là:

Chi phí sản xuất + Lợi nhuận kỳ vọng 30.000 .000 .000+35.272.020 .070
Giá bán= = =217573,4 (VND)
Số lượng 1000 ×300

Vậy ta chọn giá bán cho bảng PCCC là 220.000 (VND/sản phẩm)

7.3 TÍNH DOANH THU VÀ DÒNG TIỀN SAU THUẾ

7.3.1 Tính doanh thu hằng năm của nhà máy

Doanh thu hằng năm của nhà máy:

Trang 101 / 105


SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

Doanhthu=Giá bán × Sản lượng=( 75000+220000 ) ×300 ×1000=88.500 .000 .000

7.3.2 Tính dòng tiền sau thuế

Có 2 loại thuế mà doanh nghiệp cần đóng là thuế thu nhập doanh nghiệp và lệ phi môn
bài.

Mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp (TNDN) 2019 được quy định tại điều 11 Thông
tư 78/2014 TT-BTC, theo đó mức thuế suất năm 2019 là 20%.

Mức thuế lệ phí môn bài quy định tại Thông tư 302/2016/TT-BTC , theo đó doanh
nghiệp phải đóng 3 triệu đồng/năm.

Giả sử vốn đầu tư nhà máy là 100% vốn chủ sở hữu, ta tính dòng tiền sau thuế
(CFAT) cho 10 năm đầu như sau:

Dòng tiền sau thuế từ năm 1 đến năm thứ 10:

 Khấu hao: D=583.340 .000 VND


 Dòng tiền trước thuế:

CFBT =Doanhthu−chi phí =88.500 .000.000−47.029 .360 .090=41.470.639 .910

 Lãi tức chịu thuế:

TI =CFBT −D=41.470 .639.910−583.340 .000=40.887 .299.910

 Tiền thuế phải đóng:

Thuế =TI × TR+ Lệ phí mônbài =40.887 .299 .910× 20 %+3.000 .000=8.180.459 .928 VND

 Dòng tiền sau thuế:

CFAT =CFBT −Thuế =41.470 .639.910−8.180 .459 .928=33.290 .179 .930VND

Cuối năm thứ 10: bán máy.

 Giá bán: 5.833.400.000 (VND)


 Tiền thuế phải đóng: 5.833 .400.000 × 20 %=1.116 .680 .000VND
 CFAT máy =5.833 .400.000−1.166 .680 .000=4.666.720 .000 VND

Giả thuyết sản lượng bán ra hằng năm là 100%.

Bảng 7. 18: Tổng kết dòng tiền sau thuế

Trang 102 / 105


SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

Năm CFAT (VND)

0 -133.878.833.300

Bảng 7. 19: Tổng kết dòng tiền sau thuế (tiếp theo)

Năm CFAT (VND)

1 33.290.179.930

2 33.290.179.930

3 33.290.179.930

4 33.290.179.930

5 33.290.179.930

6 33.290.179.930

7 33.290.179.930

8 33.290.179.930

9 33.290.179.930

10 33.290.179.930 +4.666.720.000

Vậy doanh thu thực của nhà máy hằng năm:

Từ năm thứ 1 đến năm thứ 9 là: 33.290.179.930 VND

Năm thứ 10 là 37.956.899.933 VND

7.3.3 Tính thời gian hoàn vốn

Bảng 7. 20: Bảng tính dòng tiền tích lũy hằng năm

Trang 103 / 105


SVTH: Nghiêm Thị Thắm và cộng sự

Năm CFAT tích lũy (VND)

0 -133.878.833.300

Bảng 7. 21: Bảng tính dòng tiền tích lũy hằng năm (tiếp theo)

Năm CFAT tích lũy (VND)

1 -100.588.653.400

2 -67.298.473.440

3 -34.008.293.510

4 -718.113.580

5 32.572.066.350

Nhìn vào bảng ta thấy, ở thời điểm sau năm thứ tư, chúng ta đã có thể bắt đầu thu hồi
vốn. Để tính chính xác thời gian thu hồi vốn, ta dùng quy tắc tam suất, ta có:

718.113 .580
Thời gian thu hồi vốn =4 + =4,02 năm
33.290 .179 .930

Nhận xét: Sau 4,02 năm hoạt động, nhà máy có thể thu hồi vốn . Ta có thể thấy lợi ích
kinh tế từ dự án này là vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên, khi áp dụng trên các điệu kiện thực tiễn
có nhiều yếu tố chủ quản, khách quan tác động vào thì sẽ phát sinh ra nhiều vấn đề khó khăn
khác, nên cần phải có sự tính toán cẩn thận, chuyên nghiệp và kinh nghiệm hơn để hiện thực
hoá dự án.

Trang 104 / 105


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Tình hình xây dựng và phát triển
KCN, KKT đến tháng 02 năm 2021

http://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=49041&idcm=188

[2] Cổng thông tin điện tử Bộ Giáo dục và Đào tạo: Số liệu thống kê giáo dục đại học năm
học 2018 – 2019

https://moet.gov.vn/thong-ke/Pages/thong-ko-giao-duc-dai-hoc.aspx?ItemID=6636

[3] Tổng cục thống kê: Thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm quý IV và năm
2020

https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/01/thong-cao-bao-chi-tinh-
hinh-lao-dong-viec-lam-quy-iv-va-nam-2020/

[4] VINACHEM Tập đoàn hóa chất Việt Nam: Vật liệu nhựa epoxy có thể tái định hình
và tái chế.

http://www.vinachem.com.vn/xuat-ban-pham/nam-2016-so-4/vat-lieu-nhua-epoxy-co-
the-tai-dinh-hinh-va-tai-che.html

[5] Alibaba: Bột màu phát quang YMJ

https://vietnamese.alibaba.com/product-detail/long-afterglow-phosphorescent-
pigment-powder-for-epoxy-resin-crafts-60041251640.html?
fbclid=IwAR0XzCjYnJ1EL0_4zIcS7RecPefVf4iDI4fHmRtCOGJZtMY1QGjN3ZSqp
GU

[6] Rolex: Watches sea-dweller

https://www.rolex.com/vi/watches/sea-dweller.html?
ef_id=Cj0KCQjwk4yGBhDQARIsACGfAethB4vzyh5BEAG7sH05YFq2EWWnLeG
mzijnOhUEtTVkGqIXuuFKAooaAn9gEALw_wcB:G:s&s_kwcid=AL!141!3!
407419674236!e!!g!!rolex%20sea%20dweller

[7] Facebook: scontent


xvii
https://scontent-xsp1-1.xx.fbcdn.net/v/t1.6435-
9/191707949_3020056628262817_1765318659450925353_n.jpg?
_nc_cat=105&ccb=1-3&_nc_sid=8bfeb9&_nc_ohc=exg-
G74R1kQAX8fpQGc&_nc_oc=AQl5xjcvpxapr74LP2TcAv8J9ToTwKiQJazMea_ySg
pZJ5z47zclI02aW1COq6t77Sw&_nc_ht=scontent-xsp1-
1.xx&oh=7c4fe40cceb93e21ebda24a6e1ff8101&oe=60C95E79

[8] Mực in Đại Minh Trung: Mực in pigment UV là gì

https://mucinviet.net/muc-in-pigment-uv-la-gi.html

[9] Amixtech: Máy khuấy 2 trục AD-15

https://www.amixtech.com/san-pham/may-khuay-2-truc-ad15-1486.html

[10] Vatgia.com: Máy chiết dịch lỏng, sệt 2 vòi MCD2V – Công ty Cơ khí chế tạo miền
Nam

https://vatgia.com/sanpham/may-chiet-dich-long-set-2-voi-mcd2v-cong-ty-co-khi-che-
tao-may-mien-nam-id6914730.html

[11] Điện máy khôi minh: Nhà sấy công nghiệp ECO KM300

https://giadungkhoiminh.com/product/nha-say-cong-nghiep-eco-km300-300kg/

[12] Taishan Design: Máy in UV phẳng khổ lớn – PLAMAC 2513UV

http://taishan.com.vn/product/428/May-In-UV-Ph%E1%BA%B3ng-Kho-Lon---
PLAMAC-2513UV.htm

[13] SIEUTHITAIGIA.VN: Máy cắt laser Elip platium - E1610 -130W

https://sieuthitaigia.vn/may-cnc-laser-phi-kim/may-cat-laser-elip-platium-e1610-
130w.html?fbclid=IwAR3MdOzjoJgNhuxAMenS2eMrLHY2dn06Rn2WBtv_f-
5RmCNzU1_gDDM_pSw

[14] META: Máy khoan bàn Tiến Đạt KT1M2 1HP/220V-1.2m

https://meta.vn/may-khoan-ban-tien-dat-kt1m2-1hp-220v-1-2m-p58701?ref=simil

xviii
[15] TRƯỜNG THỊNH SÀI GÒN EPOXY RESIN : Máy đánh bóng - khoan - mài điều
khắc đa năng cầm tay GIANYA

https://www.truongthinhsaigon.com/products/may-danh-bong-khoan-mai-epoxy-resin-
tron-bo-100-mui-da-nang

[16] sieuthithietbi.com: Máy cắt góc đa năng INGCO BM2S18004

https://www.sieuthithietbi.com/254mm-may-cat-goc-da-nang-ingco-bm2s18004-
18982.sttb

[17] Công ty TNHH sản xuất cân Nhơn Hòa: Cân 100 kh mặt số 11 inches

http://nhonhoascale.com.vn/vn/can-100-kg-mat-so-11-inchescdh100-7934-pro.html

[18] EMIN: Cân điện tử 2 màn hình CAS SW-1D

https://emin.vn/cassw-1d-10kg-5g-can-dien-tu-2-man-hinh-cas-sw-1d-10kg-5g-
25779/pr.html?
gclid=Cj0KCQjwlMaGBhD3ARIsAPvWd6gRZUfBIBNB5HKI23rEh5fodbSHRWK
m_cjRtyjSH16WYeADwH6ArvMaAsABEALw_wcB

[19] Shopee: Cọ quét

https://shopee.vn/Combo-10-c%C3%A2y-c%E1%BB%8D-t%C3%B4-m%C3%A0u-n
%C6%B0%E1%BB%9Bc-i.50991193.966417552?
gclid=Cj0KCQjw_dWGBhDAARIsAMcYuJyCyZNI_Q9PwymKO77OsJEx8doWQh
TSmx2Q22Atsg1OPgWJ5DhZaIoaAgolEALw_wcB

[20] Công ty TNHH một thành viên thương mại dịch vụ Thịnh Qua: Ê tô bàn khoan

https://itou.vn/san-pham/e-to-ban-khoan-4-inch-100mm/

[21] Thiết bị bếp và inox công nghiệp

https://thietbibepinoxcongnghiep.com/danh-muc/xe-day-inox

[22] Renuane3: Khuôn Silicon các hình cỡ lớn

xix
https://renuane3.com/pro/khuon-silicon-cac-hinh-co-lon-khuon-coaster-vuong-tron-
chu-nhat-s220923222-p9406364111.html

[23] HANGCHA Forklift: Xe nâng điện

https://hangchavina.com/shop/xe-nang-dien-1-5-1-8-tan/

[24] Tiki: Xe đẩy hàng bằng nhựa

https://tiki.vn/xe-day-hang-bang-nhua-tai-trong-150kg-p16440094.html?
spid=16440095&utm_source=google&utm_medium=cpc&utm_campaign=SEA_NBR
_GGL_SMA_DTP_ALL_VN_ALL_UNK_UNK_C.ALL_X.10625984613_Y.106657
549322_V.16440095_W.c_A.1141881910005_O.UNK&gclid=Cj0KCQjw_dWGBhD
AARIsAMcYuJwZy6uXTs7R04f4_ORVYMQYVR7tR2-
yPNmofp0B0r5RxVvC4yyCp90aArUqEALw_wcB

[25] THE ONE GROUP: Bàn ăn công nghiệp inox

http://www.theonegroup.vn/ban-an-cong-nghiep-stv1380.html

[26] ATV: Quần áo bảo hộ công nhân

https://antoanviet.vn/san-pham/quan-ao-bao-ho-cong-nhan.htmls

[27] BIANCO: Găng tay bảo hộ phủ hạt nhựa

https://www.baohobinhan.com/products/gang-tay-phu-hat-nhua-pro-pro?
variant=1032410714&source=googleshop

[28] THIETBIPCCC: Bình chữa cháy

https://thietbipccc.net/san-pham/binh-chua-chay-bot-8kg-bc- mfz8/?
gclid=Cj0KCQjw_dWGBhDAARIsAMcYuJzGRUJUVQ5ssIfNmUtJ5GYPiHTHcKh
Fw9CGbEqath1u19SzKYi0lDoaAk7YEALw_wcB

[29] vanbanphapluat.co: Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN1595-1:2007

https://vanbanphapluat.co/tcvn-1595-1-2007-cao-su-luu-hoa-hoac-nhiet-deo-xac-dinh-
do-cung-an-lom

[30] MÁY ĐO CHUYÊN DỤNG: Máy đo độ cứng cao su HT-6600

xx
https://maydochuyendung.com/may-do-do-cung/chi-tiet/may-do-do-cung-cao-su-
nhua-shore-ht-6600a-c-d

[31] vanbanphapluat.co: Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN3890:2009

https://vanbanphapluat.co/tcvn-3890-2009-phuong-tien-phong-chay-va-chua-chay-
cho-nha-va-cong-trinh

[32] EMIN: Máy đo cường độ ánh sáng LUTRON LM81LX

https://emin.vn/lutronlm81lx-may-do-cuong-do-anh-sang-lutron-lm-81lx-0-20000-lux-
1048/pr.html?
gclid=Cj0KCQjwlMaGBhD3ARIsAPvWd6iMYN4JbwZ1NXDBFPX7ee24qx5i7fXZ
Kzi63_15fhkc-l5P_eb2HmQaAoPREALw_wcB

[33] ĐÔNG Á SPORT: Đồng hồ bấm giây PC894

https://thethaodonga.vn/dong-ho-bam-giay-pc894?
gclid=Cj0KCQjwlMaGBhD3ARIsAPvWd6jz0ZrT0CKs6_i3zkwvm49DQci7oT1kOw
8v6HeATnX4H69MctNJH9QaAnkfEALw_wcB

[34] Công ty Cổ phần Đại Nam: Khu công nghiệp Sóng Thần III

http://www.dainambinhduong.vn/du-an/1-khu-cong-nghiep-song-than

[35] InvestVietNam: Khu công nghiệp Sóng Thần III

http://investvietnam.gov.vn/vi/kcn.pd/khu-cong-nghiep-song-than-3.html

[36] Hồ sơ xây dựng: Các bước làm hồ sơ dự thầu

https://hosoxaydung.com/cac-buoc-lam-ho-so-du-thau/

[37] Thư viện pháp luật: Toàn bộ 11 ngày nghỉ lễ, tết với người lao động từ năm 2021

https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-moi/30036/toan-bo-
11-ngay-nghi-le-tet-voi-nguoi-lao-dong-tu-nam-2021

[38] Thư viện pháp luật: Bảng tra cứu lương tối thiểu của 63 tỉnh thành phố từ 01-01-2020

xxi
https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-moi/26120/bang-tra-
cuu-luong-toi-thieu-vung-cua-63-tinh-thanh-pho-tu-01-01-2020

xxii

You might also like