You are on page 1of 9

I Khái niệm nhan đề báo mạng

II Một số lỗi tiếng việt trên nhan đề báo mạng


1, Lỗi chính tả
2, Lỗi diễn đạt
3, Lỗi dùng từ sai phong cách
4, Lỗi dùng thừa từ, thiếu từ, sai kết hợp từ
5, Lỗi đặt nhan đề dài dòng
III Nguyên nhân
IV Cách khắc phục

Nội dung
I Khái niệm nhan đề báo mạng
- Nhan đề báo mạng hay còn được gọi là tít báo, title, nhan đề, đầu đề
của một bài báo. Đây là cơ sở phân biệt bài báo này với bài báo
khác. Khi đọc nhan đề, người đọc có thể dễ dàng nắm bắt nhanh
chóng thông tin và chủ đề của bài báo đó
VD
II, Một số lỗi tiếng việt trên nhan đề báo mạng
1, Lỗi chính tả
- Đây là một lỗi khá phổ biến và thường được bắt gặp trên các nhan đề
báo mạng. Các từ ngữ hay sai chính tả trên báo chí là: vô hình chung
(đúng ra là vô hình trung), sáng lạn (xán lạn), cọ sát (cọ xát), thăm
quan ( tham quan), sơ xuất (sơ suất)...
VD:

- Ở đây từ “dành” là sai từ “ dành” là động từ mang ý nghĩa sở hữu cất


đi, cất giữ hoặc giữ lại một thứ gì đó cho một ai đó còn từ “ giành”
thường được sử dụng trong trường hợp cố gắng đoạt lấy một thứ gì
đó, với ý nghĩa lấy về. Vì vậy, ở nhan đề trên chúng ta nên sự dụng
từ “ giành”
- Từ “đểm” sẽ sửa lại là “ điểm”

- Từ “thiếp” phải sửa lại là “ thiếu”


2, Lỗi diễn đạt
- Lỗi diễn đạt là lỗi rất thường gặp ở nhiều những đối tượng khác
nhau. Nó thực chất là cách sử dụng chưa đúng về mặt ngôn ngữ, tư
duy của người nói.
VD:

- Cái nhan bài này cũng làm cho người đọc khó hiểu vì nghĩa của nó
cũng rất mơ hồ, dẫn đến nhiều cách hiểu. Nghĩa của cụm từ “người
chồng cực giỏi hơn 21 tuổi” có phải là tác giả định nói “người chồng
đó cực giỏi và mới trên 21 tuổi. Hay là người viêt muốn nói “người
chồng đó cực giỏi và ông ấy hơn vợ 21 tuổi”?
3, Lỗi dùng từ sai phong cách
- Lỗi dùng từ sai phong cách là dùng từ không hợp văn cảnh, hoàn
cảnh của câu văn.
VD

- Thay vì viết “chia tay thời học sinh”, trang VN.E lại viết “chia
tay đời học sinh” không hợp với hoàn cảnh .

- Trong trường hợp này từ “bày mưu” là một hành động không trong
sáng, thiếu đàng hoàng. Tiêu đề này có thể là một lời nói trong giao
tiếp hằng ngày (khẩu ngữ), chứ không thể xuất hiện trên mặt báo của
một trang báo mạng chuyên viết về giáo dục. Có thể thay thế từ “bày
mưu” thành từ “ hướng dẫn”
- Nếu viết từ “rúng động” sẽ là làm cho độc giả hoang mang, nao
núng, dao động, bất an. ( Bạn thuyết trình có thể hỏi m.n ở lớp nên
thay từ rúng động thành từ nào)
4, Lỗi dùng thừa từ, thiếu từ , sai kết hợp từ
- Đây là lỗi trong câu có thể thiếu từ, thừa từ hoặc kết hợp những từ
chưa phù hợp khiến người có thể hiểu nhầm ý nghĩa của câu.
VD

- Đây là lỗi dùng thừa chữ “ Nữ” vì “ tiểu thư” đã bao hàm nghĩa con
gái.
VD về lỗi thiếu từ

- Ngoài lỗi viết tắt “ VN”, tiêu đề này sẽ khiến độc giả thắc mắc “vũ khí
Việt Nam” là vũ khí gì ? Tại sao không viết là “Hoan nghênh Mỹ dỡ
bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam” ?
5, Lỗi đặt nhan đề dài dòng
- Lỗi đặt nhan đề dài dòng là lỗi số lượng thành tố (số lượng tiếng
trong một nhan đề) quá lớn, không đảm bảo cấu trúc định danh,
không có tính khái quát… là nhan đề chưa đạt yêu cầu do tác giả đã
không chọn lọc những nội dung dẫn dắt, tiêu biểu nhất và cố ý viết
thêm vào những tình tiết không cần thiết để thu hút sự chú ý.
VD
III, Nguyên nhân
1, Nguyên nhân khách quan:
- Báo chí hiện đại, hay còn gọi là báo mạng điện tử vẫn còn trên đà
cạnh tranh với những trang thông tin. Vì cạnh tranh nên có thể khâu
kiểm duyệt chưa được chọn lọc kĩ càng và nghiêm túc.
2, Nguyên nhân chủ quan:
- Đến từ nghiệp vụ và kiến thức của người viết bài là chủ yếu. Nhiều
người làm báo, cộng tác viên của những tờ báo đã không trau dồi đủ
kiến thức về từ vựng cũng như cách sử dụng từ vựng, dẫn đến
những sai sót không đáng có.
IV, Cách khắc phục lỗi tiếng việt trên tiêu đề báo mạng
- Cần lựa chọn từ ngữ phù hợp, không nên chọn những từ ngữ tối
nghĩa để đặt tiêu đề
- Nên diễn đạt tiêu đề một cách rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn và xúc tích
- Có thể tham khảo từ điển tiếng việt để sự dụng từ chính xác hơn

You might also like