You are on page 1of 4

Khái niệm, đặc điểm các khu vực đặc biệt:

Khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và
kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được
thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định của Chính phủ.
+ Khu kinh tế được tổ chức thành các khu chức năng gồm: khu phi thuế quan, khu bảo
thuế, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư,
khu hành chính và các khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm của từng khu kinh
tế.
+ Đặc điểm: khi được thành lập, khu kinh tế không phải giải phóng mặt bằng như
công nghiệp, khu chế xuất. Không gian của khu kinh tế được thành lập trên diện tích
đất tự nhiên, rộng lớn, có tính đặc biệt về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý.
+ Lĩnh vực đầu tư: cho phép đầu tư đa ngành, đa lĩnh vực, nhưng có mục tiêu phát
triển trọng tâm.
+ Cơ chế thành lập thoáng hơn.
Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ
cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định,
được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp quy
định của Chính phủ. Khu công nghiệp, khu chế xuất được gọi chung là khu công
nghiệp, trừ trường hợp quy định cụ thể. Với các vai trò:
+ Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
+ Khu chế xuất giúp tạo nhiều cơ hội việc làm cho hàng ngàn, hàng triệu người lao
động trên khắp cả nước.
+ Tận dụng tốt nguồn nhân công trẻ, giàu sự sáng tạo, năng động, nâng cao trình độ,
năng lực sản xuất.
+ Đây cũng là công cụ thúc đẩy mậu dịch quốc tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo
nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia.
+ Là công cụ hỗ trợ quá trình công nghiệp hóa và quy hoạch tổng thể quốc gia.
+ Tạo động lực thúc đẩy phát triển nền kinh tế địa phương và cả nước.
+ Tiếp thu khoa học, công nghệ tiên tiến vào tư duy, phát triển sản xuất hàng nội địa.
Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ
cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện,
trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP.
+ Khu công nghiệp thường không có dân cư sinh sống.
+ Chuyên sản xuất, chế biến các mặt hàng công nghiệp và cung ứng dịch vụ cho sản
xuất công nghiệp, chẳng hạn như logistic, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng...
+ Các doanh nghiệp đầu tư và hoạt động trong khu công nghiệp đều được hưởng
chính sách ưu đãi miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn giảm tiền thuê đất khu
công nghiệp...
+ Mỗi khu công nghiệp đều có ban quản lý riêng. Mỗi ban quản lý đều có tư cách
pháp nhân, tài khoản, con dấu in hình quốc huy, được ngân sách Nhà nước cấp kinh
phí quản lý hành chính Nhà nước và hoạt động sự nghiệp.
+Vai trò: Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, kích thích ngành công nghiệp phụ
trợ và doanh nghiệp trong nước phát triển, tạo công ăn việc làm cho người dân, thúc
đẩy việc hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị mới…
Khu công nghệ cao là khu chuyên nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ cao,
ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao, sản xuất và
kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo
quy định của Chính phủ.
+ Đặc điểm là khu kinh tế kỹ thuật cao đa chức năng có thể thành lập khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu ngoại quan, khu bảo thuế, khu dân cư.
+ Chức năng của khu công nghệ cao: sản xuất, kinh doanh, công nghệ cao, nghiên
cứu, phát triển công nghệ cao, hướng tới sản phẩm có hàm lượng công nghiệp.
+ Được thành lập theo quy định của Chính phủ.
Đặc khu kinh tế là khu vực giới hạn về mặt địa lý, thường được bảo đảm về mặt vật
lý (có rào chắn); quản lý hoặc điều hành duy nhất; quản lý hoặc quản trị đơn lẻ; đủ
điều kiện nhận trợ cấp dựa trên vị trí thực tế trong khu vực; khu vực hải quan riêng
biệt (lợi ích miễn thuế) và các thủ tục hợp lý.
Cơ chế của đặc khu kinh tế:
+ Thời gian thuê đất: Doanh nghiệp có thể thuê đất tại đặc khu có thời gian tối đa là
99 năm
+ Thuế thu nhập cá nhân: Miễn thuế TNCN trong vòng 5 năm, và tiếp tục giảm thuế
TNCN trong các năm tiếp theo.
+ Tổ chức chính quyền: Đặc khu kinh tế sẽ không có hội đồng nhân dân, mà thủ tướng
sẽ trực tiếp bổ nhiệm trưởng đặc khu.
+ Sở hữu nhà ở với đối tượng là người nước ngoài: Người nước ngoài có thể tự do
mua bán nhà (lao động tối thiểu là 3 tháng), đối với biệt thự là thời hạn vĩnh viễn, và
thời hạn 99 năm với chung cư.
+ Đối với Casino thì người Việt có thể chơi tại đây.
Biện pháp khuyến khích để thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước và quốc tế”
+ Hệ thống cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, thuận lợi, thiết lập môi trường sống
và điều kiện sống lý tưởng cho người sinh sống và làm việc tại đặc khu kinh tế này.
+ Xây dựng nên một môi trường kinh doanh lý tưởng, tạo điều kiện hết mức có thể để
thu hút đầu tư, như là miễn giảm thuế, giảm tải quy chế, thiết lập các chính sác linh
hoạt về lao động.
+ Đặc khu kinh tế phải nằm ở những vị trí chiến lược như cảng biển hay cảng hàng
không quốc tế,..
+ Đặc khu kinh tế được hưởng những chính sác hỗ trợ và ưu đãi khác.
Lí do thu hút FDI:
KCN, KCX và các cụm công nghiệp được thành lập theo quy định của Chính phủ nằm
trong danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn để được hưởng ưu đãi
đầu tư, KCN và KCX được thành lập ở những địa bàn nằm trong Danh sách các vùng
kinh tế – xã hội có điều kiện đặc biệt khó khăn sẽ được hưởng những ưu đãi đầu tư áp
dụng đối với các địa bàn này. Các nhà đầu tư vào KCN, KCX, KKT và KCNC được
hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia
tăng (GTGT) nhiều hơn so với các nhà đầu tư thông thường khác.
Ví dụ: Hiện nay, khu công nghệ cao Hòa Lạc có ưu đãi thuế suất tới 10% dành cho
doanh nghiệp đầu tư mới với thời hạn lên đến 30 năm. Trong đó, doanh nghiệp cũng
được miễn giảm 100% thuế phải nộp trong 4 năm đầu, giảm 50% thuế trong 9 năm
tiếp theo. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng được miễn thuế nhập khẩu theo Quy chế
Khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 8
năm 2003 của Chính phủ
+ Đối với các doanh nghiệp trong khu phi thuế quan và các doanh nghiệp chế xuất,
mức thuế ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT/AFTA) sẽ được áp dụng nếu các doanh
nghiệp này xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nội địa, miễn là sản phẩm có ít nhất 40%
yếu tố xuất xứ từ các nước ASEAN; được miễn thuế nhập khẩu khi nhập khẩu sản
phẩm sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp trong khu phi thuế quan không sử dụng
nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu vào thị trường nội địa.
+ Các đặc khu kinh tế: Có thời gian thuê đất dài 99 năm, Dn được thoải mái sản xuất
các mặt hàng yêu thích đa dạng, thuế thu nhập cá nhân đc miễn hoàn toàn và 50% sau
5 năm, thuế thu nhập Dn chỉ với 10% trong 30 năm đầu-à được nhiều ưu đãi từ thuế
nhà đất
+ Ưu đãi doanh nghiệp được hưởng trong khu công nghệ cao theo Quy chế Khu công
nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2003
của Chính phủ được tóm tắt như sau:
Ưu tiên bố trí vốn, ngân sách đầu tư xây dựng khu công nghệ cao và các hạng mục hạ
tầng kỹ thuật bên ngoài phục vụ trực tiếp cho khu công nghệ cao hoạt động.
Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước khi đầu tư vào khu công nghệ
cao đều được đối xử bình đẳng và tạo điều kiện phát triển tốt nhất.
Được Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu đối với vốn đầu tư, tài sản, bằng sáng chế,...
Đảm bảo không bị tịch thu, trưng dụng bằng các biện pháp tài chính, quốc hữu hóa
trong thời gian thực hiện dự án đầu tư.
Các doanh nghiệp trong khu công nghệ cao sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi 10%,
miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp lên đến 50%.
Ngoài ra, hàng hóa được bán cho, cũng như các dịch vụ được cung ứng trực tiếp cho
tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan (nghĩa là tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh
doanh và các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ) và tiêu thụ
trong khu phi thuế quan, được coi là hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu, và hưởng thuế
suất thuế GTGT 0%

You might also like