You are on page 1of 5

Vietjet

Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (tiếng Anh: Vietjet Aviation Joint Stock


Company) là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam. Không chỉ vận
chuyển hàng không, Vietjet còn cung cấp các nhu cầu tiêu dùng hàng hoá và dịch
vụ thông qua các ứng dụng công nghệ thương mại điện tử. Vietjet là thành viên
chính thức của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) với Chứng nhận An
toàn Khai thác (IOSA).

Hãng hàng không VietJet được thành lập từ 3 cổ đông chính là Tập đoàn
T&C, Sovico Holdings và HD Bank . Người đề xuất ra đề án thành lập hãng hàng
không này là bà Nguyễn Thị Phương Thảo – nữ tỷ phú tự thân người Việt Nam.
Dù có sự kết hợp của 3 doanh nghiệp lớn, nhưng người giữ vị trí điều hành và sở
hữu tới 90% cổ phần của VietJet Air là bà Nguyễn Thị Phương Thảo. với vốn điều
lệ ban đầu là 600 tỷ VND (tương đương 37.5 triệu USD tại thời điểm góp vốn).
Hãng được Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam phê duyệt cấp giấy phép vào tháng
11 năm 2007[2] và trở thành hãng hàng không thứ tư của Việt Nam, chỉ sau Vietnam
Airlines, Jetstar Pacific,Công ty Bay Dịch vụ Hàng không (VASCO) và là hãng
hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam[3]. Ngày 20 tháng 12 năm 2007, Bộ
trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng đã trao giấy phép kinh doanh vận
chuyển hàng không cho VietJet Air[4].

Trụ sở chính của Vietjet tại Hà Nội, địa chỉ: 302/3 Phố Kim Mã, Phường Ngọc
Khánh, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội, Việt Nam. Ngoài ra, số hotline liên hệ của
công ty là 1900.1796 (hỗ trợ 24/7).
Hiện tại, bà Phương Thảo vẫn giữ chức vụ CEO VietJet Air, trực tiếp lãnh đạo và
điều hành doanh nghiệp này. Ngoài bà Thảo, ban lãnh đạo của công ty gồm có:

 Bà Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch HĐQT


 Ông Nguyễn Thanh Hùng – Phó Chủ tịch HĐQT
 Ông Lương Thế Phúc – Phó Tổng giám đốc phụ trách khai thác
 Bà Nguyễn Thị Thúy Bình – Phó Tổng giám đốc chiến lược
 Ông Tô Việt Thắng – Phó Tổng giám đốc & Giám đốc An toàn
 Ông Nguyễn Đức Thịnh – Phó Tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật
 Ông Đỗ Xuân Quang – Phó Tổng giám đốc kiêm Tổng giám đốc điều hành
Công ty CP Vietjet Air Cargo – công ty thành viên của Vietjet Air
 Ông Nguyễn Thanh Sơn – Phó Tổng giám đốc phụ trách thương mại
 Ông Lưu Đức Khánh – Giám đốc điều hành

Những công ty thành viên của VietJet Air

VietJet Air hiện tại có tất cả 7 công ty con thành viên. Các công ty con này đề có
những ảnh hưởng đáng kế tới hoạt động của công ty mẹ. Các thành viên của Vietjet
hiện nay gồm:

 Công ty CP VietJet Cargo – Cung cấp dịch vụ hỗ trợ vận chuyển hàng hóa
 VietJet Air IVB No.1 Limited – Kinh doanh máy bay
 VietJet Air IVB No.II Limited – Kinh doanh máy bay
 VietJet Air Singapore Pte. Ltd – Kinh doanh máy bay
 VietJet Air Ireland No.1 Limited – Kinh doanh máy bay
 Thai VietJet Air Joint Stock Company Limited – Cung cấp dịch vụ vận
chuyển, chuyển giao hàng hóa, hành khách, tổ chức các chuyến du lịch, dịch vụ
liên quan.
 Công ty CP Nhà ga Quốc tế Cam Ranh – Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực
tiếp cho vận tải hàng không.

 Ý nghĩa của VietJet Air logo

Sự thành công của VietJet một phần nhờ thiết kế logo độc đáo, ấn tượng, giúp độ
nhận diện thương hiệu được nâng cao. Sử dụng gam màu trẻ trung, năng động là đỏ
và vàng giúp hình ảnh logo của thương hiệu này thu hút, bắt mắt hơn cả. Hình ảnh
thương hiệu mà Vietjet muốn hướng đến khách hàng là một hãng máy bay an toàn,
giá rẻ, chất lượng phục vụ tốt, luôn đúng giờ.

Nhìn vào logo của Vietjet khách hàng có thể thấy được một thương hiệu trẻ trung,
tươi mới và an toàn. Hệ thống chữ VietJet Air được thiết kế sáng tạo, phá cách
thành kiểu dáng độc đáo. Đây cũng chính là điểm nhận diện thương hiệu đặc trưng
của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp đối thủ. Ngoài ra, slogan bay là thích
ngay của hãng cũng chính là sự phản ánh chất lượng dịch vụ tốt nhất mà công ty
muốn cung cấp tới cho khách hàn

Hình thành
Lịch sử hình thành và phát triển của VietJet

 Tháng 11/ 2007: Vietjet Air được thành lập với vốn điều lệ 600 tỷ đồng –
37.5 triệu USD
 Tháng 12/2007: Hãng hàng không chính thức được cấp giấy phép hoạt động
 Ngày 05/12/2011: Mở bán vé máy bay đợt đầu tiên
 Ngày 25/12/2011: Thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên từ TP.HCM đi
Hà Nội
 Ngày 10/02/2013: Vietjet Air chính thức mở đường bay đi Băng Cốc – Thái
Lan
 Ngày 26/06/2013: VietJet Air thành lập liên doanh hàng không tại Thái Lan
 Ngày 23/10/2014: Nhận giải Top 10 hãng hàng không giá rẻ tốt nhất Châu Á
 Ngày 31/01/2015: Chào đón hành khách thứ 10 triệu của hãng
 Ngày 23/05/2016: Hoàn tất đặt mua 100 máy bay Boeing 737 MAX200
 Ngày 08/11/2017: Nhận chứng chỉ khai thác bay tại Thái Lan, công bố mở
đường bay Đà Lạt – Bangkok
 Ngày 16/03/2018: Vietjet công bố kế hoạch mở đường bay thẳng giữa Việt
Nam và Australia

Theo kế hoạch ban đầu, VietJet Air dự tính chính thức đi vào hoạt động vào cuối
năm 2008 nhưng do biến động làm giá xăng, dầu tăng cao nên VietJetAir quyết
định hoãn lại đến tháng 11 năm 2009[5]. Cuối tháng 4 năm 2009, Sovico Holdings
đã mua lại toàn bộ số cổ phần của Tập đoàn T&C và trở thành cổ đông lớn nhất, sở
hữu 70% cổ phần của VietJetAir. Tháng 2 năm 2010, hãng Air Asia mua lại 30% cổ
phần của VietJetAir[6][7]. Air Asia là một hãng hàng không giá rẻ khác có trụ sở
ở Kuala Lumpur, Malaysia, chuyên cung cấp những chuyến bay nội địa và quốc tế
và là hãng có giá vé thấp hàng đầu châu Á.[8]

Tháng 5 năm 2011, ông Trần Minh Trung, cháu bà Nguyễn Thị Phương Thảo, mua
lại 90% cổ phần của VietJetAir đồng thời chuyển giao quyền điều hành cho bà
Thảo.[cần dẫn nguồn] Bà Thảo do đó tiếp tục giữ vị trí CEO VietJetAir cho đến hiện tại.
Ông Trần Minh Trung là một doanh nhân trẻ nổi tiếng miền Nam, là trưởng phòng
Truyền thông và Sự kiện của Topica Group khu vực phía Nam.

Tháng 6 năm năm 2010, Vietjet Air thông báo hoãn thời gian cất cánh cho đến tận
tháng 10 năm 2010. Lý do là hãng cần có thời gian để giải quyết một số vấn đề phát
sinh liên quan đến chuyện mua bán cổ phần, xây dựng thương hiệu, nhân sự và đội
bay... Đây là lần thứ 5 hãng thông báo lùi thời gian cất cánh. Nhiều nhà phân tích
cho rằng nguyên nhân chính ngoài biến động về giá nhiên liệu, còn có sự tranh chấp
về thương hiệu Viet Air và những quy định hạn chế của chính phủ Việt Nam nhận
diện thương hiệu trong khai thác vận tải hàng không nội địa mà hãng chưa có đủ
thời gian để xử lý.

Đầu tháng 12 năm 2010, hãng một lần nữa có văn bản gửi Cục Hàng không Dân
dụng Việt Nam báo cáo tình hình tài chính, công tác chuẩn bị, đồng thời xin hoãn
thời điểm bay thêm một thời gian không xác định nữa với lý do tranh chấp thương
hiệu.

Sau nhiều lần trì hoãn, Vietjet Air đã hoàn tất các khâu cuối cùng để chuẩn bị bay
chuyến thương mại đầu tiên theo đúng yêu cầu của Bộ Giao thông Vận tải, trước
tháng 6 năm 2011.

Sau những động thái chuẩn bị, ngày 5 tháng 12 năm 2011, hãng phát hành đợt vé
đầu tiên. Ngày 25 tháng 12 năm 2011, hãng đã thực hiện chuyến bay đầu tiên từ
Tân Sơn Nhất đi Nội Bài.

Ngày 10 tháng 2 năm 2013, VietjetAir chính thức mở đường bay đi Bangkok, Thái
Lan. Đây cũng là đường bay thứ 10 và cũng là đường bay quốc tế đầu tiên của hãng.
[13] Ngày 23/5/2016, hãng hàng không VietJet đã ký thỏa thuận thuê mua 100 chiếc
Boeing 737 MAX 200 của tập đoàn đến từ nước Mỹ trị giá 11,3 tỷ USD.
Sơ đồ bộ máy tổ chức

You might also like