You are on page 1of 2

 

Sai về lỗi đánh máy, lỗi chính tả:

Trong văn bản thường mắc lỗi như viết hoa không đúng quy tắc trong văn bản hành chính; sai về diễn đạt
câu, sử dụng dấu chấm câu (Có những đoạn dài dằng dặc không có dấu ngắt câu); Sai quy tắc đánh máy
(Chẳng hạn như dấu câu không được gõ vào sát ký tự cuối của từ đứng trước nó)

Cách trình bày đúng như sau:

Đối với việc viết hoa: Về quy tắc viết hoa trong văn bản được quy định tại Phụ lục VI kèm theo Nghị
định số: 30/2020/NĐ-CP cụ thể là:

+         Viết hoa vì phép đặt câu

+         Viết hoa danh từ riêng chỉ tên người

+         Viết hoa tên địa lý

+         Viết hoa tên cơ quan tổ chức (Viết hoa chữ cái đầu của các từ, cụm từ chỉ loại hình cơ quan, tổ
chức; chức năng, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức. Ví dụ: Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng
chống tham nhũng; Văn phòng Chính phủ…)

+         Viết hoa trong các trường hợp khác: Danh từ thuộc trường hợp đặc biệt (Nhân dân, Nhà nước);
Tên các huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự; Tên chức vụ, học vị, danh hiệu; danh từ chung đã
riêng hóa; các ngày lễ, ngày kỷ niệm; tên các sự kiện lịch sử và các triều đại; tên các loại văn bản ; tên các
năn âm lịch, ngày tết, ngày, tháng trong năm; tên gọi cá tôn giáo, giáo phái, ngày lễ tôn giáo

Đối với các dấu câu, sau dấu chấm, chấm phẩy, hai chấm… không được đặt khoảng trắng ở trước và sau
dấu câu có dấu cách bình thường như đang viết một từ bất kỳ.  Riêng đối với dấu ngoặc đơn hoặc ngoặc
kép thì phía ngoài dấu ngoặc là một khoảng trắng, phía trong dấu ngoặc không có khoảng trắng.

Ví dụ : Phong phanh mà đánh thành phong thanh nó sẽ chuyển thành ý khác

- Phong thanh: (tin tức) thoáng nghe được, chưa thật rõ ràng, chưa chắc chắn ;

- Phong phanh: (quần áo mặc) ít và mỏng, không đủ ấm

Lỗi nội dung

Có nhiều văn bản không nêu bật được nội dung chính mà viết những vấn đề không đúng trọng tâm, ít liên
quan đến tiêu đề của văn bản.

Để khắc phục lỗi này, trước khi bắt tay vào soạn thảo văn bản, bạn cần lập dàn ý chi tiết, sau đó dựa vào
dàn ý để triển khai nội dung văn bản.
Ví dụ: (1) Người lùn nhất thế giới có nguy cơ bị tước danh hiệu (http://giadinh.vnexpress.net, )

(2) Kết quả là một chuyện, nhưng rõ ràng ĐT Việt Nam đang để lộ quá nhiều yếu điểm không dễ khắc
phục trong thời gian ngắn (http://dantri.com.vn

Ở ví dụ (1), từ bị dùng sai là tước. Theo từ điển tiếng Việt, tước có nghĩa là dùng sức mạnh hay quyền lực
lấy đi, không cho sử dụng Như vậy, trong câu trên, dùng từ tước là sai vì chúng ta có thể hiểu anh này đã
được công nhận là lùn nhất thế giới nhưng ở thời điểm của bài viết, người ta tìm ra có người còn lùn hơn
và sự ghi nhận về kỉ lục người lùn nhất thế giới được nhắc đến theo tên của người mới. Chắc chắn không
có chuyện dùng sức mạnh hay quyền lực để lấy đi, không cho sử dụng ở đây nên không thể dùng từ tước.

Ở ví dụ (2), từ yếu điểm đã bị dùng sai. Cần phải phân biệt rõ yếu điểm và điểm yếu:

- Yếu điểm: điểm quan trọng nhất, Từ điển Tiếng Việt, tr. 1490

- Điểm yếu: có mức độ, năng lực hoặc tác dụng ít, kém so với bình thường.

Như vậy, trong câu trên phải dùng là điểm yếu chứ không thể là yếu điểm.

Lỗi định dạng

Nhiều văn bản hay bị lỗi về việc sử dụng font chữ, loại font chữ thường được sử dụng để soạn văn bản là
Times New Roman. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến canh lề văn bản, tab,…

Ví dụ

Chỉ số trên hoặc chỉ số dưới là một số, hình, biểu tượng hoặc chỉ báo nhỏ hơn dòng thông thường của
kiểu và được đặt hơi phía trên nó (chỉ số trên) hoặc bên dưới nó (chỉ số dưới). Khi bạn thêm nhãn hiệu,
bản quyền hoặc ký hiệu khác vào bản trình bày của mình, bạn có thể muốn biểu tượng xuất hiện hơi phía
trên phần còn lại của văn bản. Nếu bạn đang tạo cước chú, bạn cũng có thể muốn thực hiện điều này với
một số.

You might also like