You are on page 1of 178

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

-------------------------------------------

Bài giảng

(Dùng cho sinh viên ngành chăn nuôi – thú y)

Giảng viên: ThS. PHAN VŨ HẢI


Bộ môn Thú y học Lâm sàng, Khoa Chăn nuôi thú y
E-mail: vu.phan@graduates.jcu.edu.au

HUẾ - 2006
HỌC PHẦN I
SINH LÝ SINH SẢN GIA SÚC
----------------
Yêu cầu chung: Nắm vững những quá trình sinh lý sinh sản cơ bản, làm nền
tảng cho kiến thức và ứng dụng trong điều khiển sinh sản ở vật nuôi.

CHƯƠNG I.

SINH LÝ SINH DỤC ĐỰC VÀ CÁI

Mục đích: Giới thiệu cấu tạo giải phẫu và chức năng của bộ máy sinh dục đực
và cái, quá trình hình thành và phát triển của trứng, quá trình thụ tinh, làm tổ
của hợp tử và mang thai ở gia súc.
Thời lượng giảng dạy: 9 tiết

I. SINH LÝ SINH SẢN GIA SÚC ĐỰC

1. Cấu tạo và chức năng bộ máy sinh dục đực


Chú thích:
a. Bầu tinh
bu. Tuyến Cowper
cap. Đầu phụ dịch
hoàn
caud. Đuôi phụ
dịch hoàn
dd. Ống dẫn tinh
es. Qui đầu
pg. Tuyến tiền liệt
r. Trực tràng
s; bìu
t. Tinh hoàn
up. Ống niệu
vg. Tuyến tinh
nang
Hình 2. Cấu tạo cơ quan sinh dục đực [3]

ThS. Phan Vũ Hải, Bài giảng Sinh sản Gia súc 8


1.1. Dịch hoàn còn gọi tinh hoàn

Cấu tạo: Bên ngoài là lớp giác mạc riêng gồm một lớp sợi vững chắc do phúc mạc
kéo đến hình thành. Bên trong là màng trắng (tổ chức liên kết mỏng), từ màng trắng
có các vách đi sâu vào trong chia dịch hoàn thành nhiều múi, mỗi múi chứa nhiều
ống sinh tinh uốn khúc bên trong có tinh trùng được hình thành. Trong ống sinh tinh
của gia súc trưởng thành luôn luôn có các dạng của tinh trùng đang phân chia và
phát triển từ tinh nguyên bào đến tinh bào, rối đến tiền tinh trùng. Ngoài ra, ở đáy
ống sinh tinh còn có tế bào đáy (còn gọi là tế bào đỡ, tế bào Sertoli) là nơi biến thái
của tinh trùng từ tiền tinh trùng thành tinh trùng non. Chính tế bào Sertoli cung cấp
dinh dưỡng cho tinh trùng phát dục. Quanh ống sinh tinh có tế bào kẽ Leidig (tiết
hormone sinh dục đực), các nhu mô và các mạch máu nhỏ. Các ống sinh tinh cong
trong mỗi tiểu thùy hướng về phía trung tâm, chuyển thành ống thẳng, chúng liên hệ
nhau tạo thành lưới tinh.

Hình dáng kích thước của dịch hoàn là một tiêu chuẩn để đánh giá phẩm chất của
giống.

* Dịch hoàn có 2 chức năng:

- Ngoại tiết (quan trọng nhất) là sản sinh ra tế bào sinh dục đực.

- Nội tiết: sản xuất ra kích tố sinh dục đực (androgen)

1.2. Phụ dịch hoàn


Hình 3. Cấu tạo dịch hoàn [2]
Còn gọi là dịch hoàn phụ hay
mào tinh. Cơ quan này được gắn
ở bờ trên và bờ sau của dịch
hoàn. Tinh trùng được sản sinh ở
ống sinh tinh của tinh hoàn rồi
được đưa về phụ dịch hoàn. Ở
dịch hoàn phụ, tinh trùng phải di
chuyển một quãng đường dài
(dê, bò 60 m, ngựa 70 m, lợn
100 m).

*Chức năng:

- Là kho để chứa tinh trùng và


giúp tinh trùng sống lâu trong cơ
thể. Trong phụ dịch hoàn thường
có khoảng 200 tỉ tinh trùng và
70% nằm ở phần đuôi phụ hoàn.
Ở đây do độ pH hơi toan (6.2 –
6.8) và nhiệt độ ở đây cũng thấp

ThS. Phan Vũ Hải, Bài giảng Sinh sản Gia súc 8


hơn làm cho tinh trùng ít hoạt động và sống lâu. Ngoài ra ở các vách của dịch hoàn
phụ có nhiều mạch quản và lâm ba quản là nguồn cung cấp năng lượng cho tinh
trùng. Nếu đến một giai đoạn nào đó mà con đực không sử dụng thì tế bào được lưu
giữ tại đây, già cỗi, và nếu không được sử dụng thì sẽ bị hấp phụ và làm tiêu biến đi
sau 40 – 60 ngày.

- Là nơi mà tinh trùng thành thục trước khi xuất tinh, đặc biệt là trong quá trình vận
chuyển trong phụ dịch hoàn tinh trùng hoàn thiện màng bán thấm lipoproteid.

1.3. Ống dẫn tinh

Phần kéo dài của đuôi phụ dịch hoàn, qua ống bẹn vào xoang bụng tới bầu tinh (là
nơi phình to nằm cuối cùng của ống dẫn tinh, nằm trên bàng quang). Ống dẫn tinh có
chức năng pha loãng các chất tiết của đường sinh dục với tinh trùng trước khi được
phóng ra ngoài từ bầu tinh.

1.4. Dương vật

Dương vật loài có vú chủ yếu gồm thể hang, các thỏi xốp có cấu tạo từ mô liên kết
vững chắc, có lẫn các sợi đàn hồi và các tế bào cơ trơn. Tác dụng của dương vật là
bài tiết nước tiểu, phương tiện giao phối và phóng tinh dịch ra ngoài.

1.5. Các tuyến sinh dục phụ

Các tuyến sinh dục phụ bao gồm: tuyến tiền liệt, tuyến cầu niệu đạo và tinh nang.
Chất tiết của chúng gọi là tinh thanh với chức năng chính là (i) Kích thích và gây
hưng phấn sinh dục và (ii) Các dịch tiết của tuyến sinh dục rửa đường niệu đạo sinh
dục và nuôi sống các tế bào sinh dục đực khi ra ngoài cơ thể.

<= Hình 4. Vị trí


các tuyến sinh
dục phụ của bò
đực.

1. Tuyến Cowper;
2. Tuyến tiền liệt;
3. Tuyến tinh
nang; 4. Bầu tinh;
5. Niệu đạo; 6.
Bàng quang; 7.
Niệu quản

Hình 5. Dương
vật của một số
gia súc =>

ThS. Phan Vũ Hải, Bài giảng Sinh sản Gia súc 8


a. Tuyến cầu niệu đạo (tuyến Cowper): Còn gọi là tuyến củ hành (bulbourethral),
nằm cuối niệu đạo, trong xoang chậu, trên vòng cung ngồi. Ở chó không phát triển.

Chức năng: với độ pH trung tính, có tác dụng sát trùng, làm trơn niệu đạo sinh dục
và có mùi đặc biệt gây hưng phấn sinh dục .

b. Tuyến tiền liệt (prostate): nằm ở cuối ống dẫn tinh và phần đầu của niệu đạo, phát
triển ở chó, ngựa nhưng ít phát triển ít phát triển ở trâu, bò và lợn. Sự phát triển của
nó liên quan mật thiết đến hoạt tính sinh dục: lúc chưa thành thục thì rất nhỏ và khi
thành thục thì tuyến này phát triển nhanh chóng.

Chức năng: tiết ra dịch có tính chất hơi kiềm nhằm trung hòa độ axit trong lòng niệu
đạo và axit Cacbonic được sản sinh do hoạt động của tinh trùng. Trong dịch tiết này
còn có Prostaglandin F2α có tác dụng làm co bóp cơ trơn để thực hiện phản xạ phóng
tinh.

c. Tuyến tinh nang (seminal vesicles): Còn gọi là túi tinh, gồm một đôi nằm ở phần
cuối ống dẫn tinh. Tuyến này phát triển ở lợn, ngựa; kém phát triển ở trâu, bò và
cừu.

Chức năng: Dịch tiết của tuyến tinh nang có dạng keo phèn màu trắng, hơi vàng, khi
gặp chất tiết của tuyến tiền liệt thì ngưng kết lại thành một cục để nút cổ tử cung
không cho tinh dịch chảy ngược ra ngoài. Chất tiết này còn có γ globulin có tác dụng
chống vi khuẩn xâm nhập và còn có các thành phần khác như frutoza, lipit… cung
cấp năng lượng cho tinh trùng hoạt động.

* Trình tự phân tiết của các tuyến khi gia súc phóng tinh

Trước khi gia súc phóng tinh, dịch của tuyến Cowper tiết trước, dịch này nhiều ít
khác nhau tùy từng loài gia súc. Tiếp đến là tinh trùng và dịch tiết của tuyến tiền liệt,
giai đoạn này chất tiết có màu và màu đó do nồng độ tinh trùng quyết định. Cuối
cùng là dịch tiết của nang tuyến, dịch này có keo dính.

2. Sinh lý sinh dục của con đực

Dịch hoàn có chức năng sinh lý ngoại tiết là sinh ra tinh trùng và chức năng sinh lý
nội tiết là sinh ra hormone sinh dục đực (testosteron).

2.1. Chức năng sản sinh ra tinh trùng

Gia súc đực từ khi sinh ra cho đến lúc có khả năng nhảy cái và xuất tinh lần đầu tiên
thì tinh dịch thường chưa được 50 triệu tinh trùng với hoạt lực tiến thẳng khoảng
10%: con đực đã thành thục về tính. Thời gian sinh ra cho đến lúc đó gọi là tuổi
thành thục về tính. Tuổi thành thục về tính phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: giống, cá
thể, thời tiết khí hậu và chế độ chăm sóc nuôi dưỡng. Nhìn chung tuổi thành thục về
tính sớm hơn tuổi thành thục về thể vóc (xem bảng sau).

ThS. Phan Vũ Hải, Bài giảng Sinh sản Gia súc 8


Loài gia súc Tuổi thành thục sinh dục Tuổi thành thục thể
vóc

Trâu 1,5 – 2 năm 3 – 3.5 năm

Bò 12 - 18 tháng 2 – 2.5 năm

Lợn 5 - 8 tháng 6 - 10 tháng

Dê, Cừu 6 - 8 tháng 12 – 18 tháng

Bảng 1. Tuổi thành thục về tính và thể vóc của gia súc cái [4]

Hoạt động sinh dục con đực là quanh năm hoặc theo mùa vụ. Tinh trùng được sản
sinh ra từ các ống sinh tinh của dịch hoạt trong suốt đời sống sinh dục của con đực
dưới tác dụng của các hormone hướng vào sinh dục của tuyến yên và tuyến sinh
dục. Mỗi ngày tinh hoàn có khả năng sản sinh ra khoảng 300 triệu tinh trùng.

2.1.1. Sự tạo thành tinh trùng

a. Thời kỳ tinh hoàn

So với trứng, tinh trùng nhỏ hơn nhiều. Nhà khoa học Kelliker (1817-1905) đã
chứng minh tinh trùng cũng là một tế bào.

Thành ống sinh tinh có chứa một số tế bào biểu mô mầm được gọi là các tinh
nguyên bào (tế bào sinh dục nguyên thuỷ). Khi động vật bước vào tuổi thành thục về
tính thì các tinh nguyên bào tiến hành giảm phân để tạo thành tinh trùng (trải qua hai
lần phân bào liên tiếp) (Hình 5). Trước khi xảy ra quá trình giảm phân thì tinh nguyên
bào (2n) đã trải qua thời kì sinh trưởng để tạo thành tinh bào cấp I (2n). Tinh bào cấp
I tiến hành phân chia giảm nhiễm lần thứ nhất để tạo ra hai tế bào con như nhau
được gọi là tinh bào cấp II (n). Tinh bào cấp II tiếp tục phân chia lần thứ hai để tạo ra
bốn tinh tử đơn bội. Các tế bào này không còn phân chia nữa và biến thành những
tinh trùng hoạt động, trong đó có 2 tinh trùng mang NST giới tính X và 2 tinh trùng
mang NST giới tính Y. Điều đó nói lên rằng số lượng hai loại tinh trùng là bằng nhau.
Tất cả các giai đoạn hình thành tinh nguyên bào, tiền tinh trùng và tinh trùng đều xảy
ra tại tế bào sertoli (Hình vẽ). Tế bào này trực tiếp nuôi dưỡng, bảo vệ và kiểm soát
quá trình sinh sản của tinh trùng [1].

ThS. Phan Vũ Hải, Bài giảng Sinh sản Gia súc 8


Hình 6. Sơ đồ A và hình
vẽ B về quá trình sinh
tinh [1]

A. Gián phân giảm số

B. Gián phân nguyên số

1. Tinh nguyên bào (2n


NST)

2. Tinh bào I (2n NST)

3. Tinh bào II (n NST)

4. Tiền tinh trùng (n NST


hoặc với X hoặc với Y)

(A)

Trong thời kì tinh hoàn, tinh trùng có


các đặc điểm sau: (i) Không có khả
năng thụ thai; (ii) Không có vận động
được hoặc có vận động nhưng yếu
ớt. Tuy nhiên tinh trùng có dao động
đặc biệt khi tiếp xúc với không khí; (iii)
Phản ứng gram âm, chỉ có một số rất
nhỏ phản ứng gram dương, pH của
môi trường trung tính nghiêng về
kiềm.

b. Thời kì mào tinh

Trong thời kì này tinh trùng ở trạng


thái ức chế bởi vì trao đổi chất của nó
(B)
bị giảm và chúng không có đủ chất
dinh dưỡng (fructoza). Trong cơ thể sống chúng nằm bất động và chồng sít lên nhau
trong những đoạn nhất định của ống mào tinh. Thời gian lưu lại ở phụ dịch hoàn, tinh
trùng tiếp tục phát dục và hoàn thiện (được xem như là quá trình thành thục sinh
dục). Chất tiết của phụ dịch hoàn ít chất điện giải nên tinh trùng sống lâu hơn, màng
bán thấm được hình thành, đuôi cũng được hoàn thiện. Tinh trùng ở mào tinh nằm
chờ đợi và được xuất ra ngoài nhờ có phản xạ phóng tinh của con đực, nếu không
được xuất ra thì tinh trùng đó bị già cỗi và tiêu biến.

Người ta tính được thời gian hình thành tinh trùng khoảng 53-69 ngày [5].

ThS. Phan Vũ Hải, Bài giảng Sinh sản Gia súc 8


2.1.2. Sự điều hoà quá trình sinh lý sinh sản của con đực

a. Các hormone chính

Hình 7. Cơ chế TK-TD điều khiển sinh sản ở con đực [1]
-
Hypothalamus tiết ra hormone giải phóng kích dục tố GnRH (Gonadotropin
Releasing Hormone)

- Tuyến yên : (i) FSH (Follicle Stimulating Hormone) còn được gọi là kích tố tạo tinh
có tác dụng kích thích tế bào sinh tinh trong các ống cong nhỏ của dịch hoàn sản
sinh ra tinh trùng; (ii) LH (Luteinizing Hormone) có tác dụng kích thích tế bào kẽ
Leidig ở dịch hoàn tiết ra hormone sinh dục đực Androgen.

- Tuyến sinh dục:

Các tế bào kẽ (tế bào Leydig) của tinh hoàn có chức năng sản sinh ra các hormone
sinh dục của con đực thường được gọi chung là androgen bao gồm các hormone
như: testosteron, dihydrotestosteron và androstenedion, nhưng quan trọng nhất là
testosteron. Ngoài ra tinh hoàn còn tiết ra một số hormone khác như: inhibin.

ThS. Phan Vũ Hải, Bài giảng Sinh sản Gia súc 8


Testosteron là một hợp chất steroid có 19 C và được tổng hợp từ cholesteron hoặc
axetyl CoA. Testosteron được bài tiết ra dưới tác dụng của HCG (hormone nhau
thai) trong thời kỳ bào thai và LH của tuyến yên trong thời kỳ trưởng thành. Tác dụng
chính của testosteron như sau:

+ Trong thời kỳ bào thai: Kích thích sự phát triển của cơ quan sinh dục ngoài của
thai như: dương vật, tuyến tiền liệt, túi tinh… Kích thích để đưa tinh hoàn từ xoang
bụng xuống bìu ở ngoài.

+ Làm xuất hiện và bảo tồn các đặc tính sinh dục đực thứ phát kể từ tuổi thành thục
như: phát triển dương vật, tuyến tiền liệt, mọc lông ở cơ quan sinh dục…

+ Kích thích sự sản sinh ra tinh trùng: Testosteron kích thích sự hình thành tinh
nguyên bào và sự phân chia giảm nhiễm lần hai từ tinh bào II thành tinh trùng.
Testosteron kích thích sự tổng hợp protein và bài tiết dịch từ tế bào Sertoli. Hai tác
dụng trên có liên quan đến việc sản sinh ra tinh trùng. Nếu lượng testosteron bị giảm
xuống thấp có thể dẫn đến vô sinh.

+ Ngoài ra testosterone còn có tác dụng lên sự chuyển hoá protein và cấu tạo cơ.

b. Cơ chế của quá trình sinh sản ở con đực

Sự điều khiển chức năng của tinh hoàn theo cơ chế nội tiết được minh hoạ ở hình
bên. Nhìn chung, dưới tác động của các yếu tố ngoại cảnh như: ánh sáng, nhiệt độ,
thời tiết, thức ăn, mùi… vùng với các yếu tố nội tại tác động thần kinh trung ương
(vỏ đại não). Các kích thích này được truyền đến vùng dưới đồi (hypothalamus) tiết
ra yếu tố giải phóng GnRH (Gonadotropin-releasing hormone). GnRH kích thích thuỳ
trước tuyến yên tiết ra FSH và LH (còn gọi là ICSH – Intertitial cell stimulating
hormone). LH kích thích tế bào kẽ Leydig sản xuất ra Androgen (chủ yếu là
testosterone). Androgen đi vào máu và cả bạch huyết, giúp cho sự phát triển của các
đặc tính sinh dục thứ cấp của con đực và phát triển đường sinh dục con đực.
Androgen cũng gây nên sự kìm hãm sản sinh ra GnRH và LH dưới tác động ngược
âm tính của nó lên tuyến yên và vùng dưới đồi. Testosterone cũng được tiết vào
trong ống sinh tinh giúp cho quá trình hình thành tinh trùng.

FSH tương tác với các thụ quan (receptor) ở tế bào Sertoli để tạo ra ABP (androgen
binding protein). ABP liên kết với testosterone kích thích quá trình sinh tinh ở ống
sinh tinh. Từ tế bào Sertoli, inhibin được tiết ra đi vào máu và bạch huyết, và gây
nên tác động ngược âm tính lên vùng dưới đồi và tuyến yên làm giảm lượng FSH.

II. SINH LÝ SINH DỤC CÁI

1. Cấu tạo và chức năng cơ quan sinh dục gia súc cái

ThS. Phan Vũ Hải, Bài giảng Sinh sản Gia súc 8


Qúa trình sinh lý của các cơ quan sinh dục rất quan trọng và cơ bản đối với chức
năng sinh sản của gia súc. Gia súc có cấu tạo cơ quan sinh dục đều có tính chung
nhất giữa các loài.

Hình 8. Cấu tạo cơ quan sinh dục

1.1. Bộ phận bên trong

a. Buồng trứng (Ovary): Buồng trứng gồm một đôi hầu như đối xứng với nhau, gắn
liền với dây chằng rộng của tử cung và thường nằm trong xoang chậu ở độ cao cùng
với độ cao của xương chậu.

- Chức năng:

+ Sản xuất ra tế bào trứng (Là tế bào lớn nhất trong cơ thể: 0,15-0,25mm).

+ Sản xuất ra một số kích dục tố tham gia vào điều hòa chức năng sinh sản của gia
súc).

b. Ống dẫn trứng (Oviduct): Hay còn gọi là vòi Fallop, có đường kính rất nhỏ, nó chỉ
to lên về kích thước vào thời kỳ con cái động dục và đón nhận trứng. Phần đầu của
nó loe ra như cái phễu nên gọi là loa kèn có chức năng hứng trứng khi trứng rụng và
hướng trứng vào trong ống dẫn trứng. Ống dẫn trứng tiết ra dịch tiết và nhu động
của lông mao thành ống dẫn trứng giúp tinh trùng và trứng tiến gần nhau và nó giúp
hoạt hóa 2 tế bào ở đó. Ống dẫn trứng là nơi thụ tinh (1/3 phần trên ống dẫn trứng).
Khả năng nhu động của cơ thành ống dẫn trứng giúp trứng đã thụ tinh di chuyển đến
tử cung và làm tổ ở đó.

ThS. Phan Vũ Hải, Bài giảng Sinh sản Gia súc 8


Đường kính ống dẫn trứng: 0,2 - 0,4 mm.

c. Tử cung (Uterus): Tử cung có cấu tạo rất phù hợp với chức năng phát triển và
dinh dưỡng bào thai. Trứng được thụ tinh ở ống dẫn trứng rồi trở về tử cung làm tổ,
ở đây hợp tử phát triển là nhờ chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ thông qua lớp niêm
mạc tử cung cung cấp cho.

Tử cung còn có nhiệm vụ đẩy thai ra ngoài trong quá trình sinh đẻ nhờ vào lớp cơ
trơn (Myometrium) của tử cung. Lớp cơ trơn này có cấu tạo khá phức tạp và là lớp
cơ khỏe nhất trong cơ thể.

Tử cung của tất cả các loài động vật có vú được chia ra những loại sau:

- Tử cung hai sừng : Tử cung có hai sừng cùng một thân và cổ tử cung. Ví dụ: Bò,
ngựa, lợn, chó.

- Tử cung phân nhánh: Tử cung phân ra làm hai nhánh, có cùng một cổ tử cung
thông với âm đạo. Ví dụ: loài gặm nhấm.

- Tử cung kép: Tử cung có hai sừng trái và phải, mỗi bên có một cổ tử cung, hai cổ
tử cung thông với âm đạo. Ví dụ: Voi.

- Tử cung đơn: Tử cung không phân biệt ra sừng tử cung, thân tử cung. Ví dụ: Linh
trưởng, người.

ThS. Phan Vũ Hải, Bài giảng Sinh sản Gia súc 8


Hình 9. Cấu tạo cơ quan sinh dục của con cái ở một số loài gia súc [6]

Tử cung bao gồm các phần: Cổ tử cung, thân tử cung, sừng tử cung.

Cổ tử cung ở bò có 3-5 vòng nhăn, lợn 3 vòng nhăn. Là nơi ngăn cách giữa môi
trường bên ngoài với bên trong. Bình thường cổ tử cung đóng kín tránh sự xâm
nhập của vi trùng cũng như các tác nhân bên ngoài để bảo vệ bào thai. Cổ tử cung
chỉ mở khi gia súc động dục và đẻ.

Bào thai làm tổ và cư trú ở sừng (lợn, trâu, bò, chó), ở thân (ngựa).

Bảng 2. Kích thước tử cung của một số loài [4]

Gia súc Sừng tử cung Thân tử cung Cổ tử cung

Ngựa 20 - 25 cm 30-35 cm 5-7 cm

Trâu, bò 15-20 cml 2-4 cm 6-8 cm

Lợn 50cm -1m 6-10 cm 10-18 cm

d. Âm đạo (Vagina)

ThS. Phan Vũ Hải, Bài giảng Sinh sản Gia súc 8


Âm đạo có nhiệm vụ tiếp nhận dương vật khi giao phối và lối ra của thai nhi khi sinh
sản. Cũng là nơi bài tiết của nước tiểu.

Kích thước âm đạo: Ngựa: 15-20 cm; Bò: 22-25 cm; Lợn: 10-12 cm; Dê, cừu: 8-10
cm.

1.2. Bộ phận bên ngoài

Là cơ quan sinh dục mà người ta có thể nhìn thấy, sờ thấy, và quan sát được. Bao
gồm: Âm môn, âm vật, tiền đình.

a. Âm môn (Vulva): Là cơ quan đầu tiên của bộ phận sinh dục cái, làm nhiệm vụ tiếp
nhận sự thay đổi của môi trường, đặc biệt là xuất hiện phản xạ tình dục. Khi cái động
dục, niêm mạc của âm môn thay đổi màu sắc và dựa vào sự thay đổi đó mà ta biết
được cái động dục vào thời kỳ nào mà có quá trình phối thích hợp.

b. Âm vật (Clitoris): Giống dương vật của con đực thu nhỏ lại, nó dài khoảng 4-5 cm.
Trên âm vật có nếp da tạo thành mũ âm vật, phía dưới bẻ quặp xuống là nơi tập
trung nhiều đầu mút dây thần kinh.

c. Tiền đình (Vestibule): Là biên giới giữa âm môn và âm đạo, ở đây có màng trinh
(Hymen) qua màng trinh có lỗ niệu đạo.

2. Sinh lý sinh dục cái

2.1. Các giai đoạn của chu kỳ động dục

* Thành thục về tính: Gia súc sinh ra sau một thời gian sinh trưởng và phát triển nhất
định (tuỳ loài) thì có khả năng sinh sản. Tuổi con vật bắt đầu có khả năng sinh sản
gọi là tuổi thành thục về tính. Tuổi này được ghi nhận bởi lần động dục có rụng trứng
đầu tiên của con cái.

* Chu kỳ sinh dục: Chu kỳ sinh dục được bắt đầu khi gia súc đã thành thục về tính,
nó tiếp tục xuất hiện và chấm dứt hoàn toàn khi cơ thể đã già yếu. Chu kỳ sinh dục
là một quá trình sinh lý phức tạp sau khi toàn bộ cơ thể đã phát triển hoàn hảo, cơ
quan sinh dục không có bào thai và không có hiện tượng bệnh lý thì ở bên trong
buồng trứng có quá trình noãn bao thành thục, trứng chín và thải trứng.

Sau khi thành thục về tính gia súc cái bắt đầu có hoạt động sinh sản. Dưới sự điều
hoà của hormon tiền yên nang trứng tăng trưởng, thành thục, chín và rụng. Mỗi lần
xuất hiện trạng thái rụng trứng thì toàn bộ cơ thể nói chung, đặc biệt là cơ quan sinh
dục phát sinh hàng loạt các biến đổi về hình thái cấu tạo, chức năng sinh lý. Các
biến đổi trên lặp đi lặp lại theo chu kỳ được gọi là chu kỳ động dục (chu kỳ tính).

Thời gian của một chu kỳ tính ngắn và được tính từ lần thải trứng trước đến lần thải
trứng sau.

ThS. Phan Vũ Hải, Bài giảng Sinh sản Gia súc 8


Chu kỳ sinh dục cảu gia súc là một hiện tượng sinh vật học có quy luật, nó tạo ra
hàng loạt điều kiện cần thiết để tiến hành giao phối, thụ tinh và phát triển bào thai.

Ở những cá thể có thai thì không có chu kỳ tính và nó lại được tiếp tục sau khi sinh
sản xong một thời gian, tùy thuộc vào từng loài gia súc, giống và những điều kiện
ngoại cảnh.

Cần phát hiện kịp thời hiện tượng động dục nhằm tránh được việc bỏ qua chu kỳ,
nâng cao tỉ lệ thụ thai, góp phần phát triển đàn gia súc. Từ đó có thể điều khiển và
chủ động kế hoạch sinh sản, kế hoạch thức ăn, nuôi dưỡng và khai thác sản phẩm
của toàn đàn gia súc. Ngoài ra góp phần phòng tránh hiện tượng vô sinh...

Chu kỳ động dục tuỳ loài mà có thời gian khác nhau: Bò 21-22 ngày; trâu: 27-28; lợn:
19-21; ngựa: 19-25; cừu: 16-17; dê: 21; chó:180 ngày... [4] -> Phụ thuộc loài, giống,
ngoại cảnh: dinh dưỡng, thời tiết khí hậu...

Thời gian động dục cũng khác nhau tùy theo lòai:

Ví dụ: Trâu, bò: 2 ngày; Lợn: 3-5 ngày; Ngựa: 7-10 ngày; Dê, cừu: 1,5-2 ngày

Chó mèo: 11-15 ngày. (chó chịu đực 2 lần, ngày 9 và 11, giao phối kiểu giăng dây).

Biết rõ thời gian động dục để có thời điểm phối giống thích hợp.

Triệu chứng của chu kỳ động dục khác nhau giữa loài này với loài khác nhưng vẫn
có thể chia làm 4 giai đoạn.

2.2.2. Cơ chế thần kinh-thể dịch điều khiển sinh sản ở gia súc cái

Bình thường gia súc khi sinh trưởng và phát dục đến một giai đoạn nhất định thì bắt
đầu thành thục về tính và có khả năng sinh sản. Hoạt động sinh dục của con cái
khác với con đực là mang tính chất chu kỳ. Quá trình động dục của gia súc có tính
chất chu kỳ là có sự tác động của nhân tố nội tại và ngoại cảnh và thông qua sự điều
khiển của hệ thống thần kinh và các tuyến nội tiết.

Nhân tố nội tại: Chủ yếu là ở buồng trứng sản sinh ra một lượng Oestrogen.
Oestrogen tác động lên trung khu vỏ đại não và ảnh hưởng tới hypothalamus tạo
điều kiện cho sự xuất hiện và lan truyền các xung động thần kinh gây tiết GnRH chu
kỳ. Cũng thời gian đó Oestrogen ảnh hưởng trực tiếp đến tới tuyến yên, làm tăng tốc
độ mẫn cảm các tế bào hướng sinh dục của tuyến yên đối với GnRG.

Yếu tố ngoại cảnh: ánh sáng, nhiệt độ, thức ăn, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng… và
đặc biệt là Steroid tự nhiên từ thức ăn vào cơ thể qua đường tiêu hoá hoặc qua da
nhờ ánh sáng gây nên những kích thích hoá học tác động lên vỏ đaị não. Ngoài ra,

ThS. Phan Vũ Hải, Bài giảng Sinh sản Gia súc 8


con cái còn chịu tác động của con đực thông qua thính giác, khứu giác và xúc giác…
gây nên những kích thích mãnh liệt tác động lên vỏ đại não. Vỏ đại não sau khi tiếp
thu các kích thích của ngoại cảnh truyền đến hạ khâu não (Hypothalamus) gây tiết
các yếu tố giải phóng GnRH - GnRH gồm 2 thành phần là FRH (Follicle releasing
hormone) và LRH (Luteinizing releasing hormone), ngoài ra còn có PRH (Prolactin
releasing hormone) ở một số loài động vật, tác động đến tuyến yên (Hypophysis)
kích thích thùy trước tuyến yên tiết ra FSH và LH.

FSH (còn gọi Prolan A) tuần hoàn theo máu, kích thích buồng trứng làm cho noãn
nang phát triển và lượng Oestrogen tiết ra nhiều. Lượng dịch bài tiết nhiều sẽ làm
cho thể tích của bao noãn tăng lên và nổi lên mặt ngoài buồng trứng, đó là các bao
noãn chín. Oestrogen vào máu tuần hoàn khắp cơ thể, tác động lên trung khu đại
não làm hưng phẩn sinh dục (thể hiện các triệu chứng động dục bên ngoài) và tác
động đến các cơ quan sinh dục làm biến đổi bộ máy sinh dục (vú nở to, âm hộ
sưng, xung huyết, tử cung dày lên…) . Oestrogen với nồng độ cao sẽ tác động
ngược dương tính lên Hypothalamus và thuỳ trước tuyến yên làm giải thoát GnRH,
LH và FSH.

LH (còn gọi Prolan B) tác động vào buồng trứng làm trứng chín muồi do nó có tác
dụng hoạt hoá các enzim để phân giải protein làm phân giải vách bao noãn, kết hợp
với FSH (với tỉ lệ LH/FSH khoảng 3/1) làm noãn bao vỡ ra, trứng chín sẽ được rơi ra
khỏi mặt của buồng trứng gọi là sự rụng trứng. Ngoài tác dụng của hormone ra, sự
rụng trứng còn chịu ảnh hưởng của các tác động giao phối (vd: chó, mèo chỉ rụng
trứng sau khi giao phối).

Trứng rụng hình thành thành thể vàng. Thể vàng phân tiết Progesteron. Ở một số
loài (gặm nhấm…) thì PRH kích thích tuyến yên phân tiết ra LTH (Luteinotrofic
hormone). LTH tác động vào buồng trứng giúp cho duy trì sự tồn tại của thể vàng,
kích thích thể vàng phân tiết Progesteron. Progesteron tác động lên Hypothalamus
và thuỳ trước tuyến yên (gọi là tác động ngược âm tính), ức chế tuyến yên phân tiết
FSH, LH làm cho quá trình động dục chấm dứt. Progesteron lại tác động vào tử
cung, làm tử cung dày lên tạo điều kiện tốt cho sự làm tổ của hợp tử được dễ dàng
lúc đầu. Nếu con vật có chửa thì thể vàng tồn tại suốt thời gian mang thai cho đến
trước khi đẻ khoảng 18-20 ngày, nó là nhân tố bảo vệ an toàn cho thai phát triển.
Nếu không có chửa, thể vàng tồn tại khoảng 10-16 ngày (tùy từng giống) sau đó teo
dần đi. Hàm lượng Progesteron cũng từ đó mà giảm, giảm đến mức độ nhất định nó
lại cùng với các nhân tố khác kích thích vỏ đại não, Hypothalamus tuyến yên tăng
cường phân tiết FSH, chu kỳ mới lại tiếp tục hình thành.

Hình 10. Sơ đồ cơ chế thần kinh thể dịch điều hoà chu kì sinh sản ở gia súc

ThS. Phan Vũ Hải, Bài giảng Sinh sản Gia súc 8


Bảng 3. Triệu chứng các giai đoạn của chu kỳ động dục [7] (Chủ yếu ở Bò)

Các giai Trước đông dục Động dục Sau động dục Yên lặng sinh
đoạn dục
(Proestrus) (Estrus) (Postestrus)
(Unestrus)

Dấu hiệu

Biểu hiện Băn khoăn, ngơ ngác, Tìm đực hoặc Còn chịu cho Bình thường
bên ngoài, không yên, đi lại - Đái đến gần con nhảy và phối
dáng vẻ rắt - Kêu (hoặc không). khác. Chịu giống (một
Nhảy lên con khác, cho nhảy, mê thời gian
không cho con khác ỳ ngắn)
nhảy. Bỏ đi rông

Ăn uống Kém ăn - gặm cỏ lơ là Ăn ít hoặc Ăn ít Ăn uống bình


không ăn thường

Âm hộ Xung huyết, hơi phù, Bớt sưng, se Hết sưng Bình thường
bóng ướt. Mép âm hộ

ThS. Phan Vũ Hải, Bài giảng Sinh sản Gia súc 8


hé mở. dính cỏ rác

Biến đổi Có nang trứng phát Nang trứng Trứng rụng ở Có thể vàng
bên trong triển nhô căng. bò 10 - 12 nhô lên
buồng Trứng rụng giờ sau chịu
trứng đực

Tử cung Màng nhầy tử cung dày Màng nhầy tử Trương lực Bình thường
lên, tụ huyết cung dày. bớt căng
Trương lực
tối đa

Cổ tử Hé mở, đỏ hồng, bóng Mở rộng, Hẹp dần. Khép kín


cung ướt. Niêm dịch lỏng, niêm dịch Niêm dịch bình thường.
nhiều, trong suốt, dễ đặc dính, có đặc, giảm độ
đứt màu nửa keo dính,
trong, nửa màu đục bã
đục, kéo dài đậu
5-7 cm. Bớt
đỏ

Âm đạo Đỏ hồng, bóng ướt Bớt đỏ Dần dần trở Bình thường
về bình
thường

Nội tiết

ThS. Phan Vũ Hải, Bài giảng Sinh sản Gia súc 8


Hình 11. Xác định cái động dục với sự có mặt của lợn đực

2.3. Các pha của chu kì tính

Nhiều tác giả chia chu kỳ sinh dục ra làm 2 pha:

a. Pha nang trứng (Folliculin): Bao gồm giai đoạn trước động dục và động dục

Sự phát triển, phát sinh của nang trứng (còn gọi noãn bao, noãn nang, nang noãn)
và trứng (noãn bào) dưới tác động của FSH của thuỳ trước tuyến yên, các noãn bao
nguyên thuỷ qua một số giai đoạn phân chia thành noãn bao sơ cấp - noãn bao thứ
cấp- nang De graff (thành thục và chín).

Nang trứng dưới tác dụng của LH thúc cho noãn bao chín, lồi lên mặt buồng trứng ->
vỡ rồi phóng noãn ra ngoài.

Hoạt động được coi là quan trong nhất trong pha nang trứng đó là việc tiết ra
hormone Oestrogen.

Sự tăng cao của Oestrogen này đã làm tăng sự nhảy cảm của tuyến yên đối với
GnRH, kích thích tiết chế mạnh mẽ LH, tạo nên đỉnh cao LH vào trước ngày trứng
rụng.

Oestrogen đi vào máu tới cơ quan sinh dục làm tăng thể tích các mao mạch nhỏ nhất
trong niêm mạc đường sinh dục, điều đó đã làm tăng thêm nguồn máu, kích thích
quá trình phân chia tế bào ở đây vì vậy trong giai đoạn đầu của chu kỳ sinh dục niêm
mạc đường sinh dục (Tử cung, âm đạo, âm hộ) có màu đỏ, tăng sinh (phù), vách tử
cung dày lên và co cơ tự phát từng phần.

ThS. Phan Vũ Hải, Bài giảng Sinh sản Gia súc 8


Sau đó Oestrogen kích thích tế bào niêm mạc cổ tử cung tiết ra một chất nhầy loãng.
Ở một số loài như bò chất nhầy nhiều và chảy ra từ âm hộ cùng với niêm mạc âm
đạo. Oestrogen được hấp thu vào máu còn tác động đến toàn bộ cơ thể, đặc biệt là
hệ thần kinh trung ương làm thay đổi các hoạt động của gia súc cái biểu hiện các
triệu chứng động dục như thích gần con đực, kém ăn, ngơ ngác, kêu rống, đôi khi
nhảy lên lưng con khác và có tư thế chịu đực.

b. Pha thể vàng (Lutein): Bao gồm sau động dục và yên lặng sinh dục

Sau khi tế bào trứng rụng, những biểu hiện của động đực do Oestrogen biến mất,
niêm mạc cổ tử cung và âm đạo ngừng tiết niêm dịch do đó chất nhầy chảy ra giảm.
Cơ cổ tử cung hồi phục sức căng và dần dần đóng kín lại như cũ. Các triệu chứng
động dục dần dần biến mất.

Thể vàng tiết Progesteron với tác dụng an thai.

III. SINH LÝ QUÁ TRÌNH THỤ TINH

1. Sinh lý quá trình rụng trứng

Năm 1827, Cac Macmovits Ber (1782-1872), nhà sinh học xuất sắc người Nga (được
xem là người khai sinh ra môn phôi thai học) đã nghiên cứu một con chó cái vừa
giao cấu xong. Khi xem buồng trứng, trong các nang Graff vốn chỉ chứa nước, ông
thấy có một nang đặc biệt lớn. Ông phá vỡ nang đó ra, khéo léo tách được một hạt
tròn màu vàng và đặt vào đĩa thủy tinh chứa nước. Ông tả lại: "Hồi hộp xem nó dưới
kính hiển vi, tôi bàng hoàng cả người vì sung sướng. Sợ đó là ảo giác nên tôi phải
ngồi định thần một lúc mới xem tiếp. Té ra vẫn là nó - những quả trứng giống như
lòng đỏ trứng chim nhưng kích thước thì bé hơn nhiều" [8].

Trứng là một tế bào to nhất của cơ thể. Nó có màng, nguyên sinh chất, nhân. Khi
chín, trứng có kích thước 0,2-0,3 mm (linh trưởng), hình cầu, màu vàng nhạt. Các tổ
chức ban đầu trong noãn bào (buồng trứng) là noãn nguyên bào, cho ra các noãn
bào cấp 1. Trong lần phân chia thứ nhất của giảm phân, nó được tạo thành hai tế
bào có nhân đơn bội và kích thước khác nhau, một là noãn bào cấp 2, chứa khối
lượng lớn tế bào chất; hai là thế cực thứ nhất, chứa rất ít tế bào chất. Trong lần
phân chia thứ hai của giảm phân, noãn bào cấp 2 lại được phân thành hai tế bào
không bằng nhau, tạo thành tế bào trứng đơn bội và thế cực thứ hai bé. Kết quả là
noãn bào cấp 1 cho ra một tế bào trứng hoàn chỉnh với tất cả phần tế bào chất dự
trữ cần thiết, còn ba thế cực phụ teo đi.

a. Cơ chế điều hoà quá trình rụng trứng

ThS. Phan Vũ Hải, Bài giảng Sinh sản Gia súc 8


Rụng trứng là quá trình sinh lý phức tạp. Quan niệm rụng trứng và động dục gắn liền
với nhau hiện nay bị bác bỏ vì có khi có động dục mà không có rụng trứng (động dục
giả), có khi có rụng trứng mà lại không có biểu hiện động dục (động dục ngầm).

Quá trình rụng trứng được giải thích như sau:- FSH (tuyến yên) làm tế bào trứng
chín, nang trứng phát triển nhanh nổi lên trên bề mặt buồng trứng (nang De Graff).

- LH (tuyến yên) kích thích làm tăng tiết dịch nang trứng, tăng áp lực trong nang
trứng.

- Prostaglanding F2α do tế bào tử cung tiết ra có tác dụng kích thích việc hình thành
tổ chức chế tiết enzim phân huỷ vách nang trứng.

- Relaxin (Hormone tử cung) có tác dụng tương tự LH và Prostaglanding F2α.

Khi LH cao nhất sẽ làm cho áp lực dịch nang trứng có trị số lớn nhất, vách nang
trứng tại một thời điểm nào đó không thắng nổi áp lực đó dẫn đến nang trứng vỡ,
giải phóng tế bào trứng.

b. Số trứng rụng và thời gian rụng trứng

* Ở động vật đơn thai: Bình thường mỗi chu kì rụng 1-2 trứng. Tuy nhiên hiện nay
trong công nghệ sinh sản người ta có thể tác động bằng các loại hormone gây siêu
bài noãn thì một chu kì động dục có thể rụng nhiều trứng.

* Ở động vật đa thai: Số trứng rụng thay đổi theo giống, tuổi, dinh dưỡng, khí hậu…
Ở nái tơ thường ít hơn nái cơ bản (ví dụ ở lợn nái tơ trung bình là 13.5, trong khi đó
nái cơ bản là 21.4). Sự có mặt của đực giống có thể ảnh hưởng đến số trứng rụng.

Bò thường rụng vào khoảng 10-14 giờ sau khi có chấm dứt các triệu chứng động
dục bên ngoài, lợn thải trứng không cùng một lúc và thường vào ngày thứ 2 khi có
biểu hiện động đực. Biết được thời gian rụng trứng của gia súc để có biện pháp cho
gia súc đực nhảy hoặc dùng phương pháp TTNT đạt kết quả thụ thai cao.

2. Sự di chuyển của tế bào sinh dục

* Sự di chuyển của tinh trùng do:

ThS. Phan Vũ Hải, Bài giảng Sinh sản Gia súc 8


- Khả năng tự vận động

Hình 11. Sơ đồ chu kỳ động dục trên bò

- Đặc tính lội ngược dòng nước

- Dòng chảy của dịch tiết

- Nhu động của đường sinh dục

- Nhung mao của đường sinh dục

Tinh trùng có thể có mặt ở nơi thụ tinh rất nhanh sau khi thụ tinh (khoảng 1 giờ sau
thụ tinh, được gọi là pha chuyển động nhanh), thông thường thì khoảng 4-6 giờ ở bò
và dê, 3 giờ ở lợn…

* Sự di chuyển của tế bào trứng do:

- Sự co bóp của đường sinh dục

- Dòng chảy xuôi của niêm dịch

- Nhung mao của đường sinh dục

ThS. Phan Vũ Hải, Bài giảng Sinh sản Gia súc 8


- Di chuyển trong và ngoài đường sinh dục

3. Khả năng sống và thụ thai của tế bào sinh dục

- Trứng: thời gian ngắn hơn. Ở bò: 20 giờ; lợn : 12-15 giờ; ngựa: 10 giờ; thỏ: 6 giờ.

- Tinh trùng: thời gian dài hơn có thể gấp đôi thời gian sống và thụ thai của trứng
(tuỳ loài) do đó khi thụ tinh cần đưa tinh trùng vào sớm hơn. Thời gian sống của tinh
trùng trong đường sinh dục cái chịu ảnh hưởng của một số nhân tố như: tinh trùng
được đưa vào đường sinh dục ở bộ phận nào? (âm đạo hay tử cung), trạng thái sinh
lý, bệnh lý của đường sinh dục con cái và biểu hiện của cơ thể trong giao phối, chất
lượng của tinh trùng… Chỉ có một số lượng rất ít (khoảng 1/20-1/30 số lượng tinh
trùng được phóng vào âm đạo của bò, dê, cừu, thỏ) vào được tử cung để đến ống
dẫn trứng còn lại là bị chết do quá trình chọn lọc (thực bào, chảy ngược ra ngoài và
không vượt qua được chướng ngại vật ở cổ tử cung…) [9].

4. Sinh lý qúa trình thụ tinh

+ Khái niệm: Là quá trình sinh lý phức tạp giữa tế bào trứng và tinh trùng đã thành
thục, phát sinh đồng dị hoá để tạo 1 tế bào mới gọi là hợp tử mang 2n NST, hợp tử
phát triển thành cơ thể mới mang đặc điểm di truyền bố mẹ cùng với giống loài.

+ Điều kiện: - Có trứng rụng - Tinh trùng khoẻ, đủ số lượng và có mặt ở 1/3 phía trên
ống dẫn trứng vào thời điểm trứng rụng

+ Quá trình thụ tinh xảy ra gồm có 3 giai đoạn: - Phá vỡ vành phóng xạ - Xâm nhập
vào tế bào trứng - Đồng hoá giữa tế bào trứng và tinh trùng tạo thành hợp tử có thể
tóm tắt như sau:

Từ âm đạo, chỉ cần vài phút là tinh trùng đi vào đến dạ con, sau 2-3giờ đã đi hết ống
dẫn trứng. Sau đó, chúng còn sống vài ngày nữa để đợi trứng rụng. Trong số tinh
trùng đang dùng hết sức mình "lao tới" tới gặp trứng, có những tinh trùng "dại dột"
cứ luẩn quẩn trong âm đạo và bị dịch toan ở đây giết chết. Rất nhiều tinh trùng lạc
lối vào các nếp nhăn của niêm mạc dạ con, không tìm được đúng đường lên ống có
trứng. Một nửa số còn lại đáng lẽ phải vào bên ống dẫn trứng rụng thì lại ngờ
nghệch sang ống bên kia một cách cầu may. Cuối cùng thì chỉ còn vài chục đấu thủ
chạy đúng đường, với 1 đấu thủ duy nhất được phép chui vào trứng. Thực ra, một
mình nó chẳng vượt qua được khó khăn này nếu không có sự hỗ trợ của hàng vạn,
hàngtriệu tinh trùng khác.

Chú tinh trùng may mắn tiết ra men hyaluronidada để công phá màng trứng (men
này hiện đã phân lập được, thường dùng để chữa vô sinhở đàn ông do thiếu tinh
trùng, giúp cho tinh trùng đầu tiên dễ dàng lọt vào trứng). Có người tính rằng ít nhất
phải có 8 triệu tinh trùng mới tiết đủ số men cần thiết để làm việc đó. Bởi vậy, nếu có
thể thực hiện sự thụ tinh thì ban đầu ít ra phải có 80 triệu tinh trùng, trong đó 60%
phải chuyển động khỏe.

ThS. Phan Vũ Hải, Bài giảng Sinh sản Gia súc 8


Thực ra, có thể có vài ba tinh trùng lọt vào trứng nhưng việc thụ tinh đã dành cho
con đầu tiên; những con khác tự tiêu hủy và trở thành chất dinh dưỡng cho trứng.
Nhân của tinh trùng dịch lại gần nhân của trứng; cả hai đều dốc toàn bộ "của cải quý
giá" của mình (AND) ra góp vốn chung. Dưới kính hiển vi, người ta thấy nhân của
chúng như tan ra, quyện vào nhau làm một; các NST khẩn trương sắp xếp thành
từng cặp. Khoảng sau nửa giờ, tế bào trứng thụ tinh xong và đã đủ tư cách là một cơ
thể mới. Lúc này, giới tính của thai đã được khẳng định, chưa có cách nào thay đổi
được.

* Chú ý: Tinh trùng sau khi được xuất ra khỏi cơ thể thì không có khả năng thụ tinh
ngay mà cần phải trải qua một thời gian (có thể in vivo hoặc in vitro) để trải qua một
số quá trình biến đổi về lý, hoá học để trở thành đủ điều kiện thụ tinh (capacitation)

[10].

Hình 12. Biến đổi của tinh trùng trong đường sinh dục con cái

5. Quá trình hình thành thể vàng

Sau khi noãn nang vỡ, dịch nang chảy ra thì nang Graff xẹp xuống, những nếp nhăn
trên vách nang ăn sâu vào trong làm thu hẹp khoang nang trứng, khoang này chứa
đầy dịch và máu chảy từ vách nang (Thể huyết, thể hồng). Các tế bào hạt trong
khoang phân chia thành một khối tế bào lớn có chứa lipoit và sắc tố vàng lấp kín
xoang hình thành nên thể vàng. Thể vàng tiết ra hormone Progestreron có tác dụng
ức chế tuyến yên, kích thích niêm mạc tử cung tăng cường chất dinh dưỡng, ức chế
cơ trơn co bóp, thúc đẩy tuyến vú phát triển.

* Các loại thể vàng

- Thể vàng sinh lý

ThS. Phan Vũ Hải, Bài giảng Sinh sản Gia súc 8


Đối với trâu bò mỗi chu kỳ hình thành 1-2 thể vàng, đối với lợn hình thành nhiều hơn
khoảng 15-30 cái.

- Thể vàng chửa: Tồn tại trong qúa trình chửa và tiêu biến trước đẻ khoảng 18-20
ngày

- Thể vàng thoái hoá: Sau khi hoàn thành chức năng của mình thì thoái hoá

- Thể vàng tồn tại: Tồn tại khi gia súc không mang thai. Thường gặp ở những gia súc
rối loạn nội tiết hoặc kế phát từ các bệnh sản khoa

- Thể vàng giả: Thai chết nhưng thể vàng vẫn tồn tại

- Bạch thể: Sau khi hoàn thành chức năng sinh lý, thể vàng teo lại thành một vết sẹo
gọi là bạch thể.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Mai, N.Q., Sinh lý học Động vật và Người. 2004, Hà Nội: NXB Khoa học và Kỹ
thuật.
2. Martin, H.J. and J.E. Barry, Essential Reproduction. Fifth ed. 2000: Blackwell
Science. 1-274.
3. Hafez, E.S.E., Reproduction in Farm Animal. 6th ed. 1993, Philadelphia:
Lea&Febiger. 525.
4. Dũng, T.T., D.Đ. Long, and N.V. Thanh, Sinh sản Gia súc. 2002, Hà Nội: NXB
Nông nghiệp.
5. Xưxoep, A.A., Sinh lý sinh sản gia súc. 1985, Hà Nội: NXB Nông nghiệp. 429.
6. Joe, B. and W.F. John, Applied Animal Reproduction. 1996
7. Giao, H.K., et al., Công nghệ Cấy truyền phôi Bò. 1997, Hà Nội: NXB Nông
nghiệp.
8. Dân, T.T., Công nghệ sinh học trong chăn nuôi gia súc. 2005: NXB Nông
nghiệp. 127.
9. Knobil, E. and J.D. Neill, The Physiology of Reproduction. Second ed. 1994,
New York: Raven Press.
10. Hải, P.V., The distribution, capacitation status and motility characteristics of
ram spermatozoa in the reproductive tract of ewes within three hours after
mating, in Australia Institute of Tropical Veterinary and Animal Science. 2004,
James Cook University.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Vẽ hình cấu tạo cơ quan sinh dục ở bò đực và trình bày chức năng bộ máy
sinh dục đực (trừ các tuyến sinh dục phụ)?
2. Chức năng các tuyến sinh dục phụ (vẽ hình)?
3. Cơ chế thần kinh-thể dịch điều khiển sinh sản ở con đực (Vẽ hình)?

ThS. Phan Vũ Hải, Bài giảng Sinh sản Gia súc 8


4. Trình bày các tên, tuyến tiết và chức năng sinh lý chính của các hormone tham
gia quá trình sinh lý sinh sản của con đực?
5. Vẽ hình cấu tạo cơ quan sinh dục ở bò cái và trình bày chức năng các bộ phận
bên trong?
6. Cơ chế thần kinh-thể dịch điều khiển sinh sản ở gia súc cái (Vẽ hình)?
7. Các pha của chu kì tính (vẽ hình)?
8. Sinh lý quá trình rụng trứng?
9. Các hormone chính tham gia điều khiển quá trình sinh sản ở gia súc cái (tên,
tuyến tiết, tác dụng sinh lý chính)?
10. Quá trình hình thành thể vàng và các loại thể vàng?

ThS. Phan Vũ Hải, Bài giảng Sinh sản Gia súc 8


CHƯƠNG II.

QUÁ TRÌNH MANG THAI Ở GIA SÚC


Mục đích: Trình bày những biến đổi khi mang thai của gia súc mẹ (cùng với
bào thai) và các phương pháp chẩn đoán gia súc có thai, từ đó có biện pháp
chăm sóc, quản lý hợp lý.
Thời lượng giảng dạy: 7 tiết

I. THỜI GIAN MANG THAI VÀ SỐ LƯỢNG THAI

1. Thời gian mang thai

Thời gian mang thai được tính từ lúc con vật thụ thai (thường tính từ khi phối giống)
đến khi đẻ.

Bò: 9 tháng 10 ngày; Trâu: 11 tháng; Ngựa: 11 tháng; Dê, cừu: 5 tháng; Lợn: 3 tháng
3 tuần 3 ngày; Chó, mèo: 2 tháng; Hươu: 7 – 7.5 tháng, thỏ: 1 tháng... [3]

Số liệu trên chỉ là tương đối trong thực tế còn phụ thuộc nhiều yếu tố: tuổi (già >non,
lứa 1>lứa 2), giống, thời tiết khí hậu, dinh dưỡng, số thai (1 thai>2 thai), thai
đực>cái...

2. Số lượng thai

+ Đơn thai: 1-2 con như ở trâu bò, ngựa

+ Đa thai:

- Tuỳ theo giống và loài và thậm chí từng cá thể: Lợn nội trung bình 12-16 con, lợn
ngoại từ 8-12 con, dê cừu: 3-5 con, thỏ 2-4 con, chó 2-5 con, mèo: 2-4 con...

- Do tuổi khác nhau, ở gia súc đa thai lứa đầu thường ít hơn lứa sau.

- Do điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc mùa vụ.

- Do kỹ thuật thụ tinh nhân tạo (thời điểm, phẩm chất tinh, kỹ thuật dẫn tinh).

23
II. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THAI

1. Sự làm tổ của hợp tử

Hình 15. Quá trình làm tổ của phôi [4]

Sau khi thành hợp tử, hợp tử sống ở ống dẫn trứng và tiếp tục phát triển nhờ dinh
dưỡng của noãn hoàng và dịch tiết ống dẫn trứng. Ít ngày sau (tuỳ từng loài gia súc,
khoảng 3-4 ngày) hợp tử di chuyển về làm tổ tại nơi cư trú ở tử cung. Sự di chuyển
được của hợp tử nhờ chất dịch của vòi trứng, hoạt động của lông nhung ở vòi trứng
và tác dụng co giãn của vòi trứng dưới tác động của hormone Progesteron. Trong
quá trình di chuyển thì hợp tử đã thực hiện nhiều giai đoạn của quá trình phân chia,
khi đến tử cung hợp tử có dạng phôi dâu (32-64 tế bào). Khi đến nơi cư trú hợp tử
tiết ra một loại men ăn mòn niêm mạc tử cung và cư trú tại đó và phát triển thành
bào thai. Thời gian làm tổ của hợp tử cũng tuỳ từng loài gia súc, ví dụ như ở bò là 1-
3,4 tháng, ngựa 7-14 tuần, cừu 30-80 ngày, lợn 12-24 ngày…

Ngay trong những giai đoạn phát triển đầu lá phôi nằm sát và dính với niêm mạc tử
cung, lúc đầu liên kết còn yếu sau đó dần dần bền chặt hơn. Vì vậy trong giai đoạn
đầu của gia súc có chửa chúng ta cần chú ý trong chăm sóc, nuôi dưỡng và sử dụng
gia súc hợp lý để tránh sẩy thai.

2. Màng thai

Sau khi làm tổ ở thành tử cung, phôi tiếp tục được phát triển và nhau thai được hình
thành. Trong một số tuần đầu các tế bào trên bề mặt túi phôi đã bài tiết ra enzim để

24
phân huỷ tế bào của thành tử cung ở vùng xung quanh phôi để cung cấp chất dinh
dưỡng cho phôi tiếp tục sinh trưởng và phát triển. Trong nhau thai cũng đã bắt đầu
cung cấp một ít chất dinh dưỡng và oxy ngay từ những tuần lễ đầu, sau đó thì nhau
thai hoàn toàn đảm nhiệm được chức năng dinh dưỡng cho phôi. Máu của con mẹ
và máu của thai không được trộn lẫn với nhau mà chỉ trao đổi chất dinh dưỡng, khi
đi qua màng ngăn cách thông qua cuống rốn cho đến khi sinh đẻ.

2.1. Màng ối: Là màng trong cùng, gần thai nhất, có hình bầu dục, ở lỗ rốn của thai
màng ối và da của thai dính lại. Màng ối thường trong suốt, qua màng có thể nhìn
thấy thai nhi.

Giữa màng ối và màng niệu có mạng lưới huyết quản phân bố đều do từ dây rốn lại.

Túi trong của màng ối có nước ối. Nước ối lúc đầu có màu trong sau đó vàng nhạt.
Nước ối giảm vào thời kì cuối có thai như ở bò: 5-7 lít, ngựa 3-4 lít, ở lợn thì ít hơn.
Thành phần hoá học chủ yếu của nước ối chủ yếu là các chất: Protein, Ure, kích tố
nhau thai, sinh tố, muối, đường. Trong nước ối còn chứa chất giống kích tố hậu yên
(oxytoxin) có tác dụng làm con bóp tử cung -> khi đẻ thường lấy nước ối cho uống
để kích thích bong nhau.

Tác dụng chính của nước ối:

- Giữ cho thai nhi ở vị trí cân bằng tránh sự chèn ép của cơ quan phủ tạng con mẹ.

- Giúp cho thai nhi tránh được tác nhân cơ học bên ngoài

- Làm cho các tổ chức xung quanh không dính vào thai nhi.- Khi đẻ túi màng ối chưa
vỡ đè lên và kích thích cổ tử cung và khung xương chậu mở, nước ối vỡ ra có tác
dụng bôi trơn âm đạo.

25
Hình 16. Mối liên hệ mẹ và thai qua hệ thống nhau

2.2. Màng niệu

Nằm giữa màng đệm và màng ối. Màng niệu có thể coi như là bóng đái ngoài cơ thể.
Trong màng niệu có nước niệu có thành phần hoá học chủ yếu là Ure và một số
muối. Thời kỳ đầu nước ối lớn hơn nước niệu, thời kì sau thì ngược lại.

* Lưu ý: Sự khác nhau giữa màng niệu ngựa và các loài gia súc khác.

- Ở ngựa: lớp màng niệu phủ lên toàn bộ bề mặt của màng ối cho nên khi đỡ đẻ cần
chú ý vì khi đẻ màng niệu đệm đã rách, túi màng niệu ối bao mặt ngoài của thai nhi
cùng với thai nhi lọt vào chỗ rách của màng niệu đệm để sổ ra ngoài, ngựa khi đẻ
thường nằm nên thai ra nhẹ, màng niệu ối dầy không rách được do vậy dễ làm cho
thai nhi bị ngạt. Gặp trường hợp trên phải lập tức xé màng niệu ối ngay để cứu thai
nhi.

- Màng niệu của các gia súc khác không bao toàn bộ bề mặt ngoài của màng ối mà
chỉ che phủ mặt dưới và hai bên, vì vậy khi gia súc đẻ trước tiên là màng ối ló ra âm
môn nên bị vỡ trước.

2.3. Màng nhung (còn gọi là màng đệm)

Là màng ngoài cùng, trên màng nhung có lông nhung (núm nhau). Cấu tạo núm
nhau của trâu bò theo hình đít bát khác với một số loài gia súc khác nên dễ bị sát
nhau. Lông nhung tiếp xúc với nhau mẹ ở niêm mạc của tử cung và ở đây xảy ra
trao đổi chất giữa cơ thể con mẹ và con con.

26
Hình 17. Sơ đồ màng thai gia súc [5]

27
3. Sự biến đổi của gia súc cái khi có thai

3.1. Sự biến đổi toàn thân

Khi gia súc có thai, các kích tố nhau thai và kích tố của thể vàng làm ảnh hưởng đến
cơ năng các tuyến khác. Do đó ở thời kỳ đầu quá trình trao đổi chất tăng lên, dẫn
đến con vật ăn khoẻ, tiêu hoá manh, khả năng tích luỹ lớn dần dẫ đến con vật nhanh
béo. Ở thời kỳ cuối của thai do yêu cầu phát triển mạnh của bào thai nó phải hấp
thụ chất dinh dưỡng từ con mẹ, nên con mẹ thường gầy đi. Vì vậy, trong thực tế
chăn nuôi giai đoạn chửa cuối chúng ta cần phải chú ý chăm sóc nuôi dưỡng chu
đáo nhất là về chế độ dinh dưỡng. Trong thời gian có chửa Glycogen tích luỹ ở gan,
mỡ trung tính và Colesteron trong máu tăng lên. Lượng Hemoglobin trong máu bình
thường, máu nhanh đông hơn. Lượng Ca, P trong máu giảm xuống vào thời kỳ có
chửa sau (có thể dẫn đến bại liệt), nhưng lượng K lại tăng lên. Hoạt động của tim,
phổi trở nên khó khăn do áp lực của bào thai đè lên xoang bụng và xoang ngực.
Qúa trình lưu thông máu, sự hô hấp và bài tiết đều bị ảnh hưởng. Do vậy, ở kỳ cuối
có chửa con vật thường bị phù nề, khó thở, hay đi tiểu tiện, có thể mệt mỏi, toát mồ
hôi. Sự chèn ép của thai có thể làm thay đổi tuần hoàn xoang chậu, phù thũng hai
chân sau.

3.2. Sự biến đổi của bộ máy sinh dục

- Buồng trứng: thể tích buồng trứng to lên, khi khám qua trực tràng ta thấy thể vàng,
ở trâu bò thường là một thể vàng còn ở lợn thì số thể vàng thường nhiều hơn thai
nhi do trứng rụng mà không được thụ thai hoặc bị sẩy thai.

28
- Tử cung: thể tích và trọng lượng tử cung tăng lên, dây chằng tử cung căng do đó
buồng trứng kéo về phía trước và hơi xuống thấp. Máu được lưu thông đến tử cung
rất nhiều tạo điều kiện tăng chất dinh dưỡng để nuối bào thai.

- Cổ tử cung: bình thường cổ tử cung đóng kín tách biệt tử cung với âm đạo. Nhưng
khi có chửa thì tử cung đóng chặt hơn, niêm mạc dày lên, trên niêm mạc có tế bào
thượng bì tiết ra niêm dịch keo dính gây hiện tượng đóng nút cổ tử cung. Niêm dịch
này lúc đầu có màu trăng sau đó chuyển sang màu vàng, đến nâu tuỳ theo tuổi của
thai. Trước khi đẻ khoảng 1 tuần dịch này long ra và chảy ra ngoài.

4. Chẩn đoán có thai ở gia súc

Gia súc cần chẩn đoán có thai sớm, chính xác. Nếu không có thì có thể do cơ quan
sinh dục, hiện tượng động dục, rụng trứng, thời gian, phương pháp phối, phẩm chất
tinh... Nếu có thai thì có kế hoạch nuôi dưỡng chăm sóc, sử dụng, khai thác...

4.1. Chẩn đoán theo phương pháp lâm sàng

4.1.1. Dùng đực thí tình

Người ta cho đực thí tình vào chuồng gia súc cái đã được thụ tinh qua một chu kỳ,
nếu con cái chịu đực là chưa có thai. Thường dùng cho trâu bò và rất thuận lợi cho
các cơ sở chăn nuôi tập thể, chăn nuôi công nghiệp.

4.1.2. Quan sát bên ngoài

Kết hợp quan sát với sờ, nắn, gõ, nghe.

Khi con vật có thai thì:

- Không động dục ở các chu kỳ


tiếp theo

- Thời gian đầu con vật ăn tốt,


hay uống nước -> béo sau đó
gầy đi

- Ép tay vào thành bụng, nghe


tim thai... thấy máy động của
bào thai

- Con vật yên tĩnh, đi lại chậm


chạp, thận trọng, chóng mệt

Hình 18. Khám thai qua trực tràng


29
- Phù tứ chi, phía dưới thành bụng, tuyến vú

- Thay đổi trạng thái cân bằng, đối xứng hai bên thành bụng, độ lớn của bụng...

Phương pháp này thường chỉ phát hiện được ở những tháng chửa cuối.

4.1.3. Phương pháp khám qua âm đạo

Dùng mỏ vịt đưa vào cơ quan sinh dục con cái, mở nó ra và thông qua hệ thống đèn
soi hay ánh sáng tự nhiên để phát hiện có thai qua sự thay đổi thể tích, màu sắc,
dịch tiết... Phương pháp này khó, không phát hiện được tuổi của thai và dễ dàng
làm sẩy thai, gây viêm đường sinh dục nên rất ít làm.

4.1.4. Phương pháp khám qua trực tràng

Dùng tay đưa vào trực tràng thông qua đó kiểm tra các bộ phận của cơ quan sinh
dục cái và bào thai. Được áp dụng cho trâu bò, lợn ngoại, ngựa. Đây là phương
pháp tiên tiến, dễ tiến hành đối với các cơ sở sản xuất không có trang thiết bị chẩn
đoán.

a. Mục đích

- Chẩn đoán được con vật có thai hay không

- Đoán được thai tháng thứ mấy

- Xác định và phát hiện những gia súc mang bệnh sản khoa

b. Các căn cứ để khám thai

- Sự thay đổi của rãnh tử cung

- Sự thay đổi thể tích của sừng tử cung

- Hoạt động của động mạch tử cung

- Kích thước của thai và thể tích núm nhau

- Vị trí của bào thai

- Thể tích và sự thay đổi bề mặt buồng trứng

c. Phương pháp khám thai đối với bò

Giới thiệu
30
Chẩn đoán có thai cung cấp một công cụ hữu ích trong quản lý các hệ thống chăn nuôi
bò thịt. Trong chương này, những lợi ích của kỹ thuật này đối với các nhà chăn nuôi bò
vùng Bắc Australia cũng như việc đưa ra sự đánh giá các giai đoạn khác nhau của quá
trình có chửa ở bò thịt sẽ được thảo luận ngắn gọn.
Không bao giờ được đánh giá thấp tầm quan trọng của việc xác định tuổi thai. Tỷ lệ có
chửa của lần phối giống đầu tiên, liên quan với tuổi của con giống và lượng mưa, hình
thành nên một cơ sở cần thiết để giải thích các kết quả. Lập các chương trình một cách
hợp lý để tác động đến tỷ lệ sinh sản chỉ có thể thực hiện được với những ghi chép đầy
đủ.
Những lợi ích có thể đạt được từ việc chẩn đoán có chửa hiệu quả bao gồm:
1. Lựa chọn những bò giống không có chửa để loại thải, thay vì loại thải vì tuổi.
2. Phát hiện và đánh giá những những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của
đàn.
3. Đưa ra các biện pháp nhằm giảm nhẹ ảnh hưởng của hạn hán đối với bò giống.
4. Hình thành các nhóm bò theo giai đoạn mang thai, hoặc là theo mục đích bán, hay
chỉ đơn giản là để quản lý.
5. Lựa chọn một cách có hiệu quả để điều trị khi có bệnh chậm sinh.
6. Tránh phối giống những con bò có biểu hiện động dục trong lúc có chửa.
7. Mua bán hợp lý, ví dụ, bán những con giống bị loại thải, và bán lại những con bò
không có chửa ngay lập tức.
8. Lựa chọn những con cái cho mục đích thí nghiệm khi mà tình trạng, và/hay giai đoạn
có chửa có thể ảnh hưởng đến kết quả.
9. Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản.
Kiểm tra bò bằng sờ khám qua trực tràng được chấp nhận rộng rãi vì là phương pháp
thực tế đáng tin tưởng nhất để phát hiện có chửa, và ước lượng tuổi của thai khi không
có số liệu phối giống. Điều này là do sự chính xác và tốc độ nhanh của sờ khám qua
trực tràng đối với tuổi.
Mức độ dễ mà theo đó chẩn đoán có thể thực hiện được ở mỗi cá thể gia súc đầu tiên
phụ thuộc vào các yếu tố:
1. Giai đoạn có chửa.
2. Sự kháng cự của gia súc (nhu động).
3. Sự kháng cự của gia súc phụ thuộc vào tính khí và phương pháp cố định gia
súc.
4. Số lứa đẻ của gia súc.
Mỗi một yếu tố, đặc biệt là sự kháng cự của gia súc, ảnh hưởng đến tốc độ kiểm tra số
lượng lớn bò. Những yếu tố bổ xung quan trọng hơn bao gồm:
1. Thiết kế và xây dựng gióng giá và sân kiểm tra.
2. Nhân công sẵn có để lùa gia súc và để làm những công việc tại chỗ kiểm tra bò.

31
3. Tỷ lệ có chửa của đàn.
4. Sự có mặt, và tỷ lệ đàn hồi phục tử cung sau khi đẻ hay sẩy thai, và
5. Sự thống nhất của người kiểm tra có kinh nghiệm khi kiểm tra một số lượng lớn
gia súc.
Các bước được tiến hành, và những dấu hiệu đặc biệt của sự có chửa để phát hiện
việc có chửa, và việc xác định tuổi của thai, rất dao động giữa các cá thể. Vì hầu hết
những dao động này phụ thuộc vào giai đoạn có chửa, nên xác định có chửa ở giai
đoạn đầu thuận lợi hơn so với việc xác định có chửa ở giai đoạn giữa và giai đoạn cuối
của quá trình có chửa.
Những đặc điểm không có chửa
Bốn đặc điểm chính phân biệt tử cung bình thường không có chửa:
1. Không có dịch trong sừng tử cung.
2. Cả hai sừng tử cung đều có thành dày.
3. Cả hai sừng tử cung đều thuôn nhỏ về phía cuối.
4. Cả hai sừng tử cung đều cong nhẹ.
Kích thước, sự ổn định và vị trí của tử cung bình thường không có chửa là do sự thành
thục giới tính, lứa đẻ, giống, giai đoạn của chu kỳ động dục.
Kích thước của sừng tử cung từ trước khi thành thục giới tính đến khi bắt đầu có chửa
có đường kính khoảng 12,7mm và dài khoảng 203mm. Tăng kích thước tử cung xuất
hiện khi bắt đầu có chửa đến khi sừng tử cung đạt tới đường kính 38mm, độ dài
356mm. Có những sự khác biệt nhỏ xuất hiện ở kích thước sừng tử cung tương
ứng.Trương lực cơ tử cung rất nhỏ trong thời kỳ không động dục và trước khi gia súc
thành thục giới tính. Trương lực cơ tử cung dao động ở những gia súc có chu kỳ.
Trương lực cơ tăng là một đặc tính phổ biến của gia súc trong lúc động dục, trong khi
đó trương lực cơ trung bình ở giữa chu kỳ động dục.
Tử cung không có chửa thường nằm trong xương chậu. Khoảng 5% gia súc đẻ nhiều
lứa có tử cung vẫn nằm lại trong xoang bụng sau khi kết thúc hồi phục sinh lý. Phát hiện
này có khuynh hướng xuất hiện phổ biến hơn ở bò Brahman và các giống lai.
Phát hiện có chửa sớm
Những thay đổi sớm nhất có thể sờ khám được ở tử cung có chửa là:
1. Thành tử cung mỏng hơn.
2. Có dịch trong tử cung, và
3. Không sờ thấy sừng tử cung thon về phía cuối.
Những thay đổi này xuất hiện đầu tiên ở buồng trứng phía cuối sừng tử cung có thai.
Khi dịch màng ối tích lũy những thay đổi tương tự cũng xuất hiện ở sừng tử cung không
có thai trong vòng hai tuần. Có ba dấu hiệu của có chửa ở giai đoạn đầu có thể phát
hiện được ở bò đã đẻ nhiều lứa có thể trạng tốt vào tuần mang thai thứ sáu. Do đường
kính của tử cung nhỏ hơn và thành tử cung mỏng hơn ở bò hậu bị so với bò cái đã đẻ
nhiều lứa có thể trạng kém nên những thay đổi này có thể được phát hiện sớm hơn một
tuần.
32
Khi cả 2 sừng tử cung được lấp đầy bởi dịch màng ối vào lúc 8 tuần tuổi, thì sừng tử
cung cong lên phía trên các mạch máu màng ối. Sức căng của tử cung đã tác động đến
thành tử cung và làm mất độ cong của sừng có thai và không làm mất độ cong của
sừng không có thai.
Sự hiện diện của các núm nhau và sự có mặt của thai là những yếu tố cơ bản để khẳng
định sự có chửa.
Núm nhau xuất hiện khi thai 5 tuần tuổi. Tuy nhiên, thường là vào lúc 13 tuần có chửa
thì kích thước núm nhau mới đủ to để xác định được bằng sờ khám qua trực tràng.
Nhu động của thai vào lúc 10 tuần tuổi là một căn cứ để xác định có chửa khi khám thai.
Trước giai đoạn này, kích thước của thai và các mạch máu màng ối bao quanh làm cho
việc xác định thai khó khăn, thậm chí không thể xác định được.
Nhịp đập động mạch giữa tử cung, phía sừng có thai có thể xác định được vào lúc 13
tuần tuổi ở hầu hết bò hậu bị. ấn ngón tay lên thành động mạch có thể xác định được
nhịp đập động mạch. Động mạch tử cung là một trong những căn cứ có giá trị để xác
định có chửa.
Kiểm tra Finscher: sự trượt của màng thai có thể xác định ở tuần thứ 5, mặc dầu sức
căng của thành tử cung đã làm cho khó xác định bằng phương pháp này khi thai ở 8
tuần tuổi.
Trong khi phương pháp kiểm tra này rất phổ biến ở Mỹ, nhiều người cho rằng phương
pháp này không cần thiết, bởi vì phương pháp này dễ làm bong sự kết dính núm nhau ở
giai đoạn đầu có chửa, phương pháp kiểm tra này nên hạn chế để chẩn đoán phân biệt
khi nghi ngờ có chửa.
Có thể sờ khám màng ối khi có chửa 5 tuần và một số người đã dùng để phát hiện có
chửa và để xác định tuổi thai. Vì tim thai có thể dễ xác định hơn, không phải chỉ căn cứ
vào mạch máu, màng ối có thể bị bong ra, vì vậy phương pháp kiểm tra mạch máu
màng ối không được khuyên dùng.
Xác định tuổi thai trong giai đoạn mới có chửa
Tuổi thai có thể đoán chính xác vào tuần thứ 6 đến tuần 13 của thời kỳ có chửa. Đặc
điểm phát triển của tử cung được sử dụng để đoán tuổi thai được mô tả ở Bảng 4 .
Mức độ dịch trong sừng tử cung là căn cứ để xác định tuổi thai đến 8 tuần tuổi. Giữa
tuần thứ 8 và 13 thì kích thước tuyệt đối và tương ứng của sừng tử cung được dùng
cho xác định tuổi thai.
Ở một số cá thể, có ít hoặc không có màng nhau phát triển ở sừng không có chửa.
Trong những trường hợp này, kích thước tuyệt đối của sừng mang thai tăng lên nhanh
hơn bình
thường. Sừng tử cung cong lên phía trên và căng cứng xuất hiện bên sừng có thai,
trong khi đó thành sừng không có thai vẫn dầy và không có dịch, sự khác nhau này là
sự phát triển bình thường.
Khám thai sau khi có chửa 3 tháng
Trọng lượng nước ối sau 3 tháng kéo tử cung xuống xoang bụng. Cổ tử cung bị kéo sát
xuống xoang chậu, trong khi đó trọng lượng kéo nó xuống đáy xoang chậu. Ảnh hưởng
của trọng lượng là biểu hiện bằng chứng hiển nhiên ở giữa hoặc cuối giai đoạn có

33
chửa.
Sự chửa phải được khẳng định bằng sờ khám được thai, núm nhau hoặc động mạch tử
cung.
Khám thai phụ thuộc vào kích thước và vị trí nhưng có thể xác định được tất cả các giai
đoạn. Tuy không phải là phổ biến, khó chạm đến thai nhất là vào tháng thứ 5 và thứ 7,
đặc biệt là từ giữa tháng có chửa thứ 5 đến giữa tháng thứ 6.
Xác định núm nhau không khó. Sờ vào phía trên khối thai sẽ xác định được núm nhau.
Động mạch tử cung- ở một số ít trường hợp, khi mà cả thai và núm nhau đều không sờ
thấy hoặc không chắc chắn, thì xác định động mạch tử cung là điều cần thiết ở cả 1
hoặc cả 2 động mạch ở giữa tử cung.
Ở tháng có chửa thứ 3, động mạch phía sừng tử cung chứa thai có đường kính 3,2mm
và rất mờ nhạt. Đường kính động mạch tử cung gấp đôi và xác định rõ khi thai 4 tháng.
Động mạch tử cung tiếp tục phát triển và đường kính đạt 12.7mm vào lúc thai 8 tháng,
lúc này động mạch tử cung đập mạnh, dễ xác định.
Ở sừng tử cung không chứa thai, mạch đập động mạch tử cung vẫn mờ nhạt khi thai 7
tháng tuổi và có thể xác định rõ khi thai 8 tháng tuổi .
Xác định tuổi thai giai đoạn sau tháng chửa thứ 3
Kích thước thai có thể dùng để đoán tuổi đến khi 4 tháng. Khi đó có thể xác định được
sự cong xuống thấp của tử cung.
Xác định tuổi vào giai đoạn giữa và cuối có chửa chủ yếu dựa vào kích thước núm
nhau. Kích thước núm nhau trên chiều dài của tử cung rất khác nhau vì vậy cần thiết
phải lựa chọn vị trí tiêu chuẩn để đánh giá. Vì vậy người ta quy định chung là khám các
núm nhau ngay phía sát cổ tử cung vì có kết quả thống nhất và thuận tiện trong việc
khám thai.
Vị trí của thai, mặc dầu đã được nhiều người dùng để xác định tuổi thai, nhiều khi bị
nhầm lẫn do sự biến động rất lớn. Đặc biệt chú ý khi khám cho bò bị đói ăn, thiếu nước
uống trong một thời gian. Trong những trường hợp này thì vị trí thai sẽ rất khác so với
bò được ăn uống đầy đủ.
Kích thước thai cũng cần được bổ xung thêm để xác định tuổi thai.
Ở một mức độ hạn chế, quan sát bên ngoài cũng là một công cụ để xác định có chửa ở
giai đoạn đầu. Sự phát triển của bầu vú và sưng mọng của âm hộ là những căn cứ tốt
trước khi bò đẻ. Khi có các biểu hiện như vậy ít nhất thì thai cũng trên 8 tháng.
Các căn cứ để xác định tuổi thai được tổng kết ở Bảng 5.
Chẩn đoán phân biệt
Bóng đái
• Bóng đái không có rãnh chia đôi
• Cổ bóng đái ở phía dưới hay song song với cổ tử cung, gắn đối ngược với thân tử
cung.
• Không có núm nhau.
• Không có sự va động khi khám phải bóng đái.
34
• Tiếp tục kiểm tra sẽ xác định được tử cung.
Tử cung ở giai đoạn đầu hồi phục
• Không có núm nhau và không xác định động mạch đập.
• Không có sự va động của thai.
• Thành tử cung dày.
• Cổ tử cung to toàn bộ.
• Dịch tử cung và chất thải dễ thấy ở âm hộ.
• Thể trạng cơ thể và sự phát triển bầu vú là các căn cứ để xác định bò mới đẻ hay
sẩy thai.
Tử cung ở giai đoạn cuốí hồi phục
• Thành tử cung dày.
• Có dịch nhưng thành tử cung không căng.
• Ít khi có thể vàng trên buồng trứng.
• Đôi khi quan sát thấy dịch ở âm hộ
• Kiểm tra Finscher- âm tính.
Tích mủ , tích nước và viêm tử cung
• Thành tử cung dày.
• Dịch âm hộ biểu hiện viêm tử cung.
• Tử cung phía trên không căng lên.
• Kiểm tra Finscher- âm tính.
Viêm nội mạc tử cung
• Thành sừng tử cung dày mềm về phía cuối sừng và cong nhẹ.
• Không có dịch
• Kiểm tra Finscherếs-âm tính
Viêm cơ tử cung
• Phân biệt với giai đoạn giữa của kỳ chửa • Tử cung có thành dày
• Không có núm nhau và
• Không thể phát hiện khối thai
• Phân biệt với giai đoạn chửa sớm
• Tử cung có sừng dày
• Sừng tử cung không cong lên phía trên
• Kiểm tra Finscher-âm tính
Thai gỗ
• Không có dịch màng ối, núm nhau và mạch đập tử cung.
35
• Khối thai hoặc là “chắc và nhão” hay “Cứng như đá”.
Buồng trứng
• Phân biệt với núm nhau
• Có hình dáng đẹp, nếu có mặt của thể vàng
• Cứng đồng đều hơn so với núm nhau
• Có vị trí ở phía bên so với thân tử cung
Các thiết bị gióng giá
Thiết kế và xây dựng gióng giá rất khác nhau và ảnh hưởng lớn đến sự thuận tiện, tốc
độ và độ an toàn khi kiểm tra.
Cổng bên đối với người kiểm tra là tốt nhất. Cổng xoay một mình hay kết hợp với cổng
trượt rất được ưa thích. Nên dùng cổng bên để ngăn cách những bò đang đợi, cổng
phải xoay chắc chắn, vừa với một người kiểm tra.
Việc cố định gia súc trong lúc kiểm tra nên hạn chế tối thiểu. Giữ bò ở phía đầu thường
mất nhiều thời gian, và làm khuấy động cả đàn. Nếu một gia súc phải được cô lập để
kiểm tra thì cần phải có dây thừng, dây xích hay thanh gỗ chắn ngang phía sau để tránh
bị đá.
Ở những nơi mà hai hay ba con bò có thể được giữ ở trong gióng giá phía trước của lối
vào phía bên, thì dây thừng hay thanh gỗ để đề phòng bò đá là không cần thiết và khó
thực hiện. Với sự bố trí này, một bò đã được kiểm tra được giữ lại trong róng giá để giữ
những con bò tiếp theo trong lúc kiểm tra.
Khám ở phía sau gióng giá với những bò bình tĩnh có thể cần thiết với với những gióng
giá ngắn mà không có lối vào ở bên.

36
Phương pháp này loại bỏ việc cần thiết phải vào chuồng gia súc giữa các lần khám vì
sự an toàn của người khám và tốc độ khám. Khi phương pháp này là cần thiết, những

Bảng 4. Đặc điểm phát triển bình thường của tử cung bò giai đoạn 35-90 ngày tuổi [1]

bò đã được kiểm tra nên giữ lại đến khi đầy chuồng, và sau đó thả từng con giữa các
lần khám.
Dây cố định bò thường được buộc từ phía bên qua phía sau của gióng giá ở những nơi
không có cổng trượt. Phương pháp này được áp dụng ở những nơi mà lối vào trượt về
phía trước của gióng giá.
Dây buộc cố định thường nằm ở một tấm bảng phía sau lối trượt cũng có thể rất hữu
ích. Nó đảm bảo rằng một con bò sẵn sàng di chuyển về phía trước ngay lập tức để
kiểm tra. Hơn nữa, dây cố định gia súc sẽ là một chướng ngại đối với con bò đang đợi
37
thứ hai muốn lao về phía trước.
Xác định tuổi thai bằng cách quan sát bằng mắt
Xác định tuổi thai bằng cách quan sát bằng mắt thường được xác định bằng kích thước
của thai, bằng độ dài của chóp mông, và cũng bằng sự nhận biết về sự phát triển giải
phẫu. Kích thước và hình dáng của các mạch máu màng ối cũng là những chỉ dẫn hữu
ích trong những giai đoạn có chửa sớm.
Cho điểm thể trạng khi chẩn đoán có chửa ở bò tơ và bò cái: nên cho điểm thể trạng bò
vì điểm thể trạng giúp giải thích hiện tượng chửa và giúp đưa ra các quyết định quản lý.

Bảng 5. Đặc điểm phát triển bình thường của tử cung bò từ 3-9 tháng tuổi [1]

38
Bảng 5. Đặc điểm bào thai bò qua các tháng tuổi [1]

39
Hình 19. Khám thai bò qua trực tràng [2]

d. Phương pháp khám thai trâu (tương tự khám thai bò song xê dịch chút ít vì trâu
chửa 11 tháng)

e. Phương pháp khám thai ngựa

Ở ngựa người ta thương dùng phương pháp khám thai qua âm đạo, kết hợp vởi
khám thai qua trực tràng. Vì ở ngựa sau khi có chửa niêm mạc âm đạo nhợt nhạt, có
40
một lớp nhầy trắng đục và keo phủ ngoài. Cổ tử cung co và bé lại, nút niêm dịch
trắng đục bít hết lỗ ngoài tử cung. 75% ngựa cái phối giống được 1 tháng nếu có
chửa đều có triệu chứng trên.

* Chú ý khi khám thai qua trực tràng cần phân biệt có chửa với không có chửa, có
chửa với viêm tử cung và các bệnh phụ khoa khác: viêm tích mủ, viêm tích nước,
thai thối.

4.2. Chẩn đoán có thai bằng phương pháp phòng thí nghiệm

4.2.1. Phương pháp của giáo sư Nguyễn Tấn Ghi Trong (ĐH Y Hà nội)

Dùng axit H2SO4, HNO3, HCl kết hợp với các ProlanB có trong nước tiểu sẽ tạo ra
các phức chất có màu đặc trưng.

4.2.2. Phương pháp sinh học phản ứng Galli Mainini

Lấy nước tiểu của con cái nghi có chửa tiêm từ 3-5 ml vào túi bạch huyết ở lưng ếch
đực. Dưới tác dụng của Gonadotropin hoặc Estrogen (nếu có) thì sau 4 giờ sẽ thấy
tinh trùng trong nước tiểu của ếch lấy từ bóng đái.

4.2.3. Phương pháp miễn dịch học

Trong nước tiểu lợn chửa có chứa Prolan (hormone kích sinh dục) có tính kháng
nguyên rất mạnh. Theo nguyên lý miễn dịch học ta có thể gây phản ứng ngưng kết
(hoặc ngăn cản trở phản ứng ngưng kết) để phát hiện kháng nguyên Prolan có sẵn
trong nước tiểu để phát hiện kháng thể trong máu gia súc cái có thai.

Nói chung là các phương pháp phóng thí nghiệm là khá tốn kém, độ chính xác chưa
cao nên ít dùng.

4.3. Dùng máy khám thai

Hiện nay việc sử dụng máy siêu âm để khám thai rất phổ biến ở các trang trại lớn
mang lại kết quả chẩn đoán cao nhất là có thể chẩn đoán được thai ở các giai đoạn
đầu.

41
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Joe, B. and W.F. John, Applied Animal Reproduction. 1996
2. Petes, A.R. and P.J.H. Ball, Reproduction in Cattle. Second ed. 1998:
Blackwell Science. 227.
3. Dũng, T.T., D.Đ. Long, and N.V. Thanh, Sinh sản Gia súc. 2002, Hà Nội: NXB
Nông nghiệp.
4. Giao, H.K., Công nghệ Cấy truyền phôi ở Gia súc. 2003, Hà Nội: NXB Khoa
học và Kỹ thuật.
5. Knobil, E. and J.D. Neill, The Physiology of Reproduction. Second ed. 1994,
New York: Raven Press.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Thời gian mang thai và số lượng thai của một số loài gia súc đã học?

2. Các loại màng thai (vẽ hình)?

3. Sự biến đổi của gia súc cái khi có thai?

4. Chẩn đoán gia súc có thai theo phương pháp lâm sàng?

42
CHƯƠNG III.

QUÁ TRÌNH SINH ĐẺ Ở GIA SÚC


Mục đích: Trình bày những biến đổi khi mang thai của gia súc mẹ (cùng với
bào thai) và các phương pháp chẩn đoán gia súc có thai, từ đó có biện pháp
chăm sóc, quản lý hợp lý.
Thời lượng giảng dạy: 4 tiết

I. NHỮNG YẾU TỐ THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH SINH ĐẺ

Khái niệm: Gia súc cái mang thai trong một thời gian nhất định (tuỳ theo từng giống
loài), khi bào thai đã phát triển đầy đủ, gia súc mẹ đẩy thai ra ngoài cùng với màng
nhau, dịch thai. Quá trình đó gọi là đẻ.

1. Học thuyết áp lực

Khi thai của tử cung mẹ phát triển đầy đủ ở thời kỳ cuối, bào thai áp sát vào tử cung
và cổ tử cung làm cho áp lực của đường sinh dục cái thay đổi. Đồng thời bào thai là
một dị vật với sự máy động của thai nhi gây kích thích mạnh làm cho đường sinh dục
của con mẹ tăng cường quá trình hưng phấn. Khi áp lực và kích thích cơ giới của
bào thai đạt đến một mức độ nhất định gây cho gia súc xuất hiện co bóp ở tử cung
làm cho cổ tử cung mở ra xuất hiện quá trình sinh đẻ.

2. Học thuyết kích tố

2.1. Kích tố từ con mẹ

Vào thời kỳ trước khi đẻ có sự thay đổi về hàm lượng 2 kích tố trong máu và nước
tiểu, đó là sự tăng lên rất cao của Oestrogen và ngược lại hàm lượng Progesteron
lại giảm thấp. Sự thay đổi này làm cho tăng sự hưng phấn của cơ mạc và làm cho
cơ mạc trở nên nhạy cảm với kích thích bên ngoài, đặc biệt là sự có mặt của
Oestrogen làm tăng co bóp của tử cung.

Một loại hormone khác là Oxytoxin do thuỳ sau tuyến yên tiết ra vào thời kỳ cuối có
chửa làm tăng cường co cơ tử cung. Sự hạ thấp nồng độ Progesteron trong máu cho
phép sự kích thích của Oxytoxin lên cơ mạc. Có ý kiến cho răng men Oxytoxinaza
làm mất hoạt tính của Oxytoxin để bảo vệ cơ mạc tử cung. Sự hạ thấp nồng độ
Oxytoxinaza về giai đoạn có chửa về sau đã làm cho tử cung co bóp gây nên hiện
tượng đẻ [1].

42
2.2. Kích tố từ con (thai)

Các xung động thần kinh từ Hypothalamus của bào thai đã kích thích tuyến yên bào
thai giải phóng ACTH (Adromo-corticotrophic Hormone). Điều đó đã tác động thúc
đẩy sự sản xuất ra Corticosteroid từ tuyến thượng thận của bào thai. Corticosteroid
tác động lên nhau thai và tử cung, kích thích sự sản xuất Prostaglandin làm cho sự
phân giải thể vàng xảy ra nhanh chóng, dẫn đến hàm lượng Progesteron không còn.
Sự co rút của cơ tử cung không bị kìm hãm, các cơ nội mạc tử cung co rút theo nhịp
điệu dẫn đến hiện tượng đẻ [2].

Nói chung, nguyên nhân gây ra hiện tượng đẻ còn có nhiều điều chưa được giải
thích đầy đủ và chính xác và có thể có sự khác nhau giữa các loài nên còn đang
được nghiên cứu.

II. VỊ TRÍ, CHIỀU HƯỚNG VÀ TƯ THẾ THAI

1. Vị trí

Động vật nhai lại thường nằm ở sừng tử cung bên phải (trường hợp song thai thì ở
mỗi bên sừng tử cung).

Thai của ngựa nằm ở thân và gốc sừng tử cung.

Thai của lợn nằm rải rác và cách đều nhau trên 2 sừng tử cung, thường số lượng
thai ở mỗi sừng không bằng nhau.

2. Chiều của thai

Chỉ mối quan hệ của xương sống mẹ và xương sống của thai

2.1. Thai dọc: Xương sống thai song song với xương sống con mẹ (đây là trường
hợp đẻ dễ)

+ Thai dọc đầu: khi đẻ đầu ra trước (đẻ xuôi)

+ Thai dọc đuôi: khi đẻ đuôi ra trước (đẻ ngược). Thường thấy ở bò, dê, cừu

2.2. Thai ngang: Xương sống mẹ và thai ngang nhau

Tuỳ thao hướng của hông, bụng và lưng thai ra ngoài mà ta có thai ngang hông, thai
ngang bụng và thai ngang lưng. Nếu xương sống con mẹ và thai làm thành góc

43
vuông thì ta có thai thẳng góc thợ. Do đó ta cũng sẽ có thai thẳng góc thợ hông,
thẳng góc thợ bụng và thẳng góc thợ lưng.

Đây là các trường hợp đẻ khó, cần phải can thiệp

3. Hướng của thai: Chỉ mối quan hệ lưng của thai và lưng của mẹ

+ Thai sấp: nếu lưng con mẹ và lưng của thai cùng phía

+ Thai ngửa: nếu bụng của thai quay lên trên

+ Thai nghiêng: nêu lưng của thai quay sang một bên lưng của mẹ

4. Tư thế của thai: Chỉ mối quan hệ các bộ phận: đầu, đuôi, chân và thân của thai.
Nếu tư thế của thai không bình thường thì gây nên hiện tượng đẻ khó. Trước khi đẻ,
chiều hướng và tư thế của thai phải đạt yêu cầu sau:

- Chiều thai: dọc đầu hay dọc đuôi

- Hướng thai: sấp

- Tư thế:

+ Thai dọc đầu, sấp thì đầu và cổ thai phải gác lên 2 chân trước, duỗi thằng
và bằng nhau

+ Thai dọc đuôi, sấp thì đuôi thai phải nằm giữa 2 chân sau đang duỗi thẳng
và bằng nhau

Hình 20. Thai bình thường

44
Qua vị trí của móng ta có thể phân biệt được là chân trước hay chân sau, sấp hay
ngửa…, để từ đó phán đoán ra tư thế của thai. Nếu tư thế thai không ở 2 tư thế trên
thì thai đẻ khó.

Hình 21. Một số trường hợp thai đẻ khó

III. QUÁ TRÌNH ĐẺ

1. Những biểu hiện của gia súc trước khi sinh đẻ

a. Biểu hiện toàn thân: Trước khi đẻ (đối với trâu bò khoảng 1 tuần, đối với lợn
khoảng vài ngày) con vật thường tỏ ra băn khoăn, có thể ăn uống thất thường. Ở lợn
có hiện tượng tha rác làm tổ. Ở trâu bò có hiện tượng sụt mông. Con vật thường đi
đái dắt, đại tiện nhiều và phân không có khuôn (đặc biệt ở trâu bò). Nhiệt độ, tuần
hoàn và hô hấp của cơ thể hơi tăng một chút.

b. Biểu hiện cục bộ đường sinh dục: Trước khi đẻ khoảng 1 tuần đến 2 ngày (tuỳ
từng loài) nút niêm dịch cổ tử cung loãng ra và có dịch chảy ra ngoài. Khi sắp đẻ, cơ
quan sinh dục có sự thay đổi, rõ nhất là âm môn, âm hộ trở nên phù và mềm, bầu vú
căng to, xệ xuống, tĩnh mạch vú nổi rõ.

45
2. Quá trình sinh đẻ

a. Giai đoạn trước khi đẻ (Thời kỳ mở cổ tử cung)

Là thời kỳ đầu tiên của quá trìnhg sinh đẻ được tính từ cơn co bóp đầu tiên đến lúc
cổ tử cung mở ra hoàn toàn. Mỗi lần tử cung co bóp khoảng 1-2 giây và khoảng cách
giữa mỗi lần co bóp khoảng 20-30 giây. Đối với trâu bò (động vật đơn thai) thì sự co
bóp tử cung bắt đầu từ đầu mút sừng tử cung. Đối động vật đa thai như lợn thì sự co
bóp bắt đầu từ bọc thai gần cổ tử cung nhất, còn những bọc thai khác ở xa vẫn ở
trong trạng thái yên tĩnh. Thai và bọc thai đi dần vào cổ tử cung thì một phân của
nhau tách ra. Màng niêu và màng ối căng phồng đè lên và kích thich cổ tử cung và
khung xương chậu mở ra tạo điều kiện cho thai ra ngoài.

Kết thúc giai đoạn này, cổ tử cung và khung xương chậu đã mở hoàn toàn tạo thành
một đường thông suốt. Nước ối chảy ra từ bọc ối bị vỡ. Giai đoạn mở tử cung của
trâu bò và ngựa khoảng 6 giờ (1-12 giờ), ở lợn khoảng 3-6 giờ. Con vật thường rất
đau, kêu la vật vã.

b. Giai đoạn đẩy thai

Giai đoạn tiếp theo từ khi cổ tử cung mở hoàn toàn cho đến khi thai được ra ngoài.
Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình sinh đẻ. Giai đoạn này co bóp của tử
cung đặc biệt mạnh. Ở gia súc đơn thai thời gian co bóp khoảng 2-5 giây và khoảng
cách co bóp là 2-5 phút.

Nếu như tư thế, chiều hướng của thai bình thường, cơ quan sinh dục không có hiện
tượng bệnh lý, hệ thống nội tiết hoạt động bình thường thì thai dần dần lọt ra ngoài,
ngược lại chuyển sang hiện tượng đẻ khó. Đối với trâu bò và ngựa thì thời gian đẩy
thai khoảng 15-30 phút, nếu chậm quá 30 phút thì cần can thiếp không thai chết
ngạt. Đối với lợn, thời gian này có thể kéo dài 1-4 giờ, bình thường con nọ xổ cách
con kia 5-10 phút, nếu quá 4 giờ mà thai không xổ, hoặc xổ không hết thì phải can
thiệp.

Con vật rặn đẻ để đẩy thai ra ngoài với các hiện tượng như đứng ngồi không yên, 2
chân cào đất, kêu la, trang thái đau đớn cong lưng rặn, con đuôi, nghiến răng, nín
thở…

c. Giai đoạn bong nhau

Con vật trở lại trạng thái yên tĩnh nhưng tử cung vẫn co bóp, những cơn rặn chấm
dứt hoặc yếu. Khi bong nhau, sự co bóp tử cung bắt đầu từ đầu mút sừng tử cung
do vậy nhau thường lộn ngược.
46
Thời gian bong nhau ở trâu, bò khoảng 4-6 giờ sau khi đẻ, ở ngựa là 20-60 phút, lợn
là 10-60 phút, dê cừu là 1-2 giờ.

Đối với trâu bò nếu nhau không bong hết sau 12 giờ thì cần phải can thiệp ngay vì
sau thời gian đó cổ tử cung đóng lại sẽ khó can thiệp, mặt khác nhau bị hoại tử sẽ
khó lấy ra. Đối với lợn, nếu nhau không được đẩy ra hết, bất kì nhiều hay ít còn tồn
lại sẽ gây ra viêm tử cung, một vài trường hợp dẫn đến viêm vú.

d. Giai đoạn hồi phục tử cung

Đối với trâu bò sau khi đẻ 2 ngày nước thai còn màu đỏ sẫm trong có chất lợn cợn.
Nếu sau 10 ngày còn sản dịch là viêm tử cung. Đối với lợn thì sản dịch ít hơn, lúc
đầu hơi đỏ, 2-3 ngày thì ngừng chảy.

Thời gian hồi phục tử cung sau khi đẻ phụ thuộc lớn vào 3 giai đoạn trên của quá
trinh đẻ.

IV. PHƯƠNG PHÁP ĐỠ ĐẺ CHO GIA SÚC

1. Đỡ đẻ bình thường

1.1. Đỡ đẻ cho lợn

Gần đến ngày đẻ của lợn ta phải cử người trực cả ngày lẫn đêm vì 60-70% lơn bắt
đầu đẻ vào ban đêm. Chuồng trại đảm bảo vệ sinh, yên tĩnh.

a. Chuẩn bị dụng cụ

- Bông băng, chỉ buộc rốn, giẻ lau, thúng nhốt lợn con

- Panh, keo, kìm (hoặc bấm móng tay)

- Cồn sát trùng, một số loại thuốc (Oxytoxin, vitamin K, B1, C…)

b. Phương pháp đỡ

Khi lợn mẹ đẻ ra khỏi đường sinh dục, ta đỡ lấy lợn con, bóc màng bọc trên thai,
móc chất nhớt trong miệng, lấy 2 ngón tay kẹp dây rốn vuốt ngược về phía bụng lợn
con, cắt dây rốn khoảng 2-3 cm, buộc dây rốn, sát trùng vết cắt bằng cồn Iod 5%.
Sau đó lau sạch nhớt trên mình (lau ngược lông), bấm răng nanh. Nhốt lợn con vào
cái thúng ngoài chuồng rồi đỡ tiếp tục cho đến khi hết.

47
Chú ý: Trong khi đẻ lợn mẹ có thể ăn lợn con, ăn nhau và đè chết con nên phải có
người trực

Khi lợn đẻ xong khoảng 1 giờ ta cho những con dự định để nuôi vào để cho bú sữa
đầu. Cần cố đinh vú cho lợn, và con yếu thì nên cho bú gần ngực.

Để tránh hiện tượng sót nhau, ta gom nhau lại sau khi lợn đẻ ra hết, số lợn và nhau
là bằng nhau, nếu không là sót nhau [3] [4].

1.2. Phương pháp đỡ đẻ cho trâu bò

a. Chuẩn bị dụng cụ và chuồng trại

- Bông băng, chỉ buộc rốn, giẻ lau

- Cồn sát trùng, một số loại thuốc (Oxytoxin, vitamin K, B1, C…)

- Chuẩn bị dụng cụ sản khoa (nếu cần thiết)

- Chuồng trại vệ sinh, yên tĩnh

b. Phương pháp đỡ

- Dùng nước muối 5% hoặc thuốc tím 1l rửa sạch âm hộ, bầu vú và phần thân sau

- Nếu trâu bò gầy yếu có thể tiêm thuốc trợ tim, trợ sức trước khi đẻ

- 30 phút - một giờ sau khi vỡ ối thai không ra ta phải can thiệp

- Khi bê nghé vừa đẻ ra dùng 2 ngón tay kẹp dây rốn, vuốt ngược về phía bụng của
thai và cắt dây rốn khoảng 10-12 cm, dùng chỉ cột dây rốn sau đó sát trùng bằng cồn
Iod 5%, dùng tay móc nhớt trong miệng, dùng rơm rạ, bao tải sạch lau nhớt trên
người, lau ngược lông để tạo điều kiện cho tuần hoàn, hô hâp lưu thông (nếu là bò
sữa thì tách con ngay, con trâu bò gia đình thì để cho mẹ liếm con).

- Nếu bê nghé bị ngạt thì ta có thể hô hấp nhân tạo

- Nửa giờ sau khi đẻ cho trâu bò uống nước ối pha thêm ít muối

- Dùng nước muối rửa bộ phận sinh dục, bầu vú, thân sau

- Sau 1 giờ cho bê nghé bú sữa mẹ, nhất thiết phải cho bê, nghé bú sữa đầu.

2. Đỡ đẻ khó

48
2.1. Các trường hợp đẻ khó

- Vị trí, tư thế, chiều hướng thai không bình thường

Hình 22. Dùng thừng kéo hàm dưới ở tư thế đầu và


cổ bị nghẹo sang một bên

- Rặn đẻ yếu

- Đẻ khô

- Xương chậu hẹp

- Cổ tử cung hẹp và một số trường hợp khác

2.2. Nguyên nhân

2.2.1. Nguyên nhân do mẹ

- Do con vật quá gầy yếu dẫn đến rặn


đẻ yếu

- Do các phần mêm cổ tử cung, âm


đạo, âm hộ dãn nở không tốt

- Do khung xương chậu hẹp hoặc


méo, khớp bán động háng không bình
thường
Hình 23. Tay nắm chặt đầu móng, kéo thăng ra
trước
- Do tử cung bị xoắn, vặn [5]

2.2.2. Nguyên nhân do thai

49
- Kích thước thai quá tro

- Vị trí, tư thế, chiều hướng thai không bình thường

- Do quái thai

2.2.3. Can thiệp

* Chú ý: Kiểm tra thai sống hay chết. Nếu thai chết thì phải can thiệp ngay, nếu thai
sống thì có thể chờ một thời gian nữa để cho cở tử cung mở hoàn toàn hoặc là kiểm
tra sửa lại tư thế, chiều hướng của
thai.

- Dùng thuốc để can thiệp: Tiêm kích


tố hậu yên Oxytoxin với liều lượng 5-
10 UI/100kg P để tăng cường co bóp
của tử cung. Nếu thai đã có một phần
qua cổ tử cung thì không được tiêm
tránh vỡ tử cung hoặc chết thai.

a. Phương pháp đỡ đẻ qua âm đạo

* Phương pháp đỡ đẻ cho lợn


Hình 24. Dùng cần đẩy biến thế xương ngồi ra + Chuẩn bị dụng cụ như đỡ đẻ
trước thành khuỷu chân sau ra trước thường

+ Vô trùng bộ phận sinh dục của lợn


và phần sau. Vô trùng tay người can thiệp bằng cồn Iod 5% hoặc cồn 70%. Xoa
Vazơlin hoặc paraphin dầu vào tay
định đưa vào tử cung

+ Cách đỡ: Đưa tay trực tiếp qua âm


đạo, có thể vào tận cổ tử cung, thân
tử cung vào tận các sừng tử cung đỡ
từng con một (chú ý vị trí cần để kéo).
Khi thai kéo ra khỏi đường sinh dục
thì tiếp tục đỡ như đỡ đẻ bình
thường.

+ Nếu đường sinh dục khô có thể đưa


vào một lượng Paraphin, Vazơlin
hoặc dầu thực vật để bôi trơn.
Hình 25. Tư thế khuỷu chân sau ra trước, dùng
cần đẩy sản khoa để kéo thẳng chân sau

50
+ Sau khi đỡ xong thụ vào tử cung Peniciline 500.000 UI, Streptomicin 1g và 20 ml
nước

* Phương pháp đỡ đẻ cho trâu bò

Như cho lợn nhưng chú ý là khi đỡ đẻ thì dùng tay kiểm tra, sửa lại chiều hướng và
tư thế thai (có thể bằng dụng cụ sản khoa) cho bình thường rồi kéo thai ra theo nhịp
rặn của mẹ. Khi kéo thì vừa kéo vừa nâng nếu không mắc kẹt xương háng không ra
được.

b. Phương pháp mổ bụng lấy thai

Hình 26. Mổ bụng lấy thai


a. Phương pháp mổ hông bên phải
b. Phương pháp mổ bụng lấy thai

PHỤ LỤC

KỸ THUẬT MỔ BỤNG LẤY THAI

Nếu gia súc đẻ khó, thai quá to và thai còn sống mà không thể lấy ra được thì biện
pháp tốt nhất là mổ bụng lấy thai kịp thời, cứu cả mẹ và con [6].

• Các trường hợp sau được chỉ định mổ bụng lấy thai

51
- Cổ tử cung hẹp, một phần màng thai đã vào âm đạo nhưng cổ tử cung không
mở to và thai không ra được.

- Tử cung bị xoắn không sờ vào thai được

- Rặn đẻ yếu, tiêm thuốc kích thích không có hiệu quả

- Thai quá to hoặc tư thế, hướng, vị tri thai không bình thường mà không thể
xoay lấy thai ra được

- Thai bị thủy thũng nặng

- Nước thai quá nhiều, nguy hiểm đến tính mạng của bò cái mà không thể lấy
thai ra được

• Không mổ bụng lấy thai trong trường hợp:

- Thai đã chết lâu, thối. Nếu mổ bụng mẹ lấy thai sẽ gây viêm phúc mạc, nhiễm
trùng huyết làm chết bò mẹ.

- Bò mẹ đẻ kéo dài đã quá kiệt sức.

1. Yêu cầu cơ bản khi mổ bụng lấy thai

- Phải tiến hành càng sớm càng tốt

- Chuẩn bị dụng cụ, thuốc men đầy đủ

- Thao tác nhanh, chính xác và hết sức tránh để ruột bò mẹ lòi ra ngoài.

- Không được để nước chảy vào xoang bụng, vì như vậy sẽ gây viêm phúc mạc

- Vết khâu tử cung phải thật kín.

- Điều trị chống nhiễm trùng toàn thân sau mổ

2. Phương pháp mổ

Có 2 phương pháp: Mổ dưới bụng và mổ bên hông.

Vị trí mổ: Có thể chọn 1 trong 4 vị trí mổ sau đây:

- Phía trái, cách tĩnh mạch vú trái từ 5-8 cm.

- Giữa tĩnh mạch vú trái và đường trắng ở giữa bụng.

52
- Đường trắng ở giữa bụng.

- Cách tĩnh mạch vú phải từ 5-8 cm.

Mổ vị trí phái phải đường trắng có ưu điểm là dạ cỏ không trở ngại cho việc lôi tử
cung ra, nhưng vì vị trí vết mổ ở thành bụng nên dễ làm cho ruột lòi ra.

Chuẩn bị: Đặt con vật về bên trái trên một đệm cỏ khô, dày, sạch, bên trên phủ một
tấm vải sạch, trói hai chân trước với nhau, hai chân sau với nhau. Đè chặt đầu bò
xuống. Nếu có bàn mổ thỉ đặt bò lên bàn.

Sát trùng: Cạo sạch lông chỗ mổ, rửa sạch bằng xà phòng, lau khô rồi bôi cồn Iod.
Xung quanh chỗ mổ đặt vải đã vô trùng. Toàn bộ nơi mổ, dụng cụ mổ và tay người
mổ đều được vô trùng cẩn thận theo phương pháp ngoại khoa.

Gây tê: Gây tê theo dọc vết mổ bằng dung dịch Novocain 2%, tiêm dưới da. Trước
khi con vật nằm cũng cần tiêm gây tê ngoài màng cứng tủy sống.

3. Tiến hành mổ: Xem tài liệu về Giáo trình ngoại khoa thú y.

4. Hộ lý

- Tiêm kháng sinh và trự sức cho bò hằng ngày.

- Vết thương khô, sạch và liền mép thì sau 10 ngày sẽ cắt chỉ

- Nuôi dưỡng tốt và giữ vệ sinh chuồng trại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Xưxoep, A.A., Sinh lý sinh sản gia súc. 1985, Hà Nội: NXB Nông nghiệp. 429.
2. Martin, H.J. and J.E. Barry, Essential Reproduction. Fifth ed. 2000: Blackwell
Science. 1-274.
3. Dân, T.T., Sinh sản heo nái và sinh lý heo con. 2004, Hà Nội: NXB Nông
nghiệp. 80-90.
4. Hughes, P.E. and M.A. Varley, Reproduction in the Pig. 1986?
5. Petes, A.R. and P.J.H. Ball, Reproduction in Cattle. Second ed. 1998:
Blackwell Science. 227.
6. Lăng, P.S. and B.Đ. Phong, Bệnh Sinh sản và Kỹ thuật thực hành ngoại khoa
ở bò sữa. 2002, Hà Nội: NXB Nông nghiệp.

CÂU HỎI ÔN TẬP

53
1. Yếu tố thúc đẩy quá trình sinh đẻ ở gia súc theo thuyết áp lực và thuyết kích tố từ
mẹ?

2. Yếu tố thúc đẩy quá trình sinh đẻ theo thuyết kích tố từ con?

3. Vị trí, chiều hướng và tư thế của thai?

4. Những biểu hiện của gia súc khi chuẩn bị sinh đẻ và các giai đoạn của quá trình
sinh đẻ?

5. Phương pháp đỡ đẻ thường cho lợn?

6. Phương pháp đỡ đẻ thường cho trâu bò?

7. Các trường hợp và nguyên nhân đẻ khó?

8. Can thiệp đẻ khó?

54
HỌC PHẦN II

CÔNG NGHỆ SINH SẢN


- - - - - - - - - - -- - - -
Yêu cầu chung: Nắm được những kỹ thuật tiên tiến nhằm chủ động điều khiển quá
trình sinh sản theo ý muốn của con người

GIỚI THIỆU

Kỹ thuật sinh sản là một trong những biện pháp then chốt để duy trì phẩm giống, phát
triển đàn, tạo ra nhiều sản phẩm thịt, sữa, trứng… phục vụ nhu cầu thực phẩm ngày
càng tăng về cả số lượng và chất lượng. Năng suất sinh sản trong chăn nuôi nước ta
hiện nay còn thấp. Theo tổng kết của Hội Chăn nuôi VN (2000) lợn nái lứa đẻ ít (1,5 –
1,6 lứa đẻ/nái/năm), số lợn con sinh ra và nuôi được thấp do đó khả năng sản xuất
thịt bình quân của một l nái chỉ đạt 550-600 kg thịt/nái/năm bằng 1/3 chỉ tiêu này ở
các nước trong khu vực. Khoảng cách giữa các lứa đẻ của đàn trâu bò cái sinh sản
bình quân 20-24 tháng (tỉ lệ đẻ 50-60%), ở các nước chăn nuôi tiên tiến chỉ tiêu này
là 14-15 tháng/bê/cái sinh sản (tỉ lệ đẻ 80-85%)… Năng suất sinh sản thấp là một
trong những nguyên nhân hàng đầu làm cho hiệu quả chăn nuôi thấp thậm chí còn bị
thua lỗ.

Những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến năng suất sinh sản của
gia súc có nhiều nhưng chú ý nhất có những nguyên nhân sau:

a. Chế độ nuôi dưỡng không hợp lý

Dinh dưỡng đầy đủ (không thiếu, không thừa), khẩu phần thức ăn hợp lý, đáp ứng
được các nhu cầu của con mẹ trong các giai đoạn sinh trưởng phát dục, mang thai,
trước và sau khi đẻ, nuôi con… làm một trong những biện pháp hữu hiệu đẻ nâng
cao năng suất sinh sản của gia súc.

b. Trình độ quản lý và tay nghề thấp

Trong chăn nuôi hộ gia đình (nhất là đối với trâu, bò, dê) do không thực hiện phân
đàn, phân lô đúng cách, chuồng trại chật chội sẽ dẫn đến các vấn đề như cản trở
việc phát hiện sớm những gia súc cái động dục, gia súc có chửa sẽ dễ bị sẩy thai,
thậm chí bê nghé sơ sinh bị dẫm chết… Mặt khác hàng năm không tiến hành loại thải
những gia súc còi cọc hoặc có bệnh đường sinh dục đã được can thiệp nhiều lần
không khỏi đều làm cho năng suất sinh sản của đàn cái thấp.

54
c. Thời tiết khí hậu

Điều kiện khí hậu của môi trường không thuận lợi có ảnh hưởng đến hoạt động sinh
dục của gia súc ở các mức độ khác nhau. Trâu cái, dê cừu cái rất nhạy cảm với sự
thay đổi nhiệt độ- ẩm độ không khí. Mùa hè oi bức hoặc mùa đông giá lạnh trâu cái,
dê cái hầu như ngừng động dục, đến lúc thời tiết trời mát mẻ (từ tháng 9-11 và từ
tháng 2-5) mới trở lại động dục (mùa động dục). Ở bò cái tuy hoạt động sinh sản
quanh năm nhưng cũng thường tập trung vào mùa hè và hè thu. Vì vậy, trong mùa
động dục (đối với trâu và dê cừu cái) nêu ta không tập trung mọi cố gắng đẻ phát
hiện kịp thời và phối giống đúng lúc cho các gia súc cái se làm cho năng suất sính
sản của chúng giảm sút.

d. Bệnh lý

Một số bệnh có thể làm giảm hoặc mất khả năng sinh sản của gia súc

- Các bệnh sản khoa đặc biệt là bệnh liên quan đến đường sinh dục. Ví dụ: nhiễm
bệnh ở bộ máy sinh dục sau khi đẻ như nhiễm trùng cục bộ hay toàn bộ, sát nhau,
lộn tử cung, âm đạo…; những hiện tượng mất khả năng sinh sản (liệt dục, ngừng
hoặc mất hoạt động tính dục, động dục ngầm, chù kì không rụng trứng…).

- Mất cân bằng nội tiết. Ví dụ như do tồn lưu thể vàng làm cho gia súc cái không động
dục; tỉ lệ FSH/LH không thích hợp làm cho gia súc động dục mà không rụng trứng; sự
mất cân đối giữa Progesteron và Oestrogen như là quá ít Progesteron làm không bảo
đảm điều kiện tốt của nội mạc tử cung để phôi làm tổ hoặc là quá nhiều Oestrogen
gây nên động dục quá mức và liên tục…

- Rối loạn di truyền. Đột biến di truyền, tương tác và kết hợp các gen không bình
thường ở con đực và con cái hoặc do tác động của điều kiện sống bên ngoài (ánh
sáng, nhiệt độ, hoá chất…) đã làm biến đổi hệ thống gen (chuyển đoạn, hoà tâm…)
đưa đến mất hoàn toàn hoặc giảm khả năng sinh sản của vật nuôi.

Khắc phục những nguyên nhân nêu trên bằng những biện pháp tương ứng và có hiệu
quả (chế độ dinh dưỡng hợp lý, cải tiến và nâng cao trình độ quản lý kinh tế-kỹ thuật
chăn nuôi thú y, thực hiện tốt quy trình công nghệ TTNT, cấy truyền phôi, điều hoà
sinh sản bằng hormone…) chắc chắn sẽ nâng cao năng suất sinh sản của đàn gia
súc.

55
CHƯƠNG IV.

KỸ THUẬT THỤ TINH NHÂN TẠO GIA SÚC

Mục đích: Trình bày kỹ thuật huấn luyện đực giống, kỹ thuật khai thác tinh dịch,
kỹ thuật kiểm tra đánh giá chất lượng tinh dịch, đặc tính của tinh trùng, pha chế,
bảo quản tinh dịch và kỹ thuật dẫn tinh.

Thời lượng giảng dạy: 20 tiết (15 tiết lý thuyết và 5 tiết thực hành)

* Khái niệm

Thụ tinh nhân tạo là một biện pháp khoa học trong chăn nuôi, thông qua một số biện
pháp kỹ thuật, con người lấy tinh từ đực giống để thụ tinh nhân tạo cho con cái nhằm
phát huy khả năng sản xuất của những gia súc tốt.

I. LỊCH SỬ CỦA KHOA HỌC THỤ TINH NHÂN TẠO

1. Lịch sử trên thế giới

Lich sử phát triển kỹ thuật thụ tinh nhân tạo (TTNT) gia súc trên thế giới trải qua
nhiều giai đoạn. Thời kỳ sơ khai phải kể đến I.I. Ivanov (Nga), L. Spallanzani (Italia)
và sau đó là Bibbiena là những người đầu tiên làm thí nghiệm trên tằm để thụ tinh
nhân tạo. Truyền thuyết kể rằng thụ tinh nhân tạo bắt nguồn từ thế kỷ XIV nói rằng:
Một tù trưởng của một bộ lạc nọ vì muốn có được dòng ngựa tốt của một bộ lạc thù
địch, trong đêm tối đã sai người hứng tinh dịch của một con ngựa đực của đối thủ
vào một nắm bông và nhét vào âm hộ ngựa cái của mình. Ít lâu sau ngựa của ông ta
có chửa và sinh ra con ngựa như ông mong muốn. Năm 1898 Heape (Anh) phát hiện
ra chu kỳ sinh dục gia súc làm nền tảng khoa học cho kỹ thuật thụ tinh nhân tạo. Ở
Mỹ, Pearson và Harrison phát hiện ra phương pháp dẫn tinh ngựa và bò.

Sự bùng nổ của kỹ thuật thụ tinh nhân tạo đạt được sau khi Joseppe Amantea, người
Italia phát minh ra âm đạo giả năm 1914. Phát minh này đã giải quyết một loạt khó
khăn trong việc lấy tinh các loại gia súc nhất là ngựa và loài dạ cỏ.

56
I.I. Ivanov (1917) cùng với V.K. Milovanov (1934) là những người đầu tiên đưa ra cơ
sở khoa học và thực nghiệm về pha loãng và bảo tồn tinh dịch với dung dịch điện giải
(NaCl, KCl), Phillips (1940), Salisbury (1943) cải tiến môi trường pha loãng và bảo
tồn với lòng đỏ trứng gà, Na-Citrate, kháng sinh đã thúc đẩy sự phát triển của lĩnh
vực thụ tinh nhân tạo gia súc ngày càng được hoàn thiện theo thời gian và có được
sự phát triển cả về mặt quy mô lẫn chiều sâu như ngày nay [2-4].

2. Lịch sử ở Việt nam

Ở Việt nam, kỹ thuật TTNT được bắt đầu từ năm 1957 tại Học viện Nông - Lâm, nay
là trường Đại học nông nghiệp I thuộc huyện Gia Lâm - Hà Nội. Năm 1958, TTNT đã
được tiến hành cho lợn ở An Khánh - Hà Tây. Đầu năm 1960, TTNT cho bò, 1961
TTNT cho trâu, 1964 cho ngựa. Vào những năm 70, cơ sở đông lạnh tinh dịch bò
dạng viên do Cuba viện trợ đã tiến hành ở Moncada thuộc Ba Vì - Hà Tây. Năm
1986, Viện Chăn nuôi đã ứng dụng thành công TTNT cho gà, năm 1990 cho ngỗng,
1991 TTNT lai xa giữa ngan và vịt, 1995 TTNT cho dê, 1997 TTNT cho chó nghiệp
vụ.

Cho đến nay, TTNT cho lợn, bò là phát triển hơn cả. Cả nước có 79 trạm (năm 1999)
và 36 phân trạm với trên 2.000 cán bộ kỹ thuật và hàng vạn dẫn tinh viên, số lượng
lợn, bò đực giống được sử dụng vào TTNT trên 1.500 con [5, 6].

II. LỢI ÍCH VÀ BẤT LỢI CỦA TTNT GIA SÚC

1. Lợi ích

- Nâng cao được khả năng truyền giống của con đực.

Bằng cách TTNT một con lợn đực có thể phụ trách 250 - 350 lợn cái (đực nội) và
1000 - 2000 lợn cái (đực ngoại). Đối với bò, một con đực có thể phụ trách hàng vạn
bò cái (vì mỗi lần xuất tinh của bò đực cho 200 liều tinh và lợn đực cho 30 - 40 liều
tinh).

- Nâng cao phẩm chất chung của đàn gia súc.

Vì chỉ dùng một số ít con đực giống được chọn lọc kỹ càng, với chất lượng tinh dịch
rất tốt đem dẫn cho gia súc cái thì các đặc điểm tốt sẽ được truyền cho đời sau.

- Có thể mang tinh dịch đi xa.

Vì tinh dịch đó đã được dùng các chất thích hợp để pha chế và dùng nhiệt độ thích
hợp để bảo tồn. Ví dụ :Tinh dịch lợn ở nhiệt độ 16-18 oC có thể giữ được 3-4 ngày
(lợn ngoại), lợn nội có thể giữ được 1-2 ngày. Đặc biệt tinh dịch bò, bằng phương
pháp ướp lạnh có thể giữ được 8-10 năm.
57
- Tránh được sự lây lan một số bệnh qua con đường tiếp xúc.

- Khắc phục được khó khăn do sự chênh lệch quá lớn về tầm vóc trong giao phối trực
tiếp.

Ví dụ lợn đực ngoại nặng chừng 300-400 kg nhưng lợn cái nội chỉ nặng trung bình
50-60kg hay bò đực ngoại nặng 1 tấn - 1,5 tấn trong khi bò cái nội chỉ khoảng 180-
250 kg nên rất khó giao phối trực tiếp.

- Trong công tác lai tạo và chăn nuôi công nghiệp với số lượng gia súc cái động dục
đồng loạt với các công thức lai tạo giống khác nhau thì chỉ có biện pháp TTNT mới
giải quyết được vấn đề trên.

- Kéo dài thời gian sử dụng đực giống.

Ví dụ bằng nhảy trực tiếp lợn đực ngoại chỉ sử dụng trong khoảng 1,5-2 năm trong
khi bằng TTNT nó có thể dùng được 4-5 năm.

- Có hiệu quả kinh tế lớn hơn hẳn gia súc đực nhảy trực tiếp.

Ví dụ: Giá trị tiền thu được từ TTNT bao giờ cũng gấp từ 5-6 lần so với nhảy trực tiếp
đối với lợn và hàng trăm lần đối với bò.

2. Bất lợi

- Kỹ thuật TTNT đòi hỏi người làm kỹ thuật nắm được về sinh lý sinh sản và thú y, là
người trung thành, yêu nghề, được đào tạo.

- Cần vốn ban đầu cao.

- Đòi hỏi về thời gian lâu hơn, các công đoạn qúa trình thụ tinh diễn ra nhịp nhàng ăn
khớp với nhau.

- TTNT nếu không có kiểm tra tốt nó sẽ làm lây lan bệnh tật thông qua sinh sản.

III. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ SINH LÝ SINH SẢN CỦA GIA SÚC ĐỰC

(Đã nghiên cứu trong Học phần 1)

IV. KỸ THUẬT KHAI THÁC TINH DỊCH CỦA GIA SÚC

58
1. Phản xạ tính dục của con đực

Phản xạ tính dục là chuỗi phản xạ, là biểu hiện các hành vi động tác muôn hình muôn
vẻ, để kích thích con cái cùng loài, thông qua đó con đực thực hiện được chức năng
sinh sản.

1.1. Phản xạ săn đuổi (trò sơ bộ)

Phản xạ săn đuổi là phản ứng toàn thân của con đực để kích thích con cái cùng loài
dẫn đến khả năng giao phối với nhau. Đực giống bình thường đến giai đoạn thành
thục về sinh dục đều có phản xạ này, nếu không có thì đực giống đó không bình
thường về khả năng sinh sản. Thường con đực phát hiện con cái bằng các cơ quan
cảm thụ như thính giác, thị giác, khứu giác. Khi tiếp xúc với con cái nó thường ngửi
phân, ngửi nước tiểu, ngửi bộ phận sinh dục của con cái hoặc dùng mõm hích vào
lưng, vào bụng để kích thích. Ở gia cầm khi con đực tiếp xúc với con cái thường đạp
chân, xả cánh và đuổi theo con cái. Nhìn chung ở các loài gia súc khác nhau thì cách
thể hiện phản xạ này khác nhau. Đây là phản xạ ban đầu và là cơ sở để thực hiện
các phản xạ khác do vậy ta cần tạo điều kiện để gia súc thực hiện phản xạ này một
cách đầy đủ.

Gia súc cái cũng có phản xạ này nhưng nó chỉ biểu hiện ở thời kỳ động dục, con vật
thường bỏ ăn, phá chuồng, kêu la và đi tìm con đực, biểu hiện rõ nhất là ở bò.

1.2. Phản xạ cương mô giao cấu

Phản xạ này bắt nguồn từ phản xạ săn đuổi làm trương phồng cơ quan giao cấu.

Ở gia súc đực do máu của động mạch phân nhánh nhiều đến dương vật và kết thúc
ở cơ quan cương tạo thành xoắn ốc, dẫn đến hiện tượng trương phồng và cương
cứng dương vật. Đây là phản xạ tạo điều kiện cho phản xạ giao cấu và phản xạ
phóng tinh tốt hơn và ngược lại. Chính vì vậy mà ta cần tạo điều kiện để cho gia súc
thực hiện phản xạ này thật tốt.

Ở con cái cũng có phản xạ này khi hưng phấn sinh dục đến đỉnh cao máu dồn lên
tiền đình âm đạo làm cho tiền đình âm đạo trương phồng.

* Chú ý: nhiều con đực hăng quá : khi ta đưa vào giá vội vã nhảy lên ngay, những
con đó thường nhảy không thành công.

1.3. Phản xạ giao cấu

Phản xạ này xảy ra ở cả con đực và con cái, hai cơ quan sinh dục tiếp xúc với nhau,
toàn cơ thể đực, cái hưng phấn ở mức độ cao (mất phản xạ này thường mất luôn cả
phản xạ phóng tinh).

59
+ Ngựa có kiểu giao cấu có cưa, khi đạt tới trạng thái hưng phấn cao nhất dương vật
đưa sâu vào tử cung để thực hiện phản xạ phóng tinh.

+ Bò có phản xạ tìm ngắn hơn, biểu hiện cử động nhịp xương chậu kết hợp với cử
động của dương vật và đưa dương vật tiếp xúc với môi to âm đạo. Lúc này do kích
thích của tiểu thể xúc giác (nằm dưới niêm mạc dương vật) bò bắt đầu thực hiện
phản xạ phóng tinh.

+ Lợn động tác tìm lâu hơn, dương vật xoay nhiều lần, đưa vào rút ra cuối cùng
dương vật đưa qua cổ tử cung để thực hiện phản xạ phóng tinh.

1.4. Phản xạ phóng tinh

Phản xạ phóng tinh là phản xạ cuối cùng của chuỗi phản xạ sinh dục. Nó liên quan
đến nhiều phản xạ như nâng dịch hoàn lên để co bóp phóng tinh ra ngoài. Đây là
phản xạ quan trọng nhất, nó trực tiếp ảnh hưởng đến phẩm chất tinh dịch vì vậy ta
phải đặc biệt chú ý tạo mọi điều kiện để gia súc xuất tinh tốt, đặc biệt là các yếu tố kỹ
thuật như nhiệt độ, áp suất, độ nhớt của âm đạo giả và các yếu tố kỹ thuật khác.
Phản xạ này ở những động vật khác nhau thì biểu hiện khác nhau:

+ Ngựa khi phóng tinh nó cử động nhịp đuôi, có lúc rên khẽ, nó phóng tinh từng phần.
Giai đoạn đầu dịch loãng hầu như không có tinh trùng, giai đoạn thứ hai dịch có màu
trắng sữa, nồng độ tinh trùng ở mức độ cao, giai đoạn thứ ba dịch nhầy keo, ít tinh
trùng.

+ Bò và trâu phóng tinh khi thực hiện phản xạ thúc. Thời gian phóng tinh ở trâu, bò
chỉ ngắn trong vòng 3-4 giây (cần lưu ý: khi trâu, bò chưa thực hiện phản xạ thúc thì
chưa phóng tinh).

+ Lợn suốt trong thời gian phóng tinh nằm im trên giá, dương vật ít cử động. Lợn do
lượng tinh dịch nhiều nên tinh dịch chảy trực tiếp vào tử cung. Theo Burger 1952 mổ
khám tử cung sau 15 phút thực hiện phản xạ phóng tinh thì tử cung đầy tinh dịch.
Lợn cũng phóng tinh từng phần giống như ngựa nhưng thời gian phóng tinh của lợn
lâu hơn, có thể kéo dài từ 10 - 15 phút, có con kéo dài tới 30 phút.

* Một số đặc điểm cần lưu ý:

- Hưng phấn sinh dục giảm ngay sau khi con đực hoàn thành "bài thể dục" nghĩa là
thực hiện xong toàn bộ quá trình giao phối.

- Ngừng giao phối hoặc nghỉ khai thác tinh dịch một thời gian con đực tăng hưng
phấn sinh dục nhưng phẩm chất tinh dịch lại giảm vì có nhiều tinh trùng già. Nếu hiện
tượng này kéo dài sẽ gây nên hiện tượng tự dâm. Thí dụ ở lợn cạ dương vật vào
tường hoặc nền chuồng để phóng tinh, ở bò và trâu qùy hai chân trước thúc dương
vật vào yếm để phóng tinh.

60
2. Điều kiện để huấn luyện tốt đực giống

2.1. Tuổi huấn luyện

Đực giống khi đưa vào huấn luyện tuổi phải hơi non (tuổi dậy thì) bởi vì ở tuổi này dễ
cảm hóa con vật nhưng đồng thời cũng là tuổi con vật có tinh hăng về sinh dục, còn
nếu tuổi trưởng thành thi khó huấn luyện hơn vì tính bảo thủ của nó cao.

+ Lợn nội 5-6 tháng tuổi, lợn ngoại 7-8 tháng tuổi.

+ Trâu, bò 18-24 tháng tuổi, nếu trên hai năm thường khó huấn luyện.

2.2. Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng

Trước khi đưa đực giống vào huấn luyện khoảng 20 ngày cần cho gia súc ăn theo
chế độ của đực giống làm việc, khẩu phần ăn phải đảm bảo và cân đối giữa các chất,
đặc biệt là protein, canxi, phốt pho và các loại Vitamin A, D, E...

Cùng thời gian ấy người huấn luyện phải tiếp xúc với con đực để làm quen bằng
cách cho gia súc vận động, tắm chải, xoa bóp dịch hoàn.

2.3. Lịch huấn luyện

Phải đảm bảo một tuần không quá hai lần và đúng giờ qui định (tốt nhất là khoảng từ
5-7 giờ sáng).

2.4. Người huấn luyện

Người huấn luyện phải kiên trì tránh nôn nóng, tránh các hành vi thô bạo như : đánh
đập gia súc và phải luôn cố định người huấn luyện bởi vì có cố định người huấn
luyện thì mới theo dõi được cá tính của từng con để chiều theo ý thích của chúng.

2.5. Phòng và giá huấn luyện

Phòng huấn luyện phải rộng đủ cho gia súc đi lại thực hiện các phản xạ. Giá huấn
luyện phải phù hợp với từng loại gia súc.

3. Phương pháp huấn luyện

* Nguyên tắc huấn luyện

Thành lập cho gia súc đực một phản xạ có điều kiện về nhảy giá và thường xuyên
củng cố phản xạ này.

Các loài gia súc khác nhau thì có phương pháp huấn luyện khác nhau.

61
3.1. Đối với trâu, bò: lúc đầu cho nhảy cái động dục, tiếp đó cho nhảy cái thường,
cuối cùng cho nhảy giá hoặc nhảy với đực khác.

3.2. Đối với lợn: lúc đầu cho nó nhảy với cái động dục, tiếp đó cho nhảy với con mồi,
cuối cùng cho nhảy với giá.

* Chú ý: - Mỗi giai đoạn nhảy ta cho củng cố 5 đến 6 lần, khi gia súc thành thạo thì ta
sẽ chuyển sang giai đoạn khác.

- Một số con ta chỉ cần cho nó tham quan sau đó tự nó có thể tự nhảy giá
được hoặc có những con khi cho nó vào giá nó nhảy giá ngay thì cho chúng nhảy
trực tiếp giá không cần áp dụng một cách máy móc quy trình trên để rút ngắn thời
gian huấn luyện.

4. Kỹ thuật khai thác tinh dịch

4.1. Các yêu cầu cơ bản

Trong Kỹ thuật TTNT thì đối tác số 1 chính là con đực. Trong kỹ thuật khai thác tinh
dịch có những yêu cầu cơ bản sau:

a. Dùng phương pháp nào, kỹ thuật nào thì làm sao cũng phải khai thác toàn bộ tinh
dịch của con đực trong 1 lần khai thác.

Nếu việc đó không xảy ra thì nó sẽ gây ra 2 hiện tượng:

+ Lãng phí tinh dịch

+ Phản xạ tính dục của con đực bị ảnh hưởng, làm mất khoái cảm sinh dục, dẫn đến
làm mất phản xạ có điều kiện đã được tạo nên.

b. Đảm bảo phẩm chất của tinh dịch.

- Để đạt được về số lượng và chất lượng thì phải đảm bảo các điều kiện sống, sinh
lý, chế độ khai thác con đực. Sau khi khai thác xong thì phải đảm bảo điều kiện sống
cho tinh trùng khi ra ngoài cơ thể đặc biệt là không được có các tạp khuẩn, các chất
sinh học gây ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng. Phải tránh lây lan các bệnh truyền
nhiễm, ký sinh trùng thông qua khai thác tinh dịch.

Có những chú ý sau về khâu vệ sinh trong quá trình khai thác tinh dịch:

+ Dụng cụ khai thác tuyệt đối vô trùng

+ Không được khai thác tinh dịch của gia súc ốm, bị bệnh

62
+ Phải tắm rửa con đực trước mỗi lần khai thác tinh dịch

+ Vệ sinh sạch sẽ giá nhảy, phòng lấy tinh

+ Nhân viên lấy tinh dịch phải cố định và không mắc các bệnh truyền nhiễm

c. Không được gây ảnh hưởng thô bạo đến cơ quan sinh đực

d. Dụng cụ an toàn cho cơ quan sinh dục gia súc, dễ thao tác, dễ kiếm và giá thành
hạ.

4.2. Khái quát các phương pháp khai thác

a. Dùng hải miên

Đây là một phương pháp cổ xuất hiện cách đây gần một ngàn năm trước. Người ta
dùng hải miên sau khi đã sát trùng nhét vào âm đạo của con cái khi con cái chịu đực,
sau đó thực hiện giao phối, tinh dịch ngấm vào hải miên khi đực phóng tinh, xong ông
lấy hải miên ra ngoài, vắt lấy tinh và dùng cho thụ tinh nhân tạo.

Kết quả chất lượng tinh dịch giảm, dễ nhiễm bẩn, dễ gây xây xát cho con cái.

Chỉ sử dụng trong nghiên cứu như ở trên các động vật: cáo, chồn, khỉ...

(Câu chuyện về bộ lạc ở Ả rập)

b. Phương pháp âm đạo

Người ta nút cổ tử cung trước khi giao phối sau đó cho gia súc nhảy trực tiếp, tinh
dịch được phóng trực tiếp vào âm đạo rồi dùng cái cán dài hoặc ống hút lấy tinh ra
sử dụng. Còn gọi là phương pháp cho giao phối trực tiếp.

Dĩ nhiên phương pháp này chất lượng tinh dịch không đảm bảo và mất vệ sinh.

Hiện nay cũng chỉ sử dụng trong nghiên cứu, vd: trên hổ.

c. Phương pháp dùng túi

63
Năm 1903, Sand và Stribold dùng dùng một cái túi bằng cao su mỏng lắp sẵn vào
dương vật khi con đực hưng phấn, cho gia súc giao phối, sau khi phóng tinh thì lấy
tinh từ bao cao su để sử dụng.
Phương pháp này bảo đảm
được chất lượng tinh dịch
nhưng làm giảm cảm giác, khó
lấy tinh, đặc biệt là ở trâu, bò.
Phương pháp này không được
sử dụng hiện nay.

d. Phương pháp kích thích qua


trực tràng

Phương pháp này được Muller


và Stribolf thử nghiệm thành
công năm 1934. Đầu tiên dùng
tay móc phân ra khỏi trực tràng
sau đó kích thích âm nang làm
cho dịch tiết, rửa sạch ống Hình 27. Lấy tinh lợn bằng điện
phóng tinh rồi gây kích thích
thần kinh chậu hông làm cho gia súc xuất tinh. Phương pháp này có thể dùng cho
trâu bò nhưng kết quả không cao và rất khó. Phương pháp này không được sử dụng
hiện nay.

e. Phương pháp dùng điện

Ý tưởng băt đầu từ Battelli, năm 1922 trên đối tượng là con lợn, sau đó năm 1936
Gunn (Úc) đã hoàn thiện công trình và rất thành công trên bò.

* Nguyên tắc: Dùng dòng điện xoay chiều kích thích vào hệ thần kinh thực vật của
con đực làm hưng phấn cao độ và có phản xạ tính dục.

Phương pháp này cho kết quả tốt, được chấp nhận và thực tế sử dụng nhưng không
nhiều. Sau một thời gian sử dụng có thể gây nên bệnh lý. Hiện nay có các máy sử
dụng điện hoặc pin của Nga, Mỹ, Pháp.

Đối với gia súc thì có thể đưa máy vào trực tràng sau khi lấy hết phân ra. Đặc biệt là
sử dụng đối với những con đực giống tốt nhưng bị què hay liệt.

Đối với gia cầm thì chia làm hai cực, một cực đặt ở đốt sống lưng thứ 3, cực khác đặt
ở ổ nhớp (lỗ huyệt). Dùng dòng điện có cường độ biến đổi từ 41-62 mA, trung bình là
55 mA với điện thế là 30 vôn. Gia cầm thường bài tinh sau 3 phút.

f. Phương pháp Massage (lấy tinh bằng tay, cơ giới)

64
Phương pháp này xuất xứ từ Hà lan và Pháp và đến năm 1974 được áp dụng ở Việt
nam. Cho đến nay bộ nông nghiệp
đã in thành qui trình và được áp
dụng rộng rãi ở tất cả các trạm thụ
tinh nhân tạo lợn trong cả nước.

- Nguyên tắc:: Theo dòng chung:


Đại não tác động, kích thích lên
các dây TKTV tạo nên phản xạ
xuất tinh. Tuy nhiên, người lấy tinh
có thể lợi dụng những kích thích
từ lòng bàn tay (ma sát, ôn độ, áp
suất) lên cơ quan sinh dục đực
tạo nên các hưng phấn TKTV, từ
đó tác động lên đại não gây nên
phản xạ xuất tinh.

Phương pháp này sử dụng phổ


biến ở lợn, cá, gia cầm. Ở trâu,
Hình 28. Âm đạo giả lấy tinh cho chó của Amantea bò, dê, cừu cho kết quả không
cao. Phương pháp lấy tinh bằng
massage là phương pháp đơn giản tiện lợi, nhưng nó bất lợi là nếu kỹ thuật không tốt
dễ bị làm xây xát dương vật gây ra viêm nhiễm.

g. Phương pháp sinh vật (dùng âm đạo giả)

Phương pháp này được Amantea áp dụng thành công để lấy tinh cho chó vào năm
1914, sau này được một số nhà khoa học cải tiến và lấy tinh hầu hết cho các loài gia
súc.

Nguyên tắc: Dựa trên những phản xạ tự nhiên của con đực mà người ta chế tạo ra
âm đạo giả thỏa mãn 3 điều kiện:

+ Nhiệt độ trong lòng âm đạo giả: tùy từng loài gia súc khác nhau mà yêu cầu nhiệt
độ trong lòng âm đạo giả khác nhau. Ở bò, trâu nhiệt độ cần 400C đến 410C, ở lợn
ngựa cần 390C đến 400C. Nhiệt độ qúa cao hoặc quá thấp đều làm cho gia súc xuất
tinh không tốt, thậm chí không xuất tinh và ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch.
Chính vì vậy khi lắp âm đạo giả, cần tạo ra nhiệt độ thích hợp cho từng loài thậm chí
tới từng con gia súc.

+ Áp suất trong lòng âm đạo giả

Khi giao phối trực tiếp, dương vật con đực chịu một áp lực và ma sát của âm đạo con
cái. Do đó gây ra sự kích thích, dẫn đến phóng tinh. Để tạo một áp lực và ma sát của
âm đạo con cái gây ra sự kích thích dẫn đến phóng tinh. Để tạo một áp suất tương tự

65
cần bơm hơi vào vách trong âm đạo một áp lực tương đương 35 đến 65 mmHg. Khi
áp lực quá 80mm Hg, quá trình xuất tinh sẽ bị trở ngại.

+ Độ nhớt của âm đạo giả

Khi giao phối tự nhiên, do cọ sát dương vật vào âm đạo, các tuyến trong âm đạo và
cổ tử cung tiết ra chất nhờn bôi trơn âm đạo. Để tạo điều kiện cho dương vật con đực
giao cấu trong âm đạo giả. Khi lắp âm đạo giả ta cần bôi trơn 2/3 kể từ phía miệng
bằng một số loại
chất nhờn như
dầu paraphin,
dầu vazơlin
hoặc dầu thực
vật.

Tóm lại: ba yếu


tố trên là điều
kiện cần và đủ
để cho gia súc
xuất tinh tốt, nếu
thiếu một trong Hình 29. Cấu tạo âm đạo giả
ba yếu tố đó thì
gia súc không xuất tinh hoặc chất lượng tinh dịch sẽ giảm do vậy ta cần phải chú ý.

Đây là phương pháp mang tính tối


ưu nhất hiện nay, có thể áp dụng
được với mọi gia súc, nó có một
số ưu nhược điểm chính sau:

+ Đảm bảo an toàn được cơ quan


sinh dục của con đực

+ Chất lượng tinh dịch được đảm


bảo tốt

+ Dụng cụ phức tạp, chuẩn bị cầu


kỳ. Vì vậy phương pháp này hiện
nay người ta chỉ áp dụng lấy tinh Hình 30. Một số dụng cụ lấy tinh cho gia súc
cho trâu bò.

4.3. Một số phương pháp khai thác tinh dịch hiện nay

3.1. Phương pháp lấy tinh bằng âm đạo giả (ÂĐG)

a. Cấu tạo ÂĐG: (thực tập)

66
b. Cách lắp ráp đạt yêu cầu: (thực tập)

Trước khi lấy tinh phải chuẩn bị âm đạo giả (sau khi đã vô trùng các bộ phận của âm
đạo giả) bằng cách bơm nước nóng và thổi không khí qua van sao cho nhiệt độ trong
lòng ÂĐG đạt 39-40oC và mép ngoài ruột cao su ÂĐG phồng lên và thít lại thành 3
khía. Sau đó ta bôi vadơlin vào ruột cao su khoảng 1/3 chiều dài ÂĐG kể từ miệng
ÂĐG.

c. Tập luyện con đực để lấy tinh bằng phương pháp ÂĐG

- Chọn tuổi: sau khi thành thục về tính, trước khi thành thục về thể vóc vì lúc đó
Testostogen cao nhất cho nên con đực hăng nhất. Ở bò là khoảng 18-24 tháng tuổi.

- Phương pháp huấn luyện (sử dụng phương pháp sinh vật) : Dựa trên phản xạ giao
phối tự nhiên của đực và cái, trên cơ sở đó người ta thiết lập phản xạ lấy tinh bằng
cách đánh lừa con vật (thay cơ quan sinh dục thật bằng giả.)

Cụ thể sử dụng ÂĐG lấy tinh cho bò như sau:

Cho cái động dục vào giá đỡ và cố định.

Để con đực định huấn luyện cách xa con cái 18-20m để con đực nhìn về phía con cái
và đồng thời dùng khăn nhúng
dung dịch thuốc tím 1%o hơi ấm
(40oC) vệ sinh vùng bụng và kích
thích nhẹ qui đầu con vật làm cho
con đực hưng phấn và dương vật
thò ra một ít.

Người giúp việc đưa con đực


giống đến chỗ con cái, ở đó đã có
người lấy tinh. Người cầm ÂĐG
đứng ở tư thế sẵn sàng: Đứng
theo hình chữ đinh (để diện tiếp
xúc với con vật là nhỏ nhất), ÂĐG
vác trên vai.

Bò đực sau khi nhảy lên giá sẽ có


Hình 31. Sử dụng ÂĐG lấy tinh cho bò và cho dê
phản xạ cương cứng dương vật.
Lúc đó, kỹ thuật viên phải bình
tĩnh, thông minh, khéo léo và cảnh giác chuyển chân sang hình chữ bát tay trái cầm
lấy bao dương vật bẻ chếch về phía bên phải (nếu thuận bên phải) còn tay phải thì
đưa ÂĐG vào dương vật để tránh xây xát đầu dương vật vừa tránh nhiễm bẩn đầu
dương vật đồng thời tránh trường hợp con vật hăng quá phóng tinh mất. Khi dương
vật bò đực thúc vào ÂĐG thì với áp suất và nhiệt độ thích hợp thì con vật sẽ nhún tới
trước và xuất tinh. Thời gian xuất tinh của bò đực rất ngắn (khoảng 1-2 giây). Sau khi
67
xuất tinh bò đực từ từ tuột khỏi giá, ta không rút ÂĐG ra ngay mà từ từ lái tay cầm
theo dương vật.

Chú ý: Tuyệt đối không để con vật giao phối tự nhiên, điều đó sẽ làm khó cho lần tập
sau.

Dần dà thay con cái động dục bằng con cái không động dục hoặc con đực và phương
pháp lấy tinh cũng như vậy.

Để gây cho con đực phản xạ có điều kiện ổn định thì phải ổn định tất cả các tín hiệu
như mọi cái trong phòng lấy tinh, người lấy tinh, quần áo trang phục người lấy tinh...

Khi lấy tinh, kỹ thuật viên phải nhẹ nhàng, cẩn thận bởi vì bò đực có tiếng là phản
chủ. Bình thường thì chúng rất hiền lành, nhưng khi chúng “cáu” thì cũng rất dữ tợn.
Cần phải kiên trì tập luyện sẽ thành công.

3.2. Phương pháp lấy tinh lợn bằng tay: Trước đây người ta lấy tinh lợn đực bằng âm
đạo giả nhưng ngày nay người ta lấy tinh bằng tay.

a. Các phương pháp huấn luyện:

Sử dụng con đực ở tuổi: 7-9


tháng đối với lợn ngoại, 5-7
tháng đối với lợn nội.

Tùy theo cá tính của mỗi con đực


mà có thể ứng dụng các biện
pháp huấn luyện sau:

- Phương pháp thăm quan: Cho


lợn tập sự xem một lợn khác
nhảy giá. Sau đó lại cho lơn tập
sự tiếp xúc với giá nhảy. Chỉ một
vài lần như vậy lợn đực đó sẽ
biết nhảy giá.

- Phương pháp sinh vật: tương


tự như ở bò, sử dụng một cái
68
Hình 32. Lấy tinh lợn bằng tay
động dục làm mồi và dùng tay kích thích dương vật xuất tinh. Khi đã quen thì chuyển
sang giá nhảy.

- Phương pháp cưỡng bức: cưỡng bức lợn trèo lên, ôm giá, đồng thời dùng tay kích
thích bao dương vật để lợn thò dương vật ra ngoài. Sau vài lần lợn sẽ quen và tự
nhảy giá. Cần đề phòng phản ứng của lợn đực.

b. Kỹ thuật lấy tinh

Dụng cụ lấy tinh gồm một cốc hứng tinh, một khăn vải màn để lọc tinh, tất cả đều
được khử trùng. Khi chuẩn bị xong, cho lợn vào phòng lấy tinh (lơn đã được huấn
luyên để lấy tinh), dùng khăn và thuốc tím 1o/00 vô trùng bộ phận trùng bộ phân sinh
dục sau đó cho lợn đực lên giá. Dùng tay người lấy tinh đã được vô trùng kích thích
ngoài bao dương vật. Khi lợn đực thò dương vật ra khỏi bao dương vật ta dùng bàn
tay nhẹ nhàng nắm phần dương vật thò ra và kéo cho dương vật lệch ra ngoài giá để
tránh dương vật cọ xát vào giá gây thương tích, vì vậy cần nắm dương vật vừa phải
cho dương vật khỏi tuột khỏi lòng bàn tay, không được bóp chặt làm cho con vật đau,
sợ và không lấy tinh được, khi đó lợn sinh cáu gắt và nếu không cảnh giác nó sẽ cắn
người. Khi lợn xuất tinh, ở giai đoạn đầu yếu là dịch tiết của các tuyến sinh dục phụ
có màu trắng trong, hầu như không có tinh trùng do đó ta không hứng vào cốc. Khi
tinh xuất ra có màu trắng sữa, ta dùng tay còn lại cầm cốc hứng tinh kề vào sát quy
đầu để gia súc phóng tinh qua lớp vải màn rồi chảy xuống cốc hứng tinh. Gần kết
thúc quá trình phóng tinh thì dịch tiết ra chủ yếu là dịch loãng và keo phèn nên ta loại
bỏ không hứng lẫn vào tinh dịch.

* Chú ý:

- Không bịt ngón tay vào lỗ phóng tinh, tinh không bắn ra được

- Cho tinh dịch chảy theo thành cốc hứng tinh

- Trong quá trình lợn phóng tinh tay giữ dương vật để nguyên vị trí và có thể dùng
ngón tay cái kích thích vào đầu dương vật để gây kích thích cho lợn xuất tinh tốt hơn

- Khi lấy tinh xong cần phải vệ sinh phòng lấy tinh và dụng cụ

V.TINH DỊCH

1. Khái niệmvề tinh dịch

1.1 Quan niệm cũ về tinh dịch

Trước đây, có những thuyết duy tâm về sinh sản, con người thuờng dựa vào các tôn
giáo để giải thích các hiện tượng của sinh giới. Đặc biệt là tôn giáo phương Đông,
69
người ta cho rằng vạn vật trên đời là do trời sinh ra. Vì vậy, khi quan sát trên các đầm
sen thấy nhiều ngỗng trời thì người ta cho rằng ngó sen đã sinh ra ngỗng trời, giun
sống trong đất thì cho rằng đất sinh ra giun, thịt thối có giòi thì cho là thịt thối sinh ra
giòi,.. . v.v.

Khi ý thức được về tinh dịch thì người ta lại quan trọng hóa trong đời sống động vật.
Thí dụ như cho rằng tinh dịch là chất tinh túy nhất của cơ thể (là linh hồn) phần còn
lại chỉ là thể xác và nó liên quan rất nhiều đến sinh thể. Các nhà y học phương Đông
cho rằng khi tinh dịch sử dụng quá nhiều làm thủy suy hỏa vượng, thủy hỏa mất cân
bằng trong cơ thể, dẫn đến con người khô héo gầy mòn. Hoặc quan niệm người phụ
nữ tiếp xúc nhiều với tinh dịch thì thủy thịnh hỏa suy, cơ thể xanh xao ốm yếu.

1.2 Quan niệm mới về tinh dịch

Ivanốp, nhà bác học Nga, là người đầu tiên có quan niệm đúng về tinh dịch. Bằng
một lọat các công trình nghiên cứu, ông đã đưa ra các nhận định quan trọng sau đây
:

+ Để đạt được kết quả thụ tinh điều kiện cần và đủ là tinh trùng và trứng phải thành
thục, có khả năng thụ thai trong hòan cảnh tối thích của chúng. Ông cũng khẳng định
rằng sự gặp gỡ một cách đặc biệt của hai cá thể cùng giống khác giới đã thành thục
chỉ là hình thức bên ngòai, chỉ tạo điều kiện cho hai tế bào sinh dục đực và cái gặp
nhau, đồng hóa lẫn nhau để tạo thành hợp tử. Như vậy, con người có thể làm thụ tinh
nhân tạo được.

+ Trong quá trình thụ tinh và di truyền các tính trạng từ đời trước cho đời sau không
phải cả tinh dịch quyết định mà chỉ do một mình tinh trùng thành thục có khả năng thụ
thai để đồng hóa với trứng là đủ. Như vậy, có thể dùng môi trường nhân tạo để pha
lõang tinh dịch.

Bằng hàng lọat các công trình nghiên cứu, các nhà khoa học sau này đã làm sáng tỏ
nhận định trên của Ivanov là đúng đắn và ứng dụng một cách sáng tạo vào thực tế.

Cho đến nay, chúng ta đã thu được những thành tựu to lớn trong lĩnh vực này góp
phần đắc lực cho nghành chăn nuôi phát triển.

2. Đặc điểm của tinh dịch

2.1 Đặc điểm chung

Theo Ivanov, tinh dịch có ba đặc điểm chung.

+ Tinh dịch là dịch tiết của cơ quan sinh dục đực khi con đực thực hiện có kết quả
phản xạ sinh dục.

70
+ Tinh dịch được hình thành một cách tức thời khi con đực phóng tinh, nghĩa là lúc
nó hưng phấn cao nhất trong quá trình thực hiện phản xạ giao phối.

+ Tinh dịch gồm hai thành phần cơ bản là tinh trùng và tinh thanh.

- Tinh trùng là tế bào sinh dục đực.

- Tinh thanh là chất tiết của các tuyến sinh dục phụ, phụ hòan và ống dẫn tinh.

2.2. Các dặc tính của tinh dịch

2.2.1 Tỷ trọng

Trong tinh dịch, tỷ trọng tinh trùng nặng hơn tinh thanh nên tỷ trọng tinh dịch thường
chịu ảnh hưởng của số lượng tinh trùng có trong tinh dịch. Để biết tỷ trọngcủa tinh
dịch người ta so sánh giữa khối lượng tinh dịch với khối lượng nước cất hai lần có
cùng một thể tích.

Thông thường tỷ trọng tinh dịch lợn là 1,020 - 1,022, bò là 1,03.

Như vậy, trong một mẫu tinh nếu tỷ trọng càng cao tì nồng độ tinh trùng càng đậm
đặc.

2.2.2 Độ nhớt của tinh dịch

Độ nhớt của tinh dịch phụ thuộc vào tỷ trọng và thành phần chất nhầy có trong tinh
dịch. Việc xác định độ nhớt của tinh dịch có ý nghĩa cần thiết cho việc xây dựng môi
trường pha lõang tinh dịch.

Xác định độ nhớt chất lỏng dựa trên cơ sở xác định thời gian chảy của một thể tích
nhất định chất lỏng đó qua một mao quản so với thời gian chảy của nước cất hai lần
cùng thể tích và cùng chảy qua mao quản trên.

Tinh dịch lợn thường có độ nhớt là 2,4 - 2,6, bò là 2,8 - 3,2, cừu là 4,5.

Việc xác định độ nhớt có tác dụng rất lớn trong việc tạo ra môi trường pha lõang và
bảo tồn tinh dịch, vì môi trường phải có độ nhớt tương đương với độ nhớt tinh dịch.

2.2.3 Áp suất thẩm thấu của tinh dịch (posm)

Áp suất thẩm thấu có vai trò quan trọng đối với đời sống tinh trùng, nhất là khi tinh
trùng được pha lõang trong các môi trường nhân tạo. Nếu posm của môi trường
tương đương với posm nội tại tinh trùng (đẳng trương) thì sức sống tinh trùng thuận
lợi. Ngược lại, nếu môi trường nhược trương hoặc ưu trương đều có hại cho tinh
trùng, vì sẽ làm cho tinh trùng teo đi hoặc trương phồng và chết đi một cách nhanh

71
chóng. Có nhiều cách xác định posm, nhưng đều dựa trên nguyên tắc xác định độ hạ
băng điểm của chất lỏng cần đo rồi suy ra áp suất thẩm thấu.

2.2.4 Độ pH của tinh dịch

Độ pH của tinh dịch có mối tương quan nghịch với mật độ tinh trùng.

+ Khi còn trong phần phụ hòan (phần túi tinh), tinh trùng có mật độ cao nên pH của
tinh dịch thấp. Ở lợn pH từ 6,4 - 6,8, ở trâu bò khỏang 6,2.

+ Khi ra ngòai, tinh trùng được pha lõang với tinh thanh nên pH thường tăng lên. Đối
với lợn từ 7,2 - 7,8, đối với trâu bò từ 6,4 - 6,8.

+ Để xác định pH của tinh dịch, người ta có nhiều phương pháp khác nhau như ;
dùng pH metter, dùng dãy ống so màu, dùng chỉ thị màu.

2.2.5 Năng lực đệm

Năng lực đệm của một chất là khả năng ổn định lực toan, kiềm của nó khi thêm một
tác nhân toan hoặc kiềm vào chất đó.

Năng lực đệm của tinh dịch lợn thường đạt 1.300 - 1.500.

2.2.6 Thành phần hóa học của tinh dịch

Tinh dịch là một chất lỏng rất phức tạp. Cho tới nay, thành phần hóa học của nó vẫn
chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, nhiều chất người ta mới định tính được mà
chưa định lượng.

Bảng 7. Thành phần hóa học tinh dịch của một số lòai gia súc [7]

Lòai gia súc Cừu Bò Lợn Ngựa Chó

Thành phần %

Nước 85.2 90.5 95.4 97.6 97.6

Vật chất khô 14.8 9.5 4.6 2.4 2.4

72
Protein 11.6 4.7 3.8 0.7 0.9

Lipit 1.8 1.3 0.2 0.2

Fructoza 0.25 0.54 0.01 0.01 0.01

Acide citric 0.05

2.2.7. Men trong tinh dịch

Trong tinh dịch có nhiều


loại men như:
Hyaluronidaza,
mucidaza, catalaza,
lipaza, amylaza,
photphotaza... tất cả các
men này đều tham gia
vào quá trình sống và
hoạt động của tinh trùng.

3. Hình thái, cấu tạo,


chức năng và đặc điểm
sinh vật học của tế bào
sinh dục đực

3.1. Hình thái

Tế bào sinh dục đực của


các loài gia súc khác
Hình 33. Tinh trùng một số loài gia súc nhau là khác nhau, nó
đặc trưng và ổn định
theo loài.

Tinh trùng của gia súc:Có hình thái giống con nòng nọc, có chiều dài gần gấp đôi
đầu, bề dày không đáng kể nên khi nhìn nghiêng giống như hạt gạo hơi cong. Có
hình thái khác nhau ở phần cổ và thân.

Thông thường nó có độ dài nói chung: 45-90 µ (trong đó phần đuôi là dài nhất. Về độ
dài, kích thước, trong lượng của tế bào sinh dục đực không phụ thuộc vào tuổi tác,
trọng lượng của con đực mà nó phụ thuộc và giống lòai.

Trong bản thân tinh trùng chủ yếu là nước- chiếm 75%, còn lại là vật chất khô: 25%.
Trong vật chất khô chủ yếu là Protein- chiếm 85%, lipit- 13.2%; ngoài ra khoáng,
vitamin: 1.8%.

73
3.2. Cấu tạo và chức năng

Dưới góc độ sinh sản người ta chia tinh trung ra làm 3 phần:

- Phần đầu

- Phần cổ thân

- Phần đuôi

* Cấu tạo phần đầu:

- Ngoài cùng là màng chung của tinh trùng gọi là màng bán thấm Lipoprotein. Nó có 3
lớp: protid - lipid - protid, có 2 chức năng:
(i) Định hình cho tinh trùng; (ii) Bán thấm:
cho phép trao đổi chất bên trong và bên
ngoài. Trên cùng phần đầu trong màng có
lớp màng mỏng gọi là mũ trước chóp
(galeapitis).

Dưới mũ trước có một màng gọi là thể


giả hoặc thể đỉnh kết hợp với mũ trước
chóp tạo nên xoang Acrosome thể hiện
khả năng thụ thai của tế bào. Acrosome
rất dễ bong và men Hyaluronidaza do
Acrosome tiết ra rất dễ thẩm xuất ra
ngoài.

Nhiệt độ càng cao thì Acrosome mất tác


dụng và mức độ sốc, lắc làm xoang
Acrosome bong và mất tác dụng. Ở
xoang Acrosome chứa nhiều men
Hyaluronidaza không đặc hiệu chủng loại,
nó có chức năng như nhau, để tăng tỷ lệ
thụ thai người ta thường bổ sung thêm
Hình 33. Cấu tạo tinh trùng [1]
men tổng hợp Hyaluronidaza vào tinh
dịch. Nó phá vỡ màng phóng xạ của trứng trong quá trình thụ tinh. Sau hệ thống
Acrosome là nhân tinh trùng, nó chiếm gần hết phần đầu. 76.7-86.3% thể tích của
đầu là nơi chứa các gen mật mã di truyền để truyền cho đời con. Bản chất hóa học
của nhân chủ yếu là Nucleoprotid gồm 2 thành phần cơ bản là acid nucleic và
histine, chúng được nối với nhau bởi cầu nối NH2-P, cầu nối này rất dễ bị đứt bởi 3
yếu tố: áp suất thẩm thấu, nhiệt độ cao tới 420C, sự rung động như sốc-lắc. Nếu
NH2-P đứt thì tinh trùng bị chết.

Ngoài ra còn có các nguyên sinh chất.

74
* Phần cổ - thân

Cổ tinh trùng gắn với đầu hết sức lỏng lẻo, nhưng có tác dụng rất lớn trong quá trình
thụ tinh, nhưng bất lợi trong quá trình bảo quản.

Phần cổ tế bào sinh dục đực rất ngắn và mảnh, chiều dài không đáng kể, coi phần cổ
là vạch biên giữa thân và đầu. Về cấu trúc vi thể thì cổ tương đối giống thân. Có 2
trung tử, trung tử 1 nằm ở dưới đầu, trung tử 2 nằm dưới trung tử 1 và trên thân.

Về cấu trúc vi thể, theo Brestneither (1949) cắt ngang phần cổ thân của tinh trùng , từ
trung tử 1 nằm trong hố thụ tinh xuất phát ra 2 sợi trục trung tâm và cũng là nơi xuất
phát ra 9 sợi fibrin vành trong, 9 sợi này bao bọc lấy hai sợi trung tâm. Trung tử 2
nằm thấp hơn trung tử 1 một chút, là nơi xuất phát của 9 sợi fibrin vành ngoài với
kích thước sợi fibrin là khác nhau: sợi 1, 4, 7 có kích thước to (1000 A0), sợi 9 nhỏ
(180 A0), sợi 2, 3, 5, 6, 8 có đường kính 700 A0. Nó chạy dọc từ cổ đến đuôi hoặc có
công thức cấu trúc vi thể 2+ 9+ 9 giúp cho cơ thể tinh trùng không thay đổi vị trí
trong di chuyển. Phần cổ thân chứa nhiều ty thể. Các ty thể là các túi nhỏ chưa 50%
protid, 30% lipid và các chất khác. Trong ty thể chứa nhiều men giúp cho quá trình
photpho-oxyhóa của tế bào, nó nằm sắp xếp như các vách ngăn từ phía ngoài vỏ đi
vào phần trung tâm của thân. Có nhiều chất ở thể sắc tố Sytine Cytocrom hoặc tế
bào sắc tố ở phần cổ thân giúp cho qúa trình oxyhóa của tinh trùng. Ngoài ra có
lượng lipid đáng kể, trước đây (1856) người ta tưởng tượng lipid đáng kể này là
Lơxitin, lượng Lơxitin đó giúp cho tế bào có khả năng thích nghi, thích ứng. Đến năm
1952 lượng lipid đáng kể này được tác giả Bowguth khẳng định không phải là Lơxitin
mà đó là Plasmalogen, chất này không có khă năng "chống lạnh" của tế bào.
Plasmalogen có khản năng bảo vệ tế bào vì thế mà người ta bổ sung chất chống lạnh
đó là lòng đỏ trứng gà.

Ở phần cổ thân là kho chưa ATP, ATP chính là năng lượng được thu nhận qua quá
trình trao đổi chất của tế bào và kho cung cấp năng lượng cho tế bào sống.

* Đuôi

Chia làm 3 đoạn: trung đoạn, đuôi chính và đuôi phụ.

+ Trung đoạn nối giữa thân với đuôi. Về cấu trúc cơ thể ở đuôi có công thức 2+9+9,
nhưng có điểm khác là sợi trung tâm và các sợi vành trong với vành ngoài có sự liên
hệ với nhau giống lip xe và bánh xe đạp gọi là mối liên hệ "nan hoa", giữa các sợi
trung tâm với nhau cũng có mối liên hệ "bắt tay", có tác dụng thông tin giữa các sợi
trên cùng một chức năng với nhau, làm cho cấu trúc vi thể đuôi tế bào khăng khít,
quan sát kính hiển vi thấy rối lên như một màng nhện.

+ Ở đuôi chính cũng có chưá ATP nhưng với một lượng ít hơn ở thân, nguyên sinh
chất với số lượng ít có một số men chủ yếu là men giúp cho qúa trình fotforin hóa.

75
+ Phần đuôi phụ của tế bào không được bao phủ bởi lớp màng chung của tế bào cho
nên đó chính là các mái chèo giúp cho tế bào hoạt động.

* Chức năng chính của đuôi:

Đuôi có chức năng duy nhất là chịu trách nhiệm về sự vân động của tế bào.

Đối với tế bào sinh dục đực sống được là nhờ trao đổi chất, thể hiện của sự sống là
vận động, mà vận động thì phải cần trao đổi chất nhờ năng lượng, như vậy càng vận
động thì trao đổi chất càng tăng lên, tất cả những hiện tượng này làm cho tế bào mau
chết bởi vì cạn kiệt năng lượng và nhiều độc tố.

Trao đổi chât trực tiếp sử dụng năng lượng tích lũy dưới dạng ATP của cổ, thân,
đuôi. Nó lấy bằng cách nhờ phần protein sợi đuôi (có hai loại: spartine và
spermiogine). Nhờ các thành phần protein sợi đuôi này mà ATP được dự trữ ở phần
cổ thân nhờ spermiogine và APTaza giải phóng ra ADP + E1, sau đó ADP với sự có
mặt của ADPaza giải phóng ra AMP + E2.

2 năng lượng trên được protid sợi đuôi thứ 2 là spartine rải đều năng lượng khắp sợi
đuôi làm sợi đuôi co rút gây nên sự chuyển động của tế bào.

Bảng 8. Kích thước tinh trùng của một số loại gia súc [8]

Gia súc Dài tổng số Đầu Cổ Thân Đuôi

(μ) Dài Rộng Dày

Cừu 60-75 8 5 1 1.5 10 42-43

Bò 65-72 9 4 1 1 13 49-53

Ngựa 58-60 1 4 2 - 10 42-43

Lợn 55-57 8 4 3 - 12 33-38

3.3. Đặc điểm sinh vật học

a. Đặc điểm vận động

76
Tế bào vận động nhờ đuôi, đuôi rung động sẽ làm cho tinh trùng vận động. Bản thân
đuôi có khả năng chuyên động chủ động nên khi dòng điện chạy dọc theo tế bào thì
cuối đuôi xẽ xòe như mái chèo dẫn đến vận động. Tế bào sinh dục đực vận động phụ
thuộc vào 3 yếu tố:

- Cấu trúc đuôi hoàn thiện hay không hoàn thiện.

- Năng lượng vận động đủ, nhiều.

- Môi trường sống bên ngoài của tế bào, áp suất thẩm thấu, nhiệt độ làm cho mức độ,
cường độ vận động thay đổi và thông qua đấy người ta có thể đánh giá được chất
lượng của tế bào. Có thể phân chia ra 3 mức độ vận động:

+ Vận động tiến thẳng: bao gồm các tế bào tốt nhất, gồm những tế bào có phương
thức hoạt động mà ở đó mức độ vận động mãnh liệt, vectơ vận động không thay đổi
mà nó chỉ tiến lên phía trước mà thôi. Dưới góc độ sinh sản thì tế bào tiến thẳng mới
có khả năng thụ tinh. Để đánh giá chất lượng tế bào sinh dục đực thì người ta đánh
giá tỉ lệ % số lượng tế bào của phương thức tiến thẳng.

+ Vận động xoay vòng: Gồm có các tế bào có cường độ vận động mạnh khi chuyển
động thì vectơ chuyển động luôn thay đổi, sức sống tót nhưng tốc độ sinh sản không
tốt nên ít có khả năng thụ tinh.

+ Vận động lắc lư: là loại tế bào đứng một chỗ nhưng vẫn sống, chúng không có vơ
chuyển động, không có khả năng thụ tinh.

b. Đặc điểm về trao đổi chất của tế bào

Tinh trùng muốn sống thì phải trao đổi chất và trao đổi chất xảy ra theo nhiều yếu tố
hoặc là kìm hãm hoặc làm tăng quá trình trao đổi chất dẫn đến có nhiều quá trình
trao đổi chất khác nhau.

Có hai quá trình trao đổi chất cơ bản sau:

* Quá trình hô hấp yếm khí

Là quá trình trao đổi chất có thể xảy ra ở trên tất cả các đường nhưng mà các loại
đường này đều phải chuyển hóa và quá trình này xảy ra hết sức phức tạp tạo thành
đường fructoza và đường này mới sử dụng hết trong quá trình trao đổi chất. Yếu tố
quan trọng nhất là không có Oxy thì đường fructoz tiến hành trao đổi chất tạo thành 2
axit lactic và với năng lượng E1 = 50 Kcal được dự trữ dưới dạng ATP.

Thiếu O2

77
C6H12O6 2C3H6O3 + E1

Axit lactic thải ra môi trường được xem là con dao 2 lưỡi. Nếu với nồng độ thấp thì
kéo dài thời igan sống của tinh trùng vì nó có tác dụng ức chế tinh trùng hoạt động,
nhưng với nồng độ cao sẽ gây chết cho tinh trùng hàng loạt.

Trong môi trường pha loãng người ta có thể bổ sung đường glucoza để tham gia quá
trình đường phân xảy ra trong điều kiện yếm khí với sự có mặt của enzim
glucophotphataza và hecxokinaza.

* Quá trình hô hấp háo khí

Quá trình này cũng xảy ra trên đường fructoz và trong điều kiện có Oxy:
Có O2
C6H12O6 CO2 + H2O + E2

Giai đoạn đầu của quá trình này là đường phân. Giai đoạn sau của quá trình này axit
pyruvic được hoạt hoá đi vào chu trình Kreb và phân giải triệt để, cuối cùng cho ra
CO2 và nước và năng lượng lớn gấp nhiều lần (670 Kcal) so với dạng không có Oxy,
năng lượng này được dự trữ dưới dạng ATP (38 ATP).

Nồng độ CO2 tăng lên thì ức chế sự hoạt động của tế bào. Lượng nước sinh ra và
thay đổi nhiệt độ, chất tan, áp suất thẩm thấu, đều giết được tinh trùng trong một thời
gian ngắn.

Muốn kéo dài thời gian sống của tế bào thì giữ trong môi trường không có Oxy.
Trước khi phối tinh cho con cái thì cho tinh trùng tiếp xúc với không khí.

c. Các đặc điểm khác

- Đặc tính chuyển động tới trước

Tinh trùng sống thì luôn luôn chuyển động. Tinh trùng chuyển động nhờ cổ hay thân
và đuôi để chuyển động quanh trục.

Đuôi ngoằn ngoèo uốn khúc chuyển động gây ra một xung động để tự tiến tới trước.

Ngoài ra, tinh trùng có đầu giống như quả lê nên tự nó chuyển động xung quanh cái
trục của thân nó. Sự rung động của đuôi kết hợp với sự xuay của trục giữa làm cho
tinh trùng vận động tiến thẳng tới trước.

Tốc độ di chuyển của tinh trùng thẳng tới trước còn phụ thuộc vào các điều kiện nội
tại và ngoại cảnh và nội tại như niêm dịch ở đường sinh dục gia súc cái tiết ra nhiều
hay ít, phương thức phóng tinh của con đực, độ co bóp bộ phận bên trong con cái
mà chủ yếu là sừng tử cung , ống dẫn trứng, mà tinh trùng di chuyển nhanh hay
chậm.
78
- Đặc tính lội ngược dòng nước

Tinh trùng chuyển động được nhờ đuôi lái. Do đó, nó có thể vận động ngược dòng
nước và cũng có xu hướng lội ngược dòng nước.

Thí dụ: Nhỏ một giọt tinh dịch lên phiến kính, nghiêng phiến kính để một bên cao
bên thấp, sẽ thấy tinh trùng chạy lên phía cao, ngược với trọng lực của giọt tinh dich.

Nhờ đặc tính này, khi tinh trùng vào âm đạo gia súc cái, gặp dịch nhờn từ đường sinh
dục tiết ra, tinh trùng có khả năng bơi lội ngược dòng, và nhờ lông nhung ở cổ tử
cung và ống dẫn trứng làm cho tinh trùng tiến thẳng vào trong 1/3 phía trên ống dẫn
trứng để gặp tế bào trứng, tiến hành quá trình thụ thai.

- Đặc tính tiếp xúc

Đối với một vật lạ (hạt bụi, rác bọt khí...) tinh trùng có đặc tính bao vây xung quanh
vật lạ ấy. Do đó tinh trùng vào đến ống dẫn trứng và tìm nơi lõm của tế bào trứng để
đi vào.

Thí nghiệm: Lấy một tế bào trứng của lợn động đực đặt vào kính hiển vi quan sát,
cho một ít tinh dịch lợn vào, thấy hiện tượng tinh trùng bao vây lấy tế bào trứng và
đang phá màng phóng xạ để đi vào, có con vào được. Chính nhờ đặc tính này mà có
hiện tượng thụ thai.

- Đặc tính tiếp xúc với hóa chất

Trong ống dẫn trứng có tiết ra chất hóa học, kích thích tinh trùng gây tinh trùng hưng
phấn, làm tinh trùng tập trung lại và tiến đến tế bào trứng. Chất hóa học này gọi là
Firtilzin.

- Đặc tính tiếp xúc với điện

Trong ống dẫn trứng hay tử cung có một điện thế mà bản thân tinh trùng cũng mang
điện, nên chúng có điện thế, đặc tính của dòng điện này chạy từ cao đến thấp (từ
điện thế cao đến điện thế thấp). Cho nên làm tinh trùng lội có phương hướng nhất
định.

Thí nghiệm: Cho dòng điện 3,55 V vào tinh dịch thì thấy tinh trùng hoạt động rất
mạnh.

Biết được 5 đặc tính trên của tinh trùng nên trong việc bảo quản tinh trùng, pha chế
tinh dịch cần phải chú ý.

3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sống của tinh trùng

3.4.1. Khi tinh trùng còn ở trong cơ thể gia súc


79
- Điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng: Nếu đực giống được chăm sóc nuôi dưỡng theo
đúng qui trình kỹ thuật (thức ăn đảm bảo các chất và cân đối thành phần, có chế độ
tắm chải, vận động, tắm nắng) thì sức sống của tinh trùng sẽ tốt và ngược lại.

- Điều kiện sức khoẻ của đực giống: Nếu đực giống khoẻ mạnh thì tinh trùng sẽ tốt,
nếu trong tình trạng bệnh tật thì sức sống tinh trùng sẽ kém.

- Điều kiện thời tiết khí hậu: Gia súc cần phải nuôi trong điều kiện khí hậu phù hợp

3.4.2. Khi tinh trùng ở ngoài cơ thể gia súc

a. Nhiệt độ

Nhiệt độ càng cao thì càng bất lợi cho tinh trùng. Nhiệt độ 420C giết chết tế bào tinh
trùng trong một thời gian ngắn nhất bởi vì nhiệt độ càng cao thì qúa trình vận động,
trao đổi chất càng lớn do đó các chất độc hại sản sinh, nguyên liệu cạn kiệt, sự hoạt
hóa các men, các chất độc tố trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi áp suất thẩm thấu
và pH sẽ làm chết tinh trùng. Do đó nên giữ tinh trùng ở nhiệt độ thấp, nếu như nhiệt
độ càng thấp và kỹ thuật đảm bảo thì người ta có thể giữ nó đông lạnh và giữ nó vĩnh
cửu. Mỗi loài gia súc ứng với một biên độ nhiệt độ nhất định.

Ví dụ: Lợn hợp với nhiệt độ: 8-130C; Bò, trâu: 0-50C; Tinh trùng của gia cầm: 12-160C

b. Dinh dưỡng

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng đốivới sức sống tinh trùng nói riêng và phẩm chất
tinh dịch nói chung.

Bởi vậy, chế độ dinh dưỡng tốt thì khâu vật liệu cung cấp cho quá trình hình thành
tinh trùng và các chất tiết của tuyến sinh dục phụ được đảm bảo, lượng và thành
phần tinh dịch đều tốt. Ngược lại nếu dinh dưỡng kém sẽ ảnh hưởng xấu đến chất
lượng tinh trùng. Ngoài ra , các vitamin A, D, E là những vitamin rất cần thiết cho sự
hình thành tinh trùng. Trong dinh dưỡng chú ý đến hàm lượng đa khoáng và vi
khoáng, đặc biệt là nguyên tử Cu có vai trò quan trọng trong sản xuất tinh. Sử dụng
tốt có vai trò quan trọng kéo dài thời gian sử dụng đực giống.

c. Áp suất thẩm thấu

Tinh trùng rất mẫn cảm với áp suất thẩm thấu, nó sẽ chết nhanh nếu áp suất thẩm
thấu quá cao hay qúa thấp hơn sinh lý. Áp suất thẩm thấu là yếu tố đảm bảo cho hình
dạng của tinh trùng được định hình. Đối với pha chế môi trường, bảo tồn tinh phải
điều chỉnh sao cho áp sực thẩm thấu môi trường tinh dịch và môi trường bảo tồn, pha
chế phải tương đương nhau. Môi trường pha chế nhược hay ưu trương so với tinh
dịch đều có hại cho tinh trùng.

d. Độ pH
80
Tinh dịch của gia súc có độ pH đặc trưng cho từng loài. Có khi giữa các giống trong
cùng một loài cũng có sự sai khác rõ rệt và thường được quyết định bởi chất tiết
tuyến sinh dục phụ. Thường tinh dịch có tính kiềm yếu do quá trình trao đổi chất của
tinh trùng yếu là hô hấp, H2CO3 tạo ra dễ dàng biến mất tạo tinh dịch có tính kiềm
yếu.

Độ pH ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống enzim trao đổi chất của tinh trùng, mặt khác
do màng ngoài tinh trùng mang điện tích âm, nếu nồng độ gion H+ môi trường cao sẽ
gây đông với tinh trùng. Ở môi trường acid yếu tinh trùng vận động yếu nên sức sống
kéo dài. Nhưng pH qúa thấp cũng gần đông với tinh trùng vì chúng tiết ra men
Hyalumindase làm mất khả năng vận động và giảm sức sống.

Vì vậy, trong pha chế tinh dịch phải đảm bảo pH môi trường với tinh dịch. Thực tiễn
sản xuất đã ứng dụng NaHCO3 để điều chỉnh pH của môi trường.

e. Ánh sáng

Ánh sáng là yếu tố bất lợi đối với tinh trùng, đặc biệt là tia tím, tử ngoại... sẽ diệt tế
bào tinh trùng nhanh, duy chỉ có ánh sáng ánh trăng là an toàn.

Vì vậy, trong bảo quản phải để tinh dịch trong bóng tối bằng lọ màu có bọc giấy.

f. Các vật lạ

Đặc điểm của tinh trùng là ưa vật lạ, nếu trong môi trường tinh dịch có vật lạ thì tinh
trùng tiến tới tiết men Hyalumidase và đông vón tinh trùng, làm mất khả năng thụ thai.

g. Các vi sinh vật

Nếu tinh dịch có vi sinh vật thì tinh trùng xem chúng như vật lạ, một số vi sinh vật có
khả năng thực bào làm cho tỉ lệ chết và kỳ hình tăng cao, sức sống của tinh trùng
giảm. Vi sinh vật tranh chấp chất dinh dưỡng với tinh trùng, do tế bào vi sinh vật
không phân chia, sinh sản được nữa nên nó thải vào môi trường các chất độc hại đối
với tinh trùng. Vì thế phải bổ sung kháng sinh trong pha chế môi trường để hạn chế vi
sinh vật nhưng không gây hại cho tinh trùng, ngoài ra phải vô trùng cẩn thận.

h. Không khí

Tinh trùng tiếp xúc với không khí dễ tăng quá trình hô hấp yếm khí với nguyên liệu là
glucose, các hydrat cabon và acid lactic có trong tinh dịch, thúc đẩy tinh trùng vận
động mạnh, làm giảm sức sống.

i. Ảnh hưởng cơ học

81
Bất kỳ sự rung động, xóc, lắc đều có hại cho tinh trùng như: bong xoang acrosome,
đứt cổ, đứt mạch nối NH2-P, đứt đuôi làm vô giá trị tinh trùng. Vì vậy phải nhẹ nhàng
cẩn thận khi sử dụng tinh dịch.

VI. KỸ THUẬT KIỂM TRA PHẨM CHẤT TINH DỊCH

Kiểm tra phẩm chất tinh dịch gia súc có tầm quan trọng trong việc sử dụng đực giống.
Nhiều con đực có ngoại hình đẹp nhưng không có khả năng sinh sản hoặc sinh sản
kém (vô sinh, thụ thai thấp, gây sẩy thai hoặc quái thai...). Có những trường hợp
trong tinh dịch không có tinh trùng hoặc tinh trùng kỳ hình, loãng, có mang mầm bệnh
truyền nhiễm (xoắn trùng, sẩy thai truyền nhiễm...).

Vì vậy, cần thông qua việc đánh giá chất lượng tinh dịch để có biện pháp can thiệp
hoặc xử lý đốivới con đực, nhất là những đực giống dùng trong thụ tinh nhân tạo.

Sau đây là một số nội dung kỹ thuật kiểm tra phẩm chất tinh dịch gia súc.

1. Những chỉ tiêu đánh giá thường xuyên

1.1. Thể tích tinh dịch (V, volume)

* Khái niệm: Thể tích tinh dịch (lượng xuất tinh ) là lượng tinh dịch trong một lần xuất
tinh sau khi đã lọc bỏ keo phèn. Đây là chỉ tiêu quan trọng vì nó cấu thành nên chỉ
tiêu tổng hợp VAC.

Riêng đối với tinh dịch lợn, ngựa có một lượng khá nhiều chất keo phèn hay còn gọi
keo nhầy (chiếm 5-25%) thể tích tinh dịch nguyên chưa lọc. Chất này có nguồn gốc
từ chất phân tiết của tuyến Cowper, khi gặp men Vedicunaza (từ tuyến tinh) sẽ đông
đặc lại thành dạng hạt có đặc tính hấp phụ nước trong tinh dịch và trương phồng lên
nhanh chóng (kèm theo đó keo nhầy cũng hấp phụ cả luôn tinh trùng). Vì vậy, sau khi
lấy tinh xong cần lọc bỏ ngay chất keo phèn này, nếu không chỉ cần sau 30 phút đến
1 giờ, lượng tinh dịch sẽ giảm còn khoảng 50% và nồng độ tinh trùng còn khoảng
30%.

Khi xác định lượng xuất tinh chúng ta chia làm hai trường hợp:

- Đối với lợn, ngựa: ta có thể dùng cốc có chia độ (hoặc ống đong) để xác định, khi
đã lọc bỏ keo phèn.

- Đối với trâu, bò, dê, cừu: chúng ta có thể xác định ngay tinh thanh trong lọ hứng
tinh nếu lọ hứng tinh có vạch chia độ.

Chú ý: khi đọc kết quả cần đặt lọ đựng tinh trên một mặt phẳng nằm ngang và đọc
kết quả ở vạch cong dưới của mặt tinh dịch để xác định lượng xuất tinh.
82
a. Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng xuất tinh

- Loài gia súc

Các loài gia súc khác nhau thì có thể tích tinh dịch khác nhau.

Lượng tinh dịch phụ thuộc vào mức độ phát dục khác nhau của các tuyến sinh dục
phụ. Ở lợn và ngựa tuyến sinh dục phát triển hơn nên thể tích tinh dịch của nó nhiều
hơn và ngược lại ở trâu, bò, cừu thì ít hơn. Chính vì vậy, thể tích tinh dịch thường tỉ
lệ nghịch với nồng độ tinh trùng.

Bảng 9 . Thể tích tinh dịch của các loài gia súc (theo H. H. Cole và P. T. Papps,
1977)

Loài g.s Bò Cừu Dê Lợn Ngựa Chó Thỏ

V (ml) 2-10 0.5-2 0.5-2.5 150-500 20-300 2-15 0.4-6

- Giống gia súc

Các giống gia súc khác nhau thì cũng cho thể tích tinh dịch khác nhau.

Bảng 10 . Thể tích tinh dịch của các giống lợn

Giống lợn Thể tích (ml)

Ỉ pha 80-150

Móng cái 150-200

Lang hồng 100-200

Đại bạch 150-300

Landrace 150-300

Yorkshire 150-300

Cornwall 150-350

Qua kết qủa trên bảng chúng ta thấy rằng tất cả các giống lợn ngoại đều có thể tích
tinh dịch cao hơn các giống lợn nội. Nhưng nếu xét về trị số tuyệt đối (chia lượng

83
tinh dịch cho trọng lượng) thì mỗi kg trọng lượng của lợn nội lại có lượng tinh dịch
cao hơn lợn ngoại. Đây cũng là một ưu điểm của lợn nội.

- Tuổi của gia súc

Thể tích của tinh dịch thường tăng theo lứa tuổi của gia súc. Yếu tố này được biểu
hiện rất rõ ở lợn, ở lợn hậu bị chúng ta thường thấy lượng tinh dịch ít hơn só với lợn
trưởng thành đặc biệt là lợn già. Tuy nhiên nó cũng chỉ tăng đến một mức độ nào đó
rồi giảm.

Ở lợn ngoại: 12 tháng tuổi có V = 100-150ml

24 tháng tuổi có V = 200-300ml

36 tháng tuổi có V = 250-350ml

- Cá thể gia súc

Ngay trong cùng một giống, cùng một lứa tuổi nhưng từng cá thể khác nhau thì cũng
cho lượng xuất tinh khác nhau (nếu trong một điều kiện sống như nhau thì do tình
trạng sức khỏe, sinh lý của mỗi cá thể khác nhau).

- Kỹ thuật lấy tinh

Khi lấy tinh nếu điều kiện cần và đủ cho gia súc xuất tinh đảm bảo, gia súc xuất tinh
thoải mái thì tinh dịch sẽ thu được nhiều và ngược lại.

Khi theo dõi về khoảng cách lấy tinh lợn, kết quả thu được như sau:

+ 4-5 ngày lấy tinh một lần: V= 150-200ml

+ 2-3 ngày lấy tinh một lần: V= 60-100ml

+ Hằng ngày lấy tinh: V= 50-60ml

+ 1 ngày lấy tinh 2 lần: V= 20-50ml

Trong khi thụ tinh, nếu có những tác nhân kích thích khác thường, đều làm giảm hoặc
không có lượng xuất tinh. Ví du: khi lấy tinh lợn bằng âm đạo giả mà nước quá nóng
(ôn độ trong lòng âm đạo giả trên 450C) hoặc quá nguội (dưới 350C), áp lực trong
lòng âm đạo giả quá cao hoặc quá thấp... Hoặc khi lấy tinh bằng tay nếu cầm nắm
chắc dương vật quá chặt hoặc quá lỏng lẻo... cũng ảnh hưởng đến qúa trình xuất tinh
của lợn.

- Thời tiết, mùa vụ

84
Điều kiện thời tiết khí hậu và mùa vụ cũng ảnh hưởng đến thể tích tinh dịch. Trong
điều kiện Việt nam, chúng ta thấy vào vụ đông xuân thì lượng tinh dịch thường cao
hơn vụ hè thu.

- Điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng

Đây là yếu tố rất quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến lượng tinh dịch. Vì vậy trong
quá trình chăm sóc nuôi dưỡng ta cần chú ý đến các chế độ ăn uống, vận động, tắm
chải...

1.2. Màu sắc tinh dịch

Màu sắc tinh dịch quyết định bởi nồng độ của tinh trùng và các hạt lipoit có trong tinh
dịch. Xác định được màu của tinh dịch ta có thể sơ bộ biết được phẩm chất của tinh
dịch, màu sắc càng đậm thì nồng độ tinh trùng càng cao.

1.2.1. Màu bình thường

Màu sắc của tinh dịch tùy thuộc vào từng loại gia súc.

Bảng 11. Màu tinh dịch của các loài gia súc

Loài gia súc Màu của tinh dịch

Ngựa Trắng xám

Bò Kem sữa

Cừu Kem

Lợn Trắng xám

Chó Trắng xám

1.2.2. Màu khác thường

+ Màu đỏ có thể là do lẫn máu (khi ta lấy tinh làm dương vật bị xây xát). Vì vậy khi
khai thác tinh dịch đặc biệt là trong trường hợp lấy tinh bằng tay không để dương vật
gia súc cọ xát vào giá lây tinh làm xây xát dương vật.

+ Màu xanh lam thường do lẫn mủ, nó thường xảy ra trong các trường hợp gia súc bị
viêm nhiễm đường sinh dục.

+ Màu vàng thường do lẫn nước tiểu. Để khắc phục trong trường hợp này cần chú ý
khi lấy tinh tránh hứng cả nước tiểu vào trong tinh dịch.

85
+ Màu đen thường do lẫn phân hoặc các chất bẩn.

Chúng ta chỉ được phép sử dụng những mẫu tinh có màu bình thường, còn tất cả các
mẫu tinh có màu khác thường thì không được sử dụng.

1.3. Độ vẩn của tinh dịch

Ta có thể dùng chỉ tiêu này đánh giá sơ bộ mức độ hoạt động, mật độ, nồng độ của
tinh trùng có trong tinh dịch và đây là chỉ tiêu quan sát bằng mắt thường và kiểm tra
thường xuyên. Người ta cầm lọ tinh dịch và quan sát từ thành bình bên này quan
thành bên kia. Người ta đánh giá độ vẩn theo 3 mức:

+ Khi tinh dịch có độ vẩn ở mức kém nhất, nồng độ, hoạt lực kém nhất (Ta ghi nhận
độ đậm đặc của mẫu tinh đó là +): người ta thấy từ thành bình này sang thành bình
bên kia, không nhìn thấy sự chuyển động trong đó. Độ đậm đặc này thường gặp ở
lợn nội và chó.

+ Khi tinh dịch có độ đậm đặc trung bình thì quan sát không thấy thành bình bên kia,
không nhìn thấy sự chuyển động trong đó, ta ghi nhận độ đậm đặc của mẫu tinh là
++. Độ đậm đặc này thường gặp ở lợn ngoại.

+ Khi tinh dịch đậm đặc (nồng độ, mức độ, hoạt lực tốt nhất) thì khi quan sát không
thấy thành bình bên kia và trong đó có những cuộn sóng chuyển động. Độ đậm đặc
này thường gặp ở tinh dịch trâu, bò, dê, cừu và một số trường hợp của lợn ngoại.

1.4. Mùi của tinh dịch

- Mùi bình thường: Bình thường tinh dịch có mùi nồng, hắc, tanh. Mùi của tinh dịch
chủ yếu là do chất tiết của các tuyến sinh dục phụ quyết định.

- Mùi khác thường

+ Mùi khai do có lẫn nước tiểu.

+ Mùi thối do lẫn phân.

+ Mùi thối khẳn là do có lẫn dịch của tuyến nacosi.

* Chú ý: Chúng ta chỉ được sử dụng những mẫu tinh có mùi bình thường.

1.5. Độ pH của tinh dịch

pH của một chất lỏng được xác định bằng nồng độ ion H+ có trong đó. Số lượng ion
H+ càng tăng thì chất lỏng đó càng toan và ngược lại thì kiềm tính. Tinh dịch bình
thường phải có pH bình thường, nếu pH quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng đến
chất lượng của tinh dịch.
86
Bảng 11. pH của các loài gia súc [9]

Loài g. súc Bò Cừu Lợn Ngựa Chó Thỏ

pH 6.4 - 6.9 5.9 - 6.3 6.8 - 7.9 6.2 - 7.8 6.1 - 7.0 6.6 - 7.5

Để xác định pH của tinh dịch ta có nhiều phương pháp khác nhau.

* Phương pháp xác định pH bằng pH meter.

Đưa cực của máy đo pH vào dung dịch chuẩn và điều chỉnh kim đồng hồ để pH chỉ
đúng pH của dung dịch chuẩn. Lấy cực của máy ra khỏi dung dịch chuẩn, rửa sạch
bằng nước cất. Sau đó nhúng cực của máy vào cốc tinh dịch, máy sẽ báo pH của tinh
dịch trên đồng hồ.

* Phương pháp dùng giấy chỉ thị màu hoặc hệ thống ống màu.

Chuẩn bị giấy chỉ thị sau đó dùng đũa thủy tinh nhỏ một giọt tinh nguyên lên giấy chỉ
thị màu, màu của giấy chỉ thị sẽ thay đổi, ta so sánh với màu chuẩn trên cuộn giấy chỉ
thị ta sẽ có kết quả (chú ý kết quả chỉ đọc trong vòng 2-3 giây nếu để lâu, kết quả sẽ
không chính xác).

* Dùng pH kế.

Nhúng đầu pH kế vào nước và đọc kết quả.

1.6. Sức hoạt động của tinh trùng (A, active)

a. Khái niệm

Sức hoạt động của tinh trùng là tỷ lệ % tinh trùng có hoạt động tiến thẳng so với tổng
số tinh trùng có trong vi trường quan sát được. Việc đánh giá sức hoạt động của tinh
trùng cso ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá phẩm chất tinh dịch vì nó là chỉ
tiêu cấu thành nên chỉ tiêu tổng hợp VAC mà chỉ tiêu này cho biết tổng số tinh trùng
có khả năng thụ thai trong một lần xuất tinh gia súc.

b. Phương pháp đánh giá

Ngày nay có nhiều phương pháp đánh giá sức hoạt động của tinh trùng. Các nước có
điều kiện người ta sử dụng hệ thống máy tính để kiểm tra, phương pháp này rõ ràng
và chính xác. Trong điều kiện Việt nam chúng ta thì đánh giá sức hoạt động của tinh
trùng bằng cách quan sát qua kính hiển vi có độ phóng đại từ 200-600 lần. Việc đánh
giá được cho điểm theo thang 10 điểm của Milavanov V. K như sau:

Bảng 12. Thang điểm đánh giá sức hoạt động của tinh trùng

87
Điểm 1.0 0.9 0.8 0.7 0.6 0.5 0.4 0.3 0.2 0.1

Số % t.t 95- 85- 75- 65- 55- 45- 35- 25- 15- 5-15
t. thẳng 100 95 85 75 65 55 45 15 25

Phương pháp tiến hành như sau:

Dùng đũa thủy tinh sạch, lấy một giọt tinh nhỏ lên một phiến kính sạch, dùng la men
khô sạch đậy lên giọt tinh sao cho giọt tinh dàn mỏng, đều. Đặt tiêu bản lên kính hiển
vi và xem ở độ phóng đại 160-600 lần. Trong khi kiểm tra, tiêu bản được sưởi ấm ở
nhiệt độ 40-410C (ta có thể dùng máy ổn nhiệt để nâng nhiệt độ). Khi đưa tiêu bản lên
kính ta quan sát tại ba điểm trên một vi trường, mỗi điểm ta quan sát và đếm 10 tinh
trùng xem có bao nhiêu tinh trùng tiến thẳng và tính theo tỉ lệ %. Kết quả tại ba điểm
cộng lại và chia trung bình thì đó là kết quả của sức hoạt động của tinh trùng.

* Chú ý:

- Tinh trùng cần phải kiểm tra sức hoạt động ngay sau khi lấy ra khỏi cơ thể gia súc
hoặc ngay sau khi lấy ra khỏi nơi bảo tồn.

- Khi kiểm tra phải ở nhiệt độ 40-410C.

- Độ chênh lệch cho phép là 0.1 giữa các lần kiểm tra.

- Sức hoạt động của tinh trùng một số loài gia súc sau khi khai thác xong phải đạt:
dê, cừu A ≥ 0.9, trâu bò A ≥ 0.8, lợn A ≥ 0.7 chúng ta mới sử dụng tinh dịch đo trong
thụ tinh nhân tạo.

1.7. Nồng độ tinh trùng (C)

a. Khái niệm

Nồng độ tinh trùng là tổng số tinh trùng có


trong 1 ml tinh nguyên. Đây là chỉ tiêu
quan trọng vì nó là một trong những chỉ
tiêu cấu thành nên chỉ tiêu tổng hợp VAC.

b. Phương pháp kiểm tra

- Phương pháp đếm trực tiếp bằng buồng


đếm hồng, bạch cầu

Tùy theo loài gia súc: Đối với lợn ta dùng


buồng đếm bạch cầu, đốivới trâu bò ta
dùng ống hồng cầu. Đây là phương phá Hình 34. Buồng đếm Niubaoơ
88
khá chính xác và được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Có nhiều buồng đếm hồng
bạch cầu như Toma, Gariaep, Niubaoơ nhưng về hình dạng cấu tạo của chúng là
tương tự nhau và nguyên tắc sử dụng cũng như nhau vì diện tích mỗi ô bé nhất của
buồng đếm là: S = 1/400 mm2 và độ sâu của buồng đếm là 1/10mm. Chúng ta phải
đếm số tinh trùng quan sát được trong 5 ô trung bình (80 ô nhỏ). Đó cũng là số tinh
trùng có được TK trong một thể tích 1/50m3 (= 1/40. 1/10. 80). Từ đó có thể suy ra số
lượng tinh trùng có trong 1cm3 (1ml) tinh dịch. Cách tiến hành như sau:

+ Phương pháp tính nồng độ tinh trùng lợn.

* Phương pháp dùng buồng đếm bạch cầu

Đưa buồng đếm lên kính hiển vi có độ phóng đại từ 200-600 lần, sau đó chỉnh kính
hiển vi cho nhìn rõ buồng đếm. Đặt một la men khô và sạch lên trên buồng đếm.
Dùng ống pha loãng bạch cầu đã được rửa sạch sấy khô hút tinh dịch đến vạch 0,5
hoặc vạch 1,0. Sau đó hút dung dịch nước muối NaCl 3% đến vạch 11 để giết tinh
trùng và pha loãng tinh dịch. Trong quá trình hút tinh dịch hoặc hút nước muối cần
chú ý không gây hiện tượng sủi bọt. Nếu có hiện tượng đó thì phải làm lại. Bịt hai đầu
của ống pha loãng bằng ngón tay nhẫn, lắc nhẹ 5-6 lần cho đều. Như vậy trong đoạn
phình của ống pha loãng bạch cầu, tinh dịch được pha loãng 20 lần (nếu hút tinh dịch
đến vạch 0,50 và 10 lần nếu hút tinh dịch đến vạch 1,0). Bỏ đi đoạn nước muối 3% ở
đoạn ống mao dẫn phía dưới của phần phình ra vì ở phần này không có tinh trùng.

Sau đó nhỏ hỗn hợp này vào khe buồng đếm. Chú ý: chỉ cần đặt miệng của ống pha
loãng vào mép la men và với lực mao dẫn hỗn dịch sẽ được hút đầy vào buồng đếm
(không làm hỗn hợp tràn lên mặt của la men).

Dùng ốc vi cấp chỉnh cho rõ buồng đếm và tinh trùng có trên đó. Nguyên tắc đếm tinh
trùng giống như đếm hồng bạch cầu.

* Chú ý: khi đếm những tinh trùng nằm trên các cạnh mỗi ô chỉ đếm hai cạnh còn hai
cạnh kia nhường cho ô khác.

Chúng ta đếm tinh trùng trong 5 ô trung bình (80 ô nhỏ), kết quả được bao nhiêu tinh
trùng ta ghi nhận và tính theo công thức sau: C = n. D. 400/N.p.106 (1)

Trong đó: C: nồng độ tinh trùng có trong tinh dịch

n: số tinh trùng đã đếm được trong 80 ô nhỏ

D: mức độ pha loãng (10 hoặc 20 lần)

P: độ sâu buồng đếm

N: số ô con đã đếm (80 ô)

89
Hình 35. Buồng đếm hồng bạch cầu
a. Nhìn nghiêng Hình 36. Thứ tự đếm tinh trùng: Trên
b. Nhìn từ trên xuống xuống, từ trái sang phải

Để đơn giản hóa cách tính toán, chúng ta pha loãng tinh
dịch 20 lần trong ống hút bạch cầu. Số lượng tinh trùng
đếm được trong 80 ô con là n. Như vậy số lượng tinh trùng
đếm được trong 1 ml tinh dịch sẽ là:

C = n.50.20.103 = n.106
C = n.106
Và công thức (1) sẽ là:

Như vậy 1 ml tinh trùng đếm được trên buồng đếm đại diện
cho 1.000.000 tinh trùng.

+ Phương pháp dùng Spermiodensimeter

- Cấu tạo ống:

Spermiodensimeter còn gọi là ống Karras. Đầu là một ống


thủy tinh hình chóp, miệng ống hình vuông (1(1cm). Sau đó
dùng pypet hút 1 ml tinh nguyên cho vào đó (mức độ pha
loãng là 1/10). Dùng ngón tay cái bịt lấy miệng đảo cho
đều. Rót hỗn hợp này vào ống Karras cho đến vạch 100.
Đặt mảnh giấy trắng phía sau ống Karras để đọc kết quả.
Quan sát qua ống: do độ dày của lớp dung dịch dày dần từ
dưới lên trên nên độ đục của lớp dung dịch trong ống cũng
không giống nhau kể từ dưới lên trên. Vì vậy các vạch và
các chữ số sẽ mờ tỏ khác nhau.

Trước hết cần xác định số hàng chục trên bảng số của
ống Karras mà mắt ta còn nhìn thấy được ở giữa phần tỏ Hình 37. Ống Karas
mờ. Thí dụ: ở vạch 65 có thể nhìn thấy rõ, nhưng càng lên

90
phía trên thì các vạch càng mờ dần sau đó không nhìn thấy nữa. Như vậy ta sẽ ghi
nhận vạch 65 và đối chiếu với bảng tính sẵn để xác định nồng độ tinh trùng trong
1ml dung dịch.

Trong trường hợp nếu tinh dịch quá loãng, có thể đọc được vạch 100 thì phải thay
đổi mức pha loãng. Có thể pha loãng với tỉ lệ 5/10 mà vẫn con nhìn thấy rõ vạch 100
thì những mẫu tinh đó có nồng độ tinh trùng quá thấp, ta không nên sử dụng nó trong
tinh trùng nhân tạo.

* Chú ý: phương pháp này rất tiện lợi cho các cơ sở sản xuất, nhưng mức đo chính
xác của nó bị hạn chế. Vì vậy định kỳ ta phải dùng buồng đếm kiểm tra lại để có độ
chính xác cao.

Bảng 13. Bảng đối chiếu nồng độ tinh trùng dùng cho ống Karras

Bảng trên Nồng độ loãng tinh trùng (106/ml) qua các mức pha loãng

ống Karras 1/10 2/10 3/10 4/10 5/10

95 135,0 67,5 45,0 33,7 27,0

90 150,0 67,5 50,0 37,5 30,0

85 165,0 82,5 55,0 41,2 33,8

80 185,0 90,0 60,0 45,0 36,0

75 195,0 97,5 65,0 48,7 39,0

70 210,0 105,0 70,0 52,5 42,0

65 225,0 112,5 75,0 56,2 45,0

60 245,0 122,5 81,6 61,2 49,0

55 265,0 132,5 88,3 66,2 53,0

50 295,0 147,5 98,3 73,7 59,0

45 335,0 167,5 111,6 83,7 67,0

40 375,0 187,5 125,0 93,7 75,0

35 425,0 212,5 141,6 106,2 85,0

91
30 485,0 242,5 161,6 121,2 97,0

25 555,0 277,5 185,0 130,0 111,0

20 635,0 317,5 211,6 158,2 127,0

- Dùng máy so màu quang điện (Colometer)

- Dùng máy vi tính để kiểm tra nồng độ

Hiện nay người ta sử dụng hệ thống máy vi tính để kiểm tra nồng độ của tinh trùng và
một số các chỉ tiêu khác. Sử dụng phương pháp này rất tiện lợi, ta chỉ cần đưa vào
máy 0,1 ml tinh dịch, máy sẽ lời ngay kết quả trên màn hình và in ra giấy các thông
số: Nồng độ của tinh trùng, mức độ pha loãng cần thiết, số liều tinh có thể sản
xuất được.

Tóm lại, việc kiểm tra nồng độ của tinh trùng có nhiều cách vì vậy tùy theo các cơ sở
khác nhau mà có phương pháp kiểm tra phù hợp.

2. Những chỉ tiêu đánh giá định kỳ

2.1. Acrosome của tinh trùng (Ac)

Đây là chỉ tiêu quan trọng bởi vì nếu như tinh trùng mất Acrosome thì không còn khả
năng thụ thai nữa.

Cách tiến hành kiểm tra chỉ


tiêu này như sau:

Dùng một phiến kính khô,


sạch nhỏ lên đó một giọt
tinh và 1-2 giọt dung dịch
Acrota. Đậy lamen lên giọt
hỗn hợp này. Đặt phiến kính
lên kính hiển vi có tụ quang
kính nền đen (dùng ánh
sáng đèn xem rõ hơn).
Chúng ta nhận thấy
Acrosome của tinh trùng
phát ra quãng sáng ở phía
đầu, đo là tinh trùng còn
nguyên Acrosome. Những
tinh trùng mà Acrosome bị

92

Hình 38. Kiểm tra sức kháng tinh trùng lợn ngoại
tổn thương thì không có quầng sáng này. Những gia súc tinh trùng có tỉ lệ Acrosome
hoàn chỉnh càng cao thì chất lượng tinh trùng càng tốt. Và ta có tể tính tỉ lệ đó theo
công thức sau:

Ac = S. 100/300 hoặc (500)

Trong đó:

- Ac: tỷ lệ Acrosome còn nguyên vẹn (%)

- S: tổng số tinh trùng Acrosome còn nguyên vẹn đếm được (thường người ta đếm
tinh trùng Acrosome bị tổn thương thì nhanh hơn).

- 300 hoặc 500 là tổng số tinh trùng đếm

2.2. Sức kháng của tinh trùng (R)

a. Định nghĩa

Sức kháng của tinh trùng là khả năng chống chịu của tinh trùng đối với dung dịch
nước muối 1%. Nếu tinh trùng càng chịu được mức độ pha loãng càng lớn chứng tỏ
sức đề kháng của tinh trùng càng cao và như vậy tinh trùng càng tốt và ngược lại.

b. Phương pháp tiến hành

Hiện nay chúng ta thường sử dụng phương pháp của Milovanov (1952)

- Phương pháp kiểm tra sức kháng của tinh trùng lợn ngoại

Dùng ba ống nghiệm (hoặc ba lọ) có dung tích 10 ml và đánh số thứ tự 1, 2, 3. Dùng
pipet hút dung dịch NaCl 1% (đã được thanh trùng từ trước) cho vào ống 1: 5 ml, ống
2: 1 ml, ống 3: 0,5 ml. Dùng micropipet hút 0,01 ml tinh nguyên cho vào ống 1, lắc
nhẹ cho đều. Như vậy ở ống 1 tinh dịch được pha loãng 500 lần (500.0,01). Hút 1 ml
hỗn dịch ở ống 1 sang ống 2, lắc nhẹ để hỗn dịch đều. Như vậy hỗn dịch ở ống 2
được pha loãng là 1000 lần (500, 2). Dùng ống hút khác hút 0,5 ml hỗn dịch ở ống 2
sang ống 3. Như vậy ở ống 3 được pha loãng là 2000 lần (1000, 2).

Dùng đũa thủy tinh khô sạch lấy 1 giọt hỗn hợp ở ống 3 cho lên phiến kính đã rửa
sạch sấy khô, dàn mỏng và nâng nhiệt độ 400 - 410C và đưa lên kính hiển vi với độ
phóng đại 160 lần trở lên để kiểm tra (A). Nếu thấy tinh trùng còn tiến thẳng thì thêm
0,1 ml dung dịch NaCl 1% vào ống thứ 3, mức pha loãng sẽ là 2.2000 lần (1,1 ml.
2000). Sau đó lại kiểm tra A. Nếu thấy tinh trùng còn tiến thẳng lại thêm 0,1 ml dung
dịch NaCl 1%, bấy giờ River = 2400 (1,2 ml. 2000).

93
Công việc được tiến hành lặp đi lặp lại cho đến khi vào không còn tinh trùng tiến
thẳng nữa thì dừng lại. Sức kháng của tinh trùng được tính theo công thức của
Milovanov (1933)

R = V/v (1)

Trong đó:

R : sức kháng của tinh trùng

V : lượng dung dịch NaCl 1% đã sử dụng

v : lượng tinh dịch đã dùng để kiểm tra

Trong quá trình tiến hành, vì phải pha chuyển 3 ống, để khỏi nhầm lẫn, người ta đã
biến đổi công thức trên trở thành công thức tổng quát sau:

R = r0 + r.n

R : sức kháng của tinh trùng

r0 : mức pha loãng tinh dịch ở ống thứ 3 (ở đây là 2000 lần)

r : mức pha loãng của mỗi lần cho thêm 0,1 ml dung dịch NaCl 1% (r = 200)

nü : số lần thêm 0,1 ml dung dịch NaCl 1%

Công thức tổng quát trên có thể sử dụng để tính sức kháng của hầu hết các loại gia
súc gia cầm.

- Phương pháp kiểm tra sức kháng tinh trùng của lợn nội

Do sức kháng tinh trùng của lợn nội thấp nên chúng ta chỉ dùng phương pháp hai lọ.

Dùng hai ống nghiệm (hoặc hai lọ) có dung tích 10 ml rửa sạch, sấy khô ghi thứ tự lọ
1, 2. Dùng pipet lấy 5 ml dung dịch NaCl 1% cho vào lọ 1 và 0,5 ml cho vào lọ 2. Nhỏ
0,01 ml tinh nguyên vào lọ 1. Lắc nhẹ cho đều, tinh dịch được pha loãng 500 lần (5:
0,01). Hút 0,5 ml hỗn hợp đó từ lọ 1 sang lọ 2, lắc nhẹ trộn đều. Tinh dịch được pha
loãng 1000 lần (500.2).

Dùng một phiến kính rửa sạch, sấy khô. Lấy 1 giọt hỗn hợp ở lọ 2 nhỏ lên phiến kính.
Dùng đũa thủy tinh dàn mỏng (nhẹ nhàng, càng mỏng càng tốt). Nâng nhiệt độ lên
400C - 410C và đưa lên kính hiển vi có độ phóng đại 160 lần trở lên kiểm tra hoạt lực.
Nếu còn tinh trùng tiến thẳng thêm 0,1 ml dung dịch NaCl 1% vào, tiếp tục kiểm tra A.

94
và cứ làm như vậy cho đến khi không còn tinh trùng tiến thẳng ta dùng lại và sử dụng
công thức tổng quát (2) trên để tính, ở đây ro = 1000 và r = 100.

Trong thụ tinh nhân tạo người ta yêu cầu sức kháng của tinh trùng lợn ngoại phải lớn
hơn hoặc bằng 3000 lần, lợn nội phải lớn hơn hoặc bằng 1500 lần.

- Phương pháp kiểm tra sức kháng ở trâu, bò, dê, cừu

Ta dùng 3 ống nghiệm (hoặc 3 lọ) có dung tích 10 ml đã được rửa sạch, sấy khô.
Đánh số thứ tự 1, 2, 3. Cho dung dịch NaCl nồng độ 1% lần lượt vào: - ống 1:5ml, -
ống 2: 1ml, -ống 3: 0,25ml. Sau đó dùng micropipet hút 0,01ml tinh nguyên cho vào
ống thứ nhất, lắc nhẹ cho đều, hút 1ml hỗn dịch ở ống thứ nhất sang ống thứ 2, lắc
nhẹ cho đều sau đó hút từ ống thứ hai sang ống thứ 3: 0,25ml. Như vậy, ở ống thứ
nhất có mức độ pha loãng là 500 lần, ống thứ 2 có mức độ pha loãng là 1000 lần và
ống thứ 3 có mức độ pha loãng là 2000 lần. Dùng đũa thủy tinh lấy một giọt hỗn dịch
ở ống thứ 3 cho lên phiến kính đã rửa sạch, sấy khô, dàn mỏng và nâng nhiệt độ lên
400C - 410C. đưa lên kính hiển vi, kiểm tra (A) ở mức độ phóng đại 160 lần trở lên.
Nếu còn tinh trùng tiến thẳng, ta cho thêm 0,5ml dung dịch NaCl 1% vào ống thứ 3,
sau đó kiểm tra (A). Nếu còn tinh trùng tiến thẳng ta lại tiếp tục cho vào 0,5ml dung
dịch NaCl 1% vào ống thứ 3, tiếp tục kiểm tra (A).

Cứ làm như vậy cho đến khi nào không còn tinh trùng tiến thẳng nữa thì ta dừng lại
và cũng tính theo công thức tổng quát trên.

Đối với tinh dịch trâu, bò, dê, cừu thì mỗi lần cho thêm 0,5ml dung dịch NaCl 1% thì
sức kháng của tinh trùng sẽ tăng 2000 lần.

Trâu, bò, dê, cừu thì sức kháng của tinh trùng thường phải đạt30.000 lần trở lên.

Chú ý:

- Sức kháng của tinh trùng cần được kiểm tra ngay sau khi lấy tinh ra khỏi cơ thể gia
súc từ 5-10 phút, nếu để lâu do tác
động của điều kiện ngoại cảnh sẽ
không chính xác.

- Do quá trình kiểm tra nhiều lần ở 1


con nên có thể bỏ qua một số lần của
r0 để cho quá trình kiểm tra được tiến
hành nhanh hơn và sức kháng của tinh
trùng sẽ chính xác hơn.

2.3. Tỉ lệ sống của tinh trùng (Sg %)

Phương pháp đánh giá tỉ lệ sống của


tinh trùng dựa trên cơ sở: những tinh
95

Hình 39. Phương pháp phiết tiêu bản


trùng còn sống, có hoạt động tiến thẳng thì không bị bắt màu khi gặp thuốc nhuộm.
Còn những tinh trùng chết và những tinh trùng hoạt động yếu ớt, hoặc dao động thì
dễ dàng bị bắt màu.

Phương pháp tiến hành: dùng một phiến kính đã được rửa sạch, sấy khô, lấy một
giọt tinh nhỏ lên phiến kính. Sau đó lấy một giọt thuốc nhuộm cozin (hoặc fuccin.xanh
metylen) dung dịch 5% nhỏ bên cạnh giọt tinh dịch. Dùng đũa thủy tinh nhẹ nhành,
nhanh chóng trộn đều trong vài giây. Dùng một phiến kính khác phiết thành tiêu bản.

* Chú ý: Thao tác cần nhẹ nhàng, nhanh chóng để không làm tổn thương và chết các
tinh trùng có khả năng tiến thẳng gây chết nhân tạo. Tiêu bản càng mỏng càng tốt.

Đặt tiêu bản lên kính hiển vi ở độ phóng đại 400 - 600 lần. Đếm 500 hoặc 300 tinh
trùng để phân loại tinh trùng sống, chết (tinh trùng sống thì không bắt màu của thuốc
nhuộm, tinh trùng chết thì bắt màu thuốc nhuộm) và tính theo công thức:

Sg % = D. 100/500 (300)

Trong đó: Sg % : Tỷ lệ tinh trùng sống

D : Tổng số tinh trùng sống đếm được

500 (300) : Tổng số tinh trùng đếm

Thường tỷ lệ tinh trùng sống ở các loài gia súc phải đạt như sau người ta mới sử
dụng tinh dịch đó trong thụ tinh nhân tạo: lợn ≥70%, trâu bò ≥80%, cừu ≥90%.

2.4. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K) và hệ


số bệnh lý của tinh trùng (B)

a. Khái niệm

Tinh trùng kỳ hình là những tinh trùng


có hình dạng khác thường so với tinh
trùng bình thường.

Villiam (1921) đã cho thấy tinh trùng kỳ


hình có ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ thụ
thai. V.K. Milovanov cho thấy có hai
thời kỳ có thể gây ra tình trạng kỳ hình
của tinh trùng :

- Ngay trong quá trình sinh tinh. Điều


này xảy ra thường bắt nguồn từ những
nguyên nhân liên quan đến các bệnh
Hình 40. Tinh trùng kỳ hình
96
tật, đặc biệt là các loại bệnh đường sinh dục.

- Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng như: thức ăn không đảm bảo đầy đủ và cân đối về
chất, chế độ tắm chải không thường xuyên, chế độ sử dụng không hợp lý.

- Sau khi tinh trùng bài xuất ra


ngoài. Điều này thường liên quan
đến các yếu tố ngoại cảnh như: kỹ
thuật lấy tinh, quá trình xử lý tinh
dịch.

- Người ta chia tinh trùng kỳ hình


ra làm bốn loại:

+ Tinh trùng kỳ hình đầu.

+ Tinh trùng kỳ hình cổ.

+ Tinh trùng kỳ hình thân.

+ Tinh trùng kỳ hình đuôi.

Để đánh giá tinh trùng kỳ hình,


Hình 41. Tinh trùng kỳ hình đầu và cổ thường dùng phương pháp nhuộm
màu tinh trùng bằng một số loại
thuốc nhuộm như Xanh mêthlen, tím Violet, Giêm xa, đỏ Methyl.

b. Cách tiến hành

Đặt một giọt tinh lên một đầu phiến kính đã được rửa sạch, sấy khô và tẩy mỡ. Nếu
tinh dịch đặc có thể pha loãng bằng vài giọt dung dịch Natricitrat 2,9% (hoặc nước
sinh lý (0,85%). Dùng đầu đũa thủy tinh trộn đều hỗn hợp này. Dùng cạnh của một
phiến kính khác phiết nhẹ thành tiêu bản (phiết một lần, càng mỏng càng tốt, không
chà đi xát lại gây ra kỳ hình nhân tạo dẫn đến sự không chính xác). Để cho tiêu bản
tự khô trong không khí (không hơ nóng bất kỳ hình thức nào). Sau khi tiêu bản đã
khô, cố định tiêu bản trên ngọn lửa đèn cồn. Dùng thuốc nhuộm (được lọc kỹ, không
có cặn), nhỏ đều trên tiêu bản. Đợi cho tiêu bản khô (mùa hè 5-10 phút, mùa đông
khoảng 10-15 phút). Dùng nước cất rửa sạch tiêu bản.

* Chú ý: không dội mạnh nước cất mà để nghiêng tiêu bản một góc 450, dùng pipet
hoặc buret nhỏ từ từ trên phần phiến kính không có tiêu bản cho nước tràn qua phần
có tiêu bản để rửa trôi thuốc nhuộm.

Rửa đến khi tiêu bản vẫn còn màu xanh nhạt thì dừng lại (không rửa trắng tiêu bản).
Đợi cho tiêu bản tự khô, đặt lên kính hiển vi có độ phóng đại 400-600 lần để kiểm
tra.
97
Đếm tổng số 300 hoặc 500 tinh trùng xem trong đó có bao nhiêu tinh trùng kỳ hình và
tính tỷ lệ tinh trùng kỳ hình theo công thức sau:

K = M.100/300 (500)

Trong đó: K : tỷ lệ phần trăm tinh trùng kỳ hình

M : tổng số tinh trùng kỳ hình đếm được

300 hoặc 500 là tổng số tinh trùng đếm

Thông thường tinh dịch của các loài gia súc có tỷ lệ kỳ hình nhỏ hơn 20% là đạt yêu
cầu.

2.5. Chỉ tiêu tổng hợp VAC

Chỉ tiêu này giúp ta đánh giá một cách toàn diện về chất lượng tinh dịch của đực
giống vì nó cho ta biết tổng số tinh trùng có khả năng thụ thai trong một lần xuất tinh.
Đây là tích của các chỉ tiêu: thể tích tinh dịch, hoạt lực tinh trùng, nồng độ tinh trùng.

Bảng 14. VAC của một số loài gia súc [4]

Loài g. súc Ngựa Bò Cừu Lợn Thỏ Chó Mèo Gà Trâu

VAC 9,0 6,0 3,0 4,5 0,03 1,5 0,1 1,8 4,0

Chỉ tiêu này ở các loài gia súc khác nhau thì khác nhau, nhưng nó tuân theo một quy
tắc là chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng tinh dịch càng tốt.

Chỉ tiêu này tỷ lệ thuận với thời gian bảo tồn tinh dịch.

VI. KỸ THUẬT PHA LOÃNG, BẢO TỒN, VẬN CHUYỂN VÀ PHÂN PHỐI TINH DỊCH

1. Môi trường pha loãng tinh dịch

1.1. Mục đích, yêu cầu

1.1.1. Mục đích

- Tăng thêm khối lượng tinh dịch từ đó nâng cao hiệu quả sinh sản của đực giống.

- Kéo dài thời gian sống của tinh trùng ở ngoài cơ thể gia súc.

98
Thí dụ: nếu tinh trùng sống trong tinh nguyên thì thời gian chỉ được rất ngắn, nhưng
nếu đem pha loãng và bảo tồn thì thời gian tinh trùng có thể kéo dài được hàng ngày,
hàng tháng, hàng năm, thậm chí hàng vài chục năm.

- Tiện lợi cho quá trình vận chuyển.

1.1.2. Yêu cầu của môi trường pha loãng

Về mặt hóa học và sinh học có thể coi môi trường pha loãng, bảo tồn tinh dịch là
những dung dịch hóa học có các điều kiện lý, hóa, sinh thỏa mãn tối đa điều kiện
sống của tinh trùng. Để đạt được điều này và dễ dàng áp dụng trong sản xuất, viện sĩ
Milovanov đã chỉ ra các yêu cầu pha lõang bảo tồn tinh dịch là:

- Áp lực thẩm thầu của môi trường

Áp lực thẩm thấu của môi trường phải tương đương với áp lực thẩm thầu của tinh
dịch. Nghĩa là môi trường phải đẳng trương với tinh dịch. Đây là nguyên tắc quan
trọng nhất, vì chỉ như thế tinh trùng mới giữ được hình thái bình thường và mới có
thể tiến hành trao đổi chất được, ở môi trường ưu trương hoặc nhược trương đều
làm biến dạng, kìm hãm quá trình trao đổi chất của tinh trùng, dẫn đến tinh trùng chết
rất nhanh.

- pH của môi trường

Môi trường phải có pH tương đương với pH của tinh dịch hoặc hơi toan một ít so với
tinh dịch, ở giới hạn này tinh trùng vẫn tiến hành trao đổi chất, song không mạnh. Do
đó thời gian sống của tinh trùng được kéo dài hơn.

- Môi trường phải có chất điện giải

Ta biết rằng quá trình bảo tồn tinh dịch là nhằm kéo dài thời gian sống của tinh trùng.
Mà quá trình sống của tinh trùng lại gắn liền với quá trình trao đổi chất, là quá trình
gluozic quá trình này luôn thải ra môi trường acide lactic. Do đó, nồng độ ion H+ luôn
luôn có xu hướng tăng và làm cho tinh dịch có xu hướng toan tính. Nồng độ ion H+
có trong tinh dịch được ví như con dao hai lưỡi, nếu nồng độ ở mức phù hợp thì kéo
dài sự sống của tinh trùng, nếu ở mức quá cao hay quá thấp đều làm tinh trùng chết
rất nhanh.

Chính vì vậy, ta cần phải bổ sung vào môi trường các chất điện giải để tạo nên hệ
đệm. Vì chủ yếu là đệm một chiều nên người ta thường sử dụng các muối kim lọai
kiềm của acide hữu cơ như : natri citrat hoặc kali latrat. Bằng những thí nghiệm của
mình, Milovanov đã chứng minh rằng :

+ Đối với tinh trùng bò, cừu, dê với phẩm chất của tinh dịch và đặc tính trao đổi chất
của nó cần cho vào môi trường những chất có năng lực đệm cao. Mặc dù các anion
của nó có thể ảnh hưởng xấu đến màng bọc của tinh trùng.
99
+ Đối với tinh trùng lợn, ngựa có thể bổ sung những chất có năng lực đệm yếu, nên
các anion của nó ít ảnh hưởng đến màng bọc của tinh trùng.

- Môi trường cần có chất không điện gỉai thích hợp

Vì môi trường phải có năng lực đệm, các chất đệm là các chất điện giải, các ion đặc
biệt là các cation của nó ít nhiều ảnh hưởng tới màng bọc tinh trùng. Do đó, cần bổ
sung vào môi trường các chất không điện giải để pha lõang nồng độ ion và để ngăn
ngừa các ion này tới màng bọc của tinh trùng. Nguyên liệu chủ yếu là các lọai đường.

- Môi trường phải đạt yêu cầu về mặt kinh tế và thực tiễn

+ Môi trường phải đạt hiệu quả bảo tồn cao, các nguyên liệu phải dễ tìm.

+ Giá thành cần phải hạ.

- Tỷ trọng của môi trường

Tỷ trọng của môi trường phải tương đương với tỷ trọng tinh dịch. Nếu không tương
đương, tinh trùng bị sức đẩy của lực Acsimet hoặc áp lực thủy tĩnh làm cho tinh trùng
biến dạng.

- Độ nhớt của môi trường

Độ nhớt của môi trường cũng phải tương đương độ nhớt của tinh dịch. Điều này rất
cần thiết vì tránh được sức căng bề mặt tác động lên tinh trùng và lực ma sát nội
phân tử khi tinh trùng vận động.

1.2. Các chất liệu tạo môi trường

- Chất không điện giải

Chất không điện giải thường dùng đường là chủ yếu và chọn glucoza hay fructoza
theo tinh dịch từng lòai. Tinh dịch trâu, bò, dê, cừu thường dùng fructoza. Tinh dịch
lợn, ngựa thường dùng glucoza. Khi bổ sung đường vào môi trường có các tác dụng
sau :

+ Các loại đường khi cho vào môi trường có tác dụng bảo vệ tránh được hiện tượng
mất điện tích trên bề mặt tinh trùng do nhiều nguyên nhân khác nhau (ví dụ trong môi
trường dư thừa chất điện giải như NaCl chẳng hạn, hoặc tồn tại những ion tự do như
cation). Kết quả trung hòa được điện tích và làm cho tinh trùng sống lâu hơn.

+ Đường đơn thấm qua màng bọc tiến hành quá trình hô hấp để cung cấp năng
lượng cho tinh trùng.

100
+ Theo Milovanov (1967), đường còn hạn chế sự phát triển của một số vi khuẩn trong
môi trường và làm giảm các lọai vi khuẩn gây mủ trong đưòng sinh dục con cái.

+ Cùng theo Milovanov, đường còn tăng độ nhớt cho môi trường.

+ Đường còn giữ vai trò chất khử, những đường khử gánh chịu sự tác động của oxy,
khi có oxy hóa, chính nó giữ vai trò chất chống oxy hóa là chất bảo vệ chất chống
ngưng kết của tinh trùng khỏi bị oxy hóa.

- Các chất điện giải (chất đệm)

Các chất điện giải trong môi trường thường là các lọai muối kim loại kiềm yếu. Hiện
nay, chúng ta đang sử dụng chủ yếu đệm citrat, đệm này có năng lực yếu hơn, và
thường kết hưọp với hệ thống đệm tự nhiên, phức tạp, đó là lòng đỏ trứng gà (chủ
yếu là hệ thống photphat và protid). Natri citrat tribasic (Na3C6H5O7) được dùng trong
môi trường tổng hợp, trong dung dịch nguyên chất có pH = 7,7 - 8, tức là kiềm hơn
so với mức cần thiết của tinh trùng. Còn lòng đỏ trứng gà có pH = 6 - 6,3 hơn mức
cần thiết. Khi pha trộn lại với nhau, ta có thể tạo ra môi trường có độ pH khác nhau
để pha lõang tinh dịch (tùy lọai môi trường mà có tỉ lệ thích hợp). Ngòai ra người ta
còn sử dụng một số chất như natri bicácbonat, kali clorua để làm chất đệm. Cơ chế
của chất đệm như sau :

Natri citrat phân ly hòan tòan trong dung dịch : Na3C6H5O7 = 3Na+ + C6H5O7 -

Do quá trình trao đổi chất của tinh trùng, ion H+ luôn được thải ra làm cho môi trường
có xu hướng toan tính dẫn đến đầu độc tinh trùng. Khi có C6H5O7- sẽ xảy phản ứng
:

C6H5O7 - + 3H+ = C6H8O7 (acid citric)

Acid citric là acid hữu cơ yếu, nó rất ít phân ly trong thành phần của tinh thanh vì vậy
không độc hại cho tinh trùng. Nhờ có quá trình này mà trong quá trình trao đổi chất
của tinh trùng pH của tinh dịch vẫn ổn định (Rodin và cộng tác viên 1976).

Yêu cầu của chất điện giải :

Phải dùng những muối không độc hại, muối có anion hóa trị càng cao càng tốt. Khi thí
nghiệm dùng muối đẳng trương trong các môi trường tăng nồng độ cation thì tinh
trùng giảm sức sống. Thí dụ như muối Ca+ hoặc Mg+ đều gây hiện tượng tự dính
cho tinh trùng, muối Al3+, muối Fe3+ làm cho tinh trùng đông kết vón thành cục.

Một số muối thường dùng :

Lọai muối Hóa trị 1 Hóa trị 2 Hóa trị 3

101
Từ acid vô cơ Clorua, nitrat, iodua Sunphat, photphat
dibasic

Từ acid hữu cơ Acetat Tacterat Citrat

Tuy thầnh phần hóa học của các chất này khác nhau, nhưng tác dụng với tinh trùng
giống nhau. Ảnh hưởng của các ion nhiều hóa trị làm chậm trễ sự trương phồng các
keo choloid nguyên sinh chất, do đó, chậm trễ sự trương phồng màng bọc của tinh
trùng. Trái lại, muối nhiều cation làm tăng mức độ trương phồng và làm cho tinh trùng
chóng chết. Muối không có tác dụng nuôi dưỡng, nhưng tạo nên môi trường thích
hợp để ting trùng sống lâu hơn.

- Các chất chống lạnh cho tinh trùng

Thường dùng lơcitin trong lòng đỏ trứng gà và glycerin. Lơcitin thuộc nhóm photpho
lipid, có từ 7 - 12% trong vật chất khô của lòng đỏ trứng gà. Khả năng chống lạnh của
lơcitin có lẽ là do gốc glycerin quyết định, vì glycerin là rượu 3 nguyên tử, có điểm
đông đặc và điểm bốc hơi chênh lệch nhau khá xa. Có lẽ, vì thế mà làm giảm tác
động của nhiệt độ qua dung dịch khi có glycerin. Mặt khác, lòng đỏ trứng gà còn làm
tăng độ nhớt môi trường nhờ các đạm cao phân tử có trong dịch của lòng đỏ.

- Các chất chống khuẩn

Có thể dùng các lọai kháng sinh hóa học như sulfamit, kháng sinh nấm như penicilin,
streptomicin, tetracilin. Liều lượng tùy theo loại môi trường, nhưng chú ý khi bổ sung
vào môi trường phải chính xác, nếu liều quá cao lại tiêu diệt tinh trùng.

Hiện nay, người ta thường bổ sung tetracilin vào môi trường, vì lọai kháng sinh này
có tác dụng với cả vi khuẩn Gram (-) và Gram (+). Nếu không ta phải bổ sung cả hai
lọai penicilin và streptomicin.

- Các chất rửa sạch môi trường

Trong tinh dịch và trong môi trường tồn tại những ion đa hóa trị. Các ion này độc hại
với tinh trùng trong quá trình bảo tồn, vì vậy, trong những năm gần đây, người ta
dùng trilon B để làm chất rửa sạch các ion đó.

Trilon B là muối natrium diamino ethane tetra acetat, nó còn có tên gọi khác là :
EDTA, xêlecton B2, slaplex, complexion III. Công thức tổng quát :

[ CH2N (CH2COOH) CH2COONa ]2 . 2H2O hoặc C10H14O8Na2N2

Công thức triển khai :

NaOOC - CH2 CH2COONa


102
N - CH2 - CH2 - N

HOOC - CH2 CH2COOH

Công thức rút gọn: Na2H2Y

Khối lượng phân tử : 372,24

TriplonB lần đầu tiên được Kok (Hà lan, 1954) dùng trong môi trường pha loãng tinh
dịch bò, sau đó nó được dùng trong môi trường pha loãng tinh dịch cừu (Milovanov
V.K và Xocolopxcaia I.I, 1956), trong môi trường pha loãng tinh dịch thỏ (Benkiovic,
1960).

Theo Milovanov (1962) và Xetơdine (1971), trilon B có một số công dụng sau : Nhờ
có cấu trúc đặc biệt nên trilon B đã khử các ion kim loại để tạo thành các muối phức
mất khả năng gây độc cho tinh trùng. Cụ thể nếu trong tinh dịch có các cation Ca 2+
hoặc Mg2+ thì tạo thành muối phức như sau : [10]

Na2H2Y Æ 2Na+ + H2 Y 2 -

Ca2+ + H2 Y 2 - Æ CaH2Y

Ngòai ra trilon B còn có các tác dụng khác (theo N.P. Plitxoco, 1965 và
Xetơdine, 1971).

+ Kìm hãm sự phát triển hoạt động của vi khuẩn và một số enzim có hại cho tinh
trùng.

+ Hạn chế quá trình trao đổi chất của tinh trùng trong tinh dịch nhất là quá trình phân
hủy, giúp cho tinh trùng duy trì được ATP và ADP ở mức độ cao.

+ Duy trì được trạng thái tiềm sinh của tinh trùng. Do đó bảo vệ được Acroxôm của
tinh trùng không bị phá hủy.

Với tất cả tác dụng trên trilon B có một vi trí quan trọng trong thành phần môi trường.
Qua nghiên cứu, người ta nhận thấy rằng những môi trường có trilon B thì kết quả
bảo tồn hơn hẳn các môi trường không có trilon B

- Các chất sinh học trong môi trường

Trong những năm gần đây, để tăng cường tính năng bảo vệ sức sống của tinh trùng,
các tác giả đã nghiên cứu bổ sung một số chất có hoạt chất sinh học vào trong môi
trường pha loãng tinh dịch và đã thu được những kết quả tốt.

+ Men phân giải H2O2 để tránh sự đầu độc của nó đối với tinh trùng.

103
+ Men Muxinaza làm giảm chất muxin có trong âm đạo của con cái, men
Hyaluronidaza để tạo nên hệ cân bằng động giữa men này ở trong acroxôm của tinh
trùng và môi trường.

+ Kích tố sinh dục oxytoxin và prostaglading nhằm tăng cường co bóp của tử cung
tạo điều kiện cho tinh dịch vận chuyển nhanh vào đường sinh dục của con cái.

1.3. Các loại môi trường

1.3.1. Môi trường pha loãng tinh dịch lợn

a. Môi trường đơn giản

+ Môi trường sữa bò tươi

Lấy sữa của bò khỏe mạnh, mới vắt, hấp cách thủy 20-30 phút sau đó để nguội
xuống 50 - 600C. Dùng vải màn gấp 5-6 lần lọc cho hết phần bơ nổi lên trên sau đó
để nguội xuống 35-400C, cho tetracilin vào (0,05g/1 lít sữa đã lọc), khuấy cho đều lọc
lại một lần nữa bảo quản để dùng.

+ Môi trường sữa bột 10%

Dùng sữa bột tốt (không vón cục, hôi, mốc, hoặc có màu khác thường).

Thành phần gồm: sữa bột 100g, nước cất 1000ml, tetracilin 0,05g.

Cách pha : Dùng 250 ml nước cất có nhiệt độ 35-40oC pha 100g sữa khuấy cho tan.
Sau đó cho thêm 750 ml nước cất nữa để đủ 1000ml, dùng đũa thủy tinh khuấy cho
đều. Hấp cách thủy trong vòng 20- 30 phút, sau đó để nguội xuống 350C, cho 0,05g
tetracilin vào khuấy đều, lọc qua nhiều lớp vải màn. Bảo quản ở nhiệt độ 4-5oC để
sử dụng.

* Chú ý: Cả hai môi trường trên chỉ sử dụng trong ngày.

b. Môi trường tổng hợp

Cách pha chế môi trường: Pha glucoza vào nước cất, đun cách thủy sôi 15-20 phút,
để nguội xuống nhiệt độ 60oC. Cho thêm Nacitrat, natribicacbonat, kaliclorua, trilon B
vào, dùng đũa thủy tinh khuấy cho đều. Để nguội xuống 35oC, cho thêm
amoniumsulfat, lòng đỏ trứng gà, kháng sinh vào khuấy cho tan đều, lọc qua vải màn
(hoặc giấy lọc). Bảo quản ở nhiệt độ lạnh để sử dụng.

* Chú ý:

+ Trứng gà pha vào môi trường phải đánh thật kỹ (giống đánh kem) và phải là trứng
mới đẻ trong vòng một tuần.
104
+ Natricitrat sử dụng trong pha chế môi trường phải trung tính. Cách trung tính như
sau: trộn 100g natricitrat và 3,5 g acid citric, cho hỗn hợp đó vào cối sứ rồi nghiền
nhỏ, trộn đều là được.

+ Môi trường sau khi pha phải có pH tương đương pH tinh dịch.

Tên hóa chất Công thức hóa học Đơn M.t M.t M.t
vị BTS LXII TH4

Nước cất H2O ml 1000 1000 1000

Đường Gluco (Y học) C6H12O6 . 3H2O g 40,69 60 40

Natricitrat (trung tính) Na3C6H5O7 . 5H2O g 6 1,78 3,8

Natribicacbonat NaHCO3 g 1,25 0,6 0,5

trilon B C10H14O8Na2 . g 1,25 1,85 2,6


2H2O
Amonium sulfat g 1,8

Kaliclorua g 0,75
KCl
lòng đỏ trứng gà ml 20-30

Tetracilin g 0,05 0,05 0,05

1.3.2. Môi trường pha lõang tinh dịch bò

Tên hóa chất Đơn vị M.t I M.t II

Fructoza g 3,4 3,4

Natricitrat g 1,5 2,9

Lòng đỏ trứng gà ml 20 25

Tetracilin g 0,005 0,005

Nước cất ml 100 100

1.3.3 Môi trường pha lõang tinh dịch trâu ( theo tài liệu của FAO)

105
Tên hóa chất Đơn vị M.t I M.t II M.t III

Fructoza g 1,0 1,25 2,2

Glucoza g 2,00

Glycin g 4,0

Lòng đỏ trứng gà ml 20 25,00 40

Natribicacbinat g 0,03 1,130,03

Tetracilin g 0,03

Nước cất ml

Natricitrat g 0,5

1.3.4 Môi trường pha lõang tinh dịch ngựa

Nước cất : 1000 ml

Glucoza : 35g

Lòng đỏ trứng gà : 4 ml

Tetracilin : 0,05 g

Phương pháp pha : như pha môi trưòng tinh dịch lợn.

1.4. Bội số pha loãng

1.3.1 Nguyên tắc : căn cứ vào phẩm chất tinh dịch để có bội số pha lõang thích hợp.

1.3.2 Công thức pha : A . C . D

Q = - 1

F = Q . V

Trong đó : Q - bội số pha loãng

A - sức họat động của tinh trùng


106
C - nồng độ tinh trùng (109)

D - dung tích một liều dẫn

a - tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một liều tinh (109)

F - lượng môi trường cần pha (ml)

V - thể tích tinh dịch (ml)

Thí dụ : khi khai thác và kiểm tra phẩm chất tinh dịch của một lợn ta thu được :

V = 250ml A = 0,7 C = 0,25 . 109

Yêu cầu một liều tinh như sau : D = 30ml a = 0,6 . 109

Bội số pha loãng sẽ là : 1925 ml

1.5. Kỹ thuật pha lõang tinh dịch

1.5.1 Nguyên tắc

+ Tinh dịch lấy ra khỏi cơ thể gia súc trong vòng từ 5 - 10 phút cần được pha lõang
ngay.

+ Khi pha lõang tinh dịch cần chú ý nhiệt độ của môi trường phải tương đương nhiệt
độ của tinh dịch.

+ Đổ môi trường từ từ vào tinh dịch (không làm ngược lại)

1.5.2 Kỹ thuật pha

Tinh dịch sau khi lấy ra khỏi cơ thể gia súc, cần tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu về
phẩm chất. Tính tóan bội số pha lõang, lượng môi trường cần pha, dung tích một liều
dẫn, tổng số tinh trùng có khả năng thụ thai trong một liều dẫn. Sau đó đo nhiệt độ
tinh dịch và nhiệt độ môi trường, nếu có chênh lệch ta nâng nhiệt độ môi trường lên
cho bằng nhiệt độ tinh dịch (không làm ngược lại). Đổ từ từ môi trường vào tinh dịch,
đổ theo thành bình để môi trường từ từ pha lõang vào tinh dịch, khi đổ hết dùng đũa
thủy tinh khuấy nhẹ cho đều.

Kiểm tra lại sức họat động của tinh trùng sau khi pha, nều tương đương với trước khi
pha là đạt yêu cầu, nếu yếu hơn thì cần xem lại kỹ thuật pha.

1.5.3 Kỹ thuật đóng liều

107
Tùy theo yêu cầu mà dung tích một liều dẫnvà tổng số tinh trùng có khả năng thụ thai
trong một liều dẫn khác nhau. Lọ đóng tinh phải được rửa sạch, sấy khô (tốt nhất là
lọ màu xanh họăc da cam). Sau đó rót từ từ tinh dịch vào lọ, rót cho đầy, sao cho khi
đóng nút lại không còn không khí bên trong liều tinh. Dùng nút bấc nút lại, gắn parafin
bên ngòai, bảo quản để sử dụng.

2. Bảo tồn tinh dịch

2.1. Nguyên tắc bảo tồn

Chúng ta dựa trên nguyên tắc sống tiềm sinh của động vật (động vật ngủ đông) để
bảo tồn tinh dịch. Có thể sử dụng một số biện pháp sau :

+ Tạo pH toan tính phù hợp với điều kiện sống của tinh trùng.

+ Cản trở cung cấp O2 để hạn chế quá trình trao đổi chất của tinh trùng.

+ Dồn tinh trùng lại trạng thái dày đặc và hạ nhiệt độ xuống thấp.

2.2. Phương pháp bảo tồn

2.2.1 Bảo tồn ở nhiệt độ không khí : dùng vải đen nhúng nước, vắt cho bớt nước bọc
lọ tinh, để vào nơi kín và tối. Phương pháp này chỉ bảo quản và sử dụng trong ngày.

2.2.2 Bảo quản ở nhiệt độ lạnh : tùy theo tinh dịch của từng loài và từng loại môi
trường mà ta chọn nhiệt độ bảo quản khác nhau.

+ Đối với tinh dịch lợn, tùy theo môi trường mà ta chọn nhiệt độ bảo quản phù hợp,
thường là trong khoảng 10 - 20 0C.

+ Đối với tinh dịch trâu, bò khi bảo quản lạnh thường ở nhiệt độ 0 - 50C.

Phương tiện bảo quản : tốt nhất là sử dụng tủ bảo quản tinh dịch, tủ lạnh hoặc phích
lạnh. Nhưng dù bảo quản bằng phương tiện nào cũng phải khống chế nhiệt độ theo
yêu cầu phù hợp với môi trường và tinh dịch.

Phương pháp này bảo quản tinh dịch được khá lâu và phụ thuộc vào tinh dịch từng
lòai, từng giống, từng cá thể và từng loại môi trường. Thí dụ : tinh dịch lợn có thể bảo
quản được từ 2 - 7 ngày.

2.2.3 Bảo tồn đông lạnh

- Bảo tồn đông lạnh tinh lợn

+ Làm đậm đặc tinh dịch bằng cách ly tâm.

108
+ Chắt bỏ tinh thanh và pha loãng tinh trùng bằng một loại dung dịch có lực gion thấp
để hạn chế bớt những tổn hại cho tinh trùng.

+ Khi sắp ướp lạnh thì bổ sung glycerin.

+ Tinh dịch được ướp lạnh dạng viên hoặc dạng cộng rạ lớn trong nitơ lỏng.

- Ướp lạnh tinh dịch bò

+ Môi trường : - nước cất 100ml

- đường lactoza hoặc sacaroza 11,5g

- Lòng đỏ trứng gà 20ml

- Glycerin 5,0ml

+ Cách ướp lạnh :

- Ướp lạnh dạng tinh cộng rạ : tinh dịch được pha loãng với môi trường, sau đó được
phân vào các ống (cọng rạ), dung tích tùy theo. Làm lạnh tinh dịch từ 2 - 40C trong
vòng 4 - 5 giây, xếp vào mạng lưới và nhận chìm trong nitơ lỏng để bảo quản.

- Ưóp lạng tinh đông viên : pha môi trường với tinh dịch, để lạnh ở 2 - 40C trong thòi
gai 5 - 6 giây. Tạo khuôn tuyết CO2 trên khay, dùng bàn là có chổi úp xuống mặt mặt
khay tạo lỗ nhỏ, Rót tinh dịch vào lỗ nhỏ, tinh dịch sẽ đông lại như viên thuốc sau đó
lấy viên tinh cho vào gáo đựng tinh aầ nhấn chìm trongnitơ lỏng bảo quản.

3. Vận chuyển tinh dịch

3.1. Nguyên tắc

+ Tinh dịch sau khi pha loãng hoặc lấy ra khỏi nơi bảo quản cần được nhanh chóng
vận chuyển ngay về các cơ sở sản xuất.

+ Khắc phục tất cả các yếu tố ảnh hườngđên sức sống của tinh trùng.

3.2. Phương tiện vận chuyển

Có thể vận chuyển bằng xe đạp, xe gắn máy, ôtô, tàu hỏa, máy bay và đi bộ. Nhìn
chung phương tiện vận chuyển tinh dịch rất đa dạng và phong phú. Vì vậy, chúng ta
có thể tùy chọn phương pháp vận chuyển phù hợp.

4. Phân phối tinh dịch

109
- Trước khi phân phối tinh dịch phải kiểm trại chất lượng (kiểm tra A). Đối với tinh bảo
quản lạnh thì A > 0,5, với tinh bảo quản đông lạnh thì A > 0,3 mới được sử dụng.

- Điều kiện vận chuyển : người vận chuyển phải có đầy đủ phương tiện vận chuyển,
tùy loại tinh dịch mà có phương tiện và dụng cụ phù hợp.

- Tinh dịch khi phân phối phải phù hợp với công tác giống, các công thức lai đã qui
địnnh.

- Cần có phiên phân phối tinh dịch theo mẫu sau :

PHIẾU PHÂN PHỐI TINH DỊCH

Cơ sở sản xuất tinh :

Ngày sản xuất :

Giống và số hiệu đực giống :

Sức họat động của tinh trùng (tinh nguyên):

Nồng độ tinh trùng :

Sức họat động của tinh trùng (khi pha) :

Số liều tinh phân phối :

Ngày................tháng.............năm...............

Người phân phối

(ký tên và đóng dấu)

VII. KỸ THUẬT DẪN TINH CHO GIA SÚC

1. Những biểu hiện khi gia súc động dục

1.1. Biểu hiện toàn thân

Khi con vật động dục thường bỏ ăn, kêu la, phá chuồng, tìm đến con khác, thích nhảy
lên con khác (kể cả con cùng giới). Tính tình khác thường, mẫn cảm với âm thanh,
đứng nằm không yên, hay ngoái lại nhìn về phía sau, thân nhiệt hơi tăng so với bình
thường.

1.2. Biểu hiện cục bộ đường sinh dục

110
Âm hộ phù nề, có màu đỏ, cửa âm hộ hơi mở. Tùy từng loài gia súc mà mức độ biểu
hiện có khác nhau. Thí dụ: ở lợn lúc đầu đỏ tươi, sau có màu mận chín, đặc biệt là ở
nái nội và nái lai. Trâu, bò thì biểu hiện màu sắc âm hộ không rõ ràng như ở lợn. Dịch
nhờn trong âm đạo chảy ra nhiều, đặc biệt là ở bò, ở lợn ít hơn. Dịch này lúc đầu
lõang, có màu trong suốt, càng về cuối giai đoạn động dục thì dịch keo lại và có màu
hơi vàng. Niêm mạc âm đáo màu hồng đậm. Nếu kiểm tra bên trong đường sinh dục
(bằng mỏ vịt hoặc qua trực tràng), ta thấy :

+ Thân tử cung hơi cứng.

+ Vào thời điểm đỉnh cao của giai đoạn động dục cổ tử cung mở.

+ Buồng trứng to hơn bình thường, trên buồng trứng có nang trứng chín (ở động vật
đơn thai thì thường có một đến hai cái, còn ở động vật đa thai thì nhiều hơn) và nổi
hẳn lên bề mặt. Sờ vào các nang trứng thấy chí dịch sánh động.

2. Kỹ thuật dẫn tinh cho gia súc

Để nâng cao khả năng sinh sản cho gia súc, trong kỹ thuật thụ tinh nhân tạo chúng ta
cần chú ý đến những điều kiện cần và đủ sau:

- Con cái phải có khả năng sinh sản tốt

- Phát hiện kịp thời gia súc động dục và thời điểm dẫn tinh thích hợp

- Chất lượng tinh dịch phải tốt

- Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo phải tốt

2.1. Kỹ thuật dẫn tinh cho lợn [6]

2.1.1. Theo dõi phát hiện lợn động dục và thời điểm dẫn tinh thích hợp

a. Đối với các giống lợn nội

Lợn nội thường động dục trong vòng 3 ngày và biểu hiện qua từng ngày như sau :

- Ngày thứ nhất : Lúc bắt đầu động hớn lợn tỏ ra không bình thường, thỉnh thoảng
kêu rít, ăn uống thất thường , có khi bỏ ăn. Âm hộ có hiện tượng ứ máu, màu hồng
tươi và hơi mở. Nếu có lợn đực thí tình đến thì nó bỏ chạy không cho tiếp xúc.

111
- Ngày thứ hai : Lợn nái như cuồng
lên, bỏ ăn, phá chuồng, muốn nhảy ra
ngoài tìm đực, thích nhảy lên con khác
(kể cả những con cùng giới). Âm hộ
vẫn đỏ, có máy động, mép âm hộ mở
to hơn, dịch nhờn chảy ra nhiều, lúc
đầu loãng và trong suốt, về sau đặc và
keo dính. Âm hộ bắt đầu se lại có nếp
nhăn và ngả màu mận chín, lợn bắt
đầu yên tĩnh. Nếu cho lợn đực thí tình
vào đầu ngày thứ hai thì lợn cái vẫn
không chịu, nhưng cũng tỏ ra ý muốn
giao phối.

- Ngày thứ ba : Lợn nái yên tĩnh hẳn,


không cần đực thí tình, nếu như gia
chủ, người chăn nuôi hoặc người dẫn
tinh kích thích và ấn nhẹ lên lưng là nó
hạ thấp hai chân sau xuống và dạng
chân ra tỏ ý muốn giao phối. Giai
đoạn này là giai đoạn mê ỳ (thích
đực). Kích thích vào âm hộ thì nó
đứng yên. Chân và người run lên,
S ơ đồ 1. Biểu đồ thời gian dẫn tinh cho lợn
bụng co thóp từng đợt. Lợn thường
băn khoăn, nằm sấp, âm hộ tiếp tục
giảm xung huyết và thâm se hơn. Dịch nhờn, keo có màu trắng đục chảy ra từ âm hộ.

* Chú ý : Giữa nái cơ bản và hậu bị có sự sai khác nhau một chút. Nái tơ khi động
dục linh hoạt hơn, ít yên tĩnh, sợ người “e thẹn”, nên khi có người lợn thường sợ,
không phá chuồng hoặc không nhảy lên con khác. Thường khi ta đụng vào người nó
thì nó nằm bẹp xuống chuồng hoặc quay mông vào thành chuồng. Còn biểu hiện cục
bộ đường sinh dục thì không có gì sai khác với nái hậu bị.

b. Đối với các giống lợn cái ngoại và nái F1, F2

Thời gian động dục của lợn này kéo dài 5-6 ngày và biểu hiện không mãnh liệt như
lợn nội. Cuối ngày thứ 3, đầu ngày thứ 4 có triệu chứng điển hình ở đường sinh dục
như cuối ngày thứ 2 đầu ngày thứ 3 ở lợn nội.

Tóm lại : Đối với lợn nái lai thì chu kỳ động dục chưa thật sự ổn định. Vì vậy, khi phát
hiện lợn động đục và chọn thời điểm dãn tinh thích hợp ta cần chú ý.

* Cách phân biệt lợn động dục thật với động dục giả

Động dục giả là trường hợp lợn có chửa nhưng vẫn động dục. Động dục giả không
cố định theo thời gian nào, nó xuất hiện ở lợn mang thai tháng thứ nhất, tháng thứ
112
hai, thậm chí ở cả tháng thứ ba. Có những trường hợp gần đến ngày đẻ nhưng vẫn
động dục.

Để phân biệt trước tiên ta cần hỏi gia chủ về tiền sử của con nái, sau đó ta có thể
căn cứ vào một số đặc điểm sau để phân biệt :

- Âm hộ vẫn xung huyết nhưng không có dịch nhờn chảy ra.

- Có hiện tượng nhảy lên con khác nhưng không cho con khác nhảy lên mình.

- Thời gian động dục ngắn, không quá hai ngày.

- Khi con vật có chửa thì bầu vú có hiện tượng hơi căng, núm vú cương và bển ra
hai bên chứ không chìa thẳng xuống đất như khi không có chửa.

- Nếu có đực thí tình thì nó bỏ chạy.

Chúng ta cần phải căn cứ vào các


đặc điểm trên đây để phân biệt cho
chính xác trước khi quyết định dẫn
tinh cho lợn. Bởi vì nếu không chính
xác thì khi lợn có chửa mà ta vẫn
dẫn tinh vào sẽ dễ dàng dẫn đến
hiện tượng sẩy thai.

c. Thời điểm dẫn tinh thích hợp

Hình 42. Dẫn tinh cho lợn

113
Đối với lợn nội khoảng từ 29 - 48
giờ kể từ lúc 0 giờ - giờ động
dục. Để phát hiện được chính xác
thời điểm này ta cần hỏi gia chủ
về thời gian động dục của lợn.
Nếu không ta phải căn cứ vào
triệu chứng biểu hiện cụ thể của
con vật về biến đổi đường sinh
dục và phản xạ toàn thân (phản
xạ mê ì) của con vật để quyết định
thời gian dẫn tinh thích hợp.

Trường hợp đối với nái hậu bị


thường không có phản xạ mê ì,
ta có thể phối cưỡng bức nếu
thấy thời điểm phối tinh đã thích
hợp.

Đối với lợn nái F1 thì ta có thể phô


vào thời điểm cuối ngày thứ ba
đầu ngày thứ tư.

Đối với nái F2 và nái ngoại, ta có


thể phối vào cuối ngày thứ tư đầu
ngày thứ năm.
Hình 43. Một số dụng cụ dẫn tinh cho lợn
Chú ý : Đây là những thời điểm
đưa ra với tính chất tương đối còn trong thực tế chúng ta cần căn cứ vào điều kiện cụ
thể của từng con mà có quyết định thời điểm dẫn tinh thích hợp tránh áp dụng máy
móc.

e. Kỹ thuật dẫn tinh (thực tập)

- Điều kiện cần và đủ để lợn có tỷ lệ thụ thai cao và số con đẻ ra trên ổ nhiều:

+ Con nái phải là giống tốt, có điều kiện sinh lý, sinh sản bình thường.

+ Tinh dịch phải đảm bảo chất lượng tốt (đủ về số lượng, tốt về chất lượng)

+ Thời điểm dẫn tinh phải thích hợp

+ Kỹ thuật dẫn tinh tốt

+ Kỹ thuật nuôi dưỡng tốt


114
- Chuẩn bị trước khi dẫn:

+ Vô trùng dụng cụ dẫn tinh

+ Kiểm tra phẩm chất tinh dịch trước khi dẫn

+ Nâng nhiệt độ tinh dịch (nếu là tinh dịch bảo quản lạnh hoặc thời tiết qúa lạnh

+ Vô trùng phía sau và bộ phận sinh dục của con cái.

- Thao tác dẫn :

+ Tư thế của gia súc, tư thế của người dẫn

+ Kỹ thuật đưa dẫn tinh quản

+ Kỹ thuật bơm tinh

+ Kỹ thuật lấy dẫn tinh quản ra

- Một số điều cần chú ý sau khi dẫn :

+ Không nên cho lợn nằm ngay, ăn no sau khi dẫn

+ Rửa sạch dụng cụ

115
Sơ đồ 2. Thời điểm dẫn tinh cho trâu bò
+

Ghi chép sổ sách

+ Kiểm tra kết quả

3.1.2. Kỹ thuật dẫn tinh cho trâu, bò

* Phương pháp phát hiện trâu bò động dục bằng lâm sàng:

- Toàn thân : bò thường bỏ ăn, kêu la, phá chuồng, sản lượng sữa giảm, thích gần
gia súc đực.

- Cục bộ đường sinh dục : âm hộ sưng to, dịch nhờn chảy ra nhiều. Nếu có điều
kiện kiểm tra tử cung qua trực tràng ta thấy thân tử cung hơi cứng, sừng tử cung hơi
cong, trên buồng trứng có nang trứng chín. Nếu ở giai đoạn hưng phấn sinh dục cao
ta thấy cổ tủ cung mở.

* Các phương pháp khác

116
* Kỹ thuật dẫn tinh

Yêu cầu :

- Chất lượng tinh dịch phải tốt

- Thời điểm dẫn tinh thích hợp

- Kỹ thuật dãn tinh tốt

- Sau khi dẫn xong phải ghi chép sổ sách để theo dõi kiểm tra tỉ lệ thụ thai, khám thai
và dự kiến ngày đẻ.

PHỤ LỤC. CÔNG NGHỆ TTNT CHO BÒ [7, 11]

1. Sản xuất và bảo quản tinh

Hiện nay trong thụ tinh nhân tạo cho bò thường sử dụng tinh đông lạnh mà không
dùng tinh tươi nữa. Tinh được đông lạnh trong các cọng chất dẻo (thường gọi là tinh
cọng rạ) hoặc dưới dạng viên tinh. Việc sản xuất tinh đông viên không đòi hỏi thiết bị
tinh vi như sản xuất tinh cọng rạ, nhưng có khó khăn trong việc phân biệt tinh của
từng con bò đực. Chính vì vậy, hiện nay, trong thụ tinh nhân tạo sử dụng phổ biến
tinh cọng rạ với loại cọng tinh có dung tích 0,25 hoặc 0,50 ml. Các cọng tinh này
được bảo quản dễ dàng trong các giỏ tinh, ngâm trong nitơ lỏng. Việc sử dụng các
cọng tinh có mầu sắc khác nhau cho phân phân biệt chúng dễ dàng và trên mỗi cọng
tinh có ghi các chỉ dẫn cần thiết để phân biệt từng con bò đực cũng như từng lô sản
xuất.

Một cọng tinh 0,25 ml chứa trung bình 30.000.000 tinh trùng. Trong khi thực hiện các
thao tác đông lạnh và giải đông thì khoảng từ 10 đến 40 % số tinh trùng bị chết. Sau
khi giải đông cần có ít nhất 33% số tinh trùng còn sống và phải có chuyển động tiến
thẳng. Nhưng cũng cần lưu ý là trong trường hợp này, chuyển động tiến thẳng không
bao giờ mạnh như trường hợp tinh dịch tươi.

2. Giải đông tinh

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ sống tối đa của tinh trùng đạt được khi mà quy
trình giải đông là quá trình đảo ngược của quy trình sản xuất và đông lạnh tinh. Các
bước của quy trình sản xuất và đông lạnh là giảm từ từ nhiệt độ xuống -1960C.

Để đạt được sự đảo ngược này, có nghĩa phải nâng nhanh nhiệt độ từ -1960C lên
50C, một dung dịch giải đông phải được sử dụng. Tỷ lệ thụ thai sẽ bị giảm thấp n'u
tinh dịch không được giải đông một cách đúng đắn.

Các phương pháp giải đông tinh như sau:

117
- Với tinh viên: Bẻ ống nước muối sinh lý sao cho rộng miệng và tách mảnh vỡ rơi
vào trong nước sinh lý. Mở nắp bình tinh, nâng cóng đựng tinh lên ngang miệng bình.
Gắp một viên tinh, thả ngay vào ống nước muối sinh lý, hạ ống tinh, đậy bình tinh và
trộn đều viên tinh đã tan bằng cách dùng ống bơm tinh đảo nhẹ. Nắm ống tinh trong
lòng bàn tay. Hút tinh vào ống bơm.

- Với tinh cọng rạ: Dùng cốc giải đông, pha nước có nhiệt độ 37-38OC, gắp cọng tinh
cần phối thả chìm ngang vào cốc giải đông tối thiểu trong 30 giây. Đừng để ngập
cọng rạ hoàn toàn, để phía đầu cọng rạ nạp tinh lộ ra 1cm nhằm tránh nước vào
trong trường hợp bị lỗi trong lúc sản xuất. Lau khô, nạp vào súng bắn tinh, để đầu
hàn bịt thò ra ngoài 0,3 - 0,4cm. Cắt phần hàn bẹt của cọng rạ. Lắp vỏ súng bắn tinh
vào súng bắn tinh. Khi lắp phải khéo léo đơm miệng cọng rạ đã cắt vào núm hạt vỏ
súng bắn tinh thật khít, đẩy hạt vỏ cọng rạ tới cùng. Cố định vỏ súng bắn tinh vào
súng bắn tinh bằng vòng cố định, xoáy theo chiều kim đồng hồ 1-2 vòng vỏ súng bắn
tinh vào gờ xoáy của súng bắn tinh.

Yêu cầu phải lắp kín để tinh dịch không bị chảy ra vỏ súng bắn tinh.

- Với tinh ampul: Dùng cốc đựng nước lạnh 5-10OC để giải đông tinh. Lau khô, nâng
nhiệt độ tinh lên bằng lòng bàn tay hoặc nước 35-37OC. Nạp tinh vào dụng cụ dẫn
tinh.

3. Sử dụng súng bắn tinh

Loại súng nhỏ có vỏ nhựa bọc súng


chỉ phù hợp cho cọng rạ nhỏ. Súng
loại trung bình có vỏ nhựa bọc chỉ phù
hợp cho cọng rạ loại trung bình. Loại
vỏ đa năng có thể được dùng chung
cho cả với cọng rạ nhỏ và trung bình
và sử dụng với súng đa năng, súng
nhỏ hoặc súng trung bình.

a. Nạp tinh vào súng:

1. Xác định giỏ chứa cọng rạ cần tìm


Hình 44. Súng bắn tinh
trong bình đựng tinh bằng cách xem
bảng danh mục tinh.

Các cọng rạ chỉ giải đông mỗi lần một cái, tinh dịch phải được phối cho bò càng sớm
càng tốt ngay sau khi lấy ra khỏi nitơ lỏng.

2. Đặt và chuẩn bị hộp dụng cụ. Kiểm tra nhiệt độ dung dịch giải đông: nó phải vào
khoảng 350C (tham khảo các phương pháp giải đông ở trên).
118
3. Nâng các móc (quai) của giỏ đựng tinh từ rãnh khía và để nó ở ngang nách cổ
bình.

4. Lấy cọng rạ từ cóng đựng tinh bằng panh kẹp (Hình 55). Dùng panh kẹp vào phần
đầu phía nạp tinh một cách chắc chắn, lắc mạnh 2-3 lần và đặt ngay vào dung dịch
giải đông.

Vẩy cọng tinh để loại bỏ nitơ lỏng từ nút bông ở phía đầu kia và làm giảm đến mức
tối thiểu sự hư hỏng do bị nổ hoặc cọng rạ bị nứt
gãy.

Phần đầu cọng rạ phía nạp tinh luôn để phía trên


của cóng giải đông.

Để tránh sự nguy hiểm không đáng có đối với tinh


trùng cần lưu ý rằng các cọng rạ sẽ không an toàn
khi để lộ ra ngoài và một khi đã lấy ra khỏi nitơ
lỏng là phải được sử dụng. Khi chọn và di chuyển
tinh nên làm càng thấp bên dưới cổ bình dựng tinh
càng yên tâm hơn, tốt hơn là phía dưới đường
ngang đầu tiên. Hình 45. Dùng panh kẹp để lấy
cọng rạ
Khi sắp xếp và chuyển tinh từ bình bảo quản nitơ
phải luôn sử dụng panh kẹp. Nếu cầm bằng tay sẽ nguy hiểm do tay bị bỏng lạnh và
cũng gây nguy hại cho tinh trùng do nhiệt từ tay truyền sang.

5. Đặt trả lại giỏ đựng tinh đúng vị trí của chúng và đậy nắp bình lại.

6. Chỉ nên cầm cọng rạ vào 2 đầu để tránh


nhiệt độ thay đổi gây sốc cho tinh trùng. Lấy
cọng rạ từ dung dịch giải đông và lau khô bằng
khăn hoặc giấy mềm (Hình 56).

Cầm đầu cọng rạ phía có 2 lần nút và xoay tròn


giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ nhằm làm
lỏng nút, tạo điều kiện dễ dàng trong khi bơm
tinh. Kiểm tra lại tên và số hiệu bò đực trên
cọng rạ.

7. Lắp cọng rạ vào súng dẫn tinh (để phía đầu Hình 46. Cách lau khô cọng rạ
nạp tinh hướng lên trên). Nòng súng dẫn tinh
(pit tông) được đẩy lên một chút. Cắm cọng rạ theo một phương thẳng đứng và dùng
kéo gõ nhẹ nhàng vào đầu cọng rạ phía nạp tinh. Như vậy sẽ làm những bọt khí chạy
lên trên về phía nút kẹp.

119
8. Lau kéo để tránh sự nhiễm bẩn do lần cắt cọng rạ trước. Giữ súng đã được lắp
cọng rạ theo phương thẳng đứng, ngang tầm mắt rồi dùng kéo cắt ngang với góc 900
so với trục của cọng rạ qua bọt khí, phía dưới đầu kẹp. Cọng rạ sẽ nhô ra từ đầu của
súng dẫn tinh ít nhất 1cm. Việc cắt cọng rạ chính xác sẽ đảm bảo bịt kín hoàn toàn
giữa cọng rạ và vỏ súng, nơi mà nòng súng đẩy qua. Lau lưỡi kéo sau khi cắt cọng rạ
nhằm tránh sự nhiễm bẩn cho lần cắt cọng rạ sau.

9. Rút vỏ ống dẫn tinh từ túi bảo vệ rồi đặt vào nòng súng (tay chỉ được cầm vào đầu
vỏ đã được chẻ một chút để giữ cho vỏ súng sạch), di chuyển vòng khoá lên phía
trên đoạn hình búp măng sau đó đẩy vỏ ống dẫn tinh vào sâu đoạn hình búp măng và
ấn vòng khoá cho đến đầu cuối của cọng rạ, bên trong đỉnh của vỏ súng sao cho
ngang bằng (không bị lệch). Xoay vòng khoá và đẩy nó vào trong đoạn hình búp
măng rồi cố định vỏ súng ở vị trí ấy.

10. Đẩy pit tông vào cho đến khi tinh dịch có thể nhìn thấy tại đầu cuối của vỏ súng.
Như vậy sẽ rút hẹp khoảng cách giữa các ngón tay và ngón cái khi ấn pít tông trong
khi dẫn tinh.

Không được lắp hơn 2 súng dẫn tinh trong cùng một lúc.

11. Phối tinh cho bò (xem chi tiết ở phần dưới).

b. Tháo súng sau khi dẫn tinh:

1. Nới lỏng vòng khoá. Đừng để nó trượt vào phần bị bẩn của vỏ súng.

2. Rút vỏ súng ra khỏi nòng súng, cọng rạ sẽ được lẩy ra cùng với vỏ súng.

3. Kiểm tra lại tên, số ghi đợt sản xuất của bò đực và ghi chép vào hồ sơ quản lý phối
giống.

4. Vứt bỏ vỏ súng, cọng rạ và xử lý theo quy định hợp vệ sinh.

4. Dẫn tinh cho bò

Những thử nghiệm đầu tiên về thụ tinh nhân tạo cho bò đã bơm tinh vào âm đạo,
song tỷ lệ thụ thai thấp. Một vài cải tiến về sau đã thành công với việc TTNT theo
phương pháp panh mỏ vịt và tinh dịch được bơm vào trong cổ tử cung. Tuy nhiên, áp
dụng kỹ thuật trực tràng-âm đạo thì tỷ lệ thụ thai nhìn chung mới được tăng lên rõ rệt.
Trong kỹ thuật trực tràng-âm đạo, dụng cụ thụ tinh được đưa vào phía trong âm đạo
và được dẫn qua cổ tử cung nhờ sự điều khiển của bàn tay đeo găng đưa vào trong
trực tràng.

Quy trình dẫn tinh cọng rạ theo phương pháp trực tràng-âm đạo có thể áp dụng như
sau:

120
1. Cố định con cái cần phối vào giá cố định. Lắp các dụng cụ dẫn tinh (xem phần
trên).

2. Đeo găng tay và bôi trơn găng tay bằng chất bôi trơn, nước hoặc xà phòng. Cố
gắng giữ tay cầm dụng cụ dẫn tinh càng khô càng tốt (đừng bao giờ lắp súng dẫn tinh
với tay đeo găng).

3. Giữ súng (hay dẫn tinh quản) đã nạp tinh bằng mồm. Như vậy cả hai tay đều được
tự do. Tránh để tiếp xúc giữa súng dẫn tinh với bất kỳ vật nào gần vùng dẫn tinh. Sự
nhiễm bẩn có thể gây nên nhiễm trùng và làm giảm cơ hội thụ thai.

4. Nâng đuôi bò lên, chụm đầu các ngón tay thành hình nón với chuyển động xoáy
nhẹ nhàng đưa bàn tay đeo găng vào trong trực tràng. Moi phân ở trực tràng ra, xem
xét thêm niêm dịch, niêm mạc âm đạo, cổ tử cung. Xác định đúng vị trí cổ tử cung.

Lưu ý: Không được dùng sức cho tay bằng được vào trong trực tràng vì như vậy có
thể làm thủng hoặc rách, kết quả có thể dẫn đến chết bò.

5. Kiểm tra để chắc chắn rằng bò không có chửa.

6. Nhẹ nhàng thả cổ tử cung và tử cung. Loại bỏ tất cả các vết phân và nước từ âm
hộ với khăn giấy hoặc vải mềm. Mở các ngón tay đeo găng và kéo tay về phía sau.
Đồng thời đẩy cổ tay xuống và sang
phía bên trái để mở mép âm hộ. Súng
dẫn tinh lúc này có thể đưa vào và
nguy cơ nhiễm khuẩn sẽ ở mức thấp
nhất.

7. Đầu súng dẫn tinh phải được đưa


vào với góc nghiêng xuống 300 để
đưa vào dọc theo mép trên của âm hộ
nhằm tránh đưa nhầm vào lỗ niệu đạo
và bóng đái vì lỗ này nằm phía đáy
của âm đạo. Hình 47. Phương pháp dẫn tinh trực tràng-âm
đạo
8. Nhẹ nhàng đưa súng dẫn tinh về
phía trước đến khi chạm vào một vật cứng, dấu hiệu đã tới cổ tử cung. Nếu súng dẫn
tinh bị giữ trong nếp gấp âm đạo, lúc này có thể đẩy cổ tử cung ra xa vào phía trong
để duỗi thẳng nếp gấp đó.

9. Bằng cách điều chỉnh cổ tử cung và nhẹ nhàng ấn lên súng, có thể dẫn đầu súng
qua cổ tử cung và vào trong tử cung. Đầu súng có thể sờ thấy qua thành mỏng của
tử cung. Súng dẫn tinh không được đưa quá xa về phía trước mà chỉ để vừa qua cổ
tử cung (tối đa là 1cm).

121
Với những bò phối giống lại, vị trí của súng chỉ ở giữa cổ tử cung bởi vì một số bò có
chửa có thể động dục lại sau 3 và 6 tuần. Nếu phối tinh sâu vào trong tử cung có thể
nguy hiểm trong trường hợp này. Dẫn tinh ở giữa cổ tử cung là an toàn hơn.

10. Bơm từ từ một nửa tới 2/3 lượng tinh vào thân tử cung, phần tinh còn lại ở giữa
cổ tử cung (Hình 27). (Đối với những bò phối lại lại, bơm toàn bộ tinh vào giữa cổ tử
cung).

Hình 48. Vị trí bơm tinh

11. Rút súng ra khỏi đường sinh dục và mátxa tử cung, cổ tử cung vài giây nhằm kích
thích tiết oxytoxin. Thao tác thô bạo sẽ làm cho bò khó chịu, gây tiết adrenalin làm
mất tác dụng của oxytocin.

12. Nới lỏng vòng khoá của súng, nhưng đừng để nó trượt vào phần bị bẩn của vỏ
súng. Rút vỏ súng ra khỏi nòng súng. Cọng rạ sẽ lấy ra cùng với vỏ súng. Không
được vứt bỏ vỏ súng cùng cọng rạ cho đến khi ghi chép xong sổ sách. Đốt vỏ súng
và cọng rạ để phòng tránh lây nhiễm bệnh.

13. Thả bò ra khỏi giá hoặc đường rào ngăn.

14. Tiến hành các biện pháp vệ sinh cá nhân như rửa trong nước sát trùng, làm sạch
ủng. Bảo dưỡng dụng cụ đúng cách. Tháo súng để lau chùi vệ sinh bằng cồn
methylen.

5. Vệ sinh

a. Đề phòng lây lan giữa các trại với nhau

•Áo quần bảo hộ. Luôn luôn đi ủng cao su và mặc quần áo bảo hộ hoặc áo choàng
khi đi lại trong trại. N'u những trang phục này bị bẩn, cần giặt sạch. Tại những trang
trại có bệnh, cần dùng túi nilon (sử dụng 1 lần) để bọc ngoài ủng.

•Cọ rửa. Cọ rửa xô, thùng và ủng, đặc biệt chú ý đến phần đế.

•Chất hoá học. Dùng xà phòng và (hoặc) thuốc sát trùng để làm tăng hiệu quả các
biện pháp tẩy uế.
122
•Khăn lau. Dùng giấy lau sử dụng 1 lần.

• Giảm thiểu trang thiết bị. Giảm đến mức thấp nhất việc đưa các trang bị vào nơi vắt
sữa hoặc chuồng nuôi bò. Càng đưa nhiều thứ vào trại, càng tăng khả năng lan
truyền các tác nhân gây bệnh. Nên dùng một thùng đựng đồ nghề để mang tất cả
dụng cụ cần thiết, từ xô thùng đến bàn chải.

b. Đề phòng lây lan giữa các con vật

•Cọ rửa. Khi dẫn tinh nhiều hơn 1 con bò cái, người dẫn tinh viên nên giặt sạch găng
hoặc dùng một găng mới cho mỗi lần dẫn tinh.

•Chỉ dùng 1 lần đối với dụng cụ sử dụng 1 lần. Không nên chia cọng rạ hoặc dùng lại
bao súng hoặc ống dẫn tinh.

c. Đề phòng lây lan từ con vật sang người

•Găng tay. Nên sử dụng găng tay dài dùng cho khám sản khoa. Nếu không mang
găng tay, có nhiều khả năng xảy ra lây lan nghiêm trọng, mặc dù rửa tay cẩn thận
bằng xà phòng và (hoặc) chất sát trùng ngay sau khi dẫn tinh. Qua những vết thương
và sầy da trên tay, có thể dễ dàng bị lây nhiễm các bệnh như sẩy thai truyền nhiễm
(Brucellosis) hay bệnh xoắn khuẩn gây vàng da (Leptospirosis).

•Không hút thuốc. Hút thuốc trong khi đang cầm nắm các dụng cụ đã bị nhiễm trùng
rất dễ gây nhiễm trùng cho người.

d. Đề phòng lây lan vào cổ tử cung và tử cung

•Rửa âm môn. Cần chú ý rửa âm môn cẩn thận trước khi đưa súng dẫn tinh vào
đường sinh dục bò cái. Khi âm môn bị nhiễm bẩn nhiều, sau khi rửa, dùng một cục
bông xơ, hoặc giấy, lau sạch âm hộ lần cuối. Khi rửa, phải đảm bảo cho các âm môn
khép kín để đề phòng phân lọt vào âm đạo.

•Mở âm môn. Dù âm môn đã được rửa chu đáo đến đâu thì vùng này cũng không
bao giờ vô trùng. Vì thế mà các mép của âm môn phải được tách rộng ra để cho đầu
súng dẫn tinh đi qua tự do.

Nói chung khi mở âm môn, có thể dùng cổ tay ép trực tiếp xuống dưới và sang trái.
Với một số bò cái, cần phải kéo cổ tử cung về phía sau và (hoặc) vuốt nhẹ thành trực
tràng trước khi ấn cổ tay.

Nếu những cách trên không mở được âm hộ và cũng không có ai giúp đỡ, hãy đặt
một mảnh giấy hoặc một mảnh bông xơ vào trong âm hộ sao cho nó hơi hé mở để có
một lối vào sạch sẽ cho đầu súng dẫn tinh.

e. Những chú ý khác


123
•Không cho chó mèo chạm vào dụng cụ dẫn tinh.

•Không để cho súng dẫn tinh chạm vào tường chuồng bò, cột, chấn song, lông đuôi,
v.v...

•Thường xuyên làm sạch súng dẫn tinh. Tháo ra và rửa trong cồn methylic hoặc đun
sôi trong 10 phút. Đợi cho khô mới được lắp trở lại. Không được rửa trong nước lã
hoặc thuốc tẩy uế, nếu không, súng dễ bị dính chặt hoặc bị ăn mòn.

6. Những sai sót thường gặp trong TTNT

Nhiều dẫn tinh viên (cả mới lẫn lâu năm) thường mắc phải những sai sót nghiêm
trọng sau đây:

a. Để lộ tinh ra ngoài quá lâu

Tinh đông lạnh cần bảo tồn nghiêm ngặt ở nhiệt độ -800C. Nếu nhiệt độ của liều tinh
được nâng lên cao hơn nhiệt độ này rồi được đông lạnh trở lại, tinh trùng sẽ bị hỏng.

Tuy nhiên, với các ampun, để ra ngoài 30 giây vẫn có thể chấp nhận được nếu như
có đủ thời gian để làm đông lạnh lại. Với cọng rạ, chỉ được lấy ra khỏi nitơ lỏng khi
phải chuyển từ bình chứa sang dung dịch giải đông. Không có khoảng thời gian an
toàn cho cọng rạ khi đã lấy ra khỏi nitơ lỏng.

• Tránh nâng giỏ đựng cọng rạ lên khỏi vạch tuy't nitơ ở cổ bình chứa.

• Dùng kẹp để gắp cọng rạ và thao tác càng sâu bên trong bình càng tốt.

•Đừng bao giờ lấy cọng rạ ra ngoài để xem tên hay số hiệu bò đực giống. Xác định
tinh dịch bằng cách đánh dấu trên các cóng con đựng cọng rạ hoặc ghi số trên bình
chứa. Nếu cần kiểm tra lẻ một cọng rạ nào, dùng kẹp gắp nó và đặt dưới mực nitơ
lỏng. Đặt cóng con đựng cọng rạ trong một chậu nitơ và đảm bảo nitơ ngập toàn bộ
cọng rạ. Kéo cọng rạ ra khỏi cóng nhưng vẫn giữ nó dưới mặt nitơ. Nhấc cọng rạ lên
gần mặt nitơ để kiểm tra. Không được nhấc cọng rạ lên khỏi mặt nitơ.

• Luôn luôn đặt cóng trở về vị trí cũ ngay sau khi lấy cọng rạ ra. Lập tức thay nắp đậy.

• Các thao tác cần phải nhanh, chính xác khi lấy tinh đông lạnh.

• Không bao giờ để cho mức nitơ thấp xuống bên dưới miệng cóng đựng cọng rạ.

Điều này tạo một khoảng an toàn và tránh cho cóng đựng tinh không nổi lên và trôi
dạt ra khỏi giỏ đựng khi rót bổ sung nitơ vào bình chứa.

124
• Không bao giờ lấy tinh ra khỏi bình chứa trước khi cố định bò cái.

b. Bơm tinh không đúng vị trí

Dẫn tinh viên có thể khó hoặc không thể lách được súng dẫn tinh qua cổ tử cung, chủ
yếu là do thiếu kinh nghiệm. Một sai lầm phổ biến hơn là đưa súng dẫn tinh vào quá
sâu trong tử cung do không để ý.

Kết quả thụ thai tốt nhất đạt được nếu bơm 1/2 đến 2/3 lượng tinh vào trong thân tử
cung, và bơm lượng tinh còn lại vào giữa cổ tử cung.

Vì thân tử cung chỉ dài 2 đến 5cm nên phải bơm ngay khi súng dẫn tinh vừa qua khỏi
cổ tử cung. Bơm tinh tại thân tử cung sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho tinh trùng nhanh
chóng di chuyển đến cả 2 ống dẫn trứng.

Tinh trùng được bơm vào cổ tử cung sống lâu hơn tinh trùng được bơm trong thân tử
cung. Do đó, bơm một phần tinh trùng trong cổ tử cung sẽ có lợi đối với những bò cái
mới động dục và những con rụng trứng muộn.

Cho súng dẫn tinh vào quá sâu trong tử cung sẽ làm giảm tỉ lệ thụ thai vì:

• Hầu như toàn bộ tinh trùng sẽ vào trong một sừng tử cung, như vậy tinh trùng
không có cơ hội đi vào cả hai ống dẫn trứng.

• Có thể làm rách nội mạc cực kỳ mỏng mảnh, cho dù việc cố định tử cung được tiến
hành cẩn thận. Máu là chất diệt tinh trùng.

Dùng lực để khắc phục khó khăn khi đưa súng dẫn tinh đi qua cổ tử cung thường là
nguyên nhân làm rách nội mạc. Điều này có thể gây nên vô sinh do kết dính. Có thể
dùng cách ép ngón trỏ và ngón cái lên súng dẫn tinh là cách tốt nhất.

Cách tốt nhất để kiểm tra vị trí của súng dẫn tinh là dùng ngón trỏ và ngón cái sờ qua
thành của thân tử cung từ hai phía hoặc dùng ngón trỏ sờ từ phía dưới.

Khi sờ súng dẫn tinh không nên đặt đầu ngón trỏ lên phần vách mềm của tử
cung tại vị trí đầu súng vì ngón tay có thể ấn đầu súng lún vào vách tử cung và gây
chảy máu.

Thao tác thô bạo và thi'u kỹ thuật có thể làm cho trực tràng phồng lên, sẽ khó
sờ được cổ tử cung một cách tốt nhất. Để loại bỏ tình trạng này, dùng 1 hoặc 2 ngón
tay cho vào vòng thắt phía sau của chỗ phồng rồi nhẹ nhàng matxa. Làm như thế sẽ
kích thích trực tràng nhu động để đẩy khối khí trong quả bóng ra ngoài cùng với một
ít phân, làm cho thành trực tràng dãn ra, tạo cơ hội thuận lợi để người dẫn tinh nắm
cổ tử cung được dễ dàng. Cũng có thể dùng cách này để loại bỏ phân ra khỏi trực
tràng.

125
c. Lắp cọng rạ vào vỏ súng không khít

Nếu miệng cọng rạ không được lắp khít vào vỏ súng, một lượng tinh sẽ chảy vào
trong vỏ và có thể vào trong nòng súng dẫn tinh. Như vậy là giảm số tinh trùng có khả
năng thụ tinh. Hãy kiểm tra dụng cụ sau khi dẫn tinh để đảm bảo rằng cách lắp cọng
rạ vào súng dẫn tinh là đúng kỹ thuật.

Sau khi lắp, cần kiểm tra cẩn thận miệng của vỏ bọc có bị vỡ không. Có những
trường hợp do vỏ bọc bị vỡ nên khi bơm tinh, cọng rạ cũng được đẩy vào đường sinh
dục bò cái.

Vỏ bọc nếu để dưới ánh nắng sẽ giòn, nứt và co lại. Những vỏ bọc k m cần được loại
bỏ.

Cũng có thể tinh bị chảy ngược trở lại âm đạo và tinh được phân bố không đều nếu
pittông được đẩy nhanh và không cẩn thận. Nếu không nới lỏng nút bằng cách vê
giữa 2 ngón tay trước khi lắp có thể làm cho pittông khó đẩy.

d. Quên mở âm môn

Mở âm môn trước khi đưa súng vào là điều quan trọng nhất để giữ gìn vệ sinh. Cho
dù có rửa sạch đến đâu, âm môn cũng không vô trùng. Do đó vi khuẩn có thể đi
thẳng vào tử cung nếu không mở âm môn đúng cách.

Đa số trường hợp dùng cổ tay ép về phía sau,


xuống dưới và sang trái (nếu người đang thao tác
dùng tay trái để khám trực tràng), sẽ làm hé mở
âm môn đúng cách.

Đối với những con bò khó thao tác có thể


dùng các phương pháp sau:

•Kéo cổ tử cung về phía sau khi ép cổ tay.

•Xoa bàn tay nhẹ nhàng tới lui trong trực tràng
một số lần trước khi ép cổ tay. Hình 49. Dẫn tinh nhầm vào bóng
đái
•Nắm giữ cổ tử cung và thân tử cung trước khi
định mở âm môn.

Chú ý: Kéo lùi cổ tử cung về phía sau khi p cổ tay sẽ làm tăng khả năng đưa súng
dẫn tinh vào lỗ niệu (Hình 59). Cần đặc biệt chú ý giữ cho súng dẫn tinh được đưa
vào ch o góc 300 dưới đường nằm ngang. Khi kéo cổ tử cung về phía sau cũng sẽ
tạo nên những nếp gấp trong âm đạo. Do đó cần phải đẩy cổ tử cung về phía trước
khi súng dẫn tinh được đưa vào tiền đình của âm đạo.

126
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hafez, E.S.E., Reproduction in Farm Animal. 6th ed. 1993, Philadelphia:
Lea&Febiger. 525.
2. Knobil, E. and J.D. Neill, The Physiology of Reproduction. Second ed. 1994,
New York: Raven Press.
3. Martin, H.J. and J.E. Barry, Essential Reproduction. Fifth ed. 2000: Blackwell
Science. 1-274.
4. Thiện, N. and Đ.Đ. Thà, Cẩm nang Kỹ thuật Thụ tinh nhân tạo Gia súc - Gia
cầm. 1999, Hà Nội: Nhà xuất bản Nông nghiệp. 186.
5. Dũng, T.T., D.Đ. Long, and N.V. Thanh, Sinh sản Gia súc. 2002, Hà Nội: NXB
Nông nghiệp.
6. Hoàng, N.H., Thụ tinh nhân tạo và chăm sóc cho heo. 1999: NXB Tp Hồ Chí
Minh.
7. Anh, N.T., Thụ tinh nhân tạo cho Gia súc, Gia cầm. 2002, Hà Nội: NXB Lao
động.
8. Joe, B. and W.F. John, Applied Animal Reproduction. 1996?
9. Thưởng, N.V., Cẩm nang Chăn nuôi Gia súc - Gia cầm. Những vấn đề chung
và cẩm nang chăn nuôi lợn, ed. H.C.n.V. Nam. Vol. Tập I. 2000, Hà Nội: NXB
Nông nghiệp. 642.
10. Thiện, N. and N.T. Anh, Thụ tinh nhân tạo cho lợn. 1993, Hà Nội: NXB Nông
nghiệp. 179.
11. Trạch, N.X., Chăn nuôi bò sinh sản. 2004, Hà Nội: NXB Nông nghiệp. 274.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Lợi ích và bất lợi của TTNT cho gia súc?

2. Điều kiện để huấn luyện tốt đực giống?

3. Các yêu cầu cơ bản trong kỹ thuật khai thác tinh dịch gia súc?

4. Kỹ thuật lấy tinh lợn bằng tay?

5. Phương pháp lấy tinh bò bằng Âm đạo giả (cấu tạo và cách lắp ráp ÂĐG, kỹ
thuật lấy tinh)?

6. Quan niệm mới và đặc điểm chung về tinh dịch theo Ivanốp?

7. Các đặc tính của tinh dịch?

8. Trình bày hình thái tinh trùng và cấu tạo của phần đầu tinh trùng?

9. Vẽ hình cấu tạo tinh trùng?

127
10. Đặc điểm về trao đổi chất của tinh trùng?

11. Đặc điểm vận động của tinh trùng?

12. Các đặc tính của tinh trùng?

13. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sống của tinh trùng?

14. Thể tích tinh dịch (khái niệm và các yếu tố ảnh hưởng)?

15. Màu sắc tinh dịch?

16. Độ vẩn của tinh dịch?

17. Sức hoạt động của tinh trùng (khái niệm; phương pháp đánh giá bằng kính
hiển vi)?

18. Nồng độ của tinh trùng (khái niệm; phương pháp kiểm tra bằng ống Karras)?

19. Nồng độ của tinh trùng (khái niệm; phương pháp kiểm tra nồng độ tinh trùng
lợn bằng buồn đếm)?

20. Sức kháng của tinh trùng (Định nghĩa; phương pháp kiểm tra sức kháng của
tinh trùng lợn ngoại)?

21. Sức kháng của tinh trùng (Định nghĩa; phương pháp kiểm tra sức kháng của
tinh trùng lợn nội)?

22. Phương pháp đánh giá tỉ lệ sống của tinh trùng?

23. Tỉ lệ tinh trùng kì hình (khái niệm; phương pháp đánh giá)?

24. Chỉ tiêu VAC?

25. Yêu cầu của môi trường pha loãng tinh dịch?

26. Các chất liệu cơ bản tạo môi trường pha loãng tinh dịch?

27. Môi trường đơn giản pha loãng tinh dịch lợn?

28. Cách pha chế môi trường tổng hợp?

29. Cho ví dụ và tính toán môi trường pha loãng cho tinh dịch lợn?

30. Kỹ thuật pha loãng tinh dịch?

128
31. Các phương pháp bảo tồn tinh dịch?

32. Thời điểm và kĩ thuật dẫn tinh cho lợn?

33. Trình bày tóm tắt kỹ thuật dẫn tinh cho bò?

34. Trình bày sai sót trong TTNT cho bò do để tinh ra ngoài quá lâu?

35. Trình bày sai sót trong TTNT cho bò do bơm tinh không đúng vị trí?

36. Khái niệm và mục đích của phương pháp cấy truyền phôi cho gia súc?

129
CHƯƠNG V.

KỸ THUẬT GÂY RỤNG TRỨNG VÀ CẤY TRUYỀN PHÔI CHO


GIA SÚC

Mục đích: Giới thiệu các bước cơ bản trong cấy truyền phôi cùng các kỹ thuật
như siêu bài noãn và gây động dục nhân tạo cho gia súc. Ngoài ra trong
chương này cũng trình bày tóm tắt các kỹ thuật khác đang được ứng dụng trong
sinh sản: xác định giới tính tinh trùng và phôi, thụ tinh ống nghiệm...
Thời lượng giảng dạy: 9 tiết

I. Khái niệm

Cấy truyền phôi là quá trình đưa phôi từ gia súc cái này sang gia súc cái khác (gia
súc cái cho phôi sang gia súc cái nhận phôi). Phôi vẫn sống, phát triển bình thường
trên cơ sở trạng thái sinh lí sinh dục của gia súc nhận phôi phù hợp với trạng thái
sinh lí sinh dục của gia súc cho phôi hoặc phù hợp với tuổi phôi (sự phù hợp này gọi
là đồng pha).

Cấy truyền phôi là một quá trình điều khiển sinh sản và phát triển của con vật một
cách trực tiếp ở giai đoạn tiền phôi và phôi. Đây là biện pháp tạo giống hoàn chỉnh
nhất tổng hợp một lúc các thành tựu sinh học sinh sản và di truyền hiện đại.

124
Hình 50. Đàn bò được tạo ra từ kỹ thuật CTP

II. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA VÀ LỢI ÍCH CỦA CẤY TRUYỀN PHÔI

- Khai thác triệt để tiềm năng di truyền ở những cá thể cái cao sản thông qua việc lấy
phôi của chúng. Trên cơ sở đó phổ biến nhanh những gene tốt, quí ra thực tế.

- Nâng cao cường độ chọn lọc, làm tăng tiến bộ di truyền hàng năm, do đó thúc đẩy
công tác giống nhanh, đạt được mục đích.

- Nâng cao hiệu quả chọn lọc, đẩy mạnh công tác giống.

- Bảo quản phôi gọn nhẹ, vận chuyển dễ dàng, đồng thời cũng là kho bảo tồn quĩ
gen.

- Hạn chế được bệnh tật thú y, thông qua việc chọn lọc và nuôi dưỡng gia súc, vô
trùng trong quá trình xử lí và cấy truyền phôi.

- Mang lại hiệu qủa kinh tế rất cao.

125
III. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CẤY TRUYỀN PHÔI

1. Cơ sở lí luận

1.1. Cơ chế điều hòa chu kì sinh dục (Xem sơ đồTK-TD điều khiển chu kì động dục ở
gia súc cái)

1.2. Đặc điểm phát triển của phôi ở giai đoạn đầu.

Sau khi thụ tinh, sự phân chia của phôi bắt đầu và rất nhanh, nó phân chia theo cấp
số nhân. Qua các giai đoạn phôi bào, phôi dâu, phôi nang, phôi vị và các lá phôi.

Trong quá trình phân chia của phôi, tế bào phôi không lớn lên và kích thước, các phôi
bào thì nhỏ đi. Ở bò trong qúa trình vừa phân chia vừa vận động về tử cung. Thời
gian quá ống dẫn trứng khoảng 3-5 ngày. Khi phôi vận động về tử cung thời gian đầu
(khoảng 6-10 ngày), nó trôi nổi tự do trong tử cung. Dinh dưỡng thời gian này cho
quá trình phát triển của phôi là từ trứng và sữa tử cung. Lợi dụng giai đoạn này để

126
người ta thu hoạch phôi. Qua ngày thứ 10 trở đi bắt đầu dần dần định cư vào sừng tử
cung để phát triển. Dinh dưỡng từ đây trở đi phụ thuộc vào cơ thể mẹ. Giai đoạn này
không lấy được phôi.

Tóm lại: Từ các vấn đề đã nêu trên có thể rút ra những nhận xét quan trọng chỉ đạo
thực tiễn:

- Có thể tiến hành gây siêu bài noãn để nâng cao sức sinh sản của bò cái cao sản,
thông qua xử lí hợp lý kích tố sinh sản.

- Có thể thu gom được hợp tử khi chúng chưa làm tổ.

- Có thể đưa hợp tử vào tử cung của những con cái khác đồng pha sinh lý với trứng
như thế mới phù hợp yêu cầu phát triển của trứng - phôi thai, thông qua sự làm tổ và
cầu nối nhau thai.

2. Cơ sở thực tiễn.

2.1. Hiện nay con người đã chế tạo thành công một loạt hormon sinh dục như: FSH,
LH, Ostrogen, Progesteron, Prostaglanding... Với những hormon đó, con người có
thể sử dụng nó để điều hòa chu kì sinh dục nhân tạo, các qúa trình sinh lí sinh sản
của gia súc.

2.2. Các nhà khoa học đã nghiên cứu ra phương pháp sản xuất những dụng cụ thu
lượm phôi và xây dựng được cả những qui trình thu lượm, đánh giá và phân loại
phôi.

2.3. Tạo ra được môi trường nuôi cấy trứng và hợp tử ở ngoài cơ thể gia súc.
Phương pháp bảo tồn phôi đông lạnh.

2.4. Đã có nhiều cơ thể sinh vật ra đời từ phương pháp cấy truyền hợp tử và thụ tinh
trong ống nghiệm:

Phương pháp cấy truyền hợp tử và thụ tinh trong ống nghiệm không chỉ thành công
trên gia súc mà nó cũng thành công tương đối phổ biến trên người, đặc biệt ở một số
nước tư bản như Mĩ. [1, 2]

127
IV. KĨ THUẬT CÔNG NGHỆ CẤY TRUYỀN PHÔI TRÊN BÒ

Tổng quát kĩ thuật của công nghệ cấy truyền phôi như sau :

1. Chọn cái cho phôi.

Cái cho phôi phải đạt yêu cầu sau:

+ Phải đặc cấp hoặc cấp kỉ lục (tùy theo mục đích sản xuất mà chọn cho phù hợp).

+ Chú ý khi chọn cần quan tâm đến các tính trạng có hệ số di truyền cao.

+ Các biểu hiện về mặt sinh lí sinh sản phải bình thường (chu kì sinh dục phải bình
thường, biểu hiện động dục phải điển hình, khả năng sinh đẻ phải tốt).

+ Lí lịch phải rõ ràng.

+ Trước khi siêu b ài noãn phải theo dõi được hai chu kì.

128
2. Chọn cái nhận phôi.

+ Không cần nái cao sản.

+ Các biểu hiện sinh lí, sinh sản phải bình thường.

+ Khả năng sinh đẻ tốt.

+ Có thể cùng giống hoặc khác giống.

3. Kỹ thuật tạo chu kì động dục, gây siêu bài noãn ở gia súc cái cho phôi, gây
động dục cùng pha ở cái nhận và các nhân tố ảnh hưởng

3.1. Kỹ thuật tạo chu kì


động dục

Nếu trong chương trình cấy


phôi có nhiều bò cho phôi,
thì cần phải gây động dục
đồng pha những con bò
này. Những bò cho phôi
đang ở ngày 8-14 của chu
kỳ động dục có thể nhóm
lại với nhau và bắt đầu tiến
hành gây rụng nhiều trứng.
Các phương pháp sau đây
thường được sử dụng:
Chu kỳ tự nhiên:
Phải nhận biết được động
dục của tất cả bò cho phôi
và lựa chọn những con ở
giữa ngày 8-14 của chu kỳ
để đưa vào chương trình
cấy phôi.
Tiêm một liều
prostaglandin:
Phải nhận biết được động
dục của tất cả bò cho phôi,
loại bỏ những con ở ngày
3-4 của của kỳ và tiêm cho
tất cả những con còn lại bằng một liều prostaglandin (PG) để gây động dục đồng pha.
Tiêm 2 liều prostaglandin:

129
Tiêm tất cả bò cho bằng một liều PG ở ngày 1. Sau đó 11 ngày tiêm PG lần 2. Quan sát
động dục trong 4-5 ngày. Bắt đầu gây rụng nhiều trứng 10 ngày sau khi động dục của đa
số bò cho phôi.
Synchromate-B:
Đặt SMB ở ngày 1, prostaglandin vào sáng ngày 9 và rút SMB vào chiều cùng ngày.
Quan sát động dục trong 3 ngày. Đưa tất cả bò động dục vào chương trình cấy phôi.

3.2. Kĩ thuật gây siêu bài noãn (rụng trứng nhiều).

Nguyên tắc của siêu bài noãn khá đơn giản, đó là làm cho nhiều noãn xuất hơn bình
thường bằng cách dùng kích dục tố ở thời điểm quan trọng của nang noãn đang phát
triển. Sau đó, kiểm soát sự thoái hóa thể vàng, gây xuất noãn đồng loạt, thụ tinh nhiều
noãn và phát triển phôi giai đoạn sớm. phần lớn bò đáp ứng tốt nếu xử lý trong ngày 8-
14 của chu kỳ sinh dục.
Điều quan trọng là phải sờ khám buồng trứng của bò cho phôi một ngày trước khi bắt
đầu tiến hành gây rụng nhiều trứng để đảm bảo chắc chắn sự có mặt của thể vàng vì

130
một số gia súc, mặc dầu có biểu hiện tất cả các triệu chứng động dục, nhưng không
rụng trứng. Hiện tượng này phổ biến ở bò Bos indicus hơn so với ở bò Bos taurus. Gây
rụng nhiều trứng ở những gia súc kém như thế sẽ dẫn đến không rụng trứng, tỷ lệ thu
phôi kém và chất lượng phôi kém.
Những sản phẩm để gây siêu bài noãn bao gồm:
- Huyết thanh ngựa chửa (PMSG)
Thông thường người ta dùng một liều PMSG 1.500 – 3.000 UI vào giữa thời kỳ thể vàng
của chu kỳ (ngày thứ 10 – 12). Một liều PGF2α được gây thoái hóa thể vàng được tiêm
vào 2-3 ngày sau. Bò có thể động dục sau khi tiêm PGF2α 2 ngày. Như thế, bò động dục
tử lúc tiêm PMSG khoảng 4 ngày.
- FSH
Có chứng cứ cho thấy tiêm FSH làm tăng đáp ứng của thú so với PMSG. Qui trình thông
dụng nhất hiện nay là tiêm FSH mỗi ngày 2 mũi (cách nhau 12 giờ) trong thời gian 4
ngày (thường giảm liều dần). Thời gian bán rã của FSH ước tính khoảng 5 giờ. Trong
nhiều năm qua, liều FSH là 5, 5, 4, 4, 3, 3, 2 mg và sau đó là 2 mg PGF2α (có thể tiêm
vào lân tiêm FSH thứ 5 hoặc 6) để làm thoái hóa thể vàng.
- hMG, human menopausal gonadotropin (kích tố từ phụ nữ mãn kinh)
hMG có tác dụng như FSH lẫn LH. Gần đây người ta khẳng định rằng một liều tiêm 450-
600 UI hMG trong polyvinylpyrrolidone đủ để gây siêu bài noãn. [3]

131
4. Phối giống cho cái cho phôi

Sau khi tiêm FSH và


PGF2α nếu bình
thường bò sẽ động dục
vào ngày thứ 5, 6 (kể từ
lúc bắt đầu tiêm). Ta sẽ
phối giống bằng
phương pháp thụ tinh
nhân tạo bào thời điểm
9-24 giờ kể từ lúc bắt
đầu có biểu hiện động
dục.

5. Thu hoạch phôi

5.1. Thời gian thu


hoạch phôi trong
khoảng 5-9 ngày sau
khi phối (tốt nhất là vào
ngày thứ 7 - 8).

5.2. Kỹ thuật thu hoạch


phôi

A. Phương pháp thu hoạch phôi


bằng phẫu thuật (Rowson và
Newcomb, 1975).

B. Phương pháp thu hoạch phôi


không phẫu thuật.

- Nguyên tắc: đưa dụng cụ và dung


dịch gội rửavào tử cung. Đưa dụng
cụ bào vị trí lấy phôi sau đó bơm
dung dịch gội rửa vào và hút dung
dịch gội rửa ra. Phôi sẽ ra ngoài
theo dung dịch gội rửa và ta sẽ thu
lượm được.

132
- Phương pháp:

a. Cho gia súc nhịn ăn 24 giờ trước khi gội rửa.

b. Chuẩn bị dụng cụ: thuốc vô trùng, dung dịch gội rửa, catheter, các dụng cụ xử lí và
bảo quản phôi sau khi lấy ra khỏi cơ thể gia súc.

c. Cố đinh gia súc và gây tê lõm khum đuôi bằng dung dịch Novacain 3%.

d. Đưa Catheter qua âm hộ vào bị trí lấy phôi (gội rửa từng sừng một).

đ. Dùng dung dịch gội rửa đưa vào với dung lượng cho một sừng tử cung từ 200-500
ml (có thể dùng box hoặc xanh bơm vào và lấy ra).

e. Bơm không khí vào Catheter (lượng không khí tùy theo to nhỏ của tử cung).

+ Ưu điểm: tiện lợi, dễ làm, đảm bảo an toàn cho gia súc.

+ Nhược điểm: không biết số lượng chính xác của phôi, lượng phôi lấy ra được ít.

133
6. Kỹ thuật cấy truyền phôi

+ Cố đinh gia súc.

+ Vệ sinh phía sau bộ phận sinh dục của gia súc.

+ Chuẩn bị dụng cụ cấy truyền phôi và phôi.

134
1.6.1. Kỹ thuật cấy truyền phôi bằng phương pháp phẫu thuật.

Kỹ thuật này giống thụ tinh nhân tạo (tiện lợi, dễ làm, an toàn).

* Chú ý: nếu cấy một phôi


nên cấy ở sừng tử cung bên
phải, còn nếu cấy hai phôi thì
cấy ở cả hai sừng.

2.6.2. Kỹ thuật cấy truyền


phôi bằng phương pháp
phẫu thuật.

+ Vị trí phẫu tthuật (tại vị trí


phẫu thuật để thu hoạch
phôi).

+ Tiến hành phẫu thuật, đưa


tử cung ra ngoài.

+ Tiến hành cấy phôi.

* Chú ý: cũng như cấy truyền


không phẫu thuật nếu cấy ở
sừng tử cung bên phải, còn
nếu cấy hai phôi thì cấy ở cả
hai sừng.

+ Đưa tử cung lại vị trí ban


đầu.

+ Khâu vết mổ lại (khâu giống như sau khi phẫu thuật thu hoạch phôi).

+ Công tác hậu phẫu và chăm sóc


nuôi dưỡng.

* Chú ý: dù cấy truyền bằng phương


pháp nào thì trước khi cấy cũng phải
xác định trạng thái sinh lí của cái nhận
phôi và tuổi của phôi (trạng thái sinh lí
sinh sản của cái nhận phải tương
đương với trạng thái sinh sí của phôi).

+ Kiểm tra chất lượng phôi trước khi


cấy.

135
7. Khám thai sau cấy truyền phôi

Sau khi cấy truyền phôi ta theo dõi chu kì động dục của gia súc.

- Nếu gia súc động dục trở lại thì không có kết quả.

- Nếu gia súc không động dục trở lại ta tiến hành khám thai.

a. Dùng phương pháp siêu âm.

b. Dùng phương pháp khám thai qua trực tràng.

c. Chẩn đoán bằng phương pháp hóa nghiệm.

V. Cấy truyền phôi cho dê cừu

Tóm tắt
Những lợi ích đáng quan tâm đã đạt được trong 25 năm qua trong việc tạo phôi cừu-dê
và kỹ thuật cấy truyền phôi. Bài này đề cập đến các kỹ thuật được sử dụng để vượt qua
sự dao động của phản ứng buồng trứng sau khi sử lý bằng gonadotrophin ngoại lai, sự
không đồng pha của rụng trứng, không thụ tinh ở con cái có phản ứng rụng trứng cao,
và ảnh hưởng phụ khi sử lý lặp lại (vết thương phẫu thuật, gonadotrophin và kháng thể).
ở cừu, sử lý trước kháng gonadotrophin đã cho tỷ lệ rụng trứng cao do loại bỏ không
phản ứng và tăng sản lượng phôi gấp đôi. Có thể hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa chất
lượng tế bào trứng và đặc tính nang trứng sau khi gây rụng trứng nhiều bằng các kỹ
thuật in-vitro. Những hiểu biết này sẽ được sử dụng tiếp theo để đạt được sự tối ưu về
sản lượng phôi cần thiết cho cải tiến di truyền gia súc và phát triển các kỹ thuật sinh học
mới.
1. Giới thiệu
Khả năng cấy truyền phôi được báo cáo lần đầu tiên vào giữa những năm 1950 bởi
Rowson và đồng nghiệp của ông trường đại học tổng hợp Cambridge. Kỹ thuật này đã
cung cấp phương tiện để kiểm tra ở cừu, trong điều kiện có kiểm soát, về tầm quan
trọng của các yếu tố di truyền và môi trường lên sự phát triển của phôi. Các thí nghiệm
cấy truyền phôi đã chứng minh điều quan trọng của tình trạng môi trường tử cung đối
với sự sống của phôi và nơi mà phôi phải có mặt trong tử cung ở ngày thứ 12,5 sau
động dục ở cừu để ngăn cản sự thoái hoá của thể vàng. Nghiên cứu ở cừu cắt buồng
trứng ở thời điểm cấy phôi 3-4 ngày sau khi phối với cừu đực vô sinh đã chứng minh rõ
ràng sự cần thiết của phân tiết progestrerone sau rụng trứng, nhưng vai trò đối với
estradiol trong sự di chuyển của phôi hay sự sống sót của chúng không thể chứng minh
được. Cấy phôi giữa các giống có thời gian mang thai khác nhau đã chứng minh rằng
kiểu gen xác định thời gian mang thai. Nghiên cứu liên quan đến sử lý phôi hai tế bào đã
chứng minh rằng mỗi phôi bào có thể phát triển độc lập. Khía cạnh quan trọng khác của
cấy phôi là khả năng ngăn cản sự lây truyền bệnh tật từ con cho phôi bị truyền nhiễm
cho đời con của chúng từ phôi của chúng và tạo ra con cừu-dê thông qua tiêm tế bào

136
ICM vào xoang bào. Các kỹ thuật áp dụng trong thời gian đó đã chứng minh có thể có
giá trị và đã được sử dụng trong nhiều năm làm công cụ nghiên cứu trong các phòng thí
nghiệm, nhưng áp dụng của chúng đối với chăn nuôi tiểu gia súc nhai lại đòi hỏi phải cải
tiến. Cấy phôi rất có lợi đối với việc nhập khẩu gia súc ở dạng phôi đông lạnh và số
lượng tương đối lớn phôi cừu và dê được cấy đã được báo cáo ở úc và Nam Phi. Smith
(1986) đã gợi ý rằng MOET (gây rụng trứng nhiều và cấy phôi có thể có lợi cho việc thúc
đâỷ tiến bộ di truyền cao hơn cho mỗi tính trạng có liên quan. Tuy nhiên, sự chấp nhận
của kỹ thuật này trong chăn nuôi cừu và dê vẫn còn chậm, chủ yếu do sự dao động của
phản ứng buồng trứng đối với xử lý gây rụng trứng nhiều.
2. Tăng hiệu quả của kỹ thuật gây rụng trứng nhiều
Do thực tế rằng cừu dê là những gia súc sinh sản theo mùa nên chúng không phải lúc
nào cũng biểu hiện động dục. Vì lý do đó nên sử lý trước bằng progestagen sau đó bằng
gonadotrophin đối với con cho phôi. Không có sự khác biệt giữa những con cừu được
gây rụng trứng nhiều bằng hai CIDR và những con cưù được sử lý bằng xốp có tẩm
progestagen, nhưng sản lượng phôi thấp hơn sau khi gây động dục đồng pha bằng một
CIDR hay xốp có tẩm progestagen ở liều thấp.
Các chế phẩm gonadotrophin được dùng cho gây rụng trứng nhiều
Gonadotrophin đầu tiên được dùng rộng rãi cho gây rụng trứng nhiều là PMSG (bây giờ
được gọi là gonadotrophin nhau thai ngựa, eCG). Gonadotrophin nhau thai ngựa được
tiêm (liều ở giữa 1000 và 2000 IU) 1 hay 2 ngày trước khi rút progestagen bằng một liều
tiêm cơ do thời gian bán sinh trong cơ thể của chúng dài. Tác động kéo dài của hocmôn
này có thể làm cho nguy cơ các nang trứng không rụng cao cùng với làm tăng mức
estradiol của các nang trứng này. Estrogen này được coi là làm thay đổi sự di chuyển
của giao tử trong đường sinh dục và vì vậy làm giảm tỷ lệ phôi thu được. ảnh hưởng phụ
như thế được giảm bằng trung hoà eCG bằng kháng thể monoclon sau khi bắt đầu kích
thích nang trứng. Tiêm GnRH lúc động dục có thể là một cách thay thế cho việc tiêm
kháng eCG. Thay đổi các sự kiện nội tiết và làm chín các tế bào trước lúc trưởng thành
có thể giải thích cho hiệu quả kém của eCG.
Từ khi chế phẩm FSH có sãn, nhiều nghiên cứu so sánh hiệu quả với eCG đã được
thực hiện ở những nghiên cứu này và những nghiên cứu được tiến hành ở các loài
khác, FSH được coi là gonadotrophin ưu việt hơn so với eCG về sự rụng trứng và tỷ lệ
thụ thai và lượng phôi có chất lượng tốt. Mối quan hệ giữa phương pháp gây rụng trứng
nhiều và liều hocmôn đối với các chế phẩm thương mại khác nhau FSH tuyến yên cừu
và lợn đã sãn có. 6 dến 8 lần tiêm với khoảng cách 12 giờ bắt đầu 2 hay 3 ngày trước
khi rút progestagen được yêu cầu do thời gian bán sinh của chúng ngắn (5 giờ đối với
pFSH). Nhiều cố gắng đã được thực hiện để làm đơn giản hóa kỹ thuật này bằng một
lần tiêm gonadotrophin để tiết kiệm thời gian và sức lực, pFSH được hoà tan hay không
hoà tan trong PVP (polyvinylpyrrolidone), một dẫn suất tác động lâu. Không may rằng
những số liệu này không được khẳng định bởi các tác giả khác. Tiêm một liều FSH kết
hợp với liều eCG vừa phải (400-800IU) có thể vượt qua những bất lợi của mỗi
gonadotrophin và được sử dụng rộng rãi một cách thương mại ở Australia.

137
Trong giữa những năm 1980, người ta đã chứng minh rằng các chế phẩm pFSH có thể
biểu hiện mức giao động lớn về tỷ lệ hoạt lực của FSH và LH và một lượng LH cao đã
ảnh hưởng ngược lên phản ứng của buồng trứng, tỷ lệ thụ thai và chất lượng phôi ở cừu
và bò. Ngày nay, oFSH và pFSH tinh khiết đã có sãn. Tuy nhiên, một lượng LH tối thiểu
là cần thiết sau khi rút progestagen (FSH/LH :0,3-0,4 ở hai lần tiêm cuối cùng, tương
ứng, đặc biệt là trong mùa không sinh sản ở cừu và dê, để tăng phản ứng rụng trứng
nhiều và số phôi có khả năng cấy thu được.
Gây rụng trứng nhiều lặp lại và thu phôi
Các kỹ thuật thu phôi bằng phẫu thuật đối với cừu và dê được sử dụng ngày nay tương
tự với các kỹ thuật đã được xuất bản trước đây. Lôi đường sinh dục ra ngoài thường
dẫn đến viêm dính sau phẫu thuật, làm giảm sản lượng phôi ở lần phẫu thuật lặp lại sau
đó. Với sự phát triển của các phương pháp không phẫu thuật liên quan đến việc sử dụng
nội soi, bây giờ có thể thu phôi nhiều lần từ một con cái mà không bị viêm dính sau phẫu
thuật. Tuy nhiên, gây rụng trứng nhiều lặp lại bằng pFSH ở dê thường đi cùng với việc
xuất hiện các kháng thể kháng FSH và giảm tỷ lệ rụng trứng sau lần điều trị thứ ba. Tuy
nhiên, phản ứng gây rụng trứng nhiều được duy trì ở dê bằng điều trị nhiểu lần với một
chế phẩm FSH của cừu.
Sự dao động trong phản ứng gây rụng trứng nhiều
Phổ biến ở bò là mức độ dao động cao về tỷ lệ rụng trứng và số phôi thu được sau khi
gây rụng trứng nhiều đã được chứng minh, dao động này trong phản ứng là yếu tố hạn
chế chính trong các chương trình cấy phôi ở tiểu gia súc nhai lại. Những con cho phôi
không có phản ứng (<5 trứng rụng) (cừu :20%; dê :10%) không có giá trị đối với thu phôi
dường như là các yếu tố mùa vụ, di truyền và dinh dưỡng làm cho dao động kết quả gây
rụng trứng nhiều không kể đến các kỹ thuật gây rụng trứng nhiều được sử dụng. ảnh
hưởng của dinh dưỡng không đủ lên sự thoái hoá của thể vàng trước lúc trưởng thành
đã được báo cáo nhưng các cơ chế gây ra điều đó vẫn cần phải nghiên cứu thêm. Tuy
nhiên, sự đóng góp của dao động sinh lý như tình trạng của quần thể nang trứng ở thời
điểm bắt đầu điều trị gonadotrophin cũng không thể loại bỏ. Gần đây rBST (recombinant
bovine somatotrophin) sãn có và cùng với hocmôn sinh trưởng (GH) trong việc điều hoà
sinh trưởng của nang trứng ở bò đã được báo cáo. Điều trị bò hậu bị với GH trước các
hocmôn gonadotrophin dẫn đến phản ứng gây rụng trứng nhiều tốt hơn và tăng số
lượng phôi có thể cấy. ở cừu, mặc dầu số lượng cho thấy tăng số lượng nang trứng 2-
3mm sau khi điều trị GH, tỷ lệ gây rụng trứng nhiều do gonadotrophin không bị thay đổi
so với không điều trị GH. ở dê, điều trị bốn tuần bằng rBST không có ảnh hưởng đến
chức năng buồng trứng và không ảnh hưởng đến eCG gây tỷ lệ rụng trứng. Mức độ của
phản ứng buồng trứng với pFSH ở cừu có liên quan dương với số lượng các nang trứng
nhỏ 1-2mm và có liên quan âm đến số lượng các nang trứng lớn hơn, khi quan sát bằng
nội soi ngay trước khi tiêm gonadotrophin. Vì thế, điều trị trước hai tuần bằng GnRH
agonist (Buserelin) có thể tăng số trứng rụng và giảm sự dao động phản ứng với pFSH
giữa những gia súc bằng việc ức chế các nang trứng lớn (Bảng 1).
Bảng 15. ảnh hưởng của hai tuần tiêm 50μg/ngày Buserelin lên số trứng nhỏ(1-2mm) và
nang trứng lớn (3-5mm) có mặt trước khi điều trị pFSH và lên phản ứng gây rụng trứng
nhiều đối với pFSH.

138
Số lượng các Số lượng các Trung bình tỷ
nang trứng nang trứng lệ rụng trứng
Điều trị Số lượng nhỏ ?SD/cừu lớn ?SD/cừu ?SD
cừu

pFSH một 9 9.5?3.6 7.3?1.3 13.2?5.5


mình aGnRH
+ pFSH 9 21.8?5.2 0 19.2?4.1
P<0.01 P<0.05

Tiêm GnRH antagonist (0,5mg/ngày trong 10 ngày) cũng có thể được sử dụng để thay
thế Buserelin với cùng hiệu quả và được sử dụng thường xuyên ở chương trình cấy
phôi Lacaune ở Pháp (bảng 2)
Bảng 16. Tỷ lệ rụng trứng, sản lượng phôi và khả năng sống của phôi sau khi cấy phôi
tươi cho con nhận ở cừu Lacaune.

Tỷ lệ Số Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ phôi Số phôi có Tỷ lệ cừu


rụng trứng trứng phôi có khả khả năng được sinh
trứng ?Sệ thu thụ thoái năng cấy cấy/con ra/số phôi
DễNG được tinh hoá cho cấy

22.3?7.5 356 87.4 11.5 75.8 10.4 67.4

Số cừu cho phôi :26


Các kết quả này khẳng định những kết quả đã đạt được nhiều năm trước đây của
Brebion và cs (1992), những người đã đạt được sản lượng phôi cao hơn và số cừu sinh
ra trên mỗi con cho cao hơn khi sử dụng GnRH antagonist trước khi điều trị (12,5 và 8,2)
so với các kết quả của các kỹ thuật cấy truyền phôi hiện nay (6,8 và 4,5 tương ứng).
Không thụ tinh sau gây rụng trứng nhiều
Thụ tinh thành công của cái cho phôi cũng phụ thuộc vào sự đồng pha giữa thời gian
phối giống và rụng trứng. Giảm sự dao động của thời gian rụng trứng và tăng tỷ lệ trứng
rụng có thể đạt được bằng tiêm GnRH ở một thời gian cố định sau khi rút progestagen.
Tuy nhiên, sau khi gây rụng trứng bằng GnRH một đợt bùng nổ rụng trứng mới đã quan
sát được 12-14 giờ sau đợt bùng nổ thứ nhất ở 60% những cừu được điều trị. Một
phương pháp thay thế khác là sử dụng GnRH antagonist sau 12 giờ rút mút tẩm
progesterone, tiếp theo bằng lần tiêm pLH 24 giờ sau. Điều này giống như một đợt dâng
lên trước rụng trứng và cho phép phối giống theo chương trình ở dê được gây rụng
trứng nhiều.
Một yếu tố chính ảnh hưởng đến số lượng phôi tốt đạt được sau khi phối giống cho cừu
được gây rụng trứng nhiều là tỷ lệ trứng thụ tinh ở con cho có nhiều hơn 10-12 trứng
rụng. Sau khi phối giống qua tử cung hay âm đạo, tỷ lệ thụ tinh ở con cho phản ứng cao
là thấp, thậm chí sau 2 hay 3 lần phối giống, do sự di chuyển của tinh trùng bị giảm qua
cổ tử cung. Vì vậy, tỷ lệ thụ tinh cao có thể đạt được bằng phẫu thuật bằng cách đưa

139
trực tiếp đưa tinh trùng vào sừng tử cung. Gần đây, thụ tinh trong tử cung bằng vi phẫu
thuật sau 48 giờ rút xốp có tẩm progesterone và cho kết quả thụ tinh cao và tần xuất
thấp phôi bị thoái hoákhông kể đến tỷ lệ rụng trứng, cho thấy khả năng bẩm sinh của tế
bào trứng để được thụ thai không bị tổn thương bằng gây rụng trứng nhiều với FSH.
3. Tạo phôi trong ống nghiêm
Mới chỉ một thập kỷ trôi qua kể từ khi sinh ra những con cừu và những con dê sau khi
thụ tinh ống nghiệm (IVF). Các kỹ thuật nuôi chín ống nghiệm (IVM) các tế bào trứng, sự
thụ thai của chúng bằng tinh trùng đã được hoạt hoá trong ống nghiệm và nuôi cấy trong
ống nghiệm (IVC) những phôi được tạo ra đã thành công cả ở cừu và dê. Mặc dầu các
kỹ thuật sử dụng cho tạo phôi trong ống nghiệm ở gia súc nhỏ nhai lại dao động giữa
các phòng thí nghiệm, những phần quan trọng nhất của kỹ thuật được coi là hoạt hoá
tinh trùng và nhiệt độ và pH của môi truờng nuôi cấy được thực hiện. Hepảin rất quan
trọng trong hoạt hoá tinh trùng bò trong ống nghiệm, đã được sử dụng thành công ở dê
và cừu. Tuy nhiên, chất lượng phôi tạo ra trong sự có mặt của heparin vẫn là một câu
hỏi, vì chỉ có 25% (5/20)phôi nang đã cấy sinh ra dê con sống so với 61% (11/18;
P<0.05) của nhóm đối chứng, mà ở đó tinh trùng được hoạt hoá bằng huyết thanh đã
được sử lý nhiệt. Những khác biệt giữa con đực và nguy cơ đa tinh trùng giữa các thí
nghiệm (10-20%) đã được chứng minh. Tuy nhiên, sau khi loại bỏ những tế bào trứng có
nhiều tinh trùng, trung bình 60-70% các tế bào trứng cừu và dê thụ thai bình thường có
thể đạt được trong ống nghiệm. Gần đây, có thể đạt được tỷ lệ phân chia trong ống
nghiệm tương đương với tỷ lệ phân chia trong cơ thể, mà không có mặt các tế bào soma
trong hệ thống môi trường nuôi cấy không có huyết thanh. Các nghiêm cứu trước đây đã
chỉ ra rằng rào cản sự phát triển ở giai đoạn 8-16 tế bào có thể vượt qua bằng việc cùng
nuôi cấy với các tế bào ống dẫn trứng. Tỷ lệ có chửa cao đã đạt được sau khi cấy (2
phôi nang trên con nhận) phôi có nguồn gốc nuôi cấy trong môi trường ống dẫn trứng
tổng hợp (SOF) có BSA và axit amin hay SOF có bổ xung FCS (bảng 3)
Bảng 17. Ảnh hưởng của bổ xung môi trường SOF với 10% huyết thanh thai bê (FCS) 2
ngày sau thụ tinh (dpi) lên tỷ lệ phát triển và khả năng sống sau khi cấy phôi cừu tạo ra
trong ống nghiệm.

Môi % trứng % phôi % phôi Số phôi Có Có %bê sinh


trường phân dâu nang nang chửa chửa ra trên
nuôi cấy* chia 8dpi 8dpi được lúc 50 lúc phôi nang
2dpi cấy ngày sinh cấy

SOF 83 16 29 16 6/8 5/8 44(7/16)


SOF+FC 81 9 27 15 8/8 8/8 80(11/15)
S
*
Số tế bào trứng IVM/IVF/IVC ở mỗi nhóm =230
Người ta đã báo cáo rằng cấy phôi cừu tạo ra trong SOF bổ xung 20% huyết thanh
người làm cho thời gian có chửa dài hơn và trọng lượng so sinh cao hơn so với mong
đợi bình thường. Những khuyết tật này rõ ràng không quan sát thấy sau khi nuôi cấy
trong môi trường không có huyết thanh.

140
Với những tiến bộ gần đây về phương pháp những trứng rụng được thụ tinh và nuôi cấy
trong ống nghiệm tạo ra 60-70% phôi nang, tỷ lệ đó gần với tỷ lệ phát triển quan sát
được trong cơ thể. Khi sử dụng các tế bào nuôi chín trong ống nghiệm tỷ lệ phát triển
giảm xuống xấp xỉ một nửa. Nguyên nhân chính vẫn là việc lựa chọn những tế bào trứng
có khả năng chín trong ống nghiệm, thụ tinh và phát triển tiếp theo. Kích thươcs của
nang trứng mà ỏ đó có tế bào trứng cần phải được quan tâm khi thu tế bào trứng cho
IVM.Đạt được khả năng phân bào và khả năng phát triển tiếp theo bởi tế bào trứngxuất
hiện trong giai đoạn sinh trưởng của nang trứng. Tế bào trứng từ nang trứng nhỏ và
trung bình cho tỷ lệ phôi nang thấp hơn so với phôi nang từ những nang trứng lớn. ở
cừu có gen gây chết Booroola, sự phát triển của các tế bào trứng từ một kích thước
nang trứng đã cho tốt hơn so với quan sát được đối với các tế bào trứng thu được từ
kích thước tượng tự ở con cái có kiểu gen hoang dại. Điều này cho thấy một gen có thể
điều khiển động thái của sự chín nguyên sinh chất của tế bào trứng bên trong nang
trứng phát triển. Trong cơ thể, khả năng của tế bào trứng có thể được kiểm soát bởi môi
trường nang trứng như đã được dẫm chứng bằng những thí nghiệm của Moor và cs
(1993) cho thấy 6 giờ đầu tiên xảy ra bên trong nang trứng cừu được kích thích bằng LH
là quan trọng đối với khả năng phát triển tiếp theo của tế bào trứng. Khả năng phát triển
của tế bào trứng ước lượng sau IVF/IVC cũng có liên quan với tần suất nhịp LH ở cuối
pha nang trứng của chu kỳ động dục ở cừu. Bản chất chính xác của các yếu tố nang
trứng điều khiển sự đạt được của tiềm năng phát triển bằng tế bào trứng chín vẫn chưa
được biết mặc dầu một số yếu tố sinh trưởng, hocmôn và các peptides trong buồng
trứng được coi là các ứng cử viên.
Phương pháp đầu tiên đề cử cho sự nuôi chín tế bào trứng bên ngoài nang trứng là
cùng nuôi cấy 24 giờ hỗn hợp cumulus- tế bào trứng (COC) với các tế bào hạt trong môi
trường có bổ xung FSH, LH, estradiol và huyết thanh thai bê trong những điều kiện
không ổn định. Hệ thống này đã được mở rộng đến các tế bào trứng của dê. Tuy nhiên,
đơn giản hoá môi trường nuôi chín các tế bào trứng cừu và dê là có thể, bổ xung dịch
nang trứng cừu và dê (10%) và FSH (100ng/ml) vào M199. Sự thành công của quá trình
nuôi chín (24 giờ ở cừu, 27 giờ ở dê) có thể bị ảnh hưởng bởi sự lựa chọn tế bào trứng
và nhiệt độ tối ưu (38,5 -390) thu tế bào trứng từ buồng trứng ở lò mổ bằng cách hút hay
cắt cho 1,5-2 COC có thể dùng được trên mỗi buồng trứng cừu hay dê. Cắt nhỏ buồng
trứng là một phương pháp hiệu quả hơn đối với thu một số lượng lớn COC (6COC/
buồng trứng), nhưng các tế bào trứng thu được thêm từ những nang trứng nhỏ ít có khả
năng phát triển sau IVF. Trung bình 9COC trên mỗi trứng được cắt (bao gồm 4COC từ
những nang trứng lớn hơn 5mm) có thể đạt được với dê được sử lý trước bằng FSH.
Khi thu tế bào trứng lặp lại được thực hiện bằng phương pháp ovum pick-up bằng hút
nội soi sau khi sử lý trước bằng FSH, 3 hay 4 COC đạt được trên mỗi buồng trứng ở
cừu và dê tương ứng tới. Báo cáo của Ruacura về thu phôi thu phẫu thuật các tế bào
trứng cừu cho thấy đến 57% các tế bào trứng có thể phát triển thành phôi nang, sinh ra
1,5 cừu con trên mỗi cừu cái được hút. Cũng như ở bò, thu các tế bào trứng lặp lại từ
cừu sống và dê sống có thể là quan trọng trong sự phát triển của các chương trình cải
tiến giống có hiệu quả. Bây giờ có khả năng nuoi chín và thụ tinh các tế bào trứng trước
tuổi trưởng thành ở cừu và dê, cho phép giảm khoảng cách thế hệ.
4. Kỹ thuật phôi

141
Cấy truyền phôi
Cấy truyền phôi tạo ra trong cở thể hay trong ống nghiệm vào sừng tử cung của cái
nhận có thể đạt được một cách tin tưởng bằng phương pháp nội soi. Kỹ thuật này giảm
thời gian cho mỗi lần cấy phôi và tỷ lệ có thai tương tự (70-75%) với phương pháp mổ ổ
bụng ở đường giữa dưới bụng. Trong ngữ cảnh áp dụng các phương pháp không phẫu
thuật đôí với lý do bảo vệ sức khoẻ gia súc, cấy phôi qua cổ tử cung đã được cố gắng
thực hiện ở cừu và dê. Tuy nhiên, tỷ lệ có chửa vẫn còn quá thấp để có thể áp dụng
được kỹ thuật này.
Đông lạnh phôi
Thành công đầu tiên sau khi cấy phôi đông lạnh-giải đông đã đạt được 23 năm trước
đây. Phôi đầu tiên được giữ trong môi trường có dimethylsulphoxide (DMSO) như là
chất bảo vệ lạnh, nhưng ethylel-glycol đã nổi lên như là một chất bảo vệ lạnh siêu trội
với tỷ lệ sống sót cao hơn đạt được khi cấy phôi tươi và nó có khả năng cấy trực tiếp
phôi sau khi giải đông. Phôi cừu và dê có khả năng sống sót với kỹ thuật tạo pha lê và
nghiên cứu thêm về phương pháp naỳ có thể cung cấp một phương pháp thay thế có
kinh tế cho các phương pháp đông lạnh hiện nay đòi hỏi làm mất nước của các tế bào
phôi một cách từ từ. Những kết quả khuyến khích đã đạt được về tỷ lệ sống sót của phôi
cừu tạo pha lê-giải đông tạo ra trong cơ thể và phôi dê tạo ra trong ống nghiệm (Bảng
18).
Bảng 18. Tỷ lệ có chửa và sự sống sót của phôi tạo ra trong cơ thể (in vivo) và trong ống
nghiệm (In vitro) và phôi cừu và phôi dê tạo pha lê

Loài Loại phôi Số Số con Tỷ lệ có Tỷ lệ có Tỷ lệ


phôi nhận chửa (%) chửa lúc phôi
cấy ngày 40 sinh sống (%)

Cừu In vivo 67 33 70c 70e 49c


In vitro 76 34 32d 15f 9f
Dê In vivo 59 27 56 52 37
In vitro 43 20 50 45 30

các cột có các chữ cái khác nhau là khác nhau; c và d; p<0,01, e và f: p<0,001.
Cắt phôi và cloning
Cắt phôi được dùng cả để tăng số lượng phôi từ những con cái cho được lựa chọn và
để tạo ra những gia súc giống hệt nhau để sử dụng như là mô hình của thí nghiệm. Các
phương pháp đã thay đổi đáng kể trong những năm gân đây và đặc biệt từ khi những
nghiên cứu của Willadsen với mục đích tạo ra sinh đôi đồng hợp tử từ phôi giai đoạn 2
tế bào sau khi tách phôi bào, đưa vào agar và cấy vào một con chủ trung gian. Giảm số
lượng tế bào phôi một nửa từ giai đoạn phôi dâu chặt và phôi nang thoát màng không
ảnh huưởng đến sự sống của phôi. Thực tế, sự phân chia tế bào ở giai đoạn muộn hơn
không ảnh hưởng nghiêm trọng lên sự phát triển tiếp theo của nửa phôi thu được, khi

142
phôi được chia đôi cân sứng. Chỉ có những phôi có chất lượng rất tốt mà những phôi đó
đạt ít nhất đến giai đoạn phôi dâu chặt ở tuổi tương ứng với sự phát triển bình thường
được lựa chọn để cắt phôi. Các cặp phôi một nửa được cấy càng nhanh càng tốt băng
kỹ thuật nội soi cho những con nhận đã gây đồng pha. ở điều kiện này, tỷ lệ có chửa
tương đương với tỷ lệ có chửa đạt được khi cấy phôi nguyên vẹn, hơn một nửa số có
chửa sinh đôi, và hiệu quả chung ở trường hợp con sinh ra trên phôi được cắt gần 100%
(bảng 5).
Bảng 19. Cắt phôi và cấy phôi cừu

Số %

Phôi cắt sau khi thu ở ngày 8-ngày 10 101


Cừu nhận (2 x nửa phôi/con nhận) 101
Con nhận có chửa ở ngày 18 72 71
Cừu đẻ 62 61
Cừu sinh đôi cùng hợp tử 37 60
Cừu sinh một 25 40
Hiệu quả (số cừu sinh/100 phôi cắt và 99/101 98
cấy)

Chuyển nhân từ các phôi bào ở giai đoạn phôi cừu 8-16 tế bào, phôi dê giai đoạn 32 tế
bào hay tế bào-ICM vào trứng đã loại bỏ nhân là một phương pháp thay thế của cloning.
Gần đây, nhiều tiến bộ đã đạt được ở cừu, sử dụng mầm tế bào phôi duy trì trong môi
trường nuôi cấy và cuối cùng sử dụng tế bào thai đã phân hoá và thai trưởng thành. Sau
khi sinh cừu dolly, nghiên cứu cơ bản tăng lên cố gắng cloning chuyển nhân nên được
mong đợi những cơ hội mới trong sinh sản gia súc.
5. Kết luận
Nhiều tiến bộ gần đây trong công nghệ cấy truyền phôi như đã áp dụng đối với gia súc
nhỏ nhai lại cũng như thiết lập các phương pháp hiệu quả đối với gây rụng trứng nhiều ở
con cho và sử dụng các kỹ thuật nội soi để rửa và cấy phôi đã tăngkhả năng ứng dụng
kỹ thuật này. ở cừu, Sự dao động của phản ứng rụng trứng có thể giảm tôi thiểu bằng
kiểm soát sinh trưởng của nang trứng bằng điều trị trước kháng gonadotrophin trước khi
gây rụng trứng nhiều. Tăng 2 lần số cừu trung bình sinh ra trên mỗi con cho đạt được
với điều trị trước này đã thúc đâỷ sử dụng hiệu quả hơn cấy truyền phôi trong chương
trình sinh sản ở cừu. Các kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mà kỹ thuật đó tạo phôi ở
các giai đoạn đặc biệt với giá tối thiểu, là cần thiết cho sự phát triển của các kỹ thuật mới
như cloning và chuyển nhân. Có chứng cứ cho thấy nuôi chín tế bào trứng trong ống
nghiệm của những tế bào trứng chưa chín là một hạn chế chính trong việc sử dụng phôi
tạo ra trong ống nghiệm trong các động vật nuôi Hiểu biết hơn về cơ chế tương tác của
tế bào soma-tế bào trứng là cần thiết để giải quyết vấn đề này.

143
VI. Cấy truyền phôi cho lợn

Trong chương này chúng tôi sẽ mô tả quá trình chuẩn bị lợn cho phôi (con cho), bao
gồm lập kế hoạch thu phôi, chọn lợn nái, chăm sóc trước khi thu phôi, và nuôi dưỡng
lợn nái sau khi thu phôi phẫu thuật. Để đảm bảo chắc chắn phôi được thu đúng giai
đoạn phát triển đáp ứng mục đích dự định, và để đảm bảo tất cả các tính trạng di truyền
cần thiết có thể đạt được dưới các điều kiện kiểm soát bệnh tật, chúng tôi sẽ chú ý đến
thời điểm thu phôi, giống của con cho, các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, phương pháp
gây động dục, đàn đực giống di truyền được sử dụng để phối giống hay thụ tinh nhân
tạo, tình trạng kiểm soát bệnh tật của đực giống.....

Trang bị và hoá chất

Sản phẩm Mục đích và phương pháp sử


dụng

eCG: Gonadotropin nhau thai ngựa (trước Gây động dục ở con cho phôi
đây gọi là gonadotropin huyết thanh ngựa
chửa - PMSG)

hCG: Gonadotropin nhau thai người Gây động dục ở con cho phôi

1. Các bước tiến hành trước khi thu phôi (hình 1)

144
2. Chuẩn bị kế hoạch thu phôi

Khi chuẩn bị thu phôi, cần quan tâm đến nhiều yếu tố, bao gồm giai đoạn phát triển của
phôi, phương pháp thu phôi, giống và chất lượng con cho phôi, tình trạng kiểm soát
bệnh tật con cho phôi, phương pháp gây động dục, giá trị di truyền của đực giống được
sử dụng để phối giống hay dẫn tinh, các biện pháp kiểm soát bệnh tật của đực giống
v.v... Bảng 1 liệt kê thời gian thích hợp để thu phôi, phụ thuộc vào việc sử dụng phôi.

Bảng 19. Thời gian tối ưu và các giai đoạn phát triển để thu phôi lợn

Phôi được sử dụng Thời điểm thu phôi Giai đoạn phát Vị trí dội rửa
như thế nào triển của phôi thu
Sau khi Sau động được
tiêm hCG dục tự nhiên

Tạo lợn chuyển 48-56 giờ Ngày 1 - 2 Giai đoạn tiền Ống dẫn
gen thông qua vi nhân trứng
tiêm ADN vào tiền
nhân Giai đoạn 1 tế bào

Kiểm soát dịch Ngày 5-6 4-5 ngày Phôi dâu - phôi Toàn bộ mỗi
bệnh như chương nang sừng tử cung
trình không có
mầm bệnh đặc
biệt (SPF)

Đưa các gen mới


vào đàn lợn

145
Phôi được sử dụng Thời điểm thu phôi Giai đoạn phát Vị trí dội rửa
như thế nào triển của phôi thu
Sau khi Sau động được
tiêm hCG dục tự nhiên

Vận chuyển phôi


giữa các quốc gia

Sử dụng cấy
truyền phôi để loại
bỏ bệnh khỏi đàn
lợn

Bảo quản lạnh Ngày 7-8 Ngày 6-7 Phôi nang giãn nở, Toàn bộ mỗi
phôi phôi nang thoát sừng tử cung
màng

Sử dụng trong các Ngày 2 Ngày 1 Giai đoạn 1-2 tế Ống dẫn
thí nghiệm bào trứng

Ngày 3 Ngày 2 Giai đoạn 2-4 tế Ống dẫn


bào trứng và phía
trên sừng tử
cung

Ngày 4 Ngày 3 Giai đoạn 4 tế bào Ống dẫn


đến phôi dâu chặt trứng và phía
trên sừng tử
cung

Ngày 5 Ngày 4 Giai đoạn 8 tế bào Phía trên


đến phôi dâu chặt sừng tử cung

Ngày 6 Ngày 5 Phôi dâu chặt đến Toàn bộ


phôi nang sừng tử cung

Ngày 7 Ngày 6 Phôi nang giãn nở Toàn bộ


đến phôi nang sừng tử cung
thoát màng

Ngày 8 Ngày 7 Phôi nang thoát Toàn bộ


màng sừng tử cung

3. Các điểm cần quan tâm trong việc lựa chọn con cho phôi

146
Khi lựa chọn con cho, các điểm sau đây cần được quan tâm. Việc sử dụng phôi là một
yếu tố quan trọng.

(1) Con cho cần phải thoả mãn tất cả các yêu cầu kiểm soát bệnh tật và
di truyền cho việc sử dụng phôi của chúng.

(2) Con cho phải có sinh lý phù hợp để chịu được phối giống. Đặc biệt
chân sau của nó phải khoẻ mạnh.

(3) Con cho cần phải thoả mãn tất cả các yêu cầu để gây động dục.

(4) Con cho phải đủ khoẻ để thực hiện phẫu thuật.

4. Phương pháp gây động dục

Nếu một ai đó có ý định phối giống con cho động dục tự nhiên để thu phôi, thì cần nuôi
nhiều lợn nái, theo dõi động dục một cách cẩn thận, và lựa chọn những con động dục
được xác định chính xác. Vì thế phương pháp này không có tính thực tế. Để chuẩn bị
con cho phôi, phương pháp hiệu quả hơn là gây động dục bằng một trong các phương
pháp dưới đây. Phương pháp nào phù hợp nhất phụ thuộc vào thực tế của cơ quan nơi
tiến hành thu phôi. Một số nhà nghiên cứu đã báo cáo sử dụng ngẫu nhiên 2 loại
hormon để gây rụng trứng; để thu càng nhiều phôi càng tốt, eCG được tiêm để tăng số
trứng rụng, và hCG được dùng để gây rụng trứng ở một thời điểm nhất định do đó phôi
được thu ở một giai đoạn phát triển nhất định. Không nhất thiết phải dùng những loại
hormon này, tuy nhiên, việc sử dụng chúng đôi khi là cách ngăn ngừa tốt nhất, như khi
sử dụng con cho lặp lại.

Có 5 phương pháp gây động dục chính, được liệt kê từ a đến e ở trang sau. Liều eCG
tiêu chuẩn là 1000iu/con cho mỗi phương pháp, nhưng phản ứng của buồng trứng với
eCG dao động phụ thuộc vào các yếu tố như loại eCG, số lô sản xuất, sự khác biệt giữa
các cá thể lợn nái, sự khác biệt giữa các giống v.v.... Các yếu tố này cần phải được tính
toán khi mua eCG. Đặc biệt ở những nơi thu phôi với số lượng lớn, tốt nhất là nên kiểm
tra loại sản phẩm và lô sản xuất trước khi sử dụng. Ngoài ra, nguy cơ gây viêm nội mạc
tử cung đôi khi tăng lên khi liều eCG tăng lên. Khi một lợn nái không phản ứng với eCG,
liều có thể tăng lên 1250iu hay 1500iu. Mặt khác, nếu tiêm eCG làm tăng viêm nội mạc
tử cung hay tăng việc tạo ra phôi không bình thường, liều phải được giảm xuống 750
hay thậm chí 500iu. Là phương pháp thay thế, hCG có thể được sử dụng không có eCG
hay eCG (400-600iu) và hCG (200iu) được sử dụng cùng nhau để gây động dục. Khi
tiêm hormon hay các loại thuốc khác, thuốc phải được tiêm vào vị trí phù hợp của cơ thể
và không được để chảy ra ngoài. Nếu lợn được giữ trong chuồng rộng, người tiêm phải
lùa lợn vào góc để cắm kim. Cần phải cẩn thận đặc biệt để bảo đảm rằng lợn không di
chuyển đột ngột trong khi tiêm. Nếu một con lợn nào đó có hành vi lo lắng, tốt nhất là lùa
nó vào cũi để cố định nó trước khi tiêm. Ngoài ra, thậm chí khi gây động dục, rụng trứng
có thể bị giảm hay không rụng trứng nếu lợn bị stress nặng trong khi động dục. Đối với lý

147
do này, cẩn thận không cho lợn tiếp xúc với lợn bị bệnh, nhiệt độ cao hay các loại stress
khác.

Phương pháp gây động dục ở lợn

(a) Tiêm eCG và hCG cho lợn hậu bị trước thành thục tính dục

(b) Tiêm PGF2 a (hoặc dẫn xuất) cho lợn có chửa (có chửa từ ngày 12-
40) để gây sẩy thai và sử dụng lần động dục sau

(c) Sử dụng động dục sau cai sữa

(d) Cho ăn progesterone tổng hợp

(e) Sử dụng chu kỳ động dục tự nhiên

a. Tiêm eCG và hCG cho lợn hậu bị trước khi thành thục giới tính

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất. Động dục bắt đầu 4-5 ngày sau khi
tiêm eCG. Khi lựa chọn con cho trong số lợn hậu bị trước khi thành thục tính dục (90-
120kg, 5-7 tháng tuổi), cần phải nhớ các điểm đã đề cập trước đây. Kết quả tốt hơn
thường thu được khi cẩn thận lựa chọn lợn hậu bị gần thời điểm thành thục tính dục
(phụ thuộc vào tuổi, không phụ thuộc vào khối lượng).

Lựa chọn lợn hậu bị trước tuổi thành thục tính dục

Tiêm cơ hoặc tiêm dưới da eCG (1000iu).

Tiêm cơ hoặc tiêm dưới da hCG (500iu) 72 giờ sau khi tiêm eCG.

Theo dõi động dục.

Phối giống tự nhiên hay dẫn tinh

b. Tiêm PGF2 a hay một dẫn xuất (PGF2a-A) cho lợn nái chửa (giữa ngày mang
thai 12 - 40) để gây sẩy thai và dùng lần động dục sau đó

Phương pháp này có thể được sử dụng với lợn nái chửa đến tận giữa kỳ mang thai.
PGF2 a hay PGF2a-A gây thoái hoá thể vàng, được sử dụng để kết thúc có chửa, và
sau đó lần động dục tiếp theo được sử dụng. Lần đầu tiên một trong những chất này
được sử dụng, động dục thường bắt đầu 5-6 ngày sau đó. Động dục thường được gây
thành công với một tỷ lệ gia súc cao, nhưng nhiều yếu tố khác cần phải ghi nhớ. Cần
phải có một lợn nái có chửa sẵn sàng để nhận phôi, vì thế mất nhiều thời gian để gây
động dục và giá chuồng trại, cho ăn và công ở các trại nuôi lợn cần được quan tâm. Liều

148
PGF2 a hay PGF2a-A dao động phụ thuộc vào nơi nó được tiêm. Tiêm vào bộ phận sinh
dục ngoài chỉ bằng một nửa liều cần cho tiêm bắp. Ngoài ra, ECG hay HCG có thể được
sử dụng kết hợp để gây động dục.

Mua lợn nái chửa (giữa ngày chửa 12 - 40).

Tiêm bắp lần đầu PGF2 a (15 mg/con) hay PGF2a-A (1 mg/con).

Tiêm bắp lần hai PGF2 a (10mg/con) hoặc PGF2 a-A (0,5mg/con), 12 hoặc 24 giờ
sau khi tiêm lần đầu PGF2 a hay PGF2a-A.

Tiêm bắp hay dưới da eCG (1000 IU), 24 giờ sau khi tiêm lần đầu PGF2 a hay
PGF2a-A.

Tiêm bắp hCG (500 IU) 72 giờ sau khi tiêm eCG.

Theo dõi động dục.

Phối giống tự nhiên hay dẫn tinh.

c. Sử dụng động dục sau khi cai sữa

Năm đến sáu ngày sau khi kết thúc nuôi dưỡng bình thường (3-5 tuần) và lợn con được
cai sữa, lợn nái thường động dục trở lại. Lần động dục này có thể được sử dụng. Ngoài
ra, eCG và hCG có thể được sử dụng kết hợp để gây động dục cho những con lợn nái
này. Tuy nhiên, khoảng cách từ lúc cai sữa đến lần động dục đầu tiên thường dao động,
phụ thuộc vào các yếu tố như thể trạng lợn nái, độ dài thời gian nuôi con và lứa đẻ. Tốt
nhất là nên tránh sử dụng những loại lợn nái sau đây bởi vì không thu được kết quả tốt:
lợn nái quá béo hoặc quá gầy; lợn nái có thời gian nuôi con dưới 3 tuần và lợn nái đã đẻ
trên 7 lứa. Động dục ở lợn nái thường kéo dài hơn so với lợn hậu bị, và rụng trứng có
khuynh hướng xảy ra chậm hơn. Vì lý do này cần phải theo dõi cẩn thận các dấu hiệu
động dục, do đó cho nhảy trực tiếp hay dẫn tinh có thể được thực hiện ở một thời điểm
phù hợp. Bởi vì rụng trứng xảy ra chậm hơn ở con cho phôi có thời gian động dục dài
nên thời điểm thu phôi cần phải được điều chỉnh cho phù hợp.

Chọn lợn nái đang nuôi con.

Cai sữa.

Sau cai sữa, tiêm bắp hay tiêm dưới da eCG (1000 IU).

72 giờ sau khi tiêm eCG, tiêm bắp hCG (500 IU).

Theo dõi động dục.

149
Cho nhảy trực tiếp hay dẫn tinh.

d. Cho ăn progestin tổng hợp

Altrenogest (17-a-allyl-estratiene-4-9-11, 17-b-ol-3-one, hay allyl-trenbolone, RU-2267,


REGU-MATE; Roussel-Uclaf, Hoechst UK Ltd.) được cho ăn một lần / ngày trong một
thời gian nhất định. Chất này là một progestin tổng hợp (tương tự progesterone), nó kéo
dài pha thể vàng của chu kỳ động dục ngay khi nó được cho ăn. Sau khi ngừng ăn, động
dục xảy ra và có thể được sử dụng. Liều là 20mg (10-40mg)/ lợn nái/ngày, động dục sẽ
xuất hiện 5-6 ngày sau khi cho ăn hoarmon cuối cùng. Phương pháp này có thể được sử
dụng với: lợn nái động dục thầm lặng, lợn nái đã được thu phôi và lợn nái vừa mới kết
thúc nuôi con. Tuy nhiên, ở Nhật không cho phép bán loại hormon này, do đó nó chỉ
được sử dụng để nghiên cứu. Ngoài ra loại hormon này cần cho lợn nái ăn bằng đường
miệng, những lợn nái này phải được nuôi trong chuồng cá thể. Cũng có thể khi sử dụng
phương pháp này để tiêm eCG hay hCG ở bất cứ ngày nào ăn progestin tổng hợp (hoặc
ngày cuối cùng) để gây động dục.

Lựa chọn lợn nái đã thành thục tính dục.

Chuyển về chuồng nuôi.

Cho ăn hủcmon ở một thời điểm trong ngày (phun hucrmon vào thức ăn).

Cho ăn hormon trong một thời gian phù hợp (18 ngày trong trường hợp lợn nái có
động dục thầm lặng, và 14 ngày đối với lợn nái có dấu hiệu động dục trước đó rõ
ràng).

Tiêm bắp hay tiêm dưới da eCG (1000 IU) ở ngày sau khi cho ăn progestin tổng
hợp lần cuối cùng.

Tiêm bắp hCG (500 IU) 72 giờ sau khi tiêm eCG.

Theo dõi động dục.

Nhảy trực tiếp hay dẫn tinh.

e. Sử dụng chu kỳ động dục tự nhiên

Chu kỳ động dục của lợn nái kéo dài trung bình 21 ngày. Tiêm eCG vào ngày 15 hay 16
của chu kỳ động dục (bắt đầu chịu đực là ngày 0), 72 giờ sau thì tiêm hCG. Động dục sẽ
xẩy ra 4-5 ngày sau khi tiêm eCG. Cũng có thể sử dụng động dục tự nhiên mà không
phải tiêm loại hormon nào.

Lựa chọn lợn nái có chu kỳ rõ ràng.

150
Tiêm bắp hay tiêm cơ eCG (1000 IU) vào ngày 15 hay 16 của chu kỳ động dục.

Tiêm bắp hCG (500 IU) 72 giờ sau khi tiêm eCG.

Theo dõi động dục.

Nhảy trực tiếp hay dẫn tinh.

5. Theo dõi các dấu hiệu động dục

Lợn nái được gây động dục phải được kiểm tra các dấu hiệu động dục ở một thời điểm
nhất định một lần vào buổi sáng và một lần vào cuối buổi chiều, và kết quả phải được
ghi lại. Đánh giá khi chịu đực bắt đầu dựa trên nhiều yếu tố bao gồm số ngày từ khi tiêm
eCG, hành vi lợn nái, biểu hiện của bộ phận sinh dục ngoài, phản ứng của lợn nái khi
ấn tay lên lưng của nó. Chịu đực có thể được kiểm tra dễ dàng và chính xác bằng cách
cho phép lợn nái tiếp súc với lợn đực (chịu đực sẽ được quan sát rõ thậm chí khi chúng
được ngăn cách bởi hàng rào). Người ta khuyến cáo rằng phiếu kiểm tra động dục được
đánh dấu như sau: ¤ = chịu đực; O = có biểu hiện động dục; D = có thể có biểu hiện
động dục; C = không có biểu hiện động dục. Khi theo dõi các dấu hiệu động dục và chịu
đực ở lợn nái được gây động dục, nhiều điểm cần phải được ghi nhớ. Các điểm này
được liệt kê ở bảng 2 sau đây.

Bảng 20: Các dấu diệu động dục và chịu đực ở lợn nái được gây động dục

Dấu hiệu 2 ngày sau Ngày tiêm hCG 1 ngày sau tiêm hCG
động dục khi tiêm
eCG

Bộ phận sinh Bắt đầu đỏ Đỏ, sưng to, Đỏ, sưng to, dịch nhầy chảy ra
dục ngoài và sưng to dịch nhầy chảy
ra

Hành vi Mất cảm giác Nhảy lên con lợn khác, đứng
thèm ăn yên, vểnh tai lên (chịu đực)

Phản ứng khi Đứng im (chịu đực)


ấn vào lưng

6. Nhảy trực tiếp hay dẫn tinh

Một lợn nái được gây động dục thường có các dấu hiệu động dục khoảng 24-28 giờ sau
khi tiêm hCG. Khi phát hiện chịu đực vào buổi sáng, nên cho nhảy trực tiếp (hoặc dẫn
tinh) lần đầu cùng buổi sáng, và lần thứ hai vào cuối buổi chiều cùng ngày. Khi phát hiện

151
chịu đực vào cuối buổi chiều, cho nhảy trực tiếp (hoặ dẫn tinh) lần đầu ngay lập tức và
lần thứ hai vào sáng hôm sau. Nếu lợn nái tiếp tục chịu đực ở lần kiểm tra động dục lần
sau, nên cho nhảy trực tiếp (hoặc dẫn tinh) lần thứ ba. Điều cần thiết là tất cả tế bào
trứng sẽ được thụ tinh do đó có thể thu được nhiều phôi. Vì vậy, điều quan trọng là cho
nhảy trực tiếp (hoặc dẫn tinh) nhiều lần, và càng sớm càng tốt ngay sau khi lợn nái bắt
đầu chịu đực. Lợn đực dùng cho nhảy trực tiếp nên có các đặc điểm di truyền mong
muốn để sử dụng phôi đạt yêu cầu, và phải thoả mãn tình trạng kiểm soát bệnh tật.
Ngoài ra khả năng sinh sản của nó phải được chứng minh. Về nguyên tắc, một lợn đực
có thể được dùng để nhảy trực tiếp 1 - 2 lần / tuần, do đó phải chuẩn bị sẵn một số lợn
đực nhất định. Phụ thuộc vào việc phôi được sử dụng, có thể dùng nhiều đực giống
khác nhau cho lần nhảy trực tiếp đầu tiên và lần tiếp theo khi nhiều con cho được phối
giống đồng thời, hay kết hợp với dẫn tinh. Làm như vậy nhằm giảm các yếu tố liên quan
đến đực giống dẫn đến không đạt được kết quả thụ tinh. Nừu dẫn tinh, có thể ngăn
ngừa sử dụng quá sức đực giống và giảm số lượng đực giống phải duy trì trong đàn.

7. Chuẩn bị tinh dịch

Khi sử dụng cấy phôi để cải tiến một đàn lợn cái thông qua việc truyền đạt những đặc
tính ưu việt của cả đực giống và lợn nái, điều đó không thể được vì loại chương trình
nhảy trực tiếp được mô tả ở trên phải cho lợn đực giống nhảy trực tiếp lần đầu sang lần
tiếp theo. Để tránh sử dụng quá sức đực giống trong trường hợp như thế, cần phải bảo
quản tinh dịch ở nhiệt độ thấp, và sử dụng tinh đông lạnh này cho ít nhất một lần phối
giống một con cho phôi. Đã có nhiều tài liệu viết về bảo quản lạnh tinh dịch. Loại môi
trường pha loãng được sử dụng rộng rãi với mục đích này là Modena, thành phần của
nó được nêu ở bảng 3.

Bảng 21: Thành phần phôi trường Modena (đơn vị: g)

Thành phần Khối lượng Thành phần Khối lượng

Glucose 27,5 Citrate 2,9

Na citrate 6,9 Trisaminomethane 5,65

Na 1,0 Polymixin B Sulfate 0,0167


bicarbonate

EDTA-Na2 2,35 Gentamicin sulfate 0,150

Ở đây không mô tả chi tiết kỹ thuật bảo quản lạnh, mà chỉ giới thiệu bằng một tổng quan
ngắn. Trước hết phải lấy tinh trong điều kiện vệ sinh và giữ tinh dịch (phần đậm đặc) ở
nhiệt độ ấm. Sau đó kiểm tra dưới kính hiển vi để xem xét khả năng sống của tinh trùng,
hoạt lực và không có kỳ hình. Tất cả các quan sát cần phải được ghi lại đầy đủ. Trong
thực tế không kiểm tra cẩn thận mật độ tinh trùng (mặc dầu đó là một chỉ tiêu tốt nhất

152
nếu tính được), nhưng nếu mật độ tinh trùng quá thấp, để an toàn hơn thì không nên sử
dụng. Môi trường Modena, đã được chưng ấm ở nhiệt độ tương đương nhiệt độ tinh
dịch, được rót (theo thành bình) vào lọ đựng tinh dịch. Đồng thời mẫu tinh trùng đang ở
trong bình được khuấy nhẹ trong quá trình rót môi trường pha loãng. Lượng môi trường
rót vào phụ thuộc lượng tinh pha cần sử dụng, nhưng thường thường bằng 1 - 2 lần
lượng tinh dịch. Bảo quản trong máy lạnh 150C. Mặc dầu có những khác biệt cá thể giữa
các đực giống, những tinh trùng này có thể thường được sử dụng trong 1 tuần khi chúng
vẫn giữ được khả năng sống và hoạt lực của chúng khi được làm ấm. Tinh trùng được
sử dụng mà không biết chất lượng sẽ làm giảm số phôi được thụ tinh. Nếu bảo tồn trong
máy lạnh mà không được sử dụng, sức sống tinh trùng sẽ giảm dần. Để tránh điều này,
khuấy mẫu 1 ngày 1 lần.

Các hoá chất trên được cân và được trộn lẫn với nước lọc để đạt tới 1000ml dung dịch
Modena. Dung dịch này được bảo quản ở 40C và làm ấm lên khi nó được sử dụng.
Không cần thiết phải lọc vô trùng

8- Vận chuyển và để đói con cho phôi

Con cho phôi phải để đói một ngày trước khi phẫu thuật, và nếu có thể, không cho lợn
nái uống nước 2 giờ trước khi phẫu thuật.

9- Di chuyển con cho phôi sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật, con cho phôi phải được giữ trong chuồng sạch. Chỉ cho nó ăn bằng một
nửa lượng thức ăn bình thường ở ngày sau khi phẫu thuật, và được điều chỉnh sau đó
phụ thuộc vào sự hồi phục của lợn nái. Ngoài ra, các loại kháng sinh phù hợp cũng nên
được sử dụng để ngăn ngừa nhiễm khuẩn sau phẫu thuật. Nếu một lợn nái đã được
điều trị bằng thuốc được đưa tới lò mổ, thì phải đủ thời gian pháp luật cho phép. Nếu
một con cho phôi được sử dụng lại để thu phôi, cần phải chú ý đến thể trạng và điều
chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Cần phải đặc biệt chú ý để lợn không bị béo quá. Một
khi phẫu thuật kết thúc, cần phải theo dõi các dấu hiệu động dục. Sau khi một con cho
phôi đã trải qua phẫu thuật, sự hồi phục động dục của nó sẽ bình thường, hay hồi phục
sau một thời gian dài. Trong trường hợp đó, có thể gây động dục trở lại bằng cách đưa
lợn nái đến tiếp xúc với lợn đực, hay bằng cách tiêm eCG. Khi không phải tất cả phôi
được thu từ lợn nái, những phôi này nằm lại trong tử cung có thể làm cho có chửa.
Chúng ta cần cảnh giác khả năng này.

10- Chuẩn bị con nhận phôi

Lợn nái mà phôi được cấy vào gọi là lợn nái nhận phôi hay con nhận phôi. Để thực hiện
cấy truyền phôi, chu kỳ động dục của con cho phôi và con nhận phôi phải như nhau. Nói
một cách khác, chu kỳ động dục của chúng phải đồng pha. Trong chương này, chúng tôi
sẽ mô tả sự chuẩn bị con nhận phôi trước khi cấy phôi, cũng như chăm sóc con nhận
sau khi cấy phôi. Khi sử dụng lợn hậu bị trước khi thành thục giới tính, nên sử dụng

153
những con càng gần tuổi thành thục giới tính càng tốt (6-7 tháng tuổi). Nừu lợn thành
thục giới tính được sử dụng, điều quan trọng để cấy phôi thành công là chu kỳ động dục
phải rõ ràng, và chu kỳ động dục phải diễn ra đều đặn.

Các thiết bị và hoá chất yêu cầu

Sản phẩm Mục đích và phương pháp sử dụng

eCG: Gonadotropin nhau thai ngựa Gây động dục ở con cho phôi
(eCG: trước đây được coi là
gonadotropin huyết thanh ngựa chửa -
PMSG)

eCG: Gonadotropin nhau thai người Gây động dục ở con cho phôi

10.1- Quy trình chuẩn bị lợn nhận phôi

Quy trình chuẩn bị lợn nhận phôi được tóm tắt trong phần này.

Đầu tiên, hình thành nên kế hoạch cấy phôi đồng thời với mục đích sử dụng phôi. Sau
đó lựa chọn con nhận, xây dựng lịch gây động dục đồng pha, theo dõi các dấu hiệu
động dục ở con nhận phôi, vận chuyển và để đói con nhận phôi.

10.2- Kế hoạch cấy phôi

Để hình thành một kế hoạch cấy phôi, cần thiết phải tính toán các yếu tố như thời gian
và phương pháp cấy phôi, số con nhận phôi, các mối quan tâm đến kiểm soát bệnh tật
cần thiết và phương pháp gây động dục.

154
10.3- Các điểm quan tâm khi lựa chọn con nhận phôi

Khi lựa chọn một con nhận phôi, cần chú ý các điểm sau

Số lượng phôi và việc sử dụng phôi

Con nhận phôi cần phải thoả mãn tất cả các yêu cầu kiểm soát bệnh tật cho
việc cấy phôi.

Con nhận phôi phải có sinh lý phù hợp để đẻ và nuôi con và tuyến vú của nó
không có khuyết tật nào.

Con nhận phôi cần phải thoả mãn tất cả các yêu cầu để gây động dục.

Con nhận phôi phải đủ khoẻ để thực hiện phẫu thuật.

Con nhận phôi phải được tiêm phòng một số bệnh nhất định (bệnh Aujeszky,
bệnh viêm phổi Nhật Bản, bệnh nhiễm trùng parvovirus), những bệnh này có
thể gây sẩy thai hay thai gỗ trong lúc có chửa

10.4- Gây động dục đồng pha

Để cấy truyền phôi thành công (nghĩa là sau khi cấy phôi, phôi đó phát triển thành lợn
con). Điều cần thiết phải gây động dục đồng pha con cho phôi và con nhận phôi. Tỷ lệ có
chửa có khuynh hướng cao hơn khi chu kỳ động dục của con nhận phôi sai lệch 1 - 2
ngày sau con cho phôi (bảng 4). Tốt nhất nên gây động dục con nhận sao cho chỉ sai
lệch 1 ngày so với con cho. Trong khi mức độ động dục đồng pha thường chỉ tính dựa
trên cơ sở bắt đầu động dục (chịu đực), thời điểm rụng trứng liên quan đến cuối động
dục, và thời gian động dục giao động theo kỹ thuật gây động dục và cá thể lợn. Thời
điểm rụng trứng có thể khác nhau thậm chí khi chu kỳ động dục bắt đầu cùng thời điểm,
do đó con cho phôi và con nhận phôi phải được theo dõi đến khi kết thúc động dục. Khi
cấy phôi ở giai đoạn đầu phát triển (giai đoạn 1 hay 2 tế bào), thường phải chọn đồng
pha động dục hoàn toàn giữa con cho phôi và con nhận phôi.

Bảng 22. Gây động dục đồng pha chu kỳ động dục và tỷ lệ có chửa tương ứng

Mức độ động dục đồng pha *

+2 +1 ±0 -1 -2 Đợt nghiên
cứu

5% 47% 71% 78% 86% 1

Tỷ lệ có chửa

155
Có chửa /cấy 1/22 14/30 22/31 28/36 18/21

Tỷ lệ có chửa .... 40% 55% 74% 72% 2

Có chửa /cấy ..... 2/5 22/40 46/62 36/50

*: +2: Con nhận bắt đầu động dục trước con cho 2 ngày

+1: Con nhận bắt đầu động dục trước con cho 1 ngày

± 0: Con nhận bắt đầu động dục cùng ngày với con cho

- 1: Con nhận bắt đầu động dục sau con cho 1 ngày

- 2: Con nhận bắt đầu động dục trước con cho 2 ngày

10.5- Phương pháp gây động dục

Nếu một ai đó có ý định sử dụng con nhận phôi động dục tự nhiên, thì cần phải nuôi số
lượng lớn lợn nái và theo dõi dộng dục cẩn thận. Vì thế phương pháp này không hiệu
quả. Có 5 phương pháp gây động dục chủ yếu, liệt kê từ a đên e trong bảng dưới đây.
Liều eCG tiêu chuẩn là 1000iu/con cho một trong những phương pháp này, nhưng phản
ứng của buồng trứng với eCG dao động phụ thuộc vào các yếu tố như mùa vụ, loại
eCG, số lô sản xuất của nó, sự khác biệt giữa các cá thể lợn nái, sự khác biệt giữa các
giống v.v...Khi lợn nái không phản ứng với eCG, liều có thể tăng lên 1200iu hay 1500iu.
Mặt khác, nếu xảy ra gây rụng trứng quá mức hay thể vàng u nang, phải giảm liều tiêm
xuống 750, thậm chí 500iu. Mặc dù thực tế là không đòi hỏi phối giống trực tiếp hay dẫn
tinh, nhưng phương pháp cơ bản để gây động dục và theo dõi động dục ở con nhận
phôi giống như ở con cho phôi. Vấn đề này đã được mô tả ở trên, do đó chúng tôi không
mô tả lặp lại ở đây.

Phương pháp gây động dục ở lợn

a. Tiêm eCG và hCG cho lợn hậu bị trước thành thục giới tính.

b. Tiêm PGF2 a hay một dẫn xuất tương tự cho lợn có chửa (có chửa từ
ngày

12-40) để gây xẩy thai và sử dụng lần động dục sau.

c. Sử dụng động dục sau khi cai sữa.

d. Cho ăn progesterone tổng hợp.

156
e. Sử dụng chu kỳ động dục tự nhiên

10.6- Chăm sóc con nhận phôi sau khi phẫu thuật cấy phôi

Sau khi phẫu thuật và cấy phôi, con nhận phải được nuôi trong chuồng sạch, tách khỏi
các con lợn khác. Lợn nái có chửa thường được nhốt trong chuồng. Nuôi nhốt riêng rẽ
cho lứa đẻ nhiều con hơn so với nuôi thả trong nhà cùng nhiều con lợn khác. Việc theo
dõi có chửa và thể trạng của lợn nái cũng dễ hơn. Khi không có điều kiện nuôi nhốt riêng
rẽ mỗi con lợn một chuồng, thì lợn phải được nhốt chung với lợn cùng nhóm suốt trong
quá trình có chửa. Ngày đầu tiên sau khi phẫu thuật chỉ cho ăn thức ăn bằng một nửa
bình thường. Ngoài ra, nên tiêm các loại kháng sinh thích hợp để tránh nhiễm trùng sau
mổ. Một khi phẫu thuật và cấy phôi đã kết thúc, tiếp tục theo dõi các dấu hiệu động dục.
Ở tuần thứ 3 sau phẫu thuật, hay ở một thời điểm thích hợp nào sau đó, nên kiểm tra có
chöa.

PHỤ LỤC.

I. Thụ tinh ống nghiệm (IVF)

1. Sự hứa hẹn của phôi tạo ra trong ống nghiệm

Phôi tạo ra trong ống nghiệm (ON) có thể đóng một vai trò quan trọng trong các hệ
thống sản xuất sữa và thịt. Chọn lọc di truyền và nhân giống có thể đạt được tối ưu
thông qua các chiến lược liên quan đến việc sử dụng phôi tạo ra trong ON. Ngoài ra,
phôi tạo ra trong ON có triển vọng tốt đối với nâng cao tỷ lệ có chửa cho những đàn
có khả năng sinh sản thấp. Tỷ lệ chọn lọc đối với các tính trạng số lượng có thể tăng
lên bằng cách khai thác công nghệ phôi tạo ra trong ON để nâng cao sự chính xác và
cường độ chọn lọc và để giảm khoảng cách thế hệ. Các báo cáo cho thấy tế bào (TB)
gốc phôi có thể biệt hoá thành TB trứng và những TB trứng có thể có nguồn gốc từ
các TB tuỷ xương và máu, có nghĩa là những tiến bộ của công nghệ trong tương lai
có thể kết hợp TB trứng từ một số ít con cái có tiềm năng di truyền cao. Phôi tạo ra
trong ON có thể đóng một vai trò quan trọng trong các sơ đồ chọn lọc di truyền dựa
trên sự nhận biết các allen của các gen đặc hiệu. Phôi có thể được theo dõi về sự di
truyền của các allen đặc hiệu do đó chọn lọc di truyền có thể được thực hiện trước
khi có chửa. Tinh trùng xác định giới tính là một công cụ khác người ta có thể sử
dụng thông qua các hệ thống tạo phôi trong ON vì tinh trùng phân loại giới tính có thể
được dùng để thụ tinh với nhiều TB trứng trong ON hơn so với dẫn tinh. Chuyển
nhân và chuyển gen trong khi hiện nay đang đối mặt với những hạn chế kỹ thuật, luật
pháp và xã hội, cũng là những công nghệ di truyền bổ sung phụ thuộc vào công nghệ
tạo phôi trong ON để có sự thành công.

Lai tạo giống có sự quan tâm mới đối với hệ thống sản xuất sữa và Rutledge (2004)
đã đưa ra một số dẫn chứng tranh luận rằng các sơ đồ nhân giống có thể được cải
thiện thông qua dùng phôi lai F1 (được tạo ra trong ON) cấy vào cái F1. Một chiến

157
lược như thế có thể loại bỏ việc mất ưu thế lai và tăng các kiểu hình khi cái F1 được
phối với đực thuần hoặc đực lai. Tạo phôi trong ON cũng có sự hứa hẹn là một
phương pháp vượt qua khả năng không sinh sản do sai sót rụng trứng và thụ tinh,
chết phôi sớm và các nguyên nhân khác. Giảm tỷ lệ có chửa ở bò sữa đã đưa đến
việc tìm các giải pháp giải quyết khả năng không thụ tinh. Cấy truyền phôi bằng phôi
tạo ra trong ON đã được chứng minh làm tăng tỷ lệ có chửa ở những bò sữa đang
vắt sữa bị stres nhiệt, và tiếp theo là cải tiến trong hệ thống tạo phôi và cấy phôi có
thể làm cho nó có lợi đối với việc tăng khả năng thụ thai trong đàn nơi mà khả năng
thụ thai thường do các nguyên nhân khác. Tuy nhiên, với mức độ công nghệ hiện nay
cấy truyền phôi dường như chưa tăng được tỷ lệ có chửa ở bò đang vắt sữa không bị
stress nhiệt. Phôi tạo ra trong ON là nguồn vật liệu phôi tiết kiệm, vượt qua hiện
tượng chết phôi sớm so với phôi tạo ra từ gây rụng trứng nhiều vì giá thành hạ do tạo
phôi bằng TB trứng lò mổ. [4]

2. Thực trạng của tạo phôi trong ống nghiệm trong chăn nuôi bò

Sự hứa hẹn phôi tạo ra trong ON đối với ngành chăn nuôi bò sữa và bò thịt chưa
tương xứng với việc sử dụng thực tế của nó trong các hệ thống chăn nuôi bò.

Trong năm 2003, theo Hiệp hội cấy truyền phôi thế giới, có 106.220 ca cấy phôi tạo
ra trong ON trên toàn thế giới. Đây là con số ấn tượng và cho thấy có tăng hơn các
năm trước. Tuy nhiên, nó cũng cho thấy một tỷ lệ rất nhỏ hàng trăm triệu bò cái trên
toàn thế giới được nhận một phôi tạo ra trong ON. Có nhiều lý do cho việc xâm nhập
kém của công nghệ tạo phôi trong ON vào ngành chăn nuôi bò, bao gồm cả nhiều lý
do không liên quan trực tiếp đến hiệu quả của chính công nghệ. Tuy nhiên, có những
giới hạn kỹ thuật quan trọng như giá tăng, tỷ lệ phôi và thai sống thấp và thường con
sinh ra bị khuyết tật, điều đó đã làm giảm mong muốn sử dụng phôi tạo ra trong ON.
Cloning không phải là chủ đề của hội nghị này, nó còn có những hậu quả không
mong muốn nhiều hơn như sảy thai, khuyết tật bẩm sinh và chết sau khi sinh. Ngoài
ra, còn có sự quan tâm về luật pháp và xã hội với việc tạo ra gia súc cloning và gia
súc chuyển gen.

3. Những tiến bộ khoa học đối với việc nhận biết những hứa hẹn của IVF

Hầu hết các vấn đề kỹ thuật đi đôi với tạo phôi trong ON có thể vượt qua nhờ hoạt
động nghiên cứu. Có nhiều điểm trong quá trình tạo phôi và cấy phôi có thể sửa đổi
để thành công hơn. Những vấn đề hạn chế của tạo phôi trong ON và các chiến lược
có thể vượt qua các hạn chế này sẽ được bổ sung bởi các tác giả của các bài báo
trong hội nghị này; không ai cố gắng để thảo luận các suy nghĩ của họ ở đây. Tuy
nhiên, theo cách giới thiệu sẽ có trình bày một số vấn đề hạn chế kỹ thuật đối với tạo
phôi và cấy phôi tạo ra trong ON. Những tiến bộ của khoa học trong những lĩnh vực
này dường như làm cho phôi tạo ra trong ON trở thành một bộ phần quan trọng hơn
trong các hệ thống chăn nuôi bò hiện nay. Một trong những khía cạnh quan trọng
nhất của sự thành công của các hệ thống tạo phôi trong ON là nguyên liệu khởi đầu:
trứng và tinh trùng. Trứng được xem như vật xác định khả năng phát triển của phôi.
Nghiên cứu tập trung lên tác động của môi trường của trứng trong khi trứng ở trong

158
buồng trứng và sau đó chúng được đưa vào nuôi cấy. Ngoài ra, có một vấn đề bình
thường nhưng vẫn phải nhấn mạnh: nguồn cung cấp. Trong khi kỹ thuật thu TB trứng
bằng siêu âm qua âm đạo cho phép thu được TB trứng không gây tổn thương từ
những gia súc có giá trị di truyền cao, nhưng chi phí vẫn còn cao. TB trứng lò mổ rẻ
hơn nhiều và với trình độ công nghệ hiện nay vẫn có thể thường xuyên thu được tỷ lệ
phôi nang cao. Có người cho rằng những TB trứng này lấy từ những con cái có tiềm
năng di truyền thấp thậm chí Ruledge (1997) cho rằng giá trị di truyền của những gia
súc đưa đến lò mổ chỉ thấp hơn một ít so với bò trung bình trong đàn. Trong tương
lai, việc phát minh ra thẻ điện tử vĩnh cửu cho gia súc có thể giúp nhận biết những
con cái ở lò mổ và liên hệ với số liệu sản xuất của chúng để lựa chọn buồng trứng từ
những con có khả năng di truyền cao với những tính trạng sản xuất.

Nguồn tinh trùng được sử dụng trong IVF cũng rất quan trọng. Chức năng tinh trùng
trong nuôi cấy đặc biệt quan trọng với những tinh trùng đã được xác định giới tính
bởi vì khả năng di truyền bị giảm với kỹ thuật này. Nhìn chung có thể lựa chọn những
con đực để sản xuất phôi với khả năng phát triển cao đến giai đoạn phôi nang hay
khả năng sống sau khi cấy. Palma và Sinowatz (2004) đã cho thấy sự khác biệt giữa
các con đực về tỷ lệ tế bào trứng trở thành phôi nang khi tinh trùng của chúng được
sử dụng trong IVF. Một số khác biệt giữa các con đực có thể liên quan đến tế bào
tinh trùng phản ứng như thế nào với các yếu tố hoạt hoá trong môi trường nuôi cấy.
Tuy nhiên có thể có những gen được di truyền qua con đực (và con cái) mà những
gen đó xác định sự thành công của sự phát triển phôi. Một sự tương đồng của gen
phát triển phôi trước làm tổ (ped) được biết là kiểm soát tỷ lệ phát triển của phôi
chuột cũng đã được nhận biết ở bò. Dường như có nhiều gen đa hình kiểm soát sinh
trưởng, gen gây chết đột ngột (apoptosis), biểu hiện gen và quá trình kích hoạt hoặc
làm bất hoạt một gen (epigenetic) trong lúc phát triển, những gen này ảnh hưởng đến
chức năng trong nuôi cấy, xác định sự kháng stress của phôi, ảnh hưởng đến khả
năng sống của phôi sau khi cấy cho con nhận.

Phôi tạo ra trong ON biểu hiện khuyết tật ở nhiễm sắc thể, hình thái, biểu hiện gen,
trao đổi chất và tăng apoptosis. Những khuyết tật này có thể do phôi có nguồn gốc từ
những tế bào trứng rối loạn chức năng và bởi vì rối loạn do sử dụng các hệ thống
nuôi cấy. Cả hai nguyên nhân xuất hiện như đã được chỉ ra bởi sự khác biệt lớn
trong phát triển phôi nang giữa phôi có các nguồn gốc tế bào trứng khác nhau cũng
như chứng cứ cho thấy đưa phôi tạo ra trong ON vào ống dẫn trứng có thể làm tăng
tỷ lệ phát triển và khả năng chịu đựng đông lạnh của phôi. Loại bỏ những rối loạn này
thông qua thao tác tế bào trứng, các chỉ tiêu lựa chọn tế bào trứng tăng lên, cải thiện
các kỹ thuật nuôi cấy và quy trình lựa chọn phôi để cấy sẽ làm tăng nhu cầu thương
mại của phôi tạo ra trong ON.

Theo Gabor Vajta (tài liệu chưa công bố), phát triển công cụ cho phôi học không theo
kịp với tăng nhu cầu sử dụng phôi cho nông nghiệp, y học và công nghệ sinh học.
Một lĩnh vực mà ở đó công nghệ mới được áp dụng đối với hệ thống sản xuất phôi là
lĩnh vực bảo quản lạnh. Có 2 chiến lược về cải thiện khả năng sống của phôi tạo ra
trong ON sau khi bảo quản lạnh: thay đổi trao đổi chất của phôi để ngăn cản sự thay
đổi trong sinh lý tế bào làm tăng khả năng mẫn cảm với tổn thương lạnh, và sử dụng

159
các nguyên tắc vật lý để phát triển các kỹ thuật mới như phương pháp thuỷ tinh hoá
kéo dài cọng rạ để tránh tổn thương lạnh.

Một lĩnh vực nghiên cứu cần thiết nhưng không có trong hội nghị này, đó là lây truyền
bệnh tật của phôi tạo ra trong ON. Một tổng kết gần đây về khả năng lây truyền của vi
rút do sử dụng phôi tạo ra trong ON cho thấy nguy cơ là thấp, nhưng vẫn chưa hiểu
hoàn toàn được, và vẫn chưa có các phương pháp loại bỏ nguy cơ.

Chính bản thân con nhận cũng là một yếu tố hạn chế trong quy trình cấy phôi.
McMilan (1998) đã thu thập các trường hợp dựa trên phân tích thống kê các bộ số
liệu nơi cấy truyền phôi được sử dụng để tạo song thai, có những sự khác biệt lớn
trong số các con nhận về khả năng của chúng hỗ trợ cho sự phát triển của phôi được
cấy. Như vậy, cải thiện khả năng thụ thai của con nhận là một lĩnh vực nghiên cứu
quan trọng. Đạt được mục đích này đòi hỏi những nghiên cứu cơ bản hơn về các
hiện tượng sinh lý có chửa và duy trì sự chửa. Có nhiều việc phải làm trong lĩnh vực
này như vẫn chưa rõ khi nào xảy ra khả năng chết phôi ở những bò sữa cao sản.
Hầu hết các nghiên cứu về thời điểm chết phôi thực hiện trước khi tăng nhiều về sản
lượng sữa và giảm khả năng thụ tinh mà hiện tượng này gần đây đã được nhận biết
ở quần thể bò sữa.

Vấn đề quan trọng khác cần quan tâm là con nhận cần có chu kỳ và các kỹ thuật viên
cấy phôi cần biết thời điểm của chu kỳ rụng trứng. Kỹ thuật xác định thời điểm cấy
phôi trên cơ sở xác định thời điểm dẫn tinh, đã được áp dụng cho cả bò sữa và bò
thịt để vượt qua các vấn đề trong phát hiện động dục và gây động dục cho những con
cái không có chu kỳ.

4. Những tiến bộ mới trong công nghệ phôi sẽ nhanh hơn khi đánh giá khả
năng phát triển của phôi chính xác hơn

Người kỹ thuật viên cấy phôi cần có một thời gian thực tế dài để nhận biết phôi phù
hợp nhất để cấy, nghĩa là phôi có khả năng có chửa và phát triển bình thường đến
lúc sinh. Những tiến bộ trong công nghệ tạo phôi trong ON cũng đòi hỏi những biện
pháp chính xác để đánh giá khả năng phát triển của phôi sau khi cấy nếu chúng ta
không biết một sự thay đổi nào trong quy trình tạo phôi trong ON có thể cải thiện hay
giảm khả năng của phôi thì chúng ta không thể biết làm thế nào để mà thay đổi. Hầu
hết các đánh giá khả năng của phôi thường dựa trên các chỉ tiêu hình thái là chưa đủ
bởi vì chúng không cho phép phân biệt phôi có hình thái tốt và rất tốt có khả năng
phát triển sau khi cấy so với những phôi tốt và rất tốt nhưng không có khả năng phát
triển sau khi cấy. Các phương pháp khác đánh giá phôi tạo ra trong ON như tỷ lệ
phân chia, tỷ lệ phôi nang, số tế bào phôi nang, lá nuôi phôi so với tỷ lệ khối tế bào
bên trong và tỷ lệ apoptosis là những giá trị không chắc chắn trong việc đánh giá khả
năng sống của phôi sau khi cấy. Tất nhiên sản lượng phôi nang là số đo quan trọng
khi cố gắng cải thiện sản lượng phôi có thể cấy đã được tạo ra, nhưng có thể nó
chưa cung cấp nhiều thông tin về khả năng phôi nang có thể có chửa. Tương tự,
không có chứng cứ trực tiếp cho thấy số tế bào phôi nang, tỷ lệ lá nuôi phôi so với tỷ

160
lệ khối tế bào bên trong và tỷ lệ apoptosis có liên quan với khả năng sống của phôi
sau khi cấy.

Cần phải có nhiều thí nghiệm hơn nữa để xác định khả năng của phôi bằng cách cấy
phôi cho con nhận. Hiện nay, rất ít phôi tạo ra trong ON được cấy như là một phần
của thiết kế thí nghiệm. Một nghiên cứu của PubMed trong 18 tháng (1-1-2004 đến
30-6-2005) chỉ có liên quan đến 13 bài báo trong đó phôi tạo ra trong ON hay cloning
tế bào soma được cấy cho con nhận. Tiến hành một thí nghiệm cấy phôi không phải
là một công việc bình thường vì nhiều ca cấy phôi đòi hỏi cần phải có kết luận đầy đủ
về ảnh hưởng của việc điều trị / tiêm đến tỷ lệ có chửa. Nnhững nước ít bò cái, tiến
hành thí nghiệm cấy phôi để thay đổi về quy trình sản xuất phôi là không thực tế. Khó
khăn của việc thực hiện thí nghiệm cấy phôi làm tăng tầm quan trọng của việc phát
triển phôi trong ON.

5. Nghiên cứu để đạt được tối ưu công nghệ tạo phôi trong ống nghiệm làm đa
dạng nguồn tài trợ hơn

Hiện nay, các công nghệ dựa vào tạo phôi trong ON dường như rất ảnh hưởng đến
chiến lược nhân giống gia súc với mức tương tự thụ tinh nhân tạo. Đưa ra triển vọng
này, có một nhu cầu cấp bách đối với đầu tư bền vững và có phối hợp trong nghiên
cứu để cải tiến công nghệ tạo phôi trong ON để loại bỏ sự không hiệu quả và các vấn
đề hạn chế tác động đến công nghệ này. Cho dến nay, không có một mức đầu tư tài
chính lớn của các tổ chức cho các nghiên cứu công nghệ phôi. Cũng không có những
cố gắng của các nhà khoa học liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu do các công ty tài
trợ các giá trị về nghiên cứu phôi. Cần phải nhận thức rằng nghiên cứu công nghệ
phôi là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của nghiên cứu nông nghiệp cần
phải được ưu tiên đối với các tổ chức khoa học và các nhà khoa học nghiên cứu gắn
với công nghệ phôi. /.

II. Các test chẩn đoán Progesterone trong sữa bò và ứng dụng của chúng trong
lĩnh vực sinh sản bò sữa

Hàm lượng Progesterone trong sữa và huyết thanh có mối liên hệ chặt chẽ với động thái
của chu kỳ sinh sản và thể trạng của bò. Vì thế, bản thân hormone này cũng như các
phương pháp phát hiện nó đã được nghiên cứu nhiều năm trong lĩnh vực sinh sản của
bò. Gần đây, kỹ thuật miễn dịch phóng xạ (RIA) có nhiều ưu việt khi dùng nó trong các
phòng thí nghiệm để định lượng progesterone. Phương pháp này rất chính xác nhưng
cũng có nhiều trở ngại khi ứng dụng rộng rãi trên thị trường. Đó là: giá thành, người thực
hiện cần được đào tạo kỹ và việc xử lý các chất thải độc hại của phản ứng. Tuy nhiên,
kỹ thuật hiện nay đã giải quyết được các vướng mắc trên, ví dụ bộ test Open/Alert/Bovi-
Pro 21 và việc kiểm tra nồng độ progesterone có thể thực hiện nhanh chóng và dễ dàng
tại các trang trại với chi phí thấp nhất.
1- Tóm tắt chu kỳ hoạt động của progesterone
Progesterone là hormone do thể vàng của buồng trứng tiết ra. Hàm lượng của nó tăng /
giảm phụ thuộc vào sự phát triển / thoái hóa của thể vàng. Tóm tắt quá trình phát triển
của thể vàng: có vài nang trứng cùng phát triển trong buồng trứng; nhưng gần đến lúc

161
bò động dục, chỉ có 1 nang phát triển trội và chín. Việc tăng tiết Luteinizing hormone từ
tuyến yên làm cho nang trứng vỡ và giải phóng ra tế bào trứng (rụng trứng). Sau khi
trứng rụng, nang rỗng được máu lấp đầy. Sau 4-8 ngày, các tế bào của thể vàng có
trong máu này sẽ phát triển và lấp đầy tạo nên thể vàng. Thể vàng tiết ra progesterone
để từ đó đi vào trong máu và sữa. Nếu bò có chửa, thể vàng sẽ duy trì ở buồng trứng,
tiếp tục tiết progesterone có tác dụng an thai. Nếu bò không chửa, thể vàng sẽ thoái hóa
và ngừng sản xuất progesterone. Điều đó giúp cho bò tiếp tục có chu kỳ động dục mới,
cách chu kỳ trước khoảng 21 ngày.
Điều quan trọng cần được lưu ý là lượng progesterone trong máu và sữa tăng một chậm
sau khi rụng trứng. Trong phần lớn trường hợp, lượng progesterone sẽ thấp và tăng rất
chậm trong vòng 4-6 ngày sau khi trứng rụng. Hàm lượng progesterone đạt cao nhất
trong khoảng ngày thứ 10 đến 17 của chu kỳ động dục. Ở những bò không chửa, lượng
progesterone sẽ giảm đi đáng kể từ ngày thứ 18 hoặc 19. Vào thời điểm này, estrogen
bắt đầu tăng do bò bắt đầu một chu kỳ mới.
2- Các chỉ định và ứng dụng của progesterone trong sữa
Vài ứng dụng hàm lượng progesterone trong sữa:
2.1. Chẩn đoán không có chửa
Đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy việc chẩn đoán có thai sớm bằng progesterone chỉ
chính xác khoảng 80%. Nguyên nhân: sự khác nhau về độ dài của chu kỳ động dục giữa
các bò, các nhầm lẫn trong phát hiện động dục, bệnh tử cung (bọc mủ tử cung), hoạt
động khác thường của buồng trứng (u nang thể vàng hoặc nang trứng) và phôi chết
sớm. Tóm lại, việc sử dụng progesterone để chẩn đoán có thai là chưa đủ mà cần phải
kết hợp với việc khám thai 40 ngày (hoặc muộn hơn) sau khi phối giống. Tuy nhiên, với
một loạt các mẫu lấy vào ngày 0 (ngày phối tinh) và các ngày thứ 21 và 24, việc chẩn
đoán sớm sự không có chửa có thể đạt đến độ chính xác 95-100%. Do vậy,
progesterone vốn được coi là công cụ để chẩn đoán có thai sớm nên được sử dụng cho
mục đích chẩn đoán không có thai và từ đó có thể xác định được tình trạng có thai hay
không của gia súc. Việc sớm xác định không có chửa này sẽ tránh được sự bỏ lỡ cơ hội
phối giống tiếp theo.
2.2. Xác nhận động dục
Trong nhiều trường hợp, bò có thể biểu hiện các dấu hiệu động dục không rõ ràng dẫn
đến việc quyết định phối giống sai. Trên thực tế, có khoảng 5% bò có biểu hiện động dục
khi đang mang thai. Progesterone trong sữa có thể dùng để xác định các biểu hiện của
bò mà ta quan sát được có phù hợp hay không với một con bò đang hoặc gần động dục.
Nếu mẫu sữa kiểm tra cho thấy hàm lượng progesterone cao thì có vẻ như con bò đó
không động dục và nó cần được theo dõi cẩn thận cũng như kiểm tra lại các mẫu lấy vào
thời điểm muộn hơn.
Rất nhiều báo cáo đã chứng minh rằng vào thời điểm phối tinh có tới 15-20% bò sữa
không động dục. ở một số trang trại, tỷ lệ phát hiện động dục sai có thể cao tới 50%
hoặc hơn. Do vậy, ở những đàn bò không sinh sản, biểu hiện ở tỷ lệ có chửa thấp và có
các bò được phối giống lặp lại quá nhiều thì cần phải xem xét lại độ chính xác của công
tác phát hiện động dục. Việc này có thể tiến hành đơn giản bằng cách giữ lại mẫu sữa
vào thời điểm bò được đưa ra để phối tinh cho đến khoảng 2 tuần hoặc một tháng sau.

162
Nếu nhiều hơn 10% số bò được phối tinh vào thời điểm đó có hàm lượng progesterone
cao thì có thể chứng minh được là việc phát hiện động dục không chính xác.
2.3. Bò có các vấn đề về sinh sản
Đó là những con không có biểu hiện chu kỳ hoặc mang thai trong thời gian dài sau khi
đẻ. ở một số đàn, bò sẽ bị xếp vào loại có vấn đề về sinh sản chỉ 100 ngày sau khi đẻ
mà không được phối giống. Nguyên nhân thì có nhiều và ở một số đàn nguyên nhân chỉ
đơn giản là bò bị bỏ lỡ động dục và chúng bị xếp vào nhóm những con có vấn đề về sinh
sản. Tuy nhiên, những con bò bị mắc các bệnh về tử cung và buồng trứng nếu được
chẩn đoán và điều trị nhanh chóng sẽ giảm được thời gian và chi phí phối giống sau khi
đẻ.
Progesterone trong sữa có thể dùng để chẩn đoán những rối loạn về tử cung (viêm tử
cung) cho những bò này cũng như có thể ứng dụng để phân biệt trường hợp thể vàng
hình thành u nang. Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy việc khám qua trực tràng chỉ
phát hiện được 65-75% trường hợp bò bị u nang buồng trứng. Do vậy, qua xác nhận kết
quả chẩn đoán, có thể quyết định liệu pháp điều trị. Sau điều trị, có thể kiểm tra xem bò
có phản ứng theo chiều hướng mong muốn hay không.
2.4. Các chương trình cấy truyền phôi
Các chương trình cấy truyền phôi đòi hỏi phải kiểm tra con cho và con nhận một cách
thường xuyên. Việc gây động dục đồng pha thành công rõ ràng là bước sống còn để đạt
được thành công trong quy trình cấy truyền phôi. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng độ
chính xác của việc xác định thể vàng phát triển qua khám trực tràng chỉ đạt 75-80%.
Như vậy, việc sử dụng các test chẩn đoán progesterone một cách có chọn lọc ở những
bò cho kết quả khám thể vàng không rõ ràng sẽ cải thiện hiệu quả của cấy truyền phôi
rất nhiều do tình trạng sinh sản của bò chuẩn bị cho cấy truyền phôi được xác định
đúng.
2.5. Tinh có giá thành cao
Do việc phát hiện động dục có thể nhầm lẫn, ngoài việc quan sát các biểu hiện động dục
của bò, người ta có thể đưa việc định lượng progesterone trong sữa vào trong quy trình
xác định động dục. Việc kiểm tra được tiến hành trước khi phối tinh không chỉ tránh
được lãng phí tinh có giá thành cao mà còn có thể ngăn chặn được sự sẩy thai.
2.6. Bò sữa cao sản
Chúng ta đã biết rằng các stress gây ra do năng suất sữa cao và sự chậm trễ có liên
quan đến lượng thức ăn khô ăn vào đã ảnh hưởng đến chu kỳ động dục của bò sữa.
Hơn nữa, cân bằng năng lượng âm và hoạt động của hormone giai đoạn đầu sau khi đẻ
làm giảm mật độ biểu hiện động dục. Như vậy, để có bò động dục và phối giống thành
công là một thách thức trong chăn nuôi bò sữa. Do các biểu hiện bên ngoài của động
dục của bò sữa cao sản có thể không rõ hoặc dễ gây nhầm lẫn, định lượng
progesterone trong sữa có thể giúp phân biệt hoạt động động dục của chúng so với
những con bò không có hoạt động động dục.
2.7. Trợ giúp trong các chương trình phối giống ở các thời điểm bị stress do khí

hậu

163
Các stress với môi trường có tác động rất lớn đến hiệu quả sinh sản. Đặc biệt, stress
nhiệt là nguyên nhân dẫn đến việc giảm nghiêm trọng tỷ lệ có chửa, tăng tỷ lệ chết phôi
sớm, giảm độ dài và cường độ của các biểu hiện động dục và làm giảm thể trọng bê
sinh ra. Ngày nay người ta đã sử dụng progesterone trong sữa để trợ giúp cho các
chương trình phối giống trong điều kiện gia súc bị stress do môi trường.

3- Tóm tắt
Nhờ vào ưu điểm đối với công nghệ sinh học và chẩn đoán miễn dịch, các hệ thống định
lượng progesterone trong sữa và huyết thanh đã được sản xuất và bán rộng rãi trên thị
trường. Giá trị của các hệ thống này phụ thuộc vào sự hiểu biết của người sử dụng về
hoạt động của progesterone trong chu kỳ động dục bình thường ở bò sữa. Các hệ thống
này không thể dùng để xác định chính xác thời điểm cần tiến hành phối giống, cũng như
chúng không thể dùng để chẩn đoán thai một cách đáng tin cậy. Tuy nhiên, khi sử dụng
một cách hợp lý và xem xét đến các hạn chế của quy trình thì các hệ thống định lượng
hormone này thực sự có giá trị trong quản lý sinh sản.

III. Xác đinh giới tính của thú có vú


1. Giới thiệu
Năm 1936, viện sĩ Axtaurop (ở Liên Xô cũ) đã tạo ra dòng toàn cái hoặc toàn đực. Việc
điều chỉnh tỷ lệ đực cái có ý nghĩa lớn trong thực tiễn. Như nuôi bò thịt cần nhiều bê
đực, nuôi bò sữa cần nhiều bê cái, nuôi gà đẻ cần nhiều gà mái, nhưng nuôi gà thịt lại
cần nhiều gà trống.
Hai cơ chế chung trong quyết đinh giới tính ở loài có xương sống: do môi trường như ở
loài các và bò sát, hoặc do gen lúc thụ tinh như ở chim và thú có vú. Qua các năm trung
tâm Beltsville Sperm Sexing Technology cho thấy có thể sản xuất đời sau đã được chọn
lọc trước về giới tính ở thỏ, heo và bò.
Trong thời gian dài, chọn lọc trước về giới tính là mục tiêu của chăn nuôi bò sữa và thú
cho thịt để tăng đáp ứng chọn lọc, giảm chi phí kiểm tra đời sau của con đực và tạo nên
đời con với đặc tính di truyền mong muốn. Kỹ thuật mới được áp dụng để phân biệt giới
tính của phôi là PCR với đoạn mồi chuyên biệt cho nhiễm sắc thể Y. Gần đây thành
công trong việc tách biệt tinh trùng X và Y bằng máy đểm tế bào tốc độ cao đã mở ra
hướng mới trong kiểm soát sinh sản thú cosvus. Mặc dù kỹ thuật này vẫn còn những
vấn đề cần giải quyết (hoàn thiện khả năng thụ tinh và phản ứng acrosome), đây vẫn là
hướng mới trong tiền chọn lọc giới của đời sau.
2. Yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ đực cái
Những câu chuyện về phương cách ảnh hưởng đến giới tính phôi đề cập đến thay đổi
thức ăn. Thí dụ, thức ăn ngọt làm tăng khả năng sinh con cái trong khi thức ăn chua có
thể sinh con đực. Ở heo, Toriumi và ctv (1993) báo cáo ảnh hưởng của khẩu phần nhiều
Ca/P (2.15% Ca và 1.28% P) lên tỉ lệ đực/cái, nái ăn khẩu phần bình thường và khẩu
phần nhiều Ca/P có tỉ lệ đực/cái của ổ đẻ lần lượt là 0.89 và 1.32. Trên lý thuyết dịch

164
hoàn sản xuất số lượng tinh trùng X bằng tinh trùng Y nhưng không thể có số thú đực và
cái bằng nhau do bởi nhiều yếu tố sinh lý và môi trường, chẳng hạn số con trong ổ, tuổi
mẹ, dinh dưỡng, thời điểm phối giống, stress và lứa của mẹ.
Từ năm 1985, giáo sư người Pháp Josept Stowkowski đã chú ý đến mối quan hệ
giữa sự biến dưỡng khoáng chất và sự phân phối giới tính. Theo ông, muốn có gia súc
cái thì thức ăn phải nhạt, vì nếu thiếu muối, hoạt động của tuyến thượng thận sẽ gia
tăng. Chúng tiết ra nhiều kích tố thượng thận, làm cho chất kali (K) bị loại ra khỏi các mô
tế bào, tức là tạo ra một môi trường axit khá mạnh con cái. Với 20 năm thử nghiệm trên
các loài bò sát, ông nhận thấy những con được ăn nhiều chất Na, Ca, K hầu hết đều
sinh con đực.
Stowkowski cũng nhận thấy rằng, sự biến thái của nòng nọc tùy thuộc vào môi trường
nuôi chúng. Môi trường giàu K sẽ cho ra nhiều con đực, giàu Ca hoặc Mg thì nòng nọc
cái nhiều hơn. Ở môi trường nuôi trung tính, tỷ lệ đực cái bằng nhau. Thử nghiệm trên
chuột cống, ông cũng nhận thấy nếu ăn nhiều K hoặc không có Ca, chuột mẹ sẽ đẻ
nhiều chuột đực; nếu ngược lại, chúng sẽ đẻ nhiều chuột cái.
Giáo sư Lefèvre ở Argentina đã nghiên cứu khẩu phần thức ăn của gần 2.600 con bò ở
hơn 130 trại. Ông nhận thấy, tùy theo hàm lượng khoáng chất của đất và của phân bón,
loại cỏ mà bò mẹ ăn sẽ quyết định việc nó sinh ra bê đực hay bê cái nhiều hơn. Nếu
thức ăn giàu K, sẽ có nhiều bê đực. Từ đó, người ta đã đề ra khẩu phần thức ăn trong
chăn nuôi bò mẹ như sau: Muốn có nhiều bê đực để lấy thịt, cần thêm K, NaCl (muối
ăn), loại bớt thực vật giàu kim loại kiềm thổ (C, Mg) như cỏ Lurerne. Để có nhiều bò sữa
thì thêm vào thức ăn sinh tố D, Ca, Mg.
Steroid sinh dục ảnh hưởng đến quyết định giới tính trên vài loài cá và tác động ở mức ít
hơn trên loài gia cầm. Riêng ở loài có vú, không có chứng cớ nào cho thấy ảnh hưởng
của các steroid sinh dục mặc dù có thể làm trung gian cho sự biệt hóa của các đặc điểm
sinh dục thứ cấp.
Hoàn cảnh thụ tinh, điều kiện sống của cơ thể cũng có thể làm thay đổi tỷ lệ đực cái.
Nhiều tác giả cho rằng trong một thời gian, thời điểm phối giống có ảnh hưởng đến tỷ lệ
số đực/cái cua phôi. Cơ chế có thể là tạo thuận lợi hoặc ức chế sự vận chuyển của tinh
trùng X hoặc Y, chọn lọc tinh trùng lúc thụ tinh, chết phôi liên qua đến giới tính. Thí dụ:
Tinh trùng thỏ để 12 giờ mới cho thụ tinh thì tỷ lệ đực tăng lên 2 lần. Lợn nái động đực
12 giờ mới cho thụ tinh thì tỷ lệ đực cũng tăng gấp rưỡi. Lợn nái được ăn uống đầy đủ
thì số lợn cái trong lứa đẻ có thể bằng 1,5 lần số lợn đực.
Một số phương pháp tách tinh trùng:
Qua nghiên cứu tính chất của hai loại tinh trùng, các nhà khoa học đã đề ra các phương
pháp để tách chúng như sau:
- Phương pháp điện ly hoặc điện phân: Khi cho tinh dịch vào điện trường thì tinh trùng Y
bị hút về cực âm, tinh trùng X về cực dương. Người ta hứng lấy một trong hai loại đó và
bơm vào tử cung của người phụ nữ vào thời điểm thích hợp, đạt tỷ lệ thành công 80-
90%. Phương pháp này phức tạp, khó áp dụng, có thể dẫn đến dị dạng bẩm sinh ở thai
nhi.
- Phương pháp ly tâm: Dựa vào các tính chất của hai loại tinh trùng (tinh trùng Y bé, đầu
tròn, trọng lượng riêng là 1,07 (linh trưởng); tinh trùng X to, đầu bầu dục, trọng lượng

165
riêng là 1,17), người ta đã tách chúng bằng phương pháp ly tâm. Gần đây, một
nhóm bác sĩ Nhật đang làm theo phương pháp này. Tỷ lệ thành công cao.
- Tách tính trùng dựa trên tốc độ và thời gian tồn tại lệch nhau của 2 loại tinh trùng. Bác
sĩ sản khoa Laudrum B. Shetles ở Đại học Colombia (Mỹ) khi nghiên cứu về tinh trùng
của người đã tìm ra tính chất sau: Tinh trùng Y di chuyển nhanh nhưng chết sớm; tinh
trùng X di chuyển chậm nhưng sống dai. Bác sĩ Ericson (Mỹ) đã làm thí nghiệm: cho tinh
trùng người chạy qua chất anbumin bò. Tinh trùng Y chạy nhanh hơn, được hứng lấy,
bơm vào tử cung của phụ nữ. Kết quả là gần 100% trường hợp có thai trai theo ý muốn.
Còn muốn sinh con gái thì hứng tinh trùng X và tỷ lệ thành công cũng cao. Phương pháp
này phức tạp lại không tự nhiên nên ít được dùng.
Các phương pháp trên phức tạp, phải sử dụng kỹ thuật cao, không tự nhiên, khó phổ
cập, nhất là ở nước ta và các nước đang phát triển. Hơn nữa, chúng dễ gây ra tình trạng
thai không bình thường.
Xác định giới tính của phôi trước khi định vị

Phương pháp thường dùng trong thương mại để xác định giới tính của phôi là lấy
mẫu sinh thiết (một số nhỏ tế bào lấy từ phôi 7 ngày tuổi) và xét nghiệm nhiễm sắc
thể Y bằng cách nhân AND với đoạn mồi phù hợp cho đoạn gen SRY trên nhiễm sắc
thể Y hoặc đoạn đánh dấu đa hình ngẫu nhiên UcdO43.

Tiến trình này đã được áp dụng thành công trên nhiều loài, bao gồm bò (Cotinot và
ctv, 1991), trâu (Rao và Totey, 1999), cừu dê (Rao và Totey, 1992) và lợn
(Kawarasaki và ctv, 2000). Độ chính xác có thể lên đến 98%. Tỷ lê đậu thai (50-70%)
khi phôi tươi được xác định giới tính thì thấp hơn bình thưởng khoảng 5%, trong khi
đó tỷ lệ đậu thai là 50% ở phôi đông lạnh được xác định giới tính.

Tuy nhiên, tiến trình này đòi hỏi phải mở màng bảo vệ phôi và lấy đi vài tế bào để xác
đinh AND. Phôi có thể không phát triển tốt sau khi đã bị lây đi vài tế bào và vỡ màng
có thể đưa đến nhiễm trùng. Hơn nữa, phương pháp PCR đòi hỏi phải điện di, do đó
có thể lây nhiễm AND ở lần xét nghiệm kế tiếp nên chẩn đoán lầm. [5-7]

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Giao, H.K., Công nghệ Cấy truyền phôi ở Gia súc. 2003, Hà Nội: NXB Khoa
học và Kỹ thuật.
2. Giao, H.K., et al., Công nghệ Cấy truyền phôi Bò. 1997, Hà Nội: NXBNông
nghiệp.
3. Joe, B. and W.F. John, Applied Animal Reproduction. 1996?
4. Hansen, P.J., The prospects of invitro fertiliazation technique in cattle.
Theriogenology, 2006. 65: p. 119-125.
5. Ian, G., Controlled reproduction in Pigs. Vol. Cab International. 1997.

166
6. Thưởng, N.V., Cẩm nang Chăn nuôi Gia súc - Gia cầm. Những vấn đề chung
và cẩm nang chăn nuôi lợn, ed. H.C.n.V. Nam. Vol. Tập I. 2000, Hà Nội: NXB
Nông nghiệp. 642.
7. Dân, T.T., Công nghệ sinh học trong chăn nuôi gia súc. 2005: NXB Nông
nghiệp. 127.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Khái niệm và mục đích của phương pháp cấy truyền phôi cho gia súc?

2. Đặc điểm phát triển phôi giai đoạn đầu trong ứng dụng của kỹ thuật cấy truyền
phôi cho gia súc?

3. Trình bày sơ đồ các bước cơ bản trong công nghệ cấy truyền phôi?

4. Kỹ thuật tạo chu kỳ động dục? (Gợi ý: Đọc thêm phần tài liệu tham khảo)

167

You might also like