You are on page 1of 2

* Nhận xét về mở rộng phạm vi KDBDS cho một số chủ thể:

- Khuyến khích đầu tư và phát triển kinh tế: Luật mới đã phần nào loại bỏ các rào cản pháp lý liên quan đến
nguồn gốc đất để có thể tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
Điều này có thể kích thích hoạt động kinh doanh, tăng cường đầu tư và tạo ra cơ hội việc làm, góp phần tạo ra
tác động tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội.
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Việc giảm bớt các hạn chế về nguồn gốc đất có thể làm cho việc đầu tư vào
bất động sản trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này có thể tạo ra một lưu lượng vốn
đầu tư nước ngoài mới vào quốc gia và thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
- Đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng: Việc loại bỏ các rào cản về nguồn gốc đất có thể làm cho việc phát triển cơ
sở hạ tầng trở nên dễ dàng hơn vì các nhà đầu tư có thể dễ dàng tiếp cận đất đai và triển khai các dự án hạ tầng
cần thiết như đường phố, bệnh viện,… và các dự án phát triển khu vực.
- Thị trường kinh doanh bất động sản sôi nổi, nhộn nhịp: Bằng cách loại bỏ hoặc giảm bớt các hạn chế về nguồn
gốc đất, chính phủ có thể tạo ra một thị trường bất động sản mở và có tính cạnh tranh giúp thị trường kinh
doanh bất động sản nhộp nhịp và sôi nổi hơn. Điều này có thể giúp giảm bớt sự tập trung sở hữu đất và tạo ra cơ
hội cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp nhỏ hơn tham gia vào thị trường.
* Kiến nghị:
Nhà nước đưa ra các quy phạm và loại bỏ các qui định về nguồn gốc đất về mở rộng phạm vi kinh doanh của
một số chủ thể thì ngoài những tác động tiêu cực cũng tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực như:
- Rủi ro liên quan đến an ninh quốc giá, thất thoát tài nguyên
- Làm gia tăng áp lực lên môi trường
- Tăng nguy cơ xâm phạm quyền sở hữu và sử dụng đất
- Tăng giá bất động sản
* Giải pháp:
+ Có chính sách kiểm soát rủi ro: Để đảm bảo việc mở rộng phạm vi kinh doanh không gây ra các vấn đề liên
quan đến an ninh quốc gia, thất thoát tài nguyên quốc gia, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh thì các nhà
làm luật cần thiết phải thiết lập và đưa ra các cơ chế kiểm soát và quản lý hiệu quả. Các quy định về quyền sở
hữu, thuế và quản lý rủi ro cần được đề xuất và triển khai một cách cẩn thận.
+ Có chính sách về bảo vệ lợi ích người dân và cộng đồng: Trong quá trình mở rộng phạm vi kinh doanh, cần
đảm bảo rằng quy định và chính sách được thiết lập để bảo vệ lợi ích của người dân và cộng đồng. Bao gồm
việc xem xét cơ chế pháp lý liên quan đến quyền sở hữu đất đai và các quyền lợi khác của người dân.
- Thiết lập cơ chế pháp lý rõ ràng và minh bạch: phải có các quy định pháp lý rõ ràng và minh bạch về quyền
sở hữu bất động sản, các quy định về thuế và các điều kiện kinh doanh khác.
- Tăng cường quản lý và giám sát: Chính phủ cần tăng cường quản lý và giám sát đối với các hoạt động kinh
doanh bất động sản của chủ thể để đảm bảo tuân thủ pháp luật và tránh các rủi ro tiềm ẩn.
- Tăng cường hợp tác quốc tế: Chính phủ có thể thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bất động sản bằng cách
ký kết các thỏa thuận và hiệp định với các quốc gia có đại diện cộng đồng người Việt định cư đông đảo. Điều
này sẽ tạo ra môi trường kinh doanh tích cực và cơ hội đầu tư cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và góp
phần đảm bảo an ninh trật tự quốc gia và hạn chế các tranh chấp, mẫu thuẫn
- Đào tạo và hỗ trợ pháp lý: Cần thiết phải cung cấp đào tạo và hỗ trợ cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài
về các quy định pháp lý, thị trường bất động sản và các quy trình kinh doanh để họ có thể tham gia vào thị
trường một cách hiệu quả.

You might also like