You are on page 1of 14

Tài liệu 1

Tầm quan trọng của khoa học xã hội-nhân văn tại Mỹ

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Cho tới nay vẫn còn có người cho rằng nước Mỹ chỉ chú trọng phát triển khoa học tự nhiên và kỹ
thuật (viết tắt KHKT) mà coi nhẹ khoa học xã hội và nhân văn (KHXHNV). Một số học giả
Trung Quốc (TQ) nói văn hóa Mỹ và phương Tây chỉ nhấn mạnh cách làm việc mà coi nhẹ luân
lý đạo đức, chỉ có văn hóa Trung Hoa (nhất là Nho học) nhấn mạnh luân lý đạo đức, chú ý trau
dồi cách tu dưỡng làm người. Sách Nghiên cứu chiến lược xuất bản năm 2003 của nhà chiến
lược học nổi tiếng TQ Nữu Tiên Chung viết đại ý:

Người Mỹ coi trọng công nghệ mà không coi trọng tư tưởng, coi trọng quản lý mà không coi
trọng chiến lược. Họ có tâm trạng ăn xổi ở thì, chỉ cầu lợi trước mắt, dân Mỹ thiếu ý thức lịch sử,
với bất cứ vấn đề nào họ đều muốn tìm kiếm giải đáp có tính kỹ thuật.[1]

Ngay ở nước Mỹ hiện nay vẫn có học sinh vì cho rằng tư duy kỹ thuật cần được coi trọng hơn tư
duy xã hội mà phân vân trước việc nên ưu tiên học ngành KHKT hay các môn xã hội và nhân
văn.[2]
Thực ra từ ngày lập quốc tới nay chính quyền cũng như giới tinh hoa nước Mỹ luôn luôn chú
trọng phát triển cả KHKT cũng như KHXHNV; nhưng vì thành tựu KHXHNV ít có các biểu
hiện bề nổi nên người ta khó nhận thấy. Nếu coi nhẹ KHXHNV, coi nhẹ tư tưởng, thiếu ý thức
lịch sử và đầu óc chiến lược thì nước Mỹ sao có thể chỉ sau hơn trăm năm lập quốc mà vượt qua
tất cả các cường quốc có lịch sử lâu đời, vươn lên vị trí siêu cường số một thế giới cả về sức
mạnh cứng và sức mạnh mềm. Tiến trình ấy có lúc trắc trở, thất bại nhưng nhìn chung là một
chặng đường thuận lợi. Từ lúc đấu tranh giành độc lập cho tới lúc mở mang bờ cõi, xây dựng đất
nước, chiến thắng các quốc gia thù địch trong hai cuộc thế chiến và chiến tranh lạnh, nước Mỹ
luôn tiến lên với tốc độ cao, từ đầu thế kỷ 20 cho tới nay giữ vị trí hàng đầu về KHKT và
KHXHNV; sau Thế chiến II trở thành quốc gia lãnh đạo thế giới và có tiềm lực giữ được vai trò
này trong một thời gian dài nữa.

Khoa học xã hội đi trước, quyết sách nhà nước đi sau

Sự phát triển KHXHNV Mỹ có đặc điểm là nghiên cứu KHXHNV phục vụ trực tiếp cho việc
chính quyền hoạch định đường lối chính sách đối nội đối ngoại.  Đó là do các thế hệ nhà lãnh
đạo Mỹ đều chủ trương mọi quyết sách lớn của nhà nước phải dựa vào các nghiên cứu đi
trước của giới KHXHNV. Mặt khác, trong xã hội dân sự, mọi người dân đều có ý thức làm chủ
đất nước, các nhà KHXHNV Mỹ luôn mong muốn kết quả nghiên cứu của mình có thể tác động
tới chính quyền và xã hội, chứ không muốn nghiên cứu để mà nghiên cứu. Tương tác như vậy
giữa chính quyền với giới khoa học đã giúp cho KHXHNV Mỹ phát triển rất sôi động; đầu tư
vào ngành KHXHNV đem lại hiệu quả thiết thực. Phần lớn chính sách đối nội về cơ bản phù hợp
nguyện vọng của dân, nhờ thế xã hội Mỹ từ ngày lập quốc (1776) tới nay luôn giữ được ổn định
không hề xảy ra đảo chính hoặc cách mạng lật đổ chính phủ, cho dù dân chúng được hưởng
quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp biểu tình (thậm chí được sở hữu vũ khí) và phế truất Tổng
thống. Duy nhất có một lần tổng thống từ chức (Nixon, do vụ bê bối Watergate).

Minh bạch các tư liệu lịch sử là điều kiện tiên quyết cực kỳ quan trọng để KHXHNV phát triển,
bởi lẽ tư liệu lịch sử là “nguyên vật liệu” để làm ra các sản phẩm KHXHNV; tư liệu mập mờ
hoặc sai sự thật thì không thể có sản phẩm KHXHNV tốt. Chính phủ Mỹ quy định mọi sự thật
lịch sử sau 30 năm phải được công khai cho dư luận biết; mới đây họ đã công khai toàn bộ hồ sơ
về chiến tranh Việt Nam. Từ đầu thế kỷ 20 chính phủ Mỹ đã lập Cục Thống kê nhà nước, một
việc làm rất quan trọng thể hiện nhà nước quan tâm phát triển KHXHNV. Hiển nhiên, không có
các số liệu thống kê tin cậy về mọi mặt thì giới KHXHNV, trước hết là kinh tế học, sẽ không có
căn cứ để tiến hành nghiên cứu hữu hiệu.

Trong Thế chiến I, quân đội Mỹ vận dụng tâm lý học để trắc nghiệm tâm lý binh sĩ, thiết thực
dùng tâm lý học phục vụ chiến tranh. Cuối thập niên 1920, Tổng thống Hoover tổ chức các nhà
KHXHNV nghiên cứu vấn đề xu thế phát triển xã hội Mỹ. Trong Đại khủng hoảng kinh tế thập
niên 1930, chính phủ đã áp dụng nhiều thành tựu KHXHNV nhất là kinh tế học để vạch ra Chính
sách kinh tế mới (New Deal). Trước Thế chiến II, chính phủ Roosevelt đưa ra các nguyên tắc cơ
bản phát triển KHKT và KHXHNV sau chiến tranh.

Trong Thế chiến II, chính phủ Mỹ động viên nhiều nhà KHXHNV trong các trường đại học và
cơ quan nghiên cứu tư nhân tham gia nghiên cứu tình hình trong nước và quốc tế để cung cấp
căn cứ lý luận giúp chính phủ ấn định các quyết sách.
Cơ quan điều tra xã hội của chính phủ Anh nhận xét: Các nhà KHXHNV Mỹ trong mọi lĩnh vực
đều tham gia chiến tranh. Các nhà nhân học và địa lý học nhận nhiệm vụ cung cấp các thông tin
về dân tộc và địa lý ở vùng Thái Bình Dương. Các nhà kinh tế và chính trị học nghiên cứu việc
sản xuất và kiểm soát các vật tư quân sự. Các nhà tâm lý học hăng hái tòng quân để làm công tác
tuyên truyền trong quân đội. Từ cuộc chiến tranh này, chính phủ Mỹ hiểu được rằng địa vị quốc
tế mới của nước Mỹ đòi hỏi phải có những người hiểu được lối sống và ngôn ngữ của các dân
tộc khác.

Ngành KHXHNV đã đề xuất nhiều biện pháp cụ thể về chính sách kinh tế, phân phối tài nguyên,
chiến tranh tâm lý. Như nghiên cứu đưa ra bản báo cáo về tình trạng tâm lý của con người Hitler
để chính phủ Mỹ dùng làm căn cứ lên kế hoạch tấn công nước Đức. Trước chiến dịch giải phóng
các đảo quốc Nam Thái Bình Dương, ngành KHXHNV Mỹ đã nghiên cứu văn hóa, phong tục
dân gian các xứ này để quân đội Mỹ dựa vào đó đưa ra các điều lệ quy định cách ứng xử khi
chiếm đóng các đảo quốc nhằm giữ được quan hệ thân thiện với dân địa phương. Cũng với cách
làm đó, khi chiếm đóng các quốc gia thù địch Đức, Nhật, quân đội Mỹ đã gây được ấn tượng tốt
với dân bản xứ. Một nhà ngoại giao Nhật nói: Trong keo vật tinh thần với người Mỹ, chúng tôi bị
một dạng quan niệm cao hơn đánh bại. Vấn đề đích thực là vấn đề về đạo đức; chúng tôi thua về
đạo đức. Dưới sự chỉ huy của tướng MacArthur, quân đội Mỹ chiếm đóng Nhật đã để lại ấn
tượng tốt trong lòng người dân Nhật.

Khi vừa mới tham gia Thế chiến II, giới tinh hoa Mỹ nhìn xa trông rộng đã lập tức nghiên cứu
thiết kế tổng thể thế giới sau khi chiến tranh chấm dứt. Chính phủ tập hợp các học giả, nhà báo,
nghị sĩ, sĩ quan vào các nhóm tư vấn để nghiên cứu bàn thảo rộng rãi về mọi công việc sau chiến
tranh như cách thức chiếm đóng các nước thù địch, cách điều chỉnh lãnh thổ thế giới, an ninh
quốc tế, phục hồi quan hệ thương mại… Một ví dụ: ngay trong khi thừa nhận nước Trung Hoa
Dân quốc của Quốc dân đảng TQ là đồng minh chống phát xít, Mỹ đã đưa ra chiến lược ngăn
chặn sự bành trướng của ông bạn này, vì họ cho rằng TQ trước sau dứt khoát sẽ bành trướng.

Khi Thế chiến II chấm dứt, Mỹ lập tức thi công bản thiết kế tổng thể đó, ra sức tạo dựng một thế
giới phù hợp lợi ích của mình. Họ đã xây dựng được một hệ thống thể chế có tính toàn cầu về
kinh tế, tài chính-tiền tệ, tư tưởng, quân sự và các quy chế chung. Từ đó nước Mỹ dẫn đầu thế
giới trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực KHXHNV nói riêng và sức mạnh mềm nói chung.

Bước vào cuộc chiến tranh lạnh với Liên Xô, Mỹ không chỉ ra sức phát triển công nghệ hạt nhân
và vũ trụ mà còn ra sức phát triển KHXHNV theo quan điểm lấy con người làm gốc; xây dựng
hệ thống lý luận về chiến tranh lạnh trên cơ sở dùng tăng trưởng kinh tế cao và ưu thế về giá trị
quan tự do, dân chủ, nhân quyền để thắng đối phương mà không cần đụng độ về quân sự.

Chương trình khôi phục kinh tế của Tổng thống Truman đề xuất quan điểm: Đẩy mạnh phát
triển KHXHNV là yếu tố quan trọng để nước Mỹ giữ vai trò lãnh đạo thế giới. Các Quỹ tư nhân
đều ủng hộ quan điểm này. Năm 1950, Quỹ Ford tài trợ kinh phí lớn cho việc nghiên cứu các
ngành khoa học hành vi[3] như tâm lý học, xã hội học, nhân học; trong 6 năm Quỹ này đã lập
một số trung tâm nghiên cứu; về sau mở rộng sang kinh tế học, chính trị học, ngôn ngữ học, v.v..
Một loạt think-tank mọc ra như nấm đưa nghiên cứu KHXHNV lên một cao trào mới.
Năm 1958, Tổng thống Eisenhower lập các nhóm chuyên gia nghiên cứu đưa ra báo cáo Nhà
nước ủng hộ khoa học hành vi, đề xuất KHXHNV Mỹ phải giữ được ưu thế rõ rệt so với Liên
Xô, muốn vậy nhà nước phải tăng mạnh tài trợ. Năm 1962, Tiểu ban Cố vấn khoa học của Tổng
thống đưa ra báo cáo Tăng cường khoa học hành vi, kiến nghị đưa giáo dục tri thức KHXHNV
vào chương trình phổ thông trung học và kiến nghị tất cả các chính sách lớn của chính phủ đều
phải căn cứ vào kết quả nghiên cứu đi trước của ngành KHXHNV.

Báo cáo Biến trí thức thành hành động: cải tiến việc nhà nước sử dụng KHXHNV đưa ra năm
1969 vào lúc các mâu thuẫn nội bộ xã hội Mỹ trở nên căng thẳng, một lần nữa nhấn mạnh phải
coi trọng KHXHNV vì “so với các khoa học khác, KHXHNV có mối quan hệ khăng khít hơn với
nhiều chính sách đối nội bức thiết nhất”, trước khi triển khai một chính sách xã hội mới, chính
phủ phải hỏi ý kiến các nhà KHXHNV. Báo cáo yêu cầu nhà nước tăng tài trợ cho KHXHNV,
tăng số nhà KHXHNV làm việc trong Nhà Trắng v.v…

Hệ thống nghiên cứu khoa học xã hội

KHXHNV chủ yếu được nghiên cứu tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu thuộc nhà nước hoặc tư
nhân; đặc biệt hệ thống think-tank và trường đại học góp phần rất quan trọng.

Hệ thống think-tank ở Mỹ do nhà nước và tư nhân tài trợ, chủ yếu nghiên cứu đưa ra quan điểm
về các vấn đề có tính thời sự, hình thành các giải pháp có tính khả thi nhằm giải quyết những vấn
đề trước mắt hoặc tương lai. Nước Mỹ có 1777 think-tank (toàn thế giới có 5465; Trung Quốc —
74), được đầu tư lớn, ví dụ ngân sách hàng năm của Viện Brookings là 60 triệu USD, của Công
ty Rand là 250 triệu USD (1.600 nhân viên). Chính phủ Mỹ rất coi trọng các think-tank.

Các trường Đại học thường là nơi ra đời những tư tưởng, học thuyết mới. Trong lĩnh vực sử học
và quan hệ quốc tế xuất hiện nhiều học giả nổi tiếng, như R. Keohane (ĐH Princeton),  Paul
Kennedy (ĐH Yale), S. Huntington, E. Vogel, J. Nye (ĐH Harvard), J. Mearsheimer (ĐH
Chicago), Warren I. Cohen (ĐH Maryland) v.v…Các tác phẩm và phát ngôn của họ thường có
tiếng vang ở Mỹ và trên thế giới, được nhiều người trích dẫn, tác động lớn tới chiến lược của
chính phủ Mỹ.

Chẳng hạn N. J. Spykman (ĐH Yale) đề xuất Chiến lược kiềm chế (containment) và Thuyết
Vùng biên (Rimland theory); ngay từ năm 1941 ông đã đưa ra quan điểm Mỹ cần kiềm chế
Trung Quốc (chứ không phải Nhật!). Thuyết Đụng độ giữa các nền văn minh của S. Huntington
mới đầu bị chê trách, về sau được thực tiễn kiểm nghiệm xác nhận là đúng, đi trước thời đại.

Hiện nay J. Nye là học giả có ảnh hưởng lớn đối với chính sách đối ngoại của nhà nước Mỹ.
Khái niệm Sức mạnh mềm do ông đề ra đã tác động rất lớn đến hướng nghiên cứu của giới
KHXHNV Mỹ và toàn thế giới. Ông từng 3 lần sang thăm Việt Nam, gặp Thủ tướng nước ta và
nói chuyện với giới doanh nhân nước ta.

Lĩnh vực chính trị học đạt được nhiều thành tựu đáng kể, bởi lẽ người Mỹ thường quy kết mọi
tồn tại trong xã hội như khủng hoảng kinh tế, bất đồng xã hội (ví dụ: do chiến tranh Việt Nam,
do vụ Watergates …) đều có nguyên nhân là chế độ chính trị có vấn đề. Vì thế mỗi khi xảy ra
tình hình trên thì khoa học chính trị lại được dịp đẩy lên một bước. Chính trị học, chính trị học so
sánh (comparative politics), quan hệ quốc tế, lý luận chính trị là 4 lĩnh vực chính hợp thành
ngành khoa học chính trị (political science) trong các trường ĐH. Các nhà chính trị học nghiên
cứu rất nhiều vấn đề như chủ nghĩa tinh hoa (Elite Approach), thuyết đồng thuận (Consensus
Theory) v.v.. Chủ nghĩa đa nguyên (Pluralism) là lĩnh vực được nghiên cứu tương đối chín muồi,
thu hút nhiều người tham gia.

Các cá nhân quan tâm tới KHXHNV cũng có những đóng góp đáng kể. Như A. Mahan (1840-
1914), một sĩ quan quân đội yêu sử học, đã sáng lập thuyết Sức mạnh biển, góp phần quan trọng
làm tăng sức mạnh địa-chính trị của nước Mỹ; ông được Tổng thống F. Roosevelt ca ngợi là một
trong những nhân vật vĩ đại có ảnh hưởng nhất ở Mỹ; một số tàu chiến Mỹ mang tên ông.

Hầu hết nhà lãnh đạo và ngoại giao, nghị sĩ Mỹ đều giỏi về KHXHNV. Tổng thống W. Wilson là
tiến sĩ chính trị học, nguyên hiệu trưởng ĐH Princeton lừng danh (1902-1910), từng xuất bản
hơn 40 tác phẩm, trong đó có các bestseller. Các Tổng thống Monroe, T. Roosevelt, F.
Roosevelt, Truman v.v.. và nhiều nghị sĩ đều tốt nghiệp khoa luật các ĐH danh tiếng, họ đã đề
xuất những chiến lược lớn có tính thời đại nhằm để nước Mỹ trở thành cường quốc. Nhà ngoại
giao G. Kennan cha đẻ Thuyết Ngăn chặn (Containment theory), là nhân vật chính của lý thuyết
chiến tranh lạnh: năm 1946 khi làm Đại biện lâm thời Mỹ tại Liên Xô, ông gửi về Mỹ một bức
điện báo dài đề xuất chính sách đối với Liên Xô, được chính phủ Mỹ chấp nhận. Các cựu Bộ
trưởng Ngoại giao Mỹ Condoleezza Rice và G. P. Schultz từng là thành viên Hội Nghiên cứu
KHXHNV Mỹ (Social Science Research Council, SSRC).

Hệ thống ấn phẩm hoàn thiện về khoa học xã hội

Khác với khoa học tự nhiên, ngành KHXHNV có đặc điểm là người đi sau phải kế thừa, tham
khảo thành tựu nghiên cứu của người đi trước, nếu không sẽ chẳng thể sáng tạo được lý thuyết, ý
tưởng gì mới. Các thành tựu đó chủ yếu được thể hiện dưới dạng văn bản, ấn phẩm (chứ không
phải là sản phẩm vật chất thực thể và nói chung không cần giữ bí mật như trong KHKT). Các
trường ĐH đều yêu cầu thầy giáo và sinh viên (SV) ngành KHXHNV phải đọc một lượng sách
báo rất lớn. Quy mô thư viện là một tiêu chí đánh giá chất lượng các trường ĐH. Quốc hội Mỹ
có thư viện lớn nhất thế giới. Các Tổng thống Mỹ khi nghỉ hưu thường bỏ tiền túi lập thư viện để
phục vụ xã hội.

Vì vậy tổng thuật một cách khoa học và hệ thống các công trình nghiên cứu KHXHNV là việc
rất quan trọng và bức thiết; nó giúp các nhà KHXHNV tổng kết thành tựu đã đạt được và xác
định hướng nghiên cứu.

Ngày nay nước Mỹ đã xây dựng được một cơ chế tổng thuật thành tựu nghiên cứu KHXHNV có
tính hệ thống cao, gồm các tập san học thuật, các ấn phẩm tổng thuật chuyên ngành.

Nước Mỹ có nhiều tập san danh tiếng được cả thế giới đọc và trích dẫn, như American Journal
of Sociology, American Sociological Review, American Political Science Review, Public
Administration Review…Các tập san được biên tập rất công phu. Thí dụ American Political
Science Review số 4/2006 (kỷ niệm 100 năm tập san này) được chuẩn bị trong hai năm, chọn
đăng 24 trong số 100 bài chất lượng cao nhận được.
Nhưng vì thể loại tập san thường bỏ đi nhiều bài, để bổ cứu, người Mỹ còn xuất bản các
loại Annual Reviews (hơn 40 loại) không kiếm lời, đưa ra những thông tin có tính khái quát nhằm
giúp các nhà KHXHNV có thêm tư liệu tham khảo.

Các hội học thuật và nhà xuất bản còn ra những loại ấn phẩm tổng thuật thành tựu nghiên cứu
KHXHNV của cả một thời gian dài. Ví dụ Hội chính trị học Mỹ cứ 10 năm tổ chức một đợt tổng
thuật thành tựu 10 năm qua.

Tăng cường giảng dạy khoa học xã hội trong các trường học

Thời xa xưa các trường học trên thế giới đều chỉ dạy môn KHXHNV, mãi sau này mới có khoa
học tự nhiên và kỹ thuật. Người Trung Quốc dạy luân lý đạo đức, văn thơ lấy từ các kinh điển
như Tứ thư Ngũ kinh. ĐH Harvard ban đầu vốn là trường đào tạo linh mục tôn giáo. Từ giữa thế
kỷ 19, khi KHKT bắt đầu phát triển mạnh thì các kiến thức thực dụng như khoa học tự nhiên và
kỹ thuật dần dần chiếm ưu thế. Về sau người Mỹ nhận ra mặt tiêu cực của sự phát triển KHKT
như làm xấu môi trường sống, giảm cơ hội con người tiếp xúc với thiên nhiên, hạ thấp phẩm chất
con người, làm phai nhạt mối quan hệ người-người; phát triển lệch về giáo dục KHKT ngày càng
bất lợi cho việc giải quyết mâu thuẫn người với thiên nhiên, người với người, thậm chí còn làm
tăng các mâu thuẫn đó. Vì vậy trong khi phát triển kinh tế, xã hội Mỹ càng nhấn mạnh tính quan
trọng của tinh thần nhân văn.

Hiện nay các trường ĐH Mỹ rất chú trọng nghiên cứu và giảng dạy KHXHNV nhằm giúp SV
hình thành nhân sinh quan, giá trị quan, đạo đức nghề nghiệp và cảm giác trách nhiệm với xã
hội, trau dồi nhân cách lành mạnh, giúp họ hiểu biết về văn hóa và văn minh của loài người và
trở thành người tích cực tham gia nền văn hóa đó.

Các trường ĐH đều theo đuổi mục tiêu giáo dục tổng thể (general education), cho rằng ngoài các
môn chuyên ngành ra, SV còn phải học một chương trình rộng hơn mà tất cả các chuyên ngành
đều cần; điều đó có lợi cho cả cuộc đời của họ. Nhà trường yêu cầu SV học các môn cơ bản
(core curriculum) với trọng tâm là khoa học xã hội (tâm lý, lịch sử, địa lý, nhân học, chính trị,
kinh tế, xã hội học) và khoa học nhân văn (triết học, ngôn ngữ, cổ điển học, ngoại ngữ, âm nhạc,
lịch sử nghệ thuật). Cụ thể học môn nào thì do mỗi trường tự quyết định. Ở ĐH Harvard mỗi SV
khóa cử nhân phải học 32 môn học cơ bản của 7 loại: văn hoá nước ngoài, nghiên cứu lịch sử,
văn học nghệ thuật, luân lý đạo đức, toán lý hóa, khoa học và phân tích xã hội, nhằm giúp sinh
viên nâng cao năng lực tư duy phê phán và sức tưởng tượng, học cách phát hiện và kiểm định
chân tướng sự thật, kiên trì phân tích nghiêm ngặt sự vật, nhận thức các vấn đề một cách có cơ sở
lịch sử và có lý trí v.v…

Từ năm 1981 trở đi SV ngành nào hai năm đầu cũng phải chọn học một bộ 10 môn cơ bản, trong
đó 7 môn là KHXHNV. Việc giảng dạy các môn này là do một nửa số giáo viên phụ trách, cán
bộ lãnh đạo nhà trường cũng tham gia giảng dạy. Các trường cao đẳng cộng đồng chế độ 2 năm
cũng phải học các môn KHXHNV.

Nội dung giáo dục KHXHNV gồm tinh thần nhân văn, giá trị quan, các quy chế xã hội và tinh
thần dân tộc, kỹ năng giải quyết các vấn đề đời sống hiện thực, khả năng hiểu biết đạo đức.
Trong khi nhấn mạnh tính dân tộc lại đồng thời coi trọng tính quốc tế, chẳng hạn ĐH Harvard
yêu cầu SV phải nắm vững di sản văn hóa phương Tây.

Năm 1987, bang California đi đầu ấn định phương án giảng dạy môn lịch sử-xã hội học (history-
social science curriculum) cấp trung-tiểu học, nhấn mạnh dùng lịch sử và địa lý làm nòng cốt để
xây dựng chương trình học môn xã hội học. Năm 2000, cơ quan giáo dục California hoàn thiện
chương trình nói trên, lập quy hoạch thống nhất nội dung giảng dạy môn lịch sử-xã hội học ở các
cấp học.

Khoa học xã hội phát triển sôi động, hiệu quả thiết thực

Năm 1971, tạp chí Science đăng báo cáo khảo sát của một nhóm chuyên gia ĐH Harvard, cho
biết trong 62 thành tựu nghiên cứu về KHXHNV trên toàn thế giới thời gian 1900-1965 thì 45 là
của Mỹ.

Cho tới 2011 hầu hết chủ nhân giải Nobel kinh tế (46/66) là người Mỹ. Giải Nobel kinh tế 2018
cũng thuộc hai người Mỹ (William Nordhaus và Paul Romer). Giới kinh tế Mỹ đóng góp rất
nhiều ý kiến vào việc đối phó khủng hoảng tài chính toàn cầu. Như Krugman (Nobel kinh tế
2008) đưa ra nhiều giải pháp về tài chính. Sách giáo khoa kinh tế các nước XHCN như Trung
Quốc, Việt Nam sử dụng nhiều lý thuyết kinh tế của Mỹ.

Phần lớn các học thuyết mới, khái niệm mới, tư tưởng mới trong KHXHNV đều xuất hiện ở Mỹ,
người Mỹ chiếm đa số trong số các nhà KHXHNV được thế giới trích dẫn nhiều nhất. Ví dụ
trong sách Giấc mơ Trung Quốc của đại tá Trung Quốc Lưu Minh Phúc, lượng trích dẫn từ các
nhà KHXHNV Mỹ gấp vài chục lần lượng trích dẫn từ các nhà KHXHNV Trung Quốc. Phần
đông truyền thông các nước khi nói về các sự kiện quốc tế lớn đều nhắc tới quan điểm của truyền
thông Mỹ. Phát biểu của các nhà KHXHNV hoặc nhà báo Mỹ thường được thế giới quan tâm.

Thông kê năm 1978 cho biết nước Mỹ có hơn 1,3 triệu nhà khoa học, trong đó có khoảng 330
nghìn nhà KHXHNV, chiếm chừng 25%.

Các cuộc bàn cãi học thuật trong giới KHXHNV Mỹ thường diễn ra hết sức sôi động. Thí dụ
suốt hơn 40 năm qua người Mỹ tranh cãi về vấn đề ai cai trị nước mình. Hai cuốn sách Who
Rules America? và Who’s Running America? cứ dăm năm lại bổ sung, tái bản một lần, tới nay đã
ra bản thứ 6.[4]

Báo cáo điều tra năm 2008 của TRIP (Teaching, Research and International Policy) cho thấy
người Mỹ chiếm 8 trong số 10 học giả chuyên ngành quan hệ quốc tế có ảnh hưởng nhất thế giới.
Đó là: R. Keohane (xếp hạng thứ 1), K. Waltz (3), J. Mearsheimer (4), J. Fearon (5), J. Nye (6),
R. Jervis (7), S. Huntington (8), P. Katzenstein (9).[5]

Rõ ràng KHXHNV Mỹ đang dẫn đầu thế giới và thu hiệu quả thiết thực.[6] Họ đạt được thành
tựu ấy là do có môi trường nghiên cứu tuyệt đối tự do, dân chủ, lại được nhà nước coi trọng và
tăng mạnh đầu tư. Ngành KHXHNV Trung Quốc hiện nay dường như cũng đang phát triển theo
hướng này; chính phủ bước đầu nới rộng phạm vi chọn đề tài, cho phép nghiên cứu các vấn đề 
thuộc “vùng cấm”.
——————

[1] 钮 先 钟 Niu Xian Zhong, 1913-2004, Giáo sư chuyên nghiên cứu vấn đề chiến lược của
phương Tây, làm việc tại Viện Nghiên cứu châu Âu, ĐH Đạm Giang, TQ

[2] Người Mỹ trăn trở: Học ngành KHKT hay Nhân văn. T/c Tia Sáng ngày 20/5/2011.

[3] Khoa học hành vi (Behavioral Science) là khoa học dùng thực nghiệm để nghiên cứu hành vi
của con người, nghĩa rộng gồm cả kinh tế học, chính trị học, xã hội học, tâm lý học, nhân loại
học, ngôn ngữ học v.v…

[4] Xem: WhoRulesAmerica.net.

[5] TRIP survey of International Relations in Ten Countries

http://irtheoryandpractice.wm.edu/projects/trip/Final_Trip_Report_2009.pdf

[6] Để so sánh: TQ có nhiều cán bộ KHXHNV nhất thế giới (trong các viện, trung tâm, trường
ĐH, trường đảng các cấp) nhưng hiệu quả nghiên cứu hữu hạn, vì định hướng nghiên cứu bị giới
hạn trong các kinh điển Marx-Mao-Đặng đã khai thác cạn kiệt. Thập niên 90, bà Thatcher nói
trong vài chục thậm chí cả trăm năm tới TQ không thể có bất cứ tư tưởng mới nào. Tướng Lưu Á
Châu chính ủy ĐH Quốc phòng TQ nói TQ không có nhà tư tưởng, chỉ có nhà mưu lược.
Tài liệu 2
(Nguồn: Tạp chí Cộng sản)

Vai trò của khoa học xã hội và việc định hướng phát triển văn hóa
13/10/2017 21:43' Gửi bài này In bài này

Ảnh minh họa

TCCS - Việt Nam có vị thế địa - chính trị đặc thù. Điều đó thể hiện rõ trong các cuộc chiến tranh
bảo vệ Tổ quốc trong thế kỷ XX. Sang thế kỷ XXI, vị thế này của Việt Nam ngày càng có ảnh
hưởng đến trật tự địa - chính trị khu vực và thế giới. Về phía Việt Nam, phương thức để giải bài
toán địa - chính trị đặc thù này chỉ có thể là các chiến lược có tầm lịch sử và văn hóa. Thách thức
rất lớn, nhưng cơ hội là không nhỏ. Với nền văn hóa có bề dày lịch sử mấy nghìn năm, nội lực
văn hóa cần phải tính đến là sức mạnh của lòng dân, là ý chí của dân tộc, là chủ nghĩa yêu nước,
khát vọng phát triển và bản sắc văn hóa,... Đó là “sức mạnh mềm” trong chiến lược phát triển và
bảo vệ Tổ quốc. Và đó là khẳng định của khoa học xã hội Việt Nam ở trình độ hiện nay.

Về quan hệ giữa khoa học xã hội, nhân tố văn hóa và sự phát triển

Nói tới khoa học xã hội là nói tới con người, xã hội và văn hóa. Hay chính xác hơn, con người,
xã hội và văn hóa là khách thể, đối tượng nghiên cứu của khoa học xã hội và nhân văn. Khi
nghiên cứu các đối tượng đặc thù của mình, khoa học xã hội và nhân văn đã làm sâu sắc thêm sự
bí ẩn của nhân tố con người với tính cách là mục tiêu và động lực của sự phát triển. Chính con
người và sự phát triển tự do của con người (chứ không phải những con số ấn tượng về GDP, tốc
độ tăng trưởng hay những tiện nghi hiện đại về văn minh vật chất) mới là mục tiêu tối thượng,
mới giữ vị trí là trung tâm của sự phát triển. Ngày nay, khoa học xã hội khẳng định rằng, con
người với trí tuệ của mình là nguồn lực càng được khai thác lại càng giàu thêm không gă ̣p trần
giới hạn, trong khi các nguồn lực khác càng khai thác thì càng nhanh bị cạn kiệt và luôn là hữu
hạn.

Dựa vào thành tựu của các nghiên cứu định lượng và một số khoa học chính xác, khoa học xã hội
cung cấp những công cụ lý thuyết giúp các chính phủ lựa chọn phương án tối ưu để phát triển,
tránh theo đuổi bằng mọi giá để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà bỏ quên con người. Khoa
học xã hội tư vấn ai là chủ thể hợp lý và có thẩm quyền để giải quyết hữu hiệu các vấn đề xã hội,
như việc nào là của chính phủ, việc nào là của gia đình,...

Trong hoạt động kinh tế, khoa học xã hội dù vẫn còn không ít hạn chế, nhưng đã đạt tới trình độ
rất cao về chiến lược và sách lược huy động các nguồn lực, về những nguyên nhân đích thực của
tăng trưởng, những kiểu tăng trưởng không lành mạnh, dự báo các bẫy tăng trưởng, những giải
pháp kết hợp giữa “bàn tay vô hình” của thị trường với sự điều tiết vĩ mô có chủ đích của nhà
nước... Trong quan hệ với giấc mơ thịnh vượng của các quốc gia, tiếc rằng, khá nhiều nguyên
nhân dẫn đến thất bại mà kinh tế học và các khoa học xã hội khác đã chỉ ra, vẫn chưa được chú ý
thỏa đáng. Nguyên nhân của mọi nguyên nhân vẫn là nhận thức yếu kém hoặc bị cám dỗ bởi
mục đích vụ lợi mà các chính sách đôi khi lại “vác đá tự ghè chân mình”, còn quốc gia thì bỏ lỡ
cơ hội thành công.

Bài học lịch sử và bài học kinh nghiệm, trong cái nhìn của khoa học xã hội, luôn gợi ý các giải
pháp và cung cấp những tư vấn sáng suốt cho hiện tại, nhất là các hiện tại nóng bỏng. Tiếng
chuông cảnh báo của khoa học xã hội vẫn đang vang lên gióng giả rằng, rất nhiều bài học của
quá khứ mà con người hiện tại vẫn quên một cách “vô tình”, hay “vẫn không thuộc bài” và rồi lại
phải trả giá đắt hơn.

Với văn hóa, khoa học xã hội ngày nay nhận thức về nó với quan điểm cách mạng. Khái niệm
văn hóa có từ rất sớm, nhưng văn hóa học, xã hội học văn hóa và quan điểm coi văn hóa là nhân
tố bên trong của sự phát triển, có khả năng quy định diện mạo của tương lai,... thì mới xuất hiện
chưa lâu. Đầu thế kỷ XXI, khoa học xã hội còn nhìn ra vị thế của văn hóa với tính cách là “sức
mạnh mềm” của các quốc gia. “Sức mạnh mềm” có thể thua súng đạn hay thậm chí sự xâm lược
(“sức mạnh cứng”) trong việc giải quyết các vấn đề tình huống, tức thời, nhưng “sức mạnh
mềm” lại có khả năng mang lại sự phát triển bền vững. Văn hóa không chỉ là sản phẩm của sản
xuất xã hội, mà còn là cái nằm ở tầng sâu của đời sống xã hội. Nó quy định chiều hướng, cách
thức và diện mạo của sự phát triển. Nghĩa là dù phát triển đến trình độ nào, con người và cộng
đồng của mỗi xã hội vẫn chỉ có thể cảm thấy an toàn và tiến bộ khi phát triển không thoát ly khỏi
bản sắc truyền thống, không đứt gãy với lịch sử, không quay lưng lại với giá trị chung toàn nhân
loại và không xa rời những khuynh hướng nhân đạo. Các quốc gia thành công đều là các xã hội
vừa hiện đại, vừa truyền thống; vừa bứt phá, vừa kế thừa, vừa độc đáo, vừa không ngoại lệ...
“Không giống ai” và “không còn là mình” đều là các thái cực nguy hiểm.

Với những điều vừa nêu, chúng tôi muốn lưu ý rằng, văn hóa và khoa học xã hội là những nhân
tố ngày càng có quan hệ hữu cơ với sự phát triển của các quốc gia. Các quốc gia hưng thịnh và
phát triển, nhất là các quốc gia có bề dày truyền thống, đều không xem nhẹ nhân tố văn hóa,
không đánh giá thấp tiếng nói của khoa học xã hội. Các trung tâm chiến lược, các nhóm tư vấn
mạnh (think tank) được tin dùng hiện nay đều là các cỗ máy trí tuệ về khoa học xã hội. Bởi lẽ,
nhờ khả năng trực tiếp định hướng cho hành động, khoa học xã hội thường là chỗ dựa tinh thần
và tâm lý, trang bị sức mạnh tư tưởng và văn hóa, cung cấp luận cứ khoa học có chiều sâu lịch
sử,... để các quốc gia kịp thời hoạch định được chiến lược hay các quyết sách, ứng phó với tình
huống, từ giải pháp chính trị đến đột phá phát triển kinh tế hay chiến lược bảo vệ chủ quyền quốc
gia. Ngày nay, dù chọn phương thức phát triển nào, các quốc gia cũng đều coi các giá trị về con
người và bản sắc văn hóa là lý do tồn tại đầu tiên của mình.

Vị thế địa - chính trị của Việt Nam trong thế kỷ XXI

Việt Nam có bề dày văn hóa truyền thống mấy nghìn năm. Dưới lăng kính của các khoa học xã
hội và nhân văn, điều được thừa nhận này có ý nghĩa là cái quy định sự phát triển tiếp theo của
đất nước. Quán tính lịch sử, khuôn mẫu văn hóa, bản lĩnh dân tộc, thói quen tư duy, cách thức
kiếm sống, phương thức ứng xử,... với tất cả thế mạnh và những hạn chế của nó, chắc chắn sẽ
không tách rời hiện tại và tương lai. Và, sự phát triển tối ưu hay hợp lý sẽ đến với chủ thể nào
biết phát huy thế mạnh về văn hóa, nhận ra được những khuyết tật cố hữu của mình để nắm bắt
và khống chế cơ hội trong thế giới toàn cầu hóa.

Trong so sánh với các dân tộc - quốc gia xung quanh và xa hơn ở bên ngoài, Việt Nam trước nay
luôn được đánh giá tích cực ở nhân tố văn hóa. Không phải ngẫu nhiên, cố lãnh đạo Xin-ga-po
Lý Quang Diệu từng nhận xét: “Việt Nam là một trong những dân tộc nghị lực và có khả năng
nhất Đông Nam Á. Sinh viên Viê ̣t Nam đến Xin-ga-po theo diện học bổng ASEAN rất nghiêm
túc với việc học hành và thường đạt điểm số cao nhất”.

Tuy vậy, điều khó khăn khi vận dụng lý thuyết văn hóa trong phát triển là ở chỗ, những ảnh
hưởng, tác động của văn hóa thường không sát sườn, không trực tiếp và lợi ích trước mắt mà văn
hóa đem lại cho các chủ thể thường không đủ thu hút, thậm chí đôi khi còn làm giảm lợi ích kinh
tế, hy sinh các lợi ích khác. Thêm vào đó, văn hóa, ở phạm vi tư vấn chính sách, phần lớn lại là
những đại lượng khó tính toán; đã có những trường hợp khi thỏa mãn được lợi ích văn hóa này,
người ta lại vô tình hy sinh lợi ích văn hóa khác, có khi căn bản hơn.

Về phương diện địa - chính trị, trong thế kỷ XXI Việt Nam là quốc gia có vị thế rất đặc biệt trên
bàn cờ chính trị khu vực và thế giới, là nhân tố có ý nghĩa chi phối trật tự địa - chính trị khu vực
và thế giới.

Trong thế kỷ XX, các cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước, giải phóng dân tộc đều có nguyên nhân
không tách rời vị thế địa - chính trị của đất nước. Ngày nay, trong tương quan với chiến lược của
Mỹ xoay trục về châu Á - Thái Bình Dương và trong tương quan với tham vọng “Giấc mộng
Trung Hoa” của Trung Quốc, vị thế địa - chính trị của Việt Nam một lần nữa lại trở nên quan
trọng, nằm ngoài ý muốn của tất cả các bên.

Vấn đề là ở chỗ, nếu xem nhẹ vị thế địa - chính trị đặc biệt của Việt Nam, việc mưu cầu và theo
đuổi lợi ích của một số nước lớn có thể bị vi phạm. Những năm gần đây, các đầu óc chiến lược
của nhiều nước lớn đều đã nhận ra tính thực tế của điều này. Và, không hề ngẫu nhiên, sách lược
của các nước lớn đều công nhiên thể hiện khá rõ phương thức ứng xử có tính đến yếu tố Việt
Nam.
Giữ vị trí giao điểm của các luồng văn minh, Việt Nam xưa nay luôn là mảnh đất dừng chân, lập
nghiệp và hội tụ của nhiều tôn giáo, nhiều phương thức sống, nhiều dạng văn minh. Văn minh
Đông Sơn, văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Óc Eo, văn minh Đại Việt từ thời Đinh, Lê đến tận thế kỷ
XX, trong tương quan với các nền văn minh - văn hóa bên ngoài đương thời, đều không hề thua
kém về trình độ phát triển.

Nhìn lại lịch sử, có thể thấy cha ông ta đã xử lý rất hiệu quả nhân tố đặc thù văn hóa địa - chính
trị ngặt nghèo này. Những bài học kinh nghiệm phong phú đã một phần được ghi lại trong sử
sách. Việc tìm kiếm những gợi ý thông minh cho hiện tại và tương lai là trách nhiệm phải đúc kết
của thế hệ hôm nay.

Bài học kinh nghiệm gợi ý tìm phương thức phát triển cho tương lai, mà thế hệ hôm nay có trách
nhiệm phải đúc kết, trước hết và cũng rất căn bản là bài học về phương diện văn hóa. Cùng với
vị thế địa chiến lược quan trọng, Việt Nam còn có cả một bề dày văn hóa được tạo dựng và tôi
luyện qua mấy nghìn năm lịch sử và cũng vừa mới sử dụng trong gần trọn thế kỷ XX. Bài học từ
quá khứ còn nóng hổi. Chủ nghĩa yêu nước sâu sắc, bền bỉ. Ý chí “Không có gì quý hơn độc lập,
tự do”. Tư tưởng “Vì dân”. Tinh thần “Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn”. Sách lược “Dĩ bất biến
ứng vạn biến”... Đó là những sức mạnh văn hóa có thực nếu thế hệ hôm nay biết tôn trọng, khai
thác và vận dụng.

Để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần, là mục tiêu và là động lực của sự phát triển

Thứ nhất, để văn hóa phát huy được vai trò là nhân tố thúc đẩy đất nước phát triển, văn hóa phải
thực sự là nền tảng tinh thần, là mục tiêu và là động lực của sự phát triển - điều này không mới
về mặt lý luận, nhưng đặc biệt cấp thiết về phương diện quản lý vĩ mô, hoạt động thực tiễn và
hoạch định chính sách.

Nói không mới về mặt lý luận vì từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước đến nay, khá nhiều cuốn
sách chuyên khảo và không ít hội thảo khoa học tầm cỡ bàn khá kỹ về các nội dung này. Mặc
dầu vậy, trong thực tế, sự tôn trọng vai trò của văn hóa dường như có phần giảm đi. Nhiều đề án
kinh tế - xã hội đã công nhiên hy sinh văn hóa vì mục tiêu kinh tế. Để khắc phục tình trạng này
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI đã nhấn mạnh: “Văn hóa phải được đặt ngang hàng
với kinh tế, chính trị, xã hội”. Tính văn hóa của nhiều hoạt động văn hóa cũng rất thấp. Các
chính sách có liên quan đến văn hóa đôi khi cũng vi phạm tiêu chuẩn văn hóa. Văn hóa làm
người “ở một bộ phận không nhỏ” có phần bị vấy bẩn trong nhiều quan hệ: bệnh nhân và thầy
thuốc, công dân và cơ quan công quyền, công an và các bên đối tượng, thậm chí cả thầy giáo và
học trò... Tham nhũng lớn tăng, vi phạm pháp luật nghiêm trọng hơn, thói vô cảm phổ biến,...
Tình trạng này không thể cứ tiếp tục, nếu muốn đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Thứ hai, trong tình huống phức tạp của sự nghiệp bảo vệ chủ quyền đất nước hiện nay, nhân tố
văn hóa cần phải tính đến là sức mạnh của nhân dân, là ý chí của dân tộc, là lòng yêu nước của
mỗi người, là tính chính nghĩa của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc... Đó là “sức mạnh mềm” trong
chiến lược bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bên cạnh sức mạnh quân sự, chính
trị. Bài học văn hóa đầu tiên của các cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc là, sức mạnh của nhân
tố con người bao giờ cũng mạnh hơn vũ khí.
Thứ ba, là nền tảng tinh thần của xã hội, văn hóa đòi hỏi phải được tồn tại như là linh hồn của
mọi kế sách vĩ mô, phải thấm sâu vào mọi hoạt động, phải “soi đường cho quốc dân đi” (Chủ
tịch Hồ Chí Minh). Nghĩa là, không thể để bất cứ chiến lược, sách lược, chủ trương, đề án, hoạt
động nào không chú ý thấu đáo đến khía cạnh văn hóa của vấn đề, không đặt văn hóa đúng tầm
mức của nó, không đạt tới trình độ nhất định về văn hóa. Văn hóa phải được coi là tiêu chuẩn
đánh giá kết quả hoạt động, bên cạnh những tiêu chuẩn kinh tế - xã hội. Dư luận xã hội, đạo đức
xã hội và khung khổ pháp lý phải đủ mạnh để ngăn chă ̣n tất cả những gì là phi văn hóa, thiếu văn
hóa, vô văn hóa... Bên cạnh tốc độ của sự phát triển, tính nhân văn của sự phát triển và trình độ
lành mạnh của đời sống xã hội là thước đo của việc văn hóa đã đóng vai trò là nền tảng tinh thần
của xã hội đến đâu.

Thứ tư, là mục tiêu của sự phát triển, văn hóa phải có mặt trong kết quả của mọi chiến lược, sách
lược, chủ trương, đề án và hoạt động. Mọi mục tiêu vĩ mô chưa thể được coi là hợp lý, nếu mục
tiêu văn hóa trong đó được thể hiê ̣n mờ nhạt hoặc thiếu hụt. Nếu cần thiết, phải hy sinh kinh tế
cho văn hóa. Người dân đồng thuận và có chỉ số hạnh phúc cao, đó là sự biểu hiện của việc văn
hóa đã đóng vai trò là mục tiêu của sự phát triển.

Hiện nay, việc chủ động hy sinh kinh tế cho văn hóa trong các chương trình, dự án rất ít xảy ra,
mà thường là ngược lại. Dĩ nhiên, phát triển văn hóa không nhất thiết phải lãng phí hàm lượng
kinh tế của hoạt động. Nhưng tại các dự án, công trình về văn hóa truyền thống, về đặc thù bản
sắc Việt Nam, về các hành lang phát triển cho thế hệ tương lai... nếu cứ tuyệt đối chú ý đến lợi
nhuận, thu nhập, thì ý nghĩa văn hóa của vấn đề rất dễ có khả năng bị quên lãng. Ở đây, vai trò
của quản lý vĩ mô, của tầm nhìn vượt thời gian và của ý chí phát triển,... vô cùng quan trọng. Các
quốc gia thành công thường không thiếu những chính khách có tầm nhìn xa, dám “đứng mũi chịu
sào”.

Thứ năm, là động lực của sự phát triển, văn hóa cần thực sự là chất kích thích, thúc đẩy sự tiến
bộ trong từng chính sách, trong mọi hoàn cảnh, ở khắp các địa phương. Trong mọi tình huống
của đất nước, tiềm năng con người luôn phải được giải phóng, tự do sáng tạo được tôn trọng, dân
chủ xã hội được bảo đảm. Sự phát triển xã hội chưa thể được coi là hợp lý, nếu trong đó các tiềm
năng chưa được bộc lộ và còn để lãng phí, lòng dân chưa yên.

Hiện nay, trình độ thực của sự phát triển và hầu hết các chỉ số phát triển ở Việt Nam đều ở mức
chưa phát huy hết tiềm năng, bên cạnh tình trạng thực sự thiếu tiềm năng, đặc biệt thiếu nguồn
nhân lực chất lượng cao. Nếu tiềm năng đã có chưa được giải phóng, chưa được phát huy và tiềm
năng thiếu hụt chưa được chú ý đào tạo hoặc thu hút, thì sự phát triển khó có thể coi là hợp lý.
Muốn giải phóng để tránh lãng phí các tiềm năng, muốn các nguồn lực bên trong và bên ngoài
được đào tạo, được thu hút để đáp ứng tốt nhu cầu phát triển, muốn văn hóa thực sự đóng vai trò
là động lực của sự phát triển thì việc tạo cơ chế, chính sách, môi trường tự do sáng tạo cho con
người giữ vai trò quan trọng.

Thứ sáu, khi nói đến văn hóa và phát triển ở phạm vi một quốc gia, người ta thường chú ý đến
bầu không khí tinh thần chung của quốc gia đó - khái niệm “tâm quyển” đôi khi cũng được dùng
để diễn đạt và đánh giá trình độ này của dân trí, dân sinh và dân quyền.
Thực tế phát triển được coi là thần kỳ của một số quốc gia NICs (các nước công nghiê ̣p mới)
trong thế kỷ XX cho thấy, văn hóa sẽ thực sự là nhân tố thúc đẩy sự phát triển khi khát vọng phát
triển là tâm lý không thể nguội dần ở các tầng lớp cư dân và ở chính phủ. Các quốc gia đã “hóa
rồng” đều là những xã hội mà chính phủ tâm huyết với kế sách vĩ mô, trí thức cháy bỏng niềm
tin với từng bước đi của đất nước.Ở Việt Nam, khát vọng phát triển lâu nay luôn được thế giới
đánh giá cao. Tâm thức phát triển đầy nhiệt huyết, từ hàng chục năm nay, có thể bắt gặp ở bất cứ
đâu, từ người dân bình thường đến các nhà lãnh đạo đầy trách nhiệm. Đó là một vốn văn hóa
quý. Nhưng cũng đã có những nước, sau nhiều năm tăng trưởng nhanh, chuẩn bị “cất cánh”
nhưng lại tuột mất cơ hội vì khát vọng phát triển bị nguội dần. Phi-líp-pin, Bra-xin, Pê-ru,... là
những trường hợp như vậy.

Làm thế nào để giữ được ngọn lửa khát vọng cho phát triển là điều không quá khó. Nhưng điều
này lại trực tiếp phụ thuộc vào sự đồng thuận vĩ mô, vào tầm nhìn của nhà lãnh đạo, vào sự minh
bạch của các kế sách và vào triển vọng ẩn giấu sau các bước đi thực tế của việc giải quyết các
vấn đề kinh tế - xã hội. Những năm gần đây, mặc dù Việt Nam phải qua giai đoạn đầy khó khăn
khi những vấn đề kinh tế - xã hội không dễ dàng trong nước và quốc tế liên tiếp nảy sinh, nhưng
sự khởi sắc trở lại của nền kinh tế, sự tường minh của các quyết sách, sự xuất hiện của những
công trình thế kỷ,... đã lấy lại niềm tin cho xã hội. Khát vọng phát triển vẫn không hề nguội dần.
Hy vọng về tương lai là có cơ sở./.

Hồ Sĩ QuýGS, TS, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

You might also like