You are on page 1of 11

Giáo viên Nguyễn Thị Hương Giang Bồi dưỡng đội tuyển sinh 10

CÂU HỎI
CHƯƠNG II: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
Câu 1. Phân biệt các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật.
Kiểu dinh dưỡng Nguồn carbon Nguồn năng lượng Ví dụ
Quang tự dưỡng CO2 Ánh sáng Tảo, vi khuẩn lam, vi
khuẩn lưu huỳnh màu
tía
Quang dị dưỡng Chất hữu cơ Ánh sáng Vi khuẩn tía, vi khuẩn
lục không chứa lưu
huỳnh
Hoá tự dưỡng CO2 Chất vô cơ Vi khuẩn nitrate hoá,
vi khuẩn oxy lưu
huỳnh, vi khuẩn hidro
Hoá dị dưỡng Chất hữu cơ Chất hữu cơ Vi sinh vật lên men,
hoại sinh, nấm,...

Câu 2. Trình bày các loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật. Phân biệt môi trường chọn lọc,
môi trường làm giàu và môi trường phân hóa.
-
Dựa vào thành phần môi trường:
- Môi trường tự nhiên
- Môi trường bán tổng hợp
- Môi trường tổng hợp
Dựa vào trạng thái môi trường:
- Môi trường lỏng
- Môi trường đặc
Dựa vào mục đích chuyên dùng khác nhau
- Môi trường chọn lọc: Cho sinh trưởng 1 loại sinh vật vì trong môi trường có
chứa hoá chất ức chế sinh trưởng các sinh vật khác
- Môi trường làm giàu: Dùng cho sinh trưởng của vi sinh vật, vì chứa hoá chất
cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật ấy. (Sinh trưởng lấn át các vsv khác)
- Môi trường phân hoá: Môi trường có chứa thuốc nhuộm và các hợp chất
khác tác động đến quá trình trao đổi chất của vi sinh vật, làm rõ các đặc điểm
của vi sinh vật đó.
Câu 3. So sánh HH hiếu khí và lên men.
Lên men Hô hấp hiếu khí
1) Đối tượng Vi khuẩn lactic, nấm men Vi khuẩn hiếu khí, động vật
rượu nguyên sinh, vi tảo, nấm
2) Chất cho e Chất hữu cơ Chất hữu cơ
3) Chất nhận e Chất hữu cơ Oxy phân tử

Chuyên đề Vi sinh vật Trang 1


Giáo viên Nguyễn Thị Hương Giang Bồi dưỡng đội tuyển sinh 10
cuối cùng
4) Giai đoạn Đường phân  Lên men Đường phân  Chu trình
krebs  Chuỗi truyền
electron.
5) Vị trí vận - Màng sinh chất của vi - Màng trong ti thể (ở tế
chuyển e- và H+ khuẩn bào nhân thực)
- Tế bào chất của nấm men - Màng sinh chất (ở tế bào
nhân sơ)
6) Phân loại - Lên men Lactic - Hiếu khí hoàn toàn
- Lên men Etylic - Hiếu khí không hoàn toàn
- Vi hiếu khí
7) Sản phẩm Chất hữu cơ CO2 và H2O
8) Năng lượng 1 – 2 ATP 38 ATP

Câu 4. So sánh lên men lactic và lên men rượu.


- Giống:
- Đều là sự phân giải carbonhydrate
- Có xúc tác enzyme
- Điều kiện: kị khí
- Là quá trình dị hoá
- Sinh nhiệt, tạo 2 ATP
- Chất cho và nhận e- đều là chất hữu cơ
- Đều có giai đoạn đường phân.
- Có thể tạo ra CO2 và C2H5OH
Khác:
Lên men Lactic Lên men rượu etylic
Sản phẩm chính là acid lactic. Tuỳ theo loại lên Sản phẩm chính là rượu etylic
men mà có thể có hoặc không có các sản phẩm (C2H5OH) và CO2.
phụ như CO2, C2H5OH
Lactobacillus, nấm men, mô cơ (không đủ oxy) nấm men và các vi sinh vật khác
Enzyme chính: Lactate dehydrogenase và Enzyme chính: Pyruvate
pyruvate decarboxylase  decarboxylase và alcohol
dehydrogenase
sản xuất sữa chua và phô mai sản xuất bánh mì, bia, rượu và giấm
pH

Câu 5. So sánh lên men lactic đồng hình và lên men lactic dị hình
Lên men lactic đồng hình Lên men lactic dị hình
Sản phẩm chủ yếu là acid lactic và Sản phẩm ngoài acid lactic còn có CO2,
không có sản phẩm phụ như CO2, C2H5OH và các sản phẩm phụ khác
ethanol
Chuyên đề Vi sinh vật Trang 2
Giáo viên Nguyễn Thị Hương Giang Bồi dưỡng đội tuyển sinh 10
Do vi khuẩn lên men lactic đồng hình Do vi khuẩn lên men lactic dị hình
Lượng acid lactic nhiều Lượng acid lactic ít
Năng lượng: 2 ATP/ phân tử glucose Năng lượng: 1 ATP/ phân tử glucose
Hiệu suất: 90%/mol glucose Hiệu suất: 60%/mol glucose

Câu 6. - Vì sao rượu chưng cất thủ công thì uống hay bị đau đầu?
 Vì rượu gạo được sản xuất thủ công sẽ có độ tinh khiết không cao và lẫn nhiều tạp
chất như aldehyde nên thường làm cho người uống đau đầu.
- Phân biệt rượu, vang và bia; Lấy một giọt rượu đặt lên phiến kính, nhỏ H 2O2 thì sẽ
xảy ra hiện tượng gì?
 Rượu uống có độ rượu từ 30 – 45 độ, được chưng cất từ men rượu; vang là 10.5 –
14 độ, là dịch quả lên men không qua chưng cất; bia là từ 0.05 - 5 độ. Nếu nhỏ
H2O2 lên giọt rượu sẽ có sủi bọt khí do nấm men là vsv hiếu khí không bắt buộc có
chứa enzyme catalase có khả năng phân giải H2O2.
- Trong quá trình lên men rượu, nếu pH tăng đến 7,5 – 7,8 hoặc tăng nhiệt độ lên
cao trên 33OC thì phẩm chất rượu giảm. Vì sao?
 Vì Nấm men có thể tồn tại và phát triển ở nhiệt độ từ 4 – 45 OC, nhưng nhiệt độ phù
hợp nhất cho sự sinh sản và phát triển của nấm men là 28 – 30OC; nhiệt độ cao thì khả
năng nhiễm khuẩn cũng sẽ cao.
Độ pH phù hợp nhất cho nhiều chủng nấm men là 4 – 6 hoặc 3 – 3,5; nấm men có thể
sinh sản và phát triển trong môi trường có độ pH từ 2,5 – 7,5. Khi lên quá cao cũng sẽ
làm thay đổi cấu trúc protein của nhiều loại enzym tham gia trực tiếp vào quá trình lên
men Vang và làm giảm khả năng hoạt hóa của enzym.
Ngoài ra, trong điều kiện kiềm yếu (pH 7.5 – 7.8), enzyme decarbonxylase bất hoạt tạo ra
glycerin  chất lượng rượu giảm.
- Tại sao rượu vang để càng lâu càng ngon. Tại sao trong rượu vang có đường
saccarôzơ thì đó là đường thêm sau khi kết thúc quá trình lên men.
 Vì rượu vang khi mới lên men sẽ chứa các sản phẩm phụ độc hại như aldehyde,
methanol (CH3OH), furfural (C4H3OCHO),... Các chất này theo thời gian sẽ giảm đi
(chuyển hoá thành chất khác ít độc hơn) làm cho rượu có vị ngon hơn.
Đồng thời do có sự lên men phụ
Khi kết thúc quá trình lên men, lượng saccharose đã được sử dụng hết. Nên nếu có đường
thì sẽ là đường sau khi lên men làm cho rượu ngon hơn.
Câu 7:
- Vì sao trong sữa chua không có vi khuẩn gây bệnh?
 Các vi khuẩn trong sữa chua đã cộng sinh trong ruột người trở thành các vi khuẩn có
lợi cho sức khoẻ. Vi khuẩn trong sữa chua lên men lactic làm cho độ pH giảm (một số
còn tiết ra H2O2) từ ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại khác.
- Vì sao sữa chua chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái kết tủa đông tụ.

Chuyên đề Vi sinh vật Trang 3


Giáo viên Nguyễn Thị Hương Giang Bồi dưỡng đội tuyển sinh 10
 Vì trong sữa trước khi lên men (đang ở dạng lỏng) có các protein hoà tan như casein
đông tụ trở thành trạng thái kết tủa trong sữa chua. Độ pH thấp sẽ làm thay đổi cấu trúc
protein
- Nêu tác dụng của sữa chua đối với hệ tiêu hóa ở người.
 Các tác dụng:
o Cung cấp một lượng lớn các vi khuẩn có lợi tạo ra kháng sinh có khả năng
diệt các vi khuẩn có hại trong ruột  cân bằng hệ vi sinh vật trong đường
ruột.
o Giảm chứng biếng ăn, tiêu chảy, cải thiện đầy hơi
- Vì sao khi sữa chua đông tụ phải đưa vào tủ lạnh có nhiệt độ 6-8 độ C.
 Vì nhiệt độ lạnh sẽ làm chậm quá trình lên men của sữa chua, sữa sẽ lâu chua và ít có
nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập.
Câu 8. Phân biệt các con đường phân giải glucôzơ ở VK
Đối tượng, sản phẩm, đặc điểm, H%

1) Con đường EMP (đường phân): đây là con đường nguyên thủy nhất gặp ở hầu hết
sinh vật.
Phương trình tổng quát: Glucose + 2 NAD+  2 pyruvate + 2ATP + 2 NADH2 + H2O
1. Hoạt hóa glucose tạo fructose - 1,6 diphosphate (có thể xẩy ra ở nhiều monosaccharide
khác).
2. Bẻ đôi phân tử fructose - 1,6 diphosphate tạo AlPG và DAP.
3. Ôxy hóa AlPG thành A2PG.
4. Chuyển hóa A2PG tạo acid pyruvic.
Ý nghĩa: cung cấp cho tế bào 6 trong số 12 tiền chất dùng để tổng hợp các đơn vị kiến
trúc: glucose – 6 – phosphate, fructose – 6 – phosphate, 3 – phosphate –glyceraldehyde,
3– phosphate – glycerate, PEP, pyruvate; cung cấp năng lượng cho tế bào, tuy nhiên
không cao. Là con đường phổ biến.
2) Con đường HMP: thường gặp ở vi khuẩn thuộc giống Pseudomonas
Phương trình tổng quát: Glucose + 6O2  6CO2 + 6H2O + 35ATP
Từ glucose qua quá trình decarboxyl hóa (loại CO 2) tạo ribulose – 5 – phosphate và CO 2.
Các phản ứng tiếp theo là sự chuyển hóa giữa pentose – 5 – phosphate và hexose – 6 –
phosphate.
Ý nghĩa: cung cấp năng lượng cho tế bào 35ATP; ngoài ra tạo ribose – 5 – phosphate
để tham gia tổng hợp nucleic acids, tạo các loại đường C4, C7... tham gia vào quá trình
sinh tổng hợp acid amin. Con đường này còn tạo NADPH 2 cần thiết cho các phản ứng
sinh tổng hợp trong tế bào. Sử dụng enzyme trans – aldolase.
3) Con đường KDPG – con đường ED (Entner Doudoroff):
Phương trình tổng quát: Glucose  2 Pyruvate + ATP + NADH2 + NADPH2

Chuyên đề Vi sinh vật Trang 4


Giáo viên Nguyễn Thị Hương Giang Bồi dưỡng đội tuyển sinh 10
Từ glucose chuyển thành 6-P-Gluconat và thành 2-Keto-3-deoxy-6-phosphogluconate
(KDPG). KDPG bị phân cắt thành pyruvate và glyceraldehyde 3-phosphate
Ý nghĩa: giúp cho nhiều vi khuẩn sử dụng gluconate, tạo ra sản phẩm trung gian
KDPG tổng hợp các thành phần khác của vk.
Câu 9. Phân biệt kiểu hô hấp hiếu khí.

Đặc điểm Đối tượng
Hiếu khí bắt buộc Chỉ sinh trưởng được khi có oxy Đa số vi khuẩn, tảo, nấm,
động vật nguyên sinh
Hiếu khí không Có oxy sẽ sinh trưởng tốt, hô hấp Nấm men, vi khuẩn
bắt buộc hiếu khí. bacillus...
Không có oxy vẫn sống được, tiến
hành lên men, hô hấp kị khí.
Vi hiếu khí Sinh trưởng được tốt nhất khi nồng Vi khuẩn giang mai
độ oxy thấp hơn nồng độ oxy trong
không khí (Chết ở 21%)
Hiếu khí tuỳ nghi

Câu 10. a. Người ta hay dùng thuật ngữ lên men giấm. Thuật ngữ này được sử dụng là
đúng hay sai? Tại sao trong dung dịch tạo giấm phải đảm bảo có ít nhất 0,3% đến 0,5%
rượu.
 Thuật ngữ lên men giấm là sai. Lên men phải xảy ra trong điều kiện không có oxy
phân tử, trong khi quá trình tạo ra giấm có sử dụng oxy phân tử theo phương trình
C2H5OH + O2  CH3COOH + H2O.
Có 0.3% - 0.5 % để quá trình tạo thành giấm diễn ra.
b. Phân biệt cách tạo giấm của Acetobacter và Gluconobacter.
 Acetobacter sử dụng C2H5OH để oxy hoá thành giấm, trong khi Gluconobacter sử
dụng acid gluconic C6H12O7.
c. Có những phương pháp nào dùng để tạo giấm?
 Lên men chậm, lên men nhanh, lên men chìm có sục khí, lên men hỗn hợp
d.Trình bày các giai đoạn của quá trình tạo giấm, enzyme tham gia, sản phẩm của mỗi
giai đoạn.
 Giai đoạn 1: Rượu etylic  Acetaldehyde (xúc tác: Enzyme hoá khử)
Giai đoạn 2: Acetaldehyde  Acetic acid (xúc tác: Aldehyde dehydrogenase)
Câu 11. Nấm men rượu thường sống trong môi trường có Oxi phân tử, còn khi sống kị
khí chúng sẽ lên men glucôzơ. Hãy viết sơ đồ các bước chính trong hoạt động của nấm
men trên hai loại môi trường Anày.
 Quá trình của lên men glucose: (Enzyme pyruvate decarboxylase)

Chuyên đề Vi sinh vật Trang 5


Giáo viên Nguyễn Thị Hương Giang Bồi dưỡng đội tuyển sinh 10

 Quá trình oxy hoá không hoàn toàn rượu thành giấm

CH3CH2OH + NAD+ → CH3CHO + NADH + H+ (Enzyme Alcohol dehydrogenase)


CH3CHO + NAD+ + H2O → CH3COOH + NADH+ H+ (Enzyme Aldehyde
dehydrogenase)
Câu 12. a. Tại sao muối rau quả vừa là chế biến vừa là bảo quản?
 Muối chua là một hình thức chế biến món ăn, trong đó thực phẩm vừa được “làm
chín”, vừa tiêu diệt vi khuẩn bằng độ pH thấp do acid lactic được tạo ra.
b. Tại sao muối rau củ quả phải bổ sung một lường đường và phải nén chặt và cho
nước muối phủ kín.
 Lúc đầu, nồng độ muối cao, vi sinh vật không thể phát triển được. Theo thời gian, do
nồng độ các chất hòa tan không cân bằng giữa môi trường và dịch bào nên xảy ra hiện
tượng làm co nguyên sinh chất của tế bào rau củ. Các chất ở trong dịch bào dần khuếch
tán ra ngoài dung dịch (gây giòn), làm nồng độ muối trong dung dịch thấp xuống, tạo
điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn Lactic hoạt động và phát triển, ức chế sự phát triển của
các loại vi khuẩn khác để gây chua. Nén chặt và cho nước muối phủ kín để tránh các vi
sinh vật khác không xâm nhập vào, đồng thời tạo điều kiện yếm khí cho lên men lactic.
Cho 1 lượng đường vào để cung cấp thức ăn ban đầu cho vi khuẩn lactic, nhất là với loại
rau, quả dùng để muối dưa có hàm lượng đường thấp dưới 5%.
c. Vì sao khi muối dưa ta phải phơi dưa ra chỗ nắng.
 Để giảm lượng nước trong rau quả, giúp dưa giòn, rút nước không tạo ra môi trường
cho vi khuẩn phát triển, và nhanh chín hơn.
Tia UV ức chế sự phát triển của vi khuẩn hoặc nấm.
Câu 13. Nêu vai trò của phân giải nội bào và phân giải ngoại bào.

Chuyên đề Vi sinh vật Trang 6


Giáo viên Nguyễn Thị Hương Giang Bồi dưỡng đội tuyển sinh 10
 Phân giải ngoại bào: Quá trình vi sinh vật tiết enzym ra ngoài môi trường để phân giải
các chất dinh dưỡng cao phân tử thành các chất đơn giản rồi vận chuyển qua màng theo
građien nồng độ, có ý nghĩa đồng hóa quan trọng đối với tế bào
Phân giải nội bào: Quá trình phân giải hợp chất hữu cơ diển ra trong cơ thể vi sinh vật,
Cung cấp nguồn cacbon và năng lượng cho vi sinh vật thực hiện sinh tổng hợp

- Giải thích cơ sở khoa học của việc chế tạo nước mắm cổ truyền? Ngày nay để rút
ngắn quá trình tạo nước mắm, người ta làm thế nào?
 Protein được phân giải nhờ Proteaza của VSV và Proteaza có trong tụy tạng cá. Quá
trình thủy phân xảy ra nhờ ảnh hưởng của nhiệt độ là chính, thường rất chậm. Cơ chế của
quá trình này như sau : Proteins  Albumins  Peptones  Polipeptides  Peptides
Amino acids. Trong quá trình tự phân giải các chất ngấm ra chịu sự biến đổi quan
trọng tạo mùi đặc trưng. Hàm lượng hypoxanthine, glutamic acid và các loại muối của
nó, inosinic acid, inosine và các aldehyde, cetone… đều tăng lên, đó là những thành phần
quan trọng của hương vị.
Để rút ngắn, người ta thêm enzyme để chúng thủy phân nhanh.
Ướp muối vào cá  Nước từ trong ra ngoài.
Lên men ở 55 – 65 oC và thuỷ phân chống thối.  Lên men không muối.
Câu 14: So sánh hiệu ứng Pasteur và điểm Pasteur.
 Hiệu ứng Pasteur: việc sục khí vào men làm cho sự phát triển của tế bào nấm men
tăng lên, và khi là ngược lại, tốc độ lên men giảm
Điểm Pasteur là điểm mà tại đó mức độ oxy (khoảng 0,3% theo thể tích, ít hơn 1% của
mức khí quyển hiện tại) ở trên mà các vi sinh vật hiếu khí và vi khuẩn kỵ khí thích nghi
từ quá trình lên men đến hô hấp hiếu khí.
Giống: Đều là sự ảnh hưởng của oxy phân tử đối với sự sinh trưởng và phát triển của vi
sinh vật lên men; là sự thích nghi của sinh vật đối với nồng độ oxy trong môi trường từ
thấp (lên men)  Cao (Hiếu khí).
Khác:
Điểm Pasteur Hiệu ứng Pasteur
Là thời điểm mà nhiều sinh vật thích nghi Không tạo ra thay đổi lớn trong quá trình
với việc hô hấp hiếu khí (Chuyển từ hình tiến hoá mà chỉ là sự thích nghi của cá thể
thức lên men, hiếu khí không bắt buộc và đối với môi trường.
kị khí sang hiếu khí), tạo ra những thay
đổi lớn trong quá trình tiến hoá.

Chuyên đề Vi sinh vật Trang 7


Giáo viên Nguyễn Thị Hương Giang Bồi dưỡng đội tuyển sinh 10

Câu 15. Vì sao người ta đẩy mạnh sản xuất thuốc trừ sâu vi sinh.
 An toàn với sức khỏe con người và môi trường: Khác với các loại thuốc trừ sâu hóa
học, thuốc trừ sâu sinh học được đánh giá là ít độc với con người cung như môi trường.
Thuốc trừ sâu vi sinh là sản phẩm có thành phần hữu hiệu là vi sinh vật sống hoặc chất có
nguồn gốc từ vi sinh vật. Thuốc trừ sâu vi sinh không để lại dư lượng trong nông sản, an
toàn cho người sản xuất và người sử dụng. Ðồng thời, nhanh phân hủy trong tự nhiên,
thời gian cách ly ngắn. Thuốc không diệt trừ tất cả sâu hại hoặc mầm bệnh mà chỉ là làm
giảm áp lực của sâu bệnh xuống dưới ngưỡng gây hại, không tạo tính kháng. Do vậy, sẽ
không ảnh hưởng tới đa dạng sinh học trong hệ sinh thái nông nghiệp.
Câu 16. Vi sinh vật có những đặc tính sinh học nào mà con người khai thác chúng trong
sản xuất sinh khối và phân vi sinh.
Sản xuất sinh khối:
- Phát triển nhanh, trao đổi chất nhanh
- Tăng trưởng số lượng và sinh khối nhanh
- Có khả năng quang hợp nhanh tổng hợp chất hữu cơ.
- Có khả năng biến đổi cơ thể theo hướng có lợi nhất.
- Sản sinh nhiều loại enzyme đặc hiệu với số lượng lớn, tạo ra kháng sinh, phân tử,
acid hữu cơ...
Sản xuất phân vi sinh:
- Tiết ra chất kích thích cây trồng và ức chế tác nhân gây hại
- Cố định đạm
- Phân giải hợp chất khó tan – VD phospho khó tan thành dễ tan.
- Phân giải cellulose
Câu 17: Các câu sau là đúng hay sai? Giải thích.
a. Một vi sinh vật hiếu khí bắt buộc (Aerobe obligate) không thể thực hiện hô hấp kị khí
khi không có oxi phân tử.
 Đúng
b. Quá trình lên men glucôzơ cũng giải phóng năng lượng bằng quá trình hô hấp kị khí
của chính vi sinh vật ấy.
 Sai. Lên men glucose chỉ tạo ra 2 ATP/ phân tử glucose. Trong khi hô hấp kị khí ít
hơn so với hiếu khí (Hiếu khí là 36 – 38 ATP/ phân tử glucose), tuy nhiên vẫn cao hơn
nhiều so với lên men glucose.

Chuyên đề Vi sinh vật Trang 8


Giáo viên Nguyễn Thị Hương Giang Bồi dưỡng đội tuyển sinh 10
c. ATP là hợp chất dự trữ năng lượng duy nhất có thể được sinh vật sử dụng trực tiếp.
 Sai. Ngoài ATP còn có các loại khác như GTP, CTP và UTP, tuy nhiên chưa phổ biến
bằng ATP.
d. Glucôzơ là hợp chất duy nhất được tất cả các loại vi sinh vật sử dụng trực tiếp.
 Sai. Có thể là các loại hợp chất hữu cơ khác như amino acids, đường đơn khác...
e. Chu trình Krebs giải phóng rất nhiều năng lượng.
 Sai. Đúng là chu trình Krebs có giải phóng năng lượng dưới dạng GTP và sau đó sẽ
thành ATP, tuy nhiên là ít (2 GTP/phân tử glucose). Phần lớn năng lượng sẽ được tổng
hợp ở chuỗi truyền electron (Kênh ATP synthase)
f. Sự phân giải các axit amin giải phóng rất ít hoặc không giải phóng năng lượng hữu ích.
 Sự phân giải các acid amin được xảy ra như sau: Trong cơ thể có 4 kiểu phân giải
amino acids:
1) Khử amin thuỷ phân:

2) Khử amin khử (hydro):

3) Khử amin nội phân tử:

Chuyên đề Vi sinh vật Trang 9


Giáo viên Nguyễn Thị Hương Giang Bồi dưỡng đội tuyển sinh 10

4) Khử amin – oxy hoá

Quá trình khử amin oxy hoá là chủ yếu


Ser, Thr, Cys: Khử amin thuỷ phân
His: Khử amin nội phân tử
 Không tạo ra năng lượng. Các α −keto acids và α −hydroxy acids là nguồn nguyên liệu
tham gia vào chu trình Krebs và đường phân (glycolysis)
Đúng
g. Lên men tạo rượu etylic là do vi khuẩn thực hiện.
 Sai. Do nấm men.
h. Hợp chất pyruvate là mắt xích của nhiều quá trình chuyển hóa các chất trung gian.
 Đúng
Câu 18. Nghiên cứu kiểu hô hấp của vi khuẩn gây mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa),
người ta cấy sâu chúng vào môi trường A (nước thịt, glucose và 6g agar) và môi trường B
(là môi trường A + KNO3 -2g). Sau khi nuôi ở nhiệt độ 35 độ C trong 24h, kết quả ở ống
nghiệm có môi trường A vi khuẩn chỉ phát triển trên bề mặt, còn ở ống nghiệm B vi
khuẩn phát triển trong toàn bộ môi trường.
a. Hãy xác định kiểu hô hấp của vi khuẩn này.
 Hiếu khí không bắt buộc – Hiếu khí tuỳ nghi
b. Con đường phân giải glucôzơ của vi khuẩn và chất nhận electron cuối cùng trong ống
nghiệm A.
 Con đường tiến hoá riêng của Pseudomonas – ED. Chất nhận e cuối có thể là Oxy
phân tử.
c. Vì sao vi khuẩn lại có thể phát triển trong khắp môi trường ở ống nghiệm B, chất nhận
eletron cuối cùng ở đây là gì?

Chuyên đề Vi sinh vật Trang 10


Giáo viên Nguyễn Thị Hương Giang Bồi dưỡng đội tuyển sinh 10
 Vì trong ống nghiệm B có bổ sung KNO 3 là một chất có khả năng nhận e cuối cùng
nên không nhất thiết phải phụ thuộc vào oxy phân tử hoà tan có nồng độ cao trên bề mặt.
Chất nhận e ở đây có thể là Oxy phân tử hoặc oxy liên kết KNO3.
Câu 19. Nghiên cứu về Baccillus subtilis.
a. Baccillus subtilis là vi khuẩn phổ biến trên các đám cỏ khô, chúng là vi khuẩn hiếu khí
bắt buộc. Khi cấy sâu chúng trên thạch đĩa, chúng sẽ phát sinh khuẩn lạc ở đâu?
 Khuẩn lạc sẽ phát sinh ở trên bề mặt thạch đĩa.
b. Vi khuẩn Baccillus có thể sử dụng con đường phân giải glucôzơ nào và chỉ ra chất
nhận electron cuối cùng là gì?
 Có thể sử dụng EMP hoặc ED. Chất nhận e cuối là oxy phân tử
c. Người ta có thể nuôi cấy vi khuẩn trên trong điều kiện không có oxi phân tử nếu trong
môi trường có nguồn nitrat. Hải giải thích tại sao?
 Loài này từng được xem là vi khuẩn hiếu khí bắt buộc, nhưng nếu môi trường không
có oxy phân tử sẽ tiến hành hô hấp kị khí tuỳ nghi.
Khi các nhà khoa học thử catalase, người ta nhận thấy đây là vi khuẩn hiếu khí. Nhưng
khi nuôi trong nguồn nitrat không có oxy phân tử sẽ hô hấp kị khí.
Câu 20. Một cốc rượu nhạt (khoảng 5-6 độ etanol) hoặc bia, có thể cho thêm một ít
chuối, đậy bằng vải màn, để nơi ấm sau một vài ngày sẽ có váng trắng phủ trên bề mặt
môi trường. Rượu đã biến thành giấm.
a. Viết phương trình tạo giấm.
C2H5OH + O2  CH3COOH + H2O
b. Váng trắng do vi sinh vật nào tạo ra? Ở đáy cốc có loại vi sinh vật này không? Vì sao?
Váng trắng chính là vi khuẩn oxy hoá rượu thành giấm. Các sinh vật này hiếu khí nên tập
trung ở bề mặt, còn ở đáy cốc không có do không có oxy phân tử
c. Nhỏ một giọt dịch trong cốc này lên lam kính, nhỏ bổ sung H 2O2 lên giọt dịch sẽ xảy ra
hiện tượng gì?
Sẽ có hiện tượng sủi bọt khí do sự phân huỷ của H 2O2 nhờ enzyme catalase xúc tác. Các
vi sinh vật hiếu khí sẽ có enzyme catalase phân huỷ các gốc độc hại tự do như O2-.
2H2O2  2H2O + O2
d. Nếu để cốc giấm cùng với váng trắng quá lâu thì độ chua sẽ giảm dần. Vì sao?
 Vì giấm sẽ dần oxy hoá thành CO2 và H2O làm giảm độ chua.

Chuyên đề Vi sinh vật Trang 11

You might also like