You are on page 1of 9

PHẦN 1

Câu 1: Tổng lợi ích bằng


A. Tổng lợi ích cận biên của các đơn vị hàng hoá được tiêu dùng
B. Phần diện tích dưới đuờng cầu và trên giá thị trường
C. Độ dốc của đường chi phí cận biên
D. Lợi ích cận biên của đơn vị tiêu dùng cuối cùng
Câu 2: Tại điểm cân bằng của người tiêu dùng, sự lựa chọn sản phẩm Q1 và Q2 của hai
hàng hoá là:
A. MU1=MU2
B. MU1/P1=MU2/P2
C. MU1/Q1=MU2/Q2
D. P1=P2
Câu 3: Đường tiêu thụ theo thu nhập là:
A. Tập hợp các phối hợp tối ưu giữa 2 sản phẩm khi thu nhập thay đổi, các yếu tố còn lại
không đổi
B. Tập hợp các phổi hợp tối ưu giữa 2 sản phẩm khi giá cả các sản phẩm thay đổi, thu nhập
không đổi
C. Tập hợp các phối hợp tối ưu giữa 2 sản phẩm khi giá cả một sản phẩm thay đổi, các yếu
tố còn lại không đổi
D. Tập hợp các phối hợp tối ưu giữa 2 sản phẩm khi thu nhập và giá cả các sản phấm đề
thay đổi
Câu 4: Điểm phối hợp tối ưu (đạt TUmax) giữa hai sản phẩm X và Y là:
A. Tiếp điểm giữa đường đẳng ích và đường đẳng phí
B. Tiếp điểm giữa đường đẳng ích và đường ngân sách
C. Tiếp điểm giữa đường đẳng lượng và đường đẳng phí
D. Tiếp điểm giữa đường đẳng lượng và đường ngân sách
Câu 5: Đường ngân sách là:
A. Tập hợp các phối hợp tối ưu có thể có giữa hai sản phẩm mà người tiêu thụ có thể mua
khi thu nhập không đổi
B. Tập hợp các phối hợp tối ưu có thể có giữa hai sản phẩm mà người tiêu thụ có thể mua
khi thu nhập thay đôỉ
C. Tập hợp các phối hợp tối ưu có thể có giữa hai sản phẩm mà người tiêu thụ có thể mua
khi giá sản phẩm thay đôỉ

1
D. Tập hợp các phối hợp tối ưu có thể có giữa hai sản phẩm mà người tiêu thụ có thể mua
với giá sản phẩm cho trước và thu nhập không thay đổi.
Câu 6: Thu nhập tăng, giá không thay đổi, khi đó:
A. Đường ngân sách dịch chuyển song song sang phải
B. Độ dốc đường ngân sách thay đổi
C. Đường ngân sách trở nên phẳng hơn
D. Đường ngân sách dịch chuyển song song sang trái
Câu 7: Tuấn tiêu dùng Táo và Chuối. Giả sử thu nhập của anh ta tăng gấp đôi và giá của
Táo và Chuối cũng tăng gấp đôi, khi đó đường ngân sách của Tuấn sẽ:
A. Dịch sang trái và không thay đổi độ dốc
B. Dịch sang phải và không thay đổi độ dốc
C. Dịch sang phải và dốc hơn
D. Không thay đổi.
Câu 8: Độ dốc đường ngân sách phản ánh:
A. Sự ưa thích là hoàn chỉnh
B. Sự ưa thích có tính bắc cầu
C. Tỷ lệ giá giữa hai hàng hóa
D. Các trường hợp trên đều sai
Câu 9: Khi đạt tối đa hoá hữu dụng thì hữu dụng biên từ đơn vị cuối cùng của các hàng
hoá phải bằng nhau (MUx = MUy =...= MUn). Điều này:
A. Đúng hay sai tuỳ theo sở thích của người tiêu dung
B. Đúng khi giá các hàng hoá bằng nhau
C. Đúng hay sai tuỳ theo thu nhập của người tiêu dùng
D. Luôn luôn sai
Câu 10: Giả sử người tiêu dùng sử dụng tiền lương để mua hai hàng hoá X và Y. Nếu giá
hàng hoá X và Y đều tăng lên gấp 2, trong khi tiền lương của người tiêu dùng không vẫn
không đổi khi đó đường ngân sách của người tiêu dùng sẽ:
A. Dịch chuyển song song sang trái (vào gốc tọa độ)
B. Dịch chuyển song song sang phải (ra xa gốc tọa độ)
C. Xoay quanh điểm cắt với trục tung sang phải
D. Không thay đổi
Câu 11: Đường đẳng ích của hai sản phẩm X và Y thể hiện:
A. Không có câu nào đúng

2
B. Những phối hợp khác nhau của hai sản phẩm X và Y với thu nhập nhất định
C. Những phối hợp khác nhau của hai sản phẩm X và Y tạo ra mức hữu dụng khác nhau
D. Những phối hợp khác nhau của hai sản phẩm X và Y cùng tạo ra mức hữu dụng như
nhau
Câu 12: Các điểm nằm trên đường bàng quan biểu thị:
A. Các tập hợp hàng hoá khác nhau có độ thoả dụng giống nhau
B. Các tập hợp hàng hoá khác nhau có độ thoả dụng khác nhau
C. Các tập hợp hàng hóa giống nhau có độ thoả dụng khác nhau
D. Các tập hợp hàng hóa khác nhau có độ thoả dụng khác nhau
Câu 13: Di chuyển từ trái qua phải trên một đường bàng quan, hữu dụng biên (MU) của
hàng hóa X (X là hàng hóa biểu diễn ở trục tung) và Y:
A. MUx tăng và MUy giảm
B. MUx giảm và MUy không đổi
C. MUx giảm và MUy tăng
D. MUx tăng và MUy tăng
Câu 14: Tổng hữu dụng tăng
A. Khi hữu dụng biên âm
B. Khi đường bàng quan dịch chuyển lên trên và qua phải
C. Khi di chuyển trên đường bàng quan từ trái qua phải
D. Khi di chuyển trên đường bàng quan từ phải qua trái.
Câu 15: Một người tiêu dùng thích uống nước cam và hoàn toàn không thích café. Việc
uống café không làm gia tăng lợi ích cho người này. Trên một đồ thị với trục tung biểu
diễn số ly café, trục hoành biểu diễn số ly nước cam được tiêu dùng. Khi đó đường bàng
quang sẽ:
A. Là đường nằm ngang
B. Là đường thẳng đứng
C. Là đường thẳng dốc xuống về bên phải
D. Là đường cong dốc xuống về bên phải
Câu 16: Giả sử một người tiêu dùng tiêu dùng hết thu nhập và ích lợi cận biên trên một $
của tất cả các hàng hóa chi mua là bằng nhau khi đó:
A. Lợi ích cận biên là lớn nhất
B. Lợi ích cận biên là nhỏ nhất
C. Tổng lợi ích là lớn nhất

3
D. Tổng lợi ích đạt cực tiểu
Câu 17: Lợi ích cận biên giảm dần có nghĩa là:
A. Hà sẽ thích quả Táo thứ hai hơn quả Táo thứ nhất.
B. Lợi ích thu được từ quả Táo thứ nhất lớn hơn lợi ích thu được từ quả thứ hai.
C. Giá của 2 quả Táo ít hơn 2 lần so với giá của một quả Táo.
D. Tổng lợi ích thu được từ ăn 2 quả Táo lớn hơn 2 lần lợi ích thu được từ quả đầu tiên.
Câu 18: Lợi ích tăng thêm từ việc tiêu dùng đơn vị hàng hóa cuối cùng gọi là:
A. Tổng ích lợi.
B. Lợi ích cận biên.
C. Lợi ích trung bình.
D. Lợi ích cận biên trên một $.
Câu 19: Phối hợp tiêu dùng tối ưu của người tiêu dùng là:
A. Đường ngân sách là tiếp tuyến với đường cong bàng quan.
B. Chi tiêu các hàng hóa bằng nhau.
C. Lợi ích biên của các hàng hóa bằng giá của nó.
D. Lợi ích biên của các hàng hóa bằng nhau.
Câu 20: Khi tổng hữu dụng tăng thì hữu dụng biên sẽ:
A. Dương và giảm dần.
B. Dương và tăng dần.
C. Âm và giảm dần.
D. Âm và tăng dần.
Câu 21: Một người tiêu dùng tăng số lượng hàng hóa được tiêu dùng lên khi đó:
A. Lợi ích cận biên tại mỗi đơn vị hàng hóa sẽ tăng lên
B. Lợi ích cận biên tại mỗi đơn vị hàng hóa sẽ giảm xuống
C. Lợi ích cận biên tại mỗi đơn vị hàng hóa sẽ không đổi
D. Tổng ích lợi tăng lên với tốc độ tăng dần.
Câu 22: Giả sử Minh có thể ăn Táo, Cam và Chuối. Nếu Minh tăng lượng Chuối tiêu dùng,
theo lý thuyết lợi ích thì:
A. Lợi ích cận biên của Cam giảm dần.
B. Lợi ích cận biên của Chuối giảm dần.
C. Lợi ích cận biên của Táo giảm dần.
D. Lợi ích cận biên của Cam không đổi.

4
Câu 23: Giá hàng hoá X là 1500đ và giá hàng hoá Y là 1000đ. Nếu lợi ích cận biên của Y
là 300 đơn vị và người tiêu dùng tối đa hoá lợi ích thì lợi ích cận biên của X phải bằng:
A. 150
B. 450
C. 200
D.300
Câu 24: Mary thường ăn bánh hamburger vào buổi trưa. Tổng hữu dụng của cô ấy tuỳ
thuộc vào số bánh cô ấy ăn mỗi tuần. Bảng sau trình bày mối liên hệ số bánh cô ấy ăn với
tổng hữu dụng cô ấy đạt được mỗi tuần:
Tổng hữu dụng
Số lượng bánh
(tính bằng đôla)
0 0
1 15
2 22
3 26
4 28
5 29
6 29
Hữu dụng biên của chiếc bánh thứ tư là:
A. 2 đô la
B. 7 Đô la
C. 4 Đô la
D. 1 đô la
PHẦN 2
Câu 1: Một người tiêu dùng có thu nhập hàng tháng là 1.2 triệu đồng để phân bổ cho 2
hàng hoá X và Y. Giả sử giá hàng hoá X là 5000Đ/đơn vị. Giá hàng hoá Y là 15000Đ/đơn
vị và hàm lợi ích của người tiêu dùng này là U(x,y) = X.(1+Y), khi đó số lượng hàng hoá
Y và X để người tiêu dùng tối đa hoá lợi ích?
A. X = 121.5 và Y = 39.5
B. X = 39.5 và Y = 121.5
C. X = 30 và Y = 120
D. X = 120 và Y = 30

5
Câu 2: Một người tiêu dùng có hàm lợi ích là U(x,y) = (Y-1).X. Trong đó X,Y là số lượng
hàng hoá X,Y tiêu dùng. Giá của các hàng hoá tương ứng là Px.Py. Hãy xác định tỉ lệ thay
thế biên của hàng hoá X so với hàng hoá Y (MRSx/y):
A. (Y-1)/X
B. X/(Y-1)
C. (1-Y)/X
D. X/(1-Y)
Câu 3: Một người tiêu dùng có hàm tổng lợi ích là TU(x,y) = (Y-1).X. Trong đó X,Y là số
lượng hàng hoá X,Y tiêu dùng. Giá của các hàng hoá tương ứng là Px; Py. Nếu ngân sách
của người này I = 1500, Px = 8, Py = 12 thì sự kết hơp hàng hoá nào sẽ tối đa sự thoả mãn
của người tiêu dùng:
A. X = 90,Y = 60
B. X = 93,Y = 60
C. X = 63,Y = 93
D. X = 93,Y = 63
Câu 4: Một người tiêu dùng có hàm tổng lợi ích khi tiêu dùng 2 hàng hóa X, Y như sau:
TU = (4X – 8)Y. Anh ta có tổng thu nhập 30đvtt để mua 2 hàng X và Y với Px = 6 đvtt/sp;
Py = 6 đvtt/sp. Số lượng hàng hóa X, Y mà NTD sử dụng để đạt được lợi ích tối đa là:
A. X = 3.5 & Y = 1.5
B. X = 6 & Y = 2
C. X = 4 & Y = 4
D. X = 3 & Y = 5
Câu 5: Mai tiêu dùng 2 hàng hóa A và B, và đang ở điểm tối ưu. Lợi ích cận biên của đơn
vị hàng hóa A cuối cùng là 10 và B là 5. Nếu giá của A là $0,5 thì giá của B là:
A. $0,1
B. $1
C. $0,5
D. $0,25
Câu 6: Nếu I = $100, Qx là số lượng hàng hóa X, Qy là số lượng hàng hóa Y, Px =$4, Py=
$5. Phương trình đường ngân sách là:
A. 100 = 4Qx + 5Qy
B. 100 = Qx + 4Qy/5
C. Qx = 100 + (4/5)Qy

6
D. Qx = Qy + (4/5)I
Câu 7: Giả định người tiêu dùng luôn chi tiêu hết thu nhập và chỉ mua 2 sản phẩm X và Y.
Khi giá cả tăng lên (các yếu tố khác không thay đổi) thì người này mua sản phẩm Y nhiều
hơn, chúng ta có thể kết luận về tính chất co giãn của cầu theo giá đối với sản phẩm X của
người này:
A. Co giãn nhiều
B. Co giãn đơn vị
C. Co giãn ít
D. Không thể xác định
Câu 8: Có hai hàng hoá mà người tiêu dùng phải lựa chọn. Nếu giá cả của hai hàng hoá
tăng lên gấp đôi, khi thu nhập không đổi. Điều này sẽ làm cho đường ngân sách của người
tiêu dùng sẽ:
A. Không thay đổi (không dịch chuyển)
B. Dịch chuyển ra ngoài nhưng không song song với đường ngân sách cũ
C. Dịch chuyển vào trong nhưng không song song với đưòng ngân sách cũ
D. Dịch chuyển vào trong nhưng song song với đường ngân sách cũ
Câu 9: Sự chênh lệch giữa giá cả mà người tiêu dùng sẵn sàng trả cho một đơn vị hàng hoá
và giá thực sự người tiêu dùng trả khi mua một đơn vị hàng hoá được gọi là:
A. Tổng giá trị nhận được khi tiêu dùng hàng hoá đó
B. Thặng dư của người tiêu dùng
C. Độ co giãn của cầu
D. Thặng dư của nhà sản xuất
Câu 10: Hàm hữu dụng của một người tiêu dùng được cho như sau: TU = XY. Trong đó
X và Y là lượng hàng hóa X và Y được tiêu dùng. Giá hai hàng hóa lần lượt là Px = 5$/sp;
Py = 4$/sp. Hàng tháng người tiêu dùng này dành 100$ để mua hai hàng hóa này. Phương
án tiêu dùng tối ưu là:
A. X = 20; Y = 0
B. X = 12; Y = 10
C. X = 10; Y = 12,5
D. X = 0; Y = 25
Câu 11: Một người tiêu dùng có tổng thu nhập 30 đvtt để mua 2 hàng X và Y với Px = 3
đvtt/sp ; Py = 6 đvtt/sp với hàm lợi ích đối với 2 hàng hóa X, Y này được cho như sau: TU

7
= (4X – 8)Y. Số lượng hàng hóa X, Y mà người tiêu dùng sử dụng để đạt được lợi ích tối
đa là:
A. X = 5 & Y = 3
B. X = 6 & Y = 2
C. X = 4 & Y = 4
D. X = 3 & Y = 5
Câu 12: Di chuyển từ trái qua phải trên một đường bàng quan (có dạng lồi về gốc tọa độ),
hữu dụng biên (MU) của hàng hóa X (X là hàng hóa biểu diễn ở trục tung) và Y:
A. MUx tăng và MUy giảm
B. MUx giảm và MUy không đổi
C. MUx giảm và MUy tăng
D. MUx tăng và MUy tăng
PHẦN 3
Câu 1: Một người tiêu dùng có hàm tổng lợi ích là TU(x,y) = (Y-1).X. Trong đó X,Y là số
lượng hàng hoá X,Y tiêu dùng. Giá của các hàng hoá tương ứng là Px, Py. Nếu ngân sách
của người này I = 4500, Px = 12, Py = 20 thì sự kết hơp hàng hoá nào sẽ tối đa sự thoả mãn
của người tiêu dùng:
A. X = 186,6; Y = 113
B. X = 113; Y = 190
C. X = 113; Y = 150
D. X = 100; Y = 186.6
Câu 2: Một người tiêu dùng có hàm tổng lợi ích là TU(x,y) = 2XY. Trong đó X,Y là số
lượng hàng hoá X,Y tiêu dùng. Giá của các hàng hoá tương ứng là Px, Py. Nếu ngân sách
của người này I = 1000, Px = 5, Py = 10 thì sự kết hợp hàng hoá nào sẽ tối đa sự thoả mãn
của người tiêu dùng:
A. X = 50,Y = 100
B. X = 110,Y = 40
C. X = 100,Y = 50
D. X = 40,Y = 100
Câu 3: Trên đồ thị, trục tung biểu thị số lượng của sản phẩm Y, trục hoành biểu thị số
lượng của sản phẩm X. Độ dốc của đường ngân sách (đường giới hạn tiêu dùng) = -3, có
nghĩa là:
A. Px = 3Py
8
B. MUx = 3MUy
C. MUy = 3MUx
D. Px = 1/3Py
Câu 4: Hàng tháng một người tiêu dùng sử dụng số tiền 1.000.000 đồng để mua hai hàng
hóa T (thịt) và hàng hóa R (rau) với giá tương ứng PT = 80.000 đồng/kg, PR = 20.000
đồng/kg. Hàm tổng hữu dụng khi tiêu dùng các loại hàng hóa có dạng: TU = (T + 1).(R +
2). Phối hợp tiêu dùng tối ưu và tổng hữu dụng đạt được của người này là.
A. R = 51 kg; T = 12,5 kg; TU = 715,5
B. R = 26 kg; T = 6 kg; TU = 196
C. R = 24 kg; T = 6,5 kg; TU = 195
D. R = 26 kg; T = 7 kg; TU = 224

You might also like