You are on page 1of 5

Tóm tắt bài giảng Thư tín thương mại (P1)

KẾT CẨU CỦA THƯ TÍN THƯƠNG MẠI NGA


(Деловая переписка)

1. Tên tổ chức, doanh nghiệp (Người gửi)

- Vị trí: bên góc trái hoặc ở giữa

- Tên tổ chức/doanh nghiệp để trong ngoặc kép.

- Bên dưới tên tổ chức/doanh nghiệp cần ghi những nội dung (theo đúng thứ tự) sau:

+ почтовой индекс (tạm dịch: mã/mã số bưu điện)

+ tên thành phố

+ tên đường phố

+ tên дом

+ tên nhà (квартира)

(những nội dung trên ghi cùng 1 dòng. Ví dụ ghi như sau:

257345, г. Екатеринбург, ул. Первомайская, д. 31, кв. 56


Tiếp đến ghi:

+ số điện thoại.

+ Số fax

+ Email

(những nội dung trên ghi cùng 1 dòng. Ví dụ ghi như sau:

Тел.: 230-83-11/ Факс: 876-48-72. Email: contact@mail.ru


 Lưu ý: Nếu có ghi tên tổ chức/doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài, ghi theo 2
cách:

+ Ghi ngang hàng: tên tổ chức/doanh nghiệp bằng tiếng Nga – bên trái, tiếng
nước ngoài – bên phải

+ Hoặc tên tiếng nước ngoài ghi bên dưới tên tiếng Nga.

2. Cách ghi ngày:

- Có 2 cách ghi ngày như sau:

+ Cách 1: chỉ ghi số. Ví dụ 02.05.2011

+ Cách 2: ghi cả số và chữ. Ví dụ: 27 октября 2010

- Ngay bên cạnh ngày tháng, chúng ta sẽ ghi mã số của thư. Ví dụ:

27 октября 2010. № 02-11/794 (1)

3. Указание на ссылку (tạm hiểu: chỉ dẫn mối liên hệ) : tức là chúng ta phải chỉ
ra là thư chúng ta đang viết là trả lời cho bức thư : gửi vào ngày nào, có mã số
công văn là bao nhiêu. Ví dụ:

Hа № 01-12/845 от 15 октября 2010 (2)

Ở đây: Hа № 01-12/845 tức là chúng ta viết thư để reply cho thư có mã số 01-
12/845 và thư đó được gửi ngày 15 октября 2010.

 Lưu ý: (1) và (2) sẽ được bên trái, thẳng hàng nhau. Ghi (2) ngay dưới (1).

Dòng (2) sẽ không có đối với những thư gửi đi lần đầu tiên (Ví dụ: thư chào hàng)

4. Người nhận:

- Vị trí: ghi ngang hàng với (1) ở bên phải.


- Cách ghi:

+ Nếu không gửi đích danh người nhận: chúng ta ghi người nhận là 1 công ty và
dùng ở Cách 1 (Именительный падеж)

+ Nếu gửi đích danh ngưởi nhận: chúng ta dùng ở cách 3 (Дательный падеж)

- Tên đích danh người nhận được ghi theo thứ tự sau:

o Chức vụ

o Công ty/doanh nghiệp

o Tên người nhận: Ở đây chúng ta chỉ ghi HỌ người nhận, tên và đệm đều
viết tắt.

Ví dụ:

Председателю управления (chức vụ)

АКБ «Промбанк» (công ty)

В. И. Аннушкину (đích danh người nhận)

 Lưu ý: Ở phần này, nếu ghi địa chỉ công ty người nhận thì thứ tự có thay đổi so
với phần ghi địa chỉ của người gửi. Nếu ở trên, tag hi từ cấp “lớn” tới “bé”, thì ở
đây sẽ ghi theo thứ tự ngược lại nhé! P/s: nhưng theo tớ để tránh sai, thì có thể
không ghi địa chỉ rõ rang công ty ở đây cũng được, vì ở phong bì thư, mình vẫn
phải ghi địa chỉ công ty rồi mà. 

5. Tiêu đề thư.

Sử dụng giới từ “O” để viết tiêu đề thư.

Ví du: О условиях поставки

О каталоге
 Lưu ý: + tiêu đề thư phải ngắn gọn (tốt nhất là viết trên 1 dòng thôi)

+ không viết In hoa tiêu đề thư, không bôi đậm, in nghiêng hay gạch chân

+ Không sử dụng bất kỳ dấu gì sau tiêu đề thư

+ Viết ở bên trái.

6. Thưa, gửi…

Dùng từ “Уважаемый”. Ngoài ra, để tăng phần trang trọng, có thể sử dụng các từ
khác như: многоуважаемый, высокоуважаемый, глубокоуважаемый…

Có 3 cách viết sau:

- Gửi chung, không gửi đích danh: Уважаемые господа!

- Gửi đích danh cách 1: chỉ viết họ, kèm trước họ phải có ông (господин ) hoặc bà
(госпожа )

Уважаемый господин Королев!

Уважаемая госпожа Смолякова!

- Gửi đích danh cách 2: chỉ viết tên + tên đệm, trước đó không có ông (господин )
hoặc bà (госпожа )

Уважаемый Юрий Михайлович!

Уважаемая Ирина Николаевна!

 Lưu ý: + phần thưa, gửi này chia ở cách 1. (Именительный падеж)

+ ghi bên trái, thẳng hàng với tiêu đề thư.

7. Nội dung thư.


Tùy từng loại thư khác nhau, sẽ có các cách viết khác nhau.

8. Kính thư.

- Ở đây, chúng ta dùng form sau:

С уважением,

Có thể kèm thêm các tính từ để thể hiện thái độ trang trọng. Ví dụ:

С глубоким уважением,

С неизменным уважением,

 Lưu ý: dùng dấu phấy phía cuối.

- Cuối cùng, chúng ta ghi trên cùng 1 dòng, lần lượt theo thứ tự gốm:

Chức vụ (cách 1) > Chữ ký > Người nhận (Chỉ ghi họ, tên + tên đệm viết tắt)

Ví dụ:

Генеральный директор _______________________ Л.М. Генадьевна

P/S: Ngoài ra, để tìm thêm tài liệu tiếng Nga về thư tín thương mại, các bạn có thể
search với từ khóa sau nhé: как правильно писать деловые письма sẽ cho ra rất
nhiều kết quả đấy.

Chúc cả nhà học tốt môn này nhé!

You might also like